

PHIẾM LUẬN VŨ TRỤ
#151
Gửi vào 13/12/2013 - 17:40
1. Tôn trọng tác giả.
2. Tránh cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa tác giả và người trích bài vì đôi lúc người đọc muốn trao đổi hoặc phản biện thêm.
3. Ghi rõ nguồn để giúp người đọc có thể đọc và so sánh nguyên bản của tác giả vì đôi lúc vài dòng hoặc vài đoạn văn được trích dịch không thể diễn bày được hết ý của tác giả. Và vì bài viết thường có thời gian tính, sự hiểu biết của tác giả đôi khi thay đổi theo thời gian nên tác giả có thể còn có những bài viết cập nhật hơn.
Nếu mọi người bỏ ra thêm chút thời gian như vậy, việc này sẽ giúp ích cho tất cả mọi người và ngay cả chính ta trong sự tìm tòi, học hỏi.
Thanked by 3 Members:
|
|
#152
Gửi vào 13/12/2013 - 22:27
knownot, on 12/12/2013 - 15:14, said:
Thời gian chỉ có một chiều, sự khác biệt là nhanh hoặc chậm xuyên suốt qua các cõi. Tâm thức càng trở về thì thời gian càng chậm lại, cho đến khi về lại được "cố quán" thường hằng, "như lai, như khứ", không còn bị bó buộc bởi không/thời của vũ trụ. Đây chỉ nói đến tâm thức, còn thân người vẫn luôn bị bó buộc bởi những định luật trong vũ trụ vì chính thân người là do tinh thể từ vũ trụ kết hợp thành. Tuy vậy, cũng vẫn có những trường hợp ngoại biệt. Trong những sách huyền môn do Nguyễn Hữu Kiệt và Nguyên Phong phỏng dịch lại, đâu đó có nhắc đến những vị minh sư có thể phân thân đi nhiều nơi (sự rung động của tâm thức phải rất vi tế mới có thể phân tử thân thể và chuyển đi nơi khác), hoặc vị Thầy của Yogananda ẩn náu trong ánh nắng (rung động của thân thể phải vi tế hơn quang tử thái dương).
Trong kỳ thư Kybalion (huyền môn Ai Cập cổ đại) cho rằng: vạn vật trong vũ trụ không vật nào tĩnh; tất cả mọi vật đều chuyển động; tất cả mọi vật đều rung động (Nothing rests; everything moves; everything vibrates. - The Kybalion) và sự biến hóa của vũ trụ có 2 chiều:
Chiều ra: thoái hóa; rung động (ba động lực - vibration) càng lúc càng chậm lại >> thô trược
Chiều về: tiến hóa; rung động càng lúc càng trở nên vi tế >> thanh nhẹ
Vì vậy, thăng hoa không phải là nằm ngủ trên núi kinh sách. Sông thời gian chảy xuôi dòng, con cá tích phải dụng lực mạnh hơn dòng chảy đó mới có thể bơi về ngược dòng ./.
Đạo tuy bao la nhưng lại cụ thể, sinh hóa muôn vật nhưng không đầy tràn.
Có hình thì có phương, Trái đất quay nên sinh ra bốn mùa tứ thời năm tháng ngày giờ ở trái đất. Có tứ phương thì có tứ thời và có tứ thời thì có tứ phương, phương thời ứng nhau gắn vào nhau (thống nhất trong thái cực lưỡng nghi tứ tượng bát quái).
Có thể nói đỉnh cao của Ai Cập cổ đại là sự kết hợp thống nhất giữa huyền môn và khoa học.
Sửa bởi PhapVan: 13/12/2013 - 22:30
Thanked by 3 Members:
|
|
#153
Gửi vào 13/12/2013 - 22:35
tigerstock68, on 13/12/2013 - 10:43, said:
...
"Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh"
Tánh Phật và tánh chúng sanh không có ranh giới riêng khác, mà chỉ khác ở điểm MÊ và
GIÁC.
"Phật pháp bất ly thế gian pháp"
Làm sao điểm Mê thành Ngộ, điểm Ngộ thành Giác
Thanked by 2 Members:
|
|
#154
Gửi vào 14/12/2013 - 09:14
Hiện tượng vạn pháp biểu hiện qua bốn dạng vật thể: Động vật thể, thực vật thể, khoáng vật thể và phi vật thể, mà người ta ai cũng công nhận và xác định rằng những thứ vật thể ấy không phải là không thực. Và nếu, người ta đam mê ham hố, bảo thủ, ôm đồm, tích lũy, giữ gìn những của cải, những sự nghiệp, những tài sản qua các thứ vật thể ấy mà người ta đã có được, thì ai dám bảo: rằng sự đam mê bảo thủ giữ gìn ấy là không thực tế? Đúng vậy! Nếu tất cả mọi người cùng thấy biết và nhận thức đánh giá qua nhục nhãn thì không ai bảo rằng đó là không thực tế.
Thanked by 4 Members:
|
|
#155
Gửi vào 14/12/2013 - 14:44
Vạn pháp nhìn qua Phật nhãn, tự tánh chúng thanh tịnh bản nhiên. Tự tánh thanh tịnh bản nhiên có nghĩa là tánh của pháp, tánh của sự vật ấy không xấu không tốt, không ác không thiện, không có tánh nhiễm ô và không hề làm nhiễm ô con người… Vậy mà, con người có thể bị nhiễm ô vì vạn pháp, con người khởi niệm phân biệt, đam mê, lưu luyến, chiếm đoạt, bảo thủ hoặc chê bai, phỉ báng, phản đối, đánh đổ… gây tạo cho mình ý niệm vui buồn thương ghét, gọi đó là người chấp pháp.
Một pháp cũng như vạn pháp hình thành có mặt từ nhân duyên sanh, mà nhân duyên thì trùng trùng vô tận không tìm ra đầu mối được. Đầu mối của pháp là gì? Không có! Do pháp này có mà pháp kia có, pháp này không thì pháp kia không, pháp này sanh thì pháp kia sanh, pháp này diệt thì pháp kia diệt, pháp này có mặt thì pháp kia có mặt, pháp này vắng mặt thì pháp kia vắng mặt… Chân lý vô ngã của hiện tượng vạn pháp là vậy. Cho nên chúng ta cần phải học PHÁP vô ngã, NGÃ vô ngã, nhất thiết pháp vô ngã... đã là vô ngã là huyễn thì người đệ tử Phật nên đừng cố chấp vào Pháp ... mà đã pháp là huyễn thì danh là cái gì?
Sửa bởi tigerstock68: 14/12/2013 - 14:45
Thanked by 3 Members:
|
|
#156
Gửi vào 14/12/2013 - 14:50
Chân lý mà nói ra hay đem ra nói với người khác, dù lời nói ý nghĩ có thẳm sâu đến độ nào thì đó cũng chỉ là “Ngón tay chỉ mặt trăng” mà thôi! Mặt trăng vẫn là mặt trăng, tay chỉ là tay chỉ, thấy mặt trăng hay không chủ yếu phải do người.
Thảo nào đức Phật Thích Ca hóa đạo thuyết pháp sít soát 50 năm, vậy mà đức Phật nói: “Như Lai chẳng có nói pháp gì”. Và, Như Lai không viết ra, không để lại một chữ nào. Té ra là vậy!
Thanked by 4 Members:
|
|
#157
Gửi vào 16/12/2013 - 18:28
Hai bài thi sau đây trong quyển Vô-Vi-Pháp nói rõ chỗ bí yếu của Tánh và Mạng.
TÁNH
Chưa nhập xác thân chửa có hình,
Mênh mông Trời Đất vốn hư linh,
Tung hoành thế-giới hằng oanh-liệt,
Gặp gỡ Mẹ Cha tạo dục tình,
Biết giác biết tu về thượng giới,
Hay mê hay nhiễm đọa diêm đình,
Cho nên học Đạo là tu Tánh
Trở lại cội nguồn thoát tử sinh.
MẠNG
Mạng là Tứ Đại hiệp nên thành,
Mạng vướng hồng trần nghiệp tử sanh
Huyết Mẹ tinh Cha đầy ngũ trược,
Tánh Trời, tâm Phật đủ Tam-Thanh,
Có quan, có khiếu làm căn bổn,
Đủ Khí đủ Thần kết Thánh-Anh
Ai biết mạng nầy tu huệ Mạng,
Từ nhiên đổi dữ hóa ra lành. »
(Phép Xuất Hồn ; tác giả Cụ Đỗ Thuần Hậu, sưu tập và Ấn hành Cư sĩ : Nguyễn Xuân Liêm ; tái bản lần hai Năm 1973 ; trang IX)
Sửa bởi PhapVan: 16/12/2013 - 18:35
Thanked by 2 Members:
|
|
#158
Gửi vào 16/12/2013 - 18:33
-Có hay không một thế giới (phi vật chất), nơi các linh hồn có thể trú ngụ? Các linh hồn sẽ ra sao khi chờ đợi-kiếp này qua kiếp khác- để tái sinh lại trần thế? Phái chăng, ai rồi cũng tới Niết bàn (hay Braman), cõi giới thượng đẳng, không thể bị huỷ diệt, không thể phải chịu các quy luật của thế giới vạn vật(thế giới vốn luôn cõng âm-bồng dương, vốn luôn động&tĩnh)?
-Các đại sư, qua tu tập, có thể liên lạc được với các đấng bề trên, việc này mở ra cơ hội rất tốt cho nhiều người hay chỉ một số đặc biệt nào đó? sự liên lạc này thuần tuý kĩ thuật trao đổi thông tin, hay còn chịu thêm các sự tác động nào khác? Phương pháp giao tiếp này có khác gì so với giao tiếp qua điện thoại?
-Vũ trụ nếu có biên, thì có thể suy diễn theo hướng có khả năng tồn tại các "quả bóng vũ trụ" khác với vũ trụ hiện hữu, và như vậy, sẽ còn rất nhiều điều thú vị khác!!! Nếu vũ trụ đã, đang, và sẽ chỉ như hiện hữu, thì con người chỉ cần gia tăng các phương tiện quan sát, di chuyển, được dẫn hướng bởi các lý thuyết, thì hoàn toàn có thể hiểu rõ vụ trụ này?
- Chỉ với một cây bút, một tập giấy và một nồi cơm Thạch Sanh, người ta có thể vẽ được mọi thứ. Tâm động và cảnh được vẽ ra; cảnh chiếu vào tâm và cũng được vẽ ra. Rồi theo thời gian, ta đóng được thành sách; gấp lại thì thấy thong thả hơn.
-Bộ não cũng mới chỉ được khám phá sinh học ở tỉ lệ nhỏ ( người Đức đang làm rất tốt), chưa được hiểu rõ theo khoa học. Các pháp tu tập có thể đi trước khoa học chăng? Có hai điều lưu ý là:+ sau tuổi 35, tốc độ lão hoá tế bào nhanh hơn tốc độ tái tạo, con người già đi; và+ tế bào não không tái sinh. Như vậy, thế giới luôn mong chờ sự sáng tạo từ người trẻ?
- Gớt nói:" mọi lý thuyết đều ...", nhưng ngoài kia, đâu đó hình như là ngược lại, mọi lý thuyết thì xanh tươi, còn cây đời thì xám xịt. Lý thuyết như đám mây che ánh mặt trời, khiến cây đời trở nên còi cọc. Liệu con người, với những hạn chế về thân xác, có nên hạn chế cả tinh thần?
ps: từ nick của anh, em nghĩ tới ngôi chùa Pháp Vân (hình như ở Thuận Thành, Bắc Ninh), và tứ pháp ( Phong, Lôi, Vân, Vũ). Có chăng ta chứa được cả Phật và Đạo. Thực hành tâm từ bi thuận theo tự nhiên chăng.
Thanked by 3 Members:
|
|
#159
Gửi vào 16/12/2013 - 19:01
Lớp trẻ luôn là tương lai của thế giới, sự sáng tạo bền vững trên nền tích lũy kiến thức của quá khứ.
Gớt nói có nghĩa thực tại luôn sống động, lý thuyết luôn cứng nhắc.
Con người chỉ được chọn một chăng: thỏa mãn thân xác hoặc thỏa mãn tinh thần hay chon cả hai
Sửa bởi PhapVan: 16/12/2013 - 19:08
Thanked by 3 Members:
|
|
#160
Gửi vào 17/12/2013 - 19:36
- Có lẽ phải huỷ cái tháp nhu cầu Maslow nếu muốn tiến hoá !!!
Sửa bởi pth77: 17/12/2013 - 19:40
Thanked by 3 Members:
|
|
#161
Gửi vào 17/12/2013 - 23:11
Cô quả, không kiếp là những viên thuốc có vị cay và đắng dùng chữa bệnh để trung hòa âm dương, mà hai vị hộ pháp kình đà luôn túc trực giám sát sẵn sàng thực thi công lý. Hễ biết thì trở thành thần hộ mệnh, không biết thì hoảng sợ như đi đêm gặp kẻ trộm gặp ma, cũng là một chứng "tự kỷ" bị động chăng
Cái tháp nhu cầu Maslow không giới hạn thì cũng giống như tế bào phát triển không có điểm dừng.
Nói chung mọi sự việc hiện tượng ít nhất nhìn ở hai chiều lưỡng nghi âm dương.
Sửa bởi PhapVan: 17/12/2013 - 23:21
Thanked by 3 Members:
|
|
#162
Gửi vào 18/12/2013 - 01:36
cháu phiếm ạ
Thanked by 1 Member:
|
|
#163
Gửi vào 18/12/2013 - 21:52
Thanked by 3 Members:
|
|
#164
Gửi vào 19/12/2013 - 02:13
Thanked by 1 Member:
|
|
#165
Gửi vào 19/12/2013 - 02:25
PhapVan, on 16/12/2013 - 18:28, said:
Hai bài thi sau đây trong quyển Vô-Vi-Pháp nói rõ chỗ bí yếu của Tánh và Mạng.
TÁNH
Chưa nhập xác thân chửa có hình,
Mênh mông Trời Đất vốn hư linh,
Tung hoành thế-giới hằng oanh-liệt,
Gặp gỡ Mẹ Cha tạo dục tình,
Biết giác biết tu về thượng giới,
Hay mê hay nhiễm đọa diêm đình,
Cho nên học Đạo là tu Tánh
Trở lại cội nguồn thoát tử sinh.
MẠNG
Mạng là Tứ Đại hiệp nên thành,
Mạng vướng hồng trần nghiệp tử sanh
Huyết Mẹ tinh Cha đầy ngũ trược,
Tánh Trời, tâm Phật đủ Tam-Thanh,
Có quan, có khiếu làm căn bổn,
Đủ Khí đủ Thần kết Thánh-Anh
Ai biết mạng nầy tu huệ Mạng,
Từ nhiên đổi dữ hóa ra lành. »
(Phép Xuất Hồn ; tác giả Cụ Đỗ Thuần Hậu, sưu tập và Ấn hành Cư sĩ : Nguyễn Xuân Liêm ; tái bản lần hai Năm 1973 ; trang IX)
PhapVan, on 16/12/2013 - 19:01, said:
Lớp trẻ luôn là tương lai của thế giới, sự sáng tạo bền vững trên nền tích lũy kiến thức của quá khứ.
Gớt nói có nghĩa thực tại luôn sống động, lý thuyết luôn cứng nhắc.
Con người chỉ được chọn một chăng: thỏa mãn thân xác hoặc thỏa mãn tinh thần hay chon cả hai
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() CHUYỆN PHIẾM 8 : CẦU AN GIA ĐẠO![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]()
|
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 7 : XÁC ĐỊNH LÁ SỐ CỦA HAI VUA![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() MỘT CHUYỆN KHÔNG PHIẾM |
Tử Vi | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 6 : HỒI ĐÁP GLORIA VÀ NGỌA LONG![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 5 : CÓ TẤT CẢ BAO NHIÊU LÁ SỐ TỬ VI ?![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 3 : TỬ VI TRỌN ĐỜI QUA VÀI NHẤP CHUỘT![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












