Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#76 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2345 Bài viết:
  • 3570 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/02/2014 - 08:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 24/02/2014 - 01:45, said:

ý kiến của Minhhuyen về hào 1 quẻ sư rất đáng để bàn luận . Thật ra hiểu như cách cổ điển mà Minhuyen đưa ra không hại gì cho toàn quẻ nhưng javary chú như sau về từ nguyên :
1/ luật có nghĩa là luật lệ nhưng nghĩa đầu là nốt nhạc , nên ông ấy dịch là ra quân phải theo điệu nhạc. Ảnh hưởng thay đổi không lớn nhưng nguyên thủy hơn .
2/ phủ : có nghĩa là " có hay không ?", Dịch là chẳng cũng được như tiếng Việt còn những từ như phủ nhận, phủ quyết ...
3/ tàng/ tang : nghĩa là thiện , tốt nhưng nghĩa ban đầu là nô lệ , tù binh từ đó chuyển sang nghĩa món hàng, kho tàng ( viết khác một chút ) rồi sang nghĩa hiện hành đã nói: thiện, tốt. Cho nên dịch theo trung cổ ( Chiến quốc trở đi ) thì như cổ điển nhưng dịch theo thượng cổ thì phải như Javary đã dịch .

Còn về ý kiến lời xa tượng thì minhHuyen không đọc hay có đọc nhưng không phá chấp được là Tượng có trước nhưng mà là tượng lục quái với tên quẻ đi kèm ; lời quẻ, lời hào là có từ thời Tây Chu.
Để tôi viết tóm gọn lịch sử hình thành từ Bốc Phệ của Chu Dịch cho mọi người rõ khi có thì giờ. Còn bây giờ tôi chỉ nhắc sơ lại lịch sử tư tưởng chú giải Chu Dịch mà nay học giả TQ hay QT nào cũng đồng ý để quí bạn đừng chấp vào cái gọi là tượng .
1/ Chu Dịch có từ thời Tây Chu 2/ Âm Dương có từ Trâu Diễn ( Xuân thu, Chiến quốc) và Thái cực có trong Hệ từ (XTCQ) 3/ Hồng Phạm nói về Ngũ hành có từ Chiến quốc hay Tây Hán 3'/ Đổng Trọng Thư tổng hợp Âm dương với ngũ hành 4/ các tam quái xuất hiện vào thời cuối Chiến Quốc đầu Tây Hán (bản Mã vương Đôi ) 5/ Giảng Chu Dịch theo Hoàng Lão (hữu/ vô) là từ Vương Bật ( Tam Quốc) 6/ Thái cực đồ là từ Bắc Tống (Chu Đôn Di rồi sau đó Thiệu Ung (bói toán) 7/ Khí là của Trương Tái, nhân của Trình Hạo (nhân ở đây không còn là nhân của thầy Khổng ), lý là của Chu Hi (khuếch trương) thới Tống do chịu ảnh hưởng của Phật học 8/ tâm là từ Vương Dương Minh (Minh) rồi Vương Phu Chi (đầu Thanh) cũng chịu ảnh hưởng của phật học .
Các bạn nên tìm đọc Cổ sử biện của nhóm Cố Hiệt Cương nếu biết hán ngữ, nếu không thì đi tìm TQ triết học sử của Hồ Thích, của Phùng Hữu Lan (cả 2 từng được dịch ra tiếng Việt) và ở VN thì có Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê cũng dùng được (Nho giáo của Trần Trọng Kim thì không bàn về Dịch chút nào nhưng rất hay về lịch sử tư tưởng nho gia ).các sách này hơi bị cổ nên không đủ cập nhật nhưng sách mới hơn thì tôi chỉ biết bằng Pháp ngữ.

TB1: tôi quên ông Nguyễn văn Thọ thì đề nghị trong tứ tượng thì trong thái dương là thiếu dương và Thái Âm là thiếu âm chứ không như cổ điển trong dương tiềm âm và ngược lại.
TB2 : Tượng là để tóm tắt hay để đưa ra 1 hệ thống tư tưởng nào đó .Nên giảng Dịch theo tam quái là chịu ảnh hưởng của hệ thống Bát quái vì vậy không thể là nguyên thủy được .Với lại tôi đã lập lại nhiều lần dùng tượng quên lời thì sẽ làm mất sự phong phú của Chu Dịch nữa vì Chu Dịch là tinh hoa của tư tưởng thời Tây Chu nên nó bàn về chính trị, sách lược, binh pháp, và nhất là cách tiếp thế , xử thế và sửa mình . Cứ chỉ theo cái vũ trụ quan đóng của hệ thống bát quái thì chỉ được cái phần Hình nhi thượng mà mất phần Hình nhi hạ .Nếu bỏ hết lời thì tôi đố các bạn chỉ dùng bát quái (dù thêm âm dương trung chính ) mà giảng được quẻ Tỷ là đồng minh lập hội thề , quẻ Sư là thời chiến và binh pháp, phép dùng người nằm ở bên trong .

TB3: Nói thêm cho rõ: thái cực được đề cập trong hệ từ nhưng không có nói đến bát quái , cho nên Thái cực đồ với thái cực , lưỡng nghi, tứ tượng , bát quái là phát kiến mới.
Và các Dịch truyện , trong đó có Hệ từ , là những lời bàn về Chu Dịch nguyên thủy là của hậu thế nhưng sau này người ta gộp với lời quẻ, lời hào vào thành Kinh Dịch .
Rất cảm ơn bác Ngụy ,những dẫn chứng của bác đưa ra rất cụ thể,chi tiết ,nhưng nếu nói đến lịch sử thì chúng ta không có đủ thông tin để chứng minh là chính sử trước mắt của chúng ta đúng hay sai ,có thiếu sót gì không ,Đơn cử 1 ví dụ ngay trước mắt thôi :Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ,phần trung tâm của ngôi mộ không ai dám động vô tới vì dù khoa học hiện đại nhưng cũng không thể xác định được là có tồn tại những gì trong ghi chép ,song thủy ngân .cung điện,,,,,,,,,
Còn tất cả các ngôn ngữ sơ khai đều bất nguồn từ hình vẽ ,Từ người Maya ,,đến người Tàu cô ,ai cập ,Nhất là chữ Hán đến hiện tại vẫn là 1 ngôn ngữ tượng hình .Họ dùng hình vẽ để thể hiện sự vật ,sự việc ,rùi dần dần đơn giản lại thành chữ Viết Hạ .Thương Chu có chữ giáp cốt .rồi sau này là phồn thể ,giản thể ,Việt Nam thì sáng tạo Nôm tự,Bây h chỉ cần nhìn vô 1 cô cậu bé 2 3 tuổi ,chưa biết chữ ,thì các em dùng tranh ,hình ,để thể hiện thế giới quan nhân sinh quan ,người lớn cũng dùng những tranh vẽ hình ảnh để trẻ nhận biết sự vật xung quanh ,giống như hồi xưa bà dạy từ bé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tròn như quả trứng gà,....... Như Bội ca cũng đã chiết tự chữ Hán zậy .Người Thượng cổ cũng giống vậy,thậm chí những bộ lạc trên thế giới vẫn dùng hình đó thôi Tại sao âm đứt ,dương liền ,không có quy ước trên ,thì làm sao thể hiện là quẻ Cổ ,quẻ Phong mà ngồi đây mà chú
Bây giờ Huyền lấy 3 vạch liền ,6 vạch liền gọi là Thuần Khôn hay Cấu rồi cũng được phải không mọi người ,hì hì ,vấn đề không phải là đơn tượng,hay kép tượng,cũng giống như học giả Javary vậy thôi ,ông ấy nghĩ cũng giống như hồi xưa đánh trống lệnh (gọi là nhạc) . 1 hồi quân tiến lên.1 hồi thu binh ,Người tây phương đọc xong thì sẽ tưởng tượng ra như hành khúc thổ nhĩ kì,vậy thôi,cón nói về kinh dịch nguyên thủy nhất cứ nhìn mấy chấm tròn ,đen của Hà đồ ,lạc thư tưởng dễ mà khó
Bác pháp vân cho cháu mượn luôn câu :Chúc bác Nguy hoàn thành tâm nguyện và mọi người tiếp tụáu
Cháu cũng nghĩ viết như trên là đủ ,hết ý muốn nói ,nên stop vấn đề này ở đây

Sửa bởi MinhHuyen: 24/02/2014 - 08:42


Thanked by 4 Members:

#77 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 08:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 19/02/2014 - 02:59, said:

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Tụng:
- Tụng có nghĩa tranh cãi, kiện tụng, nên ở đây có sự đối kháng giữa các bên có vị thế, thái độ, lí lẽ khác nhau. Tinh thần chung của quẻ không nằm ngoài điều này : Ở Chu Dịch nghĩa đầu mạnh hơn, quẻ dạy ta khi nào nên nói ( dương trung chính hào 5) , nên im (các quẻ khác đều bất chính ) .Nghĩa là đa phần (5/6 hào) đừng ham cãi vì mục đích không thể là ăn người mà là làm sáng tỏ và giữ được hòa khí để tiếp tục cộng tác với nhau .
Lời quẻ: Tụng , hữu phu trất dịch.Trung cát.Chung hung .Lợi kiến đại nhân. Bất lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Bàn cãi, lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng .Trung dung mở. Làm đến cùng đóng .Nên đi gặp người tài đức. Chẳng nên qua sông lớn (liều lĩnh )

- Nhận thấy các hào trong quẻ dường như có sự độc lập tương đối, không có mối quan hệ, liên kết mật thiết với nhau, thể hiện các thời khác nhau của quẻ. Các hào được đánh giá dựa trên vị thế của nó (sơ, trung, chính, thế - ứng, lân cận). Lời hào cũng thể hiện phần nào vị thế, thái độ, lí lẽ của người tham gia tranh tụng, đồng thời cũng thể hiện một mối nhân - quả trực tiếp giữa hành vi ứng xử được khuyên bởi lời hào với kết quả trực tiếp của hành vi này (kết quả có thể là lời răn, hoặc là một kết cục). Chẳng hạn hào 1: vị thế thấp, không đắc trung - chính, lí lẽ có chút điều tiếng, nên được khuyên là Đừng kéo dài kiện tụng, thì sẽ có kết quả Cuối cùng sẽ mở.

- Xin mượn một câu chuyện vui để minh hoạ:
Trong tranh tụng tại Toà án, ta nhận thấy có các bên như: Bị đơn; Nguyên đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người phán xét (quan toà/ trọng tài, công tố); và Người bào chữa (luật sư).
+ Hào 1 : như người bị đơn có vị thế thấp, bị điều tiếng (do bị kiện), nên Đừng kéo dài kiện tụng, thì may ra có kết cục Cuối cùng sẽ mở
+ Hào 2 & 4: như nguyên đơn hung hăng có vị thế khác nhau, có lí lẽ, thái độ khác nhau, được khuyên ứng xử khác nhau, nhưng kết cục có thể giống nhau Không thể cãi thắng
+ Hào 3: như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chỉ là người phải theo phép vua vậy (theo kiện bị động), nên giữ thái độ chẳng nên tự tôn , kiêu mãn, mà có thể nhận kết cục không hiện hữu / không thực tế
+ Hào 5: như quan toà/ trọng tài, công tố, là người có Đức hay vị đáng (trung chính) , nên đưa ra lý luận/phán xét của mình
+ Hào 6: như luật sư của các bên bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi liên quan. Trong tranh chấp ắt có người thắng, kẻ thua, hay hoà, nên dù thắng cãi, được thưởng thì hậu quả cũng xấu xa, vì đó là công việc của luật sư (thắng cho ai thì được họ thưởng, nhưng bên thua lại ghét)

- Câu chuyện khác: (dụng quẻ Tụng )
Những người tham gia Bàn cãi tại topic này hãy dẹp bỏ lòng tự ái tự tin có thể làm che mờ/ quên sự cẩn trọng của họ, trong tranh luận hãy giữ sự Trung dung để có thể mở lòng đón nhận các ý kiến khác. Đừng cố tranh cãi đến cùng để rồi "ai lại về nhà đấy" mà dẫn đến kết cục đóng lại tranh luận. Nếu có vấn đề còn chưa đồng thuận, hãy đi gặp người tài đức để tham vấn, chớ chẳng nên cố tranh cãi/ Chẳng nên qua sông lớn liều lĩnh mà sinh ra thành kiến, không có kết cục tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi xin có thêm chút ý kiến về quẻ Tụng.

Tụng là Luận (bàn cãi, kiện tụng).

Lời tượng: Trời với Nước đi trái ngược nhau là quẻ Tụng. Người quân tử coi đấy mà, hễ làm việc gì, phải mưu tính ngay từ đầu.

Nguyễn Hiến Lê giảng: Do Càn (Trời) có xu hướng đi lên, Khảm (Nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai người bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Như vậy, lời tượng khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo. Phan Bội Châu chỉ rõ thêm: Tượng quẻ này về mặt chữ chỉ nói chữ Tụng, nhưng thâm ý của thánh nhân chẳng phải chuyên nói việc Tụng mà thôi. Hễ những việc họa hoạn ở trong thiên hạ, gia đình sở dĩ đến nỗi tan nát, vợ chồng sở dĩ đến nỗi lìa tan, bạn bầu sở dĩ đến nỗi thù nhau, lớn như chiến tranh giữa các nước, nhỏ nữa như viết một hàng chữ, nhả một lời nói, thường đến nỗi gây ra họa văn tự. Tựu trung lại vì không biết mưu sự lúc ban đầu đó thôi. Lẽ thường trong thiên hạ, có kết quả, tất trước đó đã có tạo cái nguyên nhân. Kết quả sinh ra Tụng, tất có tạo nguyên nhân từ khi bắt đầu, gây mối chỉ có mảy may, thường hay nảy nở ra cái tai vạ. Tục ngữ có câu: Cái sẩy nảy cái ung, chính là lẽ ấy. Quân tử xem quẻ Tụng, mới nghĩ ra phương pháp cho tiêu cái họa Tụng, bằng cách: Hễ làm việc gì phải hết sức cẩn thận, tính toan từ đầu, mối kiện đã không gây ra thời cái tai họa bằng kiện nhau tự nhiên tiêu diệt.

Sửa bởi PMK: 24/02/2014 - 08:50


Thanked by 4 Members:

#78 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 09:24

Các bậc tiền bối chỉ với mấy dòng đơn giản mà chứa đựng ý tứ vô cùng sâu sắc.

Để hiểu về quẻ Tụng mà chỉ bàn riêng các hào là thiếu sót vô cùng lớn.

Có câu: Vô phúc đáo tụng đình. Để phải ra đến chốn pháp đình rồi mới nghĩ cách hòa giải hoặc thắng kiện đều là không hay, đừng nói đến thua kiện (Tuy nhiên, nếu đã trót gây ra họa kiện tụng thì tốt nhất là nhờ đến Tòa án, không nên thuê đầu gấu tự xử bởi không khéo quý bạn cũng vẫn sẽ được đến chốn pháp đình nhưng dưới cái danh bị cáo chứ không còn là nguyên đơn).

Các vị làm kinh doanh thì khi lập hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, điều khoản phải rõ ràng, dự trù trước các tình huống có thể phát sinh. Quan trọng nhất là phải đối chiếu với quy định của pháp luật xem các điều khoản của hợp đồng có phù hợp với pháp luật hay không, bởi vì cho dù cả hai bên đã thống nhất với điều khoản trong hợp đồng nhưng nếu thỏa thuận đó không phù hợp pháp luật thì cả hợp đồng hoặc riêng điều khoản đó vẫn là vô hiệu.

Trong cuộc sống thì không thể tránh khỏi bàn cãi, tranh luận. Tuy nhiên, người ta thường không đánh nhau sứt đầu mẻ trán vì nội dung vấn đề tranh luận mà đánh nhau vì cách thức, câu chữ dùng trong tranh luận dẫn đến mất lòng nhau. Cái này có lẽ quá rõ rồi.

Hồi nhỏ tôi từng đọc trong báo "Kiến thức ngày nay" câu chuyện này: Trong cuộc chiến Pháp - Phổ, sau khi hai bên đã dàn quân xong, viên sĩ quan chỉ huy Pháp nói: Xin mời các anh bắn trước. Mèng ơi, cảm thấy anh chàng sĩ quan Pháp này thực hào hoa phong nhã quá xá, đánh nhau một mất một còn mà vẫn lịch sự tao nhã như thế (cái tinh thần này thực quá xa lạ với tinh thần "Binh bất yếm trá" của phương Đông), tuy rằng không biết anh ta có bao nhiêu cái mạng để hào hoa phong nhã như vậy...

Thanked by 2 Members:

#79 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:04

Cứ thử tưởng tượng khi vợ chồng tranh luận bàn cãi, giận lên xưng anh - tôi, cô - tôi là đã thấy khói lửa rồi, nếu mà vặc nhau mày - tao thì thật quá kỳ, nghe thật xúc phạm, đến lúc hòa giải vẫn để lại vết thương lòng khó lành cho đối phương.

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Ngày ngày con cái chứng kiến cha mẹ mày - tao với nhau thì tự nhiên sẽ in sâu vào tiềm thức, sau này tự nhiên sẽ có cách hành xử y hệt như vậy.

Không rõ người sĩ quan Pháp trong câu chuyện nói trên về năng lực giỏi hay dở, nhưng mà có thể chắc chắn anh đã được giáo dục rất kỹ.

Năng lực là thứ bẩm sinh. Tự hào về thứ Trời cho làm gì? Thông minh sao? Nói ví dụ một ngày nào đó đột nhiên cụng đầu vào cửa trở thành ngơ ngẩn, đến lúc đó tự hào thông minh với ai?

Nói về năng lực, trên đời này mỗi người có sở trường riêng. Đó đơn giản là sự phân công lao động xã hội thôi. Thật ngộ nghĩnh cho những ai can đảm vênh váo tự đắc về sở trường của mình.

Vênh váo tự đắc rất dễ gây ra họa kiện tụng bởi người vênh váo tự đắc thường thiếu cẩn trọng trong lời nói và hành động.

Không biết mọi người có xem phim "Đại thích khách" hay chưa? Tôi chỉ nhớ rõ nhất tập phim về Chuyên Chư, không phải nhớ nội dung cụ thể Chuyên Chư hành thích ai, mà nhớ rõ về tình tiết tuyển chọn thích khách. Có khá nhiều tráng sĩ tham gia dự tuyển, trong đó có một người có võ công rất cao. Sau khi đánh thắng tất cả các đối thủ, vị võ công cao này đang dương dương vênh váo tự đắc thì đột nhiên một đàn chó được thả vào trường đấu. Vị võ công cao này liền biến sắc mặt, chửi ầm lên: Sĩ khả sát, bất khả nhục. Công tử Quang lúc này quay qua nói nhỏ với quân sư của mình: Người ta nói đúng, chúng ta làm vậy có quá đáng không? Vị quân sư thản nhiên trả lời: Người có khả năng làm việc lớn phải có khả năng biết nhịn nhục, vị tráng sĩ này võ công tuy cao nhưng không phải là người có thể làm chuyện đại sự. Thế là cuộc tuyển chọn đi tong. Sau đó, cuối cùng Công tử Quang cũng tìm được Chuyên Chư.

Thanked by 3 Members:

#80 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:18

Có lẽ ai cũng biết câu chuyện Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng?

Kẻ được an bài đi cùng Kinh Kha là một kẻ vô dụng, tuy võ công cao, lời lẽ ngày thường cũng hùng hồn, vênh vênh váo váo, nhưng giáp mặt Tần Thủy Hoàng thì hoàn toàn bị khí thế bức người của Tần Thủy Hoàng chấn nhiếp.

Nếu như Kinh Kha có được một người đồng sự có khả năng làm việc đại sự đi cùng thì chưa biết lịch sử Trung Quốc sẽ như thế nào.

Thanked by 3 Members:

#81 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 24/02/2014 - 11:37

Đúng là rất khó. Để tiếp cận với một cái gì quen thuộc từ góc nhìn khác, thì bắt buộc người ta phải tạm thời gạt bỏ những gì đã ăn vào tiềm thức của mình để tránh tư duy theo lối mòn. Làm được việc ấy, không phải nhiều người có thể làm được.

Thanked by 4 Members:

#82 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 24/02/2014 - 11:37, said:

Đúng là rất khó. Để tiếp cận với một cái gì quen thuộc từ góc nhìn khác, thì bắt buộc người ta phải tạm thời gạt bỏ những gì đã ăn vào tiềm thức của mình để tránh tư duy theo lối mòn. Làm được việc ấy, không phải nhiều người có thể làm được.

Tôi có kỷ niệm với câu chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng". Từ bé đến lớn được đọc, được dạy phân tích đủ thứ nào là tham thì thâm, nào là .v.v. Đến một ngày tình cờ đọc trên báo có bài viết với nội dung là có một người mẹ (hình như ở nước Nga) đọc cho con mình nghe câu chuyện trên, nghe xong cậu bé hỏi: Sao ông lão không nhờ cá vàng đổi cho một người vợ khác hả mẹ? Đọc đến đó tôi ngớ người. Ừ nhỉ, tại sao bản thân mình chưa bao giờ nghĩ đến điều đó?

Sửa bởi PMK: 24/02/2014 - 11:46


Thanked by 3 Members:

#83 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:51

Mã hoá có thể:
+ Một Hình - Tượng (kí hiệu) : có thể chứa một hay nhiều nghĩa. Hình - Tượng có thể đơn giản hay phức tạp. Nghĩa có thể ít hoặc nhiều, có thể chính hay phụ, có thể độc lập...Thí dụ minh hoạ: như tượng quẻ; như trong Kiều...do có thể văn phong xưa hay dùng lối ẩn dụ, so sánh, thậm xưng...
+ Ngược lại :một nghĩa hoặc một vài nghĩa có thể được mã hoá bởi Hình - Tượng(kí hiệu) đơn giản hay phức tạp. Thí dụ minh hoạ: các mật mã có thể rất phức tạp nhưng nghĩa đọc được lại đơn giản...
ps: có thể tham khảo thêm từ cuốn sách "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới" (Hình như của NXB Đà Nẵng)

Sửa bởi pth77: 24/02/2014 - 11:57


Thanked by 2 Members:

#84 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 24/02/2014 - 11:51, said:

Mã hoá có thể:
+ Một Hình - Tượng (kí hiệu) : có thể chứa một hay nhiều nghĩa. Hình - Tượng có thể đơn giản hay phức tạp. Nghĩa có thể ít hoặc nhiều, có thể chính hay phụ, có thể độc lập...Thí dụ minh hoạ: như tượng quẻ; như trong Kiều...do có thể văn phong xưa hay dùng lối ẩn dụ, so sánh, thậm xưng...
+ Ngược lại :một nghĩa hoặc một vài nghĩa có thể được mã hoá bởi Hình - Tượng(kí hiệu) đơn giản hay phức tạp. Thí dụ minh hoạ: các mật mã có thể rất phức tạp nhưng nghĩa đọc được lại đơn giản...

Theo bạn thì Hình - Tượng các quẻ trong Kinh Dịch là đơn giản hay phức tạp?

Thanked by 1 Member:

#85 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 11:59

theo tôi là Đơn giản.

Thanked by 1 Member:

#86 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 24/02/2014 - 12:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 24/02/2014 - 11:45, said:

Tôi có kỷ niệm với câu chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng". Từ bé đến lớn được đọc, được dạy phân tích đủ thứ nào là tham thì thâm, nào là .v.v. Đến một ngày tình cờ đọc trên báo có bài viết với nội dung là có một người mẹ (hình như ở nước Nga) đọc cho con mình nghe câu chuyện trên, nghe xong cậu bé hỏi: Sao ông lão không nhờ cá vàng đổi cho một người vợ khác hả mẹ? Đọc đến đó tôi ngớ người. Ừ nhỉ, tại sao bản thân mình chưa bao giờ nghĩ đến điều đó?

Vậy cho nên, với bản thân tôi. Đối với cách tiếp cận chủ đề này, tôi cứ coi như đang đọc 1 câu truyện, có cốt truyện với các tình tiết có liên kết, có rời rạc,...
Còn vì sao "truyện" này có thể ứng dụng để bói toán (dùng Hà Lạc) thì tôi cho rằng nó có cái "Linh" của riêng nó, nên nó có thể ứng được. Cũng giống như "Truyện Kiều" mà Nguyễn Du sáng tác trên thể thơ, nó cũng có cái "linh" riêng và nó được rất nhiều người dùng để bói toán.

Xác định như thế cho nên tôi cho rằng sẽ tìm thấy cái điều thú vị ngoài cách hiểu mà trước đây đã từng tiếp cận.

Thanked by 3 Members:

#87 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 12:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 24/02/2014 - 11:59, said:

theo tôi là Đơn giản.

Theo tôi cũng cho là đơn giản.

Cái đơn giản đó lại chứa đựng biết bao nhiêu thứ phức tạp. Để cho ra đời cái đơn giản đó cần biết bao nhiêu tim óc? Để diễn từ cái đơn giản ra được những cái phức tạp một cách đơn giản thì lại cần bao nhiêu tim óc?

Thanked by 3 Members:

#88 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 12:15

Tôi cho là ta cứ thử viết một bài bình chú một quẻ nào đó theo văn phong hiện nay (khác lối cũ đi) thì có thể thấy thêm điều gì chăng?

Thanked by 2 Members:

#89 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 12:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 24/02/2014 - 12:04, said:

Vậy cho nên, với bản thân tôi. Đối với cách tiếp cận chủ đề này, tôi cứ coi như đang đọc 1 câu truyện, có cốt truyện với cách tình tiết có liên kết, có rời rạc,...
Còn vì sao "truyện" này có thể ứng dụng để bói toán (dùng Hà Lạc) thì tôi cho rằng nó có cái "Linh" của riêng nó, nên nó có thể ứng được. Cũng giống như "Truyện Kiều" mà Nguyễn Du sáng tác trên thể thơ, nó cũng có cái "linh" riêng và nó được rất nhiều người dùng để bói toán.

Với bản thân cá nhân tôi, Bát tự Hà Lạc ý nghĩa bói toán không lớn, cái lớn hơn rất nhiều là học được cách nhìn thời thế; thời thế của chung xã hội và thời thế của riêng mình và của các cá nhân khác thuộc diện mình quan tâm.

Về câu chuyện cụ Trạng Trình khuyên Nguyễn Hoàng: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân. Có người thì cho rằng cụ Trạng Trình giỏi bói toán phong thủy này kia nọ nên khuyên như thế, nhưng cũng có người cho rằng do cụ Trạng Trình có nhãn quan chính trị sắc bén, không liên quan gì đến bói toán này kia nọ. Cá nhân tôi cho rằng cả hai lý do trên đều đúng.

Tất cả những câu chuyện mà tác giả sách Bát tự Hà Lạc lấy ra làm ví dụ tôi đều đã đọc từ lâu trước đó, nhưng qua lăng kính Bát tự Hà Lạc thấy thật mới mẻ, thật ý nghĩa. Lần đầu tiên đọc tôi đã rất xúc động. Về cụ Phan Bội Châu từ xưa tôi đã biết được cụ là một chí sĩ yêu nước đáng kính. Nhớ ngày bé đọc tác phẩm "Ông già Bến Ngự" kể về hoàn cảnh của cụ khi bị giặc Pháp giam lỏng, về hoàn cảnh của cụ khi mất, vừa đọc vừa khóc, mỗi lần đọc lại vẫn khóc tiếp. Nay đọc những lời phụ chú của cụ trong sách Bát tự Hà Lạc nhận thấy cụ là một nhà nho rất sáng suốt. Tuy nhiên, thời của các nhà nho như cụ đã hết, bản thân cụ cũng biết điều đó và cụ rất trông mong, kỳ vọng vào lớp trẻ thời đại mới.

Thanked by 3 Members:

#90 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 24/02/2014 - 12:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 24/02/2014 - 12:15, said:

Tôi cho là ta cứ thử viết một bài bình chú một quẻ nào đó theo văn phong hiện nay (khác lối cũ đi) thì có thể thấy thêm điều gì chăng?

Ý tưởng rất hay, bạn cứ làm thử. Tôi không có nhiều thời gian, nhưng sẽ cố gắng theo dõi bạn.

Các cụ viết rất súc tích, lời ít ý nhiều, đòi hỏi người đọc phải có một vốn kiến thức nhất định và phải chịu khó tư duy. Bạn định viết theo lối nào?

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

13 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 13 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |