

Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#316
Gửi vào 23/07/2014 - 14:36
File này sẽ để ở bên Hỏi số/ BTHL và nhờ anh Huygen ghim lại .
Thanked by 5 Members:
|
|
#317
Gửi vào 23/07/2014 - 15:42
Ngu Yên, on 23/07/2014 - 14:36, said:
File này sẽ để ở bên Hỏi số/ BTHL và nhờ anh Huygen ghim lại .
Cảm ơn anh Ngu Yên và các bạn tham gia dịch, chú giải như QNB, các ý kiến "vài nhận xét" của pth đã trở nên quen thuộc, gây cảm giác chờ đợi mỗi khi có thêm một quẻ được đưa lên :-)
Thanked by 6 Members:
|
|
#318
Gửi vào 25/07/2014 - 17:58
* Nhóm thể hiện trạng thái đặc biệt, đầy đủ nguyên, hanh, lợi, trinh : Kiền; Khôn; Truân; Tuỳ; Lâm; Vô Vọng; Cách.
** Nhóm thể hiện trong lời quẻ:
1. Nhu: có lòng tin - hữu phu
2. Tụng: lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng - hữu phu trất dịch
3. Tỷ: hỏi bói bằng cỏ Thi - Nguyên phệ
4. Tiểu Súc: cầu nguyện - hanh
5. Quan: Rửa tay/ rót rượu mà không (cần ) dâng lễ .Lòng chí thành nên người dưới ngửa lên xem - quán nhi bất tiến , hữu phu ngung nhược.
6. Phục: tế lễ thông - hanh
7. Khảm: Có đức tin, giữ vững lòng, hanh thông - Hữu phu, duy tâm , hanh
8. Tổn: Có lòng tin - hữu phu
9. Quải: (Lấy) lòng tin mà kêu / hiệu triệu - Phu hào / hiệu
10. Tuỵ: tế lễ.Nhà vua cúng ở tông miếu , (tổ tiên ) về chứng giám - hưởng.Vương giả/ cách hữu miếu
11. Khốn: cầu nguyện ...Lời nói không được tin - hưởng...Hữu ngôn bất tín
12. Cách: đến ngày Tỵ thì (mới được) tin tưởng - Dĩ/ Tỵ nhật nãi phu
13. Đỉnh: cúng tế - hưởng
14. Chấn: đang tế tự thì sấm động - hượng Chấn lai hích hích
15. Phong: cúng tế.Nhà vua đến cử hành lễ - hưởng.Vương giả chi
16. Hoán: cầu nguyện. Vua đến cúng bái ở miếu tổ - hưởng.Vương giả hữu miếu
*** Nhóm thể hiện một khía cạnh trong nghĩa quẻ:
1. Ly/ La: biểu diễn một nghi lễ cúng tế (giả thuyết)
2. Tấn: sự lo lắng của một người được giao trọng trách, nhưng chưa có được sự tin tưởng của mọi người (trên và dưới), nên phải khẳng định bằng hành động
3. Minh Di: sự thương tổn/ lo lắng do không còn nhận được sự tin tưởng của người trên, nên phải lánh đi
4. Khuê: sự cô đơn khi tách rẽ, đi riêng một con đường
5. Kiển: sự nhọc nhằn trong tâm trí (trước một tình huống khó khăn)
6. Giải: sự cởi bỏ/ buông bỏ để bình tâm
**** Nhóm thể hiện trong lời hào:
1. Tỷ (h1): Có lòng tin...Lòng tin đầy đặn (đầy cả ang)
2.Tiểu Súc (h4,5): có lòng tin; có lòng thành tín ràng buộc
3. Lý (h4): sợ sệt - sóc sóc
4. Bĩ (h1): cầu nguyện
5. Đại Hữu (h5): lòng tin chí thành
6. Dự (h4): Đừng nghi ngờ gì - vật nghi
7. Tuỳ (h5,6): Tin vào gia tộc; (Thái )vương tế lễ (dựng miếu ) ở núi Tây
8. Khảm (h4): nghi lễ đơn giản, sự tưởng thưởng khi/ cho người vượt qua gian khó tập luyện (giả thuyết)
9. Tấn (h1): Không (được) tin, khoan thai - Võng phu, dụ
10. Khuê (h4): cô đơn...có lòng tin
11. Khuê (h6): cô đơn
12. Giải (h4,5): tin tưởng; có lòng tin - tư phu; hữu phu
13. Ích (h3,5): có lòng tin
14. Tuỵ (h1,2): có tin nhưng không được chót; tin nhau, chỉ cần chút lễ sơ sài. - Hữu phu bất chung; Phu, nãi lợi dụng thược
15. Thăng (h2): tin nhau, chỉ cần chút lễ sơ sài
16. Khốn (h2,5): ( Chỉ) nên cúng tổ tiên; Nên cúng tế tổ tiên - Lợi dụng hưởng tự; Lợi dụng tế tự
17. Tỉnh (h6): có lòng tin
18. Cách (h3,4,5): có lòng tin
19. Phong (h2): bị ngờ, ghét . Có lòng thành tín
20. Lữ (h4,6): Lòng ta chẳng vui; lúc đầu cười nói sau thì gào khóc - Ngã tâm bất khoái; tiên tiếu hậu hào đào
21. Tốn (h2): lễ bái, lên đồng
22. Đoái (h4): chưa yên lòng - vị ninh
23. Đoái (h5): lòng tin mỏi mòn
24. Hoán (h6): hết sợ - Hoán kỳ huyết
***** Nhóm trong lời hào thể hiện trạng thái "hối hận hết - hối vong; hoặc hối tiếc - lận" có: Đại Tráng (h4); Tấn (h3,5); Gia Nhân (h1); Khuê (h1,lời quẻ); Cấu (h6 - hối tiếc); Cách (h4); Cấn (h5); Tốn (h4,5); Đoái (h2); Hoán (h2)
****** Nhận xét:
- Các trạng thái này khác biệt với các trạng thái trong lời/ từ phê của phần thuật ngữ.
- Các trạng thái này cho thấy vai trò, sức ảnh hưởng của chúng đối với các ứng xử/ hành động được diễn tả trong các lời quẻ, lời hào, hay một phần ý nghĩa quẻ:
+ nguyên, hanh, lợi, trinh : nói rằng đây là thời phải mau ứng biến để thích hợp với hiện tại đang đi vào một quy trình mới.
+ hối hận hết - hối vong; hoặc hối tiếc - lận: (có thể) trước đó đã có một việc/ sự việc nào đó đã gây ra một trạng thái tinh thần đáng tiếc, nhưng nay đã được chấm dứt. Thí dụ: Đại Tráng (h4), thì trước đó tại hào 3 đã có một sự hối tiếc do việc không lượng sức, thiếu kiềm chế mà cố làm.
+ Các trạng thái khác như lòng tin, tế lễ, cầu nguyện...: đó là các "chỉ dấu" cho ứng xử/ hành động, có thể là một lời khuyên, một việc cần làm, một trạng thái tinh thần, một sự tín ngưỡng hay tâm linh, một sự việc... Vai trò về mặt tinh thần của các "chỉ dấu" này (có thể) là rất quan trọng trong "Thời" của quẻ hay hào. Thí dụ:
- Khốn (h2,5): ở thời khốn cùng (trong công việc) thì nên cúng tế tổ tiên, chờ may mắn ( cúng tế ở phạm vi gia đình, có sự thành tín với tổ tiên vì địa vị, vì không bấu víu được vào sự giúp đỡ bên ngoài, khác với sự tin tưởng thông thường hay sự tế lễ với trời đất, tế lễ nơi thái miếu).
- Khuê (h4,6): sự cô đơn ở các mức độ khác nhau, dẫn tới cái nhìn có sự lệch lạc trong đánh giá sự vật, hiện tượng
- Tụng: lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng, khiến cho sự tranh cãi không còn có mục đích tìm ra chân lý nữa, mà có thể chuyển sang chiều hướng khác bất lợi hơn
- ....
- Sự khác biệt về mức độ của các trạng thái. Thí dụ: có lòng tin # lòng tin chí thành # lòng tin mỏi mòn ...
- Vì các khảo sát tạm tách rời các yếu tố ra khỏi bối cảnh của quẻ, hào, nên có thể chưa hoặc không phản ánh hết hàm ý của quẻ, hào. Mong bạn đọc lưu ý giúp.
ps: có thể bổ sung thêm các quẻ còn thiếu vào các khảo sát khi đã diễn dịch xong (thí dụ: Trung Phu; Vị Tế...)
Sửa bởi pth77: 25/07/2014 - 18:16
Thanked by 4 Members:
|
|
#319
Gửi vào 01/08/2014 - 18:17
* Trong các quẻ:
1. Chấn: sấm chớp
2. Phong: nhật thực
3. Hoán: lũ lụt
** Trong lời quẻ, hào:
1. Khôn (h1): sương, băng giá
2. Tiểu Súc (lời quẻ, h6): mây đen dày đặc; mưa, trăng sắp rằm
3. Khuê (h6): mưa
4. Qui Muội (h5): trăng sắp rằm
*** Nhận xét:
1. Sấm chớp ( Chấn): mượn hiện tượng có tính chất đột biến, nhanh, mạnh, có tiếng vang rất lớn để tác động vào một trạng thái có tính trì trệ, u mê.
2. Nhật thực (Phong): mượn hiện tượng có tính cá biệt (đặc biệt), ít xảy ra, nhằm cảnh báo về sự sáng suốt (của Vua, người có quyền tối cao ban hành các chính sách) có thể bị che mờ tạm thời, đột xuất.
( là hiện tượng nhật thực do nếu trời tối do mây che thì không thể quan sát được các sao - như một hiện tượng trời tối sầm giữa ban ngày do mây đen gần đây ở Quảng Ninh -, còn nhật thực thì trời tối nhưng có thể quang mây nên vẫn quan sát được các sao, và Mặt trời thì tượng trưng cho Vua theo thuyết Mệnh trời)
3. Lũ lụt (Hoán): mượn hiện tượng có sức mạnh huỷ hoại rộng lớn, có thể rất nhanh chóng, nhằm cảnh báo cũng như tạo ra một trạng thái cần phải xây dựng, cải tổ lại.
4. Mây đen dày đặc (Tiểu Súc - lời quẻ): hiện tượng miêu tả một trạng thái chưa thể xác định rõ kết quả (có thể mưa nhưng cũng có thể không)
5. Mưa (Tiểu Súc - h6; Khuê - h6): hiện tượng để miêu tả một sự việc/ tâm trạng bức bối, khó chịu dồn nén, nhưng nay được giải toả, báo hiệu một thời kì mới.
6. Trăng sắp rằm (Tiểu Súc - h6; Qui Muội - h5):
+ một thời điểm - sắp rằm
+ trạng thái khí âm đang vượng
7. Sương, băng (Khôn - h1): Đi trên sương giá, băng cứng ( sẽ) đến.
- Hiện tượng cho thấy tính quy luật của thời tiết - khí tượng được thể hiện rất rõ, chủ yếu xảy ra ở vùng có khí hậu lạnh, băng cứng (vùng phía Bắc địa cầu là chính yếu) sẽ đến khi trước đó xuất hiện dấu hiệu sương giá. Hiện tượng này cho thấy:
+ người quan sát (có thể) phải sống đủ lâu tại vùng có khí hậu tương tự thì mới có thể rút ra quy luật thời tiết này
+ người quan sát được "dạy lại" về điều này (họ không có trải nghiệm thực tế)
- Một hiện tượng tương tự: khi Tào Tháo đánh Viên Thiệu tại sông Vị Thuỷ, muốn đắp thành bằng đất nhưng không thể được. Ông ta đã được một cụ già mách nước bằng cách cho quân sĩ lấy các túi đất trộn với muối, chờ đến đêm khi có sương giá thì nhúng nước rồi đắp thành. Quả nhiên, sau một đêm Tào Tháo đã đắp xong thành nhờ đất đã đóng cứng thành băng.
Sửa bởi pth77: 01/08/2014 - 18:30
Thanked by 4 Members:
|
|
#320
Gửi vào 02/08/2014 - 18:22
- Quẻ có lẽ thể hiện một tính "cặp đôi" trong các hào: hào 1&2; 3&4; 5&6 là các cặp đôi. (trong đó 1&2 là thời nồng ấm; 3&4 là thời kì có chút khó khăn; 5&6 là thời kì có sự đối lập)
- Quẻ bàn về một việc sâu sắc, không dễ dàng để thực hiện trong thực tế, chỉ mong làm được là có thể thoả nguyện, do vậy mà chỉ phê không lỗi.
- Lời quẻ: Trung phu. Đồn ngư, cát. Lợi thiệp đại xuyên .Lợi trinh.
dịch : Lòng chí thành. heo (và ) cá, mở. Nên qua sông lớn.nên chính bền.
+ heo (và ) cá : có thể đơn giản là muốn nhấn mạnh về một "cặp đôi" có sự khác biệt sâu sắc, một là động vật trên cạn, một là động vật dưới nước
+ lời quẻ hàm ý rằng: mặc dù là "cặp đôi" khác biệt sâu sắc, nhưng do/ bằng lòng chí thành nên gắn kết được với nhau mà có được sự đồng lòng, đồng tâm, hòa thuận, thông cảm với mọi sự việc, mọi người ở một thời điểm. Do vậy mà phê mở, và Nên qua sông lớn
- Hào 1: thời sơ, mới đến với nhau nên có chút lo lường, chưa tạo được lòng tin, nên cũng dễ có chuyện trục trặc - Có chuyện khác - mà chẳng yên (có thể cả về thực tế lẫn trong nội tâm)
- Hào 2: lòng tin được gây dựng, (đến mức) tạo lập được "cặp đôi" tri âm, tri kỉ ( rượu ngon phải có bạn hiền; Bá Nha phải có Tử Kỳ mới hay)
- Hào 3: thời kì có khó khăn, đối phương ngang sức, việc gây dựng lòng tin có nhiều biến động - Khi thì đánh nhau khi thì ngừng lại, lúc vui, lúc buồn - Lúc thì chảy nước mắt lúc lại (hoan hỉ ) hát vang.
- Hào 4: đến thời điểm - Trăng sắp rằm, "cặp đôi" phải chia tách để đi hai con đường, không đồng hành cùng nhau nữa - Cặp ngựa chia rẽ. Sự chia rẽ có thể do điều kiện thực tế bắt buộc, có thể do không tạo lập được lòng tin đủ sâu sắc để đồng hành với nhau, hoặc cũng có thể do sự tự nguyện.
- Hào 5: lòng tin được tạo dựng đã trải qua thử thách nên có thể bền vững, chắc chắn - Lòng tin ràng buộc, đã làm được trên thực tế nên phê không lỗi. (nhờ đó mà có thể giao thiệp qua lại thuận lợi, theo một số nguyên tắc như đồng thuận, có đi có lại...)
- Hào 6: thời mạt, (có thể) lòng tin gây dựng đã suy giảm/ hoặc không còn, tạo ra một tâm trạng tiếc nuối, xót xa (của một sự chia tách), khiến một bên phải đau lòng, (chỉ) có thể "than thở" với trời xanh - Tiếng kêu bay lên tận trời cao - tìm một sự "chia sẻ, thấu hiểu" cho nỗi mất mát đó (lòng tin sâu sắc đến mức không thể chia sẻ với ai khác, chỉ kêu trời)
Thanked by 2 Members:
|
|
#321
Gửi vào 03/08/2014 - 16:09
Theo sách của tôi đọc thì Lời quẻ: Trung phu. Đồn ngư, cát. Lợi thiệp đại xuyên .Lợi trinh. dịch ra là Trong lòng có đức tin tới mức cảm được heo và cá, tốt. Như vậy thì lội qua sông lớn được. Giữ đạo chính thì lợi.
Heo và cá ở đây không phải có ý nghĩa là một cặp đôi có sự khác biệt sâu sắc do một trên cạn một dưới nước mà ý nghĩa là những vật ngu, không biết gì.
Phong Trạch Trung Phu. Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới. Dưới là Đoài, phục tòng người trên. Như vậy là cảm hóa được dân. Lòng chí thành cảm hóa được những vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt qua được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.
Phan Bội Châu phụ chú: Nghĩa chữ Trung Phu gồm cả trung hư (rỗng) và trung thực. Lòng trung có hư (trong trẻo) thì mới đặt lòng thành tín vào được, trung có thực thì giả dối mới không lọt vào được. Nói tắt lại, chỉ hai chữ trung tín, nhưng kết lại ở chữ trinh (chính). Bởi vì trong loài người, có một hạng người trung tín mà không chính. Tỷ như: đạo tặc vì tư lợi mà tin nhau; nam nữ vì tà dâm mà tin nhau; họ chẳng phải là trung tín, kết quả là lầm đường lạc lối, có thủy không có chung, thường là nguyên nhân đã ác mà kết quả cũng ác. Đó chính là trung mà không chính, cũng không gọi là trung phu được.
Trong Dịch học, Tượng truyện nói về hình ngục gồm có 5 quẻ. Quẻ Phệ Hạp thì nói rằng coi tượng sấm chớp mà làm sáng tỏ hình luật. Quẻ Bí thì nói rằng coi tượng lửa ở dưới núi mà không khinh suất về việc đoán ngục hình. Quẻ Phong thì nói rằng coi tượng sấm chớp đều đến mà xét án ghép tội. Quẻ Lữ thì nói rằng coi tượng lửa ở trên núi mà chẳng để hình ngục đọng lại. Bốn quẻ ấy đều lấy tượng để cho thấy cái lợi về sự sáng, lấy chữ sáng làm trọng. Duy đến quẻ Trung Phu thì nói rằng coi tượng gió ở trên đầm mà bàn việc hình ngục để hoãn tội tử hình, đó là lấy chữ Thành làm trọng. Tóm lại, xem Tượng truyện 5 quẻ thì nhà làm hình ngục nên có lòng thương người, như tượng quẻ Trung Phu, còn đến khi thẩm đoán tất phải có đức Sáng như tượng bốn quẻ trên. Có nghĩa là lấy Thành làm gốc, lấy Sáng làm phương pháp. Thánh nhân vì bốn quẻ trên chuyên chú trọng đức Sáng, nên ở quẻ Trung Phu lại chú trọng đức Thành. Sáng mà không thành tâm (hữu TÀI khuyết ĐỨC), e rằng có khi lạm dụng. Thành mà không Sáng (hữu ĐỨC khuyết TÀI), e rằng có lúc bị lừa. Thành với Sáng đều đầy đủ, việc hình ngục mới chắc được công bằng.
Đọc hết mấy bộ sách hình luật, trước xin đọc năm Lời tượng ấy.
Sửa bởi PMK: 03/08/2014 - 16:20
Thanked by 1 Member:
|
|
#322
Gửi vào 11/08/2014 - 11:41
- Quẻ có lẽ bàn về cách thức ứng xử (với đối tác bên ngoài) khi ở một vị - thế nhỏ (so với đối tác), cần cẩn trọng và phù hợp thực tế (một cách "liệu cơm gắp mắm" vậy).
- Quẻ có lẽ cũng thể hiện một tính "cặp đôi" tương đối, trong đó: hào 1&2 là cách thức tiếp cận đối tác; hào 3&4 là cách thức ứng xử/ hành động trên thực tế với đối tác; hào 5&6 là ứng xử với trạng thái có tính đối lập về kết quả.
- Nếu quẻ Trung Phu là sự mở rộng một cách tối đa (không gian tinh thần) của "hư tâm", tương ứng với một vị - thế có phần lớn hơn đối tác, thì quẻ Tiểu Quá lại là sự "co hẹp" có phần thận trọng của "thực tâm", tương ứng với một vị - thế có phần nhỏ hơn đối tác.
- Lời quẻ: Tiểu quá .hanh.Lợi trinh. Khả tiểu sự, bất khả đại sự.Phi điểu di chi âm.Bất nghi thượng, nghi hạ.Đại cát.
dịch : Nhỏ nhặt (phải) quá một chút.Thông.Nên chính bền.Việc nhỏ làm được, việc lớn thi không.Chim bay để lại tiếng kêu.Chẳng nên lên cao, nên xuống thấp.Mở lớn.
+ Nhỏ nhặt (phải) quá một chút.Thông.Nên chính bền.Việc nhỏ làm được, việc lớn thi không : sự cẩn trọng có phần tinh tế khi vận dụng vị - thế nhỏ trong ứng xử thực tế.
+ Hình ảnh "chim" trong lời quẻ có tính phổ quát, bình thường, có thể hàm ý về vị - thế nhỏ.
+ Chim bay để lại tiếng kêu.Chẳng nên lên cao, nên xuống thấp.Mở lớn : chim bay để lại dấu hiệu/ dấu vết, bay lên cao có thể mắc lưới, do vậy mà nên bay thấp chăng?
- Hào 1: thời sơ, vị - thế nhỏ, không nên phô trương thái quá
- Hào 2: vị - thế nhỏ, khó tiếp cận được với người/ đối tác có quyền quyết định cao nhất, do vậy, nên tiếp cận theo đường vòng, thông qua cấp phó (thì có cơ hội hơn)
- Hào 3: vị - thế nhỏ, không nên đi quá, nên cẩn trọng đề phòng, nên có sự quan sát, đánh giá (sơ bộ) thông tin về đối tác. Nếu vội theo thì có thể bị rủi ro, bị tổn thất thực lực. Đóng là nên dừng, chưa làm/ chưa quyết định (gặp gỡ) vội.
- Hào 4: hào 3 đã làm đúng nên phê không lỗi chăng? Thời này đã có thể tiến hành gặp gỡ, và nên giữ đúng bổn phận tương ứng với vị - thế nhỏ của mình. Không nên tiến vượt quá thực lực vì có thể gặp nguy hiểm, cứ duy trì đúng bổn phận thì sẽ Chính bền lâu dài.
- Hào 5: nhận thấy có dấu hiệu để có thể giải toả áp lực trong ứng xử với đối tác, có cơ hội để tiến thêm ( cái Nhỏ đi quá lên một chút) trong ứng xử với đối tác. Tuy nhiên, cần có động thái thăm dò nhằm tránh rủi ro, cũng như vẫn có thể bảo toàn được vị - thế nhỏ của mình - ( Chu ) công bắn mũi tên có buộc dây rồi kéo nó từ trong động ra. (Chu công bắn mũi tên vào trong hang động để thăm dò chiều sâu nhờ đo chiều dài dây buộc, đồng thời vẫn thu hồi được mũi tên/ hoặc là để xác định phương hướng)
- Hào 6: chẳng gặp được đúng đối tác mong muốn, không lượng sức mình, lại làm quá đi nên tổn thất thực lực vốn đã nhỏ/ hoặc có thể mất hết vị - thế nhỏ, như Chim bay sa lưới, xấu.Như vậy thì tai vạ.
Sửa bởi pth77: 11/08/2014 - 11:49
Thanked by 3 Members:
|
|
#323
Gửi vào 11/08/2014 - 16:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#324
Gửi vào 14/08/2014 - 13:07
- Kiền (h3): quân tử / Khôn (h3): vua / Truân (h2,3): tặc khấu; cô gái; quân tử / Mông: trẻ thơ; vợ; chú rể; gia tộc; giặc / Nhu (h6): ba người khách / Tụng (h3): ông cha; vua / Sư: quân binh; trượng nhân - người tài; con lớn; con nhỏ; Đại quân; tiểu nhân / Tỷ (h3,5): bọn cướp; vua / Tiểu Súc (h3,5,6): vợ chồng; láng giềng; vợ/đàn bà; quân tử / Lý (h2,3): người; người què, chột; vũ phu; đại quân / Thái (h2,4,5): bạn; láng giềng; Đế Ất; cháu gái / Bĩ (quẻ,2,5): tiểu nhân; đại nhân / Đồng Nhân (quẻ,1,2,5,6): quân tử; người / Đại Hữu (h3): Công; thiên tử; tiểu nhân / Khiêm (quẻ,1,3,5,6): quân tử; láng giềng; quân binh / Dự (h4): ta; bạn bè / Tuỳ (h1,2,3,5,6): quan gia; đứa trẻ; người có kinh nghiệm; gia tộc; vương / Cổ : cha; mẹ; con trai; vương hầu / Lâm (h5): đại quân-minh chủ / Quan/Quán : trẻ con; nữ; tiểu nhân; quân tử; vương; ngã-ta-mình / Phệ Hạp (h1,2,6): chân; mũi; tai / Bí (h1,2,4): ngón chân; bộ râu; kẻ cướp; kẻ cầu hôn / Bác (h4,5,6): da thịt; cung nhân; tiểu nhân; quân tử / Phục (quẻ,4,6): bạn; một mình; quân binh / Vô Vọng (h3): kẻ qua đường / Đại Súc (h3): quân binh - vệ / Di (h1,6): ta - ngã / Đại Quá (h2,5): ông già; vợ trẻ; bà già; chồng trẻ / Ly/La (h3,6): lão già; vương; tướng giặc; lũ xấu / Hàm : vợ; ngón chân cái; bắp vế; bắp đùi; trẻ con; bạn bè; sống lưng; má, mép, miệng / Hằng (h5): phụ nữ; đàn ông / Độn (h3,4): tôi tớ; nô/thiếp; quân tử; tiểu nhân / Đại Tráng (h3): tiểu nhân; quân tử / Tấn (quẻ,2,3): Khang hầu; mẹ vua; dân chúng / Minh Di (h1,5): quân tử; Cơ Tử / Gia Nhân (quẻ,1,3,5): gia tộc; gia nhân; vợ; con; vua / Khuê (h1,2,3,4,6): kẻ xấu-ác; người chủ; bọn trỗ mặt cạo đầu xẻo mũi; đàn ông; kẻ cướp; kẻ cầu hôn / Kiển (quẻ,2,5,6): bầy tôi; bạn bè; đại nhân / Giải (h3,4,5,6): giặc; bạn; quân tử; tiểu nhân; Công / Tổn (h3,6): tam nhân; nhất nhân; bạn; bầy tôi; gia tộc / Ích (h2): vua / Quải (h3): quân tử / Cấu (quẻ,2,3): vợ; khách; mông đít / Tuỵ (quẻ,1,5): đại nhân; một đám; giặc / Thăng (quẻ,4): đại nhân; vua / Khốn (quẻ,2,3,5): đại nhân; tổ tiên; vợ; chân; mũi / Tỉnh (h3): ta-ngã; vua / Cách (h5,6): đại nhân; quân tử; tiểu nhân / Đỉnh (h1,2,4): người thiếp; con trai; người thù -đối tác; công / Chấn (h6): ta; láng giềng / Cấn (quẻ,1,2,3,4,5): lưng; thân; người; chân; bắp chân; hông; xương sống; thân; miệng / Tiệm (quẻ,1,3,5): con gái; con nhỏ; chồng; vợ; giặc cướp / Qui Muội: em gái; thiếp; què; chột; nàng cả; con gái; quan sĩ; Đế Ất / Phong (quẻ,1,3,4,6): vua; chúa xứ; cánh tay phải; hàng xóm; người / Lữ (h1,2,3,4,6): lữ khách; tớ trẻ / Tốn (quẻ,1,2): đại nhân; kẻ võ sĩ; quan sử; thầy vu / Hoán (quẻ,3,5): thân mình; vua / Trung Phu (h2,3): hai ta; kẻ ngang tay / Tiểu Quá (h2,5): ông tổ; bà tổ; vua; bầy tôi; công / Ký Tế (quẻ,2,3): quân tử; đàn bà; Cao tông; tiểu nhân / Vị Tế (quẻ,5): quân tử
* Nhận xét:
- Có 61 quẻ sử dụng hình ảnh con người trong lời quẻ, lời hào
- Có 03 quẻ không sử dụng hình ảnh con người trong lời quẻ, lời hào, nhưng các quẻ đều đề cập tới ứng xử của con người, ba quẻ là Khảm; Đoái; Tiết.
** Nhận xét: hình ảnh con người được sử dụng có thể tạm xếp theo các nhóm:
- Nhóm chức vụ, địa vị: Đại quân- minh chủ; Vương - vua; hầu (Khang hầu); công (Chu công); tướng; Chúa xứ; bầy tôi; tớ trẻ; quan sĩ; quân binh; kẻ võ sĩ; thầy vu; quan sử; người chủ; giặc; kẻ cầu hôn
- Nhóm cá nhân cụ thể: Đế Ất; Cơ Tử; Khang hầu; Chu công; Cao tông.
- Nhóm liên quan tới thân nhân, gia đình: ta -ngã; vợ; chồng; con; em gái; thiếp; cha; mẹ; ông tổ; bà tổ; tổ tiên; cháu gái; gia tộc; gia nhân
- Nhóm chủ thể tương đối đặc biệt (cho một số quẻ): lữ khách; em gái; trẻ thơ; người què; người chột
- Nhóm chỉ cá nhân có tính chất danh từ chung: Đại nhân; quân tử; tiểu nhân; người; một bọn; một đám; con gái-cô gái; ba người khách - ba người; bạn - bằng hữu; ông già; bà già
- Nhóm chỉ các bộ phận cơ thể người: chân; tay; bắp chân; bắp về; bắp đùi; lưng; thân mình; xương sống; mũi; má, mép; miệng; cánh tay phải; ngón chân cái; tai
- Nhóm khác
*** Nhận xét:
- Tuỳ theo nghĩa quẻ, lời quẻ, lời hào mà có sự sử dụng hình ảnh phù hợp, tương ứng với mục đích, ý định cần biểu đạt. Thí dụ minh hoạ:
1. Có 04 quẻ sử dụng hình ảnh bộ phận cơ thể người để diễn ý:
+ Phệ Hạp: phản ánh một sự tra tấn khi xét xử.
+ Bí: phản ánh về vẻ đẹp văn hoá, hình thức
+ Hàm: phản ánh sự tinh tế trong cảm nhận (thông qua các giác quan) các tác động từ bên ngoài.
+ Cấn: phản ánh sự cảm nhận tính ổn định của trạng thái cơ thể (tâm trí và thể xác) thông qua sự rèn luyện.
2. Có 03 quẻ sử dụng hình ảnh chủ thể đặc biệt xuyên suốt toàn quẻ để diễn ý:
+ Mông: huấn luyện trẻ thơ
+ Lữ: lữ khách di chuyển
+ Qui Muội: gả em gái.
3. Quẻ diễn ý về gia đình - gia tộc thì dùng hình ảnh liên quan tới thân nhân:
+ Cổ: sự kế thừa - thưa kế gia tài/ di sản, sử dụng hình ảnh: cha; mẹ; con trai
+ Gia Nhân: bàn về gia phong gia tộc, dùng hình ảnh: gai tộc; gia nhân; vợ; con; vua
...
4. Quẻ diễn ý về một việc tương đối đặc biệt:
+ Sư: bàn về việc quân, việc dùng tướng, nên sử dụng hình ảnh gần gũi với việc này như: quân binh; trượng nhân; con lớn - con nhỏ (hàm ý về quân tinh nhuệ); Đại quân; tiểu nhân
+ Đồng Nhân: bàn về việc hoà đồng với mọi người, nên dùng hình ảnh gần gũi với việc này: quân tử; người
...
- Các hình ảnh cũng có thể mang một ý nghĩa là các "chỉ dấu" để diễn ý, cũng như nhằn phân biệt hay tạo ra sự khác biệt cho nghĩa quẻ nói chung, giúp đánh giá/ hiểu thêm về giá trị của các quẻ, lời quẻ, lời hào.
- Các nhận xét có thể mở rộng thêm
Thanked by 3 Members:
|
|
#325
Gửi vào 17/08/2014 - 10:27
Sửa bởi pth77: 17/08/2014 - 10:31
Thanked by 2 Members:
|
|
#326
Gửi vào 18/08/2014 - 12:53
- Hình ảnh được sử dụng trong hai quẻ:
+ Vượt qua sông Tế (một con sông lớn ở Sơn Đông): hàm ý về một sự việc, hay cách thức làm/ hoàn thành một việc khó khăn, nhiều thách thức.
+ Con cáo và cái xe: con cáo là hàm ý về sự khôn ngoan, còn cái xe là phương tiện để qua sông.
+ Suy đoán cái xe dùng để qua sông dựa trên cơ sở: (có lẽ) ở thời kì đó, qua sông có thể chỉ nhờ vào thuyền bè, cầu, xe, hay tự bơi. Xét cụ thể:
i/ thuyền bè: nếu dùng thuyền bè thì khi qua sông (ở hai quẻ này), thuyền bè phải chở theo cả cái xe. Khi đó, hình ảnh "Bánh xe phanh lại" khó có thể phù hợp với thực tế này, đồng thời, khi đi thuyền thì khả năng cáo ướt đuôi cũng không dễ xảy ra nếu không có sự cố. Mặt khác, đi thuyền bè không phản ảnh rõ nét mức độ khó khăn, thách thức của việc qua sông lớn như hàm ý chính yếu của quẻ.
ii/ đi bằng cầu: cũng tương tự như trường hợp bằng thuyền bè.
iii/ tự bơi: không phù hợp với hình ảnh cái xe, cũng như chỉ "ướt đuôi", vì bơi thì phải ướt cả thân mình. (tương tự hào 6 quẻ Đại Quá - Lội qua sông chỗ (sâu ) quá, chìm lút đầu.Đóng, không lỗi)
iv/ đi bằng xe: có thể vượt sông tại các khúc nông, hẹp, hoặc thượng nguồn. Nó phù hợp với hình ảnh của quẻ, cái xe cũng có thể chở theo con cáo, và khi xe bị nghiêng do lòng sông không bằng phẳng thì con cáo có thể bị ướt đuôi. Mặt khác, đi bằng xe thì không thể nhanh, phải có sự cẩn trọng dò dẫm từng chút, nên phù hợp với chiến thuật "Ưu đãi cái nhỏ" của cặp quẻ. (tương tự chiến thuật "dò đá qua sông" vậy)
- Quẻ Ký Tế có lẽ bàn về việc/ cách thức để làm/ hoàn thành trọn vẹn một việc khó khăn, đầy thách thức, đòi hỏi cả sự khôn ngoan, ý chí và hành động quyết liệt trên thực tế.
- Quẻ Vị Tế cũng bàn về việc/ cách thức để làm/ hoàn thành - nhưng không trọn vẹn trên thực tế - một việc khó khăn, đầy thách thức, đòi hỏi cả sự khôn ngoan, ý chí và hành động quyết liệt trên thực tế.Khác với Ký Tế, quẻ Vị Tế nhấn mạnh vào các dự báo/ khả năng của quá trình làm việc đó, đồng thời nêu bật việc giữ vững ý chí, lòng tin vào việc đang làm, dù việc làm chưa thể trọn vẹn trên thực tế, để có thể kiên trì tiếp tục vượt lên thất bại.
- Cặp quẻ này có thể tạm chia ra: hào 1&2 là thái độ tiếp cận; hào 3&4 là trạng thái kết quả thực tế; hào 5&6 là các tình huống kết quả
* Về quẻ Ký Tế:
- Lời quẻ: Hàm ý việc qua sông lớn cần duy trì bên bỉ một chiến thuật khôn ngoan, cẩn trọng, từng bước nhỏ trong suốt cả quá trình vượt sông. Lời quẻ cũng nhắc nhở không được lơ là, chủ quan khi sắp qua sông vì có thể làm hỏng việc. (hỏng cả quá trình nỗ lực trước đó)
- Hào 1: hàm ý nhờ chiến thuật khôn ngoan, việc qua sông thuận lợi, nhưng không may có sự cố nhỏ, khiến bị chững lại - Bánh xe phanh lại, có chút thiệt hại/ khó chịu nho nhỏ - ướt đuôi, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới công việc, nên phê không lỗi.
- Hào 2: hàm ý một sự sử dụng, hay tổn thất một nguồn lực (chủ động hoặc không may mắn) vào việc qua sông - Vợ mất cái màn xe. Đó là sự tất yếu phải có (hay sự trả giá), nên không cần lo lắng, cần tin rằng khi công việc hoàn thành thì sẽ được bù đắp lại - Chớ đuổi tìm, bảy ngày sẽ tìm lại được. (bảy ngày là hoàn thành một chu kì vượt 6 hào, trở lại hào ban đầu)
- Hào 3: qua sông lớn là một việc khó khăn, đầy thách thức, đòi hỏi người thực hiện phải có bản lĩnh, và phải kiên trì làm trong một thời gian khá dài mới (có thể) hoàn thành - Cao tông đánh Quỷ phương.Ba năm mới thắng được, người ít/ không có bản lĩnh thì đừng làm - Kẻ nhỏ bé chớ dùng.
- Hào 4: mất khá nhiều thời gian mà vẫn chưa đạt kết quả mong muốn - Áo lụa rồi cũng thành giẻ rách (từ lúc là cái áo đến khi thành cái giẻ rách), do vậy mà vẫn luôn phải lo lắng để tiếp tục công việc - Suốt ngày phòng bị.
- Hào 5: hàm ý việc qua sông lớn phải được dựa trên thực lực, bản lĩnh, cách thức hành động thực tế khôn ngoan là chính yếu, mới tạo ra kết quả thực tế - mới thực hưởng phúc, chứ không chỉ dựa trên một ý niệm tâm linh cầu may nào đó, dù cho có cầu mong bằng lễ lớn đến mấy - Láng giềng bên Đông giết trâu bò (làm lễ lớn) chẳng bằng láng giềng bên Tây chỉ cúng lễ Thược sơ sài - cũng không đảm bảo cho một kết quả trọn vẹn.
- Hào 6: quá sức, hoặc gặp rủi ro lớn nên Ướt cả đầu, không thể qua sông, nên phê nguy
** Về quẻ Vị Tế:
- Lời quẻ: hàm ý về việc chưa qua sông được trên thực tế, nhưng nhấn mạnh vào phương thức, chiến thuật khôn ngoan trong quá trình thực hiện - Ưu đãi cái nhỏ. Lời quẻ chỉ ra một kết quả không được trọn vẹn cho công việc, gần xong thì có rủi ro - Chồn qua sông, gần đến, để ướt cái đuôi, nên Không lợi đâu.
- Hào 1: thời sơ, vội vàng thực hiện (qua sông) mà không có chiến thuật tiếp cận khôn ngoan, nên gặp rủi ro -Ướt cái đuôi, do vậy mà Lận đận ( mới khởi đầu mà đã gặp sự cố nên phê lận đận vậy)
- Hào 2: (có thể) đã rút kinh nghiệm từ hào 1, nên làm khôn khéo hơn - Thắng bánh xe (cho nó chạy chậm lại), do vậy mà (qua sông) thuận lợi hơn, nên Đoán mở.
- Hào 3: (có thể) nhờ có sự khôn ngoan nên đánh giá tình hình chưa làm được - Chưa qua sông, quyết định dừng lại, chưa làm - Đánh dẹp đóng. Tuy nhiên, (về mặt tinh thần) cần luôn tin tưởng, giữ vững ý chí nên qua sông lớn.
Hào 4: có điềm tốt cho việc qua sông, không còn phải hối hận vì thời hào 3 chưa quyết được. Có cơ hội cho người có bản lĩnh, khôn ngoan và kiên trì trong một thời gian khá dài thì sẽ (có thể) làm được - Chấn chinh phạt Quỉ phương ba năm mới xong, và do vậy mà được phong thưởng - Được Nước Lớn ban thưởng.
- Hào 5: có điềm tốt cho việc qua sông, (hoàn toàn) không phải băn khoăn về điều gì trước đó nữa - Không hối gì. Ý chí, niềm tin của người thực hiện được toả sáng, (làm) người khác tin tưởng (vào thành công) - Cái sáng rực của Người quân tử ,(là ) được tin tưởng, do vậy mà phê mở. (nên tiến hành qua sông lớn)
- Hào 6: lòng tự tin lên cao, có thêm sự kích thích, nên có sự thái quá - Lòng (tự) tin có (nhiều) nên uống rượu, không (sợ) lỗi lầm. Do vậy, khi làm sẽ dễ chủ quan mà gặp rủi ro lớn, không có kết quả tốt - Ướt cả đầu, dẫn đến đánh mất lòng tin.(của bản thân cũng như của người khác)
Thanked by 3 Members:
|
|
#327
Gửi vào 18/08/2014 - 18:01
Đó là ngày 29 tháng 9 năm 1998, khi nhóm nghiên cứu do Giáo sư J.Y Chu đứng đầu công bố công trình nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc với nội dung sau:
1. Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra từ Đông Phi khoảng 160.000 đến 200.000 năm trước.
2. Người tiền sử từ châu Phi băng qua Hồng Hải, men theo bờ biển Ấn Độ dương tới Việt Nam 60.000 đến 70.000 năm trước.
3. Tại Việt Nam, họ hòa huyết, tăng số lượng rồi 50.000 năm trước di cư ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, tới Ấn Độ. 40.000 năm trước, khí hậu phía bắc được cải thiện, họ đi lên Trung Quốc và khoảng 30.000 năm trước vượt qua eo Bering sang chinh phục châu MỸ.
Hà Văn Thùy trong cuốn "viết lại lịch sử Trung Hoa" đã cho rằng:
- Trái ngược với niềm tin vững chãi trong giới ngữ học quốc tế theo giả thuyết của nhà ngữ học Thụy Điển Bernhard Karlgren cho rằng tiếng Trung Hoa thuộc ngữ hệ Hán Tạng, rằng tiếng Việt vay mượn 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa; với nhiều bằng chứng khó phản bác, tác giả chứng minh, tiếng Trung Hoa là tiếng Việt cổ được nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance) và không hề có cái gọi là ngôn ngữ nguyên Hán Tạng (Proto Sino-Tibetan)
Sách bán qua Amazon.
Thanked by 3 Members:
|
|
#328
Gửi vào 19/08/2014 - 12:07
* Nhận xét: các quẻ trên thể hiện những trạng thái có tính chất tương đối đặc biệt
- Trừ quẻ Vị Tế, các quẻ còn lại đều có cấu trúc tên quẻ không được sử dụng trong lời hào.
- Chứa đựng trong quẻ, tên quẻ khái niệm tiểu / đại, theo nghĩa nhỏ / lớn, nhưng cũng có thể hàm ý cả khái niệm Âm / Dương
- Nếu xét ở khía cạnh " biên độ dao động" thì nhóm quẻ trên có thể coi như hai "đồ thị" có sự dao động quanh một trục ngang, có điểm khởi đầu, cân bằng, min-max, kết thúc và lại mở. Trong đó, Kiền - Khôn là cặp quẻ mở đầu chu kì; các quẻ "Đại" có biên độ max, các quẻ "Tiểu" có biên độ min; các quẻ Thái, Trung Phu là điểm cân bằng; và cặp Ký Tế/ Vị Tế là điểm kết thúc và mở lại chu kì khác:
+ Thái có thể coi là điểm cân bằng, điểm giao thoa cho cặp Kiền - Khôn, là điểm cân bằng/ giao thoa của trạng thái tự nhiên, của Trời - Đất.
+ Trung Phu có thể coi là điểm cân bằng cho trạng thái không gian tinh thần của con người.
+ Các quẻ "Đại" có biên độ max, vượt quá so với biên độ thông thường, đòi hỏi phải có sự ứng xử riêng.
+ Các quẻ "Tiểu" có biên độ min, là biên độ dao động rất tinh tế, nhằm ứng xử với trạng thái khác thường.
+ Ký Tế là điểm kết thúc cho một chu trình / một việc.
+ Vị Tế có thể coi là điểm mở mới cho một chu trình / một việc do sự gián đoạn của nó, hoặc cũng coi là điểm mở cho một thời kì khác (vì chu kì cũ không khép lại - không đạt Ký Tế, nên mặc nhiên coi là chuyển sang chu kì khác)
** Nhận xét:
- Cặp Kiền - Khôn: dù không gian được miêu tả khá cụ thể trong lời hào, nhưng có thể ẩn sâu trong lớp vỏ ngôn ngữ là sự biểu đạt một sự "không giới hạn" về "biên độ dao động", về không - thời gian của trạng thái thiên nhiên, của chu kì Trời - Đất.
- Các quẻ "Đại": có tính chủ động trong sự ứng xử với "biên độ dao động"
+ Đại Hữu: sự "có" nhiều/ lớn vượt quá mức, nên cần có sự ứng xử phù hợp với trạng thái này chăng? Sử dụng được "biên độ" của trạng thái thông qua việc xây dựng một "cỗ máy cái" để chuyển hoá dòng "năng lượng vật chất - sự có lớn" này thành cái cụ thể.
+ Đại Súc: nuôi dưỡng và tích trữ một nguồn lực lớn quá mức, vậy nên cũng cần có ứng xử phù hợp chăng? để tích tụ, để chứa đựng một "biên độ - lực lượng quá lớn" và sử dụng trong tương lai.
+ Đại Quá: trạng thái có "biên độ" đã vượt quá cả sự lớn lao, vậy nên cũng cần có ứng xử phù hợp chăng? để có thể gánh vác, chống đỡ về cả tinh thần lẫn thực tế, nhằm tránh sụp đổ?
+ Đại Tráng: trạng thái cương mãnh quá lớn về tinh thần, cực kì khó kiểm soát, vậy nên cũng cần có ứng xử phù hợp chăng? để dụng đúng "biên độ" vào mục đích tốt hơn.
- Các quẻ "Tiểu": có cả sự chủ động lẫn bị động (chịu ảnh hưởng tương tác bên ngoài) trong ứng xử
+ Tiểu Súc: "biên độ dao động" đòi hỏi rất tinh tế, nhỏ, chậm rãi để thích ứng dần dần với trạng thái thực tế có sự kìm hãm, sự gò bó, sự căng thẳng, sự hạn chế cả về không gian thực tế lẫn không gian tinh thần (Vậy nên quẻ này được giảng là kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu.)
+ Tiểu Quá: "biên độ dao động" cũng đòi hỏi rất tinh tế, nhỏ, có sự kìm chế (đứng im hay chuyển dịch nhỏ) trong tương tác với thực tế, để không vượt quá "biên độ" cho phép dẫn tới thiệt hại.
*** Nhận xét:
- Giả sử đặt thêm hai biên độ "Tiểu" là Tiểu Hữu và Tiểu Tráng:
+ Tiểu Hữu: sự "có" nhỏ hơn mức thông thường, là sự có về thực tế mà hầu như đối tượng nào cũng có thể sở hữu. Vậy nên, có cần thiết phải đặt riêng cách ứng xử với một "biên độ" có tính khá "tầm thường" như vậy?
+ Tiểu Tráng: vấn đề đặt ra có tính trái ngược với bản chất của sự "Tráng", vốn hiển nhiên là sự mãnh liệt, thì lấy đâu ra được sự "cương mãnh nhỏ" bây giờ? Có chăng thì trái ngược với sự "Tráng" là một sự "tiểu khí" chăng? Vậy nên, có cần thiết phải đặt riêng cách ứng xử với một "biên độ" có tính " trái ngược bản chất" như vậy?
- Chu Dịch không đặt thêm hai biên độ "Tiểu" như trên (cho cân xứng với biên độ "Đại") là có lý! (do vậy mà Chu Dịch cũng có tính chất ngăn ngừa "tiểu đại nhiều quá" chăng - tức "tiểu bậy nhiều quá" )
Thanked by 3 Members:
|
|
#329
Gửi vào 21/08/2014 - 17:31
* Nhận xét:
- "Đầu vào" của các môn Tử Vi, BTHL, Tử Bình đều dựa trên yếu tố Năm - tháng - ngày - giờ và giới tính, nhưng các môn này có nguyên lý thiết lập và luận giải khác nhau. Có thể coi các môn như các khía cạnh khác nhau của cùng một người/ hoặc một nhóm người có chung yếu tố "đầu vào" như trên, hay nói cách khác là các mặt khác nhau của một thể thống nhất.
- Mỗi môn đều có tính chính xác riêng, và vấn đề đặt ra là có hay không sự "liên thông hay tương tác" nào đó giữa các môn này, và có thể ứng dụng tương tác này hay không trong việc xác định các xu hướng hay biến cố của cá nhân?
- Có lẽ nhiều người hay "vướng" truớc một lời hào nào đó và có thể có cảm giác "mất định hướng" chăng?
- BTHL cho ta một cảm giác tương tự như "gọt chân..." khi nghiệm lí về một chu kì nào đó (như tiểu vận năm, tháng...), điều này có thể xuất phát từ tính "triết học" sâu và rộng của Chu Dịch, khiến ta có cảm giác như "nó" luôn đúng? Vậy đứng trước một quẻ, một hào ta nên ứng xử ra sao, khi mà lời quẻ , lời hào rất cô đọng, và có thể khó nắm bắt cũng như vận dụng trong thực tế?
** Nhận xét:
- 12 cung địa bàn của lá số Tử Vi có thể coi là sự phản ánh khá đầy đủ/ hặc đầy đủ cho các mối quan hệ của một cá nhân, và nó có tính "đại diện" về lý thuyết cho vận mệnh của cá nhân đó.
- Cá nhân đó cũng có một "lá số" BTHL tương ứng, và họ có sự "thắc mắc" với việc vận dụng lá số BTHL này.
- Để "hoá giải" vấn đề, cá nhân đó có thể hướng "lá số" BTHL của mình sang các cung số TV, do tính "thống nhất" của chúng đối với cùng một cá nhân có chung yếu tố "đầu vào".
- Cụ thể với một lời hào nào đó, cá nhân có thể vận dụng nó với 12 cung TV, tuỳ theo mục đích mong muốn của cá nhân đó trong vận được đại diện bởi lời hào:
+ Họ có thể vận dụng lời hào trong ứng xử với các cung số TV thuộc nhóm nhân thân như: huynh, phu thê, tử, phụ mẫu, phúc, tật. Hoặc vận dụng chúng với các cung có tính chất "đối ngoại" như di, nô, quan, điền, tài, hoặc cũng có thể vận dụng cho chính bản thân, tức cung Mệnh. Sự vận dụng này tuỳ thuộc sự coi trọng của cá nhân đó đối với các mối quan hệ của bản thân theo chu kì quy ước bởi lời hào.
+ Thí dụ minh hoạ: một người có tiểu vận năm là hào 5 quẻ Nhu, lời hào hàm ý: "giữ đạo lâu năm, việc thành đạt" thì họ có thể băn khoăn thế nào là "giữ đạo lâu năm", tại sao khi "giữ..." thì "việc thành đạt", "việc" ở đây là việc gì, "thành đạt" là như thế nào?
+ Khi đó, tuỳ theo mong muốn của bản thân, họ có thể vận dụng lời hào cho các cung trên lá số TV tương ứng của họ. Nếu họ quan tâm nhiều tới việc làm ăn thì họ hướng việc ứng xử theo lời hào vào cung Quan, hay cung Tài (vì hai cung này liên quan nhiều tới mong muốn của họ). hoặc họ cũng có thể vận dụng vào các cung khác, hoặc là sự tổng hợp một vài cung...
+ Đồng thời, họ cũng có thể nhờ một người giỏi TV xem thêm cho họ về xu thế của năm đó trong việc làm ăn.
+ Kết hợp hai yếu tố trên sẽ mang đến cho cá nhân đó một xu thế, hay biến cố có xác suất khá cao, và họ có thể vận dụng theo.
*** Nhận xét:
- Vai trò của TB nằm ở khía cạnh tạo sự cân bằng cho Âm Dương Ngũ Hành của tứ trụ, và nó có thể tương tác với yếu tố trị số Âm Dương trong BTHL. Sự cân bằng của tứ trụ sẽ giúp cho dòng khí lực được cân bằng và vận hành thuận lợi, giúp nâng cao vị - thế cho cá nhân khi vận dụng lời hào trong ứng xử.
- Sự vận hành đúng đắn theo lời hào sẽ tương tác trở lại với các cung số TV, hay các yếu tố của TB, tạo ra một kết quả thuận lợi cho cá nhân (do thuận theo "Thời"), và sẽ tạo ra một sức mạnh cho vị - thế của cá nhân khi chuyển sang một chu kì/ tiểu vận mới.
- Theo hướng trên, mỗi cá nhân có thể kiểm nghiệm tương đối dễ dàng về tính "chính xác" của vận mệnh bản thân theo BTHL. Ngoài ra, họ có thể kết hợp phối kiểm kết quả theo cách xác định quẻ "Diễn biến nhân quả" để đối chiếu. (có lẽ chỉ cần 1 -2 năm là có thể rút ra bài học)
- Để kiểm nghiệm hết 384 hào, có lẽ cần tối thiểu từ 4 - 6 nguời có "lá số" BTHL khác nhau hoàn toàn, và xin bạn đọc lưu ý rằng mỗi người (dù có chung lá số) đều có sự khác nhau về hoàn cảnh sống cũng như tính cách, do vậy mà có sự khác biệt về mặt kết quả của mỗi chu kì nghiệm lí. Mặt khác, các kết quả đạt được cuối mỗi chu kì lại đóng vai trò là tiền đề về vị - thế cho chu kì tiếp theo, trên cơ sở đó mà mỗi cá nhân lại có ứng xử khác nhau.
ps: một vài suy nghĩ trên chỉ mang tính gợi mở, có thể còn sai sót, nhưng vẫn hi vọng đem lại ích lợi nào đó tới bạn đọc. Thanks
Sửa bởi pth77: 21/08/2014 - 17:35
Thanked by 3 Members:
|
|
#330
Gửi vào 29/09/2014 - 18:04
Quyển này ko bít kiếm đâu giờ? (theo blog luuxuanthanh)
Bác M.X.Hải cũng là người dịch bộ Tây Du Kí (bộ cũ 10 tập, có cả phần thơ)
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() BÁO ĐỘNG ĐỎ: Suy Thoái Đang Nuốt Chửng Nước Mỹ? Sự Sụp Đổ Kỷ Lục Của Niềm Tin Người Dân! |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCT![]() Mời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
![]() |
|
![]() ![]() Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
![]() |
|
![]() Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












