Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#106
Gửi vào 27/02/2014 - 00:39
- Về quẻ: (một số dữ liệu tham khảo)
+ Quẻ ám chỉ Văn vương, nên trong trường hợp ngược lại, xin tuỳ hỉ.
+ Nếu đặt địa vị là Văn vương, bị giam lỏng trong hoàn cảnh cay nghiệt, lại vốn là vị vua nhân đức, nếu ông ta vẫn xử sự như khi bình thường thì rất có thể ông bị gièm pha, bị "chụp mũ" /bị hại bởi đối thủ là vua Trụ. Nhưng trong hoàn cảnh vẫn được gần dân, ông ta vẫn có thể bộc lộ ở một mức độ nhỏ cá tính vốn có của mình, một cách khéo léo và kín đáo, thì vẫn không hại gì bản thân, bởi đối thủ có thể sẽ không để ý quá. Sử cho rằng Văn vương phải giả nhát , giả ngu dể Trụ không lo mình nguy hiểm và nước Chu phải mang tiền tài, mỹ nữ, ngựa hay để chuộc V vg về. Như vậy, VV chọn chiến lược ứng phó cơ bản là giả nhát , giả ngu, và vẫn cần có thêm tác động cống nộp báu vật từ bên ngoài để có quyết định giải thoát.
+ Hào 6 là thời mạt của quẻ, là lúc thoát khỏi trạng thái quẻ
+ Với chiến lược + chiến thuật của mình ,VV đã dần thu được lòng tin của đối thủ / hữu phu, nên cơ hội giải thoát là cao
- Hào 6:
+ Thời mạt của quẻ, đã đến lúc Mưa rồi! nghỉ ngơi, tiếp ứng với thời điểm Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây của ta, với hàm nghĩa là đã có thể xác định được thời gian chấm dứt hoạn nạn, bởi "hết mưa là nắng lại lên thôi", tức là đã có thể thấy được tương lai sáng láng, nay đã hết hạn khó khăn - Mưa rồi, nên tâm trạng thoải mái/ nghỉ ngơi. Một cách hiểu khác :đó là một trạng thái cảm xúc/ tâm trạng của VV khi ông thấy được cơ hội được giải thoát (vì đến thời điểm này, VV đã thu được lòng tin của đối thủ, thêm vào đó là sự tác động cống nạp bên ngoài), nên VV có tâm trạng được giải phóng/ thả lỏng/ nghỉ ngơi. (một tình huống so sánh: người trải qua thời tiết mùa hè nóng nực, bức bối, khó chịu lâu ngày sẽ có cảm giác thoải mái khi gặp một cơn mưa có gió mát kèm theo, họ có thể thốt lên: mưa rồi, mát quá...)
+ Thượng đức tái.Phụ , trinh lệ : VV khi đã "cảm" được thời khắc sắp được giải thoát, nên VV sẽ có cảm nghĩ về tương lai sắp tới, khi được quay về chốn cũ, được trở lại vai trò ban đầu/ một vị Vua đức độ /Thượng đức tái. Và có thể cảm khái về điều này, VV nảy sinh tâm trạng Phụ , trinh lệ, Vua cha rơi lệ vì sự tự do/chiến thắng hoàn cảnh.( tương tự cảm xúc của một vận động viên khi về đích thắng lợi, họ khóc sung sướng vì chiến thắng. Hoặc có thể so sánh với hoàn cảnh một người tù sắp được thả, thường họ cảm thấy vui mừng, nhưng vẫn có băn khoăn về tương lai)
+ Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu: có lẽ hàm nghĩa mặc dù đã có thể thấy được kiếp nạn của VV sắp qua, thời điểm đó sắp đến/ Trăng sắp rằm, nhưng vẫn cần phải cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn từ đối thủ. VV dù có cảm thấy thoải mái thì ông vẫn cần cảnh giác, vẫn cần phải hành động như trước đó, không được có những hành động bất thường khiến đối thủ nghi ngờ/ Quân tử đi đánh dẹp, bởi nếu không thận trọng sẽ có thể rơi vào trạng thái xấu, phí hoài những công sức/thời gian ứng phó với đối thủ trước đó, dẫn đến kết cục xấu. ( Một chuyện vui tham khảo: một người phạm tội, để tránh bị truy tố, anh ta giả điên, được vào viện điều trị. Sắp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, anh ta cảm thấy mình sẽ thoát. Vào một ngày đẹp trời, nữ trinh sát xinh đẹp giả y tá vào thăm bệnh. Nữ y tá thông báo bệnh tình anh tiến triển tốt, sẽ được cho vê nhà điều trị trong vài hôm nữa. Khi về, anh được phát thuốc và kèm theo 1000$ được tài trợ bởi một cá nhân dấu tên. Anh ta quá đỗi vui mừng, thốt lên :" wow ! những 21 triệu cơ á, thật tuyệt vời". Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?)
- Hào 3: Thời hào 3 cũng là lúc Văn vương đã trải qua một quãng thời gian kha khá bị giam lỏng, nên tâm trạng bị dồn nén khó chịu có thể xảy ra, và hào này đắc chính (độ số tăng thêm?), nhưng không có nhận xét gì, chỉ miêu tả trạng thái có tính chất cản trở nhỏ, sau có thể lại bình thường : xe long trục thì lắp vào lại đi tiếp được; vợ chồng trái mắt thì sau đó sẽ làm lành, do vậy mà không có lời phê thêm
Thanked by 2 Members:
|
|
#107
Gửi vào 27/02/2014 - 02:11
Thanked by 3 Members:
|
|
#108
Gửi vào 27/02/2014 - 13:16
Tôi không chê gì cả, nhưng tôi đọc phần phía topic bên kia không thấy bàn về toàn quẻ (ví dụ với quẻ Tụng), mà chỉ bàn riêng các hào. Nói gì thì nói, trước hết phải xét quẻ, sau đó mới xét đến hào. Nếu không có phần bàn chung về tượng toàn quẻ, lý toàn quẻ mà chỉ bàn về các hào thì rõ ràng là quá thiếu sót.
Dĩ nhiên, đó chỉ là ý kiến của riêng cá nhân tôi.
Thanked by 2 Members:
|
|
#109
Gửi vào 27/02/2014 - 13:46
Xin lưu ý: Tất cả các câu chuyện nêu ra để minh họa đòi hỏi phải có giá trị minh họa mang tính điển hình.
Tôi nói ví dụ với quẻ Lôi Trạch Qui Muội. Bây giờ đi đâu tìm ví dụ hiện đại về việc Vua gả em gái mà cái ống tay áo của công chúa còn không đẹp bằng của cô người hầu đây? (Xin nhắc lại là ví dụ hiện đại đó phải có giá trị minh họa mang tính điển hình).
Sửa bởi PMK: 27/02/2014 - 13:56
Thanked by 3 Members:
|
|
#110
Gửi vào 27/02/2014 - 15:44
PMK, on 27/02/2014 - 13:16, said:
Tôi không chê gì cả, nhưng tôi đọc phần phía topic bên kia không thấy bàn về toàn quẻ (ví dụ với quẻ Tụng), mà chỉ bàn riêng các hào. Nói gì thì nói, trước hết phải xét quẻ, sau đó mới xét đến hào. Nếu không có phần bàn chung về tượng toàn quẻ, lý toàn quẻ mà chỉ bàn về các hào thì rõ ràng là quá thiếu sót.
Dĩ nhiên, đó chỉ là ý kiến của riêng cá nhân tôi.
Tụng có nghĩa tranh cãi, kiện tụng.Ở Chu Dịch nghĩa đầu mạnh hơn, quẻ dạy ta khi nào nên nói ( dương trung chính hào 5) , nên im (các quẻ khác đều bất chính ) .Nghĩa là đa phần (5/6 hào) đừng ham cãi vì mục đích không thể là ăn người mà là làm sáng tỏ và giữ được hòa khí để tiếp tục cộng tác với nhau .
Lời quẻ: Tụng , hữu phu trất dịch.Trung cát.Chung hung .Lợi kiến đại nhân. Bất lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Bàn cãi, lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng .Trung dung mở. Làm đến cùng đóng .Nên đi gặp người tài đức. Chẳng nên qua sông lớn (liều lĩnh ).
Xem thêm đại nhân , lợi thiệp đại xuyên ở phần dẫn nhập / biểu tượng.Quẻ nói khi tranh tụng ta dễ mất sáng suốt nên hay gây xấu vì làm tổn thương người khác .
Bây giờ vấn đề cô đặt là bây giờ không có những trường hợp cho ngày xưa : xin thưa rằng đó là tại cô không biết chứ các sao trong tử vi đều có 1 hàm nghĩa ngày xưa có phần xê dịch với bây giờ , và các quẻ các hào là tượng trưng cho những tình huống liên cận vì vậy các lời cũng chính là Tượng đấy thôi . Còn chuyện ở quẻ Qui Muội mà cô trích ra đó là vì cô đọc sách cổ , người cổ hậu thế không hiểu rõ chuyện nên dịch sai giảng lạc đề .Ở đây thật ra ý nghĩa của văn bản học tìm ra là : duệ chính là hậu duệ, hình ảnh tay áo là tượng trưng, và nghĩa toàn câu là : hậu duệ của cô vợ chính không có, không bằng hậu duệ cô em phù dâu (vợ bé ) của Tây bá . Chính vì những sai lầm chết người (thì dụ là đi xem bói mà bị xem sai lạc như vậy ) nên tôi mới thấy cần diễn dịch lại cho chính xác hơn (tôi biết là không chính xác được 100 % đâu ) để người đọc không còn bị mê mù thành kiến nữa .
Còn chuyện không dùng điển tích mới lạ: tôi dùng sử Ân/ Chu để giảng diễn thì mới là dùng tích xưa để hiểu chuyện viết ra, còn xóa bỏ bối cảnh khi viết ra mà áp đặt giá trị của thời đại mình đó mới là xa rời nguyên bản chứ .Chuyện quẻ đơn tam quái tôi đã trả lời nhiều lần phiền cô xem lại trong chủ đề này (trả lời MinhHuyen, Phapvan ): tóm gọn quẻ đơn không có trong hệ thống nguyên thủy .các lời bàn (Truyện )từ thập dực trở xuống đều không cả .
Sửa bởi nguy: 27/02/2014 - 15:52
Thanked by 3 Members:
|
|
#111
Gửi vào 27/02/2014 - 16:42
- Phụ , trinh lệ : Phụ - trong quan hệ phụ -tử, ám chỉ VV chăng? (ngoài nghĩa Vợ/đàn bà)
Sửa bởi pth77: 27/02/2014 - 16:59
Thanked by 3 Members:
|
|
#112
Gửi vào 27/02/2014 - 17:15
Hào 3 : Miễu năng thị, bã năng lý . Lý hổ vĩ, điệt nhân ,hung.Vũ nhân vi vu đại quân.
dịch : Chột (nhưng vẫn) nhìn được, què (nhưng vẫn) đi được.Đạp đuôi cọp , nó cắn người, xấu. Vũ phu mà làm việc của đại quân .
Theo QNB thì có thể dịch "Miếu năng thị, bả năng lý" = Cái nhìn của kẻ chột, cái bước đi của kẻ què.
Tức là nhấn mạnh vào cái khả năng đã bị khiếm khuyết. Nếu không tự lượng sức thì sẽ gây ra họa xấu khi mà đòi làm cái việc quá khả năng của mình. Kẻ chột thì thấy sao rõ được, kẻ què thì đi sao vững được, loạng quạng dẫm vào đuôi cọp nó cắn cho thì khổ.
Cho nên, vế sau mới nói "Vũ nhân vi vu đại quân" = vũ phu mà làm cái việc của bậc cai trị.
Tức là, cái khả năng của kẻ võ biền thì khiếm khuyết về trí tuệ cai trị, nên nếu chẳng tự lượng sức mình thì hỏng bét.
- Bổ sung vậy được không anh? hoặc như cách của QNB cũng hay, nhấn mạnh khả năng. Bổ sung thêm : Đại quân = Vũ vương, tương tự quẻ Sư
Hào 6 : Thị lý, khảo tường.Kỳ toàn, nguyên cát .
dịch : Nhìn kỹ bước đi , xét điềm lành .Hoàn hảo , tốt lớn.
Xem lại lý lịch (theo Học Năng) = Nhìn kỹ bước đi : Hàm nghĩa cần xem xét kĩ các bước đi trong quá khứ để tìm điểm ưu thế/ xét điềm lành rồi mới hành động.
Sửa bởi pth77: 27/02/2014 - 17:16
Thanked by 3 Members:
|
|
#113
Gửi vào 27/02/2014 - 17:30
+ Quẻ gồm 6 hào khác nhau.
+ Quẻ mang một ý nghĩa có tính chất gốc/ cơ bản/ chính, chủ yếu.( Nếu khác đi, có lẽ nó sẽ không thuộc hệ thống 64 quẻ Dịch.)
+ Hào: tương tự cũng mang một ý nghĩa có tính chất gốc/ cơ bản/ chính, chủ yếu, phản ánh một khía cạnh ý nghĩa của quẻ mà nó thuộc về.
+ Ý nghĩa của quẻ được phản ánh/ miêu tả thông qua 6 hào (và chỉ 6 hào mà thôi), các hào có thể miêu tả đầy đủ /khái quát ý nghĩa của quẻ, hoặc cũng có thể chưa đầy đủ.
+ Quẻ - hào: mối quan hệ biện chứng
Thanked by 2 Members:
|
|
#114
Gửi vào 27/02/2014 - 19:00
- Nhận xét: quẻ có các hào 1, 2, 5 đáng vị (đắc trung hoặc chính), các hào 3, 4, 6 không đáng vị (bất trung, hoặc bất chính). Hào 3 âm nhu duy nhất, được coi có vai trò chủ quẻ, lại duy nhất có hào 6 ứng hợp thuận âm - dương.
- Trong các hào đáng vị (1, 2, 5) có hai hào tốt, một hào xấu. Trong các hào không đáng vị (3, 4, 6) cũng có một hào xấu (Lý hổ vĩ/ Dẵm lên đuôi cọp), hai hào tốt.
- Hào 1 là thời sơ, mở đầu, nên cứ tiến mà không phải e ngại gì / không lỗi . Sang thời hào 2, người đã Đi trên đường bằng phẳng, tuy nhiên, để phòng tránh hiểm hoạ, thì Người (nên) ẩn mình, do vậy mà đoán mở. Sang thời hào 3, là hào bất trung, bất chính, âm nhu, tượng trưng cho một người có khả năng đã bị khiếm khuyết , nên thận trọng trong hành động. Nhưng có lẽ người này không quan tâm chăng, bởi họ lại được sự khuyến khích/ hỗ trợ từ hào 6, nên họ lại tự tin thái quá, cứ cố làm cái việc vượt quá khả năng - Vũ phu mà làm việc của đại quân - nên khi không may Đạp/ (dẵm lên) đuôi cọp,nó cắn người, nên xấu. Đến thời hào 4, cũng là hào bất trung, bất chính, gần ngôi Vua, lại không có ứng viện, tuy nhiên, người này có cách ứng xử khôn khéo hơn (so với thời hào 3), nên mặc dù Dẵm lên đuôi cọp, nhưng vì ( biết ) sợ sệt thì đến cuối tốt / không bị cắn chăng. Hào 5, đắc trung chính, nhưng lại như một lời cảnh báo đừng nên cương quá, đừng ỷ thế, nếu cứ Bước đi cương quyết thì có Điềm nguy. Hào 6, thời cần phải nhìn lại các bước đi từ hào 1 đến hào 5, để mà xét điềm lành, tìm các giải pháp có tính hoàn thiện trong đó (chẳng hạn tránh những bước đi như hào 3) mà hành động, nên tốt lớn. Hào này có hào 3 trợ lực, tuy nhiên, nếu bước đi thời hào 3 mà sai lầm thì hào này có thể tốt được không?
Thanked by 3 Members:
|
|
#115
Gửi vào 28/02/2014 - 05:19
pth77, on 27/02/2014 - 16:42, said:
- Phụ , trinh lệ : Phụ - trong quan hệ phụ -tử, ám chỉ VV chăng? (ngoài nghĩa Vợ/đàn bà)
Sửa bởi nguy: 28/02/2014 - 05:20
Thanked by 2 Members:
|
|
#116
Gửi vào 28/02/2014 - 05:25
pth77, on 27/02/2014 - 17:15, said:
Hào 3 : Miễu năng thị, bã năng lý . Lý hổ vĩ, điệt nhân ,hung.Vũ nhân vi vu đại quân.
dịch : Chột (nhưng vẫn) nhìn được, què (nhưng vẫn) đi được.Đạp đuôi cọp , nó cắn người, xấu. Vũ phu mà làm việc của đại quân .
Theo QNB thì có thể dịch "Miếu năng thị, bả năng lý" = Cái nhìn của kẻ chột, cái bước đi của kẻ què.
Tức là nhấn mạnh vào cái khả năng đã bị khiếm khuyết. Nếu không tự lượng sức thì sẽ gây ra họa xấu khi mà đòi làm cái việc quá khả năng của mình. Kẻ chột thì thấy sao rõ được, kẻ què thì đi sao vững được, loạng quạng dẫm vào đuôi cọp nó cắn cho thì khổ.
Cho nên, vế sau mới nói "Vũ nhân vi vu đại quân" = vũ phu mà làm cái việc của bậc cai trị.
Tức là, cái khả năng của kẻ võ biền thì khiếm khuyết về trí tuệ cai trị, nên nếu chẳng tự lượng sức mình thì hỏng bét.
- Bổ sung vậy được không anh? hoặc như cách của QNB cũng hay, nhấn mạnh khả năng. Bổ sung thêm : Đại quân = Vũ vương, tương tự quẻ Sư
Hào 6 : Thị lý, khảo tường.Kỳ toàn, nguyên cát .
dịch : Nhìn kỹ bước đi , xét điềm lành .Hoàn hảo , tốt lớn.
Xem lại lý lịch (theo Học Năng) = Nhìn kỹ bước đi : Hàm nghĩa cần xem xét kĩ các bước đi trong quá khứ để tìm điểm ưu thế/ xét điềm lành rồi mới hành động.
Thanked by 2 Members:
|
|
#117
Gửi vào 28/02/2014 - 14:03
Thanked by 1 Member:
|
|
#118
Gửi vào 28/02/2014 - 15:51
Như đã viết trả lời MinhHuyen bây giờ viết thêm cho rõ : âm dương tuy có sau (Trâu Diễn XTCQ) nhưng tiền thân là tiểu/ đại đã có . Thái cực có trong hệ từ truyện , thời CQ có thể XT. Bát quái (quẻ 3 vạch ) Tây Hán có thể CQ. Nhưng tổng hợp thành Thái cực đồ : TC sang LN sang TT đến BQ là của Chu Đôn Di (Bắc Tống ) nhưng cũng có ý kiến là ông này cóp nguyên y của Đạo giáo nên có thể là có sớm hơn vài thế kỷ .
Sửa bởi nguy: 01/03/2014 - 03:59
Thanked by 2 Members:
|
|
#119
Gửi vào 28/02/2014 - 18:59
Sửa bởi pth77: 28/02/2014 - 19:21
Thanked by 2 Members:
|
|
#120
Gửi vào 01/03/2014 - 01:40
pth77, on 28/02/2014 - 18:59, said:
" Lý Đại Dụng ,viết Chu Dịch Tân Thám căn cứ tư liệu giáp cốt văn thời Tây Chu, cho rằng quái từ và hào từ tuyệt nhiên không phải là những điển tịch mê tín ghi khắc lại những lời xem bói mà chính là những ký lục về nguyên nhân thắng bại và tiến trình tứ Văn vương đến Thành vương tiêu diệt nhà Thương để hưng thịnh nhà Chu .Đồng thời nó cũng là 1 tác phẩm văn học có hệ thống , có tổ chức ".
Tôi đồng ý đến 90 % ý kiến của Lý Đại Dụng , tuy nhiên nên thêm chúng ta còn đọc được nhiều chuyện của tổ tiên hai bên Ân và Chu trước đó để làm biểu tượng cho các quẻ, hào Chu Dịch và có những quẻ ta không liên kết được với lịch sử .Vì không phải các thí dụ minh họa đều là chuyện lịch sử , hay vì chúng ta không có đủ tài liệu như tác giả các lời trong Chu Dịch .
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
17 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 17 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |