Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#331 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 29/09/2014 - 22:48

Để hỏi tiệm sách cũ.

Thanked by 2 Members:

#332 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/10/2014 - 18:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản dựng tham khảo

Thanked by 5 Members:

#333 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 29/10/2014 - 15:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

coluong70, on 29/09/2014 - 22:48, said:

Để hỏi tiệm sách cũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thiệt hại: 240K. Mua tại nhà sách Quang Huy, đường NTMK, SG.

Em có nhìn sơ qua, Khang Hầu ở quẻ Tấn, cũng được giải thích là một nhân vật lịch sử. Tối rảnh, em sẽ up nguyên văn để mọi người đối chiếu.

Thanked by 4 Members:

#334 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 17/11/2014 - 15:16

Thông tin tham khảo:
- Một số bài viết của ông Hà Hưng Quốc, tác giả cuốn "Việt Dịch". (sách&tác giả cùng ở Mĩ):
+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Sách của tác giả Trần Quang Bình, có sử dụng một số pp toán trong chứng minh:
+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Bonus: Đạo Đức Kinh, bản dịch của ông Lê Anh Minh (a. Ngu Yên có lẽ biết ông này vì ổng có lẽ là đồng tác giả với ông Dương Ngọc Dũng chăng?)
+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ps: các tác giả trên cổ vũ cho Việt Dịch (không tính cụ Lão Tử)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 17/11/2014 - 15:19


Thanked by 2 Members:

#335 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 17/11/2014 - 16:53

Cảm ơn các bạn tiếp tục thông tin cho nhau .Bạn Coluong có thấy gì hứng thú trong quyển Chu dịch từ điển không ?

Thanked by 2 Members:

#336 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 19/11/2014 - 20:51

(Thời gian qua bận quá, với lại, làm biếng mở máy tính lên gõ, nhờ bác Ngu Yen nhắc)
Tấn Quái Từ, trong từ điển Chu Dịch của Trương Thiện Văn có ghi:
Cố Hiệt Cương, người thời gần đây, khi khảo cứu Chu dịch, thấy quái từ, hào từ có chứa đựng nhiều sự thực lịch sử thời Thương, Chu. Ông chỉ ra rằng: Khang hầu trong quẻ này là Vệ Khang Thúc, em của Vũ Vương thời Tây Chu. Ông còn cho rằng câu "Tăng dương vu Dị" (quả Đại tráng), câu "Tăng ngưu vu Dị" (quẻ Lữ) là nói về việc Vương Hợi, tiên tổ của nhà Thương bị mất dê, trâu nước Hữu Dị; câu "Cao Tông phạt Quỷ Phương" (quẻ Ký Tế); câu "Dụng phạt Quỷ Phương" (quẻ Vị tế" là chỉ việc Cao Tông nhà Ân chinh phạt bộ lạc Quỷ Phương; câu Đế Ất quy muội (quẻ Thái, quẻ Quy muội) là chỉ việc Đế Ất nhà Ân gả con cho Văn Vương; câu "Cơ TỬ chi minh di" (quẻ Minh Di) là nói về hiền nhân Cơ Tử cuối thời Ân... (Cố Hiệt Cương - Chu dịch quái hào từ trung đích cố sự đăng trong Yên Kinh học báo - số 6; lại đăng trong Cổ Sử biện, q.3) - Hết trích.

Ở mục Tấn thoán truyện, có đoạn:
"Xét trong Chu dịch có ba quẻ: Tấn, Thăng, Tiệm, đều tượng trưng cho sự 'tiến tới', 'thăng lên' và 'tiệm tiến'. Cả ba quẻ đó, trên những chừng mực nhất định, đều bao hàm nghĩa 'tiến', nhưng nội dung mỗi quẻ không giống nhau. Chu dịch chiết trung đã phân tích một cách ngắn gọn tượng quẻ, tên quẻ như sau: "Quẻ Tấn, như mặt trời mới xuất hiện, ý nghĩa của nó là tối ưu; quẻ Thăng, như cây mới mọc, ý nghĩa của nó đứng hàng thứ hai; quẻ Tiệm như cây đã mọc, cao lớn dần lên, ý nghĩa của nó lại đứng vào thứ nữa. Cứ xem Thoán từ của ba quẻ ấy cũng có thể thấy được" (hết trích).
@bác Ngu Yen:
Em cũng bận, chưa có thời gian đối chiếu với cuốn từ điển, song nghĩ rằng nó khá cần, tiện cho khảo cứu. Hy vọng có thời gian để tra cứu thêm.
Nhân đây, em rất cảm ơn bác Ngu Yen đã mở mục rất bổ ích này, với sự giúp sức của các bạn dịch thuật như QuachNgocBoi... cùng các "ý nhỏ của bạn pth77" bổ sung khiến người đọc suy ngẫm nhiều, lắm khi giật mình kinh ngạc về khả năng tổng hợp, bao quát của tác giả. Em cũng nhờ vậy mà có thể đọc đối chiếu hai bộ Dịch kinh tường giải - Nguyễn Duy Cần và Dịch kinh tân khảo của Nguyễn Mạnh Bảo.

Sửa bởi coluong70: 19/11/2014 - 21:03


Thanked by 3 Members:

#337 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 22/11/2014 - 14:52

nếu được nhờ bạn coluong xem giùm phần Dụng cửu, Dụng lục (thường thì người ta xếp vào cuối các quẻ Kiền và khôn ) xem có gì lạ không .Và quẻ khiêm xem ông Trương có "thấy " bóng dáng của cuộc chinh phục ngôi thiên tử của nhà Chu chăng .

Thanked by 2 Members:

#338 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 14:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 22/11/2014 - 14:52, said:

nếu được nhờ bạn coluong xem giùm phần Dụng cửu, Dụng lục (thường thì người ta xếp vào cuối các quẻ Kiền và khôn ) xem có gì lạ không .Và quẻ khiêm xem ông Trương có "thấy " bóng dáng của cuộc chinh phục ngôi thiên tử của nhà Chu chăng .
Dạ, tối em ở nhà sẽ post lên.

Thanked by 2 Members:

#339 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 18:57

Càn Dụng Cửu:
Lời “Dụng cửu” (dùng chín) của quẻ Càn kèm theo sau 6 hào quẻ càn. Nguyên văn là: “Dụng cửu, kiến quần long vô thủ, cát.” Nghĩa là: Dùng số 9, xuất hiện một đàn rồng lớn đều chẳng tự coi mình là thủ lĩnh, cát tường. Gọi là “Dụng cửu” chính là lấy 6 hào quẻ Càn làm ví dụ, chỉ rõ một phương diện đặc sắc của triết học Chu dịch là lấy “biến” làm chủ, đồng thời trong đó còn chứa được một số nguyên tắc nào đó của phép bói Dịch. Trong quá trình bói Dịch, hễ bói được hào dương thì số của nó hoặc là 7 hoặc là 9, 9 là khả biến, 7 là bất biến, cho nên một trong những nguyên tắc của phép bói Dịch là dùng 9 chẳng dùng 7, có nghĩa là chiêm đoán “biến hào”; nếu bói được 6 hào đều là 9 thì dùng lời hào Dụng cửu làm lời chiêm đoán. Chu Hy – Chu dịch bản nghãi: “Dụng cửu có nghĩa là hễ bói được hào dương thì đều dùng 9 mà chẳng dùng 7. Đại để đó là thông lệ của 192 hào dương của các quẻ. Vì quẻ này thuần dương đứng đầu, nên xuất phát từ đó mà bậc thánh nhân gắn thêm từ ấy vào, để khi gặp quẻ này cả 6 hào đều biến cả thì căn cứ vào đó để chiêm đoán”. “Quần long” (đàn rồng) nói trong lời văn chỉ 6 hào quẻ Càn đều là hào dương và 6 hào đều biến, đều do dương cương biến thành âm nhu bởi vậy lấy biểu tượng đàn rồng chẳng tự coi mình là thủ lĩnh. THượng Bỉnh Hòa – Chu dịch Thượng thị học: “Kiến quần lòng vô thủ, cát: Nói rõ gặp 9 thì có nghĩa là biến. Chín vì sao ắt biến? Số của dương 9 là cực nhiều, nên gọi là “quần” (đàn). Dương cực lại trở về âm, đó là cái lý tự nhiên của trời đất. Càn là đầu, là dương cương đứng đầu các vật, dễ bị các vật ghét; biesn thành Khôn thì không đầu, không đầu thì có thể lấy nhu mà giúp cương, nên “cát”.
(Hết trích)

Càn Dụng Cửu tiểu tượng truyện
Tiểu tượng truyện của lời Dụng cửu của quẻ Càn. Nguyên văn là: “Dụng cửu, thiên đức bất khả vi thủ dã”. Có nghĩa là: “Dùng số 9 có nghĩa là đức tốt của trời chẳng tự đứng đầu. “Thiên đức”: đức của trời, chỉ đức dương cương. Đây là dùng câu “Thiên đức bất khả vi thủ” (đức trời chẳng thể đứng đầu) để giải thích nội hàm tượng trưng câu “kiến quần long vô thủ, cát” của lời Dụng cửu, nói rằng đức dương cương lấy việc chẳng tự đứng đầu, cương mà lại có thể nhu là tốt đẹp. Khổng Dĩnh Đạt – Chu dịch chính nghĩa: “Đức trời cương kiện, nên lấy nhu hòa mà tiếp đãi bề dưới, chẳng thể cậy mình là cương tôn mà đứng đầu các vật, cho nên nói: Đức trời chẳng thể đứng đầu”. Chu Hy – Chu dịch bản nghĩa: “Ý nói dương cưng chẳng là đầu của vật, cho nên sán dương đều biến cát tương”.
(Hết trích)
(T146 – 147)

Khôn Dụng Lục
Lời Dụng lục của quẻ KHôn được phụ vào sau 6 hào quẻ Khôn. Nguyên văn là: “Dụng lục, lợi vĩnh trinh”. Nghĩa là: Dùng số lục (số 6) có lợi cho việc giữ bền trinh chính. Nói “dụng lục”, là lấy sáu hào quẻ Khôn làm lệ, chỉ rõ một đặc điểm của triết học Chu dịch là lấy “biến” làm chính, lại ngụ trong đó một số nguyên tắc nào đó của cách bói Chu dịch. Trong quá trình bói Dịch, bói được hào âm, số của nó hoặc là 8 hoặc là 6. Số 6 thì có thể biến, số 8 thì bất biến. Cho nên một trong những nguyên tắc của phép bói Chu dịch là “dụng lục, bất dụng bát”, tức là xem ở hào biến. Nếu bói được 6 hào đều là “lục” thì lấy lời “dụng lục” mà đoán. Nghĩa của nó ngược với nghĩa dụng cửu quẻ Càn. Chu Hy – Chu dịch bản nghĩa: “Dụng lục, là nói khi bói được hào âm, đều dùng 6 mà không dùng 8. Đây cũng là thông lệ. Vì quẻ này thuần âm mà ở đầu, cho nên phát ra như thế. Gặp quẻ như vậy mà 6 hào đều biesn, thì xem ở lời ấy”. Lời văn nói: “Lợi vĩnh trinh”. Vĩnh: là vĩnh cửu, có nghĩa là “cương kiện”. Có thể bền bỉ giúp cho chính đạo, mà thấy được chất dương cương. Đây nói Khôn nhu mà có thể nhờ cương giúp cho thì có lợi. Qua đó có thể thấy bản chất hào âm trong Dịch có thể dẫn đến tốt thiện cũng chính là ở đây. Khổng Dĩnh Đạt – Chu dịch chính nghĩa: “Lục là nhu thuận, không thể thuần nhu, nên lợi là ở chỗ “vĩnh trinh”. Vĩnh: tức là lâu dài mãi mãi; Trinh: tức là chính, trước sau giữ được trinh chính. Thượng Bỉnh Hòa – Chu dịch Thượng nhi học: “Lục là hào âm, âm cực mà không trở lại thì là quá nhu vậy. Văn ngôn nói: “Trinh cố túc dĩ can sự” (Trinh chính bền bĩ thì đủ để tham gia công việc). “Vĩnh trinh” tức là dương mà cương kiện vậy”. Xét, Dụng cửu quẻ Càn nói là “vô thủ”, tức là cương mà có thể nhu. Dụng lục quẻ Khôn nói là “lợi vĩnh trinh” tức là nhu mà có thể cương. Lão tử đề xướng “cương nhu tương tế” chính là hợp với nghĩa này. Vì vậy, Dụng lục, dụng cửu trình bày một thông lệ của việc bói Dịch, đồng thời cũng biểu lộ triết lý biện chứng của Chu dịch.
Khôn Dụng Lục tiểu tượng truyện
Tiểu tượng truyện của lời Dụng lục quẻ Khôn. Nguyên văn là: “Dụng lục vĩnh trinh, dĩ đại chung dã”. Nghĩa là: Dụng lục giữ vững trinh chính, nói rõ âm nhu coi việc trở lại của cương đại là chốn quy túc. Đây là giải thích nội hàm tượng trưng của lời Dụng lục. “Lợi vĩnh trinh”. “Đại” là nói cương đại”, “dĩ đại chung” là “coi dương làm chốn quy túc”. Ở đây cho thấy Dụng lục quẻ khôn có lý tưởng là nhu mà biết theo đạo cương để vượt lên. Thượng Bỉnh Hòa tiên sinh - Chu dịch Thượng nhi học: “Dương là đại âm là tiểu”, nói “dĩ đại chung” là nói âm cực thì sẽ trở lại dương”.
Hết trích
(T804-805)

Thanked by 3 Members:

#340 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 19:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

coluong70, on 24/11/2014 - 14:41, said:

Dạ, tối em ở nhà sẽ post lên.
Về quẻ Khiêm, em chỉ thấy:
Khiêm lục ngũ tiểu tượng truyện: "Lợi dụng xâm phạt, chinh bất phục dã". Nghĩa là: Có lợi cho việc ra quân đánh dẹp. Ý nói hào Lục ngũ đánh dẹp kẻ kiêu nghịch bất thuận vậy. Đây là giải thích nội hàm tượng trưng của câu "lợi dụng xâm phạt" là lời hào Lục ngũ quẻ Khiêm. Hà Khải - Cổ chu dịch dịch đính hỗ: "Đánh dẹp không phải là hiếu chiến. Chính là để giải thích ý nghĩa của việc đánh dẹp mà dùng đạo Khiêm".

Thanked by 3 Members:

#341 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 19:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 22/11/2014 - 14:52, said:

Và quẻ khiêm xem ông Trương có "thấy " bóng dáng của cuộc chinh phục ngôi thiên tử của nhà Chu chăng .
Khiêm thượng lục:
Lời hào nói: "Minh khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc". Nghĩa là: Tiếng tăm khiêm tốn đã vang ra xa, có lợi cho việc ra quân chiến đấu, chinh phạt nước láng giềng". "Ấp", Hứa Thận - Thuyết văn giải tự thì giải thích là "Quốc/nước". Ấp quốc, theo Khổng Dĩnh Đạt - Chu dịch chính nghĩa, là "ngoại bàng quốc ấp" (nước nằm cạnh ở bên ngoài, nước láng giềng), chỉ vùng đất tương đối gần.
Họ Trương còn giải thích thêm: Minh khiêm, lấy đức đó để ra quân đánh dẹp kẻ kiêu ngược, bất khiêm, và việc đánh dẹp đó lại giới hạn ở "ấp quốc", thì việc làm đó tất có lợi. Chu dịch chiết trung dẫn lời Hà Khải: "việc đánh dẹp này chỉ dừng ở ấp quốc, không dám xâm phạt, đó cũng là tượng của quẻ Khiêm".
Chu Hy - Chu dịch bản nghĩa: có tiếng là cực kỳ khiêm tốn thì người sẽ theo về, vì vậy có thể dùng trong việc ra quân.

Tiểu tượng truyện làm rõ thêm ý:Thượng lục ở ngôi vị cao nhưng cực kỳ khiêm tốn, đủ để cảm hóa mọi người. Cuối cùng, vẫn còn có kẻ kiêu nghịch bất thuận, vì vậy chí hướng ổn định thiên hạ, quy về đạo Khiêm vẫn còn chưa được thực hiện.
(Hết trích)
Xem ra, lời hào/tượng và truyện cho thấy, có ra quân, đánh ở cấp độ "ấp quốc" thì hợp lẽ "ổn định thiên hạ". Nhưng các lời giải thích chỉ mang hàm ý, không rõ bác Ngu Yen dựa vào đâu để có thể suy đoán, mở đường cho cuộc chinh phục ngôi thiên tử của nhà Chu?

Thanked by 3 Members:

#342 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 04:02

Như tôi đã viết , tôi dựa vào các khám phá từ nhiều môn học mới (khảo cổ, văn bản, cổ sử , khoa vạn ...) đang đồng thuận về việc kẻ /những kẻ viết lời Chu Dịch viết chủ yếu những việc thật đã xảy ra vào thời cuối nhà Ân khi nhà Chu hùng mạnh lên và cướp ngôi Đại quân để cho rằng Chu Dịch là do nhà Chu viết ra để nói về lịch sử thành đạt của mình (xem lại ý nghĩa các lời quẻ, hào của quẻ Khiêm) .Vì vậy quẻ Khiêm theo tinh thần đó là quẻ viết đầy đủ nhất về sự lớn mạnh cho đến sự thành công cuối cùng rồi đến sự ngăn chặn được sự phản động quật lại của nhà Ân (cho thấy Chu Dịch ngừng viết về nhà Chu vào khoảng cuối đời Chu công, đầu đời Thành vương).

Thanked by 2 Members:

#343 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 05:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 25/11/2014 - 04:02, said:

Như tôi đã viết , tôi dựa vào các khám phá từ nhiều môn học mới (khảo cổ, văn bản, cổ sử , khoa vạn ...) đang đồng thuận về việc kẻ /những kẻ viết lời Chu Dịch viết chủ yếu những việc thật đã xảy ra vào thời cuối nhà Ân khi nhà Chu hùng mạnh lên và cướp ngôi Đại quân để cho rằng Chu Dịch là do nhà Chu viết ra để nói về lịch sử thành đạt của mình (xem lại ý nghĩa các lời quẻ, hào của quẻ Khiêm) .Vì vậy quẻ Khiêm theo tinh thần đó là quẻ viết đầy đủ nhất về sự lớn mạnh cho đến sự thành công cuối cùng rồi đến sự ngăn chặn được sự phản động quật lại của nhà Ân (cho thấy Chu Dịch ngừng viết về nhà Chu vào khoảng cuối đời Chu công, đầu đời Thành vương).
Vậy các lời quẻ Khiêm ở từ điển có thể hiện góc nhìn mới như anh Ngu Yên trình bày?
Em thắc mắc, nếu tìm được Liên sơn và Quy tàng, hào từ sẽ khác?

#344 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 12:35

Em bổ sung thêm mấy ý về quẻ Tiểu Súc:
- Sự kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu cho thấy một chiến lược, một tầm nhìn của chủ thể trong hoàn cảnh khắc nghiệt của quẻ.

- Lời quẻ cho thấy đã có sự lựa chọn chiến lược - Nuôi cái đức nhỏ, nhưng vẫn cần thêm sự trợ giúp về tâm linh - cầu nguyện, để có thể kiên trì giữ vững niềm tin khi có một "cảm nhận" về một tương lai còn mờ mịt - Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây của ta .
- Hào 1: thời sơ, mặc dù đã có chiến lược nên phê mở, nhưng chủ thể vẫn còn "cảm thấy" một sự phân vân trong tâm trí cho sự lựa chọn đó - Trở lại đạo (trong ) ta thì lỗi gì ? (một câu hỏi tu từ)
- Hào 2: vì có sự phân vân nơi hào 1, nên thời này cần có sự tác động quyết liệt hơn để xác quyết tư tưởng - chiến lược, do vậy mà cần có sự Giật dắt trở lại. Phê mở là vẫn thuận theo sự lựa chọn trước đó (nay chỉ khẳng định lại quyết tâm)
- Hào 3: một sự rủi ro xảy đến - Xe long trục - khi mọi sự của tiến trình (có thể) đang rất thuận lợi , khiến cho chủ thể có chút nghi hoặc, khó chịu, như Vợ chồng trái mắt .(có sự không hài lòng, nghi hoặc, có thể đổ lỗi cho nhau gây nên rủi ro đó)
- Hào 4: sau một sự cố, chủ thể vẫn tạo dựng được lòng tin (trên thực tế) , giảm được áp lực nguy hiểm (nơi đối thủ), nên phê không lỗi.
- Hào 5: lòng tin đã được khẳng định (từ đối thủ) - Có lòng thành tín ràng buộc, nên có thể nhận được sự trợ giúp hữu ích (từ chính đối thủ), do vậy mà có thể phát triển - Giàu lên nhờ láng giềng. (tương tự như "giàu vì bạn...")
- Hào 6: thời mạt, đã có sự giải toả về mặt tinh thần (nhờ có giai đoạn hào 4,5) - Mưa rồi! nghỉ ngơi. Chủ thể đã (có thể) hoàn thành được chiến lược ban đầu, nay được hưởng thành quả - Chở đức cao / giữ chức lớn. Việc này nếu là đàn bà thì có thể không hoàn thành được nên phê là nguy. Tuy nhiên, đây mới chỉ "dừng" ở mặt giải toả tinh thần, còn trên thực tế vẫn cần cẩn trọng giữ gìn thành quả, đừng vội vàng hành động mà làm hỏng kết quả đạt được - Quân tử đi đánh dẹp thì xấu, vì vẫn chưa đến thời điểm thích hợp - Trăng sắp rằm,

* Bàn thêm về hào 6:
- Mưa rồi! nghỉ ngơi: dấu hiệu cho thấy sự giải toả tâm trạng ra khỏi trạng thái thực tế có sự kìm hãm, sự gò bó, sự căng thẳng, sự hạn chế cả về không gian thực tế lẫn không gian tinh thần, sau một quá trình kiên nhẫn chịu đựng và thực hiện chiến lược (của 5 hào trước đó)
- Thượng đức tái - Chở đức cao / giữ chức lớn: cái đạo được nuối dưỡng từ hào sơ đã tích luỹ mà thành, giúp chủ thể khi thoát khỏi hoàn cảnh của quẻ (thoát khỏi thời mạt) có thể đạt tới một nền tảng mới cao hơn, sẵn sàng đảm nhận được vai trò lớn hơn (tích luỹ, nuôi dưỡng đã lâu, nay mang ra sử dụng)
- Phụ , trinh lệ - đàn bà , điềm nguy: chọn dịch là đàn bà do:
+ đặt trong bối cảnh riêng của quẻ, khi so với hào 3, nhận thấy có sự khác biệt trong cách dùng từ: thê - phụ. Điều này có lẽ nhằm nhấn mạnh vào chủ thể của từng tình huống là cần có sự khác biệt: nơi hào 3 chỉ ra một trạng thái, sự kiện có tính thuần tuý so sánh, gắn với một chủ thể không tách rời khác; còn hào 6 là có sự so sánh mang tính nhấn mạnh nơi chủ thể của toàn quẻ (có thể là Văn Vương - người quân tử), một chủ thể có tính độc lập.
+ đặt trong bối cảnh cụm từ Thượng đức tái. Phụ , trinh lệ, nhận thấy: như phân tích ở trên, Thượng đức tái là kết quả mà chủ thể đạt được sau một quá trình gian nan, mà chủ thể ở đây là một người quân tử (nam nhi đại trượng phu), nên nếu chủ thể là đàn bà thì sẽ khó đạt được kết quả như vậy (do quan niệm thời xưa, do tính cách...mà đặt vấn đề như vậy về năng lực của phụ nữ trong hoàn cảnh cụ thể của quẻ, mặc dù hoàn toàn có thể có ngoại lệ trên thực tế)
- Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu: hàm ý chính yếu của mệnh đề (có lẽ) nhấn mạnh rằng chưa đến thời điểm chủ thể được giải toả toàn diện trên thực tế, mà mới chỉ trong tâm trí, mối nguy vẫn còn tiềm ẩn trên thực tế - là một lời nhắn nhủ:
+ Trăng sắp rằm: chưa đến thời điểm tròn, đẹp nhất của trăng rằm, nên nếu lấy trăng rằm làm "điểm mốc" thì mệnh đề hàm ý chính yếu về thời điểm có thể hành động của chủ thể.
+ mệnh đề này (có thể) độc lập với mệnh đề mưa rồi, vì thời điểm mưa rồi có thể không liên quan với thời điểm trăng sắp rằm. Nhưng cũng có thể là sau khi trời mưa thì trời quang mây, trăng (sắp đến) rằm lại hiện ra - một sự tiếp nối thuần tuý về mặt thời tiết.
+ Trăng sắp rằm: nếu là thời điểm khí âm đang vượng, thì trong bối cảnh của hào, nếu chủ thể hành động (chủ thể là nam nhi, tượng cho dương khí, nhưng lại ở vị thế bất lợi) thì rõ ràng là không nên - Quân tử đi đánh dẹp thì xấu (vì dương khí mong manh làm sao "địch" được âm khí đang vượng)

** Bàn thêm về hào 5:
- Hào 5 quẻ này cũng tương tự hào 5 quẻ Trung Phu, nhưng vị thế chủ thể quẻ Tiểu Súc lại " thấp hơn" so với đối thủ, trong khi quẻ Trung Phu thì lại "cao hơn", nên hào 5 quẻ Tiểu Súc chủ thể phải (được) nhờ vào đối tác.

*** Một trường hợp minh hoạ khác: Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan, viết " Bình Ngô sách", cùng Trần Nguyên Hãn về với Lê Lợi.

Sửa bởi pth77: 25/11/2014 - 12:56


Thanked by 2 Members:

#345 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 16:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

coluong70, on 25/11/2014 - 05:43, said:

Vậy các lời quẻ Khiêm ở từ điển có thể hiện góc nhìn mới như anh Ngu Yên trình bày?
Em thắc mắc, nếu tìm được Liên sơn và Quy tàng, hào từ sẽ khác?
Rất tiếc là Trương Thiện văn giữ cái nhìn thủ cựu mặc dù đã cho biết một số thông tin về Cổ sử ( Cố hiệt Cương tìm thấy tài liệu từ Sơn Hải kinh và Trúc thư kỷ niên ).Theo tôi biết hiện nay đa số các học giả TQ giữ cái nhìn thủ cựu.Vài người có quan điểm mới , chia làm 2 phái :
1/ hoàn toàn mới và biến Chu Dịch thành một cái nhìn rời rạc như Cao Hanh (ông này đi theo Duy vật sử quan)
2/ Dựa vào các khám phá mới nhưng thường không đẩy đi đủ xa và toàn diện , như Lý Đại Dụng , Wang Dong Liang (xưa như Chu Phác An thì tôi không có tin tức). Ngay cả Javary so với tôi cũng không đẩy Chu Dịch đến mức như là một cuốn sách của hoàng tộc Chu nửa là sử, nửa là túi khôn chính trị, văn hóa.
Ngoài ra có những người theo mới nhưng không diễn giảng mà chỉ theo chuyên môn của mình như văn bản học ( Trương Chính Lang).

@pth77
Suy nghĩ của pth thật hay và làm giàu thêm sự hiểu của quẻ này dù hào này vốn đã được Chu Hi hiểu trong bối cảnh Tây Bá bị cầm ở Dữu.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |