Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#286 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 22/05/2014 - 14:46

Thêm nhận xét sau đây : Hà đồ và Lạc Thư xuất hiện vào đời Tây Hán nên không kết luận gì được vì lúc đó Hoa Hạ đã thắng Bách Việt.
Nhưng đúng như Tạ Đức nói : văn hóa thời Tây Hán đậm đặc ảnh hưởng của văn hóa phương Nam (mà ông gọi là của Sở) và đó cũng là thời kỳ ra đời hay phát triển phần hình nhi thượng , bói toán, cũng như tôn giáo (Đạo giáo phái bùa phép, phái thần tiên và phái luyện đan ) .Chưa kể thời đó nổi tiếng với phong trào Ngụy thư : viết tác phẩm mới nhưng gán cho cổ nhân để mượn oai.

TB Tôi có sửa lại lời quẻ Quải hào 3 và 4 để cho rõ ràng hơn.

Sửa bởi Ngu Yên: 23/05/2014 - 03:07


Thanked by 4 Members:

#287 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/05/2014 - 19:03

Em lan man thêm vài ý nhỏ:
- Vì tiểu / đại là tiền đề cho âm / dương, nên âm / dương trong Chu Dịch có lẽ chưa thể hoàn chỉnh như thuyết Âm Dương sau này. Do vậy, âm / dương trong Chu Dịch có lẽ chỉ giản dị là sự đối nghịch/ đối xứng hay tương phản. (nhưng việc này cũng không mấy ý nghĩa khi áp dụng cho BTHL)
- Do vậy, Dụng cửu hay dụng lục (với ý nghĩa Â/ D) là được bổ sung sau này?
- Hệ thống thuyết Âm - Dương sau này (từ Tây Hán) cho thấy:
+ tứ tượng được hình thành từ hai chấm/ vạch Â/D (kết hợp của cái trước liền kề)
+ bát quái thì hình thành nhờ sự kết hợp của hai chấm/ vạch với tứ tượng. (cái sinh sau là sự kết hợp của cái trước liền kề với cái trước nữa)
+ 64 quái kép thì lại là sự kết hợp của bát quái (không sử dụng hai chấm/vạch hay tứ tượng để kết hợp - mà là sự kết hợp của cái trước liền kề)

- 64 quẻ 6 hào Chu Dịch là có trước so với thuyết Â/D, vậy cách hình thành có lẽ không như trong thuyết Â/D, không phải là sự kết hợp của bát quái. Vậy nó hình thành thế nào? Nếu trả lời được sự hình thành quẻ 6 hào thì có thể suy được sự hình thành 64 quẻ?

- Một nhận xét từ Hà đồ ( có tính tham khảo cho vui vì Hà Đồ xuất hiện sau) cho quẻ 6 hào:
-o-------o
o o-----o o
o o-----o o
o o-----o o
+ Cặp trên sử dụng cặp số 1 / 6 trong Hà Đồ, cho thấy có sự tương tự tiểu / đại và cặp Kiền / Khôn, đồng thời cũng có thể là dụng lục / dụng cửu
+ Các cặp khác 2/7, 3/8, 4/9 được phối với 6 hào trong vai trò các cặp thế ứng Â/D là đủ, thí dụ như:
hào sơ dương có thể: 2.1, hoặc 7.1 ứng với hào 4 âm có thể là 7.4 hay 2.4 ...

- Quẻ 6 hào có thể hình thành từ 12 địa chi, chia đôi thành hai cặp tương ứng (hệ can - chi có từ trước chu Dịch)

- Hoặc từ một sự sắp xếp (có tính toán học nào đó), xuất phát từ cặp tiểu / đại, ngẫu nhiên tìm ra con số 6 hào (là tối ưu trong dẫn xuất để hình thành 64 quẻ 6 hào). Từ cặp tiểu / đại, thông qua cách sắp xếp hoán đổi, ta có thể có:
+ tứ tượng: sự sắp xếp của tiểu / đại, được miêu tả bằng cách tính toán học, gọi là "chỉnh hợp lặp chập 2 của hai phần tử" (hai phần tử là cặp tiểu / đại), công thức tính (tham khảo thêm gôgle) cho kết quả số tứ tượng là 22
+ bát quái : sự sắp xếp của tiểu / đại, được miêu tả bằng cách tính toán học, gọi là "chỉnh hợp lặp chập 3 của hai phần tử" (hai phần tử là cặp tiểu / đại), công thức tính (tham khảo thêm gôgle) cho kết quả số bát quái là 23
+ 64 quẻ : sự sắp xếp của tiểu / đại, được miêu tả bằng cách tính toán học, gọi là "chỉnh hợp lặp chập 6 của hai phần tử" (hai phần tử là cặp tiểu / đại), công thức tính (tham khảo thêm google) cho kết quả số quẻ 6 hào là 26
+ Sự hình thành theo lối sắp xếp trên có tính nhất quán về phương thức.

Thanked by 5 Members:

#288 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/05/2014 - 19:37

Trở lại Chu Dịch, em bổ sung thêm vài ý:
- Theo Tạ Đức (tr120 - sdd), Chữ Lạc bộ Điểu đều cũng như chữ Lạc bộ Chuy đều chỉ một loài chim di trú theo mùa ở Giang Nam. Theo đó, có thể hiểu thêm về hào 3 quẻ Minh Di là có sự sử dụng một tích văn hoá ngoại lai ?
+ Hào 3 : Minh di vu nam thú. Đắc kỳ đại thủ. Bất khả tật trinh.
dịch : Chim bị thương khi đi tuần tiễu phương Nam. Bắt được đầu sỏ lớn. Đoán chẳng thể nhanh.
Trí tuệ bị diệt như ở cuộc săn bắt phương Nam. Giết được đầu sỏ. Điềm bệnh tật không khỏi được.

- Chim :
+ một tộc người (người Lạc, thờ Chim là vật tổ) đi tuần tiễu phương Nam
+ là loài chim di trú theo mùa về phương Nam. ( theo đó, có lẽ chữ "tuần tiễu" sẽ không thích hợp)

- Các cặp quẻ tính từ Khảm / Ly...có lẽ còn hàm nghĩa miêu tả trạng thái, cách ứng xử, sự đối đầu/ đối nghịch trong việc xây dựng, phát triển và tranh chấp giữa hai thế lực Ân và Chu. Thí dụ như:
+ Khảm / Ly: Chu rèn luyện để phát triển lực lượng, Ân thì bám víu vào sức mạnh cũ...
+ Hàm / Hằng: Chu cảm nhận được thời thế/ thời cơ và nỗ lực phát triển theo quy luật, còn Ân thì ngược lại, cố chấp, thủ cựu, không cảm được sự thay đổi...
+ Độn / Tráng: Chu còn yếu nên tránh, chờ đến đến khi Tráng, Ân thì ngược lại vì đang mạnh hơn...
+ Tấn / Minh Di: Chu mạnh hơn nên Tấn, trong khi đó Ân lại sai lầm triệt thoái người giỏi...
+ Gia Nhân / Khuê: Chu cố kết gia tộc. Ân thì tách rẽ...
....
- Trên cơ sở đó, hào 6 quẻ Tổn có thể suy đoán:
Hào 6: Phất tổn ích chi. Vô cữu. Trinh cát. Lợi hữu du vãng. Đắc thần vô gia.
dịch : Chẳng phải thiệt mà là ích dó. Không lỗi. Đoán mở. Nên có chỗ đi. Được bầy tôi không có gia tộc.
Chẳng mất thêm gì cả. Không lỗi. Đoán mở. Nên có chỗ đi. Được (thêm) bầy tôi không có gia tộc.

Chu chịu nhường nhịn/ tổn thất trong quan hệ với Ân, nhưng cuối cùng lại được thêm ích lợi là Được bầy tôi không có gia tộc: có thêm những người giỏi từ Ân về hợp sức với Chu, nhưng những người này chỉ đi được một mình mà không thể kéo theo những người khác trong họ tộc của họ. (thí dụ Khương Thượng, hay Hoàng Phỉ Hổ - theo Phong thần)

Sửa bởi pth77: 24/05/2014 - 19:39


Thanked by 4 Members:

#289 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 26/05/2014 - 17:48

Em bổ sung thêm mấy ý nhỏ:
- Theo Tạ Đức:
+ tr181 -sdd: ...Vùng La Sơn có nhiều chim di trú nên người La rất giỏi dung lưới bắt chim và thuần dưỡng chim giúp người săn bắt gà rừng, vịt trời. Vì thế, tên gọi La có nghĩa là chiếc lưới bắt chim và chữ La có bộ La chỉ lưới và bộ Chuy chỉ chim. Sau này, một thủ lĩnh La đã trở thành quan phụ trách việc bắt chim dùng trong cúng tế cho nhà Chu.
+ Tr 202 - sdd: một thủ lĩnh La ở La Sơn, Hà Nam làm quan coi việc bắt chim cho nhà Chu...
- Vậy:
+ Chim là vật cúng tế quan trọng của nhà Chu
+ Một thủ lĩnh La được giao nhiệm vụ phụ trách việc quan trọng này (việc bắt chim để cúng tế)
+ Người La (Việt) là nước thua cuộc trong tranh chấp với Chu.
+ Chữ La trong quẻ Ly/ La có thể là một sự ghi nhận tích văn hoá ngoại lai, một sự ghi nhận công lao

- Theo đó, một cách hiểu về quẻ Ly/ La là miêu tả diễn biến của nghi lễ cúng tế, một sự bám víu về mặt tinh thần/ tâm linh quan trọng:
+ Từ hào 1 đến hào 5 là sự miêu tả nghi lễ cúng tế (có thể là sự cúng tế những người đã mất trong chiến trận, có thể là nghi lễ cầu may trước khi ra trận). Trong đó, người chủ lễ có thể là một pháp sư.
+ Hào 1: bước đi rón rén, sự cẩn trọng, thành kính khi vào lễ
+ Hào 2: dâng vật lễ là con chim vàng anh, nên tốt lớn
+ Hào 3: sự phụ hoạ của những bô lão, với không khí trầm mặc, tiếc thương.
+ Hào 4: người chủ lễ miêu tả lại sự mất mát to lớn đột ngột xảy ra
+ Hào 5: sự đau xót, tiếc thương của những người tham gia lễ đối với người (thân) đã khuất. Mở là việc khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai tốt hơn.
+ Hào 6: miêu tả nghi lễ ra quân của Vua (hình thức hoặc có thể là thực tế sau khi đã cúng tế xong), thấy được sự tốt đẹp (tiếp nối hào 5, đồng thời là hào cuối quẻ) của chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện sự nhân đạo, rộng lượng của người thắng cuộc - Thật tốt đẹp vì chém được tướng giặc , chẳng bắt hết bè lũ xấu .Không lỗi.

- Khi đặt trong mối quan hệ với quẻ Khảm, nhận thấy sự đối lập (trong một thể thống nhất) của hai cặp quẻ này (cũng là của các cặp về sau):
+ Khảm là sự (tách ra) để rèn luyện thực tế, nhằm đạt được những kĩ năng, sức mạnh trong thực tế
+ Ly/ La là sự xa rời (thực tế) hay bám víu vào một nghi lễ (có tính tâm linh, phi thực tế), nhằm mong muốn một sự may mắn.
+ Hào 6 mỗi quẻ là kết quả xảy ra (có tính nhân - quả) của quá trình các hào trước đó. Khảm nếu không rèn luyện thì sẽ không có đủ năng lực để tham gia vào các việc thực tế (hoặc là sự trói buộc trong tâm do sợ hãi) Còn Ly / La là sự đạt thắng lợi về mặt tâm linh (có thể là thực tế) sau khi cúng tế.

- Ở một khía cạnh khác của quẻ Ly / La, với nghĩa phân ly/ phân chia đất đai, có thể hiểu:
+ Hào 1: có thể dẫm lầm sang đất người khác (do chưa được phân chia), nên cần thận trọng
+ Hào 2: đất đã phân chia nên tốt lớn
+ Hào 3: sự than thở của người già, những người có thể không còn nằm trong dối tượng được phân chia đất, hoặc là sự tiếc nuối quá khứ, thấy mình không còn giá trị chăng? (một tựa phim tương tự của Mỹ : No country for old men)
+ Hào 4: thiệt hại đau thương do tranh chấp đát đai
+ Hào 5: sự thương tiệc, hối hận của những người liên quan. Mở là do đã nhận thấy hậu quả, nên cần thay đổi (hoặc có thể là đã có cách giải quyết)
+ Hào 6: gác lại các tranh chấp, tập trung vào việc chung (bành trướng lãnh thổ - để có thêm đất)

- Nếu so sánh với thời quẻ Bĩ / Thái có thể nhận thấy:
+ Thời Bĩ / Thái là sự phân chia khi Chu mới di cư sang vùng đất mới, đang cần ổn định, xây dựng
+ Ly / La : sự phân chia khi thế lực đã mạnh, đã mở rộng được lãnh thổ.

- Hào 6 quẻ Tổn: có thể là trường hợp Vi Tử về với Chu (và là hoàng tộc Ân nên không thể kéo theo gia tộc được)

Sửa bởi pth77: 26/05/2014 - 17:52


Thanked by 4 Members:

#290 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 01/06/2014 - 13:54

@pth77
Gửi bạn bài này phản biện Tạ Đức
73. TRAO ĐỔI VỚI PGS.TS BÙI XUÂN ĐÍNH

Posted by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

on 28/05/2014

PTD Hà Văn Thùy
27-05-2014
Từ thông tin trên mạng, được biết PGS.TS Bùi Xuân Đính là người quyết liệt ngăn cản buổi ra mắt sách Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường của tác giả Tạ Đức; sau đó đọc bài viết Bàn Về “Nguồn Gốc Người Việt- Người Mường” của ông đăng trên tạp chí Dân Tộc Học số 1.2014, tôi xin trao đổi với ông đôi điều.
Ngăn cản việc ra mắt cuốn sách nào đó là quyền của ông Bùi Xuân Đính. Tuy nhiên, cái quyền này lại vi phạm quyền của nhiều người: ông Tạ Đức, Nhà xuất bản Trí thức và Nhà văn hóa Pháp. Về nguyên tắc, là thiểu số, quyền của ông bị phủ nhận. Nhưng do điều kiện cụ thể của đất nước, dựa vào cơ chế, ông là người thắng cuộc. Buổi ra mắt sách bị hủy bỏ. Chiến thắng của ông là thất bại của dân chủ, nhân bản và văn minh.
Là người đọc và nhận ra cái hỏng trong cuốn sách của ông Tạ Đức, tôi đã có thư trao đổi với tác giả, sau đó viết bài đăng trên mạng (Một Kiến Giải Sai Về Nguồn Gốc Dân Tộc, trannhuong.com.) Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cuốn sách được ra mắt như một chuyện bình thường. Tin vào lương tri người đọc, tôi cho rằng, nếu được thực hiện, cùng với sự trình bày của tác giả, chắc chắn có những ý kiến phản biện. Hy vọng qua hội thảo dân chủ, thân tình, chân lý sẽ dần dần phát lộ. Thực tế đã diễn ra như vậy: bên cạnh người ủng hộ cuốn sách như sử gia Lê Văn Lan, Tiến sĩ Nguyễn Việt, PGS.TS Đỗ Lai Thúy… là ý kiến phản biện của TS Trần Trọng Dương, của Ông và nhiều người khác. Như mọi cuốn sách khác, khi ra đời, Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường đã là tài sản xã hội. Phán xét nó không chỉ là quyền của hôm nay mà còn là của thời gian. Việc làm của ông dường như là sự nối dài cái dớp đen tối thời Nhân văn-Giai phẩm.
Việc ông Bùi Xuân Đính chỉ ra những bất cập trong phương pháp luận của cuốn sách, như thao tác tìm kiếm tài liệu tham khảo, việc dùng những chứng cứ thiếu chuẩn… là đúng. Tuy nhiên, toàn bộ những lý giải của ông vẫn loanh quanh trong tri thức thế kỷ XX mà chưa có sự đột phá cần thiết. Vì thế, độ tin cậy của nó cũng tầm tầm, chưa thuyết phục.
Tìm nguồn gốc tộc người là công việc của sinh học, trong đó hai yếu quyết định là di cốt tổ tiên và AND của con cháu. Thế kỷ trước, do chưa đủ chứng cứ sinh học nên học giả phương Tây buộc phải đi đường vòng, mong tìm nguồn gốc con người qua văn hóa, ngôn ngữ. Tuy nhiên, những chứng từ gián tiếp đó nhiều khi không chính xác, dẫn tới sai lầm nguy hiểm. May là ở Việt Nam, từ năm 1983, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa, trong Nhân Chủng Học Đông Nam Á, bằng khảo sát 70 sọ cổ Việt Nam đã giải quyết phần cơ bản của công việc: suốt thời Đồ Đá, dân cư trên đất Việt Nam là người da đen thuộc loại hình Australoid. Nhưng sang thời Kim Khí, người da vàng Mongoloid xuất hiện và thay thế người da đen. Tuy biết rằng người Mongoloid từ Trung Quốc xuống nhưng Nguyễn Đình Khoa thận trọng nêu nghi vấn: không hiểu do nhập cư hay do đồng hóa? Một câu hỏi vượt quá tầm tri thức thế kỷ XX. Nhưng sang thế kỷ này, nhiều khám phá di truyền học cho thấy, khoảng 5000 năm TCN, người Việt Australoid tại văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ hòa huyết với người Mông Cổ (North Mongoloid) sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam (south Mongoloid). Chính từ hai nền văn hóa này, người Việt vùng Núi Thái-Sông Nguồn di cư về Việt Nam, mang nguồn gen Mongoloid hòa huyết với người Việt bản địa da đen Australoid để sinh ra người Đông Sơn, tổ tiên trực tiếp của chúng ta. Điều này suốt 10 năm qua tôi đã trình bày trong ba cuốn sách và hàng trăm bài viết, ở đây không nhắc lại.
Như vậy, trên thực tế, có hai giai đoạn hình thành người Việt Nam: 40.000 năm trước, người Việt cổ (Australoid) từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa. Khoảng 4700 năm TCN, cùng với cuộc xâm lăng của Hiên Viên (lúc này người Hoa Hạ chưa ra đời), người Việt Mongolid phương Nam từ Trung Quốc trở về, góp phần sinh ra người Việt hiện đại.
Bằng con đường sinh học, chỉ cần 1% lượng giấy ông Tạ Đức đã dùng, vấn đề nguồn gốc người Việt-người Mường được trình bày một cách chính xác, khoa học.
Nhân đây xin nói một chút về thuyết thiên di-du nhập. Không có cơ sở để cho rằng học giả phương Tây từ bỏ thuyết này. Thực tế, chuyện thiên di là có thật. Homo sapiens từ đất tổ châu Phi đi ra toàn thế giới. Đó là cuộc thiên di vĩ đại. Chính người tiền sử từ châu Phi đã tới Việt Nam rồi từ đây thiên di không chỉ ra châu Á mà còn sang châu Âu, châu Mỹ. Cái sai của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc, Tạ Đức là sự vận dụng máy móc thuyết thiên di-du nhập, ngụy tạo một lịch sử lộn ngược.
  • Do không hiểu quá trình hình thành dân cư Việt Nam, tưởng lầm Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là người Hán nên PGS.TS Bùi Xuân Đính lại mắc thêm sai lầm đáng tiếc khi phủ định những vị thủy tổ của tộc Việt. Thực tế, truyền thuyết Kinh Dương Vương-Lạc Long Quân là âm ba của câu chuyện từng xảy ra ngót 5000 năm trước, trong cộng đồng Việt rộng lớn, từ Núi Thái-Sông Nguồn tới Ngũ Lĩnh, đất Thục và Việt Nam. Ở địa vực nước Sở cũ, nó hóa thân thành Liễu Nghị truyện. Ở Việt Nam nó được người Việt từ Núi Thái-Sông Nguồn mang về rồi truyền lưu trong dân gian, sau đó được ghi trong Lĩnh Nam chích quái. Tại các tộc thiểu số của người Việt như Mường, Thái… nó thành Đẻ Đất Đẻ Nước, Chim Ây-Cái Ứa… Vua Dịt Dàng chính là tiếng Việt cổ của danh xưng Việt Yang = Việt vương…
Căn cước của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là vấn đề quan trọng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Tôi đã hơn một lần viết về chủ đề này. Mới đây là hai bài: “Tôi khẳng định Kinh Dương Vương là thủy tổ người Việt” và “Học giả Mỹ viết gì về sử Việt?” Đáng tiếc là PGS.TS Bùi Xuân Đính không hề đọc!
Tôi không nghĩ là mình đúng hoàn toàn nhưng xin PGS.TS hãy đọc và phản biện. Không gì hân hạnh cho tôi là nhận được lời chỉ giáo của PGS.TS.
Sài Gòn 27. 5. 2014
———
“NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT-NGƯỜI MƯỜNG”* VÀ THỰC TRẠNG HỌC THUẬT VIỆT NAM

Hà Văn Thùy
Sau khi nắm quyền, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương xây dựng nền khoa học xã hội và nhân văn của quốc gia độc lập với phương châm Dân tộc – Khoa học – Đại chúng. Là những người macxit, từ các lãnh tụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng tới các học giả của nhà nước đều theo quan niệm duy vật lịch sử. Trụ cột của quan niệm này là vai trò quyết định của yếu tố nội tại đến sự phát triển của dân tộc: văn hóa Việt Nam tuy có tiếp thu nhân tố bên ngoài nhưng về bản chất vẫn là văn hóa bản địa, do chính người dân từng sống trên đất Việt Nam trong quá khứ làm nên. Mặt khác, cũng do trải nghiệm những tiêu cực của thuyết thiên di-du nhập, những người đề xướng nền học thuật mới dị ứng gay gắt chủ trương này, coi đó là sản phẩm của thực dân, tư sản phản động.
Vào thập niên 1970, với ý chí chính trị của cả hệ thống, nhà nước Việt Nam đã tập trung khám phá văn hóa Đông Sơn để từ đó khẳng định thời Hùng vương trong lịch sử dân tộc. Từ sau toàn thắng năm 1975, khi tổng kết thành tựu xây dựng đất nước, các báo cáo chính thức đều khẳng định hai thành tựu trên của học thuật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, từ thập niên 90 thế kỷ trước, xuất hiện nhiều ý kiến của học giả trong và ngoài nước phản biện những đánh giá trên, phủ nhận thời Hùng Vương trong lịch sử Việt và cho rằng, học thuật Việt Nam tuân theo mục tiêu chính trị, mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, duy ý chí.
Vấn đề cần làm hôm nay là nghiêm túc đánh giá một cách khách quan, khoa học xem quan niệm phát triển nội tại của lịch sử văn hóa Việt Nam có phù hợp với thực tế?
Muốn làm việc này, điều tiên quyết là phải xác định xem dân cư trên đất Việt Nam thời tiền sử là người bản địa hay nhập cư?
Chứng cứ trực tiếp và vững chắc nhất để xác định chuyện này là khảo di cốt người cổ từng sống trên đất Việt Nam.
Năm 1983, từ giám định một cách hệ thống và chính xác sưu tập 38 cốt sọ thời Đá Mới và 32 cốt sọ thời Đồng-Sắt được tìm thấy ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong sách Nhân Chủng Học Đông Nam Á (1) nhận định:
- Vào thời đại Đá Mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu.
- Sang thời Đồng- Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân ở Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư, hoặc do đồng hóa (trang 106)
Như vậy, dân cư trên đất Việt Nam suốt thời Đồ Đá, từ Con Moong, Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn tới Phùng Nguyên là người bản địa, loại hình Australoid, thống nhất và liên tục. Cũng do dân cư bản địa, thống nhất và liên tục cho nên các văn hóa trên đất Việt Nam cũng là văn hóa bản địa. Từ đó, đưa tới kết luận: cả dân cư và văn hóa trên đất Việt từ xa xưa tới cuối thời Phùng Nguyên là dân cư và văn hóa bản địa!
Giờ ta bàn tới nhận định thứ hai: sang thời Đồng-Sắt, người Mongoloid là thành phần chủ thể. Điều này là rõ ràng qua các cốt sọ. Nhưng vấn đề là, họ từ đâu tới và do nhập cư hay do đồng hóa? Đó là câu hỏi mà khoa học thế kỷ XX không có câu trả lời!
May mắn là sang thế kỷ này, với hàng loạt nghiên cứu di truyền học được công bố, cho thấy: người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70000 năm trước. Sau khi gặp gỡ, hòa huyết tăng nhân số, họ đã tỏa ra khắp châu Á và từ 40.000 năm trước đã chiếm lĩnh đất Trung Hoa.
Bằng khảo cứu của mình, được công bố trong ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn Học, 2011) và hàng trăm bài viết, chúng tôi đã chứng minh rằng, 5000 năm TCN, tại trung lưu Hoàng Hà, người Việt (Australoid) lai giống với người Mông Cổ (North Mongoloid) sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều. Khoảng giữa thiên niên kỷ II TCN, người Việt vùng Núi Thái-Sông Nguồn di cư về Việt Nam, đem nguồn gen Mongoloid hòa huyết với người Phùng Nguyên mã di truyền Australoid, sinh ra người Mongoloid phương Nam, chủ nhân văn hóa Đông Sơn và là tổ tiên người Việt Nam hiện đại. (2)
Để trả lời câu hỏi: dân cư Đông Sơn hình thành do nhập cư hay do đồng hóa, ta xét những sự kiện sau:
Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, quá trình hình thành chủng Mongoloid phương Nam trên đất Việt kéo dài khoảng nửa thiên niên kỷ, hoàn tất vào khoảng 2000 năm TCN. Dấu vết của việc chung sống, hòa huyết còn để lại rất rõ trong văn hóa Hạ Long, đặc biệt ở di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình với ngôi mộ có 30 thi hài người Australoid và Mongoloid được chôn chung. Điều này chứng tỏ, không có sự xâm nhập lớn với mục đích tiêu diệt hay trục xuất người bản địa để độc chiếm địa bàn mà là sự chung sống hòa bình. Từ đó, cuộc hòa huyết trong thời gian dài dẫn tới chuyển hóa dân cư về di truyền học.
Một chứng cứ khác cũng xác nhận điều này. Đó là nghiên cứu của S. W. Ballinger và đồng nghiệp (3) cho thấy, Người Việt Nam hiện đại có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Chỉ số đa dạng di truyền là một phẩm tính của sinh vật. Càng gần tổ tiên, chỉ số đa dạng di truyền càng cao. Việc người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á nói lên rằng, người Việt Nam gần tổ tiên hơn bất cứ dân tộc châu Á nào. Điều này có nghĩa, Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á. Một hệ quả khác là nó chứng tỏ không hề có cuộc nhập cư lớn, ồ ạt người từ phương Bắc để thay thế cư dân Phùng Nguyên. Bởi lẽ, nếu sự nhập cư mang tính thay thế xảy ra thì người Việt Nam hiện nay, là con cháu những người nhập cư, buộc phải có chỉ số đa dạng di truyền thấp hơn người Trung Quốc hiện đại! Phát hiện của Ballinger là chứng cứ cho thấy: người từ Trung Quốc xuống với số lượng đủ để chuyển hóa dân cư Phùng Nguyên sang Mongoloid phương Nam nhưng không lớn tới mức làm giảm chỉ số đa dạng di truyền dân cư Đông Sơn xuống thấp hơn hay bằng dân cư Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, người Phùng Nguyên không bị thay thế bằng người nhập cư phương Bắc! Từ phân tích trên, ta có quyền khẳng định: dân cư Đông Sơn vẫn là người bản địa!
Bây giờ xét về mặt văn hóa: văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa hay du nhập? Đây là điều phức tạp vì việc giám định niên đại các nền văn hóa còn bị tranh cãi. Nhưng ta biết rằng, người Hòa Bình đã đưa công cụ đá mới lên văn hóa Ngưỡng Thiều. Khảo cổ học cho biết, việc nấu đồng xuất hiện ở Phùng Nguyên trước lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Phần lớn hiện vật Đông Sơn như rìu, búa, thạp đồng, đồ gốm… là sự tiếp tục các motip văn hóa Phùng Nguyên. Như vậy, văn hóa Đông sơn cũng là văn hóa bản địa. Khi con người chủ thể là người bản địa thì đương nhiên văn hóa do họ tạo dựng cũng là văn hóa bản địa. Người nhập cư phương Bắc chắc chắn đã góp sự khôn ngoan của mình vào sự khôn ngoan chung của người Việt Nam. Có thể thấy điều này qua Ngọc phả Hùng Vương: “Những người từ biển vào, họ rất hiền lành, giúp dân nhiều việc tốt. Dân đã chọn người giỏi nhất trong số họ làm vua!” Đó là sự thật. Nhưng cho rằng người phương Bắc nhập cảng văn hóa tạo nên thời Đông Sơn là không có cơ sở!
Như vậy có thể kết luận: suốt thời tiền sử, từ thời Đồ Đá tới thời Kim khí, con người và văn hóa trên đất Việt Nam đều là bản địa.
Kết luận trên cho thấy, dù bị gọi là “phục vụ chính trị”, mang tinh thần “chủ nghĩa dân tộc” hay “duy ý chí” thì việc xác định cái nền bản địa của con người và văn hóa Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Và đó chính là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam thế kỷ XX.
Tới đây, một câu hỏi cần được trả lời một cách công bằng và khoa học: vì sao những người chủ trương phát triển nội tại đã đúng? Nếu cho rằng do họ mù quáng theo thuyết macxít nên may mắn đúng thì quá đơn giản! Theo chúng tôi, chính bởi lẽ họ là người Việt Nam yêu nước, có tư duy độc lập. Từ trong tâm cảm họ đã nhận ra người Việt có một nguồn cội sâu xa và văn hóa Việt từ nguồn cội ấy phát triển lên.
Từ nhận thức như thế, chúng tôi thật ngạc nhiên khi đọc Nguồn Gốc Người Việt-Người Mường của ông Tạ Đức. Trong đó, theo quan niệm thiên di-du nhập, tiếp tục những sai lầm của Đào Duy Anh, Bình Nguyên Lộc, tác giả cho rằng, cả con người cùng văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn đều là sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc. Về chuyện này chúng tôi đã phản bác bằng bài viết Một Kiến Giải Sai Về Nguồn Gốc Dân Tộc.
Thiết tưởng không còn gì để nói nếu trong sách không in kèm hai bài viết, một là Lời Giới Thiệu của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan và Nhận Xét 2 của Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám dốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Sau khi đánh giá cao khối tư liệu đồ sộ của cuốn sách “hứa hẹn sẽ khuấy lên những cuộc tranh cãi, nhằm góp phần đánh thức tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc của nền học thuật nhân văn nước nhà,” phải chăng vì không thể phân biệt chân ngụy, vị tiến sĩ, như người khách qua đường, vô tư bỏ đi mà không hề bộc lộ chính kiến?! Đáng chú ý là bài viết của sử gia họ Lê:
“Khi trao tay bản thảo cuốn sách này, Tạ Đức đã hẹn và tôi đã nhận: đọc xong trong một tuần!
Nhưng một tuần, rồi gấp đôi thế, tôi vẫn chưa thể đọc xong. Bởi quá nhiều vấn đề. Lại toàn là những “chuyện tày đình” cả! Tuy nhiên thật mừng là khá lâu rồi, bây giờ mới thấy có người đủ sức, đặc biệt là đủ gan để làm những chuyện này.
Cái gan đầu tiên, chính là việc không những chê, mà còn gỡ bỏ, điều mà tác giả gọi là “vòng kim cô” của những học thuyết một thời chính thống về sự phát triển bản địa tuyệt đối (liên quan đến các vấn đề tự lực tự cường, độc lập tự chủ…) của dân tộc, về sự coi nhẹ, thậm chí phủ nhận, các tác động và ảnh hưởng quyết định ngoại lai, đặc biệt là các cuộc và kiểu thiên di (liên quan đến sự nghiệp chống ngoại xâm, chống can thiệp từ bên ngoài…) của lịch sử.
Tôi – từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi đi khai quật lần thứ nhất Phùng Nguyên, tham gia phát hiện Núi Đọ, sớm tìm kiếm thêm được nhiều trống đồng v.v… cũng ở trong số những người đầu tiên đội và truyền những “vòng kim cô” như thế, đồng thời, cũng nhiều lần giật mình nhận ra là sự thể là kẻ “sống sót” được từ ấy cho tới tận bây giờ.
Vì thế, mấy tuần liền đọc bản thảo cuốn sách này, thấy tác giả nói khơi khơi về nguồn gốc phương Bắc của Phùng Nguyên, Đông Sơn; về các cuộc di dư từ đủ các miền phương Bắc để không những thành ra người Việt, người Mường mà còn thành ra cả các đấng bậc từ Hùng Vương đến nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn v.v… thì đầu tiên không khỏi thấy lạ và ái ngại nữa!
Nhưng rồi qua từng trang, từng mục, đọc rất hấp dẫn, thấy tác giả, khi nói ra những điều này, là nói với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử; và nhất là cái hệ thống mà Tạ Đức xây dựng nên ở đây, là sản phẩm của một qúa trình tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tổng hợp, công phu, rộng lớn và có phương pháp; đồng thời thăng (cân) bằng rành rẽ trên nền của bước phát triển khoa học và công nghệ thông tin hiện đại.
Tôi thấy – như tác giả đã tâm sự – vấn đề chỉ còn là xem xét, coi những luận cứ và bằng chứng được trình bày ở sách này có đủ độ xác tín, đã đủ sức thuyết phục hay chưa.
Vì thế cuốn sách này cần được đọc kỹ. Nó rất dày, với nhiều thông tin và vấn đề, nhưng dễ đọc, thậm chí còn lôi cuốn người ta chăm chú đọc. Và rồi: nghĩ.
Hà Nội, đầu Hạ, 2014. Nhà sử học Lê Văn Lan.”

Đọc bài viết, trong đầu tôi vẩn vơ suy nghĩ: Phải chăng cuốn sách của ông Tạ Đức có sức mạnh ma mị khiến cho nhà sử học lão thành bỗng chốc tỉnh ngộ, ly khai với lý tưởng từng đeo đuổi gần suốt cuộc đời?! Không phải vậy. Có lẽ, vị sử gia già lão, nói như Tiến sĩ Nguyễn Việt, đang trong “tình trạng như có vẻ ly bì, mệt mỏi, bế tắc trước nền học thuật nhân văn nước nhà”; nghĩa là đang trong trạng huống hoang mang, mất lòng tin thì cuốn sách là giọt nước tràn ly, khiến ông, một cách vô thức, bước qua lời nguyền, dứt bỏ “vòng kim cô”, đã từng một thời là vòng nguyệt quế mà ông góp sức làm nên!
Nhưng thật đáng tiếc, hành động này đã biến sử gia thành kẻ đào ngũ trong ngày chiến thắng! Không chỉ hôm nay mà mười năm rồi, khoa học nhân loại đưa ra hàng tấn chứng cứ khẳng định sự đúng đắn của thuyết phát triển nội tại: Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc châu Á và cũng là cái nôi của văn hóa châu Á! Một câu hỏi được đặt ra: tại sao những chuyện động trời như vậy trong chính lĩnh vực chuyên môn của mình mà Giáo sư không biết?! Người xưa thường nói: giấy rách giữ lấy lề! Thảm thương thay, cuốn sách Khoa Học Nhân Văn Việt Nam đã rách tả tơi mà bây giờ những vị trụ cột của nó lại xé bỏ luôn cả cái lề!
Điều đáng mừng là, không lạc điệu như sử gia, hàng vạn trí thức bình dân Việt đã biết về cội nguồn đích thực của con người cùng văn hóa Việt, dù rằng tri thức mà họ thâu lượm được hầu như chỉ từ “lề trái!” Họ kỳ vọng có một ngày, những người như Giáo sư đứng lên dõng dạc tuyên bố: “Dù cho ai nói ngả nói nghiêng thì chúng tôi vẫn kiên trì quan điểm về sự phát triển nội tại của lịch sử, văn hóa Việt Nam! Thực tế đã chứng tỏ rằng đó là điều đúng đắn. Mặc dù có những sai lầm không tránh khỏi nhưng việc đề xuất và kiên trì chủ trương phát triển nội tại là thành tựu cơ bản của khoa học nhân văn Việt Nam. Nó là hòn đá tảng để chúng ta xây dựng nền khoa học nhân văn Việt Nam thời đại mới!”Điều mơ ước đó không xảy ra. Tiếc cho sử gia! Cũng tiếc cho tác giả Tạ Đức. Là người có lẽ có tài và có gan muốn tạo lập lâu đài tri thức hoành tráng in dấu ấn của riêng mình nhưng do sai ngay từ khâu thiết kế nên công trình thế kỷ chỉ còn là đống vụn tư liệu!
Một cuốn sách lạc đường, đẩy học thuật Việt thụt lùi hơn nửa thế kỷ cùng những Giáo sư, Tiến sĩ mất phương hướng, bộc lộ thảm trạng của khoa học nhân văn Việt Nam. Bên trong, không đủ tâm và trí để nói với nhân dân về cội nguồn cùng văn hóa đích thực của dân tộc; thậm chí vẫn ca những bài ca mốc meo về “ngã tư đường giao lưu quốc tế,” về “tiếp biến văn hóa,” về “tiếng Việt mượn 70% từ ngôn ngữ trung Hoa”… Bên ngoài, nó câm nín trước những đòn tấn công hiểm ác không chỉ xuyên tạc chính nghĩa dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà cả những mưu toan nhân danh khoa học phủ định tới cỗi rễ dân tộc Việt! (K. Taylor: Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào? L. Kelley:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.)

Một nền khoa học nhân văn như thế thực sự là thảm họa của dân tộc!
* Tạ Đức. Nguồn gốc người Việt – người Mường. NXB Trí thức, 2013.
Tài liệu tham khảo:
  • Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCH, 1983
  • Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2007
  • S.W. Ballinger et al. Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992, N.130 ps.139-45).


Thanked by 5 Members:

#291 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 04/06/2014 - 12:12

Em có mấy ý nhỏ:
Tìm nguồn gốc tộc người là công việc của sinh học, trong đó hai yếu quyết định là di cốt tổ tiên và AND của con cháu. Thế kỷ trước, do chưa đủ chứng cứ sinh học nên học giả phương Tây buộc phải đi đường vòng, mong tìm nguồn gốc con người qua văn hóa, ngôn ngữ. Tuy nhiên, những chứng từ gián tiếp đó nhiều khi không chính xác, dẫn tới sai lầm nguy hiểm. May là ở Việt Nam, từ năm 1983, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa, trong Nhân Chủng Học Đông Nam Á, bằng khảo sát 70 sọ cổ Việt Nam đã giải quyết phần cơ bản của công việc: suốt thời Đồ Đá, dân cư trên đất Việt Nam là người da đen thuộc loại hình Australoid. Nhưng sang thời Kim Khí, người da vàng Mongoloid xuất hiện và thay thế người da đen. Tuy biết rằng người Mongoloid từ Trung Quốc xuống nhưng Nguyễn Đình Khoa thận trọng nêu nghi vấn: không hiểu do nhập cư hay do đồng hóa?
- Từ quan điểm trên có thể đưa ra mấy nhận xét:
+ Xác định huyết thống nhờ ADN là pp chuẩn hiện nay
+ di cốt tổ tiên: yếu tố nào để chứng minh tính chính xác của nó (niên đại; cấu trúc so sánh; là nhóm sọ của người bản địa hay do di cư tới...)
+ AND của con cháu: tỉ lệ % của ADN cho phép kết luận tính huyết thống; các nét đặc trưng thể hiện ra bên ngoài...
+ 70 cốt sọ có đủ để đại diện; có bao nhiêu cốt sọ nam, nữ, trẻ em...
- Một ông cho rằng người từ trên xuống, một ông thì cũng từ trên xuống nhưng có giao lưu với bản địa. Nhưng có điểm chung là cùng chứa bộ gen Bách Việt. (không rõ là với sự bất đồng ngôn ngữ thì giao lưu như thế nào, lại còn có thể hoà huyết nữa - tự nguyện hay cưỡng ép? Nếu cùng ngôn ngữ thì liệu có cùng chủng tộc?)
- Có lẽ ông Đức nặng về phần văn hoá, chưa quan tâm đúng mức tới yếu tố bản địa, còn ông Thuỳ thì ngược lại (không rõ ông có đọc hết cuốn sách không hay chỉ quan tâm phần phương pháp luận).
- Ông Thuỳ cũng cần chứng minh thêm về các luận điểm văn hoá, nếu quan điểm của ông đúng, để có thể giải thích hay phủ nhận các bằng chứng trong sách ông Đức. ( Từ đó, đưa tới kết luận: cả dân cư và văn hóa trên đất Việt từ xa xưa tới cuối thời Phùng Nguyên là dân cư và văn hóa bản địa! ), ít nhất ở ba vấn đề của văn hoá bản địa là: chế tạo công cụ; các hình thức sinh hoạt cộng đồng; tổ chức, quản lý xã hội.
- Ông Đức làm trên phương diện tổng quát (bao gồm các - 06 - nhóm sử liệu như : khảo cổ học; dân tộc học; hình ảnh - vật chất; ngôn ngữ học; truyền thuyết; văn bản học). Tỉ lệ chính xác của các bằng chứng là bao nhiêu?
- Trong sách cũng có phụ lục về thuyết thiên di - truyền bá và thuyết bản địa.
- Một vài thí dụ có tính so sánh thuần tuý:
+ một người chơi xổ số thông qua một phần mềm, hoàn toàn có thể ngẫu nhiên trúng giải, mặc dù phần mềm được viết dựa trên xác suất kết quả của những lần trước đó chứ không phải xác suất có thể rơi vào lỗ của quả bóng số quay trong lồng quay số. Một phương pháp tiếp cận sai nhưng vẫn có thể ngẫu nhiên cho kết quả đúng.
+ nếu người ta chỉ tìm thấy các sọ người Mông Co/ Mãn Thanh trên đất TQ thì có đủ để kết luận đó là cư dân bản địa TQ (nếu không có thêm các yếu tố khác)?
+ trong thuyết Rời châu Phi, người cổ đại đi qua ngả Alaska để tới châu Mỹ, thành người da đỏ. Về nguyên tắc, ắt họ phải để lại các dấu vết trên ngả Alaska (như phương tiện vượt biển, dụng cụ...). Nhưng nếu trình độ văn minh trong đóng tàu của người cổ đại đạt như Colombo thì họ có qua ngả đó?
...

Sửa bởi pth77: 04/06/2014 - 12:15


Thanked by 3 Members:

#292 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 04/06/2014 - 12:52

Trở lại Chu Dịch, em bổ sung thêm vài ý:
* Về quẻ Ly/ La:
- Trong trường hợp thông tin Sau này, một thủ lĩnh La đã trở thành quan phụ trách việc bắt chim dùng trong cúng tế cho nhà Chu là không chính xác thì có thể hiểu ntn? giả thuyết còn đúng?
+ nếu vậy, ta sẽ phải hiểu lời hào 2 của quẻ ntn? tại sao ánh sáng vàng/ chim vàng anh lại có thể phê là tốt lớn? trong mọi trường hợp, lời hào có lẽ hàm nghĩa chính yếu là một điềm lành, nên mới có thể phê tốt lớn là vậy.
+ Ta có thể so sánh với lời hào 6 quẻ Khôn ở tính chất một điềm dữ ( Nếu theo nghĩa bóng, thì ta có hình ảnh : rồng đánh nhau ngoài xa, (nên thấy) trời đất có màu huyết kì dị. Nghĩa là hình ảnh hàm chứa những tai hoạ xa xôi đang/có thể chờ sẵn)
Hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.
dịch : Rồng đánh nhau ngoài xa, máu chúng (chảy) đen vàng.
Cuối âm lại có tượng dương (rồng) , ở xa chỉ âm nhu đã cực có lẽ không còn hiệu quả.Huyền hoàng bây giờ có nghĩa bóng là Trời Đất. Tôi cho là sách muốn nói đến chiến tranh Ân/ Chu : Chu giúp Ân như chư hầu nhưng Ân vô đạo mà không nghe lời khuyên thì chỉ còn cách phản lại. Ngoài ra trận thư hùng giữa hai nhà diễn ra ở Mục dã , có lẽ chính là dã trong lời quẻ

- Hào 4: người chủ lễ miêu tả lại sự mất mát to lớn đột ngột xảy ra. Một trạng thái trình diễn có tính tượng trưng/ biểu tượng hay tính kịch / kịch tính.

* Về quẻ Cấu:
- Hào 1 : Hệ vu kim nị, trinh cát.Hữu du vãng.Kiến hung.Luy thỉ phu trịch trục.
dịch : Giữ lại bằng cái dây hãm xe bằng đồng, đoán tốt.Có chỗ đi. Thấy (nên ) đóng. Con lợn (còn ) gầy nhưng hãy tin rằng nó sẽ lớn dần .

Thời sơ, đừng vội vàng quá, cần sự kiềm chế như cái phanh xe - Giữ lại bằng cái dây hãm xe bằng đồng - thì tốt hơn, nếu vội vàng quá dễ hỏng việc - Thấy (nên ) đóng. Tuy nhiên, sự gặp gỡ - mượn hình tượng nam gặp nữ - là xu hướng phát triển tự nhiên, như Con lợn (còn ) gầy nhưng hãy tin rằng nó sẽ lớn dần .
- Hào 2 : Bao hữu ngư.Vô cữu. Bất lợi tân.
dịch : Trong bọc có cá.Không lỗi. Chẳng nên làm khách.

Có thực lực/ thế lực - Trong bọc có cá - nên chủ động (gặp gỡ), Chẳng nên làm khách.

* Về quẻ Khốn:
- Lời quẻ: Khốn, hưởng. Trinh đại nhân cát. Vô cữu. Hữu ngôn bất tín.
dịch : Khốn cùng, cầu nguyện. Đoán người tài đức thì mở. Không lỗi. Lời nói không được tin.

Khốn cùng thì cầu nguyện để có thêm may mắn mà thoát ra. Người có tài đức thì có thể dựa vào đó mà tự xoay sở hoặc có thể nhờ thêm sự trợ giúp bên ngoài. Làm vậy thì không lỗi (vì mình đang ở thế khốn cùng). Để có thể thoát được khốn cùng thì không chỉ có lời nói suông mà cần cả hành động nữa, do vậy mà Lời nói không được tin. ( Thời Khốn thì rất cần có niềm tin và hành động cụ thể )
- Lời các hào đều miêu tả các điều kiện/ hoàn cảnh thực tế gây ra sự khốn cùng, hoặc vì đó mà rơi vào sự khốn cùng.

Thanked by 3 Members:

#293 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 04/06/2014 - 12:57

@pth77
Tôi đồng ý với những câu hỏi của bạn.Chỉ nói thêm về hiểu biết nhỏ của mình là người da Đỏ đi qua Alaska khi đó là đất liền giữa á và Mỹ (có nhiều học giả bảo Vh Siberia gần với vh Mỹ) .Vvaan& đề cư dân bản địa ở 1 thời nào đó dựa trên tổng số sọ tìm được , 1 vài sọ trên tổng số lớn khác biệt thì không thể bảo là chứng cứ .Nói chung thì tôi thấy họ không khác nhau mấy chỉ là ông Thùy muốn cho là vm Đông Sơn là tự phát rồi lan tỏa sang Hoa Nam lại .Những chứng cứ về ADN chỉ có xác suất độ 70% thôi , tôi chưa tìm ra ai bảo cư dân Hà Mẫu độ (nôi của trồng lúa gạo) là người Australoide ( Thổ dân Úc hiện nay ) và nói chung đọc những bài viét trước của ông Thùy thấy thiếu khoa học, logic (nhưng tôi chưa được đọc cuốn sách nào để có cái nhìn tổng quan ).Hiện giờ tôi nghĩ ông Đức thuyết phục hơn nhưng chưa phải là 100 % vì đôi khi tôi là dân không chuyên mà cũng bắt gặp vài điểm lý luận thiếu thuyết phục (thí dụ về kinh Dịch ) .

Thanked by 4 Members:

#294 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 05/06/2014 - 02:39

ps: Anh có thể tham khảo thêm các trao đổi của Tạ Đức ở trang vanhoanghean.com.vn, thí dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#295 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 01:27

Hình như anh bỏ qua quẻ Đỉnh?

Thanked by 3 Members:

#296 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 12:47

Ồ đúng rồi ! Lu bu bên Mệnh lý tổng quát / Chiêm tinh quá nên để sót. Tôi đã sửa, cám ơn bạn hiền .

Thanked by 4 Members:

#297 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/06/2014 - 19:00

- Hào 2 quẻ Tỉnh có hình ảnh "ếch ngồi đáy giếng", mà đến hào 6 thì thoát ra được.
- Nếu dùng quẻ Chấn mà tác động vào hào 6 quẻ Hằng thì có ăn thua gì không nhỉ?
- Hào 4 : Chấn tụy nê .
dịch : Sấm chạy trong bùn lầy .
Chấn động liền chìm lắng. (tức là sự chấn động bất ngờ giảm đi, trầm trệ xuống)

Hình ảnh phản chiếu xuống mặt nước đầm lầy (vì ở xa), nên tác động (cảnh báo) cũng hạn chế (ở tiếng động, âm thanh), do vậy mà không phê chăng (chỉ là một dấu hiệu)?

Thanked by 3 Members:

#298 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 02:24

Quẻ Cấn là sự rèn luyện bản lĩnh, ứng xử của quan lại (chính khách) chăng (nhằm tránh sự nóng nảy)?

Thanked by 3 Members:

#299 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 12:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 21/06/2014 - 02:24, said:

Quẻ Cấn là sự rèn luyện bản lĩnh, ứng xử của quan lại (chính khách) chăng (nhằm tránh sự nóng nảy)?
Rèn luyện bản thân thì đã rõ. Của ai thì là chuyện phụ chăng ?

Thanked by 2 Members:

#300 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 23/06/2014 - 12:16

- Mấy hôm trước em có đọc một bài viết, nhắc lại một sự kiện nhỏ liên quan đến bà Clinton và ông Bush "con" khi họ còn đương chức. Hai vị này trong lúc diễn thuyết thì đều bị cử toạ phía dưới phản ứng bằng cách ném giày lên phía diễn giả để phản đối. Tuy nhiên, hai vị sau chút bất ngờ (phản xạ tự nhiên) thì họ đã ứng xử rất bình tĩnh, không nóng nảy dù là địa vị họ rất cao, và họ vẫn duy trì tốt buổi diễn thuyết của họ mà không để sự việc trên ảnh hưởng.
- Từ đó, liên hệ với quẻ Cấn, để thấy là việc rèn luyện bản lĩnh, tự chủ nội tâm của người giữ trọng trách là rất quan trọng, đồng thời cũng phải rèn luyện phong thái/ phong cách (rèn luyện kĩ năng) bên ngoài cho đàng hoàng, tự tin, sao cho tương xứng với địa vị/ trọng trách mà họ nắm giữ. (tương tự như "y phục xứng kì đức" vậy, và cũng để "quan trên trông xuống, người ta trông vào" không thấy khó chịu - thể hiện ở hào 5 & 6)
- Về đối tượng: em nghĩ có lẽ nhấn mạnh về chủ thể có tính đặc biệt (quan lại/ chính khách), ngoài ra có thể còn để phân biệt với một số quẻ khác mà cũng nói về sự rèn luyện. Mặt khác, cũng là làm rõ thêm về thời kì/ giai đoạn mà nhà Chu xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức. Thí dụ:
+ so với sự rèn luyên của quẻ Khảm : là sự rèn luyện của cá nhân nói chung, và sự rèn luyện diễn ra trên thực địa, là thời kì rèn luyện để xây dựng lực lượng. Còn ở quẻ Cấn là thời kì sau, đã ổn định, cần hoàn thiện bộ máy.
+ sự rèn luyện về nội tâm của quẻ Nhu, thiên về Đạo, còn ở quẻ Cấn thiên về phục vụ mục tiêu thực tế.
- Em nghĩ có thể viết vài tiểu mục nhỏ nhằm làm rõ hơn một vài khác biệt giữa các quẻ có những nét tương đồng về sự việc, hoặc về cấu trúc lời... để "mở" rộng các góc nhìn, thêm sự phong phú về cách tìm hiểu Chu dịch, cũng là tạo thêm cảm hứng vậy. Thí dụ như về niềm tin/ sự thành tín...

- Quẻ Tiệm lại có hình ảnh về một loài chim - chim Hồng - hàm ý một loài chim quý?
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa: sự việc/ việc làm luôn có một trình tự mà ta phải tuần tự trải qua, không "nhảy cóc" hay "đốt cháy giai đoạn" được?

Sửa bởi pth77: 23/06/2014 - 12:28


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |