1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#346
Gửi vào 13/10/2011 - 19:31
VĂN THỌ KỂ CHUYỆN RÙNG RỢN CÓ THẬT
Chuyện ma quỉ, có người tin, có người không. Nói như thiền sư Vũ Công Lý “vấn đề anh tin hay không, mặc xác anh. Có những chuyện không cần anh tin, nó vẫn có”. Trong tinh thần đó, câu chuyện của Văn Thọ, kể kinh nghiệm gặp "vía nam" của anh tại trụ sở của đài VNCR cũ nằm trên đường Main. Cũng đủ làm những người yếu bóng vía phải xanh mặt. Tuy nhiên, như đã thưa ở trên, vấn đề tâm linh không ai bắt ai tin được. Và chuyện ma cỏ, không phải ai cũng thấy. Tất cả những câu chuyện do các nhân vật có thật, kể ra trên không nhằm mục đích tạo sự hoang mang, cho các vị chủ nhân căn phố hoặc thương mại. Đơn giản là những câu chuyện đã được không riêng gì một người, mà nhiều người đã nói tới trong thời gian qua. Đây là những kinh nghiệm tâm linh cá nhân, kể cho nhau nghe, nhân mùa lễ Ma quỉ đang đến gần.
LL: Anh có tin là có một thế giới vô hình bên cạnh thế giới của chúng ta hay không?
VT: Tôi tin là có.
LL: Anh có tin là có ma hay không?
VT: Tôi tin là có.
LL: Anh theo tôn giáo nào?
VT: Tôi theo Phật Giáo.
LL: Theo lý thuyết của Phật Giáo, nếu chết đi sẽ đầu thai vào nhiều cảnh giới khác nhau, tùy theo nghiệp khi sống ở đời. Cảnh giới ma, quỉ, atula là chuyện có thật, theo kinh nghiệm của anh, có bao giờ anh thấy ma chưa?
VT: Có một lần. Tôi xin kể cho mọi người nghe. Cách đây khoảng bốn năm, có lần tôi đến đài VNCR lúc đó trụ sở đặt tại đường Main cũ, thuộc thành phố Garden Grove. Đây là khu phố đẹp nhất quận Cam. Ai vào khu vực của trụ sở đều biết là phần phía sau nhà kho, nơi có chứa nhiều thùng giấy, sách vở cũ, rất vắng lặng, chật chội. Đó là một hành lang hẹp, dài, và restroom nằm ở gần cuối của hành lang này. Vào buổi tối hôm đó, tôi ghé vào VNCR chơi tối, lúc đó nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, một người mà tôi vô cùng kính trọng lúc đó còn sống, ông hay làm việc sớm và khuya tại trụ sở này, vì thích được nói chuyện với ông, nên tôi hay tạt ngang qua để tìm ông nói chuyện cho vui. Hôm đó, như bình thường tôi đến chơi với ông, và tôi đi restroom. Khi tôi vừa mở cửa restroom ra, một cảm giác lạnh lẽo chiếm lấy tôi… từ dưới thắt lưng trở lên!
LL: Cái lạnh đó làm sao?
VT: Lạnh một cách khác thường. Lạnh như có ai lấy một cục đá, chà lên trên lưng của anh vậy đó. Tôi cảm nhận rất rõ hơi lạnh tỏa ra, đi từ từ lên phía trên người mình… Lạnh lắm. Cái lạnh của âm ty!
LL: Hay là anh bị gió? Cửa ở đâu đó mở chăng?
VT: Làm gì có. Tôi đã nói ở trên là hành lang này của trụ sở rất hẹp, chứa nhiều thùng báo hẹp lắm, không có cửa nào thông ra ngoài. Chỉ là một hành lang hẹp, đi phải lách mà đi, làm gì có gió lọt vào! Hơn nữa, cái lạnh rất “cụ thể” khác thường, cái lạnh không thể nào lẫn lộn với gió máy được. Và, tôi còn nhận thức được một cách rõ ràng, đó là cái lạnh của một hồn ma!
LL: Cái gì? Ma?
VT: Đúng. Cái lạnh của một “vía nam”!
LL: Ý cha. Làm sao anh phân biệt được một cái lạnh của vía “Nam” hay “Nữ” chỉ qua một cái lạnh?
VT: Đó mới là chuyện đáng nói. Tui cảm nhận như vậy thôi. Không giải thích được. Chỉ có thể nói rằng tôi thấy một hơi lạnh “Nam” đi lướt qua tôi, chào tôi, báo cho tôi biết là có sự hiện diện của họ đó.
LL: Xin anh nói rõ thêm bằng cách nào anh có thể nhận thức được đó là “vía nam”?
VT: Bên Phật giáo có một kỹ năng gọi là “quán tâm”. Tôi thực tập quán tâm rất kỹ, nên tôi đã “quán tâm” và định vị được hồn ma kia là “vía nam”.
LL: Anh có… sợ không?
VT: Tôi có một cảm giác nhờn nhợn. Nhưng không sợ. Dù chưa bao giờ gặp ma, quỉ gì hết, nhưng tôi chỉ thấy đó là một dấu hiệu linh ứng, báo cho tôi biết là có sự hiện diện của hồn ma tại đó thôi.
LL: Anh có thể cho biết “vía nam” đó là người Việt hay Mỹ?
VT: Tôi không biết rõ. Chỉ biết là “vía nam” thôi.
LL: Hiện tượng lạnh lưng đó chỉ có mục đích báo cho anh biết sự hiện diện của họ thôi, ngoài ra còn có mục đích nào khác hay không, như báo tin, xin xỏ một chuyện gì đó chẳng hạn?
VT: Không. Tôi không nhận được tín hiệu nào khác. Tôi chỉ nhận ra sự hiện diện của họ thôi, không hơn không kém.
LL: Qua chuyện này, sau khi anh tin là có một thế giới thứ ba, anh rút ra được điều gì?
VT: Tôi nghĩ ở một thế giới khác, chắc chắn sẽ có những chuyện không khác gì ở thế giới này, do đó, chúng ta phải tin, và không nên thất lễ với họ. Giữa thế giới âm ty và dương thế nên có sự tôn trọng nhau thì tốt thôi.
LL: Giữa anh và nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu có một tình thân thiết, sau khi ông mất, anh có thấy dấu hiệu gì từ nhạc sĩ, như báo mộng, gặp linh ứng... hay không?
VT: Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu ra đi thật êm đềm. Theo nhà Phật, người hiền lương bao giờ cũng ra đi thanh thản, không có gì đáng tiếc nuối. Sau khi nhạc sĩ nằm xuống, tôi không có một mảy may nào thấy, hoặc nghe ai nói là có sự kiện gì đặc biệt hết xảy ra. Như vậy, theo tôi, ông đã êm ả ra đi mà không phiền muộn gì hết. Nhạc sĩ là một người hiền, sống hiền và ra đi cũng hiền. Điều đó ai cũng biết.
ST
Chuyện ma quỉ, có người tin, có người không. Nói như thiền sư Vũ Công Lý “vấn đề anh tin hay không, mặc xác anh. Có những chuyện không cần anh tin, nó vẫn có”. Trong tinh thần đó, câu chuyện của Văn Thọ, kể kinh nghiệm gặp "vía nam" của anh tại trụ sở của đài VNCR cũ nằm trên đường Main. Cũng đủ làm những người yếu bóng vía phải xanh mặt. Tuy nhiên, như đã thưa ở trên, vấn đề tâm linh không ai bắt ai tin được. Và chuyện ma cỏ, không phải ai cũng thấy. Tất cả những câu chuyện do các nhân vật có thật, kể ra trên không nhằm mục đích tạo sự hoang mang, cho các vị chủ nhân căn phố hoặc thương mại. Đơn giản là những câu chuyện đã được không riêng gì một người, mà nhiều người đã nói tới trong thời gian qua. Đây là những kinh nghiệm tâm linh cá nhân, kể cho nhau nghe, nhân mùa lễ Ma quỉ đang đến gần.
LL: Anh có tin là có một thế giới vô hình bên cạnh thế giới của chúng ta hay không?
VT: Tôi tin là có.
LL: Anh có tin là có ma hay không?
VT: Tôi tin là có.
LL: Anh theo tôn giáo nào?
VT: Tôi theo Phật Giáo.
LL: Theo lý thuyết của Phật Giáo, nếu chết đi sẽ đầu thai vào nhiều cảnh giới khác nhau, tùy theo nghiệp khi sống ở đời. Cảnh giới ma, quỉ, atula là chuyện có thật, theo kinh nghiệm của anh, có bao giờ anh thấy ma chưa?
VT: Có một lần. Tôi xin kể cho mọi người nghe. Cách đây khoảng bốn năm, có lần tôi đến đài VNCR lúc đó trụ sở đặt tại đường Main cũ, thuộc thành phố Garden Grove. Đây là khu phố đẹp nhất quận Cam. Ai vào khu vực của trụ sở đều biết là phần phía sau nhà kho, nơi có chứa nhiều thùng giấy, sách vở cũ, rất vắng lặng, chật chội. Đó là một hành lang hẹp, dài, và restroom nằm ở gần cuối của hành lang này. Vào buổi tối hôm đó, tôi ghé vào VNCR chơi tối, lúc đó nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, một người mà tôi vô cùng kính trọng lúc đó còn sống, ông hay làm việc sớm và khuya tại trụ sở này, vì thích được nói chuyện với ông, nên tôi hay tạt ngang qua để tìm ông nói chuyện cho vui. Hôm đó, như bình thường tôi đến chơi với ông, và tôi đi restroom. Khi tôi vừa mở cửa restroom ra, một cảm giác lạnh lẽo chiếm lấy tôi… từ dưới thắt lưng trở lên!
LL: Cái lạnh đó làm sao?
VT: Lạnh một cách khác thường. Lạnh như có ai lấy một cục đá, chà lên trên lưng của anh vậy đó. Tôi cảm nhận rất rõ hơi lạnh tỏa ra, đi từ từ lên phía trên người mình… Lạnh lắm. Cái lạnh của âm ty!
LL: Hay là anh bị gió? Cửa ở đâu đó mở chăng?
VT: Làm gì có. Tôi đã nói ở trên là hành lang này của trụ sở rất hẹp, chứa nhiều thùng báo hẹp lắm, không có cửa nào thông ra ngoài. Chỉ là một hành lang hẹp, đi phải lách mà đi, làm gì có gió lọt vào! Hơn nữa, cái lạnh rất “cụ thể” khác thường, cái lạnh không thể nào lẫn lộn với gió máy được. Và, tôi còn nhận thức được một cách rõ ràng, đó là cái lạnh của một hồn ma!
LL: Cái gì? Ma?
VT: Đúng. Cái lạnh của một “vía nam”!
LL: Ý cha. Làm sao anh phân biệt được một cái lạnh của vía “Nam” hay “Nữ” chỉ qua một cái lạnh?
VT: Đó mới là chuyện đáng nói. Tui cảm nhận như vậy thôi. Không giải thích được. Chỉ có thể nói rằng tôi thấy một hơi lạnh “Nam” đi lướt qua tôi, chào tôi, báo cho tôi biết là có sự hiện diện của họ đó.
LL: Xin anh nói rõ thêm bằng cách nào anh có thể nhận thức được đó là “vía nam”?
VT: Bên Phật giáo có một kỹ năng gọi là “quán tâm”. Tôi thực tập quán tâm rất kỹ, nên tôi đã “quán tâm” và định vị được hồn ma kia là “vía nam”.
LL: Anh có… sợ không?
VT: Tôi có một cảm giác nhờn nhợn. Nhưng không sợ. Dù chưa bao giờ gặp ma, quỉ gì hết, nhưng tôi chỉ thấy đó là một dấu hiệu linh ứng, báo cho tôi biết là có sự hiện diện của hồn ma tại đó thôi.
LL: Anh có thể cho biết “vía nam” đó là người Việt hay Mỹ?
VT: Tôi không biết rõ. Chỉ biết là “vía nam” thôi.
LL: Hiện tượng lạnh lưng đó chỉ có mục đích báo cho anh biết sự hiện diện của họ thôi, ngoài ra còn có mục đích nào khác hay không, như báo tin, xin xỏ một chuyện gì đó chẳng hạn?
VT: Không. Tôi không nhận được tín hiệu nào khác. Tôi chỉ nhận ra sự hiện diện của họ thôi, không hơn không kém.
LL: Qua chuyện này, sau khi anh tin là có một thế giới thứ ba, anh rút ra được điều gì?
VT: Tôi nghĩ ở một thế giới khác, chắc chắn sẽ có những chuyện không khác gì ở thế giới này, do đó, chúng ta phải tin, và không nên thất lễ với họ. Giữa thế giới âm ty và dương thế nên có sự tôn trọng nhau thì tốt thôi.
LL: Giữa anh và nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu có một tình thân thiết, sau khi ông mất, anh có thấy dấu hiệu gì từ nhạc sĩ, như báo mộng, gặp linh ứng... hay không?
VT: Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu ra đi thật êm đềm. Theo nhà Phật, người hiền lương bao giờ cũng ra đi thanh thản, không có gì đáng tiếc nuối. Sau khi nhạc sĩ nằm xuống, tôi không có một mảy may nào thấy, hoặc nghe ai nói là có sự kiện gì đặc biệt hết xảy ra. Như vậy, theo tôi, ông đã êm ả ra đi mà không phiền muộn gì hết. Nhạc sĩ là một người hiền, sống hiền và ra đi cũng hiền. Điều đó ai cũng biết.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#347
Gửi vào 13/10/2011 - 19:37
NGƯỜI MẤT TÍCH BÍ ẨN CHƯA CÓ LỜI GIẢI
Tám trăm binh lính Anh bốc hơi trong một đám mây, trước mắt hai mươi hai người lính New Zealand. Hai trại lính Pháp mất tích một cách bí ẩn. Ba ngàn binh lính Trung Quốc như chui vào lòng đất. Cả một làng hàng trăm người không cánh mà bay. Máy bay, tàu hoả cũng biến mất không dấu tích. Trong Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất, vào ngày 21-8-1915, hơn tám trăm lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh, được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng đóng quân ở khu vực này, còn có một lực lượng quân sự của New Zealand. Lúc này, vùng trời phía trên trận địa của đội quân này vẫn rất sáng và ít mây. Thế nhưng trên ngọn núi mà đội quân này phải hành quân lên, lại có một lớp sương mù màu xám dày đặc. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lúc càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.
Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất. Người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó, trước sự chứng kiến của nhiều người. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn tám trăm người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó hai mươi hai người lính của New Zealand, cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng sáu trăm mét và đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm. Sau này, quân đội Anh đã tổ chức kế hoạch tìm kiếm bí mật và quy mô, nhưng không có kết quả. Cho rằng có khả năng là toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh, người ta quyết định không tìm kiếm nữa, mà đợi sau khi chiến tranh kết thúc sẽ yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trao trả lại. Tuy nhiên sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này.
Tám trăm người lính đã bị mất tích, không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh, được Thỗ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc. Sự kiện đã được giữ bí mật trong suốt năm mươi năm. Mãi cho đến năm 1967, khi những tài liệu có chữ ký chứng thực của hai mươi nhân chứng đã nhìn thấy tận mắt, sự việc này mới được công bố. Cho đến nay, đây vẫn là bí ẩn lớn nhất trong lịch sử quân sự Anh và lịch sử thế giới. Tuy nhiên nó không phải là trường hợp duy nhất. Cũng trong Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất, một đội quân của Pháp cũng gặp phải hiện tượng kỳ bí này. Khi đó, hai trại lính của Pháp với quân số lên tới hàng mấy trăm người, đang đóng quân trên ngọn đồi Malden, đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Quân đội Pháp cũng đã cử một lực lượng lớn để tìm kiếm, nhưng rồi họ cũng phải trở về tay không.
Bảy thập kỷ trước, trong cuộc chiến bảo vệ thành Nam Kinh trước quân đội Nhật vào đầu tháng 12-1937, Quốc Dân đảng đã huy động quân chốt giữ xung quanh thành Nam Kinh. Quân Trung Quốc đã thất bại nặng nề, đặc biệt là một sư đoàn trợ chiến từ Tứ Xuyên. Trong sư đoàn có một đơn vị làm nhiệm vụ cảnh giới địch phía bên sườn. Khi chiến dịch phòng ngự thất bại, đội quân ba ngàn người này, được lệnh rút về vùng núi Thanh Long, phía đông nam thành Nam Kinh. Nhưng đơn vị đã biến mất một cách bí ẩn ở một khu vực gần Nam Kinh, vào một đêm tháng 12-1937 như chui vào lòng đất. Đã có người suy đoán rằng đội quân trên đã tự chia nhỏ nhằm phá vỡ vòng vây của Nhật. Nhưng sau khi phân tích mới thấy giả thiết này hoàn toàn không phù hợp: bởi trước đó, quân Nhật đã điều hai sư đoàn tinh nhuệ từ vịnh Hàng Châu đổ bộ, và liên kết với lực lượng tại chỗ, tạo thành thế bao vây chặt lực lượng phòng ngự của Trung Quốc. Không có đội quân nào có thể chọc thủng được thế bao vây của Nhật, nên không thể có chuyện đội quân ba ngàn người này phá được vòng vây thoát ra ngoài.
Năm 1939, khi tổng kết tình hình chiến sự, tổng bộ quân Quốc Dân Đảng đã phát hiện ra sự kiện kỳ lạ về đội quân này. Họ cho rằng đội quân kể trên đã bị mất tích và ghi vào hồ sơ lưu trữ như vậy. Tổng bộ Quốc Dân đảng đã từng thành lập một tổ điều tra liên hợp, nhằm làm rõ về vụ mất tích bí ẩn này, nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu. Cũng ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.
Một trong những sự việc kỳ lạ như vậy mới xảy ra cách nay chưa lâu là tại làng Stoumu Congo, vào năm 2001. Ngôi làng nghèo đói này nằm trong một khu vực yên bình và không hề có xung đột ở miền Bắc Congo. Khi nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc mang lương thực đến cho dân làng, họ đã rất ngạc nhiên khi không thể tìm được bất kỳ một người dân, cũng như một loại gia súc hay gia cầm nào ở đó. Tất cả đều đã bị biến mất. Các nhân viên cứu trợ đã tìm thấy những dòng chữ nguệch ngoạc bằng tiếng địa phương do người đứng đầu làng đã cố gắng dùng than củi viết nên một cách vội vã, là lời cảnh báo về một điều gì đó vô cùng khủng khiếp đang xảy ra: “Chạy ngay đi! Nó...”, nhưng ông đã không kịp viết hết câu. Cũng tương tự như vậy là sự biến mất của gần một trăm người, gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con vào năm 1950 tại một ngôi làng trên đảo Roanoke. Khi lính Mỹ hành quân đến ngôi làng này, họ nhìn thấy những ngọn nến còn đang cháy dở, và bàn ăn vừa được dọn ra trong các túp lều, nhưng không hề có bất kỳ người dân nào quanh đó. Giả thiết ban đầu cho rằng họ bị giết, nhưng xung quanh đó không hề có dấu máu hay bất kỳ xác người nào. Duy nhất trên một thân cây gần nhà thờ có mấy chữ dường như được viết vội vàng “trông nó không giống như...”. Một trường hợp khác là sự biến mất đầy bí ẩn của sáu trăm người dân vùng Hoer-Verde, Brazil vào ngày 5-2-1923. Cảnh sát đã tiến hành tìm kiếm trong suốt một thời gian dài nhưng cũng không thu được kết quả gì.
Năm 1991, KGB đã tiết lộ một số thông tin về vụ chiếc máy bay AN-2 biến mất khỏi màn hình rađa ba mươi năm trước, gần thành phố Sverlovsk cùng với bảy người đi trên máy bay. Không lâu sau khi máy bay bị mất tích, đội cứu hộ đã tìm thấy xác chiếc máy bay kể trên trong một khu rừng. Tuy nhiên, họ đã không tìm ra một dấu vết nào về những người bị nạn, cũng không một giọt máu nào được tìm thấy như vẫn thường gặp trong những trường hợp máy bay bị tai nạn. Họ chỉ khám phá ra có một vòng tròn cháy sém không rõ xuất xứ, đường kính khoảng ba mươi mét được phát hiện thấy cách chỗ máy bay lâm nạn không xa.
Giải thích về các câu chuyện bí hiểm này, giáo sư Jane Lindsett thuộc trường Đại học California, Mỹ cho rằng: “Những lỗ đen” chính là thủ phạm gây ra các trường hợp người bị biến mất kể trên. Theo định kỳ, thời gian và không gian trên trái đất sẽ khúc xạ lẫn nhau, khiến cho một nhóm người, hay thậm chí toàn bộ cả một thành phố, có thể bị rơi vào một chiều không gian hoàn toàn khác, và bị biến mất đối với những người còn lại. Đồ vật không thể đi qua không gian được, và đó chính là lý do tại sao các con tàu còn nguyên vẹn, nhưng không có một bóng người, và những vật dụng cá nhân của những người mất tích, lại vẫn ở nguyên vị trí cũ. Tuy nhiên, cho tới nay, các nhà khoa học chưa thể đưa ra được cách giải thích thỏa đáng nào cho những sự việc kỳ lạ tương tự như những sự việc kể trên.
Vũ Anh Tuấn
Tám trăm binh lính Anh bốc hơi trong một đám mây, trước mắt hai mươi hai người lính New Zealand. Hai trại lính Pháp mất tích một cách bí ẩn. Ba ngàn binh lính Trung Quốc như chui vào lòng đất. Cả một làng hàng trăm người không cánh mà bay. Máy bay, tàu hoả cũng biến mất không dấu tích. Trong Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất, vào ngày 21-8-1915, hơn tám trăm lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh, được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng đóng quân ở khu vực này, còn có một lực lượng quân sự của New Zealand. Lúc này, vùng trời phía trên trận địa của đội quân này vẫn rất sáng và ít mây. Thế nhưng trên ngọn núi mà đội quân này phải hành quân lên, lại có một lớp sương mù màu xám dày đặc. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lúc càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.
Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất. Người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó, trước sự chứng kiến của nhiều người. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn tám trăm người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó hai mươi hai người lính của New Zealand, cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng sáu trăm mét và đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm. Sau này, quân đội Anh đã tổ chức kế hoạch tìm kiếm bí mật và quy mô, nhưng không có kết quả. Cho rằng có khả năng là toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh, người ta quyết định không tìm kiếm nữa, mà đợi sau khi chiến tranh kết thúc sẽ yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trao trả lại. Tuy nhiên sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này.
Tám trăm người lính đã bị mất tích, không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh, được Thỗ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc. Sự kiện đã được giữ bí mật trong suốt năm mươi năm. Mãi cho đến năm 1967, khi những tài liệu có chữ ký chứng thực của hai mươi nhân chứng đã nhìn thấy tận mắt, sự việc này mới được công bố. Cho đến nay, đây vẫn là bí ẩn lớn nhất trong lịch sử quân sự Anh và lịch sử thế giới. Tuy nhiên nó không phải là trường hợp duy nhất. Cũng trong Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất, một đội quân của Pháp cũng gặp phải hiện tượng kỳ bí này. Khi đó, hai trại lính của Pháp với quân số lên tới hàng mấy trăm người, đang đóng quân trên ngọn đồi Malden, đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Quân đội Pháp cũng đã cử một lực lượng lớn để tìm kiếm, nhưng rồi họ cũng phải trở về tay không.
Bảy thập kỷ trước, trong cuộc chiến bảo vệ thành Nam Kinh trước quân đội Nhật vào đầu tháng 12-1937, Quốc Dân đảng đã huy động quân chốt giữ xung quanh thành Nam Kinh. Quân Trung Quốc đã thất bại nặng nề, đặc biệt là một sư đoàn trợ chiến từ Tứ Xuyên. Trong sư đoàn có một đơn vị làm nhiệm vụ cảnh giới địch phía bên sườn. Khi chiến dịch phòng ngự thất bại, đội quân ba ngàn người này, được lệnh rút về vùng núi Thanh Long, phía đông nam thành Nam Kinh. Nhưng đơn vị đã biến mất một cách bí ẩn ở một khu vực gần Nam Kinh, vào một đêm tháng 12-1937 như chui vào lòng đất. Đã có người suy đoán rằng đội quân trên đã tự chia nhỏ nhằm phá vỡ vòng vây của Nhật. Nhưng sau khi phân tích mới thấy giả thiết này hoàn toàn không phù hợp: bởi trước đó, quân Nhật đã điều hai sư đoàn tinh nhuệ từ vịnh Hàng Châu đổ bộ, và liên kết với lực lượng tại chỗ, tạo thành thế bao vây chặt lực lượng phòng ngự của Trung Quốc. Không có đội quân nào có thể chọc thủng được thế bao vây của Nhật, nên không thể có chuyện đội quân ba ngàn người này phá được vòng vây thoát ra ngoài.
Năm 1939, khi tổng kết tình hình chiến sự, tổng bộ quân Quốc Dân Đảng đã phát hiện ra sự kiện kỳ lạ về đội quân này. Họ cho rằng đội quân kể trên đã bị mất tích và ghi vào hồ sơ lưu trữ như vậy. Tổng bộ Quốc Dân đảng đã từng thành lập một tổ điều tra liên hợp, nhằm làm rõ về vụ mất tích bí ẩn này, nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu. Cũng ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.
Một trong những sự việc kỳ lạ như vậy mới xảy ra cách nay chưa lâu là tại làng Stoumu Congo, vào năm 2001. Ngôi làng nghèo đói này nằm trong một khu vực yên bình và không hề có xung đột ở miền Bắc Congo. Khi nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc mang lương thực đến cho dân làng, họ đã rất ngạc nhiên khi không thể tìm được bất kỳ một người dân, cũng như một loại gia súc hay gia cầm nào ở đó. Tất cả đều đã bị biến mất. Các nhân viên cứu trợ đã tìm thấy những dòng chữ nguệch ngoạc bằng tiếng địa phương do người đứng đầu làng đã cố gắng dùng than củi viết nên một cách vội vã, là lời cảnh báo về một điều gì đó vô cùng khủng khiếp đang xảy ra: “Chạy ngay đi! Nó...”, nhưng ông đã không kịp viết hết câu. Cũng tương tự như vậy là sự biến mất của gần một trăm người, gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con vào năm 1950 tại một ngôi làng trên đảo Roanoke. Khi lính Mỹ hành quân đến ngôi làng này, họ nhìn thấy những ngọn nến còn đang cháy dở, và bàn ăn vừa được dọn ra trong các túp lều, nhưng không hề có bất kỳ người dân nào quanh đó. Giả thiết ban đầu cho rằng họ bị giết, nhưng xung quanh đó không hề có dấu máu hay bất kỳ xác người nào. Duy nhất trên một thân cây gần nhà thờ có mấy chữ dường như được viết vội vàng “trông nó không giống như...”. Một trường hợp khác là sự biến mất đầy bí ẩn của sáu trăm người dân vùng Hoer-Verde, Brazil vào ngày 5-2-1923. Cảnh sát đã tiến hành tìm kiếm trong suốt một thời gian dài nhưng cũng không thu được kết quả gì.
Năm 1991, KGB đã tiết lộ một số thông tin về vụ chiếc máy bay AN-2 biến mất khỏi màn hình rađa ba mươi năm trước, gần thành phố Sverlovsk cùng với bảy người đi trên máy bay. Không lâu sau khi máy bay bị mất tích, đội cứu hộ đã tìm thấy xác chiếc máy bay kể trên trong một khu rừng. Tuy nhiên, họ đã không tìm ra một dấu vết nào về những người bị nạn, cũng không một giọt máu nào được tìm thấy như vẫn thường gặp trong những trường hợp máy bay bị tai nạn. Họ chỉ khám phá ra có một vòng tròn cháy sém không rõ xuất xứ, đường kính khoảng ba mươi mét được phát hiện thấy cách chỗ máy bay lâm nạn không xa.
Giải thích về các câu chuyện bí hiểm này, giáo sư Jane Lindsett thuộc trường Đại học California, Mỹ cho rằng: “Những lỗ đen” chính là thủ phạm gây ra các trường hợp người bị biến mất kể trên. Theo định kỳ, thời gian và không gian trên trái đất sẽ khúc xạ lẫn nhau, khiến cho một nhóm người, hay thậm chí toàn bộ cả một thành phố, có thể bị rơi vào một chiều không gian hoàn toàn khác, và bị biến mất đối với những người còn lại. Đồ vật không thể đi qua không gian được, và đó chính là lý do tại sao các con tàu còn nguyên vẹn, nhưng không có một bóng người, và những vật dụng cá nhân của những người mất tích, lại vẫn ở nguyên vị trí cũ. Tuy nhiên, cho tới nay, các nhà khoa học chưa thể đưa ra được cách giải thích thỏa đáng nào cho những sự việc kỳ lạ tương tự như những sự việc kể trên.
Vũ Anh Tuấn
#348
Gửi vào 13/10/2011 - 19:38
CĂN NHÀ MA Ở PHỐ HÀNG TRỐNG
Có ai từng nhìn thấy hay từng nghe nói đến căn nhà bí ẩn này chưa nhỉ? Căn nhà ma số 138 Hàng Trống đối điện với hồ Gươm, nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Căn nhà này nhìn ghê lắm! Giờ thì nó đã bị phá dỡ đi rồi, nhưng hôm trước đi qua thấy bảo lại có ma xuất hiện, nên hôm nay tìm được ít tư liệu về post lên cho mọi người cùng xem nhé. Trước kia nếu ai có dịp đi ngang qua đoạn đường này sẽ không khỏi ngạc nhiên, khi thấy giữa trung tâm Hà Nội, đối diện trông ra mặt hồ.
Vị trí thuộc hàng bậc nhất của thủ đô và kề cạnh là cả một khách sạn to lớn và những cửa hàng sang trọng như thế, mà lại có một căn nhà đáng giá bạc tỷ, bị bỏ hoang trông đến hoang tàn và xơ xác như vậy. Đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ và huyền bí về căn nhà này. Những câu chuyện về những mảnh đời éo le, những cái chết tưởng chừng như vô lý và những câu chuyện về các oan hồn vẫn thường hay hiện về, lảng vảng trong căn nhà đó vào những đêm trăng rằm. Nghe nói chủ cũ của căn nhà này đã từng thắt cổ tự tử trong đó. Về sau những người nào đến thuê hoặc ở lại căn nhà này, làm ăn không bị bại sản thì cũng gặp tai nạn hoặc chết bất ngờ (eo ghê quá) cho nên từ đó đến nay không ai dám thuê.
Và ngôi nhà đó đã bị bỏ hoang cho mãi đến về sau, được ông chủ khách sạn Phú Gia bỏ tiền ra mua lại nghe nói mua rất rẻ và phá dỡ để xây mới thành một khách sạn hoành tráng hơn. Cũng có thông tin cho biết là tại ngôi nhà này, cứ vào nửa đêm ngày rằm hàng tháng, lại có tiếng phụ nữ kêu rên, la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm. Rồi thỉnh thoảng người ta lại nhìn thấy một người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà, ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết.
Một cây đa mọc giữa nhà đâm thủng cả nóc, và rể thì lơ lững giữa gác hai, một cây đa không có đất mà vẫn xanh mơn mởn. Còn có người kể lại rằng khi đi ngang qua và nhìn vào căn nhà đó, họ còn thấy có một cái gì đó giống như chân người đang bay, lơ lửng hiện ra chập chờn từ bên trong. Nhìn kỹ lại thì giống như một cô gái đang treo cổ tự tử và cái xác thì cứ đung đưa…đung đưa… Nơi đó bây giờ… Tôi đựơc biết căn nhà này đã được đập từ giữa năm 2006, nhưng đến bây giờ nó vẫn chưa được xây. Câu hỏi là tại sao? nhưng vẫn chưa ai có đáp án chắc chắn, họ chỉ dám nghĩ hay là người chủ khách sạn Phú Gia đã bị ma ám, nên không thể khởi công xây dựng được căn nhà.
ST
Có ai từng nhìn thấy hay từng nghe nói đến căn nhà bí ẩn này chưa nhỉ? Căn nhà ma số 138 Hàng Trống đối điện với hồ Gươm, nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Căn nhà này nhìn ghê lắm! Giờ thì nó đã bị phá dỡ đi rồi, nhưng hôm trước đi qua thấy bảo lại có ma xuất hiện, nên hôm nay tìm được ít tư liệu về post lên cho mọi người cùng xem nhé. Trước kia nếu ai có dịp đi ngang qua đoạn đường này sẽ không khỏi ngạc nhiên, khi thấy giữa trung tâm Hà Nội, đối diện trông ra mặt hồ.
Vị trí thuộc hàng bậc nhất của thủ đô và kề cạnh là cả một khách sạn to lớn và những cửa hàng sang trọng như thế, mà lại có một căn nhà đáng giá bạc tỷ, bị bỏ hoang trông đến hoang tàn và xơ xác như vậy. Đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ và huyền bí về căn nhà này. Những câu chuyện về những mảnh đời éo le, những cái chết tưởng chừng như vô lý và những câu chuyện về các oan hồn vẫn thường hay hiện về, lảng vảng trong căn nhà đó vào những đêm trăng rằm. Nghe nói chủ cũ của căn nhà này đã từng thắt cổ tự tử trong đó. Về sau những người nào đến thuê hoặc ở lại căn nhà này, làm ăn không bị bại sản thì cũng gặp tai nạn hoặc chết bất ngờ (eo ghê quá) cho nên từ đó đến nay không ai dám thuê.
Và ngôi nhà đó đã bị bỏ hoang cho mãi đến về sau, được ông chủ khách sạn Phú Gia bỏ tiền ra mua lại nghe nói mua rất rẻ và phá dỡ để xây mới thành một khách sạn hoành tráng hơn. Cũng có thông tin cho biết là tại ngôi nhà này, cứ vào nửa đêm ngày rằm hàng tháng, lại có tiếng phụ nữ kêu rên, la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm. Rồi thỉnh thoảng người ta lại nhìn thấy một người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà, ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết.
Một cây đa mọc giữa nhà đâm thủng cả nóc, và rể thì lơ lững giữa gác hai, một cây đa không có đất mà vẫn xanh mơn mởn. Còn có người kể lại rằng khi đi ngang qua và nhìn vào căn nhà đó, họ còn thấy có một cái gì đó giống như chân người đang bay, lơ lửng hiện ra chập chờn từ bên trong. Nhìn kỹ lại thì giống như một cô gái đang treo cổ tự tử và cái xác thì cứ đung đưa…đung đưa… Nơi đó bây giờ… Tôi đựơc biết căn nhà này đã được đập từ giữa năm 2006, nhưng đến bây giờ nó vẫn chưa được xây. Câu hỏi là tại sao? nhưng vẫn chưa ai có đáp án chắc chắn, họ chỉ dám nghĩ hay là người chủ khách sạn Phú Gia đã bị ma ám, nên không thể khởi công xây dựng được căn nhà.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#349
Gửi vào 13/10/2011 - 19:40
MẶT QUỶ HIỆN HÌNH GIỮA BẦU TRỜI
Khuôn mặt một "con quỷ" với cặp mắt hung tợn, đột nhiên xuất hiện giữa bầu trời buổi sớm ngày 19-2 vừa qua tại khu vực thị trấn Bozkir, Konya, Thổ Nhĩ Kỳ. Bầu trời xanh sẫm bỗng nhiên khiến người ta có cảm giác gai người, khi đột ngột giữa không trung xuất hiện "hai con mắt quỷ" nhìn chằm chằm xuống hạ giới. Anh chàng Mehmet Candar, mười tám tuổi đã dùng mobile ghi lại hình ảnh này. Mehmet kể rằng bạn ấy và người chú thức dậy vào buổi sáng, dùng camera định quay cảnh một con chim bồ câu đặc biệt. Nhưng đúng lúc rạng đông thì camera lại ghi được hình ảnh hết sức hiếm có này.
- Đúng lúc đi qua nhà thờ, thì chúng tôi nhận ra hình ảnh khác thường đó trên bầu trời.
Mehmet nhớ lại.
- Tôi cảm thấy sợ khi quay phim cảnh tượng đó, còn chú tôi thì lập tức chụp hình, bởi hình ảnh này quả thật đáng kinh ngạc.
ST
Khuôn mặt một "con quỷ" với cặp mắt hung tợn, đột nhiên xuất hiện giữa bầu trời buổi sớm ngày 19-2 vừa qua tại khu vực thị trấn Bozkir, Konya, Thổ Nhĩ Kỳ. Bầu trời xanh sẫm bỗng nhiên khiến người ta có cảm giác gai người, khi đột ngột giữa không trung xuất hiện "hai con mắt quỷ" nhìn chằm chằm xuống hạ giới. Anh chàng Mehmet Candar, mười tám tuổi đã dùng mobile ghi lại hình ảnh này. Mehmet kể rằng bạn ấy và người chú thức dậy vào buổi sáng, dùng camera định quay cảnh một con chim bồ câu đặc biệt. Nhưng đúng lúc rạng đông thì camera lại ghi được hình ảnh hết sức hiếm có này.
- Đúng lúc đi qua nhà thờ, thì chúng tôi nhận ra hình ảnh khác thường đó trên bầu trời.
Mehmet nhớ lại.
- Tôi cảm thấy sợ khi quay phim cảnh tượng đó, còn chú tôi thì lập tức chụp hình, bởi hình ảnh này quả thật đáng kinh ngạc.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#350
Gửi vào 13/10/2011 - 19:43
CÔ GÁI NHÌN ĐƯỢC LINH HỒN NGƯỜI CHẾT
Heidi có một khả năng đặc biệt. Cô bé có thể nhìn được linh hồn những người quá cố, và thậm chí nghe được tiếng họ nói. Mọi chuyện đến với Heidi khi cô được tám tuổi. Tại thị trấn Ellerslie, tiểu bang Georgia Mỹ, cô bé tám tuổi Heidi Wyrick được biết tới với khả năng đặc biệt: "Nói chuyện với người đã khuất". Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày tháng hai, năm 1989, khi gia đình của Heidi mới chuyển tới Ellerslie. Theo lời cô bé kể lại, một người đàn ông có tên “Con” đã xuất hiện ngoài cửa sổ nhà cô bé vào thời điểm đó.
- Ông ấy có mái tóc bạc trắng và mặc một chiếc áo T-shirt dính đầy máu. Tay ông ấy bị băng và vẫn còn rỉ máu trên đó.
Heidi kể về hình ảnh mà cô bé nhìn thấy. Bà Lisa Wyrick, mẹ của Heidi cho rằng, có kẻ nào đó cố bắt cóc con gái mình.
- Tôi vội bế con bé vào phòng và đóng cửa lại, cầm sẵn con dao trong tay. Cùng lúc đó, tôi gọi cho chồng tôi và bảo anh về nhà.
Khi anh Andy Wyrick về đến nhà, anh cùng vợ mình đã đi khắp nơi, hỏi xem có ai biết cái người tên là Con kia là ai không. Nhưng họ không thu được kết quả gì. Sau cuộc gặp gỡ với ông Con bí ẩn, cô bé Heidi lại nói cho mẹ biết về một cuộc gặp gỡ khác. Lần này cô bé gặp một người đàn ông có tên Gordy.
- Tôi nghĩ rằng Con và Gordy thực chất chỉ là một người, tôi bèn nghĩ tới một người có cái tên Con Gordy. Tôi lại đi hỏi mọi người về cái tên này. Bà Lisa kể.
Bà Lisa nhắc tới những vụ đụng độ kỳ lạ của cô con gái, cho người chị của bà biết. Người chị của Lisa sống ngay bên cạnh. Cuối cùng bà cũng phát hiện ra cái tên Gordy kia rất có thể xuất phát từ người đàn ông có tên James S. Gordy. Chủ nhân cũ đã qua đời từ rất lâu, của ngôi nhà mà chị bà Lisa đang ở. Bà Lisa sốc tột độ khi biết sự thật này. Lisa liên hệ với gia đình của cô Catherine Ledford, là chủ nhân sở hữu ngôi nhà ngay cạnh nhà bà. Khi đó bà được biết: ông James Gordy đã chết từ năm 1974.
- Tôi biết ông từ khi còn là một đứa trẻ. Ông có một công ty ở Columbus và trong nhiều năm, ông còn là người giám sát ngôi trường Sunday của chúng tôi. Một người cho biết.
Gia đình cô Catherine Ledford không còn giữ bất cứ bức ảnh nào về ông Gordy, nhưng cô miêu tả rằng ông có một mái tóc xám, lúc nào cũng mặc đồ bó, đi đôi giày đen sáng bóng. Sau đó người ta tìm lại được một số bức ảnh của gia đình ông Gordy. Người ta cho bé Heidi lướt qua một lượt các tấm ảnh. Nhìn đống ảnh, bé Heidi nhanh chóng nhận ra người đàn ông với cái băng gạc trên tay, cùng cái áo dính đầy máu. Theo Catherine Ledford, người mà bé Heidi chỉ ra chính là người bác "Con" của cô. Bà Lisa giờ đây đã hoàn toàn tin rằng những gì con bà nhìn thấy không phải là tưởng tượng. Ðó là một người đã chết Bốn năm sau đó, Heidi vẫn tiếp tục nhìn thấy hai hồn ma của ông Jame Gordy và ông Lon Batchelor. Ðến năm 1993, khi mẹ của Heidi mang thai em bé, hồn ma lại viếng thăm.
- Heidi chưa bao giờ sợ hãi về bất cứ thứ gì. Kể cả hai hồn ma kia, cũng chưa bao giờ khiến con bé sợ hãi. Nhưng lần này khi nó nhìn thấy bóng đen xuất hiện, Heidi kinh hoàng tột độ. Mrs Lisa nhớ lại.
Theo lời bà Lisa, việc cô bé nhìn thấy những bóng ma và linh hồn ngày càng trở nên quen thuộc. Tháng hai năm 1994, em gái của Heidi, Jordan, ra đời. Hai tuần sau, bé Heidi bỗng có những biểu hiện kỳ lạ.
- Nó cào sâu vào mặt mình thật đáng sợ. Tôi không hiểu sao con bé lại làm thế. Ðiều gì đã làm con gái tôi trở thành thế này?
Bố của Heidi, ông Andy, thì không lo lắm về cô con gái. Ông chỉ nghĩ rằng đó là do cô bé chơi đùa nên bị thương thôi. Nhưng rồi hai đêm sau đó, ông tỉnh dậy sau giấc ngủ với nhiều vết thương kỳ lạ. Ông cho biết:
- Tôi bị cào ba vết trên người vào đêm đầu tiên. Ðêm sau đó tôi bị cào ba vết phía sau lưng. Ðêm sau nữa tôi ngủ dậy với ba vết cào trên đầu gối.
Gia đình Wyrick đành phải nhờ tới một chuyên gia về các hiện tượng thần bí, giáo sư William Roll, để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra.
- Cô bé có những miêu tả khá sinh động. Tuy nhiên không ai có thể kiểm chứng, vì chỉ có cô bé nhìn thấy những linh hồn thôi. Cô bé chưa bao giờ được nhìn thấy ảnh của ông Gordy.
Trước đây người ta chưa tìm ra nó. Tôi bèn trộn những tấm ảnh thường với tấm ảnh ông Gordy, mà mình tìm thấy rồi cho cô bé chọn. Có rất nhiều bức ảnh trộn lẫn, cô bé không thể đoán mò được. Ðiều ngạc nhiên nhất đã đến, bé Heidi chọn đúng tấm ảnh của ông James Gordy. Trong số rất nhiều bức ảnh tung hỏa mù, Heidi vẫn chỉ được đúng tấm ảnh thật. Giáo sư chỉ còn biết giải thích trường hợp của cô bé như một khả năng siêu nhiên:
- Nói chuyện với cô bé và gia đình của cô, chúng ta sẽ nhận ra rằng, đây đúng là một khả năng kỳ diệu. Ðiều kỳ lạ là tại sao nó lại xuất hiện ở một cô gái bé nhỏ đến vậy?.
Nếu theo đúng những gì cô bé kể, thì Heidi có tới hai khả năng kỳ lạ, một là nói chuyện với người chết, hai là nhìn thấy người chết. Heidi giờ đây đã trưởng thành và không còn sống ở ngôi nhà cũ. Cô cho biết mình đã không còn nhìn thấy hồn ma ngài Gordy nhiều năm qua. Tuy nhiên cô vẫn nhìn thấy các bóng đen bí ẩn cùng rất nhiều những linh hồn, nhưng chúng không khiến Heidi hoảng sợ nữa. Sau này, cuốn sách "Heidi Wyrck's storry" viết về câu chuyện kỳ lạ, cùng những trải nghiệm của một con người có khả năng đặc biệt, đã thu hút được rất nhiều độc giả tìm đọc.
ST
Heidi có một khả năng đặc biệt. Cô bé có thể nhìn được linh hồn những người quá cố, và thậm chí nghe được tiếng họ nói. Mọi chuyện đến với Heidi khi cô được tám tuổi. Tại thị trấn Ellerslie, tiểu bang Georgia Mỹ, cô bé tám tuổi Heidi Wyrick được biết tới với khả năng đặc biệt: "Nói chuyện với người đã khuất". Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày tháng hai, năm 1989, khi gia đình của Heidi mới chuyển tới Ellerslie. Theo lời cô bé kể lại, một người đàn ông có tên “Con” đã xuất hiện ngoài cửa sổ nhà cô bé vào thời điểm đó.
- Ông ấy có mái tóc bạc trắng và mặc một chiếc áo T-shirt dính đầy máu. Tay ông ấy bị băng và vẫn còn rỉ máu trên đó.
Heidi kể về hình ảnh mà cô bé nhìn thấy. Bà Lisa Wyrick, mẹ của Heidi cho rằng, có kẻ nào đó cố bắt cóc con gái mình.
- Tôi vội bế con bé vào phòng và đóng cửa lại, cầm sẵn con dao trong tay. Cùng lúc đó, tôi gọi cho chồng tôi và bảo anh về nhà.
Khi anh Andy Wyrick về đến nhà, anh cùng vợ mình đã đi khắp nơi, hỏi xem có ai biết cái người tên là Con kia là ai không. Nhưng họ không thu được kết quả gì. Sau cuộc gặp gỡ với ông Con bí ẩn, cô bé Heidi lại nói cho mẹ biết về một cuộc gặp gỡ khác. Lần này cô bé gặp một người đàn ông có tên Gordy.
- Tôi nghĩ rằng Con và Gordy thực chất chỉ là một người, tôi bèn nghĩ tới một người có cái tên Con Gordy. Tôi lại đi hỏi mọi người về cái tên này. Bà Lisa kể.
Bà Lisa nhắc tới những vụ đụng độ kỳ lạ của cô con gái, cho người chị của bà biết. Người chị của Lisa sống ngay bên cạnh. Cuối cùng bà cũng phát hiện ra cái tên Gordy kia rất có thể xuất phát từ người đàn ông có tên James S. Gordy. Chủ nhân cũ đã qua đời từ rất lâu, của ngôi nhà mà chị bà Lisa đang ở. Bà Lisa sốc tột độ khi biết sự thật này. Lisa liên hệ với gia đình của cô Catherine Ledford, là chủ nhân sở hữu ngôi nhà ngay cạnh nhà bà. Khi đó bà được biết: ông James Gordy đã chết từ năm 1974.
- Tôi biết ông từ khi còn là một đứa trẻ. Ông có một công ty ở Columbus và trong nhiều năm, ông còn là người giám sát ngôi trường Sunday của chúng tôi. Một người cho biết.
Gia đình cô Catherine Ledford không còn giữ bất cứ bức ảnh nào về ông Gordy, nhưng cô miêu tả rằng ông có một mái tóc xám, lúc nào cũng mặc đồ bó, đi đôi giày đen sáng bóng. Sau đó người ta tìm lại được một số bức ảnh của gia đình ông Gordy. Người ta cho bé Heidi lướt qua một lượt các tấm ảnh. Nhìn đống ảnh, bé Heidi nhanh chóng nhận ra người đàn ông với cái băng gạc trên tay, cùng cái áo dính đầy máu. Theo Catherine Ledford, người mà bé Heidi chỉ ra chính là người bác "Con" của cô. Bà Lisa giờ đây đã hoàn toàn tin rằng những gì con bà nhìn thấy không phải là tưởng tượng. Ðó là một người đã chết Bốn năm sau đó, Heidi vẫn tiếp tục nhìn thấy hai hồn ma của ông Jame Gordy và ông Lon Batchelor. Ðến năm 1993, khi mẹ của Heidi mang thai em bé, hồn ma lại viếng thăm.
- Heidi chưa bao giờ sợ hãi về bất cứ thứ gì. Kể cả hai hồn ma kia, cũng chưa bao giờ khiến con bé sợ hãi. Nhưng lần này khi nó nhìn thấy bóng đen xuất hiện, Heidi kinh hoàng tột độ. Mrs Lisa nhớ lại.
Theo lời bà Lisa, việc cô bé nhìn thấy những bóng ma và linh hồn ngày càng trở nên quen thuộc. Tháng hai năm 1994, em gái của Heidi, Jordan, ra đời. Hai tuần sau, bé Heidi bỗng có những biểu hiện kỳ lạ.
- Nó cào sâu vào mặt mình thật đáng sợ. Tôi không hiểu sao con bé lại làm thế. Ðiều gì đã làm con gái tôi trở thành thế này?
Bố của Heidi, ông Andy, thì không lo lắm về cô con gái. Ông chỉ nghĩ rằng đó là do cô bé chơi đùa nên bị thương thôi. Nhưng rồi hai đêm sau đó, ông tỉnh dậy sau giấc ngủ với nhiều vết thương kỳ lạ. Ông cho biết:
- Tôi bị cào ba vết trên người vào đêm đầu tiên. Ðêm sau đó tôi bị cào ba vết phía sau lưng. Ðêm sau nữa tôi ngủ dậy với ba vết cào trên đầu gối.
Gia đình Wyrick đành phải nhờ tới một chuyên gia về các hiện tượng thần bí, giáo sư William Roll, để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra.
- Cô bé có những miêu tả khá sinh động. Tuy nhiên không ai có thể kiểm chứng, vì chỉ có cô bé nhìn thấy những linh hồn thôi. Cô bé chưa bao giờ được nhìn thấy ảnh của ông Gordy.
Trước đây người ta chưa tìm ra nó. Tôi bèn trộn những tấm ảnh thường với tấm ảnh ông Gordy, mà mình tìm thấy rồi cho cô bé chọn. Có rất nhiều bức ảnh trộn lẫn, cô bé không thể đoán mò được. Ðiều ngạc nhiên nhất đã đến, bé Heidi chọn đúng tấm ảnh của ông James Gordy. Trong số rất nhiều bức ảnh tung hỏa mù, Heidi vẫn chỉ được đúng tấm ảnh thật. Giáo sư chỉ còn biết giải thích trường hợp của cô bé như một khả năng siêu nhiên:
- Nói chuyện với cô bé và gia đình của cô, chúng ta sẽ nhận ra rằng, đây đúng là một khả năng kỳ diệu. Ðiều kỳ lạ là tại sao nó lại xuất hiện ở một cô gái bé nhỏ đến vậy?.
Nếu theo đúng những gì cô bé kể, thì Heidi có tới hai khả năng kỳ lạ, một là nói chuyện với người chết, hai là nhìn thấy người chết. Heidi giờ đây đã trưởng thành và không còn sống ở ngôi nhà cũ. Cô cho biết mình đã không còn nhìn thấy hồn ma ngài Gordy nhiều năm qua. Tuy nhiên cô vẫn nhìn thấy các bóng đen bí ẩn cùng rất nhiều những linh hồn, nhưng chúng không khiến Heidi hoảng sợ nữa. Sau này, cuốn sách "Heidi Wyrck's storry" viết về câu chuyện kỳ lạ, cùng những trải nghiệm của một con người có khả năng đặc biệt, đã thu hút được rất nhiều độc giả tìm đọc.
ST
#351
Gửi vào 13/10/2011 - 19:47
CHA TÔI VÀ NHỮNG CHUYỆN TÂM LINH
Cha tôi là một sĩ quan trong chế độ Sài Gòn. Ông có thói quen là thích đọc sách và tin vào Đạo Phật, không thích uống rượu như những người xông pha trận mạc ngày xưa. Khi tôi còn nhỏ, thường nhớ mỗi khi hành quân, ông thường đeo một cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm loại xếp gọn nhỏ bằng ba ngón tay trước ngực, và một sợi dây chuyền có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính ông đã kể lại cho tôi nghe hai chuyện liên quan đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát như sau:
1. Trong trận đánh ở Ban Mê Thuột vào năm 1968, căn cứ của ông bị tràn ngập. Lúc đó ông và viên sĩ quan chỉ huy cùng núp trong hai cái hầm kế nhau. Ở bên đây, ông rất sợ và cầm sợi dây chuyền có Quán Thế Âm lên niệm liên tục, xin Ngài cứu giúp. Trong lúc đó, vị chỉ huy bên kia bị phá hầm và bắn chết tại chổ. Nhưng không hiểu sao, khi đến hầm của ông thì không có ai thấy, hoặc do bên kia gấp rút gì đó mà ông chỉ nghe tiếng loáng thoáng:
- Thôi đi nhanh đi...
Rồi êm luôn. Ông núp ở đó, tay cầm chặt sợi dây chuyền Phật Bà mà muốn xỉu. Phải đến gần chiều tối mới có đoàn Tank của Hoa Kỳ kéo vô giải tỏa căn cứ và ông đuợc cứu.
2. Sau năm 1975 khi ở Trại Bù Gia Mập, Phước Long, ông cho biết trong một đêm buồn tủi và thương cho những đồng đội không còn do vượt trại, do bệnh tật.. ông lén đứng dưới gốc cây và khóc thầm, miệng thì niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Lời ông kể lại, ngay lúc đó có một mùi hương thơm ngào ngạt từ đâu đó ở trên không tỏa xuống, làm tâm hồn ông cảm thấy an lạc, bình tỉnh trở lại.
3. Sau ngày trở về gia đình, trong một đêm cầu cơ do cô của tôi tổ chức. Cơ này do một em gái bà con của tôi lúc đó chỉ mới khoảng mười tuổi cầm cơ. Còn tôi và nhiều người khác đứng xung quanh. Riêng Chị của tôi thì cầm một cuốn tập và cây viết để ghi lại khi cơ chạy. Phải nói thật là có nhiều chuyện huyền bí xung quanh bàn cơ này, mà ký ức của tôi còn ghi lại. Đầu tiên cha tôi bỉu môi cái trò này:
- Tụi bây đi cầu mấy cái vong tầm bậy tầm bạ.
Nhưng được một lúc sau, có một vong nhập cơ và xin nói chuyện với ông. Cơ chạy bằng tiếng Anh thật nhanh, chị tôi ghi lại mà không hiểu gì. Cha tôi lúc đó mới giật mình và hỏi đáp với cơ bằng tiếng Anh, vì xuất thân từ hội Việt Mỹ và năm 1970 có đi du học ở Hoa Kỳ hai năm. Cả hai "nói chuyện" gần nữa tiếng, và ông cho biết được gặp trực tiếp một người bạn là Phi công đã tử trận (qua cỏ). Sau vụ này cha tôi đăm chiêu ghê lắm, vì chắc đã cảm nhận được gì từ thế giới Vô Hình. Cuốn sổ ghi chép đó gia đình tôi vẫn còn giữ để làm kỷ niệm cho đến sau này. Sau thời gian dài qua định cư tại California Hoa Kỳ, cha tôi trở lại Việt Nam và việc đầu tiên là đến thăm Sư Ông ở chùa Pháp Tựu tại Quận tám Sài Gòn. Đây cũng là ngôi chùa mà khi tôi mới được thôi nôi, thì bà Nội của tôi đã ẳm lên chùa để quy y và xin pháp danh. Vừa mới gặp, Sư Ông đã nhìn cha tôi và nói một câu:
- Lúc này con tu dữ lắm hay sao mà trí huệ tăng nhanh quá?
Tôi ngồi gần đó, ngạc nhiên vì cha của mình có tu cái gì mà sao không nghe kể, nhưng Sư Ông trụ trì đã nhìn là biết? Khi về nhà, ông lại kêu vợ tôi đến gần và chỉ cách niệm Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Vợ tôi định Tâm và niệm theo ông một lúc thì thấy Phật hiện ngay ở giữa chân mày, mãi sau này tôi mới biết chuyện này. Lúc đó tôi mới biết ông đã tu tại gia ở Hoa Kỳ và biết là ông theo Mật Tông, nhưng không biết có phải là Mật Tông của Thầy Già hay không? Vì cha tôi tụng những bài chú bằng tiếng Phạn hàng tràng dài, không có tụng bằng tiếng Hán Việt. Đồng thời ông cũng kể cho tôi nghe kinh nghiệm xuất hồn của mình. Lúc đó tôi thấy ông lạ lắm. Mãi đến sau này tôi mới biết đó là Mật Tông vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, giờ đây tôi mới được tập tểnh bước vào con đường Mật Tông của Thầy Già. Sư tỷ Tami có nói một câu:
- Duyên Cha đã đưa đẩy để người con tu tập cùng một con đường.
Bốn mươi mấy năm làm người, một thời ngã mạn vì chỉ biết đến kinh điển Đại thừa, một vài lý thuyết Thông Thiên Học..giờ đây tôi mới biết Trời Cao ở đâu? Đất Dày ở đâu?..khi đến với Mật Tông của Thầy Già. Một vài kỷ niệm về cha tôi mà tôi nhớ mãi, để bây giờ thật hối hận trong lòng, là sao không được ông chỉ điểm sớm để tu tập theo Mật Tông từ muời năm trước. Để giờ đây, nhờ Duyên mới gặp được chư Huynh Đệ, Sư tỷ trong hệ thống của Thầy Già chỉ điểm từng bước đường tu. Tôi không dám mong cầu nhưng ước gì ai có thể giúp tôi gặp được ông, và biết ông đang ở cỏi giới nào chỉ để nói một câu:
- Dù lúc đó cha không chỉ con đường đi đến chân lý cho con, nhưng con đã bước chân vào Mật Tông như cha vậy.
vothuongdao
Cha tôi là một sĩ quan trong chế độ Sài Gòn. Ông có thói quen là thích đọc sách và tin vào Đạo Phật, không thích uống rượu như những người xông pha trận mạc ngày xưa. Khi tôi còn nhỏ, thường nhớ mỗi khi hành quân, ông thường đeo một cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm loại xếp gọn nhỏ bằng ba ngón tay trước ngực, và một sợi dây chuyền có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính ông đã kể lại cho tôi nghe hai chuyện liên quan đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát như sau:
1. Trong trận đánh ở Ban Mê Thuột vào năm 1968, căn cứ của ông bị tràn ngập. Lúc đó ông và viên sĩ quan chỉ huy cùng núp trong hai cái hầm kế nhau. Ở bên đây, ông rất sợ và cầm sợi dây chuyền có Quán Thế Âm lên niệm liên tục, xin Ngài cứu giúp. Trong lúc đó, vị chỉ huy bên kia bị phá hầm và bắn chết tại chổ. Nhưng không hiểu sao, khi đến hầm của ông thì không có ai thấy, hoặc do bên kia gấp rút gì đó mà ông chỉ nghe tiếng loáng thoáng:
- Thôi đi nhanh đi...
Rồi êm luôn. Ông núp ở đó, tay cầm chặt sợi dây chuyền Phật Bà mà muốn xỉu. Phải đến gần chiều tối mới có đoàn Tank của Hoa Kỳ kéo vô giải tỏa căn cứ và ông đuợc cứu.
2. Sau năm 1975 khi ở Trại Bù Gia Mập, Phước Long, ông cho biết trong một đêm buồn tủi và thương cho những đồng đội không còn do vượt trại, do bệnh tật.. ông lén đứng dưới gốc cây và khóc thầm, miệng thì niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Lời ông kể lại, ngay lúc đó có một mùi hương thơm ngào ngạt từ đâu đó ở trên không tỏa xuống, làm tâm hồn ông cảm thấy an lạc, bình tỉnh trở lại.
3. Sau ngày trở về gia đình, trong một đêm cầu cơ do cô của tôi tổ chức. Cơ này do một em gái bà con của tôi lúc đó chỉ mới khoảng mười tuổi cầm cơ. Còn tôi và nhiều người khác đứng xung quanh. Riêng Chị của tôi thì cầm một cuốn tập và cây viết để ghi lại khi cơ chạy. Phải nói thật là có nhiều chuyện huyền bí xung quanh bàn cơ này, mà ký ức của tôi còn ghi lại. Đầu tiên cha tôi bỉu môi cái trò này:
- Tụi bây đi cầu mấy cái vong tầm bậy tầm bạ.
Nhưng được một lúc sau, có một vong nhập cơ và xin nói chuyện với ông. Cơ chạy bằng tiếng Anh thật nhanh, chị tôi ghi lại mà không hiểu gì. Cha tôi lúc đó mới giật mình và hỏi đáp với cơ bằng tiếng Anh, vì xuất thân từ hội Việt Mỹ và năm 1970 có đi du học ở Hoa Kỳ hai năm. Cả hai "nói chuyện" gần nữa tiếng, và ông cho biết được gặp trực tiếp một người bạn là Phi công đã tử trận (qua cỏ). Sau vụ này cha tôi đăm chiêu ghê lắm, vì chắc đã cảm nhận được gì từ thế giới Vô Hình. Cuốn sổ ghi chép đó gia đình tôi vẫn còn giữ để làm kỷ niệm cho đến sau này. Sau thời gian dài qua định cư tại California Hoa Kỳ, cha tôi trở lại Việt Nam và việc đầu tiên là đến thăm Sư Ông ở chùa Pháp Tựu tại Quận tám Sài Gòn. Đây cũng là ngôi chùa mà khi tôi mới được thôi nôi, thì bà Nội của tôi đã ẳm lên chùa để quy y và xin pháp danh. Vừa mới gặp, Sư Ông đã nhìn cha tôi và nói một câu:
- Lúc này con tu dữ lắm hay sao mà trí huệ tăng nhanh quá?
Tôi ngồi gần đó, ngạc nhiên vì cha của mình có tu cái gì mà sao không nghe kể, nhưng Sư Ông trụ trì đã nhìn là biết? Khi về nhà, ông lại kêu vợ tôi đến gần và chỉ cách niệm Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Vợ tôi định Tâm và niệm theo ông một lúc thì thấy Phật hiện ngay ở giữa chân mày, mãi sau này tôi mới biết chuyện này. Lúc đó tôi mới biết ông đã tu tại gia ở Hoa Kỳ và biết là ông theo Mật Tông, nhưng không biết có phải là Mật Tông của Thầy Già hay không? Vì cha tôi tụng những bài chú bằng tiếng Phạn hàng tràng dài, không có tụng bằng tiếng Hán Việt. Đồng thời ông cũng kể cho tôi nghe kinh nghiệm xuất hồn của mình. Lúc đó tôi thấy ông lạ lắm. Mãi đến sau này tôi mới biết đó là Mật Tông vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, giờ đây tôi mới được tập tểnh bước vào con đường Mật Tông của Thầy Già. Sư tỷ Tami có nói một câu:
- Duyên Cha đã đưa đẩy để người con tu tập cùng một con đường.
Bốn mươi mấy năm làm người, một thời ngã mạn vì chỉ biết đến kinh điển Đại thừa, một vài lý thuyết Thông Thiên Học..giờ đây tôi mới biết Trời Cao ở đâu? Đất Dày ở đâu?..khi đến với Mật Tông của Thầy Già. Một vài kỷ niệm về cha tôi mà tôi nhớ mãi, để bây giờ thật hối hận trong lòng, là sao không được ông chỉ điểm sớm để tu tập theo Mật Tông từ muời năm trước. Để giờ đây, nhờ Duyên mới gặp được chư Huynh Đệ, Sư tỷ trong hệ thống của Thầy Già chỉ điểm từng bước đường tu. Tôi không dám mong cầu nhưng ước gì ai có thể giúp tôi gặp được ông, và biết ông đang ở cỏi giới nào chỉ để nói một câu:
- Dù lúc đó cha không chỉ con đường đi đến chân lý cho con, nhưng con đã bước chân vào Mật Tông như cha vậy.
vothuongdao
Thanked by 1 Member:
|
|
#352
Gửi vào 15/10/2011 - 08:39
THẦN LÀNG MÙA LŨ
Đã thành thông lệ, tôi không nhớ rõ từ bao giờ, nhà tôi thường gói bánh vào sáng ba mươi. Sau bữa cúng tất niên, bố tôi xếp ba chồng gạch thay cho ông đầu rau rồi đặt thùng bánh chưng lên, chất củi gộc vào, lấy lửa từ cái đèn dầu trên bàn thờ châm bếp luộc bánh. Đêm ấy, cả nhà tôi thức canh bánh, đón giao thừa. Sang canh thì bánh đã rền, được vớt ra, xếp đều lên một cánh cửa sổ thành nhiều chồng và đặt lên trên một cách cửa nữa, xếp các cối đá, gạch cho đủ độ nặng ép bánh... Trong khi chờ bánh, ai có chuyện gì đều đem ra kể. Câu chuyện bố tôi kể cả nhà đều thuộc lòng. Riêng tôi, tôi chép vào trang giấy này, để lỡ về sau đến tuổi thất thập, nếu có phải kể lại cho con cháu, cũng khỏi sợ nhầm lẫn.
"...Năm ấy, mưa to gió lớn nhiều. Đê sông Hồng, sông Đáy, sông Luộc và nhiều con sông khác nữa bị nước cuốn trôi đi từng mảng. Lúc ấy bố mới chừng năm tuổi, tên là Hạ. Năm tuổi, việc nhớ chỉ lõm bõm. Duy cái ăn thì nhớ rõ mồn một. Đói thì nhớ lâu, vậy thôi. Khi nước rút, nhà cửa xiêu vẹo hoặc trôi mất. Riêng nhà ta ở nhà thờ họ, gọi là từ đường, xây bằng gạch ong, cột bằng gỗ lim đặt trên thớt đá, nước không làm gì được, phù sa mịn như mỡ phủ dầy đến hai tấc. Ngoài vườn, cam quít thối rễ, thân cứ đen lại. Góc vườn, những bụi lá dong rũ xuống, từ gốc bật mầm, gặp phù sa lớn nhanh trở lại, xanh mỡ màng. Phía ngõ ra vào, mấy khóm tre, hóm trúc cũng đứng thẳng lại, ngọn như những cây nêu cong lên, đung đưa.
Thóc giống quí hơn vàng đã vãi ngoài diệc mạ. Cả làng hầu như chẳng còn nhà nào có cơm ăn. May thay, ngoài đồng, trong các mương rạch, ao chuôm... cá nhiều vô kể. Đúng là trời sinh voi trời sinh cỏ. Cứ thò tay xuống vũng nước là bắt được cá. Cá nướng, cá luộc, cá nấu canh, cá om trấu, cá kho... Trông thấy cá, bụng thì đói, nhưng vẫn sợ...Khoảng giữa tháng Chạp, lúa đã cấy xong, xanh lạ lùng. Năm ấy lập xuân sớm. Ông nội dẫn bố và bác Trung ra cồn Tròn. Bố mang cuốc, bác Trung mang xẻng cho ông. Tưởng ông dẫn đi be đắp bờ ruộng ai ngờ ông dẫn đi thăm mộ tổ. Bố hỏi ông:
"Thầy ơi! Cái đụn to kia là mộ tổ nhà ta phải không?".
"Không. Đó là mả con mẹ Mìn ăn mày. Mỗi người một nắm đất mà to thế đấy".
Bác Trung chỉ một cái mộ xây ở hai đầu có hai cái cột, trên đỉnh cột có tạc hình hai cái búp hoa đại, hỏi:
"Có lẽ là cái này, hả thầy?".
Ông nội bảo:
"Đấy là sinh phần của cụ tiến sĩ họ Phan. Chả biết ông cụ đỗ tiến sĩ hồi nào, chỉ nghe gia phả họ Phan kể thế..."
Đến một chỗ bằng phẳng ở giữa cồn, ông nội tự dưng bảo:
"Các con thử tìm mộ tổ mình xem".
Bố và bác Trung nhìn quanh chẳng thấy gì, cùng nói là không biết.
"Vậy thì thầy chỉ cho. Nhớ lấy, nhá".
Ông lấy cái xẻng bác Trung đang vác trên vai, cắm phập xuống giữa cồn, bước về phía Bắc ba bước rưỡi, bảo bố đánh dấu bằng một nhát cuốc. Rồi, trở lại chỗ xẻng, bước về phía nam ba bước rưỡi. Cũng vậy, ông bước về phía Đông và phía Tây, đánh dấu thành một cái dấu thập, mỗi nét dài bảy bước. Cuối cùng, ông nối đầu dấu thập ấy bằng các vạch ngang tạo ra một hình vuông, mỗi cạnh cũng bảy bước. Ông nói:
"Mộ tổ ta đấy"...
Mãi sau này bố mới hiểu ý ông nội. Mộ tổ họ Trần ở đâu không ai rõ. Ơở cồn Tròn, cái cồn tượng Trời, cái khoảng vuông tượng Đất. Điền trang thái ấp... ở đấy cả. Về nhà, lúc ấy ông mới cho xúc phù sa ở gầm các bàn thờ dọn ra sân. Ông tự nhào luyện đất cho nhuyễn, đóng được mấy chục viên gạch thất loại nhỏ. Ông nói qua Tết gởi vào lò gạch ông lý Sâm nung thành gạch, lấy gạch đó đánh dấu khu mộ tổ tiên cho dễ nhớ.
Làng ta từ xưa có lệ cúng thành hoàng ở miếu. Lệ ấy bây giờ vẫn còn nên các con đều biết cả. Lễ vật cũng đơn giản, gồm chín cái bánh chưng, chín bát nước trong và một cúc rượu trắng. Cúng xong, lý trưởng làng, đồng thời cũng là chủ tế, tự tay ném tất cả lễ vật xuống sông, cầu xin đấng linh thiêng cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng được bình yên...
Suốt mấy ngày liền ông nội các con hết lên Đặng lại xuống Oản kiếm gạo, lúc về cứ thở dài thườn thượt. Năm nay đến phiên họ Trần lo dâng lễ vật cho làng ông nội các con là trưởng tộc, làm sao không lo lắng! Chừng hai mươi Tết, ông nội sai bác Trung và bố ra vườn hái lá dong, rửa thật sạch, xếp vào rổ để ở góc bếp. Ông chặt một cây tre bánh tẻ, chẻ bao nhiêu là lạt. Quái lạ, ông lo được gạo nếp rồi sao? Giấu kỹ quá...Hôm sau, bố và bác Trung đi chăn trâu, bà nội đi chợ. Đến trưa về, lạ chưa, ông nội đã gói xong chín cái bánh chưng. Vẻ mặt ông trầm ngâm. Ông khẽ bảo:
"Năm nay gạo hiếm. Chỉ đủ gạo gói bánh dâng làng".
Tối, ông xếp ba chồng gạch thất thành ba ông đầu rau, lấy củi gộc đốt rồi đặt thùng bánh lên. Ông bảo cả nhà đi ngủ. Sáng, bánh đã ép xong, đều chằn chặn, vuông vưng vức. Bác Trung hít hít. Ông bảo:
"Năm nay lụt, gạo cũng chả thơm nổi nữa".
Đúng như thế. Duy có mùi lá dong thì vẫn muôn thuở như vậy. Bố nhìn hau háu, nuốt nước bọt. Bác Trung nhìn bố thương hại. Cả ngày hai ba tháng Chạp, dân làng xì xụp vái lạy trước bục thờ ở miếu thành hoàng... Nhìn những tấm bánh vuông vức ông lý trưởng ném xuống sông, nhiều đứa trẻ con khóc òa lên... Nửa đêm, bác Trung từ đâu về không rõ, ướt như chuột lột, người cứ run bắn lên, răng đập vào nhau lập cập. Bác thì thào bảo bố:
"Tao liều mạng lặn xuống sông mò bánh...".
"Chết, sao anh lại làm thế? Miếu làng mình thiêng lắm. Rồi các ngài vật hộc máu mồm ra...".
Bác Trung càng run hơn, nói không ra tiếng:
"Tao biết rồi. Giờ thì tao tin... Tao mò được một cái bánh. Lên bờ, mở ra xem thì...".
Bố im lặng, lo lắng nắm lấy tay bác, có ý bảo bác nói khe khẽ, kẻo ông biết thì chết. Bác Trung hiểu ý, thì thào vào tai bố:
"Lạ quá em ạ! Các ngài đã hoá bánh của bố thành đất sét hết..."
Vụ chiêm năm ấy lúa tốt bời bời. Mùa gặt, nhà nào nhà ấy thóc chất ngất đầy bịch. Cả làng nói miếu làng mình thiêng...
"Câu chuyện bố tôi kể, cả nhà đã thuộc lòng, nhưng năm nào cũng vậy, mỗi ngươì hiểu theo một cách. Ngươì trợn mắt ra mà tin, người tủm tỉm cươì, có người mới nghe đến chữ năm ấy, đã lặng rời câu chuyện xưa bước vào đêm trừ tịch đón một năm mới đang tới.
Nguyễn Quốc Văn
Đã thành thông lệ, tôi không nhớ rõ từ bao giờ, nhà tôi thường gói bánh vào sáng ba mươi. Sau bữa cúng tất niên, bố tôi xếp ba chồng gạch thay cho ông đầu rau rồi đặt thùng bánh chưng lên, chất củi gộc vào, lấy lửa từ cái đèn dầu trên bàn thờ châm bếp luộc bánh. Đêm ấy, cả nhà tôi thức canh bánh, đón giao thừa. Sang canh thì bánh đã rền, được vớt ra, xếp đều lên một cánh cửa sổ thành nhiều chồng và đặt lên trên một cách cửa nữa, xếp các cối đá, gạch cho đủ độ nặng ép bánh... Trong khi chờ bánh, ai có chuyện gì đều đem ra kể. Câu chuyện bố tôi kể cả nhà đều thuộc lòng. Riêng tôi, tôi chép vào trang giấy này, để lỡ về sau đến tuổi thất thập, nếu có phải kể lại cho con cháu, cũng khỏi sợ nhầm lẫn.
"...Năm ấy, mưa to gió lớn nhiều. Đê sông Hồng, sông Đáy, sông Luộc và nhiều con sông khác nữa bị nước cuốn trôi đi từng mảng. Lúc ấy bố mới chừng năm tuổi, tên là Hạ. Năm tuổi, việc nhớ chỉ lõm bõm. Duy cái ăn thì nhớ rõ mồn một. Đói thì nhớ lâu, vậy thôi. Khi nước rút, nhà cửa xiêu vẹo hoặc trôi mất. Riêng nhà ta ở nhà thờ họ, gọi là từ đường, xây bằng gạch ong, cột bằng gỗ lim đặt trên thớt đá, nước không làm gì được, phù sa mịn như mỡ phủ dầy đến hai tấc. Ngoài vườn, cam quít thối rễ, thân cứ đen lại. Góc vườn, những bụi lá dong rũ xuống, từ gốc bật mầm, gặp phù sa lớn nhanh trở lại, xanh mỡ màng. Phía ngõ ra vào, mấy khóm tre, hóm trúc cũng đứng thẳng lại, ngọn như những cây nêu cong lên, đung đưa.
Thóc giống quí hơn vàng đã vãi ngoài diệc mạ. Cả làng hầu như chẳng còn nhà nào có cơm ăn. May thay, ngoài đồng, trong các mương rạch, ao chuôm... cá nhiều vô kể. Đúng là trời sinh voi trời sinh cỏ. Cứ thò tay xuống vũng nước là bắt được cá. Cá nướng, cá luộc, cá nấu canh, cá om trấu, cá kho... Trông thấy cá, bụng thì đói, nhưng vẫn sợ...Khoảng giữa tháng Chạp, lúa đã cấy xong, xanh lạ lùng. Năm ấy lập xuân sớm. Ông nội dẫn bố và bác Trung ra cồn Tròn. Bố mang cuốc, bác Trung mang xẻng cho ông. Tưởng ông dẫn đi be đắp bờ ruộng ai ngờ ông dẫn đi thăm mộ tổ. Bố hỏi ông:
"Thầy ơi! Cái đụn to kia là mộ tổ nhà ta phải không?".
"Không. Đó là mả con mẹ Mìn ăn mày. Mỗi người một nắm đất mà to thế đấy".
Bác Trung chỉ một cái mộ xây ở hai đầu có hai cái cột, trên đỉnh cột có tạc hình hai cái búp hoa đại, hỏi:
"Có lẽ là cái này, hả thầy?".
Ông nội bảo:
"Đấy là sinh phần của cụ tiến sĩ họ Phan. Chả biết ông cụ đỗ tiến sĩ hồi nào, chỉ nghe gia phả họ Phan kể thế..."
Đến một chỗ bằng phẳng ở giữa cồn, ông nội tự dưng bảo:
"Các con thử tìm mộ tổ mình xem".
Bố và bác Trung nhìn quanh chẳng thấy gì, cùng nói là không biết.
"Vậy thì thầy chỉ cho. Nhớ lấy, nhá".
Ông lấy cái xẻng bác Trung đang vác trên vai, cắm phập xuống giữa cồn, bước về phía Bắc ba bước rưỡi, bảo bố đánh dấu bằng một nhát cuốc. Rồi, trở lại chỗ xẻng, bước về phía nam ba bước rưỡi. Cũng vậy, ông bước về phía Đông và phía Tây, đánh dấu thành một cái dấu thập, mỗi nét dài bảy bước. Cuối cùng, ông nối đầu dấu thập ấy bằng các vạch ngang tạo ra một hình vuông, mỗi cạnh cũng bảy bước. Ông nói:
"Mộ tổ ta đấy"...
Mãi sau này bố mới hiểu ý ông nội. Mộ tổ họ Trần ở đâu không ai rõ. Ơở cồn Tròn, cái cồn tượng Trời, cái khoảng vuông tượng Đất. Điền trang thái ấp... ở đấy cả. Về nhà, lúc ấy ông mới cho xúc phù sa ở gầm các bàn thờ dọn ra sân. Ông tự nhào luyện đất cho nhuyễn, đóng được mấy chục viên gạch thất loại nhỏ. Ông nói qua Tết gởi vào lò gạch ông lý Sâm nung thành gạch, lấy gạch đó đánh dấu khu mộ tổ tiên cho dễ nhớ.
Làng ta từ xưa có lệ cúng thành hoàng ở miếu. Lệ ấy bây giờ vẫn còn nên các con đều biết cả. Lễ vật cũng đơn giản, gồm chín cái bánh chưng, chín bát nước trong và một cúc rượu trắng. Cúng xong, lý trưởng làng, đồng thời cũng là chủ tế, tự tay ném tất cả lễ vật xuống sông, cầu xin đấng linh thiêng cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng được bình yên...
Suốt mấy ngày liền ông nội các con hết lên Đặng lại xuống Oản kiếm gạo, lúc về cứ thở dài thườn thượt. Năm nay đến phiên họ Trần lo dâng lễ vật cho làng ông nội các con là trưởng tộc, làm sao không lo lắng! Chừng hai mươi Tết, ông nội sai bác Trung và bố ra vườn hái lá dong, rửa thật sạch, xếp vào rổ để ở góc bếp. Ông chặt một cây tre bánh tẻ, chẻ bao nhiêu là lạt. Quái lạ, ông lo được gạo nếp rồi sao? Giấu kỹ quá...Hôm sau, bố và bác Trung đi chăn trâu, bà nội đi chợ. Đến trưa về, lạ chưa, ông nội đã gói xong chín cái bánh chưng. Vẻ mặt ông trầm ngâm. Ông khẽ bảo:
"Năm nay gạo hiếm. Chỉ đủ gạo gói bánh dâng làng".
Tối, ông xếp ba chồng gạch thất thành ba ông đầu rau, lấy củi gộc đốt rồi đặt thùng bánh lên. Ông bảo cả nhà đi ngủ. Sáng, bánh đã ép xong, đều chằn chặn, vuông vưng vức. Bác Trung hít hít. Ông bảo:
"Năm nay lụt, gạo cũng chả thơm nổi nữa".
Đúng như thế. Duy có mùi lá dong thì vẫn muôn thuở như vậy. Bố nhìn hau háu, nuốt nước bọt. Bác Trung nhìn bố thương hại. Cả ngày hai ba tháng Chạp, dân làng xì xụp vái lạy trước bục thờ ở miếu thành hoàng... Nhìn những tấm bánh vuông vức ông lý trưởng ném xuống sông, nhiều đứa trẻ con khóc òa lên... Nửa đêm, bác Trung từ đâu về không rõ, ướt như chuột lột, người cứ run bắn lên, răng đập vào nhau lập cập. Bác thì thào bảo bố:
"Tao liều mạng lặn xuống sông mò bánh...".
"Chết, sao anh lại làm thế? Miếu làng mình thiêng lắm. Rồi các ngài vật hộc máu mồm ra...".
Bác Trung càng run hơn, nói không ra tiếng:
"Tao biết rồi. Giờ thì tao tin... Tao mò được một cái bánh. Lên bờ, mở ra xem thì...".
Bố im lặng, lo lắng nắm lấy tay bác, có ý bảo bác nói khe khẽ, kẻo ông biết thì chết. Bác Trung hiểu ý, thì thào vào tai bố:
"Lạ quá em ạ! Các ngài đã hoá bánh của bố thành đất sét hết..."
Vụ chiêm năm ấy lúa tốt bời bời. Mùa gặt, nhà nào nhà ấy thóc chất ngất đầy bịch. Cả làng nói miếu làng mình thiêng...
"Câu chuyện bố tôi kể, cả nhà đã thuộc lòng, nhưng năm nào cũng vậy, mỗi ngươì hiểu theo một cách. Ngươì trợn mắt ra mà tin, người tủm tỉm cươì, có người mới nghe đến chữ năm ấy, đã lặng rời câu chuyện xưa bước vào đêm trừ tịch đón một năm mới đang tới.
Nguyễn Quốc Văn
Thanked by 1 Member:
|
|
#353
Gửi vào 15/10/2011 - 09:08
MẮT MA
Một hôm tụi tôi và đứa em trai đang ngồi học thấy má tôi lên xin phép cho chúng tôi về nữa chừng là tôi biết tối nay là ngày mình đi (vượt biên) đây. Ôm cặp sách theo má về mà trong lòng buồn rười rượi nghĩ đến xa bạn bè xa thầy cô xa những gì thân quen làm tôi muốn rơi nước mắt. Ðúng như tôi nghĩ tối hôm đó có một người lạ mặt đến nhà tôi dẫn tôi và đứa em kế đi, họ nói rằng nhà tôi đông quá phải chia ra làm hai. Hai đứa tôi đi trước đến sáng thì má tôi và mấy đứa em đi sau.
Ba tôi thì ở dưới tàu trước rồi (ba tôi là tài công), tất cả chúng tôi sẽ gặp nhau ở trên tàu. Tôi và đứa em đi theo người đàn ông lạ mặt. Ông ta dắt chúng tôi ra bến cảng miền Tây và ông ta mua vé cho chúng tôi đi đâu thì tôi không nhớ, vì lúc đó tôi chỉ mới mười hai tuổi vẫn còn là con nít lắm không để ý nhiều. Sau đó ông cùng chúng tôi lên xe đò đi lâu lắm đến chiều tối mới xuống. Khi xuống xe đò, tôi thấy cảnh vật chung quanh đang chìm vào màn đêm. Các căn nhà chung quanh đa số là nhà lợp bằng lá dừa và dân cư ở đây đều thắp đèn dầu, còn xa chút nữa thì toàn là những ruộng lúa thênh thang. Tiếng dế, tiếng côn trùng kêu văng vẳng nghe thật lạ tai...
Trên đường đi ông ta không nói một với chúng tôi một lời nào, ông đi đâu chúng tôi đi đó, cho nên khi xuống xe đò ông ta đi trước chúng tôi đi sau. Ông ta dẫn chúng tôi vào một con đường mòn, sau đó chúng tôi phải đi trên những cây bắp chuối trơn trượt để qua một vũng sình lầy để đi vào ruộng lúa, ai mà trợt chân té chắc là mình mẩy hôi thúi lắm, nhưng mình mẩy hôi hám còn đỡ chứ có nhiều người bị té leo lên không được còn bị lún xuống bùn nữa là khác. Qua vũng bùn lầy thì chúng tôi đi trên những con đê dẫn vào rừng mía. Vì trời đã tối lại không có điện chỉ mò mẫm đi nên tôi không thấy cái giếng cạn nằm trước mặt vì vậy bị lọt xuống, may quá đáy giếng không có sâu và nhiều nước cho nên tôi chỉ bị ướt quần áo mà không bị chết đuối.
Khi được em tôi kéo lên khỏi giếng thì tôi không thấy ông ta đâu hết, lúc đó đứa em chỉ vào một rừng cây gần đó rồi nắm tay tôi kéo vào. Ở xa trời tối tưởng là rừng cây nhưng lại gần là một rừng mía. Chúng tôi vừa chui vào trong thì thấy một đám người khoảng hai mươi lăm đến ba mươi người gì đó đang ngồi dựa vào những thân cây mía ngủ. Chúng tôi cũng ngồi xuống nhưng ngủ không được vì cả đám muỗi con nào con nấy lớn gần bằng con ruồi cứ xúm nhau chích hai chị em chúng tôi. Chúng tôi cứ vừa đập vừa lấy tay quạt tứ tung nhưng những con muỗi đó cũng không tha, may thay có người đàn ông bên cạnh, có lẽ ổng tội nghiệp cho chúng tôi, nên mới đưa cho chúng tôi một ống thuốc xức lên da cho muỗi khỏi bị muỗi cắn.
Sau khi xức thuốc xong thì muỗi không có cắn nữa và chúng tôi đi vào giấc ngủ hồi nào cũng không hay. Ðến nửa đêm bỗng dưng tôi giật mình tỉnh dậy thì không thấy ai ở đó, chỉ có hai chúng tôi đang nằm chèo queo. Tôi sợ quá đánh thức thằng em dậy rồi hai chúng tôi nắm tay nhau bước đi thật nhanh trong đêm tối để tìm đường ra khỏi rừng mía. Chúng tôi sợ bị lạc trong rừng mía với lại vào đêm khuya sợ ma nữa, cho nên chúng tôi cố gắng đi thật nhanh, có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi theo kịp một nhóm khoảng mười lăm người, khi thấy chúng tôi họ mới nói cho chúng tôi biết rằng tổ chức đã bị bại lộ cho nên tất cả mọi người phải tìm đường trở về. Một người trong đám nói. Bây giờ chúng ta phải chia nhau mà đi, chứ đi như vầy thì sẽ bị bắt cả đám.
Cho nên cứ hai người nắm tay nhau đi trước khoảng mười phút sau thì hai người khác đi tiếp cứ chia như vậy đó. Họ nói cứ đi thẳng theo con đường này sẽ ra xa lộ, ở đó có xe đò đưa về Sài Gòn. Nghe người ta nói sao thì làm vậy, hai chị em chúng tôi đi trước, lúc đó dù có sợ cũng phải đi, mà trời ban đêm quý vị cũng biết ở đồng quê những đám cỏ lau những bụi trúc vào ban đêm gió thổi nghe xào xạc cũng thấy ớn cả ngươ. Chúng tôi vừa đi vừa niệm Phật và mắt cứ nhìn thẳng đằng trước mà đi chứ không dám nhìn chung quanh. Chúng tôi cứ đi như vậy đến khi trời mờ mờ sáng thì thấy trước mặt mình một nhóm người, họ bắt chúng tôi lại. Họ hỏi chúng tôi có phải đi vượt biên không, nhưng không nói thì họ cũng biết vì cách ăn mặc và nước da trắng bóc cũng đủ biết chúng tôi không phải người ở miền quê; vì vậy họ bỏ chúng tôi vào một trại tù tên là Phường chín.
Ở trong tù, hai chị em chúng tôi được đưa đi hai chỗ ở khác nhau. Tôi thì ở chung với một số chị trong một căn phòng nhỏ tí ti, nó rộng khoảng năm feet và dài khoảng mười feet. Phòng đó tôi nghĩ chỉ ngủ được nhiều lắm là hai người nhưng họ đã bỏ đến bốn người ở trong đó. Ban ngày mà đóng cửa lại cũng thành ban đêm vì nó kín mít, chỉ có hai hay ba cái lỗ nhỏ trên trần không đủ để ánh sáng chui vào. Mặc dù vậy tôi cũng không có sợ vì có đến bốn người trong đó mà sợ gì, nhưng vào đêm đầu tiên đã xảy ra một chuyện làm tôi sợ muốn chết...
Lúc đó không biết mấy giờ, tôi giật mình thức giấc mở mắt ra thấy chung quanh đều tối thui. Bóng tối nó bao trùm thật nặng nề làm tôi muốn nghẹt thở với lại phải nằm co ro dưới nền xi măng lạnh ngắt làm tôi nhớ nhà muốn khóc, nhưng tôi đã kiềm lòng không khóc sợ đánh thức mấy chị ở chung dậy. Rồi tôi cứ nằm ở đó như người chết mở mắt nhìn bóng tối, nó tối đen như mực, có lúc tôi không biết mình đang nhắm mắt hay mở mắt. Trong lúc đang nhìn vào nơi tối tăm dường như vô tận, tôi chợt thấy cái đốm gì màu trăng trắng trên trần nhà, tôi cố gắng nhìn kỹ thì thấy nó như là một con mắt. Tôi thấy rõ cái tròng màu trắng với con ngươi đen ở chính giữa. Lúc đầu tôi cứ tưởng là mình bị hoa mắt nhưng càng nhìn con mắt đó tôi càng thấy giống con mắt của người chết không nhắm mắt, nó cứ mở to và trợn trừng như vậy. Sợ quá tôi nhắm mắt lại và thầm đọc vài câu kinh mà má tôi đã dạy từ hồi nhỏ cho đến sáng.
Sáng hôm sau, không biết vì lý do gì đám đàn bà con gái được dọn qua phòng tù khác lớn và rộng rãi hơn. Vài ngày sau khi dọn qua nơi khác, tôi mới nghe từ những người tù đã ở đó lâu năm nói rằng mấy năm về trước, có một người đàn bà tự tử trong cái phòng tôi đã ở ngày đầu tiên, vì vậy ai mà ngủ ở trong đó đều bị đè hay là bị nhát.
Hoàng Võ
Một hôm tụi tôi và đứa em trai đang ngồi học thấy má tôi lên xin phép cho chúng tôi về nữa chừng là tôi biết tối nay là ngày mình đi (vượt biên) đây. Ôm cặp sách theo má về mà trong lòng buồn rười rượi nghĩ đến xa bạn bè xa thầy cô xa những gì thân quen làm tôi muốn rơi nước mắt. Ðúng như tôi nghĩ tối hôm đó có một người lạ mặt đến nhà tôi dẫn tôi và đứa em kế đi, họ nói rằng nhà tôi đông quá phải chia ra làm hai. Hai đứa tôi đi trước đến sáng thì má tôi và mấy đứa em đi sau.
Ba tôi thì ở dưới tàu trước rồi (ba tôi là tài công), tất cả chúng tôi sẽ gặp nhau ở trên tàu. Tôi và đứa em đi theo người đàn ông lạ mặt. Ông ta dắt chúng tôi ra bến cảng miền Tây và ông ta mua vé cho chúng tôi đi đâu thì tôi không nhớ, vì lúc đó tôi chỉ mới mười hai tuổi vẫn còn là con nít lắm không để ý nhiều. Sau đó ông cùng chúng tôi lên xe đò đi lâu lắm đến chiều tối mới xuống. Khi xuống xe đò, tôi thấy cảnh vật chung quanh đang chìm vào màn đêm. Các căn nhà chung quanh đa số là nhà lợp bằng lá dừa và dân cư ở đây đều thắp đèn dầu, còn xa chút nữa thì toàn là những ruộng lúa thênh thang. Tiếng dế, tiếng côn trùng kêu văng vẳng nghe thật lạ tai...
Trên đường đi ông ta không nói một với chúng tôi một lời nào, ông đi đâu chúng tôi đi đó, cho nên khi xuống xe đò ông ta đi trước chúng tôi đi sau. Ông ta dẫn chúng tôi vào một con đường mòn, sau đó chúng tôi phải đi trên những cây bắp chuối trơn trượt để qua một vũng sình lầy để đi vào ruộng lúa, ai mà trợt chân té chắc là mình mẩy hôi thúi lắm, nhưng mình mẩy hôi hám còn đỡ chứ có nhiều người bị té leo lên không được còn bị lún xuống bùn nữa là khác. Qua vũng bùn lầy thì chúng tôi đi trên những con đê dẫn vào rừng mía. Vì trời đã tối lại không có điện chỉ mò mẫm đi nên tôi không thấy cái giếng cạn nằm trước mặt vì vậy bị lọt xuống, may quá đáy giếng không có sâu và nhiều nước cho nên tôi chỉ bị ướt quần áo mà không bị chết đuối.
Khi được em tôi kéo lên khỏi giếng thì tôi không thấy ông ta đâu hết, lúc đó đứa em chỉ vào một rừng cây gần đó rồi nắm tay tôi kéo vào. Ở xa trời tối tưởng là rừng cây nhưng lại gần là một rừng mía. Chúng tôi vừa chui vào trong thì thấy một đám người khoảng hai mươi lăm đến ba mươi người gì đó đang ngồi dựa vào những thân cây mía ngủ. Chúng tôi cũng ngồi xuống nhưng ngủ không được vì cả đám muỗi con nào con nấy lớn gần bằng con ruồi cứ xúm nhau chích hai chị em chúng tôi. Chúng tôi cứ vừa đập vừa lấy tay quạt tứ tung nhưng những con muỗi đó cũng không tha, may thay có người đàn ông bên cạnh, có lẽ ổng tội nghiệp cho chúng tôi, nên mới đưa cho chúng tôi một ống thuốc xức lên da cho muỗi khỏi bị muỗi cắn.
Sau khi xức thuốc xong thì muỗi không có cắn nữa và chúng tôi đi vào giấc ngủ hồi nào cũng không hay. Ðến nửa đêm bỗng dưng tôi giật mình tỉnh dậy thì không thấy ai ở đó, chỉ có hai chúng tôi đang nằm chèo queo. Tôi sợ quá đánh thức thằng em dậy rồi hai chúng tôi nắm tay nhau bước đi thật nhanh trong đêm tối để tìm đường ra khỏi rừng mía. Chúng tôi sợ bị lạc trong rừng mía với lại vào đêm khuya sợ ma nữa, cho nên chúng tôi cố gắng đi thật nhanh, có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi theo kịp một nhóm khoảng mười lăm người, khi thấy chúng tôi họ mới nói cho chúng tôi biết rằng tổ chức đã bị bại lộ cho nên tất cả mọi người phải tìm đường trở về. Một người trong đám nói. Bây giờ chúng ta phải chia nhau mà đi, chứ đi như vầy thì sẽ bị bắt cả đám.
Cho nên cứ hai người nắm tay nhau đi trước khoảng mười phút sau thì hai người khác đi tiếp cứ chia như vậy đó. Họ nói cứ đi thẳng theo con đường này sẽ ra xa lộ, ở đó có xe đò đưa về Sài Gòn. Nghe người ta nói sao thì làm vậy, hai chị em chúng tôi đi trước, lúc đó dù có sợ cũng phải đi, mà trời ban đêm quý vị cũng biết ở đồng quê những đám cỏ lau những bụi trúc vào ban đêm gió thổi nghe xào xạc cũng thấy ớn cả ngươ. Chúng tôi vừa đi vừa niệm Phật và mắt cứ nhìn thẳng đằng trước mà đi chứ không dám nhìn chung quanh. Chúng tôi cứ đi như vậy đến khi trời mờ mờ sáng thì thấy trước mặt mình một nhóm người, họ bắt chúng tôi lại. Họ hỏi chúng tôi có phải đi vượt biên không, nhưng không nói thì họ cũng biết vì cách ăn mặc và nước da trắng bóc cũng đủ biết chúng tôi không phải người ở miền quê; vì vậy họ bỏ chúng tôi vào một trại tù tên là Phường chín.
Ở trong tù, hai chị em chúng tôi được đưa đi hai chỗ ở khác nhau. Tôi thì ở chung với một số chị trong một căn phòng nhỏ tí ti, nó rộng khoảng năm feet và dài khoảng mười feet. Phòng đó tôi nghĩ chỉ ngủ được nhiều lắm là hai người nhưng họ đã bỏ đến bốn người ở trong đó. Ban ngày mà đóng cửa lại cũng thành ban đêm vì nó kín mít, chỉ có hai hay ba cái lỗ nhỏ trên trần không đủ để ánh sáng chui vào. Mặc dù vậy tôi cũng không có sợ vì có đến bốn người trong đó mà sợ gì, nhưng vào đêm đầu tiên đã xảy ra một chuyện làm tôi sợ muốn chết...
Lúc đó không biết mấy giờ, tôi giật mình thức giấc mở mắt ra thấy chung quanh đều tối thui. Bóng tối nó bao trùm thật nặng nề làm tôi muốn nghẹt thở với lại phải nằm co ro dưới nền xi măng lạnh ngắt làm tôi nhớ nhà muốn khóc, nhưng tôi đã kiềm lòng không khóc sợ đánh thức mấy chị ở chung dậy. Rồi tôi cứ nằm ở đó như người chết mở mắt nhìn bóng tối, nó tối đen như mực, có lúc tôi không biết mình đang nhắm mắt hay mở mắt. Trong lúc đang nhìn vào nơi tối tăm dường như vô tận, tôi chợt thấy cái đốm gì màu trăng trắng trên trần nhà, tôi cố gắng nhìn kỹ thì thấy nó như là một con mắt. Tôi thấy rõ cái tròng màu trắng với con ngươi đen ở chính giữa. Lúc đầu tôi cứ tưởng là mình bị hoa mắt nhưng càng nhìn con mắt đó tôi càng thấy giống con mắt của người chết không nhắm mắt, nó cứ mở to và trợn trừng như vậy. Sợ quá tôi nhắm mắt lại và thầm đọc vài câu kinh mà má tôi đã dạy từ hồi nhỏ cho đến sáng.
Sáng hôm sau, không biết vì lý do gì đám đàn bà con gái được dọn qua phòng tù khác lớn và rộng rãi hơn. Vài ngày sau khi dọn qua nơi khác, tôi mới nghe từ những người tù đã ở đó lâu năm nói rằng mấy năm về trước, có một người đàn bà tự tử trong cái phòng tôi đã ở ngày đầu tiên, vì vậy ai mà ngủ ở trong đó đều bị đè hay là bị nhát.
Hoàng Võ
Thanked by 1 Member:
|
|
#354
Gửi vào 15/10/2011 - 10:57
NHỮNG CHUYỆN TÂM LINH
Chuyện Thứ Nhất
Chuyện tôi kể liên quan đến gia đình tôi, xẩy ra vào đầu tháng hai của năm 1979, hồi đó tôi được mười hai tuổi mọi thứ tôi vẫn nhớ như in trong tâm trí, chuyện xẩy ra vào đúng thời kỳ Trung Quốc đã thông báo chuẩn bị đánh vào các tỉnh phía Bắc nước ta. Cơ quan mẹ tôi làm là Bộ văn hóa tổ chức cho cán bộ đi lên chùa Hương Tích lễ cho đất nước bình an, mẹ tôi và bà ngoại tôi có trong danh sách những người trong đoàn đi, mẹ tôi xin được hai chỉ tiêu vì hồi đấy là thời kỳ khổ và thiếu thốn lắm, phương tiện đi lại chủ lực là xe đạp và xe của bộ là đi quốc bộ đấy. Đoàn đi có tất cả hơn bốn mươi người, đi trên một chuyến xe ca vào tới bến Đục, tất cả xuống xe ô tô đi bộ vào bến Yến đi đò vào Đền chùa Trình, đò đang cặp bến Mẹ tôi nhìn thấy một đôi nam thanh nữ tú đầu đội mâm lễ: Xôi gà, oản, hoa quả, hương...đang đi vào đền dâng lễ, mẹ tôi lay vai bác hàng xóm ngồi bên cạnh.
- Này chị nhìn kìa hai đứa kia còn trẻ mà sao mê tín thế?
Bà tôi ngồi cạnh nghe thấy mắng:
- Đồ quở mồm.
Ít phút sau đò đã cập bến, mọi người lên chùa sửa lễ vào đền trình dâng lễ và cả đoàn bắt đầu chắp hai tay khấn vái, mẹ tôi cũng chắp hai tay để khấn. Bỗng nhiên hai tay bị khóa lại như kiểu Công An khóa số tám, mắt trợn ngược lòng trắng tự giơ hai tay đánh vào đầu vào mặt mình, tiếp tục gào khóc giẫy giụa như một người bị điên, tất cả mọi người xúm đông lại xem, mẹ tôi vẫn như một người điên, bác hàng xóm chạy đi tìm bà ngoại tôi, khi bà tôi chạy đến bà biết ngay là chuyện gì đã xẩy ra với mẹ tôi, vì bà tôi đi tại chùa ở phố Ngô Sĩ Liên gần ga Hàng Cỏ đấy, tôi quên mất tên chùa rồi. Nên về phần cúng lễ bà tôi hiểu biết nhiều.
Bà tôi chạy vào chính Điện lấy tiền trong bao tượng để dâng lên bàn thờ làm lễ, vội quá tung hết cả tiền bay tứ tung, mọi người quanh đấy xúm vào nhặt hộ, bà tôi bảo lúc đấy vội để khấn vái cứu mẹ tôi nên không biết gì về chuyện rơi tiền, bà khấn xong chạy đến chỗ mẹ tôi và nói với mọi người.
- Con gái tôi đã nói lời phạm thượng tại nơi cửa Phật linh thiêng, nên bị các ngài phạt.
Liền lúc đó bà tôi tát cho mẹ tôi mấy cái. Mẹ tôi lúc đấy dần dần tỉnh lại và cứ đi theo đoàn kiểu thẫn thờ như người vô ý thức. Tối hôm đấy xe ô tô về đến Hà Đông, mẹ tôi lúc đấy mới tỉnh táo bình thường, mọi người hỏi, mẹ tôi hoàn toàn không nhớ được chuyện gì đã xẩy ra với mình.
Chuyện Thứ Hai
Tháng hai năm 1987 năm đấy người con trai thanh niên Hà Nội tuổi vừa tròn hai mươi trong lòng vui phơi phới tạm biệt gia đình và người thân lên đường nhập ngũ. Người đó là tôi đấy các bạn ạ! Tôi được nhập ngũ vào Bộ tư lệnh thông tin, Bộ phân tôi vào tiểu đoàn 134 để huấn luyện tân binh ba tháng trên Thị xã Xuân Mai, thuộc tỉnh Hòa Bình, ba tháng huấn luyện quân trường đã tạo nên cho tôi một con người cứng cáp về mọi mặt, đấy là nói về cách chủ quan thôi chứ nói về bi quan tôi xin đượcc nói đói khổ vô cùng. Có câu thơ bọn tôi hay hát với nhau: Vành cối cụp che hết tầm thời đại. Dép cao su dẩm nát tuổi thanh xuân.
Huấn luyện tân binh ba tháng ở Xuân Mai tôi lại bị điều động lên Ba Vì Sơn Tây vào tiểu đoàn 77 thuộc lữ đoàn 205 BTLTT, huấn luyện tiếp sáu tháng báo vụ tịch tà và ba tháng vô tuyến điện báo truyền chữ, tiểu đoàn tôi nằm tại một thung lũng sát cạnh chân núi Ba Vì, hồi đấy rừng núi heo hút buồn hun hút, thỉnh thoảng nhìn qua hàng rào đơn vị thấy toàn bò sữa đang gặm cỏ, vì chỗ tôi đóng quân có gần một nông trường bò Ba Vì có con bò vàng mà, vâng đây chuyện bắt đầu xẩy ra, ngoài việc huấn luyện nghiệp vụ tiểu đội tôi bị giao thêm nhiệm vụ đào giao thông hào xung quanh tiểu đoàn, chủ yếu là đào hào chống bò và thú rừng vào phá những đồi sắn và hoa mầu chúng tôi tăng gia sản xuất, mà vì thời dó là thời bình hết chiến tranh rồi.
Cám ơn trời, nếu không tôi mất gáo rồi vì tính tôi thích đánh nhau lắm, xin quay lại câu chuyện: Chúng tôi đào được ba mét giao thông hào trong vòng hai tuần, các bạn không biết nghĩ sao đào lâu thế? vâng lâu vì đất trên đấy là đất đá ong, không phải đất thường cuốc bằng cuốc chim, rỉa từng cm một nhát cuốc cực khóc luôn, hôm đấy một anh bạn tên là T. trong tiểu đội bọn tôi đào trúng phải một cái hũ, cái bình bằng gốm sứ trông rất cổ quái anh ta đập ra bên trong...không có vàng mà toàn mùn đen đen, mọi chuyện sinh hoạt hôm đấy vẫn bình thường, nhưng đêm hôm đấy đã xẩy ra một vấn đề.
Vào nửa đêm trung đội đang ngủ, anh T. vùng dậy tru lên như chó dại, khuôn mặt trông xám ngoét nói toàn tiếng kiểu như dân tộc mán mừ hay thổ mường gì đấy? cả trung đội hơn năm chục người thức giấc, tôi là người bạo gan nhất đến gần chạm tay vào vai anh ta hỏi:
- T. mày bị làm sao đấy?
Các bạn biết không anh ta nhìn tôi bằng con mắt trắng dã mồm sùi bọt mép phun phì phì như rắn, xong gừ gừ như chó dại, không nói không rằng tung chăn đơn nhẩy vào vồ tôi, may tôi có tí võ né người sang một bên, anh ta lao người xuống đất nằm bất động, miệng vẫn gầm gừ như hổ báo cọp beo, mọi người bật hết các bóng điện lên cho sáng, trung đội trưởng ngủ ở phòng bên chạy sang, vì bọn tôi là lính nên ba tiểu đội hơn năm chục anh em ở trong một căn nhà lá và tất cả nằm ở sạp được kê hai bên giáp tường. Anh trung đội trưởng chay sang nghĩ là chúng tôi đánh nhau vì xích mích gì đấy, hỏi:
- Có chuyện gì mà anh em nháo nhào lên thế hả! có muốn báo động di chuyển không?
Anh ta dọa bọn lính chúng tôi, vì mỗi khi bọn tôi nghịch có gì chống đối đều bị củ hành, là cuốn gói hết quân tư trang cho vào ba lô tất cả chạy khoảng hai mươi lăm km, luồn rừng lội suối thằng nào sức khỏe yếu ngất luôn, đấy là tập báo đông di chuyển đơn vị trận giả mà là củ hành cả đại đội, anh trung đội đi vào gần chỗ anh T. anh ta đang nằm dưới đất bật dậy chạy ra ngoài lán, chạy thẳng lên đồi, bọn tôi mang đèn bin đi tìm, thì thấy anh ta ngồi thu lu ở dưới giao thông hào, mà buổi chiều chúng tôi vừa đào ở đấy, gọi về nhất định không về.
Trung đội trưởng gọi điện báo cáo cho ông tiểu đoàn trưởng là anh T. có vấn đề như kiểu bị ma nhập, ông tiểu đoàn trưởng cấp bậc trung tá người miền Trung, không tin có chuyện đấy chạy xuống hiện trường chỗ anh T. ngồi, thì không biết thế nào anh T. lại tỉnh táo, lại hỏi bọn tôi:
- Anh em dẫn tôi ra đây làm gì?
Ông tiểu đoàn trưởng quát ầm lên giải tán quốc hội ai về vị trí người đấy đi ngủ. Chuyện chưa hết đâu, mấy hôm sau vào hẳn ban ngày, vào lúc buổi mười hai giờ trưa anh ta lại bị ma nhập tiếp, lần này dữ tợn hơn lần trước nhưng không cắn hay lao vào mọi người nữa, mắt long lên sợ kinh khủng, ông tiểu đoàn trưởng mời anh y tá đơn vị xuống tiêm cho mấy phát thuốc ký ninh là thuốc sốt rét, vì thấy anh ta người cứ run lên cầm cập, mấy hôm sau anh ta lại bị tiếp tục, đơn vị cử người về quê anh ta gọi người nhà lên để nói chuyện.
Bố mẹ anh ta lên chứng kiến sự việc, bố anh ta xin phép về xuôi mời một ông thầy cúng đến đơn vị, ông ta phán một câu xanh rờn:
- Bị ma nhập phải lập đàn làm lễ ngay không khó cứu.
Lễ được lập ngay giao thông hào chỗ chúng tôi đào, lúc đấy anh ta vẫn u mê, ông thầy cúng hỏi, anh ta giật tờ bích báo của tiểu đội dán ở tường nhà tung lên và lấy cái lông gà bọn tôi dùng để thông điếu cầy hút thuốc lào treo một bó ở góc tường, anh đưa lên mồm cắn lưỡi viết vào tờ giấy vừa được tung lên một chữ nho, ông thầy cúng nói đấy là tên của anh ta, tể tướng từ đời nào chẳng biết được, ông thầy cúng nói chúng tôi đào trúng phải long mạch của người âm, khi làm lễ xong phải lấp lại như cũ.
Mọi chuyện xong xuôi và hết chín tháng huấn luyện trên Ba Vì, tiểu đội tôi được chuyển về Hà Nội đóng quân tại ngõ Cát Linh, quận Đống Đa ngay gần nhà tôi, và anh ta vẫn không bình thường, người gầy xanh xao mắt vẫn lờ đờ dại dại bọn tôi gọi anh ta là T. ma làm, sau anh ta được đơn vị mới cho ra quân, từ đấy tôi không gặp anh ta nữa. Đấy là câu chuyện tôi đã chứng kiến.
ST
Chuyện Thứ Nhất
Chuyện tôi kể liên quan đến gia đình tôi, xẩy ra vào đầu tháng hai của năm 1979, hồi đó tôi được mười hai tuổi mọi thứ tôi vẫn nhớ như in trong tâm trí, chuyện xẩy ra vào đúng thời kỳ Trung Quốc đã thông báo chuẩn bị đánh vào các tỉnh phía Bắc nước ta. Cơ quan mẹ tôi làm là Bộ văn hóa tổ chức cho cán bộ đi lên chùa Hương Tích lễ cho đất nước bình an, mẹ tôi và bà ngoại tôi có trong danh sách những người trong đoàn đi, mẹ tôi xin được hai chỉ tiêu vì hồi đấy là thời kỳ khổ và thiếu thốn lắm, phương tiện đi lại chủ lực là xe đạp và xe của bộ là đi quốc bộ đấy. Đoàn đi có tất cả hơn bốn mươi người, đi trên một chuyến xe ca vào tới bến Đục, tất cả xuống xe ô tô đi bộ vào bến Yến đi đò vào Đền chùa Trình, đò đang cặp bến Mẹ tôi nhìn thấy một đôi nam thanh nữ tú đầu đội mâm lễ: Xôi gà, oản, hoa quả, hương...đang đi vào đền dâng lễ, mẹ tôi lay vai bác hàng xóm ngồi bên cạnh.
- Này chị nhìn kìa hai đứa kia còn trẻ mà sao mê tín thế?
Bà tôi ngồi cạnh nghe thấy mắng:
- Đồ quở mồm.
Ít phút sau đò đã cập bến, mọi người lên chùa sửa lễ vào đền trình dâng lễ và cả đoàn bắt đầu chắp hai tay khấn vái, mẹ tôi cũng chắp hai tay để khấn. Bỗng nhiên hai tay bị khóa lại như kiểu Công An khóa số tám, mắt trợn ngược lòng trắng tự giơ hai tay đánh vào đầu vào mặt mình, tiếp tục gào khóc giẫy giụa như một người bị điên, tất cả mọi người xúm đông lại xem, mẹ tôi vẫn như một người điên, bác hàng xóm chạy đi tìm bà ngoại tôi, khi bà tôi chạy đến bà biết ngay là chuyện gì đã xẩy ra với mẹ tôi, vì bà tôi đi tại chùa ở phố Ngô Sĩ Liên gần ga Hàng Cỏ đấy, tôi quên mất tên chùa rồi. Nên về phần cúng lễ bà tôi hiểu biết nhiều.
Bà tôi chạy vào chính Điện lấy tiền trong bao tượng để dâng lên bàn thờ làm lễ, vội quá tung hết cả tiền bay tứ tung, mọi người quanh đấy xúm vào nhặt hộ, bà tôi bảo lúc đấy vội để khấn vái cứu mẹ tôi nên không biết gì về chuyện rơi tiền, bà khấn xong chạy đến chỗ mẹ tôi và nói với mọi người.
- Con gái tôi đã nói lời phạm thượng tại nơi cửa Phật linh thiêng, nên bị các ngài phạt.
Liền lúc đó bà tôi tát cho mẹ tôi mấy cái. Mẹ tôi lúc đấy dần dần tỉnh lại và cứ đi theo đoàn kiểu thẫn thờ như người vô ý thức. Tối hôm đấy xe ô tô về đến Hà Đông, mẹ tôi lúc đấy mới tỉnh táo bình thường, mọi người hỏi, mẹ tôi hoàn toàn không nhớ được chuyện gì đã xẩy ra với mình.
Chuyện Thứ Hai
Tháng hai năm 1987 năm đấy người con trai thanh niên Hà Nội tuổi vừa tròn hai mươi trong lòng vui phơi phới tạm biệt gia đình và người thân lên đường nhập ngũ. Người đó là tôi đấy các bạn ạ! Tôi được nhập ngũ vào Bộ tư lệnh thông tin, Bộ phân tôi vào tiểu đoàn 134 để huấn luyện tân binh ba tháng trên Thị xã Xuân Mai, thuộc tỉnh Hòa Bình, ba tháng huấn luyện quân trường đã tạo nên cho tôi một con người cứng cáp về mọi mặt, đấy là nói về cách chủ quan thôi chứ nói về bi quan tôi xin đượcc nói đói khổ vô cùng. Có câu thơ bọn tôi hay hát với nhau: Vành cối cụp che hết tầm thời đại. Dép cao su dẩm nát tuổi thanh xuân.
Huấn luyện tân binh ba tháng ở Xuân Mai tôi lại bị điều động lên Ba Vì Sơn Tây vào tiểu đoàn 77 thuộc lữ đoàn 205 BTLTT, huấn luyện tiếp sáu tháng báo vụ tịch tà và ba tháng vô tuyến điện báo truyền chữ, tiểu đoàn tôi nằm tại một thung lũng sát cạnh chân núi Ba Vì, hồi đấy rừng núi heo hút buồn hun hút, thỉnh thoảng nhìn qua hàng rào đơn vị thấy toàn bò sữa đang gặm cỏ, vì chỗ tôi đóng quân có gần một nông trường bò Ba Vì có con bò vàng mà, vâng đây chuyện bắt đầu xẩy ra, ngoài việc huấn luyện nghiệp vụ tiểu đội tôi bị giao thêm nhiệm vụ đào giao thông hào xung quanh tiểu đoàn, chủ yếu là đào hào chống bò và thú rừng vào phá những đồi sắn và hoa mầu chúng tôi tăng gia sản xuất, mà vì thời dó là thời bình hết chiến tranh rồi.
Cám ơn trời, nếu không tôi mất gáo rồi vì tính tôi thích đánh nhau lắm, xin quay lại câu chuyện: Chúng tôi đào được ba mét giao thông hào trong vòng hai tuần, các bạn không biết nghĩ sao đào lâu thế? vâng lâu vì đất trên đấy là đất đá ong, không phải đất thường cuốc bằng cuốc chim, rỉa từng cm một nhát cuốc cực khóc luôn, hôm đấy một anh bạn tên là T. trong tiểu đội bọn tôi đào trúng phải một cái hũ, cái bình bằng gốm sứ trông rất cổ quái anh ta đập ra bên trong...không có vàng mà toàn mùn đen đen, mọi chuyện sinh hoạt hôm đấy vẫn bình thường, nhưng đêm hôm đấy đã xẩy ra một vấn đề.
Vào nửa đêm trung đội đang ngủ, anh T. vùng dậy tru lên như chó dại, khuôn mặt trông xám ngoét nói toàn tiếng kiểu như dân tộc mán mừ hay thổ mường gì đấy? cả trung đội hơn năm chục người thức giấc, tôi là người bạo gan nhất đến gần chạm tay vào vai anh ta hỏi:
- T. mày bị làm sao đấy?
Các bạn biết không anh ta nhìn tôi bằng con mắt trắng dã mồm sùi bọt mép phun phì phì như rắn, xong gừ gừ như chó dại, không nói không rằng tung chăn đơn nhẩy vào vồ tôi, may tôi có tí võ né người sang một bên, anh ta lao người xuống đất nằm bất động, miệng vẫn gầm gừ như hổ báo cọp beo, mọi người bật hết các bóng điện lên cho sáng, trung đội trưởng ngủ ở phòng bên chạy sang, vì bọn tôi là lính nên ba tiểu đội hơn năm chục anh em ở trong một căn nhà lá và tất cả nằm ở sạp được kê hai bên giáp tường. Anh trung đội trưởng chay sang nghĩ là chúng tôi đánh nhau vì xích mích gì đấy, hỏi:
- Có chuyện gì mà anh em nháo nhào lên thế hả! có muốn báo động di chuyển không?
Anh ta dọa bọn lính chúng tôi, vì mỗi khi bọn tôi nghịch có gì chống đối đều bị củ hành, là cuốn gói hết quân tư trang cho vào ba lô tất cả chạy khoảng hai mươi lăm km, luồn rừng lội suối thằng nào sức khỏe yếu ngất luôn, đấy là tập báo đông di chuyển đơn vị trận giả mà là củ hành cả đại đội, anh trung đội đi vào gần chỗ anh T. anh ta đang nằm dưới đất bật dậy chạy ra ngoài lán, chạy thẳng lên đồi, bọn tôi mang đèn bin đi tìm, thì thấy anh ta ngồi thu lu ở dưới giao thông hào, mà buổi chiều chúng tôi vừa đào ở đấy, gọi về nhất định không về.
Trung đội trưởng gọi điện báo cáo cho ông tiểu đoàn trưởng là anh T. có vấn đề như kiểu bị ma nhập, ông tiểu đoàn trưởng cấp bậc trung tá người miền Trung, không tin có chuyện đấy chạy xuống hiện trường chỗ anh T. ngồi, thì không biết thế nào anh T. lại tỉnh táo, lại hỏi bọn tôi:
- Anh em dẫn tôi ra đây làm gì?
Ông tiểu đoàn trưởng quát ầm lên giải tán quốc hội ai về vị trí người đấy đi ngủ. Chuyện chưa hết đâu, mấy hôm sau vào hẳn ban ngày, vào lúc buổi mười hai giờ trưa anh ta lại bị ma nhập tiếp, lần này dữ tợn hơn lần trước nhưng không cắn hay lao vào mọi người nữa, mắt long lên sợ kinh khủng, ông tiểu đoàn trưởng mời anh y tá đơn vị xuống tiêm cho mấy phát thuốc ký ninh là thuốc sốt rét, vì thấy anh ta người cứ run lên cầm cập, mấy hôm sau anh ta lại bị tiếp tục, đơn vị cử người về quê anh ta gọi người nhà lên để nói chuyện.
Bố mẹ anh ta lên chứng kiến sự việc, bố anh ta xin phép về xuôi mời một ông thầy cúng đến đơn vị, ông ta phán một câu xanh rờn:
- Bị ma nhập phải lập đàn làm lễ ngay không khó cứu.
Lễ được lập ngay giao thông hào chỗ chúng tôi đào, lúc đấy anh ta vẫn u mê, ông thầy cúng hỏi, anh ta giật tờ bích báo của tiểu đội dán ở tường nhà tung lên và lấy cái lông gà bọn tôi dùng để thông điếu cầy hút thuốc lào treo một bó ở góc tường, anh đưa lên mồm cắn lưỡi viết vào tờ giấy vừa được tung lên một chữ nho, ông thầy cúng nói đấy là tên của anh ta, tể tướng từ đời nào chẳng biết được, ông thầy cúng nói chúng tôi đào trúng phải long mạch của người âm, khi làm lễ xong phải lấp lại như cũ.
Mọi chuyện xong xuôi và hết chín tháng huấn luyện trên Ba Vì, tiểu đội tôi được chuyển về Hà Nội đóng quân tại ngõ Cát Linh, quận Đống Đa ngay gần nhà tôi, và anh ta vẫn không bình thường, người gầy xanh xao mắt vẫn lờ đờ dại dại bọn tôi gọi anh ta là T. ma làm, sau anh ta được đơn vị mới cho ra quân, từ đấy tôi không gặp anh ta nữa. Đấy là câu chuyện tôi đã chứng kiến.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#355
Gửi vào 19/10/2011 - 06:57
THẦN LINH HỌC
Thần Linh Học (Spiritisme) còn được gọi là Thông Linh Thuyết, Thông Thần Học, Chiêu Hồn Thuật, Giáng Thần Thuật, là môn khoa học nghiên cứu về cách thông công giữa con người đang sống nơi thế giới hữu hình, với các Đấng Thần Thánh Tiên Phật ở trong thế giới vô hình. Để chứng minh rằng: Có sự hiện hữu của thế giới vô hình, có sự hiện hữu của Đấng Thượng Đế và các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, và có sự hiện hữu của Linh hồn của con người. Con người khi thể xác chết đi, không phải là mất hết, mà còn có linh hồn tồn tại. Linh hồn xuất ra khỏi xác để chuyển sống trong thế giới vô hình. Chính thế giới vô hình nầy điều khiển thế giới hữu hình.
Phong trào Thần Linh Học thế giới khởi đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1847, tiểu bang New York, nơi nhà của Ông Veekman trong một nông trại tại Hydesville. Hằng đêm, Ông Veekman nghe có tiếng đập cửa hay tiếng gõ vào vách, nhưng khi mở cửa ra xem thì không thấy ai cả, làm cho gia đình Ông hoảng sợ, cho là có hồn ma phá khuấy, nên không dám ở đó nữa, phải trả nhà dọn đi nơi khác ở. Sau đó có gia đình Ông thợ may nghèo tên là John Fox đến mướn ở. Mấy tháng đầu, Ông Fox chẳng thấy chi lạ cả, nhưng thời gian sau thì hiện tượng gõ cửa hay đập vách lại xảy ra, và đặc biệt ban đêm, đồ đạc trong nhà tự nhiên xê dịch chỗ này qua chỗ khác.
Ban đầu, Ông bà Fox cũng hoảng sợ, nhưng thấy các hiện tượng lạ này không có phương hại chi đến gia đình nên ông bà bỏ qua không để ý đến nữa, dần dần rồi cũng quen với các hiện tượng kỳ bí đó. Ông bà Fox có hai đứa con gái, đứa lớn tên Margaret mười lăm tuổi và đứa nhỏ tên Kate mười hai tuổi. Một hôm, Ông bà Fox định đi ngủ sớm, nên không để ý đến tiếng đập vách. Khi vào phòng ngủ thì Kate còn thức và vỗ tay chơi. Liền sau đó, bà Fox nghe có tiếng gõ vách lại. Cô bé vỗ tay ba tiếng thì có ba tiếng gõ vách đáp lại
Bà Fox nói thử:
- Hãy gõ mười tiếng coi.
Liền đó có mười tiếng gõ vách đáp lại.
Bà Fox kinh ngạc nói tiếp:
- Nếu linh hiển hãy gõ đúng tuổi của Kate.
Liền đó tiếng gõ đáp lại đếm đúng mười hai tiếng.
Bà Fox lại nói:
- Nếu là người thật thì gõ một tiếng trả lời.
Hoàn toàn yên lặng.
Chờ một chút. Bà Fox nói tiếp:
- Nếu là linh hồn thì gõ hai tiếng trả lời.
Tức thì có hai tiếng gõ đáp lại.
Hiện tượng lạ lùng này ngày hôm sau được lan truyền ra khắp nơi rất nhanh, khiến nhiều người hiếu kỳ tấp nập đến xem. Giới tu sĩ, giới khoa học, đều tìm đến tận nơi để quan sát, thử nghiệm, nghiên cứu. Kết quả họ rất ngạc nhiên lẫn kinh sợ, xác nhận hiện tượng kỳ bí có xảy ra thực, nhưng không thể giải thích được sự kỳ bí này. Sau đó có một nhà nghiên cứu tên là Issa’s Post đến xem, nảy ra sáng kiến là bảo hồn linh gõ theo thứ tự các mẫu tự A. B. C...Gõ một tiếng là chữ A, gõ hai tiếng là chữ B, gõ ba tiếng là chữ C...để sau đó ráp lại thành câu văn mà nói chuyện với nhau. Vong linh liền gõ hai tiếng để tỏ sự đồng ý.
Thế là nhờ phương cách này, tuy mất nhiều thời giờ, nhưng Ông Issa’s Post có thể nói chuyện được với hồn linh. Ông được hồn linh trả lời nhiều điều mà trước đây, không ai có thể biết được về thế giới vô hình. Nhờ phương pháp này, Ông Fox nói chuyện được với hồn linh. Hồn linh cho biết khi còn sống tên là Charles Haynes, góa vợ có năm con, làm phu khuân vác đã bị chủ nhà trước giết chết, xác được chôn trong hầm của nông trại. Hồn linh cũng cho biết tên của ông ta, là người đã ở kế căn nhà này hai năm về trước. Ông Fox đào thử trong hầm của nông trại thì tìm thấy được: một mớ vôi, một mớ than, nhiều mảnh chén bể, một nắm tóc, vài khúc xương, một miếng giống như óc. Ông Fox rất ngạc nhiên và hoảng sợ. Lối xóm đồn ầm lên là gia đình Ông Fox nói chuyện được với hồn ma.
Báo chí hay tin liền cử người đến quan sát, rồi đăng tin lên báo, khắp nước Mỹ đều hay biết. Giới tu sĩ và giới trí thức rất chú ý hiện tượng bí ẩn nầy. Hậu quả của việc thông linh nầy là gia đình Ông Fox không làm ăn gì được cả, nên phải dọn nhà đi nơi khác ở. Giáo hội Méthodiste (Église Méthodiste) thuộc đạo Tin Lành trục xuất ông bà Fox ra khỏi Giáo hội. Ông Fox đưa gia đình đến ở Rochester, là nơi đông đúc dân cư, tránh khỏi khu vực đó, nhưng hồn ma Charles Haynes cũng theo gia đình Ông Fox đến Rochester. Hai chị em Margaret và Kate phải làm trung gian để những người sống, muốn nói chuyện với linh hồn ông Haynes.
Rất nhiều người trước đây không biết gì về hồn ma và cũng không tin có ma, nay chứng nghiệm được hiện tượng hiển nhiên như vậy, thì họ rất tin tưởng và cũng trở thành Đồng tử, giống như hai cô gái Margaret và Kate. Nhiều cuộc trình diễn được tổ chức trước công chúng, kết quả rất tốt đẹp, khiến nhiều người phải xác nhận có linh hồn, người chết thì thể xác tiêu tan, nhưng linh hồn vẫn tồn tại nơi thế giới vô hình. Tiếng tăm của gia đình Ông Fox nổi bật giữa quần chúng nước Mỹ. Báo chí Mỹ không ngớt tường thuật tỉ mỉ các buổi thông linh này. Hội Đồng Thành phố Rochester thành lập Ban điều tra đặc biệt nầy về hiện tượng thông linh này. Sau mấy năm nghiên cứu, ba lần họp, có đến hàng trăm diễn giả thuyết trình, tranh luận sôi nổi, nhưng chưa đạt được một kết luận dứt khoát nào.
Sau gia đình Ông Fox, hiện tượng thông linh “gõ cửa hay gõ vách” vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước Mỹ. Luật Sư J. Edmonds, Giáo Sư E. Mapes thuộc Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, Giáo Sư Robert Hare tại Đại Học đường Pensylvania, sau nhiều năm nghiên cứu, thông công được với nhiều người trong thế giới vô hình, đã có những kết luận rất xác đáng, nên tổ chức các buổi thuyết trình, viết ra nhiều sách để phổ biến, xác nhận sự hiện hữu của linh hồn và của thế giới vô hình. Năm 1852, một Hội Nghị Thần Linh Học (Congrès Spirite) đầu tiên được tổ chức tại Cleveland nước Mỹ. Năm 1854, số người theo Thần Linh Học ở Hoa Kỳ lên đến con số ba triệu người, trong đó có hơn mười ngàn Đồng tử. (la naissance du spiritisme)
Nhàn cư đạo sĩ
Thần Linh Học (Spiritisme) còn được gọi là Thông Linh Thuyết, Thông Thần Học, Chiêu Hồn Thuật, Giáng Thần Thuật, là môn khoa học nghiên cứu về cách thông công giữa con người đang sống nơi thế giới hữu hình, với các Đấng Thần Thánh Tiên Phật ở trong thế giới vô hình. Để chứng minh rằng: Có sự hiện hữu của thế giới vô hình, có sự hiện hữu của Đấng Thượng Đế và các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, và có sự hiện hữu của Linh hồn của con người. Con người khi thể xác chết đi, không phải là mất hết, mà còn có linh hồn tồn tại. Linh hồn xuất ra khỏi xác để chuyển sống trong thế giới vô hình. Chính thế giới vô hình nầy điều khiển thế giới hữu hình.
Phong trào Thần Linh Học thế giới khởi đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1847, tiểu bang New York, nơi nhà của Ông Veekman trong một nông trại tại Hydesville. Hằng đêm, Ông Veekman nghe có tiếng đập cửa hay tiếng gõ vào vách, nhưng khi mở cửa ra xem thì không thấy ai cả, làm cho gia đình Ông hoảng sợ, cho là có hồn ma phá khuấy, nên không dám ở đó nữa, phải trả nhà dọn đi nơi khác ở. Sau đó có gia đình Ông thợ may nghèo tên là John Fox đến mướn ở. Mấy tháng đầu, Ông Fox chẳng thấy chi lạ cả, nhưng thời gian sau thì hiện tượng gõ cửa hay đập vách lại xảy ra, và đặc biệt ban đêm, đồ đạc trong nhà tự nhiên xê dịch chỗ này qua chỗ khác.
Ban đầu, Ông bà Fox cũng hoảng sợ, nhưng thấy các hiện tượng lạ này không có phương hại chi đến gia đình nên ông bà bỏ qua không để ý đến nữa, dần dần rồi cũng quen với các hiện tượng kỳ bí đó. Ông bà Fox có hai đứa con gái, đứa lớn tên Margaret mười lăm tuổi và đứa nhỏ tên Kate mười hai tuổi. Một hôm, Ông bà Fox định đi ngủ sớm, nên không để ý đến tiếng đập vách. Khi vào phòng ngủ thì Kate còn thức và vỗ tay chơi. Liền sau đó, bà Fox nghe có tiếng gõ vách lại. Cô bé vỗ tay ba tiếng thì có ba tiếng gõ vách đáp lại
Bà Fox nói thử:
- Hãy gõ mười tiếng coi.
Liền đó có mười tiếng gõ vách đáp lại.
Bà Fox kinh ngạc nói tiếp:
- Nếu linh hiển hãy gõ đúng tuổi của Kate.
Liền đó tiếng gõ đáp lại đếm đúng mười hai tiếng.
Bà Fox lại nói:
- Nếu là người thật thì gõ một tiếng trả lời.
Hoàn toàn yên lặng.
Chờ một chút. Bà Fox nói tiếp:
- Nếu là linh hồn thì gõ hai tiếng trả lời.
Tức thì có hai tiếng gõ đáp lại.
Hiện tượng lạ lùng này ngày hôm sau được lan truyền ra khắp nơi rất nhanh, khiến nhiều người hiếu kỳ tấp nập đến xem. Giới tu sĩ, giới khoa học, đều tìm đến tận nơi để quan sát, thử nghiệm, nghiên cứu. Kết quả họ rất ngạc nhiên lẫn kinh sợ, xác nhận hiện tượng kỳ bí có xảy ra thực, nhưng không thể giải thích được sự kỳ bí này. Sau đó có một nhà nghiên cứu tên là Issa’s Post đến xem, nảy ra sáng kiến là bảo hồn linh gõ theo thứ tự các mẫu tự A. B. C...Gõ một tiếng là chữ A, gõ hai tiếng là chữ B, gõ ba tiếng là chữ C...để sau đó ráp lại thành câu văn mà nói chuyện với nhau. Vong linh liền gõ hai tiếng để tỏ sự đồng ý.
Thế là nhờ phương cách này, tuy mất nhiều thời giờ, nhưng Ông Issa’s Post có thể nói chuyện được với hồn linh. Ông được hồn linh trả lời nhiều điều mà trước đây, không ai có thể biết được về thế giới vô hình. Nhờ phương pháp này, Ông Fox nói chuyện được với hồn linh. Hồn linh cho biết khi còn sống tên là Charles Haynes, góa vợ có năm con, làm phu khuân vác đã bị chủ nhà trước giết chết, xác được chôn trong hầm của nông trại. Hồn linh cũng cho biết tên của ông ta, là người đã ở kế căn nhà này hai năm về trước. Ông Fox đào thử trong hầm của nông trại thì tìm thấy được: một mớ vôi, một mớ than, nhiều mảnh chén bể, một nắm tóc, vài khúc xương, một miếng giống như óc. Ông Fox rất ngạc nhiên và hoảng sợ. Lối xóm đồn ầm lên là gia đình Ông Fox nói chuyện được với hồn ma.
Báo chí hay tin liền cử người đến quan sát, rồi đăng tin lên báo, khắp nước Mỹ đều hay biết. Giới tu sĩ và giới trí thức rất chú ý hiện tượng bí ẩn nầy. Hậu quả của việc thông linh nầy là gia đình Ông Fox không làm ăn gì được cả, nên phải dọn nhà đi nơi khác ở. Giáo hội Méthodiste (Église Méthodiste) thuộc đạo Tin Lành trục xuất ông bà Fox ra khỏi Giáo hội. Ông Fox đưa gia đình đến ở Rochester, là nơi đông đúc dân cư, tránh khỏi khu vực đó, nhưng hồn ma Charles Haynes cũng theo gia đình Ông Fox đến Rochester. Hai chị em Margaret và Kate phải làm trung gian để những người sống, muốn nói chuyện với linh hồn ông Haynes.
Rất nhiều người trước đây không biết gì về hồn ma và cũng không tin có ma, nay chứng nghiệm được hiện tượng hiển nhiên như vậy, thì họ rất tin tưởng và cũng trở thành Đồng tử, giống như hai cô gái Margaret và Kate. Nhiều cuộc trình diễn được tổ chức trước công chúng, kết quả rất tốt đẹp, khiến nhiều người phải xác nhận có linh hồn, người chết thì thể xác tiêu tan, nhưng linh hồn vẫn tồn tại nơi thế giới vô hình. Tiếng tăm của gia đình Ông Fox nổi bật giữa quần chúng nước Mỹ. Báo chí Mỹ không ngớt tường thuật tỉ mỉ các buổi thông linh này. Hội Đồng Thành phố Rochester thành lập Ban điều tra đặc biệt nầy về hiện tượng thông linh này. Sau mấy năm nghiên cứu, ba lần họp, có đến hàng trăm diễn giả thuyết trình, tranh luận sôi nổi, nhưng chưa đạt được một kết luận dứt khoát nào.
Sau gia đình Ông Fox, hiện tượng thông linh “gõ cửa hay gõ vách” vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước Mỹ. Luật Sư J. Edmonds, Giáo Sư E. Mapes thuộc Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, Giáo Sư Robert Hare tại Đại Học đường Pensylvania, sau nhiều năm nghiên cứu, thông công được với nhiều người trong thế giới vô hình, đã có những kết luận rất xác đáng, nên tổ chức các buổi thuyết trình, viết ra nhiều sách để phổ biến, xác nhận sự hiện hữu của linh hồn và của thế giới vô hình. Năm 1852, một Hội Nghị Thần Linh Học (Congrès Spirite) đầu tiên được tổ chức tại Cleveland nước Mỹ. Năm 1854, số người theo Thần Linh Học ở Hoa Kỳ lên đến con số ba triệu người, trong đó có hơn mười ngàn Đồng tử. (la naissance du spiritisme)
Nhàn cư đạo sĩ
#356
Gửi vào 19/10/2011 - 07:49
MẢNH ĐẤT BỊ NGUYỀN RỦA
Ngoại ô vùng Houston Texas, nước Mỹ có một khu vực đầy rẫy những ngôi nhà bị bỏ hoang. Hàng loạt tai họa liên tiếp giáng xuống khiến người ta không tài nào hiểu nổi, chuyện gì đã xảy trên khu đất này. Vào đầu những năm 1980, hai vợ chồng Sam và Judith Haney đã đến định cư tại đây. Mr.Sam kể lại quãng thời gian đó:
- Khi tôi nhìn thấy ngôi nhà ở Newport, tôi nhận ra nó chính là ngôi nhà mà chúng tôi đang tìm kiếm. Khi có được nó, chúng tôi đã dự định là sẽ ở lại đó trong một thời gian dài.
Lúc đó đôi vợ chồng không nghĩ rằng, ngôi nhà hoàn hảo của họ lại ẩn chứa một bí ẩn đáng sợ, thứ mà sau này đã khiến hai vợ chồng nhà Haney, phải sống trong những cơn ác mộng, hết đêm này đến đêm khác. Sam nói rằng mọi chuyện bắt đầu, khi một người đàn ông xuất hiện bên cửa sổ ngôi nhà, và đưa ra lời cảnh báo.
- Người đàn ông có tuổi đó nói với chúng tôi rằng, sau sân nhà chúng tôi có một số vấn đề mà vợ chồng chúng tôi cần phải biết. Tôi đi theo người đàn ông. Ông ta dắt tôi vòng quanh sân sau và dừng lại tại một khu đất. Ông ta nói rằng từng có một nghĩa địa nằm ở ngay chỗ đó. Ông ta còn đánh dấu giúp tôi vị trí của nó. Lúc đó tất nhiên tôi cũng không để ý lắm đến câu chuyện của ông lão. Tôi cứ nghĩ chắc ông này đang đùa.
Để kiểm chứng lời nói của ông lão, Sam quyết định dùng một cái cuốc để kiểm tra. Chỉ sau vài nhát xới, ông đã chạm phải vật gì đó.
- Tôi dừng việc đào xới lại, cúi xuống và dùng tay mình bới chỗ đất ra. Tôi và ông lão tìm thấy một tấm bảng mục nát. Khi nhấc nó lên, chúng tôi nhìn thấy cài gì đó giống như một bộ xương người. Và trực giác đã đúng, đó chính là một bộ hài cốt của người chết.
Sam ngay lập tức gọi quận trưởng và điều tra viên để kiểm tra chuyện này. Phần lớn số xương ở trong mộ đã hóa thành bột. Có hai mươi lăm mảnh xương được tìm thấy, chúng dòn tan và vỡ ngay khi bị chạm vào. Ngay gần chỗ tìm thấy ngôi mộ đầu tiên, Sam tìm thấy một ngôi mộ thứ hai. Ngôi mộ này còn khá nguyên vẹn. Bên trong mộ, Sam tìm thấy hai chiếc nhẫn cưới được đeo trên ngón tay của một bộ xương. Bà Judith Haney, vợ ông Sam nói:
- Thật đáng sợ với ý nghĩ rằng mình đã xâm phạm tới nơi yên nghỉ của một người nào đó.
Vợ chồng nhà Haney quyết định tìm hiểu xem ai là người đang nằm trong khu mộ, hay nói cách khác là ngay sau nhà mình. Cuộc điều tra dẫn họ tới gặp một người, đó là Jasper Norton, một người dân địa phương đã ở vùng này từ rất lâu. Ông Norton đã từng đào mấy cái một ở khu vực này. Norton cũng kể cho hai vợ chồng Haney biết rằng nhà của họ, và nhiều nhà khác ở đây đều được xây dựng trên một nghĩa trang dành cho người Mỹ gốc Phi, có từ rất lâu về trước. Lễ an táng cuối cùng của nghĩa trang diễn ra vào năm 1939, lúc đó đã có khoảng sáu mươi người được đưa xuống mồ. Hai người nằm sau sân nhà Haney là Betty và Charlie Thomas. Họ chết trong những năm ba mươi và mộ của họ thậm chí đã bị bỏ quên.
Judith và Sam Haney sau khi nghe thấy câu chuyện trên, đã đưa ra một quyết định táo bạo. Họ đem chôn lại hai bộ xương xuống dưới sân nhà mình, cầu nguyện mong hai người quá cố kia yên nghỉ. Nhưng xem ra mọi chuyện không đơn giản như vậy. Bà Judith kể:
- Có cái gì đó gõ của phòng ngủ của tôi hàng đêm. Có lần nó lóe lên thành một thứ ánh sáng xanh ma quái.
Một đêm khác, khi ông Sam phải đi làm đêm và để lại Judith ở nhà một mình:
- Tôi nghe có tiếng mở cửa và nghe thấy giọng nói cất lên, tôi tưởng đó là Sam hỏi: Judith đang làm gì thế? Rồi bỗng dưng mọi thứ im ắng. Tôi ra kiểm tra và thấy cửa vẫn khóa. Không thể diễn tả lúc đó tôi sợ đến thế nào. Nhưng mọi thứ chưa kết thúc ở đó. Sáng hôm sau, khi tôi ngủ dậy, tôi phát hiện đôi giày đỏ mình vẫn hay đi đã biến mất. Không có lời giải thích nào cho chuyện này.
Sam nối tiếp câu chuyện của vợ:
- Tôi quyết định đi tìm đôi giày giúp cô ấy. Tôi đi khắp nơi trong nhà, lục lọi mọi vị trí, những nơi cô ấy hay để quên đồ. Nhưng rồi khi tôi đi ra sân, tại vị trí hai ngôi mộ, tôi nhìn thấy đôi giày đang nằm ở đó. Có ai đó đã đặt chúng ở đó, ngay ngắn cạnh nhau, ngay trên hai ngôi mộ.
Sau vụ việc đó, hai vợ chồng nhà Haney vô cùng hoảng sợ. Nhưng họ vẫn cố gắng trấn tĩnh và nghĩ rằng có thể đây chỉ là chuyện trùng hợp. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, Sam mới biết rằng cái ngày mà vợ mình mất giày, chính là ngày sinh nhật của bà Betty Thomas.
- Khỏi phải nói tôi cảm thấy thế nào. Như thể là ông Charlie mang nó ra làm quà cho vợ mình vậy.
Sam kể. Judith tiếp tục:
- Tôi nhận ra có điều không ổn. Chắc chắn việc động chạm vào mồ mả của hai người đã gây nên chuyện này. Tôi đã nghe thấy những tiếng kêu than ai oán của hai vợ chồng họ:
- Thế này thật không công bằng...
Cùng thời điểm đó, một loạt các ngôi nhà ở cùng khu với nhà Haney, cũng ghi nhận việc các thiết bị điện trong nhà cứ tự động bật sáng rồi tắt, sáng rồi tắt, những âm thanh không rõ nguồn gốc, và những hình bóng ám ảnh ma quái. Hàng loạt bí ẩn này dẫn chúng ta đến với bi kịch của gia đình thứ hai... Cũng như vợ chồng Haneys, vợ chồng Ben và Jean Williams cứ ngỡ rằng, họ đã tìm được thiên đường thực sự của mình, khi chuyển nhà tới đây. Nhưng họ đã nhầm.
- Mọi thứ thật kỳ lạ. Khi tôi đi mua về mấy cái cây nhỏ và trồng, chúng không tài nào sống được, dù cho tôi làm đủ mọi cách. Không hiểu sao tôi lúc nào cũng có cảm giác nơm nớp lo sợ. Tôi cảm giác thấy có cái gì đó vô cùng tồi tệ sắp xảy đến... Bà Jean nhớ lại.
Gia đình Williams đã cảm nhận đúng. Hai vợ chồng họ đã há hốc mồm khi nhìn thấy những luống hoa của mình tự nhiên mọc thành hình…cỗ quan tài. Người chồng thử phá bỏ luống hoa đó xem thế nào. Vài ngày sau, chỗ hoa lại mọc lại theo đúng vị trí như thế, vẫn hình một cỗ quan tài. Cùng thời gian, người cháu gái có tên Carli quyết định tới sống cùng họ. Trong mùa hè nóng nực đó, Carli kể rằng cô bé ngã vào một bọc gì đó, tỏa ra khí rất, rất lạnh.
- Nó rất lạnh, cháu cảm thấy có cái gì đó rờn rợn, hay đại loại như thế. Dù là bất cứ ở nơi đâu trong ngôi nhà, cháu cũng có cảm giác ai đó bám theo mình. Thật đáng sợ nếu phải ở trong nhà một mình. Lúc xả nước, cháu có thể nghe thấy trong nó có tiếng người đang nói chuyện.
Jean Williams hiểu ra ngay vấn đề đến từ những ngôi mộ kia. Nhưng rồi hai vợ chồng cãi nhau trong việc có hay không nên ra đi. Một mặt họ không muốn ở lại ngôi nhà ma ám, mặt khác họ lại không có đủ tiền mua nhà mới.
- Tôi quay về nhà sau giờ làm việc. Tôi đi thẳng vào phòng ăn, mở tủ lạnh và giật bắn mình khi những gì tôi trông thấy là hai…bóng ma. Chúng lập tức lao ra, xông về phía phòng làm việc của tôi. Rồi chúng lao về phía vợ tôi. Chúng không làm gì cô ấy. Nhưng cái cảm giác lạnh giá khi tiếp xúc với chúng thì đến giờ tôi vẫn còn nhớ. Ông Ben Williams kể.
Trở lại với hai vợ chồng Haney, gia đình nhà Haney đã quyết định đi kiện người xây dựng ngôi nhà. Nhưng tiền đền bù chả được bao nhiêu, mà chi phí kiện thì rất cao. Cuối cùng, họ đành ngậm ngùi chấp nhận “vừa mất nhà vừa mất tiền.” Gia đình Williams cũng chả khá khẳm gì hơn. Họ không đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Mọi việc đâu lại hoàn đó. Để chứng minh rằng có một nghĩa địa dưới nhà mình, Jean quyết định tự tay đào bới. Nhưng ngay sau khi đào xới khu mộ, Jean bị ốm.
Người con gái của Jean cũng giúp mẹ hôm đó cũng ốm. Cô con gái của Jean bị nặng nhất. Cô bé bị mất kiểm soát. Đôi mắt trở nên dữ tợn, miệng liên tục la hét. Rồi điều kinh khủng nhất đã xảy ra. Cô con gái của bà Jean qua đời sau một cơn đau tim. Sau tất cả những chuyện xảy ra, gia đình Wiliams, Haney hay bao gia đình khác đều chọn phương án ra đi. Họ không quan tâm xem mình mất những gì, miễn là tìm lại được cuộc sống hạnh phúc xưa kia. Và khu đất bị bỏ trống với rất nhiều ngôi nhà hoang. Đến nay vẫn chưa một ai đưa ra được lời giải thích cho những câu chuyện kỳ lạ.
ST
Ngoại ô vùng Houston Texas, nước Mỹ có một khu vực đầy rẫy những ngôi nhà bị bỏ hoang. Hàng loạt tai họa liên tiếp giáng xuống khiến người ta không tài nào hiểu nổi, chuyện gì đã xảy trên khu đất này. Vào đầu những năm 1980, hai vợ chồng Sam và Judith Haney đã đến định cư tại đây. Mr.Sam kể lại quãng thời gian đó:
- Khi tôi nhìn thấy ngôi nhà ở Newport, tôi nhận ra nó chính là ngôi nhà mà chúng tôi đang tìm kiếm. Khi có được nó, chúng tôi đã dự định là sẽ ở lại đó trong một thời gian dài.
Lúc đó đôi vợ chồng không nghĩ rằng, ngôi nhà hoàn hảo của họ lại ẩn chứa một bí ẩn đáng sợ, thứ mà sau này đã khiến hai vợ chồng nhà Haney, phải sống trong những cơn ác mộng, hết đêm này đến đêm khác. Sam nói rằng mọi chuyện bắt đầu, khi một người đàn ông xuất hiện bên cửa sổ ngôi nhà, và đưa ra lời cảnh báo.
- Người đàn ông có tuổi đó nói với chúng tôi rằng, sau sân nhà chúng tôi có một số vấn đề mà vợ chồng chúng tôi cần phải biết. Tôi đi theo người đàn ông. Ông ta dắt tôi vòng quanh sân sau và dừng lại tại một khu đất. Ông ta nói rằng từng có một nghĩa địa nằm ở ngay chỗ đó. Ông ta còn đánh dấu giúp tôi vị trí của nó. Lúc đó tất nhiên tôi cũng không để ý lắm đến câu chuyện của ông lão. Tôi cứ nghĩ chắc ông này đang đùa.
Để kiểm chứng lời nói của ông lão, Sam quyết định dùng một cái cuốc để kiểm tra. Chỉ sau vài nhát xới, ông đã chạm phải vật gì đó.
- Tôi dừng việc đào xới lại, cúi xuống và dùng tay mình bới chỗ đất ra. Tôi và ông lão tìm thấy một tấm bảng mục nát. Khi nhấc nó lên, chúng tôi nhìn thấy cài gì đó giống như một bộ xương người. Và trực giác đã đúng, đó chính là một bộ hài cốt của người chết.
Sam ngay lập tức gọi quận trưởng và điều tra viên để kiểm tra chuyện này. Phần lớn số xương ở trong mộ đã hóa thành bột. Có hai mươi lăm mảnh xương được tìm thấy, chúng dòn tan và vỡ ngay khi bị chạm vào. Ngay gần chỗ tìm thấy ngôi mộ đầu tiên, Sam tìm thấy một ngôi mộ thứ hai. Ngôi mộ này còn khá nguyên vẹn. Bên trong mộ, Sam tìm thấy hai chiếc nhẫn cưới được đeo trên ngón tay của một bộ xương. Bà Judith Haney, vợ ông Sam nói:
- Thật đáng sợ với ý nghĩ rằng mình đã xâm phạm tới nơi yên nghỉ của một người nào đó.
Vợ chồng nhà Haney quyết định tìm hiểu xem ai là người đang nằm trong khu mộ, hay nói cách khác là ngay sau nhà mình. Cuộc điều tra dẫn họ tới gặp một người, đó là Jasper Norton, một người dân địa phương đã ở vùng này từ rất lâu. Ông Norton đã từng đào mấy cái một ở khu vực này. Norton cũng kể cho hai vợ chồng Haney biết rằng nhà của họ, và nhiều nhà khác ở đây đều được xây dựng trên một nghĩa trang dành cho người Mỹ gốc Phi, có từ rất lâu về trước. Lễ an táng cuối cùng của nghĩa trang diễn ra vào năm 1939, lúc đó đã có khoảng sáu mươi người được đưa xuống mồ. Hai người nằm sau sân nhà Haney là Betty và Charlie Thomas. Họ chết trong những năm ba mươi và mộ của họ thậm chí đã bị bỏ quên.
Judith và Sam Haney sau khi nghe thấy câu chuyện trên, đã đưa ra một quyết định táo bạo. Họ đem chôn lại hai bộ xương xuống dưới sân nhà mình, cầu nguyện mong hai người quá cố kia yên nghỉ. Nhưng xem ra mọi chuyện không đơn giản như vậy. Bà Judith kể:
- Có cái gì đó gõ của phòng ngủ của tôi hàng đêm. Có lần nó lóe lên thành một thứ ánh sáng xanh ma quái.
Một đêm khác, khi ông Sam phải đi làm đêm và để lại Judith ở nhà một mình:
- Tôi nghe có tiếng mở cửa và nghe thấy giọng nói cất lên, tôi tưởng đó là Sam hỏi: Judith đang làm gì thế? Rồi bỗng dưng mọi thứ im ắng. Tôi ra kiểm tra và thấy cửa vẫn khóa. Không thể diễn tả lúc đó tôi sợ đến thế nào. Nhưng mọi thứ chưa kết thúc ở đó. Sáng hôm sau, khi tôi ngủ dậy, tôi phát hiện đôi giày đỏ mình vẫn hay đi đã biến mất. Không có lời giải thích nào cho chuyện này.
Sam nối tiếp câu chuyện của vợ:
- Tôi quyết định đi tìm đôi giày giúp cô ấy. Tôi đi khắp nơi trong nhà, lục lọi mọi vị trí, những nơi cô ấy hay để quên đồ. Nhưng rồi khi tôi đi ra sân, tại vị trí hai ngôi mộ, tôi nhìn thấy đôi giày đang nằm ở đó. Có ai đó đã đặt chúng ở đó, ngay ngắn cạnh nhau, ngay trên hai ngôi mộ.
Sau vụ việc đó, hai vợ chồng nhà Haney vô cùng hoảng sợ. Nhưng họ vẫn cố gắng trấn tĩnh và nghĩ rằng có thể đây chỉ là chuyện trùng hợp. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, Sam mới biết rằng cái ngày mà vợ mình mất giày, chính là ngày sinh nhật của bà Betty Thomas.
- Khỏi phải nói tôi cảm thấy thế nào. Như thể là ông Charlie mang nó ra làm quà cho vợ mình vậy.
Sam kể. Judith tiếp tục:
- Tôi nhận ra có điều không ổn. Chắc chắn việc động chạm vào mồ mả của hai người đã gây nên chuyện này. Tôi đã nghe thấy những tiếng kêu than ai oán của hai vợ chồng họ:
- Thế này thật không công bằng...
Cùng thời điểm đó, một loạt các ngôi nhà ở cùng khu với nhà Haney, cũng ghi nhận việc các thiết bị điện trong nhà cứ tự động bật sáng rồi tắt, sáng rồi tắt, những âm thanh không rõ nguồn gốc, và những hình bóng ám ảnh ma quái. Hàng loạt bí ẩn này dẫn chúng ta đến với bi kịch của gia đình thứ hai... Cũng như vợ chồng Haneys, vợ chồng Ben và Jean Williams cứ ngỡ rằng, họ đã tìm được thiên đường thực sự của mình, khi chuyển nhà tới đây. Nhưng họ đã nhầm.
- Mọi thứ thật kỳ lạ. Khi tôi đi mua về mấy cái cây nhỏ và trồng, chúng không tài nào sống được, dù cho tôi làm đủ mọi cách. Không hiểu sao tôi lúc nào cũng có cảm giác nơm nớp lo sợ. Tôi cảm giác thấy có cái gì đó vô cùng tồi tệ sắp xảy đến... Bà Jean nhớ lại.
Gia đình Williams đã cảm nhận đúng. Hai vợ chồng họ đã há hốc mồm khi nhìn thấy những luống hoa của mình tự nhiên mọc thành hình…cỗ quan tài. Người chồng thử phá bỏ luống hoa đó xem thế nào. Vài ngày sau, chỗ hoa lại mọc lại theo đúng vị trí như thế, vẫn hình một cỗ quan tài. Cùng thời gian, người cháu gái có tên Carli quyết định tới sống cùng họ. Trong mùa hè nóng nực đó, Carli kể rằng cô bé ngã vào một bọc gì đó, tỏa ra khí rất, rất lạnh.
- Nó rất lạnh, cháu cảm thấy có cái gì đó rờn rợn, hay đại loại như thế. Dù là bất cứ ở nơi đâu trong ngôi nhà, cháu cũng có cảm giác ai đó bám theo mình. Thật đáng sợ nếu phải ở trong nhà một mình. Lúc xả nước, cháu có thể nghe thấy trong nó có tiếng người đang nói chuyện.
Jean Williams hiểu ra ngay vấn đề đến từ những ngôi mộ kia. Nhưng rồi hai vợ chồng cãi nhau trong việc có hay không nên ra đi. Một mặt họ không muốn ở lại ngôi nhà ma ám, mặt khác họ lại không có đủ tiền mua nhà mới.
- Tôi quay về nhà sau giờ làm việc. Tôi đi thẳng vào phòng ăn, mở tủ lạnh và giật bắn mình khi những gì tôi trông thấy là hai…bóng ma. Chúng lập tức lao ra, xông về phía phòng làm việc của tôi. Rồi chúng lao về phía vợ tôi. Chúng không làm gì cô ấy. Nhưng cái cảm giác lạnh giá khi tiếp xúc với chúng thì đến giờ tôi vẫn còn nhớ. Ông Ben Williams kể.
Trở lại với hai vợ chồng Haney, gia đình nhà Haney đã quyết định đi kiện người xây dựng ngôi nhà. Nhưng tiền đền bù chả được bao nhiêu, mà chi phí kiện thì rất cao. Cuối cùng, họ đành ngậm ngùi chấp nhận “vừa mất nhà vừa mất tiền.” Gia đình Williams cũng chả khá khẳm gì hơn. Họ không đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Mọi việc đâu lại hoàn đó. Để chứng minh rằng có một nghĩa địa dưới nhà mình, Jean quyết định tự tay đào bới. Nhưng ngay sau khi đào xới khu mộ, Jean bị ốm.
Người con gái của Jean cũng giúp mẹ hôm đó cũng ốm. Cô con gái của Jean bị nặng nhất. Cô bé bị mất kiểm soát. Đôi mắt trở nên dữ tợn, miệng liên tục la hét. Rồi điều kinh khủng nhất đã xảy ra. Cô con gái của bà Jean qua đời sau một cơn đau tim. Sau tất cả những chuyện xảy ra, gia đình Wiliams, Haney hay bao gia đình khác đều chọn phương án ra đi. Họ không quan tâm xem mình mất những gì, miễn là tìm lại được cuộc sống hạnh phúc xưa kia. Và khu đất bị bỏ trống với rất nhiều ngôi nhà hoang. Đến nay vẫn chưa một ai đưa ra được lời giải thích cho những câu chuyện kỳ lạ.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#357
Gửi vào 19/10/2011 - 07:53
VIẾNG THĂM ĐỊA GIỚI
Vào một chuyến đi công tác cách đây nhiều năm, tôi cùng Toni là người hướng dẫn đạo cho tôi, và T. Thông ở một khu Du lịch tại Bờ Biển Ninh Chữ, Phan Rang. Tại nơi này chư vị dẫn tôi đi viếng thăm địa giới, để tôi làm quen và sau này làm việc với các linh hồn ở âm phần vào ba tháng sau. Tôi được chư vị dạy rất nhiều qua linh ảnh, thấy cõi giới siêu hình bằng mắt thứ ba vào ban ngày, ban đêm thì lại thấy trong giấc mơ để rèn cho tôi lòng dũng cảm, can đảm khi tiếp xúc với vô hình, vì bản thân tôi lúc đó rất nhát gan và sợ ma.
Vào cái ngày thứ tư, khoảng bốn giờ chiều hôm đó, tôi đang nằm ngủ trong khách sạn. Trong giấc ngủ say, chợt từ trên đầu giường xuất hiện một vầng ánh sáng chói loà. Tai tôi nghe một tiếng nổ rất lớn làm tôi giật mình thức dậy. Tôi nhìn thấy hai Chư vị đi lên từ lòng đất và qua một cái miệng hang đến trước mặt tôi, hai vị xưng tên là Chư vị Song Vương. Họ mặc quần áo màu đen theo kiểu Trung Quốc cổ xưa. Tóc búi lên. Hai vị có gương mặt rất sáng và hiền lành. Chư vị gọi tôi chuẩn bị đi âm giới. Tôi gọi Toni và T. Thông tỉnh dậy và nói lại linh ảnh vừa rồi. Sau đó, chúng tôi ba người đi đến ngồi trong một cái chòi ở bãi biển. Chư vị Song Vương xuất hiện và bên Toni, cũng có các chư vị qua Toni, đưa cho tôi hai tấm thẻ bài siêu hình, để sử dụng trong chuyến đi.
Tôi ngồi nhắm mắt, xếp bằng, miệng niệm liên tục Ngũ Bộ Chú. Rồi từ từ, tôi thấy linh hồn của mình bắt đầu rời khỏi thể xác, đứng dậy đi theo Chư vị Song Vương ra bãi biển và lên một chiếc canô. Hữu hình của tôi lúc này tuy tay chân cứng đơ không cử động được, nhưng miệng vẫn nói chuyện để diễn tả lại cho Toni và T. Thông quang cảnh trong lúc đi. Một trong hai vi Song Vương lái canô phóng thẳng ra biển. Chư vị nói là mượn đường Thủy cung để đi cho nhanh, và cho canô rẽ sóng chạy thẳng xuống dưới lòng biển. Một lát sau cano dừng lại trước một cái cổng sắt rất lớn. Nhìn giống như cổng thành cổ ngày xưa. Trước cổng có hai vị lính canh mặc áo giáp của thủy cung, trên tay cầm một cây thương.
Vị Song Vương bước xuống canô và nói với tôi đưa một tấm thẻ bài cho vị. Rồi vị đưa tấm thẻ bài đó cho hai vị lính canh. Họ xem qua thẻ bài thì mở cổng cho chúng tôi mượn đường thủy cung ở địa phận họ mà đi tiếp. Một lần nữa chiếc ca nô rẽ sóng phăng phăng lướt đi rất nhanh, tôi không kịp nhìn thấy bất kỳ vật gì ngoài một màu đen nghịt ở xung quanh. Không bao lâu xuất hiện một cổng thành bằng sắt to lớn trước mắt. Nơi đây là địa phận âm giới, đập vào mắt tôi cũng là một cái cổng thành bằng sắt rất lớn. Không gian xung quanh rộng mênh mông không cây cối, không có ánh nắng. Mặt đất là một màu nâu. Chư vị Song vương bước đến gõ vào cổng thành. Có hai vị bước ra chào hỏi. Chư vị Song vương kêu tôi đưa thẻ bài cho hai vị ở đó xem và bàn giao tôi lại cho hai vị đó, chứ không đi theo tôi. Chư vị Song vương nói sẽ đợi tôi ở cổng địa giới.
Tôi theo hai vị vào trong và đi qua một cổng thành nhỏ khác. Nơi đây hai bên tả hửu có một vị ngồi ở một bàn làm việc và được biết đây là cổng thứ nhất của địa phần. Sau khi trình thẻ bài thì hai vị ở đây tỏ ra nhiệt tình đón tiếp, và đưa chúng tôi đi vào cổng số một bằng con đường đá núi. Hai bên đường có vô số những âm linh tóc tai rũ rượi, mặt mày nhem nhuốc, hôi hám nằm la liệt bò và bốc lượm những thức ăn dưới đất. Hai vị cai ngục số một đưa cho tôi một cái thúng có đựng thức ăn, và nói với tôi hãy cùng họ vừa đi vừa rải những thức ăn này xuống đất cho những âm linh, họ tranh nhau những mảnh thức ăn đó. Vì sao họ đói khát như vậy? tôi được nghe chư vị giải thích nhưng không được nói lại. Chư vị căn dặn tôi chỉ được nhìn và quan sát cho biết, không được động tâm, và những cảnh hình ngục tôi cũng không được tiết lộ, chỉ là để tôi biết một chút về hình luật ở địa giới mà thôi.
Đi hết cổng này, hai Chư vị đưa tôi đi đến cổng khác, lần lượt đi qua hai mươi ba cổng, mổi cổng đều trình thẻ bài cho vị cai ngục ở đó. Những chỗ giử phạm nhân tội nhẹ thì ở dưới, nặng thì ở trên cao. Tôi được đi từ trên cao để nhìn xuống khu này chứ không nhìn đối mặt. Khi đến một cổng có một phụ nử nhào lên ôm và ghì chặt chân tôi xin tôi cứu giúp. Hai Chư vị đứng yên nhìn phản ứng của tôi. Thật bối rối, nhưng nhớ lời dặn của Chư vị, tôi liền nói với người phụ nữ đó: Cô hãy khiến cho người nhà tìm đến tôi, tôi sẽ làm lễ điểm đạo cho cô. Ở trước mỗi cánh cổng địa phần đều có treo một cái bảng ghi những thông tin và tội danh của phạm nhân. Cổng địa ngục thứ mười tám là nơi giam giử những linh hồn nghiệp thức nặng nề. Đường đi đến đó giống như đi trong hang động vách đá núi. Tôi cảm thấy rất sợ hãi với cái không khí ở đây thì ngay lúc đó Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện trong bộ quần áo màu trắng tinh. Có hai vị cai ngục đi theo Ngài. Tôi đảnh lể Ngài và sau đó mạnh dạn bước đi theo. Tôi được biết Ngài xuất hiện nơi này là để hóa độ những âm linh ở đây, hướng về con đường đạo pháp.
Đến cuối đường tôi thấy Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài khoác áo cà sa choàng màu đỏ, tay cầm thanh trượng, đứng trên một tòa sen. Tôi đảnh lễ Ngài Địa tạng và Quan Thế Âm Bồ Tát bước đến chào hỏi ngài. Ngài Địa Tạng thường xuyên thuyết giảng đạo pháp ở địa ngục thứ mười tám này, để cứu độ cho những âm linh tội lỗi và nặng nghiệp thức kia, và chuyển hóa cho họ hướng thiện. Trong hai mươi ba cổng địa ngục tôi đã đi qua, từ cổng địa ngục số một đến cổng số mười tám là nơi giam giử và luận tội. Bốn cổng địa ngục còn lại là nơi cho những âm linh, sinh sống giống như đời sống trần gian sau khi họ chịu phạt. Qua khỏi cổng địa ngục thứ mười tám, hai Chư vị để cho tôi đi một mình trong năm cổng còn lại bằng thần lực gia trì của tôi. Ở cổng thứ hai mươi mốt, quang cảnh nơi này chỉ một màu vàng úa bao trùm không gian rộng lớn, không có ánh mặt trời nên âm u như buổi chiều tối.
Những người ở nơi này họ sinh sống và làm việc bằng nghề nông. Ấy thế mà tôi lại không nhìn thấy sinh khí của màu xanh mà cây cỏ chỉ toàn một màu vàng úa mà thôi. Nhìn xa xa mới thấy một vài con người đang mặc quần áo màu nâu sậm gánh một gánh lúa cũng màu vàng úa. Tôi tiếp tục đi tới trước và cảm thấy khát nước. Nhìn từ xa thấy có một ngôi nhà tranh ven đường. Tôi ghé vào đó và xin một ly nước uống. họ cho tôi một cốc nước trắng, uống vào thật đã khát và dịu cả người và tôi lại đi tiếp. Một lúc sau trời chuyển mưa. Mưa rất lớn và lạnh buốt. Tôi ngửa mặt lên hư không và gọi lớn tiếng báo với Toni là tôi đang gặp khó khăn vì trời mưa. Tức thì từ trên hư không có một chiếc dù bay xuống bên tôi, và chiếc dù đó cứ lơ lửng bay theo che mưa gió cho tôi. Mừng quá!
Qua khỏi cổng thứ hai mươi mốt, tôi đi vào cổng địa phần thứ hai mươi hai. Ở nơi này, có nhiều sinh khí hơn những cổng khác. Những âm linh sinh sống, họat động ở cổng này như người trần gian. Mọi thứ đều từ từ, không tất bật, hối hả, không chen lấn, tranh giành. Họ cũng có nhà cửa, phương tiện tương tự như trần gian nhưng không hiện đại bằng. Ở cổng Địa phần thứ hai mươi ba, là những âm linh được vào lớp để học đạo lý, trước khi họ chuyển kiếp đầu thai. Khi bước ra khỏi cổng số hai mươi ba, tôi nhìn thấy Chư vị Song vương đã đứng đợi sẵn để đưa tôi trở về lại bằng canô. Tôi đã đi qua hai mươi ba cổng địa giới trong vòng ba tiếng đồng hồ. Khi Chư vị đưa tôi quay trở về lại, hồn tôi muốn nhập trở vào xác nhưng lại gặp trục trặc không thể vào được.
Tôi cố bước vào xác của mình nhưng nó cứ không ăn khớp, không nhập chung lại với nhau được, bước vào rồi lại ra. Tôi kêu Toni nói tôi không thể trở vào xác thì Chư vị bên Toni giúp tôi, đưa cho tôi một thẻ bài nửa. Thành công rồi. Nếu không chắc giờ này tôi vẫn còn chu du ở cõi nào đó, chứ không thể ngồi viết lại bài này cho các bạn. Cả chuyến đi và chuyến về của tôi đều thật là khó quên!
Tami
Vào một chuyến đi công tác cách đây nhiều năm, tôi cùng Toni là người hướng dẫn đạo cho tôi, và T. Thông ở một khu Du lịch tại Bờ Biển Ninh Chữ, Phan Rang. Tại nơi này chư vị dẫn tôi đi viếng thăm địa giới, để tôi làm quen và sau này làm việc với các linh hồn ở âm phần vào ba tháng sau. Tôi được chư vị dạy rất nhiều qua linh ảnh, thấy cõi giới siêu hình bằng mắt thứ ba vào ban ngày, ban đêm thì lại thấy trong giấc mơ để rèn cho tôi lòng dũng cảm, can đảm khi tiếp xúc với vô hình, vì bản thân tôi lúc đó rất nhát gan và sợ ma.
Vào cái ngày thứ tư, khoảng bốn giờ chiều hôm đó, tôi đang nằm ngủ trong khách sạn. Trong giấc ngủ say, chợt từ trên đầu giường xuất hiện một vầng ánh sáng chói loà. Tai tôi nghe một tiếng nổ rất lớn làm tôi giật mình thức dậy. Tôi nhìn thấy hai Chư vị đi lên từ lòng đất và qua một cái miệng hang đến trước mặt tôi, hai vị xưng tên là Chư vị Song Vương. Họ mặc quần áo màu đen theo kiểu Trung Quốc cổ xưa. Tóc búi lên. Hai vị có gương mặt rất sáng và hiền lành. Chư vị gọi tôi chuẩn bị đi âm giới. Tôi gọi Toni và T. Thông tỉnh dậy và nói lại linh ảnh vừa rồi. Sau đó, chúng tôi ba người đi đến ngồi trong một cái chòi ở bãi biển. Chư vị Song Vương xuất hiện và bên Toni, cũng có các chư vị qua Toni, đưa cho tôi hai tấm thẻ bài siêu hình, để sử dụng trong chuyến đi.
Tôi ngồi nhắm mắt, xếp bằng, miệng niệm liên tục Ngũ Bộ Chú. Rồi từ từ, tôi thấy linh hồn của mình bắt đầu rời khỏi thể xác, đứng dậy đi theo Chư vị Song Vương ra bãi biển và lên một chiếc canô. Hữu hình của tôi lúc này tuy tay chân cứng đơ không cử động được, nhưng miệng vẫn nói chuyện để diễn tả lại cho Toni và T. Thông quang cảnh trong lúc đi. Một trong hai vi Song Vương lái canô phóng thẳng ra biển. Chư vị nói là mượn đường Thủy cung để đi cho nhanh, và cho canô rẽ sóng chạy thẳng xuống dưới lòng biển. Một lát sau cano dừng lại trước một cái cổng sắt rất lớn. Nhìn giống như cổng thành cổ ngày xưa. Trước cổng có hai vị lính canh mặc áo giáp của thủy cung, trên tay cầm một cây thương.
Vị Song Vương bước xuống canô và nói với tôi đưa một tấm thẻ bài cho vị. Rồi vị đưa tấm thẻ bài đó cho hai vị lính canh. Họ xem qua thẻ bài thì mở cổng cho chúng tôi mượn đường thủy cung ở địa phận họ mà đi tiếp. Một lần nữa chiếc ca nô rẽ sóng phăng phăng lướt đi rất nhanh, tôi không kịp nhìn thấy bất kỳ vật gì ngoài một màu đen nghịt ở xung quanh. Không bao lâu xuất hiện một cổng thành bằng sắt to lớn trước mắt. Nơi đây là địa phận âm giới, đập vào mắt tôi cũng là một cái cổng thành bằng sắt rất lớn. Không gian xung quanh rộng mênh mông không cây cối, không có ánh nắng. Mặt đất là một màu nâu. Chư vị Song vương bước đến gõ vào cổng thành. Có hai vị bước ra chào hỏi. Chư vị Song vương kêu tôi đưa thẻ bài cho hai vị ở đó xem và bàn giao tôi lại cho hai vị đó, chứ không đi theo tôi. Chư vị Song vương nói sẽ đợi tôi ở cổng địa giới.
Tôi theo hai vị vào trong và đi qua một cổng thành nhỏ khác. Nơi đây hai bên tả hửu có một vị ngồi ở một bàn làm việc và được biết đây là cổng thứ nhất của địa phần. Sau khi trình thẻ bài thì hai vị ở đây tỏ ra nhiệt tình đón tiếp, và đưa chúng tôi đi vào cổng số một bằng con đường đá núi. Hai bên đường có vô số những âm linh tóc tai rũ rượi, mặt mày nhem nhuốc, hôi hám nằm la liệt bò và bốc lượm những thức ăn dưới đất. Hai vị cai ngục số một đưa cho tôi một cái thúng có đựng thức ăn, và nói với tôi hãy cùng họ vừa đi vừa rải những thức ăn này xuống đất cho những âm linh, họ tranh nhau những mảnh thức ăn đó. Vì sao họ đói khát như vậy? tôi được nghe chư vị giải thích nhưng không được nói lại. Chư vị căn dặn tôi chỉ được nhìn và quan sát cho biết, không được động tâm, và những cảnh hình ngục tôi cũng không được tiết lộ, chỉ là để tôi biết một chút về hình luật ở địa giới mà thôi.
Đi hết cổng này, hai Chư vị đưa tôi đi đến cổng khác, lần lượt đi qua hai mươi ba cổng, mổi cổng đều trình thẻ bài cho vị cai ngục ở đó. Những chỗ giử phạm nhân tội nhẹ thì ở dưới, nặng thì ở trên cao. Tôi được đi từ trên cao để nhìn xuống khu này chứ không nhìn đối mặt. Khi đến một cổng có một phụ nử nhào lên ôm và ghì chặt chân tôi xin tôi cứu giúp. Hai Chư vị đứng yên nhìn phản ứng của tôi. Thật bối rối, nhưng nhớ lời dặn của Chư vị, tôi liền nói với người phụ nữ đó: Cô hãy khiến cho người nhà tìm đến tôi, tôi sẽ làm lễ điểm đạo cho cô. Ở trước mỗi cánh cổng địa phần đều có treo một cái bảng ghi những thông tin và tội danh của phạm nhân. Cổng địa ngục thứ mười tám là nơi giam giử những linh hồn nghiệp thức nặng nề. Đường đi đến đó giống như đi trong hang động vách đá núi. Tôi cảm thấy rất sợ hãi với cái không khí ở đây thì ngay lúc đó Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện trong bộ quần áo màu trắng tinh. Có hai vị cai ngục đi theo Ngài. Tôi đảnh lể Ngài và sau đó mạnh dạn bước đi theo. Tôi được biết Ngài xuất hiện nơi này là để hóa độ những âm linh ở đây, hướng về con đường đạo pháp.
Đến cuối đường tôi thấy Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài khoác áo cà sa choàng màu đỏ, tay cầm thanh trượng, đứng trên một tòa sen. Tôi đảnh lễ Ngài Địa tạng và Quan Thế Âm Bồ Tát bước đến chào hỏi ngài. Ngài Địa Tạng thường xuyên thuyết giảng đạo pháp ở địa ngục thứ mười tám này, để cứu độ cho những âm linh tội lỗi và nặng nghiệp thức kia, và chuyển hóa cho họ hướng thiện. Trong hai mươi ba cổng địa ngục tôi đã đi qua, từ cổng địa ngục số một đến cổng số mười tám là nơi giam giử và luận tội. Bốn cổng địa ngục còn lại là nơi cho những âm linh, sinh sống giống như đời sống trần gian sau khi họ chịu phạt. Qua khỏi cổng địa ngục thứ mười tám, hai Chư vị để cho tôi đi một mình trong năm cổng còn lại bằng thần lực gia trì của tôi. Ở cổng thứ hai mươi mốt, quang cảnh nơi này chỉ một màu vàng úa bao trùm không gian rộng lớn, không có ánh mặt trời nên âm u như buổi chiều tối.
Những người ở nơi này họ sinh sống và làm việc bằng nghề nông. Ấy thế mà tôi lại không nhìn thấy sinh khí của màu xanh mà cây cỏ chỉ toàn một màu vàng úa mà thôi. Nhìn xa xa mới thấy một vài con người đang mặc quần áo màu nâu sậm gánh một gánh lúa cũng màu vàng úa. Tôi tiếp tục đi tới trước và cảm thấy khát nước. Nhìn từ xa thấy có một ngôi nhà tranh ven đường. Tôi ghé vào đó và xin một ly nước uống. họ cho tôi một cốc nước trắng, uống vào thật đã khát và dịu cả người và tôi lại đi tiếp. Một lúc sau trời chuyển mưa. Mưa rất lớn và lạnh buốt. Tôi ngửa mặt lên hư không và gọi lớn tiếng báo với Toni là tôi đang gặp khó khăn vì trời mưa. Tức thì từ trên hư không có một chiếc dù bay xuống bên tôi, và chiếc dù đó cứ lơ lửng bay theo che mưa gió cho tôi. Mừng quá!
Qua khỏi cổng thứ hai mươi mốt, tôi đi vào cổng địa phần thứ hai mươi hai. Ở nơi này, có nhiều sinh khí hơn những cổng khác. Những âm linh sinh sống, họat động ở cổng này như người trần gian. Mọi thứ đều từ từ, không tất bật, hối hả, không chen lấn, tranh giành. Họ cũng có nhà cửa, phương tiện tương tự như trần gian nhưng không hiện đại bằng. Ở cổng Địa phần thứ hai mươi ba, là những âm linh được vào lớp để học đạo lý, trước khi họ chuyển kiếp đầu thai. Khi bước ra khỏi cổng số hai mươi ba, tôi nhìn thấy Chư vị Song vương đã đứng đợi sẵn để đưa tôi trở về lại bằng canô. Tôi đã đi qua hai mươi ba cổng địa giới trong vòng ba tiếng đồng hồ. Khi Chư vị đưa tôi quay trở về lại, hồn tôi muốn nhập trở vào xác nhưng lại gặp trục trặc không thể vào được.
Tôi cố bước vào xác của mình nhưng nó cứ không ăn khớp, không nhập chung lại với nhau được, bước vào rồi lại ra. Tôi kêu Toni nói tôi không thể trở vào xác thì Chư vị bên Toni giúp tôi, đưa cho tôi một thẻ bài nửa. Thành công rồi. Nếu không chắc giờ này tôi vẫn còn chu du ở cõi nào đó, chứ không thể ngồi viết lại bài này cho các bạn. Cả chuyến đi và chuyến về của tôi đều thật là khó quên!
Tami
Thanked by 1 Member:
|
|
#358
Gửi vào 19/10/2011 - 10:00
CHUYỆN ĐỜI THIỀN SƯ LỪNG DANH NƯỚC VIỆT
Chuyện thiền sư Từ Đạo Hạnh lặn lội sang Tây Thiên học phép để trả thù cho cha, sau đó thác sinh, trở thành vua Lý Thiền Tông cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại mê hoặc và đầy cảm hứng đối với nhiều người. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ huyền thoại ấy, người ta vẫn có thể tìm thấy những nét chân thực nhất về câu chuyện đời vị thiền sư lừng danh nước Việt này.
Học phép để trả thù cho cha
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Theo những gì sử sách còn ghi chép lại được thì cha của Từ Đạo Hạnh tên là Từ Vinh, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục, và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý. Vào những lúc rỗi rãi, Từ Vinh thường đến làng An Lãng ở phía Tây kinh thành, tức làng Láng bây giờ, dạo chơi rồi quen biết và lấy một người con gái làng ấy tên là Tăng Thị Loan. Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan sinh được hai người con, một gái và một trai, Từ Đạo Hạnh là con trai thứ hai nhà họ Từ. Hai ông bà làm nhà trên mảnh đất phía Nam của làng ấy, nay chính là chùa Láng.
Nhiều người nói rằng, thế đất mà ông Từ Vinh chọn để dựng nhà là kiểu đất quý nên ông sinh được quý tử là Từ Đạo Hạnh, từ nhỏ đã có khí cốt tiên Phật. Tuy nhiên, khi đến tuổi đi học Từ Đạo Hạnh cũng giống như những đứa trẻ khác, suốt ngày chỉ thích giao du, chơi bời, không mấy chăm chú gì đến việc học hành. Chỉ có một điều khác lạ là mọi hành động và lời nói của Từ không ai có thể lường đoán được. Ông Từ Vinh vốn quan tâm đến sự học hành và sự nghiệp tương lai của cậu con trai duy nhất, thấy thế thì buồn phiền và nhiều lần trách mắng Đạo Hạnh, tuy nhiên Từ Đạo Hạnh nghe xong thì đâu lại hoàn đấy, dường như chẳng có biến chuyển gì.
Mãi tới một đêm, trời đã rất khuya, ông Từ Vinh tình cờ đi qua buồng học của Từ Đạo Hạnh, thấy sách vở bày la liệt, ngọn đèn dầu lạc đã cháy gần tàn mà Từ Đạo Hạnh vẫn cầm cuốn sách trên tay, vừa đọc sách vừa mệt mỏi mà ngủ gật. Từ Vinh thấy vậy thì hài lòng lắm, biết rằng, Đạo Hạnh ban ngày chỉ thích đá cầu, đàn hát nhưng ban đêm thì lại dành thời gian chuyên tâm đọc sách. Đến khoa thi tăng đồ, Đạo Hạnh tham dự và đỗ đầu trong khoa thi ấy. Tuy nhiên, trong thời gian Đạo Hạnh đi thi thì chuyện không may xảy đến với gia đình họ Từ. Nguyên nhân là vì ông Từ Vinh có xích mích với nhà Diên Thành Hầu ở mạn cầu An Quyến, cạnh sông Tô Lịch. Trong nhà Diên Thành Hầu có nuôi một pháp sư pháp thuật rất cao cường tên là Đại Điên. Do xích mích với Từ Vinh, Diên Thành Hầu đã sai Đại Điên tới nhà họ Từ dùng phép đánh chết Từ Vinh rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch ngay cạnh nhà
Từ Vinh chết oan nên xác vứt xuống dòng Tô Lịch trôi đến cửa nhà Diên Thành Hầu thì dựng đứng dậy không chịu trôi đi nữa. Đại Điên thấy vậy, xuống tận nơi hét to lên rằng:
- Người tu hành không được giận mãn kiếp. Sống chỉ là một trò đùa bỡn, chết mới thành đạo Bồ đề!
Đại Điên dứt lời, xác Từ Vinh trôi đi liền nhưng đến xã Nhân Mục thì lại dừng lại thêm một lần nữa. Người làng này thấy vậy, cho là linh thiêng, bèn vớt lên hậu táng, rồi sau đó dựng lăng miếu và đắp tượng thờ, hàng năm tổ chức tế lễ vào ngày mồng mười tháng giêng, là ngày giỗ của Từ Vinh. Từ Đạo Hạnh sau khi biết chuyện cha mình bị Đại Điên hại chết thì nuôi ý định báo thù, vì vậy mặc dù đỗ đạt nhưng vẫn không ra làm quan. Một hôm, Đạo Hạnh rình lúc Đại Điên đi ra ngoài đường, cầm gậy xông đến định đánh chết Đại Điên, song đương lúc định ra tay thì bỗng nghe trên không có tiếng hét lớn:
- Không được! Thôi ngay đi!
Từ Đạo Hạnh nghe thấy tiếng hét, sợ hãi đành bỏ gậy ra về. Biết rằng nếu như mình không có phép thuật thì không thể đánh lại được Đại Điên, trả thù cho cha, Từ Đạo Hạnh quyết tâm sang Ấn Độ để học phép lạ khả dĩ có thể đánh thắng Đại Điên. Đây có lẽ là tình tiết khiến người đời sau tưởng tượng ra chuyến hành trình sang Tây Thiên học phép lạ của Từ Đạo Hạnh và thiền sư Không Lộ, người vốn là học trò của Đạo Hạnh về sau. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu còn lưu lại, khi Đạo Hạnh đi qua xứ người răng vàng thì gặp cản trở, nên đành từ bỏ ý định sang Tây Thiên, quay về ở ẩn tại chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn. Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian tu tại chùa Thiên Phúc, Từ Đạo Hạnh chuyên tậm đọc bộ kinh Đại bi đà la. Đây là bộ kinh rất dày, nói về giáo lý của nhà Phật và cũng chứa đựng cả những thuật pháp cao siêu, mà phải là người thông minh, có trí lực, lại kiên trì, mới có thể đọc và hiểu thấu nổi. Từ Đạo Hạnh rất kiên trì, đem cuốn kinh dày đó đọc đủ mười vạn tám nghìn lần.
Ở trước chùa Thiên Phúc có hai cây thông cổ thụ, dân chúng trong vùng vẫn quen gọi đây là hai cây rồng. Thế nhưng, do Từ Đạo Hạnh ngày nào cũng ngồi dưới cây mà đọc thần chú từ bộ kinh Đại bi đà la khiến cho cả hai cây thông cổ thụ cứ rụng dần lá, rồi cuối cùng biến mất. Từ Đạo Hạnh biết rằng Quan Thế Âm đã ứng hộ vào lời chú của mình, nên càng ra sức đọc và niệm chú chăm chỉ hơn. Cho tới một hôm đang ngồi tụng niệm thì Từ Đạo Hạnh thấy một thần nhân cưỡi mây từ không trung đáp xuống trước mặt nói:
- Kẻ đệ tử là Trấn Thiên Vương, cảm phục thầy dầy công tu luyện, lại kiên trì tụng kinh niệm Phật nên lại đây để thầy sai khiến.
Đạo Hạnh vui lắm, biết rằng đạo pháp đã thành, vì vậy đã gật đầu thu nhận đệ tử, rồi hẹn khi nào cần sẽ thỉnh đến sau. Vẫn canh cánh mối thù cha chưa trả, một hôm, Từ Đạo Hạnh xuống núi, cầm gậy ném xuống dòng nước đang chảy xiết, gậy tự nhiên dựng đứng lên rồi đi ngược cả dòng nước. Đạo Hạnh nhủ thầm: "Phép của ta đã thắng được Đại Điên rồi".
Vì vậy, Đạo Hạnh thu lấy gậy rồi đi thẳng tới nhà Diên Thành Hầu tìm gặp Đại Điên. Vừa gặp mặt, Đại Điên đã cười khẩy, nói:
- Thằng nhãi kia! Mày không nhớ chuyện lần trước hay sao mà còn dám đến đây?
Đạo Hạnh cả giận, chẳng thèm trả lời, nhưng miệng nhẩm thần chú thỉnh Trấn Thiên Vương tới, rồi cứ thế cầm gậy đánh cho Đại Điên ngã dúi dụi. Đại Điên trở tay không kịp và trên không trung lúc ấy cũng tịnh không có một tiếng gì để ngăn lại như lần trước, vì vậy, chỉ được một lát thì Đại Điên đã lăn ra chết. Đạo Hạnh bèn kéo xác Đại Điên ra bờ sông Tô Lịch, rồi quăng xác xuống, như trước kia Đại Điên đã từng làm như thế với Từ Vinh. Sau khi đã diệt được Đại Điên, thù cha đã trả, Từ Đạo Hạnh bắt đầu du ngoạn các nơi để tìm lại dấu Phật, đồng thời gặp gỡ, đàm đạo với những cao tăng nổi tiếng đương thời. đây cũng là thời gian diễn ra câu chuyện đẫm chất huyền thoại về việc Từ Đạo Hạnh thác sinh trở thành vua Lý Thần Tông của triều nhà Lý.
Thác sinh làm vua triều Lý
Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ vua Lý Nhân Tông không có con, đến tháng ba năm Hội tường Đại khánh thứ ba (1112), có người ở phủ Thanh Hoa nói rằng:
- Ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, tuổi mới lên ba, tự xưng là hoàng tử, lấy hiệu Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết.
Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Vua đến chùa thấy đứa trẻ quả thực thông minh, rất lấy làm yêu dấu, muốn nhận làm con nuôi rồi lập làm thái tử nhưng quần thần đều can là không thể được, và nói:
- Nếu kẻ kia thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập được.
Vua nghe theo, cho mở đại hội bảy ngày bảy đêm để các thiên thần thiên tướng ở đâu thì về đầu thai nơi cung cấm. Tuy đang tu ở chùa Thiên Phúc cách khá xa kinh thành, nhưng Từ Đạo Hạnh cũng biết được tin. Đồng thời, nhờ vào phép thuật, Từ Đạo Hạnh còn biết rằng, đứa trẻ tự xưng là Hoàng Giác kia chính là pháp sư Đại Điên thác sinh mà thành. Vì vậy, Từ Đạo Hạnh nói với chị gái rằng:
- Đứa trẻ kia là yêu tà mê hoặc người ta quá đáng. Ta há chịu ngồi yên mà không cứu, để nó làm mê hoặc lòng người, rối loạn chính pháp sao?
Nói rồi sai chị gái giả làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa của mình treo ở trên rèm nơi Hoàng Giác ở. Quả nhiên, hội tới ngày thứ ba thì Giác Hoàng bị bệnh nói với mọi người rằng:
- Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh, sợ không có lối vậy.
Nói xong nhắm mắt ngừng thở ngay. Khi tin Hoàng Giác được báo về cung, Lý Nhân Tông vô cùng tức giận, lập tức ra lệnh cho quan quân tìm bắt cho bằng được kẻ lập bùa chú, giết chết Hoàng Giác. Quan quân theo lời đồn đại, tìm bắt được Từ Đạo Hạnh ở Hưng Thánh lâu, đem về giam ở hoàng cung chờ xét xử. Trong gian ấy, Sùng Hiền Hầu, một người em của Lý Nhân Tông, cũng đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai, biết chuyện Từ Đạo Hạnh, nghĩ rằng, họ Từ có phép thần thông giết được hóa thân của Đại Điên, ắt có cách giúp mình sinh con trai. Vì vậy, Sùng Hiền Hầu tìm cách xin Lý Nhân Tông tha cho Từ Đạo Hạnh, rồi mời Từ Đạo Hạnh về nhà để giúp mình cầu tự. Để đáp lại ơn cứu mạng của Sùng Hiền Hầu, Từ Đạo Hạnh bất đắc dĩ nhận lời giúp ông ta. Trước khi ra về, Từ Đạo Hạnh có dặn Sùng Hiền Hầu rằng:
- Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì phải cho người đến báo để tôi biết trước.
Đến khi phu nhân Sùng Hiền Hầu lâm bồn, Từ Đạo Hạnh được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo học trò rằng
- Mối nhân duyên của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương, đến khi già chết làm nhị thập thiên tử. Nếu thấy thân thể tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa. Vì vậy, các con chớ nên khóc làm gì.
Học trò của Từ Đạo Hạnh nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi. Từ Đạo Hạnh đọc kệ rằng:
- Thu tới, không cho chim nhạn báo trước. Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót. Khẽ bảo bọn môn người chớ nên luyến tiếc. Thầy xưa mấy độ hóa thầy nay.
Từ Đạo Hạnh đọc xong rồi bỗng nhiên mà hóa. Ngay sau đó, hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba, vua Nhân Tông nhận vào nuôi ở trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, thái tử tức vị tức vua Lý Thần Tông, cũng tức là do Từ Đạo Hạnh thác sinh. Đó là chuyện xảy ra năm 1118.
Bằng Hư
Chuyện thiền sư Từ Đạo Hạnh lặn lội sang Tây Thiên học phép để trả thù cho cha, sau đó thác sinh, trở thành vua Lý Thiền Tông cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại mê hoặc và đầy cảm hứng đối với nhiều người. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ huyền thoại ấy, người ta vẫn có thể tìm thấy những nét chân thực nhất về câu chuyện đời vị thiền sư lừng danh nước Việt này.
Học phép để trả thù cho cha
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Theo những gì sử sách còn ghi chép lại được thì cha của Từ Đạo Hạnh tên là Từ Vinh, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục, và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý. Vào những lúc rỗi rãi, Từ Vinh thường đến làng An Lãng ở phía Tây kinh thành, tức làng Láng bây giờ, dạo chơi rồi quen biết và lấy một người con gái làng ấy tên là Tăng Thị Loan. Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan sinh được hai người con, một gái và một trai, Từ Đạo Hạnh là con trai thứ hai nhà họ Từ. Hai ông bà làm nhà trên mảnh đất phía Nam của làng ấy, nay chính là chùa Láng.
Nhiều người nói rằng, thế đất mà ông Từ Vinh chọn để dựng nhà là kiểu đất quý nên ông sinh được quý tử là Từ Đạo Hạnh, từ nhỏ đã có khí cốt tiên Phật. Tuy nhiên, khi đến tuổi đi học Từ Đạo Hạnh cũng giống như những đứa trẻ khác, suốt ngày chỉ thích giao du, chơi bời, không mấy chăm chú gì đến việc học hành. Chỉ có một điều khác lạ là mọi hành động và lời nói của Từ không ai có thể lường đoán được. Ông Từ Vinh vốn quan tâm đến sự học hành và sự nghiệp tương lai của cậu con trai duy nhất, thấy thế thì buồn phiền và nhiều lần trách mắng Đạo Hạnh, tuy nhiên Từ Đạo Hạnh nghe xong thì đâu lại hoàn đấy, dường như chẳng có biến chuyển gì.
Mãi tới một đêm, trời đã rất khuya, ông Từ Vinh tình cờ đi qua buồng học của Từ Đạo Hạnh, thấy sách vở bày la liệt, ngọn đèn dầu lạc đã cháy gần tàn mà Từ Đạo Hạnh vẫn cầm cuốn sách trên tay, vừa đọc sách vừa mệt mỏi mà ngủ gật. Từ Vinh thấy vậy thì hài lòng lắm, biết rằng, Đạo Hạnh ban ngày chỉ thích đá cầu, đàn hát nhưng ban đêm thì lại dành thời gian chuyên tâm đọc sách. Đến khoa thi tăng đồ, Đạo Hạnh tham dự và đỗ đầu trong khoa thi ấy. Tuy nhiên, trong thời gian Đạo Hạnh đi thi thì chuyện không may xảy đến với gia đình họ Từ. Nguyên nhân là vì ông Từ Vinh có xích mích với nhà Diên Thành Hầu ở mạn cầu An Quyến, cạnh sông Tô Lịch. Trong nhà Diên Thành Hầu có nuôi một pháp sư pháp thuật rất cao cường tên là Đại Điên. Do xích mích với Từ Vinh, Diên Thành Hầu đã sai Đại Điên tới nhà họ Từ dùng phép đánh chết Từ Vinh rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch ngay cạnh nhà
Từ Vinh chết oan nên xác vứt xuống dòng Tô Lịch trôi đến cửa nhà Diên Thành Hầu thì dựng đứng dậy không chịu trôi đi nữa. Đại Điên thấy vậy, xuống tận nơi hét to lên rằng:
- Người tu hành không được giận mãn kiếp. Sống chỉ là một trò đùa bỡn, chết mới thành đạo Bồ đề!
Đại Điên dứt lời, xác Từ Vinh trôi đi liền nhưng đến xã Nhân Mục thì lại dừng lại thêm một lần nữa. Người làng này thấy vậy, cho là linh thiêng, bèn vớt lên hậu táng, rồi sau đó dựng lăng miếu và đắp tượng thờ, hàng năm tổ chức tế lễ vào ngày mồng mười tháng giêng, là ngày giỗ của Từ Vinh. Từ Đạo Hạnh sau khi biết chuyện cha mình bị Đại Điên hại chết thì nuôi ý định báo thù, vì vậy mặc dù đỗ đạt nhưng vẫn không ra làm quan. Một hôm, Đạo Hạnh rình lúc Đại Điên đi ra ngoài đường, cầm gậy xông đến định đánh chết Đại Điên, song đương lúc định ra tay thì bỗng nghe trên không có tiếng hét lớn:
- Không được! Thôi ngay đi!
Từ Đạo Hạnh nghe thấy tiếng hét, sợ hãi đành bỏ gậy ra về. Biết rằng nếu như mình không có phép thuật thì không thể đánh lại được Đại Điên, trả thù cho cha, Từ Đạo Hạnh quyết tâm sang Ấn Độ để học phép lạ khả dĩ có thể đánh thắng Đại Điên. Đây có lẽ là tình tiết khiến người đời sau tưởng tượng ra chuyến hành trình sang Tây Thiên học phép lạ của Từ Đạo Hạnh và thiền sư Không Lộ, người vốn là học trò của Đạo Hạnh về sau. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu còn lưu lại, khi Đạo Hạnh đi qua xứ người răng vàng thì gặp cản trở, nên đành từ bỏ ý định sang Tây Thiên, quay về ở ẩn tại chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn. Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian tu tại chùa Thiên Phúc, Từ Đạo Hạnh chuyên tậm đọc bộ kinh Đại bi đà la. Đây là bộ kinh rất dày, nói về giáo lý của nhà Phật và cũng chứa đựng cả những thuật pháp cao siêu, mà phải là người thông minh, có trí lực, lại kiên trì, mới có thể đọc và hiểu thấu nổi. Từ Đạo Hạnh rất kiên trì, đem cuốn kinh dày đó đọc đủ mười vạn tám nghìn lần.
Ở trước chùa Thiên Phúc có hai cây thông cổ thụ, dân chúng trong vùng vẫn quen gọi đây là hai cây rồng. Thế nhưng, do Từ Đạo Hạnh ngày nào cũng ngồi dưới cây mà đọc thần chú từ bộ kinh Đại bi đà la khiến cho cả hai cây thông cổ thụ cứ rụng dần lá, rồi cuối cùng biến mất. Từ Đạo Hạnh biết rằng Quan Thế Âm đã ứng hộ vào lời chú của mình, nên càng ra sức đọc và niệm chú chăm chỉ hơn. Cho tới một hôm đang ngồi tụng niệm thì Từ Đạo Hạnh thấy một thần nhân cưỡi mây từ không trung đáp xuống trước mặt nói:
- Kẻ đệ tử là Trấn Thiên Vương, cảm phục thầy dầy công tu luyện, lại kiên trì tụng kinh niệm Phật nên lại đây để thầy sai khiến.
Đạo Hạnh vui lắm, biết rằng đạo pháp đã thành, vì vậy đã gật đầu thu nhận đệ tử, rồi hẹn khi nào cần sẽ thỉnh đến sau. Vẫn canh cánh mối thù cha chưa trả, một hôm, Từ Đạo Hạnh xuống núi, cầm gậy ném xuống dòng nước đang chảy xiết, gậy tự nhiên dựng đứng lên rồi đi ngược cả dòng nước. Đạo Hạnh nhủ thầm: "Phép của ta đã thắng được Đại Điên rồi".
Vì vậy, Đạo Hạnh thu lấy gậy rồi đi thẳng tới nhà Diên Thành Hầu tìm gặp Đại Điên. Vừa gặp mặt, Đại Điên đã cười khẩy, nói:
- Thằng nhãi kia! Mày không nhớ chuyện lần trước hay sao mà còn dám đến đây?
Đạo Hạnh cả giận, chẳng thèm trả lời, nhưng miệng nhẩm thần chú thỉnh Trấn Thiên Vương tới, rồi cứ thế cầm gậy đánh cho Đại Điên ngã dúi dụi. Đại Điên trở tay không kịp và trên không trung lúc ấy cũng tịnh không có một tiếng gì để ngăn lại như lần trước, vì vậy, chỉ được một lát thì Đại Điên đã lăn ra chết. Đạo Hạnh bèn kéo xác Đại Điên ra bờ sông Tô Lịch, rồi quăng xác xuống, như trước kia Đại Điên đã từng làm như thế với Từ Vinh. Sau khi đã diệt được Đại Điên, thù cha đã trả, Từ Đạo Hạnh bắt đầu du ngoạn các nơi để tìm lại dấu Phật, đồng thời gặp gỡ, đàm đạo với những cao tăng nổi tiếng đương thời. đây cũng là thời gian diễn ra câu chuyện đẫm chất huyền thoại về việc Từ Đạo Hạnh thác sinh trở thành vua Lý Thần Tông của triều nhà Lý.
Thác sinh làm vua triều Lý
Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ vua Lý Nhân Tông không có con, đến tháng ba năm Hội tường Đại khánh thứ ba (1112), có người ở phủ Thanh Hoa nói rằng:
- Ở bãi bể có đứa trẻ kỳ lạ, tuổi mới lên ba, tự xưng là hoàng tử, lấy hiệu Giác Hoàng, phàm vua làm điều gì đứa trẻ ấy cũng biết.
Vua sai quan trung sứ tới xem, thấy đúng như lời nói, bèn đón về kinh sư, cho ở chùa Báo Thiên. Vua đến chùa thấy đứa trẻ quả thực thông minh, rất lấy làm yêu dấu, muốn nhận làm con nuôi rồi lập làm thái tử nhưng quần thần đều can là không thể được, và nói:
- Nếu kẻ kia thực là linh dị, tất phải thác sinh ở nơi cung cấm, sau mới có thể lập được.
Vua nghe theo, cho mở đại hội bảy ngày bảy đêm để các thiên thần thiên tướng ở đâu thì về đầu thai nơi cung cấm. Tuy đang tu ở chùa Thiên Phúc cách khá xa kinh thành, nhưng Từ Đạo Hạnh cũng biết được tin. Đồng thời, nhờ vào phép thuật, Từ Đạo Hạnh còn biết rằng, đứa trẻ tự xưng là Hoàng Giác kia chính là pháp sư Đại Điên thác sinh mà thành. Vì vậy, Từ Đạo Hạnh nói với chị gái rằng:
- Đứa trẻ kia là yêu tà mê hoặc người ta quá đáng. Ta há chịu ngồi yên mà không cứu, để nó làm mê hoặc lòng người, rối loạn chính pháp sao?
Nói rồi sai chị gái giả làm người đi xem hội, mật đem mấy tấm bùa của mình treo ở trên rèm nơi Hoàng Giác ở. Quả nhiên, hội tới ngày thứ ba thì Giác Hoàng bị bệnh nói với mọi người rằng:
- Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh, sợ không có lối vậy.
Nói xong nhắm mắt ngừng thở ngay. Khi tin Hoàng Giác được báo về cung, Lý Nhân Tông vô cùng tức giận, lập tức ra lệnh cho quan quân tìm bắt cho bằng được kẻ lập bùa chú, giết chết Hoàng Giác. Quan quân theo lời đồn đại, tìm bắt được Từ Đạo Hạnh ở Hưng Thánh lâu, đem về giam ở hoàng cung chờ xét xử. Trong gian ấy, Sùng Hiền Hầu, một người em của Lý Nhân Tông, cũng đã cao tuổi mà vẫn chưa có con trai, biết chuyện Từ Đạo Hạnh, nghĩ rằng, họ Từ có phép thần thông giết được hóa thân của Đại Điên, ắt có cách giúp mình sinh con trai. Vì vậy, Sùng Hiền Hầu tìm cách xin Lý Nhân Tông tha cho Từ Đạo Hạnh, rồi mời Từ Đạo Hạnh về nhà để giúp mình cầu tự. Để đáp lại ơn cứu mạng của Sùng Hiền Hầu, Từ Đạo Hạnh bất đắc dĩ nhận lời giúp ông ta. Trước khi ra về, Từ Đạo Hạnh có dặn Sùng Hiền Hầu rằng:
- Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì phải cho người đến báo để tôi biết trước.
Đến khi phu nhân Sùng Hiền Hầu lâm bồn, Từ Đạo Hạnh được người báo tin, bèn tắm rửa thay quần áo, bảo học trò rằng
- Mối nhân duyên của ta chưa hết, phải thác sinh lần nữa ở đời, tạm làm đế vương, đến khi già chết làm nhị thập thiên tử. Nếu thấy thân thể tan ra đất, đó là ta đã thâm nhập vào bùn đất không còn ở trong cõi sống chết nữa. Vì vậy, các con chớ nên khóc làm gì.
Học trò của Từ Đạo Hạnh nghe nói, ai cũng cảm động sụt sùi. Từ Đạo Hạnh đọc kệ rằng:
- Thu tới, không cho chim nhạn báo trước. Cười nhạt mà nhìn nhân gian đau xót. Khẽ bảo bọn môn người chớ nên luyến tiếc. Thầy xưa mấy độ hóa thầy nay.
Từ Đạo Hạnh đọc xong rồi bỗng nhiên mà hóa. Ngay sau đó, hầu phu nhân bèn sinh con trai, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba, vua Nhân Tông nhận vào nuôi ở trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, thái tử tức vị tức vua Lý Thần Tông, cũng tức là do Từ Đạo Hạnh thác sinh. Đó là chuyện xảy ra năm 1118.
Bằng Hư
Thanked by 1 Member:
|
|
#359
Gửi vào 19/10/2011 - 10:23
NHÀ NGOẠI CẢM BÍCH HẰNG CHUYỂN LỜI VUA QUANG TRUNG
Cuối tháng bảy vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung. Trong những ngày cuối tháng bảy, cùng với đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh, những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng năm mươi km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao nhà thờ họ khác tại Việt với ba bàn thờ chính và hai bàn thờ nhỏ hai bên. Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung quanh um tùm cỏ cây. Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.
Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:
- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có bón người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc mười chín tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.
Vua Quang Trung nói:
- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng: Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý). Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.
Sau đó Vua Quang Trung nói:
- Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả cháu vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống, mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là cháu vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy. Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng bảy, ngày 29/7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng bảy này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.
Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:
- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia. Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..
Vua Quang Trung lại mong muốn:
- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.
Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo: Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt thêm hoa kết theo kiểu Chàm, cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị sự thì lo đôn đốc hơn một trăm hai mươi nhà Sư đến dự và hành lễ. Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện, Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần mười một giờ đêm.
Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình định múa gậy, múa đao... từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn. Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử. Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói:
- Bị huy động đi mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định.
Nói vậy thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn nghê đặc biệt này. Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao... Cũng may, tôi đã mang vào theo hai thùng giấy to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày, thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm... góp phần cho lễ vật thêm phong phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm. Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng, chúng tôi cùng các sư thầy khấn chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những người bị đau đớn vì bệnh tật...
Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật, đặc biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày, người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai của một thời oanh liệt.
Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui trong thái bình vững bền. Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi. Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng Quang Trung, người anh hùng của dân tộc Việt nam. Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy trong lòng người dân nơi đây.
PNTD
Cuối tháng bảy vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung. Trong những ngày cuối tháng bảy, cùng với đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh, những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng năm mươi km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao nhà thờ họ khác tại Việt với ba bàn thờ chính và hai bàn thờ nhỏ hai bên. Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung quanh um tùm cỏ cây. Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.
Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:
- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có bón người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc mười chín tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.
Vua Quang Trung nói:
- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng: Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý). Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.
Sau đó Vua Quang Trung nói:
- Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả cháu vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống, mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là cháu vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy. Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng bảy, ngày 29/7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng bảy này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.
Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:
- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia. Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..
Vua Quang Trung lại mong muốn:
- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.
Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo: Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt thêm hoa kết theo kiểu Chàm, cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị sự thì lo đôn đốc hơn một trăm hai mươi nhà Sư đến dự và hành lễ. Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện, Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần mười một giờ đêm.
Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình định múa gậy, múa đao... từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn. Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử. Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói:
- Bị huy động đi mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định.
Nói vậy thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn nghê đặc biệt này. Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao... Cũng may, tôi đã mang vào theo hai thùng giấy to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày, thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm... góp phần cho lễ vật thêm phong phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm. Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng, chúng tôi cùng các sư thầy khấn chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những người bị đau đớn vì bệnh tật...
Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật, đặc biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày, người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai của một thời oanh liệt.
Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui trong thái bình vững bền. Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi. Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng Quang Trung, người anh hùng của dân tộc Việt nam. Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy trong lòng người dân nơi đây.
PNTD
Thanked by 1 Member:
|
|
#360
Gửi vào 20/10/2011 - 19:54
PHÉP LẠ CỦA TÂM LINH
Anh Cẩn sinh năm 1949. Hiện anh đang sống ở thành phố Encinitas, miền Nam California.
Có thể nói anh là một trong những người Việt Di Tản thành đạt ở Mỹ. Sang Mỹ từ năm 1975, anh bắt đầu làm việc ngay trong lĩnh vực điện toán. Với kinh nghiệm từng làm việc trong ngành điện toán khi còn ở Việt Nam, anh nhanh chóng thăng tiến trong ngành công nghệ quan trọng này của Mỹ. Đến năm 1990, anh đã nắm giữ những chức vụ cao trong các hãng lớn như General Electric. Anh quyết định mở business riêng của mình. Công việc kinh doanh của các công ty software do anh sáng lập đều thành công ở những mức độ khác nhau.
Theo anh Cẩn, con đường đến với Phật Pháp của anh cũng tương tự với những người thuộc giới trí thức và làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Anh theo Đạo Phật vì mẹ là một Phật Tử thuần thành, thường xuyên đi Chùa, tụng kinh. Lúc trẻ anh đọc rất nhiều sách Phật, cũng thiền tập, nhưng là để thoả mãn nhu cầu về tri thức hơn là tìm cho mình một con đường đi trong cuộc sống. Một tác động lớn đến đời sống tâm linh của anh xảy ra cách đây hơn chục năm, trong anh khi đang điều hành công ty của mình ở Mỹ.
Hôm đó, có một nhân viên lên gặp anh khóc và nói rằng mình bị áp lực lớn vì không theo nổi cách làm việc của anh. Anh Cẩn hết sức ngạc nhiên, vì anh thuộc loại giám đốc biết quan tâm đến nhân viên. Có điều anh luôn yêu cầu nhân viên phải làm việc đúng như cách của anh làm, để họ cũng thành công như anh. Anh quên mất là không phải ai cũng có khả năng như anh được. Hoá ra là cho dù đang muốn làm một việc tốt, nhưng vì chấp ngã, nên vô tình anh làm tổn thương người khác! Qua sự kiện đó, anh bắt đầu nhìn lại mình.
Anh bắt đầu trở nên biết lắng nghe người khác hơn. Anh bắt đầu tìm cách đem Phật Pháp áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Anh Cẩn rất quan tâm đến Phật Giáo Tây Tạng. Theo anh, truyền thống Tây Tạng vạch ra con đường tu tập rõ ràng cho các Phật tử còn đang sống cuộc đời thường như anh. Vẫn biết “tu là chuyển nghiệp” như nhiều thầy đã dạy, nhưng “How?”
Phật Giáo Tây Tạng đưa ra cho anh Cẩn câu trả lời này cụ thể hơn. Do đó, anh thường lên nghe giảng pháp ở ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, nơi có Geshe Tsultim Gyeltsen trụ trì. Ngài là một trong những chư vị cao tăng của Phật Giáo Tây Tạng, rất được Đức Đạt Lai Lạt Ma quí mến.
Anh Cẩn - Dĩ Tâm Ứng Tâm.
Vào khoảng tháng 6-2007, anh Cẩn thấy sức khoẻ mình tự nhiên suy kiệt hẳn. Vì sao thì bác sĩ chưa chẩn đoán được. Phải đợi đến khi anh thấy mình bị chứng “double vision”, một vật mà nhìn thành hai, anh mới khám bác sĩ nhãn khoa rồi được chuyển qua bác sĩ khác để cho scan não bộ của anh. Lúc đó họ phát giác là anh bị ung thư phổi, đã di căn tới não, nên họ tức tốc đưa anh vào nhà thương. Đối với y học, ca của anh Cẩn có vẻ như đã quá trễ. Bác Sĩ vẫn bắt đầu phương pháp xạ trị mà không ai hứa hẹn điều gì. Cuộc sống của anh tính theo từng tháng. Chỉ còn chờ phép lạ...
Đối với một người đọc sách Phật nhiều như anh Cẩn, anh cũng biết sinh tử là vô thường. Nhưng khi phải đối mặt trực diện với nó, anh mới thấy mọi kiến thức trước đây của mình về cái chết sao chỉ là một mớ khái niệm rỗng, không giúp gì được cả. Anh cảm thấy hoang mang quá đỗi. Anh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi về một nơi nào đó đằng sau cái chết. Bởi vì anh vẫn còn lo cho vợ anh, con anh, và cả doanh nghiệp đang làm việc nữa, sau này không có anh rồi sẽ ra sao. Anh cố tự nhủ rằng mình chấp và bám víu như vậy là sai với tinh thần nhà Phật, nhưng anh không thể nào chế ngự được nỗi sợ hãi khi hình ảnh cái chết và vợ con mình hiện lên trong đầu. Cùng với cơ thể bệnh hoạn, tâm anh lại bị thiêu đốt trong sự sợ hãi. Thân tâm anh suy sụp toàn diện!
Đến lúc như tuyệt vọng, tự nhiên anh nghĩ đến Geshe Tsultim Gyeltsen. Anh nhờ một người bạn thân đến chùa ngay để trình bày với thầy về hoàn cảnh của anh, và xin được qui y với Ngài. Thầy nhận lời ngay. Cuối tuần đó, anh sung sướng được gặp thầy, được thầy làm Lễ Qui Y chính thức. Anh xin thầy lời khuyên về sự giải thoát cho bản thân mình. Lời khuyên của Ngài thật đơn giản: giao tất cả mọi chuyện vướng bận trong đời lại cho người thân, để chuẩn bị cho mình vượt lên trên tất cả những lo toan đó.
Với một niềm tin mãnh liệt vào vị thầy tôn kính, anh thực hiện đúng như vậy. Anh bàn giao lại công việc, tài sản lại cho người thân của mình lo liệu. Anh tức tốc lấy vé máy bay để cùng vợ đi Hawai, với ý nghĩ là tận hưởng những ngày tháng cuối để vui với gia đình. Đúng cái đêm trước ngày khởi hành, “phép lạ” xảy ra.
Tối hôm ấy, anh cũng ngồi thiền để tĩnh tâm như mọi khi. Và khi anh nhắm mắt, anh thấy tự nhiên trong tâm anh tràn ngập hình ảnh vị thầy tôn kính của mình. Kỳ diệu hơn nữa, tâm của anh hoàn toàn tĩnh lặng cùng hình ảnh của thầy. Không cần một cố gắng nào cả, sự sợ hãi đang chế ngự anh trước đây tự nhiên biến mất. Giống như người lạc giữa sa mạc gặp được dòng suối mát, anh đã để tâm mình an trú trong những giây phút bình an tuyệt diệu đó.
Đây là một dạng kinh nghiệm thực chứng của thiền quán mà không phải ai cũng tìm được, dù một lần trong đời.
Hôm sau, anh đem theo niềm an lạc đó sang Hawaii cùng với kỳ nghỉ của mình. Buổi sáng đầu tiên ở Hawai, anh chống gậy đi ra biển để ngắm bình minh. Và trong khi để tâm mình theo dõi vẻ đẹp của trời biển trong lúc mặt trời lên, hình ảnh của thầy lại tràn ngập trong anh cùng với thiên nhiên. Bình an lại đến! Anh cảm thấy hạnh phúc trong giây phút hiện tại quá đỗi! Lúc đó, anh mới thực sự ngộ ra rằng giây phút hiện tại là hiện hữu nhiệm màu nhất.
Nó không có khởi đầu, không có kết thúc. Nó chỉ là những cảm thọ bình an nối tiếp trong tâm một cách bất tận, và anh đã an trú được trong nó.
Khi về lại California, anh gặp thầy và kể lại những trải nghiệm này của mình. Ngài chỉ cười mà không giải thích thêm. Mà anh cũng không chờ đợi được giải thích vì cuộc sống của anh đã thực sự thay đổi rồi. Anh vẫn điều trị bệnh theo bác sĩ. Thời gian còn lại, anh tận hưởng từng giây phút của cuộc sống với gia đình, bạn bè của mình. Sống trọn vẹn như vậy, anh nghĩ rằng không có gì khác biệt giữa việc mình sống thêm một năm hay mười năm nữa. Bốn tháng sau, bác sĩ scan lại và không phát hiện ra sáu cục bướu trước đây nằm trên não của anh nữa. Có vẻ như anh đã vượt qua được giai đoạn nguy kịch nhất.
Bác Sĩ Cũng Nói “Phép Lạ” Đã Xảy Ra
Cho đến hôm nay, mọi chuyện mới qua đi hơn một năm. Nhìn lại, anh Cẩn có cảm giác thời gian đó dài lắm! Hiện tại, anh vẫn tiếp tục sống bình thản. Anh vẫn cùng bác sĩ tiếp tục theo dõi căn bệnh. Anh Cẩn bảo rằng nó có thể quay lại bất cứ lúc nào, nhưng anh tự hào là đã chiến thắng được nó một lần. Điều quan trọng là anh không còn bận tâm đến nó nhiều nữa. Không ai có thể biết chắc chắn là ngày mai chúng ta có còn sống hay không. Như vậy, đâu là sự khác biệt giữa một người ngày mai chết vì ung thư và một người ngày mai chết vì bất cứ một lý do nào đó, một tai nạn xe cộ chẳng hạn ? Vậy thì hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay là được rồi.
Tôi hỏi đâu là “phép lạ” trong trường hợp của anh? Anh Cẩn cho rằng đó là sự kết hợp nhiều yếu tố. Có thể là do anh có một bác sĩ giỏi, và anh biết cách làm việc với bác sĩ của mình. Có thể là do khi anh giữ được cái tâm bình an rồi, toàn bộ năng lượng trong con người anh dùng để hồi phục những tế bào ung thư. Trong việc điều trị ung thư vào giai đoạn đã di căn thì y học chỉ đóng góp chừng phân nửa vào kết quả. Phân nửa còn lại dành cho những yếu tố mà khoa học chưa thể lý giải hết, như niềm tin, sức mạnh của cái tâm bình an...
Giải thích tại sao vị thầy có thể trao cho anh được sự bình an, bước ngoặc của cuộc đời mình, anh Cẩn cho rằng đầu tiên là vì anh đã đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài. Cộng với thầy của anh có năng lực của tâm để truyền cho anh. Còn anh cũng hết lòng nhận.
“Dĩ Tâm Ứng Tâm” Có Lẽ là Vậy Đó
Khi cả người cho lẫn người nhận đều mở rộng tâm của mình hướng vào nhau, “phép lạ” của tâm linh sẽ xảy ra...
Chia tay với anh Cẩn, tôi cảm ơn anh vì câu chuyện của anh là một món quà lớn dành cho tôi. Anh Cẩn mong rằng những điều tôi ghi lại được sẽ phần nào giúp đỡ những ai đang phải đối diện với căn bệnh ung thư như anh. Đừng bỏ cuộc. Đừng đóng cửa lại với cuộc sống. Thông điệp của anh là Hãy Tạo Cho Mình Một Niềm Tin & Một Cái Tâm Bình An. Tôi nghĩ thông điệp này đâu chỉ dành cho người bệnh, mà còn dành cho tất cả chúng ta, những con người đang sống trong một thời đại đầy biến động này...
Đoàn Hưng
Anh Cẩn sinh năm 1949. Hiện anh đang sống ở thành phố Encinitas, miền Nam California.
Có thể nói anh là một trong những người Việt Di Tản thành đạt ở Mỹ. Sang Mỹ từ năm 1975, anh bắt đầu làm việc ngay trong lĩnh vực điện toán. Với kinh nghiệm từng làm việc trong ngành điện toán khi còn ở Việt Nam, anh nhanh chóng thăng tiến trong ngành công nghệ quan trọng này của Mỹ. Đến năm 1990, anh đã nắm giữ những chức vụ cao trong các hãng lớn như General Electric. Anh quyết định mở business riêng của mình. Công việc kinh doanh của các công ty software do anh sáng lập đều thành công ở những mức độ khác nhau.
Theo anh Cẩn, con đường đến với Phật Pháp của anh cũng tương tự với những người thuộc giới trí thức và làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Anh theo Đạo Phật vì mẹ là một Phật Tử thuần thành, thường xuyên đi Chùa, tụng kinh. Lúc trẻ anh đọc rất nhiều sách Phật, cũng thiền tập, nhưng là để thoả mãn nhu cầu về tri thức hơn là tìm cho mình một con đường đi trong cuộc sống. Một tác động lớn đến đời sống tâm linh của anh xảy ra cách đây hơn chục năm, trong anh khi đang điều hành công ty của mình ở Mỹ.
Hôm đó, có một nhân viên lên gặp anh khóc và nói rằng mình bị áp lực lớn vì không theo nổi cách làm việc của anh. Anh Cẩn hết sức ngạc nhiên, vì anh thuộc loại giám đốc biết quan tâm đến nhân viên. Có điều anh luôn yêu cầu nhân viên phải làm việc đúng như cách của anh làm, để họ cũng thành công như anh. Anh quên mất là không phải ai cũng có khả năng như anh được. Hoá ra là cho dù đang muốn làm một việc tốt, nhưng vì chấp ngã, nên vô tình anh làm tổn thương người khác! Qua sự kiện đó, anh bắt đầu nhìn lại mình.
Anh bắt đầu trở nên biết lắng nghe người khác hơn. Anh bắt đầu tìm cách đem Phật Pháp áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Anh Cẩn rất quan tâm đến Phật Giáo Tây Tạng. Theo anh, truyền thống Tây Tạng vạch ra con đường tu tập rõ ràng cho các Phật tử còn đang sống cuộc đời thường như anh. Vẫn biết “tu là chuyển nghiệp” như nhiều thầy đã dạy, nhưng “How?”
Phật Giáo Tây Tạng đưa ra cho anh Cẩn câu trả lời này cụ thể hơn. Do đó, anh thường lên nghe giảng pháp ở ngôi chùa Tây Tạng ở Long Beach, nơi có Geshe Tsultim Gyeltsen trụ trì. Ngài là một trong những chư vị cao tăng của Phật Giáo Tây Tạng, rất được Đức Đạt Lai Lạt Ma quí mến.
Anh Cẩn - Dĩ Tâm Ứng Tâm.
Vào khoảng tháng 6-2007, anh Cẩn thấy sức khoẻ mình tự nhiên suy kiệt hẳn. Vì sao thì bác sĩ chưa chẩn đoán được. Phải đợi đến khi anh thấy mình bị chứng “double vision”, một vật mà nhìn thành hai, anh mới khám bác sĩ nhãn khoa rồi được chuyển qua bác sĩ khác để cho scan não bộ của anh. Lúc đó họ phát giác là anh bị ung thư phổi, đã di căn tới não, nên họ tức tốc đưa anh vào nhà thương. Đối với y học, ca của anh Cẩn có vẻ như đã quá trễ. Bác Sĩ vẫn bắt đầu phương pháp xạ trị mà không ai hứa hẹn điều gì. Cuộc sống của anh tính theo từng tháng. Chỉ còn chờ phép lạ...
Đối với một người đọc sách Phật nhiều như anh Cẩn, anh cũng biết sinh tử là vô thường. Nhưng khi phải đối mặt trực diện với nó, anh mới thấy mọi kiến thức trước đây của mình về cái chết sao chỉ là một mớ khái niệm rỗng, không giúp gì được cả. Anh cảm thấy hoang mang quá đỗi. Anh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi về một nơi nào đó đằng sau cái chết. Bởi vì anh vẫn còn lo cho vợ anh, con anh, và cả doanh nghiệp đang làm việc nữa, sau này không có anh rồi sẽ ra sao. Anh cố tự nhủ rằng mình chấp và bám víu như vậy là sai với tinh thần nhà Phật, nhưng anh không thể nào chế ngự được nỗi sợ hãi khi hình ảnh cái chết và vợ con mình hiện lên trong đầu. Cùng với cơ thể bệnh hoạn, tâm anh lại bị thiêu đốt trong sự sợ hãi. Thân tâm anh suy sụp toàn diện!
Đến lúc như tuyệt vọng, tự nhiên anh nghĩ đến Geshe Tsultim Gyeltsen. Anh nhờ một người bạn thân đến chùa ngay để trình bày với thầy về hoàn cảnh của anh, và xin được qui y với Ngài. Thầy nhận lời ngay. Cuối tuần đó, anh sung sướng được gặp thầy, được thầy làm Lễ Qui Y chính thức. Anh xin thầy lời khuyên về sự giải thoát cho bản thân mình. Lời khuyên của Ngài thật đơn giản: giao tất cả mọi chuyện vướng bận trong đời lại cho người thân, để chuẩn bị cho mình vượt lên trên tất cả những lo toan đó.
Với một niềm tin mãnh liệt vào vị thầy tôn kính, anh thực hiện đúng như vậy. Anh bàn giao lại công việc, tài sản lại cho người thân của mình lo liệu. Anh tức tốc lấy vé máy bay để cùng vợ đi Hawai, với ý nghĩ là tận hưởng những ngày tháng cuối để vui với gia đình. Đúng cái đêm trước ngày khởi hành, “phép lạ” xảy ra.
Tối hôm ấy, anh cũng ngồi thiền để tĩnh tâm như mọi khi. Và khi anh nhắm mắt, anh thấy tự nhiên trong tâm anh tràn ngập hình ảnh vị thầy tôn kính của mình. Kỳ diệu hơn nữa, tâm của anh hoàn toàn tĩnh lặng cùng hình ảnh của thầy. Không cần một cố gắng nào cả, sự sợ hãi đang chế ngự anh trước đây tự nhiên biến mất. Giống như người lạc giữa sa mạc gặp được dòng suối mát, anh đã để tâm mình an trú trong những giây phút bình an tuyệt diệu đó.
Đây là một dạng kinh nghiệm thực chứng của thiền quán mà không phải ai cũng tìm được, dù một lần trong đời.
Hôm sau, anh đem theo niềm an lạc đó sang Hawaii cùng với kỳ nghỉ của mình. Buổi sáng đầu tiên ở Hawai, anh chống gậy đi ra biển để ngắm bình minh. Và trong khi để tâm mình theo dõi vẻ đẹp của trời biển trong lúc mặt trời lên, hình ảnh của thầy lại tràn ngập trong anh cùng với thiên nhiên. Bình an lại đến! Anh cảm thấy hạnh phúc trong giây phút hiện tại quá đỗi! Lúc đó, anh mới thực sự ngộ ra rằng giây phút hiện tại là hiện hữu nhiệm màu nhất.
Nó không có khởi đầu, không có kết thúc. Nó chỉ là những cảm thọ bình an nối tiếp trong tâm một cách bất tận, và anh đã an trú được trong nó.
Khi về lại California, anh gặp thầy và kể lại những trải nghiệm này của mình. Ngài chỉ cười mà không giải thích thêm. Mà anh cũng không chờ đợi được giải thích vì cuộc sống của anh đã thực sự thay đổi rồi. Anh vẫn điều trị bệnh theo bác sĩ. Thời gian còn lại, anh tận hưởng từng giây phút của cuộc sống với gia đình, bạn bè của mình. Sống trọn vẹn như vậy, anh nghĩ rằng không có gì khác biệt giữa việc mình sống thêm một năm hay mười năm nữa. Bốn tháng sau, bác sĩ scan lại và không phát hiện ra sáu cục bướu trước đây nằm trên não của anh nữa. Có vẻ như anh đã vượt qua được giai đoạn nguy kịch nhất.
Bác Sĩ Cũng Nói “Phép Lạ” Đã Xảy Ra
Cho đến hôm nay, mọi chuyện mới qua đi hơn một năm. Nhìn lại, anh Cẩn có cảm giác thời gian đó dài lắm! Hiện tại, anh vẫn tiếp tục sống bình thản. Anh vẫn cùng bác sĩ tiếp tục theo dõi căn bệnh. Anh Cẩn bảo rằng nó có thể quay lại bất cứ lúc nào, nhưng anh tự hào là đã chiến thắng được nó một lần. Điều quan trọng là anh không còn bận tâm đến nó nhiều nữa. Không ai có thể biết chắc chắn là ngày mai chúng ta có còn sống hay không. Như vậy, đâu là sự khác biệt giữa một người ngày mai chết vì ung thư và một người ngày mai chết vì bất cứ một lý do nào đó, một tai nạn xe cộ chẳng hạn ? Vậy thì hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay là được rồi.
Tôi hỏi đâu là “phép lạ” trong trường hợp của anh? Anh Cẩn cho rằng đó là sự kết hợp nhiều yếu tố. Có thể là do anh có một bác sĩ giỏi, và anh biết cách làm việc với bác sĩ của mình. Có thể là do khi anh giữ được cái tâm bình an rồi, toàn bộ năng lượng trong con người anh dùng để hồi phục những tế bào ung thư. Trong việc điều trị ung thư vào giai đoạn đã di căn thì y học chỉ đóng góp chừng phân nửa vào kết quả. Phân nửa còn lại dành cho những yếu tố mà khoa học chưa thể lý giải hết, như niềm tin, sức mạnh của cái tâm bình an...
Giải thích tại sao vị thầy có thể trao cho anh được sự bình an, bước ngoặc của cuộc đời mình, anh Cẩn cho rằng đầu tiên là vì anh đã đặt niềm tin tuyệt đối vào Ngài. Cộng với thầy của anh có năng lực của tâm để truyền cho anh. Còn anh cũng hết lòng nhận.
“Dĩ Tâm Ứng Tâm” Có Lẽ là Vậy Đó
Khi cả người cho lẫn người nhận đều mở rộng tâm của mình hướng vào nhau, “phép lạ” của tâm linh sẽ xảy ra...
Chia tay với anh Cẩn, tôi cảm ơn anh vì câu chuyện của anh là một món quà lớn dành cho tôi. Anh Cẩn mong rằng những điều tôi ghi lại được sẽ phần nào giúp đỡ những ai đang phải đối diện với căn bệnh ung thư như anh. Đừng bỏ cuộc. Đừng đóng cửa lại với cuộc sống. Thông điệp của anh là Hãy Tạo Cho Mình Một Niềm Tin & Một Cái Tâm Bình An. Tôi nghĩ thông điệp này đâu chỉ dành cho người bệnh, mà còn dành cho tất cả chúng ta, những con người đang sống trong một thời đại đầy biến động này...
Đoàn Hưng
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Phong Thuỷ
TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌCPhong Thuỷ, Tướng Học, Tử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
||
tìm sách dịch học văn hóa cổ truyền |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
||
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
22 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 22 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |