Jump to content

Advertisements




Những câu chuyện nhỏ


137 replies to this topic

#76 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/04/2019 - 21:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lịch sử và di sản

21/04/2019
TTO - Mỗi địa danh càng xưa cổ, càng gắn bó với nhiều thế hệ và trở thành lịch sử. Có nhìn và thấy tính lịch sử, tính di sản chung đó, như cả thế giới tiếc thương nhà thờ Đức Bà Paris, sẽ không triệt hạ tất cả, cho dù nhân danh hiện đại hóa.

Mỗi người đều có những ký ức về một số điều gì đó trong cuộc đời của mình.
Người Hà Nội có không ít điều, ký ức để mà yêu, mà nhớ... Người Sài Gòn cũng thế, như con đường Cường Để, sau đổi tên là đường Tôn Đức Thắng được che nắng mưa bởi hai hàng cây dầu trăm năm.
Tôi nay đã xấp xỉ 70, ngay khi còn bé đã nhìn thấy những cây dầu lão trượng này rồi. Qua lại trên con đường đó đã từng là một niềm hạnh phúc. Con đường Duy Tân cũng thế, đến nỗi được một nhạc sĩ đưa vào trong bài hát của mình: "con đường Duy Tân cây dài bóng mát... uống ly chanh đường".
Con đường đó sau thành đường Phạm Ngọc Thạch không còn yên ắng như xưa khi bây giờ biệt thự thành công sở, ngân hàng, nhà hàng, quán nhậu... làm sao đôi sinh viên Trường Kinh tế ra đó "uống ly chanh đường" được!
Địa điểm càng xưa cổ, càng gắn bó với nhiều thế hệ và trở thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thế giới mà chẳng cần treo bảng của UNESCO.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nói riêng và Paris nói chung đã ăn sâu vào tâm trí rất nhiều người, để rồi nếu có dịp đến nơi sẽ không thấy lạ lẫm.
Cảm giác đó, một trăm phần trăm "dân học chương trình Pháp" lần đầu đặt chân đến Pháp, đứng trước nhà thờ Đức Bà và sông Seine kế bên, đều cảm thấy "à đây rồi" thật thân thiết cho dù trước đó chưa hề đến!
Chẳng qua, ngôi nhà thờ đó cùng dòng sông đó đã "sống" trong đầu họ từ băng ghế nhà trường qua các bài học lịch sử và ông Victor Hugo. Thành ra, tin nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy đã làm sửng sốt biết bao con tim trên thế giới cũng dễ hiểu...
Tháng 8-1944, tổng trấn Paris của quân Đức chiếm đóng là tướng Dietrich von Choltitz đã nhất định không tuân lệnh Hitler buộc phải phá hủy những gì quý giá nhất của Paris, chẳng phải vì ông "sính Tây" mà vì đã hiểu thấu nền văn hóa chung đó.
Mỗi thành phố có những điều "không thể nào quên" của mình, làm nên "cái tôi" hãnh diện của nó. Càng xưa, càng cổ, càng là lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngày trước có đồi Cù. Đến đầu những năm 1990, đồi Cù của mọi người biến mất cùng với sự "ra đi" của những thế hệ đã từng "lăn lộn" trên đồi Cù, thay vào đó là một sân golf tường xây che kín cả một ngọn đồi. Tới đây có thể khu Hòa Bình, đồi Tỉnh trưởng... cũng không còn như trước nữa!
Lịch sử của thành phố này trong toàn thể "trăm năm" của nó, từ quy hoạch đô thị, lề lối xây dựng tại một vùng đồi núi sao cho đồi núi đừng bị che khuất hay biến thành dị dạng bởi những mái nhà cùng vật liệu không thích hợp...
Những năm gần đây, ở Đà Lạt đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng, nhà mái tôn không "ăn nhập" gì tới kiến trúc chung, nên một số con đường đã mất đi tính cổ kính của một thành phố Tây giữa Đông Dương.
Tính cổ kính ấy không chỉ là tài sản của Đà Lạt mà còn của cả thế giới cho dù chỉ ít người biết Đà Lạt.
Có nhìn và thấy tính lịch sử, tính di sản chung đó, như cả thế giới tiếc thương nhà thờ Đức Bà Paris, sẽ không triệt hạ tất cả, cho dù nhân danh hiện đại hóa.
DANH ĐỨC

Thanked by 2 Members:

#77 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 19:50

CÂU CHUYỆN HÒA HỢP, HÒA GIẢI THỬ NHÌN TỪ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA

Nguyễn thị Hậu

Một cuộc chiến kết thúc đã 40 năm, nỗi đau tuy không còn khốc liệt nhưng vẫn âm ỉ, dai dẳng. Bên này bên kia có gia đình nào không mất mát không chia ly, kiểu này hay kiểu khác? Bên nào không có những di chứng chiến tranh kéo dài không chỉ một, hai thế hệ?
Bao giờ những ngày Tháng Tư sẽ là Ngày Hòa Hợp, Hòa Giải của người Việt Nam chúng ta?
“Không một điều gì, không một ai bị lãng quên”. Lịch sử cũng vậy mà tâm thức con người cũng vậy. Nhưng vấn đề là NHỚ như thế nào? Là người làm công việc tìm hiểu về lịch sử - văn hóa tôi luôn tự hỏi: vì sao quá trình hòa giải hòa hợp giữa những người Việt Nam lại khó khăn như vậy? Khó khăn đến mức có thể làm người ta tuyệt vọng nhất là mỗi năm vào những ngày tháng tư. Những lý lẽ mà hiện tại (nhiều người) mỗi bên đưa ra để cho rằng chưa thể, thậm chí là không thể, hòa hợp hòa giải… có thể cho thấy, căn nguyên không chỉ là sự kiện thắng thua được mất, mà có lẽ nó tiểm ẩn sâu hơn trong lịch sử và văn hóa.
Thử tìm hiểu từ góc nhìn này từ một số sự kiện lịch sử và truyện cổ tương đối phổ biến và điển hình để may chăng, tìm ra câu trả lời hay một hy vọng cho vấn đề hòa hợp, hòa giải.

1. Sự hình thành/thành lập các triều đại trong lịch sử Việt Nam

Khảo sát lịch sử Đại Việt – Đại Nam vì đây là dòng chính yếu của lịch sử nước ta. Hầu hết các vương triều được thành lập từ những chiến thắng quân sự (chống ngoại xâm hoặc “dẹp loạn” nội chiến), ít hơn là vài cuộc chính biến “cướp ngôi”.
Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX :


TT
Triều đại
Người sáng lập
Tên nước
Kinh đô
Thời gian tồn tại
1
Ngô
Ngô Quyền
Chưa đặt
Cổ Loa
939- 965
2
Đinh
Đinh Bộ Lĩnh
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
968 - 980
3
Tiền Lê
Lê Hoàn
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
980- 1009
4

Lý Công Uẩn
Đại Việt
Thăng Long
1010- 1225
5
Trần
Trần Cảnh
Đại Việt
Thăng Long
1226- 1400
6
Hổ
Hồ Quý Ly
Đại Ngu
Tây đô (Thanh Hoá
1400- 1407
7

Lê Lợi
Đại Việt
Thăng Long
(Đông Đô)
1428 - 1527
8
Mạc
Mạc Đăng Dung
Đại Việt
Thăng Long
1527- 1592
9
Lê Trung Hưng
Lê Duy Ninh
Đại Việt
Thăng Long
1533 -1788
10
Tây Sơn
Nguyễn Huệ
Đại Việt
Phú Xuân (Huế)
1778- 1802
11
Nguyễn
Nguyễn Ánh
(Việt) Đại Nam
Phú Xuân (Huế)
1802- 1945


Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Đại Việt bước vào thời kỳ xây dựng nền độc lập. Mở đầu là nhà Ngô năm 939 xưng Ngô Vương. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh “dẹp loạn” 12 sứ quân (cát cứ vùng miền) thu giang sơn về một mối, đặt kinh đô ở Hoa Lư và quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xây dựng chính quyền củng cố quốc gia. Lê Hoàn thừa kế nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê, chiến thắng quân xâm lược Tống. Năm 1009 nhà Lý lên ngôi và và 1010 dời đô về Thăng Long, năm 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt. Từ 1075 – 1077 nhà Lý chiến đấu chống quân xâm lược Tống. Năm 1226 nhà Trần thay thế nhà Lý, vào các năm 1258, 1285 và 1288 ba lần quân dân nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên Mông và chiến thắng vẻ vang. Năm 1400 nhà Hồ thay thế nhà Trần. Năm 1406 nhà Minh xâm lược Đại Việt, năm 1407 Lê Lợi khởi nghĩa và tổ chức kháng chiến chống giặc Minh đến 1428 giành thắng lợi và lập ra nhà Lê. Năm 1527 nhà Mạc giành ngôi với nhà Lê tạo ra cục diện Nam – Bắc triều và sau đó là xung đột Lê – Mạc. Từ 1570 – 1786 cục diện Lê – Trịnh – Nguyễn và xung đột Đàng Trong – Đàng Ngoài. Năm 1771 khởi nghĩa Tây Sơn, “xóa bỏ” tình trạng Nam – Bắc phân tranh vào năm 1786. Trước đó, năm 1784 Nguyễn Huệ chiến thắng quân Xiêm ở vùng đất phía Nam, rồi năm 1789 đại thắng quân Thanh ở phía Bắc. Năm 1802 Nguyễn Ánh thành lập triều Nguyễn và thống nhất đất nước về tổ chức chính quyền. Năm 1858 Pháp xâm lược Việt Nam.
Diễn trình lịch sử từ thế kỷ 10 cho đến giữa thế kỷ 19 có vài đặc điểm sau:
- Trong khoảng hơn 10 thế kỷ liên tiếp có chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc. Liên tục chống ngoại xâm là một nét đặc biệt của lịch sử Đại Việt thời tự chủ. “Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. (Không kể những lần chiến tranh, xung đột với Chămpa).
- Các vương triều liên tục xây dựng quốc gia tự chủ. Sự thay thế các triều đại theo quy luật lịch sử: khi các vương triều bước vào giai đoạn khủng hoảng do những nguyên nhân nội tại, từ đó không đủ sức chống ngoại xâm hoặc chống lại thế lực khác lớn mạnh hơn, hoặc từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, kháng chiến và lập ra vương triều mới. “Ngụy triều” là quan niệm phong kiến chỉ các triều đại không lập nên từ: 1/chiến thắng ngoại xâm; và 2/ được trao truyền, nhường ngôi.
- Giai đoạn cuối của các triều đại thường xảy ra tranh chấp trong triều chính hoặc khởi loạn bên ngoài. “ĐƯỢC làm VUA THUA làm GIẶC”. “Nội chiến” giữa các thế lực phong kiến hay khởi nghĩa nông dân là biểu hiện của quy luật xã hội phong kiến Đại Việt đã được đúc kết “Con vua thì lại làm vua/ con sãi ở chùa thì quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/con vua thất thế lại ra quét chùa”.
- Đất nước mở rộng dần về phía Nam từ thế kỷ 13, 15 đến thế kỷ 18 lãnh thổ VN về cơ bản như ngày nay. Từ 1802 có một lãnh thổ tròn vẹn và chính quyền thống nhất từ Cà Mau đến Lạng Sơn. Trước đó, từ khi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tâm thức Nam Hà / Bắc Hà về lãnh thổ, chính quyền, lối sống (văn hóa) tồn tại dai dẳng…

- Xuất thân của các triều đại phần lớn là thủ lĩnh quân sự, thổ hào, nông dân… nếu một hai đời vua đầu đã cố gắng tận dụng, sử dụng (trí thức) và nâng cao tri thức để củng cố chính quyền, xây dựng quốc gia vừa qua chiến tranh… thì càng về sau càng “lười”, chỉ dựa vào tài sản vật chất và tinh thần ông cha để lại. Sự “thất học” của các vương triều làm “tầm nhìn” hạn hẹp, đất nước rối loạn (tinh thần) và không thể “sánh cùng” những quốc gia khác. Đó là nguyên nhân sâu xa và đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của vương triều.


2. Một số sự kiện thời hậu chiến của các triều đại

Sau khi kết thúc chiến tranh chống ngoại xâm, việc đối ngoại là tha tù binh, cấp tàu thuyền lương ăn cho về nước, bố cáo chiến thắng và sau đó là “hòa hiếu” với kẻ thù cũ. Kẻ thù của Đại Việt thường là những quốc gia lớn mạnh hơn nhiều lần, xâm lược Đại Việt dù có thể chiếm đóng lâu hay mau cuối cùng cũng bị đánh đuổi. Việc “hòa hiếu” với kẻ thù cũng là để giữ quan hệ ngoại giao đảm bảo cho nền hòa bình vừa giành được. (Lưu ý: hòa hiếu khi đã chiến thắng vẻ vang - cũng có trường hợp (nhà Trần) tha cho giặc về nước nhưng lén đục thủng tàu thuyền cho chết đuối cả, nại cớ bão to gió lớn làm tàu thuyền bị đắm…).

Việc đối nội đầu tiên của các triều đại là “an dân”: có chính sách miễn thuế khóa cho nông dân, tha tội cho những người (dân thường) lỡ theo/ làm việc cho kẻ thù (giặc ngoại xâm) nhưng cũng trừng trị kẻ phản bội đất nước, thường là người trong hoàng tộc hay quan lại.

Thế nhưng sau những cuộc nội chiến giữa những thế lực phong kiến, khởi loạn cát cứ, âm mưu đảo chính… thì sự trả thù thường “triệt để” hơn: tru di tam tộc cửu tộc, nhổ cỏ tận gốc, đào mồ cuốc mả, anh em ruột thịt cũng không tha thứ… Lúc này quyền lợi chính trị đặt trên tất cả.

Sử gia thời trước thường chê trách những trường họp không triệt để trừ hậu họa, vì đó là mầm mống của cuộc phản loạn tiếp sau. Cũng như phán xét những người giết anh em giết vua giành ngôi bởi coi đó không phải là biểu hiện của “minh vương”. CHÍNH DANH là điều kiện đầu tiên của một triều đại. Những triều “soán ngôi” thường không được ghi thành “kỷ” trong sử.

- Đinh Tiên Hoàng “dẹp loạn” – xóa bỏ tình trạng cát cứ địa phương nhưng không phải thủ lĩnh nào cũng tuân phục: Ngô Nhật Khánh có mẹ được làm Hoàng hậu, bản thân trở thành con rể của vua Đinh nhưng vẫn bỏ sang Champa “rạch mặt vợ đuổi về: cha mày tưởng t*o vì mày mà quên thù ư?”. Chưa kể vua Đinh phải có những cách thức “đe dọa” như vạc dầu nuôi hổ để trấn áp những kẻ có mưu phản loạn.

- Các con của Lê Hoàn “Lê Đại Hành” tranh giành giết nhau vì ngôi báu. Lê ngọa triều làm vua không chính danh cùng với những hành vi tai ngược nên hầu như ít người nhớ đến chiến công chống giặc của ông.

- Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý thay thế nhà Tiền Lê. Năm 1073 đời Lý Nhân Tông “Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Linh nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay mà bây giờ phú qúy người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông.

- Nhà Trần “đảo chính” thay nhà Lý. Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông và tông thất nhà Lý. Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: "Điều ngươi nói, ta hiểu rồi". Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo HuệTông: "Thượng phụ sai thần đến mời"… Thượng hoàng nhà Lý nói: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử". Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế". Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.

- NHÀ HỒ “đảo chính” nhà Trần năm 1400. Sau khi bức vua Trần dời đô từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vào

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại mình là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, lập nên nhà Hồ, rồi truyền ngôi cho con trai mình “vì nhà Trần tuyệt tự nên Hồ Hán Thương là cháu ngoại (nhà Trần) nối ngôi’.

Một vài ví dụ trên là từ các triều đại phong kiến thời “Văn minh Đại Việt lần thứ nhất, còn gọi là nền văn minh Phật giáo”. Sang thời Văn minh Đại Việt lần thứ hai, còn gọi là văn minh Nho giáo:

- Triều Lê 1428. Trần Cảo uống thuốc độc chết (hậu duệ nhà Trần mà Lê Lợi lập nên). Bấy giờ các quan đều dâng sớ nói Trần Cảo không có công gì với dân, sao lại ở trên mọi người, nên sớm trừ đi. Vua cũng biết là như vậy, nhưng trong lòng không nỡ, đối xử càng hậu. Cảo biết người trong nước không phục mình, bèn ngầm đi thuyền vượt biển trốn vào châu Ngọc Ma. Đến Ma Cảng (đất Nghệ An) quan quân đuổi bắt được, đem về Đông Quan, bắt uống thuốc độc chết. (nhưng nhiều thuyết khác cho rằng Trần Cảo bỏ trốn vua Lê cho người đuổi theo giết chết vứt xác vào bụi gai).

Thái Tổ lên ngôi chưa lâu, nhưng ra tay sát hại những công thần quan trọng như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, những đại tướng quân có công trong việc thành lập nhà Lê. Đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nổi tiếng trong lịch sử, triều đình kết tội Hành khiển Nguyễn Trãi và thị thiếp là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, vì khi Thái Tông băng Thị Lộ đã luôn hầu bên cạnh, bấy giờ cho rằng Thị Lộ giết hoàng đế. Án đưa ra là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, giết đến 3 họ của Nguyễn Trãi.

- NHÀ MẠC: Thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông cho thấy năng lực trị nước của nhà Mạc. Đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định, không gây những xáo trộn như khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Những lực lượng chống đối nhà Mạc chính là những thế lực cũ thân nhà Lê. Theo sử sách, thời Mạc không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó cho thấy nhà Mạc được lòng dân. Một đặc điểm nữa là cả 5 đời vua nhà Mạc không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị, dù nhà Mạc khởi nghiệp từ một quyền thần trong triều Lê. Đó là điều mà các triều đại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong suốt chiều dài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đều gặp phải.

- Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cai trị ở miền Nam (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), mở đầu khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đem quân đánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 1627 và kết thúc vào cuối

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Đại Việt bị chia cách hơn 100 năm.

Về mặt lý thuyết cả hai thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Nhưng trên thực tế thì khác, cả hai đều muốn tạo nên thế lực cho riêng mình và thèm muốn ngai vàng.

1672: Trong một trận chiến quyết liệt không phân thắng bại giữa Trịnh – Nguyễn tại cửa Nhật Lệ, khi chiến thuyền quân Trịnh rút lui thì tất cả tù binh được chúa Trịnh (Căn) cho quần áo, phóng thích tại chỗ, ai muốn đi đâu thì đi. Đó là những người bị bắt đi lính, là người địa phương không theo bên này thì theo phía kia, gần như ngoài ý muốn. Phía chúa Nguyễn thì Hoàng tử Hiệp (Nguyễn Phúc Thuần – con thứ tư của chúa Nguyễn Hiền Vương) cũng hiểu như vậy và hành xử nhân bản không kém: “Sau khi quân địch rút lui, phàm những quân lính Bắc Hà bị bắt, Thuần (Hoàng tử Hiệp) đều sai cấp cho tiền gạo quần áo, tha cho về, không giết một người nào. Lại đặt một lễ đàn trong thành Trấn Ninh tế tướng sĩ tử vong, cũng đặt một đàn ở ngoài thành Trấn Ninh để tế quân Hà Bắc chết trận”. Người chết bên này hay bên kia lũy Trấn Ninh đều là dân một nước Việt, Hoàng tử Hiệp hiểu sâu sắc như vậy, tất cả đều xứng đáng giải oan trong tình thế lịch sử đau xót đến thế.

Có lẽ đây là một lần hiếm hoi các vua chúa có hành xử với đối phương là “gà cùng một mẹ” một cách hợp đạo lý, có lẽ vì thấu hiểu những đau đớn mất mát của cuộc nội chiến kéo dài gần trăm năm.

“Cái lý” của người thắng cuộc khi hành xử kiểu trả thù, trấn áp là nhằm bảo vệ chính quyền, vương triều, quyền lợi mới giành được. Đó là quyền lợi của một dòng họ và để xây dựng nên một vương triều phong kiến.


3. Từ góc nhìn văn hóa xem lại một số truyện cổ tích phổ biến trong nước với ý nghĩa răn dạy: trừng trị kẻ tham lam độc ác.
Tấm Cám (hành vi đầu tiên và duy nhất của Tấm không nhờ ông Bụt là giết Cám, làm mắm gửi cho dì ghẻ, dì ghẻ ăn thịt con khen ngon nhưng khi nhìn thấy sợ quá lăn ra chết), Ăn khế trả vàng (người anh tham lam đòi đổi nhà và cây khế, bắt chim thần chở ra đảo vàng lấy nhiều vàng bạc trên đường về rơi xuống biển chết), Thạch Sanh (Thạch Sanh được lấy công chúa, Lý Thông chạy trốn bị sét đánh chết). Có thể kể thêm một truyền thuyết lịch sử về sự thất bại ở thành Cổ Loa và An Dương Vương: vua cha giết con gái vì coi đó là kẻ thù, phản bội.
Cái lý của dân gian: ác giả ác báo, tham lam độc ác phải bị trừng trị. Nhưng lưu ý, đây đều là những truyện về anh chị em trong gia đình (ruột/nuôi/cùng cha khác mẹ) như bầu bí cùng chung một giàn. Vì sao không thể tha thứ được? Không nghĩ và tin rằng, sự tha thứ có thể cảm hóa con người? Trừng phạt để khuyên răn “đừng làm điều xấu”? Nhưng thế giới này làm sao ko có người làm điều xấu? Vấn đề là ứng xử với cái xấu thế nào hay chỉ có một cách là “phải chết”! “Chết” không bao giờ là “hết chuyện” mà sẽ là mở đầu cho (những) câu chuyện mới.
Lồng trong những truyện cổ này, ngoài ý nghĩa răn dạy “Ở hiền gặp lành” ta vẫn thấy thấp thoáng cảm giác: người nghèo luôn hiền và tốt, người giàu luôn xấu và ác. Ghét cái ác đồng nghĩa với ghét người/sự giàu có. Mà sự phân hóa xã hội giàu nghèo thì còn tồn tại lâu dài, cho nên triết lý đổi ngôi thay chỗ “…dân nổi can qua/con vua thất thế…” sẽ còn là một “định hướng” trong việc lưu truyền những truyện cổ tích của một thời xã hội nông nghiệp/nông dân và nông thôn.
Có lẽ chỉ khi nào kinh tế chính thay đổi không còn là nông nghiệp lạc hậu (mà là nền nông nghiệp được công nghiệp hóa, nông dân sản xuất với tư duy của công nhân nông nghiệp, nông thôn về cảnh quan môi trường nhưng lối sống nếp sống thay đổi theo phong cách hiện đại công nghiệp) thì chừng ấymới chấm dứt sự tồn tại, ý nghĩa của những truyện cổ khuyến khích “diệt ác” bằng cái chết.

4. Hòa hợp hòa giải thực sự - là một con đường dài và khó khăn. Chính sách, hành xử của hai bên thắng/ thua chỉ là bề nổi/mặt sáng của con đường này. Mặt khuất của quá trình là tâm thức, căn cốt văn hóa tồn tại lâu dài trong con người, trong những thế hệ. Không hòa hợp hòa giải thực sự thì những gì trong quá khứ sẽ lặp lại ở tương lai.
Những câu truyện/ chuyện cổ và lịch sử đều có hai mặt, hai bài học. Một mặt sáng, ai cũng dễ nhìn thấy, thích nhìn thấy, bằng lòng (dễ dãi) với nó. Một mặt khuất mà chỉ khi ta bình tâm lắng lòng mới có thể nhận ra, nhưng đó chính là những điều sâu sắc mà tiền nhân muốn đời sau nhận thấy. Chừng nào còn hả hê thỏa mãn với sự trả thù, coi sự trả thù (bằng hành vi, lời nói) là cách duy nhất để “giải quyết mâu thuẫn” thì chừng đó cái ác còn tiếp tục. Tôi rất thích cách người Mỹ dạy trẻ em câu chuyện “Lọ Lem”: nhìn từ hai phía để tìm ra “cái lý” của những hành xử bị coi là ác. Từ đó mới hiểu vì sao phần lớn những truyện theo motif Lọ Lem ở nhiều nước thường dừng lại ở việc: Lọ lem kết hôn với Hoàng tử, hai người hạnh phúc và cai trị đất nước tốt đẹp. Còn mẹ con dì ghẻ thì “xấu hổ bỏ đi”. Người làm điều ác biết xấu hổ, tức là còn lòng tự trọng và như vậy, ta có thể tin rằng, cái ác sẽ không tiếp tục.
Thay đổi tâm thức: thực sự coi trọng con người “vì con người – vì dân”. Bắt đầu từ giáo dục: không chỉ dạy về điều tốt mà học lịch sử còn là để nhận ra sai lầm của quá khứ để đừng lặp lại sai lầm (thành tựu thì mỗi thời đều có sự độc đáo vì thể hiện sự phát triển của xã hội, nhưng sai lầm các thời thì thường giống nhau) học văn (hóa) còn là để nhận ra cái xấu cái ác trong mỗi con người, trong “truyền thống”, bởi vì sự nhân văn sẽ làm thay đổi con người chứ không phải là sự trả thù. Sinh mạng con người là quý giá, phải biết biết quý trọng sinh mạng bản thân và đồng loại. Cái ác có thể là phương thức nhanh chóng để giành được cái mình muốn có nhưng không thể giữ được lâu dài, bởi vì gieo mầm độc ác thì sẽ gặt hái tai họa.
Độc quyền quá khứ, khen chê yêu ghét một chiều, cường điệu hóa lịch sử của một phía, chính điều này làm cho thời hậu chiến trở thành cuộc “nội chiến” tinh thần giữa hai bên “thua thắng”, đào sâu hố ngăn cắt giữa những con người bởi quá khứ, Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại... Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu... (Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Nếu luôn chỉ nhìn thấy một phía của quá khứ thì đâu còn đủ bình tĩnh để nhìn thấy hiện tại và tương lai chung của đất nước này.
Tất nhiên,“khép lại quá khứ” nhưng lịch sử cần minh bạch, khoa học. Dù muốn hay không thì thắng/thua là kết cục của hầu hết những cuộc chiến. Xem xét toàn diện xã hội hai bên (không chỉ về quân sự, chính trị) sẽ nhìn nhận được nhiều kinh nghiệm rất hữu ích cho xã hội hiện nay.

Bao giờ sẽ đến một tháng Tư khác, tháng Tư của hàng triệu người vui và hàng triệu người khác không còn buồn nữa?
NGHĨ cho cùng sau mỗi cuộc chiến tranh
PHE nào thắng thì nhân dân cũng bại.
(Nhà thơ Nguyễn Duy)
Nhân dân là gia đình anh em bà con, là bạn bè, là mỗi người Việt Nam chúng ta.

Sài Gòn – Paris – Berlin, 7.2015

Thanked by 3 Members:

#78 Tâm Thiện

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 5383 Bài viết:
  • 18882 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 23:52

Nhân tháng tư xin chia sẽ vài suy nghĩ cá nhân về câu hỏi từ bài viết trên: "Vì sao quá trình hòa giải, hòa hợp giữa những người Việt Nam lại khó khăn như vậy?"

Người Việt toàn thế giới đều có ước muốn kết nối nhau cùng chung tay cho một nước Việt cường thịnh. Bởi chúng ta đã chứng kiến quá nhiều cảnh "huynh đệ tương tàn" do những xung đột, mâu thuẫn giai cấp, Bắc Nam, xuất phát từ sự khác biệt về ý thức hệ, cùng hậu quả của việc "thắng - thua" gây đau thương cho cả dân tộc Việt. Phải chăng NẾU có sự hòa giải với người dân trong nước theo tinh thần thật tâm và thật sự thì mới có thể mang lại sự hòa hợp cho toàn dân tộc. Đó chính là cái gốc của vấn đề!

Tâm Thiện

Thanked by 3 Members:

#79 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/04/2019 - 16:09


NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ
Nguyễn Thị Hậu

1. Ngày 30 tháng 4, chiến tranh chấm dứt đồng thời cũng là ngày dập tắt tia hy vọng mong manh của bao nhiêu gia đình miền Bắc về sự trở về của chồng, con em mình… Từ ngày này, chiến tranh chấm dứt nhưng bao nhiêu gia đình miền Nam lại phải chia ly vì người đi “học tập”, người vượt biên, người đi kinh tế mới… Từ ngày này, những gia đình có người thân trở về sau cuộc chiến có khi lại bắt đầu một “cuộc chiến” khác. Trong cùng một nhà có bên này bên kia, có vợ sau chồng khác…

Chính vì vậy ký ức những ngày này luôn luôn quay về, mỗi năm như không hề nhạt bớt với thế hệ tham chiến bên này lẫn bên kia. Sự mất mát vì chiến tranh và sau cuộc chiến không từ một ai. Cuộc sống trôi qua và cho đến nay trong nhiều người vẫn chỉ tồn tại “một bên của quá khứ”, nỗi đau (hình như) ngày càng di căn. Bên này bên kia có gia đình nào không không chia ly, kiểu này hay kiểu khác? Bên nào không có những di chứng kéo dài chắc chắn không chỉ một, hai thế hệ?

Nhưng thử nhìn những gì tràn ngập trên mạng xã hội những ngày này mà xem, có nỗi đau chỉ cần một hai câu từ cũng đủ làm nhói lòng và buộc người ta phải nghĩ suy cặn kẽ. Nhưng cũng có câu chữ… chỉ thấy người viết “ăn theo” những nỗi đau những sự mất mát. Có một câu nói rất hay “ngoài đau bụng mọi cái đau khác chỉ là sự tưởng tượng. Nhưng ai không cảm nhận được những nỗi đau ấy thì đó không phải là người tử tế”. Vâng, khi không thực sự cảm nhận nỗi đau của người trong cuộc thì xin đừng độc ác mà khoét sâu hơn vết thương ngày cũ.

2. “Không một điều gì, không một ai bị lãng quên”. Nhưng vấn đề là NHỚ như thế nào… Những bà mẹ đau nỗi đau mất đi những đứa con, có phân biệt nỗi nhớ đứa con bên này bên kia? Những người đã yên nghỉ ở những nghĩa trang bạt ngàn mộ trắng, trên cao xanh họ có còn phân biệt bên thắng hay thua? “Năm tháng trôi qua, các cuộc chiến tranh sẽ thôi gào thét… chỉ còn tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng…”, từ những năm 20 của thế kỷ trước nhà văn Alexei Tonxtoi đã viết như một lời nguyện cầu trong cuộc nội chiến ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười. Vậy mà sau mỗi cuộc chiến không biết đến bao giờ lòng người mới thôi gào thét hận thù để chỉ còn lại sự nhẫn nại dịu dàng hàn gắn vết thương?

Những ngày này 41 năm trước gia đình tôi được quay trở lại quê hương sau hơn 20 năm “ngày Bắc đêm Nam”. Năm nào cũng vậy, ngày này tôi chỉ ở nhà thắp nhang cho những người đã khuất. Trong gia đình tôi có nỗi đau của cả hai bên nhưng chẳng bao giờ nói đến hai chữ “thắng thua”, người về không màng chữ “được” người đi không vì chữ “mất”, bởi cùng thấu hiểu nỗi đau của ông bà tôi khi đã hòa bình mà vẫn tiếp tục phải xa lìa con cháu.

Hồi tháng hai tôi được xem trên mạng một clip: tại đất nước Isarel có một ngày mà tất cả mọi người lưu thông trên đường phố, khi nghe một hồi còi dài vang lên, khắp nơi đều dừng lại, xuống xe và kính cẩn làm một phút tưởng niệm 6 triệu người Do Thái bị thảm sát bởi Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai.
Bao giờ có một ngày tháng Tư mọi người Việt Nam cùng chung một phút tưởng niệm những người đã ngã xuống trong chiến tranh, đã chết sau cuộc chiến vì “vượt biên”, vì bom mìn còn gài lại, vì chất độc hóa học ngấm sâu vào cơ thể…? Từ giây phút tưởng niệm chung như thế có mở ra những ngày Tháng Tư hòa giải hòa hợp của chúng ta?

3.Nhưng cũng từ ngày cuối tháng Tư năm ấy, thế hệ hậu chiến đã ra đời và trưởng thành. Nhiều người trong họ tự nhận mình là “bên bỏ cuộc” –tạm gác lại quá khứ của những chính thể, mất mát tổn thất của gia đình, họ nhìn về tương lai nhiều hơn. Như những người “đồng hương”, mối liên hệ bà con giữa thế hệ “bỏ cuộc” như một sợi dây mà thời gian càng dài càng trở nên mỏng manh trong cái thế giới ngày càng phẳng…
Nhiều người trong thế hệ hậu chiến hiểu được căn nguyên của sự thiếu hụt tình cảm bao dung và lòng vị tha, đó là một biểu hiện của “mặc cảm thất bại” mà thế hệ chiến tranh đã bị mất mát và tổn thương nặng nề về tinh thần, cho đến nay không có gì có thể bù đắp lại những mất mát và tổn thương ấy…

Trong Bảo tàng Ký ức chiến tranh ở Hàn quốc, ngay sảnh chính có một bức tranh lớn kín một bức tường. Bức tranh vẽ rừng cây hoa lá tràn ngập, ở giữa là giới tuyến Bàn Môn Điếm và hai lá cờ Hàn quốc và Triều Tiên nhỏ xíu. Dòng chữ lớn chạy suốt bức tranh “Bán đảo Triều Tiên có bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng đang bị chia cắt thành hai nước”. Đọc dòng chữ này tôi ứa nước mắt. Có quốc gia nào dân tộc nào không có khát vọng thống nhất, chỉ khác nhau sự nhắc nhớ về chia ly, khác nhau sự lựa chọn con đường đi đến đoàn tụ mà thôi.

Khi còn độc quyền quá khứ, độc quyền lịch sử thì tương lai đất nước này chưa phải là của chung mọi người dân Việt. Thống nhất giang sơn đã khó mà thống nhất lòng người còn khó hơn vạn lần. Bởi vì “cuộc chiến không đổ máu” âm thầm lặng lẽ hủy hoại cơ thể Việt Nam bắt đầu không phải từ tiếng súng mà từ sự định kiến tối tăm giữa những con người.

Sài Gòn tháng tư, 2016 (báo Người Đô Thị)

Thanked by 1 Member:

#80 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/05/2019 - 20:24

THỜI CHƯA QUA VÀ SỰ CHÍNH DANH


Từ sau 75 cho đến nay trong gia đình mình tuyệt nhiên không bao giờ có hai từ “ngụy” và “c.... s..” kiểu gọi kỳ thị hay xếch mé. Đơn giản vì hai bên nội ngoại đều có người bên này bên kia trong cuộc chiến hơn hai mươi năm.

Những ngày có đám giỗ chạp hiếu hỉ, gặp nhau không thể tránh khỏi chuyện thời cuộc, nhất là trong những năm 1975 – 1980, người ở cả hai bên có thể tranh luận thậm chí cãi nhau, nhưng không bao giờ sỉ nhục hay miệt thị nhau là “bọn ngụy” hay “thằng c.... s..”, mà thường nói vui là nhà mình có hai phe “cách mạng” và “liều mạng”, vì một bên từ bỏ sung sướng đi kháng chiến còn một bên liều mình vượt biên.

Người hai bên thương nhau vì cùng một nhà, vì thương nội ngoại không muốn đàn con gặp nhau sau bao năm xa cách lại thù ghét nhau, và vì hiểu, mỗi người có sự lựa chọn, cả do thời thế, để đi con đường của mình. Và một điều quan trọng nữa, người “trở về” như nhà mình không coi tài sản ông bà nội ngoại là “tài sản” của mình, "ba má đi làm cách mạng không phải để về - vơ - vét", vì vậy tránh được mọi khó xử không đáng có.

Khi ba mình làm công việc phụ trách khối sân khấu của thành phố, trong tâm trong tâm tư tình cảm của ông chưa bao giờ ông phân biệt nghệ sĩ cách mạng hay nghệ sĩ Sài Gòn, ông cư xử thân ái như nhau, xử lý với người sai phạm như nhau không thiên vị. Nhưng ông thương những người chịu thiệt thòi như diễn viên thường, người làm công tác hậu đài, phục vụ... vì không ai biết đến, vì thu nhập thập, vì bị coi thường từ ngay mấy “nghệ sĩ lớn”... Ông vẫn nói, khi tấm màn nhung mở ra để sân khấu sáng đèn thì phải có bao người chịu đứng trong bóng tối.

Khi má mình làm việc ở ngân hàng, bà cùng nhiều đồng nghiệp đấu tranh chống lại ý định tịch thu toàn bộ tiền tiết kiệm gửi các ngân hàng Sài Gòn của người dân, công chức với lý do “làm việc cho chế độ cũ”. Không thể “thất nhân tâm như vậy, nếu khó khăn thì có kế hoạch trả dần cho người gửi, vì đó là tiền mồ hôi nước mắt, trong chế độ nào cũng phải đi làm, nếu không thì họ sống bằng gì?”.

Những suy nghĩ và ứng xử của ba má mình gặp không ít sự phê phán từ cấp trên, đồng nghiệp, thậm chí bị quy chụp "mất lập trường giai cấp", là “tả khuynh hữu khuynh” gì đó. Nhưng ông bà vẫn không thay đổi, vì điểm xuất phát của những suy nghĩ ứng xử đó là sự chính trực. Có sự chính trực người ta nhìn nhận và hành xử công bằng, và gọi tên sự vật đúng như nó chứ không cần phải dùng lời lẽ mệt thị khinh thường hay ngược lại, tâng bốc nịnh thối.

Mình, con của ba má, thừa hưởng tính cách đó. Chưa bao giờ chơi với bạn mà có ý nghĩ bên này bên kia... Mình có nhiều bạn Sài Gòn từ lớp 12 Marie Curie năm học 75-76 và sau đó ở trường đại học, rồi đi làm, nhất là bạn “vỉa hè” thì hầu như toàn các anh chị văn nghệ sĩ Sài Gòn... Thân nhau như với các bạn Mở Miệng, Giấy Vụn, hay với nhiều anh chị hợp nhau thì gặp cà phê hay nhậu bờ kè trò chuyện... Cũng nói đủ thứ chuyện, có nhiều chuyện không “đồng thuận”, nhưng vẫn tôn trọng quý mến nhau... Nhưng nếu có ai đó thể hiện kỳ thị Bắc Nam hay bên thắng bên thua thì mình tránh không gặp nữa, vì đó là những định kiến rất khó thay đổi (nhưng không khó để nhận ra vài người vẫn ngấm ngầm “theo dõi” mình với định kiến ấy).

Thời đã qua của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia là sự tồn tại “như nó đã từng”. Muốn hiểu đúng gọi đúng tên sự việc thì cần sự chính trực và tình yêu thương như người một nhà, là “đồng bào”.

Chính quyền “Việt Nam cộng hòa” là một thực thể lịch sử. Khi các công trình sử học lưu lại sự tồn tại của chính thể này một cách chính danh như vậy sẽ làm rõ nhiều điều, cả thành tựu và sai lầm của nó, cũng như sử sách ghi ghép về tất cả những triều đại đã qua. Khi chưa được nhìn nhận một cách công bằng thì quá khứ mãi còn là MỘT THỜI CHƯA QUA. Sự công chính dành cho quá khứ chính là sự dọn dẹp phong quang cho con đường đi đến tương lai.

Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, lịch sử đánh giá về “thời đã qua” cũng là đánh giá ngay cả về thời hiện tại “đang qua”. Thái độ ứng xử với (di sản) quá khứ thế nào cho biết nhiều điều về chính thể hiện nay.

Điều cần thiết hơn là những sự việc hiện tượng của ngày hôm nay cần phải được gọi đích danh chứ không thể ve vuốt bằng những từ ngữ lươn lẹo và dối trá. Những từ ngữ xảo trá đầy rẫy hiện nay cho thấy sự bất chính của những người sử dụng nó.

Nguyễn thị Hậu. 21.8.2017


Thanked by 1 Member:

#81 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/05/2019 - 20:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện cổ tích của cô gái một chân

03/05/2019

Trong cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết vừa diễn ra tại Hà Nội, cô gái Bế Thị Băng (32 tuổi) đã khiến mọi người sững sờ với điệu nhảy quyến rũ, mê hồn ở phần thi tài năng, dù chỉ có một chân.

Với nghị lực phi thường, cô đã đăng quang Hoa khôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 2019.
Cú sốc cuộc đời
Câu chuyện về cô gái Bế Thị Băng người dân tộc Tày, ở Cao Bằng, như cổ tích giữa đời thường. Kể về cuộc đời mình, chị Băng cho biết: “Năm đó tôi vừa mới tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa (ĐH Thái Nguyên) và đang làm việc cho một phòng khám ở Hà Nội. Trong một lần đi làm, tôi bị xe container đâm ngã, kéo lê chân phải trên đường gần 3 m. Do vết thương quá nặng, các bác sĩ buộc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đó và tháo một phần khớp háng để bảo toàn tính mạng cho tôi”.
Là cô gái xinh đẹp, lại đang ở tuổi thanh xuân, giờ chị đã mất đi một phần cơ thể. “Sau 4 ngày mê man, tỉnh dậy biết mình đã không còn lành lặn nữa, tôi bị sốc, một cú sốc quá lớn trong cuộc đời. Lúc đó, tôi không biết làm sao để tiếp tục sống…”, chị Băng nhớ lại.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chị Bế Thị Băng và chồng trong ngày kết hôn
Ảnh: NVCC


Sau khi bình phục, chị đi xin việc thì bị nhiều nơi từ chối. “Tôi cảm thấy bi quan và thất vọng. Nhất là mỗi lần ra đường ai cũng nhìn vào chân của mình với con mắt tò mò. Có người còn xì xào bàn tán: Ôi xinh thế mà lại cụt chân... Nghe xong, tôi chỉ muốn khóc”, chị Băng kể, và chia sẻ: “Nhưng rồi tôi đã tự động viên: Điều quan trọng là mình vẫn còn được sống, đó là một hạnh phúc và ngày mai, ngày mai nữa tôi vẫn còn phải sống tiếp để bước qua thử thách của cuộc đời này”.
Quyết tâm không ngồi một chỗ chờ sự thương hại, chị Băng chấp nhận đi làm không lương để tìm niềm vui trong cuộc sống. Đồng thời, chị cũng quyết định thường xuyên di chuyển bằng xe buýt một mình, để lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.
“Tôi tự nhủ rằng trong xã hội, dù là người khuyết tật hay lành lặn đều có quyền được bình đẳng, được sống và tự tin với chính mình. Sau đó, bất ngờ nơi làm việc đầu tiên mời tôi trở lại. Vị bác sĩ của phòng khám đó cũng là ân nhân giúp đỡ tôi khi bị tai nạn. Vậy là tôi đã lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống”, chị Băng chia sẻ. Hiện chị đã có phòng khám riêng và kinh doanh homestay ở Hà Nội; có chồng là giáo sư người Đức.
Nghị lực từ tuổi thơ nghèo khó

Kể về nghị lực vượt qua cú sốc của đời mình, chị Băng cho biết có lẽ chị đã trải qua một tuổi thơ dữ dội với cuộc sống đầy gian nan, vất vả trong một gia đình nghèo ở xóm Khau Gạm, xã Đức Long, H.Hòa An, Cao Bằng. Ngày đó, nhà chị nghèo lắm, lương cán bộ của bố mẹ chị cũng chỉ đủ tiền chữa bệnh cho bà nội nằm liệt giường suốt 8 năm. Chị lại là con cả trong gia đình có 2 em nhỏ nên sớm phải lam lũ.
“Năm lên 8 tuổi, tôi đã giúp mẹ nhổ mạ, đi cấy rồi. Đi học về đến nhà, trời nóng bức vẫn chạy ra mỏ nước xa gần 2 km, gánh nước về nấu cơm. Xong lại tranh thủ cầm liềm phi nhanh lên rẫy, cắt dây lang về cho lợn. Làm xong thì mang cơm lên bón cho bà nội ăn. Chiều đến thì vừa đi chăn trâu vừa lượm củi, vừa học bài...”, chị Băng kể.
Đặc biệt, có một kỷ niệm mà chị không quên: “Tôi chỉ ăn cơm nguội với muối trắng, gừng nguyên củ và ớt. Thằng em tôi lúc đó 5 tuổi, thấy chị ăn ngon thì bảo cho em xin miếng, thế là tôi cho nó ăn, nó trợn mắt lên nuốt không nổi, nhưng vẫn nói “chị ơi em ăn ngon”…
Chị Băng chia sẻ, lúc nào chị cũng dạy các em cố gắng học giỏi, sau này không phải đi chăn trâu nữa. Rồi cả hai em chị cũng thi đỗ đại học, còn chị đã đi làm, tự nuôi sống bản thân. Tưởng những ngày gian khó đã qua, nhưng không ngờ tai nạn lại bất ngờ ập đến. “Gia đình tôi rơi vào cảnh quẫn bách do tiền bạc không có nhiều, vì còn phải nuôi 2 em đang học ĐH. Bố tôi đã phải dắt con trâu đang cày ruộng đi bán, ông nội già yếu có cái nhẫn 2 chỉ cũng đưa cho bố, bảo bán đi để chữa bệnh cho cái Băng...”, chị kể.
Chị cũng cho biết, động lực giúp chị vượt qua khó khăn chính là tình cảm gia đình. “Lúc tôi mất một chân, đứa em gái nói: Chị đừng buồn, em sẽ làm việc ngoan, học giỏi để có nhiều tiền cho chị và em sẽ là người nuôi chị... Nếu không có gia đình và một tuổi thơ như vậy, ắt hẳn tôi sẽ không đủ nghị lực và ý chí để vượt qua được cú sốc của cuộc đời này”, chị trải lòng.
Chuyện tình cổ tích

Cuộc đời đã mỉm cười, khi chị được gặp và kết duyên với một giáo sư người Đức. “Cuối năm 2016, trong một lần tiễn bạn ra sân bay đi du học, tôi gặp một chàng trai người Đức sang Việt Nam du lịch. Tôi đã chỉ đường giúp anh lúc ở sân bay. Sau đó, chúng tôi vô tình gặp lại nhau ở hồ Tây, rồi kết bạn. Tôi đã đưa anh ấy đi khám phá nhiều nơi ở Việt Nam. Đến ngày anh về nước, tôi bất ngờ nhận được lời cầu hôn từ anh ấy”, chị Băng chia sẻ.
“Tôi đã từ chối và nói rằng mình không xứng đáng. Nhưng về nước anh ấy đã gửi mail cho tôi giải thích rằng: Từ “không xứng đáng” có ý nghĩa rất xấu, trong khi tôi xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Thấy anh ấy là người cởi mở và không kỳ thị người khuyết tật nên tôi đã nhận lời. Lúc đầu, anh chỉ nói mình là giáo viên, đến khi kết hôn tôi mới biết anh là một giáo sư đại học”, chị Băng kể tiếp.
Vậy là cứ 3 tháng anh lại về Việt Nam thăm chị một lần. Cuối năm 2017, chị kết hôn nhưng phải đợi học tiếng Đức để có chứng chỉ thì mới có thể đoàn tụ cùng chồng. “Khi tôi đã học xong tiếng Đức, chuẩn bị đi theo chồng thì biết mình lọt vào vòng chung kết cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết. Vậy là tôi quyết định ở lại dự thi. Lúc đầu anh ấy không đồng ý và bảo nếu tôi không sang Đức thì anh ấy sẽ ly hôn. Tôi giải thích với anh ấy rằng đây là cuộc thi có ý nghĩa nhân văn, nhằm lan tỏa nghị lực của người khuyết tật đến cộng đồng. Vậy là anh ấy đồng ý”, chị Băng chia sẻ.
Chị Băng cũng cho biết, điều duy nhất thôi thúc chị tham gia chương trình không phải vì danh hiệu mà chị muốn chia sẻ câu chuyện của mình, đem tiếng nói tự tin, ý chí đến với mọi người, để ai đó đang còn đau khổ vì bị khiếm khuyết hãy vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Trong đêm chung kết cuộc thi, chị Băng đã tự biên đạo bài nhảy kết hợp giữa 3 điệu nhảy của Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ba Tư và khiêu vũ bằng một chân khiến nhiều người cảm phục. Chị cho biết đã tự học nhảy vì đam mê từ bé.

“Khi bị mất một chân, tôi thấy cần phải tập nhảy nhiều hơn để rèn cho chân còn lại khỏe mạnh, nên đã tự tập nhảy theo khả năng của mình”, chị Băng kể. Chị cũng cho biết, để nhảy trên giày bệt thì không khó khăn, nhưng để nhảy bằng giày cao gót chị đã phải tập mất gần 2 năm. “Lúc đầu tôi bị ngã nhiều lắm, dập tím cả mông”, chị Băng nói.
Chia sẻ về dự định của mình, chị Băng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền cảm hứng cho người khuyết tật bằng việc làm video ảnh mẫu, múa đăng lên YouTube. Đồng thời chị đang chuẩn bị điều kiện để có thể đoàn tụ cùng chồng. Chị Băng kể: “Anh ấy rất yêu thương vợ. Biết tôi khó có thể sinh con vì nguy hiểm đến tính mạng, anh ấy cũng không đặt mục tiêu gì, mà lúc nào cũng chỉ mong tôi khỏe mạnh là hạnh phúc rồi”.
VŨ THƠ

Sửa bởi tuphuongsg: 03/05/2019 - 20:43


Thanked by 1 Member:

#82 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2019 - 20:50

BLACK and WHITE
Một phụ nữ da trắng dắt theo con trai 6 tuổi ra ngoài, bà gọi xe taxi, tài xế là một người da đen.
Thằng bé 6 tuổi chưa bao giờ gặp qua người da đen, trong lòng rất là sợ hãi, bèn hỏi mẹ:
“Người này có phải là người xấu không mẹ? Tại sao người đen thui vậy?”

Tài xế người da đen nghe thấy trong lòng rất lấy làm khó chịu.
Lúc này, người phụ nữ liền nói với con trai:
“Chú tài xế này không phải người xấu, ông ta là một người tốt con à!”
Con trai nhíu mày trầm tư một hồi lại hỏi tiếp:
“Nếu chú ấy không phải là người xấu, vậy chú có phải đã làm điều gì xấu xa, cho nên Thượng Đế mới trừng phạt chú?”
Người da đen ấy nghe xong, mắt ngấn lệ, ông ta rất muốn biết người phụ nữ da trắng ấy sẽ trả lời thế nào.
Người mẹ nói : “Ông ta là một người rất là tốt, cũng không làm điều gì xấu xa. Vườn hoa của chúng ta có màu hồng, màu trắng, màu vàng … có phải không?”
“Vâng! Đúng ạ!”
“Vậy hạt của hoa có phải đều là màu đen không?”
Đứa bé nghĩ ngợi một lúc:
“Đúng thế ạ ! Toàn là màu đen hết.”
“Hạt giống màu đen cho nở ra những đóa hoa đầy màu sắc và thơm ngát, tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, đúng thế không?”
“Vâng!”
Con trai đột nhiên ngộ ra và nói :
“Vậy là chú tài xế ấy không phải là người xấu rồi ! Cám ơn chú tài xế, chú đã tô điểm cho cả thế giới này thêm muôn màu muôn vẻ, con muốn cầu nguyện cho chú ấy.”
Đứa bé thơ ngây đang ngồi cầu nguyện, người tài xế da đen giờ nước mắt đã lăn dài trên má, lòng nghĩ:
“Vì những người da đen bị xem thường không ngoi đầu lên nỗi, hôm nay, người phụ nữ da trắng này đã dùng lời lẽ ôn hòa dạy con trai mình, hóa giải nỗi ám ảnh về mình trong lòng con, đã vì mình cầu nguyện và chúc phúc, thật sự phải cảm ơn bà ta rất nhiều!”
Lúc này, xe đã đến điểm dừng, người tài xế kiên quyết không lấy tiền, ông ta nói :
“Lúc bé, tôi đã từng hỏi mẹ cũng cùng một câu hỏi ấy, mẹ nói vì chúng tôi là người da đen, phải chịu thua kém. Nếu khi xưa mẹ tôi đổi thành câu trả lời của bà, hôm nay tôi nhất định sẽ có một thành tựu khác…”.
Sưu tầm

Thanked by 2 Members:

#83 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/05/2019 - 20:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nữ thủ tướng New Zealand đích thân phúc đáp thư về rồng cho bé gái 11 tuổi

PHI YẾN
15/4/2019
Thủ tướng Jacinda Ardern đã khéo léo từ chối lời đề nghị của một công dân nhí vốn cho rằng chính phủ nên mở cuộc nghiên cứu về rồng, và trả lại số tiền 'đút lót' 5 NZD (62.000 đồng) cho một cô bé.
Cô bé gửi thư, chỉ được biết với tên riêng Victoria, bày tỏ mong ước muốn phát triển năng lực telekinetic, tức di chuyển đồ vật từ xa, để cô có thể trở thành người luyện rồng trong tương lai.
Victoria gửi kèm tờ 5 NZD theo thư, mà theo người anh của cô bé là nhằm “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

” nữ thủ tướng.
Trong thư phúc đáp với tiêu đề chính thức của thủ tướng, bà Ardern cho hay chính phủ “hiện không có công trình hoặc dự án nào liên quan đến khía cạnh tâm linh và nghiên cứu về rồng”, theo tờ Independent UK hôm 14.5.

Tuy nhiên, bà viết tay thêm dòng tái bút: “Cô sẽ luôn để ý đến lũ rồng đó. Liệu chúng có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vét không nhỉ?”
Bức thư lần đầu tiên lộ diện trên diễn đàn Reddit bởi người tự xưng là anh trai của cô bé.
Người anh kể lại cô em gái nhỏ muốn chính phủ nghiên cứu về telekinetic, và liệu họ có tìm thấy thông tin về rồng hay không, để cô bé có thể

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chúng khi lớn lên.

Theo lời người thân, Victoria trở nên quan tâm về năng lực ngoại cảm sau khi xem loạt phim Stranger Things trên Netflix.
Văn phòng thủ tướng xác nhận với Đài BBC về việc nữ thủ tướng trả lời thư bé gái.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức thư do bà Ardern trả lời bé gái
Reddit



Thanked by 1 Member:

#84 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/05/2019 - 20:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trả lại người nước ngoài 7.400 USD, thanh niên Sài Gòn từ chối tiền ủng hộ

Nhặt được số tiền lớn 7.400 USD, anh Nguyễn Ngọc Hiền - nhân viên vệ sinh một chung cư ở TP.H.C.M đã tìm cách trả lại cho một người nước ngoài thuê nhà và từ chối nhận tiền quà hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân.
“Thấy tiền là run”

Sáng 16.5, chung cư Đất Phương Nam (Q.Bình Thạnh) bỗng nhiên "ồn ào" khi biết tin một nhân viên vệ sinh nhặt được xấp tiền tổng cộng 7.400 USD và trả lại cho người bị mất là một người quốc tịch Ukraine. Nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm đến chung cư để tặng quà, tiền mặt cho anh Hiền.

Tuy vậy, sau khi nhận bằng khen của ban quản lý chung cư, anh Hiền có nguyện vọng trả lại toàn bộ số tiền mà mọi người đã dành tặng.

Anh Hiền chia sẻ: “Trước khi vào vào làm việc ở công ty, ban giám đốc công ty đã có dặn rằng cái gì không phải của mình thì mình đừng nên lấy để tránh những phiền phức không đáng có. Mình làm cái gì cũng cần trách nhiệm, không phải của mình thì mình đừng nên lấy. Tôi làm vậy để lấy uy tín, tôi làm việc lâu dài chứ không phải một ngày một bữa”.

“Cho tôi xin phép không nhận tiền và trả lại tiền ủng hộ mình, tôi xin nhận bằng khen chứ tôi không muốn nhận tiền, vì trách nhiệm tôi làm thì tôi nhận lương còn tiền hỗ trợ thì tôi không lấy. Tôi muốn làm ra tiền bằng chính đôi tay của mình chứ không muốn nhận số tiền này", anh Hiền nói tiếp.

Anh Hiền chia sẻ, sau khi phát hiện và đếm số tiền, anh cảm thấy rất run bởi vì lần đầu tiên trong cuộc đời anh thấy được số tiền lớn như vậy. Lúc đó, anh chỉ có suy nghĩ làm sao để trả lại tiền cho người mất. Do đó, anh chủ động liên hệ với ban quản lý.

“Tôi nghĩ ai làm cũng cực khổ mới có được đồng tiền đó. Nếu không phải mình làm ra số tiền đó thì nên trả lại cho người ta. Mình cũng không biết số tiền đó người ta cần làm gì. Không nên để dành xài riêng hay gì, mình còn trẻ bỏ sức ra làm ra số tiền đó đi, lấy để làm gì”, anh Hiền nói.

Hai mẹ con cùng làm nhân viên vệ sinh

Sau khi anh Hiền làm ở chung cư được 3 tháng, mẹ anh - bà Nguyễn Bích Đào cũng xin vào làm cùng con trai để tiện việc đi lại. Mỗi ngày, hai mẹ con cùng nhau đi làm mưu sinh. Sáng sớm, anh Hiền chở mẹ đi làm cùng, đến chiều anh chở mẹ về.
Bà Đào (60 tuổi) cho biết gia đình bà hiện tại chỉ còn 2 mẹ con, cha anh Hiền qua đời vì đột quỵ năm anh 15 tuổi. Bà Đào một mình đi làm việc giúp việc nhà cho người khác để nuôi con. Để phụ mẹ, Hiền xin làm nhân viên vệ sinh tại một toà nhà ở Q.Bình Thạnh rồi sau đó chuyển về làm tại chung cư Đất Phương Nam.

“Tính tình nó bình dân lắm, không có kiểu ăn chơi gì hết. Đi làm về thì ở nhà, hồi xưa đi học cũng ở nhà suốt. Bữa nào buồn buồn nó chở tôi đi chơi, đi ăn rồi về ngủ”, bà Đào kể. “Nó có tính thật thà vầy, nó mượn của ai 5 ngàn hứa ngày mai trả thì mai trả. Chứ nó không thất hứa. Đi học nó lụm được viết nó trả viết, lụm tiền nó trả tiền”, bà Đào vui vẻ nói về con trai mình.


[left]Chia sẻ về cuộc sống của 2 mẹ con, bà cho biết điều kiện vật chất ở nhà “thiếu cũng không thiếu, dư cũng không dư”, chỉ cần tằn tiện thì cũng đủ sống.


Ông Nguyễn Tấn Tài, Trưởng ban quản lý chung cư Đất Phương Nam cho biết, sự việc xảy vào ngày 14.5. Hôm đó, anh Hiền đi làm như mọi ngày, đến khoảng 11 giờ thì báo cáo ban quản lý chung cư có nhặt được số tiền và nhờ ban quản lý tìm chủ nhân trao trả lại số tiền.


Ngay sau đó, ban quản lý cũng đã liên hệ với khách thuê nhà và mời chính quyền địa phương đến chứng kiến việc trả lại số tài sản trên. Theo như kiểm đếm, số tài sản là 7.400 USD.
“Họ cũng bất ngờ vì họ đã dọn nhà đi và không nghĩ lẫn đâu đó có số tiền mặt lớn như vậy. Khi trích xuất camera, xác minh thì chúng tôi thấy chính xác”, ông Tài nói.
Cũng theo ông Tài, anh Hiền đã làm việc ở chung cư cũng được 3 tháng, lúc đầu làm một công nhân vệ sinh, sau đó anh được cân nhắc lên vị trí giám sát được hơn 2 tháng nay. Trong quá trình làm việc anh Hiền làm việc rất năng nổ và được cư dân ở đây khen ngợi.

Phạm Hữu
16/5/2019



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ẢNH TRÊN MẠNG XÃ HỘI



Thanked by 2 Members:

#85 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/05/2019 - 21:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ ông 82 tuổi hôn vợ hẹn kiếp sau trong khoảnh khắc sinh ly tử biệt

24/05/2019
Cụ ông 82 tuổi đã hôn má, hôn trán vợ trong khoảnh khắc sinh ly tử biệt rồi nói: ‘Thương lắm… Sáu mươi mấy năm rồi… Kiếp sau vẫn gặp nhau hen’ khiến con cháu trong nhà cũng không cầm được nước mắt.
Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ khoảnh khắc cụ ông đứng bên giường của cụ bà trong giây phút sinh ly tử biệt nói những lời chào tạm biệt nhau.
Theo nội dung đoạn clip, cụ ông sau khi hôn lên má, lên trán vợ đã nói: “Thương lắm… Sáu mươi mấy năm rồi… Kiếp sau vẫn gặp nhau hen”. Nói rồi ông cụ lại bóp cánh tay cho vợ đỡ mỏi. Cụ bà nằm trên giường đang thở ô xy đã ra dấu hiệu cho con gái tháo găng tay để được nắm tay ông lần cuối. Khoảnh khắc chia ly của ông bà khiến con cháu đứng xung quanh không cầm được nước mắt.
Những hình ảnh xúc động trên được chị Như Hảo, cháu ngoại của ông bà quay lại.

‘Ông bà thương nhau lắm’

Ngày 24.5, vẫn chưa hết đau buồn, chị Như Hảo kể lại với phóng viên rằng bà ngoại của chị 80 tuổi, ông hơn bà 2 tuổi. Hai ông bà sống ở tỉnh Tây Ninh. Ngày 7.5, bà bị đau bụng quá nên ông chở bà đi bệnh viện tỉnh cấp cứu. Lúc đó mới biết bà bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, đã di căn lên đến gan.
Bác sĩ nói phải chuyển bà lên Bệnh viện Chợ Rẫy gấp nên con cháu không cho ông đi theo, hứa để khi nào ổn định rồi sẽ đưa ông lên thăm. Tối hôm đó ở nhà ông ngủ không được, lấy áo bà hay mặc đặt kế bên mình cho an tâm. Bà mổ xong thì gia đình chở ông xuống thăm.
“Ông nghe vậy mừng lắm, lật đật về ủi áo sơ mi cho phẳng, đi cạo râu cắt tóc cho gọn gàng để đi. Đi dọc đường ông mới nhớ quên đôi dép rồi, ông nói bà không có cho mang dép lào đi vậy, bả thấy bả la chết luôn. Còn bà ngoại nghe tin ông xuống kêu là thôi đừng xuống, mới mổ ra người ta tháo răng giả ra rồi, không muốn ông thấy bà xấu vậy đâu”, chị Hảo tâm sự.
Khi gặp nhau ở bệnh viện, ông ân cần hỏi thăm: “Bà đau không”, “Bà thấy sao”… Con cháu nói ông thăm rồi về nghỉ ngơi nhưng ông không chịu mà còn đòi đuổi con cháu về hết để mình ông lo cho bà.
Chị Hảo xúc động nhớ lại: “Trời thì nóng, bệnh viện thì đông nên ông cứ đứng bên cạnh quạt tay cho bà hoài, bà đòi gì là ông chiều ý bà hết”.
‘Ông cứ ngồi trước bàn thờ tâm sự với bà’

Chị Hảo cho biết, 2 giờ sáng ngày 18.5 bệnh viện nói người nhà đưa bà về vì bà sẽ không qua khỏi đêm nay. Ở bệnh viện bà lịm đi nhưng bác sĩ chích cho bà một mũi hồi dương để về gặp mặt con cháu lần cuối. Có lẽ vì vậy mà trong đoạn clip trên mạng xã hội thấy tay bà vẫn còn nhanh nhạy. Vậy nhưng đến 6 giờ 27 phút bà đã trút hơi thở cuối cùng.
Chị Hảo kể lại, lúc đó ông cố không khóc, chứ lúc bà lịm đi ông cũng muốn ngất theo. Con cháu trong nhà phải theo kè ông suốt. Từ hôm bà mất đến nay, ông cứ ngồi trước bàn thờ tâm sự với bà.
Chị Hảo chia sẻ: “Ngày trước ông bà ở một mình với nhau, không thích ở chung với ai hết. Giờ bà mất đi nên người con gái thứ hai rước ông lên ở để chăm sóc. Nhà cũ nhà người khác ở trông coi giúp, ông nhất quyết không cho thay đổi bất kỳ đồ đạc trong nhà”.
Theo lời chị Hảo, khi bà còn sống, ông bà rất thương nhau, đi đâu cũng đi cùng nhau, như hình với bóng. Từ ngày bà mất đến nay, ông cứ ngồi canh bàn thờ, cứ nhang gần tàn là ông thắp nhang mới lên chứ không bao giờ để nhang tắt. Đốt nhang xong ông cứ đi qua đi lại lau chùi bàn thờ của bà.

“Hôm qua ông về nhà cũ lúc trước hôm bà ở để lấy những vật kỷ niệm với bà. Vậy mà đứng khóc quá trời, quên luôn là cần phải lấy những gì. Đứng trước bàn thờ ông nói, sao bà không ráng hết bệnh ở với tui. Bà chết rồi bà bỏ tui một mình rồi tui sống làm sao”, chị Hảo nghẹn ngào.
Trên mạng xã hội, sau khi xem xong đoạn clip xúc động, nhiều người cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tình cảm của ông bà và cho biết rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy khoảnh khắc này.
Vũ Phượng



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai cụ bên nhau như hình với bóng suốt sáu chục năm qua
NVCC



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khoảnh khắc ông nắm tay bà trước giờ phút chia xa mãi mãi khiến con cháu không cầm được nước mắt
Ảnh cắt từ clip



Thanked by 1 Member:

#86 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/05/2019 - 21:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nóng trên mạng xã hội: 'Tan chảy' với giấy khen của cậu bé nhặt ve chai

25/05/2019
Năm học 2018 - 2019 kết thúc, nhiều người ngán ngẩm khi Facebook tràn ngập các dòng trạng thái tán dương con học giỏi nhưng lại "tan chảy" trước hình ảnh cậu bé nhặt ve chai phụ mẹ khoe tấm giấy khen.
Tháng 11.2018, Báo Thanh Niên có bài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, viết về em Trần Hoàng Anh (thường gọi Nhí, 9 tuổi). Một lần không may, mẹ Nhí bị tai nạn giao thông, em phải một mình bươn chải bên ngoài nhiều hơn để cùng mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Mỗi ngày, sau khi đi học về, Nhí dành thời gian từ 19 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau để tập trung cho công việc của mình trên những con phố: đạp xe khắp Sài Gòn nhặt ve chai.
Hình ảnh cậu bé với chiếc xe đạp nhỏ, mang theo bao đựng ve chai rong ruổi giữa đêm Sài Gòn đã khiến nhiều bạn đọc không cầm được nước mắt. Sau đó, nhiều người đã tìm đến giúp đỡ cậu bé.
Hôm qua, 24.5, hình ảnh cậu bé này một lần nữa khiến dân mạng rơi nước mắt, nhưng là nước mắt chia vui: Nhí với tấm giấy khen “Tiến bộ vượt trội về môn Toán” năm học 2018 - 2019. Hoàng Anh hiện là học sinh lớp 2 Trường tiểu học Trần Quốc Toản (H.Bình Chánh, TP.H.C.M).
Câu chuyện của Nhí nhận được hàng trăm lượt chia sẻ kèm những lời động viên. Một Facebooker xúc động khi dẫn lại hình ảnh Nhí lúc đi nhặt ve chai và tấm giấy khen mới tinh của em: “Mấy ai làm được như cậu bé. Một đứa 20 tuổi đầu nhưng chưa chắc nghĩ cho mẹ được bằng bé. Còn cha, còn mẹ bên cạnh là phúc lớn mạng lớn. Hãy yêu thương trân trọng khi còn có thể”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#87 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/06/2019 - 20:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


01/06/2019
Trẻ Việt ở Mỹ tổng kết năm học: Khen mà không thưởng, rưng rưng tràng vỗ tay

Ở Mỹ, giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 1 không xếp loại và chỉ khen chứ không thưởng. Ấn tượng nhất là lúc “Clap out”. Các học sinh lớp 3 và 4 đứng hai bên hành lang vỗ tay chúc mừng các anh chị lớp 5 “ra trường”.
Đầm ấm dự tiệc “potluck” mẫu giáo

Con gái nhỏ của tôi được gửi vào một trường mẫu giáo với quy mô không lớn lắm của thành phố. Vì vậy, cô hiệu trưởng cũng là cô dạy chính và thỉnh thoảng chúng tôi còn nhờ vả cô đến đón con đi học rồi đưa về giúp khi vợ chồng bận đi công tác.
Khoảng từ đầu tháng 5, cô hiệu trưởng thường tổ chức tiệc “potluck” tại nhà của mình và lên danh sách trước những gì cần thiết cần cho buổi gặp mặt giữa các gia đình trong lớp mình dạy (thực tế thì cô cũng đã chuẩn bị mọi thứ khá đầy đủ).
Phụ huynh sẽ dựa vào đó để đăng ký mang theo: người mang nước, người mang trái cây và các món ăn tự làm được. Mỗi người mỗi việc cứ thế mà tự chia sẻ với nhau! Dĩ nhiên như gia đình tôi cũng “góp vui” bằng các món ăn thuần Việt để giới thiệu văn hoá, ẩm thực dân tộc cho mọi người. Sau khi kết thúc tiệc, của nhà ai thì nhà ấy sẽ mang về không để lại đồ thừa cho gia chủ.
Như bao ngày đi học khác, ngày cuối cùng năm học vào tuần cuối tháng 5 năm nay con gái nhỏ của tôi không cảm nhận gì sự khác biệt cả dù là gặp nhau lần cuối để chia tay nghỉ hè sau đó vào cấp 1 (ở Mỹ thì lớp Kintergarten – tương đương mẫu giáo lớn được đưa vào chương trình tiểu học).

Chỉ duy nhất đó là vào ngày này “không ai bảo ai”, mỗi phụ huynh đến tri ân các giáo viên chăm sóc con cái của họ. Vào lúc này người thì tặng đôi giỏ hoa nhà trồng được, người thì tặng hộp bánh tự nướng còn các bé thì “có gì tặng nấy” mà thường là kẹo mút và tranh vẽ nguệch ngoạc để làm kỷ niệm. Dĩ nhiên, đèn flash sẽ được liên tục nháy nhiều hơn để các cô trò và phụ huynh “selfie”.
Khi được hỏi về ý nghĩa, chị Julie – phụ huynh của một bé trong lớp giải thích rằng: Đây là ngày “Appreciation Day” (Ngày tri ân Thầy cô) thường được tổ chức vào ngày cuối cùng đến lớp trong năm học của các bé.
Ở Mỹ cũng có ngày “National Teacher Appreciation Day” tượng tự ngày Hiến chương nhà giáo ở Việt Nam hàng năm được tổ chức vào ngày thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
Do đã biết trước sơ sơ thông tin nên trước đó một ngày, tôi đã chụp ảnh lưu niệm cho con gái với mỗi bạn trong lớp và các cô rồi in ra kèm với gói kẹo nho nhỏ để bé tặng lưu niệm cho các bạn trong ngày cuối cùng chuẩn bị “trưởng thành...mẫu giáo”. Đây cũng là dịp mà các giáo viên gửi những lời cảm ơn đến các học sinh yêu quý của mình.
Sau khi chia tay, từng gia đình sẽ kéo nhau đi đến nhà hàng để tự tổ chức buổi “tổng kết cuối năm” bằng một bữa tiệc nhỏ để chúc mừng con cái của mình “tốt nghiệp”.
Vỗ tay chia tay cấp 1
Đối với con gái lớn của tôi đang học lớp 5 ở trường R.W Elementary thì tuần cuối của tháng 5 luôn là tuần bận rộn nhất. Cháu đã tự trích tiền tiết kiệm mua những món quà nhỏ và viết thư cảm ơn “Thank you letter” đến chú cảnh sát bảo vệ trường tên Hiatt – người đứng trước cổng chào các bạn học sinh mỗi ngày, đến cô hiệu trưởng – người nhớ gần hết... 200 tên học sinh của mình. Các cô dạy bộ môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục hay cô phụ trách y tế của trường... cũng có phần.
Ngay cả 2 cô ngồi làm ở văn phòng – văn thư cũng được các bạn mang quà đến tặng nhộn nhịp không kém. Trên khoé mắt của cô thỉnh thoảng nhoè ướt khi đọc được những lời tri ân cảm động của các bé. Dĩ nhiên mọi người không quên gửi lời chúc một mùa hè vui vẻ đến các cháu như là lời cảm ơn chân thành.
Ngày kế cuối của năm học thường vào ngày thứ 5, trường bắt đầu chia ra 3 mốc thời gian dành cho 3 khối từ 3 đến 5, bắt đầu từ 9 giờ 30 phút thì mỗi khối sẽ được dành 30 phút để các phụ huynh đến dự lễ “tổng kết”.
Nghe vậy cho... sang chứ buổi tổng kết được tổ chức ở phòng tập thể dục lớn của trường. Ở phía trên, cô hiệu trưởng thì trao giấy chứng nhận, một cô khác thì chuyền giấy và một cô sẽ đọc danh sách những bạn đạt Xuất sắc (AAA – All A grade honor roll) và Khá Giỏi (AAB - không có nhiều điểm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Các bạn cứ mặc quần sọọc, áo thun ngắn như đang đi picnic, lên bắt tay cô nhận giấy rồi chạy về ngồi tiếp tục... cấu nhau với các bạn khác. Cùng với đó là việc khen các bạn đọc được nhiều sách trong năm với kỷ lục số phút hay số điểm được ghi trên giấy chứng nhận.
Điều đặc biệt là giấy chứng nhận đã tốt nghiệp cấp 1 không ghi xếp loại và chỉ là khen chứ không ...thưởng.
Tôi thắc mắc chuyện lạ này thì anh phụ huynh bên cạnh trả lời: “Ở đây người dân đóng thuế rất nhiều cho giáo dục nên các chi phí đều rất rõ ràng và chi tiết. Vậy nếu khoản chi những phần thưởng dành cho học sinh phát sinh không rõ ràng thì hiệu trưởng sẽ không thể giải trình được khi dự toán hàng năm đã được công bố vào đầu năm".
Thế nên phần thưởng dành cho các bạn nhỏ khá độc đáo đó là ...3 cái vỗ tay đồng thanh của toàn trường. Lúc này, các phụ huynh ngồi xung quanh cũng ...nhốn nháo xì xào khi con mình xuất hiện khoảng 3 giây trên sân khấu rồi thôi! Đặc biệt nhất là vào ngày tổng kết cuối năm, mọi phụ huynh sẽ được mời đến ăn uống tập thể cùng với các bạn trong trường ở ngoài sân thể dục.
Đến buổi chiều là chương trình “Field Day” do các phụ huynh làm tình nguyện viên tổ chức với các trò chơi vận động cho các cháu tham gia vui chơi một buổi chiều đầy ý nghĩa từ trong lớp đến ngoài trời. Ai không bị ướt mồ hôi hay ướt áo cho các trò chơi nước mang lại thì coi như chơi chưa hết mình!
Sau ngày tổng kết vào thứ 5, ngày cuối cùng rơi vào thứ 6 cũng là ngày các bạn được mặc... áo quần ngủ để đi học, cùng xem một bộ phim chia tay nhau và cùng dàn xếp buổi “play – date” (đến nhà nhau chơi với sự đồng ý của phụ huynh, ai thân thiết hơn thì có thể “sleep – over” ngủ qua đêm vào mùa hè).
Việc “hẹn hò” này được phụ huynh Mỹ thực hiện từ nhỏ do các bạn thường bị xáo lớp mỗi khi lên lớp mới, quen rất nhiều nhưng lại ít thân thiết.
Do vậy khi sếp tôi, người cũng có con trai học cùng lớp con gái lớn của tôi hỏi ý tôi xin cho nó qua chơi rồi ngủ cùng hồi chúng nó cùng học lớp 1 khiến tôi... hết hồn phải từ chối vì không biết văn hoá của họ.
Ấn tượng nhất là giây phút “Clap out” cảm động khiến nhiều phụ huynh không cầm được nước mắt. Các học sinh lớp 3 và 4 đứng hai bên hành lang để vỗ tay chúc mừng các anh chị lớp 5 “ra trường” (ở Mỹ rất phổ biến khi cấp 1 được chia thành 2 trường: trường phụ trách từ mẫu giáo lớn đến lớp 2 và trường phụ trách từ lớp 3 đến lớp 5).
Các bé lớn tay xách nách mang mọi “tài sản cá nhân” vừa đi ra khỏi lớp như những cầu thủ bóng đá vừa giành được cúp vàng hay những ngôi sao ca nhạc mới đáp xuống sân bay vừa đập tay “trả ơn” liên tục với các bạn nhỏ hơn đứng hai bên một cách phấn khích.
Các anh chị lớn rời khỏi trường trong thời khắc cuối cùng của năm cấp 1 mà bạn nào cũng hớn hở, vui vẻ hết cỡ mặc kệ cho phụ huynh của mình đang rơm rớm vì... con đã lớn khôn.
Phan Quốc Vinh


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thư cảm ơn của cô giáo gửi cho con gái nhỏ của tôi vào ngày cuối năm
PHAN QUỐC VINH


Bữa trưa chung của toàn trường chỉ có một lần trong năm và học sinh được mời phụ huynh đến tham gia cùng
PHAN QUỐC VINH



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Con gái lớn của tôi chụp ảnh lưu niệm với chú cảnh sát bảo vệ trường trước khi nghỉ hè
PHAN QUỐC VINH




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những tờ thư cảm ơn viết tay mà con gái tôi gửi cho các giáo viên và nhân viên của trường
PHAN QUỐC VINH



Thanked by 1 Member:

#88 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/06/2019 - 21:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đời phượng tím

03/06/2019
Hồi cuối tháng 4 lúc Đà Lạt đang vào mùa phượng tím thì bất ngờ cây phượng tím cổ thụ đầu dòng trước lối vào nhà hàng Thủy Tạ (Đà Lạt) bị cơn mưa giông quật gãy.
Đây không phải lần đầu tiên cây phượng tím đầu dòng này bị đổ do mưa bão. Khoảng hơn chục năm trước, cây phượng tím này cũng đã bị bật gốc đổ nghiêng trong một trận mưa bão. Sau đó Công ty công trình đô thị Đà Lạt đã cưa tỉa phần ngọn và cành, giữ lại phần gốc cây và dựng lên để tiếp tục chăm sóc. Thật may mắn sau vài năm cây phượng tím này có hình dáng rất đẹp, tiếp tục sum suê và nở hoa mỗi khi hè về.
Chỉ sau 2 ngày, chính quyền TP.Đà Lạt đã tìm cây phượng tím cổ thụ khác trồng vào vị trí cây vừa bị quật gãy nhằm “xoa dịu” sự nuối tiếc của cộng đồng.
Nhắc đến phượng tím không nên quên cố kỹ sư nông học Lương Văn Sáu (tốt nghiệp Trường Canh nông Versailles, Pháp), người mang hạt giống phượng tím từ Pháp về Đà Lạt gieo ươm rồi đem cây con trồng thực nghiệm dọc đường phố vào năm 1962.

Dù được chăm sóc kỹ càng nhưng chỉ có 3 cây sống sót: một cây nằm dọc trục đường Nguyễn Thị Minh Khai (chợ đêm Đà Lạt), một cây ở vườn hoa Bích Câu (gần vườn hoa Đà Lạt) và cây ở trước cổng vào nhà hàng Thủy Tạ vừa ngã đổ.
Phượng tím khác họ với phượng đỏ ở VN. Hoa có lá kép hai lần và hình thù hoa giống hoa phượng nên người địa phương gọi là phượng tím. Ngặt nỗi phượng tím ra hoa nhưng không cho quả, nên không có khả năng sinh sản tự nhiên.
Mãi đến năm 1994, kỹ sư Lương Văn Sáu mới thành công việc nhân giống phượng tím bằng phương pháp chiết cành. Sau đó các nhà khoa học ở Đà Lạt đã lấy mầm của 3 cây phượng tím đầu dòng trên để thử nghiệm việc nhân giống bằng phương pháp vô tính, và đã thành công. Nhờ đó, phượng tím được nhân giống và trồng đại trà trên nhiều tuyến đường, tại các công viên, khu du lịch...
Ông Lương Văn Sáu từng là hội viên Hội Hoa hồng nước Pháp, là một trong những người đầu tiên thiết lập nên công viên hoa Đà Lạt (vườn hoa Đà Lạt ngày nay). Ngoài 3 cây phượng tím đầu dòng ở Đà Lạt, ông Sáu còn di thực nhiều cây hoa lá khác từ nước ngoài về trồng trong vườn hoa Đà Lạt, trong khuôn viên các dinh thự, nhà thờ, chùa chiền... như cây vông mồng gà nằm nghiêng bên hàng rào sân sau khách sạn Palace, cây hoa chuông vàng ở chùa Linh Phước...
Kỹ sư nông học tài hoa ấy cuối đời bệnh tật, ông sống trong câm lặng; mọi việc trao đổi qua bút giấy, nhưng ông vẫn miệt mài nghiên cứu nhân giống các loài cây thân gỗ… Ông ra đi trong lặng lẽ, để lại gia tài vô giá là những giống cây quý và lạ cho Đà Lạt.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hoa có lá kép hai lần và hình thù hoa giống hoa phượng nên người địa phương gọi là phượng tím
ẢNH MINH HỌA

Lâm Viên

Thanked by 2 Members:

#89 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/06/2019 - 19:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nóng trên mạng xã hội: Thư khen hay giấy khen 'học sinh tiên tiến, học sinh giỏi'?

04/06/2019
Một phụ huynh ở Đồng Tháp đăng tải tờ thư khen của con gái khi tổng kết năm học kèm câu chuyện: “thư khen” hay “giấy khen” đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Mùa thi, mùa bế giảng nên chia sẻ trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của một phụ huynh - chị Lê Thị Hồng Ân (33 tuổi, ngụ Đồng Tháp) - đăng tải tờ thư khen của con gái khi tổng kết năm học kèm câu chuyện: “thư khen” hay “giấy khen” đã tạo sóng và được chia sẻ trên cộng đồng mạng.
Chị Ân viết: “Mình chăm chú đọc những dòng nắn nót như lời thủ thỉ tâm tình dành riêng cho cô học trò nhỏ của cô hiệu trưởng, rồi nhìn sang lá thư khen của bé ngồi bên cạnh (nội dung 2 lá thư hoàn toàn khác nhau và có lẽ những lá thư khác cũng vậy), mình nhận ra có nhiều điều còn đáng trân quý hơn cả những danh hiệu quen thuộc: Giấy khen học sinh giỏi, học sinh xuất sắc... (liệu những danh hiệu thành tích đó có phải là những điều các con đang cần?!).
Lễ tổng kết ấn tượng

Ngày 3.6, trao đổi với Thanh Niên, chị Lê Thị Hồng Ân cho biết ngày 31.5 vừa qua, Trường tiểu học - THCS - THPT Tương Lai (nơi con gái chị đang học) mời chị lên dự lễ tổng kết. Trước khi bắt đầu trao thưởng cho các em, nhà trường thông báo rằng, có những em nổi trội toàn diện, có những em thì chỉ nổi trội ở một khả năng đặc biệt, nhưng em nào cũng có thư khen và thư của mỗi em sẽ mang một ý nghĩa tinh thần riêng.
Còn chưa hiểu chuyện gì, thì chị nhìn xa xa thấy con gái được trao phần thưởng kèm một tờ giấy có tấm hình chân dung của bé. Vừa nhận xong con gái chạy đến vui sướng và hãnh diện trao cho chị một tờ giấy được in ép cẩn thận với dòng tiêu đề thư khen làm chị ngạc nhiên. Chị Hồng Ân đọc từng câu, từng chữ và cảm thấy rất bất ngờ, nhưng hài lòng với những dòng thư khen con nhận được. Nhìn sang bên cạnh, chị Hồng Ân cũng thấy những phụ huynh khác đang say sưa đọc thư khen của con mình, ngạc nhiên và cười tủm tỉm.
Trên thư khen của bé Nguyễn Ngọc Thiên Ân (con gái chị), học sinh lớp 1B được cô hiệu trưởng viết: “Thiên Ân thân mến! Con là một học trò nhỏ nhưng đã có những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành. Bằng sự nỗ lực của mình, con đã hoàn thành xuất sắc nội dung các môn học và đạt giải trong kỳ thi “Viết đúng - Viết đẹp”. Cô mong rằng trong tương lai con cũng sẽ làm tốt như thế và tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa để chinh phục ước mơ của mình”. Cũng theo chị, đây là lần đầu tiên chị thấy lễ tổng kết mà không có giấy khen hàng loạt như tất cả các trường khác. Không chỉ có phụ huynh, khi nhận được thư khen, những học sinh của trường cũng cảm thấy rất thích thú vì cô hiệu trưởng đã nhận xét cho riêng mình trong thư. Chị Hồng Ân chia sẻ, con gái đã hỏi chị rất nhiều về từ “chín chắn” cô giáo nhận xét mình. Sau khi giải thích cho con xong, bé thích thú và cảm thấy tự hào hơn về chính mình.

Kỷ niệm đẹp đời học trò

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thúy Hồng (56 tuổi), phụ huynh của bé Huỳnh Ngọc Khánh Vy (học sinh lớp 1G), cũng cho biết rất bất ngờ khi con nhận được thư khen chứ không phải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. “Xưa nay tôi chỉ thấy giấy khen ghi học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Còn trong thư khen này cô hiệu trưởng nhận xét rõ về cả tính cách và học tập của bé. Tôi sẽ lưu lại như một kỷ niệm cho tới khi con học xong 12 rồi cho con xem lại để con biết mình đã trưởng thành như thế nào”, chị Hồng tâm sự.

Kết nối với cô Phạm Thị Tuynh, Hiệu trưởng của trường, được biết ý tưởng làm thư khen thay cho giấy khen là xuất phát từ phía nhà trường vì giấy khen thì trường nào cũng có, nhà nào cũng có. Nhưng nội dung trên tờ giấy khen thường giống nhau chứ không có lời nào tặng riêng cho từng bé.
Cô Tuynh cho hay: “Tiêu chí ban đầu của trường mình là cho học sinh được là chính mình, nên trường quyết định trao thư khen để truyền tải đặc điểm từng bé đến cho phụ huynh. Không chỉ vậy, thay vì sổ liên lạc khô cứng với những điểm số, chúng tôi làm sổ hành trình học thành người, trong đó có những lời tâm tình của giáo viên dành cho từng bé một, chứ không phải bé nào cũng là chăm ngoan,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”.
Vũ Phượng



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thay sổ liên lạc thành hành trình học thành người của Trường Tương Lai



Thanked by 1 Member:

#90 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/06/2019 - 19:22

THA THỨ
Tại một quán ăn ở San Jose, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non.
Khi cô ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rơi xuống chiếc cặp của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng, tôi muốn nhảy dựng lên, nộ khí xung thiên. Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì thì đứa con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy, nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”.

Cô hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp của tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”.
Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa là sạch thôi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu.”
Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô hầu bàn.
Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu, bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ.
Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, lúc hai mẹ con nằm lên giường, nó mới dốc bầu tâm sự…
Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm và để huấn luyện tính tự lập cho nó, chồng tôi quyết định không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, anh ấy muốn nó tự lập kế hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh Quốc.
Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn. Khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải chạm vào nước. Những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm. Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc, nó lại phải đi làm bồi bàn để thể nghiệm cuộc sống.
Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối. Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh.
Con gái tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp lánh trên mặt đất.
“Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.” giọng nói của con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.
“Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không? Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: “Em gái, em không sao chứ?”
Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác: “Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!” Đối với con, ngay đến cả nửa câu trách móc cũng không có!”
Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận, làm đổ rượu vang nho lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ. Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an ủi con:
“Không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.”. Vừa nói, vừa đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, rồi từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì quá đỗi ngạc nhiên.
Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”
Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm. Tròng mắt của tôi ướt đẫm lệ…
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết:
“Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thân thiết của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
…..
Các bạn thân mến của tôi, chúng ta cảm động khi được người khác tha thứ. Điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình. Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |