Jump to content

  •  
  • Trình Ứng Dụng

Advertisements




PHIẾM LUẬN VŨ TRỤ


357 replies to this topic

#136 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

Gửi vào 11/12/2013 - 19:56

dạ vậy mới cần cái nhìn nhiều chiều và chuyên môn trong từng vị trí bổ trợ cho nhau. phải dấn thân vào..

Sửa bởi NguaQuaDoc: 11/12/2013 - 20:04


Thanked by 2 Members:

#137 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/12/2013 - 22:34

NguaQuaDoc mến, tùy duyên chọn một môn. Định nơi Một tham cứu từ từ định (hiểu sâu) tới đâu sinh huệ tới đó và tự nhiên sẽ dần dần thông hiểu các môn liên quan. Tìm hiểu huyền học như uống cafe phin, vội vàng thì mau chán và dễ nản.
Chúc vui !

Thanked by 2 Members:

#138 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

Gửi vào 11/12/2013 - 22:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/12/2013 - 22:34, said:

NguaQuaDoc mến, tùy duyên chọn một môn. Định nơi Một tham cứu từ từ định (hiểu sâu) tới đâu sinh huệ tới đó và tự nhiên sẽ dần dần thông hiểu các môn liên quan. Tìm hiểu huyền học như uống cafe phin, vội vàng thì mau chán và dễ nản.
Chúc vui !
Dạ vâng,cháu biết rồi ạ cảm ơn bác. bác dạy rất phải,cháu sẽ đi sâu hơn vào cái duyên của mình vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#139 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 00:16

- "Gốc toạ độ không-thời gian" chỉ là 1 ý tưởng, muốn đề cập tới 2 nghĩa nhỏ:+ tạm đồng nhất điểm khởi đầu vũ trụ với gốc toạ độ này (điểm khởi đầu vũ trụ này còn trong trạng thái nghi vấn, chưa rõ mà); và + gắn một hề quy chiếu để xét chuyển động trong vũ trụ. (bởi quan sát vũ trụ chủ yếu là từ trái đất, và dường như trái đất lại là trung tâm vũ trụ hiện hữu)
- Các nỗ lực tìm thông tin sự sống ngoài trái đất có lẽ có một phần ý nghĩa rằng trái đất không "cô đơn" trong vũ trụ, qua đó tìm kiếm một mối quan hệ giữa sự sống trên trái đất với những sự sống khác trong vũ trụ, và có thể từ đó nhận thấy ý nghĩa về sự tồn tại của trái đất, hay ý nghĩa về sự hình thành trái đất? (cũng tương tự như con người với các mối quan hệ xã hội của mình vậy)
- Trước đây em có đọc cuốn "Huyền thuật Tây Tạng", dạng ký sự của tác giả người Pháp, mô tả hành trình 14 năm sống ở đó. Trong đó đề cập rất nhiều tới khả năng tâm linh của các Đại sư Tây Tạng, ở các tầng mức khác nhau rất lạ và thú vị. Điều đặc biệt là các năng lực đó đều có thể tu tập, truyền dạy được. Ngoài ra,có cuốn của tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải viết về cụ Nguyễn Đức Cần, một người có năng lực tâm linh, và cụ cũng được truyền dạy.

Thanked by 3 Members:

#140 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 07:13

Theo Thiên văn học thì các thiên thể chuyển động theo những quỹ đạo xác định. Nhà bác học Kêple đã tổng quát thành ba định luật từ quan trắc là quy luật chuyển động của một số thiên thể, cụ thể là các hành tinh chuyển động quanh mặt trời (Tham khảo bài toán hai vật).

Có lẽ do con người bị giới hạn bởi công cụ quan sát nên chưa tìm thấy họ hàng của người trong vũ trụ.

Theo các sách và thực tế thì "Huyền thuật" đều có thể truyền dạy được, nhưng trong mỗi môn phái rất khắt khe vì thuật không phải là mục đích của người học Đạo. Có bao nhiêu Tâm thì có bấy nhiêu Thuật, Tâm người thì lung lăng khó định (thường ví như Tâm Khỉ) nên dễ lạc đường chưa biết ngày nào ra - có thể nói Thuật học không bao giờ hết.... Đi theo đường Đạo tuy dài nhưng an toàn vì Đạo nhiếp Thuật. Đa số chọn Đạo thì không thích, không quan tâm đến Thuật vì mục đích học hành khác nhau chăng ?

Sửa bởi PhapVan: 12/12/2013 - 07:17


Thanked by 4 Members:

#141 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 13:42

Anh thông cảm, giá như đối ẩm thì có lẽ "chém" một lúc là xong.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Cái gốc toạ độ là sự suy diễn bám theo việc vũ trụ có biên (giới hạn) hay không. Giả sử vũ trụ có biên (em tạm coi như "quả bóng vũ trụ" ) thì với gốc toạ độ này, " quả bóng" sẽ được quan sát theo chiều thời gian tuyến tính và các chiều không gian. Vd như: nếu ta bơm hơi thì quả bóng dãn nở ntn; ta châm kim thì vỏ bị xẹp hay nổ tung; vỏ cong đều hay vô định hình; chuyển động là hỗn loạn hay theo quỹ đạo...Nếu vũ trụ không có biên, thì gốc này sẽ gắn với điểm khởi đầu vũ trụ.
- Đặt trục thời gian cũng từ sự liên tưởng: thông thường, thời gian là tuyến tính, không có chiều ngược lại, nhưng ta lại thấy kí ức có thể chạy lùi theo chiều ngược lại, Điều này dẫn tới việc trong miền kí ức đó có một dạng thời gian khác tương ứng hay không, nếu có thì chiều của nó là thế nào. Liệu thời gian này có liên quan gì tới các ý niệm trong thế giới tinh thần không. Suy diễn cũng tới từ 02 cuốn sách em dẫn trên, rằng trong đó, các Đại sư liên lạc với nhau bằng "thần giao cách cảm" ngay tức thời, và giao cảm với cả các đối tượng khác trong vũ trụ nữa. Suy diễn cũng dẫn tới việc xem các động vật sống có kí ức hay không? con người thì có; động vật cao cấp có không? (có lẽ có vì nếu không thì sao chúng lại tìm về đúng chỗ ở của mình được)...
- Em cho rằng Đạo ở Tâm, Tâm thì tải Đạo.
ps: em viết theo suy diễn, mong là có ích, tránh được cũ người mới ta

Sửa bởi pth77: 12/12/2013 - 13:46


Thanked by 3 Members:

#142 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 13:52

Tâm là Đạo, Đạo là Tâm,
Bỏ Tâm tìm Đạo, hỏi tầm đâu ra.
Tâm kia và Đạo lìa xa,
Thì là Lục Đạo, Tam Đồ chẳng sai.
Tâm Kia mà hợp Đạo Trời,
Bồng Lai, Tam Đảo tức thời hiện ra.


Thanked by 4 Members:

#143 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 14:06

thế ta tìm Đạo để hiểu Tâm là gì ? theo Đạo Đức Kinh


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.
(Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất).<câu của Bao Công!>

Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].
Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Thanked by 1 Member:

#144 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 14:26

TÂM

Tâm chẳng tâm gì, phải gọi tâm!
Tâm không hình mạo cứ đâu tầm?
Ba đời không thể tìm tâm được

Phật dạy tu tâm, tâm ở đâu?

Có thân thì có tâm, có tâm tất có cảnh, có chủ thể ắt có đối tượng, cũng như có sáng có tối, có trắng có đen, có đúng có sai, có mặt có trái, có yêu có ghét, có trí có ngu, có phàm có thánh... đó là đạo lý “duyên sanh” “tương đối” của hiện tượng vạn hữu.


Thanked by 4 Members:

#145 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 14:31

có thân thì có tâm, vậy ta lại tìm thân con người là gÌ?

NGŨ UẨN

I. Con người là gì ?

Để trả lời câu hỏi này có rất nhiều cách, tùy theo cách nhìn của người trả lời:
- Con người là do ngũ uẩn hợp lại
- Con người là tập hợp của lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
- Con người là tập hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa )
- Con người chính là do 12 nhân duyên.
- Con người là tập hợp của các bộ máy: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh hệ v..v..
II. Ngũ uẩn là gì ?

Ngũ= năm;
Uẩn= nhóm, kết hợp

Ngũ uẩn là năm nhóm kết hợp với nhau tạo thành cái mà ta gọi là con người. Đó là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.

Sắc uẩn: đó chính là hình hài vật chất, là cơ thể (body). Sắc uẩn do 4 đại họp thành (đất= chất cứng như thịt, xương, răng, tóc v..v.. ; nước: chất lỏng như mồ hôi, nước mắt, nước bọt v..v..; gió: hơi thở vào, ra; lửa: hơi nóng, nhiệt độ của cơ thể).

Thọ uẩn: những cảm giác về thân và tâm, như đau, nhức, êm ái, ngứa, vui, buồn, v..v.. Có 3 loại thọ uẩn: lạc thọ (cảm giác vui sướng); khổ thọ (cảm giác đau khổ); xả thọ (cảm giác không vui sướng, không khổ đau).

Tưởng uẩn: khả năng ghi nhận, nhớ lại những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác v..v.. do thân và tâm đem lại. Ví dụ: nghe -----> nhớ -----> vui (giận, buồn).

Hành uẩn: những việc cố ý của thân, miệng và ý (ví dụ lời nói định nói mà chưa nói ra thì cũng đã thành khẩu hành rồi).

Thức uẩn: cái biết của 6 giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

Nếu mắt nhìn mà không có mặt của nhãn thức thì tuy nhìn mà không thấy gì cả. Tuy tai chăm chú nhưng không có nhĩ thức thì cũng không nghe gì cả v.v...

Sắc uẩn là phần vật chất, 4 uẩn còn lại là phần tâm lý.

Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.

Năm uẩn không tồn tại độc lập mà thường kết hợp với nhau. Ví dụ: thọ đi liền theo tưởng và tưởng đi liền theo thọ (nghe chê thì buồn, khi hết nghe rồi mà nhớ lại tiếng chê cũng buồn v..v..).

Năm uẩn thay đổi luôn, cái này kết hợp với cái kia, không theo thứ tự nào, hiện ra rồi biến đi tạo ra một biển cảm giác gồm những hiện tượng tâm-vật-lý sanh diệt không ngừng nghỉ. Do vậy cái TA chỉ là một tiến trình luôn biến đổi chứ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.


Thanked by 4 Members:

#146 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 14:34

NGŨ ẤM

Ngũ ấm, nền giáo lý căn bản trong đạo Phật. Ngũ ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là một tổng hợp của “sác thủ thú” tức là một chỉnh thể, gồm đủ ngũ quan tứ chi, ngũ tạng lục phủ: một con người phàm phu thật sự hiện hữu. Một con người kiến hoặc, tư hoặc, trần sa vô minh vi tế hoặc còn nguyên.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức khi được bồi dưỡng, xây dựng, cải tạo, gột rửa từng phần kiến tư hoặc, con người tiến lên từng bước với những quả vị: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán. Lúc bấy giờ, cái thân sắc, thọ, tưởng, hành, thức kia không gọi “ngũ ấm” nữa, vì nó được lột bỏ vô minh: kiến tư hoặc trong tam giới rồi. Giờ đây thân ấy được gọi với tên thân “ngũ uẩn”. Chữ “uẩn” có nghĩa là sự tổ hợp hình thành một chỉnh thể gọi là “người”, một con người. Thân A la hán trở lên không gọi “ấm” nữa mà dùng “uẩn”, ngũ uẩn thân.

Ngũ ấm vô ngã là một “thoại đầu”, một “công án THIỀN” vĩ đại trong đạo Phật. Thiền giả, Thiền sư tu giỏi, người ta có thể quán triệt, chứng ngộ tột cùng nguồn gốc vũ trụ nhân sinh quan, qua thi ca “Ngũ Ấm Vô Ngã” ấy. Người đệ tử Phật hay một Thiền giả mà nhận thức thấy được cái tánh “phù hư” của “ngũ ấm” thì con đường giác ngộ giải thoát ta đang dạo bước thênh thang, vì ta đã nhận thấy rõ Ngũ ấm vô ngã không còn nghi.

Quán chiếu và tư duy thấy rõ tánh vô ngã của ngũ ấm. Người đệ tử Phật tập “buông bỏ”, tập viễn ly huyễn hư! sẽ “VƯỢT QUA TẤT CẢ KHỔ ÁCH” trong cuộc đời “NGŨ TRƯỢC ÁC THẾ”!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#147 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 12/12/2013 - 15:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/12/2013 - 19:14, said:

Nếu không có Thiên đạo có thể biết được Đạo ?

Nếu không có Địa đạo có thể biết được Thiên Đạo ?

Thiên/Địa đạo là do con người gán ghép đặt tên để cố hiểu, nắm bắt. Pháp có là do ngã, vô ngã là không pháp.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/12/2013 - 19:17, said:

Có đa chiều không gian - có thể có đa chiều thời gian ?

Thời gian chỉ có một chiều, sự khác biệt là nhanh hoặc chậm xuyên suốt qua các cõi. Tâm thức càng trở về thì thời gian càng chậm lại, cho đến khi về lại được "cố quán" thường hằng, "như lai, như khứ", không còn bị bó buộc bởi không/thời của vũ trụ. Đây chỉ nói đến tâm thức, còn thân người vẫn luôn bị bó buộc bởi những định luật trong vũ trụ vì chính thân người là do tinh thể từ vũ trụ kết hợp thành. Tuy vậy, cũng vẫn có những trường hợp ngoại biệt. Trong những sách huyền môn do Nguyễn Hữu Kiệt và Nguyên Phong phỏng dịch lại, đâu đó có nhắc đến những vị minh sư có thể phân thân đi nhiều nơi (sự rung động của tâm thức phải rất vi tế mới có thể phân tử thân thể và chuyển đi nơi khác), hoặc vị Thầy của Yogananda ẩn náu trong ánh nắng (rung động của thân thể phải vi tế hơn quang tử thái dương).

Trong kỳ thư Kybalion (huyền môn Ai Cập cổ đại) cho rằng: vạn vật trong vũ trụ không vật nào tĩnh; tất cả mọi vật đều chuyển động; tất cả mọi vật đều rung động (Nothing rests; everything moves; everything vibrates. - The Kybalion) và sự biến hóa của vũ trụ có 2 chiều:

Chiều ra: thoái hóa; rung động (ba động lực - vibration) càng lúc càng chậm lại >> thô trược

Chiều về: tiến hóa; rung động càng lúc càng trở nên vi tế >> thanh nhẹ

Vì vậy, thăng hoa không phải là nằm ngủ trên núi kinh sách. Sông thời gian chảy xuôi dòng, con cá tích phải dụng lực mạnh hơn dòng chảy đó mới có thể bơi về ngược dòng ./.

Thanked by 4 Members:

#148 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 15:59

Không gian, thời gian là thứ “nguyên liệu” không “chất”, hợp tác tương quan cùng các “chất” “duyên khởi” hình thành hiện tượng vạn hữu nghìn sai muôn khác, gọi đó là “thế gian”!

Thế gian bao hàm, trùm chứa SỰ và VẬT. Sự vật là tác phẩm sản xuất bởi thế gian. Tất cả sanh khởi và hình thành theo quy luật : Đồng dị, thành phá, sanh diệt... đạo Phật gọi đó là “sáu tướng viên dung”.

Vạn pháp lúc sanh có diệt, khi diệt có sanh, trong thống nhất có đấu tranh, đấu tranh để thống nhất, chung do nhiều cái riêng, vi trần hợp thành thế giới, một của nhiều, nhiều do một. Vạn vật luôn luôn trong trạng thái mâu thuẩn đối lập, chuyển hóa mà tồn sanh...

Sự vật luôn luôn “vô thường” thay đổi ; hợp để rồi ly, sanh để rồi diệt,... tồn sanh trong mâu thuẩn, phủ định lẫn nhau. Vì không có gì tự nó có để sanh ra nó!

Đức Thế tôn nói “ “Tất cả pháp vô ngã” là vậy. Vô ngã là chân lý, vô thường là chân lý, nhân duyên sanh” là chân lý !... Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là chân lý...


Thanked by 3 Members:

#149 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/12/2013 - 23:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 12/12/2013 - 13:42, said:

...
- Cái gốc toạ độ là sự suy diễn bám theo việc vũ trụ có biên (giới hạn) hay không. Giả sử vũ trụ có biên (em tạm coi như "quả bóng vũ trụ" ) thì với gốc toạ độ này, " quả bóng" sẽ được quan sát theo chiều thời gian tuyến tính và các chiều không gian. Vd như: nếu ta bơm hơi thì quả bóng dãn nở ntn; ta châm kim thì vỏ bị xẹp hay nổ tung; vỏ cong đều hay vô định hình; chuyển động là hỗn loạn hay theo quỹ đạo...Nếu vũ trụ không có biên, thì gốc này sẽ gắn với điểm khởi đầu vũ trụ.
..
ps: em viết theo suy diễn, mong là có ích, tránh được cũ người mới ta

Nghĩ rằng Vũ trụ tự nhiên như vậy, nhìn theo ở góc độ nhị nguyên: âm dương; vật chất ý thức; vô hình hữu hình; tâm vật... Vạn vật thành trụ hoại không biến đổi là do hai yếu tố này quan hệ và kết hợp với nhau tạo nên theo Dịch lý.

Câu "Vạn pháp duy tâm tạo" hiểu như thế nào, tất cả cảnh kia do tâm tạo thì cảnh và tâm đâu có khác, tâm là cảnh và cảnh là tâm. Vậy thì khởi điểm (gốc) của vũ trụ là tâm hay là cảnh ? Nếu vũ trụ do tâm tạo thì biên của vũ trụ tùy vào lực của tâm chăng. Nếu vũ trụ do cảnh tạo thì lực nào làm khởi đầu cho cảnh ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi PhapVan: 12/12/2013 - 23:21


Thanked by 1 Member:

#150 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 10:43

"một" là "tất cả". "Tất cả" là "một".


Người chưa có cơ hội nghiên cứu, tu học Đại thừa nghe qua, họ không tiếp thu dễ dàng được, còn nói chi bằng lòng chấp nhận. Muốn tìm hiểu vấn đề "một" là "tất cả" nầy, trước hết nghiên cứu về chân lý: "vạn pháp duyên sinh" của Phật giáo. "Duyên sinh" nghĩa là vạn pháp không pháp nàn đơn độc tự sinh, mà một sự vật nào đó, đều phải kết hợp nhiều yếu tố và điều kiện....Bông hồng không thể tự nhiên có ra bông hồng. Trái táo không tựdưng có ra trái táo....Trong trái táo có đất, có nước, có phân xanh, có NPK, có UG, có "bồ tạt"...có cả mây đen, ánh nắng, cả mặt trời và còn có hình bóng con người nữa chứ !

Giáo lý MỘT là TẤT CẢ, phải thấy bằng TUỆ NHÃN với một THIỀN TÂM. Không có THIỀN TÂM, không có TUỆ NHÃN sẽ không thấy được sự nhiệm mầu của vạn pháp, của đất trời mà ta đang sinh hoạt. Vấn đề Pháp thân chư Phật vào trong tâm tánh ta. Tâm tánh ta và Pháp thân cũng vậy.
Trong ta có Phật. Trong Phật có ta. Khi ta mê thì ta là ta, ta không là Phật. Lúc ta không còn mê, ta đã GIÁC thì ta là Phật, ta không còn là chúng sanh mê muôi, tội lỗi nữa. Bởi vì Phật xưa kia, khi còn mê mờ chân lý thì vẫn là một con người, một chúng sanh. Khi chúng sanh GIÁC, tỉng thức thì không còn là chúng sanh nữa mà là Phật. Thế cho nên:

"Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh"

Tánh Phật và tánh chúng sanh không có ranh giới riêng khác, mà chỉ khác ở điểm MÊ và
GIÁC.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |