Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#301 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 23/06/2014 - 17:34

@pth77
Bạn có ý kiến rất xác đáng .

Thanked by 2 Members:

#302 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/06/2014 - 14:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 21/06/2014 - 02:24, said:

Quẻ Cấn là sự rèn luyện bản lĩnh, ứng xử của quan lại (chính khách) chăng (nhằm tránh sự nóng nảy)?

Theo tôi thì ý nghĩa của quẻ Cấn lớn hơn thế rất rất nhiều.

Cách ứng xử trước công chúng của các chính khách mới chỉ là bề nổi, điểm quan trọng nhất vẫn là năng lực của vị đó như thế nào. Một chính khách lão luyện thường có cách ứng xử bình tĩnh, khôn ngoan. Nhưng một chính khách có cách ứng xử trước công chúng bình tĩnh, khôn ngoan chưa chắc đã là một người thực sự có năng lực.

Tinh thần và ý nghĩa của quẻ Cấn thể hiện trọn vẹn qua lời hào 6 dương: Đôn hậu về đạo biết ngừng đúng lúc, tốt.

Nguyễn Hiến Lê giảng: Hào này ở trên cùng, làm chủ quẻ dương cương, có tính đôn hậu, biết lúc nào nên ngừng thì ngừng, tốt. Phan Bội Châu phụ chú: Cấn tượng là Núi. Núi là một giống rất trọng hậu (đức tính dày dặn, ăn ở chú trọng về sau). Người có đức trọng hậu, còn gì quý hơn? Lời thoán nói rằng: Khi động mà đúng với Thời, khi tĩnh cũng đúng với Thời, đạo Cấn ngày càng rực rỡ. Quẻ Đại Súc là quẻ có quẻ ngoại là Cấn cũng nói: Đốc thực huy quang, nhật tân kỳ đức. Đã chứa chất dày dặn (đốc thực), lại tỏa sáng (huy quang), ngày ngày càng mới (nhật tân) được đức mình (kỳ đức), đủ bấy nhiêu lời tốt, chẳng phải do trọng hậu mà được như thế hay sao? Có chứa chất được dày dặn, thì đến khi phát triển mới rõ ràng, duy đốc thực mới huy quang, chính là điểm tốt của Cấn. Trong Dịch gồm có tám quẻ có quẻ ngoại là Cấn (Cấn, Bí, Bác, Đại Súc, Cổ, Di, Tổn, Mông), đến hào thượng thảy đều Tốt (cát). Hậu là trái nghĩa với Bạc (mỏng). Hậu chỉ nghĩa là dày. Đất sở dĩ chở được núi sông, đựng được bốn bể, nuôi được muôn vật, chỉ vì có đức hậu mà thôi. Nền móng dày mới dựng được nhà lớn, lực lượng dày mới cất được gánh nặng. Xưa nay chẳng thấy hạng người nào mỏng mảnh mà làm nên nghiệp lớn.

Thánh nhân sợ người ta nhận lầm người trọng hậu là người kém tài. Nhưng xưa nay những người đại tài bao nhiêu, thường lại là người trọng hậu bấy nhiêu. Vì có chứa chất được dày dặn, thì đến khi phát triển mới rõ ràng, duy đốc thực mới huy quang, chính là điểm tốt của Cấn.

Sửa bởi PMK: 24/06/2014 - 14:34


Thanked by 3 Members:

#303 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 24/06/2014 - 15:03

Các góp ý cho rộng thêm ra của đời sau là cái tích lũy hay . Nhưng cũng không nên để quên ý nghĩa của đời trước : các cách nhìn của QNB về giáo dục, của pth về diễn đạt của chính trị gia hay của tôi của thiền giả , người tài đức của các nhà Nho đều là những khía cạnh khác nhau của một vấn đề chung được tượng hóa bằng quẻ Cấn . Không lối nhìn nào "cao " hơn lối nhìn khác , chỉ có thể sâu hơn nhau thôi .Và cái nguy hiểm là khi đọc đi nghe lại quá nhiều một điều gì đó thì người ta không " nghĩ " về nó nữa mà chấp nhận nó như một Chân Lý Bất Di Bất Dịch .
Còn tôi tán thành ý kiến của bạn pth là ở điểm cần phân biệt được một số các quẻ có vẻ cho những bài học gần gần giống nhau có thể cần phân biệt hòng hiểu rõ hơn mà không dừng lại ở cái chung chung .

Thanked by 4 Members:

#304 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/06/2014 - 17:37

Em có mấy ý về quẻ Tiệm:
- Quẻ mượn có lẽ hình ảnh về hành trình bay (từ nơi cao nguyên xuống tới mặt nước - để kiếm mồi - và ngược lại) của (loài) chim Hồng để diễn nghĩa chăng? Tốc độ bay của nó - bay dần - thể hiện sự thong thả, cũng phù hợp với nghĩa Tiệm là tiến lên thong thả, tuần tự.

- Lời quẻ : Tiệm. Nữ qui, cát . Lợi trinh .
dịch : Tuần tự mà tiến (như ) con gái về nhà chồng , mở . Điềm lợi .

