nguy, on 24/02/2014 - 01:45, said:
1/ luật có nghĩa là luật lệ nhưng nghĩa đầu là nốt nhạc , nên ông ấy dịch là ra quân phải theo điệu nhạc. Ảnh hưởng thay đổi không lớn nhưng nguyên thủy hơn .
2/ phủ : có nghĩa là " có hay không ?", Dịch là chẳng cũng được như tiếng Việt còn những từ như phủ nhận, phủ quyết ...
3/ tàng/ tang : nghĩa là thiện , tốt nhưng nghĩa ban đầu là nô lệ , tù binh từ đó chuyển sang nghĩa món hàng, kho tàng ( viết khác một chút ) rồi sang nghĩa hiện hành đã nói: thiện, tốt. Cho nên dịch theo trung cổ ( Chiến quốc trở đi ) thì như cổ điển nhưng dịch theo thượng cổ thì phải như Javary đã dịch .
Còn về ý kiến lời xa tượng thì minhHuyen không đọc hay có đọc nhưng không phá chấp được là Tượng có trước nhưng mà là tượng lục quái với tên quẻ đi kèm ; lời quẻ, lời hào là có từ thời Tây Chu.
Để tôi viết tóm gọn lịch sử hình thành từ Bốc Phệ của Chu Dịch cho mọi người rõ khi có thì giờ. Còn bây giờ tôi chỉ nhắc sơ lại lịch sử tư tưởng chú giải Chu Dịch mà nay học giả TQ hay QT nào cũng đồng ý để quí bạn đừng chấp vào cái gọi là tượng .
1/ Chu Dịch có từ thời Tây Chu 2/ Âm Dương có từ Trâu Diễn ( Xuân thu, Chiến quốc) và Thái cực có trong Hệ từ (XTCQ) 3/ Hồng Phạm nói về Ngũ hành có từ Chiến quốc hay Tây Hán 3'/ Đổng Trọng Thư tổng hợp Âm dương với ngũ hành 4/ các tam quái xuất hiện vào thời cuối Chiến Quốc đầu Tây Hán (bản Mã vương Đôi ) 5/ Giảng Chu Dịch theo Hoàng Lão (hữu/ vô) là từ Vương Bật ( Tam Quốc) 6/ Thái cực đồ là từ Bắc Tống (Chu Đôn Di rồi sau đó Thiệu Ung (bói toán) 7/ Khí là của Trương Tái, nhân của Trình Hạo (nhân ở đây không còn là nhân của thầy Khổng ), lý là của Chu Hi (khuếch trương) thới Tống do chịu ảnh hưởng của Phật học 8/ tâm là từ Vương Dương Minh (Minh) rồi Vương Phu Chi (đầu Thanh) cũng chịu ảnh hưởng của phật học .
Các bạn nên tìm đọc Cổ sử biện của nhóm Cố Hiệt Cương nếu biết hán ngữ, nếu không thì đi tìm TQ triết học sử của Hồ Thích, của Phùng Hữu Lan (cả 2 từng được dịch ra tiếng Việt) và ở VN thì có Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê cũng dùng được (Nho giáo của Trần Trọng Kim thì không bàn về Dịch chút nào nhưng rất hay về lịch sử tư tưởng nho gia ).các sách này hơi bị cổ nên không đủ cập nhật nhưng sách mới hơn thì tôi chỉ biết bằng Pháp ngữ.
TB1: tôi quên ông Nguyễn văn Thọ thì đề nghị trong tứ tượng thì trong thái dương là thiếu dương và Thái Âm là thiếu âm chứ không như cổ điển trong dương tiềm âm và ngược lại.
TB2 : Tượng là để tóm tắt hay để đưa ra 1 hệ thống tư tưởng nào đó .Nên giảng Dịch theo tam quái là chịu ảnh hưởng của hệ thống Bát quái vì vậy không thể là nguyên thủy được .Với lại tôi đã lập lại nhiều lần dùng tượng quên lời thì sẽ làm mất sự phong phú của Chu Dịch nữa vì Chu Dịch là tinh hoa của tư tưởng thời Tây Chu nên nó bàn về chính trị, sách lược, binh pháp, và nhất là cách tiếp thế , xử thế và sửa mình . Cứ chỉ theo cái vũ trụ quan đóng của hệ thống bát quái thì chỉ được cái phần Hình nhi thượng mà mất phần Hình nhi hạ .Nếu bỏ hết lời thì tôi đố các bạn chỉ dùng bát quái (dù thêm âm dương trung chính ) mà giảng được quẻ Tỷ là đồng minh lập hội thề , quẻ Sư là thời chiến và binh pháp, phép dùng người nằm ở bên trong .
TB3: Nói thêm cho rõ: thái cực được đề cập trong hệ từ nhưng không có nói đến bát quái , cho nên Thái cực đồ với thái cực , lưỡng nghi, tứ tượng , bát quái là phát kiến mới.
Và các Dịch truyện , trong đó có Hệ từ , là những lời bàn về Chu Dịch nguyên thủy là của hậu thế nhưng sau này người ta gộp với lời quẻ, lời hào vào thành Kinh Dịch .
Còn tất cả các ngôn ngữ sơ khai đều bất nguồn từ hình vẽ ,Từ người Maya ,,đến người Tàu cô ,ai cập ,Nhất là chữ Hán đến hiện tại vẫn là 1 ngôn ngữ tượng hình .Họ dùng hình vẽ để thể hiện sự vật ,sự việc ,rùi dần dần đơn giản lại thành chữ Viết Hạ .Thương Chu có chữ giáp cốt .rồi sau này là phồn thể ,giản thể ,Việt Nam thì sáng tạo Nôm tự,Bây h chỉ cần nhìn vô 1 cô cậu bé 2 3 tuổi ,chưa biết chữ ,thì các em dùng tranh ,hình ,để thể hiện thế giới quan nhân sinh quan ,người lớn cũng dùng những tranh vẽ hình ảnh để trẻ nhận biết sự vật xung quanh ,giống như hồi xưa bà dạy từ bé tròn như quả trứng gà,....... Như Bội ca cũng đã chiết tự chữ Hán zậy .Người Thượng cổ cũng giống vậy,thậm chí những bộ lạc trên thế giới vẫn dùng hình đó thôi Tại sao âm đứt ,dương liền ,không có quy ước trên ,thì làm sao thể hiện là quẻ Cổ ,quẻ Phong mà ngồi đây mà chú
Bây giờ Huyền lấy 3 vạch liền ,6 vạch liền gọi là Thuần Khôn hay Cấu rồi cũng được phải không mọi người ,hì hì ,vấn đề không phải là đơn tượng,hay kép tượng,cũng giống như học giả Javary vậy thôi ,ông ấy nghĩ cũng giống như hồi xưa đánh trống lệnh (gọi là nhạc) . 1 hồi quân tiến lên.1 hồi thu binh ,Người tây phương đọc xong thì sẽ tưởng tượng ra như hành khúc thổ nhĩ kì,vậy thôi,cón nói về kinh dịch nguyên thủy nhất cứ nhìn mấy chấm tròn ,đen của Hà đồ ,lạc thư tưởng dễ mà khó
Bác pháp vân cho cháu mượn luôn câu :Chúc bác Nguy hoàn thành tâm nguyện và mọi người tiếp tụáu
Cháu cũng nghĩ viết như trên là đủ ,hết ý muốn nói ,nên stop vấn đề này ở đây
Sửa bởi MinhHuyen: 24/02/2014 - 08:42