

PHIẾM LUẬN VŨ TRỤ
#346
Gửi vào 23/03/2014 - 14:14
tình yêu nhỏ có trong tình yêu lớn,tình yêu không phân biệt lớn nhỏ.từng khổ đau mới biết khổ đau,từng chấp trước mới không còn chấp trước,từng bận lòng mới không còn bận lòng..
Thanked by 3 Members:
|
|
#347
Gửi vào 03/04/2014 - 22:06
CON NGƯỜI
THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC
Thiên đàng và địa ngục tồn tại bất kỳ nơi đâu có ý thức con người nói riêng hay bất kỳ sinh vật nào trong vũ trụ có ý thức nói chung. Vì đó chính là nơi con người đặt vào 1 trạng thái của ý thức gọi là hạnh phúc hoặc khổ đau. Hay nói cách khác, thiên đàng hay địa ngục nằm trong chính con mỗi con người và do ý thức con người quyết định trạng thái đạt được. Do đó, tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm thiên đàng – địa ngục là nơi (không gian) riêng biệt, tồn tại khách quan với ý thức con người.
1. Khi con người còn sống “THAM” là nguồn gốc của mọi thứ nên hệ quả hạnh phúc hay đau khổ là tất yếu và đó cũng chính là thiên đàng hay địa ngục.
Tối ưu hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này hay nói cách khác: lúc này, con người đạt được tối ưu trạng thái ở thiên đàng. Và tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất như nhiều người lầm tưởng vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.
2. Khi con người chết đi, linh hồn (thể thuộc năng lượng – Zezro) vẫn tồn tại và ý thức thì tồn tại lâu hơn cả (tôi đã trình bày, giải thích) cho đến khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn – cấu thành nên những cấu trúc ý thức mới, trạng thái năng lượng – Zezro mới hoặc cả vật chất…
Trong khoảng thời gian tồn tại của ý thức (có thể là dài – tính bền tùy thuộc vào sự phát triển về thể năng lượng của mỗi người – theo sơ đồ phân bố tính bền của Zezro và Vật chất) trước khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn nếu linh hồn vẫn “tham chấp” (mượn ngôn ngữ của Phật giáo), có thể hiểu là trạng thái “quán tính” – dư âm hoặc cố ý hồi tưởng, níu kéo gốc “THAM” khi còn sống (thực ra nếu con người chết đi thì bản chất “THAM” đã biến mất, vì “tham sống” là cái gốc để nuôi dưỡng “THAM” nhưng vì con người sống quá lâu với cái gốc đó nên có rất nhiều linh hồn sau khi chết vẫn ngộ nhận dẫn đến hư tưởng). Đó chính là địa ngục lớn nhất của con người sau khi chết.
Như tôi đã trình bày về trạng thái X – trạng thái mà ý thức không còn đóng vai trò chủ động trong việc kiểm soát thể xác. Thì ở trạng thái sau khi chết linh hồn “tham chấp” > mong muốn, kỳ vọng nhưng không thể kiểm soát được việc thực hiện nó thông qua hành động, hay nói cách khác là không thể can thiệp > Kết quả không đạt là chủ yếu > đau khổ là chủ yếu > Địa ngục thực sự.
Sửa bởi yeu.khoahoc.758: 03/04/2014 - 22:11
Thanked by 3 Members:
|
|
#348
Gửi vào 09/04/2014 - 17:47
Lại nói: Phi một niệm thì ngàn pháp đều khởi, chỉ các tướng mạo hình trạng của Tâm, và nói một niệm khởi nghĩ đến chúng sanh Ngàn Mắt Ngàn Tay đều sanh.
Trong kinh nói: Những chúng sanh ở các xứ kín đáo tối tăm trong ba ngàn thế giới, nhất là Tam Đồ, khi nghe Chú tôi thì đều được rảnh khổ v.v… Như vậy là minh thị cái Lý Chúng Sanh Vì Nghiệp Nhơn mà có cảm quả Y Báo, Chánh Báo.
Ba ngàn thế giới ấy trong một niệm xưa nay đều đầy đủ, cho nên cũng gọi là : Nhứt Nệm Tam Thiên.
Vả lại danh hiệu Quán Thế Âm là Tâm Tánh ta, niệm Quán Thế Âm là niệm Tâm Tánh Ta.
Trong bộ trung luận có bài kệ:
Nhơn duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi là trung đạo.
Kinh nầy theo bài kệ ấy mà giải, thì gồm đủ : KHÔNG – GIẢ - TRUNG ba quán.
Kinh dạy : Thiết lập đạo tràng, tụ nghiệp, kiết giới, chiêm quán tượng Quán Âm là Giả Quán.
Tưởng niệm Chú Đại Bi, quảng phát Đại Bi tâm, dứt trừ chướng nghiệp là Không Quán.Kinh nói trăm ngàn pháp tam muội đều hiện ra, là nêu chỗ Trung Đạo Quán.
Chí như ba chữ Quán Thế Âm, thì Quán: tức trí Năng Quán là cái Huệ một Tâm gòm Tam Quán.
Thế Âm là một cảnh gồm Tam Đế là : 1) Tục Đế 2) Chơn Đế 3) Trung Đạo Đế tức là trung đạo đệ nhất nghĩa đế. Như trong kinh nói dùng phương tiện Huệ Quán thành tựu được Thập Địa, quả vị rất dẽ là như ý vậy. Vả chăng người ta thường bị ba hoặc là : Kiến Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc làm cho phải chịu trong vòng sanh tử. Nay y kinh mà thọ trì, thì nhân vào Giả Quán mà dứt Kiến Tư Hoặc, vào khong quán mà dứt đuợc Trần Sa Hoặc, vào Trung Đạo Quán mà dứt được Vô Minh Hoặc. Cho nên nói kinh nầy là : Phá Ác Nghiệp Chướng Đà Ra Ni, Tùy Tâm Tự TạiĐà Ra Ni, Tốc Siêu Thượng Địa Đà Ra Ni vậy.
Trong bộ Ma Ha Chỉ Quán nói : Trí Huệ Phật soi rõ trí Không. Như chỗ nhận thấycủa bậc Tiểu hừa là Nhứt Thiết Trí, trí huệ Phật soi rõ lý Giả, như sự nhận thấy của baực Bồ tát gọi là Đạo Chủng Trí Trí Huệ Phật soi rõ cả Lý Không – Giả Trung thông suốt thật tướng các pháp gọi là Nhứt Thiết Chủng Trí cho nên ói: ba Trí do một Tâm, đồng thời tu Ba Pháp Quán mà thành, biết rõ ba cảnh giới bất tư nghì Trí ấy do Tu Quán mà đặng, nên gọi là Trí. Nay y kinh này mà thọ trì thì là tu Giới Định Huệ đủ ba công đức, dứt hết ba nghiệp hoặc được liễu ngộ ba trí đạt đến Đấng Giác Địa.
Như y kinh nói: bởi các Phật thấy các Người hành giả tu hạnh lục độ chưa viên mãn chưa phát tâm bồ đề, nói Chú ra để mau đầy đủ. Hàng Thanh Văn chưa chứng quả mau được thành tựu. Các Thần Tiên mau phát tâm, các hàng chúng sanh mau có Tín căn. Lại nói: Hàng Thanh Văn nào nghe qua Chú này một lần… dùng tâm ngay thẳng chơn thật, y pháp mà an trụ thì tứ quả được chứng, hết thảy như vậy đều hiện chỗ Nhập Quán mà đắc trí cả.
Còn lại đến 3 đức của niết bàn là Pháp Thân Bát Nhã và Giải Thóat thì trong kinh lại gồm đủ cả.
Kinh dạy: Người ấy là kho tàng quang-minh, kho tàng tánh đức từ-bi, kho tàng diệu-pháp, kho tàng thiền-định, kho tàng hư-không, kho tàng tánh vô-úy, kho tàng diệu-ngôn, kho tàng tánh thường-trụ, kho tàng giải-thóat, kho tàng thần-thông.
Vậy biết kinh đã hiển cái chơn tướng vô trụ là Pháp Thân, như câu: kho tàng diệu-pháp, kho tàng hư-không, kho tàng diệu-ngôn, kho tàng từ-bi.
Hiển cái Trí rốt ráo là bát Nhã như câu: kho tàng quang-minh, kho tàng thường-trụ, kho tàng thiền-định.
Hiển cái Đức Giải Thóat như câu: kho tàng vô-úy, kho tàng giải-thóat, kho tàng thần-thông. Nói chung là đủ tánh: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Kinh thường nói vô ngại đại bi tâm là chỉ bày bốn đức ấy.
Kinh Đại Bi này chỉ cho hành giả biết rõ: Lý Thể trước sau vẫn một, phân tách tỏ tường sáu phép tức Phật:
- Về Lý tức Phật thì kinh nói chúng sanh trì tụng sẽ được thành tựu đến Phật Quả, là nói tất cả chúng sanh đều là Phật.
- Về Danh Tự tức Phật, thì kinh nói: biên chép y kinh thọ trì rồi được kết quả.
- Về Quán hạnh tức Phật, thì kinh dạy an trụ cái tâm, dùng tâm ngay chánh, không duyên theo cảnh trần; chí thành thọ trì đọc tụng, chiêm bái, giảng thuyết, tùy hỷ lục độ.
- Về Tương Tợ tức Phật thì kinh dạy: khỏi quả báo ba đường, được tôn kính như Phật, thân tàng cửa Phật.
- Về Phần Chứng tức Phật, thì kinh dạy: đến chỗ thập địa, thập trụ, thập hạnh, đẳng giác.
- Về Cứu Cánh tức Phật, thì kinh dạy: chứng đến quả Phật đủ ba mươi hai tướng tốt, chủng trí viên mãn.
Vả lại kinh thường xiển dương cái Tánh Đức Đại Từ Đại Bi Của Tâm. Xem ở bài kệ thanh-lương thì đủ thấy tấm lòng từ bi thương xót chúng sanh của Bồ Tát là dường nào!!
Trong kinh lại nói đến bốn mươi điều công đức của Đà-ra-ni tùy nguyện mà sở thành thực là rõ cái lực dụng của Chú Đại Bi tâm.
Kẻ hành giả muốn được thành tựu, phải y kinh phát tâm bồ đề, khởi lòng đại bi đối với chúng sanh, lấy tâm bình đẳng không phân biệt mà tu trì, tự lợi lợi tha là đại nguyện của Bồ Tát. Nên kinh dạy phải thể theo bản ngã Đại bi mà thệ nguyện, lấy tứ hòang thệ làm mục phiêu, rồi sau vận con thuyền tự tại bơi trên bể thập độ mới tròn được Đại nguyện.
Công đức của Bồ tát Quán thế Âm là thế, lợi ích của kinh là thế, oai thần của đà-ra-ni là thế, mà xưa nay ít ai biết đến.
Có biết chăng, chỉ biết trì tụng qua loa, làm thành một món nhựt khóa. Hay cũng có người nghĩ đến chỗ huyền diệu, mà làm thành mọi việc thần quyền, hay là đem làm một món sắc danh thì thật là phụ phản cái Ân Đức của Bồ Tát và Chư Phật, rồi không tránh khỏi lạc lầm.
Đành rằng: Kinh tán thán chỗ huyền diệu, dứt trừ khổ nạn, tai ách, sai khiến quỷ thần cầu y sở nguyện là dụng Huyền đem lại Thật, khai phương tiện dắt người Mê tín vào Chánh tín, lập cơ biến đem người từ lọan động vào Chánh Định, nhập Quán mà phát Huệ. Do chỗ một niệm nhất tâm, tam nghiệp được Thanh Tịnh. Tâm được An Trụ, mở thông hiệp đạo Đại Từ Đại Bi, thì sự Cảm Ứng dung thông là lẽ dĩ nhiên. Cho nên mới nói rằng: Nặng lễ sở lễ tánh không tịnh. Cảm ứng đạo giao nan tư nghì. Ngã thử đạo tràng như đế châu. Chư Phật Bồ Tát ảnh hiện trung. Ngã Thân ảnh hiện chư Phật tiền.
Như thế thì sự đạo giao cảm ứng l2 do chỗ hai tánh Năng, Sở vốn Tịch Không mà Có. Sự ảnh hiện của hai bên tự nhiên hòa hợp, là chỉ cho ta rõ chỗ vào Quán Huệ mà không hay.
Bởi Bồ tát và chư Phật quán xét chúng sanh đời mạt pháp nầy, không thể gì vào chánh định mà trực chỉ thấy Tánh, nếu không dùng sức huyền diệu phương tiện của tha lực. Cố nhiên phải tán dương sự thọ trì đọc tụng và sự hiển linh thần thông. Mà sự được cũng không được, là do ở Tín Hạnh Nguyện. Nếu ba cái ấy tròn đủ, một niệm hồi quang nhập ngay vào đẳng giác địa. Thật là pháp quyền phương tiện, gồm thâ 5 thời, ba giáo, Quán Chỉ thành Phật, mà mấy không ai rõ.
Kinh là lời Phật, ý nghĩa sâu thẳm, cho nên cần phải chuyên chú thọ trì mới thấu được chỗ siêu việt.
Chú là bí mật nhiệm mầu, cũng gọi là Đà-ra-ni, tức là Tổng trì. Nhgĩa là: nhiếp tâm vào một chỗ. Chú là lời chân thật sâu kín cho chơn tâm xuất hiện, thì đủ cả thần thông, đủ cả công đức, đủ cả thể dụng. Vậy cho nên muốn được viên thông Tức Tâm, Tức Phật, thì phải chí thành, tín nguyện y kinh thọ trì Hành Quán thì mới được kết quả.
Chúng ta đã bao đời tạo nghiệp chướng hoặc tội ác quá nhiều, không thể ào hành trì cho đến đắc thành. Nếu không nương vào Pháp Trì Tụng Lễ Sám mới An được Tâm, chế được Thân, Nghiệp mới Tịnh, nhiên hậu mới nhập quán y kinh thọ trì được.
Cho nên bắt đầu, hành giả vào ngay Sám Pháp, để rồi tuần tự Trì Quán.
Chúng ta tu, là tu cho ta và tu cho chúng sanh, tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, nên phải phát tâm từ Từ Bi khắp đến với chúng sanh, Sám tội mình, Sám tội chúng sanh để mở cái đức quảng đại viên mãn của Tâm, sau mới dễ tiến vào Chánh Quán.
Suy cho Cùng
Nghị cho Cạn
Để rồi quyết tâm hạ thủ, hòan tòan trong Hạnh Nguyện của Bồ Tát luôn luôn lấy Chúng Sanh làm Sự Nghiệp.
(Sưu tầm sách viết tay không có tên tác giả - Hết)
Sửa bởi PhapVan: 09/04/2014 - 17:49
Thanked by 6 Members:
|
|
#349
Gửi vào 11/04/2014 - 14:28
Một đời giọt nước mắt ai kia?
Một đời nụ cười trên môi nở
Một đời cô độc giữa người người...
Một đời qua đi trong tiếc nuối
Một đời còn lại chút tâm giao.
Thanked by 2 Members:
|
|
#350
Gửi vào 11/04/2014 - 20:39
Tôi đã đọc xong thấy hay và có phần hợp lý, rảnh sẽ có lời cảm tưởng.
Cảm ơn bạn yeu.khoahoc.758
p/s không hiểu sao khi tôi lời cảm ơn này tôi post lên là cứ bị dính vào bài gửi kèm theo (hôm trước cũng vậy, có ý gì chăng ? - kính nhờ Quản Trị diễn đàn tách ra giúp - xin cảm ơn !
-------------------------------------------
Theo các nhà Địa lý C T thì Thái Thủy Tổ Sơn Địa Cầu là dẫy Côn Luân mà đỉnh là Pamir, phát mạch ra toàn thể năm châu. Có thể hình dung Pamir giống mái nhà thế giới, phân xuống hai bên Đông Tây và thoai thoải xuống phía Nam. Mái đông dốc xuống tới Đôn hoàng thuộc Trung Hoa, mái Tây xuống Địa Trung Hải và lên Bắc Âu, xuống Phi Châu rồi lặn chìm và ngóc đầu lên sau khi qua Đại Tây Dương vươn tới Mỹ Quốc.
Từ rặng Côn Luân hình thành ra ba chi Đại-Cán-Long là ba đột khởi phục của dẫy Thủy Tổ Sơn này:
- Rặng Thái Sơn có đỉnh Đại Thái Sơn.
- Rặng Thiên Sơn có ao Thiên Trì gọi là trung tâm thế giới.
- Rặng Thiên Sơn Kim Thái Tổ Tông
Vùng núi này có nhiều điều điều kỳ bí. Tuyết phủ thành khối cực lớn, băng giá quanh năm không tan chảy, cương phong kinh khủng. Đỉnh của nó đột lên Tinh Phong Diệm Thiên Hỏa và Tinh Phong Trướng Thiên Thủy – được đặt tên là đại--tuyết sơn và thiên-sơn. Cả hai lừng lững chọc trời đầy kim cương sát khí. Chịu nổi gió bát phương quanh năm từ khi khai thiên lập địa.
Đợt hành trình từ Đông sang Tây trúc lấy kinh, Ngài Huyền Trang với đoàn tùy tùng đã phải trú ngụ nơi đây 60 ngày để tránh đợt bão tuyết nguy hiểm, tại sườn núi của Thiên Sơn.
Sửa bởi PhapVan: 11/04/2014 - 20:47
Thanked by 4 Members:
|
|
#351
Gửi vào 12/04/2014 - 11:30
Đây là cơ sở để S nói điều đó:
Và tâm nguyện cuộc đời:
"Thắp sáng nhân gian chút lửa đời
Dâng hồn theo gió tỏa nơi nơi…
Nguyện làm thân củi thêm nguồn mới
Đơn độc tàn tro giữa đất trời."
Nhỏ bé, nhỏ bé đến tận cùng...và cô đơn, cô đơn đến tận cùng. Kiếp người
Chân thành cảm ơn!
Sửa bởi doquangsang: 12/04/2014 - 11:45
Thanked by 4 Members:
|
|
#352
Gửi vào 12/04/2014 - 12:02
http://tuvilyso.org/...987#entry454987
Thanked by 1 Member:
|
|
#353
Gửi vào 13/04/2014 - 10:07
Rằng: những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh".
Cái "Tinh anh" mà Tố Như tiên sinh nói, ta có thể hiểu cái từ: "Linh tri", "Giác Linh", "Linh hồn" hay "Thần thức" tuyệt đại đa số loài người trên mặt đất đều tin tưởng, rằng sau khi con người chết, còn "một cái" trong những từ đó. Nhưng "cái đó" sẽ ở đâu và sẽ đi về đâu, điều đó tùy tập quán tín ngưỡng và tôn giáo mà người đó tôn thờ.
Ở đoạn kinh nầy, cái "tinh anh" không mất của con người sau khi chết, người đệ tử Phật có thể hiểu đó là: "Bản thể chơn như của hiện tượng vạn hữu", cũng gọi là "Như Lai Tàng" và ta sẽ thấy đức Phật dạy rõ ở những đoạn kinh sau: Bởi vì theo giáo lý Phật không có một hiện tượng sanh diệt nào rời ngoài bản thể chơn như của nó; cũng như không có một bản thể chơn như nào không biểu hiện qua hiện tượng vạn hữu. Những đợt sóng sanh diệt, sanh trên mặt nước phẳng lặng vốn dĩ bất sanh. Nếu sóng lặng đi rồi, mặt nước phẳng lặng như tờ hãy còn nguyên đó.
Phật khai thị cho vua Ba Tư Nặc và đại chúng: Sắc thân là một hiện tượng, một dạng vật lý cho nên bị chi phối bởi định luật vô thường sanh diệt của vạn pháp hiện tượng hữu vi.
Trong cái vô thường còn có cái thường, đó là cái tánh thấy, tánh thấy cũng là một hiện tượng, nhưng là hiện tượng của một dạng tâm lý của bản thể chơn như, cho nên sự sanh diệt của hiện tượng tâm lý chỉ là sự tùy duyên biểu hiện của bản thể. Do vậy, thân già nhưng tánh thấy không già; tóc bạc mà tánh thấy không bạc… Cái có già có bạc có đổi thay rồi sẽ hoại diệt mất đi. Bản thể chân thường thì không chịu sự chi phối của hiện tượng vật lý hữu vi sanh diệt…
Một cậu bé tự nhận là người viết truyện phim “Cuốn theo chiều gió” (Gone With the Wind)
Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind) là cuốn phim thuộc loại thành công vĩ đại của điện ảnh Mỹ với các tài tử danh tiếng bất tử như Clark Gable, Vivien Leigh và Olivia de Havilland. Nhưng ai là người viết truyện phim dựa vào tác phẩm của Margaret Mitchell? Cây bút này là Sidney Coe Howard. Howard là tay viết kịch và truyện phim tài ba, từng được giảiPulitzer về bi kịch năm 1925 và sau khi chết được giải thưởng Academy Award vào năm 1940 cho bộ Gone with the Wind. Ông này chết trong một tai nạn bất ngờ trước khi cuốn phim được phát hành vào 1939.
Một cậu bé tên Lee mới ba tuổi đầu cứ nằng nặc nhận mình là Sidney Coe Howard. Cậu này sống với gia đình ở một thị trấn nhỏ miền Trung tây (Midwestern), một hôm đã cho cha mẹ là ông bà William và Jennifer biết rằng kiếp trước cậu làm việc trong ngành điện ảnh. Cha mẹ hỏi đùa, “con đóng phim gì?” thì cậu lắc đầu và cho biết chỉ viết truyện phim. Cha mẹ không tin con trẻ thơ ngây, bèn đọc tên 6 cuốn phim thì đến cuốn thứ sáu Gone with the wind cậu bảo ngay: “con viết phim này đấy!”
Có nhiều chi tiết khiến cha mẹ cũng như Ts. Tucker tin rằng Lee có tiền thân là Sidney Coe Howard.
Trước hết cậu sinh ngày 21 tháng 6 nhưng cứ cãi sinh nhật của cậu phải là 26 tháng 6. Tại sao vậy, vì sau này mới tìm ra nguyên nhân: 26-06-1891 là ngày sinh của Howard!
Cha mẹ của Lee kể lại cậu hay nằm mê là bị xe đụng gãy tay và thường hét lên trong lúc ngủ và không thích ai động vào phần ngực của cậu. Phải chăng cậu không quên được tai nạn trong tiền kiếp liên quan đến máy kéo?
Họ nhận ra, còn nhỏ Lee cứ quan tâm tới việc sửa chữa máy kéo. Sau này người ta mới biết Howard chết vì tai nạn máy kéo tại trang trại của mình ở Massachusetts. Tai nạn xảy ra bất ngờ. Một hôm Howard lấy máy kéo Cleveland Cletrac ra làm việc, không ngờ máy này người dùng trước đã gài số sẵn, nên máy vừa kéo ra là lao thẳng vào Howardvà ép ông vào tường gãy cả hai tay tới chết.
Chu Nguyễn
KHÔNG CÓ GÌ GỌI LÀ GIÁC NGỘ
"Sắc không mê ngộ ấy
Một lý xưa nay đồng."
Trước Tuệ Trung Thượng Sĩ nói sắc không không phải hai, giờ đây Ngài nói mê và ngộ lý xưa nay đồng. Người chưa tu là còn mê, nhưng phát tâm tu công phu viên mãn hốt nhiên ngộ được lý đạo; khi chưa ngộ và khi ngộ rồi vẫn là một người, chỉ khác nhau ở chỗ mê và ngộ thôi. Cũng vậy, Tâm thể con người không mê không ngộ, vì tâm thức loạn tưởng không thấy suốt được lẽ thật thì gọi là mê, khi thấy suốt được lẽ thật thì gọi là ngộ. Mê ngộ là do thấy được lẽ thật và không thấy được lẽ thật, chỉ khác nhau chỗ đó thôi, chớ Tâm thể trước sau không đổi dời. Mê ngộ khác nhau trên cái dụng biết và không biết được lẽ thật, chớ Tâm thể trước sau không khác.
Thanked by 3 Members:
|
|
#354
Gửi vào 13/04/2014 - 17:40
Cũng tại vùng núi Thiên Sơn này có một ngọn núi thẳng đứng, như treo lơ lửng trong khói mây bao xung quanh. Có một cái hang động bên trong có một vị tu hành đang ngồi Thiền định. Thân thể nhà tu hành cao lớn dị thường, râu tóc phủ xuống phấp phới che kín khuôn mặt, thân hình thì khô đét.
Nhà tu hành bị đánh thức bởi đoàn đi săn của nhà vua sau khi được môt thầy tu ở đó giải thích rằng : người nào được ân sủng nhập định xuất thần như thế thì mãi mãi xác thân cứ an vị một chỗ bất động và thân xác không hề bị hủy hoại, trong thời gian vô hạn định. Để đánh thức, trước lấy bơ và dầu thoa khắp người để cho mềm dịu ra, sau đó gõ chuông hoặc đánh trống bằng đồng để đánh thức dậy.
Tiếng chuông đã làm nhà Tu nhập định mở mắt ra nhìn xung quanh một lát và lên tiếng hỏi những người vây xung quanh vì quá bé nhỏ : các ngươi nhỏ quá vậy, các ngươi là ai ?
Người Thầy tu ở đó trả lời, sau đó bậc Tu Thiền hỏi tiếp : về đấng chân sư là Phật Buddha Kacyapa, là Phật ra đời trước Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm ngàn năm.
Những thầy tu ở đó trả lời : Ngài đã vào Niết Bàn lâu lắm rồi.
Nghe câu trả lời đó, bậc Thánh khép nhẹ mắt lại ra chiều thất vọng. Bỗng nhiên lại hỏi nữa rằng : Vậy Thích Ca Mâu Ni (Cakyamuni) đã ra đời rồi chăng ?
Vâng ! Đức Thích Ca Mâu NI cũng đã nhập Niết Bàn rồi, Ngài dẫn đạo thế giới hiện tại.
Nghe xong vị Thánh cúi đầu thấp xuống, rồi ngài lấy tay vén mái tóc dài lên và đứng thẳng dậy trong một tư thế hết sức uy nghi. Sau đó Ngài dùng tam muội biến thân thành một khối lửa thiêu hủy chính thân xác Ngài và để lại một bộ xương cốt trắng như vôi.
Đức vua gần xứ đó cho dựng một tháp thờ ngay trung tâm đỉnh núi, ngày nay đền cổ đó vẫn còn đứng vững.
(Tham khảo Á châu huyền bí - N. H. Kiệt dịch)
p/s : có lẽ trước đó Vị Thánh này nhập định chờ đấng Chân sư là Phật Buddha Kacyapa, là Phật ra đời trước Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm ngàn năm để nghe thuyết giảng, nhưng vì quên không nhờ chư Thiên nhắc xuất định, nên ngồi nhập định xuyên qua cả thời gian Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng. Thiền này giống như Thiền Vô Ký tuy thân thể tồn tại vô hạn định nhưng Trí tuệ lại không thăng tiến tương ứng.
Sửa bởi PhapVan: 13/04/2014 - 18:01
Thanked by 4 Members:
|
|
#355
Gửi vào 23/04/2014 - 16:45
sự biến chuyển của tư tưởng : mỗi khi tư tưởng phát sinh nó tạo ra các dung động hết sức vi tế,khi hai người nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ nhưng thực ra sự cảm thông lẫn nhau đến từ sự đồng nhịp từ các làn sóng tư tưởng trong tâm trí hai người.nhưng ngôn ngữ vốn nghèo nàn và giới hạn không thể diễn đạt hết sự phong phú của tư tưởng,khi một người đạt đến trình độ cao họ có thể cảm nhận các dung động của người khác qua tâm thức (thần giao cách cảm,cảm xạ..v v).để làm được điều này phải biết thanh lọc tâm hồn để đồng nhất với những tư tưởng thanh cao đó,im lặng và lắng nghe...
những người sống ở thành thị ồn áo nào nhiệt,tâm thức của họ luôn ở thế bị động lo phản ứng lại các dung động liên tục đó nên dần dần họ đánh mất khả năng nhạy cảm đó.vì thế xã hội càng phức tap con người càng thiếu đi sự cảm thông lẫn nhau,mệt mỏi và luôn bị bận tâm đến những thứ nhỏ nhặt.vì cuộc sống quá ồn ào và bận rộn không tránh được sự nóng giận.
khi một tư tưởng thoáng qua nó đến và đi rát nhẹ nhàng,nhưng khi một tư tưởng nóng giận nó thu hút rất nhiều năng lượng và làm người ta mất tự chủ,chứng mệt mỏi ghi nhận một ấn tượng rất sâu trong tâm thức con người.nóng giận làm xáo trộn tâm hồn con người vì thế họ làm sao có thể cảm thông lẫn nhau cho được.vậy ta phải biết chủ trị sự nóng giận này để tâm hồn trở lên vi tế hơn cảm thông giữa người với người.
những người lý trí mạnh họ thường tập trung tư tưởng để kiềm chế sự nóng giận này,nhưng họ dùng một sức mạnh để chống lại một sức mạnh khác lại làm xảy ra một phản ứng dữ dội làm xáo trộn tâm trí,sự bạo động này gây ra tác động vô cùng tai hại,ăn sâu vào tiềm thức
chỉ có tình thương là dập tắt được nóng giận mà không gây nên phản ứng trên xác thể hay tâm hồn,một người giàu tình thương và bác ai họ không để nóng giận ảnh hưởng đến họ được.tình thương là một năng lực từ trong phát ra ngoài,là ban ra chứ không phải thu nhận vào.con người thường dồn năng lực của họ vào trong vì đối tượng của họ là bản ngã,chúng xung đột nhau và tạo thành một nhịp dung động trong tâm thức,các dung động này gia tăng và tạo thành lòng ích kỷ.và khi người ta nghĩ đến mình bao nhiêu họ lại càng ích kỷ bấy nhiêu.khi biết ban dải năng lực ra ngoài tâm hồn con người càng mở rộng ra thay bằng thu hẹp lại để đón nhận các nguồn năng lực khác từ ơn trên và mọi người xung quanh mình.đây là một nguồn năng lực bất tận vì người ta có thể cho ra mãi mãi không bao giờ hết được.
vì tư tưởng là một dung động cho nên một bộ óc không có dung động đồng nhịp thì nó sẽ không bắt được những tư tưởng kia.tư tưởng này sẽ tiếp tục dung động một thời gian trước khi tan rã.khi các tư tưởng này được lập đi lập lại nhiều lần nó sẽ gia tăng cường độ và có thể ảnh hưởng đến tâm hồn của ta.một người không biết kiểm soát tư tưởng sẽ bị ảnh hưởng bởi những dung động này.dần dần bộ óc của họ có những dung động đồng nhịp với tư tưởng này mà họ không hề biết.điều này chứng tỏ môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến tư tưởng hay sự suy nghĩ của cá nhân rất nhiều.điều này giải thích vì sao ta ở gần những người chán nản,nóng giận dần dần ta cũng có những tư tưởng như họ vì chịu sự ảnh hưởng dung động từ tư tưởng của họ.nếu một nhóm người cùng có một tư tưởng như nhau thì dung động này sẽ được khuếch đại điều này giải thích tạo sao khi ở đám đông con người thường mất tự chủ và hành động theo sự xui khiến của đám đông ấy.tư tưởng của đám đông thường có tính hỗn loạn náo nhiệt nên con người sống ở đô thị thường bị ảnh hưởng và cư xử với nhau một cách náo nhiệt và hung bạo theo tính nhất thời.khi đầu óc đã mất tự chủ chỉ dung động theo những dung động thô bạo xung quanh thì sẽ dần mất đi những tư tưởng thanh cao tốt lành.
nếu mọi người để cho những tư tưởng tiêu cực,thù ghét,sợ hãi,nghi ngờ,tham lam,đố kỵ chi phối thì thế giới này sẽ biến thành một môi trường đầy thù hận,tham lam và bạo động.ngược lại nếu con người có ý thức và trách nhiệm về tư tưởng.thay vì để cho các tư tưởng tiêu cực chi phối thì họ khuyến khích các tư tưởng thương yêu,xây dựng,bác ái,vị tha thì thế giới sẽ đổi thay và trở nên tốt đẹp.do đó trách nhiệm về tư tưởng là một điều hết sức quan trọng mà con người phải ý thức rất rõ.
TÌNH THƯƠNG VÀ BÁC ÁI.
Sửa bởi NguaQuaDoc: 23/04/2014 - 16:58
Thanked by 2 Members:
|
|
#356
Gửi vào 24/04/2014 - 18:03
PhapVan, on 18/11/2013 - 23:34, said:
1. Các hành tinh chuyển động
2. Vì sao lại hình thành Trái đất
3. Linh hồn có thật sự bất diệt
Phiếm luận Vũ trụ Đại Thiên Địa đối cảnh Tiểu Thiên Địa (con người)
Vũ trụ vốn không có gì sinh làm sao có hồi kết
Các hành tinh theo quy luật của cân bằng phản ứng (Vì tiến đến sự tỉnh nên động)
Vì hình thành tâm thức và sự phân biệt của con người mới có cái gọi là trái đất
Linh hồn cũng là 1 dạng của so sánh phân biệt nên có tồn tại và không ...
PhapVan, on 18/11/2013 - 23:34, said:
1. Các hành tinh chuyển động
2. Vì sao lại hình thành Trái đất
3. Linh hồn có thật sự bất diệt
Phiếm luận Vũ trụ Đại Thiên Địa đối cảnh Tiểu Thiên Địa (con người)
Vũ trụ vốn không có gì sinh làm sao có hồi kết
Các hành tinh theo quy luật của cân bằng phản ứng (Vì tiến đến sự tỉnh nên động)
Vì hình thành tâm thức và sự phân biệt của con người mới có cái gọi là trái đất
Linh hồn cũng là 1 dạng của so sánh phân biệt nên có tồn tại và không ...
Thanked by 1 Member:
|
|
#357
Gửi vào 13/11/2014 - 09:21
Có ai đó đã nói rằng Hạnh phúc
Dấu đằng sau giọt nước mắt không lời .
Và định nghĩa hạnh phúc cuộc đời
Sự thay thế chuỗi khóc, cười vô tận…
Ta hãy khóc với niềm vui chiến thắng
và cười trong giọt nước mắt thiệt thua.
Nhưng từ tâm thì chẳng thể cười đùa
Trên nỗi khổ, niềm đau kẻ khác .
Khóc là khi bước chân ta lầm lạc
Những lần ta vấp ngã giữa đường đời.
Cười là khi đau khổ ngước trông trời
Và đứng dậy hiên ngang cười vượt khó.
Khóc là khi oan ức, buồn… giải tỏa .
Lệ thành mây rồi vỗ cánh bay đi.
Cười là khi biết khóc chẳng ích gì.
Biết sự việc vốn là không thể khác.
Khi chấp nhận, thì đau thương vẫn hát
Ấy là khi lệ hạt nẩy mầm xanh.
Nỗi niềm kia cùng năm tháng qua nhanh
Không ai vui và ai buồn mãi mãi..
Khóc là khi thấy đời nhiều khổ ải
Cười là khi nhìn thế thái yên vui.
Nên gian nan, chân không bước thụt lùi
Và thành tựu, không mĩm cười ngạo nghễ.
Một chuỗi khóc, cười, đã làm nên cuộc thế
Nên cứ cười cho bé lại những niềm đau.
Và khóc khi cần thiết để nguôi sầu.
Cười với khóc đúng nơi là hạnh phúc.
Khóc với Cười, chẳng qua là cảm xúc
Sương tan theo ngày nắng vội vàng lên .
Thôi quay về, bỏ lại ” hai bên ”
Bừng mở cửa uyên nguyên Chân Hạnh Phúc.
Hai khuôn mặt, chẳng nơi nao là thật!
Một ngày mưa, ngày nắng, khóc, cười, trôi….
Thích Tánh Tuệ
Dharamsala India _Hạ 2012
Lâu không thấy các bác và các anh viết bài,mọi người có khỏe không ạ ?
Có ai đó đã nói rằng Hạnh phúc
Dấu đằng sau giọt nước mắt không lời .
Và định nghĩa hạnh phúc cuộc đời
Sự thay thế chuỗi khóc, cười vô tận…
Ta hãy khóc với niềm vui chiến thắng
và cười trong giọt nước mắt thiệt thua.
Nhưng từ tâm thì chẳng thể cười đùa
Trên nỗi khổ, niềm đau kẻ khác .
Khóc là khi bước chân ta lầm lạc
Những lần ta vấp ngã giữa đường đời.
Cười là khi đau khổ ngước trông trời
Và đứng dậy hiên ngang cười vượt khó.
Khóc là khi oan ức, buồn… giải tỏa .
Lệ thành mây rồi vỗ cánh bay đi.
Cười là khi biết khóc chẳng ích gì.
Biết sự việc vốn là không thể khác.
Khi chấp nhận, thì đau thương vẫn hát
Ấy là khi lệ hạt nẩy mầm xanh.
Nỗi niềm kia cùng năm tháng qua nhanh
Không ai vui và ai buồn mãi mãi..
Khóc là khi thấy đời nhiều khổ ải
Cười là khi nhìn thế thái yên vui.
Nên gian nan, chân không bước thụt lùi
Và thành tựu, không mĩm cười ngạo nghễ.
Một chuỗi khóc, cười, đã làm nên cuộc thế
Nên cứ cười cho bé lại những niềm đau.
Và khóc khi cần thiết để nguôi sầu.
Cười với khóc đúng nơi là hạnh phúc.
Khóc với Cười, chẳng qua là cảm xúc
Sương tan theo ngày nắng vội vàng lên .
Thôi quay về, bỏ lại ” hai bên ”
Bừng mở cửa uyên nguyên Chân Hạnh Phúc.
Hai khuôn mặt, chẳng nơi nao là thật!
Một ngày mưa, ngày nắng, khóc, cười, trôi….
Thích Tánh Tuệ
Dharamsala India _Hạ 2012
Lâu không thấy các bác và các anh viết bài,mọi người có khỏe không ạ ?
Có ai đó đã nói rằng Hạnh phúc
Dấu đằng sau giọt nước mắt không lời .
Và định nghĩa hạnh phúc cuộc đời
Sự thay thế chuỗi khóc, cười vô tận…
Ta hãy khóc với niềm vui chiến thắng
và cười trong giọt nước mắt thiệt thua.
Nhưng từ tâm thì chẳng thể cười đùa
Trên nỗi khổ, niềm đau kẻ khác .
Khóc là khi bước chân ta lầm lạc
Những lần ta vấp ngã giữa đường đời.
Cười là khi đau khổ ngước trông trời
Và đứng dậy hiên ngang cười vượt khó.
Khóc là khi oan ức, buồn… giải tỏa .
Lệ thành mây rồi vỗ cánh bay đi.
Cười là khi biết khóc chẳng ích gì.
Biết sự việc vốn là không thể khác.
Khi chấp nhận, thì đau thương vẫn hát
Ấy là khi lệ hạt nẩy mầm xanh.
Nỗi niềm kia cùng năm tháng qua nhanh
Không ai vui và ai buồn mãi mãi..
Khóc là khi thấy đời nhiều khổ ải
Cười là khi nhìn thế thái yên vui.
Nên gian nan, chân không bước thụt lùi
Và thành tựu, không mĩm cười ngạo nghễ.
Một chuỗi khóc, cười, đã làm nên cuộc thế
Nên cứ cười cho bé lại những niềm đau.
Và khóc khi cần thiết để nguôi sầu.
Cười với khóc đúng nơi là hạnh phúc.
Khóc với Cười, chẳng qua là cảm xúc
Sương tan theo ngày nắng vội vàng lên .
Thôi quay về, bỏ lại ” hai bên ”
Bừng mở cửa uyên nguyên Chân Hạnh Phúc.
Hai khuôn mặt, chẳng nơi nao là thật!
Một ngày mưa, ngày nắng, khóc, cười, trôi….
Thích Tánh Tuệ
Dharamsala India _Hạ 2012
Lâu không thấy các bác và các anh viết bài,mọi người có khỏe không ạ ?
Có ai đó đã nói rằng Hạnh phúc
Dấu đằng sau giọt nước mắt không lời .
Và định nghĩa hạnh phúc cuộc đời
Sự thay thế chuỗi khóc, cười vô tận…
Ta hãy khóc với niềm vui chiến thắng
và cười trong giọt nước mắt thiệt thua.
Nhưng từ tâm thì chẳng thể cười đùa
Trên nỗi khổ, niềm đau kẻ khác .
Khóc là khi bước chân ta lầm lạc
Những lần ta vấp ngã giữa đường đời.
Cười là khi đau khổ ngước trông trời
Và đứng dậy hiên ngang cười vượt khó.
Khóc là khi oan ức, buồn… giải tỏa .
Lệ thành mây rồi vỗ cánh bay đi.
Cười là khi biết khóc chẳng ích gì.
Biết sự việc vốn là không thể khác.
Khi chấp nhận, thì đau thương vẫn hát
Ấy là khi lệ hạt nẩy mầm xanh.
Nỗi niềm kia cùng năm tháng qua nhanh
Không ai vui và ai buồn mãi mãi..
Khóc là khi thấy đời nhiều khổ ải
Cười là khi nhìn thế thái yên vui.
Nên gian nan, chân không bước thụt lùi
Và thành tựu, không mĩm cười ngạo nghễ.
Một chuỗi khóc, cười, đã làm nên cuộc thế
Nên cứ cười cho bé lại những niềm đau.
Và khóc khi cần thiết để nguôi sầu.
Cười với khóc đúng nơi là hạnh phúc.
Khóc với Cười, chẳng qua là cảm xúc
Sương tan theo ngày nắng vội vàng lên .
Thôi quay về, bỏ lại ” hai bên ”
Bừng mở cửa uyên nguyên Chân Hạnh Phúc.
Hai khuôn mặt, chẳng nơi nao là thật!
Một ngày mưa, ngày nắng, khóc, cười, trôi….
Thích Tánh Tuệ
Dharamsala India _Hạ 2012
Lâu không thấy các bác và các anh viết bài,mọi người có khỏe không ạ ?
Có ai đó đã nói rằng Hạnh phúc
Dấu đằng sau giọt nước mắt không lời .
Và định nghĩa hạnh phúc cuộc đời
Sự thay thế chuỗi khóc, cười vô tận…
Ta hãy khóc với niềm vui chiến thắng
và cười trong giọt nước mắt thiệt thua.
Nhưng từ tâm thì chẳng thể cười đùa
Trên nỗi khổ, niềm đau kẻ khác .
Khóc là khi bước chân ta lầm lạc
Những lần ta vấp ngã giữa đường đời.
Cười là khi đau khổ ngước trông trời
Và đứng dậy hiên ngang cười vượt khó.
Khóc là khi oan ức, buồn… giải tỏa .
Lệ thành mây rồi vỗ cánh bay đi.
Cười là khi biết khóc chẳng ích gì.
Biết sự việc vốn là không thể khác.
Khi chấp nhận, thì đau thương vẫn hát
Ấy là khi lệ hạt nẩy mầm xanh.
Nỗi niềm kia cùng năm tháng qua nhanh
Không ai vui và ai buồn mãi mãi..
Khóc là khi thấy đời nhiều khổ ải
Cười là khi nhìn thế thái yên vui.
Nên gian nan, chân không bước thụt lùi
Và thành tựu, không mĩm cười ngạo nghễ.
Một chuỗi khóc, cười, đã làm nên cuộc thế
Nên cứ cười cho bé lại những niềm đau.
Và khóc khi cần thiết để nguôi sầu.
Cười với khóc đúng nơi là hạnh phúc.
Khóc với Cười, chẳng qua là cảm xúc
Sương tan theo ngày nắng vội vàng lên .
Thôi quay về, bỏ lại ” hai bên ”
Bừng mở cửa uyên nguyên Chân Hạnh Phúc.
Hai khuôn mặt, chẳng nơi nao là thật!
Một ngày mưa, ngày nắng, khóc, cười, trôi….
Thích Tánh Tuệ
Dharamsala India _Hạ 2012
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() CHUYỆN PHIẾM 8 : CẦU AN GIA ĐẠO![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]()
|
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 7 : XÁC ĐỊNH LÁ SỐ CỦA HAI VUA![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() MỘT CHUYỆN KHÔNG PHIẾM |
Tử Vi | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 6 : HỒI ĐÁP GLORIA VÀ NGỌA LONG![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 5 : CÓ TẤT CẢ BAO NHIÊU LÁ SỐ TỬ VI ?![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
|
![]() CHUYỆN PHIẾM 3 : TỬ VI TRỌN ĐỜI QUA VÀI NHẤP CHUỘT![]() |
Linh Tinh | hai3tran |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