Con gái về nhà chồng thường phải qua các bước tuần tự như: mai mối, dạm ngõ, lễ hỏi, vu quy...mà không được (không nên) xáo trộn. Mở là chỉ sự thuận (không bị cản trở) lợi của sự việc.

- Hào 1 : Hồng tiệm vu can . Tiểu tử lệ . Hữu ngôn . Vô cữu .
dịch : Chim hồng bay dần đến bờ nước . Con nhỏ gặp nguy . Có điều tiếng . Không lỗi.

Thời sơ, tuy thong thả nhưng có lẽ khi gần bờ nước thì có chút bất cẩn, làm cho Con nhỏ gặp nguy (con chim con của con mẹ/ hoặc con nhỏ khác trong đàn), do vậy mà Có điều tiếng - có chút chê trách.

- Hào 2 : Hồng tiệm vu bàn . Ẩm thực khản khản . Cát .
dịch : Chim hồng bay dần đến hòn đá lớn có mặt bằng phẳng . Ăn uống vui hòa . Mở.

Kiếm được mồi rồi, nên sau đó Chim hồng bay dần đến hòn đá lớn có mặt bằng phẳng, để cùng chia nhau mà Ăn uống vui hòa.

- Hào 3 : Hồng tiệm vu lục . Phu chinh bất phục . Phụ dựng bất dục . Hung . Lợi ngự khấu .
dịch : Chim hồng bay dần đến cao nguyên . Chồng đi chinh chiến chẳng về . Vợ có thai mà không nuôi được . Đóng . Nên đề phòng giặc cướp .

Bay về nơi chốn trên cao ( đến cao nguyên), nhưng là giai đoạn/ hoàn cảnh khó khăn, cô đơn, như hoàn cảnh của một người vợ có thai mà không nuôi được, trong lúc chồng không có nhà - Chồng đi chinh chiến chẳng về -, lại còn phải đề phòng giặc cướp. (vì ở một mình, có thể bị cướp của/ hoặc bị bắt đi như tục bắt phụ nữ)

- Hào 4 : Hồng tiệm vu mộc . Hoặc đắc kỳ dốc . Vô cữu .
dịch : Chim hồng bay dần đến ( đám ) cây . Có lẽ được cành bằng trên cao . Không lỗi .

Trên đường bay về, có đám/ rừng cây - Chim hồng bay dần đến ( đám ) cây- nên có chỗ đậu nghỉ - Có lẽ được cành bằng trên cao.

- Hào 5 :Hồng tiệm vu lăng . Phụ tam tuế bất dựng . Chung mạc chi thắng , cát.
dịch : Chim hồng bay dần đến lăng gò . Vợ ba năm chẳng có mang . Cuối cùng chẳng gì ngăn được . Mở .

Bay tới nơi linh thiêng - Chim hồng bay dần đến lăng gò. Mặc dù hoàn cảnh là rất khó khăn (với một người phụ nữ) - Vợ ba năm chẳng có mang - nhưng cuối cùng vẫn có kết cục tốt đẹp, chẳng gì ngăn được.

- Hào 6 : Hồng tiệm vu lục . Kỳ vũ khả dụng vi nghi . Cát .
dịch : Chim Hồng bay dần đến cao nguyên . Lông của nó dùng được để chế thành đồ hành nghi . Mở.

(Đã) bay về nơi chốn cao nhất - Chim Hồng bay dần đến cao nguyên - đã đạt ước nguyện, nên lúc này, một phần hình ảnh quan trọng bên ngoài (chỉ) được coi như sự tượng trưng cho nghi lễ - Lông của nó dùng được để chế thành đồ hành nghi (chỉ mang tính tượng trưng, thực quyền có hể bị suy giảm)

Thanked by 3 Members:

#305 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/06/2014 - 19:17

Em copy lại một đoạn tham khảo thêm một cách viết thú vị:
Ví dụ quẻ “Tỉnh“. “Tỉnh“ nghĩa là giếng. Quẻ “Tỉnh“ (tượng) là cái giếng nước. Thế là cứ xem cái giếng nó thế nào, thì “lý“ của thời “Tỉnh“ nó cũng như thế ấy. Thời “Tỉnh“ bất biến và dửng dưng với mọi bể dâu (giếng mà). “Tỉnh“ không mất gì, cũng không được gì, kẻ đến không mừng, kẻ đi chẳng tiếc. Đã là “giếng“ thì múc lên không cạn bớt, rót xuống chẳng đầy thêm… “Tỉnh“ (giếng) là một thứ vĩnh hằng. Làng có cái giếng dùng để lấy nước ăn, vừa ngọt vừa mát, quý lắm đấy. Nhưng đó là thứ tài sản duy nhất không thể mang đi được dù chỉ một bước chân. Làng có thể di dời (ngày xưa con người hay du canh lắm), nhưng giếng thì ở lại. Đó là cái “lý“ của tuyền quẻ (soán từ). Còn ruột quẻ (hào từ), thì từ đáy giếng lên tới miệng giếng, bắt đầu chỉ thấy bùn, dần dần lên tới miệng giếng là có thể thấy được gió thổi, nghe được chim hót, ngắm được trời xanh bao la… Ai đã từng lặn mò dưới đáy giếng, người đó mới cảm nhận hết sự sung sướng, nhẹ nhõm và trong lành tuyệt đỉnh lúc leo lên tới miệng. Kẻ lúc nào cũng ở trên miệng giếng, tất nhiên chỉ toàn thấy tầm thường, không bao giờ có được những cảm giác đó. Đáy giếng tối tăm vừa rập rình khí độc, vừa ngập ngụa hơi bùn, thậm chí còn làm con người ta chết ngạt. Nhưng nước đã múc lên đến miệng giếng rồi, thì cứ yên tâm mà uống, bởi bao giờ cũng chỉ ngọt mát mà thôi, khí độc kia đã lập tức không còn lại tí dấu vết nào. Hào “thượng lục“ của quẻ “Tỉnh“, chính là chỉ cái thời khắc tuyệt vời nơi miệng giếng ấy, nơi chỉ cách cái chốn độc địa, chết người kia có vài sải tay. Đó là một hào “thượng“ thuộc vào loại tốt nhất trong số những hào “thượng“ của tuyền bộ Dịch.
Cuộc đời không thiếu gì những “miệng giếng“ như thế. Nhưng chỉ có những ai vừa từ dưới “đáy giếng“ chui lên, mới có thể giác ngộ được cái thời khắc tuyệt đỉnh ấy nơi “miệng giếng“ mà thôi. Và ý tưởng của một cuộc cải cách, muốn có sự thay đổi, ý tưởng làm cách mạng… cũng chính từ cái thời khắc có một không hai ấy mà sinh ra. Nên ngay sau quẻ “Tỉnh“, tiếp liền đến quẻ “Cách“ (“cách“ = cải cách, cách mạng…). Vừa ra khỏi thời “Tỉnh“, liền bước ngay vào thời “Cách“, không thể nào khác được. Ghê thật, Dịch quả nhiên đã thấy trước, tính trước và nhìn thấu cả thế thái nhân tình.
ps: toàn bài sẽ dẫn bổ sung ở box khác

Thanked by 3 Members:

#306 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/06/2014 - 11:32

Em có mấy ý về quẻ Phong:
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa rằng sự thịnh vượng của một quốc gia (nhà Chu) cần dựa trên hai cột trụ chính yếu:
+ sự sáng suốt của người cầm quyền (vua nhà Chu - thiên tử theo Mệnh trời, tượng trưng là con trời/ mặt trời) trong việc đưa ra chính sách. (thuận theo thời/ thiên tượng, hay các điều kiện thực tế...)
+ sự liên kết, mở cửa với các quốc gia khác. (để giao dịch, giao thương...)

- Hình ảnh thiên tượng trong bài có lẽ là hình ảnh nhật thực. Phong có thể hàm ý là kinh đô, nghĩa là cũng có thể ám chỉ là vua vì đó là nơi ở của vua
- Lời quẻ nói về việc Nhà vua đến cử hành lễ, phải Nghi nhật trung - nghi vệ, cư xử phải như mặt trời giữa trời. Như vậy, lời quẻ cũng hàm ý ví vua như mặt trời.

- Hào 1: thời sơ, việc liên kết được với xứ khác là việc nên làm để mở ra thời kì thịnh vượng cho quốc gia, cho dù chỉ là một thời gian ngắn, nhưng đó là xu thế đúng đắn, nên sẽ thành công. chúa xứ Phối : là xứ tên Phối , hoặc là xứ tượng trưng nào đó mà quốc gia cần liên kết.

- Hào 2: Nhật thực xảy ra ban ngày ở phong đô, trời tuy tối nhưng vẫn còn quan sát thấy sao Bắc Đẩu, hàm ý sự sáng suốt của Vua bị che mờ, nhưng vẫn còn có thể có cơ hội liên kết ( thấy sao Bắc Đẩu ). Lúc này, việc tiến đến liên kết với xứ khác có thể bị nghi ngờ, không thuận lợi, do vậy, cần phải bày tỏ lòng thành tín để xoá tan sự nghi ngờ của xứ khác, nên (có thể) phê mở.

- Hào 3: Nhật thực toàn phần, giữa ngày mà như đêm không trăng, hàm ý sự sáng suốt của Vua bị che mờ hoàn toàn, do vậy mà để gãy/ mất đi một liên kết/ liên minh quan trọng (nhưng có thể vẫn còn các liên kết/ liên minh khác kém quan trọng hơn), làm suy yếu một phần sự thịnh vượng của quốc gia, nên (có thể) phê không lỗi.

- Hào 4: tương tự như điều kiện/ hoàn cảnh của hào 2, nhưng đã rút kinh nghiệm, nên liên kết được với chúa xứ người Di - bổ sung thêm một liên kết/ liên minh mới, hoặc cũng có thể là sự thay thế cho liên minh đã đứt gãy (thời hào 3), nên phê mở.

- Hào 5: Ánh sáng trở lại, hàm ý sự sáng suốt của Vua không bị che mờ, các liên kết/ liên minh được mở rộng - Vui mừng chúc tụng (nhau) - rất thuận lợi cho sự thịnh vượng nên phê mở.

- Hào 6: Xây dựng lâu đài cho nhiều và tráng lệ . Đóng kín cửa nhà:
+ sử dụng lãng phí nguồn lực của quốc gia vào những việc xa xỉ, không cần thiết, không có lợi cho sự thịnh vượng, đồng thời lại đóng cửa, hạn chế liên kết với xứ khác, do vậy, sẽ khiến sự thịnh vượng trở nên suy giảm, quốc gia rơi vào hoàn cảnh đổ nát, hoang tàn - vắng tanh không người . Ba năm chẳng gặp ai - tương tự như nhà/ quốc gia hàng xóm, nên phê đóng.
+ (tạm thời) đóng cửa, hạn chế liên kết (với một/ một số xứ khác không quan trọng), để tập trung phát triển, duy trì sự thịnh vượng của quốc gia - Xây dựng lâu đài cho nhiều và tráng lệ - tránh đi bài học xa hoa, đóng cửa , không còn đồng minh từ quốc gia/ nhà hàng xóm.

Sửa bởi pth77: 30/06/2014 - 11:46


Thanked by 3 Members:

#307 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 02/07/2014 - 11:53

Thông tin tham khảo: một bài viết minh hoạ cho quẻ Phong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#308 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3388 Bài viết:
  • 7872 thanks

Gửi vào 02/07/2014 - 12:14

@pth77
Cám ơn bạn , bài rất hay và sâu sắc.

Thanked by 3 Members:

#309 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 03/07/2014 - 12:33

Một vài ý kiến nhỏ:
- Liệu có hay không một/ một vài nguyên tắc/ cấu trúc (nào đó) được sử dụng để viết ra lời hào, sao cho phù hợp với ý nghĩa của quẻ mà lời hào miêu tả?
- Thử khảo sát một vài trường hợp (trong 55 quẻ đã diễn dịch):
* Nhóm 4 quẻ Nhu, Cổ. Bí, Cấn có các đặc điểm:
+ tên quẻ được sử dụng để viết lời hào, từ hào 1 đến hào 5.
+ riêng hào 6 không sử dụng tên quẻ, mà sử dụng một hình ảnh khác để diễn đạt ý nghĩa.
+ từ hào 1 đến hào 5: lời hào thể hiện các hành động/ ứng xử khác nhau, có tính tiếp diễn, hay tuần tự của một người nào đó.
+ hào 6 : lời hào thể hiện một hành động/ ứng xử có tính đột phá, chuyển hướng, có thể coi là kết quả của quá trình 5 hào trước đó (thể hiện khá rõ sự liên hệ nhân - quả trực tiếp của quá trình, chứ không phải là một liên hệ gián tiếp. Nghĩa là phải có quá trình từ 5 hào trước đó thì mới có thể có sự chuyển hướng của hào 6)

** Nhóm 6 quẻ Lâm, Quan, Tỉnh, Đỉnh, Chấn, Tiệm có các đặc điểm:
+ tên quẻ được sử dụng để viết lời hào, từ hào 1 đến hào 6 (cả 6 hào)
+ nhóm quẻ Lâm, Quan : lời hào thể hiện các hành động/ ứng xử khác nhau, có tính tiếp diễn, hay tuần tự của một người nào đó.
+ nhóm quẻ còn lại : lời hào mượn hình ảnh của sự vật/ hiện tượng (có chứa tên quẻ) để thể hiện các trạng thái khác nhau, có thể tuần tự, lặp lại hay độc lập.
+ cấu trúc này (dùng tên quẻ trong cả 6 lời hào) thể hiện một chu trình có tính tuần tự, khép kín (từ thấp đến cao; từ gần tới xa; từ mạnh đến nhẹ; từ sâu đến nông...), mà đỉnh cao của quá trình đạt được tại hào 6 của quẻ.

*** So sánh hai nhóm này:
- Có điểm chung là sự tương đồng trong cấu trúc, cách sử dụng lời hào từ hào 1 đến hào 5. Giá trị/ lời hào 6 đều tốt.
- Khác biệt thể hiện ở hào 6:
+ nhóm 4 quẻ lời hào 6 không sử dụng tên quẻ nữa, còn nhóm 6 quẻ lời hào 6 vẫn dùng tên quẻ
+ hào 6 nhóm 4 quẻ thể hiện một hành động/ ứng xử có tính chuyển hướng/ chuyển biến (về chất) rõ rệt (đây là kết quả do quá trình 5 hào trước - do làm/ rèn luyện - không phải là một điều tự nhiên sẽ đến)
+ hào 6 ở nhóm 6 quẻ thể hiện đỉnh cao nhất (về chất) của chu trình diễn ra trong toàn quẻ, và đây là một điều tự nhiên (vốn có sẵn trong toàn chu trình)

- Nhận xét: như vậy, theo hướng cấu trúc lời hào, có thể đưa ra một vài cấu trúc cho các nhóm quẻ khác nhau.

Thanked by 4 Members:

#310 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 08/07/2014 - 17:31

Em bổ sung thêm mấy ý (xét trong số quẻ đã diễn dịch):
- Nhóm 6 quẻ Lâm, Quan, Tỉnh, Đỉnh, Chấn, Tiệm có thể bổ sung thêm các quẻ sau: Phục, Tỷ, Lý, Kiển, Khốn.
+ quẻ Tỷ: hào 6 chuyển hướng xấu
+ quẻ Lý: các hào ít cho thấy tính tuần tự
- Thống kê tạm thời thì có khoảng gần 20 cấu trúc lời hào dựa trên việc sử dụng tên quẻ trong lời hào, và sự khác nhau của vị trí các hào sử dụng lời quẻ, bao gồm:
+ không có lời hào nào sử dụng tên quẻ.
+ có từ 1 đến 6 hào sử dụng tên quẻ.
+ nhóm có 4,5,6 hào dùng tên quẻ là nhiều nhất.
+ sự khác nhau trong vị trí các hào có dùng tên quẻ trong lời hào

- Thí dụ minh hoạ:
* Nhóm theo số lượng hào dùng tên quẻ trong lời hào:
+ có 1 hào dùng tên quẻ: Gia Nhân, Ly/ La
+ có 2 hào dùng tên quẻ: Truân, Khuê. Hai quẻ này cũng có thêm cấu trúc là sự lặp lại lời hào (có chứa tên quẻ) ở hai hào 4 & 6
+ đặc biệt là các quẻ không có lời hào nào dùng tên quẻ: Kiền, Khôn, Tiểu Súc, Thái, Đại Hữu, Đại Súc, Đại Quá, Đại Tráng. (Các quẻ này đều thể hiện các trạng thái đặc biệt)
...

* Nhóm theo vị trí hào dùng tên quẻ trong lời hào:
+ nhóm có các hào 1,2,5,6 sử dụng tên quẻ, các hào 4,5 không sử dụng tên quẻ: Đồng Nhân
+ nhóm có các hào 1,2,4,5,6 sử dụng tên quẻ, hào 3 không sử dụng tên quẻ: Mông
+ nhóm có các hào 1,2,3,6 sử dụng tên quẻ, các hào 4,5 không sử dụng tên quẻ : Khiêm
+ nhóm có các hào 2,3,4,5 sử dụng tên quẻ, các hào 1,6 không sử dụng tên quẻ : Phệ Hạp (quẻ này có thêm một đặc trưng là hào 1&6 tượng như hai hàm răng cắn bốn hào ở giữa còn lại)
+ nhóm có các hào 1,2,3,4, sử dụng tên quẻ, các hào 5,6 không sử dụng tên quẻ : Bác, Sư
...
- Nhận xét: như vậy, theo hướng cấu trúc lời hào có/ hoặc không sử dụng tên quẻ trong lời hào, vị trí các hào có sử dụng tên quẻ trong lời hào, thì có khoảng 20 cấu trúc như vậy. (thống kê tạm thời)

Thanked by 5 Members:

#311 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/07/2014 - 04:04

Mấy quẻ gần đây (cứ như) đang phản ánh tình hình thời sự vậy, lạ thiệt!

Thanked by 1 Member:

#312 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/07/2014 - 18:40

Khảo sát thêm trường hợp: sử dụng hình ảnh các con vật trong lời hào, lời quẻ của Chu Dịch (xét trong số quẻ đã diễn dịch)
* Trong lời hào:
1. Rồng: Kiền; Khôn (h6)
2. Chim: (h5); Hằng (h4); Ly/ La; Minh Di; Giải (h6); Tiệm; Lữ (h6)
3. Hổ: ; Di (h4)
4. Ngựa: Truân; (ngựa trắng); Đại Súc (h3); Khuê (h1)
5. Ngưu (trâu, bò, nghé): Đại Súc; Khuê (h3); Vô Vọng (h3); Lữ (h6)
6. Dê (cừu): Đại Tráng; Quải (h4)
7. Lợn (heo rừng, heo sữa): Đại Súc; Khuê (h6); Độn
8. Hươu: Truân (h3)
9. Cáo: Giải (h2)
10. Cá: Cấu; Bác (h5)
11. Rùa: Di (h1); Ích (h2)
12. Chuột/ dế mèn: Tấn (h4)
13. Quỷ: Khuê (h6)

** Trong lời quẻ:
1. Hổ:
2. Ngựa: Khôn (ngựa cái); Tấn
3. Ngưu (trâu, bò): Ly/ La (bò cái)
4. Thú lớn (không cụ thể loại nào): Tuỵ

*** Nhận xét: các con vật trên có thể tạm xếp theo các nhóm:
- Nhóm có tính biểu tượng cao: Rồng; Chim;
- Nhóm thuộc 12 địa chi
- Nhóm không thuộc 12 địa chi
- Nhóm gia súc (cho các mục đích khác nhau như: tế lễ, cấp thức ăn, sức kéo...): Ngựa; Ngưu (trâu, bò, nghé); Lợn (heo sữa); Dê
- Nhóm liên quan tới việc săn bắt: Hổ; Hươu; Cáo; Cá; Heo rừng; Chim
- Nhóm liên quan việc bói: Rùa
- Nhóm dị thường: Quỷ
Các nhóm trên đều liên quan tới đời sống tâm linh hay thực tế của cư dân.

**** Nhận xét:
- Rồng: biểu tượng (không có thật) có thể được hiểu theo
1. Thuộc nhóm 12 địa chi đã có sẵn trước Chu Dịch
2. Một biểu tượng được xây dựng độc lập
Rồng được sử dụng làm hình ảnh biểu tượng có tính chất rất đặc biệt trong hai quẻ Kiền - Khôn (tượng trưng Trời - Đất), có sức mạnh của cả không - thời gian trong phạm vi Trời - Đất, có tính bao trùm và biến hoá mạnh mẽ (thể hiện qua dụng cửu - dụng lục)

- Chim: (có thể) là một biểu tượng cao quý (liên quan nhiều tới nghi lễ cúng tế của nhà Chu), được sử dụng trong lời hào các quẻ nhằm xác định một địa vị, một trạng thái cao cấp (so với các địa vị, trạng thái trong cùng quẻ)
1. Sư (h5): tượng cho quân giặc, nhưng ở vị chủ soái(h5)
2. Hằng (h4): mục đích cho cuộc săn (thường phục vụ cho nghi lễ)
3. Ly/ La (h2): Biểu tượng cho một điềm lành rất tốt
4. Minh Di: Biểu tượng cho trí tuệ/ người tài
5. Giải (h6): hình ảnh chim ưng, loài chim vua của bầu trời
6. Tiệm: hình ảnh chim Hồng, biểu tượng cho mẫu nghi thiên hạ
7. Lữ (h6): hình ảnh phổ quát

- Hổ: biểu tượng cho sức mạnh hoang dã (chúa sơn lâm)
1. Lý: biểu tượng cho một sức mạnh kề cận, kho đối phó
2. Di (h4): sức mạnh trong việc săn bắt (chú tâm, dụng toàn lực vào công việc)

- Ngựa: được dùng trong những việc quan trọng, có tính trang trọng hay thực tế như: sức kéo, chinh chiến, đặc biệt là vẻ đẹp của văn hoá có tính đặc trưng (ngựa Hàn màu trắng)
1. Truân: sử dụng làm sức kéo xe
2. Bí (h4): sử dụng hình ảnh đặc trưng, biểu tượng cho vẻ đẹp sáng láng của văn hoá
3. Đại Súc (h3): được dùng trong việc quân binh để vận chuyển.
4. Khuê (h1): được dùng để vận chuyển
5. Tấn: sử dụng trong lời quẻ, có thể hàm nghĩa rằng khi được tấn phong lên địa vị cao hơn thì tước lộc (trong đó có xe ngựa) cũng được nâng cấp theo.
....
***** Nhận xét:
- Đối với lời quẻ, sử dụng hạn chế hơn, nhưng đặc biệt lại sử dụng giống cái để biểu đạt.
1. Hổ: biểu tượng cho sức mạnh hoang dã rất khó đối phó hay thuần phục, được sử dụng cho quẻ Lý
2. Ngựa:
+ Ngựa cái: sử dụng trong lời quẻ Khôn, biểu đạt cho sự nhu thuần tốt lành
+ Ngựa: sử dụng trong lời quẻ Tấn, biểu đạt cho nghi vệ (xe chở) của người được tấn phong
3. Ngưu (bò cái): sử dụng trong lời quẻ Ly/ La, biểu đạt cho sự kiên nhẫn, thận trọng (hay một sự cẩn trọng trong nghi lễ)
4. Thú lớn: sử dụng trong lời quẻ Tuỵ, biểu đạt cho việc tế lễ khi tập hợp một lực lượng quanh một thủ lĩnh

****** Nhận xét:
- Qua khảo sát một số trường hợp, nhận thấy, đối với các con vật có tính biểu tượng đặc biệt (cho Trời - Đất, nghi lễ, hay sức mạnh) thì được sử dụng trong lời hào, lời quẻ thể hiện các trạng thái, sự việc cũng có tính đặc biệt (tương ứng), như trong các quẻ Kiền, Khôn, Ly/ La. Tấn... Bên cạnh đó, các con vật có sự gần gũi hơn với sinh hoạt thường ngày cũng được sử dụng cho lời quẻ để biểu đạt các hàm ý khác nhau, phù hợp với mục đích của quẻ.
- Có hay không vai trò của các con vật trong 12 địa chi đối với việc sử dụng hình ảnh của chúng để biểu đạt các hàm ý?
- Vai trò của hình ảnh các con vật như: Rồng; chim; Hổ; Ngựa trong việc biểu đạt các trạng thái, sự việc là quan trọng hơn các con vật còn lại, thể hiện qua các quẻ mà chúng được sử dụng làm biểu tượng.
- Có các quẻ chỉ sử dụng một hình ảnh để biểu đạt (như Kiền, Minh Di, Lý, Tiệm), nhưng có các quẻ lại sử dụng nhiều hơn một hình ảnh để biểu đạt (Đại Súc)
- Một hình ảnh có thể được sử dụng cho nhiều quẻ như: Rồng; Chim; Ngựa; Hổ
...

Thanked by 5 Members:

#313 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 18:36

1/ QUẺ CÀN/ KIỀN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


_ Hào 1 : Tiềm long vật dụng .
Dịch: Rồng còn ẩn náu (dưới sông), chớ dùng.

_ Hào 2 : Hiện long tại điền.Lợi kiến đại nhân.
Dịch : Rồng hiện ra ở đồng. Nên đi gặp đại nhân.

_ Hào 3: Quân tử chung nhật càn càn. Tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
Dịch: Quân tử cả ngày cương quyết, cứng rắn, đến đêm lo âu cẩn thận. nguy, không lỗi.

_ Hào 4: hoặc dược tại uyên, vô cữu.
Dịch: Có thể bay lên từ vực thẳm, không lỗi.

_ Hào 5 : Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân.
Dịch : Rồng bay trên trời .Nên đi gặp đại nhân

_ Hào 6 : Kháng long hữu hối.
Dịch: Rồng kiêu mãn. Có hối.


Thử trình bày như trên, cho thấy xét một quẻ Dịch, có thể nhìn theo 2 phương dọc và ngang. Phương dọc theo vị (trí) của hào (từ sơ đến thượng hoặc ngược lại), phương ngang là lời hào. Có lẽ dễ đối chiếu hơn và có thể làm thêm được slides 64 quẻ bằng powerpoint

Sửa bởi pth77: 17/07/2014 - 18:38


Thanked by 4 Members:

#314 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 11:41

Không gian (hay địa điểm, sự dịch chuyển/ chuyển động) trong Chu Dịch được thể hiện qua những hình ảnh có tính biểu tượng (ước lệ), vừa khái quát nhưng cũng rất cụ thể, nó có thể bao trùm như Trời - Đất, và cũng có thể rất nhỏ như một gian ngục đá. Lạ lùng!
- Thử khảo sát vài trường hợp: (xét trong số quẻ đã diễn dịch, tạm chia thành các nhóm)
1. Nhóm mà không gian có tính khái quát, tượng trưng: Kiền; Khôn
2. Nhóm mà không gian có tính tương đối cụ thể: Nhu; Phục; Đồng Nhân; Khảm; Khốn; Thăng; Chấn; Kiển; Tiệm; Phong; Lữ
3. Nhóm có lời hào thể hiện một hình ảnh không gian cụ thể: Truân (h3); (h5); Thái (h2,3); (h2)

* Nhận xét:
- Kiền: Không gian được biểu đạt qua hình ảnh của con Rồng, một linh vật có sức mạnh tuyệt luân, bay từ vực thẳm lên tới trời cao, bay từ nơi ẩn náu (dưới sông) ra tới cánh đồng. Không gian hiện ra rất rộng, từ nơi ẩn khuất tới nơi quang đãng, từ nơi sâu thẳm tới nơi cao vút, bao trùm khắp cả bầu trời.
- Khôn: không gian được biểu đạt trên bình địa, rộng khắp tới cả bốn phương, tại đó, cũng có thể quan sát được cả bầu trời, nơi những con Rồng mạnh mẽ đang chinh chiến.

** Nhận xét:
- Nhu: cho thấy một sự dịch chuyển địa điểm từ xa lại gần, từ nơi yên ổn tới nơi nguy nan.
- Đồng Nhân: cho thấy một sự dịch chuyển địa điểm từ gần ra xa, từ nơi họ tộc ra tới quốc gia
- Phục: cho thấy một sự dịch chuyển từ nơi khác quay về một nơi chốn cũ (không xác định rõ), kèm theo đó là một sự biểu cảm thái độ .
- Kiển: cho thấy một sự dịch chuyển dao động xung quanh một vị trí, kèm theo đó là một sự nhọc nhằn.
- Khảm: cho thấy một sự dịch chuyển qua các địa điểm gian nan khác nhau
- Khốn: cho thấy một sự vây hãm, không/ hoặc ít có khả năng dịch chuyển.
- Thăng: cho thấy một sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng, từ thấp lên cao, nhưng có gốc rễ để phát triển
- Tiệm: cho thấy một sự dịch chuyển theo phương hướng từ thấp lên cao, một cách chậm rãi, chắc chắn.
- Chấn: thông qua một sự tác động mạnh để gây ra một sự dịch chuyển khác
- Phong: thông qua một biểu hiện của không gian để dự đoán những sự chuyển dịch khác.
- Lữ: sự chuyển dịch gắn với một không gian đã xác định nơi đất khách.

*** Nhận xét: những không gian cụ thể
- Truân (h3): khu rừng, nơi săn bắn.
- (h5): khu ruộng, nơi chiến sự
- Thái (h2,3): bình nguyên hoang sơ, nhiều vực thẳm, núi cao, nơi phải đi qua
- (h2): con đường đi bằng phẳng

**** Nhận xét: khảo sát thêm
- Nhóm Nhu - Tiệm - Đồng Nhân - Thăng:
1. Nhu: sự chuyển dịch từ xa lại gần (tương ứng từ hào sơ tới hào thượng), theo phương ngang, hàm ý sự thay đổi bên trong
2. Tiệm: sự chuyển dịch dần dần từ gần tới xa, từ thấp lên cao (tương ứng từ hào sơ tới hào thượng), theo phương chéo, hàm ý sự thay đổi địa vị thực tế, nhưng dường như không có gốc rễ ban đầu
3. Đồng Nhân: sự chuyển dịch dần dần từ gần tới xa (tương ứng từ hào sơ tới hào thượng), theo phương ngang, hàm ý sự thay đổi thế lực thực tế
4. Thăng: sự chuyển dịch từ thấp lên cao (tương ứng từ hào sơ tới hào thượng), theo phương thẳng đứng, hàm ý sự phát triển từ gốc rễ ban đầu.

- Cặp Khảm - Khốn:
1. Khảm: sự dịch chuyển trên địa hình hiểm trở, rộng lớn, nhiều thách thức. Một kết quả xấu là sự giam hãm, trói buộc nếu không vượt qua
2. Khốn: sự vây hãm, không/ hoặc ít có khả năng dịch chuyển, đầy tù túng.
3. Cặp này đều có hình ảnh biểu đạt sự vây hãm bằng dây thừng/ hay dây leo, sự giam hãm trong tù đày, nhưng một bên là kết quả, còn một bên là hoàn cảnh thực tế

***** Nhận xét:
- Các quẻ biểu đạt tính Không gian trong Chu Dịch so với biểu đạt tính Thời (thời gian, vị - thế) thì ít hơn nhiều, bởi mỗi quẻ Dịch đều chứa trong nó tính thời gian, vị - thế của từng quẻ.
- Các khảo sát có thể mở rộng thêm.

Sửa bởi pth77: 18/07/2014 - 11:45


#315 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 22/07/2014 - 16:46

Khảo sát thêm trường hợp: (xét trong số quẻ đã diễn dịch)
* Các mốc thời gian:
- Trong lời quẻ: Cổ (ngày Giáp - sau, trước 3 ngày); Lâm (tháng tám - bát nguyệt); Phục (7 ngày - thất nhật); Cách (ngày Tỵ); Phong (giữa trưa - nhật trung)
- Trong lời hào:
1. Truân (h2): mười năm - thập niên
2. Tiểu Súc (h6): trăng sắp rằm - Nguyệt cơ vọng
3. Di (h3): mười năm - thập niên
4. Minh Di (h1): ba ngày - tam nhật
5. Khốn (h11): ba năm - tam tuế
6. Cách (h2): ngày Tỵ
7. Tiệm (h5): ba năm - tam tuế
8. Quy Muội (h5): trăng sắp rằm - Nguyệt cơ vọng
9. Phong (h1): thời gian ngắn, không xác định cụ thể
10. Phong (h6): ba năm - tam tuế
11. Tốn (h5): ngày Canh - trước, sau 3 ngày

** Ngoài ra, có các mốc về số lượng như một, hai, ba, mười (sơ, nhị, tam, thập), thể hiện qua các quẻ: Mông (sơ, tam); Nhu (h6: ba người - tam nhân); (h2: ba lần - tam tích); Tỷ (h5: ba mặt - tam khu); (h5: một bó lụa); Bác (h5: xâu cá một đàn/ xâu ngàn tiền cá); Khảm (h4: hai chén-quỹ nhị); Tấn ( lời quẻ: ba lần - tam tiếp); Khuê (h4: một người - nguyên phu); Khuê (h6: một con heo và đầy quỷ); Giải (h2:ba con cáo); Tổn (lời quẻ:hai bát - nhị quỹ); Tổn (h3:ba người- tam nhân); Tổn (h5: mười cặp- thập bằng); Ích (h2:mười cặp- thập bằng); Cách (h3:ba lần -tam tựu); Tốn (h4:ba loại-tam phẩm)

*** Nhận xét:
- Các mốc số lượng cho thấy đã có một cách "đếm" số lượng (đo lường). Các mốc số lượng "ba (3)" được sử dụng nhiều nhất trong các mốc.
- Các mốc có tính tượng trưng, có thể bằng, nhiều hay ít hơn "điểm" mốc.
- Các mốc thời gian có đủ Năm - tháng - ngày - giờ ( Tuế - nguyệt - nhật - nhật trung)
- Các mốc thời gian cho thấy có một hệ thống lịch thời gian theo Can - Chi (ngày Giáp, Canh, Tỵ), (có thể) tính theo Mặt trăng (bát nguyệt, trăng sắp rằm) được sử dụng một phần trong Chu Dịch.
- Qua khảo sát, nhận thấy Chu Dịch thể hiện rõ tính không - thời gian rất cụ thể.(ngoài nghĩa triết học uyên thâm)

Sửa bởi pth77: 22/07/2014 - 16:56


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |