1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#196
Gửi vào 21/07/2011 - 08:24
POLTERGEIST HIỆN TƯỢNG ĐẦY BÍ ẨN
Thuật ngữ "poltergeist" có nghĩa là "linh hồn nhiễu loạn". Có lẽ đây là một trong những hiện tượng bí ẩn của thế giới tâm linh, đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm theo dõi, tìm hiểu và có nhiều giả thiết giải thích nhưng chưa thật sự thỏa đáng. Thứ bảy ngày 13-10-1990, trong chương trình truyền hình “120 phút” hàng triệu khán giả Nga đã nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ một cảnh tượng lạ lùng.
Ở một căn hộ tại Moskva, một ngọn nến đang cháy bỗng tự nhấc khỏi mặt bàn và bay qua căn phòng. Một trò ảo thuật chăng? Không phải. Đó là một chi tiết của hiện tượng poltergeist mà một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu đã quay được. Các hiện tượng dị thường đã coi tự phát sau đây thuộc poltergeist: Tiếng gõ vào cửa phòng và cửa sổ, sàn và trần nhà; tiếng cưa, tiếng đi lại, tiếng nhảy múa, đôi khi theo nhịp điệu của một bản nhạc phát ra. Tiếng rên rỉ và tiếng kêu. Bàn ghế lật đổ, đồ vật bay bổng, chai lọ thuỷ tinh vỡ vụn như bị nổ.
Các đồ vật nặng bị nhấc bổng, người bị nhấc bổng lên và đặt xuống trên hai chân. Lấy ra các vật từ túi hay ngăn bàn, biến mất các đồ vật ngay trước mắt người chứng kiến và xuất hiện ở một chỗ khác hoặc hoàn toàn mất hẳn. Các đồ vật đi xuyên tường mà không bị phá hỏng hoặc hư hại, xuất hiện nước không rõ từ đâu, kể cả khi phòng ở không có nguồn nước. Các đồ vật tự biến dạng. Tắt các dụng cụ điện và cháy vải, giấy khi có mặt mọi người.
Xuất hiện trên tường các dòng chữ có nội dung đáng sợ, đôi khi thấy như có bút chì đang viết, tác động lên người các lực không rõ nguyên nhân như cù, điện giật. Trình diễn các hình ảnh đồ họa đáng sợ, thường có biểu hiện di động và có tiếng nói mà chỉ một số người thấy và tự do đi qua chúng. Điều rất đáng chú ý là ngay trước mặt cảnh sát, các nhà khoa học và các giới xã hội khác, poltergeist thường phô diễn các hành vi xấc xược, đến nổi làm cho các nhà nghiên cứu với các học vị bác học cao phải rất lúng túng, không thể nào hiểu được bản chất thực sự của hiện tượng đó là gì.
Dưới đây là một trong số các trường hợp poltergeist đã được nghiên cứu cẩn thận, tại thành phố Tomsk xảy ra trong tháng tư và tháng 5 năm 1989. Tại một căn hộ hai phòng bình thường ở gác bốn, thuộc một ngôi nhà tầm lớn có chủ nhà đã ngoài bảy mươi tuổi. Hôm đó hai vợ chồng họ đang sơn keo màu cho sàn nhà. Trên phần sàn nhà chưa sơn tự nhiên xuất hiện vũng nước hình tròn. Vũng nước đã được chủ nhà lau sạch. Một lát sau lại xuất hiện một vũng nước khác. Hiện tượng đó đã lặp lại mấy lần cho đến khi quét sơn hết sàn nhà.
Một con mèo tỏ vẻ sợ hãi cái gì đó và lo ngại nhìn về phía góc phòng, nơi chẳng thấy gì cả. Sau đó bắt đầu sự chuyển động bát đĩa, chúng bay lên rơi xuống sàn nhà và bị vỡ. Tiếp theo là sự tự dịch chuyển đồ đạc bằng gỗ. Ngay trước mặt những người nghiên cứu và chủ nhà, đã diễn ra sự rung động phía dưới tấm thảm nặng treo trên tường, làm nó bật khỏi đinh và rơi xuống.
Khi chủ nhà đi đâu đó trở về thì cửa nhà bị chống đỡ từ phía trong bởi một máy khâu có bàn đạp. Tranh ảnh treo tường cũng bị rách. Lọ đựng nước hoa và đôi dép đã được gác lên bộ đèn chùm. Yêu cầu về hiện rõ chân tướng của động lực vô hình đã được đáp lại bởi sự lắc lư bông hoa. Trên nhiều ảnh chụp do các nhà nghiên cứu thực hiện thấy rõ các “vết đen”, các tạo hình không lớn lắm, dạng tròn và tối.
Bằng định vị sinh học cho thấy rằng, trong căn hộ có sự hiện diện những vùng đặc biệt mà ở đó đôi khi bà chủ nhà bị ngất. Các trường hợp tương tự đã được biết rất nhiều. Trên cơ sở các sự cố đã tích luỹ được, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Poltergeist sử dụng thông tin của các cá nhân có mặt khi xảy ra hiện tượng dị thường.
- Poltergeist theo dõi linh hoạt hành động và suy nghĩ của những người hiện diện tại nơi có sự cố.
- Tiếng nói tự phát có thể phô bày tất cả uẩn khúc của người hiện diện, tức là diễn ra sự liệt kê từ trí nhớ của con người.
Poltergeist có đe doạ sức khỏe và làm hại con người hay không? Việc phân tích có hệ thống cho thấy rằng, poltergeist thường chỉ làm cho con người lo sợ, ít gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ, nếu đồ vật bay với vận tốc lớn thì chúng ít va vào mọi người hoặc dừng đột ngột và rơi xuống ngay trước mặt con người. Nếu trên quần áo của người đang mặc bị cháy thì không để lại vết bỏng, các đồ vật quý nhất trong nhà không bị phá hỏng.
Tuy nhiên với chúng ta thì hiện tượng poltergeist vượt khỏi phạm vi hiểu biết lành mạnh, nên những người được chứng kiến hiện tượng đó thường ở trong trạng thái căng thẳng tột độ. Một trong số các giả thiết về sự phát sinh hiện tượng poltergeist cho rằng: Trí tuệ ngoài Trái đất muốn thử thách con người bằng các phương pháp của mình. Có thể poltergeist là sự tác động tương hỗ giữa cấu trúc tích cực của thế giới không nhìn thấy, với tri giác người chứng kiến và môi trường xung quanh.
Tính bất nhã của sự thể hiện poltergeist dẫn đến ý nghĩ rằng: Phản ứng và mức độ tri giác của con người dễ dàng bị phân tích bởi các sinh thể không nhìn thấy và có trí tuệ. Rất có thể hiện tượng poltergeist được tạo ra chỉ với mục đích làm cho con người khiếp sợ, để thoả mãn một cái gì đó thuộc thế giới tâm linh.
Lê Hải
Thuật ngữ "poltergeist" có nghĩa là "linh hồn nhiễu loạn". Có lẽ đây là một trong những hiện tượng bí ẩn của thế giới tâm linh, đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm theo dõi, tìm hiểu và có nhiều giả thiết giải thích nhưng chưa thật sự thỏa đáng. Thứ bảy ngày 13-10-1990, trong chương trình truyền hình “120 phút” hàng triệu khán giả Nga đã nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ một cảnh tượng lạ lùng.
Ở một căn hộ tại Moskva, một ngọn nến đang cháy bỗng tự nhấc khỏi mặt bàn và bay qua căn phòng. Một trò ảo thuật chăng? Không phải. Đó là một chi tiết của hiện tượng poltergeist mà một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu đã quay được. Các hiện tượng dị thường đã coi tự phát sau đây thuộc poltergeist: Tiếng gõ vào cửa phòng và cửa sổ, sàn và trần nhà; tiếng cưa, tiếng đi lại, tiếng nhảy múa, đôi khi theo nhịp điệu của một bản nhạc phát ra. Tiếng rên rỉ và tiếng kêu. Bàn ghế lật đổ, đồ vật bay bổng, chai lọ thuỷ tinh vỡ vụn như bị nổ.
Các đồ vật nặng bị nhấc bổng, người bị nhấc bổng lên và đặt xuống trên hai chân. Lấy ra các vật từ túi hay ngăn bàn, biến mất các đồ vật ngay trước mắt người chứng kiến và xuất hiện ở một chỗ khác hoặc hoàn toàn mất hẳn. Các đồ vật đi xuyên tường mà không bị phá hỏng hoặc hư hại, xuất hiện nước không rõ từ đâu, kể cả khi phòng ở không có nguồn nước. Các đồ vật tự biến dạng. Tắt các dụng cụ điện và cháy vải, giấy khi có mặt mọi người.
Xuất hiện trên tường các dòng chữ có nội dung đáng sợ, đôi khi thấy như có bút chì đang viết, tác động lên người các lực không rõ nguyên nhân như cù, điện giật. Trình diễn các hình ảnh đồ họa đáng sợ, thường có biểu hiện di động và có tiếng nói mà chỉ một số người thấy và tự do đi qua chúng. Điều rất đáng chú ý là ngay trước mặt cảnh sát, các nhà khoa học và các giới xã hội khác, poltergeist thường phô diễn các hành vi xấc xược, đến nổi làm cho các nhà nghiên cứu với các học vị bác học cao phải rất lúng túng, không thể nào hiểu được bản chất thực sự của hiện tượng đó là gì.
Dưới đây là một trong số các trường hợp poltergeist đã được nghiên cứu cẩn thận, tại thành phố Tomsk xảy ra trong tháng tư và tháng 5 năm 1989. Tại một căn hộ hai phòng bình thường ở gác bốn, thuộc một ngôi nhà tầm lớn có chủ nhà đã ngoài bảy mươi tuổi. Hôm đó hai vợ chồng họ đang sơn keo màu cho sàn nhà. Trên phần sàn nhà chưa sơn tự nhiên xuất hiện vũng nước hình tròn. Vũng nước đã được chủ nhà lau sạch. Một lát sau lại xuất hiện một vũng nước khác. Hiện tượng đó đã lặp lại mấy lần cho đến khi quét sơn hết sàn nhà.
Một con mèo tỏ vẻ sợ hãi cái gì đó và lo ngại nhìn về phía góc phòng, nơi chẳng thấy gì cả. Sau đó bắt đầu sự chuyển động bát đĩa, chúng bay lên rơi xuống sàn nhà và bị vỡ. Tiếp theo là sự tự dịch chuyển đồ đạc bằng gỗ. Ngay trước mặt những người nghiên cứu và chủ nhà, đã diễn ra sự rung động phía dưới tấm thảm nặng treo trên tường, làm nó bật khỏi đinh và rơi xuống.
Khi chủ nhà đi đâu đó trở về thì cửa nhà bị chống đỡ từ phía trong bởi một máy khâu có bàn đạp. Tranh ảnh treo tường cũng bị rách. Lọ đựng nước hoa và đôi dép đã được gác lên bộ đèn chùm. Yêu cầu về hiện rõ chân tướng của động lực vô hình đã được đáp lại bởi sự lắc lư bông hoa. Trên nhiều ảnh chụp do các nhà nghiên cứu thực hiện thấy rõ các “vết đen”, các tạo hình không lớn lắm, dạng tròn và tối.
Bằng định vị sinh học cho thấy rằng, trong căn hộ có sự hiện diện những vùng đặc biệt mà ở đó đôi khi bà chủ nhà bị ngất. Các trường hợp tương tự đã được biết rất nhiều. Trên cơ sở các sự cố đã tích luỹ được, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Poltergeist sử dụng thông tin của các cá nhân có mặt khi xảy ra hiện tượng dị thường.
- Poltergeist theo dõi linh hoạt hành động và suy nghĩ của những người hiện diện tại nơi có sự cố.
- Tiếng nói tự phát có thể phô bày tất cả uẩn khúc của người hiện diện, tức là diễn ra sự liệt kê từ trí nhớ của con người.
Poltergeist có đe doạ sức khỏe và làm hại con người hay không? Việc phân tích có hệ thống cho thấy rằng, poltergeist thường chỉ làm cho con người lo sợ, ít gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thí dụ, nếu đồ vật bay với vận tốc lớn thì chúng ít va vào mọi người hoặc dừng đột ngột và rơi xuống ngay trước mặt con người. Nếu trên quần áo của người đang mặc bị cháy thì không để lại vết bỏng, các đồ vật quý nhất trong nhà không bị phá hỏng.
Tuy nhiên với chúng ta thì hiện tượng poltergeist vượt khỏi phạm vi hiểu biết lành mạnh, nên những người được chứng kiến hiện tượng đó thường ở trong trạng thái căng thẳng tột độ. Một trong số các giả thiết về sự phát sinh hiện tượng poltergeist cho rằng: Trí tuệ ngoài Trái đất muốn thử thách con người bằng các phương pháp của mình. Có thể poltergeist là sự tác động tương hỗ giữa cấu trúc tích cực của thế giới không nhìn thấy, với tri giác người chứng kiến và môi trường xung quanh.
Tính bất nhã của sự thể hiện poltergeist dẫn đến ý nghĩ rằng: Phản ứng và mức độ tri giác của con người dễ dàng bị phân tích bởi các sinh thể không nhìn thấy và có trí tuệ. Rất có thể hiện tượng poltergeist được tạo ra chỉ với mục đích làm cho con người khiếp sợ, để thoả mãn một cái gì đó thuộc thế giới tâm linh.
Lê Hải
#197
Gửi vào 21/07/2011 - 08:37
MA DA BÀU CÁT
Ðầu thập niên chín mươi thời kinh tế mở cửa, Sài Gòn có nhiều thay đổi. Ðâu đâu cũng thấy người ta đào đường xây dựng quy hoạch đô thị. Khu vực dân cư quanh nhà tôi cũng có khá nhiều thay đổi. Nào việc mở đường cộng hòa thuộc khu lính dù, Hoàng Hoa Thám trước 75, chạy từ Bến Xe Tây Ninh tới Lăng Cha Cả, rồi các khu quy hoạch như mới Bàu Cát, Tân Kỳ, Tân Quý...
Bàu Cát thuộc quận Tân Bình, là khu quy hoạch mới xây dựng với nhiều dãy nhà cao tầng khang trang. Nhìn những dãy phố mới khang trang nơi đây, có lẽ ít ai còn nhớ nơi đây vào những năm đầu thập niên tám mươi, còn là những cánh đồng hoang vu mênh mông chạy dài tới nghĩa trang Bình Hưng Hòa trên Bà Quẹo. Bọn con nít trong xóm tôi dạo đó, rãnh rỗi thường hay ra khu này vui chơi, mùa nắng bắn bi thả diều, mùa mưa thì tắm mưa bắt dế. Một nơi quen thuộc với bọn nhỏ chúng tôi là hồ Cát, một hồ nước khá rộng bao bọc bởi những thửa ruộng trồng rau, và những cánh đồng cỏ mênh mông cao ngập đầu.
Không biết hồ do nông dân đào để lấy nước tưới cho mấy thửa ruộng trồng rau quanh đó, hay là hồ do thiên nhiên tạo nên, hay như truyền thuyết là hố bom Mỹ ngày xưa để lại. Nhưng điều đó không làm bọn nhỏ chúng tôi quan tâm. Cái mà bọn nhỏ như tôi với đầu óc tò mò hiếu kỳ thích nghe là, hàng năm đều nghe có người chết đuối tại đây và người ta đồn rằng có ma bắt giò. Riêng tôi cũng không tin chuyện đó, tuy rằng cũng thấy rờn rợn mỗi khi dạo chơi quanh đó một mình.
Cho đến một ngày kia cái tin thằng Tư Ðen ở xóm kế bên bị chết đuối, khi đang câu cá tại hồ Cát làm mọi người trong xóm xôn xao, nhất là bọn nhỏ chúng tôi. Nghe người ta kể lại là chiều hôm đó, thằng Tư Ðen với anh nó cùng một đám nhỏ ra hồ Cát câu cá. Câu được một lúc thì trời nhá nhem tối, nhưng bọn chúng chưa chịu về. Bỗng cái phao của thằng Tư Ðen bị vật gì kéo tuột xuống nước, nó hí hửng tưởng cá mắc câu nên vội giật cái cần trúc lên. Nhưng ngoài sức tưởng tượng của nó, cái lưỡi câu như móc phải vật gì nặng, làm nó không những không thể nhấc lên khỏi mặt nước, mà còn bị mất thăng bằng trượt chân rơi tỏm xuống hồ nước.
Thằng Tư Ðen vùng vẫy hai tay quơ quào cố ngoi đầu lên khỏi mặt nước, nhưng có cái gì đó trơn tuột như dây mây níu chân nó lại. Bản năng cầu sanh trỗi dậy nó chòi đạp cố sức bức ra khỏi cái vật quỷ quái đó, nhưng dường như càng vùng vẫy càng bị vật đó bám chặt lại. Nó cảm thấy đuối sức dần, miệng hớp mấy ngụm nước làm nó ho sặc sụa mắt nó hoa lên. Trên bờ anh nó cùng mấy đứa kia nghe la hét vội chạy ngay lại, hè nhau cố kéo thằng Tư Ðen lên, nhưng bờ hồ dốc lại trơn tuột, không có chỗ bám nên tụi nó loay hoay mãi mà vẫn không làm sao kéo Tư Ðen lên được.
Hai đứa trong bọn vội chạy thục mạng ra ngoài con lộ đất đỏ, kêu cứu với mấy nhà xung quanh đó. Có mấy người lớn nghe kêu cứu vội vàng chạy lại xem chuyện gì xảy ra. Sau một hồi gắng sức Tư Ðen cũng được đưa lên khỏi mặt bờ, bụng truơng lên vì hớp nước mặt nó xanh mét và không còn hơi thở nữa. Mọi người tìm đũ cách cứu nó nhưng vô hiệu. Thằng Tư Ðen đã qua đời trong nổi bàng hoàng của thằng anh và mấy đứa nhỏ cùng xóm. Bẵng đi một thời gian câu chuyện đã chìm dần vào quên lãng, nhất là đối với đầu óc mau quên lại ham vui của bọn nhỏ như tôi.
Thấm thoát đã vào hè, những cơn mưa đầu mùa không nhiều nhưng cũng đủ làm dịu đi cái nóng oi bức. Ðất trời cây cỏ cũng xanh tươi hơn và con người cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Ðược nghỉ hè và có nhiều thời gian vui chơi, nên lại bắt đầu mùa hào hứng của lũ con trai. Bắt dế đá. Những thửa ruộng và cánh đồng cỏ mênh mông quanh hồ Cát là nơi lý tưởng cho bọn côn trùng và nhất đám dế sinh sôi nảy nở. Khu tôi ở cách cũng khá xa, tuy mùa này vào chập tối cũng có thể bắt được mấy con dế bay lạc tới, vừa thụ động mà lượng lại ít làm bọn nhỏ chúng tôi không thỏa mãn. Nhưng đó chỉ là một lý do phụ so với lý do chính là ham vui, chen một chút óc mạo hiểm.
Cơn mưa lớn chiều hôm đó là thời điểm lý tưởng để hành quân bắt dế. Bọn nhỏ xóm chúng tôi háo hức hẹn tối nay tám giờ tối đi bắt dế, địa điểm là hồ Cát. Tôi, Minh, Toàn, Vũ và mấy đứa trạc tuổi, cùng đi còn có mấy anh lớn hơn như anh Nhật, anh Hào, anh Hải....cả thảy cỡ chục mạng, trang bị tận răng với nào ống lon, keo, lọ, bao nilông... Tôi hí hửng hối mẹ dọn cơm sớm, ăn vội vàng rồi lo chuẩn bị đồ nghề, và xin phép ba mẹ xong vội vàng ra điểm tập kết là trước sân nhà ông Hùng đầu ngõ. Trời mới dứt cơn mưa nhưng mây đen vẫn giăng đầy, ánh trăng bị che khuất chỉ còn ánh đèn le lói từ mấy cây cột điện bên đường, chiếu những tia vàng vọt xuống con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, dẫn thẳng vào khu hồ Cát.
Ðường trơn ướt không gian vắng lặng, chỉ văng vẳng tiếng côn trùng hoà tấu một bản nhạc bi thương não ruột nào đó. Gió lành lạnh từng cơn xào xạc len lỏi qua hàng cây ven đường, những tàn lá rung rinh in bóng xuống mặt đường loang loáng nước, mơ hồ rờn rợn như những hình nhân ma quái nhảy múa giữa đêm tối trời. Chẳng mấy chốc cả bọn đã đặt chân bên hồ Cát. Trời đã tối hẳn không gian lờ mờ sáng tối mặt hồ đen kịt, hơi lạnh bốc lên lẫn trong tiếng gió hú đâu đây vọng lại làm tôi không khỏi thoáng rùng mình. Cả bọn chia nhau bốn phương tám hướng, len lỏi vào đám cỏ rậm rạp quanh hồ tìm kiếm, lắng tai nghe ngóng tiếng dế gáy để nhanh chân nhanh tay chộp bắt.
Ðám cỏ ướt nước mưa thấm vào áo, chạm vào người càng làm cái lạnh tăng thêm, nhưng cả bọn vẫn hăng say như quên mọi diễn biến chung quanh chỉ lo chú tâm vào việc tìm bắt. Chẳng mấy chốc đã gần nữa khuya, tui và Út Lớn hai đứa cùng nhóm thu hoạch cũng khá bộn, mặt đứa nào cũng hí hửng khoái chí. Ðứa nào cũng ham nên thấy vẫn chưa đủ, Út Lớn và tôi tách bọn, vạch lối đi sâu vào đám cỏ cao ngập đầu trước mặt. Lắng tai nghe ngóng tiếng gáy, hai đứa tôi nhẹ nhàng bước tới vài bước, trời không sáng nhưng cũng đủ chúng tôi thấy lờ mờ một con dế to tướng đậu trên nhánh cỏ cách đó khoảng hai thước.
Bốn con mắt tập trung vào nó, chân nhẹ nhàng từng bước tiếp cận mục tiêu, tay thủ thế sẵn sàng ra tay. Bất thình lình từ đằng sau có bóng đen nhỏ, từ đám cỏ rậm trước mặt nhanh nhẹn nhào ra bất ngờ, chộp ngay con dế rồi quay mặt lại đứng nhìn bọn tôi như chọc tức. Nghĩ là đứa lạ nào tranh bắ,t Út Lớn và tôi vội sấn tới trước tính dành lại. Thốt nhiên ánh sáng trăng len qua đám mây đen đang bay nhanh ngang trời, nhưng cũng đủ soi rõ mặt đứa nhỏ truớc mặt.
- Ahhhh....
Không hẹn mà hai đứa tôi cùng kêu lên thảng thốt loạng choạng bật lùi lại mấy bước, rồi đứng chết trân mặt mày bàng hoàng, thì ra...thì ra là thằng Tư đen đang đứng đó...mặt nó xanh mét ánh mắt vô hồn, quần áo ướt đẫm chân tay lòng thòng những sợi gì như những sợi dây đang quấn quanh. Nó nhìn bọn tôi miệng hé mở như cười nhưng trông ma quái và rùng rợn khó tả, rồi đột nhiên khuất bóng sau đám cỏ dày đặc. Sự việc diễn ra trong tích tắc, nhưng măi tới khi thằng Tư đen biến mất khá lâu, hai đứa tôi mới giật mình tỉnh giấc, ùa té chạy thục mạng về phía đám đông miệng không ngớt la hoảng:
- Có ma... có ma....
Nhưng tiếng la của hai đứa tôi chưa dứt thì đã bị át bằng tiếng la thất thanh vọng lại từ mé hồ nước. Cả bọn còn lại hoảng hốt chạy vội lại đó xem xảy ra chuyện gì? Cả đám giật mình khi thấy thằng Toàn đang chới với ngụp lặn trong nước, nó ngoi lên cố bám vào mép bờ, mặt Toàn nhăn nhó xanh xao xen lẫn nét kinh hoàng. Nó ra sức vùng vẫy chân chòi đạp trong nước, tay run run cố bám chặt mấy bụi cỏ ven bờ. Nhưng bờ nước trơn tuột sau cơn mưa mấy bụi cỏ trong tay đã bật gốc mà thủy chung thằng Toàn không sao leo lên được. Hốt nhiên nó thấy người mình như nhủn đi tim như ngừng đập, miệng cố la lên cầu cứu nhưng không làm sao mở miệng nổi.
Vật gì đó sâu duới nước như những cánh tay người đang từ từ bám chặt lấy chân nó trơn tuột lạnh tanh. Hoảng hốt như điên dại thằng Toàn cào cấu đám đất cỏ ven hồ trong tuyệt vọng, cảm giác như tê dại nhưng nó vẫn mơ hồ thấy như những cánh tay ma quái từng chút...từng chút một...xiết chặt lại. Kéo rị chân nó xuống..từ..từ..tận đáy hồ sâu thẳm kia. Bất chợt tay nó nắm được một nhánh cây vừa bật lên từ dưới bụi cỏ ven bờ. Như kẻ sắp chết đuối bắt đuợc phao, nó cố với tay bám chặt lấy khúc cây ra sức dằng co, cố thoát khỏi cái vật ma quái đang bám chặt kia.
Mượn sức từ nhánh cây kia nó may mắn thoát ra được, tai nó nghe những tiếng la thất thanh của cả bọn và mấy cánh tay thò ra truớc mặt, túm lấy nó ráng hết sức kéo lên. Lên tới bờ thì nó đã mệt nhoài thở không ra hơi nhưng nó cũng đã hoàn hồn phần nào. Bỏ ngoài tai những tiếng ồn ào tíu tít mừng rở của các bạn, nó run run quay lại nhìn xuống hồ nước mà lòng không khỏi run sợ. Chợt nhớ ra tay mình còn nắm khúc cây "cứu sinh" nó từ từ đưa lên nhìn dưới ánh sáng trăng.
- Ahhhh.......
Mắt nó tối sầm miệng bật tiếng kêu thảng thốt và cố hết sức liệng ngay xuống hồ rồi lịm đi, thì ra khúc cây trong tay nó là một khúc xương trắng khô queo lấm lem bùn đất..
ST
Ðầu thập niên chín mươi thời kinh tế mở cửa, Sài Gòn có nhiều thay đổi. Ðâu đâu cũng thấy người ta đào đường xây dựng quy hoạch đô thị. Khu vực dân cư quanh nhà tôi cũng có khá nhiều thay đổi. Nào việc mở đường cộng hòa thuộc khu lính dù, Hoàng Hoa Thám trước 75, chạy từ Bến Xe Tây Ninh tới Lăng Cha Cả, rồi các khu quy hoạch như mới Bàu Cát, Tân Kỳ, Tân Quý...
Bàu Cát thuộc quận Tân Bình, là khu quy hoạch mới xây dựng với nhiều dãy nhà cao tầng khang trang. Nhìn những dãy phố mới khang trang nơi đây, có lẽ ít ai còn nhớ nơi đây vào những năm đầu thập niên tám mươi, còn là những cánh đồng hoang vu mênh mông chạy dài tới nghĩa trang Bình Hưng Hòa trên Bà Quẹo. Bọn con nít trong xóm tôi dạo đó, rãnh rỗi thường hay ra khu này vui chơi, mùa nắng bắn bi thả diều, mùa mưa thì tắm mưa bắt dế. Một nơi quen thuộc với bọn nhỏ chúng tôi là hồ Cát, một hồ nước khá rộng bao bọc bởi những thửa ruộng trồng rau, và những cánh đồng cỏ mênh mông cao ngập đầu.
Không biết hồ do nông dân đào để lấy nước tưới cho mấy thửa ruộng trồng rau quanh đó, hay là hồ do thiên nhiên tạo nên, hay như truyền thuyết là hố bom Mỹ ngày xưa để lại. Nhưng điều đó không làm bọn nhỏ chúng tôi quan tâm. Cái mà bọn nhỏ như tôi với đầu óc tò mò hiếu kỳ thích nghe là, hàng năm đều nghe có người chết đuối tại đây và người ta đồn rằng có ma bắt giò. Riêng tôi cũng không tin chuyện đó, tuy rằng cũng thấy rờn rợn mỗi khi dạo chơi quanh đó một mình.
Cho đến một ngày kia cái tin thằng Tư Ðen ở xóm kế bên bị chết đuối, khi đang câu cá tại hồ Cát làm mọi người trong xóm xôn xao, nhất là bọn nhỏ chúng tôi. Nghe người ta kể lại là chiều hôm đó, thằng Tư Ðen với anh nó cùng một đám nhỏ ra hồ Cát câu cá. Câu được một lúc thì trời nhá nhem tối, nhưng bọn chúng chưa chịu về. Bỗng cái phao của thằng Tư Ðen bị vật gì kéo tuột xuống nước, nó hí hửng tưởng cá mắc câu nên vội giật cái cần trúc lên. Nhưng ngoài sức tưởng tượng của nó, cái lưỡi câu như móc phải vật gì nặng, làm nó không những không thể nhấc lên khỏi mặt nước, mà còn bị mất thăng bằng trượt chân rơi tỏm xuống hồ nước.
Thằng Tư Ðen vùng vẫy hai tay quơ quào cố ngoi đầu lên khỏi mặt nước, nhưng có cái gì đó trơn tuột như dây mây níu chân nó lại. Bản năng cầu sanh trỗi dậy nó chòi đạp cố sức bức ra khỏi cái vật quỷ quái đó, nhưng dường như càng vùng vẫy càng bị vật đó bám chặt lại. Nó cảm thấy đuối sức dần, miệng hớp mấy ngụm nước làm nó ho sặc sụa mắt nó hoa lên. Trên bờ anh nó cùng mấy đứa kia nghe la hét vội chạy ngay lại, hè nhau cố kéo thằng Tư Ðen lên, nhưng bờ hồ dốc lại trơn tuột, không có chỗ bám nên tụi nó loay hoay mãi mà vẫn không làm sao kéo Tư Ðen lên được.
Hai đứa trong bọn vội chạy thục mạng ra ngoài con lộ đất đỏ, kêu cứu với mấy nhà xung quanh đó. Có mấy người lớn nghe kêu cứu vội vàng chạy lại xem chuyện gì xảy ra. Sau một hồi gắng sức Tư Ðen cũng được đưa lên khỏi mặt bờ, bụng truơng lên vì hớp nước mặt nó xanh mét và không còn hơi thở nữa. Mọi người tìm đũ cách cứu nó nhưng vô hiệu. Thằng Tư Ðen đã qua đời trong nổi bàng hoàng của thằng anh và mấy đứa nhỏ cùng xóm. Bẵng đi một thời gian câu chuyện đã chìm dần vào quên lãng, nhất là đối với đầu óc mau quên lại ham vui của bọn nhỏ như tôi.
Thấm thoát đã vào hè, những cơn mưa đầu mùa không nhiều nhưng cũng đủ làm dịu đi cái nóng oi bức. Ðất trời cây cỏ cũng xanh tươi hơn và con người cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Ðược nghỉ hè và có nhiều thời gian vui chơi, nên lại bắt đầu mùa hào hứng của lũ con trai. Bắt dế đá. Những thửa ruộng và cánh đồng cỏ mênh mông quanh hồ Cát là nơi lý tưởng cho bọn côn trùng và nhất đám dế sinh sôi nảy nở. Khu tôi ở cách cũng khá xa, tuy mùa này vào chập tối cũng có thể bắt được mấy con dế bay lạc tới, vừa thụ động mà lượng lại ít làm bọn nhỏ chúng tôi không thỏa mãn. Nhưng đó chỉ là một lý do phụ so với lý do chính là ham vui, chen một chút óc mạo hiểm.
Cơn mưa lớn chiều hôm đó là thời điểm lý tưởng để hành quân bắt dế. Bọn nhỏ xóm chúng tôi háo hức hẹn tối nay tám giờ tối đi bắt dế, địa điểm là hồ Cát. Tôi, Minh, Toàn, Vũ và mấy đứa trạc tuổi, cùng đi còn có mấy anh lớn hơn như anh Nhật, anh Hào, anh Hải....cả thảy cỡ chục mạng, trang bị tận răng với nào ống lon, keo, lọ, bao nilông... Tôi hí hửng hối mẹ dọn cơm sớm, ăn vội vàng rồi lo chuẩn bị đồ nghề, và xin phép ba mẹ xong vội vàng ra điểm tập kết là trước sân nhà ông Hùng đầu ngõ. Trời mới dứt cơn mưa nhưng mây đen vẫn giăng đầy, ánh trăng bị che khuất chỉ còn ánh đèn le lói từ mấy cây cột điện bên đường, chiếu những tia vàng vọt xuống con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, dẫn thẳng vào khu hồ Cát.
Ðường trơn ướt không gian vắng lặng, chỉ văng vẳng tiếng côn trùng hoà tấu một bản nhạc bi thương não ruột nào đó. Gió lành lạnh từng cơn xào xạc len lỏi qua hàng cây ven đường, những tàn lá rung rinh in bóng xuống mặt đường loang loáng nước, mơ hồ rờn rợn như những hình nhân ma quái nhảy múa giữa đêm tối trời. Chẳng mấy chốc cả bọn đã đặt chân bên hồ Cát. Trời đã tối hẳn không gian lờ mờ sáng tối mặt hồ đen kịt, hơi lạnh bốc lên lẫn trong tiếng gió hú đâu đây vọng lại làm tôi không khỏi thoáng rùng mình. Cả bọn chia nhau bốn phương tám hướng, len lỏi vào đám cỏ rậm rạp quanh hồ tìm kiếm, lắng tai nghe ngóng tiếng dế gáy để nhanh chân nhanh tay chộp bắt.
Ðám cỏ ướt nước mưa thấm vào áo, chạm vào người càng làm cái lạnh tăng thêm, nhưng cả bọn vẫn hăng say như quên mọi diễn biến chung quanh chỉ lo chú tâm vào việc tìm bắt. Chẳng mấy chốc đã gần nữa khuya, tui và Út Lớn hai đứa cùng nhóm thu hoạch cũng khá bộn, mặt đứa nào cũng hí hửng khoái chí. Ðứa nào cũng ham nên thấy vẫn chưa đủ, Út Lớn và tôi tách bọn, vạch lối đi sâu vào đám cỏ cao ngập đầu trước mặt. Lắng tai nghe ngóng tiếng gáy, hai đứa tôi nhẹ nhàng bước tới vài bước, trời không sáng nhưng cũng đủ chúng tôi thấy lờ mờ một con dế to tướng đậu trên nhánh cỏ cách đó khoảng hai thước.
Bốn con mắt tập trung vào nó, chân nhẹ nhàng từng bước tiếp cận mục tiêu, tay thủ thế sẵn sàng ra tay. Bất thình lình từ đằng sau có bóng đen nhỏ, từ đám cỏ rậm trước mặt nhanh nhẹn nhào ra bất ngờ, chộp ngay con dế rồi quay mặt lại đứng nhìn bọn tôi như chọc tức. Nghĩ là đứa lạ nào tranh bắ,t Út Lớn và tôi vội sấn tới trước tính dành lại. Thốt nhiên ánh sáng trăng len qua đám mây đen đang bay nhanh ngang trời, nhưng cũng đủ soi rõ mặt đứa nhỏ truớc mặt.
- Ahhhh....
Không hẹn mà hai đứa tôi cùng kêu lên thảng thốt loạng choạng bật lùi lại mấy bước, rồi đứng chết trân mặt mày bàng hoàng, thì ra...thì ra là thằng Tư đen đang đứng đó...mặt nó xanh mét ánh mắt vô hồn, quần áo ướt đẫm chân tay lòng thòng những sợi gì như những sợi dây đang quấn quanh. Nó nhìn bọn tôi miệng hé mở như cười nhưng trông ma quái và rùng rợn khó tả, rồi đột nhiên khuất bóng sau đám cỏ dày đặc. Sự việc diễn ra trong tích tắc, nhưng măi tới khi thằng Tư đen biến mất khá lâu, hai đứa tôi mới giật mình tỉnh giấc, ùa té chạy thục mạng về phía đám đông miệng không ngớt la hoảng:
- Có ma... có ma....
Nhưng tiếng la của hai đứa tôi chưa dứt thì đã bị át bằng tiếng la thất thanh vọng lại từ mé hồ nước. Cả bọn còn lại hoảng hốt chạy vội lại đó xem xảy ra chuyện gì? Cả đám giật mình khi thấy thằng Toàn đang chới với ngụp lặn trong nước, nó ngoi lên cố bám vào mép bờ, mặt Toàn nhăn nhó xanh xao xen lẫn nét kinh hoàng. Nó ra sức vùng vẫy chân chòi đạp trong nước, tay run run cố bám chặt mấy bụi cỏ ven bờ. Nhưng bờ nước trơn tuột sau cơn mưa mấy bụi cỏ trong tay đã bật gốc mà thủy chung thằng Toàn không sao leo lên được. Hốt nhiên nó thấy người mình như nhủn đi tim như ngừng đập, miệng cố la lên cầu cứu nhưng không làm sao mở miệng nổi.
Vật gì đó sâu duới nước như những cánh tay người đang từ từ bám chặt lấy chân nó trơn tuột lạnh tanh. Hoảng hốt như điên dại thằng Toàn cào cấu đám đất cỏ ven hồ trong tuyệt vọng, cảm giác như tê dại nhưng nó vẫn mơ hồ thấy như những cánh tay ma quái từng chút...từng chút một...xiết chặt lại. Kéo rị chân nó xuống..từ..từ..tận đáy hồ sâu thẳm kia. Bất chợt tay nó nắm được một nhánh cây vừa bật lên từ dưới bụi cỏ ven bờ. Như kẻ sắp chết đuối bắt đuợc phao, nó cố với tay bám chặt lấy khúc cây ra sức dằng co, cố thoát khỏi cái vật ma quái đang bám chặt kia.
Mượn sức từ nhánh cây kia nó may mắn thoát ra được, tai nó nghe những tiếng la thất thanh của cả bọn và mấy cánh tay thò ra truớc mặt, túm lấy nó ráng hết sức kéo lên. Lên tới bờ thì nó đã mệt nhoài thở không ra hơi nhưng nó cũng đã hoàn hồn phần nào. Bỏ ngoài tai những tiếng ồn ào tíu tít mừng rở của các bạn, nó run run quay lại nhìn xuống hồ nước mà lòng không khỏi run sợ. Chợt nhớ ra tay mình còn nắm khúc cây "cứu sinh" nó từ từ đưa lên nhìn dưới ánh sáng trăng.
- Ahhhh.......
Mắt nó tối sầm miệng bật tiếng kêu thảng thốt và cố hết sức liệng ngay xuống hồ rồi lịm đi, thì ra khúc cây trong tay nó là một khúc xương trắng khô queo lấm lem bùn đất..
ST
#198
Gửi vào 21/07/2011 - 08:46
MA Ở VŨNG TÀU
Năm lên lớp năm ở trường Lê Lợi. lớp tôi được Thầy Tiến làm chủ nhiệm. Thầy Tiến đã gần năm mươi tuổi và nổi tiếng là khó. Có lần cả lớp bị thầy đánh vì tội ham chơi. Một ngày gần cuối năm học vào mùa mưa, trời mưa ơi là mưa. Mưa không dứt đến năm giờ chiều rồi mà cơn mưa chẳng ngừng. Bên ngoài trời bắt đầu tối... bỗng dưng trời nổi gió lên làm tất cả chúng tôi giật mình.
Lúc này Thầy nói:
- Trong khi chờ mưa tạnh thầy sẽ kể chuyện ma cho các con nghe các con chịu không?
Cả lớp đồng thanh:
- Chịu!
Thầy bắt đầu kể:
- Tuy thầy là người Thiên chúa giáo không tin là có ma, nhưng chuyện này chính thầy thấy được và từ dó thầy tin là có ma và cúng cô hồn. Chuyện xảy ra hai mươi năm về trước, lúc đó thầy mới đặt chân đến đất Vũng Tàu. Từ ngoài Cấp nơi thầy ở, đi đường trường ở Bến Đình phải lấy đường Lê Lợi. Con đường này đi ngang qua một cái nghĩa địa rất lớn. Vào thời đó thầy thường đi đến trường khoảng chừng 5:30 AM, lúc đó ngoài đường chưa có nhiều xe và trời còn mù sương, nhưng không phải sương mù như ở Đàlạt phong cảnh cũng lãng mạn lắm.
Bất chợt một hôm Thầy để ý đến một cô học sinh mặc áo dài trắng đứng tựa cổng nghĩa địa. Thầy nghĩ tại sao cô học sinh này đi học sớm quá vậy? Xong không nghĩ ngợi nhiều thầy tiếp tục đạp xe vòng vòng mấy con đường có lá me bay. Qua hôm sau thầy lại thấy cô học sinh đó, nhưng lần này cô khóc... cứ như vậy đúng một tuần. Thầy thấy lạ quá nên quyết định đến hỏi thăm cô học sinh đó. Thầy hỏi cô chờ ai và tại sao khóc. Thì cô ta mới trả lời là cô có hẹn với bạn trai cô. Anh kia kêu cô chờ anh đón đi, nhưng sao cô chờ hoài mà không thấy anh đến.
Thầy mới khuyên cô đừng buồn chắc người cô chờ sẽ không đến đâu vì cô đã chờ hết cả tuần rồi! Cô trả lời tiếp một tuần có sao đâu, cô đã chờ hết mười năm rồi. Thầy mới nhìn lại gương mặt cô chừng 16, 17 tuổi sao cô lại nói đã chờ mười năm rồỉ? Xong cô còn hỏi thầy có thể chở cô đến trường được không? Vì thấy câu chuyện hơi lạ thầy nghĩ cô gái này bị bịnh thần kinh, thầy hoàn toàn không nghĩ đến chuyện ma quái, thầy từ chối không chở cô ta.
Sau tan học buổi trưa trên đường về Thầy thấy một ông lớn tuổi đang quét sân nhà đối diện nghĩa địa, thầy dừng xe hỏi ông lão có quen cô gái đó không, tại sao gia đình cô không đưa cô vô bịnh viện. Ông lão nghe xong hỏi liền:
- Nó có kêu cậu chở nó đi học không? đừng có chở nhe, ai chở nó đều bị đụng xe mà chết.
Thầy lúc đó không hiểu gì hết ngơ ngẩn nhìn ông lão. Ông lão dẫn thầy vào nghĩa địa, đến một ngôi mộ chỉ và bia mộ kêu thầy nhìn kỷ. Trời ơi trên bia là tấm hình cô gái thầy gặp, cô mất đúng mười năm. Ông lão kể cô gái này vì tuyệt vọng cho mối tình đầu nên tự tử. Chắc vì chết mà chưa tới số nên vong hồn cứ lẩn quẩn ở đây.
***
Tôi sống và lớn lên ở Vũng tàu từ nhỏ. Sau này khoảng năm 1990-1991 tôi mới lên Sài gòn ở cho đến nay. Lúc tôi còn nhỏ, Vũng tàu còn vắng vẻ lắm. Cây cối thì nhiều, phi lao, dừa, cây bàng... Má tôi có một cái quán sát Bãi trước. Nơi đây trước kia có những cây bàng lớn và lâu năm. Má tôi kể nhiều chuyện có liên quan đến nơi này, sau đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe:
Câu chuyện thứ nhất: Thường mỗi tối sau khi quán đóng cửa, má tôi tính xong sổ sách rồi mới về. Có một lần khi về má tôi thấy có một người bộ dạng ăn xin, ngồi che nón lụp xụp ở cây bàng bên cạnh quán. Má tôi thấy vậy mới nói: Này ông hãy vào bên hiên quán tôi mà nằm cho đỡ lạnh. Vừa nói má tôi vừa bước đi. Mà cũng chỉ bước đi có vài bước, má tôi ngờ ngợ quay lại thì người ăn xin biến đâu mất rồi. Má tôi nhìn quanh chẳng thấy ai. Hôm sau má tôi kêu người mỗi tối thắp nhang và rắc gạo muối.
Câu chuyện thứ hai: Do có một số chuyện xảy ra giữa lính Mỹ và lính Việt Nam nên chính phủ bấy giờ cấm không cho các quán ở Bãi trước bán cho lính Mỹ nữa. Từ đó thì tình trạng buôn bán của các quán trở nên thưa thớt. Quán má tôi cũng vậy, lúc đó má tôi xây lớn lớn và dọn cả nhà ra quán ở luôn trên gác. Sau đó có người đến xin thuê phần sau để làm quán ăn, quán ăn đó cũng có tiếng ở bãi trước một thời.
Sau thời gian buôn bán thuận lợi, một hôm người thuê quán xin má tôi cho chặt cái cây bàng bên hông quán để cho đẹp không gian, má tôi không đồng ý vì bà biết cái cây đó là nơi đi về của người âm. Nhưng ông ta vẫn nài nỉ để cho chặt, cuối cùng thì má tôi nói muốn chặt thì chặt nhưng phải cúng kiến và làm am thờ để người ta có chỗ ở. Ông ta vâng dạ nhưng không thực hiện.
Khi mấy người thợ do ông thuê đến đốn cây, bập lưỡi búa vào cây thì nhựa cây bàng tứa ra đỏ như máu. Cái này tôi xác nhận vì lúc đó có tôi. Thế rồi tối hôm đó có chuyện xảy ra. Bà vú nuôi của tôi đang nằm trên gác chợt nghe tiếng chó hực. Nhà tôi ở trên gác, dưới có nuôi một con chó. Phần dưới nhà thì cho người làm của ông thuê quán ở. Bà vú nuôi tôi mở mắt thì thấy có một bóng trắng lẻn vào và khuất sau cái tủ áo, bà tưởng ăn trộm ngồi dậy đến tủ áo nhìn thì chẳng thấy gì. Chỉ sau đó vài phút, ở phòng dưới chỗ người làm của quán ăn nhộn nhạo lên:
- Có ai đó ở dưới đó bị ma nhập!
Thì ra đó là chị Hai làm bếp của quán. Mắt nhắm nghiền miệng thì cứ rên lạnh quá. Hai chai dầu nóng, mấy cái mền trùm vào vẫn kêu lạnh.
Bà vú tôi kêu lên:
- Ai có cái nón lá rách nào không đem ra đốt.
Tìm kiếm một lúc rồi cũng tìm ra được một cái nón rách và nó được đốt lên, hơ hơ trên người chị Hai. Một lúc sau thì chị im không rên nữa và thiếp đi. Sáng hôm sau chị tỉnh dậy hỏi gì chị cũng không nhớ, mặt chị tái mét thất thần mấy ngày sau. Sau đó chị xin nghỉ làm luôn. Kể từ hôm đó quán ăn trở nên vắng hẳn, rồi cũng dẹp bỏ hẳn. Quán đó sau này má tôi bán lại cho người khác. Còn nhiều chuyện nữa để từ từ tôi kể lại cho các bạn nghe. Có thể chuyện không rùng rợn, nhưng theo tôi đó là chuyện có thật. Tin hay không tùy các bạn.
ST
Năm lên lớp năm ở trường Lê Lợi. lớp tôi được Thầy Tiến làm chủ nhiệm. Thầy Tiến đã gần năm mươi tuổi và nổi tiếng là khó. Có lần cả lớp bị thầy đánh vì tội ham chơi. Một ngày gần cuối năm học vào mùa mưa, trời mưa ơi là mưa. Mưa không dứt đến năm giờ chiều rồi mà cơn mưa chẳng ngừng. Bên ngoài trời bắt đầu tối... bỗng dưng trời nổi gió lên làm tất cả chúng tôi giật mình.
Lúc này Thầy nói:
- Trong khi chờ mưa tạnh thầy sẽ kể chuyện ma cho các con nghe các con chịu không?
Cả lớp đồng thanh:
- Chịu!
Thầy bắt đầu kể:
- Tuy thầy là người Thiên chúa giáo không tin là có ma, nhưng chuyện này chính thầy thấy được và từ dó thầy tin là có ma và cúng cô hồn. Chuyện xảy ra hai mươi năm về trước, lúc đó thầy mới đặt chân đến đất Vũng Tàu. Từ ngoài Cấp nơi thầy ở, đi đường trường ở Bến Đình phải lấy đường Lê Lợi. Con đường này đi ngang qua một cái nghĩa địa rất lớn. Vào thời đó thầy thường đi đến trường khoảng chừng 5:30 AM, lúc đó ngoài đường chưa có nhiều xe và trời còn mù sương, nhưng không phải sương mù như ở Đàlạt phong cảnh cũng lãng mạn lắm.
Bất chợt một hôm Thầy để ý đến một cô học sinh mặc áo dài trắng đứng tựa cổng nghĩa địa. Thầy nghĩ tại sao cô học sinh này đi học sớm quá vậy? Xong không nghĩ ngợi nhiều thầy tiếp tục đạp xe vòng vòng mấy con đường có lá me bay. Qua hôm sau thầy lại thấy cô học sinh đó, nhưng lần này cô khóc... cứ như vậy đúng một tuần. Thầy thấy lạ quá nên quyết định đến hỏi thăm cô học sinh đó. Thầy hỏi cô chờ ai và tại sao khóc. Thì cô ta mới trả lời là cô có hẹn với bạn trai cô. Anh kia kêu cô chờ anh đón đi, nhưng sao cô chờ hoài mà không thấy anh đến.
Thầy mới khuyên cô đừng buồn chắc người cô chờ sẽ không đến đâu vì cô đã chờ hết cả tuần rồi! Cô trả lời tiếp một tuần có sao đâu, cô đã chờ hết mười năm rồi. Thầy mới nhìn lại gương mặt cô chừng 16, 17 tuổi sao cô lại nói đã chờ mười năm rồỉ? Xong cô còn hỏi thầy có thể chở cô đến trường được không? Vì thấy câu chuyện hơi lạ thầy nghĩ cô gái này bị bịnh thần kinh, thầy hoàn toàn không nghĩ đến chuyện ma quái, thầy từ chối không chở cô ta.
Sau tan học buổi trưa trên đường về Thầy thấy một ông lớn tuổi đang quét sân nhà đối diện nghĩa địa, thầy dừng xe hỏi ông lão có quen cô gái đó không, tại sao gia đình cô không đưa cô vô bịnh viện. Ông lão nghe xong hỏi liền:
- Nó có kêu cậu chở nó đi học không? đừng có chở nhe, ai chở nó đều bị đụng xe mà chết.
Thầy lúc đó không hiểu gì hết ngơ ngẩn nhìn ông lão. Ông lão dẫn thầy vào nghĩa địa, đến một ngôi mộ chỉ và bia mộ kêu thầy nhìn kỷ. Trời ơi trên bia là tấm hình cô gái thầy gặp, cô mất đúng mười năm. Ông lão kể cô gái này vì tuyệt vọng cho mối tình đầu nên tự tử. Chắc vì chết mà chưa tới số nên vong hồn cứ lẩn quẩn ở đây.
***
Tôi sống và lớn lên ở Vũng tàu từ nhỏ. Sau này khoảng năm 1990-1991 tôi mới lên Sài gòn ở cho đến nay. Lúc tôi còn nhỏ, Vũng tàu còn vắng vẻ lắm. Cây cối thì nhiều, phi lao, dừa, cây bàng... Má tôi có một cái quán sát Bãi trước. Nơi đây trước kia có những cây bàng lớn và lâu năm. Má tôi kể nhiều chuyện có liên quan đến nơi này, sau đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe:
Câu chuyện thứ nhất: Thường mỗi tối sau khi quán đóng cửa, má tôi tính xong sổ sách rồi mới về. Có một lần khi về má tôi thấy có một người bộ dạng ăn xin, ngồi che nón lụp xụp ở cây bàng bên cạnh quán. Má tôi thấy vậy mới nói: Này ông hãy vào bên hiên quán tôi mà nằm cho đỡ lạnh. Vừa nói má tôi vừa bước đi. Mà cũng chỉ bước đi có vài bước, má tôi ngờ ngợ quay lại thì người ăn xin biến đâu mất rồi. Má tôi nhìn quanh chẳng thấy ai. Hôm sau má tôi kêu người mỗi tối thắp nhang và rắc gạo muối.
Câu chuyện thứ hai: Do có một số chuyện xảy ra giữa lính Mỹ và lính Việt Nam nên chính phủ bấy giờ cấm không cho các quán ở Bãi trước bán cho lính Mỹ nữa. Từ đó thì tình trạng buôn bán của các quán trở nên thưa thớt. Quán má tôi cũng vậy, lúc đó má tôi xây lớn lớn và dọn cả nhà ra quán ở luôn trên gác. Sau đó có người đến xin thuê phần sau để làm quán ăn, quán ăn đó cũng có tiếng ở bãi trước một thời.
Sau thời gian buôn bán thuận lợi, một hôm người thuê quán xin má tôi cho chặt cái cây bàng bên hông quán để cho đẹp không gian, má tôi không đồng ý vì bà biết cái cây đó là nơi đi về của người âm. Nhưng ông ta vẫn nài nỉ để cho chặt, cuối cùng thì má tôi nói muốn chặt thì chặt nhưng phải cúng kiến và làm am thờ để người ta có chỗ ở. Ông ta vâng dạ nhưng không thực hiện.
Khi mấy người thợ do ông thuê đến đốn cây, bập lưỡi búa vào cây thì nhựa cây bàng tứa ra đỏ như máu. Cái này tôi xác nhận vì lúc đó có tôi. Thế rồi tối hôm đó có chuyện xảy ra. Bà vú nuôi của tôi đang nằm trên gác chợt nghe tiếng chó hực. Nhà tôi ở trên gác, dưới có nuôi một con chó. Phần dưới nhà thì cho người làm của ông thuê quán ở. Bà vú nuôi tôi mở mắt thì thấy có một bóng trắng lẻn vào và khuất sau cái tủ áo, bà tưởng ăn trộm ngồi dậy đến tủ áo nhìn thì chẳng thấy gì. Chỉ sau đó vài phút, ở phòng dưới chỗ người làm của quán ăn nhộn nhạo lên:
- Có ai đó ở dưới đó bị ma nhập!
Thì ra đó là chị Hai làm bếp của quán. Mắt nhắm nghiền miệng thì cứ rên lạnh quá. Hai chai dầu nóng, mấy cái mền trùm vào vẫn kêu lạnh.
Bà vú tôi kêu lên:
- Ai có cái nón lá rách nào không đem ra đốt.
Tìm kiếm một lúc rồi cũng tìm ra được một cái nón rách và nó được đốt lên, hơ hơ trên người chị Hai. Một lúc sau thì chị im không rên nữa và thiếp đi. Sáng hôm sau chị tỉnh dậy hỏi gì chị cũng không nhớ, mặt chị tái mét thất thần mấy ngày sau. Sau đó chị xin nghỉ làm luôn. Kể từ hôm đó quán ăn trở nên vắng hẳn, rồi cũng dẹp bỏ hẳn. Quán đó sau này má tôi bán lại cho người khác. Còn nhiều chuyện nữa để từ từ tôi kể lại cho các bạn nghe. Có thể chuyện không rùng rợn, nhưng theo tôi đó là chuyện có thật. Tin hay không tùy các bạn.
ST
#199
Gửi vào 21/07/2011 - 08:51
NGHĨA ĐỊA HOÀN SANH - CHUYỆN CÓ THẬT 100%
Câu chuyện này do một người bạn thân kể lại về một khu nghĩa địa gọi là “Nghĩa Địa Hoàn Sanh” có nghĩa là “sống dậy”. Trong nghĩa địa này có một ngôi mộ của Damien ở vùng Pittsburgh mà ai cũng đều biết đến. Mặc dù tôi không có lên trên đó lần nào, nhưng tôi có thể là người chứng cho những vụ đụng xe lạ kỳ của những người lên trên nghĩa địa, để sau khi trở về thì gặp phải tai nạn.
Nghĩa Địa Hoàn Sanh nằm trên một ngọn đồi trọc trong sa mạc thuộc tỉnh Pittsburgh, Pennsylvania. Mặc dù nó nằm ngay xa lộ, nhưng con đường chính để đi đến nghĩa địa rất là rùng rợn với những cây thông cao ngất trời dọc theo hai bên đường, đã làm con đường nhỏ dẫn lên nghĩa địa này trở nên âm u và ma quái.
Theo truyền thuyết người ta kể rằng: Ở nghĩa địa Hoàn Sanh, trên bia đá của một ngôi mộ nằm một mình ở góc cuối cùng của nghĩa địa có khắc đơn sơ hàng chữ “D.A.M.I.E.N” và ở bên dưới còn đề thêm: “Không phải vĩnh biệt, mà chỉ tạm thời chia tay”. Tôi nghe người ta đồn rằng nếu ai đến ngôi mộ này quấy nhiễu như đạp lên ngôi mộ, lấy chân đá lên bia đá, hay làm bất cứ chuyện gì với ngôi mộ này khi trở về sẽ gặp tai nạn xe cộ ngay.
Thật sự mà nói, lần đầu tiên nghe người ta kể tôi không có tin chút nào, nhưng bây giờ tôi đã biết đó là sự thật. Trong năm học lớp mười một, một nhóm bốn người, rủ nhau lên nghĩa địa Hoàn Sanh để tìm hiểu xem truyền thuyết của ngôi mộ mà người ta đã kể có thật không. Đợi trời vừa lờ mờ tối, bốn người thanh niên ra xe đi về hướng nghĩa địa. Con đường dẫn đến nghĩa địa lặng yên như tờ, mở cửa xe chỉ nghe tiếng gió thổi vù vù. Nhìn hai hàng cây rậm rạp um tùm hai bên đường, giống như những con rắn khổng lồ đen thui dài hun hút, muốn đè bẹp bọn họ lúc nào cũng được.
Khoảng ba mươi lăm phút sau họ đến nghĩa địa trời cũng vừa tối, ánh trăng rằm tròn to cũng vừa mới nhô khỏi những ngọn cây thông, làm cảnh vật chung quanh nghĩa địa càng thêm huyền bí. Họ đậu vào parking ở phía ngoài nghĩa địa rồi đi bộ vào trong và tìm đến ngôi mộ có tên là Damien. Ngôi mộ Damien nằm một mình trên một ngọn đồi nhỏ ở tận cùng nghĩa địa, nhìn nó cũng giống như những ngôi mộ khác, với tấm bia được khắc tên và bên dưới như người ta đã kể có khắc: "Không phải tạm biệt, mà chỉ tạm thời chia tay".
Sau khi tìm được ngôi mộ này, ba người trong đám đã thay phiên dẫm đạp lên ngôi mộ... vì họ muốn thử xem ngôi mộ này có quỷ quái như người ta đã kể không. Không những vậy họ còn la um sùm và làm đủ thứ trò, chỉ có một người trong bọn hơi nhát gan một chút không dám làm gì, mà chỉ đứng đó coi đám bạn mình dở trò. Sau khi họ đá họ đạp... lên ngôi mộ xong thì cả đám hí hửng bỏ về. Lúc đó có lẽ họ nghĩ rằng người chết không thể sống lại để hại người sống được, và cái tên Hoàn Sanh chỉ do người ta bịa đặt mà thôi.
Nhưng khi vừa lái xe ra khỏi nghĩa địa chưa đầy hai cây số, thì họ bị một chiếc xe đang chạy với vận tốc sáu chục miles một giờ, ngược chiều đâm thẳng vào xe của họ. Ba người đánh phá ngôi mộ chết liền ngay tại chỗ, còn người nhát gan đứng xem thì chỉ bị trầy trụa sơ sài mà thôi...
ST
Câu chuyện này do một người bạn thân kể lại về một khu nghĩa địa gọi là “Nghĩa Địa Hoàn Sanh” có nghĩa là “sống dậy”. Trong nghĩa địa này có một ngôi mộ của Damien ở vùng Pittsburgh mà ai cũng đều biết đến. Mặc dù tôi không có lên trên đó lần nào, nhưng tôi có thể là người chứng cho những vụ đụng xe lạ kỳ của những người lên trên nghĩa địa, để sau khi trở về thì gặp phải tai nạn.
Nghĩa Địa Hoàn Sanh nằm trên một ngọn đồi trọc trong sa mạc thuộc tỉnh Pittsburgh, Pennsylvania. Mặc dù nó nằm ngay xa lộ, nhưng con đường chính để đi đến nghĩa địa rất là rùng rợn với những cây thông cao ngất trời dọc theo hai bên đường, đã làm con đường nhỏ dẫn lên nghĩa địa này trở nên âm u và ma quái.
Theo truyền thuyết người ta kể rằng: Ở nghĩa địa Hoàn Sanh, trên bia đá của một ngôi mộ nằm một mình ở góc cuối cùng của nghĩa địa có khắc đơn sơ hàng chữ “D.A.M.I.E.N” và ở bên dưới còn đề thêm: “Không phải vĩnh biệt, mà chỉ tạm thời chia tay”. Tôi nghe người ta đồn rằng nếu ai đến ngôi mộ này quấy nhiễu như đạp lên ngôi mộ, lấy chân đá lên bia đá, hay làm bất cứ chuyện gì với ngôi mộ này khi trở về sẽ gặp tai nạn xe cộ ngay.
Thật sự mà nói, lần đầu tiên nghe người ta kể tôi không có tin chút nào, nhưng bây giờ tôi đã biết đó là sự thật. Trong năm học lớp mười một, một nhóm bốn người, rủ nhau lên nghĩa địa Hoàn Sanh để tìm hiểu xem truyền thuyết của ngôi mộ mà người ta đã kể có thật không. Đợi trời vừa lờ mờ tối, bốn người thanh niên ra xe đi về hướng nghĩa địa. Con đường dẫn đến nghĩa địa lặng yên như tờ, mở cửa xe chỉ nghe tiếng gió thổi vù vù. Nhìn hai hàng cây rậm rạp um tùm hai bên đường, giống như những con rắn khổng lồ đen thui dài hun hút, muốn đè bẹp bọn họ lúc nào cũng được.
Khoảng ba mươi lăm phút sau họ đến nghĩa địa trời cũng vừa tối, ánh trăng rằm tròn to cũng vừa mới nhô khỏi những ngọn cây thông, làm cảnh vật chung quanh nghĩa địa càng thêm huyền bí. Họ đậu vào parking ở phía ngoài nghĩa địa rồi đi bộ vào trong và tìm đến ngôi mộ có tên là Damien. Ngôi mộ Damien nằm một mình trên một ngọn đồi nhỏ ở tận cùng nghĩa địa, nhìn nó cũng giống như những ngôi mộ khác, với tấm bia được khắc tên và bên dưới như người ta đã kể có khắc: "Không phải tạm biệt, mà chỉ tạm thời chia tay".
Sau khi tìm được ngôi mộ này, ba người trong đám đã thay phiên dẫm đạp lên ngôi mộ... vì họ muốn thử xem ngôi mộ này có quỷ quái như người ta đã kể không. Không những vậy họ còn la um sùm và làm đủ thứ trò, chỉ có một người trong bọn hơi nhát gan một chút không dám làm gì, mà chỉ đứng đó coi đám bạn mình dở trò. Sau khi họ đá họ đạp... lên ngôi mộ xong thì cả đám hí hửng bỏ về. Lúc đó có lẽ họ nghĩ rằng người chết không thể sống lại để hại người sống được, và cái tên Hoàn Sanh chỉ do người ta bịa đặt mà thôi.
Nhưng khi vừa lái xe ra khỏi nghĩa địa chưa đầy hai cây số, thì họ bị một chiếc xe đang chạy với vận tốc sáu chục miles một giờ, ngược chiều đâm thẳng vào xe của họ. Ba người đánh phá ngôi mộ chết liền ngay tại chỗ, còn người nhát gan đứng xem thì chỉ bị trầy trụa sơ sài mà thôi...
ST
#200
Gửi vào 21/07/2011 - 09:01
OAN HỒN CHỊ NHÀNH
Chuyện kể hoàn toàn có thật 100%
Các bạn có biết trái gùi không? là một loại trái cây mọc ở trong rừng, có nhiều nhất là vùng Bình Long, Lộc Ninh. Trái gùi vào mùa mưa bà con người Việt cũng như người Thượng họ hái đem ra chợ bán, trái gùi chín ăn rất ngọt trẻ con người lớn đều ưa thích. Mời các bạn nghe câu chuyện của chị Nhành qua xâu gùi bến cát, mà trước đây đã được nhạc sỉ Viển Châu soạn thành sáu câu vọng cổ nói về "Xâu Gùi Bến Cát" câu chuyện xẩy ra vào năm 1960 tại làng An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.
Chị Nhành mới sáng tinh mơ trời lạnh buốt mà chị đã kẻo kẹt trên vai quang gánh hai đầu gánh nặng trĩu nồi niêu, chén dĩa. Mua từ lò gốm Lái Thiêu đem bán ở hướng Quản Bình Long, chị ra đi lúc trời còn tối trên đường làng quanh co để cho kịp chuyến xe lửa tốc hành về Bình Long lúc bốn giờ sáng. Sau khi bán xong hàng chị lại đáp chuyến xe trở về từ ga Bầu Bàng.
Vào lúc ba giờ chiều cùng ngày, khi xe ngừng lại ga Bầu Bàng, chị Nhành sợ trể xe vội vả chạy mua xâu gùi về làm quà cho con, xe đang lăn bánh chị cố bám leo lên, nhưng tay chị còn cầm xâu gùi, vì trật tay chị té xuống đường khiến xe lửa cán chị chết ngay, trên tay vẩn nắm chặt xâu gùi. Chị đã chết rồi nhưng hồn chị rất linh, chị thường hiện về thăm chồng con và luôn báo mộng cho anh Nhành. Chuyện bà hàng xóm kể:
- Bà Tư nhà bên cạnh thấy anh Nhành cô đơn lại quá nghèo, vợ mới chết vài tháng lại có con nhỏ nên bà thương cho hoàn cảnh của anh, bà nhận trông nom đứa bé mổi ngày cho anh đi làm phụ hồ để kiếm sống qua ngày. Nhà của bà cách căn chòi của anh Nhành không đầy một trăm mét, khoảng cách là một hàng chuối nên bà nhìn sang cũng rỏ lắm.
Hôm nay bà nhìn thấy có một người đàn bà từ sau nhà lom khom múc nước rửa chân ngay sàn nước sau nhà, khiến bà sinh nghi là ăn trộm, nhưng chợt nghĩ nhà anh Nhành nghèo quá có cái gì đâu mà trộm chứ. Môt lát sau bà nhìn thấy người đàn bà đó cầm cây chổi quét sân nhà phía sau, bà liền nói thầm:
- Quỷ quái cái thằng này vợ mới chết lại rước người khác vào nhà mà chẳng nói với mình một tiếng, nó có vợ mới rồi tội gì mà trông con cho nó chứ, chờ chiều nó đi làm về mình chửi cho nó một trận.
Tuy nói vậy chứ bà rất thương anh Nhành, khi anh về vội đến nhà bà bế con về, thì bà mắng anh ta:
- Thằng khỉ này mày lấy vợ hồi nào mà không cho tao hay biết vậy chứ, mai mày đừng mang con qua gởi tao nửa tao không nhận đâu.
Anh Nhành ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì:
- Ủa con có lấy vợ hồi nào đâu bà Tư.
Bà nói:
- Vậy ai quét sân cho mày hồi trưa, tao thấy rõ ràng không có nói oan cho mày đâu.
Anh Nhành cười ngất:
- Bà ơi tha cho con đi, nghèo khổ quá cơm còn chưa có đủ ăn, ai chịu lấy con mà bà nói vậy chứ! Không tin bà lại nhà xem coi có ai không?
Bà Tư tức quá nói:
- Được được.. xem mày còn chối nửa hay không đi với tao về nhà rồi biết,
Cả hai cùng về nhà anh Nhành, thì thấy vắng lạnh chỉ có con gà mái đang nằm ổ trong bếp, thấy có người nó hoảng hốt bay vù ra sân làm tro bụi bay mịt mù. Hai người nhìn chung quanh bốn bề yên lặng lạnh lẻo đến nổi da gà, trên bàn thờ chị Nhành cũng chẳng có đèn nhang gì, khiến khung cảnh càng thêm tiêu điều đến nổi bà Tư cũng rởn tóc gáy bà lẩm nhẩm:
- Lạ thật tao thấy rõ ràng mà, có con nhỏ nào nó lom khom quét sân hồi trưa mà. Tao không thấy mặt nó chỉ thấy phía sau lưng nó lom khom thôi, bậy thật lúc đó tao quên lửng sao không chạy qua nhìn mặt nó chứ. Không lẽ là ma?
Bà vừa nói vừa nghĩ.
- A.. không lẻ.. không lẻ là là..
Bà dừng ngay chổ này và ngó lên bàn thờ chị Nhành, khiến anh Nhành nhìn theo bà mà cũng thấy ơn ớn sợ, cái gì đó còn bí mật mà bà Tư không nói hết lời. Chiều mai là đúng một trăm ngày cúng giổ chị Nhành, vào rạng sáng anh sẻ mua cái gì đó cúng cơm cho chị, anh phân vân không biết định liệu lẽ nào, làm sao cũng phải rước một ông thầy chùa, tụng cho chị một xấp kinh cầu siêu cho phải tình phải nghĩa.
Ngặt nổi anh làm phụ hồ lương quá ít ỏi cha con sống lây lất qua ngày, lại nhầm mùa mưa nên công việc xây cất nhà cửa không có thường khiến anh thất nghiệp liên miên. Anh để con nằm ngủ trong mùng trên cái chõng tre, anh ra cái võng giăng ngang cây cột nhà nằm suy nghĩ miên man. Dưới ánh đèn dầu nhỏ leo lét treo trong buồng ngủ, không đủ ánh sáng lọt ra ngoài, anh thấy lờ mờ một bóng người lom khom kéo cái mền đắp cho đứa bé, anh bật ngồi dậy chạy vào thì thấy chẳng có ai, đứa bé vẫn đắp cái mền lên tới ngực nằm ngủ bình thường.
Anh ngó bốn bề đều chìm trong yên lặng, không một tiếng động nào càng làm cho anh nổi gai ốc, anh vội đi ra bàn thờ chị Nhành tìm nhang đốt nhưng chẳng còn cây nào, anh Nhành lấy một cây nhang cùn, còn có tí xíu đốt đở cho vợ rồi khẩn vái.
- Em có linh thiêng thì phù hộ anh mạnh khoẻ nuôi con, nếu em có về thăm con đừng làm cho con nó thấy nó sợ.
Anh Nhành khẩn vái xong rồi lại võng nằm, trời đã về khuya anh cũng thiếp đi vào giấc ngủ mệt mỏi. Đứa bé chìa xấp vé số trước mặt anh Nhành mời mọc:
- Chú ơi mua dùm con tờ vé số đi chú.
Từ xưa tới nay anh Nhành không ưa mua vé số, một mặt là không có tiền, nhưng hôm nay sao anh thấy thương hại đứa bé đen đúa còi cọc ốm tong, đội cái nón rách, anh định sẻ mua dùm nó một tấm vé số.
Thì đứa bé nói:
- Chú mua giúp cháu đi thế nào chú củng trúng mà.
Anh Nhành cười:
- Thiệt hông đó mậy? biết trúng sao không để lảnh tiền mà bán cho tao.
Đứa bé nói:
- Phần của chú là chú trúng con làm sao lảnh được.
Anh cười xoa đầu đứa bé:
- Thằng khôn thật ha, buôn bán củng biết mánh dữ đó chứ...
Bỗng anh giựt mình tỉnh giấc.. thì ra anh nằm mơ.
Sáng nay là ngày kỵ cơm một trăm ngày cho chị Nhành, anh ẳm thằng con sang gởi bà Tư, anh kiểm lại số tiền cũng có thể mua một con gà và một ít bánh trái cúng giổ cho vợ, số tiền đó anh bỏ vào cái bịch nylong cẩn thận, còn dư số tiền lẽ anh ghé quán uống ly cafe cho ấm bụng và có thể mua một gói thuốc lá. Bỗng anh nhìn thấy đứa bé bán vé số y như hồi hôm nằm mộng, nó củng ốm nhom đầu đội cái nón vải rách tả tơi ngoài vành, và đưa xấp vé số mời mọi người.
- Vé số đây.. độc đắc một triệu đồng.. chiều xổ đây.. mua dùm con một tờ đi chú thế nào ông bà cũng cho chú trúng.
Đứa bé chìa ngay cọc vé vào anh, anh nhìn thấy nó là anh đả rợn gai ốc cả người, không khác nào giấc mộng hồi hôm. Anh liền nói:
- Thôi cháu cứ rút đại cho chú một tấm đi tấm nào củng được.
Thằng bé liền xoè cả xấp vé ra rồi rút một tờ đưa cho chú rồi nói:
- Chú có trúng thì thưởng cho con nha.
Anh Nhành bảo:
- Được rồi chú trúng thì khỏi nói chú sẻ cho cháu mua quần áo, xe đạp để cháu đi bán vé số nha.
Anh Nhành đang ngồi sau nhà rửa chén bát sau tiệc cúng cơm cho vợ lúc ban trưa, thì đứa bé chạy vào la lên:
- Chú ơi chú trúng rồi con tìm nhà chú quá trời, lại quán cafe hỏi họ chỉ con vô đây, chú trúng một trăm ngàn lô thứ nhì.
Anh Nhành đứng lặng người nghe nổi cả gai ốc khi thằng bé báo tin:
- Cháu có gạt chú không đây?
- Thiệt mà ai gạt chú làm gì.
Rồi nó đưa tờ dò số cho anh, anh nhìn vào hàng số trúng mà hoa cả mắt, anh không ngờ giấc mộng lại linh như vậy. Sau khi lãnh tiền trúng vé số, nhớ lời hứa anh sắm cho đứa bé chiếc xe đạp, mua áo quần mới cho nó và cho thêm mấy ngàn làm vốn. Còn phần anh thì sửa sang làm lại cái nhà cho khang trang một tí, anh củng sắm được chiếc xe gắn máy để đi làm mổi ngày, tuy số tiền không lớn lắm, nhưng so với anh suốt cả cuộc đời chưa chắc anh tìm được, vì một ngày công phụ hồ chỉ có ba chục đồng, một tháng chưa chắc anh làm đựơc tới ba trăm đồng, thì số tiền một trăm ngàn đối với anh quả thật là lớn lao.
Câu chuyện được loan truyền hết người này đến người nọ, về hồn linh của chị Nhành báo mộng cho anh trúng số thấu tai các nhà báo, họ vội vả mở cuộc phỏng vấn anh và đăng tin hồn chị Nhành báo mộng rầm rộ cả mấy ngày. Ông soạn giả Viển Châu cũng viết một bài ca vọng cổ thời đó cho ca sĩ Út Trà Ôn hát trên dỉa hát bán chạy như tôm tươi, soạn giã Viển Châu hốt bạc lúc bây giờ quá mạng. Sau đây xin trích một đoạn về bài ca đó cho các bạn cùng thưởng thức.
...Nghe vẻ nghe ve về tình Mẫu Tử. Ai đi xe lửa Sài Gòn Lộc Ninh. Đến vùng Bến Cát nghe con trẻ hát. Mẹ đi.. chợ chớ ở lâu. Khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi. Con chờ xe lửa thúc còi. Ra ga đón mẹ lấy gùi ăn chơi...hò...
Đó là câu vè đầu bài ca vọng cổ, về xâu gùi bến cát cống hiến các bạn, đến đây tạm dừng chúc các bạn vui vẻ khi đọc bài này.
ST
Chuyện kể hoàn toàn có thật 100%
Các bạn có biết trái gùi không? là một loại trái cây mọc ở trong rừng, có nhiều nhất là vùng Bình Long, Lộc Ninh. Trái gùi vào mùa mưa bà con người Việt cũng như người Thượng họ hái đem ra chợ bán, trái gùi chín ăn rất ngọt trẻ con người lớn đều ưa thích. Mời các bạn nghe câu chuyện của chị Nhành qua xâu gùi bến cát, mà trước đây đã được nhạc sỉ Viển Châu soạn thành sáu câu vọng cổ nói về "Xâu Gùi Bến Cát" câu chuyện xẩy ra vào năm 1960 tại làng An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.
Chị Nhành mới sáng tinh mơ trời lạnh buốt mà chị đã kẻo kẹt trên vai quang gánh hai đầu gánh nặng trĩu nồi niêu, chén dĩa. Mua từ lò gốm Lái Thiêu đem bán ở hướng Quản Bình Long, chị ra đi lúc trời còn tối trên đường làng quanh co để cho kịp chuyến xe lửa tốc hành về Bình Long lúc bốn giờ sáng. Sau khi bán xong hàng chị lại đáp chuyến xe trở về từ ga Bầu Bàng.
Vào lúc ba giờ chiều cùng ngày, khi xe ngừng lại ga Bầu Bàng, chị Nhành sợ trể xe vội vả chạy mua xâu gùi về làm quà cho con, xe đang lăn bánh chị cố bám leo lên, nhưng tay chị còn cầm xâu gùi, vì trật tay chị té xuống đường khiến xe lửa cán chị chết ngay, trên tay vẩn nắm chặt xâu gùi. Chị đã chết rồi nhưng hồn chị rất linh, chị thường hiện về thăm chồng con và luôn báo mộng cho anh Nhành. Chuyện bà hàng xóm kể:
- Bà Tư nhà bên cạnh thấy anh Nhành cô đơn lại quá nghèo, vợ mới chết vài tháng lại có con nhỏ nên bà thương cho hoàn cảnh của anh, bà nhận trông nom đứa bé mổi ngày cho anh đi làm phụ hồ để kiếm sống qua ngày. Nhà của bà cách căn chòi của anh Nhành không đầy một trăm mét, khoảng cách là một hàng chuối nên bà nhìn sang cũng rỏ lắm.
Hôm nay bà nhìn thấy có một người đàn bà từ sau nhà lom khom múc nước rửa chân ngay sàn nước sau nhà, khiến bà sinh nghi là ăn trộm, nhưng chợt nghĩ nhà anh Nhành nghèo quá có cái gì đâu mà trộm chứ. Môt lát sau bà nhìn thấy người đàn bà đó cầm cây chổi quét sân nhà phía sau, bà liền nói thầm:
- Quỷ quái cái thằng này vợ mới chết lại rước người khác vào nhà mà chẳng nói với mình một tiếng, nó có vợ mới rồi tội gì mà trông con cho nó chứ, chờ chiều nó đi làm về mình chửi cho nó một trận.
Tuy nói vậy chứ bà rất thương anh Nhành, khi anh về vội đến nhà bà bế con về, thì bà mắng anh ta:
- Thằng khỉ này mày lấy vợ hồi nào mà không cho tao hay biết vậy chứ, mai mày đừng mang con qua gởi tao nửa tao không nhận đâu.
Anh Nhành ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì:
- Ủa con có lấy vợ hồi nào đâu bà Tư.
Bà nói:
- Vậy ai quét sân cho mày hồi trưa, tao thấy rõ ràng không có nói oan cho mày đâu.
Anh Nhành cười ngất:
- Bà ơi tha cho con đi, nghèo khổ quá cơm còn chưa có đủ ăn, ai chịu lấy con mà bà nói vậy chứ! Không tin bà lại nhà xem coi có ai không?
Bà Tư tức quá nói:
- Được được.. xem mày còn chối nửa hay không đi với tao về nhà rồi biết,
Cả hai cùng về nhà anh Nhành, thì thấy vắng lạnh chỉ có con gà mái đang nằm ổ trong bếp, thấy có người nó hoảng hốt bay vù ra sân làm tro bụi bay mịt mù. Hai người nhìn chung quanh bốn bề yên lặng lạnh lẻo đến nổi da gà, trên bàn thờ chị Nhành cũng chẳng có đèn nhang gì, khiến khung cảnh càng thêm tiêu điều đến nổi bà Tư cũng rởn tóc gáy bà lẩm nhẩm:
- Lạ thật tao thấy rõ ràng mà, có con nhỏ nào nó lom khom quét sân hồi trưa mà. Tao không thấy mặt nó chỉ thấy phía sau lưng nó lom khom thôi, bậy thật lúc đó tao quên lửng sao không chạy qua nhìn mặt nó chứ. Không lẽ là ma?
Bà vừa nói vừa nghĩ.
- A.. không lẻ.. không lẻ là là..
Bà dừng ngay chổ này và ngó lên bàn thờ chị Nhành, khiến anh Nhành nhìn theo bà mà cũng thấy ơn ớn sợ, cái gì đó còn bí mật mà bà Tư không nói hết lời. Chiều mai là đúng một trăm ngày cúng giổ chị Nhành, vào rạng sáng anh sẻ mua cái gì đó cúng cơm cho chị, anh phân vân không biết định liệu lẽ nào, làm sao cũng phải rước một ông thầy chùa, tụng cho chị một xấp kinh cầu siêu cho phải tình phải nghĩa.
Ngặt nổi anh làm phụ hồ lương quá ít ỏi cha con sống lây lất qua ngày, lại nhầm mùa mưa nên công việc xây cất nhà cửa không có thường khiến anh thất nghiệp liên miên. Anh để con nằm ngủ trong mùng trên cái chõng tre, anh ra cái võng giăng ngang cây cột nhà nằm suy nghĩ miên man. Dưới ánh đèn dầu nhỏ leo lét treo trong buồng ngủ, không đủ ánh sáng lọt ra ngoài, anh thấy lờ mờ một bóng người lom khom kéo cái mền đắp cho đứa bé, anh bật ngồi dậy chạy vào thì thấy chẳng có ai, đứa bé vẫn đắp cái mền lên tới ngực nằm ngủ bình thường.
Anh ngó bốn bề đều chìm trong yên lặng, không một tiếng động nào càng làm cho anh nổi gai ốc, anh vội đi ra bàn thờ chị Nhành tìm nhang đốt nhưng chẳng còn cây nào, anh Nhành lấy một cây nhang cùn, còn có tí xíu đốt đở cho vợ rồi khẩn vái.
- Em có linh thiêng thì phù hộ anh mạnh khoẻ nuôi con, nếu em có về thăm con đừng làm cho con nó thấy nó sợ.
Anh Nhành khẩn vái xong rồi lại võng nằm, trời đã về khuya anh cũng thiếp đi vào giấc ngủ mệt mỏi. Đứa bé chìa xấp vé số trước mặt anh Nhành mời mọc:
- Chú ơi mua dùm con tờ vé số đi chú.
Từ xưa tới nay anh Nhành không ưa mua vé số, một mặt là không có tiền, nhưng hôm nay sao anh thấy thương hại đứa bé đen đúa còi cọc ốm tong, đội cái nón rách, anh định sẻ mua dùm nó một tấm vé số.
Thì đứa bé nói:
- Chú mua giúp cháu đi thế nào chú củng trúng mà.
Anh Nhành cười:
- Thiệt hông đó mậy? biết trúng sao không để lảnh tiền mà bán cho tao.
Đứa bé nói:
- Phần của chú là chú trúng con làm sao lảnh được.
Anh cười xoa đầu đứa bé:
- Thằng khôn thật ha, buôn bán củng biết mánh dữ đó chứ...
Bỗng anh giựt mình tỉnh giấc.. thì ra anh nằm mơ.
Sáng nay là ngày kỵ cơm một trăm ngày cho chị Nhành, anh ẳm thằng con sang gởi bà Tư, anh kiểm lại số tiền cũng có thể mua một con gà và một ít bánh trái cúng giổ cho vợ, số tiền đó anh bỏ vào cái bịch nylong cẩn thận, còn dư số tiền lẽ anh ghé quán uống ly cafe cho ấm bụng và có thể mua một gói thuốc lá. Bỗng anh nhìn thấy đứa bé bán vé số y như hồi hôm nằm mộng, nó củng ốm nhom đầu đội cái nón vải rách tả tơi ngoài vành, và đưa xấp vé số mời mọi người.
- Vé số đây.. độc đắc một triệu đồng.. chiều xổ đây.. mua dùm con một tờ đi chú thế nào ông bà cũng cho chú trúng.
Đứa bé chìa ngay cọc vé vào anh, anh nhìn thấy nó là anh đả rợn gai ốc cả người, không khác nào giấc mộng hồi hôm. Anh liền nói:
- Thôi cháu cứ rút đại cho chú một tấm đi tấm nào củng được.
Thằng bé liền xoè cả xấp vé ra rồi rút một tờ đưa cho chú rồi nói:
- Chú có trúng thì thưởng cho con nha.
Anh Nhành bảo:
- Được rồi chú trúng thì khỏi nói chú sẻ cho cháu mua quần áo, xe đạp để cháu đi bán vé số nha.
Anh Nhành đang ngồi sau nhà rửa chén bát sau tiệc cúng cơm cho vợ lúc ban trưa, thì đứa bé chạy vào la lên:
- Chú ơi chú trúng rồi con tìm nhà chú quá trời, lại quán cafe hỏi họ chỉ con vô đây, chú trúng một trăm ngàn lô thứ nhì.
Anh Nhành đứng lặng người nghe nổi cả gai ốc khi thằng bé báo tin:
- Cháu có gạt chú không đây?
- Thiệt mà ai gạt chú làm gì.
Rồi nó đưa tờ dò số cho anh, anh nhìn vào hàng số trúng mà hoa cả mắt, anh không ngờ giấc mộng lại linh như vậy. Sau khi lãnh tiền trúng vé số, nhớ lời hứa anh sắm cho đứa bé chiếc xe đạp, mua áo quần mới cho nó và cho thêm mấy ngàn làm vốn. Còn phần anh thì sửa sang làm lại cái nhà cho khang trang một tí, anh củng sắm được chiếc xe gắn máy để đi làm mổi ngày, tuy số tiền không lớn lắm, nhưng so với anh suốt cả cuộc đời chưa chắc anh tìm được, vì một ngày công phụ hồ chỉ có ba chục đồng, một tháng chưa chắc anh làm đựơc tới ba trăm đồng, thì số tiền một trăm ngàn đối với anh quả thật là lớn lao.
Câu chuyện được loan truyền hết người này đến người nọ, về hồn linh của chị Nhành báo mộng cho anh trúng số thấu tai các nhà báo, họ vội vả mở cuộc phỏng vấn anh và đăng tin hồn chị Nhành báo mộng rầm rộ cả mấy ngày. Ông soạn giả Viển Châu cũng viết một bài ca vọng cổ thời đó cho ca sĩ Út Trà Ôn hát trên dỉa hát bán chạy như tôm tươi, soạn giã Viển Châu hốt bạc lúc bây giờ quá mạng. Sau đây xin trích một đoạn về bài ca đó cho các bạn cùng thưởng thức.
...Nghe vẻ nghe ve về tình Mẫu Tử. Ai đi xe lửa Sài Gòn Lộc Ninh. Đến vùng Bến Cát nghe con trẻ hát. Mẹ đi.. chợ chớ ở lâu. Khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi. Con chờ xe lửa thúc còi. Ra ga đón mẹ lấy gùi ăn chơi...hò...
Đó là câu vè đầu bài ca vọng cổ, về xâu gùi bến cát cống hiến các bạn, đến đây tạm dừng chúc các bạn vui vẻ khi đọc bài này.
ST
#201
Gửi vào 21/07/2011 - 09:07
NHỮNG TIẾNG GỌI BÍ ẨN
Một phụ nữ bước vào cửa hiệu, khi cô đang đi quanh góc nhà thì chợt nghe một giọng nói gọi tên cô hai lần. Cô chạy lên phía trước nhưng không thấy ai, và lúc đó vang lên những tiếng ầm ầm. Cô quay trở lại góc nhà, nơi vừa đi qua thì thấy chiếc cột nhà đổ nằm đó và chao đèn trên bàn vỡ tan từng mảnh. Thì ra đã có một chiếc thùng phuy lăn từ trên xe tải xuống và làm đổ chiếc cột nhà. Cô đã thoát hiểm nhờ tiếng gọi bí ẩn.
- Con người ta không hiếm khi nghe thấy một giọng nói nào đó như được cất lên từ bên ngoài. Và dù cố gắng tìm kiếm nơi phát ra giọng nói, họ cũng không thấy ai.
Ông Igor Vinokurov, chủ tịch Ban nghiên cứu những hiện tượng khó lý giải của Nga nói. Một câu chuyện khác ông ghi nhận được ở Nga như sau. Sau khi người mẹ qua đời được hai tuần, cậu bé mười ba tuổi tên là Alecxey đã sống ở nhà người bà con. Một thời gian sau cậu trở về nhà mình, trong nhà không có ai cả. Cậu định bụng chuẩn bị bữa ăn. Tủ lạnh đặt ở gần cầu thang ngoài. Thế nhưng khi cậu đưa tay nắm cửa thì từ đâu có tiếng gọi vang lên, đúng là giọng nói nhẹ nhàng của mẹ đang gọi cậu.
- Vâng, mẹ ơi.
Cậu bé đáp rồi chạy bổ vào phòng bà và chỉ thấy chiếc giường trống trơn nên đứng sững lại. Sau đó cậu trở lại nhà bếp mà trống ngực đập thình thịch, rồi cậu quay lại cửa ở cầu thang thì tiếng kêu thảng thốt của người mẹ lại vang lên. Cậu bé không nhớ là đã trở lại phòng mẹ thế nào nữa. Ngay lúc đó bà hàng xóm sang và nói rằng, người ta đã phá bỏ hoàn toàn chiếc cầu thang này rồi vì nó bị lung lay. Cậu bé đã thoát khỏi nguy hiểm chết người.
Trong số những hiện tượng về giọng nói bí ẩn, đôi khi đó là thông báo cụ thể về sự kiện sắp tới mà nguồn tin lại là giọng nói phát ra từ TV hoặc radio. Vào lúc gần trưa, một phụ nữ trẻ người Anh đang xem TV, trên màn hình vang lên lời thông báo về vụ nổ ở Fliksboro đã làm cho vài người bị chết. Không lâu sau đó, bạn bè của cô đến chơi và cô kể về tin này. Đến tối, họ xem phóng sự truyền từ nơi xảy ra tai nạn và kinh ngạc khi nghe thông báo tai nạn xảy ra vào buổi chiều. Quả thật vụ nổ ở nhà máy hoá chất đã xảy ra vào lúc 16 giờ 35 phút.
Các công trình của nhà máy hoàn toàn bị phá huỷ, khu dân cư, cửa hiệu và các xí nghiệp lân cận đều bị thiệt hại. Đã có hai mươi tám người bị chết, hàng trăm người bị thương và không hề có một tin tức nào được báo cáo vào lúc người phụ nữ nghe được thông báo cả. Một người dân ở Xamara là V.Grigoriev đã ở trong garage của mình suốt cả ngày. Vào lúc gần một giờ trưa thì radio thông báo về một tai nạn ôtô mà nạn nhân là một linh mục. Một chiếc xe của bưu điện đã đâm vào ông ta.
Đến tối thì thông báo này được nhắc lại hai lần. Ngày hôm sau Grigoriev đi đến nhà nghỉ và mãi đến chiều tối mới về, cả ngày anh không đọc báo, nghe đài hay xem TV. Khi đi xe taxi, người tài xế kể lại hôm qua anh ta chứng kiến vụ đụng độ đó. Theo lời anh thì sự việc xảy ra vào lúc mười một giờ đêm hôm trước. Grigoriev đã gọi điện đến đài phát thanh để hỏi về trường hợp này. Hoá ra tin tức chỉ được phát vào lúc nửa đêm và phát lại vào buổi sáng.
Theo các chuyên gia về thần giao cách cảm, những ảo ảnh về thính giác không phải lúc nào cũng là chứng hoang tưởng. Những giọng nói đoán định trước nguy cơ của hiểm họa sắp xảy ra có thể không phải là giọng nói của người quen, nhưng cũng có thể là của những người bà con hoặc người quen đã chết. Nếu như giọng nói là của người còn sống, thì điều đó thường đến vào lúc mà người nghe đang ở trạng thái không tốt về thể chất, hoặc cảm xúc có thể là do bệnh tật, sự sợ hãi hay ước muốn được gặp ai đó. Đôi khi nó là tiềm thức và bên tai ta vang lên một cái tên, như thể là lời kêu gọi sự giúp đỡ hoặc là sự cảm thông.
ST
Một phụ nữ bước vào cửa hiệu, khi cô đang đi quanh góc nhà thì chợt nghe một giọng nói gọi tên cô hai lần. Cô chạy lên phía trước nhưng không thấy ai, và lúc đó vang lên những tiếng ầm ầm. Cô quay trở lại góc nhà, nơi vừa đi qua thì thấy chiếc cột nhà đổ nằm đó và chao đèn trên bàn vỡ tan từng mảnh. Thì ra đã có một chiếc thùng phuy lăn từ trên xe tải xuống và làm đổ chiếc cột nhà. Cô đã thoát hiểm nhờ tiếng gọi bí ẩn.
- Con người ta không hiếm khi nghe thấy một giọng nói nào đó như được cất lên từ bên ngoài. Và dù cố gắng tìm kiếm nơi phát ra giọng nói, họ cũng không thấy ai.
Ông Igor Vinokurov, chủ tịch Ban nghiên cứu những hiện tượng khó lý giải của Nga nói. Một câu chuyện khác ông ghi nhận được ở Nga như sau. Sau khi người mẹ qua đời được hai tuần, cậu bé mười ba tuổi tên là Alecxey đã sống ở nhà người bà con. Một thời gian sau cậu trở về nhà mình, trong nhà không có ai cả. Cậu định bụng chuẩn bị bữa ăn. Tủ lạnh đặt ở gần cầu thang ngoài. Thế nhưng khi cậu đưa tay nắm cửa thì từ đâu có tiếng gọi vang lên, đúng là giọng nói nhẹ nhàng của mẹ đang gọi cậu.
- Vâng, mẹ ơi.
Cậu bé đáp rồi chạy bổ vào phòng bà và chỉ thấy chiếc giường trống trơn nên đứng sững lại. Sau đó cậu trở lại nhà bếp mà trống ngực đập thình thịch, rồi cậu quay lại cửa ở cầu thang thì tiếng kêu thảng thốt của người mẹ lại vang lên. Cậu bé không nhớ là đã trở lại phòng mẹ thế nào nữa. Ngay lúc đó bà hàng xóm sang và nói rằng, người ta đã phá bỏ hoàn toàn chiếc cầu thang này rồi vì nó bị lung lay. Cậu bé đã thoát khỏi nguy hiểm chết người.
Trong số những hiện tượng về giọng nói bí ẩn, đôi khi đó là thông báo cụ thể về sự kiện sắp tới mà nguồn tin lại là giọng nói phát ra từ TV hoặc radio. Vào lúc gần trưa, một phụ nữ trẻ người Anh đang xem TV, trên màn hình vang lên lời thông báo về vụ nổ ở Fliksboro đã làm cho vài người bị chết. Không lâu sau đó, bạn bè của cô đến chơi và cô kể về tin này. Đến tối, họ xem phóng sự truyền từ nơi xảy ra tai nạn và kinh ngạc khi nghe thông báo tai nạn xảy ra vào buổi chiều. Quả thật vụ nổ ở nhà máy hoá chất đã xảy ra vào lúc 16 giờ 35 phút.
Các công trình của nhà máy hoàn toàn bị phá huỷ, khu dân cư, cửa hiệu và các xí nghiệp lân cận đều bị thiệt hại. Đã có hai mươi tám người bị chết, hàng trăm người bị thương và không hề có một tin tức nào được báo cáo vào lúc người phụ nữ nghe được thông báo cả. Một người dân ở Xamara là V.Grigoriev đã ở trong garage của mình suốt cả ngày. Vào lúc gần một giờ trưa thì radio thông báo về một tai nạn ôtô mà nạn nhân là một linh mục. Một chiếc xe của bưu điện đã đâm vào ông ta.
Đến tối thì thông báo này được nhắc lại hai lần. Ngày hôm sau Grigoriev đi đến nhà nghỉ và mãi đến chiều tối mới về, cả ngày anh không đọc báo, nghe đài hay xem TV. Khi đi xe taxi, người tài xế kể lại hôm qua anh ta chứng kiến vụ đụng độ đó. Theo lời anh thì sự việc xảy ra vào lúc mười một giờ đêm hôm trước. Grigoriev đã gọi điện đến đài phát thanh để hỏi về trường hợp này. Hoá ra tin tức chỉ được phát vào lúc nửa đêm và phát lại vào buổi sáng.
Theo các chuyên gia về thần giao cách cảm, những ảo ảnh về thính giác không phải lúc nào cũng là chứng hoang tưởng. Những giọng nói đoán định trước nguy cơ của hiểm họa sắp xảy ra có thể không phải là giọng nói của người quen, nhưng cũng có thể là của những người bà con hoặc người quen đã chết. Nếu như giọng nói là của người còn sống, thì điều đó thường đến vào lúc mà người nghe đang ở trạng thái không tốt về thể chất, hoặc cảm xúc có thể là do bệnh tật, sự sợ hãi hay ước muốn được gặp ai đó. Đôi khi nó là tiềm thức và bên tai ta vang lên một cái tên, như thể là lời kêu gọi sự giúp đỡ hoặc là sự cảm thông.
ST
#202
Gửi vào 23/07/2011 - 07:02
CÂU CHUYỆN NGHĨA TRANG
1. Trích băng ghi âm Hội nghị UIA – Vấn Đáp
Khi đến nghĩa trang liệt sĩ thì nghe được muôn vàn tiếng nói, nhiều kinh khủng, anh thì nói, anh thì hát, anh thì gõ bát, gõ đũa. Nhiều khi đi tìm mộ liệt sĩ cháu nghĩ phải chi mình là đàn ông thì phải, bởi vì mình là phụ nữ nên các anh cũng hay trêu chọc, ở cõi âm người ta cũng có cuộc sống tinh thần chứ, người ta cũng chơi đùa.
Linh hồn có thể giao tiếp được. Thông tin đó là suy nghĩ, suy nghĩ của linh hồn bật ra và nhà ngoại cảm có thể bắt được, phân biệt được giọng Bắc, Trung, Nam, thậm chí những người nói nhíu, nói ngọng, ngắn lưỡi nghe đựơc hết. Nghe theo kiểu gì, người ta có mấp máy miệng không? Có, người ta có mấp máy miệng.
Âm thanh phát ra có phải âm thanh bình thường như mình nói không? Thật ra cháu nghe không đựơc rành rọt như chúng ta nói với nhau đâu, mà nghe nó chỉ lờ mờ thôi, nghe trong một cái mớ hỗn tạp âm thanh, như tiếng gió, như tiếng côn trùng, rồi là thậm chí nhiễu, nhưng mà vẫn nghe thấy, vẫn lọc ra được ra điều gì mình cần và mình muốn. Còn nhìn thì cũng chẳng thấy rõ như mình nhìn thấy nhau như thế này đâu, nhìn thấy mờ mờ thôi, hư hư ảo ảo.
Có lúc vừa nhìn thấy thì người ta lại tan đi mất. Nhiều người cứ thắc mắc là mỗi lần cháu nghe, cháu xem hay cháu nói chuyện, cứ lấy tay hay lấy giấy cháu đỡ, cháu đón lại. Bởi vì lúc đó hình ảnh cứ tan ra, buộc phải đón lại, nếu không thì hình ảnh tan mất đi.
2. Trích băng ghi âm tại Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn
Tôi nghĩ ở trên bàn thờ mình còn nhìn thấy bà nội vậy thì thử ra mộ xem sao, chắc là ra mộ thì sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Thực ra việc ra mộ là tôi chọn hơi sai lầm và tôi đã phải ngất xỉu ngay tại chỗ khi những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mình.
Đáng lẽ ra một nơi chỉ có một mình bà nội nằm thôi hoặc nơi rất ít mộ thì tôi giữ đựơc bình tĩnh hơn, đàng này tôi đi thẳng lên nghĩa địa của làng, cách nhà hơn một cây số, ở nơi đó một bên là chôn những mộ đã cải táng và một bên là chôn những mộ mới. Khi tôi bước vào con đường giữa ở hai khu ấy thì bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh hiện lên. Một bên thì thấy toàn những bộ xương thôi, còn một bên thì thấy nào những vải trắng vải đen nó cứ bùng nhùng ra. Nhìn thấy rất nhiều người, họ nằm, họ ngồi, họ đứng và lúc ấy sau khi thấy thì tôi hét lên và tôi ngất xỉu ngay trên con đường đi ra nghĩa địa.
Sau đấy về nhà thì một tháng sau tôi không dám mon men ra nghĩa địa nữa, không dám nhìn, không dám ngó nghiêng gì cả. Khi tôi đã bình tĩnh trở lại và trấn an được tinh thần của mình thì tôi lại nghĩ sẽ quay trở ra ngôi mộ của bà nội và mộ của chú tôi, là người con mà ông bảo mất lúc ba tuổi. Ông tôi bảo mộ của chú là một nấm đất thấp lè tè, chui vào trong một cái bờ tre, rất là khó phát hiện.
Lần thứ hai tôi đi ra mộ bà nội, khi đó tôi đi rất bình thản, khi ra cách mộ 6-7 mét thì đã thấy bà rồi. Tôi thấy bà tôi bước ra, rất là tươi cười đón tôi, hôm đó chỉ có một mình bà chứ không thấy hai người con kia nữa. Bà tôi nói rằng: Hôm nay cháu đến thăm nhà bà à. Tôi cứ nhìn thấy miệng bà cười cười và tay bà chỉ thì tôi hình dung ra câu nói của bà như vậy.
Khi ấy tôi trả lời lại rất là vô thức: Dạ, cháu đến thăm nhà bà đây, thế bác và chú đâu rồi. Tôi thấy bà cười, bà lắc đầu và chỉ hai tay ra hai nơi. Tôi hiểu rằng bà muốn bảo với tôi rằng bác ở chỗ này, chú ở chỗ kia. Tôi nói: Cháu đang đứng ở cạnh mộ bà, cháu nhìn thấy bà nói nhưng cháu không nghe thấy, ước gì cháu được nghe thấy nhỉ. Tôi cứ nói và cứ ước như thế, hai bà cháu chỉ gật gù và giao lưu với nhau bằng ánh mắt thôi. Sau đó tôi chạy về nhà gặp ông và báo cho ông biết rằng tôi nhìn thấy bà thật đấy.
Phan Thị Bích Hằng
1. Trích băng ghi âm Hội nghị UIA – Vấn Đáp
Khi đến nghĩa trang liệt sĩ thì nghe được muôn vàn tiếng nói, nhiều kinh khủng, anh thì nói, anh thì hát, anh thì gõ bát, gõ đũa. Nhiều khi đi tìm mộ liệt sĩ cháu nghĩ phải chi mình là đàn ông thì phải, bởi vì mình là phụ nữ nên các anh cũng hay trêu chọc, ở cõi âm người ta cũng có cuộc sống tinh thần chứ, người ta cũng chơi đùa.
Linh hồn có thể giao tiếp được. Thông tin đó là suy nghĩ, suy nghĩ của linh hồn bật ra và nhà ngoại cảm có thể bắt được, phân biệt được giọng Bắc, Trung, Nam, thậm chí những người nói nhíu, nói ngọng, ngắn lưỡi nghe đựơc hết. Nghe theo kiểu gì, người ta có mấp máy miệng không? Có, người ta có mấp máy miệng.
Âm thanh phát ra có phải âm thanh bình thường như mình nói không? Thật ra cháu nghe không đựơc rành rọt như chúng ta nói với nhau đâu, mà nghe nó chỉ lờ mờ thôi, nghe trong một cái mớ hỗn tạp âm thanh, như tiếng gió, như tiếng côn trùng, rồi là thậm chí nhiễu, nhưng mà vẫn nghe thấy, vẫn lọc ra được ra điều gì mình cần và mình muốn. Còn nhìn thì cũng chẳng thấy rõ như mình nhìn thấy nhau như thế này đâu, nhìn thấy mờ mờ thôi, hư hư ảo ảo.
Có lúc vừa nhìn thấy thì người ta lại tan đi mất. Nhiều người cứ thắc mắc là mỗi lần cháu nghe, cháu xem hay cháu nói chuyện, cứ lấy tay hay lấy giấy cháu đỡ, cháu đón lại. Bởi vì lúc đó hình ảnh cứ tan ra, buộc phải đón lại, nếu không thì hình ảnh tan mất đi.
2. Trích băng ghi âm tại Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn
Tôi nghĩ ở trên bàn thờ mình còn nhìn thấy bà nội vậy thì thử ra mộ xem sao, chắc là ra mộ thì sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Thực ra việc ra mộ là tôi chọn hơi sai lầm và tôi đã phải ngất xỉu ngay tại chỗ khi những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mình.
Đáng lẽ ra một nơi chỉ có một mình bà nội nằm thôi hoặc nơi rất ít mộ thì tôi giữ đựơc bình tĩnh hơn, đàng này tôi đi thẳng lên nghĩa địa của làng, cách nhà hơn một cây số, ở nơi đó một bên là chôn những mộ đã cải táng và một bên là chôn những mộ mới. Khi tôi bước vào con đường giữa ở hai khu ấy thì bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh hiện lên. Một bên thì thấy toàn những bộ xương thôi, còn một bên thì thấy nào những vải trắng vải đen nó cứ bùng nhùng ra. Nhìn thấy rất nhiều người, họ nằm, họ ngồi, họ đứng và lúc ấy sau khi thấy thì tôi hét lên và tôi ngất xỉu ngay trên con đường đi ra nghĩa địa.
Sau đấy về nhà thì một tháng sau tôi không dám mon men ra nghĩa địa nữa, không dám nhìn, không dám ngó nghiêng gì cả. Khi tôi đã bình tĩnh trở lại và trấn an được tinh thần của mình thì tôi lại nghĩ sẽ quay trở ra ngôi mộ của bà nội và mộ của chú tôi, là người con mà ông bảo mất lúc ba tuổi. Ông tôi bảo mộ của chú là một nấm đất thấp lè tè, chui vào trong một cái bờ tre, rất là khó phát hiện.
Lần thứ hai tôi đi ra mộ bà nội, khi đó tôi đi rất bình thản, khi ra cách mộ 6-7 mét thì đã thấy bà rồi. Tôi thấy bà tôi bước ra, rất là tươi cười đón tôi, hôm đó chỉ có một mình bà chứ không thấy hai người con kia nữa. Bà tôi nói rằng: Hôm nay cháu đến thăm nhà bà à. Tôi cứ nhìn thấy miệng bà cười cười và tay bà chỉ thì tôi hình dung ra câu nói của bà như vậy.
Khi ấy tôi trả lời lại rất là vô thức: Dạ, cháu đến thăm nhà bà đây, thế bác và chú đâu rồi. Tôi thấy bà cười, bà lắc đầu và chỉ hai tay ra hai nơi. Tôi hiểu rằng bà muốn bảo với tôi rằng bác ở chỗ này, chú ở chỗ kia. Tôi nói: Cháu đang đứng ở cạnh mộ bà, cháu nhìn thấy bà nói nhưng cháu không nghe thấy, ước gì cháu được nghe thấy nhỉ. Tôi cứ nói và cứ ước như thế, hai bà cháu chỉ gật gù và giao lưu với nhau bằng ánh mắt thôi. Sau đó tôi chạy về nhà gặp ông và báo cho ông biết rằng tôi nhìn thấy bà thật đấy.
Phan Thị Bích Hằng
#203
Gửi vào 24/07/2011 - 02:54
NGHỀ GIẢ CHẾT
Chỉ cần chui vào quan tài nằm im giả chết từ khuya tới sáng là có tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng một lần, tuỳ theo chủ trại hòm lớn hay nhỏ, “sộp” hay “keo”. Nếu chủ trại hòm bán được nhiều quan tài, người giả chết sẽ được thưởng thêm vì có nhiều người chết thật! Đang lai rai mấy chai bia, tán gẫu cùng ba người bạn là Vinh, Hiển và Linh trong một quán cóc trên đường Trường Chinh quận Tân Bình. Tý mừng rỡ khi nhận được điện thoại của một chủ trại hòm ở gần khu nghĩa trang Bình Hưng Hoà.
Nói chuyện xong, Tý hớn hở khoe:
- Đêm nay tao lại được ngủ trong chiếc quan tài “xịn” nữa rồi. Tội nghiệp vợ chồng anh chị Tám chủ trại hòm, vừa xuất xưởng mấy chiếc nhưng bị ế nên nhờ tao “mở hàng”. Tao mà ra tay thì linh lắm, chắc chắn sẽ bán ào ào”. Cả nhóm cùng nâng ly chúc Tý ngủ ngon và có giấc mơ đẹp trong... quan tài.
Tại Thành Phố Sài Gòn có một bộ phận người dân chuyên kiếm sống bằng những nghề đòi hỏi phải có “thần kinh thép”. Đó là nghề nhặt xác chết vô danh, nghề canh nhà xác, nghề trang điểm làm đẹp người chết trước khi cho vào quan tài, “tạo hình” cho người chết không nguyên vẹn do tai nạn, tắm rửa, gói xác, tẩn liệm, châm lửa đốt xác trong các lò thiêu, canh giữ mộ tại các nghĩa địa... Những công việc này tuy khá “đặc biệt” nhưng tính chất và mức độ “kỳ lạ” chắc hẳn không bằng công việc của Tý. Tuy "thâm niên" chưa cao nhưng với hơn năm năm kể từ khi theo "sư phụ" thử việc, Tý đã có hàng trăm lần chui vào... quan tài nằm từ mười một giờ đêm đến sáng hôm sau.
Tý tâm sự:
- Công việc mới nghe qua rất đơn giản, nhưng khi làm thì hoàn toàn không dễ chút nào. Những ngày đầu tập tễnh vào “nghề”, mỗi lần chui vào quan tài tôi lại cảm thấy buốt lạnh cả xương sống, suốt đêm không sao chợp mắt được. Đầu óc nghĩ ngợi bao nhiêu chuyện rùng rợn, kinh hoàng dẫn đến sợ... đủ thứ.
Cũng theo lời Tý:
- Để tránh suy nghĩ miên man, hễ đêm nào có “mối”, tôi sương sương nửa lít hay ba xị đế cho say bí tỉ rồi chui vào quan tài đánh một giấc tới sáng. Hôm nào mệt nốc rượu không nổi, tôi lại nhờ đến mấy viên thuốc an thần... Mọi chuyện làm riết rồi cũng quen, sự sợ sệt, nỗi ám ảnh dần tan đi. Giờ đây, tôi xem ngủ trong quan tài hay trên giường cũng gần như nhau. Thậm chí lâu lâu không được “chết”, tôi lại cảm thấy... nhơ nhớ.
Nói mạnh bạo vậy chứ Tý vẫn còn sợ mỗi khi được chủ trại hòm X trên đường Tân Kỳ Tân Quý thuê. Tý kể:
- Chẳng biết nghe được ở đâu mà theo chủ trại hòm này, cứ nửa đêm đúng vào lúc không giờ, dùng búa gõ mạnh vào chiếc hòm ba cái sẽ bán được “hàng"? Ông ta nói nếu gõ vào quan tài tôi đang “chết” thì càng linh hơn. Nằm trong quan tài nghe tiếng gõ tôi muốn thót tim. Liền sau đó là lời khấn vái của ông chủ đến rợn người. Thêm vào đó là mùi nhang do ông chủ đốt phải ngửi suốt gần nửa giờ, giống như cúng người chết thật càng làm tôi thêm hoảng.
Tuy bị “tra tấn” nhưng bù lại chủ trại hòm này rất “sộp”, trước đây trả từ 100.000 đến 150.000 đồng cho một lần “chết”; nay do vật giá leo thang, ông ta tăng thêm 50.000 đồng một lần. Nếu trong tuần bán được nhiều quan tài, tôi được thưởng thêm hai ba trăm nghìn. Vì sao chủ trại hòm thuê người chui vào quan tài giả chết? Thắc mắc của chúng tôi được Tý giải đáp ngay:
- Có gì đâu do “hàng” bị ế nên một chủ trại hòm mới bày ra trò này vừa “xả xui” vừa hy vọng bán được nhiều quan tài. Thường chỉ một số ít chủ trại hòm làm, còn đa số cho rằng bất nhân thất đức, thậm chí còn là điều kiêng kỵ vì trù ẻo nhiều người chết. Tôi thì chẳng quan tâm ai thuê thì tôi “chết” trong vài giờ, sáng ra sống lại nhận ngay tiền công.
Tin thằng bạn tên Lý ra đi ở tuổi ba mươi bốn khiến Tý vừa buồn vừa sợ. Lý không chỉ là bạn chí cốt mà còn cùng làm công việc chết giả như Tý. Cả hai luôn hỗ trợ nhau rất nhiệt tình. Hôm nào có “mối” nếu ai bận không làm được thì người kia sẵn sàng “chết” thay. Sau khi nhận tiền thì “chia sẻ” với bạn bằng ly cà phê điếu thuốc thơm.
Nhớ bạn Tý không cầm được nước mắt:
- Hai anh em sinh ra và lớn lên gần “thành phố buồn” Bình Hưng Hoà, ngày qua ngày chứng kiến cảnh người sống tiễn đưa người chết về thế giới bên kia. Tụi tôi đã quen với cảnh sinh ly tử biệt như cơm bữa. Có lẽ vì thế nên không ngần ngại khi làm cái việc chết giả này. Thằng Lý hay nói vui, người ta thì chết thật cũng trở nên bình thường, còn mình chỉ chết giả có gì mà sợ. Nhưng không ngờ nó đã chết thật rồi thương nó quá!.
Đám tang của Lý được làm đơn sơ. Chiếc quan tài hạng bình dân cùng toàn bộ chi phí mai táng cho Lý được chủ một trại hòm từng thuê Lý chết giả trước đây, lấy giá vốn năm triệu đồng. Cũng như Tý, công việc chính của Lý là thổi kèn cho các đám tang.
Tý cho biết:
- Công việc này bấp bênh lắm, có ngày vài ba đám, có hôm nằm chèo queo ở nhà chẳng biết làm gì. Đó là lý do khiến tôi và Lý rủ nhau làm thêm việc chết giả để tăng thu nhập. Nay nó theo “chầu ông bà” do bệnh nan y, không liên quan gì đến việc chết giả, vậy mà mấy đứa bạn cứ đùa tôi coi chừng có “huông” chết thật theo bạn chí cốt. Đôi lúc cũng cảm thấy lo lo nhưng tôi vẫn tiếp tục chết giả nếu có người thuê, khi nào chết thật như Lý hẵn hay.
ST
Chỉ cần chui vào quan tài nằm im giả chết từ khuya tới sáng là có tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng một lần, tuỳ theo chủ trại hòm lớn hay nhỏ, “sộp” hay “keo”. Nếu chủ trại hòm bán được nhiều quan tài, người giả chết sẽ được thưởng thêm vì có nhiều người chết thật! Đang lai rai mấy chai bia, tán gẫu cùng ba người bạn là Vinh, Hiển và Linh trong một quán cóc trên đường Trường Chinh quận Tân Bình. Tý mừng rỡ khi nhận được điện thoại của một chủ trại hòm ở gần khu nghĩa trang Bình Hưng Hoà.
Nói chuyện xong, Tý hớn hở khoe:
- Đêm nay tao lại được ngủ trong chiếc quan tài “xịn” nữa rồi. Tội nghiệp vợ chồng anh chị Tám chủ trại hòm, vừa xuất xưởng mấy chiếc nhưng bị ế nên nhờ tao “mở hàng”. Tao mà ra tay thì linh lắm, chắc chắn sẽ bán ào ào”. Cả nhóm cùng nâng ly chúc Tý ngủ ngon và có giấc mơ đẹp trong... quan tài.
Tại Thành Phố Sài Gòn có một bộ phận người dân chuyên kiếm sống bằng những nghề đòi hỏi phải có “thần kinh thép”. Đó là nghề nhặt xác chết vô danh, nghề canh nhà xác, nghề trang điểm làm đẹp người chết trước khi cho vào quan tài, “tạo hình” cho người chết không nguyên vẹn do tai nạn, tắm rửa, gói xác, tẩn liệm, châm lửa đốt xác trong các lò thiêu, canh giữ mộ tại các nghĩa địa... Những công việc này tuy khá “đặc biệt” nhưng tính chất và mức độ “kỳ lạ” chắc hẳn không bằng công việc của Tý. Tuy "thâm niên" chưa cao nhưng với hơn năm năm kể từ khi theo "sư phụ" thử việc, Tý đã có hàng trăm lần chui vào... quan tài nằm từ mười một giờ đêm đến sáng hôm sau.
Tý tâm sự:
- Công việc mới nghe qua rất đơn giản, nhưng khi làm thì hoàn toàn không dễ chút nào. Những ngày đầu tập tễnh vào “nghề”, mỗi lần chui vào quan tài tôi lại cảm thấy buốt lạnh cả xương sống, suốt đêm không sao chợp mắt được. Đầu óc nghĩ ngợi bao nhiêu chuyện rùng rợn, kinh hoàng dẫn đến sợ... đủ thứ.
Cũng theo lời Tý:
- Để tránh suy nghĩ miên man, hễ đêm nào có “mối”, tôi sương sương nửa lít hay ba xị đế cho say bí tỉ rồi chui vào quan tài đánh một giấc tới sáng. Hôm nào mệt nốc rượu không nổi, tôi lại nhờ đến mấy viên thuốc an thần... Mọi chuyện làm riết rồi cũng quen, sự sợ sệt, nỗi ám ảnh dần tan đi. Giờ đây, tôi xem ngủ trong quan tài hay trên giường cũng gần như nhau. Thậm chí lâu lâu không được “chết”, tôi lại cảm thấy... nhơ nhớ.
Nói mạnh bạo vậy chứ Tý vẫn còn sợ mỗi khi được chủ trại hòm X trên đường Tân Kỳ Tân Quý thuê. Tý kể:
- Chẳng biết nghe được ở đâu mà theo chủ trại hòm này, cứ nửa đêm đúng vào lúc không giờ, dùng búa gõ mạnh vào chiếc hòm ba cái sẽ bán được “hàng"? Ông ta nói nếu gõ vào quan tài tôi đang “chết” thì càng linh hơn. Nằm trong quan tài nghe tiếng gõ tôi muốn thót tim. Liền sau đó là lời khấn vái của ông chủ đến rợn người. Thêm vào đó là mùi nhang do ông chủ đốt phải ngửi suốt gần nửa giờ, giống như cúng người chết thật càng làm tôi thêm hoảng.
Tuy bị “tra tấn” nhưng bù lại chủ trại hòm này rất “sộp”, trước đây trả từ 100.000 đến 150.000 đồng cho một lần “chết”; nay do vật giá leo thang, ông ta tăng thêm 50.000 đồng một lần. Nếu trong tuần bán được nhiều quan tài, tôi được thưởng thêm hai ba trăm nghìn. Vì sao chủ trại hòm thuê người chui vào quan tài giả chết? Thắc mắc của chúng tôi được Tý giải đáp ngay:
- Có gì đâu do “hàng” bị ế nên một chủ trại hòm mới bày ra trò này vừa “xả xui” vừa hy vọng bán được nhiều quan tài. Thường chỉ một số ít chủ trại hòm làm, còn đa số cho rằng bất nhân thất đức, thậm chí còn là điều kiêng kỵ vì trù ẻo nhiều người chết. Tôi thì chẳng quan tâm ai thuê thì tôi “chết” trong vài giờ, sáng ra sống lại nhận ngay tiền công.
Tin thằng bạn tên Lý ra đi ở tuổi ba mươi bốn khiến Tý vừa buồn vừa sợ. Lý không chỉ là bạn chí cốt mà còn cùng làm công việc chết giả như Tý. Cả hai luôn hỗ trợ nhau rất nhiệt tình. Hôm nào có “mối” nếu ai bận không làm được thì người kia sẵn sàng “chết” thay. Sau khi nhận tiền thì “chia sẻ” với bạn bằng ly cà phê điếu thuốc thơm.
Nhớ bạn Tý không cầm được nước mắt:
- Hai anh em sinh ra và lớn lên gần “thành phố buồn” Bình Hưng Hoà, ngày qua ngày chứng kiến cảnh người sống tiễn đưa người chết về thế giới bên kia. Tụi tôi đã quen với cảnh sinh ly tử biệt như cơm bữa. Có lẽ vì thế nên không ngần ngại khi làm cái việc chết giả này. Thằng Lý hay nói vui, người ta thì chết thật cũng trở nên bình thường, còn mình chỉ chết giả có gì mà sợ. Nhưng không ngờ nó đã chết thật rồi thương nó quá!.
Đám tang của Lý được làm đơn sơ. Chiếc quan tài hạng bình dân cùng toàn bộ chi phí mai táng cho Lý được chủ một trại hòm từng thuê Lý chết giả trước đây, lấy giá vốn năm triệu đồng. Cũng như Tý, công việc chính của Lý là thổi kèn cho các đám tang.
Tý cho biết:
- Công việc này bấp bênh lắm, có ngày vài ba đám, có hôm nằm chèo queo ở nhà chẳng biết làm gì. Đó là lý do khiến tôi và Lý rủ nhau làm thêm việc chết giả để tăng thu nhập. Nay nó theo “chầu ông bà” do bệnh nan y, không liên quan gì đến việc chết giả, vậy mà mấy đứa bạn cứ đùa tôi coi chừng có “huông” chết thật theo bạn chí cốt. Đôi lúc cũng cảm thấy lo lo nhưng tôi vẫn tiếp tục chết giả nếu có người thuê, khi nào chết thật như Lý hẵn hay.
ST
#204
Gửi vào 24/07/2011 - 03:06
CON NGƯỜI CÓ THỰC SỰ PHÁT SÁNG?
Các nhà cận tâm lý cho rằng mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang, tuy nhiên có nhiều mức độ khác nhau và không phải ai cũng nhận ra điều đó. Trong các họa phẩm cổ xưa đã xuất hiện người và vật có những vầng hào quang. Các vị thánh trong Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và các đạo giáo khác đều được mô tả có hào quang tỏa sáng trên đầu. Đức Chúa ba ngôi lấp lánh hào quang, các vị Bồ Tát đều phát quang minh, những đại tăng tu luyện lâu năm cũng tỏa sáng.
Ngày nay các nhà nghiên cứu theo trường phái cận tâm lý cho rằng mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang. Đó là một quầng sáng nhiều màu sắc bao bọc xung quanh cơ thể người hoặc vật, thể hiện một trạng thái năng lượng đặc biệt. Hiện tượng này có thể nhìn được bằng mắt thường thông qua luyện tập, nhưng khả năng nhìn thay đổi theo tuổi tác. Người ta chia hào quang ra thành Linh quang, Chính quang và bảy cấp năng lượng khác nhau. Hào quang có nhiều màu sắc. Khi tức giận nó có màu đen hoặc đỏ thẫm. Người tu hành phát ra hào quang màu da cam. Màu sắc và cường độ của hào quang có liên quan đến sức khỏe.
Cũng theo các nhà cận tâm lý, thực vật phát ra các hào quang dưới dạng trường năng lượng, mạnh yếu tùy khả năng chịu đựng của chúng. Ví dụ như cỏ cây hoang dại có trường hào quang mạnh hơn những loài hoa trồng trong nhà, vì chúng có sức sống mãnh liệt hơn. Các nhà cận tâm lý cho rằng có rất nhiều các trường năng lượng khác nhau trong vũ trụ và trên thế giới. Trong khi đó, con người nếu không có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật thì sẽ bị giới hạn bởi năm giác quan thông thường.
Vì thế có nhiều hiện tượng tồn tại mà chúng ta không nhận ra, ví dụ như những bức xạ vũ trụ, bức xạ điện từ trường trái đất, các bức xạ nhân tạo như laser. Như thế việc con người không nhận ra hào quang của vạn vật cũng là chuyện bình thường. Vào năm 1939, một kỹ sư điện người Nga đã vô tình khám phá ra hiệu ứng về sau mang tên ông: Hiệu ứng Kirlian. Ông là thợ điện làm việc trong một bệnh viện. Một lần trong khi sửa chữa máy điện cao tầng, Kirlian bị phóng điện nhưng không hề hấn gì.
Ông đã tìm cách chụp hình một vật đặt trong điện trường cao áp và thu được kết quả, là hình ảnh của vật đó trên phim có quầng hào quang xung quanh. Quầng sáng đó có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào từng loại vật chất. Khi bệnh viện được trang bị một máy điện mới, Kirlian được phép dùng chiếc máy cũ để làm thí nghiệm. Ông đã tìm cách chụp nhiều loại vật chất khác nhau và làm cho hình ảnh hào quang của chúng ngày càng rõ nét, có hệ thống.
Công việc tìm tòi của ông và các cộng sự đã gây được sự chú ý của nhà nước. Vào năm 1950, ông được cấp kinh phí để xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại hơn. Những kết quả nghiên cứu của Kirlian đã gây được sự chú ý của giới khoa học trong và ngoài nước. Cùng phát triển theo hướng của Kirlian, vào năm 1970, George Hadjo (Anh) đã phát minh ra máy chụp hào quang sinh học. Ông là một thợ chụp ảnh và thay vì gắn một điện cực lên tấm phim theo phương pháp của Krilian, ông đã gắn nhiều điện cực khác nhau lên vùng nào đó của cơ thể và chụp hào quang của hầu hết các bộ phận.
Các nhà khoa học tự nhiên cũng đã lý giải về hiện tượng những bức ảnh hào quang của người, động, thực vật và đồ vật được ghi lại qua các phương pháp chụp khác nhau. Họ cho rằng, khi đặt một vật chất trong một điện trường cao áp thì sẽ xảy ra hiện tượng hấp thụ, tán xạ điện trường trên bề mặt của vật chất. Điều này dẫn đến thay đổi cường độ điện trường (gần giống trường hợp ánh sáng khi va chạm vào đồ vật cũng bị hấp thụ và tán xạ).
Hình ảnh của điện trường chụp được trên phim chỉ phản ánh hiện tượng đó, và như thế không có nghĩa vật chất phát ra hào quang. Nhưng mặt khác, các nhà khoa học tự nhiên đã không thể khẳng định được, liệu có hay không hiện tượng các vật chất, phát ra những trường năng lượng sinh học đặc biệt. Trong khi đó, những người ủng hộ trường phái "hào quang" đã tiếp tục phát triển các máy chụp hào quang thế hệ khác nhau, thậm chí bán đại trà ra công chúng. Họ tập hợp các bức ảnh hào quang một cách hệ thống và liên hệ nó với những ứng dụng y học, tâm lý học.
Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời môn khám bệnh qua chụp hình hào quang, dựa vào sự phân bổ "năng lượng" trên các bức hình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Đại khái như, bệnh nhân nhiễm độc có hình ảnh vành năng lượng tách ra thể hiện sự suy thoái, bệnh nhân ung thư có vành năng lượng màu đen như than. Ở bệnh nhân tự kỷ, stress, sang chấn tâm lý, hình ảnh hào quang ở ngón tay đeo nhẫn sẽ rối loạn, phân tán, mù mờ màu đỏ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, chưa có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả của việc khám, trị bệnh theo hiệu ứng Kirlian, nếu không muốn nói rằng đó là một phương pháp mơ hồ và chịu thiệt thòi vẫn là người bệnh. Cuộc giải mã hào quang của loài người đã trải qua hàng ngàn năm và vẫn đang tiếp diễn.
SKĐS
Các nhà cận tâm lý cho rằng mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang, tuy nhiên có nhiều mức độ khác nhau và không phải ai cũng nhận ra điều đó. Trong các họa phẩm cổ xưa đã xuất hiện người và vật có những vầng hào quang. Các vị thánh trong Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và các đạo giáo khác đều được mô tả có hào quang tỏa sáng trên đầu. Đức Chúa ba ngôi lấp lánh hào quang, các vị Bồ Tát đều phát quang minh, những đại tăng tu luyện lâu năm cũng tỏa sáng.
Ngày nay các nhà nghiên cứu theo trường phái cận tâm lý cho rằng mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang. Đó là một quầng sáng nhiều màu sắc bao bọc xung quanh cơ thể người hoặc vật, thể hiện một trạng thái năng lượng đặc biệt. Hiện tượng này có thể nhìn được bằng mắt thường thông qua luyện tập, nhưng khả năng nhìn thay đổi theo tuổi tác. Người ta chia hào quang ra thành Linh quang, Chính quang và bảy cấp năng lượng khác nhau. Hào quang có nhiều màu sắc. Khi tức giận nó có màu đen hoặc đỏ thẫm. Người tu hành phát ra hào quang màu da cam. Màu sắc và cường độ của hào quang có liên quan đến sức khỏe.
Cũng theo các nhà cận tâm lý, thực vật phát ra các hào quang dưới dạng trường năng lượng, mạnh yếu tùy khả năng chịu đựng của chúng. Ví dụ như cỏ cây hoang dại có trường hào quang mạnh hơn những loài hoa trồng trong nhà, vì chúng có sức sống mãnh liệt hơn. Các nhà cận tâm lý cho rằng có rất nhiều các trường năng lượng khác nhau trong vũ trụ và trên thế giới. Trong khi đó, con người nếu không có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật thì sẽ bị giới hạn bởi năm giác quan thông thường.
Vì thế có nhiều hiện tượng tồn tại mà chúng ta không nhận ra, ví dụ như những bức xạ vũ trụ, bức xạ điện từ trường trái đất, các bức xạ nhân tạo như laser. Như thế việc con người không nhận ra hào quang của vạn vật cũng là chuyện bình thường. Vào năm 1939, một kỹ sư điện người Nga đã vô tình khám phá ra hiệu ứng về sau mang tên ông: Hiệu ứng Kirlian. Ông là thợ điện làm việc trong một bệnh viện. Một lần trong khi sửa chữa máy điện cao tầng, Kirlian bị phóng điện nhưng không hề hấn gì.
Ông đã tìm cách chụp hình một vật đặt trong điện trường cao áp và thu được kết quả, là hình ảnh của vật đó trên phim có quầng hào quang xung quanh. Quầng sáng đó có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào từng loại vật chất. Khi bệnh viện được trang bị một máy điện mới, Kirlian được phép dùng chiếc máy cũ để làm thí nghiệm. Ông đã tìm cách chụp nhiều loại vật chất khác nhau và làm cho hình ảnh hào quang của chúng ngày càng rõ nét, có hệ thống.
Công việc tìm tòi của ông và các cộng sự đã gây được sự chú ý của nhà nước. Vào năm 1950, ông được cấp kinh phí để xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại hơn. Những kết quả nghiên cứu của Kirlian đã gây được sự chú ý của giới khoa học trong và ngoài nước. Cùng phát triển theo hướng của Kirlian, vào năm 1970, George Hadjo (Anh) đã phát minh ra máy chụp hào quang sinh học. Ông là một thợ chụp ảnh và thay vì gắn một điện cực lên tấm phim theo phương pháp của Krilian, ông đã gắn nhiều điện cực khác nhau lên vùng nào đó của cơ thể và chụp hào quang của hầu hết các bộ phận.
Các nhà khoa học tự nhiên cũng đã lý giải về hiện tượng những bức ảnh hào quang của người, động, thực vật và đồ vật được ghi lại qua các phương pháp chụp khác nhau. Họ cho rằng, khi đặt một vật chất trong một điện trường cao áp thì sẽ xảy ra hiện tượng hấp thụ, tán xạ điện trường trên bề mặt của vật chất. Điều này dẫn đến thay đổi cường độ điện trường (gần giống trường hợp ánh sáng khi va chạm vào đồ vật cũng bị hấp thụ và tán xạ).
Hình ảnh của điện trường chụp được trên phim chỉ phản ánh hiện tượng đó, và như thế không có nghĩa vật chất phát ra hào quang. Nhưng mặt khác, các nhà khoa học tự nhiên đã không thể khẳng định được, liệu có hay không hiện tượng các vật chất, phát ra những trường năng lượng sinh học đặc biệt. Trong khi đó, những người ủng hộ trường phái "hào quang" đã tiếp tục phát triển các máy chụp hào quang thế hệ khác nhau, thậm chí bán đại trà ra công chúng. Họ tập hợp các bức ảnh hào quang một cách hệ thống và liên hệ nó với những ứng dụng y học, tâm lý học.
Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời môn khám bệnh qua chụp hình hào quang, dựa vào sự phân bổ "năng lượng" trên các bức hình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Đại khái như, bệnh nhân nhiễm độc có hình ảnh vành năng lượng tách ra thể hiện sự suy thoái, bệnh nhân ung thư có vành năng lượng màu đen như than. Ở bệnh nhân tự kỷ, stress, sang chấn tâm lý, hình ảnh hào quang ở ngón tay đeo nhẫn sẽ rối loạn, phân tán, mù mờ màu đỏ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, chưa có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả của việc khám, trị bệnh theo hiệu ứng Kirlian, nếu không muốn nói rằng đó là một phương pháp mơ hồ và chịu thiệt thòi vẫn là người bệnh. Cuộc giải mã hào quang của loài người đã trải qua hàng ngàn năm và vẫn đang tiếp diễn.
SKĐS
#205
Gửi vào 24/07/2011 - 03:24
CON SỐ MƯỜI BA
Trong số các thị trấn của Jutland, Viborg có vị trí quan trọng. Nó là nơi có toà giám mục, một nhà thờ hầu như mới xây nhưng rất đẹp, một khu vườn duyên dáng, một cái hồ tuyệt vời với rất nhiều cỏ. Gần đó là Maild, một trong những vùng đẹp nhất Đan Mạch, xa hơn chút nữa là Finderup, nơi Marsk Stig ám sát vua Erik Gripping vào ngày thánh Ceilia năm 1286. năm mươi sáu vết chày đầu sắt hình vuông được tìm thấy trên sọ Erik, khi mộ ông được khai quật vào thế kỷ mười bảy. Nhưng thôi, tôi có viết sách hướng dẫn du lịch đâu nhỉ.
Viborg có nhiều khách sạn khá, Preislers và Phượng Hoàng là hai nơi ở được. Nhưng ông anh họ tôi qua kinh nghiệm mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau đây, lần đầu tiên đến thăm Viborg, lại ở khách sạn Sư Tử Vàng. Suốt từ đó đến nay ông không trở lại đó lần nào nữa, lý do vì sao thì những trang sau đây sẽ cho các bạn biết. Sư Tử Vàng là một trong số ít ngôi nhà không bị thiêu huỷ do hoả hoạn năm 1726, một trận hoả hoạn thiêu trụi cả nhà thờ, nhà Sognekirke, nhà Raadhuus và nhiều nhà cổ rất hay.
Khách sạn là một toà nhà gạch có nghĩa mặt trước bằng gạch, đầu hồi có những bậc tam cấp hình con quạ, trên cửa ra vào có viết cả một bài văn, tuy nhiên cái sân nơi xe buýt nhỏ đi vào thì đen và trắng, như một cái lồng bằng gỗ và thạch cao. Mặt trời đang lặn khi anh tôi tới cửa khách sạn, ánh sáng chiếu thẳng vào mặt tiền bề thế của ngôi nhà. Anh tôi thích thú cái vẻ cổ kính của nơi này lắm, tự hứa sẽ sống qua một thời gian thật hài lòng và thú vị trong ngôi quán đặc trưng của Jutland này.
Công việc đưa ông Anderson đến Viborg không phải công việc theo nghĩa thông thường. Ông đang nghiên cứu về lịch sử Nhà thờ Đan Mạch, ông được biết tại Rigsarkir ở Viborg có nhiều giấy tờ thoát khỏi nạn cháy, trong có nói đến những ngày cuối cùng của Thiên Chúa giáo La mã ở nước này. Vì vậy ông định ở đây một thời gian tương đối lâu hai hoặc ba tuần để xem và sao chụp các giấy tờ đó. Ông hy vọng quán Sư Tử Vàng có thể cho ông một buồng khá rộng vừa làm phòng ngủ, vừa làm phòng làm việc. Ông giải thích yêu cầu này cho chủ quán, ông này nghĩ một lát rồi đề nghị tốt nhất khách nên tự đi xem, vừa ý phòng rộng nào trên gác thì chọn lấy.
Tầng trên thì phải leo gác nhiều sau một ngày làm việc, tầng ba không có phòng rộng như yêu cầu, nhưng tầng hai có thể chọn một trong hai hoặc ba phòng có kích thước phù hợp. Ông chủ quán giới thiệu phòng 17 nhưng ông Anderson thấy cửa sổ nhìn ra bức tường trơ trụi của nhà bên cạnh, buổi tối sẽ rất tối. Phòng 12 hay 14 thì hơn vì cả hai trông xuống đường phố, ánh đèn rực rỡ buổi tối và quang cảnh bên ngoài sẽ bù đắp lại cho ông sự ồn ào của phố phường.
Cuối cùng ông chọn số 12. Giống các buồng bên nó có ba cửa sổ, tất cả hướng ra một phía, buồng khá cao và lạnh một cách bất thường, dĩ nhiên không có lò sưởi nhưng có một cái lò than khá cổ kính rất đẹp mắt, bằng sắt chạm trổ. Trong phòng chẳng có gì đáng chú ý ngoài một bức tranh in cổ kính, miêu tả cảnh thị trấn năm 1820. Giờ ăn tối đã đến, Anderson vừa tắm rửa mát mẻ, ông xuống cầu thang trước khi chuông gọi. Ông tranh thủ xem bảng danh sách các khách cùng ở trọ. Thường ở Đan Mạch tên khách được kẻ trên một cái bảng to, chia từng cột, từng hàng, mỗi hàng ở đầu là số phòng. Danh sách chẳng có gì hấp dẫn. Một luật sư người Đức, một người đi chào hàng từ Copenhagen.
Chỉ có mỗi một điểm duy nhất khiến người ta phải nghĩ ngợi đôi chút là trong liệt kê các phòng không có số 13. Anderson đã để ý trong nhiều khách sạn khác ở Đan Mạch cũng vậy. Ông không hiểu tại sao cái con số đặc biệt ấy bình thường như thế, mà lại có sức mạnh lan rộng khiến người ta bỏ không dám đánh số, ông quyết định sẽ hỏi ông chủ, xem các chủ quán giống như ông ta và bản thân ông ta, đã bao giờ gặp khách hàng không chịu ở phòng 13 hay chưa.
Ông anh chẳng có gì để kể với tôi về buổi ăn tối hôm ấy (tôi kể ở đây là theo những gì ông ấy kể cho tôi nghe) cũng như lúc về buồng thu xếp quần áo, đồ đạc, giấy tờ. Tới mười một giờ ông quyết định đi ngủ, nhưng ông cũng như nhiều người khác, thời nay trước khi đi ngủ phải đọc vài trang sách, ông nhớ ra quyển sách đang đọc dở trên xe lửa, mà ông đặc biệt thích đọc lúc này, lại ở trong túi áo khoác treo bên ngoài phòng ăn dưới nhà. Chạy xuống lấy lên mất một lúc, hành lang thì tối, thành ra tìm đến cửa phòng mình không dễ dàng gì. Nhưng rồi đến nơi quay quả đấm thì cửa không mở và nghe tiếng động vội vã đi tới cánh cửa từ bên trong. Ông mở nhầm cửa rồi! vậy là phòng ông ở bên phải hay bên trái cánh cửa này.
Nhìn lên trên: phòng 13. Phòng ông ở bên trái, quả vậy. Vào giường ít phút và đọc được vài trang sách rồi tắt đèn đi ngủ, ông mới sực nhớ ra tên chiếc bảng đen của khách sạn làm gì có phòng 13? ấy thế nhưng vẫn có phòng 13 trong khách sạn. Ông rất tiếc đã không chọn phòng này, làm như vậy có khi giúp cho ông chủ để ông ta sau này kể lại rằng đã có một quý khách người Anh ở đó ba tuần và rất thích nó. Nhưng có lẽ phòng này đã dùng cho đầy tớ hoặc đại loại như vậy. Sau cùng thì chắc gì nó đã rộng và đẹp như phòng ông hiện giờ? Ông đưa cặp mắt buồn ngủ nhìn lại phòng mình được chiếu sáng mờ mờ dưới ánh đèn đường.
Lạ quá, ông nghĩ. Thường trong bóng tối các phòng bao giờ cũng có vẻ rộng hơn nhưng phòng này lại có vẻ ngắn lại và cao hơn lên. Thôi! Thôi! Ngủ đi còn hơn là những nghĩ ngợi vớ vẩn ấy và thế là ông ngủ mất. Đến Viborg được một ngày, hôm sau Anderson đến ngay Rigsarkiv của Viborg. Ông được tiếp đón ân cần Đan Mạch vẫn vậy và vào chỗ nào cũng vậy cả. Tài liệu ở đây nhiều và hay hơn ông hình dung nhiều. Ngoài sách và giấy tờ chính thức, còn có một đống thư từ liên quan đến giám mục Jorgen Friis theo Thiên Chúa giáo La Mã, người cai quản cuối cùng của toà giám mục, trong đó nhiều thư từ thú vị liên quan đến đời tư và tính cách cá nhân ông ta.
Có thể nói về một căn nhà, tự do giám mục sở hữu trong thị trấn, ông ta không ở đó mà là người khác. Người này đã gây xì căng đan trong khu và làm vướng chân cho phe cải cách rất nhiều, người ta phải viết lên thành phố vì hắn ta là một nỗi nhục cho họ, bởi đã thực hành những công nghệ xấu xa bí ẩn, và bán linh hồn cho kẻ thù. Lại còn có một đoạn thư chê trách nhà thờ Babylon này, đã tham nhũng và mê tín cho nên giám mục mới dung túng và cho trú ngụ tên nham hiểm hút máu người Troldmand ấy.
Vị giám mục trước những trách cứ này tỏ thái độ rất ngoan cường, ông nói bản thân ông cũng ghê tởm những cái người ta gọi là công việc bí ẩn, ông yêu cầu những kẻ chống đối mình đưa vấn đề ra Toà, dĩ nhiên là Toà án tôn giáo, để giải quyết việc này cho xong hắn. Không ai sẵn sàng và thích thú hơn ông, trong việc kết tội Mag Nicolas Francken, nếu như có bằng chứng về lỗi lầm và tội ác mà người ta đã kết cho hắn một cách không chính thức.
Anderson không có nhiều thì giờ vì kho lưu trữ hồ sơ sắp đóng cửa, nên chỉ liếc qua lá thư tiếp theo của ông Rasmus Nielsen đứng đầu giáo phái Tin Lành. Tuy thế cũng nắm được ý chung của lá thư, là những người theo đạo Thiên Chúa bây giờ, không còn bị phụ thuộc vào quyết định của các Đức giám mục ở Rome nữa, và toà án của giám mục không phải là một nơi xét xử thích đáng cho một ca nặng nề quan trọng như vậy.
Anderson ra về, người chủ trì cơ quan lưu giữ tài liệu đi cùng đường, dĩ nhiên câu chuyện xoay quanh mấy lá thư tôi vừa nói đến. Herr Scavenius, phụ trách kho lưu trữ của Viborg, mặc dù được thông tin tỉ mỉ về tình hình chung, liên quan đến những giấy tờ mình cất giữ. Không phải là người chuyên nghiên cứu về thời kỳ cải cách, do đó ông rất quan tâm đến những gì Anderson kể, ông rất mong được đọc bài mà Anderson sắp viết, nhằm thể hiện các tài liệu trong kho của ông.
Ông nói thêm:
- Tôi rất lấy làm lạ không hiểu căn nhà của giám mục Friis ở đâu. Tôi đã xem kỹ bản đồ địa hình Viborg cổ xưa, thật không may, sơ đồ đất đai của Giám mục được lặp lại năm 1560, và phần lớn là ở Arkiv, hiện giờ nhưng mảnh có danh mục bất động sản của thị trấn thì bị thiếu. Không sao! Rồi một ngày nào đó tôi sẽ tìm ra thôi.
Sau vài động tác thể dục nào đó tôi quên như thế nào và ở đâu. Anderson về quán Sư Tử Vàng ăn cơm tối, chơi trò chờ đợi, rồi vào giường. Trên đường về phòng ông nhớ ra quên chưa nói với chủ quán, về việc bỏ con số 13 trong việc đánh số phòng khách sạn, ông cũng cần phải đoán chắc phòng số 13 có tồn tại trong khách sạn không đã, rồi mới nói chuyện với ông chủ quán được. Việc này không khó khăn gì. Cánh cửa phòng vẫn đó, số phòng rõ rành rành, và rõ ràng có ai làm việc trong đó, tiến lại gần cửa, ông nghe có tiếng chân đi lại và tiếng nói ở bên trong. Mất vài giây khẳng định con số, trong lúc đó tiếng chân dừng có vẻ như rất gần cánh cửa, rồi lại có tiếng thở nhanh như của một người đang cơn kích động mạnh.
Ông về phòng mình ngạc nhiên thấy nó nhỏ hẳn lại so với lúc ông chọn khiến ông hơi bất bình, nhưng thôi, bởi nếu nó không đủ rộng ông có thể đề nghị đổi phòng khác dễ dàng. Tự nhiên lúc đó ông muốn có cái gì đó trong túi áo măng tô, tôi nhớ là chiếc khăn tay thì phải, mà áo lại treo ở cái mắc đặt xa tít cuối phòng. Lạ quá, không thấy cái giá áo đâu cả, hẳn bọn đầy tớ đã đem đi chỗ khác, mở tủ áo ra cũng không thấy mới kỳ chứ. Ăn cắp thì không rồi. Những chuyện như thế ít khi xảy ra ở Đan Mạch, nhưng có chuyện ngu ngốc nào rồi (một chuyện ngu ngốc thì không phải bất thường) cô hầu phòng nào đó phải bị khiển trách nặng.
Dù sao thì thứ ông cần không có ngay cũng không sao, để đến sáng mai cũng được, khỏi rung chuông gọi đầy tớ làm phiền họ. Ông tới bên cửa sổ bên tay phải nhìn ra đường phố vắng lặng. trước mặt là một toà nhà cao, nhiều bức tường để trống, không thấy khách bộ hành qua lại, đêm tối đen chẳng nhìn thấy gì. Ánh sáng ở phía sau ông, ông nhìn rõ bóng mình in trên bức tường trước mặt. Có cả bóng ông có râu ở phòng 11 bên trái, ông này mặc áo không tay đi qua đi lại một vài lần, lúc đầu ông ta chải tóc, sau đó choàng chiếc áo ngủ vào.
Có cả bóng ông khách phòng bên phải số 13 xem rất khá hay ho. Số 13, giống ông, đang tì tay trên bậu cửa sổ nhìn ra đường phố. Có vẻ ông này cao gầy hay là đàn bà chăng ? Ít nhất thì ông hay bà ta có cái khăn vải trùm trên đầu tựa như mũ đi ngủ, và hình như ông này có một cái chụp đèn màu đỏ, và cái đèn rung rinh tợn, vì trên tường trước cửa ánh đỏ chạy lên chạy xuống rất rõ. Ông vươn cổ sang nhìn xem có thấy gì rõ hơn không nhưng ngoài một chùm ánh sáng ở bậu cửa sổ có vẻ như màu trắng, còn thì không còn nhìn thấy gì khác.
Lúc này có tiếng chân dưới đường nhắc số 13 lộ mình ra quá nhiều, thành ra ông này bỗng nhẹ nhàng lướt vào trong, ánh đèn đỏ cũng tắt. Anderson đang hút dở điếu thuốc, bỏ lại trên bậu cửa sổ vào giường đi ngủ. Sáng hôm sau hầu phòng đánh thức ông dậy và đem nước nóng vào. Ông bèn nhỏm dậy, cố nhớ đúng mấy từ Đan Mạch để hỏi:
- Cô mang cái áo măng tô đi chỗ khác hả? Mang đi đâu vậy?
Cô hầu phòng thấy lạ chỉ cười và trở ra không nói lời nào. Anderson bực mình ngồi thẳng dậy trên giường, định gọi cô ta lại thì ông sững người ra, nhìn trân trân trước mặt. Cái mắc áo vẫn treo trên giá đúng như lúc ông mới đến. Ông quá sốc vì xưa nay vẫn được coi là người có những nhận xét chính xác. Làm sao mà tối qua ông không thấy nay lại sờ sờ ra vậy?
Ánh sáng ban ngày không những làm tỏ tường cái mắc áo treo áo măng tô, mà còn làm lộ tỷ lệ thích đáng của gian phòng với ba cửa sổ, làm cho người đã chọn nó phải thoả mãn. Mặc quần áo xong ông ra cửa sổ giữa xem thời tiết thế nào. Lại thêm một cú sốc nữa. Đêm qua nhận xét nào của ông cũng kỳ quặc. Ông sẵn sàng thề mười lần rằng, đêm qua ông hút thuốc lá ở cửa sổ bên phải trước khi vào giường, nay thì đầu mẩu thuốc lá còn lại trên bậu cửa sổ giữa!
Ông xuống ăn sáng. Khá muộn. nhưng số 13 còn muộn hơn: đôi bốt vẫn để trước cửa bốt của đàn ông, vậy số 13 là đàn ông chứ không phải đàn bà. Ông bèn nhìn lên số của cánh cửa: số 14. Ông cứ nghĩ mình đã đi qua phòng 13 mà không chú ý. Ba lỗi lầm ngớ ngẩn trong có 12 giờ đồng hồ là quá nhiều cho một con người xưa nay vẫn có đầu óc chính xác, và làm việc một cách có phương pháp, do đó ông quay lại xem cho chắc chắn. Bên cạnh số 14 là 12, buồng của ông. Hoàn toàn không có số 13.
Sau ít phút nghĩ thật cẩn thận xem mình đã ăn và uống những gì hai mười bốn giờ qua, Anderson bỏ qua vấn đề này. Nếu như thị giác cũng như trí óc của ông kiệt quệ do sức khoẻ, thì có thể xác định dễ dàng bằng nhiều cách, còn nếu không, ông đang trải nghiệm một chuyện rất thích thú, mà những diễn biến của nó cũng đáng để dõi theo. Suốt ngày ông tiếp tục xem xét những lá thư tôi đã tóm lược ở trên. Ông thất vọng thấy chúng không đầy đủ. Chỉ có một lá thư nhắc đến người tên là Mag Nicolas Francken. Đó là thư của giám mục Jorgen Friis viết cho Rasmus Nielsen, trong đó nói:
- Mặc dù chúng tôi không hề có ý định đồng tình với ông về cách đánh giá toà án của chúng tôi, và chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần nếu cần sẽ chống lại ông đến cùng, ấy thế nhưng Mag Nicolas Francken, người chúng tôi tin tưởng và yêu thương, và bị ông dám buộc cho một số tội tệ hại không hề có, đã đột ngột rời xa chỗ chúng tôi rồi, do đó vấn đề này không đặt ra nữa. Nhưng còn việc ông đánh giá Thánh Tông Đồ, cũng là người viết Kinh Phúc Âm St John đã viết trong sách Khải huyền, mô tả nhà thờ La Mã thần thánh dưới hình thức cải trang, và tượng trưng cho người đàn bà thì xin ông biết cho rằng..
Tìm mãi Anderson cũng không thấy lá thư nào tiếp tục chuyện này, thành ra không thể hiểu nổi "rời bỏ" trong trường hợp này nghĩa là thế nào, chỉ có thể giả thiết Francken đã chết đột ngột. Giữa lá thư cuối cùng của Francken, mà rõ ràng là lúc ấy Francken còn sống, với lá thư của giám mục chỉ cách nhau hai ngày, do đó suy ra cái chết đã đến bất ngờ. Buổi chiều ông ghé thăm Hald, uống trà tại Burkcdund, mặc dù hơi băn khoăn nhưng ông không nhìn thấy dấu hiệu nào của chứng suy thị giác, hoặc suy não như ông sợ.
Bữa cơm tối ông ngồi cạnh chủ quán. Chuyện tào lao một lát, ông hỏi:
- Tại sao đa số khách sạn nước này không có phòng số 13 hả ông? Khách sạn này cũng không có.
Chủ quán vui vui:
- Thì ra chuyện đó đã làm ông để ý! Nói thật ra tôi cũng đã nghĩ mãi. Tôi tự bảo, Người có học ai mê tín bao giờ! Tôi đã học Cao đẳng ở Viborg, thầy giáo tôi là người chống dị đoan. Ông chết đã nhiều năm nay rồi một con người tinh tế, đàng hoàng, sẵn sàng sử dụng cả bàn tay lẫn khối óc. Tôi còn nhớ bọn học trò chúng tôi, vào một ngày tuyết rơi…
Ông đăm chiêu nghĩ ngợi.
- Thế ông không phản đối có phòng 13 trong khách sạn?
Anderson hỏi.
- À! Nhất định rồi. Ông biết đấy, cha tôi hướng dẫn tôi đi vào nghề nghiệp này. Tội nghiệp cụ, cụ có một khách sạn ở Aarhuus, sau khi sinh chúng tôi, cụ chuyển tới Viborg nay vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của cụ, cụ sở hữu khách sạn Phượng Hoàng cho đến khi mất. Đó là năm 1876. Tôi, khởi nghiệp ở Silkeborg, từ năm kia tôi mới về đây.
Sau đó ông chủ kể thêm các chi tiết của ngôi nhà và việc làm ăn khi ông mới tiếp quản nó.
- Thế khi ông tới đây, khách sạn có phòng 13 không?
- Không, không. Để tôi kể cho ông nghe. Ông thấy đấy. Một nơi như thế này, các doanh nhân qua lại, đa số là dân thương mại mà. Chẳng lẽ để họ ở phòng 13? Chẳng thà họ ra đường ở còn hơn! Riêng về phần tôi thì số phòng chẳng liên quan gì, tôi bảo họ vậy, nhưng họ cứ nhất định cho là nó sẽ đem lại sự không may. Hàng đống chuyện đã xảy ra với khách ở phòng số 13 nên họ không ở đó nữa, hoặc nếu cứ để sẽ mất những khách hàng tốt nhất, hoặc chẳng chuyện này thì chuyện khác.
Ông chủ quán nghĩ một chút rồi minh hoạ cho sinh động thêm.
- Vậy thế phòng 13 ở khách sạn, ông dùng làm gì?
Anderson hỏi, ý thức được là câu hỏi của mình mang vẻ gì đó không tương xứng với sự quan trọng của vấn đề.
- Số 13 ở khách sạn tôi ấy ư? Làm gì có! Tôi tưởng ông biết. Nếu có, nó đã ở bên cạnh phòng ông.
- Vâng, chỉ có điều là đêm qua khi qua hành lang, tôi nhìn thấy có cửa phòng mang số 13 mà và thực ra tôi dám chắc tôi nói đúng, đêm qua tôi nhìn thấy mà.
Dĩ nhiên ông Kristensen chỉ buồn cười như Anderson chờ đợi, ông ta còn nhấn mạnh và lặp đi lặp lại không hề có phòng 13 ở trong khách sạn, ngay cả trước khi ông ta đến đây. Anderson nhẹ người thấy ông ta khẳng định như vậy, tuy nhiên vẫn còn hoang mang và nghĩ chỉ có cách mời chủ quán tới phòng mình đêm nay, hút xì gà để xem thử việc đó là có thực hay là do mình ảo tưởng.
Anderson có mang theo ảnh chụp một vài thị trấn nước Anh, mà ông coi là đủ lý do để mời ông chủ quán đến. Ông Kristensen được mời thì thích lắm, vui vẻ mhận lời, mười giờ đêm ông ta sẽ đến. Anderson xin kiếu ngay về phòng viết vài lá thư, và tự đỏ mặt với bản thân khi thú nhận quá bồn chồn, chỉ dám đi theo đường qua phòng 11 về phòng mình, sau đó vội vàng liếc nhìn chính phòng mình với vẻ nghi ngờ, nhưng không thấy gì hết ngoài việc nó vẫn có vẻ nhỏ đi.
Không còn vấn đề về cái áo mắc măng tô nữa, vì Anderson đã cất tất cả chỗ quần áo treo trên giá đi, cái giá thi nhét xuống gầm giường. Ông cố gắng quên đi con số 13, ngồi xuống viết thư. Láng giềng hai bên yên lặng. Thỉnh thoảng có tiếng mở cửa trong hành lang, vài đôi bốt được vứt ra ngoài, có lúc một người chào hàng nào đó đi qua ư ử hát, bên ngoài thì thỉnh thoảng tiếng xe ngựa lóc cóc trên mặt đường lát đá, hoặc có tiếng chân bước vội bên lề đường.
Anderson viết xong bức thư, gọi Whisky sô đa rồi ra cửa sổ nghiên cứu bức tường trống phía trước mặt và những cái bóng in trên đó. Như ông nhớ thì phòng 14 có một luật sư ở, ông này là người điềm đạm, ít nói, trong bữa ăn chỉ mải nhìn vào một đống giấy tờ đặt bên cạnh đĩa ăn. Ấy thế nhưng xem ra ông ta lại có vẻ như có thói quen làm, cho hả cái tính sôi nổi yêu đời của mình khi có một mình. Tại sao ông ta lại cứ khiêu vũ một mình kia chứ ? Cái bóng in trên tường thể hiện điều đó, bóng ông ta lướt qua lướt lại cửa sổ, tay vẫy vẫy, một ống chân khẳng khiu đá lên đá xuống, nhanh nhẹn khác thường.
Có lẽ ông ta đi chân không, sàn nhà trải thảm dầy nên không gây tiếng động nào. Sagofer Herr Anders Jensen, khiêu vũ lúc mười giờ đêm trong một phòng ngủ của một khách sạn, thật là một đề tài khá hợp cho một bức tranh lịch sử hoành tráng. Những suy nghĩ của Anderson, giống như của Emily trong Bí mật của Udolpho, có thể được sắp xếp thành những dòng thơ sau đây:
"Khi tôi trở về khách sạn
Vào mười giờ đêm,
Hầu bàn nghĩ tôi mệt,
Tôi chẳng kể gì đến họ
Nhưng sau khi khoá cửa phòng ngủ
Và vứt đôi bốt ra ngoài
Tôi khiêu vũ cả đêm trên sàn nhà
Dẫu khách phòng bên có kêu ca
Tôi chỉ càng nhảy hăng hơn
Bởi tôi đã quen với pháp luật
Tha hồ cho họ lải nhải dài dòng
Tôi càng chế giễu phản ứng của họ".
Giả sử lúc này mà ông chủ quán không gõ cửa, chắc hẳn độc giả sẽ được đọc những vần thơ dài hơn. Cứ nhìn cái vẻ ngạc nhiên trên bộ mặt ông Kristensen, thì thấy ông ta có vẻ sốc khi đứng trong phòng, nhưng Anderson không nhận xét gì. Mấy bức ảnh của Anderson làm cho ông ta thích thú lắm, ông nói ra nhiều chuyện phần lớn là tự truyện. Chưa biết câu chuyện lý thú về con số 13 được đề cập như thế nào, thì ông luật sư bên cạnh bắt đầu hát, hát một cách hăng hái đến nỗi ai cũng phải cho là ông ta quá say hoặc hoá điên.
Giọng hát nhỏ thôi nhưng cao vút, nghe nó khê như ít khi được sử dụng. Lời và điệu thì không thành vấn đề. Dần dần nó càng lên cao hơn sau đó trầm hẳn xuống như một lời than vãn tuyệt vọng, như gió đêm đông thổi trên ống khói lò sưởi, hay một cây đàn organ không thể lên cao được nữa, nó trở thành một tiếng kêu kinh hoàng. Giá Anderson có một mình ắt phải chạy trốn sang phòng nào đó, phòng người chào hàng chẳng hạn.
Ông chủ quán ngồi há hốc miệng.
- Tôi chẳng hiểu ra làm sao nữa.
Cuối cùng ông ta lau mồ hôi trán và bảo:
- Nghe sao mà khiếp thế, tôi đã từng có lần nghe thấy, cứ tưởng là tiếng mèo kêu.
- Hay là ông ta điên ? Anderson hỏi.
- Hẳn vậy và đáng buồn thay! Một khách hàng tốt như thế, thành công trong công việc và theo như người ta nói, có một gia đình rất trẻ trung cần nuôi nấng.
Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa, người gõ xồng xộc vào không đợi trả lời. Đó chính là ông luật sư mặc quần áo ngủ, tóc tai rối bời trông có vẻ vô cùng giận dữ.
- Xin lỗi ông.
Ông ta nói:
- xin rất cảm ơn nếu ông ngừng cho..
Đến đây ông ta im. Rõ ràng cả hai người trước mặt ông ta không có vẻ gì gây rối loạn cả, sau một lúc im thì tiếng động càng to hơn trước.
- Ồ, thế này nghĩa là thế nào?
Ông luật sư hỏi.
- Nó ở đâu tới? Ai ở đó? Tôi mất trí chăng?
- Ngài Jensen, tữ bên buồng ông cạnh đây chứ đâu? Hay là có con mèo nào bị kẹt trong lò sưởi?
Andeson chỉ có thể nói vậy mặc dù ông biết lời nói của ông chẳng đem lại tác dụng gì, tốt hơn là cứ đứng mà nghe cái giọng khủng khiếp đó, và nhìn vào bộ mặt trắng nhợt của ông chủ quán, ông này đang vã mồ hôi và run lập cập, phải nắm vào hai tay cái ghế bành ông ngồi.
- Không thể được! ông luật sư nói:
- Không thể! Làm gì có lò sưởi! sở dĩ tôi sang đây là tưởng tiếng động xuất phát từ bên này. Rõ ràng là từ phòng bên cạnh tôi mà.
- Có cửa thông giữa phòng ông và phòng tôi không nhỉ?
Anderson hăm hở hỏi.
- Không, thưa ông.
Herr Jensen trả lời.
- Ít nhất là trong buổi sáng nay.
- À ra thế!
Anderson nói
- Đêm nay thì sao?
- Tôi không dám chắc.
Ông luật sư ngập ngừng.
Bỗng nhiên tiếng nói hoặc tiếng hát bên phòng bên im hẳn, người hát đang cười một mình, kiểu cười nhỏ ngâm nga khiến cả ba bên này lạnh gáy. Rồi im bặt.
- Này, thưa ông Kristensen thế này là thế nào ạ ?
Ông luật sư hỏi.
- Trời đất ơi!
Kristensen kêu lên.
- Tôi biết nói thế nào? Tôi cũng chẳng hơn gì quý vị. Tôi chỉ cầu Trời không phải nghe cái tiếng kêu ấy lần nào nữa!
- Tôi cũng thế.
Ông Jensen nói.
Rồi ông khẽ nói thêm cái gì đó mà Anderson nghĩ là mấy lời cuối cùng trong sách Phúc âm "Omnis spiritus laudet Dominium, tất cả mọi linh hồn cảm tạ chủ nhân" tuy nhiên ông không dám chắc.
Anderson nói:
- Nhưng ta phải làm một cái gì chứ? Cả ba chúng ta sang phòng bên cạnh xem nào.
- Nhưng đó là phòng ông Jensen đây rồi còn gì.
Ông chủ quán than thở.
- Vô ích, chính ông ấy đã sang đây.
- Tôi không dám chắc.
Jensen bảo.
- Tôi nghĩ vị quý tộc này nói đúng. Ta phải sang xem thôi.
Vũ khí tự vệ lúc ấy có được là một cái gậy và một cái can. Đoàn thám hiểm ra hành lang không khỏi run lên bần bật. Bên ngoài yên lặng như tờ, nhưng có ánh sáng le lói từ dưới chân cửa phòng bên cạnh. Anderson và Jensen lại gần, Jensen quay quả đấm và đẩy mạnh, vô ích, cửa vững nguyên.
- Ông Kristensen.
Jensen nói:
- Ông tìm đầy tớ khoẻ mạnh nhất lên đây. Ta phải mở cánh cửa này ra.
Ông chủ quán gật đầu chạy đi, sung sướng thoát khỏi hiện trường. Jensen và Anderson đứng lại nhìn vào cánh cửa.
- Ủa, con số 13 này!
Anderson nói.
- Phải, cửa phòng của ông ở đàng kia, còn cửa phòng tôi ở kìa!
Jensen nói.
- Ban ngày phòng tôi có ba cửa sổ.
Anderson nói, cổ ông phát ra một tiếng cười bồn chồn.
- Lạy Thánh George, phòng tôi cũng vậy!
Ông luật sư nói, quay lại nhìn Anderson, lưng quay về phía cánh cửa.
Đúng lúc này cửa phòng bật mở, một cánh tay thò ra quắp lấy vai ông luật sư. Cánh tay đó phủ vải rách đã vàng khè, chỗ da lộ ra thì đầy lông lá bạc trắng. Anderson vừa kịp lôi Jensen ra và kêu lên một tiếng kinh hãi thì cửa sập ngay lại và có tiếng cười gằn. Jensen không kịp nhìn thấy gì, nhưng Anderson vội bảo ông ta mối nguy ngập ông vừa thoát khỏi, ông này hoảng hốt cả người, đề nghị ai rút về phòng nấy và khóa cửa lại.
Tuy nhiên vừa vặn ông chủ quán và hai đầy tớ lực lưỡng lên tới nơi, trông cả ba nghiêm trang và sợ sệt. Jensen gặp họ giải thích, định làm họ thoái chí không phá cửa nữa. Hai người kia bỏ xà beng đem theo xuống, nói là tội gì thò đầu vào hang quỷ. Ông chủ bối rối không biết quyết định thế nào, ý thức được là nếu gặp nguy hiểm thì khách sạn ông sẽ tai hại, thành ra bản thân cũng sợ đối mặt với sự việc. May thay Anderson có cách làm mấy kẻ mất tinh thần này vững tâm lên.
- Chẳng lẽ đây là dũng khí của người Đan Mạch mà tôi vẫn nghe danh? Không có người Đức trong đó đâu, mà nếu có chúng ta có năm người chống lại một, sợ gì?
Thế là hai người đầy tớ và Jensen lao vào đẩy cánh cửa.
- Hãy ngừng lại đã.
Anderson nói.
- Đừng có làm vội như thế. Ông chủ, xin ông đứng ngoài cầm đèn, một trong hai anh đây phá cửa, cửa mở ra đừng có xông vào ngay.
Hai người đàn ông gật đầu, người trẻ bước lên, dùng xà beng bổ mạnh vào phần trên cánh cửa. Kết quả không ai lường trước được! không phải tiếng gỗ bị xẻ ra chỉ có tiếng đùng đục tựa như một bức tường bị đập ra. Người đàn ông vứt xà beng hét lên, tay xoa khuỷu tay, nghe tiếng kêu mọi người nhìn ngay vào anh ta đã, sau đó Anderson mới nhìn vào cánh cửa. Chẳng còn thấy cánh cửa đâu, chỉ là bức tường hành lang bị đập vỡ ra, một khoảng khá lớn do bị xà beng bổ vào.
Số 13 hoàn toàn không tồn tại. Trong một lúc mọi người đứng sững sờ nhìn vào bức tường trống trơn. Một con gà sống dưới sân gáy lên, Anderson nhìn ra phía có tiếng gà gáy, qua cánh cửa sổ ở cuối hành lang, bầu trời phía Đông bắt đầu rạng.
- Có lẽ...
Ông chủ ngập ngừng nói.
- Hai vị muốn sang phòng nào đó ngủ tạm đêm nay, một phòng hai giường nào đó ?
Cả Anderson lẫn Jensen không ai phản đối. Sau những gì họ trải qua, họ có vẻ không muốn rời nhau nữa. Thế là mỗi người về phòng mình nhặt nhạnh các thứ cần thiết trong đêm. Một người cầm cây nến soi đường, họ thấy rõ cả phòng 12 lẫn phòng 14 đều có 3 cửa sổ. Sáng sớm hôm sau cả hội tụ tập ở phòng 12. Chủ quán dĩ nhiên không muốn nhờ bên ngoài giúp đỡ, nhưng nhất thiết bí mật về khu vực này của khách sạn phải được làm sáng tỏ.
Hai đầy tớ tự làm thợ mộc. Đồ đạc được dọn ra, phần sàn ngay bên cạnh phòng 14 được moi ra, không tránh khỏi tổn thất nhất định, do việc các tấm ván sàn được lật lên. Hẳn các bạn cho rằng sẽ tìm thấy một bộ xương của Mag Nicolas Francken ? Không! Họ tìm được giữa các dầm đỡ sàn nhà một hộp nhỏ bằng đồng, trong có tài liệu gấp gọn ghẽ độ hai mươi trang viết tay trên giấy da bò.
Cả Anderson lẫn Jensen (ông này hóa ra thông tỏ môn chữ cổ) rất kích động về vụ khám phá này, họ hứa sẽ tìm ra chìa khoá cho hiện tượng kỳ lạ trên đây. Tôi có một bản sao chụp của một tài liệu thiên văn mà tôi chưa bao giờ đọc. Trang đầu là tranh khắc gỗ của Hans Sebald Beham, tả cảnh một số học giả ngồi quanh một cái bàn.
Chi tiết này đã giúp cho những người sành sỏi phân định được quyển sách. Tôi không nhớ tên quyển sách là gì, mà lúc này cũng không có điều kiện xem lại quyển sách ấy, nhưng những trang rời khác thì toàn là chữ viết, suốt thời gian mười năm sở hữu quyển sách đó, tôi cũng không biết đọc nó thế nào, và chữ viết trong đó là ngôn ngữ gì.
Giống hệt hoàn cảnh của Anderson và Jensen sau một thời gian xem xét khá lâu, đành quy phục mớ tài liệu trong cái hộp đồng. Hai ngày săm soi mãi, Jensen, người mạnh dạn hơn trong hai người, liều cho rằng đó là chữ Latinh hoặc Đan Mạch cổ. Anderson thì chẳng phỏng đoán gì cả, đưa cái hộp và những tờ giấy da cho hội sử học Viborg, đặt vào viện bảo tàng của họ. Vài tháng sau ông anh rể tôi kể chuyện này cho tôi, khi chúng tôi ngồi trong một khu rừng gần Upsala, nơi mà chúng tôi nói, đúng hơn là tôi đã phá lên cười về bản hợp đồng mà Daniel Salthenius (về sau là giáo sư tiếng Do thái ở Konigsberg) đã bán mình cho quỷ Sa tăng.
Anderson không thực sự thấy thích thú gì.
- Thằng cha khờ khạo!
Ông anh tôi nói
- Ám chỉ Salthenius, người mà khi dại dột hở bí mật này ra, mới chỉ là một cậu sinh viên chưa tốt nghiệp.
- Làm sao hắn biết mình đang đi lại với quỷ kia chứ?
Và khi tôi đề nghị cứ xem xét trường hợp một cách thông thường, thì ông chỉ lầm bầm. Ngay chiều hôm đó ông kể cho tôi nghe câu chuyện các bạn vừa đọc, nhưng nhất định không chịu đưa ra suy luận nào, cũng tuyệt nhiên không tán đồng, bất cứ suy luận nào tôi đưa ra.
ST
Trong số các thị trấn của Jutland, Viborg có vị trí quan trọng. Nó là nơi có toà giám mục, một nhà thờ hầu như mới xây nhưng rất đẹp, một khu vườn duyên dáng, một cái hồ tuyệt vời với rất nhiều cỏ. Gần đó là Maild, một trong những vùng đẹp nhất Đan Mạch, xa hơn chút nữa là Finderup, nơi Marsk Stig ám sát vua Erik Gripping vào ngày thánh Ceilia năm 1286. năm mươi sáu vết chày đầu sắt hình vuông được tìm thấy trên sọ Erik, khi mộ ông được khai quật vào thế kỷ mười bảy. Nhưng thôi, tôi có viết sách hướng dẫn du lịch đâu nhỉ.
Viborg có nhiều khách sạn khá, Preislers và Phượng Hoàng là hai nơi ở được. Nhưng ông anh họ tôi qua kinh nghiệm mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau đây, lần đầu tiên đến thăm Viborg, lại ở khách sạn Sư Tử Vàng. Suốt từ đó đến nay ông không trở lại đó lần nào nữa, lý do vì sao thì những trang sau đây sẽ cho các bạn biết. Sư Tử Vàng là một trong số ít ngôi nhà không bị thiêu huỷ do hoả hoạn năm 1726, một trận hoả hoạn thiêu trụi cả nhà thờ, nhà Sognekirke, nhà Raadhuus và nhiều nhà cổ rất hay.
Khách sạn là một toà nhà gạch có nghĩa mặt trước bằng gạch, đầu hồi có những bậc tam cấp hình con quạ, trên cửa ra vào có viết cả một bài văn, tuy nhiên cái sân nơi xe buýt nhỏ đi vào thì đen và trắng, như một cái lồng bằng gỗ và thạch cao. Mặt trời đang lặn khi anh tôi tới cửa khách sạn, ánh sáng chiếu thẳng vào mặt tiền bề thế của ngôi nhà. Anh tôi thích thú cái vẻ cổ kính của nơi này lắm, tự hứa sẽ sống qua một thời gian thật hài lòng và thú vị trong ngôi quán đặc trưng của Jutland này.
Công việc đưa ông Anderson đến Viborg không phải công việc theo nghĩa thông thường. Ông đang nghiên cứu về lịch sử Nhà thờ Đan Mạch, ông được biết tại Rigsarkir ở Viborg có nhiều giấy tờ thoát khỏi nạn cháy, trong có nói đến những ngày cuối cùng của Thiên Chúa giáo La mã ở nước này. Vì vậy ông định ở đây một thời gian tương đối lâu hai hoặc ba tuần để xem và sao chụp các giấy tờ đó. Ông hy vọng quán Sư Tử Vàng có thể cho ông một buồng khá rộng vừa làm phòng ngủ, vừa làm phòng làm việc. Ông giải thích yêu cầu này cho chủ quán, ông này nghĩ một lát rồi đề nghị tốt nhất khách nên tự đi xem, vừa ý phòng rộng nào trên gác thì chọn lấy.
Tầng trên thì phải leo gác nhiều sau một ngày làm việc, tầng ba không có phòng rộng như yêu cầu, nhưng tầng hai có thể chọn một trong hai hoặc ba phòng có kích thước phù hợp. Ông chủ quán giới thiệu phòng 17 nhưng ông Anderson thấy cửa sổ nhìn ra bức tường trơ trụi của nhà bên cạnh, buổi tối sẽ rất tối. Phòng 12 hay 14 thì hơn vì cả hai trông xuống đường phố, ánh đèn rực rỡ buổi tối và quang cảnh bên ngoài sẽ bù đắp lại cho ông sự ồn ào của phố phường.
Cuối cùng ông chọn số 12. Giống các buồng bên nó có ba cửa sổ, tất cả hướng ra một phía, buồng khá cao và lạnh một cách bất thường, dĩ nhiên không có lò sưởi nhưng có một cái lò than khá cổ kính rất đẹp mắt, bằng sắt chạm trổ. Trong phòng chẳng có gì đáng chú ý ngoài một bức tranh in cổ kính, miêu tả cảnh thị trấn năm 1820. Giờ ăn tối đã đến, Anderson vừa tắm rửa mát mẻ, ông xuống cầu thang trước khi chuông gọi. Ông tranh thủ xem bảng danh sách các khách cùng ở trọ. Thường ở Đan Mạch tên khách được kẻ trên một cái bảng to, chia từng cột, từng hàng, mỗi hàng ở đầu là số phòng. Danh sách chẳng có gì hấp dẫn. Một luật sư người Đức, một người đi chào hàng từ Copenhagen.
Chỉ có mỗi một điểm duy nhất khiến người ta phải nghĩ ngợi đôi chút là trong liệt kê các phòng không có số 13. Anderson đã để ý trong nhiều khách sạn khác ở Đan Mạch cũng vậy. Ông không hiểu tại sao cái con số đặc biệt ấy bình thường như thế, mà lại có sức mạnh lan rộng khiến người ta bỏ không dám đánh số, ông quyết định sẽ hỏi ông chủ, xem các chủ quán giống như ông ta và bản thân ông ta, đã bao giờ gặp khách hàng không chịu ở phòng 13 hay chưa.
Ông anh chẳng có gì để kể với tôi về buổi ăn tối hôm ấy (tôi kể ở đây là theo những gì ông ấy kể cho tôi nghe) cũng như lúc về buồng thu xếp quần áo, đồ đạc, giấy tờ. Tới mười một giờ ông quyết định đi ngủ, nhưng ông cũng như nhiều người khác, thời nay trước khi đi ngủ phải đọc vài trang sách, ông nhớ ra quyển sách đang đọc dở trên xe lửa, mà ông đặc biệt thích đọc lúc này, lại ở trong túi áo khoác treo bên ngoài phòng ăn dưới nhà. Chạy xuống lấy lên mất một lúc, hành lang thì tối, thành ra tìm đến cửa phòng mình không dễ dàng gì. Nhưng rồi đến nơi quay quả đấm thì cửa không mở và nghe tiếng động vội vã đi tới cánh cửa từ bên trong. Ông mở nhầm cửa rồi! vậy là phòng ông ở bên phải hay bên trái cánh cửa này.
Nhìn lên trên: phòng 13. Phòng ông ở bên trái, quả vậy. Vào giường ít phút và đọc được vài trang sách rồi tắt đèn đi ngủ, ông mới sực nhớ ra tên chiếc bảng đen của khách sạn làm gì có phòng 13? ấy thế nhưng vẫn có phòng 13 trong khách sạn. Ông rất tiếc đã không chọn phòng này, làm như vậy có khi giúp cho ông chủ để ông ta sau này kể lại rằng đã có một quý khách người Anh ở đó ba tuần và rất thích nó. Nhưng có lẽ phòng này đã dùng cho đầy tớ hoặc đại loại như vậy. Sau cùng thì chắc gì nó đã rộng và đẹp như phòng ông hiện giờ? Ông đưa cặp mắt buồn ngủ nhìn lại phòng mình được chiếu sáng mờ mờ dưới ánh đèn đường.
Lạ quá, ông nghĩ. Thường trong bóng tối các phòng bao giờ cũng có vẻ rộng hơn nhưng phòng này lại có vẻ ngắn lại và cao hơn lên. Thôi! Thôi! Ngủ đi còn hơn là những nghĩ ngợi vớ vẩn ấy và thế là ông ngủ mất. Đến Viborg được một ngày, hôm sau Anderson đến ngay Rigsarkiv của Viborg. Ông được tiếp đón ân cần Đan Mạch vẫn vậy và vào chỗ nào cũng vậy cả. Tài liệu ở đây nhiều và hay hơn ông hình dung nhiều. Ngoài sách và giấy tờ chính thức, còn có một đống thư từ liên quan đến giám mục Jorgen Friis theo Thiên Chúa giáo La Mã, người cai quản cuối cùng của toà giám mục, trong đó nhiều thư từ thú vị liên quan đến đời tư và tính cách cá nhân ông ta.
Có thể nói về một căn nhà, tự do giám mục sở hữu trong thị trấn, ông ta không ở đó mà là người khác. Người này đã gây xì căng đan trong khu và làm vướng chân cho phe cải cách rất nhiều, người ta phải viết lên thành phố vì hắn ta là một nỗi nhục cho họ, bởi đã thực hành những công nghệ xấu xa bí ẩn, và bán linh hồn cho kẻ thù. Lại còn có một đoạn thư chê trách nhà thờ Babylon này, đã tham nhũng và mê tín cho nên giám mục mới dung túng và cho trú ngụ tên nham hiểm hút máu người Troldmand ấy.
Vị giám mục trước những trách cứ này tỏ thái độ rất ngoan cường, ông nói bản thân ông cũng ghê tởm những cái người ta gọi là công việc bí ẩn, ông yêu cầu những kẻ chống đối mình đưa vấn đề ra Toà, dĩ nhiên là Toà án tôn giáo, để giải quyết việc này cho xong hắn. Không ai sẵn sàng và thích thú hơn ông, trong việc kết tội Mag Nicolas Francken, nếu như có bằng chứng về lỗi lầm và tội ác mà người ta đã kết cho hắn một cách không chính thức.
Anderson không có nhiều thì giờ vì kho lưu trữ hồ sơ sắp đóng cửa, nên chỉ liếc qua lá thư tiếp theo của ông Rasmus Nielsen đứng đầu giáo phái Tin Lành. Tuy thế cũng nắm được ý chung của lá thư, là những người theo đạo Thiên Chúa bây giờ, không còn bị phụ thuộc vào quyết định của các Đức giám mục ở Rome nữa, và toà án của giám mục không phải là một nơi xét xử thích đáng cho một ca nặng nề quan trọng như vậy.
Anderson ra về, người chủ trì cơ quan lưu giữ tài liệu đi cùng đường, dĩ nhiên câu chuyện xoay quanh mấy lá thư tôi vừa nói đến. Herr Scavenius, phụ trách kho lưu trữ của Viborg, mặc dù được thông tin tỉ mỉ về tình hình chung, liên quan đến những giấy tờ mình cất giữ. Không phải là người chuyên nghiên cứu về thời kỳ cải cách, do đó ông rất quan tâm đến những gì Anderson kể, ông rất mong được đọc bài mà Anderson sắp viết, nhằm thể hiện các tài liệu trong kho của ông.
Ông nói thêm:
- Tôi rất lấy làm lạ không hiểu căn nhà của giám mục Friis ở đâu. Tôi đã xem kỹ bản đồ địa hình Viborg cổ xưa, thật không may, sơ đồ đất đai của Giám mục được lặp lại năm 1560, và phần lớn là ở Arkiv, hiện giờ nhưng mảnh có danh mục bất động sản của thị trấn thì bị thiếu. Không sao! Rồi một ngày nào đó tôi sẽ tìm ra thôi.
Sau vài động tác thể dục nào đó tôi quên như thế nào và ở đâu. Anderson về quán Sư Tử Vàng ăn cơm tối, chơi trò chờ đợi, rồi vào giường. Trên đường về phòng ông nhớ ra quên chưa nói với chủ quán, về việc bỏ con số 13 trong việc đánh số phòng khách sạn, ông cũng cần phải đoán chắc phòng số 13 có tồn tại trong khách sạn không đã, rồi mới nói chuyện với ông chủ quán được. Việc này không khó khăn gì. Cánh cửa phòng vẫn đó, số phòng rõ rành rành, và rõ ràng có ai làm việc trong đó, tiến lại gần cửa, ông nghe có tiếng chân đi lại và tiếng nói ở bên trong. Mất vài giây khẳng định con số, trong lúc đó tiếng chân dừng có vẻ như rất gần cánh cửa, rồi lại có tiếng thở nhanh như của một người đang cơn kích động mạnh.
Ông về phòng mình ngạc nhiên thấy nó nhỏ hẳn lại so với lúc ông chọn khiến ông hơi bất bình, nhưng thôi, bởi nếu nó không đủ rộng ông có thể đề nghị đổi phòng khác dễ dàng. Tự nhiên lúc đó ông muốn có cái gì đó trong túi áo măng tô, tôi nhớ là chiếc khăn tay thì phải, mà áo lại treo ở cái mắc đặt xa tít cuối phòng. Lạ quá, không thấy cái giá áo đâu cả, hẳn bọn đầy tớ đã đem đi chỗ khác, mở tủ áo ra cũng không thấy mới kỳ chứ. Ăn cắp thì không rồi. Những chuyện như thế ít khi xảy ra ở Đan Mạch, nhưng có chuyện ngu ngốc nào rồi (một chuyện ngu ngốc thì không phải bất thường) cô hầu phòng nào đó phải bị khiển trách nặng.
Dù sao thì thứ ông cần không có ngay cũng không sao, để đến sáng mai cũng được, khỏi rung chuông gọi đầy tớ làm phiền họ. Ông tới bên cửa sổ bên tay phải nhìn ra đường phố vắng lặng. trước mặt là một toà nhà cao, nhiều bức tường để trống, không thấy khách bộ hành qua lại, đêm tối đen chẳng nhìn thấy gì. Ánh sáng ở phía sau ông, ông nhìn rõ bóng mình in trên bức tường trước mặt. Có cả bóng ông có râu ở phòng 11 bên trái, ông này mặc áo không tay đi qua đi lại một vài lần, lúc đầu ông ta chải tóc, sau đó choàng chiếc áo ngủ vào.
Có cả bóng ông khách phòng bên phải số 13 xem rất khá hay ho. Số 13, giống ông, đang tì tay trên bậu cửa sổ nhìn ra đường phố. Có vẻ ông này cao gầy hay là đàn bà chăng ? Ít nhất thì ông hay bà ta có cái khăn vải trùm trên đầu tựa như mũ đi ngủ, và hình như ông này có một cái chụp đèn màu đỏ, và cái đèn rung rinh tợn, vì trên tường trước cửa ánh đỏ chạy lên chạy xuống rất rõ. Ông vươn cổ sang nhìn xem có thấy gì rõ hơn không nhưng ngoài một chùm ánh sáng ở bậu cửa sổ có vẻ như màu trắng, còn thì không còn nhìn thấy gì khác.
Lúc này có tiếng chân dưới đường nhắc số 13 lộ mình ra quá nhiều, thành ra ông này bỗng nhẹ nhàng lướt vào trong, ánh đèn đỏ cũng tắt. Anderson đang hút dở điếu thuốc, bỏ lại trên bậu cửa sổ vào giường đi ngủ. Sáng hôm sau hầu phòng đánh thức ông dậy và đem nước nóng vào. Ông bèn nhỏm dậy, cố nhớ đúng mấy từ Đan Mạch để hỏi:
- Cô mang cái áo măng tô đi chỗ khác hả? Mang đi đâu vậy?
Cô hầu phòng thấy lạ chỉ cười và trở ra không nói lời nào. Anderson bực mình ngồi thẳng dậy trên giường, định gọi cô ta lại thì ông sững người ra, nhìn trân trân trước mặt. Cái mắc áo vẫn treo trên giá đúng như lúc ông mới đến. Ông quá sốc vì xưa nay vẫn được coi là người có những nhận xét chính xác. Làm sao mà tối qua ông không thấy nay lại sờ sờ ra vậy?
Ánh sáng ban ngày không những làm tỏ tường cái mắc áo treo áo măng tô, mà còn làm lộ tỷ lệ thích đáng của gian phòng với ba cửa sổ, làm cho người đã chọn nó phải thoả mãn. Mặc quần áo xong ông ra cửa sổ giữa xem thời tiết thế nào. Lại thêm một cú sốc nữa. Đêm qua nhận xét nào của ông cũng kỳ quặc. Ông sẵn sàng thề mười lần rằng, đêm qua ông hút thuốc lá ở cửa sổ bên phải trước khi vào giường, nay thì đầu mẩu thuốc lá còn lại trên bậu cửa sổ giữa!
Ông xuống ăn sáng. Khá muộn. nhưng số 13 còn muộn hơn: đôi bốt vẫn để trước cửa bốt của đàn ông, vậy số 13 là đàn ông chứ không phải đàn bà. Ông bèn nhìn lên số của cánh cửa: số 14. Ông cứ nghĩ mình đã đi qua phòng 13 mà không chú ý. Ba lỗi lầm ngớ ngẩn trong có 12 giờ đồng hồ là quá nhiều cho một con người xưa nay vẫn có đầu óc chính xác, và làm việc một cách có phương pháp, do đó ông quay lại xem cho chắc chắn. Bên cạnh số 14 là 12, buồng của ông. Hoàn toàn không có số 13.
Sau ít phút nghĩ thật cẩn thận xem mình đã ăn và uống những gì hai mười bốn giờ qua, Anderson bỏ qua vấn đề này. Nếu như thị giác cũng như trí óc của ông kiệt quệ do sức khoẻ, thì có thể xác định dễ dàng bằng nhiều cách, còn nếu không, ông đang trải nghiệm một chuyện rất thích thú, mà những diễn biến của nó cũng đáng để dõi theo. Suốt ngày ông tiếp tục xem xét những lá thư tôi đã tóm lược ở trên. Ông thất vọng thấy chúng không đầy đủ. Chỉ có một lá thư nhắc đến người tên là Mag Nicolas Francken. Đó là thư của giám mục Jorgen Friis viết cho Rasmus Nielsen, trong đó nói:
- Mặc dù chúng tôi không hề có ý định đồng tình với ông về cách đánh giá toà án của chúng tôi, và chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần nếu cần sẽ chống lại ông đến cùng, ấy thế nhưng Mag Nicolas Francken, người chúng tôi tin tưởng và yêu thương, và bị ông dám buộc cho một số tội tệ hại không hề có, đã đột ngột rời xa chỗ chúng tôi rồi, do đó vấn đề này không đặt ra nữa. Nhưng còn việc ông đánh giá Thánh Tông Đồ, cũng là người viết Kinh Phúc Âm St John đã viết trong sách Khải huyền, mô tả nhà thờ La Mã thần thánh dưới hình thức cải trang, và tượng trưng cho người đàn bà thì xin ông biết cho rằng..
Tìm mãi Anderson cũng không thấy lá thư nào tiếp tục chuyện này, thành ra không thể hiểu nổi "rời bỏ" trong trường hợp này nghĩa là thế nào, chỉ có thể giả thiết Francken đã chết đột ngột. Giữa lá thư cuối cùng của Francken, mà rõ ràng là lúc ấy Francken còn sống, với lá thư của giám mục chỉ cách nhau hai ngày, do đó suy ra cái chết đã đến bất ngờ. Buổi chiều ông ghé thăm Hald, uống trà tại Burkcdund, mặc dù hơi băn khoăn nhưng ông không nhìn thấy dấu hiệu nào của chứng suy thị giác, hoặc suy não như ông sợ.
Bữa cơm tối ông ngồi cạnh chủ quán. Chuyện tào lao một lát, ông hỏi:
- Tại sao đa số khách sạn nước này không có phòng số 13 hả ông? Khách sạn này cũng không có.
Chủ quán vui vui:
- Thì ra chuyện đó đã làm ông để ý! Nói thật ra tôi cũng đã nghĩ mãi. Tôi tự bảo, Người có học ai mê tín bao giờ! Tôi đã học Cao đẳng ở Viborg, thầy giáo tôi là người chống dị đoan. Ông chết đã nhiều năm nay rồi một con người tinh tế, đàng hoàng, sẵn sàng sử dụng cả bàn tay lẫn khối óc. Tôi còn nhớ bọn học trò chúng tôi, vào một ngày tuyết rơi…
Ông đăm chiêu nghĩ ngợi.
- Thế ông không phản đối có phòng 13 trong khách sạn?
Anderson hỏi.
- À! Nhất định rồi. Ông biết đấy, cha tôi hướng dẫn tôi đi vào nghề nghiệp này. Tội nghiệp cụ, cụ có một khách sạn ở Aarhuus, sau khi sinh chúng tôi, cụ chuyển tới Viborg nay vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của cụ, cụ sở hữu khách sạn Phượng Hoàng cho đến khi mất. Đó là năm 1876. Tôi, khởi nghiệp ở Silkeborg, từ năm kia tôi mới về đây.
Sau đó ông chủ kể thêm các chi tiết của ngôi nhà và việc làm ăn khi ông mới tiếp quản nó.
- Thế khi ông tới đây, khách sạn có phòng 13 không?
- Không, không. Để tôi kể cho ông nghe. Ông thấy đấy. Một nơi như thế này, các doanh nhân qua lại, đa số là dân thương mại mà. Chẳng lẽ để họ ở phòng 13? Chẳng thà họ ra đường ở còn hơn! Riêng về phần tôi thì số phòng chẳng liên quan gì, tôi bảo họ vậy, nhưng họ cứ nhất định cho là nó sẽ đem lại sự không may. Hàng đống chuyện đã xảy ra với khách ở phòng số 13 nên họ không ở đó nữa, hoặc nếu cứ để sẽ mất những khách hàng tốt nhất, hoặc chẳng chuyện này thì chuyện khác.
Ông chủ quán nghĩ một chút rồi minh hoạ cho sinh động thêm.
- Vậy thế phòng 13 ở khách sạn, ông dùng làm gì?
Anderson hỏi, ý thức được là câu hỏi của mình mang vẻ gì đó không tương xứng với sự quan trọng của vấn đề.
- Số 13 ở khách sạn tôi ấy ư? Làm gì có! Tôi tưởng ông biết. Nếu có, nó đã ở bên cạnh phòng ông.
- Vâng, chỉ có điều là đêm qua khi qua hành lang, tôi nhìn thấy có cửa phòng mang số 13 mà và thực ra tôi dám chắc tôi nói đúng, đêm qua tôi nhìn thấy mà.
Dĩ nhiên ông Kristensen chỉ buồn cười như Anderson chờ đợi, ông ta còn nhấn mạnh và lặp đi lặp lại không hề có phòng 13 ở trong khách sạn, ngay cả trước khi ông ta đến đây. Anderson nhẹ người thấy ông ta khẳng định như vậy, tuy nhiên vẫn còn hoang mang và nghĩ chỉ có cách mời chủ quán tới phòng mình đêm nay, hút xì gà để xem thử việc đó là có thực hay là do mình ảo tưởng.
Anderson có mang theo ảnh chụp một vài thị trấn nước Anh, mà ông coi là đủ lý do để mời ông chủ quán đến. Ông Kristensen được mời thì thích lắm, vui vẻ mhận lời, mười giờ đêm ông ta sẽ đến. Anderson xin kiếu ngay về phòng viết vài lá thư, và tự đỏ mặt với bản thân khi thú nhận quá bồn chồn, chỉ dám đi theo đường qua phòng 11 về phòng mình, sau đó vội vàng liếc nhìn chính phòng mình với vẻ nghi ngờ, nhưng không thấy gì hết ngoài việc nó vẫn có vẻ nhỏ đi.
Không còn vấn đề về cái áo mắc măng tô nữa, vì Anderson đã cất tất cả chỗ quần áo treo trên giá đi, cái giá thi nhét xuống gầm giường. Ông cố gắng quên đi con số 13, ngồi xuống viết thư. Láng giềng hai bên yên lặng. Thỉnh thoảng có tiếng mở cửa trong hành lang, vài đôi bốt được vứt ra ngoài, có lúc một người chào hàng nào đó đi qua ư ử hát, bên ngoài thì thỉnh thoảng tiếng xe ngựa lóc cóc trên mặt đường lát đá, hoặc có tiếng chân bước vội bên lề đường.
Anderson viết xong bức thư, gọi Whisky sô đa rồi ra cửa sổ nghiên cứu bức tường trống phía trước mặt và những cái bóng in trên đó. Như ông nhớ thì phòng 14 có một luật sư ở, ông này là người điềm đạm, ít nói, trong bữa ăn chỉ mải nhìn vào một đống giấy tờ đặt bên cạnh đĩa ăn. Ấy thế nhưng xem ra ông ta lại có vẻ như có thói quen làm, cho hả cái tính sôi nổi yêu đời của mình khi có một mình. Tại sao ông ta lại cứ khiêu vũ một mình kia chứ ? Cái bóng in trên tường thể hiện điều đó, bóng ông ta lướt qua lướt lại cửa sổ, tay vẫy vẫy, một ống chân khẳng khiu đá lên đá xuống, nhanh nhẹn khác thường.
Có lẽ ông ta đi chân không, sàn nhà trải thảm dầy nên không gây tiếng động nào. Sagofer Herr Anders Jensen, khiêu vũ lúc mười giờ đêm trong một phòng ngủ của một khách sạn, thật là một đề tài khá hợp cho một bức tranh lịch sử hoành tráng. Những suy nghĩ của Anderson, giống như của Emily trong Bí mật của Udolpho, có thể được sắp xếp thành những dòng thơ sau đây:
"Khi tôi trở về khách sạn
Vào mười giờ đêm,
Hầu bàn nghĩ tôi mệt,
Tôi chẳng kể gì đến họ
Nhưng sau khi khoá cửa phòng ngủ
Và vứt đôi bốt ra ngoài
Tôi khiêu vũ cả đêm trên sàn nhà
Dẫu khách phòng bên có kêu ca
Tôi chỉ càng nhảy hăng hơn
Bởi tôi đã quen với pháp luật
Tha hồ cho họ lải nhải dài dòng
Tôi càng chế giễu phản ứng của họ".
Giả sử lúc này mà ông chủ quán không gõ cửa, chắc hẳn độc giả sẽ được đọc những vần thơ dài hơn. Cứ nhìn cái vẻ ngạc nhiên trên bộ mặt ông Kristensen, thì thấy ông ta có vẻ sốc khi đứng trong phòng, nhưng Anderson không nhận xét gì. Mấy bức ảnh của Anderson làm cho ông ta thích thú lắm, ông nói ra nhiều chuyện phần lớn là tự truyện. Chưa biết câu chuyện lý thú về con số 13 được đề cập như thế nào, thì ông luật sư bên cạnh bắt đầu hát, hát một cách hăng hái đến nỗi ai cũng phải cho là ông ta quá say hoặc hoá điên.
Giọng hát nhỏ thôi nhưng cao vút, nghe nó khê như ít khi được sử dụng. Lời và điệu thì không thành vấn đề. Dần dần nó càng lên cao hơn sau đó trầm hẳn xuống như một lời than vãn tuyệt vọng, như gió đêm đông thổi trên ống khói lò sưởi, hay một cây đàn organ không thể lên cao được nữa, nó trở thành một tiếng kêu kinh hoàng. Giá Anderson có một mình ắt phải chạy trốn sang phòng nào đó, phòng người chào hàng chẳng hạn.
Ông chủ quán ngồi há hốc miệng.
- Tôi chẳng hiểu ra làm sao nữa.
Cuối cùng ông ta lau mồ hôi trán và bảo:
- Nghe sao mà khiếp thế, tôi đã từng có lần nghe thấy, cứ tưởng là tiếng mèo kêu.
- Hay là ông ta điên ? Anderson hỏi.
- Hẳn vậy và đáng buồn thay! Một khách hàng tốt như thế, thành công trong công việc và theo như người ta nói, có một gia đình rất trẻ trung cần nuôi nấng.
Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa, người gõ xồng xộc vào không đợi trả lời. Đó chính là ông luật sư mặc quần áo ngủ, tóc tai rối bời trông có vẻ vô cùng giận dữ.
- Xin lỗi ông.
Ông ta nói:
- xin rất cảm ơn nếu ông ngừng cho..
Đến đây ông ta im. Rõ ràng cả hai người trước mặt ông ta không có vẻ gì gây rối loạn cả, sau một lúc im thì tiếng động càng to hơn trước.
- Ồ, thế này nghĩa là thế nào?
Ông luật sư hỏi.
- Nó ở đâu tới? Ai ở đó? Tôi mất trí chăng?
- Ngài Jensen, tữ bên buồng ông cạnh đây chứ đâu? Hay là có con mèo nào bị kẹt trong lò sưởi?
Andeson chỉ có thể nói vậy mặc dù ông biết lời nói của ông chẳng đem lại tác dụng gì, tốt hơn là cứ đứng mà nghe cái giọng khủng khiếp đó, và nhìn vào bộ mặt trắng nhợt của ông chủ quán, ông này đang vã mồ hôi và run lập cập, phải nắm vào hai tay cái ghế bành ông ngồi.
- Không thể được! ông luật sư nói:
- Không thể! Làm gì có lò sưởi! sở dĩ tôi sang đây là tưởng tiếng động xuất phát từ bên này. Rõ ràng là từ phòng bên cạnh tôi mà.
- Có cửa thông giữa phòng ông và phòng tôi không nhỉ?
Anderson hăm hở hỏi.
- Không, thưa ông.
Herr Jensen trả lời.
- Ít nhất là trong buổi sáng nay.
- À ra thế!
Anderson nói
- Đêm nay thì sao?
- Tôi không dám chắc.
Ông luật sư ngập ngừng.
Bỗng nhiên tiếng nói hoặc tiếng hát bên phòng bên im hẳn, người hát đang cười một mình, kiểu cười nhỏ ngâm nga khiến cả ba bên này lạnh gáy. Rồi im bặt.
- Này, thưa ông Kristensen thế này là thế nào ạ ?
Ông luật sư hỏi.
- Trời đất ơi!
Kristensen kêu lên.
- Tôi biết nói thế nào? Tôi cũng chẳng hơn gì quý vị. Tôi chỉ cầu Trời không phải nghe cái tiếng kêu ấy lần nào nữa!
- Tôi cũng thế.
Ông Jensen nói.
Rồi ông khẽ nói thêm cái gì đó mà Anderson nghĩ là mấy lời cuối cùng trong sách Phúc âm "Omnis spiritus laudet Dominium, tất cả mọi linh hồn cảm tạ chủ nhân" tuy nhiên ông không dám chắc.
Anderson nói:
- Nhưng ta phải làm một cái gì chứ? Cả ba chúng ta sang phòng bên cạnh xem nào.
- Nhưng đó là phòng ông Jensen đây rồi còn gì.
Ông chủ quán than thở.
- Vô ích, chính ông ấy đã sang đây.
- Tôi không dám chắc.
Jensen bảo.
- Tôi nghĩ vị quý tộc này nói đúng. Ta phải sang xem thôi.
Vũ khí tự vệ lúc ấy có được là một cái gậy và một cái can. Đoàn thám hiểm ra hành lang không khỏi run lên bần bật. Bên ngoài yên lặng như tờ, nhưng có ánh sáng le lói từ dưới chân cửa phòng bên cạnh. Anderson và Jensen lại gần, Jensen quay quả đấm và đẩy mạnh, vô ích, cửa vững nguyên.
- Ông Kristensen.
Jensen nói:
- Ông tìm đầy tớ khoẻ mạnh nhất lên đây. Ta phải mở cánh cửa này ra.
Ông chủ quán gật đầu chạy đi, sung sướng thoát khỏi hiện trường. Jensen và Anderson đứng lại nhìn vào cánh cửa.
- Ủa, con số 13 này!
Anderson nói.
- Phải, cửa phòng của ông ở đàng kia, còn cửa phòng tôi ở kìa!
Jensen nói.
- Ban ngày phòng tôi có ba cửa sổ.
Anderson nói, cổ ông phát ra một tiếng cười bồn chồn.
- Lạy Thánh George, phòng tôi cũng vậy!
Ông luật sư nói, quay lại nhìn Anderson, lưng quay về phía cánh cửa.
Đúng lúc này cửa phòng bật mở, một cánh tay thò ra quắp lấy vai ông luật sư. Cánh tay đó phủ vải rách đã vàng khè, chỗ da lộ ra thì đầy lông lá bạc trắng. Anderson vừa kịp lôi Jensen ra và kêu lên một tiếng kinh hãi thì cửa sập ngay lại và có tiếng cười gằn. Jensen không kịp nhìn thấy gì, nhưng Anderson vội bảo ông ta mối nguy ngập ông vừa thoát khỏi, ông này hoảng hốt cả người, đề nghị ai rút về phòng nấy và khóa cửa lại.
Tuy nhiên vừa vặn ông chủ quán và hai đầy tớ lực lưỡng lên tới nơi, trông cả ba nghiêm trang và sợ sệt. Jensen gặp họ giải thích, định làm họ thoái chí không phá cửa nữa. Hai người kia bỏ xà beng đem theo xuống, nói là tội gì thò đầu vào hang quỷ. Ông chủ bối rối không biết quyết định thế nào, ý thức được là nếu gặp nguy hiểm thì khách sạn ông sẽ tai hại, thành ra bản thân cũng sợ đối mặt với sự việc. May thay Anderson có cách làm mấy kẻ mất tinh thần này vững tâm lên.
- Chẳng lẽ đây là dũng khí của người Đan Mạch mà tôi vẫn nghe danh? Không có người Đức trong đó đâu, mà nếu có chúng ta có năm người chống lại một, sợ gì?
Thế là hai người đầy tớ và Jensen lao vào đẩy cánh cửa.
- Hãy ngừng lại đã.
Anderson nói.
- Đừng có làm vội như thế. Ông chủ, xin ông đứng ngoài cầm đèn, một trong hai anh đây phá cửa, cửa mở ra đừng có xông vào ngay.
Hai người đàn ông gật đầu, người trẻ bước lên, dùng xà beng bổ mạnh vào phần trên cánh cửa. Kết quả không ai lường trước được! không phải tiếng gỗ bị xẻ ra chỉ có tiếng đùng đục tựa như một bức tường bị đập ra. Người đàn ông vứt xà beng hét lên, tay xoa khuỷu tay, nghe tiếng kêu mọi người nhìn ngay vào anh ta đã, sau đó Anderson mới nhìn vào cánh cửa. Chẳng còn thấy cánh cửa đâu, chỉ là bức tường hành lang bị đập vỡ ra, một khoảng khá lớn do bị xà beng bổ vào.
Số 13 hoàn toàn không tồn tại. Trong một lúc mọi người đứng sững sờ nhìn vào bức tường trống trơn. Một con gà sống dưới sân gáy lên, Anderson nhìn ra phía có tiếng gà gáy, qua cánh cửa sổ ở cuối hành lang, bầu trời phía Đông bắt đầu rạng.
- Có lẽ...
Ông chủ ngập ngừng nói.
- Hai vị muốn sang phòng nào đó ngủ tạm đêm nay, một phòng hai giường nào đó ?
Cả Anderson lẫn Jensen không ai phản đối. Sau những gì họ trải qua, họ có vẻ không muốn rời nhau nữa. Thế là mỗi người về phòng mình nhặt nhạnh các thứ cần thiết trong đêm. Một người cầm cây nến soi đường, họ thấy rõ cả phòng 12 lẫn phòng 14 đều có 3 cửa sổ. Sáng sớm hôm sau cả hội tụ tập ở phòng 12. Chủ quán dĩ nhiên không muốn nhờ bên ngoài giúp đỡ, nhưng nhất thiết bí mật về khu vực này của khách sạn phải được làm sáng tỏ.
Hai đầy tớ tự làm thợ mộc. Đồ đạc được dọn ra, phần sàn ngay bên cạnh phòng 14 được moi ra, không tránh khỏi tổn thất nhất định, do việc các tấm ván sàn được lật lên. Hẳn các bạn cho rằng sẽ tìm thấy một bộ xương của Mag Nicolas Francken ? Không! Họ tìm được giữa các dầm đỡ sàn nhà một hộp nhỏ bằng đồng, trong có tài liệu gấp gọn ghẽ độ hai mươi trang viết tay trên giấy da bò.
Cả Anderson lẫn Jensen (ông này hóa ra thông tỏ môn chữ cổ) rất kích động về vụ khám phá này, họ hứa sẽ tìm ra chìa khoá cho hiện tượng kỳ lạ trên đây. Tôi có một bản sao chụp của một tài liệu thiên văn mà tôi chưa bao giờ đọc. Trang đầu là tranh khắc gỗ của Hans Sebald Beham, tả cảnh một số học giả ngồi quanh một cái bàn.
Chi tiết này đã giúp cho những người sành sỏi phân định được quyển sách. Tôi không nhớ tên quyển sách là gì, mà lúc này cũng không có điều kiện xem lại quyển sách ấy, nhưng những trang rời khác thì toàn là chữ viết, suốt thời gian mười năm sở hữu quyển sách đó, tôi cũng không biết đọc nó thế nào, và chữ viết trong đó là ngôn ngữ gì.
Giống hệt hoàn cảnh của Anderson và Jensen sau một thời gian xem xét khá lâu, đành quy phục mớ tài liệu trong cái hộp đồng. Hai ngày săm soi mãi, Jensen, người mạnh dạn hơn trong hai người, liều cho rằng đó là chữ Latinh hoặc Đan Mạch cổ. Anderson thì chẳng phỏng đoán gì cả, đưa cái hộp và những tờ giấy da cho hội sử học Viborg, đặt vào viện bảo tàng của họ. Vài tháng sau ông anh rể tôi kể chuyện này cho tôi, khi chúng tôi ngồi trong một khu rừng gần Upsala, nơi mà chúng tôi nói, đúng hơn là tôi đã phá lên cười về bản hợp đồng mà Daniel Salthenius (về sau là giáo sư tiếng Do thái ở Konigsberg) đã bán mình cho quỷ Sa tăng.
Anderson không thực sự thấy thích thú gì.
- Thằng cha khờ khạo!
Ông anh tôi nói
- Ám chỉ Salthenius, người mà khi dại dột hở bí mật này ra, mới chỉ là một cậu sinh viên chưa tốt nghiệp.
- Làm sao hắn biết mình đang đi lại với quỷ kia chứ?
Và khi tôi đề nghị cứ xem xét trường hợp một cách thông thường, thì ông chỉ lầm bầm. Ngay chiều hôm đó ông kể cho tôi nghe câu chuyện các bạn vừa đọc, nhưng nhất định không chịu đưa ra suy luận nào, cũng tuyệt nhiên không tán đồng, bất cứ suy luận nào tôi đưa ra.
ST
#206
Gửi vào 24/07/2011 - 03:28
BÍ ẨN CỦA LINH CẢM
Thật là kỳ lạ, trong đời sống mỗi người đều có ít nhất một lần được linh tính mách bảo. Linh cảm hay linh tính ấy thường được gọi là "giác quan thứ sáu" và hiện nay vấn đề này còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev 1834-1907, người đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn.
Điều này có thể giải thích được vì có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín mùi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ và ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại. Nhà thơ Nag Lermontov 1814-1841, đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz. Có một hôm ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy:
- Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về.
Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã gặp một người say rượu, trong cơn say đã đâm chết anh ta. Về những khoa học còn mang đầy tính chất tiên đoán như kiến tạo học cũng đã có nhiều nhà bác học phát minh ra mỏ nhờ linh cảm. Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, viện sĩ Muratov 1908-1983, tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xiberi đều do linh tính mách bảo.
Điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh kiến tạo với các miền khác trên thế giới của họ, nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon 1769-1821 khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông cái vĩ đại chỉ cách cái lố bịch có một bước.
Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn. Tờ báo Zarubejom tháng11-1995 đã đăng lại bài của tờ Time tháng 8-1995: "Linh cảm là một cảm giác hay một quy luật?"
Sau đây xin trích một đoạn của bài báo ấy:
"Vấn đề linh cảm rõ ràng là một bí mật lớn. Có một tư duy rất biện chứng của các nhà khoa học mà nhiều khi chúng ta quên đi: Trước một vấn đề mà ta không hiểu thì ta đừng giải thích bừa, vì làm như thế là ta tự dẫn ta vào ngõ cụt. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là ta tự thừa nhận cái chưa biết của mình và cũng đừng cho đó là một sự thật hiển nhiên. Bởi vì, vũ trụ là vô tận, đầy bí mật và mỗi ngày chúng ta chỉ biết thêm một tí trong cái ta chưa biết vô cùng lớn ấy. Nhưng như con kiến tha lâu đầy tổ, chúng ta cứ chịu khó tìm tòi và biết đâu sẽ tìm ra một quy luật chi phối toàn vũ trụ".
Điều khó hiểu hơn cả là tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái mà ta gọi là "giác quan thứ sáu" là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Vì rõ ràng, linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài phạm trù logic và biến chứng. Nhưng thật ngược đời, sự logic mà linh tính mách bảo, trong nhiều trường hợp dường như lại hợp lý và lại là điều cần phải làm.
Xưa nay, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ có linh cảm cao hơn nam giới. Người đàn bà giải quyết nhiều vấn đề xuất phát từ cảm tính. Ngược lại, người đàn ông bao giờ cũng đi từ logic của vấn đề. Nhưng cũng có nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà bác học nam giới lại bắt đầu từ cảm tính. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Moza 1756-1791, khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo.
Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh là Niutơn 1642-1727, đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại. Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ "giác quan thứ sáu" mà thoát chết. Nhà chính trị người Anh Socsin 1874-1965 người được giải thưởng Nobel văn học năm 1953, hai lần làm thủ tướng nước Anh 1940-1945, và 1951-1955 một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức, là do linh tính mách bảo.
Năm 1944 ông Socsin vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Socsin không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Socsin vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Socsin viết:
- Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng.
Đến đây một câu hỏi đặt ra: "Những người bình thường có khả năng linh cảm không?" Như trên đã nói ai cũng có ít nhiều khả năng này. Tờ báo Scandal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ:
"Chuyện kể rằng năm 1865 một chú bé bên là Maks Hofman năm tuổi, bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.
Nhưng đêm hôm sau bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: "Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, hai tay xếp dưới má phải". Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo.
Sau một giờ điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khoẻ và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hofman đã sống tới 80 tuổi 1860-1940, tại thành phố Lincoln bang Iowa, Mỹ. Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.
ST
Thật là kỳ lạ, trong đời sống mỗi người đều có ít nhất một lần được linh tính mách bảo. Linh cảm hay linh tính ấy thường được gọi là "giác quan thứ sáu" và hiện nay vấn đề này còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev 1834-1907, người đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn.
Điều này có thể giải thích được vì có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín mùi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ và ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại. Nhà thơ Nag Lermontov 1814-1841, đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz. Có một hôm ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy:
- Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về.
Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã gặp một người say rượu, trong cơn say đã đâm chết anh ta. Về những khoa học còn mang đầy tính chất tiên đoán như kiến tạo học cũng đã có nhiều nhà bác học phát minh ra mỏ nhờ linh cảm. Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, viện sĩ Muratov 1908-1983, tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xiberi đều do linh tính mách bảo.
Điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh kiến tạo với các miền khác trên thế giới của họ, nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon 1769-1821 khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông cái vĩ đại chỉ cách cái lố bịch có một bước.
Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn. Tờ báo Zarubejom tháng11-1995 đã đăng lại bài của tờ Time tháng 8-1995: "Linh cảm là một cảm giác hay một quy luật?"
Sau đây xin trích một đoạn của bài báo ấy:
"Vấn đề linh cảm rõ ràng là một bí mật lớn. Có một tư duy rất biện chứng của các nhà khoa học mà nhiều khi chúng ta quên đi: Trước một vấn đề mà ta không hiểu thì ta đừng giải thích bừa, vì làm như thế là ta tự dẫn ta vào ngõ cụt. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là ta tự thừa nhận cái chưa biết của mình và cũng đừng cho đó là một sự thật hiển nhiên. Bởi vì, vũ trụ là vô tận, đầy bí mật và mỗi ngày chúng ta chỉ biết thêm một tí trong cái ta chưa biết vô cùng lớn ấy. Nhưng như con kiến tha lâu đầy tổ, chúng ta cứ chịu khó tìm tòi và biết đâu sẽ tìm ra một quy luật chi phối toàn vũ trụ".
Điều khó hiểu hơn cả là tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái mà ta gọi là "giác quan thứ sáu" là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Vì rõ ràng, linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài phạm trù logic và biến chứng. Nhưng thật ngược đời, sự logic mà linh tính mách bảo, trong nhiều trường hợp dường như lại hợp lý và lại là điều cần phải làm.
Xưa nay, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ có linh cảm cao hơn nam giới. Người đàn bà giải quyết nhiều vấn đề xuất phát từ cảm tính. Ngược lại, người đàn ông bao giờ cũng đi từ logic của vấn đề. Nhưng cũng có nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà bác học nam giới lại bắt đầu từ cảm tính. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Moza 1756-1791, khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo.
Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh là Niutơn 1642-1727, đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại. Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ "giác quan thứ sáu" mà thoát chết. Nhà chính trị người Anh Socsin 1874-1965 người được giải thưởng Nobel văn học năm 1953, hai lần làm thủ tướng nước Anh 1940-1945, và 1951-1955 một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức, là do linh tính mách bảo.
Năm 1944 ông Socsin vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Socsin không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Socsin vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Socsin viết:
- Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng.
Đến đây một câu hỏi đặt ra: "Những người bình thường có khả năng linh cảm không?" Như trên đã nói ai cũng có ít nhiều khả năng này. Tờ báo Scandal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ:
"Chuyện kể rằng năm 1865 một chú bé bên là Maks Hofman năm tuổi, bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.
Nhưng đêm hôm sau bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: "Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, hai tay xếp dưới má phải". Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo.
Sau một giờ điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khoẻ và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hofman đã sống tới 80 tuổi 1860-1940, tại thành phố Lincoln bang Iowa, Mỹ. Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.
ST
#207
Gửi vào 24/07/2011 - 03:30
NHỮNG TÁC PHẨM TỪ THẾ GIỚI BÊN KIA
Từ một phụ nữ nội trợ ít học, Pearl Curran, Mỹ, đã trở thành văn sĩ nổi tiếng với hàng chục tác phẩm giá trị. Đặc biệt bà khẳng định mình không viết nên các áng văn, thơ ấy mà chỉ chép lại lời "đọc" của một phụ nữ từ hai thế kỷ trước. Suốt thời thơ ấu, Pearl L. Pollard tên hồi con gái của Pearl Curran 1883-1937, chỉ là cô bé có trí thông minh ở mức trung bình, không có năng khiếu hay sở thích nào đặc biệt và khá thờ ơ với chuyện học hành.
Năm mười bốn tuổi, ngượng với bạn bè vì phải học lại một lớp nên Pearl Curran bỏ dở chương trình trung học và xin đi làm. Mười năm sau bà kết hôn và bắt đầu một cuộc sống khép kín, buồn tẻ của người nội trợ trong một gia đình nghèo thuộc tầng lớp lao động. Những người quen biết với Curran không bao giờ thấy bà nói chuyện văn chương, cũng chưa hề thấy người phụ nữ này có lấy một cuốn sách trong nhà. Mọi thứ cứ thế bình lặng trôi đi trong nhiều năm.
Cho đến một ngày tháng 7-1913, mấy người hàng xóm ghé chơi mang theo một chiếc bảng cầu cơ, loại bảng gồm các chữ cái, các ký tự khác và một mũi tên được cho là có thể chuyển tải thông tin từ thế giới bên kia. Pearl Curran vừa đặt tay vào thì mũi tên bắt đầu dịch chuyển giữa các con chữ trên bảng và một thông điệp dần hiện ra. Đó là tên một phụ nữ: Patience Worth.
Tò mò, Pearl Curran và những người hàng xóm tiếp tục đặt các câu hỏi cho Patience Worth qua bảng cầu cơ. Patience Worth cho biết bà là một phụ nữ đã sống ở Dorsetshire, Anh, năm 1649 hoặc 1694 sau đó di cư sang Mỹ và bị thổ dân da đỏ ở đó sát hại. Từ sau buổi cầu cơ, Pearl Curran bỗng nhiên trở thành một con người khác. Trong vòng chín năm tiếp theo, bà bước hẳn vào lĩnh vực văn chương và liên tiếp cho ra đời nhiều bộ tiểu thuyết, một số truyện ngắn và hàng trăm bài thơ. Nhiều tác phẩm trong số này được giới phê bình đánh giá khá cao và thu hút được sự chú ý của độc giả vì giá trị nghệ thuật và tư tưởng.
Nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên hơn cả là Pearl Curran khẳng định mình không phải là người viết nên những tác phẩm này. Tất cả những gì bà làm chỉ là chép lại từng câu chữ được Patience Worth "đọc" cho nghe trong đầu hay qua bảng cầu cơ. Khá nhiều học giả hồi đó tin vào giải thích này vì theo họ, với trình độ học vấn và hiểu biết của Pearl Curran thì sáng tác là điều không tưởng. Hơn nữa phân tích ngôn ngữ dùng trong các tác phẩm của bà, khoảng 90% là thuộc hệ Anglo-Saxon và 10% là tiếng Pháp cổ được dùng từ thế kỷ 17 trở về trước.
Làm sao một bà nội trợ chưa học hết trung học, suốt ngày chỉ ru rú trong nhà và chẳng bao giờ sờ đến sách vở như Pearl Curran, lại có thể sử dụng thứ ngôn ngữ này. Từ sau năm 1922 số lượng các tác phẩm mà Pearl Curran cho ra đời ngày càng ít đi. Theo lời bà thì Patience Worth cũng không còn đọc tiếp cho bà chép nữa. Cho đến năm 1937 khi Pearl Curran qua đời thì việc đó ngừng hẳn. Patience Worth cũng không xuất hiện nữa, dù cũng có người thử dùng bảng cầu cơ để liên lạc.
Nhiều thập kỷ sau đó, người ta vẫn còn tranh cãi về tính trung thực trong câu chuyện về Patience Worth. Một số người vẫn tin rằng thực sự có một linh hồn như vậy tồn tại và nó đã liên hệ với Pearl Curran bằng sợi dây tâm linh để thực hiện giấc mơ văn chương còn dang dở lúc sinh thời. Ngược lại nhiều người khác cho đó chỉ là một màn kịch để tiếp thị sách.
ST
Từ một phụ nữ nội trợ ít học, Pearl Curran, Mỹ, đã trở thành văn sĩ nổi tiếng với hàng chục tác phẩm giá trị. Đặc biệt bà khẳng định mình không viết nên các áng văn, thơ ấy mà chỉ chép lại lời "đọc" của một phụ nữ từ hai thế kỷ trước. Suốt thời thơ ấu, Pearl L. Pollard tên hồi con gái của Pearl Curran 1883-1937, chỉ là cô bé có trí thông minh ở mức trung bình, không có năng khiếu hay sở thích nào đặc biệt và khá thờ ơ với chuyện học hành.
Năm mười bốn tuổi, ngượng với bạn bè vì phải học lại một lớp nên Pearl Curran bỏ dở chương trình trung học và xin đi làm. Mười năm sau bà kết hôn và bắt đầu một cuộc sống khép kín, buồn tẻ của người nội trợ trong một gia đình nghèo thuộc tầng lớp lao động. Những người quen biết với Curran không bao giờ thấy bà nói chuyện văn chương, cũng chưa hề thấy người phụ nữ này có lấy một cuốn sách trong nhà. Mọi thứ cứ thế bình lặng trôi đi trong nhiều năm.
Cho đến một ngày tháng 7-1913, mấy người hàng xóm ghé chơi mang theo một chiếc bảng cầu cơ, loại bảng gồm các chữ cái, các ký tự khác và một mũi tên được cho là có thể chuyển tải thông tin từ thế giới bên kia. Pearl Curran vừa đặt tay vào thì mũi tên bắt đầu dịch chuyển giữa các con chữ trên bảng và một thông điệp dần hiện ra. Đó là tên một phụ nữ: Patience Worth.
Tò mò, Pearl Curran và những người hàng xóm tiếp tục đặt các câu hỏi cho Patience Worth qua bảng cầu cơ. Patience Worth cho biết bà là một phụ nữ đã sống ở Dorsetshire, Anh, năm 1649 hoặc 1694 sau đó di cư sang Mỹ và bị thổ dân da đỏ ở đó sát hại. Từ sau buổi cầu cơ, Pearl Curran bỗng nhiên trở thành một con người khác. Trong vòng chín năm tiếp theo, bà bước hẳn vào lĩnh vực văn chương và liên tiếp cho ra đời nhiều bộ tiểu thuyết, một số truyện ngắn và hàng trăm bài thơ. Nhiều tác phẩm trong số này được giới phê bình đánh giá khá cao và thu hút được sự chú ý của độc giả vì giá trị nghệ thuật và tư tưởng.
Nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên hơn cả là Pearl Curran khẳng định mình không phải là người viết nên những tác phẩm này. Tất cả những gì bà làm chỉ là chép lại từng câu chữ được Patience Worth "đọc" cho nghe trong đầu hay qua bảng cầu cơ. Khá nhiều học giả hồi đó tin vào giải thích này vì theo họ, với trình độ học vấn và hiểu biết của Pearl Curran thì sáng tác là điều không tưởng. Hơn nữa phân tích ngôn ngữ dùng trong các tác phẩm của bà, khoảng 90% là thuộc hệ Anglo-Saxon và 10% là tiếng Pháp cổ được dùng từ thế kỷ 17 trở về trước.
Làm sao một bà nội trợ chưa học hết trung học, suốt ngày chỉ ru rú trong nhà và chẳng bao giờ sờ đến sách vở như Pearl Curran, lại có thể sử dụng thứ ngôn ngữ này. Từ sau năm 1922 số lượng các tác phẩm mà Pearl Curran cho ra đời ngày càng ít đi. Theo lời bà thì Patience Worth cũng không còn đọc tiếp cho bà chép nữa. Cho đến năm 1937 khi Pearl Curran qua đời thì việc đó ngừng hẳn. Patience Worth cũng không xuất hiện nữa, dù cũng có người thử dùng bảng cầu cơ để liên lạc.
Nhiều thập kỷ sau đó, người ta vẫn còn tranh cãi về tính trung thực trong câu chuyện về Patience Worth. Một số người vẫn tin rằng thực sự có một linh hồn như vậy tồn tại và nó đã liên hệ với Pearl Curran bằng sợi dây tâm linh để thực hiện giấc mơ văn chương còn dang dở lúc sinh thời. Ngược lại nhiều người khác cho đó chỉ là một màn kịch để tiếp thị sách.
ST
#208
Gửi vào 24/07/2011 - 03:33
ĐIỆN SINH HỌC NĂNG LƯỢNG KỲ BÍ CỦA CON NGƯỜI
Một nông dân Nhật phát hiện xác đứa trẻ chết đuối. Anh định vùng chạy nhưng cái xác đã vùng dậy, quờ lấy anh ta, khiến anh ngã xuống chết. Các nhà khoa học giải thích, không phải ma quỷ mà chính điện sinh học đã gây hiện tượng trên. Mỗi cơ thể con người là hàng tỷ tế bào, mỗi tế bào là một chiếc pin sống. Chỉ có điều các pin này hết sức nhỏ, nên điện của chúng tạo ra vô cùng yếu. Có những điều con người cho là kỳ lạ nhưng lại xuất phát từ nguồn điện sinh học đang tồn tại trong cơ thể con người.
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến dòng điện sống ở con người mà cho đến nay, nhiều người vẫn cho là do một thế lực siêu nhiên nào đó, và các nhà khoa học luôn đi tìm cách lý giải. Hiện tượng "quỷ nhập tràng" là một ví dụ, thực ra đây chỉ là một cách nói dân gian huyền bí làm câu chuyện trở nên ly kỳ. Ở tỉnh Togshiga, Nhật Bản vào năm 1974, một người nông dân đã phát hiện xác đứa trẻ bị chết đuối trôi dạt vào bờ. Một nhân chứng thuật lại, khi nhìn thấy xác chết, dường như có một điều gì đó rất lạ làm người nông dân đó hoảng sợ định vùng chạy, nhưng cái xác lại vùng dậy, quờ lấy anh ta, rồi không thấy anh ta trở dậy.
Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong các cuốn truyện kinh dị, hù dọa những người yếu tim, nhưng lại được giải thích một cách khoa học. Vì quá sợ khi nhìn thấy xác chết, não người nông dân đã phóng ra một nguồn điện rất mạnh truyền xuống chân, chân anh chạm vào xác chết, vốn là một chất dẫn điện, và dòng điện này truyền xuống đất ẩm rồi quay trở lại, xuyên qua xác chết trở lại cơ thể người đàn ông.
Như vậy là nguồn điện đã "đóng mạch", xác chết giẫy mạnh bám lấy chân người nông dân khiến anh ta phát hoảng bỏ chạy, đồng thời kéo cái xác đi một đoạn. Người nông dân này không bị "ma bắt" như người ta thêu dệt mà bị đứng tim và chết do quá sợ. Tương tự như vậy, vào mùa xuân năm 1957 ở Ba Lan, một sinh viên tên là Mangecki có hẹn với cô bạn gái vào lúc 6 giờ tối, nhưng do làm việc căng thẳng nên anh đã ngủ quên.
Trong giấc ngủ chập chờn, anh được thông báo về cái chết của người bạn gái. Sự thật là một chiếc ôtô lao nhanh đã cán ngang qua người một cô gái đi sang đường đúng vào giờ hẹn. Theo các nhà khoa học, trong trường hợp này, khi cô gái chết, não của cô đã phóng ra một làn sóng điện và não của Mangecki như một chiếc TV thu tín hiệu chuyển thành thông tin đến với anh. Điện sinh học không chỉ tồn tại trong cơ thể con người mà nó còn có trong một số loài động vật, điển hình là ở cá đuối. Trên lưng cá đuối có sẵn hai nguồn điện sống, có thể phát ra nguồn điện mạnh đến 720 vôn để săn mồi. Chúng săn tìm những con cá khác mà không cần đến gần con mồi.
Trong mỗi người chúng ta có một dòng điện sống. Mỗi tế bào chính là một chiếc pin, nhưng nguồn điện này lại quá yếu nên con người không bị điện giật. Đặc biệt ở não bộ, nơi điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, số lượng tế bào nhiều và tập trung hơn bất kỳ bộ phận nào. Nó là nhà máy phát điện mạnh nhất. Các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòng điện khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điện cực mạnh. Trong mỗi con mắt của một người bình thường cũng có tới 130 triệu tế bào.
Ở bộ não, mỗi một cử động nhìn, nghe hay suy nghĩ của con người được não bộ tiếp nhận và xử lý thông qua hàng triệu các xung động điện từ của các tế bào thần kinh. Bộ não là nơi duy nhất không sản sinh thêm các tế bào thần kinh nào, mà chúng mất đi theo tuổi tác. Theo các nhà khoa học của Nga, thông thường các tế bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định và điều khiển mọi hoạt động bình thường của con người.
Nếu ở người nào các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra ngoài, thì người đó sẽ có khả năng... đặc biệt. Chẳng hạn như một người Italy có khả năng làm mọi vật bốc cháy, hay như một em bé "nam châm" ở Nga có khả năng hút các đồ vật bằng sắt... Các nhà khoa học cho rằng, xung quanh những người này luôn xuất hiện một trường điện từ rất mạnh được điều khiển từ bộ não. Khi muốn thì khả năng đặc biệt mới bộc lộ, còn bình thường, họ không có gì khác biệt với chúng ta.
Nhà bác học Faraday từng nói: "Cho dù điện vật lý có hấp dẫn bao nhiêu thì cũng chẳng thể nào so được với sức cuốn hút kỳ diệu của điện sinh học, điện trong cơ thể ta". Hiện nay, ở các bệnh viện đã có máy để ghi lại điện tim hay điện não. Khi nghiên cứu tác động của trường điện từ tự nhiên đối với bộ não, giáo sư Hyland thuộc Đại học Coventry (Tây Ban Nha) cho rằng, những thay đổi về điện não đo được ở người chứng tỏ sức khỏe của con người bị tác động của dòng điện tự nhiên.
Nó làm não bộ mất cân bằng về một số chất sinh hóa, giống như những người say rượu, và ngăn cản quá trình sản xuất melatonin, một hoóc môn chống ung thư ở người. Những thay đổi của dòng điện sinh học trong cơ thể, hay những biến đổi về trường điện từ của bộ não cũng có thể đang báo hiệu một bệnh cảnh lâm sàng nào đó, đặc biệt là các bệnh về thần kinh. Bác sĩ T.Sharma ở Học viện tâm thần London Anh, cho biết, việc chữa bệnh mất trí nhớ bằng phương pháp sốc điện đã cho kết quả khả quan. Gần 2.800 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này trong vòng ba tháng, 80% trong số họ cho biết tình trạng bệnh được cải thiện.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phương pháp trên sẽ tiêu diệt các tế bào thần kinh của não bộ. Thực tế là người ta đã kết hợp giữa dòng điện tự nhiên của cơ thể với dòng điện từ bên ngoài, và tác động vào các tế bào thần kinh. Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những người bị thương tổn não bộ. Họ dùng một dòng điện yếu kích thích nhiều vùng trên não để tìm ra những điểm điều khiển các hoạt động khác nhau của con người, có thể là vùng trí nhớ, vùng sợ hãi, hay vùng làm con người vui vẻ... Bằng phương pháp này, các bác sĩ có thể chữa được những căn bệnh liên quan đến tâm thần.
ST
Một nông dân Nhật phát hiện xác đứa trẻ chết đuối. Anh định vùng chạy nhưng cái xác đã vùng dậy, quờ lấy anh ta, khiến anh ngã xuống chết. Các nhà khoa học giải thích, không phải ma quỷ mà chính điện sinh học đã gây hiện tượng trên. Mỗi cơ thể con người là hàng tỷ tế bào, mỗi tế bào là một chiếc pin sống. Chỉ có điều các pin này hết sức nhỏ, nên điện của chúng tạo ra vô cùng yếu. Có những điều con người cho là kỳ lạ nhưng lại xuất phát từ nguồn điện sinh học đang tồn tại trong cơ thể con người.
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến dòng điện sống ở con người mà cho đến nay, nhiều người vẫn cho là do một thế lực siêu nhiên nào đó, và các nhà khoa học luôn đi tìm cách lý giải. Hiện tượng "quỷ nhập tràng" là một ví dụ, thực ra đây chỉ là một cách nói dân gian huyền bí làm câu chuyện trở nên ly kỳ. Ở tỉnh Togshiga, Nhật Bản vào năm 1974, một người nông dân đã phát hiện xác đứa trẻ bị chết đuối trôi dạt vào bờ. Một nhân chứng thuật lại, khi nhìn thấy xác chết, dường như có một điều gì đó rất lạ làm người nông dân đó hoảng sợ định vùng chạy, nhưng cái xác lại vùng dậy, quờ lấy anh ta, rồi không thấy anh ta trở dậy.
Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong các cuốn truyện kinh dị, hù dọa những người yếu tim, nhưng lại được giải thích một cách khoa học. Vì quá sợ khi nhìn thấy xác chết, não người nông dân đã phóng ra một nguồn điện rất mạnh truyền xuống chân, chân anh chạm vào xác chết, vốn là một chất dẫn điện, và dòng điện này truyền xuống đất ẩm rồi quay trở lại, xuyên qua xác chết trở lại cơ thể người đàn ông.
Như vậy là nguồn điện đã "đóng mạch", xác chết giẫy mạnh bám lấy chân người nông dân khiến anh ta phát hoảng bỏ chạy, đồng thời kéo cái xác đi một đoạn. Người nông dân này không bị "ma bắt" như người ta thêu dệt mà bị đứng tim và chết do quá sợ. Tương tự như vậy, vào mùa xuân năm 1957 ở Ba Lan, một sinh viên tên là Mangecki có hẹn với cô bạn gái vào lúc 6 giờ tối, nhưng do làm việc căng thẳng nên anh đã ngủ quên.
Trong giấc ngủ chập chờn, anh được thông báo về cái chết của người bạn gái. Sự thật là một chiếc ôtô lao nhanh đã cán ngang qua người một cô gái đi sang đường đúng vào giờ hẹn. Theo các nhà khoa học, trong trường hợp này, khi cô gái chết, não của cô đã phóng ra một làn sóng điện và não của Mangecki như một chiếc TV thu tín hiệu chuyển thành thông tin đến với anh. Điện sinh học không chỉ tồn tại trong cơ thể con người mà nó còn có trong một số loài động vật, điển hình là ở cá đuối. Trên lưng cá đuối có sẵn hai nguồn điện sống, có thể phát ra nguồn điện mạnh đến 720 vôn để săn mồi. Chúng săn tìm những con cá khác mà không cần đến gần con mồi.
Trong mỗi người chúng ta có một dòng điện sống. Mỗi tế bào chính là một chiếc pin, nhưng nguồn điện này lại quá yếu nên con người không bị điện giật. Đặc biệt ở não bộ, nơi điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, số lượng tế bào nhiều và tập trung hơn bất kỳ bộ phận nào. Nó là nhà máy phát điện mạnh nhất. Các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòng điện khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điện cực mạnh. Trong mỗi con mắt của một người bình thường cũng có tới 130 triệu tế bào.
Ở bộ não, mỗi một cử động nhìn, nghe hay suy nghĩ của con người được não bộ tiếp nhận và xử lý thông qua hàng triệu các xung động điện từ của các tế bào thần kinh. Bộ não là nơi duy nhất không sản sinh thêm các tế bào thần kinh nào, mà chúng mất đi theo tuổi tác. Theo các nhà khoa học của Nga, thông thường các tế bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định và điều khiển mọi hoạt động bình thường của con người.
Nếu ở người nào các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra ngoài, thì người đó sẽ có khả năng... đặc biệt. Chẳng hạn như một người Italy có khả năng làm mọi vật bốc cháy, hay như một em bé "nam châm" ở Nga có khả năng hút các đồ vật bằng sắt... Các nhà khoa học cho rằng, xung quanh những người này luôn xuất hiện một trường điện từ rất mạnh được điều khiển từ bộ não. Khi muốn thì khả năng đặc biệt mới bộc lộ, còn bình thường, họ không có gì khác biệt với chúng ta.
Nhà bác học Faraday từng nói: "Cho dù điện vật lý có hấp dẫn bao nhiêu thì cũng chẳng thể nào so được với sức cuốn hút kỳ diệu của điện sinh học, điện trong cơ thể ta". Hiện nay, ở các bệnh viện đã có máy để ghi lại điện tim hay điện não. Khi nghiên cứu tác động của trường điện từ tự nhiên đối với bộ não, giáo sư Hyland thuộc Đại học Coventry (Tây Ban Nha) cho rằng, những thay đổi về điện não đo được ở người chứng tỏ sức khỏe của con người bị tác động của dòng điện tự nhiên.
Nó làm não bộ mất cân bằng về một số chất sinh hóa, giống như những người say rượu, và ngăn cản quá trình sản xuất melatonin, một hoóc môn chống ung thư ở người. Những thay đổi của dòng điện sinh học trong cơ thể, hay những biến đổi về trường điện từ của bộ não cũng có thể đang báo hiệu một bệnh cảnh lâm sàng nào đó, đặc biệt là các bệnh về thần kinh. Bác sĩ T.Sharma ở Học viện tâm thần London Anh, cho biết, việc chữa bệnh mất trí nhớ bằng phương pháp sốc điện đã cho kết quả khả quan. Gần 2.800 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này trong vòng ba tháng, 80% trong số họ cho biết tình trạng bệnh được cải thiện.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phương pháp trên sẽ tiêu diệt các tế bào thần kinh của não bộ. Thực tế là người ta đã kết hợp giữa dòng điện tự nhiên của cơ thể với dòng điện từ bên ngoài, và tác động vào các tế bào thần kinh. Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những người bị thương tổn não bộ. Họ dùng một dòng điện yếu kích thích nhiều vùng trên não để tìm ra những điểm điều khiển các hoạt động khác nhau của con người, có thể là vùng trí nhớ, vùng sợ hãi, hay vùng làm con người vui vẻ... Bằng phương pháp này, các bác sĩ có thể chữa được những căn bệnh liên quan đến tâm thần.
ST
#209
Gửi vào 24/07/2011 - 03:36
CHUYỆN KHÓ TIN VỀ "MA HÚT"
Ông Lường Văn Hối đã khuất núi ngót chục năm. Ông là người Xinh Mun, hay còn gọi là Puộc, một dân tộc hiền lành, thuở trước chuyên đi ở cho các nhà giàu trong vùng Sông Mã. Trong cõi Tây Bắc mù sương ẩn chứa đầy rẫy những điều khó hiểu, thần bí đến hoang đường. Và, trong số những câu chuyện khó tin ấy có cách chữa bệnh, cứu người lạ lùng của ông Vì Văn Cán, sống ở bản Pá Công, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Chỉ bằng một ống tre nhỏ, lão dị nhân miền sơn cước ấy có thể hút tất cả các dị vật "xâm nhập" ngoài ý muốn vào cơ thể người, như bị trúng đạn, kim đâm, hóc xương, hay dính độc… Người dân gọi ông là "ma hút".
BÍ KÍP LẠ LÙNG
Ông Lường Văn Hối đã khuất núi ngót chục năm. Ông là người Xinh Mun, hay còn gọi là Puộc, một dân tộc hiền lành, thuở trước chuyên đi ở cho các nhà giàu trong vùng Sông Mã. Khi quân Pháp tiến lên vùng Tây Bắc, ông Hối bị bắt đi làm lính dõng, rồi theo gót giầy xâm lược của thực dân sang vùng Thượng Lào đóng quân. Tại đây ông đã được một thầy phù thủy người Xinh Mun ở vùng đất ấy truyền cho bài chú… khấn "ma", đặc trị những chứng tai ương hiểm nghèo. Trước đây, súng kíp là loại vũ khí phổ biến của người dân vùng Tây Bắc và cũng bởi sự phổ biến đó mà tai nạn do loại "hoả lực" này gây ra cũng rất nhiều. Và vì bài chú "hút dị vật" mà ông Hối học được đã "có đất" để phát huy công dụng.
Theo những người trong gia đình ông Hối thì hơn năm mươi năm chữa bệnh, ông đã làm lành vết thương cho hàng ngàn người mà không hề lấy một đồng tiền, cắc bạc nào của người bệnh. Chính vì vậy cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn nghèo rớt mùng tơi. Ông Hối mất, phương pháp chữa bệnh độc đáo đó được truyền lại cho người duy nhất là ông Vì Văn Cán con rể ông Hối. Đến giờ, truyền nhân ấy cũng đã chữa bệnh cứu người được hơn chục năm ròng. Ông Cán vẫn nhớ như in những ngày khổ luyện khi học nghề lạ ấy từ bố vợ mình.
Năm 1987, khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, ông Hối đã chọn mặt gửi vàng truyền nghề cho những người mà mình tin tưởng. Ba người được học là ông Cán và hai người cháu ruột của mình. Trong suốt ba năm, cứ vào buổi tối là họ phải học những bài cúng gọi là Rẹt Phi, đọc liền mạch không được đứt hơi và phải kiêng ăn thịt các loại chim, thịt khỉ và ba ba.
Sau vài tháng, hai người cháu không chịu nổi sự kiêng khem rối rắm trên nên đã… bỏ cuộc. Ông Cán vẫn kiên trì theo học. Truyền vừa hết mọi bí quyết cho con rể thì ngay ngày hôm đó, ông Hối qua đời. Theo như ông Cán, ngoài việc học thuộc những bài cúng và kiêng cữ đủ ba năm, ông còn phải lập một mâm thờ, ngay cạnh chỗ nằm ngủ của mình, cùng hai bộ bàn thờ khác, một để dưới gầm nhà sàn, một treo trên vách tường.
Mâm thờ gồm có gạo nếp, một bát nước được hòa với tổ của con tò vò, bên trong bỏ ba hào bạc hoa xòe. Ngoài ra, trong mâm thờ này còn đặt hai mét vải đỏ, một chiếc khăn Piêu và lúc nào cũng phải có hai quả trứng. Mỗi khi ông Cán chữa bệnh thì phải thắp hương ở cả ba bàn thờ. Ông bảo, làm như vậy là để… bảo với "con ma" nhập vào mình để giúp mọi người. Khi đó, ông có thể nhìn rõ mọi vật nằm sâu trong cơ thể, tìm đường vào của chúng và nhanh chóng hút ra. Trong lúc thực hiện "món công phu" này, ông Cán có thể cho nến cháy ở trong mồm, dùng lưỡi liếm vào lưỡi dao đã được hơ đỏ mà không hề hấn gì…
MÀN CHỮA BỆNH RỢN TÓC GÁY
Chứng kiến ông Cán chữa bệnh cho chị Tòng Thị Hạnh bản Lệ, xã Hua La, thị xã Sơn La, chúng tôi không khỏi trầm trồ, kinh ngạc. Nó như một trò ảo thuật có một không hai. Chị Hạnh bị viêm gai thị giác, đã chữa ở cả bệnh viện địa phương lẫn Trung ương mà bệnh chẳng lành. Cuối cùng chị đã tìm đến ông Vì Văn Cán nhờ giúp đỡ. Buổi chữa bệnh độc đáo ấy còn có sự chứng kiến của ông Lường Văn Cấu, nguyên là phó trưởng công an huyện Sông Mã, bản Pá Công.
Để chữa căn bệnh đau mắt của chị Hạnh, ông Cán dúi con dao chẻ củi vào bếp lửa đang cháy bùng bùng. Xong việc đó, ông thắp ba nén hương và khấn những câu Rẹt Phi bằng tiếng Xinh Mun. Vừa khấn ông vừa đốt nến và nhúng ba chiếc lá cỏ lát vào bát nước màu đen có hòa tổ tò vò. Giơ cây nến đang cháy lên ngang mặt, ông thu hết thần lực của mình vào chỗ đau của chị Hạnh. Nhẹ nhàng dùng lá cỏ lát quét vào "vết thương" của người bệnh. Qua lời "phiên dịch" của ông Cấu thì việc ông Cán dùng nến soi cũng không khác gì... chụp X quang ở bệnh viện.
Nhanh thoăn thoắt, ông Cán lấy chiếc ống hút bằng nứa, đặt lên chỗ đau trên đôi mắt chị Hạnh và bắt đầu pha chữa bệnh lạ lùng của mình. Cứ hai lần hút vào thì lại một lần ông thả những thứ gọi là chất độc ấy vào một chén rượu trắng. Khi chuyển sang mắt phải chị Hạnh, ông Cán lại cho cây nến đang cháy dở vào miệng mình, khua khua mấy vòng trong họng rồi lại tiếp tục y như với mắt trái. Đang "hút độc" thì ông Cán ra hiệu cho người nhà xuống bếp cầm con dao nung trong than hồng khi nãy lên. Giơ con dao nung đỏ trước mặt, ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành như đứa trẻ mút kem.
Những tiếng xèo xèo phát ra khiến nhiều người sởn da gà. Liếm dao nung đỏ xong, ông Cán phả hơi nóng vào mặt chị Hạnh. Theo như lời ông Cán nói thì "đây là thuốc giảm đau với người bị vết thương kín và là cách cầm máu với những người có vết thương hở". Màn chữa bệnh của ông Cán kết thúc khi ông cắm lưỡi dao vào bát nước trong mâm thờ… Chị Hạnh bảo, mỗi lần được hút như vậy thì đỡ hơn hẳn. Trước đây, khi chưa nhờ ông Cán chữa trị, ngày nào chị cũng phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được. Từ hôm sử dụng liệu pháp lạ lùng này, chị đã không phải dùng thuốc nữa.
THẦN Y MIỀN SƠN CƯỚC?
Cũng cách chữa bệnh kiểu trên, ông Cán đã cứu giúp nhiều người qua cơn hoạn nạn. Anh Lường Văn Táo, hai mươi hai tuổi, hiện là dân quân xã Huổi Một, Sông Mã là một ví dụ. Đầu tháng bảy trong lúc đi rừng, súng săn bị cướp cò khiến anh bị thương nặng. Hơn bốn chục mảnh đạn chì nhỏ li ti găm sâu trong đùi phải. Trong khi đợi người nhà thuê xe đi ra bệnh viện tỉnh Sơn La, để các bác sỹ đóng đinh, bắt vít cho đoạn xương bị gẫy, anh Táo đã được ông Cán hút ra mười bảy mảnh đạn. Số còn lại, đợi khi nào chỗ xương gẫy lành hẳn thì "phẫu thuật tiếp". Em của anh Táo là Lường Văn Tài giờ cũng coi ông Cán là ân nhân.
Ồng Lường Văn Tài, hiện là Trưởng bản Pá Công kể, trong một lần chỉnh lại súng kíp, ông đã vô tình để súng nổ, đạn găm chi chít vào chân con trai mình. Như nhiều người khác, ông vội vã nhờ ông Cán hút đạn ra. Đến nay, đã tám năm, vết thương của con trai ông đã không còn vết dấu. Theo bà Lò Thị Giáng Hương. Trưởng phòng Y tế huyện Sông Mã, phương pháp chữa bệnh độc đáo của bố con ông Cán đã tồn tại từ rất lâu rồi. Chính người thân của bà Hương cũng nhờ cách chữa bệnh trên mà qua cơn bĩ cực.
Trường hợp thứ nhất bị kim máy khâu đâm vào tay. Mẩu kim đó chạy theo mạch máu, cách chỗ đâm khoảng bảy cm, bệnh viện huyện đã gắp nhiều lần nhưng không thành. Trường hợp thứ hai là anh Lò Văn Khâm ở huyện Mai Sơn. Chụp phim, các bác sĩ thấy trong cơ thể ông Khâm có nhiều mảnh đạn. Sau khi được ông Cán "xử lý", chụp chiếu lại thì không còn một mảnh đạn nào.
Phương pháp chữa bệnh độc đáo của ông Vì Văn Cán là rất lạ. Theo ông Khánh, ngành y tế tại địa phương cần nhanh chóng kiểm chứng cách chữa bệnh trên bằng các phương pháp khoa học. Nếu xét thấy việc chữa bệnh trên là tích cực thì cần có chính sách hỗ trợ, "bảo tồn" tránh thất truyền. Còn theo kỹ sư Nguyễn Việt Hà, thì loại bỏ những yếu tố bổ trợ mang màu sắc dị đoan như thắp hương, niệm chú… thì việc dùng ống tre, nứa để hút được những vật đã nằm sâu trong cơ thể là có cơ sở khoa học. Kỹ sư Hà cho biết, lực hút chân không từ ống hút kết hợp với áp lực máu trong cơ thể người bệnh hoàn toàn có thể lấy được "vật thể lạ" ra ngoài.
ST
Ông Lường Văn Hối đã khuất núi ngót chục năm. Ông là người Xinh Mun, hay còn gọi là Puộc, một dân tộc hiền lành, thuở trước chuyên đi ở cho các nhà giàu trong vùng Sông Mã. Trong cõi Tây Bắc mù sương ẩn chứa đầy rẫy những điều khó hiểu, thần bí đến hoang đường. Và, trong số những câu chuyện khó tin ấy có cách chữa bệnh, cứu người lạ lùng của ông Vì Văn Cán, sống ở bản Pá Công, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Chỉ bằng một ống tre nhỏ, lão dị nhân miền sơn cước ấy có thể hút tất cả các dị vật "xâm nhập" ngoài ý muốn vào cơ thể người, như bị trúng đạn, kim đâm, hóc xương, hay dính độc… Người dân gọi ông là "ma hút".
BÍ KÍP LẠ LÙNG
Ông Lường Văn Hối đã khuất núi ngót chục năm. Ông là người Xinh Mun, hay còn gọi là Puộc, một dân tộc hiền lành, thuở trước chuyên đi ở cho các nhà giàu trong vùng Sông Mã. Khi quân Pháp tiến lên vùng Tây Bắc, ông Hối bị bắt đi làm lính dõng, rồi theo gót giầy xâm lược của thực dân sang vùng Thượng Lào đóng quân. Tại đây ông đã được một thầy phù thủy người Xinh Mun ở vùng đất ấy truyền cho bài chú… khấn "ma", đặc trị những chứng tai ương hiểm nghèo. Trước đây, súng kíp là loại vũ khí phổ biến của người dân vùng Tây Bắc và cũng bởi sự phổ biến đó mà tai nạn do loại "hoả lực" này gây ra cũng rất nhiều. Và vì bài chú "hút dị vật" mà ông Hối học được đã "có đất" để phát huy công dụng.
Theo những người trong gia đình ông Hối thì hơn năm mươi năm chữa bệnh, ông đã làm lành vết thương cho hàng ngàn người mà không hề lấy một đồng tiền, cắc bạc nào của người bệnh. Chính vì vậy cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn nghèo rớt mùng tơi. Ông Hối mất, phương pháp chữa bệnh độc đáo đó được truyền lại cho người duy nhất là ông Vì Văn Cán con rể ông Hối. Đến giờ, truyền nhân ấy cũng đã chữa bệnh cứu người được hơn chục năm ròng. Ông Cán vẫn nhớ như in những ngày khổ luyện khi học nghề lạ ấy từ bố vợ mình.
Năm 1987, khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, ông Hối đã chọn mặt gửi vàng truyền nghề cho những người mà mình tin tưởng. Ba người được học là ông Cán và hai người cháu ruột của mình. Trong suốt ba năm, cứ vào buổi tối là họ phải học những bài cúng gọi là Rẹt Phi, đọc liền mạch không được đứt hơi và phải kiêng ăn thịt các loại chim, thịt khỉ và ba ba.
Sau vài tháng, hai người cháu không chịu nổi sự kiêng khem rối rắm trên nên đã… bỏ cuộc. Ông Cán vẫn kiên trì theo học. Truyền vừa hết mọi bí quyết cho con rể thì ngay ngày hôm đó, ông Hối qua đời. Theo như ông Cán, ngoài việc học thuộc những bài cúng và kiêng cữ đủ ba năm, ông còn phải lập một mâm thờ, ngay cạnh chỗ nằm ngủ của mình, cùng hai bộ bàn thờ khác, một để dưới gầm nhà sàn, một treo trên vách tường.
Mâm thờ gồm có gạo nếp, một bát nước được hòa với tổ của con tò vò, bên trong bỏ ba hào bạc hoa xòe. Ngoài ra, trong mâm thờ này còn đặt hai mét vải đỏ, một chiếc khăn Piêu và lúc nào cũng phải có hai quả trứng. Mỗi khi ông Cán chữa bệnh thì phải thắp hương ở cả ba bàn thờ. Ông bảo, làm như vậy là để… bảo với "con ma" nhập vào mình để giúp mọi người. Khi đó, ông có thể nhìn rõ mọi vật nằm sâu trong cơ thể, tìm đường vào của chúng và nhanh chóng hút ra. Trong lúc thực hiện "món công phu" này, ông Cán có thể cho nến cháy ở trong mồm, dùng lưỡi liếm vào lưỡi dao đã được hơ đỏ mà không hề hấn gì…
MÀN CHỮA BỆNH RỢN TÓC GÁY
Chứng kiến ông Cán chữa bệnh cho chị Tòng Thị Hạnh bản Lệ, xã Hua La, thị xã Sơn La, chúng tôi không khỏi trầm trồ, kinh ngạc. Nó như một trò ảo thuật có một không hai. Chị Hạnh bị viêm gai thị giác, đã chữa ở cả bệnh viện địa phương lẫn Trung ương mà bệnh chẳng lành. Cuối cùng chị đã tìm đến ông Vì Văn Cán nhờ giúp đỡ. Buổi chữa bệnh độc đáo ấy còn có sự chứng kiến của ông Lường Văn Cấu, nguyên là phó trưởng công an huyện Sông Mã, bản Pá Công.
Để chữa căn bệnh đau mắt của chị Hạnh, ông Cán dúi con dao chẻ củi vào bếp lửa đang cháy bùng bùng. Xong việc đó, ông thắp ba nén hương và khấn những câu Rẹt Phi bằng tiếng Xinh Mun. Vừa khấn ông vừa đốt nến và nhúng ba chiếc lá cỏ lát vào bát nước màu đen có hòa tổ tò vò. Giơ cây nến đang cháy lên ngang mặt, ông thu hết thần lực của mình vào chỗ đau của chị Hạnh. Nhẹ nhàng dùng lá cỏ lát quét vào "vết thương" của người bệnh. Qua lời "phiên dịch" của ông Cấu thì việc ông Cán dùng nến soi cũng không khác gì... chụp X quang ở bệnh viện.
Nhanh thoăn thoắt, ông Cán lấy chiếc ống hút bằng nứa, đặt lên chỗ đau trên đôi mắt chị Hạnh và bắt đầu pha chữa bệnh lạ lùng của mình. Cứ hai lần hút vào thì lại một lần ông thả những thứ gọi là chất độc ấy vào một chén rượu trắng. Khi chuyển sang mắt phải chị Hạnh, ông Cán lại cho cây nến đang cháy dở vào miệng mình, khua khua mấy vòng trong họng rồi lại tiếp tục y như với mắt trái. Đang "hút độc" thì ông Cán ra hiệu cho người nhà xuống bếp cầm con dao nung trong than hồng khi nãy lên. Giơ con dao nung đỏ trước mặt, ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành như đứa trẻ mút kem.
Những tiếng xèo xèo phát ra khiến nhiều người sởn da gà. Liếm dao nung đỏ xong, ông Cán phả hơi nóng vào mặt chị Hạnh. Theo như lời ông Cán nói thì "đây là thuốc giảm đau với người bị vết thương kín và là cách cầm máu với những người có vết thương hở". Màn chữa bệnh của ông Cán kết thúc khi ông cắm lưỡi dao vào bát nước trong mâm thờ… Chị Hạnh bảo, mỗi lần được hút như vậy thì đỡ hơn hẳn. Trước đây, khi chưa nhờ ông Cán chữa trị, ngày nào chị cũng phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được. Từ hôm sử dụng liệu pháp lạ lùng này, chị đã không phải dùng thuốc nữa.
THẦN Y MIỀN SƠN CƯỚC?
Cũng cách chữa bệnh kiểu trên, ông Cán đã cứu giúp nhiều người qua cơn hoạn nạn. Anh Lường Văn Táo, hai mươi hai tuổi, hiện là dân quân xã Huổi Một, Sông Mã là một ví dụ. Đầu tháng bảy trong lúc đi rừng, súng săn bị cướp cò khiến anh bị thương nặng. Hơn bốn chục mảnh đạn chì nhỏ li ti găm sâu trong đùi phải. Trong khi đợi người nhà thuê xe đi ra bệnh viện tỉnh Sơn La, để các bác sỹ đóng đinh, bắt vít cho đoạn xương bị gẫy, anh Táo đã được ông Cán hút ra mười bảy mảnh đạn. Số còn lại, đợi khi nào chỗ xương gẫy lành hẳn thì "phẫu thuật tiếp". Em của anh Táo là Lường Văn Tài giờ cũng coi ông Cán là ân nhân.
Ồng Lường Văn Tài, hiện là Trưởng bản Pá Công kể, trong một lần chỉnh lại súng kíp, ông đã vô tình để súng nổ, đạn găm chi chít vào chân con trai mình. Như nhiều người khác, ông vội vã nhờ ông Cán hút đạn ra. Đến nay, đã tám năm, vết thương của con trai ông đã không còn vết dấu. Theo bà Lò Thị Giáng Hương. Trưởng phòng Y tế huyện Sông Mã, phương pháp chữa bệnh độc đáo của bố con ông Cán đã tồn tại từ rất lâu rồi. Chính người thân của bà Hương cũng nhờ cách chữa bệnh trên mà qua cơn bĩ cực.
Trường hợp thứ nhất bị kim máy khâu đâm vào tay. Mẩu kim đó chạy theo mạch máu, cách chỗ đâm khoảng bảy cm, bệnh viện huyện đã gắp nhiều lần nhưng không thành. Trường hợp thứ hai là anh Lò Văn Khâm ở huyện Mai Sơn. Chụp phim, các bác sĩ thấy trong cơ thể ông Khâm có nhiều mảnh đạn. Sau khi được ông Cán "xử lý", chụp chiếu lại thì không còn một mảnh đạn nào.
Phương pháp chữa bệnh độc đáo của ông Vì Văn Cán là rất lạ. Theo ông Khánh, ngành y tế tại địa phương cần nhanh chóng kiểm chứng cách chữa bệnh trên bằng các phương pháp khoa học. Nếu xét thấy việc chữa bệnh trên là tích cực thì cần có chính sách hỗ trợ, "bảo tồn" tránh thất truyền. Còn theo kỹ sư Nguyễn Việt Hà, thì loại bỏ những yếu tố bổ trợ mang màu sắc dị đoan như thắp hương, niệm chú… thì việc dùng ống tre, nứa để hút được những vật đã nằm sâu trong cơ thể là có cơ sở khoa học. Kỹ sư Hà cho biết, lực hút chân không từ ống hút kết hợp với áp lực máu trong cơ thể người bệnh hoàn toàn có thể lấy được "vật thể lạ" ra ngoài.
ST
#210
Gửi vào 25/07/2011 - 13:50
LẠNH GÁY CHUYỆN GỌI HỒN XIN SỐ ĐỀ
Nạn lô đề bùng phát khắp hang cùng ngõ hẻm, nhiều kẻ tán gia bại sản không còn là mới, nhưng việc mời thầy cao tay gọi hồn để đánh lô đề thì mới xuất hiện. Nhiều kẻ mời thầy về gọi hồn xin số. Có kẻ còn lập cả bàn thờ để cúng thần đề. Bị ma vật...vì ăn đề không báo ân.
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng ở Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Giữa đêm, xóm trọ đang chìm trong giấc ngủ thì bỗng từ phòng trọ của vợ chồng chị H. anh C. vẳng ra tiếng khóc, la lối om xòm làm bà con thức giấc. Nhiều người chạy sang phòng chị H. thì thấy một cảnh tượng hãi hùng đang diễn ra. Chị H. đang nằm co dưới đất như con tôm nướng, chân tay giật lên liên hồi như người bị lên cơn nghiện, miệng xùi bọt mép, nói lảm nhảm. Hàng xóm cứ tưởng chị bị động kinh.
Nhưng anh C. chồng chị, đang quỳ dưới đất cho biết:
- Bị thế hai lần rồi, ông cụ nhà em nhập đấy..
Rồi anh kể, hai vợ chồng đang ngủ thì anh C. bị thức giấc vì chị H. co giật liên hồi, mồm lảm nhảm:
- Con này láo, tao thương nó, cho nó ăn lô, ăn đề mà nó không về thắp hương cho tao.
Anh C. vừa kể vừa thắp hương cúng vái từ phương xin bố tha tội cho vợ anh. Anh lại nói:
- Vừa rồi giỗ ông mà chẳng ai về được, đúng hôm giỗ vợ chồng em trúng mấy chục triệu tiền đề, nên chắc cụ trách.
Thế là, mặc cho anh van xin, bà con nắn bóp chân tay, chị H. vẫn bị ma nhập đến hơn tiếng đồng hồ.
Có bà già mách nước:
- C. mày hỏi ông cần gì thì bảo rồi tha cho con bé.
Anh C. quỳ xuống thắp hương xin bố. Qua miệng chị H. cất lên giọng rất hãi hùng:
- Ở dưới này tao lạnh, thèm thuốc lào, có thuốc lào tao điếu.
Anh C. chạy đi pha chè, ai ngờ, khi vừa cầm cốc lên miệng chị H. giọng chị H. lại nói:
- Nhạt lắm, tao uống đặc.
Sau khi uống xong nước, ông lại đòi thuốc lào. Mọi người bảo ở đây không có thuốc lào, chỉ có thuốc lá, hồn ma lại đòi ba điếu thuốc và hút như lâu ngày không có thuốc. Hút xong ba điều thuốc, hồn ma trong người chị H. bảo:
- Khiêng tao ra cửa, tao đi.
Mọi người vội khiêng ra cửa, hồn ma cảm ơn bà con rồi đi, trước lúc đi, hồn ma còn bảo:
- Nhớ đánh đề tuổi, năm sinh của tao.
Khi hồn ma đi rồi, chị H. tỉnh lại và không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Câu chuyện ma nhập hồn ấy ai cũng thấy, nhưng việc báo số thì chả mấy người tin. Sau đó, chị H. còn đi tận Hoài Đức mời thầy về gọi hồn bố chồng để tạ ơn, xin số làm nhiều người tin theo cũng mời thầy để gọi hồn ông bà tổ tiên lên xin số lô đề. Trúng thì chẳng thấy đâu, toàn thấy mất tiền oan, nợ nần chồng chất...
Dựng "thần lô đề" để thờ cúng
Nhiều chuyện hài hước đang diễn ra như tin thầy, đi làm lễ, rước hồn từ các chùa chiền hoặc từ nhà thầy về nhà lập bàn thờ để hương khói mong được bổng lộc. Cụ thể là chuyện của chị H.U. vốn là giáo viên hợp đồng, đồng lương ba cọc ba đồng lại thêm cảnh thuê nhà, cuộc sống vất vả. Bản tính chị vốn hiền lành, phỉ báng việc cờ bạc lô đề. Nhưng thấy thiên hạ ăn tiền dễ quá, chị nghiên cứu, đánh thử, rồi cũng trúng.
Ban đầu chị đánh nhỏ, có lãi càng về sau càng nghiện. Đánh thua, nghe người mách nước chị lên chùa, mời thầy làm lễ và rước bát hương về nhà cúng. Ngoài những ngày rằm, mùng một có mâm cao cỗ đầy cúng bái tử tế còn hàng ngày, cứ đến giờ báo kết quả xổ số chị H.U đều thắp hương lầm rầm:
- Xin ông thần đề phù hộ, cho con trúng, con lễ lớn hơn.
Những lần cầu lễ, chị đều để vài tờ 500 đồng lên bà thờ, sau đó rút tờ lộc xin số đi đánh. Ông Tùng ở Cổ Nhuế, Từ Liêm lại có cách cúng rất quái dị. Nhà ông rộng rãi, nên ông được dành riêng một phòng để phục vụ việc đánh đề. Trong phòng chỉ có chiếc chiếu bày vẽ đủ loại sách thơ đề, sách kết quả. Từ những cuốn sổ đó, ông gạch dọc, gạch ngang, soi lung tung theo nhiều công thức để tìm ra con bạch thủ. Nói vui như bạn bè ông, cách tính lô đề của ông thật cao siêu, có khi đến thiên tài toán học Ngô Bảo Châu cũng chịu thua.
Ấy thế mà ông tính đi tính lại với nhiều công thức, đánh bủa vây, đánh đủ kiểu tối đến vẫn xịt như chơi. Đen đủi quá, gần đây ông lên chùa, xin số, lập bàn thờ ngay góc phòng của ông. Với đủ nghi lễ, dạo này ông lại sinh ra cách cúng thần đề rất độc đáo. Đó là ông cắt đúng 100 mẩu giấy nhỏ, ghi vào đó 100 con số từ 00 đến 99, xếp lên đưa, sau khi làm lễ, ông nhắm mắt bốc bừa một con rồi ra đánh. Bây giờ vào phòng của ông, bàn thờ thần đề trang nghiêm hơn cả bàn thờ ông bà tổ tiên.
Cách nhà ông không xa có bà L. nghiện lô đề, không phương pháp nào bà không làm thử. Nay thấy người ta cúng thần lô đề bà cũng bắt chước. Cái công phu của bà là mỗi lần ra chợ mua đồ cúng như chuối, hương vàng, bà phải chọn người bán có gương mặt phúc hậu. Bà chọn hết chủ hàng này đến chủ hàng khác mua đồ cúng nhưng vẫn trượt. Cuối cùng nghe đồn ở tận chợ Đồng Xa có bà lão bán hương vàng phúc hậu, bà cất công ra đấy chọn mua. Học theo bà, những người khác đều đổ xô lên chợ Đồng Xa tìm người đàn bà ấy để mua đồ cúng.
Công nghệ số cũng chào thua thần lô đề
Đã qua rồi thời thơ đề giải những giấc mơ. Cùng với sự bùng phát của công nghệ thông tin, dịch vụ soi cầu, đoán tài lộc qua mạng, qua điện thoại không còn hiệu nghiệm với những người nghiện cờ bạc lô đề thì sự mê tín trong lô đề lại thịnh hành hơn như chưa bao giờ hết. Ngoài cách cúng ma đề, thần đề, đi chùa xin số... trong dân gian còn nhiều kiểu mê tín khác. Có người lên mạng đọc thấy vụ án, người chết xem năm tuổi, giờ giấc... để lấy số đánh lô đề. Có kẻ ra đường chứng kiến tai nạn liền soi biển xe, tuổi nạn nhân để đánh. Hay ở đâu có người chết là họ đến xem cáo phó, xem tuổi, thắp hương xin xỏ người xấu số rồi đánh...
Tuy là rất thành tâm theo nhiều kiểu mê tín, nhưng không ít kẻ vẫn ra đê, tài sản đội nón ra đi. Sau mỗi lần như thế, gương mặt họ lại dài ra, ngao ngán. Họ lại thắp hương để bày tỏ nỗi lòng với thần lô đề để được bày tỏ, được cảm thông từ một thế giới, từ một ông thần không có thật. Bày tỏ chán họ lại cầu để đêm nằm mơ cho con bạch thủ để gỡ gạc. Nhưng trò đời cờ bạc là đỏ đen lừa lọc, họ đâu biết rằng càng chơi càng thua và rồi sẽ có ngày tán gia bại sản vì lô đề.
Người đưa tin
Nạn lô đề bùng phát khắp hang cùng ngõ hẻm, nhiều kẻ tán gia bại sản không còn là mới, nhưng việc mời thầy cao tay gọi hồn để đánh lô đề thì mới xuất hiện. Nhiều kẻ mời thầy về gọi hồn xin số. Có kẻ còn lập cả bàn thờ để cúng thần đề. Bị ma vật...vì ăn đề không báo ân.
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng ở Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Giữa đêm, xóm trọ đang chìm trong giấc ngủ thì bỗng từ phòng trọ của vợ chồng chị H. anh C. vẳng ra tiếng khóc, la lối om xòm làm bà con thức giấc. Nhiều người chạy sang phòng chị H. thì thấy một cảnh tượng hãi hùng đang diễn ra. Chị H. đang nằm co dưới đất như con tôm nướng, chân tay giật lên liên hồi như người bị lên cơn nghiện, miệng xùi bọt mép, nói lảm nhảm. Hàng xóm cứ tưởng chị bị động kinh.
Nhưng anh C. chồng chị, đang quỳ dưới đất cho biết:
- Bị thế hai lần rồi, ông cụ nhà em nhập đấy..
Rồi anh kể, hai vợ chồng đang ngủ thì anh C. bị thức giấc vì chị H. co giật liên hồi, mồm lảm nhảm:
- Con này láo, tao thương nó, cho nó ăn lô, ăn đề mà nó không về thắp hương cho tao.
Anh C. vừa kể vừa thắp hương cúng vái từ phương xin bố tha tội cho vợ anh. Anh lại nói:
- Vừa rồi giỗ ông mà chẳng ai về được, đúng hôm giỗ vợ chồng em trúng mấy chục triệu tiền đề, nên chắc cụ trách.
Thế là, mặc cho anh van xin, bà con nắn bóp chân tay, chị H. vẫn bị ma nhập đến hơn tiếng đồng hồ.
Có bà già mách nước:
- C. mày hỏi ông cần gì thì bảo rồi tha cho con bé.
Anh C. quỳ xuống thắp hương xin bố. Qua miệng chị H. cất lên giọng rất hãi hùng:
- Ở dưới này tao lạnh, thèm thuốc lào, có thuốc lào tao điếu.
Anh C. chạy đi pha chè, ai ngờ, khi vừa cầm cốc lên miệng chị H. giọng chị H. lại nói:
- Nhạt lắm, tao uống đặc.
Sau khi uống xong nước, ông lại đòi thuốc lào. Mọi người bảo ở đây không có thuốc lào, chỉ có thuốc lá, hồn ma lại đòi ba điếu thuốc và hút như lâu ngày không có thuốc. Hút xong ba điều thuốc, hồn ma trong người chị H. bảo:
- Khiêng tao ra cửa, tao đi.
Mọi người vội khiêng ra cửa, hồn ma cảm ơn bà con rồi đi, trước lúc đi, hồn ma còn bảo:
- Nhớ đánh đề tuổi, năm sinh của tao.
Khi hồn ma đi rồi, chị H. tỉnh lại và không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Câu chuyện ma nhập hồn ấy ai cũng thấy, nhưng việc báo số thì chả mấy người tin. Sau đó, chị H. còn đi tận Hoài Đức mời thầy về gọi hồn bố chồng để tạ ơn, xin số làm nhiều người tin theo cũng mời thầy để gọi hồn ông bà tổ tiên lên xin số lô đề. Trúng thì chẳng thấy đâu, toàn thấy mất tiền oan, nợ nần chồng chất...
Dựng "thần lô đề" để thờ cúng
Nhiều chuyện hài hước đang diễn ra như tin thầy, đi làm lễ, rước hồn từ các chùa chiền hoặc từ nhà thầy về nhà lập bàn thờ để hương khói mong được bổng lộc. Cụ thể là chuyện của chị H.U. vốn là giáo viên hợp đồng, đồng lương ba cọc ba đồng lại thêm cảnh thuê nhà, cuộc sống vất vả. Bản tính chị vốn hiền lành, phỉ báng việc cờ bạc lô đề. Nhưng thấy thiên hạ ăn tiền dễ quá, chị nghiên cứu, đánh thử, rồi cũng trúng.
Ban đầu chị đánh nhỏ, có lãi càng về sau càng nghiện. Đánh thua, nghe người mách nước chị lên chùa, mời thầy làm lễ và rước bát hương về nhà cúng. Ngoài những ngày rằm, mùng một có mâm cao cỗ đầy cúng bái tử tế còn hàng ngày, cứ đến giờ báo kết quả xổ số chị H.U đều thắp hương lầm rầm:
- Xin ông thần đề phù hộ, cho con trúng, con lễ lớn hơn.
Những lần cầu lễ, chị đều để vài tờ 500 đồng lên bà thờ, sau đó rút tờ lộc xin số đi đánh. Ông Tùng ở Cổ Nhuế, Từ Liêm lại có cách cúng rất quái dị. Nhà ông rộng rãi, nên ông được dành riêng một phòng để phục vụ việc đánh đề. Trong phòng chỉ có chiếc chiếu bày vẽ đủ loại sách thơ đề, sách kết quả. Từ những cuốn sổ đó, ông gạch dọc, gạch ngang, soi lung tung theo nhiều công thức để tìm ra con bạch thủ. Nói vui như bạn bè ông, cách tính lô đề của ông thật cao siêu, có khi đến thiên tài toán học Ngô Bảo Châu cũng chịu thua.
Ấy thế mà ông tính đi tính lại với nhiều công thức, đánh bủa vây, đánh đủ kiểu tối đến vẫn xịt như chơi. Đen đủi quá, gần đây ông lên chùa, xin số, lập bàn thờ ngay góc phòng của ông. Với đủ nghi lễ, dạo này ông lại sinh ra cách cúng thần đề rất độc đáo. Đó là ông cắt đúng 100 mẩu giấy nhỏ, ghi vào đó 100 con số từ 00 đến 99, xếp lên đưa, sau khi làm lễ, ông nhắm mắt bốc bừa một con rồi ra đánh. Bây giờ vào phòng của ông, bàn thờ thần đề trang nghiêm hơn cả bàn thờ ông bà tổ tiên.
Cách nhà ông không xa có bà L. nghiện lô đề, không phương pháp nào bà không làm thử. Nay thấy người ta cúng thần lô đề bà cũng bắt chước. Cái công phu của bà là mỗi lần ra chợ mua đồ cúng như chuối, hương vàng, bà phải chọn người bán có gương mặt phúc hậu. Bà chọn hết chủ hàng này đến chủ hàng khác mua đồ cúng nhưng vẫn trượt. Cuối cùng nghe đồn ở tận chợ Đồng Xa có bà lão bán hương vàng phúc hậu, bà cất công ra đấy chọn mua. Học theo bà, những người khác đều đổ xô lên chợ Đồng Xa tìm người đàn bà ấy để mua đồ cúng.
Công nghệ số cũng chào thua thần lô đề
Đã qua rồi thời thơ đề giải những giấc mơ. Cùng với sự bùng phát của công nghệ thông tin, dịch vụ soi cầu, đoán tài lộc qua mạng, qua điện thoại không còn hiệu nghiệm với những người nghiện cờ bạc lô đề thì sự mê tín trong lô đề lại thịnh hành hơn như chưa bao giờ hết. Ngoài cách cúng ma đề, thần đề, đi chùa xin số... trong dân gian còn nhiều kiểu mê tín khác. Có người lên mạng đọc thấy vụ án, người chết xem năm tuổi, giờ giấc... để lấy số đánh lô đề. Có kẻ ra đường chứng kiến tai nạn liền soi biển xe, tuổi nạn nhân để đánh. Hay ở đâu có người chết là họ đến xem cáo phó, xem tuổi, thắp hương xin xỏ người xấu số rồi đánh...
Tuy là rất thành tâm theo nhiều kiểu mê tín, nhưng không ít kẻ vẫn ra đê, tài sản đội nón ra đi. Sau mỗi lần như thế, gương mặt họ lại dài ra, ngao ngán. Họ lại thắp hương để bày tỏ nỗi lòng với thần lô đề để được bày tỏ, được cảm thông từ một thế giới, từ một ông thần không có thật. Bày tỏ chán họ lại cầu để đêm nằm mơ cho con bạch thủ để gỡ gạc. Nhưng trò đời cờ bạc là đỏ đen lừa lọc, họ đâu biết rằng càng chơi càng thua và rồi sẽ có ngày tán gia bại sản vì lô đề.
Người đưa tin
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
|
|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
|
|
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Huyền Cơ Phú - 玄機賦 - Ode to Mysticism - Huyền Không Tứ Bộ |
Địa Lý Phong Thủy | QuanLySo |
|
||
Kho ebook 1000 cuốn sách huyền học pdf |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | QuanLySo |
|
10 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |