Theviolet, on 14/11/2015 - 21:27, said:
Có lẽ con người chỉ nên quan tâm đến vũ trụ "thế tục", là vũ trụ như đang thấy, một vũ trụ cấu thành từ vật chất và năng lượng cùng các tương tác giữa chúng, một vũ trụ mà tính liên đới có thể là chìa khóa để hiểu sâu hơn. Thế đã là quá lớn để có thể hiểu rõ và thâm nhập vào.
Con người, ngay sự hiện diện đã là một bí ẩn lớn. "Sự sống xuất hiện như thế nào trên trái đất? " hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Không ai biết vì sao một tế bào lại có thể sinh ra từ vật chất vô tri.
Khoa học có tính thiết thực, nó đòi hỏi bằng chứng để khẳng định hoặc phủ nhận một phát biểu. Tuy nhiên khoa học không phải là miền đất khép kín, chừng nào chưa có bằng chứng phủ nhận một định đề thì định đề đó vẫn được xem là khả dĩ. Chẳng hạn phát biểu "không có nhận thức của con người thì thế giới không tồn tại" sẽ mãi là một nghi vấn lớn, là bởi không thể tìm ra bằng chứng để bác bỏ điều này (làm sao có thể tạo dựng một vũ trụ không có con người?).
Sự phát triển của khoa học là câu chuyện không hồi kết. Nhưng "hạnh phúc chưa hẳn là đến đích, mà lại lại từ những trải nghiệm trên đường đi". Nhiều lĩnh vực chưa hiểu rõ bản chất nhưng đã có ứng dụng lớn trong thực tiễn. Hiện người ta chưa rõ liên đới lượng tử thực chất là gì, tuy nhiên sắp tới sẽ ra đời một thế hệ máy tính mới, siêu mạnh, ở đó ứng dụng những tính chất của liên đới lượng tử. Đó là Quantum Computer.
Hay nhất câu này :" Hạnh phúc chưa hẳn là đến đích,mà lại là ( nguyên văn:lại lại )từ những trải nghiệm trên đường đi ".
Một người bạn đồng sự theo Khổng giáo của Lâm Ngữ Đường nói:"
" Chúng ta phải sống một đời sống hợp đạo chỉ vì chúng ta là những con người hiểu đạo, thế thôi".
( dẫn theo sách Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê trang 230 ).
Sửa bởi Vongkiep: 15/11/2015 - 23:15