1
Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
Viết bởi Ngu Yên, 08/02/14 15:01
445 replies to this topic
#436
Gửi vào 30/04/2020 - 16:02
Quẻ Cổ là tả đời của Chu công Đán như đã viết trong bài diễn dịch lại Kinh Dịch nay xin ghi thêm : hào 1 nói về giúp anh Vũ vương đã mất nhưng có con được Chu công phù trợ, dạy dỗ ; hào 2 nói không giúp được bên họ tộc của mẹ (nhà Ân) ; các hào 3-4-5 nói việc cáng đáng nhà Chu ; hào 6 là lúc về điền viên.
Thanked by 1 Member:
|
|
#437
Gửi vào 12/06/2020 - 11:30
thông tin bổ sung:
"...pythagore (một trong bẩy nhà hiền triết lỗi lạc thời tiền socrates. và ông ấy cũng là một nhà toán học lỗi lạc) xếp các số nguyên thành các dạng: "số dôi" (tổng các ước số của nó lớn hơn nó), "số khuyết" (tổng các ước số của nó nhỏ hơn nó), và "số hoàn hảo" (tổng các ước số của nó bằng nó). vì "hoàn hảo" nên nó khan hiếm và khó tìm (số nguyên dường càng lớn thì càng ít số hoàn hảo). số 6 là số hoàn hảo (ước số của 6 là 1, 2, và 3) nên chúa tạo ra thế giới trong sáu ngày. "chúa có thể tạo ra thế giới trong một ngày, nhưng ông ấy tạo ra trong sáu ngày bởi số sáu là số hoàn hảo"..."
- đoạn trích trên (từ face của một nhà văn) có lẽ là lý do có tính toán học cho quẻ 6 hào? Các biến đổi dụng lục- dụng cửu (1,2,3,4,5, và 6 hào) là dựa trên nền các ước số của 6? ( các biến đổi cả 4,5,6 hào bản chất là biến đổi 1,2,3 hào còn lại trong quẻ, biểu hiện ở Các đồ hình hoán vị Âm - Dương (tiểu/đại) đã dẫn trước đó, mes #374)
"...pythagore (một trong bẩy nhà hiền triết lỗi lạc thời tiền socrates. và ông ấy cũng là một nhà toán học lỗi lạc) xếp các số nguyên thành các dạng: "số dôi" (tổng các ước số của nó lớn hơn nó), "số khuyết" (tổng các ước số của nó nhỏ hơn nó), và "số hoàn hảo" (tổng các ước số của nó bằng nó). vì "hoàn hảo" nên nó khan hiếm và khó tìm (số nguyên dường càng lớn thì càng ít số hoàn hảo). số 6 là số hoàn hảo (ước số của 6 là 1, 2, và 3) nên chúa tạo ra thế giới trong sáu ngày. "chúa có thể tạo ra thế giới trong một ngày, nhưng ông ấy tạo ra trong sáu ngày bởi số sáu là số hoàn hảo"..."
- đoạn trích trên (từ face của một nhà văn) có lẽ là lý do có tính toán học cho quẻ 6 hào? Các biến đổi dụng lục- dụng cửu (1,2,3,4,5, và 6 hào) là dựa trên nền các ước số của 6? ( các biến đổi cả 4,5,6 hào bản chất là biến đổi 1,2,3 hào còn lại trong quẻ, biểu hiện ở Các đồ hình hoán vị Âm - Dương (tiểu/đại) đã dẫn trước đó, mes #374)
#438
Gửi vào 09/01/2021 - 23:41
Hào 1 quẻ Mông.lời : Phát Mông ...
Thường thì được dịch là " bắt đầu (dạy dỗ ) cho trẻ ngu muội ". Nhưng suy ra còn có nghĩa khác hàm ý , đó là Phát mông chính là Đứa con chưa được giáo dục của ( Cơ ) Phát. Phát là tên tục của Chu Vũ vương , người làm phụ thần là Chu công , em ông ta.
Phải nhớ là Chu Dịch được hoàng gia nhà Chu viết để dạy cho con cháu nhà . Cho nên tử là con mà cũng có nghĩa là hoàng tử, vương tử, cho nên gia không đơn thuần là gia đình mà là bộ tộc
Thường thì được dịch là " bắt đầu (dạy dỗ ) cho trẻ ngu muội ". Nhưng suy ra còn có nghĩa khác hàm ý , đó là Phát mông chính là Đứa con chưa được giáo dục của ( Cơ ) Phát. Phát là tên tục của Chu Vũ vương , người làm phụ thần là Chu công , em ông ta.
Phải nhớ là Chu Dịch được hoàng gia nhà Chu viết để dạy cho con cháu nhà . Cho nên tử là con mà cũng có nghĩa là hoàng tử, vương tử, cho nên gia không đơn thuần là gia đình mà là bộ tộc
Thanked by 1 Member:
|
|
#439
Gửi vào 15/01/2021 - 14:28
Trung Quốc khai quật cung điện 5.300 năm tuổi cổ nhất nước này
Phát hiện mới này được đánh giá là một thành công lớn trong ngành khảo cổ học tại Trung Quốc thời gian gần đây.
Mới đây, nhóm các nhà khảo cổ đến từ Trung Quốc đã phát hiện thấy cung điện cổ nhất với tuổi đời lên tới 5.300 năm tại tỉnh Hà Nam. Được biết, cung điện cổ nằm tại di chỉ Shuanghuaishu, qua đó, cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng về nền văn minh Trung Hoa kéo dài hơn 5.000 năm.
Nhấn để phóng to ảnh Hệ thống cung điện cổ nhất Trung Quốc có niên đại 5.300 năm
Trước đó vào năm 2017, một cung điện cổ tại di chỉ Erlitou cũng tại tỉnh Hà Nam với niên đại 3.800 năm được cho là cổ nhất ở Trung Quốc, đóng vai trò như một kinh đô vào giữa và cuối thời nhà Hạ (năm 2070-1600 trước Công nguyên). Nhưng cùng năm đó, một phát hiện khảo cổ khác lại tìm thấy cung điện cổ ở Taosi, tỉnh Sơn Tây, với niên đại khoảng 4.300 năm.
"Hệ thống cung điện của Trung Quốc được hình thành sơ lược tại di chỉ Shuanghuaishu. Điều này là minh chứng cho thấy nền văn minh sông Hoàng Hà là gốc rễ chính, là mạch máu, linh hồn của nền văn minh Trung Quốc", ông Wang Wei, Chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc khẳng định.
Nhấn để phóng to ảnh Toàn cảnh hệ thống cung điện cổ từ trên cao
Di chỉ Shuanghuaishu ở thị trấn Heluo vốn là một khu định cư khổng lồ của nền văn hóa Yangshao vào khoảng giữa và cuối 5.300 năm trước. Nơi này nằm trên cao nguyên ở bờ nam sông Hoàng Hà - nơi sông Yihe và sông Luohe hội tụ. Khu vực Heluo vẫn luôn được coi là "trái tim" nền văn minh Trung Quốc.
Cung điện 5.300 năm vốn là một tàn tích được xây trên nền đất có diện tích khoảng 4.300 m2 chứa nhiều nền móng công trình. Phía tây sân thượng, sân số 1 hình chữ nhật có diện tích 1.300 m2, bố cục gồm một tòa nhà bái đường phía trước và khu nghỉ ngơi ở phía sau. Trong khi phía đông sân thượng, sân số 2 rộng 1.500 m2 gồm 3 cổng. Cổng thứ nhất có 3 ô cửa.
Nhấn để phóng to ảnh
Khi khai quật khu vực này, nhóm khảo cổ nhận thấy công trình được bố trí theo cung điện cổ đại điển hình. Trong đó, nơi xử lý công việc triều chính của Hoàng tộc luôn diễn ra ở phía trước khu ăn, ở.
Ông Gu Wanfa, Giám đốc Viện nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ thành phố Trịnh Châu, nhận định, việc bố trí những khoảng sân rộng bên trong cung điện đã tạo ra tiền lệ cho hệ thống cung điện ở Trung Quốc. Bố cục kiểu này còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng kinh thành ở những triều đại tiếp theo, gồm cả nhà Hạ và nhà Thương.
Với phát hiện mới này, các nhà khảo cổ hi vọng sẽ sớm đặt ra mốc thời gian thiết lập sớm hơn cho hệ thống cung điện tại Trung Quốc.
Phát hiện mới này được đánh giá là một thành công lớn trong ngành khảo cổ học tại Trung Quốc thời gian gần đây.
Mới đây, nhóm các nhà khảo cổ đến từ Trung Quốc đã phát hiện thấy cung điện cổ nhất với tuổi đời lên tới 5.300 năm tại tỉnh Hà Nam. Được biết, cung điện cổ nằm tại di chỉ Shuanghuaishu, qua đó, cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng về nền văn minh Trung Hoa kéo dài hơn 5.000 năm.
Nhấn để phóng to ảnh Hệ thống cung điện cổ nhất Trung Quốc có niên đại 5.300 năm
Trước đó vào năm 2017, một cung điện cổ tại di chỉ Erlitou cũng tại tỉnh Hà Nam với niên đại 3.800 năm được cho là cổ nhất ở Trung Quốc, đóng vai trò như một kinh đô vào giữa và cuối thời nhà Hạ (năm 2070-1600 trước Công nguyên). Nhưng cùng năm đó, một phát hiện khảo cổ khác lại tìm thấy cung điện cổ ở Taosi, tỉnh Sơn Tây, với niên đại khoảng 4.300 năm.
"Hệ thống cung điện của Trung Quốc được hình thành sơ lược tại di chỉ Shuanghuaishu. Điều này là minh chứng cho thấy nền văn minh sông Hoàng Hà là gốc rễ chính, là mạch máu, linh hồn của nền văn minh Trung Quốc", ông Wang Wei, Chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc khẳng định.
Nhấn để phóng to ảnh Toàn cảnh hệ thống cung điện cổ từ trên cao
Di chỉ Shuanghuaishu ở thị trấn Heluo vốn là một khu định cư khổng lồ của nền văn hóa Yangshao vào khoảng giữa và cuối 5.300 năm trước. Nơi này nằm trên cao nguyên ở bờ nam sông Hoàng Hà - nơi sông Yihe và sông Luohe hội tụ. Khu vực Heluo vẫn luôn được coi là "trái tim" nền văn minh Trung Quốc.
Cung điện 5.300 năm vốn là một tàn tích được xây trên nền đất có diện tích khoảng 4.300 m2 chứa nhiều nền móng công trình. Phía tây sân thượng, sân số 1 hình chữ nhật có diện tích 1.300 m2, bố cục gồm một tòa nhà bái đường phía trước và khu nghỉ ngơi ở phía sau. Trong khi phía đông sân thượng, sân số 2 rộng 1.500 m2 gồm 3 cổng. Cổng thứ nhất có 3 ô cửa.
Nhấn để phóng to ảnh
Khi khai quật khu vực này, nhóm khảo cổ nhận thấy công trình được bố trí theo cung điện cổ đại điển hình. Trong đó, nơi xử lý công việc triều chính của Hoàng tộc luôn diễn ra ở phía trước khu ăn, ở.
Ông Gu Wanfa, Giám đốc Viện nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ thành phố Trịnh Châu, nhận định, việc bố trí những khoảng sân rộng bên trong cung điện đã tạo ra tiền lệ cho hệ thống cung điện ở Trung Quốc. Bố cục kiểu này còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng kinh thành ở những triều đại tiếp theo, gồm cả nhà Hạ và nhà Thương.
Với phát hiện mới này, các nhà khảo cổ hi vọng sẽ sớm đặt ra mốc thời gian thiết lập sớm hơn cho hệ thống cung điện tại Trung Quốc.
Quốc Việt
Theo Xinhuanet/ CGTN
Thanked by 2 Members:
|
|
#440
Gửi vào 24/02/2021 - 09:45
thông tin bổ sung:
+ về thời điểm đầu năm của lịch nhà Chu
+ có thể liên quan đến các mốc "trước 3 ngày, sau 3 ngày"
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Sự tích Bánh chưng bánh dày chúng ta ai cũng biết cả. Lĩnh Nam chích quái có câu chuyện “Chưng bính” kể về thời vua Hùng thứ 6. Vua truyền các con tìm trân cam mĩ vị để cúng tiên vương cuối năm, ai tìm được thì sẽ cho nối ngôi. Lang Liêu nhờ được thần báo mộng nên làm bánh chưng, bánh dày [1] tượng trưng trời tròn đất vuông dâng lên, được chấm là nhất. Bánh chưng bánh dày từ đó được dùng làm tế phẩm cha mẹ vào dịp Tết. Một câu chuyện hay và ý nghĩa. Nhưng chúng ta đều biết Lĩnh Nam chích quái là bộ sách ra đời ở thời Trần và đã qua sự canh cải chỉnh sửa nhiều lần ở thời Lê. Đồng thời, “Truyện bánh chưng” cũng không hé lộ cho ta biết dịp Tết đó (nguyên văn “tuế thì tiết hậu”) là Tết nào, nhằm ngày nào, theo lịch nào? Với một tư duy hằn sâu trong đầu, chúng ta mặc nhiên nhận định Tết là ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch như ngày này Việt Nam, Trung Quốc vẫn tổ chức thường niên. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua xã hội Văn Lang (nếu quả có thời đại Hùng vương như vậy) là một nhà nước nông nghiệp (tương ứng với khoảng triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc), thế thì Nông lịch với 24 tiết khí mới là thứ lịch mà người dân trồng lúa và sản xuất nông nghiệp cần tới. Mà ngày mùng 1 tháng Giêng Âm lịch hầu như sẽ không mang ý nghĩa bao nhiêu với những người dân khi ấy, ngoại trừ cho biết “đêm ấy không trăng”.
Như một thói quen, chúng ta (đúng hơn là một số thôi) thường nghĩ trên đời chỉ tồn tại hai loại lịch: Dương lịch của phương Tây và Âm lịch của Á đông. Trong đó Dương lịch được thiết lập theo sự vận hành của mặt trời, còn Âm lịch thiết lập theo sự vận hành của mặt trăng. Nhưng sự thực thì người Trung Hoa cổ đại tính toán vận hành của mặt trời rất sớm để đặt ra 24 tiết khí trong năm [2], với Xuân phân rơi vào 21/3, Hạ chí rơi vào 21/6, Thu phân rơi vào 23/9 còn Đông chí là 22/12 [3]. 24 tiết khí này tương ứng với các dạng khí hậu trong năm, dân gian căn cứ vào đó để làm nông nghiệp, nên lịch cổ của Trung Quốc còn gọi là Nông lịch, và bởi ra đời ở thời nhà Hạ bên Trung Quốc, nên lại gọi là Hạ lịch. Vì có cả 24 tiết khí đồng thời chia tháng theo trăng khuyết trăng tròn nên Nông lịch là một loại lịch “lai”, gọi là Âm Dương lịch. 24 tiết khí lại chia thành 12 Tiết lệnh [4] và 12 Trung khí [5], mỗi Trung khí tương ứng với một tháng [6]. Bởi trái đất quay một vòng quanh Mặt trời tương ứng với 365,24 ngày, mà mặt trăng quay quanh trái đất tương ứng với 29,53 ngày nên sinh ra tháng nhuận (quy tắc 19 năm có 7 tháng nhuận), tháng không có tiết Trung khí thì gọi là Nhuận [7].
I. TẾT CỔ XƯA
Tết, tạm coi là khoảng thời gian mà triều đình và dân gian tổ chức lễ hội, tế tự trời đất tổ tiên nhân dịp đầu năm mới. Như một thói quen, chúng ta thường cho rằng Tết cổ xưa luôn là ngày mùng 1 tháng Giêng. Đây là một quan điểm tương đối thiếu chính xác bởi, thứ nhất: Chưa chắc tháng tế lễ đã là tháng Một; thứ hai: Chưa chắc Tết đã rơi vào ngày đầu tháng; và thứ ba: Tháng Giêng là tháng nào?
Điểm thứ ba nghe tưởng vô lý, nhưng sự thực là các triều cổ đại không hề quy định cố định tháng Giêng như ngày nay là tháng đầu của năm. Thượng thư đại truyện viết: “Nhà Hạ lấy tháng Mạnh xuân làm đầu năm [8], nhà Ân lấy tháng Quý đông làm đầu năm, nhà Chu lấy tháng Trọng đông làm đầu năm” [9]. Nhà Tần lấy tháng Mười làm đầu năm, từ nhà Hán (đời Vũ đế) trở về sau mới tương đối thống nhất chọn tháng Một làm tháng đầu của năm mới [10].
Về tháng tế tự, không phải như trung đại trở về sau tế trời đất tổ tiên vào tháng Giêng mà cổ nhân thường tổ chức tế tự vào tháng Chạp. Từ thời nhà Chu, nhà quan nhà dân đều tế tự tổ tiên và chư thần vào tháng cuối cùng của năm [11] (Lạp nguyệt - tức tháng Chạp) gọi là Lạp tế, cũng là lễ nghênh xuân, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa. Về mặt nông nghiệp, đó là khoảng thời gian nông nhàn, tiện cho tổ chức lễ hội. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian ngủ đông của muông thú, hợp để săn bắn, lấy thịt để cúng tế.
Và cuối cùng, thời điểm tế lễ không phải luôn luôn là ngày đầu tháng. Như đã nói ở trên, với xã hội nông nghiệp thì ngày cuối tháng hay đầu tháng không mấy ý nghĩa. Cổ nhân coi trọng 24 tiết khí, mà “bách tiết xuân vi thủ” nên chọn tiết Lập xuân dịp để tế lễ. Sách Lễ ký viết về tháng Mạnh xuân: “Tháng này có tiết Lập xuân. Trước tiết Lập xuân ba ngày, quan Thái sử yết kiến Thiên tử mà tâu: ‘Ngày ấy ngày kia lập xuân, thịnh đức của trời ở Mộc.’ Thiên tử liền trai giới. Ngày Lập xuân, Thiên tử thân dẫn Tam công, Cửu khanh, chư hầu, đại phu ra Đông giao đón xuân.” [12] Lập xuân còn gọi là Xuân tiết. Vì cúng tế vào tiết Lập xuân, nên có lẽ mới gọi là Tiết nhật mà sang ta gọi là “ngày Tết” chăng?
Khoảng thời Hán trở về sau, triều đình quy định lấy ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày đầu năm và dân chúng tế tự tổ tiên. Tứ dân nguyệt lệnh thời Đông Hán viết: “Ngày đầu của tháng Giêng là ngày đầu năm (chính nhật). Tự mình dẫn vợ con trai giới cúng tế tổ” [13].
Ngoài ra, thời điểm chuyển giao năm mới/năm cũ (tức Giao thừa) cũng không phải như chúng ta nghĩ, tức là luôn nhận 0h ngày mùng 1 tháng Giêng. Thời Chu lấy “nửa đêm”, nhà Ân lấy “gà gáy”, nhà Hạ lấy “rạng sáng” làm thời điểm chuyển giao ngày mới [14].
II. TẾT NƯỚC TA
Đầu tiên, cần phải nói là đi chứng minh “Tết là ngày mùng 1 tháng Giêng” là việc “khá ngớ ngẩn, thừa thãi” của những kẻ “rảnh **** ái”. Từ thời ông bà cụ kỵ chúng ta, vẫn luôn lấy mùng 1 tháng Giêng là ngày đầu năm mới. Nhưng nhắc lại một lần không thừa, rằng Kỷ Hồng Bàng được coi là một thời kỳ lịch sử là một sản phẩm khá muộn, ở thời nhà Lê. Đồng thời Lĩnh Nam chích quái cũng như các tác phẩm văn học viết về thời Hùng vương là các sản phẩm mang đậm màu sắc Nho giáo, hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ, biểu trưng chứ không một chút nào là lịch sử. Bỏ qua khoảng thời đại quá cổ xưa ấy, chúng ta sẽ cố tìm kiếm thông tin về ngày Tết ở các triều đại gần hơn, khi mà đã có sử sách (dù là thời đại sau) chép lại.
Thời nhà Trần chắc chắn đã sử dụng ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày Tết. An Nam chí lược viết khá rõ:
“Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động Nhân, bái yết Tiên vương. Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ Khu Na (nghĩa là đuổi tà ma quỉ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, con cháu, các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện đánh thổi các bài ca nhạc trước đại đình.”
Những cụm từ “trước lễ Tết hai ngày” (nguyên văn “niên tiết tiền nhị nhật”; “ngày 30 Tết” (nguyên văn “trừ nhật”); “Ngày Nguyên Đán” (nguyên văn “chính đán”) cho thấy triều đình tổ chức Tết trọng thể, lấy trọng tâm là hai ngày: 30 tháng Chạp và mùng 1 tháng Giêng.
An Nam chí của Cao Hùng Trưng (?) mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều, nhưng trong đó dẫn sách Giao Chỉ thông chí cho ta biết thông tin rất hữu ích: “Hằng năm ba ngày Tết Nguyên đán, đều sửa cỗ bàn cúng tổ tiên...”
Thời nhà Lý trở về trước hơi khó kiếm thông tin cụ thể về việc triều đình tổ chức Tết Nguyên đán. Mặc dù vậy, Lịch triều hiến chương loại chí cho biết triều đình học theo phép bên Trung Quốc mà tế trời vào ngày Nguyên đán:
“Đời xưa, Thiên tử lấy ngày Nguyên đán tế trời ở đàn Nam Giao, tế phối thần Hậu tắc để làm lễ cầu được mùa. Tế xong, vua thân đi cày ở Tịch điền. Nước Việt ta từ nhà Lý về trước còn theo lễ chế cổ, hằng năm ngày đầu xuân vua ra đồng cày Tịch điền. Từ nhà Trần về sau, phép xưa bỏ mất.”
Mặc dù đoạn văn trên không khẳng định chính xác vua nước ta tế trời đúng vào ngày Nguyên đán như bên Trung Quốc [15]. Nhưng mục Binh chế chí thì có nhắc tới lễ đại triều hội của nhà Lý vào ngày Nguyên đán:
“Đời Lý, cấm quân, mỗi năm cấp 10 bó lúa. Mồng 7 tháng Giêng, khai hạ, cấp cho mỗi người 3 tiền và vải nhỏ 1 tấm. Ngày Nguyên đán, trong lễ đại triều hội, ban ăn, có các thứ bánh tày [16], cá, mắm và cơm gạo nếp cái. Bấy giờ lương bổng đều cấp bằng gạo tẻ, tức là gạo chiêm.”
Như vậy, nếu coi Loại chí là tài liệu khả tín, thì có thể khẳng định từ thời Lý trở về sau, nước ta chọn ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày đầu của năm và từ triều đình xuống dân gian tổ chức Tết đón năm mới.
--
1. Bánh dày, nguyên văn “bạc trì bính” chỉ loại bánh có hình dẹt mỏng, như vậy âm “dày” hợp lý hơn âm “giày”.
2. Bắt đầu bằng tiết Lập xuân và kết thúc với Đại hàn, gồm Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
3. Có thể lệch 1 ngày, ví như Đông chí có năm rơi vào 21/12.
4. Tức Lập xuân, Kinh trập, Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn.
5. Tức Vũ thủy, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn.
6. Một trong các nhiệm vụ của Khâm thiên giám là xác định 24 Tiết khí tương ứng với ngày tháng nào của Nông lịch (hoặc Âm lịch), để người dân căn cứ vào đó mà sản xuất nông nghiệp.
7. Thời sơ khai, lịch pháp chưa chính xác như về sau, cổ nhân lấy tháng Nhuận đặt vào cuối năm, gọi tháng thứ 13.
8. Nguyên văn “chính”, tức tháng đầu năm.
9. Trọng đông là tháng Mười một, Quý đông là tháng Mười hai, Mạnh xuân là tháng Một.
10. Có một số đời Hoàng đế không dùng thời điểm đầu năm như nhà Hán, ví như Vương Mãng và Ngụy Minh đế coi tháng Mười hai là đầu năm; Võ Tắc Thiên lập nhà Chu, theo Chu lịch lấy tháng Mười làm đầu năm.
11. Tiếng Trung là “Lạp nguyệt”, sang tiếng Việt thành tháng Chạp, cũng như tháng đầu năm là “Chính nguyệt”, chữ Chính (正) đọc là zhēng, sang tiếng Việt thành tháng Giêng.
12. Vì có sự chênh lệch giữa Dương lịch và Âm lịch nên tiết Lập xuân (thường vào ngày mùng 4 hoặc 5 tháng Hai Dương lịch) có thể rơi vào tháng Chạp hoặc tháng Giêng. Lập xuân vào tháng Chạp (như năm nay) gọi là Tết muộn.
13. Nguyên văn: “Chính nguyệt chi đán, thị vị chính nhật. Cung suất thê noa, kiết tự tổ nễ”.
14. Thời xưa chia ngày đêm thành 12 canh giờ, “Nửa đêm (bán dạ)” tức giờ Tý 11h đêm-1h sáng; “Gà gáy (kê minh)” tức giờ Sửu 1h-3h sáng; “rạng sáng (bình đán)” tức giờ Dần 3h-5h sáng.
15. So sánh với việc cày ruộng Tịch điền thì quả thực không có thời gian cố định. Toàn thư chép năm 987, vua Lê Đại Hành cày Tịch điền vào mùa xuân (không rõ tháng nào); Năm 1032, vua Lê Thái tông cày Tịch điền vào ngày mùng 1 tháng Tư; Năm 1038, vẫn vua Lê Thái tông cày Tịch điền vào tháng Hai...
16. Vì không có bản chữ Hán của Lịch triều hiến chương loại chí nên không rõ nguyên văn của “bánh tày” là gì, phỏng chừng đây cũng là một điều thú vị nếu quả “bánh tày” đã xuất hiện phổ biến ở thời Lý.
- copy từ facebook của tác giả Nhu To (cũng là tác giả blog gockhuatsuky.com)
+ về thời điểm đầu năm của lịch nhà Chu
+ có thể liên quan đến các mốc "trước 3 ngày, sau 3 ngày"
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Sự tích Bánh chưng bánh dày chúng ta ai cũng biết cả. Lĩnh Nam chích quái có câu chuyện “Chưng bính” kể về thời vua Hùng thứ 6. Vua truyền các con tìm trân cam mĩ vị để cúng tiên vương cuối năm, ai tìm được thì sẽ cho nối ngôi. Lang Liêu nhờ được thần báo mộng nên làm bánh chưng, bánh dày [1] tượng trưng trời tròn đất vuông dâng lên, được chấm là nhất. Bánh chưng bánh dày từ đó được dùng làm tế phẩm cha mẹ vào dịp Tết. Một câu chuyện hay và ý nghĩa. Nhưng chúng ta đều biết Lĩnh Nam chích quái là bộ sách ra đời ở thời Trần và đã qua sự canh cải chỉnh sửa nhiều lần ở thời Lê. Đồng thời, “Truyện bánh chưng” cũng không hé lộ cho ta biết dịp Tết đó (nguyên văn “tuế thì tiết hậu”) là Tết nào, nhằm ngày nào, theo lịch nào? Với một tư duy hằn sâu trong đầu, chúng ta mặc nhiên nhận định Tết là ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch như ngày này Việt Nam, Trung Quốc vẫn tổ chức thường niên. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua xã hội Văn Lang (nếu quả có thời đại Hùng vương như vậy) là một nhà nước nông nghiệp (tương ứng với khoảng triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc), thế thì Nông lịch với 24 tiết khí mới là thứ lịch mà người dân trồng lúa và sản xuất nông nghiệp cần tới. Mà ngày mùng 1 tháng Giêng Âm lịch hầu như sẽ không mang ý nghĩa bao nhiêu với những người dân khi ấy, ngoại trừ cho biết “đêm ấy không trăng”.
Như một thói quen, chúng ta (đúng hơn là một số thôi) thường nghĩ trên đời chỉ tồn tại hai loại lịch: Dương lịch của phương Tây và Âm lịch của Á đông. Trong đó Dương lịch được thiết lập theo sự vận hành của mặt trời, còn Âm lịch thiết lập theo sự vận hành của mặt trăng. Nhưng sự thực thì người Trung Hoa cổ đại tính toán vận hành của mặt trời rất sớm để đặt ra 24 tiết khí trong năm [2], với Xuân phân rơi vào 21/3, Hạ chí rơi vào 21/6, Thu phân rơi vào 23/9 còn Đông chí là 22/12 [3]. 24 tiết khí này tương ứng với các dạng khí hậu trong năm, dân gian căn cứ vào đó để làm nông nghiệp, nên lịch cổ của Trung Quốc còn gọi là Nông lịch, và bởi ra đời ở thời nhà Hạ bên Trung Quốc, nên lại gọi là Hạ lịch. Vì có cả 24 tiết khí đồng thời chia tháng theo trăng khuyết trăng tròn nên Nông lịch là một loại lịch “lai”, gọi là Âm Dương lịch. 24 tiết khí lại chia thành 12 Tiết lệnh [4] và 12 Trung khí [5], mỗi Trung khí tương ứng với một tháng [6]. Bởi trái đất quay một vòng quanh Mặt trời tương ứng với 365,24 ngày, mà mặt trăng quay quanh trái đất tương ứng với 29,53 ngày nên sinh ra tháng nhuận (quy tắc 19 năm có 7 tháng nhuận), tháng không có tiết Trung khí thì gọi là Nhuận [7].
I. TẾT CỔ XƯA
Tết, tạm coi là khoảng thời gian mà triều đình và dân gian tổ chức lễ hội, tế tự trời đất tổ tiên nhân dịp đầu năm mới. Như một thói quen, chúng ta thường cho rằng Tết cổ xưa luôn là ngày mùng 1 tháng Giêng. Đây là một quan điểm tương đối thiếu chính xác bởi, thứ nhất: Chưa chắc tháng tế lễ đã là tháng Một; thứ hai: Chưa chắc Tết đã rơi vào ngày đầu tháng; và thứ ba: Tháng Giêng là tháng nào?
Điểm thứ ba nghe tưởng vô lý, nhưng sự thực là các triều cổ đại không hề quy định cố định tháng Giêng như ngày nay là tháng đầu của năm. Thượng thư đại truyện viết: “Nhà Hạ lấy tháng Mạnh xuân làm đầu năm [8], nhà Ân lấy tháng Quý đông làm đầu năm, nhà Chu lấy tháng Trọng đông làm đầu năm” [9]. Nhà Tần lấy tháng Mười làm đầu năm, từ nhà Hán (đời Vũ đế) trở về sau mới tương đối thống nhất chọn tháng Một làm tháng đầu của năm mới [10].
Về tháng tế tự, không phải như trung đại trở về sau tế trời đất tổ tiên vào tháng Giêng mà cổ nhân thường tổ chức tế tự vào tháng Chạp. Từ thời nhà Chu, nhà quan nhà dân đều tế tự tổ tiên và chư thần vào tháng cuối cùng của năm [11] (Lạp nguyệt - tức tháng Chạp) gọi là Lạp tế, cũng là lễ nghênh xuân, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa. Về mặt nông nghiệp, đó là khoảng thời gian nông nhàn, tiện cho tổ chức lễ hội. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian ngủ đông của muông thú, hợp để săn bắn, lấy thịt để cúng tế.
Và cuối cùng, thời điểm tế lễ không phải luôn luôn là ngày đầu tháng. Như đã nói ở trên, với xã hội nông nghiệp thì ngày cuối tháng hay đầu tháng không mấy ý nghĩa. Cổ nhân coi trọng 24 tiết khí, mà “bách tiết xuân vi thủ” nên chọn tiết Lập xuân dịp để tế lễ. Sách Lễ ký viết về tháng Mạnh xuân: “Tháng này có tiết Lập xuân. Trước tiết Lập xuân ba ngày, quan Thái sử yết kiến Thiên tử mà tâu: ‘Ngày ấy ngày kia lập xuân, thịnh đức của trời ở Mộc.’ Thiên tử liền trai giới. Ngày Lập xuân, Thiên tử thân dẫn Tam công, Cửu khanh, chư hầu, đại phu ra Đông giao đón xuân.” [12] Lập xuân còn gọi là Xuân tiết. Vì cúng tế vào tiết Lập xuân, nên có lẽ mới gọi là Tiết nhật mà sang ta gọi là “ngày Tết” chăng?
Khoảng thời Hán trở về sau, triều đình quy định lấy ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày đầu năm và dân chúng tế tự tổ tiên. Tứ dân nguyệt lệnh thời Đông Hán viết: “Ngày đầu của tháng Giêng là ngày đầu năm (chính nhật). Tự mình dẫn vợ con trai giới cúng tế tổ” [13].
Ngoài ra, thời điểm chuyển giao năm mới/năm cũ (tức Giao thừa) cũng không phải như chúng ta nghĩ, tức là luôn nhận 0h ngày mùng 1 tháng Giêng. Thời Chu lấy “nửa đêm”, nhà Ân lấy “gà gáy”, nhà Hạ lấy “rạng sáng” làm thời điểm chuyển giao ngày mới [14].
II. TẾT NƯỚC TA
Đầu tiên, cần phải nói là đi chứng minh “Tết là ngày mùng 1 tháng Giêng” là việc “khá ngớ ngẩn, thừa thãi” của những kẻ “rảnh **** ái”. Từ thời ông bà cụ kỵ chúng ta, vẫn luôn lấy mùng 1 tháng Giêng là ngày đầu năm mới. Nhưng nhắc lại một lần không thừa, rằng Kỷ Hồng Bàng được coi là một thời kỳ lịch sử là một sản phẩm khá muộn, ở thời nhà Lê. Đồng thời Lĩnh Nam chích quái cũng như các tác phẩm văn học viết về thời Hùng vương là các sản phẩm mang đậm màu sắc Nho giáo, hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ, biểu trưng chứ không một chút nào là lịch sử. Bỏ qua khoảng thời đại quá cổ xưa ấy, chúng ta sẽ cố tìm kiếm thông tin về ngày Tết ở các triều đại gần hơn, khi mà đã có sử sách (dù là thời đại sau) chép lại.
Thời nhà Trần chắc chắn đã sử dụng ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày Tết. An Nam chí lược viết khá rõ:
“Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động Nhân, bái yết Tiên vương. Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ Khu Na (nghĩa là đuổi tà ma quỉ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, con cháu, các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện đánh thổi các bài ca nhạc trước đại đình.”
Những cụm từ “trước lễ Tết hai ngày” (nguyên văn “niên tiết tiền nhị nhật”; “ngày 30 Tết” (nguyên văn “trừ nhật”); “Ngày Nguyên Đán” (nguyên văn “chính đán”) cho thấy triều đình tổ chức Tết trọng thể, lấy trọng tâm là hai ngày: 30 tháng Chạp và mùng 1 tháng Giêng.
An Nam chí của Cao Hùng Trưng (?) mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều, nhưng trong đó dẫn sách Giao Chỉ thông chí cho ta biết thông tin rất hữu ích: “Hằng năm ba ngày Tết Nguyên đán, đều sửa cỗ bàn cúng tổ tiên...”
Thời nhà Lý trở về trước hơi khó kiếm thông tin cụ thể về việc triều đình tổ chức Tết Nguyên đán. Mặc dù vậy, Lịch triều hiến chương loại chí cho biết triều đình học theo phép bên Trung Quốc mà tế trời vào ngày Nguyên đán:
“Đời xưa, Thiên tử lấy ngày Nguyên đán tế trời ở đàn Nam Giao, tế phối thần Hậu tắc để làm lễ cầu được mùa. Tế xong, vua thân đi cày ở Tịch điền. Nước Việt ta từ nhà Lý về trước còn theo lễ chế cổ, hằng năm ngày đầu xuân vua ra đồng cày Tịch điền. Từ nhà Trần về sau, phép xưa bỏ mất.”
Mặc dù đoạn văn trên không khẳng định chính xác vua nước ta tế trời đúng vào ngày Nguyên đán như bên Trung Quốc [15]. Nhưng mục Binh chế chí thì có nhắc tới lễ đại triều hội của nhà Lý vào ngày Nguyên đán:
“Đời Lý, cấm quân, mỗi năm cấp 10 bó lúa. Mồng 7 tháng Giêng, khai hạ, cấp cho mỗi người 3 tiền và vải nhỏ 1 tấm. Ngày Nguyên đán, trong lễ đại triều hội, ban ăn, có các thứ bánh tày [16], cá, mắm và cơm gạo nếp cái. Bấy giờ lương bổng đều cấp bằng gạo tẻ, tức là gạo chiêm.”
Như vậy, nếu coi Loại chí là tài liệu khả tín, thì có thể khẳng định từ thời Lý trở về sau, nước ta chọn ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày đầu của năm và từ triều đình xuống dân gian tổ chức Tết đón năm mới.
--
1. Bánh dày, nguyên văn “bạc trì bính” chỉ loại bánh có hình dẹt mỏng, như vậy âm “dày” hợp lý hơn âm “giày”.
2. Bắt đầu bằng tiết Lập xuân và kết thúc với Đại hàn, gồm Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
3. Có thể lệch 1 ngày, ví như Đông chí có năm rơi vào 21/12.
4. Tức Lập xuân, Kinh trập, Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn.
5. Tức Vũ thủy, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn.
6. Một trong các nhiệm vụ của Khâm thiên giám là xác định 24 Tiết khí tương ứng với ngày tháng nào của Nông lịch (hoặc Âm lịch), để người dân căn cứ vào đó mà sản xuất nông nghiệp.
7. Thời sơ khai, lịch pháp chưa chính xác như về sau, cổ nhân lấy tháng Nhuận đặt vào cuối năm, gọi tháng thứ 13.
8. Nguyên văn “chính”, tức tháng đầu năm.
9. Trọng đông là tháng Mười một, Quý đông là tháng Mười hai, Mạnh xuân là tháng Một.
10. Có một số đời Hoàng đế không dùng thời điểm đầu năm như nhà Hán, ví như Vương Mãng và Ngụy Minh đế coi tháng Mười hai là đầu năm; Võ Tắc Thiên lập nhà Chu, theo Chu lịch lấy tháng Mười làm đầu năm.
11. Tiếng Trung là “Lạp nguyệt”, sang tiếng Việt thành tháng Chạp, cũng như tháng đầu năm là “Chính nguyệt”, chữ Chính (正) đọc là zhēng, sang tiếng Việt thành tháng Giêng.
12. Vì có sự chênh lệch giữa Dương lịch và Âm lịch nên tiết Lập xuân (thường vào ngày mùng 4 hoặc 5 tháng Hai Dương lịch) có thể rơi vào tháng Chạp hoặc tháng Giêng. Lập xuân vào tháng Chạp (như năm nay) gọi là Tết muộn.
13. Nguyên văn: “Chính nguyệt chi đán, thị vị chính nhật. Cung suất thê noa, kiết tự tổ nễ”.
14. Thời xưa chia ngày đêm thành 12 canh giờ, “Nửa đêm (bán dạ)” tức giờ Tý 11h đêm-1h sáng; “Gà gáy (kê minh)” tức giờ Sửu 1h-3h sáng; “rạng sáng (bình đán)” tức giờ Dần 3h-5h sáng.
15. So sánh với việc cày ruộng Tịch điền thì quả thực không có thời gian cố định. Toàn thư chép năm 987, vua Lê Đại Hành cày Tịch điền vào mùa xuân (không rõ tháng nào); Năm 1032, vua Lê Thái tông cày Tịch điền vào ngày mùng 1 tháng Tư; Năm 1038, vẫn vua Lê Thái tông cày Tịch điền vào tháng Hai...
16. Vì không có bản chữ Hán của Lịch triều hiến chương loại chí nên không rõ nguyên văn của “bánh tày” là gì, phỏng chừng đây cũng là một điều thú vị nếu quả “bánh tày” đã xuất hiện phổ biến ở thời Lý.
- copy từ facebook của tác giả Nhu To (cũng là tác giả blog gockhuatsuky.com)
Thanked by 1 Member:
|
|
#441
Gửi vào 27/05/2021 - 18:52
Thông tin bổ sung:
- trích từ trang 383 sách truyện "Đông Chu liệt quốc" - NXB Đông A, đoạn Quản Trọng nói với (sứ thần nước Sở) Khuất Hoàn:
"...nước Sở nhà ngươi ở đất phương nam, chỉ theo lệ mỗi năm phải cống cho thiên tử nhà Chu có một xe cỏ bao mao để dùng việc cúng tế, thế mà nước nhà ngươi dám bỏ liều không cống, khiến không có gì để lọc rượu, bởi vậy ta phải đến đây đòi..." (hết trích)
* nhận xét:
- liệu đây có phải tục lệ của nhà Chu trong lịch sử?
- "Hào 1: Bạt mao nhự , dĩ kỳ vị - Nhổ cỏ Tranh cả cụm, phân loại chúng" của cả hai quẻ Thái và Bĩ liệu có hàm ý về việc này; hoặc sử dụng dữ liệu này? (vì xem xét đến loại cỏ liên quan đến việc cúng tế quan trọng)
- trích từ trang 383 sách truyện "Đông Chu liệt quốc" - NXB Đông A, đoạn Quản Trọng nói với (sứ thần nước Sở) Khuất Hoàn:
"...nước Sở nhà ngươi ở đất phương nam, chỉ theo lệ mỗi năm phải cống cho thiên tử nhà Chu có một xe cỏ bao mao để dùng việc cúng tế, thế mà nước nhà ngươi dám bỏ liều không cống, khiến không có gì để lọc rượu, bởi vậy ta phải đến đây đòi..." (hết trích)
* nhận xét:
- liệu đây có phải tục lệ của nhà Chu trong lịch sử?
- "Hào 1: Bạt mao nhự , dĩ kỳ vị - Nhổ cỏ Tranh cả cụm, phân loại chúng" của cả hai quẻ Thái và Bĩ liệu có hàm ý về việc này; hoặc sử dụng dữ liệu này? (vì xem xét đến loại cỏ liên quan đến việc cúng tế quan trọng)
Thanked by 2 Members:
|
|
#442
Gửi vào 28/10/2021 - 08:01
Thông tin bổ sung:
- Trích từ sách "Hàn Phi Tử" (người dịch: Phan Ngọc; nxb Văn học), mục III-6, trg 355-356:
Tề Tuyên Vương hỏi Khuông Sảnh: ... Nhà vua lại hỏi: "Nhà nho có bắn bằng tên buộc dây không?". Thưa: "Không ạ! Bắn bằng tên buộc dây là ở dưới làm hại lên trên. Tức là kẻ dưới làm hại đến nhà vua. Nhà nho cho là làm hại đến nghĩa, cho nên không bắn bằng tên buộc dây". Tuyên Vương nói: "Phải đấy". Trọng Ni nói: "Để cho dân nịnh người dưới không bằng khiến dân nịnh người trên". (hết trích)
nx:
+ có thể bổ sung thêm một cách hiểu cho hào 5 quẻ Tiểu Quá chăng? nghĩa là người có vị thế thấp hơn quyết định vượt lên khi đã đến thời?
+ "mũi tên có buộc dây" ; buộc dây dài để có thể thu hồi hay chỉ buộc một đoạn để đánh dấu mũi tên? (có lẽ là theo cách để thu hồi)
+ các yếu tố văn hóa trong một số sách về thời kì này (nhà Chu) có thể làm rõ hơn một số ý nghĩa của Chu Dịch do tính phải/ nên thuận theo bối cảnh thời đại? (nó có thể ít bị sai lệch hơn so với các dữ kiện lịch sử)
- Trích từ sách "Hàn Phi Tử" (người dịch: Phan Ngọc; nxb Văn học), mục III-6, trg 355-356:
Tề Tuyên Vương hỏi Khuông Sảnh: ... Nhà vua lại hỏi: "Nhà nho có bắn bằng tên buộc dây không?". Thưa: "Không ạ! Bắn bằng tên buộc dây là ở dưới làm hại lên trên. Tức là kẻ dưới làm hại đến nhà vua. Nhà nho cho là làm hại đến nghĩa, cho nên không bắn bằng tên buộc dây". Tuyên Vương nói: "Phải đấy". Trọng Ni nói: "Để cho dân nịnh người dưới không bằng khiến dân nịnh người trên". (hết trích)
nx:
+ có thể bổ sung thêm một cách hiểu cho hào 5 quẻ Tiểu Quá chăng? nghĩa là người có vị thế thấp hơn quyết định vượt lên khi đã đến thời?
+ "mũi tên có buộc dây" ; buộc dây dài để có thể thu hồi hay chỉ buộc một đoạn để đánh dấu mũi tên? (có lẽ là theo cách để thu hồi)
+ các yếu tố văn hóa trong một số sách về thời kì này (nhà Chu) có thể làm rõ hơn một số ý nghĩa của Chu Dịch do tính phải/ nên thuận theo bối cảnh thời đại? (nó có thể ít bị sai lệch hơn so với các dữ kiện lịch sử)
Thanked by 2 Members:
|
|
#443
Gửi vào 03/11/2021 - 07:06
Thông tin bổ sung: (thêm chi tiết sử dụng mũi tên có buộc dây)
- Trích từ sách "Hàn Phi Tử" (người dịch: Phan Ngọc; nxb Văn học),thiên XXXIV (sưu tập những chuyện bên ngoài - Phần dưới, đoạn trên), mục II và II-2, trg 366 & 377:
+ mục II: Bậc vua chúa là cái đích của lợi hay hại, do đó nhiều người nhằm vào, cho nên bậc làm vua chúa bị lừa dối. Vì vậy cho nên nếu các bậc vua chúa để lộ cái yêu và cái ghét của mình thì những người dưới sẽ nhân đó làm cho vua chúa bị lừa. Lời nói của vua chúa mà thông suốt xuống dưới thì bọn bầy tôi sẽ làm hại tới lời nói và vua chúa không còn là thần thánh nữa...(hết trích)
+ mục II-2 (là ví dụ minh hoạ cho mục II): Điền Tử Phương hỏi Đường Dịch Cúc: "Người bắn tên có cột dây phải thận trọng về việc gì?". Thưa: "Chim có mấy trăm con mắt để nhìn ông, ông chỉ có hai con mắt để khống chế nó, ông phải cẩn thận chỗ nấp". Điền Tử Phương nói: "Phải đấy. Cái ông dùng vào việc bắn thì tôi dùng vào việc trị nước". Kẻ trưởng giả nước Trịnh nghe vậy nói: "Điền Tử Phương biết muốn nấp, nhưng chưa biết lấy cái gì để nấp. Hư tĩnh vô vi, không biểu lộ cái gì hết, đó là cái chỗ nấp vậy". (hết trích)
- nx:
+ có lẽ bắn mũi tên có buộc dây là để vừa nhắm trúng đích (ở một vị thế cao và khó) và vừa thu hồi lại mũi tên (có thể để tiết kiệm hoặc để che dấu phương tiện).
+ có lẽ thể hiện việc người dưới muốn thăm dò và vượt lên người trên là chính yếu, do đó, hào 5 quẻ Vị Tế có thể cũng là thời điểm để quyết định vượt lên, khi vị thế thấp đã thay đổi trên thực tế.
- Trích từ sách "Hàn Phi Tử" (người dịch: Phan Ngọc; nxb Văn học),thiên XXXIV (sưu tập những chuyện bên ngoài - Phần dưới, đoạn trên), mục II và II-2, trg 366 & 377:
+ mục II: Bậc vua chúa là cái đích của lợi hay hại, do đó nhiều người nhằm vào, cho nên bậc làm vua chúa bị lừa dối. Vì vậy cho nên nếu các bậc vua chúa để lộ cái yêu và cái ghét của mình thì những người dưới sẽ nhân đó làm cho vua chúa bị lừa. Lời nói của vua chúa mà thông suốt xuống dưới thì bọn bầy tôi sẽ làm hại tới lời nói và vua chúa không còn là thần thánh nữa...(hết trích)
+ mục II-2 (là ví dụ minh hoạ cho mục II): Điền Tử Phương hỏi Đường Dịch Cúc: "Người bắn tên có cột dây phải thận trọng về việc gì?". Thưa: "Chim có mấy trăm con mắt để nhìn ông, ông chỉ có hai con mắt để khống chế nó, ông phải cẩn thận chỗ nấp". Điền Tử Phương nói: "Phải đấy. Cái ông dùng vào việc bắn thì tôi dùng vào việc trị nước". Kẻ trưởng giả nước Trịnh nghe vậy nói: "Điền Tử Phương biết muốn nấp, nhưng chưa biết lấy cái gì để nấp. Hư tĩnh vô vi, không biểu lộ cái gì hết, đó là cái chỗ nấp vậy". (hết trích)
- nx:
+ có lẽ bắn mũi tên có buộc dây là để vừa nhắm trúng đích (ở một vị thế cao và khó) và vừa thu hồi lại mũi tên (có thể để tiết kiệm hoặc để che dấu phương tiện).
+ có lẽ thể hiện việc người dưới muốn thăm dò và vượt lên người trên là chính yếu, do đó, hào 5 quẻ Vị Tế có thể cũng là thời điểm để quyết định vượt lên, khi vị thế thấp đã thay đổi trên thực tế.
#444
Gửi vào 03/11/2021 - 10:20
bị nhầm: hào 5, quẻ Tiểu Quá, không phải Vị Tế.
Thanked by 1 Member:
|
|
#445
Gửi vào 28/05/2022 - 20:49
Xin giới thiệu tác phẩm này : rất lý thú và mới mẻ ( cho độc giả VN) . Đặc biệt về các tư tưởng gia đã dùng Kinh Dịch làm xác để chuyên chở các tư tưởng của riêng tây. Tiếc là không có phần viết về quan niệm của phần kinh trong Chu Dịch : nhưng có thể hiểu đó là thế giới quan của nhà Chu viết ra ngẫu nhiên chứ không là 1 lập luận có lớp lang và xuyên suốt.
Thanked by 4 Members:
|
|
#446
Gửi vào 26/11/2024 - 08:11
thông tin sách mới:
+ Chu Dịch chính nghĩa周易正義: Tác phẩm do Khổng Dĩnh Đạt vâng sắc soạn vào khoảng năm Trinh Quán đời Đường, gồm 9 quyển, 1.090 trang, sớ giải kinh truyện Chu Dịch theo bản chú của Vương Bật và Hàn Khang Bá, nên cũng gọi là Chu Dịch chú sớ; lại vì Chu Dịch chính nghĩa được khắc in chung (...) _ link:
+ link:
+ link:
BẢN DỊCH ĐẦU TIÊN CỦA CHU DỊCH CHÍNH NGHĨA
Ngày 03/11/2024, Thư viện Huệ Quang nhận được quyển Chu Dịch chính nghĩa do giáo sư Nguyễn Khuê (dịch và chú giải) gửi tặng.
Đầu tiên, xin giới thiệu đôi nét về giáo sư Nguyễn Khuê. Ông là một nhà sư phạm, nhà thơ, nhà dịch thuật và nhà nghiên cứu văn hóa, có nhiều đóng góp to lớn cho văn học Hán Nôm và văn học Quốc ngữ của Nam Bộ tại Việt Nam. Ông từng giữ chức Trưởng bộ môn Hán Nôm khoa Ngữ văn và Báo chí (nay là khoa Văn học) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. H.C.M. Giáo sư cũng tham gia giảng dạy tại trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam), trường Cao đẳng Phật học và trường Cơ bản Phật học (nay là trường Trung cấp Phật học Thành phố H.C.M). Ngoài ra, ông còn được mời dạy Hán – Nôm ở các chùa, như Già Lam, Bảo Vân, Phước Hòa,… và Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang.
Giáo sư là người thầy đã gắn bó với các lớp học của Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang từ những buổi đầu. Với sự nghiêm cẩn, mực thước, thầy đã đào tạo nên nhiều thế hệ học trò xuất sắc - những giáo thọ tiếp theo của trung tâm.
Giáo sư Nguyễn Khuê là nhà trí thức tài năng với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn học Hán Nôm. Dù tuổi đã cao nhưng giáo sư vẫn giữ được trí tuệ minh mẫn và lòng nhiệt huyết với sự nghiệp khoa học và giáo dục. Chu Dịch chính nghĩa là tác phẩm mà giáo sư Khuê đã dày công thực hiện trong nhiều năm.
Để giới thiệu sâu hơn về tác phẩm, xin trích đôi lời từ phần giới thiệu của giáo sư Nguyễn Khuê trong tác phẩm:
“Người bắt đầu tìm hiểu kinh Dịch, trước hết phải đọc những bản Chu Dịch tiếng Việt. Nhưng Chu Dịch, dù là tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp thì cũng từ cái gốc chung là Chu Dịch tiếng Hán mà ra. Vì thế, nếu biết chữ Hán, bạn đọc trước hết nên đọc 周易王韓注 Chu Dịch Vương Hàn chú do 王弼 Vương Bật đời Nguỵ và 韓康伯 Hàn Khang Bá đời Tấn soạn. Từ nơi cạn mà vào chỗ sâu, sau sách này, người học Dịch mới có thể đọc thêm 周易正義 Chu Dịch chính nghĩa của 孔穎達 Khổng Dĩnh Đạt đời Đường và 周易本義 Chu Dịch bản nghĩa của 朱 熹 Chu Hi đời Tống.
Hiện nay, sách Chu Dịch tiếng Việt đáng kể có mấy cuốn sau đây:
- Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Kinh Dịch. Hà Nội: Nxb Văn học. 2009. Sách này dịch bản 周易大全 Chu Dịch đại toàn gồm 易傳 Dịch truyện của 程頤 Trình Di và Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hi.
- Nguyễn Duy Tinh dịch. Kinh Chu Dịch bản nghĩa. Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục. In lần 2, 1972.
- Phan Bội Châu (Sào Nam). Chu Dịch, 2 tập. Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí. 1969.
- Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch, đạo của người quân tử. Hà Nội: Nxb Văn học. 1992. Sách của Phan Bội Châu và của Nguyễn Hiến Lê không dịch hẳn theo một bản Chu Dịch Hán văn nhất định.
Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt, cho đến nay, bản dịch của giáo sư Nguyễn Khuê – tác phẩm Chu Dịch chính nghĩa, là bản dịch đầu tiên.
Khổng Dĩnh Đạt (575-648) là cháu đời thứ 32 của Khổng Tử, thi đậu tiến sĩ khoa thi Minh kinh đầu niên hiệu Đại Nghiệp (605-618) đời Tuỳ. Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Ông từng phụng chỉ chủ trì biên định 五經正義 Ngũ kinh chính nghĩa (trong đó có Chu Dịch chính nghĩa), phải mất hơn ba mươi năm, đến năm 642 mới hoàn thành.
Ngũ kinh chính nghĩa được dùng làm bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn, từ đời Đường đến đời Tống, sĩ tử đều học theo đó để ứng thí, các khoa thi Minh kinh lấy đó làm chuẩn mực lựa chọn nhân tài. Đó là thành tựu lớn nhất của Khổng Dĩnh Đạt về kinh học. Lưu Ngọc Kiến trong “Chu Dịch chính nghĩa” đạo độc (Tế Nam: Tề Lỗ thư xã. 2005) đánh giá Khổng Dĩnh Đạt là “bậc thạc học hồng nho, nhà kinh học, nhà Dịch học trứ danh đời Đường, cũng là vị cố vấn về kinh học rất được Đường Thái Tông coi trọng". Về Chu Dịch chính nghĩa, Lưu Ngọc Kiến nhận định: “Chu Dịch chính nghĩa của họ Khổng đối với chủ sở kinh văn thể hiện đầy đủ đặc trưng cụ thể, toàn diện, hệ thống, rõ ràng, chứ không phải điều gọi là dùng nhiều lời nói suông”. Ở một chỗ khác, họ Lưu lại cho rằng “Khổng Dĩnh Đạt xác lập quan điểm Dịch học thống nhất tượng số với nghĩa lý biện chứng”.
Trong Chu Dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt cực lực bài bác các học giả thời Nam Bắc triều (420-589) dùng huyền học để giải thích kinh Dịch. Họ Khổng sớ giải, bổ sung và đính chính bản Chu Dịch Vương Hàn chú. Tất nhiên Chu Hi, Khổng Dĩnh Đạt mỗi nhà có kiến giải thù thắng khác nhau, nhưng so với Chu Dịch bản nghĩa của Chu Tử, khách quan mà nói, Chu Dịch chính nghĩa có tính hàn lâm, chú sớ tường tế hơn rất nhiều. Lắm chỗ Khổng Dĩnh Đạt sớ, nhưng Chu Hi bỏ qua không chú. Rất nhiều chỗ sớ giải của Khổng Dĩnh Đạt dài đến nửa trang, thậm chí gần cả trang, trong khi chú của Chu Tử chỉ vỏn vẹn một câu. Mặt khác, điều này rất quan trọng, Khổng Dĩnh Đạt nghiên cứu Kinh Dịch với nhãn quang chính thống của một bậc thạc nho, nên chú trọng thuyết minh đạo lý về nhân sự mà tuyệt nhiên không đề cập việc bói toán”.
Có thể nói, Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt rất có giá trị về mặt học thuật, là một tư liệu cần thiết và hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu Kinh Dịch mà không đọc được bản chữ Hán. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc.
Xin gửi lời cảm ơn đến giáo sư! Sách giáo sư tặng, Thư viện sẽ lưu lại để phục vụ nhu cầu tham khảo tư liệu của bạn đọc gần xa.
Bên cạnh đó, để đáp ứng mong muốn sở hữu tư liệu quý của bạn đọc, thư viện đã phát hành tác phẩm này tại Thư quán Huệ Quang. Bạn đọc có nhu cầu mua sách vui lòng liên hệ Fanpage Thư Quán Huệ Quang, hoặc số thoại điện thoại Ngọc Hân 0365 545 875, hoặc đến trực tiếp Thư quán.
+ Chu Dịch chính nghĩa周易正義: Tác phẩm do Khổng Dĩnh Đạt vâng sắc soạn vào khoảng năm Trinh Quán đời Đường, gồm 9 quyển, 1.090 trang, sớ giải kinh truyện Chu Dịch theo bản chú của Vương Bật và Hàn Khang Bá, nên cũng gọi là Chu Dịch chú sớ; lại vì Chu Dịch chính nghĩa được khắc in chung (...) _ link:
+ link:
+ link:
BẢN DỊCH ĐẦU TIÊN CỦA CHU DỊCH CHÍNH NGHĨA
Ngày 03/11/2024, Thư viện Huệ Quang nhận được quyển Chu Dịch chính nghĩa do giáo sư Nguyễn Khuê (dịch và chú giải) gửi tặng.
Đầu tiên, xin giới thiệu đôi nét về giáo sư Nguyễn Khuê. Ông là một nhà sư phạm, nhà thơ, nhà dịch thuật và nhà nghiên cứu văn hóa, có nhiều đóng góp to lớn cho văn học Hán Nôm và văn học Quốc ngữ của Nam Bộ tại Việt Nam. Ông từng giữ chức Trưởng bộ môn Hán Nôm khoa Ngữ văn và Báo chí (nay là khoa Văn học) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. H.C.M. Giáo sư cũng tham gia giảng dạy tại trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam), trường Cao đẳng Phật học và trường Cơ bản Phật học (nay là trường Trung cấp Phật học Thành phố H.C.M). Ngoài ra, ông còn được mời dạy Hán – Nôm ở các chùa, như Già Lam, Bảo Vân, Phước Hòa,… và Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang.
Giáo sư là người thầy đã gắn bó với các lớp học của Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang từ những buổi đầu. Với sự nghiêm cẩn, mực thước, thầy đã đào tạo nên nhiều thế hệ học trò xuất sắc - những giáo thọ tiếp theo của trung tâm.
Giáo sư Nguyễn Khuê là nhà trí thức tài năng với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn học Hán Nôm. Dù tuổi đã cao nhưng giáo sư vẫn giữ được trí tuệ minh mẫn và lòng nhiệt huyết với sự nghiệp khoa học và giáo dục. Chu Dịch chính nghĩa là tác phẩm mà giáo sư Khuê đã dày công thực hiện trong nhiều năm.
Để giới thiệu sâu hơn về tác phẩm, xin trích đôi lời từ phần giới thiệu của giáo sư Nguyễn Khuê trong tác phẩm:
“Người bắt đầu tìm hiểu kinh Dịch, trước hết phải đọc những bản Chu Dịch tiếng Việt. Nhưng Chu Dịch, dù là tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp thì cũng từ cái gốc chung là Chu Dịch tiếng Hán mà ra. Vì thế, nếu biết chữ Hán, bạn đọc trước hết nên đọc 周易王韓注 Chu Dịch Vương Hàn chú do 王弼 Vương Bật đời Nguỵ và 韓康伯 Hàn Khang Bá đời Tấn soạn. Từ nơi cạn mà vào chỗ sâu, sau sách này, người học Dịch mới có thể đọc thêm 周易正義 Chu Dịch chính nghĩa của 孔穎達 Khổng Dĩnh Đạt đời Đường và 周易本義 Chu Dịch bản nghĩa của 朱 熹 Chu Hi đời Tống.
Hiện nay, sách Chu Dịch tiếng Việt đáng kể có mấy cuốn sau đây:
- Ngô Tất Tố dịch và chú giải. Kinh Dịch. Hà Nội: Nxb Văn học. 2009. Sách này dịch bản 周易大全 Chu Dịch đại toàn gồm 易傳 Dịch truyện của 程頤 Trình Di và Chu Dịch bản nghĩa của Chu Hi.
- Nguyễn Duy Tinh dịch. Kinh Chu Dịch bản nghĩa. Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục. In lần 2, 1972.
- Phan Bội Châu (Sào Nam). Chu Dịch, 2 tập. Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí. 1969.
- Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch, đạo của người quân tử. Hà Nội: Nxb Văn học. 1992. Sách của Phan Bội Châu và của Nguyễn Hiến Lê không dịch hẳn theo một bản Chu Dịch Hán văn nhất định.
Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt, cho đến nay, bản dịch của giáo sư Nguyễn Khuê – tác phẩm Chu Dịch chính nghĩa, là bản dịch đầu tiên.
Khổng Dĩnh Đạt (575-648) là cháu đời thứ 32 của Khổng Tử, thi đậu tiến sĩ khoa thi Minh kinh đầu niên hiệu Đại Nghiệp (605-618) đời Tuỳ. Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Ông từng phụng chỉ chủ trì biên định 五經正義 Ngũ kinh chính nghĩa (trong đó có Chu Dịch chính nghĩa), phải mất hơn ba mươi năm, đến năm 642 mới hoàn thành.
Ngũ kinh chính nghĩa được dùng làm bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn, từ đời Đường đến đời Tống, sĩ tử đều học theo đó để ứng thí, các khoa thi Minh kinh lấy đó làm chuẩn mực lựa chọn nhân tài. Đó là thành tựu lớn nhất của Khổng Dĩnh Đạt về kinh học. Lưu Ngọc Kiến trong “Chu Dịch chính nghĩa” đạo độc (Tế Nam: Tề Lỗ thư xã. 2005) đánh giá Khổng Dĩnh Đạt là “bậc thạc học hồng nho, nhà kinh học, nhà Dịch học trứ danh đời Đường, cũng là vị cố vấn về kinh học rất được Đường Thái Tông coi trọng". Về Chu Dịch chính nghĩa, Lưu Ngọc Kiến nhận định: “Chu Dịch chính nghĩa của họ Khổng đối với chủ sở kinh văn thể hiện đầy đủ đặc trưng cụ thể, toàn diện, hệ thống, rõ ràng, chứ không phải điều gọi là dùng nhiều lời nói suông”. Ở một chỗ khác, họ Lưu lại cho rằng “Khổng Dĩnh Đạt xác lập quan điểm Dịch học thống nhất tượng số với nghĩa lý biện chứng”.
Trong Chu Dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt cực lực bài bác các học giả thời Nam Bắc triều (420-589) dùng huyền học để giải thích kinh Dịch. Họ Khổng sớ giải, bổ sung và đính chính bản Chu Dịch Vương Hàn chú. Tất nhiên Chu Hi, Khổng Dĩnh Đạt mỗi nhà có kiến giải thù thắng khác nhau, nhưng so với Chu Dịch bản nghĩa của Chu Tử, khách quan mà nói, Chu Dịch chính nghĩa có tính hàn lâm, chú sớ tường tế hơn rất nhiều. Lắm chỗ Khổng Dĩnh Đạt sớ, nhưng Chu Hi bỏ qua không chú. Rất nhiều chỗ sớ giải của Khổng Dĩnh Đạt dài đến nửa trang, thậm chí gần cả trang, trong khi chú của Chu Tử chỉ vỏn vẹn một câu. Mặt khác, điều này rất quan trọng, Khổng Dĩnh Đạt nghiên cứu Kinh Dịch với nhãn quang chính thống của một bậc thạc nho, nên chú trọng thuyết minh đạo lý về nhân sự mà tuyệt nhiên không đề cập việc bói toán”.
Có thể nói, Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt rất có giá trị về mặt học thuật, là một tư liệu cần thiết và hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu Kinh Dịch mà không đọc được bản chữ Hán. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc.
Xin gửi lời cảm ơn đến giáo sư! Sách giáo sư tặng, Thư viện sẽ lưu lại để phục vụ nhu cầu tham khảo tư liệu của bạn đọc gần xa.
Bên cạnh đó, để đáp ứng mong muốn sở hữu tư liệu quý của bạn đọc, thư viện đã phát hành tác phẩm này tại Thư quán Huệ Quang. Bạn đọc có nhu cầu mua sách vui lòng liên hệ Fanpage Thư Quán Huệ Quang, hoặc số thoại điện thoại Ngọc Hân 0365 545 875, hoặc đến trực tiếp Thư quán.
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |