Jump to content

Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#361 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2011 - 20:14

BÓNG MA CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN TRÊN ĐƯỜNG RAY

Bóng ma của một cặp tình nhân đã chết trên đường ray Bukit Timah, Singapore hai năm trước đây đã được máy ảnh chộp lại, mà không chỉ một người từng chứng kiến.

Nhiều người Singapore đã đổ xô đến tuyến đường sắt cũ để chụp ảnh lưu niệm, nhưng hai người ở hai thời điểm khác nhau đã thu được hình ảnh bóng ma. Cả hai lần, bóng của đôi tình nhân đó đều nhìn thấy vào ban đêm và ở cùng một chỗ, đúng nơi họ đã chết sau khi lao đầu vào tàu hỏa hai năm về trước.

Tấm ảnh do một người đam mê nhiếp ảnh Liao Ting Yao, hai mươi bảy tuổi, gửi lên khiến cư dân mạng xôn xao. Liao đã theo dõi để có được hình ảnh vào ngày cuối cùng mà nhà ga xe lửa gần đó mở cửa hôm 17-7. Chàng trai này đã ở đó suốt đêm đến sáng 18-7, và chụp một bức ảnh về đường ray. Nhưng điều khiến anh ta vô cùng ngạc nhiên là trong ảnh có bóng mờ của một đôi tình nhân, trong khi rõ ràng anh đã không nhìn thấy bất cứ ai trên thực tế.

Ngược lại, phóng viên Zheng Jia Xin của tờ Lianhe Wanbao chụp ảnh đoạn đường ray trên vào ban đêm thì nhìn thấy một cặp đôi ngồi trên đường ray. Đến khi rửa ảnh, trong hình không có một bóng ai.


kitty

#362 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 00:22

HIỆU ỨNG LEIDENFROST: PHÉP LẠ ĐI TRÊN LỬA

Chứng kiến một thầy pha-kia Ấn Độ đi trên than hồng bốc khói làm không ít du khách nước ngoài vừa sợ vừa cảm phục. Không riêng gì du khách mà ngay dân làng địa phương dù thuộc loại cả tin hay bán tín bán nghi cũng ngưỡng mộ phép lạ này mà người thực hiện cả quyết là do lòng tin tôn giáo. Ngay tại đảo Réunion, một tỉnh hải ngoại của nước Pháp, vào mùa đông Nam bán cầu, chương trình thu hút đông đảo khách tham dự nhất trong ngày lễ tôn giáo của dân gốc Ấn cũng là thuật đi trên lửa. Nhiều người không tin vào cách lý giải nhờ đức tin tôn giáo mà sức nóng của lửa không chạm đến đôi chân. Họ cho rằng bí kíp của người đi trên lửa là thuốc pha trong nước rửa chân. Thật ra thì nghệ thuật đi trên lửa đơn giản hơn nhiều. Cả hai giải thích trên đều sai vì người biểu diễn không cần phải là thầy pha-kia hay tín đồ có đức tin sắt thép gì cả, mà cũng chẳng có thuốc chống bỏng.

Không biết, con người khám phá ra thuật đi trên lửa từ lúc nào, nhưng thuật này dựa trên một hiện tượng vật lý được gọi là hiệu ứng Leidenfrost, tên của nhà khoa học, thần học, y sĩ Đức Johann Gottlob Leidenfrost, người đầu tiên vào thế kỷ mười tám, giải thích hiện tượng giọt nước nhảy lên trong một chiếc chảo thật nóng. Nhà khoa học Đức chào đời năm 1715 và qua đời năm 1794. Một cách đơn giản, nếu chảo nóng dưới 100 độ C thì giọt nước bốc hơi từ từ. Nếu nhiệt độ trên 100 độ C thì giọt nước bốc hơi nhanh chóng. Ngược lại, nếu nhiệt độ của chảo trên 160 độ C, còn gọi là trên điểm Leidenfrost, thì khi ta cho giọt nước vào chảo, giọt nước thay vì biến mất thì chạy vòng trên đáy chảo. Nguyên do là chỉ có phần chạm đáy chảo bốc hơi và biến thành một lớp khí dày độ 0.1 mm. Lớp khí này nâng giọt nước lên và làm chất cách nhiệt bảo vệ giọt nước không bị sức nóng thiêu đốt.

Hiệu ứng Leidenfrost được dùng để giải thích khá nhiều hiện tượng như đi trên than hồng, nhúng tay vào chất ni-tơ hóa lỏng với nhiệt độ âm - 160 độ C mà không bị bỏng. Trong trường hợp đi trên lửa, nếu có dịp chứng kiến tận mắt, hãy để ý sau khi cầu nguyện và trước khi bước lên đám than rực đỏ, người biểu diễn phải rửa chân cho thân thể được tinh khiết. Trong nước rửa chân chỉ có… nước. Lớp nước này khi chạm vào than hồng sẽ tạo ra phản ứng cách nhiệt, với điều kiện là người đi trên lửa không được dừng chân ngoạn cảnh. Hiệu ứng này cũng lý giải câu chuyện của người hùng Michel Strogoff, trong quyển tiểu thuyết cùng tên, bị người Thát Đát tra tấn dí dao nung lửa vào mắt, nhưng đôi mắt của người hùng vẫn sáng. Đó là nhờ nước mắt chạm nhiệt trên 160 độ C, tạo ra hiệu ứng Leidenfrost ngăn nhiệt.


Tú Anh

#363 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 00:27

NGẬM DAO NUNG ĐỎ

Những câu chuyện thoạt nghe tưởng như hoang đường nhưng có mắt thấy tai nghe mới dám tin đó là sự thật. Những ngày có mặt ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, tôi đã được nghe, được chứng kiến rất nhiều câu chuyện kỳ bí. Khi vừa đặt chân đến hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch, tôi đã được những người đã gắn bó với mảnh đất này hàng chục năm tiết lộ:

- Người dân ở đây còn khó khăn trăm bề thế nhưng trong đời sống của họ có nhiều điều bí ẩn, nhiều điều kỳ lạ rất khó lý giải. Tôi ở đây nhiều năm nhưng đến giờ có nhiều chuyện tôi cũng không thể giải thích được, những chuyện thật khó tin đó là sự thật.

Ông Râu hồn nhiên ngậm con dao nung đỏ

Ông cho biết, ngậm dao nung đỏ chữa được nhiều bệnh nhưng hiệu nghiệm nhất vẫn là chữa gãy xương. Ở hai xã vùng cao trên này đi lại khó khăn nên từ trước đến nay gãy xương hầu như chẳng ai đến bệnh viện. Ai không may bị gãy xương chỉ sau mấy lần ngậm dao thổi xương sẽ lành rất nhanh.

Chứng kiến tận mắt

Ông Râu đã vui vẻ nhận lời biểu diễn ngậm dao cho chúng tôi xem. Bởi đây là việc làm rất nguy hiểm nên trước khi ông Râu ngậm dao, tôi đã yêu cầu sự có mặt đầy đủ của cán bộ kiểm lâm, bộ đội biên phòng, cán bộ xã. Sau khi có sự đảm bảo từ những cán bộ địa phương tôi mới đồng ý để ông Râu thực hiện. Mấy miếng trầu cau, thẻ hương, chai rượu được bày lên bàn thờ tổ tiên. Với vẻ mặt nghiêm trang, ông Râu lầm rầm đọc bài thần chú. Mấy phút sau ông quay lại báo tin vui:

- Đã được phép thực hiện.

Dứt lời, ông Râu mang con dao rựa dắt trên vách cho vào bếp than đang rực hồng. Hàng chục người hồi hộp chờ đợi. Mấy phút sau, khi chiếc rựa đã cháy đỏ, ông lôi từ bếp than ra, đưa lên ngắm nghía trong tích tắc rồi cho vào mồm ngậm ngon lành. Khi dao nguội, ông lại cho vào bếp và lần này là liếm lên dao. Lưỡi ông đưa đi đưa lại trên lưỡi dao đỏ lừ khiến những người chứng kiến lác mắt. Lưỡi đưa đến đâu khói bốc lên ngùn ngụt, hết liếm ông lại cọ lên chân, tay mình. Mùi khét lẹt từ da ông khiến mọi người hoảng sợ. Thế nhưng, sau khi chúng tôi kiểm tra, miệng lưỡi, tay chân ông chẳng hề hấn gì. Cao hứng, ông Râu lại cho dao vào bếp khuyến mại thêm một lần ngậm dao rồi lại liếm dao. Mọi người sợ nhắm mắt còn ông thì cười nghiêng ngả.

Chưa biết bài thuốc của ông Râu, ông Hợp và nhiều người khác nữa hiệu nghiệm đến đâu nhưng nhìn cách ngậm dao nung đỏ, cho dao lên người mà chẳng bị thương quả thật là điều phi thường. Ông Râu bảo, không phải lúc nào cũng có thể làm được. Trước khi ngậm dao ông phải niệm chú và ông sẽ biết được hôm đó ngậm được dao hay không. Ông cũng khuyến cáo:

- Không được thử bởi rất nguy hiểm, không biết gì ngậm sẽ cháy lưỡi ngay lập tức.


Nguyễn Tiến Dũng

Thanked by 1 Member:

#364 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 00:34

NGƯỜI CÓ ĐÔI MẮT THẦN NHÌN XUYÊN LÒNG ĐẤT

Có biệt tài nhìn xuyên lòng đất, chỉ cần hai thanh sắt dài khoảng 50cm cầm trên tay ông Hoàng có thể xác định chính xác chỗ nào có mạch nước ngầm hay không. Ông Trần Huy Hoàng, ở xóm mười hai, xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An, được mọi người gọi với cái tên kính phục ông “thần nước”. Theo như người dân đồn đại có ông “thần nước” chuyên đi tìm mạch nước ngầm giúp dân ở khắp nơi, chúng tôi tìm theo địa chỉ nhà của ông để tìm hiểu xem thực hư câu chuyện. Trên con đường làng dẫn lối vào nhà ông "thần nước" như chúng tôi đã tìm hiểu, hỏi người dân sống gần đó về nhà ông Hoàng “thần nước” thì ai ai cũng biết và còn dẫn chúng tôi tới nhà của ông.

“Thần nước” từ tuổi Ở cái tuổi bảy mươi hai, ông Hoàng vẫn không thể nhớ nổi mình đã bắt trúng bao nhiêu mạch nước ngầm ở dưới lòng đất. Người dân Quỳnh Lưu tôn ông là “thần nước”, và nhờ có ông mà nhiều người dân đã có mạch nước để sử dụng. Không giống như các nhà địa chất, nhà khoa học đi tìm nước họ phải xác định địa tầng, rồi bản đồ nọ bản đồ kia, với ông tất cả đồ nghề chỉ hai que sắt nhỏ hơn cả đầu đũa. Đôi que sắt bình thường này, mỗi khi được đôi bàn tay của ông cầm lên, như được gắn mắt thần nhìn xuyên cả lòng đất, trăm nhìn trăm phát trúng mạch nước ngầm dưới đất dù nông hay sâu đến cả hàng trăm mét. Ông có khả năng đặc biệt này khi ông mới tròn mười bốn tuổi, ông Hoàng kể lại:

- Hồi đó xuất hiện đợt hạn hán kéo dài, dân làng thiếu nước trầm trọng, ông cụ thân sinh của tôi phải ra tận núi đá cách nhà mấy cây số để tìm mạch nước, tôi cũng theo bố đi cùng học theo. Thời đó, bố tôi tìm mạch nước ngầm bằng cách dùng mười đồng tiền xu rồi xâu vào một sợi dây bã. Một đầu buộc vào cổ tay, một đầu thòng vào các đồng xu rồi rà sát mặt đất, đi bằng chân trần và đi theo đường chéo trên mảnh đất cần tìm, thấy đồng tiền xoay về hướng nào thì ở đó có nước. Lần tìm nước bằng đồng xu đó cũng mất mấy tháng mới tìm được mạch nước ngầm, sau đó tôi cũng thử đi tìm mạch nước bằng cách đó thì cũng phát hiện được.

Thấy cách tìm mạch nước ngầm bằng đồng xu phức tạp và tốn nhiều thời gian, ông Hoàng nghĩ ra cách tìm mạch nước bằng que sắt. Với hai thanh sắt dài khoảng 50cm, uốn cong hình chữ L và ở mỗi đầu thanh sắt được mài nhọn hoắt. Hai thanh sắt này khi được cầm trên đôi bàn tay thần kỳ của ông Hoàng nó như trở thành một phép màu nhiệm kỳ, giúp cho nhiều người dân khắp nơi tìm ra mạch nước ngầm để dùng hàng ngày.

Năm 1995, cuộc sống của người dân xã Quỳnh Thanh bị đảo lộn vì không có nước ngọt sử dụng, người dân ở đây đã tìm đủ mọi cách mà vẫn không tìm ra mạch nước ngọt đâu cả, mọi sinh hoạt đều dùng bằng nước mặn. Hằng ngày người dân phải đi gánh nước ngọt từ xã khác về để ăn uống. Nghe tin đồn về ông "thần nước" ở Quỳnh Giang, thế là người dân đã đến tận nhà mời ông Hoàng cầu xin giúp đỡ. Với hai thanh sắt được cầm trên tay, sau một giờ đồng hồ ông đã tìm ra mười mạch nước ngầm, giúp dân ở đây có nước sử dụng.

Hành trình đi tìm nguồn nước khắp nơi. Hôm chúng tôi đến nhà của ông thì đúng lúc ông từ xã Quỳnh Châu trờ về. Ông Hoàng hồ hởi kể cho chúng tôi:

- Ở đấy sao mà khổ như thế, nước thì bị nhiễm bẩn mà lại dùng nước từ ven sông chảy về, nhà nào may ra chỉ có cái giếng đào sâu khoảng 3m để lấy nước sử dụng thôi nhưng mà hết nước thường xuyên.

Ông cho biết, hôm đó có một đồng chí tên là Quang làm ở xã Quỳnh Châu tìm về gặp ông và mời ông lên để giúp dân, sau khi nghe nói xong ông vội vàng chạy vào trong nhà lấy ngay đồ nghề và theo đồng chí Quang lên đó. Ở trên này là vùng đồi núi cao, để tìm được mạch nước thì rất khó khăn phải sử dụng cả dàn khoan sâu hàng chục mét mà vẫn không thấy nước mạch. Sau một hồi định hướng ông Hoàng dùng hai thanh sắt đi dò mạch nước theo hướng bắc, nam. Sau đó thấy phát hiện ở chân núi có dòng nước mạch chạy qua thế là ông đánh dấu và hướng dẫn bà con khoan lấy nước, và từ hôm đó ông Hoàng đã giúp dân tìm thêm ba mươi mạch nước ngầm và sử dụng cho đến bây giờ.

Ông Thủy có trao đổi trước với “thần nước” là trước đó, doanh trại này đã đào nhiều giếng mà vẫn không thấy nước, nhờ cả bên địa chất, chụp vệ tinh, dùng la bàn để xác định hướng của mạch nước chảy mà đào mãi vẫn không thấy nước ở đâu. Vậy mà với hai thanh sắt là đồ nghề chuyên dụng của ông lên Hòa Bình đã tìm ra ba mạch nước ngầm và đào ba giếng nước phục vụ cho bộ đội. Hồi đầu năm trước, ông đã vào tận Đồng Nai, Sài Gòn để tìm nước giúp dân. Rồi ông ngược đường trở về vùng miền núi xã Hương Thọ Hương Khê, Hà Tĩnh để dò mạch nước. Quả thật trăm nghe không bằng một thấy, ông đã tìm ra một mạch nước lớn trong núi đá giúp cả xã dùng không bao giờ bị hết nước.

Ông kể:

- Vài năm trước có một số nhà khoa học ở Hà Nội về tìm hiểu khả năng của tôi, nhưng họ vẫn không tin vào cách tìm mạch nước của tôi. Hôm đó cũng may tôi nhận được cuộc điện thoại của một người hàng xóm giúp họ tìm mạch nước, thế là mấy nhà khoa học cùng tôi đi đến đó. Lúc thấy tôi tìm mạch nước bằng cách dùng hai thanh sắt họ bán tin bán nghi. Và sau đó tôi đã xác định được mạch nước thì lúc đó họ mới tin.

Đến bây giờ, người đàn ông có khả năng đặc biệt vẫn chưa được khoa học lý giải thấu đáo này, vẫn ngày ngày miệt mài tìm nước giúp dân chống khát.


ST

Sửa bởi hiendde: 25/10/2011 - 00:55


#365 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 01:17

TRUYỆN CÓ THẬT

Chuyện này xảy ra ở trường đại học kiến trúc Hà Nội: Chẳng là ngày xưa ở sau khu trường và ký túc xá của đại học kiến trúc gần thị xã Hà đông, có nghĩa địa rất to của mấy làng xung quanh, vào một đêm mưa gió mấy thằng sinh viên đói quá không ngủ được, vào thời bao cấp sinh viên thằng nào mà không đói, mới đứng trên ký túc xá nhìn ra nghĩa địa, cách đó khoảng năm trăm mét. Không gian thật hãi hùng, sấm chớp rần rần, mưa như trút nước, thỉnh thoảng có tiếng sét xé trời soi rõ các ngôi mộ đen sì.

Đột nhiên có một thằng nổi hứng lên thách là đố thằng nào bây giờ mang cái ống tuýp nước (vẫn dùng để chèn cửa) này ra ngoài ngôi mộ to nằm phía sau miếu địa linh thần kia đóng xuống, thi sáng mai anh em sẽ bán hết vé ăn đi để chiêu đãi một bữa phở và một con gà. Tưởng chuyện đùa vì trời mưa như trút, sân ký túc xá ngập gần nửa mét nước, chỉ cần lội một đoạn cũng đủ ướt hết, nào ngờ có một chú nhận lời! Sau khi đã kiểm tra lại tư cách của kẻ cá cược, cũng như các quân sư đứng ra bảo lãnh và làm một giấy biên nhận cho chắc, xin thưa rằng để đãi được một thằng sinh viên ăn no phở và một con gà, thi ít nhất phải có năm chú không có vé ăn, sáng và chiều trong một tuần.

Kẻ thách thức nọ bèn nai nịt gọn gàng, mặc áo mưa, cầm ống nước và một khúc gỗ thay cho búa, lội nước tiến về phía nghĩa địa. Nghe tin về vụ cá cược, khoảng mấy chục chiến sĩ (ngày xưa trường này ít con gái lắm) nhảy bổ dậy, đứng trên hành lang để theo dõi. Vì không có đèn pin, nên chú cảm tử quân kia cứ phải dựa vào ánh sáng của chớp để đi, thỉnh thoảng lại trượt chân vào các hố, rãnh... Nhưng cuối cùng, khoảng hai mươi phút sau thì thấy chú ta cũng tiến được đến đích, sau khi ngoái lại phía sau ra hiệu cho mọi người, chú ta bắt đầu đóng cái ống nước xuống. Mọi người, nhất là mấy tay cá cược, trên này thấy bóng chú ta thoáng ẩn thoáng hiện sau ánh chớp đều nghĩ rằng vụ cá cược thế là xong, chắc là phải nhịn đói mấy ngày rồi.

Đột nhiên tất cả đều thấy anh chàng nhào người về phía ký túc xá, muốn chạy mà không được, cứ như có cái gì đó kéo ngược anh ta về phía ngôi mộ, cứ thế vài lần rồi thấy anh chàng ngã lăn ra, lẫn vào bóng đen của bãi tha ma. Hoảng quá, khoảng bốn, năm thằng gan lì nhất, bèn nhảy bổ xuống, chạy như điên về chỗ anh chàng vừa ngã, chẳng thằng nào mặc áo mưa (làm gì kịp mặc!). Đúng là vừa chạy vừa rét, rét cả trong lẫn ngoài, răng va lập cập. Sau một hồi ướt như chuột lột, thì có hai thằng đến trước, thấy anh chàng nằm thẳng cẳng ở trên ngôi mộ, gọi cũng không thấy thưa, bèn bế xốc cu cậu lên, nhưng mà bế lên thì đúng là như có ai kéo xuống thật, anh chàng lại ngã lăn xuống đất, mà sao người bất tỉnh nó nặng thế!

Cứ bế, kéo, ngã như thế hai lần thì mấy thằng còn lại đến nơi, nghe kể lại cả mấy thằng đều thấy rợn tóc gáy, rồi đột nhiên có một thằng quỳ xuống khấn vái, chẳng hiểu khấn gì, vì mưa to quá, mà răng thằng nào cũng đánh lạch cạch, rồi lạy như bổ củi. Thế là các chú còn lại cũng quỳ cả xuống mà lạy, đại khái xin các ngài tha thứ vì trót dại, xúc phạm đến oai linh, sau đó mấy chú hò nhau kéo chú đã ngã lăn kia lên. Vẫn vậy, chú kia cứ như là đóng đinh vào ngôi mộ, nhưng vì năm thằng kéo một thằng nên có thằng rờ tay về phía chân anh chàng đang bất tỉnh nhân sự...thằng nào cũng sợ ôm phần đấy, vì nhỡ có cái gì nó kéo xuống thì toi.

Ngay sau đó thì mọi việc đã rõ ràng, hoá ra là do run tay anh chàng thách thức đã đóng cái cọc vào đuôi áo đi mưa của mình, mà cái áo này là loại ngoài bạt, trong nhựa của Trung quốc, nên rất bền, vì thế sau khi đóng xong anh chàng cũng đã bảy vía xuất mất một hai, rồi. Thấy ở đằng sau có cái gì đó giữ chặt lại thì khiếp quá mấy vía còn lại xuất nốt lăn ra ngất xỉu. Còn về phần mấy chú cứu hộ thì cũng chẳng hơn gì, thằng nào cũng muốn chạy về sau khi không kéo được thằng kia lên, nhưng mà nếu để thế thì thằng kia chắc chết nên đành liều vậy, chứ nếu một thằng chạy thì không biết thế nào! Kết quả của vụ cược là anh chàng bắt cược bị cảm lạnh, phải tiêm và vì thế hôm sau vẫn được ăn phở. đổi hết mười cái vé ăn, nghĩa là năm thằng phải ăn bốn suất cơm trong năm ngày liên tục!.


Cường

#366 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 01:36

GẶP MA THẬT

Tôi kể chuyện ma thật cho mọi nguoi nghe nhé! Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm, vào một đêm trăng sáng. Nhà tôi nằm trong một xóm nhỏ thôn quê miền Nam. Nhà lá đơn sơ, phía trước nhà là sông rạch còn lại ba bề là vườn ruộng bát ngát. Vào thời cách đây hơn mười năm thì làm gì có điện, nên vẫn phải dùng đèn dầu và để tiết kiệm thì lúc đi ngủ vặn đèn thật nhỏ hoặc tắt đèn đi.

Đêm đó tôi trải đệm ngủ dưới đất vì nhà không đủ giường để ngủ. Giữa khuya tôi giật mình thức giấc và không hiểu sao người rất tỉnh táo. Tôi nằm trong tư thế nghiêng qua một bên. Trong nhà đèn đã tắt nên rất tối, còn bên ngoài thì trăng tròn vành vạnh đang chiếu trên đỉnh đầu. Vì là nhà lá nên ánh sáng có thể lọt qua các khe hở chiếu vào nhà. Đêm rất yên ả. Bỗng dưng tôi nhận ra một điều lạ, là có ai đó đang đứng ngay bên ngoài mùng, tôi nằm nghiêng nên chỉ nhìn thấy phần chân thôi và nhận ra người đó mặc áo dài.

Tôi rất lấy làm lạ và theo phản xạ tự nhiên thì nhìn từ từ từ chân lên phần trên... và... tôi nhìn thấy rất rõ người đứng ngay trước vách mùng mình là một người con gái, trong bóng tối gương mặt cô ta toả sáng như con dời (con dời là một loại côn trùng có khả năng phát sáng rất mạnh trong bóng tối. Nó hay bám vào vách mùng). Tóc dài khỏi thắt lưng, để xoã loà xoà trước mặt và đang nhìn chằm chằm vào tôi, vừa nhìn vừa lắc qua lắc lại nhè nhẹ, nhè nhẹ... Lúc này tôi vẫn chưa kịp hiểu ra là mình đang gặp ma nên vẫn chưa cảm thấy sợ hay hét toáng lên, bù lại tôi rất tỉnh táo kêu khá to:

- Mẹ ơi, có ai đang đứng trước mùng con nè.

Hình như tôi kêu hai lần thì mẹ tôi mới nghe, và mẹ tôi lại kêu ba của tôi:

- Ông ơi! con nó kêu cái gì kìa, có ai đứng trước mùng nó kìa...

Cha tôi lập tức chạy nhanh đến bên tôi, tôi nói:

- Có người đang đứng trước mùng con kìa!

Cha tôi nhìn theo hướng tay tôi đang chỉ nhưng lại không nhìn thấy ai cả. Cha tôi mới bảo:

- Đâu con vén mùng lên coi!

Tôi làm theo và khi vén mùng lên thì bóng ma biến mất vào cửa ngay bên cạnh. Xong bật đèn lên và lúc đó tôi mới bắt đầu biết sợ, nhớ lại và sợ. Từ lúc đó đến sáng tôi không tài nào ngủ được, mặc dù đã vào ngủ chung với mẹ.

Ngay phía sau nhà tôi có một cái mả của một cô gái chết năm mười tám tuổi vì bệnh, chết cách đó vài năm gì đó. Thỉnh thoảng tụi tôi, tôi và mấy đứa nhóc hàng xóm, cũng hay đi ngang qua đó và cũng kháo nhau về cô gái đó, cô gái tên là Trang, cô con gái cưng của một gia đình giàu có. Chuyện này xảy ra vào năm tôi học lớp chín. Mãi về sau tôi vẫn không tài nào quên được những việc mà tôi đã trải qua đêm hôm đó. Sau sự việc này tôi tin rằng có tồn tại một thế giới khác song song với thế giới thực mà mình đang sống.


mstu

#367 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 04:59

GẶP MA ...

Chú em họ tôi làm việc cho hãng HP Houston. Công việc của chú đòi hỏi phải đi nhiều nước là đối tác làm ăn của hãng. Một trong những nước ấy là Trung Quốc. Chú tới đó nhiều lần và mỗi lần đến đó đều ở khách sạn khác nhau. Tháng sáu năm đó, Chú lại công tác bên đó hai tuần, lần này tới Thẩm Quyến, hãng đối tác đưa chú tới ở một khách sạn bốn sao, tương đối đẹp nhưng rất cũ. Sau một ngày dài trên máy bay về tới khách sạn nhận phòng, tắm một cái là Chú ngả lưng xuống ngủ ngay không cần ăn tối vì mệt quá.

Ngủ được một lúc bỗng dưng thấy lạnh buốt làm chú giật mình thức dậy không ngủ được nữa, nhìn đồng hồ đã 10:30 pm. Bây giờ mới cảm thấy đói bụng chú ngồi dậy mặc quần áo và ra phố kiếm cái gì ăn. Loanh quanh mấy tiệm mì gần khách sạn ăn đỡ một tô hoành thánh, chú về lại khách sạn. Lúc vào thang máy để lên tầng sáu, (tầng chú đang ở) có một người đàn bà cũng cùng bước vào nhưng chú không để ý, khi tới nơi chú bước ra thì người đàn bà cũng bước ra theo. Hành lang thật vắng không một bóng người, không một tiếng động, chú nghĩ thầm khách sạn bốn sao gì mà hành lang tối om, chỉ có một ngọn đèn vàng mờ mờ.

Vừa bước vô phòng một cảm giác lạnh lẽo bám lấy chú, chú nghĩ chắc máy lạnh mở thấp quá, chú bước tới chỗ công tắc máy lạnh nhìn thử thì thấy bảy mươi hai. Cũng không tệ đã khuya làm biếng gọi room service, chú quấn mền bật tivi coi để dỗ giấc ngủ rồi chú cũng thiếp đi. Đang ngủ chợt có ai kéo chân chú thật mạnh, bật dậy nhìn chung quanh không thấy ai, chú nghĩ chắc mình nằm mơ, bổng có tiếng thét lớn làm chú giật mình định thần coi lại thì ra cái tivi lúc chú mở rồi ngủ quên, đang chiếu một phim kinh dị và người phụ nữ trong phim chắc đang gặp một cái gì kinh hãi nên mới phản ứng như vậy. Chú tự cười mình, có gì mà sợ?

Đứng dậy tắt ti vi, lúc quay lưng trở về giường chú có cảm giác trong phòng như đang có ai đang nhìn chú? tuy nhiên đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Lên giường trùm chăn dỗ giấc tiếp nhưng trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Ngồi dậy uống một viên thuốt ngủ mang theo để uống trên máy bay, nhờ vậy chú ngủ được một mạch tới sáng. Hôm sau đi họp bận rộn cả ngày lại được đối tác mời đi ăn tối uống chút rượu, nên lúc về tới khách sạn đã gần mười giờ đêm. Sau khi tắm Chú gọi điện thoại thăm vợ con rồi tắt đèn đi ngủ.

Đang ngủ, cũng như đêm qua lại có ai đó kéo chân chú thật mạnh làm chú giật mình. Cảm thấy lạ nhưng chú vẫn nằm yên, đầu óc chú bắt đầu suy nghĩ, mình lại nằm mơ? Sao cứ bị vậy hoài, đột nhiên chú linh cảm có cái gì đó trong phòng này. Chú cảm giác rõ ràng một bàn tay ai đó lạnh như nước đá nắm tay chú, ngay khúc cùi chỏ kéo mạnh. Nhanh như cắt chú bật dậy thấy ở cạnh giường chú bóng một đứa con gái mặc đồ trắng nỗi bật dưới bóng đèn mờ, tóc dài lê thê ... đứng sừng sững. Thấy chú thình lình ngồi dậy cô gái chợt thụt xuống gầm giường và biến mất!

Một cảm giác kinh ngạc bàng hoàng xâm chiếm lấy chú, chú bật đèn đứng lên kiểm soát khắp phòng, không thấy ai hết? Chú sực nhớ vị trí cô gái đứng lúc nãy, Chú khom người vén tấm dra giường nhìn khắp phía dưới chân giường cũng không thấy gì hết. Chú thừ người suy nghĩ tuy nhiên chú không cảm thấy sợ, chỉ tự hỏi, không biết việc gì đang xảy ra? Từ đó tới sáng chú để đèn, suy tư, ngồi hút thuốt liên miên... thức trắng. Sáng hôm sau chú vô sở làm, gặp tên đệ tử người mướn khách sạn cho chú, kể sơ sự việc tên đó ngạc nhiên há hốc mồm... rồi anh ta nói sẽ đổi khách sạn khác cho chú nhưng chú muốn thử thêm một đêm nữa xem sao, chú thấy hiếu kỳ muốn biết... what going on?.

Gặp lúc room service của khách sạn đi ngang, chú bắt chuyện mới biết cả tầng lầu sáu chỉ có mình chú ở, các phòng kia bỏ trống hết, tên ấy lại nói, tại mấy tầng khác hết phòng nên đưa chú lên tầng đó. Rồi hắn nhìn Chú lom lom:

- Nếu You không thích, có thể hôm nay có người trả phòng, tôi sẽ đổi cho you.

Tối đó chú đi rảo một vòng cả từng lầu sáu, thấy vắng tanh, biết cả tầng lầu chỉ có mình chú ở, hơi sợ nhưng chú cũng chuẩn bị sẳn sàng. Tắt đèn ngồi ngay giường chú nói lớn:

- Ai có muốn gặp tôi thì ra đây... tôi đợi...

Nhưng ngồi mấy tiếng đồng hồ mà không thấy động tịnh gì chú cũng mệt đành bỏ đi ngủ. Vừa chìm vào giấc ngủ mơ màng chú thấy một cô gái trẻ ngồi ngay cạnh giường nhìn chú đăm đăm. Một dòng khí lạnh buốt chạy dọc sống lưng, Chú nổi gai ốc khắp người giật mình thức dậy. Mấy lần như thế nhưng lúc thức thì chú không thấy gì, mà cứ nhắm mắt thì hình ảnh cô gái lại hiện rõ mồn một, cứ như vậy tới lui cho tới sáng.

Hôm sau các đệ tử nghe kể đã đi chùa xin cho chú mấy lá bùa hộ mạng, bắt chú đeo vào và muốn tới ngủ cùng chú cho đỡ sợ, nhưng chú nói không sao chú muốn thử một đêm nữa. May quá đêm này tại có lá bùa hộ thân hay vì lý do nào khác chú được yên ổn một giấc tới sáng. Tuy vậy hôm sau chú cũng trả phòng đổi khách sạn cho yên thân để tránh đêm dài lắm mộng! Sau hôm đó Chú đã tin rằng có một bí mật nào đó ở một thế giới khác với thế giới của chúng ta đang hiện hữu.


Quinhơn11

#368 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 05:33

THẦY MƯỜI

Ngôi nhà mà Má của tôi đang ở là do ông bà ngoại tạo dựng từ thời khai khẩn. Khi ông bà đến đó chỉ có hai vợ chồng nghèo nên xin tá túc trong đất người ta. Gia đình ông Hai chủ điền là người tử tế, cho nhiều người ở trong đất của mình để phụ giữ gìn và đóng thuế đất.

Ông bà ngoại thay mấy lần tranh thì ngôi nhà được lợp ngói, vách ván, cột cây coi cũng khá chắc chắn. Người đến xin ở xóm đó ngày càng đông, đa phần là người tứ xứ, nghèo lắm. Ông bà ngoại ở đó chừng 5 năm, có một người (ông Mười) đến xin cất nhà kế bên nhà ông bà ngoại để họ được dùng chung vách. Cùng cảnh nên ông bà sẵn lòng giúp ngay, cho người đó buộc cây xà ngang của họ vào cột nhà ngoại vì họ ở xa mới đến, chưa có cây to làm cột cái, nên khoảng trên gần nóc của hai nhà thông với nhau. Gia đình họ chỉ có hai người, bà vợ đang mang thai, thấy bà làm dưa mắm đem bán, còn ông thì nghe đâu làm thầy bùa, gọi là Thầy Mười.

Ngoại kể trước nhà họ có trồng bụi cây, ông Mười hay cúng trứng vịt sống cho đám cây đó, ông nói rằng tụi ngãi “ăn” mạnh lắm, cúng tàn cây nhang là chỉ còn vỏ trứng thôi. Cả xóm ai nghe cũng sợ, dặn con nít không được mon men lại gần đám cây đó. Ông Mười thấy nhà ai có trẻ con hay người bệnh đều nói để ông cúng cho. Có người tin, người không. Vợ ông hay khoe, bữa nào bán ế, hôm sau ông ghé chợ, lấy đũa trộn thau mắm của bà thì bữa đó bán đắt lắm. Ngoại nói thỉnh thoảng thấy người lạ đến nhà ông Mười, vì nhà chung vách, bên kia nói gì, nhà ngoại nghe hết trơn. Biết ông làm thầy bùa trị bịnh tà ma và trù yếm người ta nữa. Ngoại thấy mình ở gần người không lành nên dặn con cháu cẩn thận, không nên va chạm.

Bao nhiêu năm trôi qua sống chung một xóm, ai cũng ngại đụng đến nhà ông Mười. Cảnh nghèo khó nên nhà ai cũng hay lục đục chuyện cơm áo nhưng nhà của ông Mười là náo loạn hơn hết, thường làm ảnh hưởng đến người xung quanh, con cái của ông rất hung dữ và lấn áp xóm giềng. Mà lạ một điều như chu kỳ vậy, cứ Tết đến, sáng mùng một là nhà ông gây lộn, đập chén dĩa, còn vác dao dí nhau chạy quanh xóm. Bà vợ hay gõ đầu con bằng miểng dừa khô, khiến thằng út vừa hung dữ vừa khật khờ. Khi tôi lớn lên thì ông Mười ít ở nhà mà bỏ đi với bà khác, nghe bà Mười than kể là hồi trước bà cũng có mọt đời chồng với bốn đứa con, con gái út chưa đầy năm mà ông thầy bùa này dụ dỗ bà theo ông đến xứ này, giờ ổng cũng bỏ bà với ba đứa mới sinh sau.

Tuổi thơ của tôi chỉ biết nhiều về bà vợ này cùng với đám con ba đứa của bà. Quả thật bà rất dữ, bây giờ tôi sắp già rồi mà vẫn chưa thấy ai hơn bà. Nhưng chắc tôi đã nghĩ sai vì trí non nớt của tuổi thơ, bị ấn tượng quá sâu sắc những hành động và cách dạy con...kinh khủng của bà. Mà sao ở xóm ai cũng chịu nhịn, không đáp trả hay thù hằn, chỉ thầm mong ngôi nhà đó dọn đi. Sau này nhà tôi cất lại, họ xin luôn bức vách chung đó, má tôi đào móng khác cách vách cũ xa xa cho đỡ phải va chạm. Tôi lan man lạc đề đi đâu rồi, thôi quay lại lúc tôi chừng mười tuổi.

Nhà ngoại ngói cũ, mạng nhện nhiều lắm, cứ một tháng là Má kêu cột chổi mật cặp vô cây sào dài, rồi quơ khắp mái nhà. Bụi đất sét của ngói cũ rơi vào mắt hoài, nhưng phải ráng vì Bà ngoại nói nhà mình ở không nên để nhện giăng, làm ăn không nổi. Có lần quét qua mấy cây đòn tay, thấy rớt xuống miếng giấy ngả màu vàng úa, tôi mở ra thấy nét vẽ loằng ngoằng đã phai. Tôi đưa má coi, má bảo đem đến bàn thờ Thiên Nhãn, bỏ vào chuông đốt, rồi kiếm miếng giấy cũ khác xếp lại nhét vào chỗ mái ngói. Má nói má không biết giấy gì, nhưng ông bà ngoại mình xưa giờ không có làm mấy chuyện này. Má cứ để miếng giấy đó cho tới ngày cất nhà mới, không ai biết Má tráo giấy khác.

Má còn kể hồi tôi mới một tuổi, bệnh ban đỏ, nóng sốt nhiều, thấy Má lo kiếm thuốc. Ông Mười nói để ông trị dùm cho, ông cho biết tôi là con một nên bị tà ma theo phá, chỉ cần thờ cúng là hết bệnh. Má tôi không cãi nhưng nói nhà bề bộn, để dọn dẹp cho có chỗ rồi thờ. Lần lựa ngày tháng qua, Má cho tôi uống thuốc nên hết bệnh. Ông không có cớ kêu thờ cúng nữa nhưng ông không vui, hay bày chuyện làm khó, Má của tôi quá quen rồi nên cũng lách tránh cho qua cho đến khi tôi lớn thì ít thấy ông Muời ở đó.

Sau này (nhưng cũng lâu rồi), con gái của ông Mười có trở lại xóm thăm, kể rằng ông Mười bệnh và chết ở bên nhà bà vợ sau. Ông trãi qua thời gian dài đau đớn, tinh thần vô cùng khổ sở như người điên loạn, ông có lúc nổi cơn dữ dằn, có lúc thì quỳ lạy van nài. Nhà vợ sau của ông gần chùa, có ông sư già nghe vậy nên đến thăm, ông sư nhìn ông Mười rồi than rằng nghiệp ác sâu dày, đã may duyên sanh làm người mà sao để ra nông nổi. Xóm cũ vẫn vậy, gia đình bên ngoại của tôi vẫn còn người ở đó, vẫn ở trọ trong đất ông Hai chủ điền như mấy chục năm qu , chủ đất bây giờ là con cháu của ông Ha , cũng như ông bà, họ không bán đất, vẫn lấy giá rẻ và cư xử tử tế với tất cả láng giềng. Những gia đình tứ xứ đó giờ con cháu đông đầy, vẫn sống hạnh phúc quanh đó.

Duy chỉ có gia đình ông thầy bùa... tự nhiên tan rã, tan như bọt nước vậy. Người con gái của ông có khi về thăm xóm cũ, cô ấy nói...thưở trước gia đình ở không phải, nay trôi dạt phương khác sống, có trầy trật với đời mới biết xóm giềng nơi đây thật là bình yên. Nhắc lại những chuyện này, tôi nhớ bà con làng xóm ngày xưa biết bao. Xứ Việt bây giờ tình làng nghĩa xóm cũng bị.. hàng rào hóa ít nhiều, tối lửa tắt đèn chắc cũng khó leo qua giúp đỡ...


RC

#369 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2011 - 06:00

MA TẠI NGHĨA ĐỊA

Theo lời kể của bà Út, bà làm nghề bán cá ở thị trấn Ngãi giao, Bà Rịa Vũng Tàu, nơi có nghĩa địa Ngãi giao. Ngày đó là phiên chợ Tết nên bà quyết định đi bán sớm để dành chỗ. Bà bắt đầu đi lúc hai, ba giờ sáng nhưng chỉ mới đi được một đỗi không bao xa thì đã đến chợ, tuy có hơi ngạc nhiên nhưng bà nghĩ do mình đi nhanh hơn ngày thường, bà thấy chợ mới sớm mà đã đông đúc nhộn nhịp, mà sao ai nấy đều mặc áo trắng, đội nón lá lụp xụp, nhìn chung họ đều có vẻ buồn bã, nhìn thấy mấy đứa trẻ đang chơi chọi đất vào nhau, bà la chúng đừng chọi nữa kẻo văng đất vào cá của bà.

Buổi chợ đông người nên bà bán được rất đắt hàng, có người mua cá xong còn biếu thêm tiền cho bà nhưng bà vẫn thấy sao nét mặt ai cũng có nét lạnh lẽo, ảm đạm. Bán một hồi, bà cảm thấy mỏi mệt quá nên nằm xuống và ngủ thiếp đi. Khi thức giấc, trời đã sáng, bà nhìn chung quanh thì thấy mình đang nằm ở nghĩa địa, trên mỗi ngôi mộ là một con cá, móc túi ra bà thấy toàn là giấy vàng mã và tiền đô la âm phủ.

Bà hoảng hồn hoảng vía, hớt hãi chạy về nhà và kể lại cho người nhà và hàng xóm nghe chuyện bà vừa trãi qua một buổi bán cá ở chợ âm phủ đó. Từ đó về sau, bà không còn dám ra chợ sớm để dành chỗ tốt nữa, vì bà nghĩ là do bà tham lam nên mới gặp chuyện như vậy.


Triệu Thông

Sửa bởi hiendde: 25/10/2011 - 06:03


#370 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 05:28

KỲ BÍ HANG CÁ THẦN Ở SƠN LA

Trong hang đá dài chừng ba km xuyên qua lòng núi có rất nhiều cá, với đủ màu sắc. Người dân bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vẫn coi nơi đó là hang cá thần, không ai dám bắt ăn bao giờ. Nhiều kẻ rắp tâm làm việc ác định phá hang cá thần này đã gặp vô số tai ương...

Cá thiêng

Căn nhà sàn của cụ Lò Thị Yên nằm sâu trong thung lũng Xa Căn. Năm nay cụ đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng được cái trí nhớ còn minh mẫn lắm. Cụ không nói được tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ người con của cụ phiên dịch giúp. Hỏi đến chuyện Pa Phi, theo tiếng Thái nghĩa là cá ma, cụ Yên giật mình thon thót. Cụ giơ đôi tay gầy guộc lên xua xua trước mặt người khách lạ với ánh mắt hốt hoảng:

- Cá ma đấy, không ai được bắt đâu. Ai dám xuống hang động đó bắt cá sẽ bị Giàng bắt vạ đấy.

Sống qua gần trăm mùa rẫy nên cụ đã từng chứng kiến bao chuyện thăng trầm về miền đất xa ngái này. Ngày xưa, rừng Xa Căn rộng bát ngát, thú hoang nhiều vô kể. Đêm đêm, cọp còn về dưới gầm nhà sàn bắt trâu bò của bà con. Cuộc sống của người Thái khi ấy trông vào rừng nhiều hơn là làm nương rẫy. Dưới ách cai trị của các quan phìa tạo, bà con thường xuyên thiếu ăn. Vậy mà chẳng ai dám bắt cá về ăn.

Cụ Yên kể tiếp:

- Nước ở miệng hang luôn đầy ặc và trong xanh. Cá ra ăn hàng đàn. Chúng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp như nêm cối vậy. Mỗi khi mùa lũ về, cá lại kéo đến nhiều hơn. Loại cá đó có màu sắc rất khác với những con cá mà bà con bắt được trên sông Đà. Con nào cũng to đẫy đà, dài bằng nửa cái đòn gánh với đủ các màu sắc khác nhau.

Hồi nhỏ, cụ Yên đã từng được người lớn dẫn ra xem. Mỗi khi trở trời là lũ cá lên hàng đàn, trông thích mắt lắm. Cái miệng hang rộng bằng gian nhà mà cá cứ chất đầy. Xung quanh hang đá là những cây cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát choán ngợp cả miệng hang động. Người già bảo, đó là cá của trời nên chẳng ai dám bắt về ăn. Ai thích xem cá chỉ việc mang nắm ngô ra vứt xuống cửa hang là đàn cá nối nhau thành hàng lên đớp mồi. Cái hang đá này bắt nguồn từ đâu, ngay cả những người cao tuổi nhất của bản Xa Căn cũng không biết. Chỉ biết rằng, trước đây rừng rậm còn giữ được thì mực nước cửa hang luôn đầy.

Ông Lò Văn Bình, ở bản Xa Căn cũng là người có nhiều kỷ niệm với cái hang cá thần này. Hồi nhỏ, ông thường thả trâu ở bên triền núi. Thi thoảng mấy cậu mục đồng nổi hứng rủ nhau ra xem hang cá thần. Do đến nơi này nhiều nên ông rất thông thạo đường đi của hang động này. Cách cửa hang khoảng ba trăm mét về phía Bắc cũng có một cái cửa hang mà nước cứ đùn ra suốt ngày. Cửa hang này rộng bằng cái chuồng trâu, cá cũng nổi lên hàng đàn.

Mỗi khi ông cùng mấy đứa bạn chăn trâu xuống xem đều phải đi rất cẩn thận vì có đôi rắn hổ mang dài mấy mét, chúng suốt ngày đu mình trên cây cổ thụ trước cửa hang. Ông Bình có về hỏi người già trong bản, các cụ bảo: Đôi rắn này bảo vệ hang cá thần đấy. Quả nhiên, khi ấy chẳng ai dám lại gần cửa hang vì lo rắn cắn. Ông Bình cho rằng, cửa hang này nối thông với hai miệng hang rộng ở trên núi. Bởi lẽ loại cá ở hai cửa hang này rất giống nhau. Chúng ra ban ngày, đêm lại chui vào hang, con nào cũng có màu sắc sặc sỡ. Có thể hang động này ăn thông với hang Pa Phi phía trên. Khi ông lớn lên, tham gia kháng chiến, trở lại quê hương thì không thấy đôi rắn thần đâu nữa, suối cá khi ấy vẫn còn nguyên vẹn.

Quả thực khi nhắc tới hang Pa Phi, người dân nào ở Mường Bon cũng tỏ thái độ rất thành kính. Họ coi đó là hang thiêng nên mới có nhiều loại cá lạ mắt đến thế. Chẳng thế mà không ai dám bắt về ăn. Hang cá thần này vốn nổi tiếng linh thiêng nên ngay cả trong quá khứ xa xưa, đói kém liên miên nhưng bà con dân tộc Thái ở đây vẫn đặc biệt tôn thờ đàn cá trong ao. Có người gọi đó là Pa phạ (cá trời), cũng có người gọi đó là Pa phi (cá ma). Nhưng dù là cá trời hay cá ma thì bà con ở đây vẫn “kính nhi viễn chi” với hang cá đó.

Đất trời trừng phạt

Những người già ở hai bản Tra và Xa Căn chẳng biết cái hang cá ấy có từ bao giờ nhưng nó cứ nhung nhúc cá, quẫy đạp òm òm. Những ngày hang đầy nước, nhìn cá nhảy múa mà thấy thèm nhưng chẳng ai dám đụng đến một cái vảy cá ấy. Ai muốn xem cá cũng chỉ dám mang ít ngô, thóc đến ném xuống để nhìn cá ăn cho vui. Dẫu bụng có đói thì cũng phải nhịn vì cha truyền, con nối ở đây chưa ai dám bắt cá trong hai cái hang đó. Ấy vậy mà có kẻ dám liều mạng mang thuốc nổ đến tận hang hòng thâu tóm nguồn lợi cực lớn từ hang cá thần này.

Ông Bình kể tiếp:

- Cách đây đã đến vài chục năm, cũng vào mùa hè như thế này, có hai người Kinh ở bản Mai Tiên trong xã đã vác về đây hai quả mìn lớn. Họ tuyên bố chẳng có cá ma, cá thần gì hết, cứ đặt quả mìn vào miệng hang này thì thánh thần thành món nhắm hết, dân bản không tin thì cứ ra mà xem. Rồi họ loay hoay đặt mìn, tính toán tọa độ sao cho hiệu quả nhất và chiều dài dây cháy chậm cho đảm bảo an toàn. Khoảng bốn giờ chiều thì họ cho cháy dây mìn. Chỉ lát sau, một tiếng nổ lớn vang lên rung động cả núi rừng, đất đá, cá mú bay lên mù mịt. Những kẻ liều mạng đánh mìn và cả những người dân bản hiếu kỳ đến xem còn chưa kịp hoàn hồn sau tiếng nổ, thì chẳng hiểu sao mây đen gió lốc từ đâu ùn ùn kéo tới đặc kín bản.

Lốc xoáy từng cơn rít trên đầu như ông trời đang nổi cơn tam bành. Mưa bão ném xuống mặt đất những hạt lớn rát buốt da. Gió vặn cây rừng ào ào như có cả ngàn con trăn gió trong cơn điên loạn tràn về... Khủng khiếp quá, tất cả tháo chạy lấy thân. Hai người đánh mìn mấy phút trước còn cứng tay, mạnh mồm đến vậy nhưng cũng bị chết đứng mấy phút vì sự thay đổi đột ngột của đất trời. Rồi như chợt hiểu ra điều gì vừa xuất hiện, họ cũng quăng hết đồ đạc, bỏ cả chiến lợi phẩm, cắm đầu cắm cổ chạy về nhà. Ấy vậy nhưng về đến bản thì đã có đến mấy cái nhà bị bão táp quật cho tơi bời, nhẹ thì tốc mái, nặng thì sập nát. Một thời gian sau, cả hai người liều lĩnh đánh mìn hôm ấy đã phải cuốn gói ra đi khỏi bản. Người Xa Căn không biết họ đi đâu không thấy trở lại nữa, cũng chẳng ai dám mở miệng hỏi thêm về chuyện ấy vì nó liên quan đến những điều xui xẻo “chỉ có trời mới biết”.

Kể lại câu chuyện ấy, ông Bình bảo:

- Hôm sau khi mưa tạnh, gió ngừng, chúng tôi mới dám đứng từ xa nhìn lại cửa hang thấy cá chết trắng xóa, dễ đến vài tạ nhưng chẳng ai dám đến gần chứ đừng nói gì tới nhặt cá. Sau mấy ngày nắng thì cá thối um, hàng tháng mới hết mùi nồng nặc.

Tại UBND xã Mường Bon, anh Mùa A Hờ, Phó Chủ tịch UBND xã cười:

- Tôi cũng nghe nói về cái hang cá bí hiểm ấy. Có người bảo cá ấy nướng không chín nhưng tôi không tin. Cứ nướng lên là chín hết. Năm, sáu năm trước khi chọn đất giáp ranh hai bản Tra Xa Căn để lập bản tái định cư Mai Quỳnh, chúng tôi đã phải khoanh vùng, rào hang lại cho an toàn. Có thể cái hang ấy thông với nhánh Nậm Pàn của dòng sông Đà nên cá theo về ở mãi rồi cũng to, cũng nhiều.

Tuy nói vậy nhưng khi được hỏi đã lần nào trực tiếp xuống hang cá chưa, thì anh Hờ thật thà cho biết:

- Mình cũng chỉ dám đứng ngoài nhìn chứ chưa dám xuống tận nơi vì cũng thấy sờ sợ...


CSTC

#371 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 06:02

CÂU CHUYỆN MA GHÊ RỢN

Khi tôi còn học cấp ba, hai đứa bạn tôi có kể về trang web tên là thegioiquay.inpo chuyên post những tấm ảnh, clip ma quái và những câu chuyện có thật được kể từ chính nhân chứng, hình như giờ trang web này đã sập do một lý do nào đó. Tôi cũng tò mò lắm và có vào đọc vào truyện và đến tận bây giờ mình vẫn còn thực sự ghê sợ với câu chuyện đó.

Nhân vât chính trong truyện có một người bạn mới chuyển về nhà mới cạnh một khu cửa hàng tạp hóa bỏ hoang, tôi nhớ đó là khu chợ Hoàng Mai hay Phương Mai thì phải. Tôi tạm gọi nhân vật này là Nam vì không nhớ tên. Vì bị thằng bạn nhờ vả đến dọn đồ về nhà mới và trời lúc đó đã qua tối, bố mẹ thằng bạn cũng có ý muốn Nam ngủ lại trông nhà cùng. Sau khi dọn cơm ra cho thằng con, bà mẹ bảo nó và Nam bê mâm cơm lên gác xép ngồi ăn và xem ti vi.

Buổi tối thật sự vắng lặng và yên tĩnh, hai đứa sau khi ăn cơm xong thì mải mê cắm đầu vào PS2 chơi tít mít quên thời gian. Dường như vào lúc đó, Nam nhận ra trời đã quá tối và kêu thằng bạn đi ngủ. Hai đứa đang mắc mùng thì bỗng nhiên có ánh đèn rọi vào cửa sổ trên tường. Tò mò đứng lại nhìn, hai đứa chỉ thấy bóng một người đàn ông to lớn bê một chiếc cặp đi vào và chào một người nào đó. Nghĩ rằng đó chỉ là cảnh sinh hoạt gia đình bình thường của nhà hàng xóm, chồng đi làm về, vợ ra đón nên Nam và thằng bạn không nói gì giăng mùng tiếp.

Bỗng nhiên có tiềng động lớn vọng ra phía cửa sổ, bất giác Nam quay lại nhìn, ông chồng đã tát cô vợ một cái. Và rồi mọi chuyện xảy ra quá nhanh, cô vợ vì không kiềm chế được nên vớ lấy vật gì đó giống như con dao đâm vào họng ông chồng tới tấp. Nam và thằng bạn giật mình hoảng sợ nhưng vẫn giữ bình tĩnh chạy ra phía cửa sổ xem chuyện gì xảy ra. Và đến khi mở cửa sổ, hai đứa nhận ra rằng đằng sau chiếc cửa là... bức tường của khu tạp hóa, nham nhở trơ trọi không hơn không kém. Chẳng bảo chẳng rằng Nam và thằng bạn chạy như không có ngày mai ra cửa chính và la hét: Có ma... có ma...Giữa trời đêm yên tĩnh.

Rất may lúc đó bố mẹ đứa kia đi lấy nốt lượt đồ đạc về và gặp hai đứa thất thểu như mất hồn đang trong ngõ. Lắp ba lắp bắp kể lại câu chuyện, cả hai ông bà già cũng giật mình ghê sợ, bảo hai đứa về nhà bà nội trú nhờ qua đêm. Cuối cùng sau khi hỏi người dân sống nơi đây, mới biết rằng tầng một khu tạp hóa đó, hồi trước được cho thuê bỏi một cặp vợ chồng khá giả, và ông chồng đã chết vì nhát dao oan nghiệt của bà vợ chỉ vì mâu thuẫn trong việc tiền nong và con cái. Sau khi giết chồng xong thì người đàn bà đó cũng cứa tay tự sát. Căn nhà đó hiện giờ bỏ hoang và điều duy nhất làm người dân thắc mắc chính là...hai đứa con của gia đình đó hiện tại đang ở đâu?


ST

#372 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 06:14

CƯỚI HỎI CHO NGƯỜI ÂM

Chuyện "Cưới hỏi cho người Âm" không có gì xa lạ với những Pháp sư, Thầy cúng, nhưng có lẽ nó là câu chuyện hoang đường mang màu sắc thần kỳ bí ẩn, khó tin đối với nhũng người chưa bao giờ có một niềm tin nào ở nơi tâm linh. Tuy vậy hiều biết về nó giúp chúng ta nhìn nhận về Thế giới Vô Hình một cách khách quan hơn. Người vốn có niềm tin thì có thể "khẳng định". Người không tin điều gì về vấn đề Ma Quỷ, cũng không nên "phủ định". Hãy coi như một bài học về Tâm linh. Mà biết đâu, đến một lúc nào đó chính bản thân mình hay người thân lại gặp phải tình trạng tương tự thì cũng biết cách để hóa giải.

Nguyên nhân tạo nên việc cưới hỏi cho người âm có hai trường hợp:

1. Khi người cõi Âm có yêu cầu và người Dương trần muốn thể theo nguyện vọng của họ mà làm.

2. Khi có người Âm (Vong ma) đi theo người Dương trần mà không phải là do nợ Ân tình từ kiếp trước (nợ Tiền Duyên).

Trong trường hợp thứ nhất: Người cõi Âm chính là những người thân của gia đình khi mất còn trẻ, chưa có lập gia đình.

Trong trường hợp thứ hai: Người dương trần bị một Vong ma nào đó đi theo (Vong có sự quyến luyến tình cảm với người trần rất là tình cờ ngẫu nhiên, cũng giống như chuyện người trên cõi trần bị tiếng sét ái tình). Do Vong ma đó có tình cảm riêng tư mà ngăn cản người trần gian đi đến hôn nhân, khiến cho việc tình cảm của người trần bị trục trặc, gián đoạn, đổ vỡ, vô duyên... Trong trường hợp này nhiều người lầm tưởng là bị nợ Tiền Duyên, nhưng đi trả nợ nhiều lần vẫn không thấy thay đổi được tình trạng "ế ẩm" của mình, mà không thể hiểu được còn nguyên nhân gì nữa. Đây chính là cái gọi bị "Vong ma ám" chứ không phải là nợ Tiền Duyên.

Cả hai trường hợp đã nêu trên được xác định là nhờ bởi các Vong linh của gia đình báo cho biết. Đây là khi người đi gọi Hồn người thân đã quá cố có hỏi về tình trạng của các thành viên trong gia đình, và có đề cập hỏi đến những nhu cầu khác của Vong. Hoặc hữu duyên gặp được Pháp sư, Thầy số am hiểu tâm linh, dạn dày kinh nghiệm, khả năng hơn người chỉ bảo cho mà biết. Ngoài ra là sự kết hợp của cả hai việc: được nghe Thầy "phán" và đi gọi Hồn vong linh thân nhân của gia đình để kiểm chứng, xác minh.

Vậy cưới hỏi cho người âm ra làm sao? Có một số việc quan trọng phải làm:

1. Đối với các Vong là Nam thì phải dùng hình nhân là Nữ. Đối với các Vong Nữ thì phải dùng hình nhân là Nam.

2. Đặt cho hình nhân một cái tên phù hợp, cho hình nhân đó một số tuổi cũng phù hợp với yêu cầu của vong.

3. Địa chỉ nơi ở của hình nhân chính là nơi ở hiện tại của người tín chủ (gia chủ) có liên quan đến vấn đề tâm linh này.

4. Sắm lễ cưới hỏi theo như vong yêu cầu hoặc theo hướng dẫn của Pháp sư.

Các việc nêu ở trên đều phải nhờ Pháp sư mới làm được. Ngoài ra cần chú ý: Đối với việc trả nợ Tiền Duyên thì "khổ chủ" thường phải nhổ tóc trên đầu của mình buộc vào chân hương (nén hương sau khi Pháp sư tuyên chú, hô thần, làm pháp, đặt trên đầu hình nhân) và hà hơi vào miệng hình nhân này mấy cái, vì đó chính là hình nhân thế mạng, thế duyên của mình. Nhưng đối với việc Cưới hỏi cho người cõi Âm thì lại không cần phải làm như thế.


thienphudiatai

#373 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 06:41

CHUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Trụ trì chùa Bích Liên ở Quảng Nam là sư cụ Huyền Quang, năm nay chín mươi tuổi, nhưng tinh thần tốt lắm, nhứt là mặt đạo hạnh thì thật là tấm gương sáng trong cửa thiền. Lạ một điều, về mặt kinh kệ, cụ không được uyên bác như các vị sa môn khác.

Nguyên cụ là một người lính, tạm gọi theo pháp danh là Huyền Quang. Lúc Tây mới qua, trong xứ ta không được yên ổn. Ở biên giới phía Bắc thường bị bọn giặc khách quấy nhiễu. Chúng tụ tập ở trong núi, rồi thình lình kéo ra đánh cướp. Vì thế nên chánh quyền phải cho lính đóng đồn ở biên giới ấy để canh giữ. Huyền Quang bấy giờ là lính được đổi đi Móng Cái cùng với một toán quân do viên quan hai người Pháp chỉ huy.

Gần đồn Huyền Quang đóng có bà già góa chồng, tuổi ngoài sáu mươi, nghèo nàn hết sức, sống bằng cái nghề buôn bán kiếm lời từng cắc, từng xu. Trong đồn có người lính tên Lợi, rất càn rỡ, rất điêu ngoa. Thường bà già ấy đem đồ đến bán thì Huyền Quang cũng như các lính khác đều ra mua. Ngày một ngày hai, đôi bên thành ra quen thuộc. Sự buôn bán cũng từ chỗ quen thuộc ấy mà sanh ra thiếu đủ cùng nhau. Nhưng bà ấy là một người nghèo, đồng vốn của bà chính là tiền vay nợ góp của người khác.

Một hôm thình lình nghe có lịnh chuyển quân, bà liền tới trước cửa đồn để đón thân chủ của mình đòi món nợ cũ. Người đôi ba cắc, kẻ một đồng. Huyền Quang biến đâu không thấy, còn Lợi mãi đến nhá nhem tối mới trả một đồng bạc. Bà cầm đồng bạc ấy về mau mau đem trả người cho vay tiền góp. Than ôi, đó là đồng bạc giả. Chủ nợ mắng nhiếc bà thậm tệ, hăm he bắt bà giải quan vì tội tiêu tiền giả. Bà nghe vậy uất quá, tên Lợi đi xa rồi, lấy tiền đâu trả cho người ta. Đành rằng bán hết đồ đạc trong nhà đi thì cũng có thể lo kham được, nhưng sẽ lấy gì mà sống? Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có nước chết mà thôi. Bà liền cởi dây lưng treo cổ mình lên cây trính.

Bỗng đâu Huyền Quang bên ngoài xô cửa bước vào. Huyền Quang lật đật nhấc hổng chân bà lên, rồi cởi dây đỡ cho bà nằm xuống giường, chạy đi kiếm nước gừng đổ cho bà tỉnh lại. Bà nhìn Huyền Quang khóc nức nở, nói không ra tiếng. Huyền Quang thấy vậy mới hỏi nguyên do. Bà vừa khóc vừa kể lại chuyện tên Lợi làm và nông nỗi của mình nghèo khổ, chủ nợ hăm he. Huyền Quang nghe vậy động lòng nhơn, liền móc lưng lấy ra một đồng với mấy cắc đưa hết cho bà mà rằng:

- Cái đồng bạc của anh Lợi đâu, đưa tôi tìm ảnh đổi lại. Còn bây giờ tôi đưa đồng bạc của tôi đây cho bà.

Thế là bà ấy thoát khỏi thần chết. Tốp lính kia thì cứ vâng lịnh trên mà kéo ra mặt trận Lào Cai. Không ngờ, toán quân ấy đang quanh co men theo đường núi, bỗng bị quân địch núp trong hốc đá bắn vãi ra. Tên Lợi là người trước nhứt ngã nhào xuống đất và Huyền Quang cũng trúng đạn ngã theo. May sao có cứu viện kéo tới đánh lui được bọn giặc và chở các người tử thương về trại. Lạ thay, Huyền Quang lần hồi tỉnh lại. Thầy thuốc xem xét khắp người Huyền Quang không có vết thương nào cả. Khi khám tới túi áo Huyền Quang thấy có dấu đạn. Lật đật cởi áo ra coi thì đồng bạc ở túi áo văng ra lăn tròn xuống đất. Huyền Quang lượm lên, thấy nó bị lõm sâu một lỗ. Đồng bạc giả kia chính là cái bia đỡ cho Huyền Quang viên đạn ấy. Về sau Huyền Quang liền xin thôi lính, xuống tóc đi tu.

Đào Thiều Thuật

#374 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 06:59

KHÔNG CỐ Ý

Chuyện có thật tại một vùng quê ở Mỹ Luông, Việt Nam, vào khoảng thập niên 1950’s.

Tiếng la thất thanh của ông Ba làm người trong làng choàng tỉnh trong khi gà vừa gáy canh cuối, mặt trời còn yên ngủ ở cuối trời.

- Có ai mất đứa con nhỏ nào không? Tôi thấy một ông già khăn đỏ bắt một đứa nhỏ đi về hướng Long Xuyên.

Dân làng lao xao bàn bạc. Chợt có hai vợ chồng chạy đến nhận rằng có đứa con trai vắng nhà từ chiều qua chưa thấy về. Theo hướng ông Ba chỉ, họ nhờ nhiều người đi tìm phụ. Dù đã cố gắng hết sức, hình bóng đứa con trai yêu dấu vẫn biệt tích. Hai vợ chồng đau khổ kia đành vĩnh viễn mất đứa con trai. Chuyện đó chìm dần vào quên lãng. Riêng ông Ba từ đó đổi tính hiền lành, ít nói, về nhà lập một bàn thờ. Mỗi khi ăn cơm ông xới thêm một chén cơm để lên bàn thờ và khấn vái lâm râm. Bà Ba có hỏi liền bị ông gạt phắt đi.

Ngược dòng thời gian trở về quá khứ.

Ông Ba có trồng một đám mía. Đến mùa mía chín, lũ trẻ và heo của hàng xóm hay đến phá phách. Ông rất bực mình vì phải canh giữ. Một hôm ông đuổi con heo đang phá mía và theo nó về đến nhà chủ của nó. Khi được ông ôn tồn kể sự phá phách của con heo, bà chủ ong ỏng chối ngang và thách ông có đập chết con heo tại chỗ bà mới chịu nhận heo mình có phá mía. Ông đuối lý và căm giận vô cùng, quyết tâm bắt con heo làm tang chứng để mắng con mụ đó một trận. Ông mài cây xà búp (giống như cây giáo lưỡi nhọn) cầm theo để rình rập. Ông bò lết qua lại trong đám mía đến nổi hai khuỷu tay thành chai cứng. Một ngày kia, việc ông mong đợi đã tới. Khi trời vừa sụp tối, ông thấy bóng “con heo” đang sột soạt nơi hàng mía bên kia. Ông rón rén bò lại gần và phóng mạnh cây xà búp. “Con heo” ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát ra tiếng khèn khẹt.

Ông mừng rỡ chạy vội lại và... hỡi ôi, ông thất kinh hồn vía! Con heo đâu không thấy mà chỉ thấy một thằng nhỏ giãy giụa với cây xà búp ghim ngay bụng. Ông cuống cuồng không biết tính sao, rút mũi xà búp ra là đổ ruột liền, mà đem ra là đi tù chớ chẳng chơi. Ông do dự mãi mà không biết cách nào giải quyết. Đến khi gà gáy canh tư thì thằng bé thở hơi cuối cùng, ông đào lỗ chôn thằng bé trong đám mía, phi tang mọi dấu vết và về làng la lên đổ thừa cho ông già khăn đỏ. Từ đó ông hối hận vô cùng, mỗi bữa ăn đều cúng cơm cho hương hồn thằng bé để nói lên sự vô tình và ân hận của mình. Khi phải đi đâu vắng ông dặn bà Ba cúng chén cơm không để gián đoạn bữa nào. Thời gian thắm thoát đã ba năm, một đêm ông nằm mộng thấy đứa bé đến gọi, ông giật mình mở mắt, không thấy điều gì, lại nhắm mắt ngủ tiếp và bị gọi như vậy đến ba lần. Lần chót đứa bé lại đến gọi và nói:

- Ba năm qua tôi biết rõ lòng ông, không phải ông cố ý giết tôi, nên tôi không oán hận gì ông cả. Tôi sắp đầu thai làm con của gia đình gần đây, cách nhà ông sáu căn về phía dưới. Ngày mai ông sẽ nghe gia đình đó sinh con, thì tức là tôi, dưới bụng còn dấu dao cũ. Tôi báo cho ông biết để ông đừng cúng cơm tôi nữa.

Ông Ba giật mình tỉnh giấc, mồ hôi ra như tắm và thức mãi không ngủ lại được. Sáng ngày ông nghe ngóng và biết có gia đình cách nhà ông sáu căn vừa sinh đứa con trai. Đến chiều, ông đem quà tới thăm và đến tận buồng vạch bụng đứa bé xem quả nhiên có dấu thẹo mờ mờ. Từ đó, ông cứ đến viếng thăm đứa bé đó luôn. Mỗi khi đi chợ về ngang thì không kẹo cũng bánh đem cho thằng bé. Mối thâm tình của ông và thằng bé đầm ấm mãi. Cha mẹ thằng bé mặc nhiên xem ông như một người thân thiết và nhờ ông đỡ đầu cho thằng bé. Niềm hối hận bao nhiêu năm được đền trả trong từng hộp sữa, từng chiếc bánh, từng cái nâng niu của ông dành cho thằng bé.

Bây giờ thì thằng bé đã được tám tuổi rồi. Một hôm ông đem quà đến thăm nhằm lúc cha mẹ nó đi vắng. Đứa bé ôm ông thưa:

- Ông thương con quá mà con không biết làm sao trả hiếu cho ông.

Ông Ba âu yếm nói:

- Con muốn trả hiếu cho ông hả? Kìa, có trái đu đủ chín ngoài cây kìa, con hái đãi ông đi.

Đứa bé mừng rỡ nhìn trái đu đủ cao hơn tầm tay với và băn khoăn không biết hái cách nào. Ông bảo nó lấy cây dao mác ra mà chặt. Nó vâng lời lấy cây dao mác ra mà vẫn với không tới. Ông Ba tới gốc cây cõng nó lên vì ông muốn nó tự tay hái đãi ông. Thằng bé thích thú cười dang tay quơ cây mác đứt cuống trái đu đủ. Nhưng khi trái đu đủ rớt tới đất thì lưỡi mác mất đà rơi xuống ghim sâu vào bụng ông Ba. Ông ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát thành tiếng khèn khẹt mà thôi. Dĩ nhiên ông được đưa về nhà, chịu đựng tình trạng đó hơn một ngày đêm và từ chối mọi sự chữa trị. Qua một ngày ông bỗng tỉnh táo lạ thường và nói trở lại được. Ông cho người nhà đi tìm gọi hai vợ chồng mất đứa con hơn mười năm trước. Khi cha mẹ thằng bé đến, trước mặt đông đủ con cháu và mọi người, ông kể lại câu chuyện đã được giữ kín hơn mười năm qua. Ông dặn gia đình không được làm khó thằng bé và cha mẹ nó vì đây là nghiệp quả mà ông phải trả. Ông bảo con cháu lấy kinh Nhân Quả đọc cho ông nghe. Sau đó ông trút hơi thở cuối cùng.


ST

#375 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/11/2011 - 08:06

NÀO LOẠN VÌ TIN "THÁNH VẬT" CHẾT MẤY CHỤC TRAI ĐÌNH


Người dân ở ngôi làng Vân Gia, Sơn Tây, Hà Nội đã phải trải qua những tháng ngày kinh hoàng khi mấy chục người làng bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử dù chẳng bệnh tật, ốm đau gì. Người chết thiệt mạng, nhưng người sống cũng run rẩy không yên…
Câu chuyện tôi nghe từ một người bạn người Sơn Tây, hoàn toàn chỉ là tin đồn. Theo lời anh bạn, người dân ở đây đã phải sống trong những ngày tháng kinh hoàng khi đêm đêm nơm nớp không biết khi nào bị quỷ thần lấy mạng. Những cái chết dồn dập, những lời đồn thổi về việc "thánh thần" nổi giận... bắt nguồn từ câu chuyện cách đây đã ba năm. Nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân trong làng lại thảng thốt hoang mang...

Vân Gia là làng cổ, nằm ngay sát đền và nổi tiếng, thờ thánh Tản. Thật ra cái tên cổ Vân Gia bây giờ không còn được dùng trong các văn bản hành chính nữa bởi từ khi lên phố, làng Vân Gia đã được chia nhỏ ra thành bốn thôn (còn gọi là đội, gồm thôn năm, sáu, bảy, tám).

Tìm hiểu chuyện đã làm mọi người hoang mang, sợ hãi trên, đến làng cổ này, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Phùng Văn Tuấn, Trưởng thôn tám. ông Tuấn từng là sĩ quan quân đội, khi rời quân ngũ về quê, ông tham gia công tác ở nhiều vị trí trong chính quyền địa phương. Nghỉ hưu từ năm 2007, ông được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Có lẽ, trước khi nhận làm cái chức “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này, ông Tuấn cũng chẳng thể ngờ mình lại phải đối mặt với nhiều nguy nan tới vậy.

Vồn vã pha nước mời khách nhưng khi chúng tôi hỏi đến chuyện "thánh vật thần hành" kia từng gây xôn xao dư luận kia thì bỗng dưng ông khựng lại. Ngập ngừng một hồi thì ông buông một câu cũng đầy vẻ sầu bi ảo não:

“Tôi từng làm trong ngành tuyên huấn của quân đội, cùng làm tuyên truyền như anh ấy. Việc xì xào mà anh nghe được là có thật đấy. Tôi là người trong cuộc nên tôi rất biết chuyện này. Chính họ tôi cũng là nạn nhân đây. Có ba năm mà trong họ chết đến sáu người. Trong số ấy thì năm người chết trẻ! Kinh hãi lắm”.

Theo lời ông Tuấn, chuyện khởi nguồn từ năm 2007, đúng khi ông nghỉ hưu, về làm trưởng thôn tám, thôn có ngôi chùa cổ Vân Gia tọa lạc (còn gọi là Viên Quang tự).Ngôi chùa này nằm trong quần thể đền và nổi tiếng. Chùa Vân Gia nằm trên đỉnh một quả đồi hình bát úp, thế rồng chầu voi phục, bên trái là khu dân cư, bên phải là gò đất nhỏ có đầm nước trong (thủy tụ minh đường).

Chỉ cần phác qua vài nét bề ngoài trên cũng đủ thấy, người xưa đã chọn lựa rất kỹ về mặt phong thủy khi quyết định lấy đất trên làm nơi bái phật. Bởi truyền thống văn hóa lâu đời, bởi sống giữa chốn linh thiêng nên người dân Vân Gia sống hiền hòa, ấm cúng, yên ả từ bao đời nay.

Thế nhưng, thời gian qua, theo ông Tuấn, không hiểu vì lý do gì, tai ương đã liên tiếp trút xuống ngôi làng thanh bình này. Theo ông Tuấn đến bây giờ, người dân Vân Gia vẫn cho rằng nguyên nhân của hàng loạt cái chết bí ẩn khiến mọi người kinh hãi thời gian qua chính là do một số hộ dân trong làng đã đào đất ở gần chùa Vân Gia, khiến long mạch vùng đất thiêng này bị ảnh hưởng.

Và, chính bởi phạm đến “ngài” nên “ngài” trút xuống đầu dân làng cơn lôi đình khủng khiếp. Buồn thảm thay sự kiện đau lòng ấy lại rơi đúng vào thời gian ông làm trưởng thôn. Không biết có phải vì lẽ đó hay vì điều gì nữa mà gia đình, dòng họ ông phải chịu nhiều đắng cay, mất mát.

Theo ông Tuấn thì vào đầu năm 2007, những hộ dân sống ở ven quả đồi nơi chùa Vân Gia tọa lạc đã đào đất phía ta luy dương để bán. Thực ra chuyện đào đất đồi bán đã xuất hiện từ đầu năm 2004, thế nhưng năm 2007, khi địa phương tiến hành xây dựng sân bóng ở ngay cánh đồng đối diện chùa thì việc khoét núi mới diễn ra rầm rộ. Để có đất lấp cánh đồng trũng, người ta đã đào cả vài nghìn xe đất từ đồi chùa. Khi đó, biết việc đào bới trên sẽ phá vỡ cảnh quan vốn tồn tại từ lâu đời của mảnh đồi chùa nhưng chẳng ai có thể ngăn cấm. Những hộ dân trên chỉ “khai thác tài nguyên sẵn có” trên trong phần đất của gia đình mình. Khi sân vận động hoàn thành thì cũng là lúc mảnh đất đồi chùa bị cắt vạt một góc sâu hoắm, chỉ chừa lại một bờ ta luy mỏng như người ta đắp tường rào. Ngay khi việc khai thác đất trên được tiến hành, cảnh yên ấm của làng Vân Gia, đặc biệt ở hai thôn sáu và tám (nơi chùa Vân Gia tọa lạc) đã không còn nữa. Không hiểu vì lý do gì những chuyện tai ương, chết chóc cứ liên tiếp xảy ra. Lúc đầu, dân làng chỉ coi đó là chuyện không may, chuyện thiệt thòi của những gia đìnhđến thời mạt vận. Thế nhưng, một thời gian sau, số người chết tăng lên đột biến, người này nối tiếp người kia cứ bất thình lình “rủ nhau” về… bên kia thế giới thì mọi người thấy lạ, thấy sợ và cuống cuồng đi tìm lời giải cho những cái chết bí hiểm đó.

ông Tuấn kể, những ngày đó, dân làng ông nháo nhác như ong vỡ tổ, như kiến vỡ đàn. Trong nỗi đau đớn tột cùng bởi mất người thân còn có nỗi sợ hãi vô hình bởi những cái chết đó mang nhiều bí ẩn với những sự trùng hợp lạ kỳ. Suốt một thời gian dài, cứ đến một ngày cố định dù có giữ gìn, có cẩn trọng tới đâu thì trong làng vẫn phải có một người… “đi”. Những người được “thánh thần”… chỉ mặt gọi tên đó có thể bị tai nạn giao thông, bị tai nạn lao động, thậm chí do sợ hãi chẳng ra khỏi nhà cũng tự dưng lăn quay ra chết. Điều trùng hợp là những người xấu số đó đa phần là con trưởng, trai đinh. Thôn tám khi đó có hơn hai trăm hộ, thế nhưng từ nửa cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 có tới hơn chục người chết và tính tới thời điểm hiện tại thì số người nhắm mắt xuôi tay đã là hai mươi lăm người. Theo ông Tuấn thì từ trước đến nay chưa có khi nào làng có đông người chết đến vậy.

Người làng vốn gắn bó, hễ nhà ai có việc lớn nhỏ thì tất thảy mọi người đều xắn tay vào giúp. Thêm nữa, là trưởng thôn, ông Tuấn có trách nhiệm đứng ra tổ chức ma chay cho người xấu số. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Tuấn bảo, việc ấy khiến ông vô cùng mệt mỏi. Đám này chưa xong đã phải lo tiếp đám kia. Thậm chí, có bận, chiếc xe tang đưa người này ra ngoài đồng chưa kịp đánh về đã có gia đình khác hốt hoảng, khổ đau chạy đến đăng ký. Họ nhận phần bởi sợ người khác tranh mất. Tang tóc là việc trọng, theo phong tục thì việc chôn cất phải được xem xét giờ giấc kỹ lưỡng, cẩn trọng. Thế nên, giờ “thân xác về đất, linh hồn về trời” đã định mà không có xe tang thì nguy khốn lắm.

Họ nhà ông Tuấn cũng không thoát khỏi vòng xoáy tai ương đó. Giọng thểu não, ông Tuấn bảo:

- Họ tôi cũng chết liên tiếp sáu người. Trong đó có năm người là chết trẻ. Kinh hãi lắm các anh ạ! Người ở làng chết đã đành, người đi xa cũng không thoát khỏi bàn tay của thần chết!”.

ông Tuấn kể, khi đó, ở làng, thấy cảnh người vô cớ chết mỗi lúc một đông, nhiều người đã chọn giải pháp là… lẩn trốn. Họ đi làm ăn xa, càng xa càng tốt những mong cái chết bất ngờ bởi “không gian cách trở” mà không tìm tới mình. Thế nhưng, sự trốn chạy đó là vô ích.

ông Tuấn có một người cháu sinh năm 1979 công tác tận thành phố Sài Gòn, làm cho ngành trắc địa. Cái chết bất thình lình của người cháu ấy đến bây giờ ông vẫn chẳng thể lý giải. Cháu ông là người khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh tình gì trầm trọng. Thế nhưng, không hiểu vì sao, hôm đó, đang ở công ty, cháu ông bỗng dưng đột tử. Tin cháu ông mất được chuyển về giữa lúc dân làng đang hoang mang bởi những cái chết bất thường diễn ra như ngả rạ ở làng khiến ai cũng thất kinh, thảng thốt. Thân xác cháu ông được chuyển về qua đường hàng không, mọi người đón bằng nước mắt đầm đìa, bằng sự khiếp đảm, hoảng loạn.

Người cháu ấy vừa chôn cất, mộ chưa xanh cỏ thì một tin dữ khác lại được chuyển về còn rùng rợn hơn gấp bội. Một người cháu khác của ông đi xuất khẩu lao động mãi tận Mã Lai, cũng bỗng nhiên chết bất đắc kỳ tử ngay tại nơi ở trọ. Rơm rớm nước mắt, ông Tuấn bảo người cháu này ngoan lắm, ông rất quý, rất yêu. Vậy mà ông không được nhìn mặt cháu lần cuối trước khi nó nhắm mắt lìa đời. Người cháu này trước đây đi bộ đội. Hết quân ngũ, anh được tỉnh đoàn giới thiệu đi lao độngở nước ngoài. Trước khi đi, anh mang bao hoài bão về một tương lai rạng ngời, vậy mà…

Đón con cháu về bằng “hòm gỗ cài hoa”, người nhà ông Tuấn chết lịm. Khi đó, không chỉ họ ông mà cả làng đều tim đập chân run bởi một ý nghĩ: “Thánh thần đã chọn, đã chỉ mặt gọi tên thì dù người làng có ở bất cứ nơi đâu trên cõi dương gian này thì “ngài” cũng “vật chết”, lôi về cho kỳ được!”. Cảnh tang tóc khi đó đến giờ ông Tấn vẫn không thể nào quên được. Đi đâu người ta cũng chỉ bàn tán những chuyện rùng rợn, thảm thương đến thối cả ruột gan. Khi đó, chẳng ai muốn làm ăn gì, cứ quẩn quanh với nỗi sợ hãi mỗi lúc một lớn thêm lên. Khu ông Tuấn ở có đường dẫn ra nghĩa địa. Những ngày ấy, cả khu cứ đóng cửa im ỉm. Ai cũng sợ mở cửa ra thì tà khí của người xấu số “bay” vào nhà mình.

Khi những cái chết cứ chồng chất, cứ liên tiếp diễn ra, các cơ quan đoàn thể ở địa phương cũng như… ngồi trên chảo lửa. ông Tuấn kể, đầu tiên là Hội người cao tuổi của làng vào cuộc. Chọn ngày đẹp, dân làng làm lễ rồi lũ lượt kéo nhau lên Đền Và, khẩn cầu đức Thánh Tản dang tay che chở. Buổi cúng lễ ấy có tới hơn bốn chục người tham gia, mặt ai cũng thảm thương, ủ dột. Tuy nhiên, việc ấy chẳng giải quyết gì, tai ương vẫn không ngừng tiếp diễn, người vẫn nối người xô nhau về cõi vĩnh hằng. Lúc đó, bởi nghĩ cứu mình trước khi… giời cứu, dân làng mạnh ai người ấy đi tìm thầy tướng, thầy cúng để cầu mong sự bình an đến với mình. Và, tất thảy những thầy tướng cao tay đó đều khẳng định, đất của làng bị động, long mạch của làng đang có vấn đề. Thế nhưng, giải hạn, giải tai ương đó bằng cách nào thì chẳng ai biết. Nhiều thầy được mời về làng, nhưng ngó ngược nhìn xuôi đều lắc đầu nguầy nguậy nói là không làm được, không cứu được dù có trả bao nhiêu tiền đi nữa.

Trong cơn hoảng loạn, mọi người bỗng chợt nhớ tới một cao tăng đã ra tay cứu dân ở làng Nghĩa Phủ (làng nằm ngay cạnh Vân Gia) chừng gần chục năm về trước. Vị cao tăng đó là hòa thượng Thích Phúc Trí, khi đó đã trên chín mươi tuổi, trụ trì chùa ngàn tuổi Mễ Trì Thượng (còn gọi là Thiên Trúc tự) ở Hà Nội.

Mọi người nhớ tới vị cao tăng này là bởi thuở trước, khi trùng tu đền Nghĩa Phủ, người ta đã đắp thêm hai pho tượng hộ pháp nửa chìm nửa nổi (kiểu phù điêu) ở ngay trước cổng đền. Cũng ngay sau việc làm đó, dân Nghĩa Phủ hơn chục người bỗng dưng lăn ra chết. Toàn người trẻ, chết chẳng rõ căn do. Hoảng kinh, bởi mối thâm tình, người làng Nghĩa Phủ đã xuống Hà Nội đón hòa thượng lên làm lễ trấn, yểm. Tới nơi, hòa thượng làm phép và bảo dân làng dỡ bỏ hai ông hộ pháp trước cửa đền đi thì ngay tức khác nạn khỏi tai qua. Đúng như lời hòa thượng phán, ngay sau khi dỡ bỏ hai pho tượng trên thì làng không còn cái chết bất ngờ nào nữa...

Bưuđiện Việt Nam






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |