Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#211 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 08:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

renaissance, on 04/04/2014 - 07:57, said:

Đạo gì đạo cứ đói ăn khát uống mệt ngủ, nghĩa là không đói đừng ăn, không khát đừng uống, không mệt đừng ngủ. Không đói vẫn ăn là tham, không mệt vẫn ngủ thì đơ.
Không nhất thiết phải cứng ngắc như đói mớí ăn, khát mớí uống ...mà chẳng để cái ăn uống biến thái con người .

Thôi lan man xa chủ đề Dịch quá rồi.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/04/2014 - 08:38


Thanked by 2 Members:

#212 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 09:02

Đây chính là Dịch mà bác. Dịch là phải spam đâu thể cứng ngắc khư khư được.

Thanked by 2 Members:

#213 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 09:24

Trong cái Dịch spam luôn có cái bất spam.

Nhân anh NguYen nói về nguyên thuỷ của Chu Dịch tôi mang vấn đề thứ tự quẻ Tiểu Súc và Lý bị đảo lộn mà Thiệu Khang Tiết nêu ra (dựa vào sự nhất quán của các cặp quẻ đối/phản) đối chiếu với thứ tự của Khiêm và Dự trong 64 quẻ Chu Dịch . Theo anh thì nguyên thuỷ Chu Dịch có nên sửa lại như TKT nêu ra ?

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/04/2014 - 09:36


Thanked by 6 Members:

#214 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 13:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 04/04/2014 - 05:13, said:

Cũng vì "tám điều" này trong sách "Đại Học" :

1. cách vật
2. trí tri
3. thành ý
4. chính tâm
5. tu thân
6. tề gia
7. trị quốc
8. bình thiên hạ

như chuỗi dây chuyền điều kiện tiên quyết (pre-condition) - nghĩa là, phải có điều 1. làm nền tảng rồi mới có thể thực hiện điều 2. rồi mới đến điều 3. tuần tự như thế!

Các nhà Nho học, Đạo học xưa nay và ngay cả chúng ta hiện giờ cũng mỗi người hiểu một cách nên thiên hạ mới nên nông nổi như hôm nay.
Vâng, mỗi nhà hiểu một cách nên trăm hoa đua nở chứ chưa hẳn là xấu đâu thưa anh / chú . Nếu ta quy về một mối cả thì khi có biến ai ai cũng chỉ có 1 cách nhìn thì có khi không giải quyết được.Luật thiên nhiên là càng nhiều khác biệt càng nhiều cơ hội sống còn trước tai ương .
Còn chuyện Đồng quy nhi thù đồ thì nên hiểu nó như sự tương kính cần thiết giữa mọi người chúng ta bạn VDTĐ ạ, không nên đánh đồng tất cả làm lu mờ cái hay riêng của mỗi nhà..Nếu không thành tả pí lù như Đạo giáo thời Tây Hán trở đi ( thần tiên, luyện đan, phù chú rồi Thanh đàm để cuối cùng tan rã ).

Có lẽ câu trả lời trước của tôi về làm sao để tu tâm có vẻ không cụ thể nên không có phản hồi : thật ra đó là vì tôi không muốn đưa sở kiến nông cạn của mình ra áp đặt .Nhưng có thể lấy 1 thí dụ ra để mọi người thấy rõ quan điểm của tôi .Lấy ngay quẻ Vô vọng mà chúng ta đang bàn đến ở trên .
Vô vọng nói đến cách đối phó với ngẫu nhiên .Mở ngoặc tôi chọn ngẫu nhiên vì cho thấy sự bất ngờ gây bối rối, vì Dịch lúc đầu lấy số làm tượng (cơ ngẫu / chẵn lẻ) nên ngẫu nhiên hợp với tinh thần bói Dịch, biến Dịch .Lời quẻ nói phải chính đúng không vì bất ngờ mà cong queo sai trái . Không nên có chỗ đi là đừng kiên trì giữ vững mục tiêu , tính toán mà không thích ứng.Hào 1 nói về việc khi còn trẻ thì nên mở rộng tâm tư đón nhận cái khác, cái mới đừng rập khuôn , đừng theo nếp cũ ; hào 6 thì khác (lẽ tùy thời , tùy vị ) lớn chín rồi mà không tính toán , không liệu việc thì sai rồi. Hào 2 thì không nên để cái lợi bất ngờ làm quên đi mục tiêu, hào 3 nói có những sui sẻo bất kỳ phải chấp nhận vì vậy hào này mất mát mà không phê xấu, nguy, đóng .Hào 5 hơi giống hào 3 nhưng ở trạng thái khác (bệnh ), với khả năng y khoa thời ấy thì có lẽ bình tĩnh mà chờ hết bệnh khi bệnh không phải là mãn tính thay vì đi vái tứ phương .Hào 4 thì cho thấy ngẫu nhiên mang lại nhiều khả năng, cơ hội mới (ngay cả gian nguy khó khăn cũng trui luyện con người ).

Nhưng dĩ nhiên hiễu rõ hơn lời các hào , các quẻ sẽ mang ta nhiều điều thú vị, thực tế hơn là cách hiểu có một định hướng khác đã nhàm .Và hơn hết tôi không nghĩ là " người quân tử " chỉ nên học theo 1 lối . Tôi nghĩ chẳng hạn ta có thể học được nhiều ở Trần Thái Tông, ở Tuệ Trung thượng sĩ khi đọc hành trạng và ngữ lục của họ ( Lịch sử Phật giáo VN của Nguyễn Lang tức thiền sư Nhất Hạnh , nxb Lá Bối lấy từ Thiền uyển tập anh ) hay De la Démocratie (Về Dân chủ ) của Alexis Tocqueville (người Pháp tk XIX) , các quyển sử thi của Ấn Độ (Ramayana và 1 quyển nữa tôi quên tựa edit: Mahabharata ) hay khiêm tốn hơn Cậu hoàng con của Saint Exépury v.v...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 04/04/2014 - 09:24, said:

Trong cái Dịch spam luôn có cái bất spam.

Nhân anh NguYen nói về nguyên thuỷ của Chu Dịch tôi mang vấn đề thứ tự quẻ Tiểu Súc và Lý bị đảo lộn mà Thiệu Khang Tiết nêu ra (dựa vào sự nhất quán của các cặp quẻ đối/phản) đối chiếu với thứ tự của Khiêm và Dự trong 64 quẻ Chu Dịch . Theo anh thì nguyên thuỷ Chu Dịch có nên sửa lại như TKT nêu ra ?
Tôi nghĩ không nên đảo lộn , thay đổi cái gì khi mình chưa hiểu thấu tại sao lại như thế. Còn đứng về phương diện Ngữ văn học thì không ai biết thứ tự nguyên thủy là gì, thứ tự ngày nay là của Phí Trực thời Tây Hán.

Sửa bởi Ngu Yên: 04/04/2014 - 15:52


Thanked by 4 Members:

#215 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 01:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 04/04/2014 - 13:25, said:

Vâng, mỗi nhà hiểu một cách nên trăm hoa đua nở chứ chưa hẳn là xấu đâu thưa anh / chú . Nếu ta quy về một mối cả thì khi có biến ai ai cũng chỉ có 1 cách nhìn thì có khi không giải quyết được.Luật thiên nhiên là càng nhiều khác biệt càng nhiều cơ hội sống còn trước tai ương .
Còn chuyện Đồng quy nhi thù đồ thì nên hiểu nó như sự tương kính cần thiết giữa mọi người chúng ta bạn VDTĐ ạ, không nên đánh đồng tất cả làm lu mờ cái hay riêng của mỗi nhà..Nếu không thành tả pí lù như Đạo giáo thời Tây Hán trở đi ( thần tiên, luyện đan, phù chú rồi Thanh đàm để cuối cùng tan rã ).

Đem "tám điều" ra để nói là nhắm vào phần kết quả cuối cùng: "bình thiên hạ" - nhưng ta biết thiên hạ đó giờ có bao giờ yên đâu. Hết cuộc chiến này đến trận đánh khác đó chẳng phải do mỗi nhà hiểu không giống nhau để chẳng đặng đạt thành quả cuối cùng như mong muốn trong sách "Đại Học" đó chăng!?

Đó là điểm tôi muốn nói, chứ không phải "mỗi nhà hiểu một cách nên trăm hoa đua nở chứ chưa hẳn là xấu đâu" Ngu Yên ạ!

Nói đến quẻ "Vô Vọng" theo trình tự trong Kinh Dịch thì đến quẻ này là quẻ thứ 25.

Quẻ này là sau khi "Trở Lại - Hồi Phục" từ quẻ "Địa Lôi Phục" nên không thể là sự "ngẫu nhiên" do đó "Vô Vọng" không hàm ý "đến cách đối phó với ngẫu nhiên". Tại sao lại nói thế!?

Bác - Phục là một cặp; mà Bác là ngũ Âm tấn gọt khí Dương đến gần cùng chỉ còn 1 hào Dương trên thượng cửu nếu như dứt điểm thì đã không có "quay đầu lại là bờ" của quẻ Phục vậy. Nên sau đó mới có "Vô Vọng" là không làm xằng, làm càn, làm bậy nữa chứ không phải không vọng móng điều gì hay chỉ đối phó với ngẫu nhiên thôi. Từ quẻ "Địa Lôi Phục" qua "Vô Vọng" ta thấy ngoại quái Khôn động biến hết 3 hào (4,5,6) để thành Càn, "Thiên Lôi Vô Vọng" thì đã rõ ý. Khởi niệm sám hối trong lòng (Phục) thì bên ngoài cũng tỏ lộ như câu:

"Tướng từ TÂM sinh"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#216 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 03:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 04/04/2014 - 13:25, said:

Vâng, mỗi nhà hiểu một cách nên trăm hoa đua nở chứ chưa hẳn là xấu đâu thưa anh / chú . Nếu ta quy về một mối cả thì khi có biến ai ai cũng chỉ có 1 cách nhìn thì có khi không giải quyết được.Luật thiên nhiên là càng nhiều khác biệt càng nhiều cơ hội sống còn trước tai ương .
Còn chuyện Đồng quy nhi thù đồ thì nên hiểu nó như sự tương kính cần thiết giữa mọi người chúng ta bạn VDTĐ ạ, không nên đánh đồng tất cả làm lu mờ cái hay riêng của mỗi nhà..Nếu không thành tả pí lù như Đạo giáo thời Tây Hán trở đi ( thần tiên, luyện đan, phù chú rồi Thanh đàm để cuối cùng tan rã ).

Có lẽ câu trả lời trước của tôi về làm sao để tu tâm có vẻ không cụ thể nên không có phản hồi : thật ra đó là vì tôi không muốn đưa sở kiến nông cạn của mình ra áp đặt .Nhưng có thể lấy 1 thí dụ ra để mọi người thấy rõ quan điểm của tôi .Lấy ngay quẻ Vô vọng mà chúng ta đang bàn đến ở trên .
Vô vọng nói đến cách đối phó với ngẫu nhiên .Mở ngoặc tôi chọn ngẫu nhiên vì cho thấy sự bất ngờ gây bối rối, vì Dịch lúc đầu lấy số làm tượng (cơ ngẫu / chẵn lẻ) nên ngẫu nhiên hợp với tinh thần bói Dịch, biến Dịch .Lời quẻ nói phải chính đúng không vì bất ngờ mà cong queo sai trái . Không nên có chỗ đi là đừng kiên trì giữ vững mục tiêu , tính toán mà không thích ứng.Hào 1 nói về việc khi còn trẻ thì nên mở rộng tâm tư đón nhận cái khác, cái mới đừng rập khuôn , đừng theo nếp cũ ; hào 6 thì khác (lẽ tùy thời , tùy vị ) lớn chín rồi mà không tính toán , không liệu việc thì sai rồi. Hào 2 thì không nên để cái lợi bất ngờ làm quên đi mục tiêu, hào 3 nói có những sui sẻo bất kỳ phải chấp nhận vì vậy hào này mất mát mà không phê xấu, nguy, đóng .Hào 5 hơi giống hào 3 nhưng ở trạng thái khác (bệnh ), với khả năng y khoa thời ấy thì có lẽ bình tĩnh mà chờ hết bệnh khi bệnh không phải là mãn tính thay vì đi vái tứ phương .Hào 4 thì cho thấy ngẫu nhiên mang lại nhiều khả năng, cơ hội mới (ngay cả gian nguy khó khăn cũng trui luyện con người ).

Nhưng dĩ nhiên hiễu rõ hơn lời các hào , các quẻ sẽ mang ta nhiều điều thú vị, thực tế hơn là cách hiểu có một định hướng khác đã nhàm .Và hơn hết tôi không nghĩ là " người quân tử " chỉ nên học theo 1 lối . Tôi nghĩ chẳng hạn ta có thể học được nhiều ở Trần Thái Tông, ở Tuệ Trung thượng sĩ khi đọc hành trạng và ngữ lục của họ ( Lịch sử Phật giáo VN của Nguyễn Lang tức thiền sư Nhất Hạnh , nxb Lá Bối lấy từ Thiền uyển tập anh ) hay De la Démocratie (Về Dân chủ ) của Alexis Tocqueville (người Pháp tk XIX) , các quyển sử thi của Ấn Độ (Ramayana và 1 quyển nữa tôi quên tựa edit: Mahabharata ) hay khiêm tốn hơn Cậu hoàng con của Saint Exépury v.v...


Tôi nghĩ không nên đảo lộn , thay đổi cái gì khi mình chưa hiểu thấu tại sao lại như thế. Còn đứng về phương diện Ngữ văn học thì không ai biết thứ tự nguyên thủy là gì, thứ tự ngày nay là của Phí Trực thời Tây Hán.
Anh Ngu Yen, Tôi đang nói chuyện đời đó chớ không dùng cái đồng nhi quy thù đồ để nói chuyện ở đây đâu, ý tôi là cã 3 nhà đều cùng một cái tâm lo cho trăm họ dù cách lo của 3 nhà khác biệt nhưng bổ túc cho nhau để xã hội tốt hơn . Tôi nêu một ví dụ như ngày xưa Nho nhập thế tham gia vào việc an bang tế thế ở thượng tầng nhưng hạ tầng thì quá yếu, vua quan quá xa cách dân nên chẳng giúp được cho dân , cái học của Nho lại chỉ dành cho tầng lớp địa vị chớ dân dã làm gì học đươc cho nên có những vị hành đạo giúp đời (về cã 2 mặt tinh thần lẩn vật chất) chẳng qua con đường tham chính, còn vô vi làm mà chẳng làm, chẳng làm mà làm của Lão giúp quân bình cho những cái thái quá trong xã hội (điều này được ứng dụng trong cơ cấu quản lý kinh tế tự do ngày nay) mà đôi khi ta cần addition bằng subtraction như tình trạng bao cấp thái quá trong nền kinh tế định hướng .

Tôi sẽ viết về thư tự quẻ sau khi có thời gian .

Thanked by 5 Members:

#217 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 15:12

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Di:
- Quẻ có lẽ miêu tả kinh nghiệm của một người trong việc nuôi và cách tự nuôi mình, hay có thể suy rộng ra là cách thức tạo ra thức ăn/ của cải cho bản thân (cũng như xã hội)
- Các hào trong quẻ có lẽ có cấu trúc theo các cặp có chút tương đồng: 1-6; 2-4; 3-5. Thí dụ: Hào 6 là hào bất trung-chính nhưng lại tốt nhất ...do vậy, nội dung quẻ/ hào có lẽ theo hướng "phản - phục" (tinh thần chung là "thua keo này ta bày keo khác") thì mới giành kết quả khả quan chăng?

-Hào 1 : Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di. Hung.
dịch : Bỏ con rùa thiêng của cậu, nhìn ta trễ mép. Đóng.

Hào có lẽ miêu tả việc một người (tự ý) Bỏ con rùa thiêng, một nguốn thức ăn/ một tài sản/ một phương tiện kiếm sống quan trọng của bản thân, để trông chờ vào một người khác (nuôi mình/ cho mình thức ăn) đến mức nhìn ta trễ mép - trông chờ người khác lâu mà không được gì cả. Đáng lý ra, anh ta phải tự làm, nhưng lại đi "thả mồi, bắt bóng".Hào sơ miêu tả cách thức nuôi/ kiếm sống của một người, nhưng lại có sai lầm trong phương thức nên đóng. Hào này cũng tương tự như câu tục ngữ: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" vậy.

- Hào 2 : Điên di , phất kinh. Vu khâu di. Chinh hung.
dịch : Sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường. Tại lăng tổ mà nuôi . Đánh dẹp đóng.
Xáo trộn việc nuôi dưỡng, trái với lẽ thường. (Vì) Nuôi ở trên gò. Đánh dẹp đóng.

Hào này sau thời hào 1, có lẽ nhận thấy có sự sai lầm của hào 1, nên đưa ra một ý/ nhận xét Sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường nhằm thay đổi chăng?Hào có lẽ theo cấu trúc "vì...nên..do vậy mà...", nghĩa là vì có sự nuôi đảo ngược của hào sơ nên chỉ có thể về nhà tổ mà ăn, không ra ngoài tìm cái ăn, do vậy mà không thể đủ sức đánh dẹp. Hào miêu tả một mối quan hệ nhân - quả của quẻ.

- Hào 3 : Phất di, trinh hung. Thập niên vật dụng , vô du lợi.
dịch : Chẳng nuôi / được ăn , điềm xấu. Mười năm chẳng làm được gì, không lợi đâu.
Việc nuôi dưỡng bị sai. Điềm xấu. Mười năm chẳng dùng được, chẳng có lợi ích gì cả.

Hào 3 có lẽ miêu tả một trạng thái/ kết quả của việc nuôi sai lầm (hoặc cũng có thể là trạng thái/ kết quả tất yếu của hai thời hào 1&2), và hậu quả của nó sẽ rất lâu mới khắc phục được.

- Hào 4 (tương tự hào 2) có lẽ cũng miêu tả việc cần phải thay đổi cách nuôi sai lầm của/ từ thời hào trước thì mới có hy vọng/ mở. Sự thay đổi này cần ( Như ) con hổ nhìn ( mồi) chăm chăm , lòng muốn vồ bắt, hàm nghĩa là cách làm/ cách nuôi/ cách kiếm ăn (hành động bên ngoài) cần thận trọng, sát sao - ( Như ) con hổ nhìn ( mồi) chăm chăm - và với thái độ/ động cơ (nội tâm bên trong) cần nỗ lực cao - lòng muốn vồ bắt thì mới Không lỗi.

- Hào 5 có lẽ cũng miêu tả một trạng thái/ kết quả (của việc vẫn không thay đổi cách nuôi sai lầm) Trái lẽ thường, nhưng khuyên là điềm ở yên thì mở, nhằm tránh hành động không có lợi - Không thể qua sông lớn.

- Hào 6: thời cuối quẻ, vị cao, đã trải qua khó khăn (của những thời hào trước),đúc kết được nhiều kinh nghiệm nên Do ta mà nuôi (được mọi người), là hào có tài an bang tế thế

Sửa bởi pth77: 05/04/2014 - 15:13


Thanked by 3 Members:

#218 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 17:09

Em bổ sung chút:
- Đại Súc có lẽ nói về săn bắn/ săn bắt, thuần hoá thú vật (đặc biệt là ngựa để phục vụ di chuyển nhanh -dân sự & quân sự trên thảo nguyên); còn Di bàn về cách nuôi dưỡng chăng?

Thanked by 3 Members:

#219 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 21:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 04/04/2014 - 13:25, said:




Vô vọng nói đến cách đối phó với ngẫu nhiên .Mở ngoặc tôi chọn ngẫu nhiên vì cho thấy sự bất ngờ gây bối rối, vì Dịch lúc đầu lấy số làm tượng (cơ ngẫu / chẵn lẻ) nên ngẫu nhiên hợp với tinh thần bói Dịch, biến Dịch .Lời quẻ nói phải chính đúng không vì bất ngờ mà cong queo sai trái . Không nên có chỗ đi là đừng kiên trì giữ vững mục tiêu , tính toán mà không thích ứng.Hào 1 nói về việc khi còn trẻ thì nên mở rộng tâm tư đón nhận cái khác, cái mới đừng rập khuôn , đừng theo nếp cũ ; hào 6 thì khác (lẽ tùy thời , tùy vị ) lớn chín rồi mà không tính toán , không liệu việc thì sai rồi. Hào 2 thì không nên để cái lợi bất ngờ làm quên đi mục tiêu, hào 3 nói có những sui sẻo bất kỳ phải chấp nhận vì vậy hào này mất mát mà không phê xấu, nguy, đóng .Hào 5 hơi giống hào 3 nhưng ở trạng thái khác (bệnh ), với khả năng y khoa thời ấy thì có lẽ bình tĩnh mà chờ hết bệnh khi bệnh không phải là mãn tính thay vì đi vái tứ phương .Hào 4 thì cho thấy ngẫu nhiên mang lại nhiều khả năng, cơ hội mới (ngay cả gian nguy khó khăn cũng trui luyện con người ).


Anh Ngu ye^n,
Trong ngẩu luôn có Cơ nên sự việc không thể xảy ra hay tồn tại khi chỉ có ngẩu .

Thanked by 5 Members:

#220 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/04/2014 - 22:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 05/04/2014 - 01:02, said:

Đem "tám điều" ra để nói là nhắm vào phần kết quả cuối cùng: "bình thiên hạ" - nhưng ta biết thiên hạ đó giờ có bao giờ yên đâu. Hết cuộc chiến này đến trận đánh khác đó chẳng phải do mỗi nhà hiểu không giống nhau để chẳng đặng đạt thành quả cuối cùng như mong muốn trong sách "Đại Học" đó chăng!?

Đó là điểm tôi muốn nói, chứ không phải "mỗi nhà hiểu một cách nên trăm hoa đua nở chứ chưa hẳn là xấu đâu" Ngu Yên ạ!

Nói đến quẻ "Vô Vọng" theo trình tự trong Kinh Dịch thì đến quẻ này là quẻ thứ 25.

Quẻ này là sau khi "Trở Lại - Hồi Phục" từ quẻ "Địa Lôi Phục" nên không thể là sự "ngẫu nhiên" do đó "Vô Vọng" không hàm ý "đến cách đối phó với ngẫu nhiên". Tại sao lại nói thế!?

Bác - Phục là một cặp; mà Bác là ngũ Âm tấn gọt khí Dương đến gần cùng chỉ còn 1 hào Dương trên thượng cửu nếu như dứt điểm thì đã không có "quay đầu lại là bờ" của quẻ Phục vậy. Nên sau đó mới có "Vô Vọng" là không làm xằng, làm càn, làm bậy nữa chứ không phải không vọng móng điều gì hay chỉ đối phó với ngẫu nhiên thôi. Từ quẻ "Địa Lôi Phục" qua "Vô Vọng" ta thấy ngoại quái Khôn động biến hết 3 hào (4,5,6) để thành Càn, "Thiên Lôi Vô Vọng" thì đã rõ ý. Khởi niệm sám hối trong lòng (Phục) thì bên ngoài cũng tỏ lộ như câu:

"Tướng từ TÂM sinh"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì mổi nhà đều Vọng "bình thiên hạ" theo ý của mình nên càng bình càng loạn, chiến tranh, hận thù, đau khổ triền miên . Cái gốc của Bình là Hoà, nay chẳng Hoà mà chỉ muốn Bình thiên hạ qua con đường Đại Đồng, cái gì Bất Đồng thì sát diệt hết chỉ để còn cái đồng duy ngã của mình hỏi sao chẳng bao giờ thiên hạ Thái Bình.

#221 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 06/04/2014 - 10:42

Quẻ Đại Quá có lẽ mượn việc đi tìm vật liệu (cây gỗ) để dựng nhà/ lều để nói về việc gánh vác những trọng trách to lớn chăng?

Thanked by 4 Members:

#222 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 12:46

Em bổ sung mấy ý nhỏ về quẻ Đại Quá:
- Hào 1: Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
dịch : (Chiếu ) lót dùng cỏ mao trắng, không lỗi.

Dùng cỏ mao trắng lót nền trước khi dựng nhà/ lều (nhằm tạo mặt phẳng êm), hình ảnh có lẽ hàm nghĩa rằng cần có một bước đệm chuẩn bị khi đảm nhận trọng trách.

- Hào 2 : Khô dương sinh đề.Lão phu đắc kỳ nữ thê.Vô bất lợi.
dịch : Cây dương khô trổ lá non.Ông già lấy được vợ trẻ.Chẳng gì không lợi.

Cây dương khô (là Cây dương khô - một loại cây - hay là cây dương bị khô) trổ lá non, miêu tả một sự sống trở lại, cây được hồi sinh (theo chu kì của nó, hoặc may mắn được hồi sinh khi đã bị khô), như Ông già lấy được vợ trẻ, gặp may mắn, nhưng là điều hơi bất thường. Tuy nhiên, xét ở hai khía cạnh:
+ Cây dương khô (gỗ đã khô) có thể sử dụng được trong làm nhà (nghĩa đen) -dùng để quây tường bao, mặt bên trong vì ít bị ẩm.
+ Cây dương khô trổ lá non.Ông già lấy được vợ trẻ: hàm nghĩa có sự hồi phục, trợ giúp may mắn, nên có thể đem ra sử dụng/ gánh vác được việc. Tuy nhiên cần thận trọng sử dụng cho đúng mục đích vì có thể bị gãy nếu quá sức (cây dương khô, ông già)

- Hào 3 : Đống nạo, hung.
dịch : Cột cong ỏe. Đóng.

Cột cong oẻ nên không dùng được vào mục đích dựng nhà/ lều, hình ảnh hàm nghĩa có tài/ có sức gánh vác nhưng không dùng được vì không phù hợp mục đích chính yếu.

- Hào 4 : Đống long, cát.Hữu tha , lận .
dịch : Cột cứng khỏe, tốt. Thêm nữa, lận đận .

Cột cứng khoẻ nên dùng được trong làm nhà (dựng trụ đỡ), hình ảnh hàm nghĩa có tài/ có sức gánh vác được việc phù hợp.

- Hào 5 : Khô dương sinh hoa.Lão phụ đắc kỳ sĩ phu.Vô cữu, vô dự.
dịch : Cây dương khô ra hoa. Bà già lấy được chồng trẻ. Không lỗi, không khen .

Tương tự hào 2: + Cây dương khô ra hoa (gỗ ít khô hơn giai đoạn trổ lá vì nhựa sống của cây nhiều hơn) có thể sử dụng được trong làm nhà (nghĩa đen) -dùng để quây tường bao, mặt bên ngoài vì ẩm nhiều hơn, chịu được thời tiết.
+ Cây dương khô ra hoa. Bà già lấy được chồng trẻ: hàm nghĩa có sự hồi phục, trợ giúp may mắn, nên có thể đem ra sử dụng/ gánh vác được việc. Tuy nhiên, khả năng sử dụng sẽ có thể kém hơn so với hào 2, hoặc cần sử dụng cho phù hợp mục đích chính yếu.

- Hào 6 : Quá thiệp, diệt đỉnh.Hung, vô cữu.
dịch : Lội qua sông chỗ (sâu ) quá, chìm lút đầu.Đóng, không lỗi.

Lội qua sông chỗ (sâu ) quá, chìm lút đầu: hình ảnh một người qua sông nhưng có thể vì không biết bơi/ hoặc do không tìm nơi nông mà qua nên bị chìm lút đầu. Hào cuối quẻ, có lẽ hàm nghĩa một người không lượng sức mình, nên làm/ gánh vác một việc vượt quá khả năng/ hoặc có thể làm sai phương thức nên kết quả không tốt.

- Quẻ này có lẽ cũng sử dụng cấu trúc tương tự quẻ Di, với các cặp hào 1-6; 2-5; 3-4, nội dung quẻ/ hào có lẽ theo hướng "phản - phục/ phản đề" vì các hào ở trái vị thì được phê tốt hơn, thí dụ hào 4 bất chính thì tốt nhất...Hai quẻ này có lẽ hàm nghĩa một người dùng các kinh nghiệm thực tế (thất bại) để răn dạy chăng (nhằm phòng tránh rủi ro). Quẻ thể hiện giai đoạn ổn định cuộc sống - dựng nhà để chăn nuôi, săn bắn chăng?

ps: thông tin tham khảo về nhà/ lều người Mông Cổ thế kỉ 12
CÁI LỀU TRÒN
Đời sống du mục phải bắt buộc lang thang đây đó nhưng có lúc họ cũng dừng chân lại một chỗ khá lâu. Đó là lúc đóng trại. Mỗi đoàn trại gồm có nhiều khóm lều (ayil) dựng trên nền cỏ hoặc trên xe bốn bánh sắp vòng tròn, chừa một sân rộng ở chính giữa. Lều của dân săn bắn thì nhỏ hẹp, nghèo nàn, khác hẳn lều của bọn du mục thường lợp bằng da thú. Đến thế kỉ XIII, lều của hạng Khả Hãn rất rộng rãi, tiện nghi, chứa đầy da thú và thảm đẹp, gần như một thứ dinh thự lưu động. Có hai thứ lều, nhờ đó người ta có thể phân biệt được dễ dàng nhóm Mông Cổ săn bắn và nhóm Mông Cổ du mục.
Ger (còn gọi là Yourte) là thứ lều tròn lợp da thú, sườn bằng cây, gồm những cây chống, cây ngang rất phức tạp, thấy rõ là dân ở miền thừa thãi gỗ.
Maikhan là thứ lều rộng mà thấp, sườn bằng loại gỗ nhẹ, tháo ráp dễ dàng: vách gồm nhiều tấm phên bằng len, mặt trong có chèn thêm một lớp cỏ khô. Nóc lều tựa như cái nón lá lớn úp xuống, giữa đỉnh có một ống khói nhỏ. Trong lều người Mông Cổ lúc nào cũng có một bếp lửa chụm phân bò khô và khói thoát ra ở cái ống đó. Thời Thành Cát Tư Hãn, loại lều này thường dựng trên xe bốn bánh rất tiện cho việc vận tải, di chuyển. Khách đến nhà phải ngồi ở tại ngưỡng cửa bên mặt, chủ nhà ngồi trịch bên trong và ngay cửa.
Ngày nay tiến bộ hơn họ đã biết xây nhà bằng đá, nhưng chừng như chưa bỏ được thói quen ở lều, nên nhiều gia đình có nhà rồi mà còn dựng thêm cái lều nguyên vẹn kiểu xưa ngay trước sân.

Sửa bởi pth77: 07/04/2014 - 12:51


Thanked by 5 Members:

#223 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 07/04/2014 - 16:25

Em có thêm vài lời về quẻ Di.
Ba hào dưới bị chê xấu , ba hào trên thì tốt , đó là do tùy vị , tùy thời nhưng cũng do độ chín -> Nguyễn Mạnh Bảo cho là, 3 hào dưới là được nuôi, 3 hào trên là người nuôi.
QNB cho rằng, đây vẫn đang nói về cái thời nuôi dưỡng gia súc mà thôi. Vừa trước đây là quẻ Đại Súc là quá trình chăn thả, đến quẻ này là quá trình nuôi dưỡng, có thể việc nuôi dưỡng ở đây là ám chỉ việc nuôi ngựa dùng cho việc quân, cũng có thể là ám chỉ việc nuôi dưỡng quân lính.

Hào 1 : Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di. Hung.
dịch : Bỏ con rùa thiêng của ***, nhìn ta trễ mép. Đóng.

Hào sơ dương, đáng vị , có ứng thì không phải đói mà là tham lam quá. Phải xét lại để sửa cái gì gây ra sự thèm thuồng ấy.
Chữ Xả 舍 còn đọc là Xá = Chuồng nuôi gia súc.
--> Chuồng nuôi rùa thiêng. Xét tự bản thân thấy việc nuôi trệu trạo. Đóng.
Hoặc nếu hiểu chữ Xả = bỏ, thì "xả nhĩ linh quy" = bỏ con rùa thiêng --> có thể ám chỉ rằng trong việc nuôi dưỡng cần phải thực tế, đừng có dùng linh quy để bói xem nên nuôi như thế nào,...

Hào 2 : Điên di , phất kinh. Vu khâu di. Chinh hung.
dịch : Sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường. Tại lăng tổ mà nuôi . Đánh dẹp đóng.
Xáo trộn việc nuôi dưỡng, trái với lẽ thường. (Vì) Nuôi ở trên gò. Đánh dẹp đóng. -> Điên là vì hào 2, đắc trung lại phải nương nhờ hào sơ nên 'ngược' (trên nuôi dưới mới thuận).
(chúng ta có thể nhớ lại hào 3 quẻ Đồng Nhân từng nói "đưa binh lên gò, 3 năm chẳng dấy").

Vì cận hợp với hào sơ nên hào này theo hắn cho nên bảo là sự nuôi đảo ngược, trái lẽ thường.Vế sau nói rõ chỉ nên về nhà tổ mà ăn, không ra ngoài tìm cái ăn. Vậy sự nuôi ở hào này có sai lầm chỉ nên tu tâm dưỡng tính để tránh thị phi tai họa.

Hào 3 : Phất di, trinh hung. Thập niên vật dụng , vô du lợi.
dịch : Chẳng nuôi / được ăn , điềm xấu. Mười năm chẳng làm được gì, không lợi đâu.
Việc nuôi dưỡng bị sai. Điềm xấu. Mười năm chẳng dùng được, chẳng có lợi ích gì cả.

Hào này xấu nhất quẻ vì cái ăn không có / không nuôi ai. Mười năm chỉ một chu kỳ dài .

Hào 4 : Điên di , cát. Hổ thị đam đam , kỳ dục trục trục. Vô cữu.
dịch : Đảo lộn sự nuôi , (nhưng ) mở.( Như ) con hổ nhìn ( mồi) chăm chăm , lòng muốn vồ bắt . Không lỗi. -> Biết là bác Ngu Yên không thích luận theo quẻ đơn, nhưng em vẫn góp thêm 1 cách hiểu. Theo NMB, sơn cũng có tượng là hổ.
Xáo trộn việc nuôi dưỡng, (nhưng) mở. Hổ nhìn chằm chằm, nó muốn đuổi bắt. Không lỗi.

Tâm cầu vọng ở đây tuy có sai trái ít nhiều nhưng không bị phê xấu vì như con cọp hào này có đủ sức để đáp ứng điều nó muốn.

Hào 5 : Phất kinh, cư trinh cát. Bất khả thiệp đại xuyên.
dịch :Trái lẽ thường , điềm ở yên thì mở.Không thể qua sông lớn.

Vị cao mà lại không bàn đến việc nuôi (hào này duy nhất trong quẻ không có chữ di ) nên trái lẽ thường.Tài hèn sức mọn nên chẳng qua sông được (xem lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập/ biểu tượng ).Ở yên , biết phận, cầu người tài (hào 6 dương hợp ) thì mở.

Hào 6 : Do di, lệ cát . Lợi thiệp đại xuyên.
dịch : Do ta mà nuôi (được mọi người) , nguy (nhưng) mở. Nên qua sông lớn.

Đây là hào có tài an bang tế thế nhưng vì thế phải hết sức cẩn trọng để đem cả nước qua cái nguy .So sánh với hào 5 thì ở đây Chu Dịch bảo có tài thì phải ra làm đừng ngại nguy khó (có thể bị chỉ trích do hào 3 ứng ). -> Hào 6, thượng của hào ngũ, tượng là thầy của vua, nên dụng đức (chắc là các đời sau thêm vào) để soi sáng cho thiên hạn, tuy nguy nhưng vẫn mở.

Thanked by 4 Members:

#224 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 08/04/2014 - 03:16

@coluong70
Tôi không dùng quẻ đơn cho việc chú giảng Chu Dịch nguyên thủy, còn ở đây thì nếu có phát kiến hay thì vẫn ok mà . Tuy nhiên trong Chu Dịch hào 5 quẻ Cách 49 cũng có hổ nhưng mà nằm quẻ Trạch/ đoài vậy ông NMB giảng ra sao ? Tôi hồi cách nay 25 năm có được xem qua 1 lần sách NMB giờ không nhớ gì nhiều đại khái có lẽ giống sách ông Nhân tử Nguyễn văn Thọ .
Hào 6 tôi không nghĩ là thầy hào 5 mà phải cáng đáng trọng trách đó (do di ) nên như Quản Trọng với Tề Hoàn công chẳng hạn thì đúng hơn.

Thanked by 3 Members:

#225 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 09/04/2014 - 17:41

- Hào 1 : Tập khảm.Nhập vu khảm đảm.Hung.
dịch : Tập luyện nơi hiểm trở.
Đi vào hố sâu, hiểm.Đóng.
- Hào 3 : Lai chi khảm khảm.Hiểm thả chẩm .Nhập vu khảm đảm. Vật dụng .
dịch : Trước mặt trùng trùng hiểm trở.Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) .
Đi sâu vào hố hiểm. Chớ làm.
Em thấy có chút mâu thuẫn trong lời dịch? Có lẽ là sự nhấn mạnh chăng?

Sửa bởi pth77: 09/04/2014 - 17:43


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

8 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |