Em bổ sung thêm mấy ý nhỏ:
- Theo Tạ Đức:
+ tr181 -sdd: ...Vùng La Sơn có nhiều chim di trú nên người La rất giỏi dung lưới bắt chim và thuần dưỡng chim giúp người săn bắt gà rừng, vịt trời. Vì thế, tên gọi La có nghĩa là chiếc lưới bắt chim và chữ La có bộ La chỉ lưới và bộ Chuy chỉ chim.
Sau này, một thủ lĩnh La đã trở thành quan phụ trách việc bắt chim dùng trong cúng tế cho nhà Chu.
+ Tr 202 - sdd: một thủ lĩnh La ở La Sơn, Hà Nam làm quan coi việc bắt chim cho nhà Chu...
- Vậy:
+ Chim là vật cúng tế quan trọng của nhà Chu
+ Một thủ lĩnh La được giao nhiệm vụ phụ trách việc quan trọng này (việc bắt chim để cúng tế)
+ Người La (Việt) là nước thua cuộc trong tranh chấp với Chu.
+ Chữ La trong quẻ Ly/ La có thể là một sự ghi nhận tích văn hoá ngoại lai, một sự ghi nhận công lao
- Theo đó, một cách hiểu về quẻ Ly/ La là miêu tả diễn biến của nghi lễ cúng tế, một sự bám víu về mặt tinh thần/ tâm linh quan trọng:
+ Từ hào 1 đến hào 5 là sự miêu tả nghi lễ cúng tế (có thể là sự cúng tế những người đã mất trong chiến trận, có thể là nghi lễ cầu may trước khi ra trận). Trong đó, người chủ lễ có thể là một pháp sư.
+ Hào 1: bước đi rón rén, sự cẩn trọng, thành kính khi vào lễ
+ Hào 2: dâng vật lễ là con chim vàng anh, nên tốt lớn
+ Hào 3: sự phụ hoạ của những bô lão, với không khí trầm mặc, tiếc thương.
+ Hào 4: người chủ lễ miêu tả lại sự mất mát to lớn đột ngột xảy ra
+ Hào 5: sự đau xót, tiếc thương của những người tham gia lễ đối với người (thân) đã khuất.
Mở là việc khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai tốt hơn.
+ Hào 6: miêu tả nghi lễ ra quân của Vua (hình thức hoặc có thể là thực tế sau khi đã cúng tế xong), thấy được sự tốt đẹp (tiếp nối hào 5, đồng thời là hào cuối quẻ) của chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện sự nhân đạo, rộng lượng của người thắng cuộc -
Thật tốt đẹp vì chém được tướng giặc , chẳng bắt hết bè lũ xấu .Không lỗi.
- Khi đặt trong mối quan hệ với quẻ Khảm, nhận thấy sự đối lập (trong một thể thống nhất) của hai cặp quẻ này (cũng là của các cặp về sau):
+ Khảm là sự (tách ra) để rèn luyện thực tế, nhằm đạt được những kĩ năng, sức mạnh trong thực tế
+ Ly/ La là sự xa rời (thực tế) hay bám víu vào một nghi lễ (có tính tâm linh, phi thực tế), nhằm mong muốn một sự may mắn.
+ Hào 6 mỗi quẻ là kết quả xảy ra (có tính nhân - quả) của quá trình các hào trước đó. Khảm nếu không rèn luyện thì sẽ không có đủ năng lực để tham gia vào các việc thực tế (hoặc là sự trói buộc trong tâm do sợ hãi) Còn Ly / La là sự đạt thắng lợi về mặt tâm linh (có thể là thực tế) sau khi cúng tế.
- Ở một khía cạnh khác của quẻ Ly / La, với nghĩa phân ly/ phân chia đất đai, có thể hiểu:
+ Hào 1: có thể dẫm lầm sang đất người khác (do chưa được phân chia), nên cần thận trọng
+ Hào 2: đất đã phân chia nên tốt lớn
+ Hào 3: sự than thở của người già, những người có thể không còn nằm trong dối tượng được phân chia đất, hoặc là sự tiếc nuối quá khứ, thấy mình không còn giá trị chăng? (một tựa phim tương tự của Mỹ : No country for old men)
+ Hào 4: thiệt hại đau thương do tranh chấp đát đai
+ Hào 5: sự thương tiệc, hối hận của những người liên quan.
Mở là do đã nhận thấy hậu quả, nên cần thay đổi (hoặc có thể là đã có cách giải quyết)
+ Hào 6: gác lại các tranh chấp, tập trung vào việc chung (bành trướng lãnh thổ - để có thêm đất)
- Nếu so sánh với thời quẻ Bĩ / Thái có thể nhận thấy:
+ Thời Bĩ / Thái là sự phân chia khi Chu mới di cư sang vùng đất mới, đang cần ổn định, xây dựng
+ Ly / La : sự phân chia khi thế lực đã mạnh, đã mở rộng được lãnh thổ.
- Hào 6 quẻ Tổn: có thể là trường hợp Vi Tử về với Chu (và là hoàng tộc Ân nên không thể kéo theo gia tộc được)
Sửa bởi pth77: 26/05/2014 - 17:52