Quên mất, em xin viết mấy ý về quẻ Hàm:
- Hàm là sự "cảm", có lẽ được hình thành nhờ tác động trực tiếp của ngoại cảnh tới giác quan của con người, và/hoặc cũng có thể là sự tự rung cảm của con người trước ngoại cảnh. Quẻ cho thấy sự "cảm" có thể từ xa tới gần, từ thấp tới cao...
- Quẻ có sử dụng hình ảnh về con người và có nhắc tới việc lấy vợ, trên cơ sở đó mà suy đoán vui rằng quẻ khá "sexy", có câu chuyện sau: ( quẻ có lẽ chống chỉ định cho những bạn chưa luyện môn kamas...)
+ Hãy thử hình dung cảnh hai vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn, chồng ôm vợ tâm sự dạt dào tình cảm...chân chàng "cọ" vào chân nàng, khiến nàng cảm thấy nhột ở ngón chân cái. Rồi chàng lại "cọ" cao hơn, tới bắp vế, tới bắp đùi...mọi người tưởng tượng tiếp nhé.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
- Đó là chuyện cảm "sung sướng", giờ là cảm "đau đớn":
+ Bạn nào đã từng xếp hàng mua gạo thời gian khó sẽ thấy: sáng sớm, hăng hái ra xếp hàng, đứng với tâm trạng khá hào hứng. Được một lúc, ngón chân thấy ngứa ngáy, ngọ ngoạy, he, bị kiến cắn rồi. Đứng thêm chút nữa, bắt đầu thấy hơi đau ở bắp chân. Thêm nữa sẽ mỏi ở đùi vì như đứng tấn vậy. Do vậy mà hai tay phải vặn vẹo, vung vẩy...Đứng thêm nữa là đau lưng, và đến gần trưa thì sẽ cảm thấy miệng khô khốc, nhạt nhẽo, má chẩy sệ, mép trễ...sau đó sẽ quyết định "đặt cục gạch".
- Chuyên "cảm" về rèn luyện:
Khi ta tập một môn rèn luyện sức khoẻ (thí dụ yoga chẳng hạn...), ta thường có một bài tập về duỗi chân và cúi gập người xuống, sao cho hai tay bám được vào hai bàn chân. Từ đây, sự "cảm" bắt đầu. Khi bám tay vào hai bàn chân, ta cảm được ở ngón chân cái. Khi gập người xuống nữa, ta cảm thấy đau ở bắp chân. Khi tập cúi sát nữa, sẽ đau ở bắp đùi. Khi đó cần thả lỏng. Dần dần, theo thời gian, khi tập, ta sẽ thấy cột sống được giãn ra, và đến khi đạt được mức cúi gập sao cho mũi, hoặc cằm/ má chạm được vào đầu gối thì ta sẽ thấy sự mạnh mẽ, sảng khoái của cơ thể. Ta cứ thử chút coi.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn