Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#241 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7870 thanks

Gửi vào 15/04/2014 - 16:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 15/04/2014 - 11:42, said:

Em bổ sung chút:
- Hào 2 quẻ Ly : có lẽ cũng lưu ý thêm là (hình ảnh) chim vàng anh đã có vào thời Chu chưa? Nên nếu dùng hình ảnh ánh sáng vàng, hàm nghĩa ánh sáng toả rộng khắp, không thể phân ly, đồng thời cũng phù hợp với hào 3 kế tiếp là mặt trời xế bóng, ánh sáng không còn huy hoàng toả khắp nữa thì "sát" hơn chăng?

- Quẻ Hàm có lẽ là quẻ "sexy" nhất chăng?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chữ ly như đã dẫn chỉ có hình tượng con chim , sau mới hiểu bóng là ánh sáng .Ở đây tôi theo QNB mà hiểu ly là chia cắt, hoàng là hoàng thổ= đất .Như vậy là các thân thuộc được cắt đất phong kiến nên phê là tốt lớn.

Thanked by 4 Members:

#242 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7870 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 13:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/04/2014 - 19:58, said:

Mười hai x 6 hào = 72 hào chứ anh PKF.

À, ở trên là em đang giả thiết mỗi Hào được dùng đánh dấu để chép lại sử, với việc sử dụng Thái Âm lịch. Hơn nữa, với giả thiết là Chu Dịch nguyên thủy chưa xuất hiện việc bàn đến Âm Dương.

Còn Tịch Wái là dùng biểu diễn sự tiêu trưởng Âm Dương ứng với mười hai giờ trong ngày, mười hai tháng trong năm, 24 Tiết Khí theo Thái Dương lịch (năm thời tiết, năm hồi wuy) và cả Âm Dương hợp lịch.
Nhân QNB bàn về ngũ tinh và lịch pháp bên Quả lão tinh tông, không biết Bội nghĩ sao về thiên can địa chi xuất hiện trễ lắm thời Thương : lục thập hoa giáp x 6 hào = 360 ngày .Can, chi từ đâu đến hình như chỉ có giả thuyết mà chưa ai chứng minh được gì .Nếu 12 thời quái là 12 chi vậy 10 can liệu có dính gì đến ngũ tinh ?

Thanked by 4 Members:

#243 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/04/2014 - 16:38

Theo những văn tự được khắc trên xương mai rùa hóa thạch (giáp cốt văn) đã khai quật được ở thôn Tiểu Đồn, vốn là đất Ân Khư cũ, thì có một số văn tự ghi chép lại việc bói toán với ngày giờ rất rõ ràng, như:

Kỉ Dậu, tự kim tuần vũ? Tam nguyệt, Tân Hợi vũ.
己酉, 自今旬雨? 三月, 辛亥雨
=
Vấn: (Hôm nay là) ngày Kỷ Dậu, hỏi rằng từ nay trở đi, trong tuần (10 ngày) này, lúc nào thì mưa?
Đáp: Tháng ba, ngày Tân Hợi thì mưa (tức là 2 ngày nữa, từ Kỷ Dậu cho đến Tân Hợi).

hoặc có bốc từ viết rằng:

Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, giai nhược? Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, phi nhược?
癸酉贞: 日夕有食, 佳若? 癸酉贞: 日夕有食, 非若?
=
Ngày Quý Dậu bói, hỏi: nếu như chiều tối có nhật thực, đó là tốt hay là không tốt?

...
Việc khai quật được các văn tự giáp cốt còn được các giáo sĩ phương Tây thu mua và hiện nay được lưu giữ ở nhiều nước như Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Bỉ,...
Cho nên chúng ta hoàn toàn có thể tin được là có sự đối chứng từ các nước văn minh có bề dày kinh nghiệm về khảo cổ, nên các văn tự giáp cốt kia quyết không thể ngụy tạo được.

Do đó, ít nhất là từ cuối đời Ân/Thương đã có sự hoàn chỉnh về việc ráp nối 2 hệ thống số đếm. Hệ đếm cơ số 10 theo Thiên Can, và hệ đếm cơ số 12 theo Địa Chi.

Đối với 12 tịch quái thì QNB cho rằng chắc chắn không xuất hiện vào thời đó. Vì sự xắp xếp 12 thời quái đã là trình độ rất cao về lý luận tiêu trưởng của Âm Dương, trong khi Chu Dịch ở thời Tây Chu không nhắc gì đến Âm Dương cả.
Do đó, Tịch Quái chỉ có thể xuất hiện sau này, có lẽ ở thời Hán, vì thời này lý luận Âm Dương đã đạt đến trình độ cao, đồng thời trình độ về Thiên Văn cũng đạt được rất cao (điển hình là Trương Hành).

Thanked by 7 Members:

#244 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/04/2014 - 17:09

Nhân nói đến chuyện này, QNB cũng nói luôn sang chuyện Hà Đồ, Lạc Thư.
Trước đây, cũng ở ngay diễn đàn này, ông Thienkhoitimvui (QNB ngưỡng mộ anh này lắm vì bộ óc như một cuốn đại từ điển bách khoa) cũng đã nhiều lần nói rằng Đồ Thư chỉ có thể xuất hiện ở thời Hán chứ trước đó không có thư tịch nào ghi chép đến hay nhắc đến.

Nhiều nhà nghiên cứu từng cho rằng 10 Thiên Can là xuất phát từ Hà Đồ. Nhưng kỳ thực là không phải thế, vì những giáp cốt văn kia đã cho thấy Can - Chi đã xuất hiện và được sử dụng khá hoàn chỉnh vào việc gọi tên ngày từ thời Ân/Thương. Trong khi, Hà Đồ theo những ghi chép xưa nhất cũng chỉ thấy có từ Lưu Hâm, Khổng An Quốc thời Tây Hán.
Chúng ta cũng nên nhớ là Khổng Tử (tổ 12 đời của Khổng An Quốc), thời Đông Chu, khi làm Dịch cũng không nhắc gì đến Đồ Thư cả.
Cho nên, 10 Thiên Can không phải là xuất phát từ Hà Đồ, mà Thiên Can xuất phát từ hệ đếm cơ số 10 nào đó từ rất sớm so với thời gian ra đời của Hà Đồ.

QNB đang đọc 1 tác phẩm về Thiên Văn Lịch Pháp, tác giả cuốn này cho thấy một nền tảng kiến thức rất đồ sộ về thiên văn lịch pháp cổ đại lẫn hiện đại. Trong đó có trích dẫn sách "Thái Ất tinh kinh" mà nói về sự xuất hiện của Hà Đồ chính là từ Thiên Tượng, nó là quy luật tổng quát của việc ẩn hiện của các ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

#245 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 17:57

T có mấy ý:
- T cũng đã có thắc mắc như QNB về số lượng 6 và 9 năm cho đại vận BTHL, nhưng nhận thấy tiểu vận năm khá trùng khớp các xu hướng với tử vi, dù đại vận lệch nhau. (song kiếm này thấy hiệu quả phết)
- Nhận thấy:
+ Một người có tối đa: [6x9=54] + [(5x9)+6=51] = 105 và tối thiểu : [6x6=36] + [5x6+9=39] = 75 tiểu vận năm
+ tổng số: 105 + 75 =180 = 3*60 (1 Nguyên=60 năm) và số 5 thì dùng Nguyên để xác định hào nguyên đường, nhưng số 5 không được dùng trong nạp giáp?
+ 180 / 12 hào = 15 (=6+9) chăng? (tuy nhiên sao lại không dùng 7+8 ?)
+ Ngoài ra còn có các trường hợp một người có thể sống thọ hơn tổng số tiểu vận theo BTHL của họ nữa.
ps: lan man tí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 16/04/2014 - 17:58


Thanked by 5 Members:

#246 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 19:45

--------------seo ko post hình được nhỉ, đuôi jpeg?

Sửa bởi pth77: 16/04/2014 - 19:51


#247 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/04/2014 - 20:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 16/04/2014 - 19:45, said:

--------------seo ko post hình được nhỉ, đuôi jpeg?

Tốt nhất là anh upload ảnh lên facebook. muốn ko cho bạn bè ở fb xem thì set chế độ hiển thị ảnh "chỉ mình tôi".
Xong click chuột phải để chép lấy link (copy img location hoặc là copy image URL).
Trên thanh công cụ hộp thoại viết bài, bấm vào biểu tượng hình ảnh (ngay dưới chỗ tô màu và mặt cười).
Nó hiện ra hộp thoại để mình dán link hình ảnh vào.
Bấm ok.

Thanked by 3 Members:

#248 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 22:05

Thanks QNB. T dựng cái hình 3D Hà đồ tham khảo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 16/04/2014 - 22:06


Thanked by 4 Members:

#249 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 17/04/2014 - 18:44

Quên mất, em xin viết mấy ý về quẻ Hàm:
- Hàm là sự "cảm", có lẽ được hình thành nhờ tác động trực tiếp của ngoại cảnh tới giác quan của con người, và/hoặc cũng có thể là sự tự rung cảm của con người trước ngoại cảnh. Quẻ cho thấy sự "cảm" có thể từ xa tới gần, từ thấp tới cao...

- Quẻ có sử dụng hình ảnh về con người và có nhắc tới việc lấy vợ, trên cơ sở đó mà suy đoán vui rằng quẻ khá "sexy", có câu chuyện sau: ( quẻ có lẽ chống chỉ định cho những bạn chưa luyện môn kamas...)
+ Hãy thử hình dung cảnh hai vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn, chồng ôm vợ tâm sự dạt dào tình cảm...chân chàng "cọ" vào chân nàng, khiến nàng cảm thấy nhột ở ngón chân cái. Rồi chàng lại "cọ" cao hơn, tới bắp vế, tới bắp đùi...mọi người tưởng tượng tiếp nhé.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Đó là chuyện cảm "sung sướng", giờ là cảm "đau đớn":
+ Bạn nào đã từng xếp hàng mua gạo thời gian khó sẽ thấy: sáng sớm, hăng hái ra xếp hàng, đứng với tâm trạng khá hào hứng. Được một lúc, ngón chân thấy ngứa ngáy, ngọ ngoạy, he, bị kiến cắn rồi. Đứng thêm chút nữa, bắt đầu thấy hơi đau ở bắp chân. Thêm nữa sẽ mỏi ở đùi vì như đứng tấn vậy. Do vậy mà hai tay phải vặn vẹo, vung vẩy...Đứng thêm nữa là đau lưng, và đến gần trưa thì sẽ cảm thấy miệng khô khốc, nhạt nhẽo, má chẩy sệ, mép trễ...sau đó sẽ quyết định "đặt cục gạch".

- Chuyên "cảm" về rèn luyện:
Khi ta tập một môn rèn luyện sức khoẻ (thí dụ yoga chẳng hạn...), ta thường có một bài tập về duỗi chân và cúi gập người xuống, sao cho hai tay bám được vào hai bàn chân. Từ đây, sự "cảm" bắt đầu. Khi bám tay vào hai bàn chân, ta cảm được ở ngón chân cái. Khi gập người xuống nữa, ta cảm thấy đau ở bắp chân. Khi tập cúi sát nữa, sẽ đau ở bắp đùi. Khi đó cần thả lỏng. Dần dần, theo thời gian, khi tập, ta sẽ thấy cột sống được giãn ra, và đến khi đạt được mức cúi gập sao cho mũi, hoặc cằm/ má chạm được vào đầu gối thì ta sẽ thấy sự mạnh mẽ, sảng khoái của cơ thể. Ta cứ thử chút coi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#250 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/04/2014 - 11:06

Xin bổ sung thêm mấy ý:
- Khi dựng thử mô hình không gian Hà đồ, nhận thấy:
+ Dựng theo 5 trục, với 4 trục đồng phẳng và một trục đứng (trục 5-10, có thể coi như trục thời gian chăng, theo chu kì 5 năm?)
+ Các giá trị đơn vị trên các trục (dựng theo đúng tỉ lệ giá trị) tạo thành các dãy số là cấp số cộng với công sai là 5 (số vũ trụ). (thí dụ trục: 1,6,11... trục 2,7,12... trục3,8,13...truc 4,9,14...và 5,10,15...)
+ Do vậy, từ mặt phẳng thứ 2 (mặt phẳng màu ghi) trở đi là các mặt phẳng đồng dạng. Các vòng tròn bao bên ngoài tương ứng có bán kính theo dãy 5,10,15...
+ Do vậy, đó là một Vũ trụ dãn nở đều, tuần hoàn?
+ Các hình chiếu lên các mặt phẳng để tạo thành các điểm tứ giác (điểm tạo bởi các số thành) ,hoặc các điểm khác có ý nghĩa gì không? có liên quan gì tới Ngũ Tinh hay các sao mở rộng, hoặc hệ Can - Chi

Sửa bởi pth77: 18/04/2014 - 11:10


Thanked by 3 Members:

#251 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/04/2014 - 18:40

T copy lại về Hoá công: (lan man thêm chút)
- Theo ý kiến của bác V.E.D.A.Y bên topic "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư - lược dịch" (box TV) :
2/ Tứ Hóa là 4 ngôi sao đặc biệt xác định rõ như sau :

- êta Taurus - Kim ngưu
- alpha Hydra - Trường xà ( tên gọi khác là Điểu, Tinh)
- alpha Scorpius - Thiên Hát ( tên gọi khác là Hỏa, Tâm , Antares)
- beta Aquarius-Verseau - Bảo Bình ( tên gọi khác là Hư )


4 sao này dùng để xác định 4 thời điểm Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên bắc bán cầu và quan trọng hơn nữa (thời xưa) nó còn dùng để xác định khi nào cần phải hiệu chỉnh lại lịch cho phú hợp với thời tiết.
Do vậy Tượng của 4 sao này là Tứ thời. Tương ứng hành của tứ hóa là Hóa khoa hành mộc - Hóa lộc hành hỏa - Hóa quyền hành kim - Hóa kỵ hành Thủy. (hết trích)
- Theo BTHL:
+ Sinh sau giữa đông, trước giữa xuân (từ Đông chí đến Xuân phân) : HC là Khảm ( hướng Bắc, hành thuỷ)
+ Sinh sau giữa xuân, trước giữa hè (từ Xuân phân đến Hạ chí) : HC là Chấn ( hướng Đông, hành mộc)
+ Sinh sau giữa hè, trước giữa thu (từ Hạ chí đến Thu phân) : HC là Ly ( hướng Nam, hành hoả)
+ Sinh sau giữa thu, trước giữa đông (từ Thu phân đến Đông chí) : HC là Đoài ( hướng Tây, hành kim)
*** nx:
- Điểm tương đồng là các Hoá được xác định dựa theo thời điểm tiết khí Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí
- Theo vậy thì: + Hóa khoa hành mộc - có thể tương ứng Hoá công Chấn
+ Hóa lộc hành hỏa - có thể tương ứng Hoá công Ly
+ Hóa quyền hành kim - có thể tương ứng Hoá công Đoài
+ Hóa kỵ hành Thủy - có thể tương ứng Hoá công Khảm
- Theo đó, có thể vận dụng Hoá công theo tính chất các quẻ hoặc tính chất các hoá như bên Tử vi (?) ( chẳng hạn như: có Hoá công là Chấn thì nên ứng xử theo hướng hoạt động tích cực_tính chất quẻ là động, khởi_ và hướng về phía Đông )
- Có mối quan hệ gì giữa số sinh với tứ háo để mà có thể "hoá" ra số thành?

Sửa bởi pth77: 18/04/2014 - 18:41


Thanked by 5 Members:

#252 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 19/04/2014 - 18:45

Em có mấy ý về quẻ Hằng:
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa rằng trong cách ứng xử/ hành động, cần nắm vững tính quy luật/ nguyên lý của nó (hoặc rộng hơn là sự vật), và hành động/ ứng xử phải nên đúng đắn, cẩn trọng, tận tâm, giữ niềm tin thì mới có thể không (phạm) lỗi, sai lầm, do vậy mà kết quả sẽ được hanh thông. Một thí dụ minh hoạ: người ta hay nói "làm phúc phải tội", lạ vậy? Làm phúc vốn dĩ là việc tốt, đúng đắn nhưng sao lại phải tội? Phải chăng là do sai lầm trong ứng xử/ hành động, do làm không tận tâm, không đúng đắn mà dẫn tới có lỗi, gây ra kết quả không như mong đợi?
- Lời quẻ phê hanh, nhưng các lời hào không được như vậy. Lời hào có lẽ hàm nghĩa sự cảnh báo về những rủi ro có thể nếu ứng xử/ hành động trái với lẽ thường hằng chăng? (tương tự như quản trị rủi ro vậy)

- Hào 1: hàm nghĩa về sự ứng xử không phù hợp với quy luật của sự việc, nhưng lại vẫn cố chấp để theo nên Điềm đóng, không lợi đâu. Hoặc cũng có thể là thời sơ , chưa nắm vững quy luật/ nguyên lí đã vội vàng lao theo (" đâm lao rồi thì phải thuộc hết câu thành ngữ" - ngạn ngữ Nga) nên kết quả cũng không tốt.

- Hào 2: miêu tả một kết quả, một trạng thái (tâm lí) - Hối tiếc không còn. Lời hào có lẽ hàm nghĩa rằng đã rút kinh nghiệm từ hào sơ (hoặc có thể là đã khắc phục được kết quả của hào sơ), do vậy mà ứng xử phù hợp hơn với quy luật nên sự hối tiếc không còn nữa. (Đã có sự hối tiếc xảy ra nhưng nay không còn nữa)

- Hào 3: hào nói về việc ứng xử/ hành động không theo quy luật/ nguyên lí - Không giữ đức thường. Lời hào đặt ra giả thiết Giả như thăng tiến thì lại gặp nhục nhã, hàm nghĩa rằng mặc dù ứng xử không theo quy luật nhưng vẫn có thể đạt được (một cách may mắn/ hay duy ý chí) kết quả thăng tiến, nhưng vì không theo quy luật nên dù có đạt kết quả cũng không vẻ vang gì (hoặc kết quả sẽ không bền), do vậy kết quả đó khó có thể dùng được cho sau này, dễ gây ra thị phi nên Đoán lận đận.

- Hào 4: lời hào nói về một sự việc Đi săn chẳng có chim.Đi săn (mà) chẳng bắt, có lẽ hàm nghĩa rằng sự việc (đi săn) có thể được ứng xử/ hành động đúng với quy luật (đi săn) nhưng (không may) kết quả lại không được như mong muốn (chẳng có chim), hoặc có thể vì không ứng xử/ hành động đúng với quy luật (đi săn) nên kết quả (tất yếu) sẽ không đạt được (chẳng có chim). Hào này trái vị nên phê vậy chăng - làm cũng như không?

- Hào 5: hào nói về việc ứng xử/ hành động theo quy luật/ nguyên lí - Giữ đức đạo hằng. Lời hào cho rằng Đoán phụ nữ (như thế) thì mở, đàn ông thì đóng, có lẽ hàm nghĩa rằng hào âm, ở vị cao, đắc trung nên ứng xử một cách linh hoạt, đúng quy luật, mềm mỏng, bền bỉ (như người nữ) chứ đừng cương cứng, bất khuất (như đàn ông).

- Hào 6: lời hào nói về việc Chấn động cái sự ổn định, lung lay cái tính thường hằng. Có thể hiểu rằng tính quy luật/ nguyên lí đã bị một/ một vài tác động mạnh bên ngoài làm cho nó chấn động, lung lay, và/ hoặc cũng có thể quy luật/ nguyên lí đó có sự biến đổi phù hợp theo thực tế mới (không còn là quy luật/ nguyên lí cũ nữa) nên cũng gây ra một sự chấn động (bất ngờ). Lời hào có lẽ hàm nghĩa rằng cần luôn luôn bám sát quy luật/ nguyên lí thực tiễn để có thể nhận thức đúng đắn về nó, để có cơ sở ứng xử/ hành động phù hợp thì sẽ có kết quả tốt, ngược lại thì kết quả sẽ đóng.

Thanked by 3 Members:

#253 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 20/04/2014 - 12:22

QNB cho t hỏi chút xíu: hào 2 quẻ Phục, t thấy các sách hay ghi là hào duy nhất có chữ Nhân, đó là do về mặt chữ Hán viết vậy chăng? Thanks

Thanked by 2 Members:

#254 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/04/2014 - 13:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 20/04/2014 - 12:22, said:

QNB cho t hỏi chút xíu: hào 2 quẻ Phục, t thấy các sách hay ghi là hào duy nhất có chữ Nhân, đó là do về mặt chữ Hán viết vậy chăng? Thanks

QNB không hiểu ý của anh lắm!!?

Hào 2 quẻ Phục viết: Hưu phục, cát.
Không có chữ "nhân" mà.

So với các hào ở trong các quẻ khác, thì thấy chữ "Nhân" xuất hiện ở rất nhiều hào, ví dụ:
hào 2 quẻ Càn: lợi kiến đại nhân.
hào 5 quẻ Càn: lợi kiến đại nhân.
hào 1 quẻ Mông: lợi dụng hình nhân.
hào 6 quẻ Nhu: tam nhân lai.
... rất nhiều nữa.
Đều viết là chữ Nhân 人 (người) cả.

Còn chữ mà được phiên âm ra Hán-Việt để đọc là "Nhân" thì có khoảng 20 cách viết khác nhau, và dĩ nhiên trong số này đa phần mang nghĩa khác nhau.

Thanked by 3 Members:

#255 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7870 thanks

Gửi vào 20/04/2014 - 14:06

Không biết QNB có biết chỗ nào đọc được Trúc thư kỷ niên (kim bản & cổ bản) không , tôi đọc bằng tiếng Pháp 1 bản dịch vào đầu thế kỷ trước nên chán quá, gần như chả rút được thông tin lý thú nào thêm cả .Viện Việt học không có ai đề cập (bình thường vì đâu phải sử Việt )

Ngoài ra nếu bạn tìm được báo cáo khoa học của Trương Chính Lang (đại học Cát lâm / Trường xuân 1978;Shishi Zhouchu qingtongqi mingwen zhong de Yigua thì chắc sẽ cho ta thấy cách viết kim / chung đỉnh văn các con số biến hình thành các hào âm dương ra sao .Chuyện này tôi đã kể nhưng không mục sở thị rõ ràng các hình ảnh thì chắc có người vẫn ấm ức.

Tôi được biết từ đời Tống có Âu dương Tu , đại nho thời đó đã nghi ngờ nguồn gốc của Dịch kinh theo cái nhìn truyền thống trong : Dịch đồng tử vấn.

Cố Hiệt Cương trong Cổ sử biện (với nhiều người cộng tác , trong đó Lý Kính Trì chuyên về phần Chu Dịch ) đã khám phá được nhiều sử kiện cổ

Theo phong cách cho Chu Dịch là sử ký đời Chu tôi được biết 2 người coi là kiệt xuất là Lý Đại dụng trong Chu Dịch tân thám (có Duong ngọc Dũng nhắc đến, tôi có đọc được một số thí dụ ) còn có người tiên phong là Hu Puan (1878/1947) với Chu Dịch cổ sử quan in lại bởi Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã 1986 .

tất cả thông tin là từ Wang Dong Liang (sách đã dẫn ).Tôi ghi lại cho ai có khả năng truy tìm bây giờ hay sau này.

Sửa bởi Ngu Yên: 20/04/2014 - 22:51


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |