Jump to content

Advertisements




Những câu chuyện nhỏ


137 replies to this topic

#106 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2019 - 13:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mình muốn hay con muốn?

Để có được cách nhìn nhận về thành công ở một góc độ giá trị thiết thực và nhân văn cho trẻ, cha mẹ chỉ cần cố gắng thay đổi cái “công thức” từ “mình muốn” thành “con muốn”.
Nghe đơn giản vậy mà khó lắm thay! Làm sao một đứa trẻ có thể đủ niềm tin rằng nó sẽ thành công, khi mà mọi hướng đi phù hợp với khả năng và sở thích của nó luôn có nguy cơ bị các bậc sinh thành phủ nhận bằng ý chí và nhãn quan riêng của họ?
Xót con mà lại hiếm hoi

Cách đây vài tuần, tôi tình cờ gặp lại một anh bạn là luật sư. Hỏi thăm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ra sao, anh bảo: “Năm nay tui cho thằng lớn đi học nghề rồi!”. Thấy tôi điềm nhiên gật gù, anh cười to: “Cám ơn chị vì đã không gặng hỏi lý do tại sao như nhiều người khác, chẳng những thế lại còn tỏ ý đồng tình với tui...”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Ủa, chứ có gì sai ở đây? Thằng con không muốn học nữa thì cho nó học nghề để ra kiếm việc đúng khả năng và sở thích của nó chớ sao? Vậy là may mắn lắm rồi vì nó còn chịu đi học nghề, không lêu lổng hư hỏng, và cũng không có ý định dựa dẫm cha mẹ mà ăn chơi, lười nhác... Mừng không hết thôi chớ mắc gì lăn tăn?”.
Anh xịu mặt kể tiếp: “Chị biết đấy! Tui chỉ có hai đứa con, nó là con trai lớn và duy nhất. Hai vợ chồng đều học hành đại học trong nước, ngoài nước về, có công ăn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như ý... Thế nên nghe chuyện cho nó đi học nghề khi mới xong lớp 9, ai cũng tỏ ra... ái ngại. Ngay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hai bên nội ngoại cũng phản đối! Nhiều khi tui bực và chán đến độ mỗi lần họp mặt đại gia đình, chẳng muốn đưa thằng nhỏ về tham dự nữa vì hễ cứ thấy nó là cô dì chú bác lại hỏi han, khích bác, gièm pha vụ nó đi học nghề, rồi so sánh nó với các anh em họ khác đang học trường chuyên, trường điểm hay đại học...”.
Nghe anh bạn kể, tôi mừng vì thấy cậu nhỏ nhà anh may mắn quá! Vậy mà rất tiếc là hiện nay, những bậc cha mẹ biết xót con kiểu như anh không nhiều, thậm chí nếu không muốn nói là “của hiếm”.

Áp lực cho con

Thật ra, nếu trách các bậc phụ huynh về chuyện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ai cũng sẽ cảm thấy... oan ức bởi nghĩ rằng việc mình muốn con học tốt để đổi đời là một điều chính đáng. “Không học để rồi đi ăn mày à!”, “Không học thì đi chăn trâu”, “Không học thì đi bán vé số...”... là những câu mắng mỏ và hăm dọa thường xuyên ở người lớn mà tôi nghe từ hồi mới bắt đầu vào tiểu học. Và nay, sau gần 50 năm, khi đầu đã hai thứ tóc, vẫn còn nghe lại những câu ấy ở các bậc cha mẹ... trẻ hơn.
Thế nhưng lạ thay! Hình như chúng ta càng mong mỏi, càng kỳ vọng thì con cái dường như càng muốn chứng tỏ ngược lại! Tôi từng nghe không ít phụ huynh than thở kiểu: “Cha mẹ cắm đầu làm ăn để lo cho con. Nó chỉ phải học thôi mà cũng không nên cơm cháo gì! Thật khổ vì con!”.
Còn chuyện so sánh con với cái đứa đáng ghét nhất là “con nhà người ta” thì vẫn rất phổ biến! Tôi từng gặp những đứa trẻ tuy học trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với mức học phí cao, thế mà cha mẹ vẫn bắt phải đi học thêm toán, Anh văn sau giờ học hằng ngày ở trường hoặc vào các ngày cuối tuần vì “học chưa bằng ai”. Tôi từng nghe nhiều em học sinh than thở không còn thời gian nghỉ ngơi và đi chơi với bạn bè vì cha mẹ bắt phải đi học luyện thi liên tục để đạt điểm SAT mức này, điểm IELTS mức nọ nhằm chuẩn bị cho việc đi du học. Không chỉ thế, ngay trong nhiều gia đình, cha mẹ còn chủ trương công khai đánh giá con cái cao thấp khác nhau để tạo sự ganh đua về học tập!?
Tôi biết có những em học rất giỏi, thậm chí cả khi đã đi du học ở bậc đại học, nhưng vẫn bị trầm cảm bởi không vượt qua nổi sự phán xét và áp lực của cha mẹ khi luôn bị so sánh với anh/chị/em trong nhà.
Có lẽ cần định nghĩa lại thế nào là thành công? Một đứa trẻ được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thành công không có nghĩa nó phải giỏi, phải học hành hoặc thi cử đạt điểm số xuất sắc.
Đó sẽ là đứa trẻ được trang bị một nền tảng tri thức phù hợp năng lực cá nhân, với sự phát triển những tính cách cần thiết cùng những thói quen lành mạnh và các kỹ năng quan trọng để đủ tự tin giải quyết mọi vấn đề của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Song trên hết, đó phải là một đứa trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc vì bản thân nó được trân trọng và công nhận đúng mức.
Nguyễn thị Kiều Oanh * 8/9/2019

Thanked by 1 Member:

#107 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2019 - 13:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cha mẹ ôm con, con có ôm mẹ cha

01/09/2019
TTO - Tôi từng đọc được rằng một nghịch lý của đời người là khi còn bé con rất gần gũi với cha mẹ, nhưng khi trưởng thành lại "xa" cha mẹ, rồi đến khi hiểu được và mong muốn "về gần" có khi đã muộn rồi.

Tôi sống ở một nước phương Tây được cho là thuộc hàng tiến bộ bậc nhất về giáo dục, nơi người ta cư xử với nhau rất ôn hòa. Nhưng khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình vẫn là đề tài đáng bàn cãi khi người trẻ thường có khuynh hướng không thích gần gũi với người lớn.
Một lần vô tình tôi xem được mẩu quảng cáo hàng tiêu dùng, có gia đình nọ quây quần bên bàn ăn. Cậu thiếu niên gương mặt tươi tắn ngồi vào ghế của mình trong khi người mẹ dọn ra món cuối cùng. Ánh mắt đầy yêu thương, người mẹ đưa tay xoa đầu con và lùa tay vào mái tóc cậu làm những ngọn tóc tung lên. Cậu khẽ cau mày, nhún vai tỏ vẻ khó chịu và đưa tay vuốt nhanh lại mái tóc cho thẳng nếp.
Phân đoạn ngắn đó có thời lượng chưa đến 3 giây nhưng khiến tôi cứ nghĩ ngợi mãi. Tự hỏi có phải mình quá nhạy cảm, hay bất cứ ai khi xem đoạn quảng cáo ấy cũng sẽ cảm thấy có chút chênh chao và hụt hẫng. Nếu như cậu trai trẻ cứ để mặc cho mái tóc hơi rối và vui vẻ mỉm cười, tôi nghĩ đoạn quảng cáo ấy sẽ có giá trị nhiều hơn vì đẹp hơn, tinh tế hơn.
Hay lần nọ đi chơi cùng gia đình một người bạn Việt Nam như chúng tôi, anh bạn của chồng tôi nắm lấy bàn tay của cậu con trai mười mấy tuổi, thằng nhóc vội rút tay lại. Sau đó, anh lại khoác vai nó, nó lập tức cúi người lách khỏi cánh tay cha.
Một cảm giác buồn khó tả dâng lên trong tôi khi nhìn lại thằng nhóc mới hơn 2 tuổi của tôi đang ngoan ngoãn trong vòng tay cha nó. Tôi tự hỏi khi thằng bé lớn hơn, lẽ nào đến tuổi biết xấu hổ cũng là lúc nó tách mình khỏi cha mẹ và cảm thấy ngượng ngùng khi tiếp nhận sự yêu thương và quan tâm, thay vì tự hào và vui vẻ.
Tôi từng đọc được rằng một nghịch lý của đời người là khi còn bé con rất gần gũi với cha mẹ, nhưng khi trưởng thành lại "xa" cha mẹ, rồi đến khi hiểu được và mong muốn "về gần" có khi đã muộn rồi.
Tôi nhớ lại mình, thấy cũng có khi mình phủ định vai trò của cha mẹ, nhất là ở giai đoạn "nửa người lớn, nửa trẻ con". Tôi nhớ đến người cha đã mất và vô cùng hối tiếc vì những điều chưa kịp nói và làm cho ông.
Tôi nhớ hình ảnh người đàn ông trung niên Thụy Điển dắt tay cha vào tiệm ăn, tỉ mẩn và yêu thương đút cho cha từng muỗng mì và nở nụ cười khi ông cụ hắt hơi làm dây thức ăn ra áo cả hai cha con.
Và tôi nhớ hình ảnh chồng tôi bước đến ngồi xuống, ôm bờ vai bố anh khi thấy ông đang ngồi một mình trước thềm nhà. Hai người đàn ông yên lặng, không nói gì cả... nhưng hình ảnh ấy đẹp như tranh, đẹp hơn tất cả những lời lẽ văn hoa trên đời.
Cuối cùng thì chúng ta mong chờ gì ở những đứa con, hẳn cha mẹ ta cũng thế. Điều mong cầu ấy đơn giản lắm... chỉ là cái ôm, bàn tay nắm chặt lấy tay cha, hay đơn giản chỉ là đừng cố sửa lại mái tóc cho ngay ngắn khi mẹ xoa đầu và vô tình làm rối tóc ta.
Phạm Thư

Thanked by 3 Members:

#108 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26905 thanks

Gửi vào 10/10/2019 - 15:49

* Cho moa chen ngang 1 câu chuyện nha Tuphuongsg .


Dân Saigon Xưa
October 2 at 10:42 AM

Làm thinh --
Tác giả :Tiểu Tử


Cái làng nhỏ đó nằm gần biển Manche, cách thành phố Étretat (miền Bắc nước Pháp) độ 10 km. Trong làng có chừng năm chục nóc gia nằm chùm nhum lại thành một khu, trừ một cái nhà nằm rời xa một mình về phía biển. Người trong làng gọi cái nhà đó là “nhà ông Lê.”
Cách đây mấy năm, ông Lê – người Việt Nam độ 40 tuổi – từ Paris ra đây mua lại cái nhà đó để làm nhà nghỉ mát. Mùa hè và các ngày lễ lớn, ông đưa vợ con – vợ người Pháp và hai con trai chín mười tuổi –

ra đây đổi gió và lâu lâu ông cho bạn bè mượn năm bảy hôm. Ông có mướn một người trong làng – tên Jean-Marie – trông nom nhà cửa và cắt tỉa vườn tược cây trái.
Mới đầu, người trong làng cứ tưởng ông Lê là người Tàu. Cho nên, họ hơi dè dặt. Chừng biết ổng là người Việt Nam, họ cởi mở hơn, thân thiện hơn. Làm như, đối với họ, người Tàu là người ngoại quốc xa lạ, còn người Việt Nam thì ít nhiều gì cũng đã từng được xem là người trong nhà! Họ càng có cảm tình với ông Lê khi biết rằng ổng qua Pháp học từ hồi mười lăm tuổi, rằng ổng tốt nghiệp trường Arts et Métiers, rằng ổng làm chức lớn trong cơ quan nhà nước,... Họ hay nói với nhau: “Vợ chồng ông Lê thật dễ thương”.
Vùng này cao hơn mặt biển hai ba chục thước mà đất lại không lài lài xuống lần khi ra gần biển như ở những nơi khác, nên không có bãi. Ở đây, biển đâm thẳng vô bờ, loại bờ đá dựng thiên nhiên sừng sững như một bức tường cao thật cao. Những ngày biển động, sóng đập vào chân tường đá nghe ầm ầm. Vì nhà ông Lê nằm cách bờ đá dựng không xa, nên vào những ngày đó, từ trong nhà nghe âm vang tiếng. Hè năm đó, ông Lê và gia đình ra đây nghỉ mát chỉ có ba tuần thay vì một tháng như thường lệ. Ông nói với ông Jean-Marie – người quản gia – rằng phải trở về Paris để đón cha mẹ từ Việt Nam qua. Ông Jean-Marie hỏi ông có định đưa ông bà cụ ra đây chơi không thì ông Lê trả lời rằng không, bởi vì ông bà cụ mới xuất ngoại lần đầu tiên nên phải đợi một thời gian cho quen với khí hậu phong thổ.

Vậy mà chỉ mươi ngày sau, thấy ông Lê chở ra một ông già tóc trắng với hai va-li hành trang. Người quản gia nghĩ: “Chắc định ở lâu nên mới mang hành trang nhiều như vậy.” Ông Lê giới thiệu: “Đây là cha tôi. Còn đây là Jean-Marie, quản gia.” Sau đó, ông nói: “Trong thời gian cha tôi ở đây, tôi xin nhờ bà Jean-Marie lo dùm việc nấu nướng giặt giũ giống như những lúc gia đình tôi ra đây nghỉ mát. Có điều là cha tôi không thể đi chợ ở Étretat như chúng tôi vẫn làm lâu nay, nên tôi nhờ ông bà lo giùm luôn vụ này. Đổi lại, tôi sẽ tăng tiền thù lao của hai ông bà lên mười phần trăm. Tôi xin ông bà chấp nhận cho.”
Sau khi gọi điện thoại về nhà bàn tính với vợ, ông Jean-Marie bằng lòng. Tiếp theo đó, ông Lê trao cho ông Jean-Marie một số tiền và nói: “Đây, tôi gởi ông bà một tháng tiền chợ. Tôi dự trù dư dả phòng khi cha tôi cần mua những gì khác, nhưng nếu thấy thiếu thì điện thoại cho tôi hay để tôi gởi ra thêm. Mỗi cuối tháng, tôi sẽ gởi tiền để gối đầu cho tháng kế tiếp, ông bà yên tâm.” Ông Jean-Marie hỏi: “Còn bà cụ đâu? Sao không cùng ra đây với ông cụ?” Ông Lê trả lời như không trả lời: “Mẹ tôi ở Paris”. Rồi sau khi nói mấy lời cám ơn ông Jean-Marie, ông bắt tay từ giã người quản gia và ông già tóc trắng để trở về Paris, vội vã như không muốn vấn vương gì nữa! Thấy ông Lê đối xử với ông già tóc bạc như là một người quen thường, ông Jean-Marie vừa ngạc nhiên vừa bất nhẫn, bởi vì ông nhận thấy rõ ràng ông già tóc bạc đó và ông Lê thật sự giống nhau như hai cha con. Ông già ở trong nhà ông Lê như một cái bóng. Ông không xem tê-lê, không nghe ra-đi-ô. Ông cứ ngồi ở salon hút thuốc liên miên, mắt nhìn thẳng ra cửa kiếng hướng về phía biển, giống như đang coi một cái gì ở ngoài đó. Ở ngoài đó không có gì hết! Không có một cái cây, không có một lùm bụi. Cỏ dại cũng không mọc cao. Mặt đất trống trơn chạy thẳng ra bờ đá dựng. Từ chỗ ông ngồi, nhìn ra chỉ thấy đất và trời. Lâu lâu, vài con hải âu bay phớt ngang, và lâu lâu trên nền trời trong xanh của mùa hè, một sợi mây đi lạc. Chỉ có bao nhiêu đó, vậy mà ông cứ ngồi nhìn, nhìn đăm đăm.
Mới đầu, ông bà Jean-Marie cứ tưởng rằng ông già không biết nói tiếng Pháp. Nhưng sau mấy lần hỏi han thấy ông trả lời trôi chảy mạch lạc, ông bà mới yên tâm. Có điều là hỏi thì ông mới trả lời chớ không thấy bao giờ tự ông gợi chuyện. Suốt ngày, ông làm thinh. Cần dùng gì thì ông viết ít chữ rồi gắn trên mặt tủ lạnh. Ông bà Jean-Marie thấy vậy cũng ráng giữ ý không làm tiếng động khi quét dọn hay đi ra đi vào. Nhiều khi, họ có cảm tưởng như trong nhà không có ai hết! Chỉ có mùi khói thuốc là nhắc đến sự hiện diện của ông già.
Ông già đó tên Lê Tư. Hồi thời trước – cái thời mà miền Nam Việt Nam chưa biết mùi c.... s.. – ông Tư là một nhà thầu xây cất rất có bề thế ở Sài Gòn. Ông giao du rộng, lại “biết cách giao du,” thêm giỏi tính toán sắp xếp nên ông trúng thầu nhiều công trình lớn của nhà nước và của các công ty ngoại quốc. Do đó, càng ngày ông càng nổi tiếng và sự nghiệp thì cứ nhân lên gấp năm gấp mười. Dù vậy, ông không bao giờ chối bỏ cái gốc hàn vi của ông và rất tự hào đã bắt đầu bằng hai bàn tay trắng.
Ông thường nói: “Hồi tôi từ Đà Nẵng vô Sài Gòn, tôi chỉ có một chiếc xe đạp cũ và cái nghề thợ hồ. Ban ngày đạp xe đi làm, ban đêm đạp xe đi học thêm ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp và Hội Việt Mỹ. Hồi thời đó, quanh năm suốt tháng, tôi chỉ biết có thắt lưng buộc bụng, ăn uống kham khổ, để dành tiền gởi về cho cha mẹ ở Đà Nẵng và để đóng các học phí. Vậy mà tôi vẫn không ngã lòng. Lúc nào trong đầu tôi cũng nghĩ rằng phải cố gắng vươn lên, bởi vì không ai giúp mình bằng mình hết. Nhờ vậy mà bảy tám năm sau, tôi đã có một cơ sở vững chắc để cạnh tranh với các nhà thầu khác. Rồi thì xây cất hết công trình này đến công trình khác, có khi hai ba công trình cùng một lúc, cơ sở cứ lớn lần lớn lần để trở thành bề thế như ngày hôm nay. Nghe tôi nói tôi bắt đầu sự nghiệp bằng con số không chẳng có mấy ai tin hết”.
Khi đã khá giả, ông mới cưới vợ. Ông hay nói đùa: “Tình phải có tiền đi theo nó mới vững. Giống như bê-tông phải có cốt sắt nó mới bền!”.
Ông bà Lê Tư chỉ sanh có một người con trai đặt tên Lê Tuấn. Năm Tuấn được mười lăm tuổi, ông gởi con qua Pháp học. Ông muốn nó học ngành kiều lộ để sau này trở về nối nghiệp ông. Ông nói : “Việt Nam mình cạnh tranh không nổi với hãng thầu ngoại quốc bởi vì mình có binh mà thiếu tướng”. Và ông hy vọng trong tương lai, con ông sẽ thực hiện những công trình vĩ đại, vượt trội hẳn những gì ông Cái tương lai đó bỗng tắt ngúm chỉ trong một thời gian ngắn sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Trước cái ngày đen tối đó, một người như ông Lê Tư dư sức để di tản dễ dàng. Vậy mà không thấy ông nhúc nhích. Ông cứ điềm nhiên hút thuốc, uống trà, xem truyền hình, nghe ra-đi-ô. Giống như một kẻ bàng quan. Bà Lê Tư thì cứ đi ra đi vô, hết gọi điện thoại cho bà bạn này đến gọi cho bà bạn khác. Rồi thúc giục ông đi di tản. Bà nói : “Trời ơi! Mấy bả đi hết rồi kìa!”
Ông cười : “Thì ai sợ cứ đi. Bà yên tâm. Tôi bảo đảm không có sao hết. Nói thiệt với bà, ‘họ’ đã liên lạc với tôi cách đây hơn tháng, nói rõ rằng họ cần dùng những người như tôi để xây dựng lại đất nước. Cho nên, bà thấy tôi không ? Tôi bình chân như vại !”.
Điều mà ông không nói cho bà biết là từ bao lâu nay, ông vẫn đều đặn gởi tiền giúp cách mạng qua ngả thằng cháu – cũng gốc liên khu năm như ông – đang hoạt động ở mấy tỉnh miền Đông. Chính người cháu đó đã cho người về gặp ông để giải thích rõ ràng chủ trương đường lối của cách mạng. Nhờ vậy, ông đâu dè, sau khi cách mạng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,” cách mạng quay về đánh tư sản. Ông Lê Tư cũng “bị” mời đi “làm việc” như mọi người. Ông có xuất trình giấy chứng minh của Liên Khu 7, là vùng ông đã giúp đỡ, nhưng “lá bùa” đó không linh! Ông cũng nghĩ đến thằng cháu cách mạng, nhưng bây giờ ông không biết nó ở đâu để gọi nó đến làm chứng. Vì vậy, ông vẫn bị mời tới mời lui để “làm việc.” Mỗi lần làm việc, họ quay ôngnhư con dế! Đến nỗi về sau, mệt mỏi quá, chán chường quá, thấy nói gì cũng vô ích, nên ông bèn làm thinh, mặc cho họ muốn nói gì thì nói, hỏi gì thì hỏi. Rồi đến lần “làm việc” cuối cùng, ông cũng làm thinh ký tên trên xấp giấy tờ họ đưa ra, ông ký mà không thèm đọc qua một chữ! Lần đó, ông bước ra khỏi cơ quan, có cảm tưởng như đang sống trong một thế giới khác, một thế giới lộn ngược! Ông không còn khái niệm không gian thời gian. Ông chỉ biết rằng sau cái phút ký tên đó, ông trắng tay. Và ông còn nghe trong đầu câu nói ơn nghĩa “nhờ ông đã sớm giác ngộ cách mạng nên không phải đi cải tạo.” Ông lái xe về nhà như một người máy. Ông đâu biết rằng trong cuộc “đổi đời vĩ đại” này, con người đâu còn sống bằng lý trí:c on người chỉ sống bằng bản năng thôi !
Về đến trước cổng nhà, bỗng nhiên ông Lê Tư nhận thức rằng tất cả những gì trực thuộc về ông bây giờ chỉ còn lại người vợ đang đợi ông ở nhà.
Xưa nay, mọi việc trong gia đình đều do ông quyết định. Bà Lê Tư luôn luôn làm theo ý của ông, không bao giờ thắc mắc. Bởi vì bà hoàn toàn tin tưởng vào người chồng mà lúc nào bà cũng cảm phục như một thần tượng. Bà nói: “Từ bàn tay trắng dựng nên sự nghiệp đồ sộ như vầy, không phải ai làm cũng được!” Và bà thường ví chồng bà như một cây cau vững chắc để bà bám vào đó như một dây trầu. Vậy mà bây giờ ông Lê Tư không biết ví mình như cái gì nữa. Cách mạng mà ông đã giúp từ ngày ông dựng nghiệp, hôm nay nhân danh gì gì đó, đã biến ông thành con số không. Dễ dàng như người ta cầm nùi giẻ bôi hết những hàng chữ phấn trên một bảng đen, bôi mà không cần biết những hàng chữ đó viết những gì! Chỉ trong có một khoảnh khắc, ông chẳng còn gì hết và bản thân ông cũng không là gì hết! Ông đã trở thành một “thứ gì” đó không có tên, một sản phẩm của cáchmạng mà sách vở xưa nay chưa thấy có định nghĩa!
Ông bước vào nhà mà cảm thấy mình lêu bêu như bọt nước, không làm chủ được gì hết, kể cả làm chủ chính bản thân mình! Cái biệt thự có hồ tắm vườn hoa, có năm ngăn bảy nắp, mà ngày xưa ông đã xây cất cho tương xứng với địa vị xã hội của ông bây giờ bỗng trở nên ngạo nghễ, vô duyên.
Nhà vắng teo. Một số gia nhân đã xin nghỉ việc từ những ngày sôi động, số còn lại đã được cho nghỉ ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Bà Lê Tư chắc đang làm gì ở dãy nhà sau nên ông không nghe tiếng động. Ông đốt điếu thuốc rồi ngồi xuống phô-tơi nhìn thẳng ra vườn. Ông nhìn mà không thấy gì hết! Yên lặng.
Tiếng bà Lê Tư làm ông giựt mình :
– Sao ông ? Họ đòi gì nữa vậy ?
– Họ đâu có đòi. Họ lấy.
– Lấy gì ?
– Lấy hết tài sản của mình.
Giọng bà bỗng cao lên một nấc :
– Lấy hết tài sản ?
Ông nhìn bà rồi trả lời bằng cái gật đầu. Giọng của bà lại cao thêm một nấc :
– Gì lạ vậy ? Tự nhiên rồi đòi lấy tài sản của người ta. Đó là ăn cướp chớ đâu phải lấy ! Rồi ông trả lời làm sao ?
Ông thở mấy hơi thuốc, rồi mới nói :
– Thì tôi giao hết lại cho họ chớ còn làm sao ?
Bà chỉ kêu được một tiếng “Trời !” rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nhìn thẳng ra vườn. Bà nhìn mà cũng không thấy gì hết ! Yên lặng. Một lúc sau, ông nói, giọng thật trầm tĩnh :
– Bà nghĩ coi. Bây giờ họ là kẻ chiến thắng. Quyền sanh sát nằm hết trong tay, họ muốn nói gì làm gì mà không được.
– Còn luật pháp để đâu ?
– Luật pháp của ai ?

Bà làm thinh. Một lúc sau, bà nói :
– Hôm trước ông nói họ đã móc nối với ông để ông ở lại giúp họ xây dựng gì gì đó. Sao bây giờ họ lột hết của ông vậy ?
Ông làm thinh. Khói thuốc trong miệng bỗng trở nên thật đắng. Ông nghe thèm một hớp trà hay một hớp nước lạnh, hay bất cứ một chất lỏng nào cũng được để ông nuốt xuống “cái gì đó” đang nghẹn ngang ở cổ. Ông dụi điếu thuốc rồi đi lại bar ở góc salon rót một ly nhỏ Porto uống ực một cái, giống như người ta bị mắc xương. Xong ông trở lại phô-tơi ngồi xuống, đốt điếu thuốc. Chất rượu đang nồng trên mũi, nhưng sao khói thuốc vẫn còn nghe thật đắng!
Giọng bà Lê Tư có vẻ trách móc :
– Chớ phải ông nghe lời tôi đi di tản như thiên hạ thì đâu có sao.
– Đi di tản cũng mất hết chớ hơn gì.
– Sao mất hết được? Ông quen lớn nhiều mà không hốt được một mớ đem đi theo à? Có nhiều người còn gởi được bàn ghế và vô số đồ cổ nữa. Như anh X., như anh T., như ông tướng Z toàn là bạn thân của ông không.
Ông làm thinh. Bà vẫn nói, càng nói giọng càng gay gắt:
– Thà rằng mình đi, cái gì không đem theo được là mình bỏ. Tụi nó có lấy, cũng là lấy những gì mình bỏ. Chớ còn bây giờ, tụi nó bóp họng ông để lấy.
Ông làm thinh. Ngừng một lúc như để suy nghĩ, rồi bà nói một câu giống như bà đóng sập cánh cửa sắt để nhốt ông trong một nhà tù :
– Chẳng bằng ông muốn ở lại để giúp cách mạng chớ gì Phải không ?
Ông nuốt nước miếng mấy lần, rồi tiếp tục làm thinh… Bây giờ, ông thật sự thấy mình như bọt nước trôi lêu bêu, không bám được vào đâu hết ?
Chiều bữa đó, cách mạng đưa đến mười mấy thanh niên trai gái và một toán bảo vệ cầm súng để làm công tác kiểm kê. Họ bắt mở hết các hộc, các kệ, các tủ để họ đem ra đếm từng món, không bỏ sót một nơi nào hết, một món nào hết. Đêm, họ ngủ lại trong nhà ông Lê Tư để sáng sớm hôm sau họ tiếp tục. Xong công tác kiểm kê, người cán bộ chỉ huy chỉ định một nhóm bốn người ở lại để canh giữ những gì đã kiểm kê, sợ ông bà Lê Tư ăn cắp mang đi! Gã còn nói như ra lịnh :
– Từ hôm nay trở đi, anh chị phải dọn ra nhà sau để ở, không được bước lên đây nữa. Anh chị cũng không được quyền sử dụng chiếc ô-tô bây giờ thuộc diện quản lý của nhà nước. Khi ra vào nhà, anh chị phải dùng cái cổng hậu, không được đi bằng cổng chánh. Rõ chớ?
Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư cũng làm thinh. Nhưng hai sự làm thinh đó không cùng một ý nghĩa : ông làm thinh vì biết rằng có nói gì cũng vô ích còn bà làm thinh là vì bà hận ông vô cùng!
Từ ngày dọn xuống ở trong một nhà phụ – có ba dải nhà phụ trước đây dùng cho gia nhân – và từ ngày biết rằng văn phòng, các kho vật liệu, kho dụng cụ cơ giới, biệt thự ở Núi Lớn Vũng Tàu, các chương mục ở ngân hàng?… đã hoàn toàn nằm trong tay nhà nước, bà Lê Tư ít nói chuyện với ông. Nhưng hầu như ngày nào bà cũng ngồi nói một mình, nói trỏng, cố tình nói lớn tiếng để cho ông “phải” nghe. Bà cứ lải nhải với giọng trách móc chanh chua, hết chuyện tin lời cách mạng, đến chuyện mất hết của cải, rồi bắt qua chuyện di tản, chuyện ở “chui rút” trong nhà của bếp của bồi. Còn ông thì cứ làm thinh ngồi nghe, nghe riết mà tóc của ông càng ngày càng bạc trắng!
Thời gian đi qua. Một hôm bà bỗng nói với ông :
– Tôi đã nhờ người quen trong tòa đại sứ liên lạc được với thằng Tuấn ở Paris. Nó sẽ lo giấy tờ cho mình qua bển.
Bây giờ, mọi sự đều do bà quyết định, ông chỉ làm thinh đi theo. Bây giờ, người chồng “thần tượng” của thời trước chỉ còn là một cái bóng! Bây giờ, bà mới là thân cây cau, còn ông, ông chỉ là một thứ dây trầu… Đúng là một sự “đổi đời vĩ đại”!
Ít lâu sau, chính bà đã chạy chọt đút lót để có xuất cảnh cho hai vợ chồng bay qua Paris, vào giữa mùa Hè năm đó.
Ông Lê, người con trai của ông bà Lê Tư, đến đón ông bà ở phi trường Charles de Gaulle. Gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi. Ông Lê Tư có cảm tưởng như mình vừa sống lại. Ông ôm con siết mạnh, rồi buông ra để nhìn. Lòng tràn sung sướng, ông vừa cung tay đấm nhẹ lên vai con, vừa chửi đổng: “Cha mày!” Rồi tiếp: “Ba tưởng không còn gặp lại con nữa chớ!” Trong một khoảnh khắc, ông tìm lại được lời nói và cử chỉ của một con người bình thường, con người của thời trước Tháng Tư 1975.
Trên đường về nhà, ông Lê vừa lái xe vừa hỏi về những chuyện đã xảy ra ở Việt Nam trong những ngày sôi động của Tháng Tư, nhứt là ở đoạn “mấy thằng Mỹ kéo nhau chạy sút quần.” Nghe lời nói và giọng điệu của con, ông Lê Tư cảm thấy có “cái gì không ổn,” nhưng ông nghĩ: “Có lẽ tại nó ở bên này lâu quá nên nó nói tiếng Việt không biết chọn lời.” Rồi ông kể lại những gì mắt thấy tai nghe. Người con lâu lâu khoái chí, vỗ tay lên tay lái, gục gặc đầu “cho tụi nó chết.”
Bỗng người con hỏi :
– Còn mấy thằng tướng nguỵ ?
Câu hỏi đó như ánh sáng bật lên trong bóng tối để ông nhìn thấy rõ sự thật: không phải con ông không nói rành tiếng Việt mà là con ông nghiêng về phía bên kia, cái phía đã lật lọng, ăn cháo đá bát, cái phía đã lấy hết tài sản của ông một cách ngang nhiên trắng trợn! Trời đất chung quanh bỗng như sụp xuống! Tuy nhiên ông vẫn trả lời :
– Mấy người đó thì ba không biết.
– Tụi nó chạy ra đảo Guam hết. Thằng chủ chạy thì thằng tớ phải chạy theo chớ dám ở lại đâu. Tưởng ba biết gì kể lại nghe chơi chớ ở bên nây báo chí tê-lê nói đầy đủ. Trên tê-lê thấy nhiều thằng tướng ngơ ngác như bầy gà nuốt dây thun !
Người con nói xong cười lên khoái trá. Ông Lê Tư nghe giận phừng lên mặt! Ông đưa tay định xáng cho thằng con một cái, nhưng ông kềm lại kịp. Ông bỏ tay xuống mà nghe ngực mình tức ran. Tự nhiên, ông ứa nước mắt. Từ phút đó, ông làm thinh. Thấy như vậy, tưởng cha bị mệt vì cuộc hành trình quá dài nên ông Lê cũng không hỏi tiếp.
Bà Lê Tư ngồi ở băng sau, không chen vô một lời. Bà cảm thấy rồi đây sẽ không thể nào ở chung với một thằng con như vậy được. Bà đã tưởng đi ra khỏi xứ để khỏi phải thấy hằng ngày những chuyện trái tai gai mắt, nào ngờ qua đây gặp thằng con không biết học ở đâu mà ăn nói giống “tụi nó” y chang ! Nhưng không sao. Rồi bà sẽ mua nhà ở riêng. Bà dư sức. Với số hột xoàn mà bà đã cất giấu sau 1975 và bây giờ đang nằm an toàn trong cái giỏ mây hai đáy bà ôm trong lòng, bà dư sức. Cho dù bà phải cưu mang suốt phần đời còn lại ông chồng mà bà đã không còn coi là thần tượng nữa, từ lâu.
Về đến nhà – ở Neuilly Sur Seine, khu nhà giàu – ông Lê giới thiệu vợ con rồi đưa cha mẹ lên phòng trên lầu, nói :
– Ba má nghỉ một chút rồi xuống ăn trưa.
Bữa ăn được dọn lên từng món theo phong cách Tây phương. Vợ ông Lê hỏi han lễ độ và kín đáo chăm sóc ông bà Lê Tư. Hai thằng con ông Lê – giống mẹ hơn giống cha nên ít thấy lai Việt – không biết một tiếng Việt. Chúng ăn nhanh nhanh. Xong món thứ nhì, chúng không đợi món kế tiếp, vội vã rút lên phòng. Suốt bữa ăn, câu chuyện chỉ vây quanh mấy món ăn nấu theo Tây, bởi vì ông Lê khoe có bà bếp giỏi… Bà bếp, người Pháp, có bước ra chào ông bà Lê Tư.
Nhờ vậy, không khí trong bữa ăn không đến nỗi nào tẻ lạnh.
Sau bữa ăn, vợ ông Lê vì tế nhị, muốn để cho chồng và cha mẹ nói chuyện riêng với nhau, nên xin phép lên lầu. Bà dặn chồng :
– Anh không nên nói chuyện nhiều. Ba má chắc cần phải ngủ vì sai giờ giấc. Mình còn nhiều thì giờ mà.
Khi bước qua salon để uống cà phê, ông Lê hỏi :
– Ba má định qua đây ở chơi bao lâu?
Ông Lê Tư châu mày, nhìn bà. Bà trả lời :
– Ba má định qua ở luôn chớ đâu phải ở chơi.
Người con ngạc nhiên :
– Ủa ? Sao lại ở luôn? Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không còn thằng nào ngồi trên đầu trên cổ mình hết. Tất cả đều thuộc về mình, không còn sợ thằng ác ôn nào cướp giựt nữa. Như vậy mà ba má định bỏ xứ qua đây ở luôn. Thiệt là vô lý !
Hồi nãy, trên xe về đây, ông Lê Tư còn nghĩ rằng thằng con ông chỉ nghiêng về phía bên kia. Bây giờ thì quá rõ ràng: nó đã đứng hẳn về phía bên đó. Ông nghe lòng quặn thắt: chẳng những cách mạng đã cướp hết tài sản của ông, mà tụi nó còn cướp luôn thằng con duy nhứt của ông, cướp từ hồi nào rồi. Ông Lê Tư làm thinh. Bà Lê Tư hơi mất bình tĩnh :
– Tại con không biết. Tụi nó lấy hết tài sản của ba má rồi còn đuổi xuống ở căn nhà của bồi, rồi lại bắt không được đi cổng chánh phải đi cổng hậu. Bây giờ tụi nó sợ mình không chấp hành chỉ thị nên kéo kẽm gai cô lập căn nhà ba má ở. Con nghĩ coi sống làm sao ?
– Buổi đầu lúc nào chẳng có chuyện sai sót. Rồi cách mạng sẽ trả lại hết cho ba má, yên tâm đi ! Điều mà con muốn nói là chưa chi mà ba má đã muốn bỏ xứ ra đi giống như bè lũ đĩ điếm trộm cắp tháo chạy mấy ngày trước giải phóng làm con thấy không hãnh diện chút nào hết !
Câu nói chưa dứt, ông Lê Tư đã đứng phắt dậy, làm thinh đi thẳng lên lầu. Bà Lê Tư cũng nối gót,

nhưng bước chân bà nặng chình chịch. Đứa con máu mủ mà bà mới ôm hun thắm thiết hồi nãy trên phi trường, bây giờ bỗng giống như người xa lạ. Bà cảm thấy hụt hẫng đến độ bà không biết phải làm gì, nói gì. Đến giữa cầu thang, kềm không được, bà ôm mặt khóc tức tưởi.
Suốt buổi chiều, ông Lê Tư ngồi trong phòng làm thinh hút thuốc. Ông không thấy buồn ngủ, ông chỉ thấy mệt – thật mệt – và chán chường – thật chán chường. Ông bắt gặp lại tâm trạng của ông vào những ngày cuối cùng của thời ông bị cách mạng quay hằng bữa để ông kê khai tài sản một cách “đầy đủ và trung thực” !
Bà Lê Tư cũng không ngủ. Bà điện thoại để liên lạc mấy bà bạn đã định cư ở Pháp, nhứt là ở vùng phụ cận Paris. Rồi bà hẹn hò. Sung sướng như thấy chân trời đang mở rộng.
Sau bữa ăn tối, đợi bà Lê và hai con lên lầu, bà Lê Tư nói :
– Chị bác sĩ A sáng mai lại rước má về nhà chỉ chơi vài bữa. Sau đó, có lẽ sẽ qua nhà bà dược sĩ L. Ở đây, má có nhiều bạn bè lắm, con đừng lo cho má. Con chỉ cần lo cho ba thôi.
Ông Lê Tư nhìn thẳng mặt con, giọng nghiêm trang :
– Ba nói thật, ba với con không hạp nhau. Ba không thể ở chung với con được. Ba xin con cho ba ở một nơi nào khác, ở một mình cũng không sao.
Ông nói “xin con cho ba,” đó là sự thật. Bởi vì bây giờ ông hoàn toàn trắng tay. Xưa nay, tiền dư ra, ông cho bà một phần để mua hột xoàn, còn bao nhiêu ông chuyển hết qua chương mục của người con. Ông Lê ngồi làm thinh, không biết ông đang nghĩ gì. Cũng là làm thinh, nhưng sự làm thinh của ông khó hiểu hơn sự làm thinh của ông bà Lê Tư !
Vậy rồi sáng hôm sau, bà bác sĩ A lái xe lại rước bà Lê Tư. Tiếp theo là ông Lê chở người cha ra ở cái nhà nghỉ mát ở gần bờ đá dựng. Suốt cuộc hành trình dài mấy tiếng đồng hồ, hai cha con không nói với nhau một lời !
Từ ngày ra đây ở, ông Lê Tư cảm thấy cuộc đời mình như đang đi vào một ngõ bí. Không sống được với cách mạng, đã đành. Còn lại bà vợ thì bây giờ bả coi mình như cục bướu trên lưng. Rồi đến thằng con, đối với mình, nó còn lạ hơn người xa lạ ! Cứ nghĩ quẩn nghĩ quanh như vậy hết ngày này qua ngày khác mà con người ông sa sút thấy rõ. Bây giờ, ông ốm nhom. Đi đứng đã phải chống ba-ton và đêm đêm cứ phải nằm trằng trọc tới khuya lơ mới dỗ được giấc ngủ. Thấy tội nghiệp, ông bà Jean Marie hay thừa dịp đưa nước trà hay cà phê để ngồi lại gợi chuyện vẩn vơ. Họ cũng ngạc nhiên tự hỏi sao không thấy ai gọi điện thoại hỏi thăm ông già này hết. Làm như ông không có mặt trong cuộc đời này. Cho nên họ tận tình chăm sóc ông từng chút. Đến nỗi, về đêm, bà Jean-Marie thường đợi ông lên giường nằm đàng hoàng mới tắt đèn đóng cửa đi về nhà ! Ông Lê Tư rất cảm kích nên lâu lâu ông phá lệ làm thinh để nói hai tiếng “cám ơn,” nhẹ như hơi thở.
Một hôm, ông Lê Tư bỗng thèm nhìn mặt biển, cái biển mà từ hôm ra đây – đã gần hai tháng – ông chỉ nghe tiếng của nó rì rào ngoài kia thôi. Ông bèn chống ba-ton bước từng bước run run đi lần ra hướng đó. Cứ đi vài bước là ông phải dừng lại một lúc để thở, nhưng ông vẫn cố bước đi.
Bây giờ thì ông đã đứng trên mép bờ đá dựng. Dưới chân ông, rất sâu phía dưới, là biển. Biển xanh dờn, kéo dài ra chân trời. Trời nước mênh mông. Gió muối và mùi thơm thơm của rong rêu nhắc ông nhớ cái biệt thự ở mỏm núi lớn Vũng Tàu. Ông đã xây cất biệt thự đó để làm nơi tiếp tân nên có một sân gạch thật rộng hướng về phía biển. Ông hay đứng ở đó nhìn chân trời như ông đang đứng nhìn chân trời bây giờ. Cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang. Hồi đó, lúc nào ông cũng thấy chân trời đang mở rộng cho ông, cái hồi mà ông làm chuyện gì cũng thành đạt. Bây giờ, cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang nhưng sao ông không thấy nó mở rộng cho ông một chút nào hết ! Ông chỉ thấy toàn là bế tắc. Chân trời là đường chấm dứt một cái gì: trời cao nghiêng xuống đến đó là hết, biển rộng vươn dài đến đó cũng là hết! Giống như cuộc đời của ông bây giờ. Của cải: hết !Vợ con: hết ! Sức khoẻ của ông rồi cũng sẽ hết ! Hết ! Hết !
Bỗng, ông Lê Tư liệng mạnh cây ba-tong xuống biển, giống như ông dứt khoát không cần dùng đến nó nữa. Rồi ông hít một hơi dài, nhắm mắt bước thẳng vào khoảng không trước mặt, giống như bước qua một lằn ranh tưởng tượng.
Từ bây giờ, ông Lê Tư làm thinh vĩnh viễn.
Chiều hôm đó, ông Jean Marie gọi điện thoại về Paris. Không có người bắt máy, nhưng có máy nhắn tin nên ông nhắn : “A lô ! Tôi là Jean-Marie. Tôi xin báo tin buồn : ông cụ đã từ trần. Ông đi dạo gần tường đá dựng chẳng may rơi xuống biển. Nhà chức trách đã vớt được xác đem về nhà xác bịnh viện Étretat. Yêu cầu ông bà ra gấp. Vợ chồng tôi xin chia buồn. Thành thật chia buồn.”

#109 raininthetown

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 22/10/2019 - 06:47

Có hai vợ chồng già gót nghét 100 tuổi sống bên nhau, Cụ ông vẫn luôn miệng gọi cụ bà là em thân yêu,...trái tim của anh...nói chung là rất tình cảm. Mọi người rât ngưỡng mộ, mới hỏi cụ ông: Làm sao cụ có thẻ giữ lửa ấm tình yêu suốt ngần ấy tháng năm bên nhau?
Cụ trả lời: sự thật là tôi vốn sợ vợ.. mà tôi quên mất tên bà ấy và không dám hỏi lại, nên tôi gọi bà ấy là " em thân yêu".

Thanked by 2 Members:

#110 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 02/11/2019 - 15:17




Cho ba bớt 2 ngàn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh minh họa.
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân đưa lên cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 35 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba.
Lần này, sau khi đưa cho tôi 100 ngàn, ba hỏi: “Có dư đồng nào không con?”.
Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
Ba nói tiếp: “Cho ba bớt 2 ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…”.

(Theo Phununews.vn)


Thanked by 4 Members:

#111 BTCvietnam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 09/01/2020 - 00:04

Vẻ đẹp chân chính là tự tin ngẩng cao đầu

Một cô bé tên là Jenny thường cúi đầu vì nghĩ rằng mình không đủ xinh đẹp.
Một hôm, cô ấy đến cửa hàng nữ trang và mua một cái kẹp nơ màu đỏ. Người chủ luôn miệng nói rằng trông cô rất đẹp với chiếc nơ màu đỏ mới mua ấy. Nghe những lời này, Jenny cảm thấy rất hạnh phúc và ngẩng cao đầu tự tin. Cô bé cũng rất muốn mọi người nhìn thấy chiếc nơ màu đỏ của mình. Đến mức khi có ai đó va vào cô, cô hầu như không để ý đến.
Khi cô bước vào lớp học, giáo viên cũng phải thốt lên: “Jenny, trông em thật đẹp khi em ngẩng đầu lên”. Cô giáo thậm chí còn ôm cô bé vào lòng.
Ngày hôm đó, cô bé nhận được rất nhiều lời khen ngợi, cô nghĩ đó là nhờ chiếc nơ màu đỏ. Tuy nhiên vào cuối ngày, khi về nhà và soi mình trong gương, Jenny mới phát hiện ra rằng chiếc nơ đã biến mất. Nó đã rơi khỏi đầu khi ai đó va vào cô.
Tự tin là một hình thức của vẻ đẹp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người nghĩ rằng vẻ đẹp chính là tướng mạo bề ngoài. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy không hài lòng với bản thân. Không quan trọng bạn giàu hay nghèo, dễ thương hay không, miễn là bạn có thể ngẩng cao đầu một cách tự tin, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, đó chính là điều khiến bạn trông quyến rũ và đáng yêu trong mắt người khác.

Sửa bởi BTCvietnam: 09/01/2020 - 00:04


Thanked by 3 Members:

#112 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/01/2020 - 18:54

XIN YÊU THƯƠNG ĐẾN VƠI HẬN THÙ
Hậu kc Nguyễn
Là câu hát trong một bài ca xuân. Có vài ca khúc Xuân tôi yêu thích mà có người coi thường là “bolero sến súa”, lại có người đến bây giờ vẫn coi đó là dòng nhạc “ph.... đ....” vì có hình ảnh người lính khác chiến tuyến. Từ sau 1975 khi về Sài Gòn tôi mới biết những bài hát này, đó không phải là những bài hát nổi tiếng nhưng lời ca và giai điệu chân thành giản dị của nó đã mãi nằm lại trong một góc sâu của trái tim tôi...
Bởi vì, tình cảm trong những bài hát ấy thật trong sáng, ngọt ngào, chân thật... Và đúng là hát về mùa xuân, giai điệu của mùa xuân, lời ca của con người chờ đón mùa xuân, dù mỗi bài là một tâm trạng một hoàn cảnh cụ thể.
Bởi vì giai điệu mang âm hưởng quê hương da diết hay vui tươi rộn rã đều thẫm đẫm tình nghĩa gia đình, tình yêu đôi lứa, trách nhiệm với tổ quốc... và trên hết là mong muốn đoàn viên và ước vọng hòa bình cho đất nước.
Bởi vì, lời ca không là ngợi ca sáo rỗng hay động viên tuyên truyền... mà là ân tình là dành cho CON NGƯỜI, những con người cụ thể như người mẹ già, đàn em nhỏ, em gái hậu phương, người lính nơi tiền tuyến, người nông dân một sương hai nắng, bạn bè, đồng đội... Qua đó là tình yêu dành cho quê hương VN đau đớn và chia ly vì chiến tranh.

Chiến tranh dù khốc liệt và dài lâu đến đâu cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Hòa bình và khát vọng về hòa bình mới là sự vĩnh cửu mà con người hướng đến. Vì thế, tôi nghĩ những bài hát tràn đầy sự nhân văn như thế sẽ còn được nhiều người yêu thích.
Bạn nghe thử nhé, các ca sĩ hát những bài này đều hay, nhưng tôi thích những bản dưới đây.
-Phiên gác đêm xuân (NS Nguyễn Văn Đông): ca sĩ Thế Sơn hoặc Thanh Hà
-Xuân này con không về (NS Trịnh Lâm Ngân): ca sĩ Quang Lê
-Cánh thiệp đầu xuân (NS Minh Kỳ- Lê Dinh): ca sĩ Kim Anh/Phương Anh
- Mùa xuân đầu tiên (NS Tuần Khanh): ca sĩ Phương Anh/ Như Quỳnh-Thế Sơn
Ngoài ra, Ly Rượu mừng (NS Phạm Đình Chương/Văn Phụng, ban hợp ca) hay Em còn nhớ mùa xuân (NS Ngô Thụy Miên, ca sĩ Khánh Ly/Sĩ Phú) cũng là bài hát tôi yêu thích...
Còn rất nhiều bài hát mừng xuân sáng tác ở miền Nam trước năm 1975, và nếu bạn để ý sẽ thấy những ca khúc ấy thường được trình bày đơn ca, vài bài song ca nam nữ, rất hiếm hợp ca. Tâm trạng tình cảm thể hiện bằng giọng đơn ca nam hay nữ “tròn vành rõ tiếng” làm cho người nghe cảm nhận được sự rộn ràng hay sâu lắng của không khí đón chào năm mới, sự da diết nỗi nhớ mong và tình yêu dành cho người 'lính chiến" xa nhà. Tôi nhận ra một điều giản dị: sự chán ghét và căm thù chiến tranh thật sự bắt đầu từ tình yêu những điều bình dị của quê hương, yêu thương gia đình, yêu thương con người... nhưng tiếc rằng không phải lúc nào ở đâu con người nói chung, người lính nói riêng có thể tỏ bày tình cảm ấy.
Mùng Một Tết – nghe những bài hát này như một lời cầu mong người VN thật lòng yêu thương nhau hơn, hy vọng một ngày lòng người không còn chia ly và đất nước thái bình thịnh vượng.
Tết Canh Tí 2020, 25/1





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Thanked by 1 Member:

#113 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2387 Bài viết:
  • 4684 thanks

Gửi vào 03/02/2020 - 10:25

NĂM MỚI 2020, HÃY HỌC CÁCH YÊU BẢN THÂN MÌNH HƠN...

Ai cũng muốn hạnh phúc, nhưng không phải ai cũng hài lòng với cuộc sống của mình. Bắt đầu hạnh phúc hơn mỗi ngày bằng cách đối xử tốt với chính mình. Điều này nghe có vẻ quen, nhưng nhiều người lại bỏ qua. Họ cố gắng làm cho mình hạnh phúc bằng cách theo đuổi các mục tiêu ngày càng cao hơn, hoặc giữ cho mình những tiêu chuẩn hoàn hảo hơn bao giờ hết. Kết quả là, hạnh phúc vẫn xa vời, và sức khỏe thì kiệt quệ.

Hãy nhớ rằng: "Khi bạn yêu bản thân, bạn sẽ hiểu rằng nói không với điều gì đó bạn không muốn làm là một hành động tử tế". Dưới đây là 11 bí quyết của để sống hạnh phúc.

1. Mỗi ngày một điều tốt cho chính mình
Mỗi ngày hãy "Làm hết sức mình để yêu thương bản thân, dù lớn hay nhỏ". Thực hiện cam kết sẽ thúc đẩy bạn biết quan tâm đến chính mình, nỗ lực theo đuổi ước mơ và không bao giờ để mọi người hạ thấp bạn.


2. NGỪNG nói xấu bản thân
Chúng ta thường chỉ trích bản thân trong đầu và điều đó làm giảm sự tự tin của chính chúng ta. Điều này chẳng có ích cho bất cứ ai. "Khi bạn yêu bản thân mình, bạn sẽ biết rằng mình đủ tốt để NGỪNG nói chuyện với chính mình theo hướng tiêu cực”.


3. Tha thứ cho chính mình
Chúng ta có thể tha thứ cho một người bạn, nhưng với chính mình thì không. Hầu hết chúng ta cảm thấy tức giận với chính mình vì những gì chúng ta làm sai trong cuộc đời. Và chúng ta tự gây rắc rối cho chính mình khi cố gắng để trở nên hoàn hảo, sau đó tự đánh bại mình khi không đạt được kì vọng đó.

Hãy hiểu rằng, hoàn hảo không phải thước đo định giá nhân cách của một người. Tha thứ cho chính mình cũng là cách để giúp thế giới này xóa sổ những tiếng nói tiêu cực và trở nên tốt đẹp hơn. Đã đến lúc thực hành tha thứ cho chính bằng cách, soi gương và nói với bản thân “Tôi yêu bạn và tôi tha thứ cho bạn”.

4. Chấp nhận bản thân như bạn vốn là
"Khi yêu chính mình, bạn sẽ cố gắng trở thành người tốt nhất mà bạn có thể, chứ không phải là cố gắng để trở nên tốt hơn người khác”. Bạn hiểu sự khác nhau này chứ?

Điều này cũng có nghĩa là, nếu bạn có thu nhập nhàng nhàng, và chẳng phải là một ai quá khủng khiếp, thì cũng chẳng sao hết. Trái Đất vẫn quay và bạn vẫn có thể vui vẻ hát ca. Đừng tự làm mình trở nên chán nản chỉ bởi vì những gánh nặng mà vốn dĩ bạn không nên có.

5. Loại bỏ những người độc hại trong cuộc sống của bạn
Nếu hít thở trong bầu không khí độc hại, bạn sẽ chết sớm. Vì thế, nếu xung quanh bạn là những người xấu, rồi bạn cũng chẳng thể giữ mình cho tốt được. Loại bỏ họ để có môi trường trong lành hơn là cách mà bất cứ cô gái, chàng trai thông minh nào nên làm. Đừng ràng buộc vào tình cảm để giữ chân những mối quan hệ mà trái tim bạn không chào đón.


6. Xây dựng không gian cho riêng mình
"Phòng ngủ là nơi ta có thể giấu mình mỗi lúc cô đơn. Tại sao không thể biến nó thành một không gian luôn giúp tôi cảm thấy thanh thản mỗi khi mở cửa phòng chứ?” Hãy bắt tay vào dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp nó cho gọn gàng. Có thể mua cả tinh dầu và nến thơm, để thư giãn mỗi khi mệt mỏi. Và bạn không cần đi đâu hay tìm đến ai, mà chỉ cần trở về nhà, vào phòng ngủ là cảm thấy thanh thản hơn rất nhiều.

Hãy tiếp cận tương tự với không gian làm việc của bạn. Hãy biến không gian của bạn trở thành một nơi có kỉ luật, và những đồ đạc bạn yêu thích. Loại bỏ những thứ bạn không cần sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và kiểm soát mọi thứ tốt hơn.

7. Ánh nắng mặt trời
"Rất nhiều người làm việc trong không gian tối. Điều đó rất không lành mạnh. Vì bóng tối sẽ gặm nhấm chúng ta, khiến chúng ta dần trở nên u tối giống như nó." Hãy cố gắng làm việc ở nơi mà bạn có thể tiếp cận với ánh sáng tự nhiên. Nếu điều đó quá khó, hãy thắp sáng bằng bóng đèn điện. Dù bằng cách nào, hãy đảm bảo không gian của bạn có ánh sáng.


8. Đừng ngại mua thứ bạn thích
Nếu bạn mua một món quà cho người khác, bạn sẽ chọn một nhãn hiệu cao cấp, được gói ghém trong những chiếc túi sang trọng. Nhưng với bản thân, bạn có thường xuyên làm như vậy không? Hay rất hiếm khi bỏ tiền ra để mua cho mình một thứ yêu thích? Đừng chọn cách tiêu tiền cho người khác mà “rẻ rúng” chính mình. Hãy mua thứ tốt nhất và thứ bạn thích nhất nếu có điều kiện.


9. Chăm lo cho sức khỏe đi
Sức khỏe là món quà vô giá. Đừng để mình sốc khi nhìn bản thân trong gương khi đã lấy chồng. Hãy biết chăm sóc bản thân khi nó chưa-có-bệnh. Ngừng mọi thói quen có hại, và tăng cường các thói quen tốt cho thân thể của mình.


10. Ngừng bỏ bữa
Nhiều người nói,"Tôi rất bận, tôi không có thời gian để ăn hôm nay”. Đó là một việc rất không nên. Khi thân thể bạn đói, nó sẽ gào thét, chẳng qua bạn không nghe thấy những tiếng hét ấy thôi. Các bác sĩ thần kinh cho biết, não chúng ta luôn cần đường. Nếu thiếu đường, nó không thể làm việc gì cho hiệu quả. Đấy là lí do một số cô gái của chúng ta hùng hục làm việc, nhưng về đến nhà thì kiệt sức. Và những chàng trai buổi sáng đi khắp thành phố, đến ban đêm thì khật khừ trong phòng.

Nếu không muốn thấy đôi mắt thâm quầng, một trí nhớ tồi tệ, hãy chắc chắn rằng bạn luôn có đồ ăn bên mình. Cho dù bạn không muốn ăn gì, hãy lấp đầy thân thể bằng một thứ gì đó, chẳng hạn như hoa quả, hay một cốc nước. Đừng bỏ đói chính mình.

11. Hít thở thật sâu
Đừng quên rằng khi bạn cảm thấy căng thẳng, làm việc quá sức hay buồn bã, các bài tập thở đơn giản có thể làm tăng mức độ hạnh phúc của bạn. Hít vào thật sâu và thở ra thật nhanh là cách để bạn loại bỏ các khí độc lưu trữ trong thân, để có lá phổi khỏe mạnh và những mối quan hệ tốt.


Tĩnh Tâm An Lạc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn: Gia Đình Bí Ngô

Thanked by 3 Members:

#114 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/02/2020 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ai đã ở Sg trước 75 còn nhớ quán miến gà đối diện bên hông Bưu điện Sg, tôi cũng thường ăn ở đấy, nhớ là cũng ngon, quán bán đắt. Lần này trở lại Sg, sau khi đi lể nhà thờ ĐB, thấy ở chỗ cũ cũng bán miến gà tôi bèn ghé vào ăn, nghĩ rằng ít ra cũng là con cháu chủ cũ...
Và vì cái lòng hoài niệm những kỷ niệm xưa, lần đầu tiên tôi được mục kích “quán chửi” như trên mạng thường nói tới.
Đầu tiên trong lúc ngồi chờ món ăn, tôi vui miệng hỏi cô ngồi thu tiền, có phải quán là con cháu của chủ cũ đã bán nơi đây từ trước 75? Tôi vừa hỏi dứt thì cô đã cao giọng the thé trả lời ”quán do mẹ chồng tôi vào đây từ năm 1984 bán đến nay, dân trong này làm sao biết nấu loại miến gà thế này mà bán”!!!! Cạn lời, ai đã từng ở Sg trước 75 chắc tự trả lời được. Mình cũng im lặng ko nói tiếp, ko trả lời với cách nói chuyện đắc thắng đó.
Tiếp đến trong lúc thức ăn chưa mang ra, mình xin đổi chỗ ngồi qua bàn cạnh bên, vì chỗ ngồi củ cạnh bàn ông địa mùi nhang làm mình ko thở được. Chỉ có thế là 2,3 miệng ùa vào” không được đổi bàn, ngồi chỗ nào phải ngồi yên đó, ko được lộn xộn...”Trời ạ, vào tiệm ăn mà khó thế sao, trong khi chỗ khác trống bỏ không! Đến nước này mình đành xin trả tiền 2 tô miến vừa đem ra và ra về.... Mấy mươi năm rồi, họ vẫn là họ.... Dân cũ như bọn mình luôn nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự nên vẫn dễ dàng phân biệt

Thanked by 1 Member:

#115 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2020 - 20:59

TỪ QUÝ TỘC ĐẾN QUÝ TỘC ZOMBIE HAY TẦNG LỚP THƯỢNG LƯU “GIẢ CẦY”

Bạn có thấy quanh mình quá nhiều Qúy tộc Zombie, những kẻ hàng ngày cố gắng học đòi để chứng tỏ đẳng cấp của mình, học đòi hàng hiệu, học đòi cách cư xử, học đòi trí tuệ, học đòi yêu thương. Các Qúy tộc Zombie này bị ám ảnh bởi đẳng cấp, bởi nếu không có thứ phân chia đẳng cấp ấy thì họ chẳng có một thứ giá trị gì khác.
Một xã hội bắt đầu có tích lũy tài sản ắt sẽ có sự phân chia đẳng cấp, đây là điều không thể tránh trong mọi hệ thống, từ thấp nhất là bầy đàn đến hình thức được cho là tân tiến nhất hiện nay: dân chủ. Khi bắt đầu phân chia đẳng cấp rồi, người ta sẽ đẻ ra đủ thứ để phân biệt đẳng cấp này với đẳng cấp kia: quy tắc ngôn ngữ, các loại hình văn hóa, các phẩm tính được tôn vinh… thậm chí phù phiếm hơn như phong cách ăn mặc, cách thức cư xử, xu hướng tiêu thụ…v…v… Xã hội loài người có không ít lần những trò thượng lưu rởm này bị lôi ra làm trò cười, thế nhưng xu hướng Qúy Tộc Zombie vẫn không thể ngăn chặn. Xem ra, nhu cầu chứng minh bản thân mình cao cấp hơn những người khác là một nhu cầu sâu kín khó lý giải. Có lẽ tôi sẽ để việc lý giải này cho các nhà phân tâm học. Còn trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cố gắng phân biệt đâu là quý tộc và đâu là thứ quý tộc Zombie đang lan tràn.
Trong một cộng đồng, từ đâu hình thành nên tầng lớp quý tộc. Nếu xem xét loài vật, bạn sẽ thấy rằng con đầu đàn phải chiến thắng các con đực khác trong đàn để đạt được vị trí ấy. Muốn thế, nó phải luyện tập các kỹ năng chiến đấu một cách chăm chỉ và thông minh hơn những con khác. Ở các xã hội cổ sơ, tầng lớp quý tộc trong một bộ lạc (có thể là tù trưởng, thầy pháp hay một nhóm chịu trách nhiệm từng nhiệm vụ của bộ tộc) cũng là những người sở hữu sự hiểu biết hoặc sức mạnh vượt trội hơn những người dân khác. Trong thời kỳ của các thành bang (khu vực Địa Trung Hải hay Trung Quốc dưới ba triều Hạ – Thương – Chu), quý tộc là những dòng họ bảo vệ xã hội bằng khả năng của mình. Những người ở tầng lớp thấp hơn trong xã hội muốn có địa vị ngang ngửa với quý tộc thì phải có trí tuệ hơn người. Đó là lý do mà dưới thời này, các nhà hiền triết (ở phương Tây) và các quân sư (ở phương Đông) lại đông đảo như vậy. Sang thời kỳ phong kiến, tầng lớp quý tộc vẫn phải đảm nhiệm các trách nhiệm với xã hội (dù cho có tận tâm hay vô trách nhiệm). Thế nhưng, khi bước vào giai đoạn tư bản hóa với hai cuộc Cách mạng Công nghiệp, sự cào bằng nhân danh “bình đẳng” đã hất cẳng những quý tộc bị trói buộc trong trách nhiệm với xã hội để thay bằng tầng lớp quý tộc được khẳng định bằng tiền. Tình trạng này kéo dài cho đến nay.
Mặc dù, ở các mô hình xã hội trước đó, không phải bất cứ con người nào trong tầng lớp quý tộc cũng đảm nhiệm được đúng trách nhiệm của mình, thế nhưng do phận vị của họ bị gắn liền với trách nhiệm nên người khác dễ dàng phán xét và tước bỏ vị trí quý tộc của những ai không xứng đáng (có thể bằng dư luận, bằng lịch sử, hoặc bằng vũ lực). Những zombie quý tộc ở thời này, nếu biết an phận, không tạo ra các phốt quá lớn, thì cũng không dễ bị phát hiện. Ở thời tư bản, khi tầng lớp quý tộc cũ bị hạ bệ, tầng lớp quý tộc mới nổi dùng tiền để mua địa vị, thì cái trách nhiệm của quý tộc cũng bị vứt bỏ. Người ta bắt đầu phân biệt quý tộc bằng những thứ phù phiếm hơn: mặc một bộ cánh đắt tiền, văng ra vài câu tiếng Pháp, đi xe hàng hiệu, ở biệt thự, thường xuyên xuất hiện ở các bữa tiệc đắt đỏ…v…v… Và cũng từ đây, tầng lớp quý tộc zombie nở rộ.
Những con zombie thượng lưu này không muốn làm gì hữu ích thật sự cũng không trăn trở về lẽ làm người; chỉ thích chém gió; thích đánh đu trong một đẳng cấp xã hội mà nó được dạy là cao quý; thích bắt chước hành vi, lời nói, cung cách của những ai được một đám đông zombie khác tôn sùng; thích tỏ ra mình ở trên tất cả để phán xét và dẫn hướng xã hội; thích được yên yên ổn ổn để tận hưởng; thậm chí thích giúp đỡ người khác để duy trì cái cảm giác về việc mình đang đứng trên thiên hạ. Những quý tộc Zombie ấy chỉ biết kiếm chác nhờ giá trị mà chúng tôn sùng, nhưng chúng không đứng lên để bảo vệ các giá trị đó mà sẽ sẵn sàng chạy theo giá trị mới nếu giá trị mới có thể giúp chúng sinh tồn hay sinh lợi nhiều hơn; và đương nhiên chúng không tạo được ra bất cứ thứ gì mới ngoài sự bắt chước và chắp vá. Nên cái tầng lớp quý tộc Zombie này thực sự là lũ ăn tàn phá hại, bởi chúng cần đắp lên mình càng nhiều thứ đồ sang chảnh càng tốt, để hoàn thiện cho cái mặt nạ thượng lưu của mình. Hãy tưởng tượng, nếu một ngày các thổ dân ăn thịt người thắng thế trên toàn thế giới, những Qúy tộc Zombie này hoàn toàn có thể coi hành vi ăn thịt người là một phần của đẳng cấp thượng lưu.
Nếu ở các xã hội cũ, tầng lớp quý tộc Zombie này chỉ có thể len lỏi rất vất vả để có được vị trí, thì ở xã hội hiện đại, chúng nhân rộng một cách không thể kiểm soát. Con Zombie này dạy cho con Zombie khác cách đeo cái mặt nạ quý tộc, mà mặt nạ thì phong phú và đa dạng lắm.
Nhưng Zombie thì vẫn cứ là Zombie mà thôi. Muốn thử xem một ai đó tự xưng là quý tộc, là thượng lưu có phải Zombie hay không, hãy xúc phạm chúng, chọc ghẹo chúng, cho đến khi chúng phải lộ nguyên hình. Bản chất thô lỗ hoặc tiểu nhân của chúng sẽ bộc lộ khi chúng phản ứng lại chúng ta. Nhưng coi chừng, hãy chọn cách chọc ghẹo và xúc phạm cho thật thông minh, nếu không chúng ta sẽ bị Zombie hóa trong quá trình tiêu diệt Zombie đấy!
Hà Thủy Nguyên

Thanked by 1 Member:

#116 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 21:12

Cà Phê Ơi! Cà Phê Ơi!
Trần Mộng Tú
Từ một thời xa xăm nào đó cà phê được một vài tu sĩ công giáo người Pháp mang vào Việt Nam trồng trong sân nhà thờ ở những vùng Hà Nam, Quảng Bình, Kontum, sau đó các chủ đồn điền Pháp trồng ở Phủ Quỳ - Nghệ An rồi tới Đắc Lắc và Lâm Đồng, nên người Việt trưởng thành ở miền Nam rất thân quen với hương vị cà phê.

Trong Nam, thành phần nào trong xã hội cũng thưởng thức cà phê buổi sáng, buổi trưa, buổi tối. Nghĩa là bất cứ lúc nào. Điểm tâm, hò hẹn tình nhân, hẹn công việc làm ăn lớn, nhỏ, bàn thời sự, chính trị buổi trưa, hay đi chơi buổi tối, không thể thiếu ly cà phê trước mặt.
Những tiệm ăn sáng bình dân nấu cà phê trong những chiếc túi vải may theo hình chiếc vớ, được gọi là “Cà Phê Bít Tất”. và Ly cà phê gọi tên là Xây Chừng (chịu không biết do đâu mà có tên này). Đây có thể là phiên âm từ tiếng Hoa sang. Trong quán Điểm Tâm của các chú Ba rất hào hoa, thường rót cà phê đầy tràn ly, khách ẩm thực giới lao động cầm cả đĩa lên uống chỗ cà phê tràn trên đĩa. Hoặc đôi khi họ đổ cà phê ra đĩa cho nguội, rồi mới bưng lên uống, (khỏi mất thời giờ chờ lâu) nhưng ly cà phê của họ cũng nhỏ thôi, uống độ ba ngụm là hết. Cách uống như thế nói lên cái dung dị của người lao động miền Nam.
Những nhà hàng lịch sự như: Brodard, Givral, Pagode là nơi của các nhà văn, nhà báo, chính khách, tụ họp nhau cà phê bao giờ cũng phải cà phê phin (Filter). Những người miền Bắc sau 1975 vào Nam ngỡ ngàng với phin cà phê, gọi là “Cái nồi ngồi trên cái cốc”, rất tượng hình.
Cà phê hay đi đôi với thuốc lá. Thưởng thức cà phê, họ ngồi nhìn những giọt lệ đen thong thả nhỏ xuống tách từng giọt một. Trong khi đợi cà phê, đốm lửa lập lòe trên đầu điếu thuốc lá. Một hình ảnh rất đẹp trong những chiều mưa bong bóng.
Cà phê ngon đúng độ, pha đúng cách phải có mầu nâu vàng đậm óng ánh như màu cánh gián. Nếu đen thui là cà phê đó đã được pha chế vào một loại hạt nào khác như ngô, đậu. Không thể nào cho bạn tách cà phê ngon được.
Có người nói, cà phê pha bằng máy Expresso ngon hơn pha phin, vì độ nóng chính xác của hơi nước làm cà phê tiết ra mùi vị trung thực của nó, pha phin không phải lúc nào cũng ngon như ý mình muốn. Họ quên mất một điều, thưởng thức cà phê không phải chỉ bằng vị nếm mà còn bằng mắt nhìn.
Từng giọt, từng giọt rơi xuống cái ly thủy tinh trong suốt như kéo thời gian chậm lại, níu lại một khoảng khắc nào đó trong đời. Đợi cà phê rơi xuống có thể rơi theo một câu thơ, có thể là cái cớ thốt lên một lời hứa hẹn, hay xóa tan một nỗi buồn.
Không còn gì tuyệt diệu hơn.
Tôi nhớ hồi đi học. Thầy dậy Pháp Văn của chúng tôi là một vị tu xuất. Thầy thuộc rất nhiều thơ Việt, thơ Pháp. Chúng tôi chưa đủ giỏi để thuộc những bài thơ Pháp khó khăn. Thầy hay kiếm bài giản dị đọc cho chúng tôi nghe trong giờ giảng bài, vừa đọc vừa dịch. Thầy chọn bài nào cũng hay cả, tôi nhớ được một bài giản dị nhất và theo tôi cũng là hay nhất trong những bài thầy đọc. Một bài thơ về cà phê rất lãng mạn.
Bây giờ lớn tuổi nghĩ lại, tôi biết người thầy dạy Pháp Văn của mình hồi đó phải có một chút thơ, có một chút lãng mạn trong máu, nên học trò mới được thưởng thức những câu thơ của Jacques Prévert, tôi xin trích một đoạn trong bài Điểm Tâm - Déjeuner du matin
Il a mis le café Chàng bỏ cà phê
Dans la tasse vào trong cái tách
Il a mis le lait chàng bỏ thêm sữa
Dans la tasse de café vào tách cà phê
Il a mis le sucre chàng bỏ thêm đường
Dans le café au lait vào cà phê sữa
Avec la petite cuillère với chiếc muỗng nhỏ
ll a tourné chàng quấy khe khẽ
Il a bu le café au lait chàng uống nhè nhẹ
ly cà phê sữa
Et il a reposé la tasse để cái tách xuống
Sans me parler Không lời với tôi

Cái hình ảnh một thầy giáo trẻ cầm viên phấn trắng trên tay, đi qua đi lại trong lớp học, có khi thầy ghé ngồi vào một góc đầu bàn của nam sinh, cất tiếng đọc mấy câu thơ tiếng Pháp, những câu giản dị, dễ hiểu nhưng rất gợi hình như những câu trên, học trò cứ ngây người ra nghe. Các nam sinh thì ao ước được làm anh chàng đang tự pha cà phê đó, các nữ sinh thì mong được làm người yêu, ngắm nghía chàng pha cà phê, uống cà phê, rồi… đội mũ lên đầu, bỏ đi. Sans me parler- Không lời với tôi. Lãng mạn như thế, làm sao mà quên được!

Bao nhiêu năm tháng trôi qua, vào những sáng mưa nho nhỏ, với ly cà phê nho nhỏ, đứng nhìn ra cửa sổ, mưa bay bay trên con dốc, trên những tán lá xanh ngọc, uống từng ngụm cà phê cũng nho nhỏ, những câu thơ lãng mạn đó lại quay về trong lồng ngực.
Mưa ở Seattle tinh khiết hơn bất cứ ở đâu nên màu diệp lục trên những tán lá óng ả, mượt mà hơn. Cà Phê Starbucks, Cà Phê Seattle Best, đều gần lắm, gần như ở ngay bên cạnh hiên nhà. Những giọt cà phê nho nhỏ, thơm ngát rơi rất nhẹ vào chiếc tách sứ mong manh có hoa văn hay chiếc ly thủy tinh trong suốt đều cho một nỗi quyến rũ rất dịu dàng

Cà phê ơi cà phê ơi!
Giọt ngọt giọt đắng em mời môi thơm.
Ừ thì có giọt đắng hơn
Em nghiêng tách xuống rót buồn sang anh.(tmt)

Bạn tới thăm Seattle đi, thế nào tôi cũng phải đưa tới tiệm Starbucks đầu tiên được thành lập ở Down Town Seattle. Chúng ta sẽ tuần tự, lịch sự, kiên nhẫn, xếp hàng chờ tách cà phê được đưa ra cho bạn đón lấy, rồi ngồi xuống ghế. Hay bạn đợi để có một ly cao hơn một chút, có thể mang ra ngoài, vừa uống từng ngụm nhỏ vừa nhìn ngắm chợ hoa bên kia đường. Starbucks được một trong ba người sáng lập là nhà văn, hai người kia là giáo sư Anh Văn và giáo sư môn Sử. Cả ba người điều thấm đậm tinh hoa của văn chương, chữ nghĩa, nên có phải nhờ đó những ly cà phê của họ làm ra đến với giới thưởng ngoạn, có cái thanh cao, nhã đạm ở từng giọt tan trong miệng mình.

Bao nhiêu bài thơ được viết xuống, bao nhiêu bài tường thuật tin tức và bao nhiêu những trăn trở, tính toán, lo toan, vui buồn, chẩy xuống theo những giọt cà phê?

Ai còn nhớ cà phê trong những phòng trà của Sài Gòn, uống từng ngụm nhỏ theo tiếng hát của Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Thúy hay trong những quán nhỏ bên đường, nơi hò hẹn của những người bắt đầu yêu hay đã yêu, hai người uống chung một tách cà phê.

Người ta hay nghe được câu gọi cà phê như thế này ở những cặp tình nhân trẻ trong quán cà phê ở Đakao của một Sài Gòn thủa trước.
- Cho một ly cà phê sữa và một ly sữa cà phê

Người chủ quán biết ngay là ly của chàng thì cà phê đậm đặc với một chút sữa và ly của nàng thì sữa với một chút cà phê cho thơm thôi.
Cà phê là một khía cạnh văn hóa rất đẹp của miền Nam. Những người ra đi mang theo văn hóa này đến những phần đất họ cư ngụ nên rất nhiều người bản xứ biết và thích “Cà Phê Việt Nam”.
Tôi may mắn có Cà phê Starbucks nổi tiếng thế giới ngay trong thành phố tôi ở. Tôi cứ đi vài ba ngã tư đường lại thấy một quán Starbucks.
Starbucks theo chân ta đến khắp mọi nơi và trao cho ta những giọt cà phê thanh nhã, những ngụm cà phê tuyệt vời.
Starbucks sang Việt Nam và sang đến cả Trung Hoa. Đây là hình ảnh tôi được xem trên trang mạng vào ngày trái đất 22 tháng 4 năm 2017.

Theo truyền thông Trung Cộng đưa tin, hưởng ứng Ngày Trái Đất thế giới 22/4, hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã có một số chương trình hoạt động khuyến mãi vô cùng hấp dẫn.
Theo đó, khách hàng mang cốc riêng đến một số cửa hàng trong chuỗi Starbucks sẽ được uống cà phê miễn phí. Để đáp ứng lời mời ngọt ngào ấy, từ sớm, một hàng dài người đã xếp hàng chờ tới giờ mở cửa. Điều đáng nói ở đây, là mọi người tới không phải mang theo cốc, mà là tô lớn, nồi, chảo, chậu rửa mặt, thậm chí can đựng nước 20 lít.
Chao ơi! Hình ảnh những người cầm nồi, chảo đi nhận cà phê miễn phí trông thật đau lòng.
Tôi nhớ dân tộc Trung Hoa với tách trà, ấm cổ, nổi tiếng thanh lịch về trà và về cách uống trà. Sao từ trà sang cà phê lại đến nỗi này.
Có phải những người Trung Hoa trong sách tôi đọc ngày xưa và những người Trung Hoa ngày nay không cùng một chủng tộc.
Một anh bạn văn nói, xem hình này thấy phục Starbucks quá! Đem thau chậu to, nhỏ, cỡ nào cũng được rót đầy. Đây mới gọi là hành động thương mại siêu việt.
Còn tôi, chỉ biết thảng thốt kêu:
Cà phê ơi! Cà phê ơi!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 1 Member:

#117 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/04/2020 - 20:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tippi Hedren - Người đẹp tóc vàng - ân nhân của nhiều người Việt ở Mỹ

26/04/2020 - Lê Hồng Lâm
TTO - Tippi Hedren nổi tiếng trên màn ảnh Hollywood khi được mệnh danh là "mỹ nhân tóc vàng cuối cùng" của Alfred Hitchcock - ông vua phim kinh dị của điện ảnh thế giới.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(phải) và diễn viên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Ảnh: NVCC
Thế nhưng, với cộng đồng người Việt tại hải ngoại, bà được biết đến nhiều hơn khi được coi là "mẹ đỡ đầu của ngành làm móng".
Người phụ nữ vừa bước sang tuổi 90 này cũng là người bảo trợ cho nữ diễn viên Kiều Chinh gia nhập Hollywood sau năm 1975...
"Người đẹp tóc vàng" cuối cùng của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vóc dáng khá nhỏ bé (chỉ cao 1,63m), nhưng nhờ gương mặt xinh đẹp và mái tóc vàng rực rỡ, Tippi Hedren khởi nghiệp với vai trò người mẫu tại New York trước khi lấn sân vào ngành công nghiệp giải trí của Hollywood.
Năm 1962, khi xem Tippi đóng trong một quảng cáo trên truyền hình của Đài NBC, đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock đã cho trợ lý của mình liên hệ với bà và ngay lập tức ký hợp đồng để Tippi Hedren đóng vai chính trong bộ phim kinh dị The birds (Đàn chim dữ), quay vào cuối năm 1962 và trình chiếu vào năm 1963.
Trong bộ phim The birds, Tippi Hedren đóng vai Melanie Daniels - cô con gái xinh đẹp của một chủ báo giàu có ở San Francisco. Khi bị tay luật sư chơi khăm trong một cửa hàng bán chim cảnh, Melanie quyết định lái xe đến vịnh Bodega (phía bắc của San Francisco) để trả đũa.
Nhưng tình cờ, cô và những người dân trong thị trấn này trở thành nạn nhân của một đàn chim dữ vô cớ tấn công bất cứ người nào chúng nhìn thấy ngoài đường... Từ một cô gái trẻ đến thị trấn để trả đũa kẻ chơi khăm mình, Melanie trở thành người phụ nữ mưu trí và dũng cảm cứu giúp nhiều đứa trẻ vô tội - nạn nhân của đàn chim dữ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren trong phim The Birds
Thời điểm đầu thập niên 1960, khi kỹ xảo điện ảnh chưa phát triển nhưng Alfred Hitchcock vẫn biến The birds trở thành một bộ phim kinh dị rùng rợn và hồi hộp, đặc biệt ở những cảnh đàn chim dữ hàng ngàn con lao xuống tấn công thường dân. Bộ phim thành công vang dội về doanh thu và đến nay vẫn được xem là một trong những kiệt tác điện ảnh của Alfred Hitchcock.
Ngay từ vai diễn trong bộ phim đầu tay, Tippi Hedren đã thành công và nổi tiếng nhanh chóng. Hitchcock khen ngợi Tippi có một vai diễn mang tính đột phá, đồng thời cũng giúp bà nhận được giải thưởng Quả cầu vàng và Photoplay cho diễn viên mới xuất sắc nhất.
Vai diễn Melanie Daniels trong The birds của Tippi Hedren cũng được tạp chí uy tín Premiere bình chọn là 1 trong 100 nhân vật điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại.
Nhờ thành công ấn tượng này, Tippi tiếp tục được mời đóng vai chính trong bộ phim tiếp theo của Hitchcock là Marnie (1964), đóng chung với ngôi sao người Scotland là Sean Connery, người cũng vừa thành công với vai diễn trong bộ phim James Bond đầu tiên (Dr. No năm 1962).
Tuy nhiên, mối quan hệ công việc giữa Hitchcock và Hedren đổ vỡ và kết thúc sau bộ phim này do một số bất đồng trong quá trình quay phim.
Sự nghiệp điện ảnh sau đó của Tippi Hedren lên xuống thất thường, trong đó có lần hợp tác thất bại với Charles Chaplin trong bộ phim A countess from Hongkong (1967) hay bộ phim bom tấn về thế giới động vật hoang dã có tên là Roar (1981) mà bà đóng vai chính kiêm sản xuất. Tippi Hedren tiếp tục xuất hiện trong các bộ phim, sân khấu và cả truyền hình.
Ở tuổi ngoài 70, bà vẫn tham gia đóng các vai nhỏ trong các bộ phim hài với những diễn viên trẻ như phim Citizen Ruth (1996) của đạo diễn Alexander Payne hay I Heart Huckabees (2004)...
Những đóng góp của bà cho điện ảnh đã được vinh danh với nhiều giải thưởng, trong đó có giải Thành tựu trọn đời tại Liên hoan phim The Beauvais Cinemalia năm 1994 ở Pháp.
Bà cũng từng được xuất hiện trên Đại lộ danh vọng (Walk of Fame) bên cạnh con gái (Melanie Griffith - cũng là diễn viên nổi tiếng từng đoạt Oscar) và cháu ngoại là Dakota Johnson (nữ diễn viên chính trong bộ ba phim 50 sắc thái).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren trong phim The birds
Mẹ đỡ đầu ngành công nghiệp làm móng của người Việt
Di sản của Tippi Hedren không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh mà còn cả những hoạt động nhân đạo và môi trường, đặc biệt là với cộng đồng người Việt tại Mỹ - nơi bà được xem là "mẹ đỡ đầu" cho ngành công nghiệp làm móng (nail) có trị giá hơn 8 tỉ USD.
Hiện nay hơn 80% thợ làm móng ở Nam California, 51% tính trên khắp các tiểu bang của nước Mỹ là người Việt. Rất nhiều người thợ làm móng ngày nay tại Mỹ là hậu duệ của 20 người phụ nữ Việt làm móng đầu tiên mà Tippi Hedren nhận bảo trợ và đào tạo vào tháng 6-1975.
Thời điểm đó, Tippi Hedren và bác sĩ Larry Ward - một nhà nhân đạo của tổ chức phi lợi nhuận Food for the Hungry - đã mở Hope Village (Ngôi làng Hi vọng) tại California với mục đích thành lập một trung tâm tái định cư để giúp đỡ người di cư ổn định cuộc sống sau chiến tranh nơi đất khách quê người.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren và Kiều Chinh trong trạng phục áo dài Việt Nam - Ảnh: NVCC
Không chỉ giúp đỡ người Việt Nam có nơi sinh sống tạm thời, Tippi Hedren còn đào tạo và giúp họ có công việc mới trên đất Mỹ: làm móng (nail). Nhận thấy sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ Việt Nam, Tippi Hedren đã mời chuyên gia về đào tạo nghề làm móng cho 20 phụ nữ Việt Nam tại Hope Village.
Đây được coi là bước đầu tiên cho sự bùng nổ các tiệm nail do người Việt sở hữu sau này và dần dần trở thành một ngành công nghiệp hàng tỉ đôla tại Mỹ. Vì vậy Tippi Hedren còn được cộng đồng người Việt tại Mỹ gọi là "mẹ đỡ đầu của nghề làm móng" của người Việt khắp năm châu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren (giữa) nhờ thợ làm móng Dusty Cootes dạy nghề cho nhóm 20 phụ nữ Việt Nam vào năm 1975 - Ảnh từ phim tài liệu Nailed It của Adele Free Phạm
Mối thâm tình giữa Tippi & Kiều Chinh
Trong chuyến đến Mỹ công tác cho dự án khảo cứu điện ảnh của Sài Gòn trước 1975 do Hội đồng Anh tại Việt Nam tài trợ, tôi đã đến nhà riêng của nữ diễn viên Kiều Chinh để phỏng vấn bà.
Trong căn phòng làm việc của Kiều Chinh, nơi diễn ra cuộc phỏng vấn kéo dài suốt 6 tiếng đồng hồ, tôi nhận thấy có khá nhiều bức hình chụp bà với Tippi Hedren và được bà cho biết đó là người bảo trợ và ân nhân của mình sau năm 1975.
Kiều Chinh cho biết bà gặp Tippi Hedren lần đầu tiên vào năm 1965 khi nữ diễn viên của Hollywood sang miền Nam Việt Nam cho các hoạt động nhân đạo của bà. Sau ngày 30-4-1975, Kiều Chinh định cư tại Canada.
Và từ một nữ diễn viên hàng đầu tại miền Nam Việt Nam, có hãng phim riêng và từng đóng phim với các tài tử Hollywood, Philippines, Ấn Độ; Kiều Chinh phải bắt đầu cuộc sống mới tại Canada với nghề... dọn dẹp chuồng gà để kiếm sống. Bà làm công việc vất vả cực nhọc này với số tiền 2 đôla một giờ.
Không thể tiếp tục công việc nặng nhọc này, Kiều Chinh quyết định dùng số tiền ít ỏi kiếm được để gọi điện thoại đường dài sang Mỹ nhờ người quen giúp đỡ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren và "ông vua" phim kinh dị Hitchcock
Sau nhiều cuộc điện thoại bất thành với những tài tử Hollywood nổi tiếng từng đóng chung phim với bà như Burt Reynolds, Glenn Ford và William Holden; Kiều Chinh quyết định dùng 15 đôla cuối cùng để gọi cho một người mà bà chỉ gặp một lần ngắn ngủi cách đó hơn 10 năm: nữ diễn viên Tippi Hedren.
Rất may mắn là Tippi Hedren nhận được cuộc gọi của Kiều Chinh và cũng là lúc mà bà vừa thành lập Hope Village. Kiều Chinh cho biết hai ngày sau, bà nhận được điện tín của Tippi, kèm thư và vé máy bay của tổ chức Food for the Hungry mời nữ diễn viên Kiều Chinh sang Mỹ, dự lễ khánh thành Hope Village ở Sacramento (California).
Sau một thời gian ngắn ở Hope Village để ổn định cuộc sống mới, Tippi Hedren còn đưa Kiều Chinh về ở cùng nhà, ở căn phòng của cô con gái là Melanie Griffith (lúc đó mới ra riêng ở với bạn trai) và lo giấy tờ giúp Kiều Chinh được ở lại Mỹ để tiếp tục hoạt động điện ảnh.
Tippi cũng giúp Kiều Chinh vào Hiệp hội Diễn viên Mỹ (Screen Actor Guild) nhờ những hoạt động điện ảnh ấn tượng trước đó tại miền Nam Việt Nam trước 1975 và đặt những bước chân đầu tiên để bà tiến vào Hollywood.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren và Sean Connery trên poster phim Marnie
Hai năm sau, Kiều Chinh có vai chính đầu tiên trong một tập phim của bộ phim truyền hình thành công nhất tại Mỹ trong thập niên 1970: M.A.S.H, đóng chung với nam diễn viên kỳ cựu Alan Alda - người đoạt rất nhiều giải Emmy và Quả cầu vàng nhờ bộ phim này.
Từ đó đến nay, Kiều Chinh vẫn tiếp tục hoạt động tại Hollywood và có thêm hàng chục vai diễn lớn nhỏ, trong đó thành công nhất phải kể đến bộ phim The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội) năm 1993 - bộ phim mà bà đóng một trong những vai chính và rất thành công về doanh thu và nghệ thuật.
Tippi Hedren dành những lời ưu ái và chân thành về Kiều Chinh trong một cuốn sách vinh danh sự nghiệp điện ảnh kéo dài gần sáu thập niên của bà: "Kiều Chinh là một trong những phụ nữ mạnh mẽ, giàu nghị lực và thanh lịch nhất mà tôi từng gặp trong đời".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tippi Hedren và Kiều Chinh trong sự kiện vinh danh nghề làm nail của người Việt tại Mỹ - Ảnh: NVCC

Nhà hoạt động nhân đạo tích cực
Nhờ quá trình thâm nhập thực tế trong suốt 11 năm để thực hiện bộ phim Roar, Tippi Hedren trở thành một nhà hoạt động tích cực về môi trường và động vật hoang dã. Bà trở thành nhà sáng lập và điều hành của tổ chức The Roar Foundation.
Trong những năm của thập niên 1970, 1980, Tippi Hedren đi khắp thế giới và dành nhiều thời gian cho các hoạt động nhân đạo và từ thiện.
Bà là điều phối viên cứu trợ quốc tế cho tổ chức Food for the Hungry và thiết lập các chương trình cứu trợ cho nạn nhân sau động đất, bão lũ, nạn đói và chiến tranh. Nhờ những hoạt động không mệt mỏi này, bà đã nhận được vô số giải thưởng nhà hoạt động nhân đạo của thế giới.

Thanked by 1 Member:

#118 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 21:15

TRUYỆN RẤT NGẮN
1. Lòng Mẹ (Kangtakhoa).
Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhứt để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.
Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe Mẹ nói: "Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!"

2. Khóc Dùm
Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
- Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
- Nhưng con đâu có biết sửa xe?
- Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "Hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi.
3. Sống ở đời (Phạm Quốc)
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trể con ạ".
Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: Cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại dễ dàng với người khác con ạ!"
SƯU TẦM

Thanked by 1 Member:

#119 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/05/2020 - 19:39

VÌ THƯƠNG MÀ LÀM (Tâm Sự Của Một Người Mẹ) .
- Con gái ạ, sáng nay mẹ mới ghé thăm một người bạn vừa mới sinh em bé. Mẹ nghe giường bên cạnh có người vừa nựng nịu em bé vừa nói: “Sinh thì dễ, bây giờ nuôi mới mệt”. “Nuôi mới mệt”, câu nói đó cứ ám ảnh mẹ suốt cả ngày.
Chưa bao giờ mẹ nghĩ làm gì cho người mình thương mến mà gọi là “Mệt” cả, dù công việc đó có thật sự làm mình mệt thể xác, nhưng tâm hồn không bao giờ thấy mệt.
Trưa nay ăn cơm xong, em con dọn dẹp và lau bàn. Mẹ khen em “Dạo này lớn rồi hay sao mà tự giác ghê”, mọi khi là mẹ nhắc em mới nhớ. Em nói: “Đó là con muốn giúp mẹ”. Mẹ rất thích điều này. Chỉ khi nào ta thành tâm muốn giúp đỡ người khác ta mới làm việc một cách nhiệt tình, không chiếu lệ.
Một em bé sinh ra, được nuôi nấng bằng những giọt sữa đầu tiên, cũng là sự hi sinh của người mẹ. Lúc cho con bú, người mẹ không bao giờ thấy mệt mà thấy dâng tràn một niềm hạnh phúc dạt dào của việc “Vì thương mà làm”.
Ngày xưa lúc mẹ mới sinh con, Bà Nội đi đường mấy trăm cây số đến thăm mẹ con mình. Bất kể mệt nhọc đường xa, thấy chậu quần áo của mẹ và con ở dưới giường Bà Nội đã mang đi giặt ngay. Mẹ nhớ mãi và cảm kích, Bà Nội vì thương mà làm chớ không hề có bổn phận hay trách nhiệm phải giặt đồ cho con dâu.
Nhiều lúc con khóc đêm, cần người bế mới chịu ngủ, hoặc khi con nằm trong nôi, cần phải lắc liền tay, Bà Ngoại bế con, lắc nôi con cho mẹ được ngủ. Tất cả những điều đó vì thương mà làm.
Trong ví mẹ có một tờ giấy, gọi là “Mảnh giấy bất trắc”, trên đó mẹ ghi những số điện thoại và tên những người thân nhất, lỡ có gì bất trắc là bất cứ ai cũng có thể liên lạc. Con có biết rằng khi mẹ đánh máy và in tờ giấy đó ra, mẹ rất hạnh phúc vì biết rằng mình không cô đơn, và xung quanh mình luôn có những người vì thương mình mà sẵn sàng có mặt ngay lập tức.
Nếu cuộc đời mình không ghi được tên một ai đó trên “Mảnh giấy bất trắc”, đó là điều bất hạnh con nhé. Nhưng muốn được như vậy thì hãy nhớ “Vì thương mà làm” thật nhiều lần trong cuộc đời.
NHỊ TƯỜNG

Thanked by 2 Members:

#120 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/05/2020 - 20:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cô gái gốc Việt hội ngộ viên phi công Anh từng cứu mình

45 năm trước, Vu Lieberman chào đời trên con tàu chết máy và trôi giạt giữa biển. Hai trực thăng của Không quân Anh đã lên đường giải cứu cô bé một ngày tuổi này.
7h18 phút, ngày 2/5/1975, thuyền trưởng Anton Martin Olsen của tàu Clara Maersk (Đan Mạch), nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu buôn Việt Nam mang tên Trường Xuân đang trôi dạt trên biển Đông.
Trên tàu có khoảng 3.600 người từ Sài Gòn ra đi. Họ đang đói khát, còn động cơ tàu thì ngừng hoạt động. Ông Olsen lập tức ra lệnh cho con tàu chở hàng của mình chuyển hướng và đến giữa trưa, bắt đầu cuộc giải cứu.
Sau khi chuyển người từ Trường Xuân lên tàu mình, thuyền trưởng Olsen đưa tàu Clara Maersk cập cảng Hong Kong. Hai ngày sau, ông thông báo một công điện khẩn cấp yêu cầu đón 4 người tị nạn: một đứa trẻ sơ sinh ốm yếu, anh trai 2 tuổi, người mẹ và một phụ nữ bị vỡ ruột thừa. Không quân Hoàng gia Anh đã cử hai chiếc trực thăng đến giải cứu.
Cô bé - với đôi vai cong hình chữ U và xương cổ bị gãy, mắt bịt kín do bị nhiễm trùng - và ba người đồng hương của cô đã bay đến Bệnh viện quân đội ở Hong Kong.
"Chúng tôi được cảnh báo nhưng tại thời điểm đó chúng tôi không biết có bao nhiêu người trên tàu", ông Jones, 68 tuổi, nói với tờ SCMP qua Zoom, từ Anh.
Ngày ấy Jones là một trung sĩ trong phi đội 28 của Không quân Hoàng gia Anh, đóng tại sân bay quốc tế Kai Tak Hong Kong. Đến giờ Jones vẫn còn ký ức rõ ràng về sự nguy hiểm, khó khăn trong nhiệm vụ không vận bốn người này. "Không có đủ thời gian để đánh giá về những gì xung quanh", Jones nói.
Trong khi trực thăng của anh thả dây đón người phụ nữ Việt bị vỡ ruột thừa thì đồng nghiệp của anh, Tim Bailey, trên chiếc trực thăng thứ hai đón bé sơ sinh và hai người thân của bé từ boong tàu Clara Maersk.
Họ không có thiết bị mang theo cho bé sơ sinh, điều này có nghĩa Bailey phải bế cô bé trên tay. "Đó chắc chắn là một phút khiến bạn nín thở", Jones nói.
Trong cuốn nhật ký của Jones đã ghi lại chuyến khứ hồi 2h50 phút từ căn cứ Kai Tak đến tàu Clara Maersk và trở lại. "Thông thường chúng tôi không đi ra biển như vậy", ông nói. Chiếc trực thăng có lượng nhiên liệu hoạt động trong khoảng hai tiếng rưỡi.
Ngay sau khi trở về Hong Kong, hai chiếc trực thăng này được làm sạch và chuẩn bị tham gia hộ tống Nữ hoàng Elizabeth cuối ngày hôm đó. "Phi đội 28 của chúng tôi sau đó được biết đến với tên "28 nick of time" vì chúng tôi luôn luôn đi về đúng thời gian", Jones nói.
Mới đây, Duc Nguyen, nhà sản xuất phim tài liệu người Mỹ gốc Việt ở California đã tổ chức một triển lãm về những thuyền nhân tị nạn. Người lính không quân Jones đã liên lạc với Duc Nguyen, qua đó nhờ kết nối với đứa trẻ sơ sinh ốm yếu mà ông đã hỗ trợ giải cứu.
Ngày 2/5 vừa qua, ngày sinh nhật thứ 45 của Chieu Anh Vu Lieberman, cô và Jones lần đầu tiên nói chuyện qua Zoom. "Tôi đã nhìn thấy bạn 45 năm trước. Bạn đã không nhìn thấy tôi, nhưng đây là những bức ảnh bạn được chuyển đến bệnh viện", Jones nói với Vu-Lieberman.
Họ đã chia sẻ những hình ảnh, thông tin - những thứ được cho là mảnh ghép còn thiếu để hoàn chỉnh "bức tranh cuộc đời" mình. "Đây là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất. Tôi có một cảm giác ớn lạnh chạy qua trong người", Vu-Lieberman nói.
Hiện là một nhà thiết kế và điều hành thời trang thành công, Vu-Lieberman sống ở quận Cam, California. Cô kể, mẹ đã không chia sẻ nhiều về ký ức đó. Khi rời khỏi Việt Nam bà đang trong những ngày cuối cùng của thai kỳ. Khoảng 2h sáng ngày 2/5, bà đã hạ sinh Vu-Lieberman ngay trên tàu. Không sữa, không nước, không cơm cháo, một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái.
Cô bé ấy về sau đã nỗ lực giành được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang tại đại học hàng đầu New York. Đến giờ cô có một sự nghiệp rực rỡ với các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Cô cũng viết blog Truong Xuan baby để mãi nhớ mình là một đứa trẻ sinh ra trên con tàu tị nạn.
Đối với người lính không quân Jones, được tham gia nhiệm vụ giải cứu người tị nạn đến nơi an toàn là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất đời ông. Giờ đây ở tuổi 68 nhìn lại ngày hôm đó, ông nói: "Tuyệt! vào ngày đó, tôi đã tạo ra thay đổi cho cuộc đời một con người".

Bảo Nhiên (Theo SCMP)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không quân hoàng gia Anh giải cứu cô bé sơ sinh. Ảnh: SCMP.
. Tôi có một cảm giác ớn lạnh chạy qua trong người", Vu-Lieberman nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vu-Lieberman - cô bé sinh ra 2h sáng ngày 2/5 giữa biển Đông trên con tàu tị nạn - giờ là một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Ảnh: SCMP.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |