Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#91
Gửi vào 24/02/2014 - 12:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#92
Gửi vào 24/02/2014 - 16:18
PMK, on 24/02/2014 - 09:24, said:
Để hiểu về quẻ Tụng mà chỉ bàn riêng các hào là thiếu sót vô cùng lớn.
Có câu: Vô phúc đáo tụng đình. Để phải ra đến chốn pháp đình rồi mới nghĩ cách hòa giải hoặc thắng kiện đều là không hay, đừng nói đến thua kiện (Tuy nhiên, nếu đã trót gây ra họa kiện tụng thì tốt nhất là nhờ đến Tòa án, không nên thuê đầu gấu tự xử bởi không khéo quý bạn cũng vẫn sẽ được đến chốn pháp đình nhưng dưới cái danh bị cáo chứ không còn là nguyên đơn).
Các vị làm kinh doanh thì khi lập hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, điều khoản phải rõ ràng, dự trù trước các tình huống có thể phát sinh. Quan trọng nhất là phải đối chiếu với quy định của pháp luật xem các điều khoản của hợp đồng có phù hợp với pháp luật hay không, bởi vì cho dù cả hai bên đã thống nhất với điều khoản trong hợp đồng nhưng nếu thỏa thuận đó không phù hợp pháp luật thì cả hợp đồng hoặc riêng điều khoản đó vẫn là vô hiệu.
Trong cuộc sống thì không thể tránh khỏi bàn cãi, tranh luận. Tuy nhiên, người ta thường không đánh nhau sứt đầu mẻ trán vì nội dung vấn đề tranh luận mà đánh nhau vì cách thức, câu chữ dùng trong tranh luận dẫn đến mất lòng nhau. Cái này có lẽ quá rõ rồi.
Hồi nhỏ tôi từng đọc trong báo "Kiến thức ngày nay" câu chuyện này: Trong cuộc chiến Pháp - Phổ, sau khi hai bên đã dàn quân xong, viên sĩ quan chỉ huy Pháp nói: Xin mời các anh bắn trước. Mèng ơi, cảm thấy anh chàng sĩ quan Pháp này thực hào hoa phong nhã quá xá, đánh nhau một mất một còn mà vẫn lịch sự tao nhã như thế (cái tinh thần này thực quá xa lạ với tinh thần "Binh bất yếm trá" của phương Đông), tuy rằng không biết anh ta có bao nhiêu cái mạng để hào hoa phong nhã như vậy...
Nên trao đổi ở đây ta nên bàn đến mọi vấn đề còn chủ đề Diễn dịch kia là một công việc có tính cách học thuật thì nó phải chặt chẽ một chút và khoanh vùng với phương pháp , tôn chỉ rõ ràng thì sau này có ai đọc qua mới dễ hiểu công trình đó đi từ đâu và muốn đến đâu .
Sẵn đây tôi nói thêm cho rõ: khảo cổ học, cổ sử học, văn bản học, ngữ văn học , từ nguyên học đều không ngừng tìm ra cái mới và theo ngày tháng sẽ sàng lọc ra những cái nên giữ những cái nên bỏ .Vì vậy không nên bảo rằng vì chưa khai phá hết (làm sao mà có lúc hết được?thế giới, vũ trụ là vô tận các bạn học Đạo hay theo khoa học đều biết cả ) thì chưa đáng tin . Ngày nay người ta dùng Vật lý nguyên tử thì mới tiến xa được (nhưng vật lý cổ điển vẫn có chỗ dùng ) và không ngừng cải thiện cái Biết . Những kiến thức tôi có về những gì Khoa học mang lại cho Chu Dịch ngừng lại ở năm 1995 (sách của Wang Dongliang) , và học thuật ở năm 2002 (sách của Javary) biết đâu 19 năm sau đã có những khám phá còn đảo lộn hơn nữa.
Sửa bởi nguy: 25/02/2014 - 03:39
Thanked by 4 Members:
|
|
#93
Gửi vào 24/02/2014 - 16:20
QuachNgocBoi, on 24/02/2014 - 12:04, said:
Còn vì sao "truyện" này có thể ứng dụng để bói toán (dùng Hà Lạc) thì tôi cho rằng nó có cái "Linh" của riêng nó, nên nó có thể ứng được. Cũng giống như "Truyện Kiều" mà Nguyễn Du sáng tác trên thể thơ, nó cũng có cái "linh" riêng và nó được rất nhiều người dùng để bói toán.
Xác định như thế cho nên tôi cho rằng sẽ tìm thấy cái điều thú vị ngoài cách hiểu mà trước đây đã từng tiếp cận.
Thanked by 2 Members:
|
|
#94
Gửi vào 24/02/2014 - 16:35
PMK, on 24/02/2014 - 12:05, said:
Cái đơn giản đó lại chứa đựng biết bao nhiêu thứ phức tạp. Để cho ra đời cái đơn giản đó cần biết bao nhiêu tim óc? Để diễn từ cái đơn giản ra được những cái phức tạp một cách đơn giản thì lại cần bao nhiêu tim óc?
Không hẳn vậy .Một hình tượng càng đơn giản thì sức chứa cái mới của nó càng nhiều vì nó cho phép co giãn .Nên giá trị của nó không ở đấy mà là ở những gì tim óc bao đời bỏ vào .
Tim óc bao đời lại tùy cái may hợp thời mà được chọn lựa hay không , ngoài giá trị riêng của nó .Tôi nhớ hồi ông Nguyễn Văn Thọ đề xuất nên đổi thiếu dương ở trong Thái dương và thiếu Âm ở trong Thái Âm thì tôi chỉ trả lời một số bạn học giả là nếu hệ thống mới của ông nó đủ tân kỳ , sắc sảo thì sẽ được đời giữ lại còn không thì sẽ bị quên mất chứ ta không nên bàn việc đúng sai trong học thuật .Học thuật khác khoa học ở chỗ không có cái đúng tuyệt đối (KH cũng vậy nhưng đúng tuyệt đối được một thời ).( Dĩ nhiên chưa kể đến các lỗi lý luận trong 1 hệ thống nội tại) .
Thanked by 3 Members:
|
|
#95
Gửi vào 25/02/2014 - 04:23
Từ năm 1899 người ta đã tìm ra và sau đó khai quật được hàng trăm ngàn mảnh xương bò, cừu hay yếm rùa trên đó có ghi chữ thuật lại các cuộc bói toán thời Ân Thương rồi Tây Chu .câu hỏi bao giờ cũng có 2 phần 1 nếu làm thì sao 1 nếu không làm thì sao ?sau khi đã sửa soạn xong xương người ta mới lấy 1 cái dùi đầu đã cháy bỏng dí vào các lỗ đã đục sẵn , gây ra 2 vạch nứt chính và một số đường rạn nhỏ hơn.dựa vào đó viên Thái Bốc sẽ đưa ra lời đoán .Thời ấy bói Bốc là đặc quyền của giới vua chúa , quý tộc .Sau này đồ đồng để cúng tế cũng có khi có những quẻ được khắc lên .những dấu hiệu này đã được biết đến từ năm 1118 (đời Tống ) nhưng mãi đến năm 1978 mới có nhà khảo cổ và Văn bản học Zhang Zhenglang đọc được .Lúc đầu đó là những con số 1,5,6,7,8,9 sau dần thì chỉ còn cặp 1,6 hay 7,8 những con số này (chung đỉnh văn, hơi khác chữ ngày nay) sau đó được biến thành những vạch liền 1/7 dương và những vạch đứt 6/8 âm .Tất cả những chung đỉnh hay giáp cốt quái này đều ở dạng lục quái (6 vạch) , chỉ có một quẻ ở dạng 4 vạch và 4 hay 5 hình có dạng geometric (theo Wang Dongliang).
Sau này nhà Chu thêm vào lời quẻ và lòi hào và dùng cỏ thi để giản dị hóa phép bói bốc , phép mới này gọi là Phệ . Phệ dùng các con số 6,7,8,9 để chỉ các hào âm , dương và hào biến .
tb : Tôi cố vẽ các số 1,6,của chung đỉnh văn ra để các bạn thấy chúng giống các vạch liền và đứt như thế nào
1 _
6 ^
tb2 : ở trên có nói bản Mã vương Đôi có quẻ tam quái, kỳ thực đó là ý kiến của Han Zhongmin vì ông ta cho rằng thứ tự của 64 quẻ được xếp theo "tam quái " , tức là thứ tự các quẻ đầu của bản MVĐ là
rõ ràng đều xếp theo quẻ đơn Kiền và sau đó nhóm có quẻ đơn Cấn v.v...
Điều đó chưa chứng tỏ 100% là có quẻ 3 vạch nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy người ta có thể đã ý thức đến quẻ 3 vạch .
Sửa bởi nguy: 25/02/2014 - 04:33
Thanked by 3 Members:
|
|
#96
Gửi vào 25/02/2014 - 13:44
pth77, on 23/02/2014 - 00:53, said:
hào 6 : Tỳ/ Tỷ chi vô thủ, hung
+ Hào 3, 6: Là những hào thể hiện trạng thái xấu của quẻ, hai hào này đều âm nhu, không đắc trung - chính. Hào 3 mô tả tình huống xấu cho liên minh khi các bên tham gia chỉ là bọn xấu / cướp. Hào 6, thời mạt của quẻ, cũng có thể là thời lên minh suy tàn, không còn duy trì được.(có thể vì nhiều nguyên nhân như:không có người cầm đầu; các bên không đồng thuận; các bên mất lòng tin...)
Thanked by 3 Members:
|
|
#97
Gửi vào 25/02/2014 - 14:22
coluong70, on 25/02/2014 - 13:44, said:
TB Và sau khi hiểu lời rồi thì nhiều khi dùng Tượng thăng tiến lên được một bước.
Sửa bởi nguy: 25/02/2014 - 17:03
Thanked by 2 Members:
|
|
#98
Gửi vào 25/02/2014 - 18:03
i / Một số thông tin phụ trợ (lấy tạm từ truyện "phong thần"):
- Văn vương: + Trước khi vào Ân, đã xủ quẻ biết rằng có hạn 7 năm (số 7 là vô tình? hay ứng dạng quẻ Phục, sau 7ngày thì phản-phục?), không đến nỗi mất mạng. Dặn người trong nước không được thăm.
+ Bị giam lỏng ở thành Dũ Lý, nhân lúc thanh thản chế ra 64 quẻ Dịch, gồm 384 hào.
+ Bị ép phải ăn thịt con trai đầu Cơ Bá Ấp Khảo.
+ Hết hạn 7 năm vẫn phải trốn về.
- Cơ Bá Ấp Khảo: con cả , vào Ân nộp lễ vật xin tha cho cha, bị Đắt Kỉ lập mưu hãm hại, lấy thịt làm bánh cho Văn vương ăn.
- Các nhân vất phía Ân có liên quan trực tiếp: Vua Trụ; Đát Kỉ; Vưu Hồn. Bí Trọng (hai nịnh thần)...
ii/ Vài suy nghĩ nhỏ:
- Về quẻ:
+ Hào 1 & 2 đều có trạng thái phục, cát. Hai hào kế cận nhau, hào 1 có hào 4 âm tác động thuận âm dương
+ Hào 3: Chỉ miêu tả một trạng thái
+ Hào 4 & 5: Đều có trạng thái hữu phu. Hai hào kế cận nhau, một âm - một dương. âm dưới thuần phục dương trên (cửu ngũ)
+ Hào 6: Miêu tả một trạng thái, và có sự dự báo.
Hào 1 : Phục tự đạo, hà kỳ cữu ? Cát.
dịch : Trở lại đạo (trong ) ta thì lỗi gì ? Mở.
Hào này dương , ứng với hào 4 chủ thể (âm) .Lấy việc mài dũa đạo làm phương châm vượt nạn. Chu Hi, Javary v.v... giảng hào này tiến tốt lại bị hào 4 ngăn trở , biết tự giữ mà không lỗi , thì theo tôi không phải sai nhưng dễ làm người đọc hiểu lầm.
- Hào 1: miêu tả trạng thái có tính chất nghi vấn/tự chất vấn, do dự, có thể là cảm nghĩ khi mới bắt đầu bị giam lỏng ở (thành) Dũ Lý, khi mà Văn vương vẫn còn chưa rõ về tình cảnh của mình.
Hào 2 : Khiên phục cát.
dịch : Giật dắt trở lại, mở.
Vị này đắc trung nhưng bất chính nên cần phải lôi kéo trở lại đạo thì tốt.
- Hào 2: Trạng thái đã được xác quyết -Giật dắt trở lại, vì khi ở Dũ Lý, văn vương chỉ bị giam lỏng, vẫn được tự do đi lại, được dân trong thành mến đức, nên nhân lúc này mà đặt ra Dịch.( tiểu súc - kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu.)
Hào 3 : Dư thoát bức.Phu thê phản mục.
dịch : Xe long trục. Vợ chồng trái mắt.
Vị này bị dồn nén khó chịu.Không có từ phê xấu thì khó khăn chỉ một thời.
- Hào 3: trạng thái chờ đợi đã đến lúc bị dồn nén khó chịu, ngó lên để tìm hào 5 thì bị hào 4 âm ngăn trở, âm - dương trái ngược/hàm ý xung khắc. Lúc này, hào 4 - âm nhu, đắc chính- cũng có thể như hai nịnh thần Vưu Hồn, Bí Trọng ngăn cản, làm khó cho Văn Vương. Hai người này là sủng thần của vua Trụ, được kề cận vua, nhưng là nịnh thần/tiểu nhân đang đắc chí.
Hào 4 : Hữu phu: huyết khứ, dịch xuất , vô cữu.
dịch : Có lòng tin, (giờ đây) máu tan , lo (cẩn thận ) hiện ra, không lỗi.
Hào 4 là hào công khanh gần vua nên chỉ Tây bá ( tức Văn vương ) vào triều bị Đế Tân (Trụ) bắt giữ. Nhờ đắc chính nên trỏ việc sau 7 năm bị bắt thì được thả .Nhưng nỗi sợ bị giết tuy hết (huyết khứ ) nhưng chưa thể nào thôi thận trọng (dịch xuất ).Chứ không thể hiểu theo cổ điển là lo sợ tiêu tan . Tôi theo Javary nhưng ghi thêm bối cảnh Tây bá được thả .
- Hào 4: trạng thái mà Văn vương phải trải qua trong mối quan hệ với vua Trụ. Lúc này, hào 4 có thể coi như tượng trưng cho Văn vương, ở vị dưới vua (hào 5), thời kì bị giam lỏng - hào 4 âm nhu, kế cận hào 5, nên mặc dù Có lòng tin nhưng vẫn phải
lo (cẩn thận ) hiện ra.
Hào 5 : Hữu phu, loan như.Phú dĩ kỳ lân.
dịch : Có lòng thành tín ràng buộc .Giàu lên nhờ láng giềng.
Các nho gia , học giả đều giảng nhờ trung chính mà hào 4 ( Tây bá ) cảm hóa được hào 5 ( Đế Tân ).Lấy lòng thành mà tin tưởng nhau ( Tây bá không oán hận ).Tôi nghĩ hiểu như vậy đúng nhưng không đủ vì còn vế sau : giàu nhờ láng giềng; vì điểm trọng yếu của sách lược nhà Chu là giữ được trao đổi tốt với Đại quốc (Ân) để phát triển dù thế nào đi nữa. Ta nên nhớ cha của Tây bá là Quý Lịch đã trước đó bị vua Văn / Thái Đinh nhà Ân bắt lỗi để giết đi , bây giờ Cơ Xương bị tù 7 năm mà họ vẫn không động binh mà còn muốn giao hảo để lớn mạnh thì đủ thấy Tây Chu tính xa như thế nào .
- Hào 5: tượng trưng cho vua Trụ trong mối quan hệ với Văn vương (hào 4 âm). Đồng thời cũng miêu tả thời kì Văn vương có thể đã dành được lòng thành tín ràng buộc với vua.
Hào 6 : Ký vũ, ký xử.Thượng đức tái.Phụ , trinh lệ.Nguyệt cơ vọng .Quân tử chinh hung.
dịch : Mưa rồi! nghỉ ngơi.Chở đức cao / giữ chức lớn. Vợ / đàn bà , điềm nguy. Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu.
Mưa đang chờ ở lời quẻ đến hào cuối bây giờ đã rơi.Đây là lúc ngơi nghỉ lấy lại sức , nên tăng đức, chưa phải là thời đánh dẹp ( động binh với Ân). Người vợ hay đàn bà có điềm nguy và Trăng sắp rầm nói về khí âm đang mạnh phải chăng nói về Đắc Kỷ , kẻ làm mê say Trụ gây ra bao tội ác ?
- Hào 6:
+ Thời mạt của quẻ, đã đến lúc Mưa rồi! nghỉ ngơi, tiếp ứng với thời điểm Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây của ta, với hàm nghĩa là đã xác định được thời gian chấm dứt hoạn nạn. Bởi khi Văn vương vào Ân, xủ quẻ biết có hạn, biết tương lai mờ tối - Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây, nay đã hết hạn khó khăn - Mưa rồi, nên tâm trạng thoải mái/ nghỉ ngơi.
+ Khi đã sắp thoát nạn, nghĩa là được quay lại với vị thế ban đầu, nên không còn phải tiểu súc nữa, mà lại có thể khôi phục Chở đức cao / giữ chức lớn. Phụ , trinh lệ có lẽ là sự cảm thán/đau xót của người cha trước cái chết của con cả Cơ Bá Ấp Khảo.
+ Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu: có lẽ hàm nghĩa về thời điểm/ thời gian - Trăng sắp rằm - sắp hết hạn giam cầm của Văn vương. Nhưng vì người con cả (Quân tử) không nghe lời dặn khi xưa (không được vào thăm), vẫn tự đi vào chỗ chết -Quân tử đi đánh dẹp thì xấu. Mặt khác cũng có thể chỉ vị thế đang cực thịnh của bầy tiểu nhân - Đát Kỉ, Vưu Hồn, Bí Trọng - nên nếu Quân tử đi đánh dẹp/ hành động chống đốithì xấu.
ps: quẻ khó quá, vài cảm nghĩ em viết ra đã, sẽ còn phải trở lại sau.
Thanked by 2 Members:
|
|
#99
Gửi vào 25/02/2014 - 18:31
Quẻ khó nên Chu Hi mới phải nói đến Văn vương , Trình Di không nhắc đến . Chuyện Phong thần không dùng được ;thí dụ con cả V V là bá ấp Hiếu chết khi còn bé (xem hào 1 quẻ tiệm ).
Thanked by 2 Members:
|
|
#100
Gửi vào 26/02/2014 - 00:38
- Truyện phong thần em chỉ dùng có tính gợi ý, vì nó không phải sử. Tuy nhiên, có thể một số dữ kiện sau là có tính thực tiễn:
+ Văn vương bị giam 7 năm tại Dữu Lý. Có lẽ chỉ là giam lỏng- VV vẫn được tự do đi lại, gặp gỡ dân chúng trong thành - vì dầu sao, ông cũng là vua của một trong 4 trấn chư hầu lớn của Ân, không lẽ cũng bị đối xử như thứ dân. Một tình huống khác: có thể VV tự mình làm con tin của nhà Ân, và ngay cả tình huống này, có lẽ ông cũng sẽ được đối đãi khác người thường.
+ Văn vương biết/ giỏi bói, và là người viết Dịch.(thời điểm viết Dịch có thể trùng với thời điểm bị giam?)
+ Văn vương là một ông vua nhân từ, đức độ, theo vương đạo.
- Nếu quẻ ám chỉ: Nghĩa đen là nuôi thú nhỏ, nên hiểu là thuần tính bằng phương pháp âm nhu (tiểu ). Quẻ này hào âm duy nhất ở vị 4 , đắc chính lại là hào chủ thể của toàn quẻ.Javary cũng như xưa Chu Hi bảo là tượng cho thời gian Văn vương bị Trụ giam ở Dữu lý và cách hành xử của ông ta để đối phó với hoàn cảnh cay nghiệt này ( có thể bị giết , không biết khi nào được về). Vậy nên quẻ này được giảng là kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu. thì nếu đặt địa vị là Văn vương, bị giam lỏng trong hoàn cảnh cay nghiệt, lại vốn là vị vua nhân đức, nếu ông ta vẫn xử sự như khi bình thường thì rất có thể ông bị gièm pha, bị "chụp mũ" /bị hại bởi đối thủ là vua Trụ. Nhưng trong hoàn cảnh vẫn được gần dân, ông ta vẫn có thể bộc lộ ở một mức độ nhỏ cá tính vốn có của mình, một cách khéo léo và kín đáo, thì vẫn không hại gì bản thân, bởi đối thủ có thể sẽ không để ý quá.
i/ Ta có thể suy đoán về quẻ:
Hào 1 : Phục tự đạo, hà kỳ cữu ? Cát.
dịch : Trở lại đạo (trong ) ta thì lỗi gì ? Mở.
Hào này dương , ứng với hào 4 chủ thể (âm) .Lấy việc mài dũa đạo làm phương châm vượt nạn. Chu Hi, Javary v.v... giảng hào này tiến tốt lại bị hào 4 ngăn trở , biết tự giữ mà không lỗi , thì theo tôi không phải sai nhưng dễ làm người đọc hiểu lầm.
- Hào 1: miêu tả trạng thái có tính chất nghi vấn/tự chất vấn, do dự, có thể là cảm nghĩ khi mới bắt đầu bị giam lỏng ở (thành) Dữu Lý, khi mà Văn vương vẫn còn chưa rõ về tình cảnh của mình, làm hay không làm, ở mức độ thế nào, phù hợp tính chất "sơ nan tri" của hào...Tuy nhiên, hào này đắc chính, lại có hào 4 trợ ứng thuận âm - dương nên Mở.
Hào 2 : Khiên phục cát.
dịch : Giật dắt trở lại, mở.
Vị này đắc trung nhưng bất chính nên cần phải lôi kéo trở lại đạo thì tốt.
- Hào 2: Trạng thái đã được xác quyết -Giật dắt trở lại, vì khi ở Dữu Lý, Văn vương chỉ bị giam lỏng, vẫn được tự do đi lại, được dân trong thành mến đức, và sau một thời gian bị giam có thể tạm xác định được tình huống.(nên nhân lúc này mà đặt ra Dịch chăng? tiểu súc - kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu.) Hào này đắc trung, nên cũng được coi là tốt, có thể là thời gian Văn vương còn thong dong được, đối thủ chưa "rờ tới".
Hào 3 : Dư thoát bức.Phu thê phản mục.
dịch : Xe long trục. Vợ chồng trái mắt.
Vị này bị dồn nén khó chịu.Không có từ phê xấu thì khó khăn chỉ một thời.
- Hào 3: trạng thái chờ đợi đã đến lúc bị dồn nén khó chịu, ngó lên để tìm hào 5 thì bị hào 4 âm ngăn trở, âm - dương trái ngược/hàm ý xung khắc. Thời hào 3 cũng là lúc Văn vương đã trải qua một quãng thời gian kha khá bị giam lỏng, nên tâm trạng bị dồn nén khó chịu có thể xảy ra, và hào này đắc chính, nhưng không có nhận xét gì, chỉ miêu tả trạng thái.Lúc này, hào 4 âm nhu, đắc chính ngăn cản, làm khó cho Văn Vương, nếu xét trong mối quan hệ kề cận giữa hào 3 dương với hào 4 âm, có tính chất đối nghịch / Vợ chồng trái mắt.
Hào 4 : Hữu phu: huyết khứ, dịch xuất , vô cữu.
dịch : Có lòng tin, (giờ đây) máu tan , lo (cẩn thận ) hiện ra, không lỗi.
Hào 4 là hào công khanh gần vua nên chỉ Tây bá ( tức Văn vương ) vào triều bị Đế Tân (Trụ) bắt giữ. Nhờ đắc chính nên trỏ việc sau 7 năm bị bắt thì được thả .Nhưng nỗi sợ bị giết tuy hết (huyết khứ ) nhưng chưa thể nào thôi thận trọng (dịch xuất ).Chứ không thể hiểu theo cổ điển là lo sợ tiêu tan . Tôi theo Javary nhưng ghi thêm bối cảnh Tây bá được thả .
- Hào 4: trạng thái mà Văn vương phải trải qua trong mối quan hệ với vua Trụ, khi đã tiếp cận gần nhất với đối thủ, bớt lo sợ /(giờ đây) máu tan , đã tạo được lòng tin nơi đối thủ. Lúc này, hào 4 có thể coi như tượng trưng cho Văn vương, ở vị dưới vua (hào 5), thời kì bị giam lỏng - nên mặc dù Có lòng tin nhưng vẫn phải lo (cẩn thận ) hiện ra, bởi mặc dù hào đắc chính, âm nhu, có thể tương ứng vị thế của Văn vương lúc đó, vẫn giữ được nghĩa nhưng vẫn chỉ là một bề tôi bị giam lỏng, nên vẫn cần cẩn trọng trong ứng xử.
Hào 5 : Hữu phu, loan như.Phú dĩ kỳ lân.
dịch : Có lòng thành tín ràng buộc .Giàu lên nhờ láng giềng.
Các nho gia , học giả đều giảng nhờ trung chính mà hào 4 ( Tây bá ) cảm hóa được hào 5 ( Đế Tân ).Lấy lòng thành mà tin tưởng nhau ( Tây bá không oán hận ).Tôi nghĩ hiểu như vậy đúng nhưng không đủ vì còn vế sau : giàu nhờ láng giềng; vì điểm trọng yếu của sách lược nhà Chu là giữ được trao đổi tốt với Đại quốc (Ân) để phát triển dù thế nào đi nữa. Ta nên nhớ cha của Tây bá là Quý Lịch đã trước đó bị vua Văn / Thái Đinh nhà Ân bắt lỗi để giết đi , bây giờ Cơ Xương bị tù 7 năm mà họ vẫn không động binh mà còn muốn giao hảo để lớn mạnh thì đủ thấy Tây Chu tính xa như thế nào .
- Hào 5: tượng trưng cho vua Trụ trong mối quan hệ với Văn vương (hào 4 âm). Đồng thời cũng miêu tả thời kì Văn vương có thể đã dành được lòng thành tín ràng buộc với vua, do đã trải qua được thời kí hào 4 đầy khó khăn.
- Hào 6:
+ Thời mạt của quẻ, đã đến lúc Mưa rồi! nghỉ ngơi, tiếp ứng với thời điểm Mây đen dày đặc (mà vẫn ) chưa mưa ở cõi Tây của ta, với hàm nghĩa là đã có thể xác định được thời gian chấm dứt hoạn nạn, bởi "hết mưa là nắng lại lên thôi", tức là đã có thể thấy được tương lai sáng láng, nay đã hết hạn khó khăn - Mưa rồi, nên tâm trạng thoải mái/ nghỉ ngơi.
+ Khi đã sắp thoát nạn, nghĩa là sẽ có thể được quay lại với vị thế ban đầu, nên không còn phải tiểu súc nữa, mà lại có thể khôi phục được vị thế ban đầu của mình, nên lại Chở đức cao / giữ chức lớn.
+ Vợ / đàn bà , điềm nguy. Trăng sắp rằm.Quân tử đi đánh dẹp thì xấu: có lẽ hàm nghĩa mặc dù đã có thể thấy được kiếp nạn của VV sắp qua, nhưng vẫn cần phải cảnh giác với nguy cơ tiềm ẩn từ Vợ / đàn bà , điềm nguy (có thể ám chỉ Đát Kỉ là người sẽ gây cản trở). Mặt khác, cũng có thể ám chỉ về thời điểm/ thời gian - Trăng sắp rằm - sắp hết hạn giam cầm của Văn vương. Và do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi hành động cũng phải cân nhắc thật kĩ, nếu không rất có thể rơi vào trạng thái xấu, phí hoài những công sức/thời gian ứng phó với đối thủ trước đó, nên Quân tử đi đánh dẹp phải rất thận trọng, để tránh kết cục xấu.
- Nếu so sánh với quẻ Nhu, ta nhận thấy:
+ Quẻ Nhu cũng nói về sự chờ đợi, nhưng là sự chờ đợi (hành động /ứng xử)của một đối tượng bất kì.
+ Quẻ Tiểu Súc : là trường hợp riêng, có điều kiện rất khó khăn ràng buộc ( có thể bị giết , không biết khi nào được về) , nên không chỉ nói về sự chờ đợi , mà còn thêm vào đó là kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu.
ii/ - Về quẻ (cấu trúc): Quẻ có 5 hào đắc trung hoặc chính, hào 4 làm chủ quẻ, chỉ có hào 6 là không đáng vị (có thể như người quan sát bên ngoài)
+ Hào 1 & 2 đều có trạng thái phục, cát (cho một chủ thể). Hai hào kế cận nhau, hào 1 có hào 4 âm tác động thuận âm dương
+ Hào 3: Chỉ miêu tả một trạng thái (cho một chủ thể)
+ Hào 4 & 5: Đều có trạng thái hữu phu. (cho hai/nhiều chủ thể) Hai hào kế cận nhau, một âm - một dương. Âm dưới thuần phục dương trên (cửu ngũ)
+ Hào 6: Miêu tả một trạng thái, và có sự dự báo.(có thể ở góc độ quan sát bên ngoài)
Sửa bởi pth77: 26/02/2014 - 00:51
Thanked by 2 Members:
|
|
#101
Gửi vào 26/02/2014 - 15:46
Theo phép ứng thế của Dịch thì âm dương hòa hợp chứ không tranh nhau, cùng âm hay cùng dương mới đối nhau.
Bạn hiểu hào 4 Văn vương thu phục được dần lòng tin từ Trụ, đến hào 5 ,6 thì mới được giải thoát thì cũng có lý .Nhưng mà sử viết khác: Văn vương phải giả nhát , giả ngu dể Trụ không lo mình nguy hiểm và nước Chu phải mang tiền tài, mỹ nữ, ngựa hay để chuộc V vg về (xem các quẻ 41/42 ích và tổn , nhất là hào 2 quẻ Ích có nhắc đến ).
Hào 6 là khó hiểu nhất vì có đến ít nhất 4 ý trong lời hào ."Mưa rồi, nghỉ ngơi. " thì dễ giảng vì ở hào 6 cuối quẻ lại có lời quẻ chưa mưa. " Thượng đức tái " tôi tạm hiểu là tăng đức (dịch từng chữ theo Ngô Tất Tố là chuộng đức chở) nhưng có nhiều cách hiểu ".Phụ trinh lệ,nguyệt cơ vọng " : trăng sắp rằm là một cụm từ thấy nhiều lần trong Chu Dịch luôn có nghĩa âm nhu đang thịnh ở đây rõ ràng chỉ 1 người vợ hay phụ nữ.Nhưng cuối cùng còn có ý " quân tử chinh hung " nên quân tử chỉ chúa Chu chưa thể động binh .Kết hợp 4 ý này thành 1 câu chuyện liền lạc là điều chưa ai làm được 1 cách thuyết phục .
Sửa bởi nguy: 26/02/2014 - 15:47
Thanked by 2 Members:
|
|
Thanked by 2 Members:
|
|
#103
Gửi vào 26/02/2014 - 16:26
coluong70, on 26/02/2014 - 16:19, said:
Sửa bởi nguy: 26/02/2014 - 16:33
Thanked by 2 Members:
|
|
#104
Gửi vào 26/02/2014 - 17:13
Thanked by 1 Member:
|
|
#105
Gửi vào 26/02/2014 - 17:39
Không phải là dựa hoàn toàn trên công trình của Javary đâu anh Hoa cai mà là trên các khám phá của các môn khảo cổ, ngữ văn, cổ sử, văn bản học (sách Wang Dong Liang là tài liệu chính nhưng không là duy nhất ).Phần của Javary là diễn giảng dựa trên cái nền đó , tôi dùng để đi nhanh hơn vì không đọc được thẳng từ công trình Đại học chính thống của TQ.
Còn tôi đã nói rõ đây là làm sáng tỏ tư tưởng nguyên thủy của Chu Dịch , nặng về thực tế nhân sinh . Tôi không bài bác phần bói toán Tiền Chu cũng không chê bai các nho gia, học giả phát triển phần vũ trụ quan, duy thức luận hay luân lý , đạo đức luận . Nhưng mà cái đó có nhiều tài liệu rồi ai cũng có thể đi tìm lấy mà , đâu có ai cần một bản mới để làm việc đã có sẵn.
Còn tôi tuy nhỏ hơn anh nhưng cũng quá 50 từ lâu rồi .Sợ rằng không làm bây giờ về sau đâu còn đủ sức hay minh mẫn ;nhất là tôi có được ở đây một số bạn có nhiều khả năng lại sẵn lòng giúp đỡ thì không nắm lấy thời thì chẳng là trì trệ lắm sao ? Với lại theo tôi đưa ra công việc của mình lúc đang làm mà có được những người khác phê bình , chỉ ra sơ sót, sai lầm một cách xây dựng, công tâm thì thật là may mắn đấy . Còn có nhiều người không hiểu mình thì cũng bình thường thôi , đóng góp của mình có được nhận hay không phải đợt thời gian mới biết được trong đa số trường hợp .Có khi người đã mất mà sách mới bổ ích cho người có duyên .
Thất kính .
TB Nói thêm cho những ai chưa hiểu: tôi vẫn đọc và thích thú với những công trình của những người đi trước .Dạo này thích nhất cụ Học Năng và các lời giải đoán BTHà lạc đôi khi sâu sắc bất ngờ.
Sửa bởi nguy: 27/02/2014 - 03:34
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |