Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#226 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 09/04/2014 - 20:56

Cũng không có mâu thuẫn gì đâu ạ.
Khảm có nghĩa là hố, vũng, vùng trũng sâu, vực sâu, nguy hiểm,...
Đảm cũng có nghĩa tương tự. Có sách còn dùng chữ Quật, cũng có nghĩa là cái hang sâu, cái hốc, ổ, sào huyệt,...

Cho nên 2 câu trên đều cùng một ý nghĩa là: đi vào/ đi xuống/ nhập vào hang hố sâu, chỗ nguy hiểm.

Thanked by 4 Members:

#227 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 18:51

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Tập Khảm:

- Lời quẻ: Tập khảm.Hữu phu, duy tâm , hanh . Hành hữu thượng.
dịch : Tập luyện nơi hiểm trở .Có đức tin, giữ vững lòng, hanh thông.Thực hành dẫn đến vượt qua , vươn lên (khó khăn)

Trên vùng địa lý chủ yếu là thảo nguyên thì nơi hiểm trở có lẽ là những vùng núi non, hang động, vùng có địa hình khó khăn khi di chuyển (có thể cả vùng mặt nước)...Chọn những vùng đó là nhằm tạo khó khăn hơn, nâng "ngưỡng vượt khó" so với tập luyện trên địa hình thảo nguyên bằng phẳng (tập võ/ vật, cưỡi ngựa/ bắn cung...). Tập luyện (có thể bao gồm việc tập luyện, và/ hoặc cũng có thể là những thực tế phải trải qua) cần có đức tin vào bản thân và người hướng dẫn để giữ vững lòng, có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, khó khăn và thực hành nhiều để rèn kĩ năng, dẫn đến vượt qua , vươn lên (khó khăn), vậy nên hanh thông.
- Quẻ có lẽ bao gồm hai ý nghĩa chính yếu:
+ Tập luyện để vượt qua thực tế khó khăn, khắc nghiệt.
+ Tập luyện để rèn cái Tâm can đảm/ can trường.

- Hào 1 : Tập khảm.Nhập vu khảm đảm.Hung.
dịch : Tập luyện nơi hiểm trở.Đi vào hố sâu, hiểm.Đóng.

Mở đầu thời tập khảm, chọn vùng địa hình là nơi hiểm trở để bắt đầu rèn luyện. Chọn cách đi vào hố sâu, hiểm , hàm nghĩa:
+ tập luyên với địa hình thực tế là có hố sâu hiểm trở.
+ bắt đầu đi vào thời kì tập luyện khó khăn, gian khổ, nhiều hiểm nguy, chưa có nhiều kinh nghiệm mà đã chọn ngay việc tập luyện đi vào hố sâu, hiểm thì không phù hợp, nên đóng.

- Hào 2 : Khảm hữu hiểm.Cầu tiểu đắc.
dịch : Trũng có chỗ hiểm.Cầu (việc ) nhỏ thì được.

Chọn điạ hình Trũng có chỗ hiểm để rèn luyện, hào này có lẽ thấy được khả năng thực tế, cũng như rút kinh nghiệm từ hào sơ, nên lựa chọn việc nhỏ phù hợp, tránh vượt quá sức. (Hào đắc trung, lại dương cương, nên có lẽ đủ sức vượt được khó khăn thời kì đầu)

- Hào 3 : Lai chi khảm khảm.Hiểm thả chẩm .Nhập vu khảm đảm. Vật dụng .
dịch : Trước mặt trùng trùng hiểm trở.Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) .Đi sâu vào hố hiểm. Chớ làm.

Chọn địa hình tập luyện vô cùng khó khăn - trước mặt trùng trùng hiểm trở, có thể cho rằng đó là giới hạn tối đa cho sức chịu đựng, do vậy mà có thể:
+ Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) chọn sự nghỉ ngơi, dừng lại không tiếp tục nữa vì có thể vượt quá sức chịu đựng mà gặp nguy hiểm thực tế. (giới hạn tập luyện cho những người còn ít từng trải)
+ Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) .Đi sâu vào hố hiểm: nghỉ ngơi để lấy lại thăng bằng, an tâm, sau đó lại tiếp tục đi vào thách thức, tuy nhiên cần cực kỳ thận trọng.(có lẽ là giới hạn cần phải vượt qua của những người ưu tú, đã từng trải)

- Hào 4 : Tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu.Nạp ước tự dũ .Chung vô cữu.
dịch : Dùng rượu , hai chén, dùng bồn đựng thức ăn.Giao thâu đều qua cửa sổ.Cuối cùng không lỗi.

có lẽ hàm nghĩa:
+ Một bữa ăn giản dị (có hai người khách- chủ) tại lều/ nhà của người du mục sau khi đã trải qua thử thách khó khăn nhất, một sự tưởng thưởng về tinh thần cho người can đảm chăng?
+ Một nghi lễ đơn giản (Dâng rượu quý, hai chén. Dùng vò mà nộp ước. Chủ động mở mang dẫn lối. Đến cuối sẽ không lỗi.) tại lều/ nhà của người du mục, nhằn cầu sự may mắn để tiếp tục vượt qua khó khăn thử thách.

- Hào 5 : Khảm bất doanh , ký kỳ bình.Vô cữu.
dịch : Hố sâu chưa (lấp ) đầy. Chỉ là đã bằng phẳng .Không lỗi.

Đã vượt qua được vùng địa hình khó khăn, hiểm trở, lên được mặt đất bằng phẳng quen thuộc, hàm nghĩa rằng đã vượt qua thử thách trước mắt - Chỉ là đã bằng phẳng. Tuy nhiên, vẫn còn những thực tế khắc nghiệt khác - Hố sâu chưa (lấp ) đầy - luôn chờ sẵn, đòi hỏi cần luôn vững vàng để tiếp tục vượt qua.

- Hào 6 : Hệ dụng huy mặc.Chí vu tùng cức.Tam tuế bất đắc .Hung.
dịch : (Bị) trói chặt bằng dây thừng , dây chão.( giam) trong (tù) có cây gai bao bọc .Ba năm chẳng được.Đóng .

Hào này có lẽ hàm nghĩa một hình phạt thực tế phải chịu đựng khi không vượt qua được thử thách tập luyện. Hoặc đó cũng có thể là một hình phạt dành cho cái tâm kém can đảm, sẽ phải rất lâu mới thoát ra được sự sợ hãi. Hào cuối quẻ nên miêu tả một kết quả của cả thời kì rèn luyện chăng?

ps: + xem lại cấu trúc lều/ nhà người du mục thì họ nấu ăn trong một cái nồi/ máng lớn, nấu tại bếp đặt giữa lều, có ống khói chạy thẳng lên cửa sổ tròn trên đỉnh lều (cửa lấy sáng, thông khí - Giao thâu đều qua cửa sổ)
+ thông tin bổ sung về tín ngưỡng người Mông Cổ thế kỉ 12:
TÍN NGƯỠNG
Người Mông Cổ có một ý niệm rất mơ hồ về đấng Tối Cao đã sáng tạo ra thế giới: họ gọi là Trời Xanh. Nhưng không thấy họ hình dung đấng ấy ra sao cả, cũng không bao giờ dựng nhà thờ phượng.

Thành Cát Tư Hãn đã có lần ngạc nhiên về những cuộc hành hương ở La Mecque, phát biểu ý kiến như sau: “Cả vũ trụ đâu cũng là nhà của Đấng Tối Cao, tại sao phải định một chỗ riêng rồi tới đó tỏ lòng tôn kính?”

Lời nói đó thể hiện đúng tâm lý của dân du mục: đối với họ đâu cũng là nhà, đâu cũng như nhau cả. Họ sợ hãi thần Đá, thần Cây, thần Gió Bão, thần trên đỉnh núi cao có mây bao phủ và bọn Ma Quỷ tác quái gây ra chứng đau bụng, gieo các thứ bệnh tật trong bầy súc vật, thần Bạch Hổ và tất cả những đấng vô hình. Nhưng họ không thờ cúng bao giờ, chỉ tỏ ra bằng cử chỉ kính nể, vái lạy hay cầu khẩn.

Đồng cỏ là nơi hiếm cây, hiếm đến nỗi một cây có bóng mát đã trở thành một vật linh thiêng. Cho đến ngày nay, một người Mông Cổ Khalkha hoặc Kirghize khi gặp một cây nào đứng trơ trọi liền xuống ngựa dở mũ lạy mấy lạy, rồi máng lên cành một mảnh vải, một miếng da trừu hoặc một chùm lông bờm ngựa. Vô cớ mà bẻ nhánh hay đốn một cây nào là xúc phạm đến đấng thiêng liêng, làm cho vị thần ở cây đó và thần Thảo Mộc phẫn nộ.
Ngoài ra ngọn núi cao và chòm cây cổ thụ cũng là hai thứ linh thiêng mà dân du mục rất kiêng sợ. Để tỏ lòng tôn kính, mỗi khi đi ngang qua những nơi này, họ dừng lại khấn vái rồi bỏ một hòn đá lên đống đá lớn do bao người trước đã chồng lên.

Sửa bởi pth77: 10/04/2014 - 18:56


Thanked by 4 Members:

#228 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 11/04/2014 - 02:30

@pth77
Cảm ơn bạn.Tôi xin lấy một ít chỗ để bổ túc làm cho dễ hiểu hơn quẻ Khảm .

Thanked by 3 Members:

#229 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 11/04/2014 - 17:39

Em bổ sung mấy ý về quẻ Khảm:
- Quẻ có:
+ Hào 1,3 đáng vị, hào 2 chỉ đắc trung; hào 4,5,6 đều đáng vị.
+ Các hào đều không có thế - ứng thuận âm - dương
+ Các hào 1,2,3 miêu tả các điều kiện tập luyện (thực tế) khác nhau, có mức độ từ thấp đến cao.
+ Các hào 4,5,6 có lẽ miêu tả các hàm nghĩa:
i/ các trạng thái/ kết quả của quá trình tập luyện, trong đó:
*** hào 4: trạng thái dừng, hoặc cầu nguyện may mắn (khi đi vào chỗ hiểm nguy)
*** hào 5: trạng thái bình thản/ bình tâm (khi đi vào chỗ hiểm nguy)
*** hào 6: trạng thái/ kết quả xấu khi không vượt qua được hiểm nguy, cũng là kết quả cho toàn quẻ
ii/ các thái độ ứng xử khi đối mặt với hiểm nguy:
*** hào 4: cầu mong may mắn thông qua tín ngưỡng
*** hào 5: bình tĩnh, tự tin, thận trọng
*** hào 6: thua cuộc, buông xuôi.
- Quẻ có các cặp thế - ứng không thuận âm dương, nên có lẽ hàm nghĩa các hào đều phải " độc lập tự chủ" khi trải qua nguy nan
- Khi so sánh thêm với quẻ Ly sẽ có thể có thêm điều thú vị chăng?

Thanked by 4 Members:

#230 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 01:39

Quẻ Ly có lẽ mượn việc săn bắt và thuần hoá loài đại bàng vàng (loài đại bàng mạnh mẽ nhất vùng thảo nguyên) để thích nghĩa chăng?

Thanked by 4 Members:

#231 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 02:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 12/04/2014 - 01:39, said:

Quẻ Ly có lẽ mượn việc săn bắt và thuần hoá loài đại bàng vàng (loài đại bàng mạnh mẽ nhất vùng thảo nguyên) để thích nghĩa chăng?
Theo tôi biết để thuần hóa các loài chim ưng, ó thì người ta phải bắt chúng từ lúc bé nên người ta trèo lên đỉnh núi để bắt chim còn trong tổ .

Thanked by 2 Members:

#232 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/04/2014 - 13:10

Có thể loài Chim (đuôi ngắn) và Mặt Trời, trong quẻ Ly chính là con Quạ Vàng (Kim Ô) chăng!!!???

-------------

Thuyết về tổ tiên của người Trung Quốc là Trạng Hy và Nữ Oa:
Tương truyền rằng vào thời đó, lũ lụt triền miên, tất cả người dân đều bị những dòng nước lũ cuốn trôi, chỉ còn sống sót hai anh em Trạng Hy và Nữ Oa. Hai người đã kết duyên vợ chồng, giúp cho nhân loại được tái sinh.
Sách “Lỗ Linh Quang Điện Phú” có nhắc đến bức bích họa về đôi vợ chồng này trong ngôi đền Linh Quang lập trên một gò đất. Trong số những bức họa trên đá hoặc trên gạch ngói còn được lưu truyền cho đến ngày nay, có không ít bức hoạ vẽ về đôi vợ chồng này với phần trên là hình người mặc áo bào và phần dưới là hình đuôi hai con rắn quấn chặt vào nhau. Có bức còn vẽ thêm cảnh mây trời, hai tay của người con trai đang đỡ mặt trời, trong mặt trời là hình một con quạ vàng, còn hai tay của người con gái thì đang đỡ mặt trăng, trong mặt trăng là hình một con cóc; có bức còn vẽ thêm hình ảnh một đứa trẻ hai tay đang bám vào áo của bố mẹ.

--------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẶT TRỜI VÀ CHIM

Với chúng ta ngày nay, mặt trời và chim chẳng liên quan gì với nhau, tính chất cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng người Trung Quốc thời cổ bị cuốn hút vào tín ngưỡng về chim, xem mặt trời và chim là không thể tách rời, cả hai có mối quan hệ cực kì thân thiết.

Một bộ phận tiên dân tin chắc rằng, mặt trời và chim là đồng loại, cùng trú một nơi. Trong Sơn hải kinh – Đại hoang đông kinh 山海经 - 大荒东经 có ghi rằng:

Đại hoang chi trung, hữu sơn danh viết Nghiệt Dao Uân Đê, thượng hữu phù mộc, trụ tam bách lí, kì diệp như giới. Hữu cốc viết Ôn Nguyên cốc. Thang Cốc thượng hữu phù mộc, nhất nhật phương chí, nhất nhật phương xuất, giai đới vu ô.
大荒之中, 有山名曰孽摇頵羝, 上有扶木, 柱三百里, 其叶如芥. 有谷曰温源谷. 汤谷上有扶木, 一日方至, 一日方出, 皆戴于乌.

(Nơi đại hoang có một ngọn núi tên là Nghiệt Dao Uân Đê, trên núi có cây phù tang, cao 300 dặm, lá của nó giống lá cải. Có một sơn cốc tên là Ôn Nguyên cốc. Trên Thang Cốc cũng có cây phù tang, khi một mặt trời về đến Thang Cốc thì một mặt trời khác từ cây phù tang hiện ra, cả hai lúc ra và về đều do quạ cõng trên lưng.)

Và cũng trong Sơn hải kinh – Hải ngoại đông kinh 山海经 - 海外东经:

Thang Cốc thượng hữu phù tang, thập nhật sở dục ….. cửu nhật cư hạ chi, nhất nhật cư thượng chi.
汤谷上有扶桑, 十日所浴….. 九日居下枝, 一日居上枝.

(Trên Thang Cốc có cây phù tang, là nơi mười mặt trời thường tắm ….. chín mặt trời ở phía dưới cành cây, một mặt trời ở phía trên cành cây.)

Mười mặt trời cư trú nơi Thang Cốc, chúng thay phiên nhau trực ban, mỗi ngày có một mặt trời ở phía trên cành cây, treo cao giữa không gian, đem ánh sáng đến cho muôn vật. Như vậy, hàng ngày mặt trời làm sao lên xuống? đó là nhờ chim. Mặt trời dựa vào thần lực chim bay, chim rời khỏi cây phù tang là mặt trời mọc, chim về lại cây phù tang là mặt trời lặn. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là nhờ vào công cụ giao thông, mặt trời và chim không ai rời ai được.

Một bộ phận tiên dân khác thì cho rằng mặt trời và chim không chỉ ở cùng một nơi mà còn là nhất thể. Bản thân mặt trời cũng chính là chim, một loài kim ô thân mang một quả cầu lửa.Trong Hoài Nam Tử - Tinh thần huấn 淮南子 - 精神训 ghi rằng:
Nhật hữu tồn ô 日有踆乌

Cao Dụ 高诱 chú rằng:Tồn, do tồn dã, vị tam túc ô. 踆, 犹蹲也, 谓三足乌.
(Chữ 踆 giống chữ 蹲, chỉ con quạ 3 chân)

Đây là sự ghi chép chân thực về một tập tục tín ngưỡng. Nhìn từ sử liệu ra đời từ rất sớm, trong Thiên vấn 天问 Khuất Nguyên 屈原 đã viết:
Nghệ yên tất nhật, ô yên giải vũ
羿焉鞸日, 乌焉解羽.

(Hậu Nghệ làm sao bắn mặt trời, quạ sao rụng lông cánh?)

Tương truyền thời cổ 10 mặt trời cùng xuất hiện, thiên hạ nóng vô cùng. Đế Nghiêu sai thần tiễn là Hậu Nghệ 后羿 bắn mặt trời. Nghệ bắn một hơi rụng 9 mặt trời, mọi người lúc bấy giờ mới được an cư lạc nghiệp. Câu chuyện thần thoại lưu truyền từ lâu đời , đến thời Xuân Thu Chiến quốc có Khuất Nguyên với tư biện lí tính, đối với nội hàm chân thực của việc Hậu Nghệ bắn mặt trời đồng thời lấy đi sinh mạng của chim đã phát sinh nghi vấn. Việc Khuất Nguyên truy cứu ý nguyện chân thực đối với truyền thuyêt, đến nay vẫn có ý nghĩa. Từ sự mê hoặc và truy xét của Khuất Nguyên, chúng ta có thể thấy được tín ngưỡng nhất thể hoá giữa mặt trời và chim được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, nó luôn được kéo dài bất tuyệt.

Thời lưỡng Hán, trong lịch sử mĩ thuật có một đề tài thần thoại thường thấy, mặt trời có hình dạng chim đang bay trong mây, trong dân gian gọi là “kim ô phụ nhật” 金乌负日. Đây là hình hợp thể điển hình giữa mặt trời và chim, thể hiện sinh động tín ngưỡng lí tưởng của dân chúng từ xưa đến giờ. Từ tư liệu lịch sử hiện có, chúng ta phát hiện, hợp thể của cả hai trong hình tượng mĩ thuật cũng có nhiều biến thể. Một loại hình tượng biểu thị ý niệm, bản thân mặt trời chính là chim; một loại hình tượng thể hiện ở bức vẽ trong mặt trời có chim, mà cách tạo hình của chim cũng đa dạng. Có con tương tự với chim phụng trong huyễn tưởng, có con lại giống quạ trong hiện thực, có con 2 chân, có con 3 chân, điều này phản ánh tính phức tạp trong tín ngưỡng hợp thể giữa mặt trời và chim. Nhưng thông qua những mâu thuẫn tựa như hỗn loạn này, vẫn có thể thấy được rõ ràng mặt trời cũng là quan niệm tổng thể của chim.

Có tiên dân tin rằng, mặt trời và chim cùng sinh cùng diệt không thể tách rời. Truyền thuyết “Dương triệu điểu” 阳兆鸟 lưu truyền trong dân tộc Xa 畲, họ miêu tả rất lâm li mối quan hệ mật thiết giữa Dương điểu 阳鸟và mặt trời cùng sự nương tựa qua lại giữa chúng với nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Truyền thuyết “Dương triệu điểu” 阳兆鸟 như sau:

Tiếng hót của Dương điểu 阳鸟 vô cùng êm ái, mặt trời nghe được tiếng hót của Dương điểu không chịu đi ngủ, vì thế trên thế gian không có đêm tối, 365 đêm của một năm đều trở thành ngày, mọi người vừa trồng trọt vừa săn bắn, vô cùng vui sướng.

Ma quỷ thích bóng đêm căm giận, quyết tâm trừ Dương điểu để mặt trời ngủ luôn, khiến thế gian vĩnh viễn là đêm tối. Ma quỷ mặc vào 7 lớp áo, đội 7 lần nón, thừa lúc Dương điểu đang vui hót với mặt trời, lén chộp được Dương điểu.

Mặt trời không còn nghe được tiếng hót của Dương điểu, thần chí mơ hồ nhắm mắt ngủ, vì thế trời đất tối đen như mực. 365 ngày trên thế gian biến thành đêm, ma quỷ vui mừng, trong khoảng không tăm tối, chúng tha hồ hoành hành, làm những điều càn bậy.

Ma quỷ muốn bóp chết Dương điểu, nhưng nào ngờ, chỉ cần lấy sức bóp một cái, từ thân Dương điểu phát ra một tia lửa điện, khiến chúng đau không sao chịu nổi. Không còn cách nào, chúng liền nhốt Dương điểu vào chiếc lồng với 12 lớp sắt, Dương điểu vĩnh viễn không ra được, như vậy, Dương điểu không thể nào hót được. Không có tiếng hót của Dương điểu, mặt trời ngủ say không thức dậy; mặt trời không thức dậy, thế gian đen tối thuộc về ma quỷ.

Dương điểu bị nhốt trong chiếc lồng 12 lớp sắt, liền dùng mỏ mổ, mổ được 1 lớp rồi lại 1 lớp, mỏ tứa máu tươi, Dương điểu nén đau, dũng cảm mổ tiếp. Mổ được 1 lớp phải mất 1 tiếng đồng hồ, cuối cùng mổ xong 12 lớp sắt vừa đúng 12 tiếng, Dương điểu vỗ cánh bay ra.

Vừa bay ra Dương điểu liền cất cao tiếng hót. Mặt trời nghe được liền thức dậy. Trong chốc lát, bóng tối lui dần, nhân gian lại có được ngày tươi sáng. Vì thế, cỏ cây xanh trở lại, hoa thắm tươi trở lại, bướm bay lũ lượt, khắp mặt đất tràn đầy sức sống.

Ma quỷ cáu giận, vội mặc 7 lớp áo, đội 7 lần nón đi bắt Dương điểu lại, nhưng không có cách nào giết được, nên đành phải nhốt Dương điểu vào chiếc lồng 12 lớp sắt. Dương điểu dũng cảm lại dùng mỏ mổ từng lớp một, phá được lồng bay ra. Với chiếc mỏ nhuốm đầy máu, Dương điểu cất tiếng hót vang gọi mặt trời thức dậy, xua đuổi bóng đêm, mang ánh sáng đến cho thế gian.

Dương điểu đã đấu tranh ngoan cường với ma quỷ như thế, ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm, quyết không để cho bóng tối bao trùm thế gian, khiến ma quỷ không thể làm theo điều chúng muốn.

Mỗi khi trời sắp sáng, mọi người thức dậy có thể nghe tiếng hót dịu êm của chim, đó chính là tiếng hót đầu tiên của Dương điểu khi mổ phá chiếc lồng 12 lớp sắt, gọi mặt trời nhanh thức dậy. Người dân tộc Xa chưa thấy qua hình dạng của loại chim này, nhưng họ đoán rằng với tiếng hót trong trẻo gọi thức mặt trời, nhất định Dương điểu vĩ đại, mĩ lệ hơn cả mặt trời, cho nên dân tộc Xa gọi Dương điểu là “Dương triệu điểu” 阳兆鸟.

Dương điểu có hình dạng như thế nào? Dân tộc Xa cũng chưa hề thấy qua, nhưng họ tin chắc rằng nó tồn tại. Vì để cho ánh sáng chiếu trên mặt đất, Dương điểu đã tiến hành đấu tranh ngoan cường với ma quỷ; mỗi ngày dũng cảm phá chiếc lồng 12 lớp sắt. Dương điểu và mặt trời, trong truyền thuyết phân làm 2 vật, nhưng nội hàm tinh thần là nhất thể: Dương điểu tức linh hồn của mặt trời. Sự sùng kính điểu loại của dân tộc Xa được chuyển hoá thành sự sùng tín đối với mặt trời. Tình cảm sâu đậm đối với mặt trời biến thành sự yêu mến và tôn thờ đối với loại chim ở mô thức mặt trời.

Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/7/2013

Nguyên tác Trung văn
THÁI DƯƠNG DỮ ĐIỂU ĐÍCH LIÊN NHÂN 太阳与鸟的联姻
Trong quyển
TRUNG QUỐC ĐIỂU TÍN NGƯỠNG 中国鸟信仰
Tác giả: Trần Cần Kiến 陈勤建
Học Phạm xuất bản xã, 2003.

Thanked by 4 Members:

#233 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/04/2014 - 14:21

Đây là một số bài dịch thuật của Huỳnh Chương Hưng liên quan tới 2 triều đại Ân - Chu.
Để tránh làm loãng topic nên QNB tập hợp lại thành 1 file:
Download

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#234 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 16:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 28/03/2014 - 12:22, said:


Liên quan tới góc độ Sử Thi của Chu Dịch.

QNB đang nghĩ đến khả năng mỗi hào được viết cho mỗi ngày trong 1 năm.
64 quẻ x 6 hào = 384 hào

Con số này tương ứng với số ngày trong năm tương ứng với Nguyệt Lịch, tức Âm Lịch (không phải là Âm Dương Lịch), vì chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Địa Cầu = 29.5 ngày.
29.5 ngày x 12 tuần trăng = 354 ngày
=> với năm nhuận sẽ có 354 + 30 = 384 ngày.

Tham khảo :
Tịch Quái 12 quẻ X 8 hào = 96 hào diễn đủ 24 tiết khí ( 1 vòng chu thiên của mặt trời ).

Thanked by 3 Members:

#235 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 18:08

Em có mấy ý về quẻ LY/LA:
- Quẻ có:
+ Hào 1,2,3 đáng vị, ngược với quẻ Khảm (post trước em nhầm chút: ba hào này quẻ Khảm là trái vị)
+ Hào 4,5,6 đều trái vị, ngược với quẻ Khảm.

- Quẻ có lẽ bao gồm hai nghĩa chính yếu:
+ Bám dính lấy mục tiêu săn bắt (em tạm cho rằng là loài đại bàng vàng)
+ Bám dính/ kiên định với niềm tin, nhẫn nại vượt qua thử thách.
- lời quẻ: Ly.Lợi trinh, hanh.Súc tẫn ngưu , cát.
dịch : Bám chặt.Chính bền lợi, hanh thông.Nuôi bò cái, mở.

Bám chặt, kiên định với mục tiêu, bền bỉ nên sẽ hanh thông. Ứng xử như Nuôi bò cái, hàm nghĩa kiên trì để có kết quả tốt sau này (bó sinh bê), nên mở.

- Hào 1 : Lý thác nhiên .Kính chi , vô cữu.
dịch : Đi bừa/ rón rén.Cẩn trọng, không lỗi.
"Dẫm lầm. Thận trọng, (thì) không lỗi".

Hào sơ, cần thận trọng, bước đi rón rén, tránh gây động khi tiếp cận tổ chim thì mới không lỗi.
- Hào 2 : Hoàng ly.Nguyên cát .
dịch:Ánh sáng vàng / Chim vàng anh.Tốt lớn.
Đất được phân chia. Tốt lớn

Bắt được con chim vàng anh (hoặc có thể là đại bàng vàng) ưng ý nên Tốt lớn.
- hào 3 : Nhật trắc chi ly.Bất cỗ phẫu chi ca, tắc đại điệt chi ta.Hung
dịch : Mặt trời xế bóng. Không gõ bồn mà ca hát, tất các già lão thở than .Đóng
Mặt trời xế bóng thì phân chia. Chẳng gõ phẫu (một loại nhạc khí) mà ca ngâm, thì người già (cũng) đau xót. Đóng.

Hình ảnh có lẽ miêu tả một nỗi niềm chờ đợi của những người gìa ở lại, những người đã truyền kinh nghiệm nhưng không còn đủ sức thực hiện. Một nỗi khắc khoải cho người ra đi và cho chính bản thân.
- Hào 4 : Đột như, kỳ lai như, phần như, tử như, khí như.
dịch : Như đột nhiên, như trở lại .như cháy, như chết, như bị bỏ.
Đột ngột... xảy ra... đốt cháy... chết chóc... hủy bỏ...

Một sự kiện đau đớn, chết chóc đột ngột xảy ra chăng, và cảm xúc nghẹn ngào,ngắc ngứ, không thốt nên lời? Một tin buồn nhận được từ người ra đi, do vậy mà có thể phải huỷ bỏ mục tiêu?
- Hào 5 : Xuất thế đà nhược, thích ta nhược.cát .
dịch : Nước mắt đầm đìa , than thở vắn dài .mở.
Nước mắt chảy ra giàn dụa, thân thích đau xót. Mở

Tâm trạng tiếc thương, đau xót đối của người thân thích. Nhưng kiên định với niềm tin mà có thể chịu đựng, vượt qua nên mở. (mặt khác, hào này đắc trung, vị cao, từng trải nên phê mở)
- Hào 6: Vương dụng xuất chinh .Hữu gia chiết thủ , hoạch phỉ kỳ xú.Vô cữu.
dịch : Vua ra quân .Thật tốt đẹp vì chém được tướng giặc , chẳng bắt hết bè lũ xấu .Không lỗi.

Kết quả tốt đẹp dành cho sự bền bỉ, kiên định với mục tiêu, nên giành chiến thắng.

- Xét mối quan hệ với quẻ Khảm có thể suy đoán rằng:
+ Hào 1,2,3 quẻ Khảm là thời kì rèn luyện, truyền nghề săn bắt đại bàng vàng nơi "núi cao vực sâu" đầy nguy hiểm và thời hào 1,2,3 quẻ Ly là thực hành đạt kết quả thành công.
+ Hào 4,5,6 là thái độ ứng xử và kết cục toàn quẻ: Khảm thì cầu mong, bình tâm, kết quả xấu. Ly/ La thì đau thương nhưng bền bỉ, kết quả tốt.
+ Hào 6 qủe Khảm: có thể là bắt được đại bàng, trói,nhốt vào lồng.
+ Hào 6 quẻ Ly/La: có thể là đã có thêm một đội quân đi săn thiện chiến (người huấn luyện và đại bàng)

- Khảm là Địa võng (đất có chỗ trũng, cao thấp); Ly/ La là Thiên la (lưới giăng trên trời để bắt chim)
- Cấu trúc đối xứng qua trục ngang của cặp quẻ này không có ý nghĩa, mà phải là sự chuyển hoá/ chuyển đổi toàn quẻ từ âm sang dương, do vậy mà Khảm -> Ly và Ly -> Khảm. Từ đó có thể suy đoán rằng cặp Khảm - Ly cũng là một cặp quẻ có tính chất "dụng cửu - dụng lục", đặc biệt tại ý nghĩa cho toàn quẻ của hào 6. (tương tự cặp Kiền - Khôn)

ps: thông tin bổ sung về săn bắt, thuần hoá đại bàng vàng, một nghề dành cho những người dũng cảm:
Để có được những “thợ săn” dũng mãnh này không phải là chuyện đơn giản, một sớm một chiều. Những người thợ săn thường phải rất khéo léo và có kinh nghiệm thì mới tìm được con đại bàng ưng ý. Họ thường mất khá nhiều ngày để theo dõi và tìm bắt đại bàng con trên các vách đá cheo leo.

Họ phải theo dõi chờ lúc đại bàng mẹ rời khỏi tổ đi kiếm ăn để tiếp cận với những đại bàng con. Công việc này đôi khi rất khó khăn bởi những đại bàng con khôn ngoan thì không bao giờ ló đầu ra khỏi tổ, và những con đại bàng này mới chính là những “thợ săn” dũng mãnh và ngoan cường trong tương lai mà các thợ săn đang tìm kiếm.

Và biện pháp cuối cùng của họ là dùng chim bồ câu để bẫy. “Đại bàng là loài chim thân thiện với người sau khi đã được thuần hoá, và một khi đã về sống với con người, chúng không bao giờ tấn công trẻ em hoặc cừu dê của người. Chúng càng lớn thì khả năng săn bắt con mồi càng tốt”, ông Sembai, một thợ săn nổi tiếng đến từ Nogoon Nuur cho biết.

Bắt đầu chớm hè là thời gian thích hợp nhất cho một người thợ săn lên núi để tìm tổ và bắt lấy một con đại bàng con. Còn để bắt những đại bàng to hơn, những thợ săn phải làm bẫy bằng cách giăng lưới, sau đó đặt vào đó thịt bò tươi và chờ đợi cho đến khi đại bàng đến ăn và mắc bẫy.

“Nhiều khi tôi phải buộc một con đại bàng khác bên cạnh miếng mồi chỉ với mục đích bắt được con đại bàng ưng ý. Bởi vì bạn biết đấy, khi nó nhìn thấy một con khác đứng cạnh miếng mồi, lại ở gần tổ của mình, nó sẽ cảm thấy nổi giận vì có một con khác đang xâm nhập vào lãnh thổ của mình. Nó không thể bỏ qua và chắc chắn sẽ đi xuống. Đó là cách tôi bắt con chim mà mình thích.”, Manai, một trong các thợ săn địa phương chia sẻ kinh nghiệm.

Những con đại bàng con được nuôi giữ trong lồng từ 1 đến 2 tháng, chúng được cho ăn hàng ngày và thức ăn là các miếng thịt phải được người chủ rửa sạch sẽ. Trong thời gian này, chúng sẽ quen với sự có mặt của con người. Đến cuối mùa hè, chúng được “sổ lồng” với một khối gỗ đủ nặng buộc ở chân khi chúng cố gắng để bay đi. Trong thời gian này, những người thợ săn sẽ không cho đại bàng ăn với mục đích sau vài ngày như thế, chúng sẽ trở nên kiệt sức và sẵn sàng cho khoá đào tạo trước mắt.

Khi bắt đầu huấn luyện, những thợ săn sẽ đặt đại bàng đứng trên một cái cột gỗ, sau đó, một trong những nam thanh niên sẽ làm động tác nhử mồi đại bàng bằng cách tung chim giả lên trước mắt đại bàng. Sau mỗi lần đại bàng tấn công con chim giả kia, nó lại được thưởng những miếng thịt nho nhỏ. Những đại bàng này được huấn luyện để săn cáo, chuột chũi và thỏ, thậm chí cả chó sói.

Đầu mùa đông được coi là thời gian thích hợp nhất để săn cáo, thường là sau đợt tuyết đầu mùa. Thợ săn cưỡi ngựa, giữ đại bàng săn trên tay trái, len lỏi giữa đồi núi tuyết phủ. Họ thường dừng lại ở các mỏm đá để quan sát và luôn hãnh diện có được con đại bàng thông minh, nhanh và tinh ranh.

Ngay khi phát hiện các con mồi là thỏ hoặc chuột, từ trên các mỏm đá, người thợ săn sẽ lập tức thả đại bàng săn lên không trung để nó rượt theo con mồi. Đầu tiên, đại bàng sẽ sải cánh bay lên tiếp cận mục tiêu, sau đó chúng dần giảm tốc độ rồi nhanh chóng tấn công vào cột sống của con mồi đang tìm cách chạy trốn. Nó chộp lấy con mồi bằng các móng vuốt của mình và chờ đợi người chủ đến gần chiêm ngưỡng thành quả.

Nghề săn đại bàng là nghề thể hiện mối quan hệ nguyên thuỷ sâu sắc nhất giữa con người và loài vật ở những miền núi xa xôi ở miền Tây Mông Cổ. Nếu đến đây vào mùa đông, bất kỳ nhà nào có đại bàng săn thì nhà đó sẽ treo đầy những tấm da của thỏ, cáo và chó sói. Ngồi bên bếp sưởi được đốt bằng gỗ hoặc than đá, bạn sẽ có cảm giác rất dễ chịu trong cái lạnh khắc nghiệt nơi đây.

Một nghề truyền thống, một cảm hứng bất tận

Sửa bởi pth77: 12/04/2014 - 18:15


Thanked by 3 Members:

#236 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/04/2014 - 19:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phuongkongfa, on 12/04/2014 - 16:20, said:



Tham khảo :
Tịch Quái 12 quẻ X 8 hào = 96 hào diễn đủ 24 tiết khí ( 1 vòng chu thiên của mặt trời ).

Mười hai x 6 hào = 72 hào chứ anh PKF.

À, ở trên là em đang giả thiết mỗi Hào được dùng đánh dấu để chép lại sử, với việc sử dụng Thái Âm lịch. Hơn nữa, với giả thiết là Chu Dịch nguyên thủy chưa xuất hiện việc bàn đến Âm Dương.

Còn Tịch Wái là dùng biểu diễn sự tiêu trưởng Âm Dương ứng với mười hai giờ trong ngày, mười hai tháng trong năm, 24 Tiết Khí theo Thái Dương lịch (năm thời tiết, năm hồi wuy) và cả Âm Dương hợp lịch.

Thanked by 2 Members:

#237 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 20:09

Đúng rồi anh gõ lộn 6 hào X 12 = 72 hào. Vì anh đang xem lại phần bát quái hậu thiên ( càn khôn lui về nhường chỗ cho 2 con) nên gõ lộn là 8.
Cám ơn QuachNgocBoi !

Thanked by 2 Members:

#238 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 21:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/04/2014 - 14:21, said:

Đây là một số bài dịch thuật của Huỳnh Chương Hưng liên quan tới 2 triều đại Ân - Chu.
Để tránh làm loãng topic nên QNB tập hợp lại thành 1 file:
Download

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tài liệu tiếng Việt này khá đầy đủ về văn hóa Ân / Chu .

Thanked by 3 Members:

#239 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 14/04/2014 - 18:18

Em bổ sung thêm mấy ý về quẻ Ly:
- Hào 1: Dẫm lầm
+ dẫm sang đất (có tranh chấp) của người khác
+ một hành động bất cẩn.
Do vậy mà hoà khuyên nên Thận trọng, (thì) không lỗi".
- Hào 2: Đất được phân chia minh bạch, hợp lí nên tốt lớn.
- Hào 3: Mặt trời xế bóng là dấu hiệu nhận biết sự phân chia ngày và đêm (thời gian tự nhiên, và có lẽ là cả thời gian "xế bóng" cuộc đời của người già). Do vậy mà người già thở than, một tâm trạng hoài niệm, thiếu tích cực, buông xuôi nên đóng.

- Xét mối quan hệ với quẻ Khảm, từ cấu trúc đối xứng của cặp quẻ này, nếu ta giả thiết chuyển các hào 4,5,6 từ quẻ này sang quẻ kia thì sẽ có:
i/ Với quẻ Ly:
+ Hào 4: Họ/ người già cầu nguyện Dâng rượu quý, hai chén. Dùng vò mà nộp ước. Chủ động mở mang dẫn lối để có niềm tin, có may mắn trong thời "xế bóng" phân ly.
+ Hào 5: Cầu nguyện, có niềm tin thì có thể khiến tâm bình an, phẳng lặng hơn, nhưng có thể chỉ là tạm thời,ngắn ngủi, vẫn có thể phân ly - Hố sâu chưa (lấp ) đầy. Chỉ là đã bằng phẳng.
+ Hào 6: Bám dính nhờ sự trói chặt bằng dây thừng , dây chão.( giam) trong (tù) có cây gai bao bọc, khá lâu mới có thể phân chia - Ba năm chẳng được, hàm nghĩa một kết quả/ một hành động xấu nên đóng

ii/ Với quẻ Khảm:
+ Hào 1,2,3 là thời kì tập luyện gian khổ.( rèn luyện để sinh tồn và có thể cả rèn luyện binh sĩ)
+ Hào 4 là sự chết chóc, mất mát đột ngột của một người/ một vài người Đột ngột... xảy ra... đốt cháy... chết chóc... hủy bỏ... khi không vượt qua được trùng trùng hiểm trở của hào 3 (ứng với hào 4 dương, trái vị)
+ Hào 5: là sự thương tiếc của người thân, cũng như cả của bề trên nữa (hào âm, trái vị, đắc trung, ngôi cao), và có sự chân thành, tình cảm gắn bó trong đau thương, do vậy mà phê mở. (tuy đau thương nhưng không có sự kết thúc, mà còn có thể là sự vượt qua nỗi đau, cũng như vượt qua đẻ có thời hào 6)
+ Hào 6 : Kết quả tốt khi đã vượt qua sự khó khăn hiểm trở, Vua có được đạo quân được rèn luyện thiện chiến, do vậy mà Vua ra quân .Thật tốt đẹp vì chém được tướng giặc , chẳng bắt hết bè lũ xấu .Không lỗi.

Thanked by 4 Members:

#240 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/04/2014 - 11:42

Em bổ sung chút:
- Hào 2 quẻ Ly : có lẽ cũng lưu ý thêm là (hình ảnh) chim vàng anh đã có vào thời Chu chưa? Nên nếu dùng hình ảnh ánh sáng vàng, hàm nghĩa ánh sáng toả rộng khắp, không thể phân ly, đồng thời cũng phù hợp với hào 3 kế tiếp là mặt trời xế bóng, ánh sáng không còn huy hoàng toả khắp nữa thì "sát" hơn chăng?

- Quẻ Hàm có lẽ là quẻ "sexy" nhất chăng?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

8 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |