Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#196 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 11:50

- Em có vài ý nhỏ:
Hào 3 : Lương mã trục.Lợi gian trinh.Nhật nhàn ư vệ.Lợi hữu du vãng.
dịch : Ngựa tốt đuổi theo / Đuổi theo ngựa tốt, điềm khó khăn
(nhưng) có lợi.Ngày ngày tập luyện xe (ngựa ) quân binh .Nên có chỗ đi .
- Bổ sung vậy được không anh?
- Có thể tham khảo thêm từ tiểu thuyết "Tô tem sói" (lưu ý cuốn này có tính khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc ), đặc biệt những trang viết về phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống... của người dân du mục Nội Mông. Qua đó có thể thấy - Ngựa tốt đuổi theo / Đuổi theo ngựa tốt, điềm khó khăn có lợi.Ngày ngày tập luyện xe (ngựa ) quân binh .Nên có chỗ đi - săn bắt/ nuôi dưỡng khó khăn như thế nào, phải đối mặt với thiên nhiên ra sao, chống chọi dũng mãnh với chó sói khi chăn ngựa...hay sự kỳ diệu của thiên nhiên trong cách duy trì sự cân bằng của thảo nguyên mênh mông...để "cảm" thêm về Đại Súc chăng?
- Ngoài ra, Chu Dịch có:
+ Đại Súc / Tiểu Súc
+ Đại Quá / Tiểu Quá
+ Đại Hữu / ...?
+ Đại Tráng / ....?
- Em bổ sung chút thông tin thú vị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nay còn đi được thế, xưa có lẽ còn giao lưu "ác chiến" hơn

Sửa bởi pth77: 02/04/2014 - 12:05


Thanked by 3 Members:

#197 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 12:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 02/04/2014 - 11:50, said:

- Em có vài ý nhỏ:
Hào 3 : Lương mã trục.Lợi gian trinh.Nhật nhàn ư vệ.Lợi hữu du vãng.
dịch : Ngựa tốt đuổi theo / Đuổi theo ngựa tốt, điềm khó khăn
(nhưng) có lợi.Ngày ngày tập luyện xe (ngựa ) quân binh .Nên có chỗ đi .
- Bổ sung vậy được không anh?
- Có thể tham khảo thêm từ tiểu thuyết "Tô tem sói" (lưu ý cuốn này có tính khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc ), đặc biệt những trang viết về phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống... của người dân du mục Nội Mông. Qua đó có thể thấy - Ngựa tốt đuổi theo / Đuổi theo ngựa tốt, điềm khó khăn có lợi.Ngày ngày tập luyện xe (ngựa ) quân binh .Nên có chỗ đi - săn bắt/ nuôi dưỡng khó khăn như thế nào, phải đối mặt với thiên nhiên ra sao, chống chọi dũng mãnh với chó sói khi chăn ngựa...hay sự kỳ diệu của thiên nhiên trong cách duy trì sự cân bằng của thảo nguyên mênh mông...để "cảm" thêm về Đại Súc chăng?
- Ngoài ra, Chu Dịch có:
+ Đại Súc / Tiểu Súc
+ Đại Quá / Tiểu Quá
+ Đại Hữu / ...?
+ Đại Tráng / ....?
- Em bổ sung chút thông tin thú vị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nay còn đi được thế, xưa có lẽ còn giao lưu "ác chiến" hơn
Ở đây nhờ tập huấn gian khổ (xem quẻ Tập Khảm 29) mà lợi nên không thêm chữ nhưng được.
Tôi không nghĩ tất cả trong Chu Dịch đều phải cân đối với nhau một cách bắt buộc.Nên thận trọng đừng để trí tưởng tượng của mình đi quá xa nhất là khi có vẻ như nắm bắt được đấu mối nào đó .Mọi chuyện thường phức tạp, nhiều đầu mối hơn ta nghĩ.Vì vậy mặc dù hướng nghiên cứu của tôi là dùng Chu sử làm bối cảnh , vẫn tránh dùng nó làm lăng kính duy nhất khi bằng cớ không có đủ ở một quẻ nào đó , có khi tôi chỉ nêu giả thuyết dưới dạng câu hỏi khi mình chỉ có 30-50 % chắc chắn (thí dụ quẻ Cổ và Chu công ).
Tuy nhiên đối ngược với Đại tráng chính là Đồn / húc tới _ trốn chạy / cừu_ heo .Cùng một quẻ cặp .Thường cùng một cặp 2 quẻ có nhiều ý nghĩa tương tác (Đồng nhân _ Đại hữu) hay tương phản (Ký tế _ Vị tế ).

Thanked by 4 Members:

#198 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 12:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 02/04/2014 - 11:30, said:

Nhớ ngày xưa, tại topic của chị longtaithien, PMK có tranh luận với bác daicoviet về từ Vô Tâm. Lúc đó đang tranh luận mà cứ bị các bạn khác ào vào nói rằng PMK thế lọ thế chai, làm mất hết cả hứng tranh luận.

Vô Tâm hoàn toàn khác với Hư Tâm.

Không có tâm, hoàn toàn khác với tâm rỗng. Chúng hoàn toàn khác nhau về bản chất, dù rằng biểu hiện ra bên ngoài "có vẻ giống nhau".

Về quẻ Thiên Lôi Vô Vọng. Trình Di giảng: Sấm chạy dưới Trời, âm dương giao hòa, sâu non còn náu phải kinh, mầm non mới nhú phải động, muôn vật đều phát sinh, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ấy, không có sai càn, ấy là các vật được phú cho tính Không Càn (Vô Vọng).

Phan Bội Châu nói rõ thêm, coi quẻ này, việc gì chính đạo, chính lý thì cứ làm, không trông vào cái kỳ vọng của bản thân vốn tâm đắc.

Tóm lại, nếu căn cứ vào kỳ vọng của bản thân mà làm => không phải là vô vọng

Nếu cứ việc gì chính đạo, chính lý thì làm => vô vọng.

Như vậy, nếu gieo được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng thì không phải có nghĩa không nên làm gì, đừng hy vọng gì, mà có nghĩa là cần phải hành động theo chính đạo, chính lý chứ đừng hành động vì kỳ vọng ham muốn của bản thân.

Rõ ràng kết quả khác nhau xa.

Dĩ nhiên, đó là ý kiến của cá nhân tôi.
Tôi không nhớ . Vô và Hư mổi từ đều có nhiều nghĩa, ngay cã cùng một nghĩa Vô cũng có nhiều tầng chứng ngộ của Vô hay Hư . Ví dụ như thuận theo tự nhiên mà làm cũng là hành vi vô tâm , chẳng vì tu* dục cá nhân mà làm thì cũng là vô tâm ....

Thanked by 2 Members:

#199 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 12:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 02/04/2014 - 11:30, said:

Nhớ ngày xưa, tại topic của chị longtaithien, PMK có tranh luận với bác daicoviet về từ Vô Tâm. Lúc đó đang tranh luận mà cứ bị các bạn khác ào vào nói rằng PMK thế lọ thế chai, làm mất hết cả hứng tranh luận.

Vô Tâm hoàn toàn khác với Hư Tâm.

Không có tâm, hoàn toàn khác với tâm rỗng. Chúng hoàn toàn khác nhau về bản chất, dù rằng biểu hiện ra bên ngoài "có vẻ giống nhau".

Về quẻ Thiên Lôi Vô Vọng. Trình Di giảng: Sấm chạy dưới Trời, âm dương giao hòa, sâu non còn náu phải kinh, mầm non mới nhú phải động, muôn vật đều phát sinh, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ấy, không có sai càn, ấy là các vật được phú cho tính Không Càn (Vô Vọng).

Phan Bội Châu nói rõ thêm, coi quẻ này, việc gì chính đạo, chính lý thì cứ làm, không trông vào cái kỳ vọng của bản thân vốn tâm đắc.

Tóm lại, nếu căn cứ vào kỳ vọng của bản thân mà làm => không phải là vô vọng

Nếu cứ việc gì chính đạo, chính lý thì làm => vô vọng.

Như vậy, nếu gieo được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng thì không phải có nghĩa không nên làm gì, đừng hy vọng gì, mà có nghĩa là cần phải hành động theo chính đạo, chính lý chứ đừng hành động vì kỳ vọng ham muốn của bản thân.

Rõ ràng kết quả khác nhau xa.

Dĩ nhiên, đó là ý kiến của cá nhân tôi.

Đúng , không càn bậy và không chờ đợi khác nhau nhiều .Đọc sách phải biết mục đích của tác giả là gì thì mới hiểu được tại sao họ lại giảng như vậy, sửa chữ như vậy v.v... Trình , Chu là tư tưởng, là hình nhi thượng cố vay mượn để chống lại áp đảo của các học thuyết triết học của những duy thức luận , Không học của cánh tân Phật học từ Thiên Trúc sang .Phần đông nho gia khác là đạo đức học hay huyền môn học hay Vũ trụ luận ... Cho nên sửa đổi , bỏ bớt vài chữ là lẽ đương nhiên . Khác xa với ý nghĩa nguyên thủy nặng tính chính trị, văn hóa của Tây Chu .Muốn đọc lại Chu Dịch vì vậy không thể không biết đến Philology (khoa ngữ văn/ nhưng dịch philology thành ngữ văn học thì hạn chế lắm ).

Tự nhiên là có khuynh hướng "đạo " , ngẫu nhiên mới đúng với ứng xử đời thường khi gặp bất ngờ .
các bạn xem thử các hào 2, 3 , 5 xem giảng vô vọng là không càn bậy là có thuận hay phải uốn éo để giảng , trong khi vô vọng là không chờ đợi, không trông mong thì không cần uốn nắn gì cả .

TB dĩ nhiên ở hành lang thì ta thích khuynh hướng nào thì bàn về khuynh hướng ấy. Bể học mênh mông, môn nào cũng đều có giá trị cả

Sửa bởi Ngu Yên: 02/04/2014 - 13:12


Thanked by 3 Members:

#200 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 18:01

Em có mấy ý nhỏ về Đại Súc:
- Hào 1: miêu tả một trạng thái, một điềm báo Có nguy - có mối nguy hiểm nào đó trong thực tế, hoặc có mối nguy ẩn chứa nếu hành động vội vàng (do tự thân hành động này gây ra)- do vậy nên ngưng lại.
- Hào 2: miêu tả một trạng thái, một điềm báo Xe long trục
- Hào 3: Miêu tả việc chăn nuôi ngựa / gia súc (có thể bao gồm cả việc bắt và thuần hoá), là việc khó khăn, phải rèn luyện. Việc rèn luyện mặc dù vất vả, khó khăn nhưng là việc có lợi ( về vật chất, về kĩ năng) trong tương lai/ có thể thấy rõ.
- Hào 4: (Lấy ) mảnh gỗ chắn sừng nghé nhằm để bảo vệ cặp sừng mới nhú của nó (hoặc cũng có thể là cách khống chế, kìm hãm nhằm tránh phát triển lệch lạc), hàm nghĩa bảo vệ một sức mạnh mới, còn non yếu, để nó có thể phát triển (bình thường), và đây là thời kì bắt đầu nuôi dưỡng một sức mạnh mới, nên Đầu sự tốt mở.
- Hào 5: Phần thỉ chi nha, cát.
dịch : Thiến con heo rừng nanh nhọn. Mở.
QNB hiểu là: Bẻ cái răng nanh nhọn của con heo.

Sử dụng cách thức triệt phá phương tiện/ bộ phận đem lại sức mạnh chính yếu của con heo rừng. Hào có lẽ hàm nghĩa việc khống chế một sức mạnh đã to lớn rồi, triệt thoái để khống chế/ để che dấu, tránh đi sự bộc lộ thái quá (một cách hoang dã, không tính toán)
- Hào 6: sức mạnh đã tích súc đủ lớn, có thể sử dụng được rồi, do vậy mà trời/ thiên thời sẽ mở lối để đi, dù Há chẳng phải đường trời quanh co đó sao nhưng sẽ thông (lên được trời/ thành nghiệp lớn/ được Mệnh)

- Hào 1,2,3 : là một trạng thái trong đó hào 1,2 là cảnh báo cho hào 3, là một nguyên nhân (khó khăn cản trở) tác động tới hào 3, để thời hào 3 cần phải lưu tâm mà rèn luyện cho chu đáo. Vượt qua được 3 hào này thì sẽ có thể chuyển sang được hào 4 (đã được trui rèn qua khó khăn,đã có kĩ năng, nên có thể chuyển sang tích luỹ, nuôi dưỡng)
- Hào 4,5,6: là một thời kì trong đó hào 4, 5 là cách thức nuôi dưỡng/ thuần hoá một lực lượng/ một sức mạnh và có thể hàm nghĩa cả cách để che dấu nguồn sức mạnh này nhằm phục vụ cho tương lai. Hào 4,5 là nền tảng để có thể đạt được hào 6.

- Cái ý Tiểu Súc / Đại Súc... chỉ là một nhận xét vui chợt đến ( tiểu đại nhiều quá, hi).
Tuy nhiên, có thể nhận thấy mấy ý sau:
+ Hào 3 quẻ Tiểu súc có hình ảnh Xe long trục. Vợ chồng trái mắt, nhưng chỉ một trạng thái khó chịu có tính chất cá nhân, sau đó sẽ được khôi phục/ hoá giải.
+ Hào 2 quẻ Đại Súc cũng có hình ảnh Xe long trục, nhưng lại không phê gì. Hào này hàm nghĩa về một sức mạnh/ một nguồn lức to lớn (không phải một cá nhân), nên nếu xe long trục thì không dễ gì khôi phục được. Mặt khác, nếu ta đối chiếu với hào 2 quẻ Đại Hữu thì có thể cho rằng đó là sự gãy đổ của bộ máy nhà nước (một sức mạnh/ một nguồn lực không hề nhỏ), nên rất cần thận trọng khi hành động để nuôi dưỡng, kiềm chế và tích trữ.
+ Hào 6 hai quẻ cũng có những điểm tương đồng thú vị: một bên là cá nhân Chở đức cao / giữ chức lớn nhưng nếu hành động thì sẽ không thích hợp. Một bên là một lực lượng/ một sức mạnh to lớn đã đầy đủ, có thể dùng được, nên hành động được thông.
+ Tính chất tụ họp của quẻ Đại Súc có khác gì so với tính chất nhóm họp của quẻ Tuỳ không?

- ps: Những cụm từ như: chẳng nên có chỗ đi; hoặc điềm khó khăn có lợi (hào 3 Đại Súc) em cảm thấy đọc có chút chưa "thuận", nên cũng thử tìm từ bổ sung, chỉ để đọc thuận chút mà vẫn giữ nguyên nghĩa.

Sửa bởi pth77: 02/04/2014 - 18:13


Thanked by 3 Members:

#201 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 03/04/2014 - 00:48

@pth77
Quẻ đại súc theo tôi được tổ chức theo cấu trúc như sau : 1 và 4, 2 và 5 rồi 3 là trạng thái đã vượt qua 1,2 còn 6 thì đã vượt qua 4,5.
Bạn nhận xét đúng, khi cùng 1 lời phê : xe long trục , chẳng hạn thì có lẽ nó có sự gần gũi nào đó.
Đại súc là tụ họp sức mạnh " thể lực " , còn Tụy (45) là tụ họp " tinh thần " (liên hệ với quỷ thần ).

Thanked by 3 Members:

#202 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 03/04/2014 - 01:35

Tự nhiên hay không kỳ vọng không nhất thiết là có khuynh hướng đạo theo nghĩa Đạo học . Ví dụ như khoa học tự nhiên chẳng nghiên cưú gì về đạo . Không kỳ vọng thì sáng suốt hành xử trong sự việc theo " tự nhiên" của sự việc biến chuyển nên sẽ thành công dể hơn còn ngẫu nhiên thì hành sự theo bản năng (tôi hiểu hành sự ngẫu nhiên khi gặp bất ngờ là như thế) ví dụ như ai chơi stock cũng biết câu " Don't fall in love with your stock". Tóm lại Đạo hay Đời đều do chính mình dụng như thế nào . Chuyện tam giáo choảng nhau vì ảnh hưởng tư tưởng là chuyện bình thường của con người. Học Dịch để tìm chân lý, cái hay cái đẹp cho mình và sáng tạo phát triển hay học theo đuờng hướng khảo cổ nghiên cứu là tuỳ nhu cầu của cá nhân .
Xin trả lại chủ đề này cho các bạn .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 03/04/2014 - 01:43


Thanked by 5 Members:

#203 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 03/04/2014 - 13:06

@'Vô Danh Thiên Địa
Rất tiếc là bạn đã ngừng đàm đạo ở đây.Tuy chúng ta không cùng một khuynh hướng nhưng sự bàn luận trong tinh thần tôn trọng có thể giúp ta vỡ ra được nhiều điều . Thí dụ hư có gốc từ Lão, trang còn vô từ Phật học từ đó ý nghĩa phải khác nhau , tách bạch cái khác sẽ giúp ta hiểu được nhiều thứ hơn là để lẫn chung nhiều khái niệm khác nhau (không nói đến sự cố ý đánh đồng để dung hòa học thuyết mới hay che dấu sự yếu kém về lý thuyết/ thiếu sâu sắc của tư tưởng của môn hộ, tôn giáo của mình .Như thời các học thuyết của đạo Phật làm xáo trộn Đạo Hoàng lão thời Đông hán,Tam quốc , Nam bắc triều : nhiều ông vua đã tổ chức những cuộc tranh luận ròng rã nhiều tháng trời giữa các vị sư và các vị đạo sư .Và sau này thời Ngũ đại , Tống với làn sóng mới của Tân Phật học và kỳ này là các nho gia làm đại diện cho tư tưởng học TQ.

Quan điểm của tôi về đạo & đời có khác của bạn nên ta không đi sâu vào bàn luận về chân lý và tu tâm được .Nhưng có thể dễ dàng thấy rằng bạn và phần đông các hội viên có post bài (còn các độc giả thì không thể biết ) có khuynh hướng tu cá nhân còn đạo đối với tôi thì phải tu tâm trước nhưng sau đó là tề gia, trị quốc, bình thiên hạ . Thiên hạ thì thời chúng ta chẵng thể đạt được vì Thế giới còn nhiều khác biệt chưa thể Đại đồng , vả lại sự đại đồng rồi cũng sẽ tan rã mà thôi vì chu kỳ sinh tiêu biến dịch . Như hiện nay có bạn Goodluckgoodbye chọn làm người tử tế chứ không làm thánh nhân , có thực mới vực được đạo và nói chung có khuynh hướng thực tế đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng muốn học hỏi trong diễn đàn của chúng ta tôi nghĩ có thể đại diện cho sự hiểu đạo là như vậy . nói cách khác người có tâm làm chính trị hay kinh doanh, giáo dục , khoa học v.v... chính là hành đạo vậy . Cho nên Đạo tu tâm, xử thế, hiểu mình hiểu đời trong Chu Dịch (nghĩa là Dịch nguyên thủy không phải KINH DỊCH tập trung quá nhiều lãnh vực tư tưởng khác biệt ) chính là điều đó, cái tâm giúp đời giúp người dù là cũng để giúp mình, giúp gia tộc mình mới là cái đáng trọng ở đây .Và cái tinh hoa đó là của nhân loại , đáng để học hỏi chứ không phải chỉ riêng cái gì cao siêu , huyền bí mới là cái duy nhất đáng để đi theo .

Sửa bởi Ngu Yên: 03/04/2014 - 13:09


Thanked by 3 Members:

#204 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 01:59

Anh Nguyen,
Tôi tìm hiểu Phật học lúc rất sớm, sau đó tự học và tìm hiểu thêm Dịch học cũng rất sớm rồi tiếp đến tìm hiểu về Đạo Lão . Chuyện tranh luận tư tưởng của tam giáo là việc của thế gian, đa số vì lý do chính trị chẳng dính gì đến tu tập . Người tu tập không bận tâm những chuyện này nên xin không thể đàm luận chủ đề này cùng anh vì tôi không học hay nghiên cưú để thành học giả của các môn này nên không đủ khả năng để tranh biện so sánh tư tưởng của 3 nhà. Những gì tôi vie6't là quá trình mà Tâm tôi đã trải qua, đơn giản vậy thôi .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/04/2014 - 02:05


Thanked by 4 Members:

#205 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 02:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 04/04/2014 - 01:59, said:

Anh Nguyen,
Tôi tìm hiểu Phật học lúc rất sớm, sau đó tự học và tìm hiểu thêm Dịch học cũng rất sớm rồi tiếp đến tìm hiểu về Đạo Lão . Chuyện tranh luận tư tưởng của tam giáo là việc của thế gian, đa số vì lý do chính trị chẳng dính gì đến tu tập . Người tu tập không bận tâm những chuyện này nên xin không thể đàm luận chủ đề này cùng anh vì tôi không học hay nghiên cưú để thành học giả của các môn này nên không đủ khả năng để tranh biện so sánh tư tưởng của 3 nhà. Những gì tôi vie6't là quá trình mà Tâm tôi đã trải qua, đơn giản vậy thôi .

Nôm na gọi là hành giả.

Thanked by 2 Members:

#206 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 03:46

"nói cách khác người có tâm làm chính trị hay kinh doanh, giáo dục , khoa học v.v... chính là hành đạo vậy . "

Câu này không rõ nghĩa đó anh Nguyen . Ví như tôi nuôi tham vọng làm chủ tịch nước thì phải làm chính trị nhưng làm chủ tịch để vinh thân phì gia, kinh doanh để thành tỉ phú bằng con đường gian thương, làm giáo dục để nhồi sọ , làm khoa học để được vinh danh là nhà thông thái thì có hành đạo không ?
Tu thân ,tề gia , trị quốc, bình thiên hạ thì phải biết thân mình tu đến đâu để có thể " Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất." để không lạm dụng chức quyền tham nhũng ? Tề gia như thế nào để đừng ro*i vào gia đình trị? Vợ xúi chồng tham nhũng , đưa con cái vào nắm giử chức vụ ? Tu như thế nào để Tâm có thể Hoà cùng mọi người để đừng trở nên độc tài bá đạo? Mong anh chỉ giáo cho .

Thanked by 6 Members:

#207 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 04:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 03/04/2014 - 13:06, said:

@'Vô Danh Thiên Địa
Rất tiếc là bạn đã ngừng đàm đạo ở đây.Tuy chúng ta không cùng một khuynh hướng nhưng sự bàn luận trong tinh thần tôn trọng có thể giúp ta vỡ ra được nhiều điều . Thí dụ hư có gốc từ Lão, trang còn vô từ Phật học từ đó ý nghĩa phải khác nhau , tách bạch cái khác sẽ giúp ta hiểu được nhiều thứ hơn là để lẫn chung nhiều khái niệm khác nhau (không nói đến sự cố ý đánh đồng để dung hòa học thuyết mới hay che dấu sự yếu kém về lý thuyết/ thiếu sâu sắc của tư tưởng của môn hộ, tôn giáo của mình .Như thời các học thuyết của đạo Phật làm xáo trộn Đạo Hoàng lão thời Đông hán,Tam quốc , Nam bắc triều : nhiều ông vua đã tổ chức những cuộc tranh luận ròng rã nhiều tháng trời giữa các vị sư và các vị đạo sư .Và sau này thời Ngũ đại , Tống với làn sóng mới của Tân Phật học và kỳ này là các nho gia làm đại diện cho tư tưởng học TQ.

Quan điểm của tôi về đạo & đời có khác của bạn nên ta không đi sâu vào bàn luận về chân lý và tu tâm được .Nhưng có thể dễ dàng thấy rằng bạn và phần đông các hội viên có post bài (còn các độc giả thì không thể biết ) có khuynh hướng tu cá nhân còn đạo đối với tôi thì phải tu tâm trước nhưng sau đó là tề gia, trị quốc, bình thiên hạ . Thiên hạ thì thời chúng ta chẵng thể đạt được vì Thế giới còn nhiều khác biệt chưa thể Đại đồng , vả lại sự đại đồng rồi cũng sẽ tan rã mà thôi vì chu kỳ sinh tiêu biến dịch . Như hiện nay có bạn Goodluckgoodbye chọn làm người tử tế chứ không làm thánh nhân , có thực mới vực được đạo và nói chung có khuynh hướng thực tế đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng muốn học hỏi trong diễn đàn của chúng ta tôi nghĩ có thể đại diện cho sự hiểu đạo là như vậy . nói cách khác người có tâm làm chính trị hay kinh doanh, giáo dục , khoa học v.v... chính là hành đạo vậy . Cho nên Đạo tu tâm, xử thế, hiểu mình hiểu đời trong Chu Dịch (nghĩa là Dịch nguyên thủy không phải KINH DỊCH tập trung quá nhiều lãnh vực tư tưởng khác biệt ) chính là điều đó, cái tâm giúp đời giúp người dù là cũng để giúp mình, giúp gia tộc mình mới là cái đáng trọng ở đây .Và cái tinh hoa đó là của nhân loại , đáng để học hỏi chứ không phải chỉ riêng cái gì cao siêu , huyền bí mới là cái duy nhất đáng để đi theo .

Đây là 1 thí dụ (người quân tử trong Chu Dịch ).

Thanked by 2 Members:

#208 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 05:13

Cũng vì "tám điều" này trong sách "Đại Học" :

1. cách vật
2. trí tri
3. thành ý
4. chính tâm
5. tu thân
6. tề gia
7. trị quốc
8. bình thiên hạ

như chuỗi dây chuyền điều kiện tiên quyết (pre-condition) - nghĩa là, phải có điều 1. làm nền tảng rồi mới có thể thực hiện điều 2. rồi mới đến điều 3. tuần tự như thế!

Các nhà Nho học, Đạo học xưa nay và ngay cả chúng ta hiện giờ cũng mỗi người hiểu một cách nên thiên hạ mới nên nông nổi như hôm nay.

Thanked by 5 Members:

#209 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 06:37

Nói chuyện cao siêu là do người đang trên đu*ờng tu thích khoe kiến thức . Hành Đạo của Nho và Bồ Tát Đạo hay Vô Vi của Lão bản chất không khác nhau đâu dù người ngoài nhìn vào thì thấy khác nhau vì họ chưa hề hành đạo . Tâm của ba nha` cùng qui ve^` một mối thôi anh à.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/04/2014 - 06:41


Thanked by 5 Members:

#210 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 04/04/2014 - 07:57

Đạo gì đạo cứ đói ăn khát uống mệt ngủ, nghĩa là không đói đừng ăn, không khát đừng uống, không mệt đừng ngủ. Không đói vẫn ăn là tham, không mệt vẫn ngủ thì đơ.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |