Jump to content

Advertisements




Những câu chuyện nhỏ


137 replies to this topic

#121 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/05/2020 - 19:43

GIAÓ DỤC
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:
- Dạ, thầy có nhớ em không?
Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
Người học trò nói:
“Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.
“Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.
Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.
“Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.”
Người thầy đáp:
- Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt!
Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.
Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!
Câu chuyện đúc kết lại bằng một bài học nhân văn: "Một người dẫn dắt phải biết VUN XỚI, chứ không phải là TRIỆT HẠ!”
Sưu tầm

Thanked by 4 Members:

#122 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/06/2020 - 21:24

Những người đàn ông địu con
Tôi thường gặp trên đường phố những người đàn ông địu đứa con trước ngực. Họ đi với vợ hoặc đi một mình.
Những đứa trẻ, có khi khoảng chưa đầy năm có khi lớn hơn, thức hoặc ngủ, nhưng đều ngoan ngoãn nép vào khuôn ngực vạm vỡ và ấm áp của bố. Ở đó có tiếng trái tim đập khỏe mạnh nhưng dịu dàng, ở đó thi thoảng vang lên giọng nói trầm trầm và âu yếm, ở đó là mùi nước hoa đàn ông quen thuộc, là cảm giác ram ráp của chiếc áo sơ mi, áo thun đàn ông khác cảm giác mềm mịn của những chiếc áo phụ nữ.
Những người đàn ông ung dung địu con đi trên đường phố, trong siêu thị, ở quán ăn… Khi cần họ vẫn có thể tháo địu thay bỉm cho con, hoặc lấy bình sữa, núm vú cho con ngậm. Đôi bàn tay to lớn vụng về nhưng thành thạo làm mọi việc.
Có lần, trong một nhà thờ, tôi nhìn thấy một người đàn ông trẻ. Hai cánh tay vạm vỡ đầy những hình xăm kỳ dị, đầu cạo trọc và râu quai nón rậm đen. Anh ngồi dự buổi lễ sáng với đứa con nhỏ ngủ yên trong cái địu trước ngực anh, bên cạnh là một cái túi vải đựng đồ dùng con nít, miệng túi ló ra chai sữa. Khi tan lễ anh đi bộ một đoạn đường, vai đeo túi tay cầm chiếc mũ vải to rộng che cho đứa con nhỏ xíu vẫn đang ngủ say.
Lần khác trong siêu thị. Người đàn ông đang dỗ một bé gái hờn khóc… cô bé luôn miệng đòi một cái gì đó, ông bố kiên nhẫn giải thích. Đến khi cô bé gào lên thì ông lẳng lặng xốc cô lên lưng bước đi, cậu em chợt thức giấc mở tròn đôi mắt ló ra từ cái địu trước ngực ông.
Những người đàn ông này bình thản chăm con như thể đó là thiên chức của họ, chia sẻ với vợ như việc tất nhiên phải làm, âu yếm con như thấu hiểu con trẻ không chỉ cần sự dịu dàng từ người mẹ. Những người đàn ông như thế chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con, và cho vợ của mình.
Tôi thường gặp những người đàn ông địu con bước đi trên đường phố, nhưng là ở nước ngoài. Có khi không đâu xa, chỉ ngay Singapore hay là Bangkok.
(note cũ post lại, nhân vừa qua Father's Day)
Hau kc Nguyen
22/6/2020

Thanked by 2 Members:

#123 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/06/2020 - 21:38

@ Chuyện cũ.
Ngày trước mình có người bạn cùng nghề, cùng tuổi nên khá thân nhau. Chuyện công việc chuyện riêng tư hai đứa thường kể cho nhau nghe... Khi bạn gặp một sự cố lớn trong cuộc sống mình cố gắng giúp bạn bằng mọi cách, kể cả chuyện tiền nong, không tính toán gì mà chỉ nghĩ bạn đang cần giúp, vậy thôi.
Bạn qua được cơn khó khăn, rồi khi công việc của bạn thuận lợi hơn thì tình bạn của hai đứa cũng mất luôn. Mình nhận ra một điều là đã có tình bạn thật, nhưng sau đó là sự lợi dụng, kiếm lợi xong rồi thì bạn không cần mình nữa. Không sao, tự nhủ, rút kinh nghiệm nhé! Mình đi chỗ khác chơi, vẫn sống và nhẹ nhõm như không.
Sau đó, thỉnh thoảng (và gần đây) mình lại ngạc nhiên vì hóa ra người như “bạn cũ” không hiếm.
Để cho bạn bè thân thiết phải “đi chỗ khác chơi” vì lý do gì thì người ta cũng nhìn ra sự thật. Và từ lâu mình tin rằng, đối xử với bạn bè thân thiết, với người ơn nghĩa mà không tử tế có trước có sau thì khó có thể tin vào những “tuyên ngôn” cao cả.
Đường đi còn dài... bạn mang theo bên mình điều gì thì con đường của bạn sẽ như vậy...
Hậu kc Nguyễn
25/6/2020

Thanked by 3 Members:

#124 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/07/2020 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong cuộc sống có những đạo lý bạn hiểu nhưng lại không thể làm được?
Người không phân cao thấp, nhưng lại cách ngăn bởi đẳng cấp.
Tôi học một trường cấp 3 công lập, cơ sở vật chất, môi trường, giáo viên ở trong thành phố đều không có trường nào sánh kịp, vì vậy, có rất nhiều con ông cháu cha được gửi vào trường, nếu như tôi nhớ không nhầm, thiếu một điểm phải bỏ ra 6000 tệ (khoảng 19,7 triệu), có một người thiếu đến 50 điểm. Nhà tôi chỉ là một gia đình bình thường, tôi lúc đó ăn mặc hay chơi đều là những thứ rất phổ thông. Nhập học ngồi cùng một cậu bạn, nhà cậu ta có rất nhiều tiền, học sinh cấp 3 nhưng tiền tiêu vặt mỗi tháng đều gần 1 vạn tệ (gần 33 triệu), cậu ấy cũng khá phóng khoáng, mỗi lần đến quán ăn vặt hay các nhà hàng cao cấp đều mời tôi, thường là tốn đến vài trăm tệ.
Sau này khi đã quen thân rồi, chúng tôi thường trốn học đi chơi, có lúc ra quán Net, có lúc đi hát Karaoke, đa số đều là cậu ấy rút hầu bao. Có một lần nửa đêm chúng tôi trèo tường đi ra quán Net, bị thầy chủ nhiệm bắt tại trận. Thầy chủ nhiệm ngoài 40 tuổi, đem chúng tôi quay lại trường, phê bình cậu bạn mấy câu rồi cho cậu ấy về, sau đó, bắt tôi ở lại văn phòng viết kiểm điểm, tôi lúc đó rất giận, nói với thầy chủ nhiệm:
“Tụi em cùng nhau trốn học, dựa vào đâu mà chỉ có một mình em phải viết kiểm điểm?”
Thầy chủ nhiệm chẳng hề gì, chỉ hỏi tôi:
“Bố em làm gì? Bố em ấy làm gì?”
Bố cậu ta làm bất động sản, có hàng trăm biệt thự, bố tôi chỉ là một tiểu thương, đi xe Santana cũ đã qua một đời chủ, tôi nói:
“Là bởi vì tiền, nên thầy mới phân biệt đối xử sao? Không phải là giáo viên nên càng phải công bằng sao?”
Thầy chủ nhiệm nói:
“Thầy hiện tại đang nói chuyện công bằng, ra ngoài xã hội rồi sẽ không có ai nói chuyện công bằng với em. Cho dù em ấy không thi đậu đại học, dựa vào bố em ấy thì cả đời này cũng không lo đến cơm gạo, em thì sao? Nếu như không đậu đại học, tương lại dựa vào cái gì kiếm cơm? Làm thế nào để tồn tại được, gia đình có nuôi em cả đời được không?
Tôi bị những lời nói của thầy chủ nhiệm làm cho câm nín, chỉ cảm thấy trong lòng như có một ngọn lửa giận lại chẳng thể nào phát tiết ra ngoài.
Thầy chủ nhiệm lấy ghế đặt sau lưng tôi, ra hiệu cho tôi ngồi xuống, dưới ánh đèn mờ, thầy nói một câu làm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của tôi. Thầy nói:
“Em ấy là người chăn cừu, em là tiều phu, hai người cùng nhau chơi đùa một ngày, cừu của em ấy đã ăn no, còn củi của em đâu?”
Dự đoán của thầy chủ nhiệm sau này trở thành hiện thực, cậu bạn đó thi rớt nên vào công ty của bố cậu ta, lúc tôi còn ở thư viện đại học đọc sách nghiên cứu, cậu ấy đã trở thành ông chủ, lúc những hồ sơ việc của tôi đều gửi đi không có chút hồi đáp nào, sự nghiệp của cậu ta đã bước vào ổn định, đi xe xịn, ở biệt thự Mai Nam Sơn Cư, lúc tôi và bạn gái dùng thẻ couple xếp hàng ăn lẩu, cậu ta cùng người vợ xinh đẹp đang ở nước ngoài hưởng tuần trăng mật, đi chơi tận hai tháng.
Đáng buồn nhất là gì?
Là tôi trải qua nhiều năm phấn đấu, xem như cũng có chút thành tựu, lúc quay về Vũ Hán tình cờ gặp cậu ấy, đau xót nhận ra rằng khoảng cách giữa tôi và cậu ấy vẫn không có cách nào rút lại được. Cậu ấy trở thành ông chủ của nhiều công ty, con cái học trường quý tộc, học đàn một tiếng tốn 600 tệ. Còn nếu tôi có con, tôi sẽ phiền não về chuyện tìm nhà gần trường học cho con, nếu con muốn học lớp năng khiếu, tôi sẽ phải cân nhắc so sánh học phí cho con.
Con nhà giàu, chỉ cần không làm phạm sai lầm, đều có thể thành công.
Con nhà nghèo, chỉ có không ngừng nỗ lực mới có thêm một chút may mắn, mới có thể tránh khỏi thất bại.
Đây chính là điều tôi muốn nói, bất kể là người như thế nào, nhân quyền và tôn nghiêm của mỗi người đều giống nhau, nhưng giữa người với người được phân tầng lớp, khó để vượt qua được ranh giới phân chia đó, giống như nghịch thiên cải mệnh trong truyện kiếm hiệp, chỉ có vài người có thể làm được.
Cấp 3 tôi còn quen một cậu bạn, nhà cậu ấy ở nông thôn, bố mất sớm, chỉ có thể dựa vào một chút tiền mẹ cậu ấy kiếm được nhờ vào làm nông, cậu ấy học giỏi từ nhỏ, điểm thi của cậu ấy vượt qua điểm sàn của trường chúng tôi hơn 30 điểm, trường muốn giữ lại những học sinh ưu tú nên đã miễn toàn bộ học phí cho cậu ấy, mỗi tháng còn phát cho cậu ấy 600 tệ tiền hỗ trợ. Cậu ấy là người nỗ lực nhất mà tôi biết, mỗi ngày đều học đến 11-12 giờ, đèn ký túc xá tắt, cậu ấy cầm sách ngồi ở cuối hành lang đọc. Mùa đông, khi mà gió rét thổi qua da buốt như dao cắt, cậu ấy co người vào trong góc tường, giống như một bức tượng cố chấp vậy.
Cậu ấy thi vào một trường đại học công lập, một lòng tập trung nghiên cứu, đỗ sau hai lần thi, có lúc tôi đứng ở góc độ của cậu ấy nghĩ, cuộc đời của cậu ấy giống như đi trên tấm băng mỏng, mỗi bước đi đều phải thận trọng, mỗi bước đều phải đặt cược toàn bộ mới không rơi xuống nước lạnh.
Hiện tại thì sao? Cậu ấy đi làm ở một công ty tốt, lương tháng mười nghìn tệ, cũng gọi là không tồi, nhưng mà nghĩ kỳ thì, cậu ấy chưa mua nổi nhà, hiện tại vẫn thuê căn phòng hai mươi mấy mét vuông, đi vệ sinh phải xuống nhà dưới, còn gánh vác thêm tiền sinh hoạt, tiền học của hai đứa em, mỗi tháng tiền lương vừa phát, tiền để lại cho bản thân cũng chưa tới 4 chữ số, cậu ấy nói có một giai đoạn cậu ấy mỗi ngày đều ăn mì, ăn đến nỗi muốn nôn, có một lần hạ quyết tâm ra ngoài ăn một bữa ngon, đi đến trước cửa nhà hàng, vẫn là xoay người quay về, cậu ấy tiếc bữa ăn hơn 100 tệ đó.
Những nỗ lực chăm chỉ của cậu ấy cũng chưa thể phá vỡ được ranh giới kia.
Cuộc sống không phải cuộc đua nước rút mà là một cuộc đua tiếp sức, mấy ai có thể hiểu điều đó.
Sau này bẵng đi một khoảng thời gian, tôi tiếp tục sống với tâm lý “ghét kẻ giàu”, nhìn thấy những người thành công ăn mặc sang chảnh ăn uống linh đình trong lòng luôn có một loại xem thường, dựa vào cha mẹ cũng chỉ như mèo mù vớ phải chuột chết, người tài ba thật sự dựa vào chính mình, còn lại chỉ là những con hổ giấy.
Lúc trước, người bạn giàu có con thứ hai, mời tôi đến dự đầy tháng, tôi không trả lời cậu ấy. Khéo thế nào lại gặp cậu ấy trên đường, cậu ấy không để ý đến sự lạnh nhạt của tôi, còn mời tôi đến, nói lâu rồi chưa tụ họp cùng nhau, tôi chỉ có thể cười đáp rằng thời gian sẽ đến chơi, trong lòng nghĩ cậu ta lại muốn khoe khoang cái gì nữa.
Hôm đó tôi cố tình ăn mặc thật quê mùa, quần Jean áo khoác thêm đôi giày thể thao mấy chục tệ, đầu tóc rối, đi vào nhà hàng, đột nhiên nhìn thấy thầy chủ nhiệm cấp 3, tóc thầy bạc đi, có lẽ mấy năm này thầy rất vất vả, thầy vẫy tay muốn tôi đến ngồi bên cạnh thầy, bàn chúng tôi uống rất nhiều rượu. Ăn uống cũng không mất bao nhiêu thời gian, bố của cậu bạn ấy đi qua bàn tôi mời rượu, nói cảm ơn sự dạy dỗ của thầy giáo trong những năm đó.
Tôi ở bên cạnh cười, đợi cho bọn họ uống xong rượu, tôi cùng bố của cậu bạn đó uống một ly, tôi nói:
“Chú, cháu kính chú một ly, Tôn Dục (tên cậu bạn đó) hiện tại như diều gặp gió, sau này chúng cháu coi như cũng được thơm lây.”
Thầy chủ nhiệm kéo áo tôi, thầy ấy thấy tôi đã say rồi, có ý định gây chuyện, bố của cậu bạn cười uống cạn ly rượu, vỗ vỗ vai tôi nói:
“Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau, chú nghe Tôn Dục nhắc về cháu mấy lần, nó nói cháu là một người bạn rất tốt.”
Tôi cạn ly: "Đã từng, nhưng bây giờ đã không còn chung một thế giới nữa, có lẽ không thể chơi cùng nhau được nữa. Tôi cũng không có một ông bố giàu có, học hành xoàng xoàng cũng có thể trở thành ông chủ."
Thầy chủ nhiệm lấy ly rượu trong tay tôi, dùng giọng nghiêm khắc như lúc tôi còn là học sinh, nói:
“Không uống nữa, uống nhiều rồi nói năng lộn xộn.”
Bố của cậu bạn nhìn vào mắt tôi, lại cười một cái rồi cầm ly đi.
Hôm đó tôi thật sự uống say, suy nghĩ của tôi bay loạn xạ. Lúc nghĩ tới đêm viết kiểm điểm, lúc lại nghĩ đến người bạn gia đình khó khăn ngồi dựa tường đọc sách, lúc nghĩ đến cảnh tôi cầm hồ sơ xin việc ngồi đầu đường uống nước, lúc lại nghĩ đến khung cảnh xa hoa trong đám cưới của người bạn giàu có đó, đến sau cùng, tôi đột nhiên nghĩ đến một cảnh trong bộ phim xem lúc nhỏ.
Trong phim “Cổ Hoặc Tử” Trần Hạo Nam bị hãm hại, cậu em bước ra tức giận, nói với Tịnh Khôn:
“Trước mặt ông không phân lớn bé.”
Tịnh Khôn gật đầu, thu tay lại liền cho một đấm:
“Đúng, nhưng phân trên dưới.”
Ăn uống xong tôi cùng thầy giáo chuẩn bị đi ra, không nghĩ đến bố của bạn tôi đuổi theo, chú ấy cầm một chiếc áo ấm màu đen, đưa cho tôi nói:
“Bạn học, trời lạnh lắm, cháu mặc mỏng quá, đừng để bị cảm.”
Dường như chú ấy nhìn thấy tôi mang quần Jean áo khoác quá ít, bên ngoài gió Bắc thổi, muốn đưa áo khoác của con trai đưa cho tôi, tôi chôn chân tại chỗ. Ở khoảng cách gần mới nhìn thấy, trên tay có rất nhiều vết chai, sẹo, giống như là vết bỏng, tôi mấy lần từ chối, người đàn ông đó vẫn ôn hòa nhét áo vào tay, cười tạm biệt chúng tôi, bảo tôi có thời gian thì đến chơi cùng bạn.
Trên đường về, thầy nói với tôi rất nhiều, bố của người bạn đó cũng là từ tầng lớp công nhân đi lên, nhà xưởng bị bốc cháy cứu được nhiều máy móc quan trọng mới được cấp trên xem trọng, dần dần mới phát đạt, người bạn nhìn giống như công tử ăn chơi đó, so với tưởng tượng của tôi cũng phải nỗ lực nhiều, mỗi ngày đều phải làm việc mười mấy tiếng, ngày đêm làm việc liên tục nếu không sao có thể giữ vững được gia nghiệp?
Tôi dần dần cảm thấy nhẹ nhàng, cần gì phải xem cuộc sống như một trận đấu loại bỏ nhau, xem như một trận đấu hữu nghị chẳng phải sẽ thoải mái hơn sao?
Người ở trên núi thiện lương, ôn hòa, tử tế con đường rộng mở.
Người ở dưới núi một chút hận thù, bình tĩnh bước về phía trước.
Chúng ta cuối cùng cũng sẽ bước trên con đường lên núi…
***
Trên con đường trưởng thành, có đạo lý nào khiến bạn cảm thấy hiểu ra thì đã muộn?
Mẹ tôi có một người bạn, dì ấy đối với tôi rất tốt, mỗi lần gặp tôi trên đường đều mua đồ ăn ngon cho tôi. Có một lần trời mưa, tôi tưởng tượng mình là Oguri Shun trong Crows ZERO, quăng cái ô cũ xuống đất, nghênh ngang đi về nhà, cảm thấy mình là người ngầu nhất trên cả con đường. Kết quả còn chưa đi được ba bước, dì ấy đem dù của mình nhét vào tay tôi, còn dùng giọng của người lớn trách tôi:
“Mưa lớn như thế này, con muốn cảm à?”
Ngày hôm sau dì ấy bị cảm, trong lòng cảm thấy rất khó chịu, cảm giác như dì ấy thay tôi dính mưa rồi bị cảm vậy.
Một người như thế, hẳn là người tốt.
Nhưng vào một hôm, tôi ở bên đường nhìn thấy dì ấy cầm chổi đánh một người vô gia cư. Đó là đêm Giáng Sinh, nhiệt độ rất thấp, còn có gió rét, người vô gia cư kia là một ông lão tầm sáu mươi tuổi, mặc một bộ đồ rách rưới, lạnh đến nỗi mặt trắng bệch, muốn đến trước cửa tiệm của dì để tránh gió, dì muốn ông lão đi chỗ khác, ông lão xin dì chỉ trú một đêm, trời sáng nhất định sẽ đi ngay, nhưng dì mặt mày hung dữ cầm lấy chổi đuổi ông đi, sau cùng còn lấy gậy đánh vào chân ông ấy:
“Cút cút cút, ông hôi như thế, ở đây rồi tôi làm ăn thế nào được, nhanh cút đi.”
Ông lão lúng túng nhìn dì, nhặt tấm vải dưới đất lên rồi đi, giây phút đó, tôi không có cách nào nhận ra được người phụ nữ hung dữ độc ác trước mắt với người dì lúc nào cũng cười vui vẻ mua đồ ăn cho tôi là một người.
Trong phút chốc thế giới này đã không còn giống với thế giới mà tôi biết.
Lên đại học tôi viết luận văn dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo, nghe nói đó là một giáo viên dày dặn kinh nghiệm, còn rất có máu mặt, thầy ấy đến hướng dẫn luận văn nhất định một lần là qua, thầy hơn 40, đối với đám sinh viên chúng tôi chẳng hề ra vẻ, còn mời chúng tôi đến nhà ăn cơm, giới thiệu việc làm cho chúng tôi. Thầy có một người bạn mở công ty, cần chạy một vài chương trình, đúng lúc chúng tôi ở trường học ngôn ngữ C, JAVA, thầy liền giới thiệu chúng tôi, nói làm một tháng kiếm được 3500 tệ (khoảng 11,5 triệu). Chúng tôi đều rất vui, lúc đó tiền sinh hoạt phí mỗi tháng mới chỉ có 800 tệ (hơn 2,5 triệu), chúng tôi chăm chỉ làm việc cho dự án, có nhiều lúc đến cơm cũng không ăn.
Kết quả làm xong việc rồi, ông giám đốc kia bảo chúng tôi về trường đợi, nói rằng lương mấy ngày nữa sẽ gửi qua. Đợi hơn nửa tháng tiền vẫn không thấy bóng dáng đâu, chúng tôi đều là sinh viên nghèo, cũng không có gan đến đối chất với người ta, chỉ có thể tìm đến thầy giáo. Thầy nghe chuyện này liền tức giận, gọi điện thoại mắng bạn của thầy ấy một trận, nói “Chết tiệt, đến tiền của sinh viên cũng nợ, như thế có đáng mặt giám đốc không?”
Bạn của thầy ấy cũng ngơ người, nói căn bản không hề biết chuyện này, để ông ấy kiểm tra xem quản lý nào đã ăn chặn tiền của chúng tôi, ông ấy xem chúng tôi như đám thực tập sinh thuê bên ngoài, tưởng rằng chúng tôi không thể gây ảnh hưởng gì. Sau khi cầm được tiền chúng tôi mời thầy giáo ăn bữa cơm, thầy ấy uống không ít rượu, nói với chúng tôi rằng luận văn chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần đến lúc đó trình bày trôi chảy là có thể qua.
Trong lòng đám chúng tôi, thầy ấy là người thầy tốt nhất trong trường, có thực lực có nghĩa khí. Sau này tốt nghiệp rồi mới biết được, thầy ấy là người bị ghét nhất trong trường, thường ngáng chân các giáo viên khác, có người tranh giành chức vụ với thầy liền bị thầy báo làm giả luận văn, có người tranh giành phòng công vụ, liền bị vu khống có quan hệ với sinh viên nữ, điều tra loạn hết cả lên.
Rốt cuộc thầy là nhân vật chính diện hay phản diện, đến bây giờ tôi vẫn không thể quyết định được.
Cái gọi là một lá che mặt, không thấy Thái Sơn, để chỉ rằng hình dáng của cuộc sống không chỉ như bạn nhìn thấy, chỉ khi bước ra khỏi góc nhìn của bản thân, nhìn nhận một cách công bằng sẽ phát hiện ra cuộc sống vẫn còn có một chân tướng khác.
Để tôi kể tiếp, tôi từng làm một chuyện rất vô vị, mấy năm trước tôi viết bài trên mạng, có một người điên cuồng chửi bới tôi, dường như trong mỗi bài viết của tôi đều có bình luận của anh ta, nói tôi là một nhà văn ấu trĩ, viết vô căn cứ, kích động cảm xúc, buồn cười nhất chính là một lần, tôi dùng nhầm một biểu tượng, anh ta để lại bình luận mấy trăm chữ nói tôi là một nhà văn rác rưởi, từ cái hành vi cẩu thả này có thể nhìn ra tôi là một người mù chữ.
Vì thế, tối cũng có chút hứng thú với anh ta, tôi muốn biết rốt cuộc anh ta căm ghét tôi đến thế là vì lý do gì?
Bất cứ việc gì đều có nhân quả, cho nên tôi quyết định kiểm tra từ đầu, anh ta là tiểu V, có mấy nghìn Fan, trang cá nhân của anh ta có để lại phương thức liên hệ, tôi thêm Weixin, nói anh ta viết rất hay, rất có tài năng, để anh ta cho tôi một cơ hội thưởng thức văn của anh ta. Anh ta nhanh chóng đồng ý kết bạn, mặc dù người này cùng tôi nói chuyện luôn tỏ thái độ cao quý, còn dễ dàng để tôi phát hồng bao cho anh ta, nói Fan cần có đóng góp của mình, nhưng sau khi lướt xem vòng bạn bè, tôi phát hiện ra người này không phải người xấu.
Nói như thế nào nhỉ? Anh ta chỉ là một người không được như ý muốn, anh ta gửi bản thảo cho rất nhiều nhà xuất bản nhưng đa số đều bị trả lại, anh ta có giấc mộng văn học rất thuần khiết, nhưng không đủ kinh nghiệm cũng như thiên phú, vì thế những con chữ vất vả viết ra đó đều bị trả về, nhưng anh ta trong cuộc sống rất nỗ lực, không có việc gì thì cùng bạn bè đánh bóng rổ, có lúc sẽ cho chó mèo lang thang ăn, trong vòng bạn bè thường nhìn thấy thông tin anh ta khuyên góp cho người khác.
Tôi tiếp tục làm thân với anh ta, sau đó, có một lần tôi hỏi:
“Cảm thấy văn của SSY (cũng chính là tôi) như thế nào?”
Anh ta nói:
“Hắn ta là rác rưởi, là cặn bã trong giới văn nhân.”
Tôi nói:
“Sao vậy? Tôi cảm thấy anh ta cũng không tệ mà.”
Anh ta gửi cho tôi một tấm ảnh chụp màn hình, để tôi hiểu rõ ngọn ngành sự việc, thì ra, lần đầu tiên để lại bình luận cho tôi, phê bình văn của tôi chỗ nọ chỗ kia viết không tốt, tôi lúc đó tình khí cao ngạo, tức giận trả lời anh ta một câu:
“Tôi thấy mấy anh hùng bàn phím như thế nên sửa lại não rồi, nói văn tôi viết là rác rưởi, vậy cậu thử viết xem.”
Việc đáp trả khiến có thêm nhiều người bình luận bên dưới, dẫn đến việc người này bị công kích, anh ta tức đến nỗi mấy ngày không ngủ được, vì thế mà sau này bắt đầu việc trả thù điên cuồng như thế. Xét một cách công bằng, tôi đã hoàn toàn quên đi bình luận đó, cũng chưa từng nghĩ rằng một hành động vô tình của tôi lại thay đổi một người như thế, cậu bạn này trong hiện thực có lẽ là một cậu bạn ấm áp thân thiện, nhưng khi ở trên mạng, lại trở thành một người độc ác không gì sánh bằng .
Tôi suy nghĩ rất lâu, sau đó đã xóa kết bạn với anh ta, xóa mấy đoạn hội thoại của chúng tôi, đại khái ý tứ là tôi chính là người mà anh ta ghét, kết bạn cũng chỉ vì chuẩn bị một trò đùa ác, hiện tại chúng tôi đều biết thân phận của nhau, tin rằng anh ta cũng cảm nhận được, có lẽ đối phương cũng không giống như trong tưởng tượng của mình là một kẻ xấu xa đầy ác ý, hy vọng sau này cậu ấy sáng tác ra những tác phẩm tốt, trở thành một nhà văn giỏi. Sau đó, tôi gửi cho anh một vài nơi để gửi bản thảo, những nơi đó so với nơi anh ta tìm được ở trên mạng đều có thể tin tưởng hơn, nhưng tôi không biết anh ta có thử hay không.
Vài ngày sau, tôi đăng nhập vào tài khoản, phát hiện ra những bình luận ác ý đều không còn, tôi mỉm cười, cảm thấy cảm giác hòa giải này quả thật không tồi.
Thế giới của người trưởng thành, không có đúng sai thiện ác, chỉ có lập trường không giống nhau!
Người trong mắt bạn là người tốt, có thật sự là hiện thân của chân thiện mỹ?
Người trong mắt bạn là người xấu, có thật sự là xấu xa độc ác không?
Người và núi đều giống nhau, đứng ở mỗi góc độ khác nhau, xa gần cao thấp đều không giống nhau, sự phức tạp của nó bạn có thể chưa nghĩ đến.
Luận sự bất luận nhân, luận nhân vô toàn nhân. - Nói chuyện đời chứ không nói được lòng người, nói được một người chứ không nói được mọi người.
Sau khi hiểu được điều này, tôi phát hiện một mặt của thế giới rộng lớn, tôi càng dễ dàng hiểu được ác ý của người khác, càng trân trọng những thiện ý, quan điểm cách sống có thể không giống nhau, chỉ cầu không thẹn với lòng, một người làm thế nào để không mất đi tâm ý ban đầu đi thích ứng với thế giới này, tôi nghĩ chính là như vậy.
[Tinh Tư chuyển ngữ]
Nguồn: Net

Thanked by 1 Member:

#125 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/09/2020 - 20:02

Tiệm sách miễn phí giữa Sài Gòn thu hút từ trẻ nhỏ đến người già

04/09/2020 Ngọc Phượng
TTO - Nằm tại quận Bình Thạnh, TP.H.C.M chỉ vỏn vẹn với 10m2 nhưng tiệm sách có tuổi đời hơn 10 năm của ông Nguyễn Ngọc Cần (68 tuổi) vẫn thu hút được người già và trẻ nhỏ ghé qua mỗi buổi chiều tối.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiệm sách hơn thập kỷ của ông Nguyễn Ngọc Cần nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, TP.H.C.M - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Là quầy sách Phật học, nhưng người ta lại nhớ đến và gọi nó bằng cái tên thân thương là tiệm sách "ba không" bởi khách đến đây mượn sách mà không cần đặt cọc, không biên nhận và không bắt buộc phải trả lại sách. Bên cạnh đó, một số sách ông Cần bán lại với giá rẻ cho người yêu sách.
Đến giờ tiệm ông đã có tới hơn 10.000 đầu sách khác nhau. Sách được ông sắp xếp cẩn thận vào các kệ, ghi chú cẩn thận và phân ra từng loại cho khách dễ chọn lựa.
Đến với tiệm sách của ông là những người đam mê sách, có cả người già đến trò chuyện, uống cùng ông một ngụm trà và cả những đứa trẻ muốn tìm đọc một quyển truyện mình thích.
Ông Cần cho biết do trước đây mê sách nhưng không có đủ tiền mua, ông chọn cách đi mượn về đọc. Giờ khá hơn, ông muốn kết nối người yêu sách với nhau để họ có không gian và có nơi đến để chọn lựa cho mình một quyển sách vừa ý.
Bên cạnh đó ông không ghi biên nhận khi khách mượn để tạo cho khách y thức tự giác và ông cũng không kệ nệ việc trả sách để khách thoải mái xem cửa tiệm ông như thư viện và an tâm đến.
"Được bạn bè giới thiệu nên tôi đến cửa tiệm để tìm vài quyển sách về Phật học. Đôi khi đọc 1 quyển thấy hay muốn đọc đi đọc lại nhiều lần mà nếu ghi ngày trả thì mình phải đi trả ngay. Ở tiệm chú Cần không gò bó về thời gian trả nên mình cũng thoải mái mà chọn sách về đọc hơn", bà Huỳnh Thị Út (65 tuổi, Q.Bình Thạnh) chia sẻ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cứ đúng 15h - 21h hằng ngày, ông Cần lại cặm cụi mở cửa tiệm, sắp xếp lại hàng sách, pha bình trà và bắt đầu một ngày đón khách đến ‘tham quan’ cửa tiệm của mình.- Ảnh: NGỌC PHƯỢNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Điểm đặc biệt tại tiệm sách của ông Cần là khách mượn sách mà không cần đặt cọc, không biên nhận và không bắt buộc phải trả lại sách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiệm sách không chỉ là nơi để người yêu sách tìm cho mình một quyển sách ưng ý mà còn là không gian để mọi người ngồi lại trò chuyện với nhau - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Cần phân ra từng loại để khách dễ lựa chọn như ở nhà mình mà không cần ông hướng dẫn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không gian cửa tiệm chỉ vỏn vẹn 10m² nhưng bao quanh toàn sách và sách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cô Huỳnh Thị Út (65 tuổi, Q.Bình Thạnh) gửi ông Cần vài quyển sách Phật học để trao tận tay người cần nó - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG



Thanked by 2 Members:

#126 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/10/2020 - 19:52

MỘT CÂU CHUYỆN câu chuyên 100/100 sự thật
CHÚ MOI THÙNG RÁC
Gần 5 năm trước,năm 2015, mỗi sáng Hoa đem thùng rác ra để trước cổng chờ xe rác đến lấy
Một buổi sáng Hoa thấy một chú em trông khá già, rất lem luốc, nhỏ thó, khuôn mặt đen xám và "xấu xí" lắm (Xin lỗi chú em)
Chú em moi các thùng rác kiếm một vài thứ có thể bán lại cho "Ve chai"
Hoa xót thương
Hoa cho chú em 2.000.đồng
Sau đó Hoa tăng 5.000 đồng
Rồi tăng 10.000 đồng
Hình như chú em canh giờ Hoa ra để thùng rác nên Hoa gặp hoài....
Và Hoa quyết định nói với chú em "Môi tháng cứ ngày 15 chú đến đây tôi tặng chú 100.000"
Chú em sững sờ và vui mừng.
Chú bỗng sợ sệt "Nhưng tui phải làm sao...."
Hoa hiểu. Hoa nói "Chú cứ bấm chuông nhà tôi lúc 8 giờ sáng tôi sẽ đưa tiền ra tặng chú"
Và từ đó mỗi tháng cứ đúng ngày 15 Hoa bỏ sẵn tiền trong bao lì xì chờ chú em đến để đưa
Mỗi Tết lì xì thêm
Mỗi lần nhận bao lì xì chú em luôn chấp tay nói "Cháu cầu xin trời cho bác sống lâu để cháu có gạo ăn"
Đẫ gần 5 năm
Chuyện làm phước thiện nhỏ xíu như hạt cát trong sa mạc
Nhưng niềm vui của một con người kém may mắn là một sự an tâm cho bữa cơm mỗi ngày.
Chú em cho biết chú gần 60 tuổi (Lúc đó)
Chú em không có gia đình sống dưới mái hiên của một ngôi nhà nào đó
Chuyên này Hoa không cho ai trong gia đình biết
Một làn Hoa bị cúm nặng năm 2018, phải nhờ con dua tiền cho chú
Cách nay vài tháng "ông chằng" của Hoa hẹn bạn đến lúc 8 giờ sáng
Nghe tiếng chuông cổng
Ông chằng ra hoi "Ai?"
Chú em sợ sệt nói "Bác gái cho tui tiền mỗi tháng"
Mình hồi hộp sợ bị la vì "Lương hưu nghèo còn bày đặt làm phước thiện...."
Nhưng không Ông chằng nói với con "Má làm vậy hay lắm"
Có nhiều làn mình bận, chưa kịp ra chú êm bấm chuông lần thứ hai!
Mình vội ra, còn mỉm cười xin lỗi chú phải chờ!
Cám ơn các bạn và các em đã đọc một câu chuyên tầm thường nhưng chứa đựng một tấm lòng của cô giáo đã về hưu Và niềm vui của một con người quá kém may mắn !
Saigon, 22/10/2020.
Xin giúp đỡ những người kém may mắn bằng việc làm thiết thực,dù nhỏ bé!
Không hiểu sao Hoa cứ tâm niệm câu nói của Mẹ THERESA "Nếu không cứu đói được cả thế giới Hãy cứu đói một người".
HOA CHÚ THÍCH THÊM: Cách nay mấy tháng Hoa đã tăng lương cho chú: Hai tháng đến nhà Hoa một lần và lãnh 250 ngan (2 tháng)
P/S: Hoa chụp lén chú em vừa nhận tiền Hoa tặng và đang đạp xe đi tìm những thùng rác khác
Bui Duong Hoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#127 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 16:14

QUÁN CÀ PHÊ KÝ ỨC

Bạn nhắn, em còn ở Đà Lạt không? Nếu còn thì ghé cà phê Tùng uống giùm anh một ly cà phê nhé. Hơn 40 năm trước mỗi khi lên Đà Lạt anh vẫn ghé đó hàng đêm…
Tranh thủ lúc rảnh rỗi trước khi ra sân bay, tôi ra đầu đường vẫy một chiếc xe ôm, nói, cho tôi ra cà phê Tùng. Bác xe ôm nhanh miệng: ở khu Hòa Bình phải không cô, quán này hồi xưa chỉ có nhạc Trịnh.

Khu Hòa Bình chính là trung tâm thành phố, nơi có chợ Đà Lạt, có chợ đêm ăn uống, có những tiệm ăn và quán cà phê từ lâu đã quen thuộc với người Đà Lạt. Cà phê Tùng là một trong những địa chỉ như vậy. Như lời bạn kể, có mặt từ những năm 60 của thế kỷ trước, cà phê Tùng là nơi gặp gỡ của văn nghệ sĩ ở Đà Lạt hay từ nơi khác đến…
***
Bây giờ quán cà phê Tùng vẫn còn nơi địa chỉ cũ như trong ký ức của bạn. Nằm trên con đường một chiều nho nhỏ, vỉa hè hẹp chỉ để được vài xe máy, mặt tiền không có gi đặc biệt ngoài cái bảng hiệu Cà phê Tùng trông rất đỗi khiêm cung, ai không chú ý thì đi ngang qua vài lần cũng không nhận ra. Quán là gian nhà phố một lầu, tầng trên là nơi sinh hoạt gia đình, toàn bộ tầng trệt dùng làm quán. Hai dãy ghế kiểu xưa kê sát tường, hai dãy bàn thấp và một số ghế dựa nhỏ kê phía ngoài. Mặt tiền là khung cửa kính lớn lấy ánh sáng, được tận dụng gắn một kệ nhỏ để vừa ly cà phê hay ấm trà, có thể kéo chiếc ghế nhỏ ngồi đây nhìn ra đường hay xéo bên kia là khu chợ. Đây là chỗ ngồi đẹp được nhiều người ưa thích dù hơi bất tiện vì sát cửa ra vào.

Không gian hẹp nên đồ đạc cũng nhỏ gọn, giản dị, hòa với tiếng nhạc và cả khói thuốc lá tạo cho quán sự sự ấm cúng và thân thuộc dù lần đầu đến đây. Nhiều năm trước, khách ngồi trong cà phê Tùng nghe nhạc Trịnh lãng đãng, trò chuyện khe khẽ lịch thiệp, phần nhiều là giọng Huế hay giọng Quảng… Thời chiến tranh dân miền Trung hay đổ vào phía Nam, vô Sài Gòn, nhưng ở Đà Lạt có nhiều người Huế, phải chăng vì hợp với không khí và thời tiết nơi đây hơn cái nóng quanh năm của Sài Gòn? Mà người xứ Huế sống ở Đà Lạt không thành văn nhân mới lạ!

Bây giờ chỉ khi vắng khách mới có nhạc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An với những giọng ca nổi tiếng Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Sĩ Phú… Còn ban ngày quán để nhạc Âu Mỹ thập niên 60, 70, hợp với cả người già và người trẻ. Thỉnh thoảng có nhạc hòa tấu. Giờ cao điểm khoảng từ 8 – 11g trong quán không lúc nào còn chỗ trống. Khách đến quán chấp nhận ngồi cạnh nhau, chung một chiếc bàn hẹp trên để đủ thứ: cà phê, trà, sữa chua, nhìn vô không biết ai dùng thứ gì…

Bây giờ trong quán người trẻ nhiều hơn, họ đi từng nhóm, khá ồn ào, giọng Bắc với tone giọng cao và to nhiều hơn, giọng Huế nhỏ nhẹ và giọng pha hơi cứng của người Đà Lạt như trở thành thiểu số. Rất ít khách ngồi một mình ở quán, cũng ít khách kêu cà phê đen hay cà phê sữa nóng. Khách đi từng đôi hay nhóm, uống cà phê đá, bạc xỉu, sữa chua… miệng nói chuyện mà tay và mắt không rời màn hình điện thoại, ipad… Nhiều ánh mắt lạ lẫm nhìn khi thấy tôi ngồi viết vào cuốn sổ tay những dòng tùy bút này. Viết bằng bút không còn là thói quen của nhiều người, hay là đã có 1, 2 thế hệ mất thói quen này từ khi máy tính ra đời? Để thử gửi cho bạn mấy trang viết xem anh có còn nhận ra chữ của tôi không?

Chỉ khoảng hơn một tiếng ngồi trong quán Tùng đã thấy có gần chục người bán vé số ghé vô mời mua cả hai loại vè số các tỉnh và “vé số kiểu Mỹ”. Mấy người đều mua “vé số kiểu Mỹ”, có lẽ vì giải thưởng lớn hơn nhiều lần… cơ may chỉ có giá chưa bằng một ly cà phê, quá rẻ cho một hy vọng đổi đời!
***
Nếu trước 1975 Đà Lạt là khu nghỉ mát phục vụ cho miền Nam thì sau đó, Đà Lạt là thành phố du lịch quen thuộc của người dân cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đến đây mùa nào cũng đông, mai mốt hàng tuần sẽ có chuyến bay thẳng từ Vũ Hán (Trung quốc) đến đây mang theo sự xô bồ nhiều hơn... Không biết sự yên tĩnh hiếm hoi của những quán nhỏ ở khu Hòa Bình có còn giữ được? Trên đà “phát triển” phục vụ du lịch, Đà Lạt đã mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhanh. Nhà cao tầng hiện đại, quán ăn quán cà phê cửa hàng sang trọng mọc lên như nấm ở khu trung tâm và những con đường quanh đó. Xe cộ nhiều hơn, Đà Lạt cũng vội vã thức khuya và dậy sớm hơn.

Tuy nhiên, nhiều vốn quý của Đà Lạt như hệ thống biệt thự đẹp như cổ tích, một số thắng cảnh nổi tiếng… đã bị hư hỏng, biến dạng. Quanh Hồ Xuân Hương có quá nhiều công trình dịch vụ mới với những kiểu dáng phong cách khác nhau, không khỏi làm người ta liên tưởng đến cái ao ở làng mà mỗi nhà quanh đó có thể tùy tiện bắc cái cầu ao tắm rửa, ngăn mặt ao nuôi bèo hay thả đám rau muống hay cho giàn bầu bí, thật là tiện dụng! Cảnh quan đô thị nói chung hay cảnh đẹp Dà Lạt nói riêng đâu phải cái ao mà có thể chia sẻ “sở hữu” cho những ai đầu tư du lịch để khai thác vô tội vạ? Bên cạnh đó Đà Lạt còn có những khu du lịch mới mất đi tính chất thân thiện với môi trường vì để xây dựng người ta đã phá hủy rừng và cảnh quan tự nhiên.
***
Cũng may, nhờ bạn nhắc mà tôi còn có phút giây nhớ lại một Đà Lạt xưa êm đềm trong quán nhỏ. Cà phê Tùng vẫn được nhiều người nhắc nhớ. Khách sành cà phê nếu từng biết cà phê Tùng đều khẳng định, chất lượng cà phê ở đây không đổi, vẫn ngon như hàng chục năm qua. Trên mạng và trong một số sách về du lịch có một số bài viết giới thiệu cà phê Tùng với bạn bè quốc tế. Bây giờ khách đến với cà phê Tùng không chỉ như đến một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng, mà còn là đến với một nơi lưu giữ một phần lịch sử và những câu chuyện về Đà Lạt. Vì vậy khách đông hơn cũng là điều đáng mừng…

Nhưng sao trong tôi vẫn có chút gì luyến tiếc, dường như không khí của cà phê Tùng xưa kia, “cái hồn” của một không gian văn hóa đã mất đi, chỉ còn trong hoài niệm và ký ức… Bỗng nhớ quán cà phê nào đó ở đâu đó mà có lần tôi tình cờ lạc bước ghé vào, cũng là một quán nhỏ xưa cũ kỹ chỉ phục vụ ít người thôi, khách không trò chuyện mà im lặng đọc sách hay nghĩ ngợi, cũng không sử dụng điện thoại và internet trong quán. Vào đây chỉ để thưởng thức cà phê ngon, để được yên tĩnh, đọc và suy nghĩ…

Một quán nhỏ như vậy ở Đà Lạt để sống lại một không gian Đà Lạt xưa, yên bình và thanh thản, lãng mạn và cô đơn… ước mơ đó có là một điều không tưởng?
24/10/2020
Hậu kc Nguyễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#128 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/10/2020 - 16:24

KÊU GỌI GÓP QUẦN ÁO CŨ CHO ĐỒNG BÀO BỊ BÃO LŨ

Hiện ở các vùng như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh... hàng ngàn gia đình đang gặp khó khăn về quần áo khô và sạch. Nước ngập và lũ đã làm trôi hoặc hư hại tất cả tài sản tư trang, nhiều ngày qua, nhiều người chỉ có một bộ quần áo mặc ướt rồi lại khô, không có gì để thay khi nước bắt đầu rút.

Một người bạn có gia đình ở Quảng Trị cho biết dân chúng đang thiếu thốn quần áo khô và sạch. Người già, trẻ em, phụ nữ... trông chờ vào việc đường đi bớt khó khăn để các xe tải quần áo có thể vào được, phân phát cho họ.

Chùa Từ Hiếu (quận 8) trong chuyến đi cứu trợ dài ngày, sẽ đến Quảng Trị (30/10), Quảng Bình (31/10) kêu gọi quý cô bác anh chị em đóng góp quần áo cũ cho đồng bào ở hai vùng này.

Hạn chót gởi về, xin là ngày 27/10/2020.

Vì nhằm cho mục đích phải sử dụng tức thì, rất mong nhận được quần áo cũ tương đối, và cần nhất là sạch, để người dân có thể dùng mà không cần qua khâu, vá hay giặt lại. Xin quý cô bác anh chị em mở lòng lưu ý.

Quần áo cũ, xin vào bao sẵn, cột lại, mang đến
Chùa Từ Hiếu 59D Dương Bá Trạc, P1, Q8, Sài Gòn.


Chân thành cảm ơn quý cô bác anh chị em.

Thanked by 2 Members:

#129 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/11/2020 - 19:51

NGƯỜI PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ?
Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố cực khó. Thời hạn trả lời là một năm, nếu không giải được câu đố thì Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Người phụ nữ thật sự muốn gì?
Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng bó tay, nên với Arthur quả là một thử thách quá lớn, nhưng như vậy vẫn có cơ hội sống hơn là bị giết, Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, Ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị Cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Cuối cùng mọi người khuyên vua là nên đến hỏi mụ phù thuỷ già, có lẽ chỉ còn mụ ta mới có thể giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần, Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Mụ ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Gawain - Hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn Tròn, người bạn thân nhất của nhà vua.
Arthur thất kinh. Mụ ta vừa xấu vừa bẩn thỉu, Ngài chưa từng thấy ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Gawain nói với Arthur rằng sự hy sinh này của chàng làm sao có thể so được với huyết thống Hoàng Gia, sự tồn tại của Hội Bàn Tròn và Vương Quốc Anh. Chàng Hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình".
Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa giải được một chân lý. Quả thật Vua nước láng giềng rất hài lòng và cho Arthur khỏi án tử hình.
Nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng Hiệp sĩ. Tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng Hiệp sĩ Gawain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái đẹp tuyệt trần đang nằm đợi chàng.
Cô từ tốn giải thích, là vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng một mụ phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, cô sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà suốt 12 tiếng/ ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay là ban đêm. Gawain bắt đầu cân nhắc: "Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng vào ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần".
Gawain cuối cùng đáp rằng: "Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được".
Câu trả lời tất nhiên làm cho phù thuỷ hài lòng và nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng. Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.
Cuối đời, Hiệp sĩ Gawain của chúng ta thường dặn dò con cháu: "Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
(Sưu tầm)

Thanked by 2 Members:

#130 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/09/2021 - 21:39

11.9

Ngày này 20 năm trước, buổi tối mình đi dự đám cưới một bạn cùng cơ quan, bạn mình ở nước ngoài gọi về báo tin nước Mỹ bị tấn công. Mình ngơ ngác không hiểu, hỏi mấy người ngồi cùng bàn tiệc, mọi người nói: tin xạo ke đó, nước Mỹ làm sao mà bị tấn công? Ai tấn công nổi nước Mỹ? Máy bay làm sao mà đâm được vào tòa nhà, rồi: nhà nào mà cao đến độ ngang tầm máy bay...
Sáng hôm sau báo chí tràn ngập tin bài hình ảnh... Gớm là nhiều người quanh mình cứ hớn hở như CNXH đã thành công ở VN ấy! Nhiều người hả hê vì Mỹ bị tấn công, ca ngợi bọn khủng bố như “anh Chí Phèo giết Bá Kiến!”, khác hẳn hồi nghe tin LX sụp đổ họ buồn bã và bị sốc như nước mình gặp đại họa đến nơi rồi!

Hồi đó, 2001, chỉ vì mình tranh luận về việc khủng bố làm nhiều người Mỹ chết, như vậy là vô nhân đạo, ui giời mình bị bao nhiêu người mắng mỏ, cả một người (nay thì đã từng là bạn) mắng cho là “bà ngu lắm về chính trị!”.
Đến bây giờ nhiều người mắng mình hồi ấy... đã định cư ở Mỹ cùng con cái, gia đình. Dù vẫn chửi cái thằng Mỹ Bá Kiến nhưng chửi khẽ chửi duyên, còn chửi thằng Chí Phèo khủng bố to hơn, cay hơn, căm phẫn ko khác khi xưa chửi Mỹ!
***
Năm 2013 mình đến New York, đi lang thang một mình ở khu trung tâm, đến khu Tưởng niệm và bảo tàng, đứng lặng một lúc... Thật tình lúc đó chỉ ước mong một ngày nào đó nước mình có được một khu tưởng niệm (thật đẹp và giản dị) tất cả nạn nhân cuộc chiến tranh vừa qua, không còn bên này bên kia, chỉ còn sự thấu hiểu và yêu thương.
Hai mươi năm rồi.
Mọi đổ vỡ mất mát dù to lớn đến đâu cũng sẽ xây dựng lại được. Nhưng mất niềm tin thì không gì có thể lấy lại được.
Xây dựng công trình vĩ đại thế nào cũng có thể nhưng để xây dựng niềm tin dù nhỏ bé thì không hề dễ dàng.

Hậu kc Nguyễn

Thanked by 1 Member:

#131 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/11/2021 - 20:44

Hiện tượng lịch sử: Có Vua thì không có nội chiến

Sau năm 1945, một loạt triều đại phong kiến bị xóa sổ trên thế giới. Nhưng đồng thời cũng có thể ghi nhận, hầu hết các nước xóa bỏ Vua đều xẩy ra nội chiến. Ngược lại, những nơi nào còn giữ được ngôi báu thì đất nước đó thường yên ổn, hòa bình thống nhất và thịnh vượng.

Tại Việt Nam, vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Trong Hồi ký “Con Rồng nước Nam”, Bảo Đạo đã thừa nhận đó là quyết định "thiếu thông tin”. Thực sự đó là sai lầm lớn, trên thực tế đã nhấn chìm sự nghiệp chính trị của cá nhân ông, làm ông mất đi sự ủng hộ của những người yêu nước, tôn trọng truyền thống dân tộc. Hơn nữa, nó còn gián tiếp đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu nhất trên thế giới, tính từ sau Đại chiến.

Tại Châu Âu, sau Đại chiến cũng là lúc phong trào phản phong lên cao, với việc ra đời một loạt các nước XHCN. Riêng tại Hy Lạp, một nước thuộc Đông Âu và chủng tộc Slaver đã xảy ra cuộc nội chiến đến năm 1949 mới ngã ngũ. Tuy nhiên, sự bất ổn chưa dừng lại, nhiều cuộc đảo chính và bạo lực đã diễn ra trong thời gian 1965-1974 ờ nước này.

Tại Hungaria 1956 và Tiệp Khắc 1968 cũng xảy ra những tranh chấp chính trị khốc liệt dẫn đến các can thiệp quân sự của Liên Xô.

Trong khi đó, tại các nước có Vua hoặc nữ hoàng, thịnh vượng và giàu có tiếp tục được vun trồng, đó là Na uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Anh Quốc. Riêng Tây Ban Nha tái lập chế độ quân chủ từ năm 1975.

Chế độ quân chủ của vua Fabruk ở Ai Cập kết thúc vào năm 1952. Tất cả các đời tổng thống sau đó đều “có chuyện” Naguib bị phế truất và cầm tù, Nasser chết đột tử ở tuổi 52, Sadat bị ám sát, Mubarak bị lật đổ và cầm tù; Mosri bị lật đổ, cầm tù và chết trong tù. Còn tổng thống đương nhiệm Sisi thì chưa rõ cái kết sẽ ra sao.

Trong các nước thế giới Ả Rập khác, chế độ quân chủ sụp đổ tại Iraq vào năm 1958, tại Yemen năm 1962, tại Lybia năm 1969. Mọi người đều đã biết các quốc gia này hiện trạng lanh tanh bành ra sao. Ở chiều ngược lại, chế độ quân chủ vẫn đang hiện hữu tại Jordan, Morocco, Sau đi và 5 nước vùng Vịnh khác. Nhưng nơi này đang tạm coi là ổn định và giàu có.

Sau năm 1945, Châu Phi da đen (black Africa) chỉ còn hai nước quân chủ đó là Ethiopia và Swaziland, mà tên mới là Eswatini.

Năm 1974, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ, Ethiopia dường như ngay lập tức sa vào chiến tranh và nội chiến tàn khốc cho đến khi lãnh thổ bị chia cắt, một quốc gia mới Eritrea đã ra đời vào năm 1993. Trong khi đó, tiểu quốc Swaziland tuy nghèo nhưng không hề có nội chiến.

Tại Thái bình dương xa xôi, đảo quốc Samoa xóa bỏ chế độ phong kiến vào năm 1962 nhưng vua Tanumafili được giữ chức quốc trưởng cho đến khi chết. Đây là một nghĩa cử rất tuyệt vời của người Samoa đối với vị vua của mình.

Châu Á còn khá nhiều nước còn Vua, đó là Nhật Bản, Butan, Malaysia, Bruney, Thái Lan, Campuchia và các vị vua này đã đóng vai trò rất tốt cho việc giữ gìn sự ổn định và phồn vinh. Ví dụ, các vị tướng Thái đã nhiều lần coi trời bằng vung, nhiều lần làm đảo chính lật đổ chính phủ nhưng đều chịu quỳ gối khi yết kiến vua.

Tại Trung Quốc, hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị năm 1945 cũng là lúc cuộc nội chiến đẫm máu diễn ra giữa phe Tưởng và phe Mao kết thúc vào năm 1949 với việc thành lập nước CHND Trung Hoa. Nhưng máu của người Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ dưới sự cai trị tàn bạo của Mao Trạch Đông. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thể thống nhất Đài Loan, thể chế cũ của Trung Hoa dân quốc.

Còn Campuchia, Xihanuk bị phế truất năm 1972 cùng lúc với cuộc nội chiến giữa phe Lonon và phe Mao ít của Polpot diệt chủng. Campuchia chỉ trở nên yên ổn khi Xihanuk hồi hương và chế độ quân chủ được khôi phục.

Sự việc ở Afghanistan nữa, từ khi vua Khan bị đảo chính năm 1974, nước này chưa bao giờ yên tiếng súng!

Bài viết này không có ý định đúc rút ra “lý luận” rằng chế độ phong kiến là ưu việt hay có những lợi ích nào. Tuy nhiên qua những hiện tượng thực tế, có thể rút ra một số cảm nghĩ.

- Vua chúa là sản phẩm của lịch sử lâu đời, là tượng trưng cho truyền thống dân tộc và tự hào dân tộc. Đó là một chỗ dựa tinh thần chung cho tất cả mọi người dân, một cái đich để hướng đến.
- Mọi người trong cùng một đất nước rất cần những giá trị chung, tôn ti trật tự chung để gìn giữ. Khi lật nhào phong kiến, rất nhiều quy ước đã được vun đắp trong hàng ngàn năm bị phá vỡ.
- Không ai có thể để đủ tư cách để đứng ngoài, đúng hơn là đứng trên các đảng phái, phe nhóm như vua hay nữ hoàng. Tư thế này rất quan trọng khi cần thiết giải quyết sự đụng độ giữa họ với nhau. Đây chính là vai trò kết nối, đoàn kết của vua hay nữ hoàng.
- Lý Thường Kiệt từng viết “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, cho thấy quan niệm xưa đã đồng nhất giữa vua với đất nước, yêu nước là yêu vua. Việc hạ nhục, phỉ báng Vua (tội nặng theo Luật pháp Thái) là điều không nên vì vô hình chung, nó chống lại truyền thống và sự đoàn kết.
Ngoc Quang Dang
20/9/2021

Thanked by 1 Member:

#132 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2021 - 19:35

'Ở đây không bán cho người Sài Gòn'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


22/11/2021 Ngọc Thịnh

Tôi đọc tấm bảng treo nội dung trên trước cửa một quán ăn ở Đà Lạt, tim tôi như bị trúng tên.
Nhà tôi 4 đời là dân Sài Gòn. Hai đứa con tôi dân Sài Gòn “lai” Đà Lạt. Tháng 7.2021,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở TP.H.C.M bước vào giai đoạn khốc liệt, gia đình tôi đứng giữa 2 chọn lựa: ở Sài Gòn quê nội, hay về Đà Lạt quê ngoại.
Tôi dắt díu mẹ và con chạy về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Dọc đường, bạn bè cho biết việc khai báo ở trạm Madagui là cực kỳ gian khổ. Và lên Đà Lạt muốn lưu trú khách sạn phải tiêm đủ 2 mũi. Mẹ tôi già, 2 lần đột quỵ, sáng sớm đã phải dậy đi xét nghiệm để xin giấy âm tính, chạy lên Đà Lạt là một quãng đường dài, chờ đợi lâu e không ổn. Hơn nữa, cả nhà 5 người chưa ai tiêm mũi nào, nói gì “ở trển đòi phải đủ 2 mũi”. Thế là vừa ra cao tốc, tôi ngoặt tay lái ra hướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nhờ người bạn cưu mang chỗ ăn ở.
Sau khi cách ly đủ 14 ngày, làm xét nghiệm 3 lần, cả nhà được tự do đi lại. Ngày đầu tiên ra ngoài, vừa dừng xe biển số TP.H.C.M trước cổng chợ Mũi Né, bảo vệ bước tới tra hỏi. Ngày thứ 2, tôi ra cảng cá ở Hòn Rơm mua cá gửi về TP.H.C.M cho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, vừa đứng lớ ngớ thì một toán người ập đến. Họ hỏi thì nhẹ nhàng, nhưng những người dân ở cảng thì chỉ trỏ. Có ông vai khiêng sọt cá, miệng nói tay chỉ mấy anh công an: “Dân Sài Gòn đó, mấy anh hốt hết đi cho tui”.
Đến nước này thì tôi hiểu, họ thấy xe tôi biển số TP.H.C.M nên đã điện báo chính quyền.
Ngày thứ 3 tôi đi ra chợ. Lần này cẩn thận hơn, tôi vòng xe ra phía sau và đậu trên con đường vắng. Một bà cụ, ước ngoài 70, từ trong nhà nhón mắt nhìn ra, hỏi “người ở đâu đến đó?”. Tôi đáp: “Dạ, con ở Sài Gòn”. Bà nghe xong, bước hẳn ra hàng rào xua “dân Sài Gòn thì đi chỗ khác mà đậu”…
Đấy là tôi đã xét nghiệm đủ 3 lần và có giấy xác nhận đã hết thời gian

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà còn bị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như thế. Lúc đó, tại Phan Thiết số người được tiêm vắc xin rất ít và người dân lo sợ âu cũng là điều dễ hiểu. Hôm nay, Đà Lạt đã phủ kín vắc xin mũi 1 và phủ mũi 2 cũng không ít, nhưng vẫn kỳ thị người Sài Gòn có thẻ xanh vắc xin thì thật lòng tôi không thể hiểu.
Tôi cảm thấy bị tổn thương vì bị kỳ thị ngay chính đất nước của mình. Dù người dân TP.H.C.M phải làm việc dưới nhiều áp lực, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia, đổi lại nhận được sự kỳ thị, xua đuổi.
Ở đời, môi đã hở thì răng đương nhiên sẽ lạnh. Đôi môi Sài Gòn hở, các tỉnh nghĩ răng của mình không khua lập cập hay sao? Và nếu kinh tế TP.H.C.M đi xuống, kinh tế và đời sống người dân nhiều tỉnh khác sẽ ổn chắc?
Tôi nghĩ thay vì kỳ thị, nếu hiểu người dân sẽ thương người Sài Gòn. Thương vì họ đang đánh đổi rủi ro

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của mình để đổi lấy, trước mắt là vì cuộc sống bản thân, kế đến là vì sự duy trì, phát triển nền kinh tế đầu tàu của cả nước. Đơn giản, nền kinh tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không thể, và không được phép sụp đổ.

Thanked by 1 Member:

#133 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/02/2022 - 14:44

XIN YÊU THƯƠNG ĐẾN VƠI HẬN THÙ

Là câu hát trong một bài ca xuân. Có vài ca khúc Xuân tôi yêu thích mà có người coi thường là “bolero sến súa”, lại có người đến bây giờ vẫn coi đó là dòng nhạc “ph.... đ....” vì có hình ảnh người lính khác chiến tuyến. Từ sau 1975 khi về Sài Gòn tôi mới biết những bài hát này, đó không phải là những bài hát nổi tiếng nhưng lời ca và giai điệu của nó đã mãi nằm lại trong một góc sâu của trái tim tôi...

Bởi vì, tình cảm trong những bài hát ấy thật trong sáng, ngọt ngào, chân thật... Và đúng là hát về mùa xuân, giai điệu của mùa xuân, lời ca của con người chờ đón mùa xuân, dù mỗi bài là một tâm trạng một hoàn cảnh cụ thể.
Bởi vì giai điệu mang âm hưởng quê hương da diết hay vui tươi rộn rã đều thẫm đẫm tình nghĩa gia đình, tình yêu đôi lứa, trách nhiệm với tổ quốc... và trên hết là mong muốn đoàn viên và ước vọng hòa bình cho đất nước.

Bởi vì, lời ca không là ngợi ca sáo rỗng hay động viên tuyên truyền... mà là ân tình là dành cho CON NGƯỜI cụ thể như người mẹ già, đàn em nhỏ, em gái hậu phương, người lính nơi tiền tuyến, người nông dân một sương hai nắng, bạn bè, đồng đội... Qua đó là tình yêu dành cho quê hương VN đau đớn và chia ly vì chiến tranh.
Chiến tranh dù khốc liệt và dài lâu đến đâu cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Hòa bình và khát vọng về hòa bình mới là sự vĩnh cửu mà con người hướng đến. Vì thế, tôi nghĩ những bài hát tràn đầy sự nhân văn như thế sẽ mãi còn được nhiều người yêu thích.

Bạn nghe thử nhé, các ca sĩ hát những bài này đều hay, nhưng tôi thích những bản dưới đây.
-Phiên gác đêm xuân (NS NGuyễn Văn Đông): ca sĩ Thế Sơn hoặc Thanh Hà
-Xuân này con không về (NS Trịnh Lâm Ngân): ca sĩ Quang Lê
-Cánh thiệp đầu xuân (NS Minh Kỳ- Lê Dinh): ca sĩ Kim Anh/Phương Anh
- Mùa xuân đầu tiên (NS Tuấn Khanh): ca sĩ Phương Anh/ Như Quỳnh-Thế Sơn
Ngoài ra, Ly Rượu mừng (NS Phạm Đình Chương/Văn Phụng, ban hợp ca) hay Em còn nhớ mùa xuân (NS Ngô Thụy Miên, ca sĩ Khánh Ly/Sĩ Phú) cũng là bài hát tôi yêu thích...

Còn rất nhiều bài hát mừng xuân sáng tác ở miền Nam trước năm 1975, và nếu bạn để ý sẽ thấy những ca khúc ấy thường được trình bày đơn ca, vài bài song ca nam nữ, hiếm bài hợp ca. Tâm trạng tình cảm thể hiện bằng giọng đơn ca nam hay nữ “tròn vành rõ tiếng” làm cho người nghe cảm nhận được sự rộn ràng hay sâu lắng của không khí đón chào năm mới, sự da diết nỗi nhớ mong và tình yêu dành cho người 'lính chiến" xa nhà. Tôi nhận ra một điều giản dị: sự chán ghét và căm thù chiến tranh thật sự bắt đầu từ tình yêu những điều bình dị của quê hương, yêu thương gia đình, yêu thương con người... chứ không phải từ những lý tưởng cao siêu và xa lạ. Nhưng tiếc rằng không phải lúc nào ở đâu con người nói chung, người lính nói riêng có thể tỏ bày tình cảm ấy.

Mùng Một Tết – nghe những bài hát này như một lời cầu mong người VN thật lòng yêu thương nhau hơn, hy vọng một ngày lòng người không còn chia ly và đất nước thái bình thịnh vượng.
1/2/2022
Hậu Kc Nguyễn

Thanked by 1 Member:

#134 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/02/2022 - 16:24


TẾT…
Tôi đã chỉ được "ăn" 18 cái Tết ở quê nhà, mà còn phải trừ đi 3,4 cái Tết khi mình còn quá nhỏ để ý thức được.

Miền Bắc, nơi chôn nhau cắt rún, tôi chỉ còn nhớ mài mại cái Tết giáp cuối. Lần đó, được bố dẫn ra Hải Phòng thăm ông Giáo Hội (mãi sau này biết ông Giáo là em cùng cha khác mẹ của Ông). Ông Giáo thương lắm, bữa ăn cho ngồi trong lòng ông, để ông gắp cho ăn. Tôi chỉ còn nhớ mùi vị cà-rốt sao mà cay thế...

Tối đến ông bắt phải vào giường ngủ chung. Nửa đêm muỗi đốt quá, tôi ngỏm dậy giết muỗi. Giết được dăm con - chưa thấm vào đâu - ông tỉnh dậy, mắng: "Cháu không được sát sinh, tội chết..." rồi lôi đi bắt rửa tay sạch sẽ...

Tết sau đó, 1955, tôi đã ăn Tết ở trại định cư Bình Xuyên, Sài Gòn (Chợ Lớn), bên kia cầu Nhị Thiên Đường. Tối hôm đầu, Cậu dẫn ba thằng con trai đi ăn phở xe. Cố lắm tôi mới ăn hết một bát, phụng phịu từ chối ăn thêm bát thứ hai. Không hiểu vì còn lạ mùi vị, hay là giận dỗi...

Nhưng đến giờ tôi chỉ nhớ rõ Tết Mậu Thân, 1968. Dù sao cũng là cái Tết cuối cùng của tôi trên quê hương, nếu không kể chuyến về thăm Sài Gòn cũng vào dịp Tết mấy năm sau. Tôi vẫn thầm cám ơn đã được hưởng cái Tết đáng nhớ Mâu Thân. Vừa đầy kỷ niệm buồn vui, hãnh diện vì những người lính chiến cũng như người dân Sai Gòn của tôi, mà còn có thể nói: tôi cũng đã biết thế nào là chiến tranh!

Hơn cả, tôi có thể xác tín rằng: trong chiến tranh người Sài Gòn, người miền Nam nói chung không hề thù hận những người lính miền Bắc. Mọi oán ghét chỉ đến khi đất nước "thống nhất", khi họ bị đối xử tàn tệ, như không cùng dòng giống. Nhìn tấm ảnh bên dưới, có thể thấy ngay trong ánh mắt của người quân cảnh - MP - sẽ không thấy một chút hận thù nào đối với những người lính trẻ măng thâm nhập từ miền Bắc, ngay cả thương hại cũng không mà chỉ như đang băng bó cho mấy đứa em ngỗ nghịch... bị đứt tay.
Luong Le-Huy
3/2/2014

Thanked by 2 Members:

#135 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/02/2022 - 20:17

Tàu lá chuối và những Tết xa quê

10-02-2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi khi Tết gần kề, tôi vẫn hay tìm mua lá chuối để trong bếp để thấy lại cái mùi Tết những năm xa quê...
Gia đình tôi là người miền Nam tập kết ra Bắc. Từ 1954 đến năm 1975 trở về quê hương đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi đã có 21 cái Tết xa ngôi nhà của ông bà nội ngoại. Vậy nhưng trong những năm ấy, dù ở Hà Nội hay nơi sơ tán thì ngày Tết của gia đình tôi bao giờ cũng thấm đẫm hương vị Tết Nam Bộ. Hương vị ấy có một đặc trưng rất riêng, ấy là mùi bánh tét gói bằng lá chuối.
Những năm sống trên đất Bắc ba tôi thường ăn Tết xa nhà, cùng đoàn Cải lương Nam Bộ ông đi khắp nơi biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ. Vì vậy, ngày Tết thường chỉ có mấy mẹ con tôi cùng láng giềng trong khu tập thể, phần lớn các gia đình cũng đều vắng đàn ông. Nhưng nếu Tết nào ba tôi không đi xa thì nhà tôi như “câu lạc bộ Thống nhất”, nhiều chú bác tập kết ghé về đây ăn Tết vì chắc chắn sẽ có bánh tét, thịt kho tàu, dưa giá củ kiệu và nhiều món ăn Nam Bộ khác.
Năm nào cũng vậy, từ khoảng rằm tháng chạp má tôi đã hỏi thăm nơi nào bán lá chuối, rồi mấy ngày sau đó dù mưa phùn lạnh thấu xương, bà cũng đạp xe đi các chợ tìm mua chuẩn bị cho việc gói bánh tét. Nhưng người ta thường bán lá chuối đã rọc, vì vậy bà phải dặn trước mới mua được mấy bó lá chuối còn nguyên cả tàu lá. Má tôi rọc tàu lá cẩn thận để không bị rách, cọng chuối thì bà chẻ ra thành những sợi dây, buộc thành bó gọn gàng.
Nếu trời hửng nắng, buổi trưa bà tranh thủ mang lá và dây chuối ra phơi cho hơi héo. Còn nếu vẫn mưa phùn gió bấc thì trước khi gói bánh, bà tự tay hơ lá và dây trên bếp lửa gần tàn. Bà không để ai làm việc này vì nếu hơ không khéo, lá bị héo gói bánh không đẹp, dây bị giòn hoặc không đủ dai, khi “cột” bánh sẽ đứt. Hơ dây xong, bà khéo léo buộc đầu hai sợi với nhau để đủ độ dài, cột bánh nhiều vòng cho chặt.
Tôi hỏi: “Sao má không cột bánh tét bằng lạt người ta bán sẵn ở chợ?” – Vì lạt dễ làm rách lá chuối. Bánh chưng gói bằng lá dong thì mới buộc bằng lạt được. Lá chuối dễ rách nên sau khi hơ lửa, má tôi không rửa mà dùng mấy chiếc khăn mềm, nhúng nước vừa đủ ẩm, nhẹ nhàng lau mấy lần cho thật sạch. Sau đó xé thành những miếng lá to nhỏ khác nhau, xếp vào thành từng xấp. Gói bánh tét không có khuôn, một “đòn” bánh tét cần khoảng 5, 6 miếng lá lớn và 4 miếng nhỏ để bọc hai đầu, chừng chục sợi dây cột chặt. Dây vụn, lá vụn và những miếng lá xấu thì xếp vào đáy nồi luộc bánh.
Có năm, má tôi còn gói cả bánh ít cũng bằng lá chuối. Gói bánh ít thì miếng lá chuối bên trong được cắt nhỏ vừa đủ quấn thành hình phễu, khi “bắt bánh” (đặt cục bột đã nặn nhân và xoa một ít mỡ cho khỏi dính) vào trong “phễu” lá gói lại theo hình tháp thì lá không rách, bột không bị chảy khi hấp bánh. Miếng lá ngoài còn tươi màu xanh mướt, gói bẻ góc làm thành chiếc bánh có hình tam giác cân gọn gàng, không cần cột dây mà khi hấp chín vẫn không bị bung ra.
Lá chuối còn được dùng khi nặn nhân bánh tét. Nồi đậu xanh nấu chín, đánh nhuyễn, để hơi se se, má tôi dùng muôi múc ra đổ trên miếng lá chuối, dàn thành hình gần chữ nhật mỏng đều chừng đốt tay. Mỡ lợn đã ướp chút muối, đường, nếu được phơi nắng thì miếng mỡ trong veo, cắt thành từng miếng dài gần gang tay, dày khoảng đốt ngón tay, đặt vào giữa dọc theo miếng đậu xanh. Cầm hai bên miếng lá chuối nhanh tay úp lại và nhẹ nhàng lăn cho nhân tròn đều, chỉ phút chốc nhân bánh tét đã thành hình trụ tròn, cục mỡ nằm chính giữa. Lúc này đậu xanh cũng đã nguội nên từ từ nhấc ra đặt lên cái đĩa lớn cũng lót lá chuối cho khỏi dính.
Đậu xanh chín thơm phức quyện với mùi lá chuối hấp dẫn vô cùng! Hấp dẫn hơn là sau khi nặn nhân bánh tét xong, má vét đậu xanh hơi xém ở đáy nồi, cho vào miếng lá chuối ấy và nắm lại cho tôi ăn, chao ôi là ngon!
Nhà tôi thường nấu bánh tét trong cái thùng tôn, bình thường dùng đựng đồ ít dùng đến, như một cái “kho” nhỏ ở góc nhà. Sáng ngày 29 Tết anh Hai tôi lấy ra cọ rửa sạch sẽ, sắp sẵn mấy cục gạch lớn thành cái bếp trước cửa nhà, chẻ đống củi đã mua từ vài tháng trước. Buổi chiều mấy má con vo gạo nấu đậu, tối bắt đầu gói bánh. Đến khuya là có thể nổi lửa nấu bánh.
Bánh tét nhỏ hơn bánh chưng và xếp vào nồi cũng khác, khi bánh chín lấy ra không phải ép cối đá như bánh chưng mà lại treo lên cho bánh chắc lại. Vì vậy nhà tôi không nấu bánh chung với nhà ai được. Hơi nước sôi mang theo mùi bánh, mùi lá chuối thơm ngọt ngào làm cho đêm đông ấm hơn và ngắn hơn. Sáng sớm 30 Tết đã có thể vớt ra những đòn bánh no tròn bốc hơi nghi ngút.
Những năm đi sơ tán về miền quê Sơn Tây mạn gần Phú Thọ, nhà nào cũng trồng chuối nên má tôi chỉ cần hỏi xin là được cả ôm những tàu chuối to và đẹp, thoải mái rọc lá, xé lá mà không lo bị thiếu. Tôi còn nhớ mãi những lần má tôi gói bánh tét ở nơi sơ tán, bà con ở đó rất ngạc nhiên hỏi: “Vì sao bác ở miền Nam mà lại biết gói cái bánh tày quê cháu?”. Bà trả lời: “Tôi cũng chỉ biết ông bà dạy sao thì làm theo vậy”. Má tôi cũng ngạc nhiên không kém khi thấy những cái “bánh chưng tày” tròn dài như đòn bánh tét, chỉ khác là nhân bằng đậu xanh không đồ chín và không có cục mỡ, như vậy để được lâu hơn, bác chủ nhà nói vậy. Nhưng bánh tày để người trong nhà ăn, không để lên bàn thờ mà chỉ cúng bánh chưng vuông.
Sự giống nhau của bánh tày và bánh tét do cùng nguồn gốc hay do hiện tượng đồng quy văn hóa thì cũng mang lại nhiều điều thú vị. Nghiên cứu lịch sử, tôi nhận thấy cần tìm hiểu thêm những hiện tượng văn hóa như thế, vì nó sẽ cho biết nhiều “sự thật” mà sử học bỏ qua không ghi chép hoặc không chú ý.
Từ khi về Sài Gòn má tôi vẫn gói bánh tét, bánh ít “để tết nhất con cháu biết mà làm”. Nhưng vài năm nay má tôi không được khỏe nên nhà tôi không gói bánh tét nữa, dù hai chị em tôi gói bánh thành thạo, các con gái biết cột bánh rất khéo, vì cứ bàn việc gói bánh tét là bà lại lo lắng đủ chuyện đến mất ngủ, như ở thời bao cấp ngày xưa...
Bây giờ ít nhà tự gói bánh vì có nhiều dịch vụ tiện lợi, ăn uống no đủ hơn nên bánh chưng, bánh tét, giò chả đâu còn là đặc biệt dù ngày Tết vẫn không thể thiếu. Mà Sài Gòn cũng chỉ còn vài nơi bán lá dong, lá chuối hay lạt tre, còn dây bằng cọng chuối thì hầu như không còn nhìn thấy... Vậy mà mỗi khi Tết gần kề, tôi vẫn hay đi chợ tìm nơi bán lá chuối, mua một xấp lá về để trong bếp cho thấy lại cái mùi Tết hồi những năm còn xa quê...
Nguyễn Thị Hậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh minh họa: internet.

Sửa bởi tuphuongsg: 08/02/2022 - 20:18


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |