Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#136 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 08/03/2014 - 22:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 08/03/2014 - 15:20, said:

Một vài nhận xét nhỏ:
- Hào 1 quẻ Thái và Bĩ: ngoài nghĩa dọn dẹp, chuẩn bị, có lẽ còn mang thêm nghĩa tìm kiếm, phân loại, bởi tộc Chu (có thể) là tộc du mục, nên việc tìm kiếm vùng đất có thể chăn nuôi là điều rất quan trọng.
- Thời Thái là sang vùng đất mới, còn hoan hỉ. Sang đến Bĩ, là có sự khó khăn (từ hào 1 đến hào 4), từ tìm kiếm vùng đất chăn nuôi, sang cắt đặt người trông coi (trưởng nhóm - hào 2), trong quá trình đó thì có sự bế tắc xảy ra do Tiểu nhân tốt, người tài đức không nhận / bế tắc ,và Mang điều xấu hổ (có thể do tranh giành), sang đến hào 4 thì mới có thể phân chia xong ruộng đất (vùng chăn nuôi) nên mới có thể có thời hào 5 (mặc dù hào này vẫn còn sự nhắc nhở cẩn trọng kẻo mất) và hào 6.
- Khi đã tạm ổn định cuộc sống (đất đai), thì mới an tâm giao tiếp, hoà nhập giữa các nhóm người trong cộng đồng (và có thể cả các nhóm dân tộc bản địa khác ) . Đồng Nhân từ gia đình, tới họ tộc, tới các nhóm tộc khác, thậm chí ban đầu còn có sự xích mích, sau mới hoà thuận. Và cuối cùng cũng tạo được sự Đồng Nhân trong phạm vi toàn lãnh thổ mới ( tới tận biên cương).
- Lãnh thổ đã ổn định, thì giao thiệp mở rộng với lân bang. Nhận thấy, xưa hay dùng "cắt đất cầu hoà" (trong Xuân Thu Chiến Quốc cũng hay dùng kế sách này - kế thừa thời Chu chăng), và cắt đất thì không nên giao nộp nơi trọng yếu là hợp lí. Trong ngoài ổn định rồi thì tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước - Xe lớn để chở - nhằm xây dựng quốc gia, lãnh thổ. Nên Đại Hữu cũng hàm nghĩa xây dựng thể chế, bộ máy nhà nước - guồng máy (đại ) có khả năng biến hư thành thực, tiềm tàng thành hiện hữu - với hiền thần (như Chu công), với thủ lĩnh chí thành (Vua -hào 5), có lòng tin cảm tới Trời, nên cũng được Trời giúp mà thành công - Phải cả thiên nhiên giúp đỡ mới đạt được đại hữu.
Bạn pth có giả thuyết hay quá .Tuy nhiên phản biện chơi với bạn 1 chút nhé : cắt đất cầu hòa là khi mình yếu không thể có cách khác , chứ cứ cắt đất thì còn gì mà cường thịnh lên được .Trên thực tế thì Chu 6 lần thắng giặc thời Quý Lịch và Xương thắng Sùng chiếm đất Sùng (có nhân vật này trong Phong Thần ) rồi được " tặng " đất Phong . Ân ở xa không có đòi đất ngay cả khi nghi Chu có ý đồ . Còn về thứ tự hiện tại của Chu Dịch thì do Phí Trực đời Tây Hán lập ra , trước đó chúng ta không biết , cuốn ở Mã vương Đôi thì thứ tự rất khác ( đã viết ) .
Nói vậy thôi chứ tôi xin mượn phần bạn bàn về quẻ Đại Hữu để nói rõ hơn ý nghĩa có lẽ của quẻ này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#137 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 09/03/2014 - 18:20

Em có vài ý nhỏ:
- "Cắt đất" có lẽ thường mang một vài ý như:
+ Đối với bên ngoài: cầu hoà - kéo dài thời gian, tránh đối đầu, để chuẩn bị đối phó. Hoặc do yếu hơn nên cầu mong không bị xâm lấn, với ý thần phục. Ngoài ra, cũng còn một sự tính toán khác như dùng vùng đất không mấy quan trọng cắt cho đối phương, nếu đối phương không thể chiếm đóng do xa xôi, và sau thì có thể lấy lại. ( trong Đông Chu Liệt quốc có trường hợp thế thì phải, em không nhớ rõ lắm)
+ Đối nội: đất phong (thưởng) hoặc dùng cho các cá nhân để phòng thủ, nên cần giao cho người tin tưởng được, tránh giao nhầm.
- Em dùng ý trên do có vẻ hợp với tình huống hơn.
- Sùng: theo truyện là Bắc bá hầu, một trong bốn trấn lớn nhất của Ân. Cơ Xương theo truyện cũng được vua Trụ giao chinh phạt Sùng bá hầu.
- Về thứ tự: em tạm theo thế đã, cho đỡ lan man, sau sẽ đề cập thêm.

Sửa bởi pth77: 09/03/2014 - 18:22


Thanked by 3 Members:

#138 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 11/03/2014 - 17:36

Một vài nhận xét nhỏ:
- Một số quy ước cho cấu trúc hào như:
Cho nên lại có những luật khác như hào 1 là sơ, hào 6 là siêu , ngoại hào 3 là không yên, hào 4 là sọ ngoại , các hào 2, 5 là trung ; hào 1 là dân 2 là sĩ 3 là giặc 4 là khanh 5 là vua 6 là lão ; hoặc Hào sơ khó biết, hào thượng dễ biết (sơ nan tri, thượng dị tri); hoặc hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 bị nhiều lo sợ (nhị đa dự, tứ đa cụ); hoặc hào 3 nhiều cái xấu, hào 5 nhiều công trạng (tam đa hung, ngũ đa công) ; hay sự thế - ứng v.v...

- Có thể dựa trên nghĩa chính của quẻ, kết hợp với một hoặc nhiều hơn các quy luật về hào mà viết ra lời quẻ - hào.

- Thí dụ minh hoạ: quẻ Khiêm có lẽ rất phù hợp với cấu trúc hào 1 là dân 2 là sĩ 3 là giặc 4 là khanh 5 là vua 6 là lão:(ứng với từng thời vị của các thủ lĩnh Chu như Cổ công Đản Phủ, Văn vương, Vũ vương, Chu công)
+ Hào 1: đang ở vị dân nên phải Khiêm khiêm- Khéo giữ nhún nhường
+ Hào 2: ở vị sĩ nên Minh khiêm - Tiếng khiêm vang rền
+ Hào 3: vị giặc nên Lao khiêm - Trong nhà lao vẫn thu mình khiêm cung
+ Hào 4: vị khanh nên Huy khiêm - Phát huy tính khiêm
+ Hào 5: vị Vua nên Giao hảo với láng giềng không còn lợi .Nên đánh phạt Ân
+ Hào 6: vị lão (trưởng thượng) nên lại có Minh khiêm - Tiếng khiêm vang rền

Thanked by 4 Members:

#139 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 01:39

Một vài nhận xét nhỏ về quẻ Dự:
- Hào 1, 3, 5 : phê xấu ở mức độ khác nhau, có lẽ thiên về miêu tả trạng thái.
- Hào 2, 4, 6: phê tốt cũng ở mức độ khác nhau, có lẽ thiên về sự nhắc nhở thái độ, hành động. Trong đó, hào 4 (chủ quẻ, nhưng lại không đắc vị trung hay chính) có vai trò là người làm chủ cuộc vui.
- Quẻ có lẽ miêu tả sự ăn mừng chiến thắng nhà Ân (sau thời hào 5, 6 quẻ Khiêm) của Chu chăng?
- Một vài câu có ý tương tự như: ngày vui ngắn chẳng tày gang; mua vui cũng được một vài trống canh; cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn; vui quá hoá buồn; vui xum vầy; vui duyên mới không quên nhiệm vụ...

Sửa bởi pth77: 13/03/2014 - 01:40


Thanked by 3 Members:

#140 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 02:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 13/03/2014 - 01:39, said:

Một vài nhận xét nhỏ về quẻ Dự:
- Hào 1, 3, 5 : phê xấu ở mức độ khác nhau, có lẽ thiên về miêu tả trạng thái.
- Hào 2, 4, 6: phê tốt cũng ở mức độ khác nhau, có lẽ thiên về sự nhắc nhở thái độ, hành động. Trong đó, hào 4 (chủ quẻ, nhưng lại không đắc vị trung hay chính) có vai trò là người làm chủ cuộc vui.
- Quẻ có lẽ miêu tả sự ăn mừng chiến thắng nhà Ân (sau thời hào 5, 6 quẻ Khiêm) của Chu chăng?
- Một vài câu có ý tương tự như: ngày vui ngắn chẳng tày gang; mua vui cũng được một vài trống canh; cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn; vui quá hoá buồn; vui xum vầy; vui duyên mới không quên nhiệm vụ...
Tôi nghĩ lời quẻ cho thấy tâm lý phấn khích rất quan trọng cho việc ra quân (lợi kiến hầu, hành sư) cho nên Dự không thể là ăn mừng chiến thắng được.Dự thật ra không có nghĩa vui (hoan lạc) mà có nghĩa nhiệt hứng, phấn khích = lôi kéo .

Thanked by 2 Members:

#141 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 04:03

- Vậy có lẽ Dự hàm nghĩa chính là tham dự, dự phần trong cuộc nào đó với trạng thái tâm lí tương ứng?
- Em suy đoán theo hướng các quẻ có sự tiếp nối (em còn chút nghi vấn về cái này), ngoài ra còn chút kiểm nghiệm về việc một quẻ có thể biểu đạt cho một vấn đề độc lập nào đó.
- Em còn một vài nhận xét khác về quẻ - hào, nhưng thấy chưa chắc chắn lắm, có lẽ đi thêm một vài chặng nữa lại viết thêm sau.
ps: Nhiều lúc cứ thấy chút tiêng tiếc giá như anh làm công trình này sớm hơn, năm ngoái chẳng hạn, hây, em được nhiều thời gian theo hơn.

Sửa bởi pth77: 13/03/2014 - 04:04


Thanked by 4 Members:

#142 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 04:30

Một vài nhận xét nhỏ về quẻ Tuỳ:
- Quẻ này có lẽ sử dụng cấu trúc về mối tương quan giữa các hào kế cận: Các hào âm 2, 3, 6 đều ràng buộc với hào mà nó kề cận (đều có từ Hệ) như 2&1; 3&4; 5&6. (tại sao hào 2 lại không "hệ" với hào 5, mặc dù thuận thế ứng âm - dương, lại cùng đắc trung - chính: có lẽ vì hào 5 vị vua, lại dương cương nên không muốn dung nạp hào 2 chăng, hoặc giả thấy hào 2 đã đi với hào 1 rồi nên thôi và ngược lại)
- Quẻ cũng có đủ Nguyên hanh lợi trinh

Sửa bởi pth77: 13/03/2014 - 04:32


Thanked by 3 Members:

#143 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 04:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 13/03/2014 - 04:03, said:

- Vậy có lẽ Dự hàm nghĩa chính là tham dự, dự phần trong cuộc nào đó với trạng thái tâm lí tương ứng?
- Em suy đoán theo hướng các quẻ có sự tiếp nối (em còn chút nghi vấn về cái này), ngoài ra còn chút kiểm nghiệm về việc một quẻ có thể biểu đạt cho một vấn đề độc lập nào đó.
- Em còn một vài nhận xét khác về quẻ - hào, nhưng thấy chưa chắc chắn lắm, có lẽ đi thêm một vài chặng nữa lại viết thêm sau.
ps: Nhiều lúc cứ thấy chút tiêng tiếc giá như anh làm công trình này sớm hơn, năm ngoái chẳng hạn, hây, em được nhiều thời gian theo hơn.
Cơ cấu mỗi quẻ một khác tuy nhìn chung có cái chung như hào 1 = sơ, hào 2 = sĩ, hào 3 = chống đối, khó khăn, hào 4 = khanh, nhiều việc, hào 5 = vương, hào 6 = ngoại, siêu nhưng tượng của toàn quẻ 6 vạch thường có ý nghĩa quan trọng hơn .
Học Dịch phải mất thời gian suy nghĩ, trở đi trở lại mãi .Khi nào tinh thần mệt mỏi đọc không thấy hứng thì nên ngừng , nghỉ ngơi giây lát hay một thời gian dài .Thì dần dà mới thấm .Vậy thì đừng vì cái hứng mới mẻ (Dự đấy !) mà quên rằng cần phải lâu dài mới lấy được cái cốt tủy của nó.Dĩ nhiên nếu nhân sinh quan của Chu Dịch không hợp với khẩu vị của mình thì ta có đọc mãi cũng không sở đắc được gì , bỏ qua còn hơn .
Tôi không biết mọi người thế nào chứ tôi có khi cả năm không giở sách ra xem nhưng đôi khi có việc, bói 1 quẻ hay xem quẻ bát tự Hà Lạc rồi tự nhiên cảm thông được điều gì đó thì thấy " lạc đạo " (vui với đạo) mà bớt suy tư nhọc mệt .

Thanked by 5 Members:

#144 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 04:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 13/03/2014 - 04:30, said:

Một vài nhận xét nhỏ về quẻ Tuỳ:
- Quẻ này có lẽ sử dụng cấu trúc về mối tương quan giữa các hào kế cận: Các hào âm 2, 3, 6 đều ràng buộc với hào mà nó kề cận (đều có từ Hệ) như 2&1; 3&4; 5&6. (tại sao hào 2 lại không "hệ" với hào 5, mặc dù thuận thế ứng âm - dương, lại cùng đắc trung - chính: có lẽ vì hào 5 vị vua, lại dương cương nên không muốn dung nạp hào 2 chăng, hoặc giả thấy hào 2 đã đi với hào 1 rồi nên thôi và ngược lại)
- Quẻ cũng có đủ Nguyên hanh lợi trinh
tôi viết về NHLT ở phần dẫn nhập :Những quẻ có đủ 4 chữ này đều nói rằng đây là thời phải mau ứng biến để thích hợp với hiện tại đang đi vào một quy trình mới.
Theo tôi 3 hào dương ở Tùy , mạnh mẻ , quyết định, 3 hào âm quấn quít đi theo .

Thanked by 2 Members:

#145 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 04:54

Ôi chao, 64 quẻ, 384 hào. chiêu thức biến hoá, biết dụng sao cho xuể? Văn không ôn, võ không luyện, thật khó nhớ, và nhuần nhuyễn. Em phải tranh thủ chút, cố ghi lại kẻo quên, dù không chắc đúng - sai, nhưng vẫn hy vọng có ích.

Thanked by 2 Members:

#146 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 14:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 13/03/2014 - 04:36, said:

Tôi không biết mọi người thế nào chứ tôi có khi cả năm không giở sách ra xem nhưng đôi khi có việc, bói 1 quẻ hay xem quẻ bát tự Hà Lạc rồi tự nhiên cảm thông được điều gì đó thì thấy " lạc đạo " (vui với đạo) mà bớt suy tư nhọc mệt .
Anh cho em hỏi, khi xem BTHL, anh có nạp giáp cho hào, xác định lục thân, an các cung huynh, tài, quan ở 12 hào (tiên/hậu thiên). Nếu có, thì theo định lệ nào? Cảm ơn anh.

Thanked by 4 Members:

#147 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 13/03/2014 - 15:01

Tôi không biết mấy việc đó .Readcopy có gới ý, tôi định có thì giờ sau khi viết xong thì sẽ học Bốc phệ .

Thanked by 3 Members:

#148 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 14/03/2014 - 14:13

Em hỏi ngoài lề chút: các số được tìm thấy qua khảo cổ, được cho rằng để miêu tả 1 quẻ, các số đó có được viết như chữ số hiện đại bây giờ không anh? hay viết kiểu khác?

Thanked by 3 Members:

#149 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 14/03/2014 - 16:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 14/03/2014 - 14:13, said:

Em hỏi ngoài lề chút: các số được tìm thấy qua khảo cổ, được cho rằng để miêu tả 1 quẻ, các số đó có được viết như chữ số hiện đại bây giờ không anh? hay viết kiểu khác?
Viết theo kiểu Chung đỉnh /kim (loại)văn, hơi khác với chữ loại Phương bây giờ. Bạn đọc ở đây :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TB Cổ sử nhà Tây chu, nhà Thương/ Ân cũng có thể đọc được một phần trên Wikipedia .

Sửa bởi nguy: 14/03/2014 - 16:20


Thanked by 3 Members:

#150 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 14/03/2014 - 19:35

Như vậy có thể tạm kết luận: khắc nhiều chữ là tương đối khó, mất thời gian do "công nghệ", "nguyên liệu", nên không dễ như ta viết hiện nay

Sửa bởi pth77: 14/03/2014 - 19:38


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |