Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#346 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/11/2014 - 23:58

Em bổ sung chút:
- Suy nghĩ chính yếu vẫn là dựa trên trường hợp Tây Bá thôi (nên có lấy thêm trường hợp của cụ Nguyễn Trãi, cũng là một người đặc biệt,có vai vế, để minh hoạ), nhưng tại mes này em muốn thử mở rộng cho đối tượng có tính "đời thường" hơn, nên sử dụng cụm từ có tính chung chung như: chủ thể, đối thủ...

Thanked by 1 Member:

#347 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 26/11/2014 - 00:32

- Nếu nhìn nhận thêm dưới góc độ BTHL thì nhận thấy: tháng 10, quẻ Nguyệt lệnh là Khôn, khí âm vượng nhất; trong khi đó với quẻ Tiểu Súc thì Nguyệt lệnh thuộc tháng 11 - ứng với quẻ Phục, dương khí mới sinh - thì (có thể) thấy rõ hơn tính thời điểm cần "tránh" của hào 6 khi khí âm đang tiến tới thời điểm vượng nhất.

Thanked by 3 Members:

#348 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 29/11/2014 - 16:59

Thông tin thêm:
- Trang về Việt Dịch của Hà Hưng Quốc
+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#349 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/01/2015 - 15:11

Thông tin bổ sung:
- Một đoạn trích về những trải nghiệm/ kinh nghiệm sống (có thể) minh hoạ thêm cho quẻ Khảm (từ facebook của một hoạ sĩ):
"Sau này, chứng kiến và biết rất nhiều người khi lâm vào những hoàn cảnh bức bách, khó khăn thậm chí tuyệt vong và đau khổ đã không tìm được cách vượt qua ... Ngày xưa, mình vốn là một thằng rất "công tử" và cực kỳ nhát gan ... "bị" số phận ném thẳng xuống tận đáy cùng, chới với đi giữa lằn ranh sống và chết rất mỏng manh và được dạy cho những bài học xương máu để tự mình đứng dậy và đi qua ... Dĩ nhiên đó là những bài học vô giá, ít người có được ... Tuy nhiên, cần hiểu một điều : Trong bất cứ hoàn cành nào, dù bi thảm hay đau khổ cách mấy cũng đều có cách thoát ra, miễn là nhìn thấy bản chất của khó khăn và chấp nhận thực tế ... Thực tế chẳng bao giờ như mình nghĩ, mình muốn ... nó xù xì như vách đá, đôi khi dựng đứng sừng sững cheo leo trước mặt : Hoặc vượt qua, hoặc buông tay rơi xuống.!"
:
"Bạn không thể tìm cầu sự tĩnh lặng, bình an ở bất cứ đâu nếu tâm bạn không tĩnh lặng, bình an ...
Không có phương pháp nào thật sự hữu hiệu giúp tâm hồn mình an lạc giữa gió bụi cuộc đời ...
Trừ khi, bạn được "rèn luyện" trong môi trường mà mình cảm thấy lạc lõng, bơ vơ và bị xem thường ... Có những môi trường khắc nghiệt nhưng vô cùng hiệu nghiệm để gột rửa "cái tôi" mà không nhất thiết phải là chiến tranh ...
Kiến thức chỉ là cái đến từ bên ngoài, nó không phải "tài sản" của riêng mình và giá trị của nó là hữu hạn.
Tri kiến tuệ giác mới là "của mình" và giá trị của nó là vô hạn ...
Điều đó chỉ xuất hiện khi bạn thấy rằng : Mình = Không.!"


- Hình ảnh tiêu mòn, rơi rụng của cái giường trong quẻ Bác có lẽ cũng còn là biểu tượng cho sự trơ trụi, trống trải, bần hàn. (ta liên tưởng tới hình ảnh một căn nhà trống trải với chỉ một cái giường cũ nát)

Thanked by 2 Members:

#350 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 29/01/2015 - 17:52

Em bổ sung thêm mấy ý về quẻ Bác:
- Xét ở nghĩa thu thuế thì có thể:
+ hào 1&2: việc thu thuế nặng khiến gia cảnh (tượng như căn nhà với cái giường) dần dần trở nên trống trải, suy sụp, bần hàn, do vậy mà chủ thể thấy mê sảng - một trạng thái tinh thần (có thể) do lo lắng, bấn loạn vì sưu thuế nhiều, không có nguồn nộp, hoặc nộp không đủ, hoặc quá nhiều
+ hào 3&4: hậu quả của hào 1&2, trong đó h3 là không còn gì cả để nộp - giường gãy, nên phê không lỗi chăng? Còn hào 4 thì việc truy thu quá nặng nề, tựa như "bóc lột đến tận xương tuỷ" vậy, (có thể) gây ra sự phản kháng của chủ thể (vì bị rơi vào đường cùng), do vậy mà phê hung chăng?
+ hào 5&6: hào 5 thì nên ban bố ân thưởng (có thu thì có chi hợp lý). Hào 6 thì như khoan thứ sức dân vậy - quả lớn không ăn, có lẽ dành cho người cầm quyền chăng (tương ứng vị vương và trưởng lão), để giữ được cái gốc bền vững, không gây loạn lạc trong dân, là sự lựa chọn ứng xử giữa quân tử và tiểu nhân - Quân tử được xe, tiểu nhân đổ nhà.

Sửa bởi pth77: 29/01/2015 - 17:57


Thanked by 1 Member:

#351 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/01/2015 - 12:24

Một khảo sát nhỏ:
- Hệ thống Chu Dịch có thể phân tách thành 2 phần riêng biệt mà không gây ra sự "rắc rối" nào chăng ?
+ hệ biểu tượng 64 quẻ 6 hào (i)
+ hệ tên quẻ + lời quẻ + lời hào (ii)
- Có thể suy từ chính hệ thống Chu Dịch trên (từ cấu trúc sử dụng tên quẻ trong lời quẻ, lời hào) để chứng tỏ rằng Chu Dịch là một hệ thống nhất quán, đồng bộ của hai cấu thành (i) và (ii), không có mối liên hệ với các đơn quái 3 hào chăng?

- Nhận thấy 64 quẻ 6 hào (i) có ít nhất hai cách hình thành:
+ theo hệ thuyết Âm - Dương, hình thành thông qua 8 quẻ đơn chồng quái. (i*)
+ trên cơ sở sắp xếp, hoán vị có tính toán học của cặp tiểu / đại (i**)
- Trong (i*), đơn vị hình thành quẻ 6 hào là các quẻ đơn 3 hào, có tên riêng từng quẻ, có "Tượng" riêng, nhưng không thấy có lời riêng cho quẻ hay hào. Nhận thấy trong Chu Dịch, hệ tên riêng, "Tượng" riêng của các quẻ đơn này không thể hiện vai trò mật thiết và rõ rệt trong các lời quẻ, lời hào, trừ ở các quẻ thuần. Để chứng tỏ rõ hơn vai trò của các quẻ đơn trong (ii), có lẽ cũng cần phải giải thích một vài thí dụ có tính phản biện như:
+ quẻ Nhu: tên quẻ - từ "Nhu" - được sử dụng từ hào 1 đến hào 5, nhưng tên, "Tượng" của hai quẻ đơn "Khảm" và "Kiền / Càn" thì không thấy được sử dụng ?
+ hay trong cặp quẻ Truân, Khuê: tên quẻ được sử dụng cùng ở hai hào 4&6, nhưng hai hào này lại nằm ở hai quẻ đơn khác nhau là "Khảm" và "Ly", là hai "ngoại quái" của quẻ kép, thì cũng không thấy vai trò của tên, "Tượng" quẻ đơn ?
...
- Trong (i**), đơn vị hình thành quẻ 6 hào là cặp tiểu / đại, là cặp biểu tượng, không cấu thành nên các đơn vị có tên riêng như quẻ 3 hào, trực tiếp hình thành quẻ 6 hào. (Có mối liên hệ nào giữa cặp tiểu / đại này với tên các quẻ như : Tiểu Súc, Đại Súc...?)

- Nhận xét:
+ (i) hoàn toàn có thể được hình thành từ các quẻ đơn, nhưng nó là một hệ thống độc lập với Chu Dịch - hệ thống thuyết Âm - Dương, và có điểm chung với Chu Dịch là cùng có hệ thống (i).
+ hệ thống 8 quẻ đơn không có vai trò nhiều trong việc hình thành nên (ii) của Chu Dịch, đặc biệt thể hiện ở vai trò tên, "Tượng" quẻ đơn.
+ Chu Dịch là hệ thống đồng bộ của (i) và (ii), không thể tách rời.

Sửa bởi pth77: 30/01/2015 - 12:30


Thanked by 4 Members:

#352 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3282 Bài viết:
  • 7730 thanks

Gửi vào 02/02/2015 - 00:01

Chúng ta nên nhớ là bói Dịch bằng cỏ thi có từ thời Chu theo sách cổ , các lời quẻ, hào toàn nói chuyện nhà Tây Chu thêm đối thủ là nhà Ân thì hệ thống i ** chỉ có thể ra đời vào thời Tây Chu , sau Chu công ,Vậy còn bói bằng xương là có từ đời Ân - Thương , cho nên giả thuyết được các nhà khoa học công nhận hiện nay là các quẻ 6 hào có trước các lời và đến từ các vết nứt trên xương bò, mai rùa thời của các người như Vu Hàm.

Thanked by 4 Members:

#353 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 02/03/2015 - 18:13

Tiếp tục khảo sát:
* Ở khía cạnh Chu Dịch là hệ thống đồng bộ của (i) và (ii), không thể tách rời thì có thể nhận xét:
- Về văn bản học thì Chu Dịch "hiện ra" vốn bao gồm cả (i) và (ii) nên lẽ đương nhiên là có sự đồng bộ, không tách rời.
- Chu Dịch "mượn" (i) (giả thuyết được khoa học công nhận) từ một "hệ thống" trước đó, do vậy có thể rút ra một số ý như: (vấn đề có lẽ tập trung nhiều ở (i) vì khi (ii) đã hình thành thì có tính ổn định cao)
+ trạng thái ban đầu của (i) là như thế nào, có giá trị gì; (i) được "mượn" toàn bộ hay một phần; "Người mượn" (i) có hiểu rõ, có sửa đổi hay sáng tạo thêm ... (điều này cho thấy việc đặt ra vấn đề về thứ tự các quẻ như bác VDTD từng nêu cũng là có cơ sở)
+ bên cạnh các nguyên tắc - cấu trúc như: hào 1 là dân, hào 2 là sĩ... hay sơ nan tri, thượng dị tri... thì có thêm mối liên hệ (nguyên tắc - cấu trúc) nào giữa (i) và (ii) nữa không? các nguyên tắc - cấu trúc trên được "người mượn" đặt ra để hình thành nên (ii) hay được rút ra sau này?
+ thí dụ như: việc sử dụng tên quẻ trong lời quẻ, lời hào có được coi là một nguyên tắc - cấu trúc cho việc hình thành (ii); hoặc dường như trong các quẻ nói về "sự hành động" thì cấu trúc này được sử dụng khá nhiều để miêu tả một "tiến trình phát triển" của quẻ, còn những quẻ nói về "các trạng thái" thì cấu trúc này ít được sử dụng hoặc không sử dụng.
- Tuy chưa thể xác định rõ có hay không các nguyên tắc - cấu trúc được đặt ra ban đầu để tạo nên mối liên hệ "mật thiết" giữa (i) và (ii), nhưng có thể nhận thấy trong Chu Dịch có sự "tương ứng 1 - 1" giữa (i) và (ii):
+ một tên quẻ trong (ii) tương ứng với một biểu tượng quẻ trong (i)
+ một quẻ có một lời quẻ tương ứng
+ một biểu tượng hào trong (i) có một lời hào tương ứng trong (ii)

** Từ các nhận xét trên, thử đưa ra một vài giả sử:
- Biểu diễn một quẻ dưới dạng sau, thí dụ:

+ Cách 1 (có tác giả đã đề xuất): Quẻ Mông:
(biểu tượng) 010001
Mông là mông muội , ngu tối, non nớt.Chỉ sự rồ dại của tuổi trẻ và nhu cầu giáo dục. Đây lấy truyện Chu công chú của Thành vương (con Vũ vương) nhiếp chính và giáo dục ông vua con ngỗ nghịch khi vua anh mất .Thành vương khi còn trẻ đã bị chú đầy đi xa một thời gian .
Lời quẻ: Mông.hanh.Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo , tái tam độc , độc tắc bất cáo.Lợi trinh.
hào 1 : Phát mông lợi dụng hình nhân . dụng thoát chất cốc , dĩ vãng lận .
hào 2 : Bao mông cát . Nạp phụ cát .Tử khắc gia.
hào 3 : Vật dụng. Thú nữ . Kiến kim phu , bất hữu cung.Vô du lợi.
hào 4 : Khốn mông, lận .
hào 5 : Đồng mông, cát.
hào 6: Kích mông. Bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.

+ Cách 2: Quẻ Mông:
(biểu tượng): không có
Mông là mông muội , ngu tối, non nớt.Chỉ sự rồ dại của tuổi trẻ và nhu cầu giáo dục. Đây lấy truyện Chu công chú của Thành vương (con Vũ vương) nhiếp chính và giáo dục ông vua con ngỗ nghịch khi vua anh mất .Thành vương khi còn trẻ đã bị chú đầy đi xa một thời gian .
Lời quẻ: Mông.hanh.Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo , tái tam độc , độc tắc bất cáo.Lợi trinh.
thời nhất (sơ) : Phát mông lợi dụng hình nhân . dụng thoát chất cốc , dĩ vãng lận .
thời nhị : Bao mông cát . Nạp phụ cát .Tử khắc gia.
thời tam : Vật dụng. Thú nữ . Kiến kim phu , bất hữu cung.Vô du lợi.
thời tứ : Khốn mông, lận .
thời ngũ : Đồng mông, cát.
thời lục (mạt): Kích mông. Bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu.

- nhận xét:
+ giả định trên liệu có cho thấy sự thiếu "ổn định" của (i) so với (ii)
+ mối liên hệ giữa (i) và (ii) thức sự chưa rõ nét.
+ cần thêm nhiều bằng chứng hơn nữa chăng?
+ mối liên hệ có tính nguyên tắc - cấu trúc giữa (i) và (ii) sẽ giúp ích hơn trong vận dụng BTHL?

ps: link tham khảo về phép bói dịch:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 02/03/2015 - 18:16


Thanked by 3 Members:

#354 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 06/03/2015 - 13:15

Tiếp tục khảo sát:
- (i) có ít nhất hai đặc điểm:(ta đã quen với thuật ngữ Tượng - Số của hệ thuyết Âm Dương)
+ tính biểu tượng - hình ảnh
+ tính toán học - số học (6; 64; 384 = 192/192 ...)

- Nhận xét:
+ khía cạnh toán học: rất khó,đã có rất nhiều hướng phát triển khác nhau. (tuy nhiên, ta có "đồng chí" là Hàn Quốc - link tham khảo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- không rõ Nhật, Đài loan... thế nào ?
+ khía cạnh hình ảnh: (một khảo sát nhỏ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ps: cái hình có tí lỗi ở mục 2, mong mọi người thông cảm

Sửa bởi pth77: 06/03/2015 - 13:22


Thanked by 2 Members:

#355 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 06/03/2015 - 14:22

* Nhận xét:
- Xuất phát từ cặp tiểu/ đại, với ý nghĩa về sự đối lập/ đối nghịch và có thể chuyển hoá lẫn nhau, để phát triển thành nguyên tắc chủ đạo trong việc hình thành Chu Dịch?
- Có thể giả thiết rằng nguyên tắc : "thiết lập các cặp đôi có tính đối lập/ đối nghịch và có thể chuyển hoá lẫn nhau" là chính yếu trong việc:
+ tạo ra các cấu trúc cặp quẻ có tính đối nghịch (tạm gọi là "đối xứng gương") và có thể chuyển hoá trong việc sắp xếp và hình thành (i)
+ tương ứng với cấu trúc (i) là các hình thái ngữ nghĩa trong (ii), với cách thức " tương ứng 1 - 1" (các ngữ nghĩa của các cặp quẻ trong (ii) đa phần cũng hàm chứa nguyên tắc trên, đặc biệt ở nhóm 10 quẻ ngoại lệ)

**Nhận xét:
- Mục 1 (đối xứng gương) và mục 2 (ngoại lệ) trong bản dựng trên có thể chứng minh cho nguyên tắc này được không?
- Mục 2 (ngoại lệ) có thể coi là "phạm vi ứng dụng" của nguyên lí "dụng cửu - dụng lục" ? (lưu ý là ngoài cặp Kiền - Khôn thì 8 quẻ còn lại tạo thành 2 nhóm 4 quẻ có thứ tự liên tiếp nhau)

Sửa bởi pth77: 06/03/2015 - 14:27


Thanked by 2 Members:

#356 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 29/03/2015 - 01:26

Chuyện thời sự:
- Singapore (& Israel) có lẽ là trường hợp minh hoạ rõ nét cho quẻ Phong - sự thịnh vượng (của một quốc gia) cần (và đủ) dựa trên (ít nhất) hai trụ cột chính yếu là: "thủ lĩnh + chính sách" và "thiết lập mạng lưới đồng minh". Singapore có ông Lý Quang Diệu với chính sách phát triển tốt và là nhà sáng lập nhóm Asean, đã trở nên thịnh vượng, đi từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất.
- Tình huống này phần nào cũng có thể cho thấy một chút "sự hạn chế" của Chu Dịch (chủ yếu là do yếu tố thời gian hình thành của Chu Dịch), bởi lẽ sự thịnh vượng ngày nay chắc khó có thể bỏ qua một trụ cột thứ ba là "giáo dục + KHKT, công nghệ", đồng thời cả ba trụ cột này cần đặt trên một nền tảng văn hoá đủ sâu và rộng thì sự thịnh vượng mới có thể bền vững.

- Bàn thêm về BTHL của ông LKY: theo box Tử vi, ông Lý Quang Diệu, 04h30 ngày 16/09/1923 DL, Singapore. (ngoài ra thêm giờ Mão, Thìn)
+ giờ Dần: Độn - Bí
+ giờ Mão: Khiêm - Quan
+ giờ Thìn: Bác - Cấn
- Chỉ xét giờ Mão, quẻ TT là Khiêm, nđ hào 2. Quẻ TT cho thấy ông được thiên thời (nạp giáp) và nhân hoà (chúng theo), còn thiếu địa lợi. Vậy phải chăng khi Singapore bị tách khỏi LB Malaisia thì nhà chính trị họ Lý đã có được địa lợi của mình, hội tụ đủ điều kiện để xây dựng một quốc gia thịnh vượng, mà hậu vận ông có hào nđ là h5 quẻ Quan, "vị" nguyên thủ, ý hào nói rằng: bậc nguyên thủ xét kỹ cách sinh hoạt để trị nước, thì không hổ thẹn với chức vụ?

Thanked by 2 Members:

#357 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3282 Bài viết:
  • 7730 thanks

Gửi vào 30/03/2015 - 00:00

Tôi vừa bổ túc một chút cho quẻ Dự 16 phần lời quẻ và hào 3. Ý nhấnmanh( phải nhân hưng phấn mà sửa soạn lâu dài chứ không nên để xẹp hay vội vã hành động mà không chuẩn bị đủ.

Thanked by 3 Members:

#358 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 09/04/2015 - 15:15

Một khảo sát nhỏ: (về dụng cửu, dụng lục)
* Về mặt văn bản (từ nguyên) thì hai từ "cửu" và "lục" được hiểu ntn:
+ nghĩa là số 9 và số 6?
+ hàm ý hào dương và hào âm?
+ hàm ý về "tiểu / đại" (một nét dài/ một (hoặc hai) nét ngắn; hoặc một sự đối lập/ đối xứng về nghĩa và có thể ở cả bản thân hình ảnh của từ đó - thí dụ như 6 & 9 có sự đảo nghịch)?

** Nhận xét:
- Nếu mang nghĩa là hai số 9 & 6 thì vai trò của nó trong Chu Dịch có lẽ không có nhiều giá trị với tư cách là "dụng cửu - dụng lục" chăng?

- Nếu là sự hàm ý về hào dương, hào âm thì có thể nhận thấy:
+ khái niệm Âm - Dương (hào âm/ dương) đã xuất hiện đồng thời với Chu Dịch, ít nhất ở khía cạnh văn bản, và điều này có phần khác biệt với lịch sử hình thành thuyết Âm - Dương (có từ Tây Hán trở về sau)
+ khái niệm trên (có thể) được bổ sung thêm vào Chu Dịch khi thuyết Âm - Dương hình thành (bổ sung vào thời Tây Hán).
+ giả thiết 1: "dụng cửu - dụng lục" có thể được hiểu là cách thức "vận dụng" hào âm, hào dương trong Chu Dịch.

- Nếu là sự hàm ý về cặp tiểu/ đại (một nét dài/ một (hoặc hai) nét ngắn; hoặc một sự đối lập/ đối xứng về nghĩa và có thể ở cả bản thân hình ảnh của từ đó) thì có thể nhận thấy:
+ có sự nhất quán trong khái niệm/ quan niệm về cặp tiểu/ đại trong Chu Dịch; đồng thời cũng có sự nhất quán về mặt văn bản học của Chu Dịch (với nghĩa là sự xuất hiện đồng bộ, không tách rời).
+ giả thiết 2: "dụng cửu - dụng lục" có thể được hiểu như miêu tả trong cặp Kiền - Khôn của bản dịch (chỉ có giá trị với hai quẻ này).
+ giả thiết 3: "dụng cửu - dụng lục" có thể được hiểu như hai thuật ngữ có giá trị cho toàn bộ các quẻ của Chu Dịch, với hàm nghĩa là sự vận dụng cho từng hào (tiểu-đại/ ngắn-dài...) của mỗi quẻ trong Chu Dịch.

*** Nhận xét:
- Dụng cửu (6 hào dương cùng biến sang âm) : Kiến quần long vô thủ, cát .
dịch : Thấy bầy rồng, không con nào cầm đầu , mở.

hàm ý: vận dụng tốt được một hào dương ( vạch dài/ đại) thì có thể gặp được kết quả kì lạ, may mắn, như được thấy bầy rồng xuất hiện trên bầu trời (được thấy linh vật hiển thị), được điềm phúc lành.
- Dụng lục ( 6 hào âm biến cả thành 6 hào dương):Lợi vĩnh trinh.
dịch: Điềm lợi muôn đời.

hàm ý: vận dụng tốt được một hào âm ( vạch ngắn/ tiểu) thì có thể gặp được kết quả lợi muôn đời.

Thanked by 1 Member:

#359 Thao911

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 422 thanks

Gửi vào 09/04/2015 - 16:08

Xin lỗi mọi ng vì phải chen ngang nhưng vì thăc mac tinh ngũ hành và nạp giáp pháp của các quê nên muốn hỏi ý kiến mọi ng
Lang thang trên mạng thấy trang web này và tình cờ đọc nạp giáp pháp của các quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Muốn hỏi thăm bác Ngụy là: vd QUẺ SƠN ĐỊA BÁC là quẻ Càn cung bát quái thuộc Kim như trong bảng phải ko ?
Cảm ơn mọi người

#360 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3282 Bài viết:
  • 7730 thanks

Gửi vào 10/04/2015 - 03:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thao911, on 09/04/2015 - 16:08, said:

Xin lỗi mọi ng vì phải chen ngang nhưng vì thăc mac tinh ngũ hành và nạp giáp pháp của các quê nên muốn hỏi ý kiến mọi ng
Lang thang trên mạng thấy trang web này và tình cờ đọc nạp giáp pháp của các quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Muốn hỏi thăm bác Ngụy là: vd QUẺ SƠN ĐỊA BÁC là quẻ Càn cung bát quái thuộc Kim như trong bảng phải ko ?
Cảm ơn mọi người

Đúng vậy. Đây là bát cung của Kinh Phòng, phép Bói Dịch dùng nó (có thể đọc tài liệu hướng dẫn của thầy Quảng Đức ở lớp sơ học bói dịch ).Nếu bạn chưa biết thì nên ghi tên học khi Diễn đàn mở khóa học lại.

Sửa bởi Ngu Yên: 10/04/2015 - 03:24


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |