

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#961
Gửi vào 03/05/2014 - 06:35
KỂ CHUYỆN MA RÙNG RỢN CÓ THẬT.
Tất cả những câu chuyện do các nhân vật có thật, tôi kể ra không nhằm mục đích tạo sự hoang mang cho mọi người. Đơn giản là những câu chuyện đã được không riêng gì một người, mà nhiều người đã nói tới trong thời gian qua. Đây là những kinh nghiệm tâm linh cá nhân, kể cho nhau nghe, nhân mùa lễ tết.
Đây là một câu chuyện thực, mà sau đó tôi đã kiểm chứng. Năm đó là năm 72, Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi ra trường với cấp bực Chuẩn Úy. Ngày tôi trình diện đơn vị, hôm đó đơn vị tôi đóng trong cổng Mỹ trên đồi Con Eùn, trong xã Cầm Mỹ, cách Long Khánh khoảng 27 cây số. Đoạn đường đó một ngày có một chuyến xe thôi. Năm 72, không được an ninh. Tôi nhớ rằng, buổi chiều hôm đó, hậu cứ của tiểu đoàn có một chiếc xe Dodge, tôi quá gian chiếc xe Dodge đó đi vô trong đơn vị, vào khoảng độ hơn năm giờ chiều.
Khi tôi bước chân khỏi xe Dodge, đang còn ngồi trên ba lô, ông Đại úy Nhơn ra gặp. Tôi ngắn gọn, cho biết tôi là sĩ quan mới ra trường đến trình diện đơn vị. Ông vô kêu Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng ra, Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng nói là, tối rồi vào Bộ chỉ Huy Tiểu đoàn, ngày mai tính, tức là sẽ đưa tôi ra Đại đội nào đó. Một đơn vị nằm trên một ngọn đồi, đêm không có đèn, Tiểu đoàn Trưởng nói tôi đi lên trên đồi.
Đêm hôm đó tôi ngủ tại phòng Trung Úy Lâm A Si, Đại đội Trưởng đại đội yểm trợ chỉ huy. Trung úy ngủ ở trên tấm ván đóng bằng thùng đạn 105 ly, còn dư cái võng, Trung úy nói là cho tôi nằm. Đó là đêm đầu tiên, tôi không biết gì về đơn vị mới và tôi không biết gì về căn hầm đó cả. Tối tôi ngủ mơ mơ màng màng, ba lần trong đêm, tôi cứ nghe có ai đó nói, ông làm ơn trả lại cho tôi khẩu súng, ông làm ơn trả lại cho tôi khẩu súng…
Sự thực, tôi mới trình diện đơn vị, chưa lãnh một khẩu súng nào hết, từ M-16 đến Colt. Đến lần thứ ba như vậy, tôi nhớ, mắt tôi còn mở nhìn qua cửa của căn hầm thấy ánh trăng, tôi vẫn nghe câu trả lại cho tôi khẩu súng… Lúc đó, giống như có cái gì đè ở trên ngực, tôi nằm gần như là bất động, cố gắng lắm, chân của tôi vẫn còn mang đôi giày bốt đờ sô, rời khỏi thành võng, rớt xuống cái rầm.
Trung úy Lâm A Si, Đại đội Trưởng yểm trợ, chỉ huy Đại đội của Tiểu đoàn hỏi tôi, chuyện gì đó. Tôi nói không có gì cả, trời cũng gần sáng. Đến sáng, năm sĩ quan Tiểu đoàn trong đó có Trưởng ban ba, Trưởng phòng Truyền tin, Trưởng ban năm, Trưởng ban hai, ra ngoài sân Tiểu đoàn mới nói quan nhỏ đâu trình diện coi, đi uống cà phê.
Tất cả đều kéo xuống quán cà phê ở dưới chân đồi trong xã Cầm Mỹ, tại đó tôi mới thắc mắc, hỏi mấy xếp là tại sao kỳ vậy, tôi mới ra đơn vị, chưa nhận một khẩu súng nào cả, mà trong đêm, cả ba lần có người cứ đòi súng.
Mấy ổng mới cười lên, nói rằng, Trung úy Tới nó đòi súng cậu. Tôi mới nói lạ nhỉ, tôi chưa nhận khẩu súng nào cả, tại sao đòi. Thế là sau cữ cà phê đó, lúc trở về, tôi mới tìm hiểu. Câu chuyện là như vậy, ở đầu võng của tôi có đóng một cây đinh, mục đích treo cái dây ba chạc, mà trong dây ba chạc đó, có một cái khẩu súng trước kia của Trung úy Tới.
Khi ông chết, ông nằm úp, khẩu súng nằm ở dưới bụng, sau tai nạn đó, khẩu súng cứ đưa đến tay ai, người đó đều bị ông về đòi súng. Đó là câu chuyện mà tôi chứng kiến trong cuộc đời cách đây vào khoảng độ ba mươi năm. Khẩu súng hình như có linh hồn của một người bạn cùng đơn vị của tôi.
Phan Khắc Đàm
Tất cả những câu chuyện do các nhân vật có thật, tôi kể ra không nhằm mục đích tạo sự hoang mang cho mọi người. Đơn giản là những câu chuyện đã được không riêng gì một người, mà nhiều người đã nói tới trong thời gian qua. Đây là những kinh nghiệm tâm linh cá nhân, kể cho nhau nghe, nhân mùa lễ tết.
Đây là một câu chuyện thực, mà sau đó tôi đã kiểm chứng. Năm đó là năm 72, Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi ra trường với cấp bực Chuẩn Úy. Ngày tôi trình diện đơn vị, hôm đó đơn vị tôi đóng trong cổng Mỹ trên đồi Con Eùn, trong xã Cầm Mỹ, cách Long Khánh khoảng 27 cây số. Đoạn đường đó một ngày có một chuyến xe thôi. Năm 72, không được an ninh. Tôi nhớ rằng, buổi chiều hôm đó, hậu cứ của tiểu đoàn có một chiếc xe Dodge, tôi quá gian chiếc xe Dodge đó đi vô trong đơn vị, vào khoảng độ hơn năm giờ chiều.
Khi tôi bước chân khỏi xe Dodge, đang còn ngồi trên ba lô, ông Đại úy Nhơn ra gặp. Tôi ngắn gọn, cho biết tôi là sĩ quan mới ra trường đến trình diện đơn vị. Ông vô kêu Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng ra, Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng nói là, tối rồi vào Bộ chỉ Huy Tiểu đoàn, ngày mai tính, tức là sẽ đưa tôi ra Đại đội nào đó. Một đơn vị nằm trên một ngọn đồi, đêm không có đèn, Tiểu đoàn Trưởng nói tôi đi lên trên đồi.
Đêm hôm đó tôi ngủ tại phòng Trung Úy Lâm A Si, Đại đội Trưởng đại đội yểm trợ chỉ huy. Trung úy ngủ ở trên tấm ván đóng bằng thùng đạn 105 ly, còn dư cái võng, Trung úy nói là cho tôi nằm. Đó là đêm đầu tiên, tôi không biết gì về đơn vị mới và tôi không biết gì về căn hầm đó cả. Tối tôi ngủ mơ mơ màng màng, ba lần trong đêm, tôi cứ nghe có ai đó nói, ông làm ơn trả lại cho tôi khẩu súng, ông làm ơn trả lại cho tôi khẩu súng…
Sự thực, tôi mới trình diện đơn vị, chưa lãnh một khẩu súng nào hết, từ M-16 đến Colt. Đến lần thứ ba như vậy, tôi nhớ, mắt tôi còn mở nhìn qua cửa của căn hầm thấy ánh trăng, tôi vẫn nghe câu trả lại cho tôi khẩu súng… Lúc đó, giống như có cái gì đè ở trên ngực, tôi nằm gần như là bất động, cố gắng lắm, chân của tôi vẫn còn mang đôi giày bốt đờ sô, rời khỏi thành võng, rớt xuống cái rầm.
Trung úy Lâm A Si, Đại đội Trưởng yểm trợ, chỉ huy Đại đội của Tiểu đoàn hỏi tôi, chuyện gì đó. Tôi nói không có gì cả, trời cũng gần sáng. Đến sáng, năm sĩ quan Tiểu đoàn trong đó có Trưởng ban ba, Trưởng phòng Truyền tin, Trưởng ban năm, Trưởng ban hai, ra ngoài sân Tiểu đoàn mới nói quan nhỏ đâu trình diện coi, đi uống cà phê.
Tất cả đều kéo xuống quán cà phê ở dưới chân đồi trong xã Cầm Mỹ, tại đó tôi mới thắc mắc, hỏi mấy xếp là tại sao kỳ vậy, tôi mới ra đơn vị, chưa nhận một khẩu súng nào cả, mà trong đêm, cả ba lần có người cứ đòi súng.
Mấy ổng mới cười lên, nói rằng, Trung úy Tới nó đòi súng cậu. Tôi mới nói lạ nhỉ, tôi chưa nhận khẩu súng nào cả, tại sao đòi. Thế là sau cữ cà phê đó, lúc trở về, tôi mới tìm hiểu. Câu chuyện là như vậy, ở đầu võng của tôi có đóng một cây đinh, mục đích treo cái dây ba chạc, mà trong dây ba chạc đó, có một cái khẩu súng trước kia của Trung úy Tới.
Khi ông chết, ông nằm úp, khẩu súng nằm ở dưới bụng, sau tai nạn đó, khẩu súng cứ đưa đến tay ai, người đó đều bị ông về đòi súng. Đó là câu chuyện mà tôi chứng kiến trong cuộc đời cách đây vào khoảng độ ba mươi năm. Khẩu súng hình như có linh hồn của một người bạn cùng đơn vị của tôi.
Phan Khắc Đàm
Thanked by 1 Member:
|
|
#962
Gửi vào 04/05/2014 - 01:13
ÔNG TRỐN - TỤI TUI BẮT VÀ TỤI TUI TRỐN - ÔNG BẮT.
Số là: Tôi lớn lên ở một quận nhỏ thuộc tỉnh Châu Đốc cũ, sát biên giới với Cambodia, nên tín ngưỡng "Ông Tà" của người Miên khá ăn sâu trong dân gian, rải rác trong xóm ấp hoặc giữa đồng trống, có các ngôi miếu nhỏ, thờ duy nhất một cục đá cỡ cái chén, rất linh ứng, người lớn có lẽ không ai dám phá phách, chỉ trừ bọn trẻ tụi tôi thôi.
Nhà tôi cách chợ quận chừng năm cây số, làm ruộng lúa và có nuôi chừng năm bảy con bò để cày bừa, cho nên trước khi vào học lớp năm là lớp một bây giờ, thì tui đã biết cởi đàn bò ra đồng cho ăn cỏ... và chơi cút bắt với Ông Tà, vì mỗi khi tắm đìa mà không chơi cút bắt với Ông Tà thì mất vui.
Cái đìa vùng quê tui khá rộng, có cái lớn hơn năm ngàn mét vuông. Bọn trẻ tụi tôi sau khi thả bò ra cho ăn cỏ là hú nhau gom lại bờ đìa để nướng cá, nướng ốc ăn và sau đó là tắm đìa với màn chơi cút bắt, trước nhứt là lựa một tên lớn và khoẻ hơn hết để ném cục đá Ông Tà ra giữa đìa, càng xa càng tốt.
Màn một là: ÔNG TRỐN-TỤI TUI BẮT, cả bọn lặn hụp, mò dưới bùn để tìm cục đá Ông Tà, nhưng trong đời của tui là chưa bao giờ tụi tui bắt được Ông Tà lần nào cả, các bác chắc biết cái đìa có lớp bùn nhão dưới đáy dầy cả mét, rộng như một con sông nhỏ, ngang bốn chục đến năm chục mét, dài hơn hai trăm mét, ông cố tổ ai mà tìm được.
Thế là bọn tui thua ổng, nhưng tất cả phải lên bờ đìa và la lớn ba lần là tụi tui chịu thua ông, có lẽ tính khí trẻ con của ổng thích vậy. Và màn hai là: TỤI TUI TRỐN-ÔNG BẮT, là kể như đứa nào lặn đâu cũng đụng-chạm cục đá đó cả, thật là kỳ lạ, có hôm không biết thế nào hình như ổng mạnh tay hơi quá, làm mắt cá chân của tôi đau điếng, nhiều khi bầm xanh mấy ngày mới hết.
Tôi còn nhớ một chuyện rất buồn cười là vào khoảng năm 1963 thì phải, lúc đó tôi đang học lớp nhứt là lớp năm bây giờ, trong lúc bọn tui đang giỡn với Ông Tà, thì có Bác Bảy cày đất gần đó, bác này trong lúc đi lại đìa múc nước uống, có nhắc nhở bọn tui đừng có đùa giởn mạnh tay quá, coi chừng bị Ngài "quở"!
Bị quở phạt đâu không thấy, nhưng Bác Bảy đó ổng bị méo miệng đến mấy ngày, cả nhà phải ra cúng vái, lạy tạ mới hết bịnh. Các cụ già cao niên thường cho biết là Ông Tà rất thích chơi đùa với trẻ mục đồng, ai mà xen vô làm Ngài mất hứng là ngài phạt liền. Bác Bảy này bị phạt vì rầy la trẻ mục đồng (có lẽ Ngài sợ là không còn đứa con nít nào dám giỡn với miểu Ông Tà nữa).
Các Bác cũng biết là bọn tôi không có thói quen đem Ông Tà (cục đá) lên miễu, thua là bọn tôi bỏ của chạy lấy người, nên lúc nào tụi tôi cũng bỏ ổng lại dưới nước sau khi tàn cuộc vui, nhưng ngàn lần như một là mờ sáng hôm sau, ông lại mò lên an vị trong miếu như chưa hề có cuộc chia ly.
Thật không thể hiểu nổi...mà cục đá đó thì không thể nhầm lẫn được, vì bọn tôi có làm dấu bằng cách lấy mũi dao khắc vào.
Chuyện ông tà trong vùng ký ức trẻ thơ của tôi còn nữa, nhứt là chuyện một người bạn học cùng lớp đệ thất là lớp sáu bây giờ với tui, hồi năm 1964 bị phạt té trặc tay, vì anh này không phải trẻ mục đồng, anh ta ở chợ quận, nhưng lại có công lớn là mang Ông Tà ra sông cái cách đó chừng hai cây số, để ném xuống sông Tiền (sông Cửu Long)...
muusy
Số là: Tôi lớn lên ở một quận nhỏ thuộc tỉnh Châu Đốc cũ, sát biên giới với Cambodia, nên tín ngưỡng "Ông Tà" của người Miên khá ăn sâu trong dân gian, rải rác trong xóm ấp hoặc giữa đồng trống, có các ngôi miếu nhỏ, thờ duy nhất một cục đá cỡ cái chén, rất linh ứng, người lớn có lẽ không ai dám phá phách, chỉ trừ bọn trẻ tụi tôi thôi.
Nhà tôi cách chợ quận chừng năm cây số, làm ruộng lúa và có nuôi chừng năm bảy con bò để cày bừa, cho nên trước khi vào học lớp năm là lớp một bây giờ, thì tui đã biết cởi đàn bò ra đồng cho ăn cỏ... và chơi cút bắt với Ông Tà, vì mỗi khi tắm đìa mà không chơi cút bắt với Ông Tà thì mất vui.
Cái đìa vùng quê tui khá rộng, có cái lớn hơn năm ngàn mét vuông. Bọn trẻ tụi tôi sau khi thả bò ra cho ăn cỏ là hú nhau gom lại bờ đìa để nướng cá, nướng ốc ăn và sau đó là tắm đìa với màn chơi cút bắt, trước nhứt là lựa một tên lớn và khoẻ hơn hết để ném cục đá Ông Tà ra giữa đìa, càng xa càng tốt.
Màn một là: ÔNG TRỐN-TỤI TUI BẮT, cả bọn lặn hụp, mò dưới bùn để tìm cục đá Ông Tà, nhưng trong đời của tui là chưa bao giờ tụi tui bắt được Ông Tà lần nào cả, các bác chắc biết cái đìa có lớp bùn nhão dưới đáy dầy cả mét, rộng như một con sông nhỏ, ngang bốn chục đến năm chục mét, dài hơn hai trăm mét, ông cố tổ ai mà tìm được.
Thế là bọn tui thua ổng, nhưng tất cả phải lên bờ đìa và la lớn ba lần là tụi tui chịu thua ông, có lẽ tính khí trẻ con của ổng thích vậy. Và màn hai là: TỤI TUI TRỐN-ÔNG BẮT, là kể như đứa nào lặn đâu cũng đụng-chạm cục đá đó cả, thật là kỳ lạ, có hôm không biết thế nào hình như ổng mạnh tay hơi quá, làm mắt cá chân của tôi đau điếng, nhiều khi bầm xanh mấy ngày mới hết.
Tôi còn nhớ một chuyện rất buồn cười là vào khoảng năm 1963 thì phải, lúc đó tôi đang học lớp nhứt là lớp năm bây giờ, trong lúc bọn tui đang giỡn với Ông Tà, thì có Bác Bảy cày đất gần đó, bác này trong lúc đi lại đìa múc nước uống, có nhắc nhở bọn tui đừng có đùa giởn mạnh tay quá, coi chừng bị Ngài "quở"!
Bị quở phạt đâu không thấy, nhưng Bác Bảy đó ổng bị méo miệng đến mấy ngày, cả nhà phải ra cúng vái, lạy tạ mới hết bịnh. Các cụ già cao niên thường cho biết là Ông Tà rất thích chơi đùa với trẻ mục đồng, ai mà xen vô làm Ngài mất hứng là ngài phạt liền. Bác Bảy này bị phạt vì rầy la trẻ mục đồng (có lẽ Ngài sợ là không còn đứa con nít nào dám giỡn với miểu Ông Tà nữa).
Các Bác cũng biết là bọn tôi không có thói quen đem Ông Tà (cục đá) lên miễu, thua là bọn tôi bỏ của chạy lấy người, nên lúc nào tụi tôi cũng bỏ ổng lại dưới nước sau khi tàn cuộc vui, nhưng ngàn lần như một là mờ sáng hôm sau, ông lại mò lên an vị trong miếu như chưa hề có cuộc chia ly.
Thật không thể hiểu nổi...mà cục đá đó thì không thể nhầm lẫn được, vì bọn tôi có làm dấu bằng cách lấy mũi dao khắc vào.
Chuyện ông tà trong vùng ký ức trẻ thơ của tôi còn nữa, nhứt là chuyện một người bạn học cùng lớp đệ thất là lớp sáu bây giờ với tui, hồi năm 1964 bị phạt té trặc tay, vì anh này không phải trẻ mục đồng, anh ta ở chợ quận, nhưng lại có công lớn là mang Ông Tà ra sông cái cách đó chừng hai cây số, để ném xuống sông Tiền (sông Cửu Long)...
muusy
Thanked by 1 Member:
|
|
#963
Gửi vào 06/05/2014 - 18:37
KHUÔN MẶT ĐẦY ÁM ẢNH TRÊN THANH DẦM THÉP TRONG VỤ 11.9
Khuôn mặt với đôi mắt đen, chiếc miệng mở rộng như đang gào thét trong nỗi sợ hãi vì đã trải qua tai nạn đau thương cách đây hơn mười năm.
Sự kiện ngày 11.9 diễn ra cách đây đã hơn mười năm nhưng dường như nỗi đau thương và ám ảnh vẫn còn đó với những người dân Mỹ. Để tưởng nhớ tới 2,977 nạn nhân của vụ đánh bom, chính phủ Mỹ đã cho xây dựng Bảo tàng tưởng niệm Quốc gia 11.9 tại thành phố New York. Tuần vừa qua, các công nhân của dự án xây dựng bảo tàng cho biết đã nhìn thấy một hồn ma, hay chính xác hơn là một khuôn mặt giống như đang gào thét xuất hiện trong thanh dầm thép hiện đang được trưng bày.
Được biết, thanh dầm thép Impact Steel, là thanh dầm còn sót lại sau vụ đâm sầm máy bay lần đầu tiên ở tòa tháp phía Bắc vào hồi 8h46' sáng ngày 11.9.2001. Do va đập mạnh, thanh dầm dài chín mét này đã bị xoắn và ăn mòn. Tuy nhiên, hiện nó vẫn đang được cất giữ và trưng bày tại chính giữa sảnh bảo tàng.
Các nhân chứng cho biết, khuôn mặt xuất hiện trong thanh dầm thép như đang nhìn thẳng về phía trước mặt, với đôi mắt tối màu và chiếc miệng mở rộng như thể một nhân chứng trải qua nỗi sợ hãi tột độ.
Kể từ khi phát hiện ra khuôn mặt ám ảnh, các công nhân rất sợ khi phải tiến gần tới thanh dầm thép. Một công nhân còn cho biết thanh dầm thép thường xuyên tự phát ra ánh sáng, mặc dù không ai được lại gần. Đây là điều vô cùng kỳ lạ mà họ được chứng kiến từ trước tới giờ.
Dự kiến, bảo tàng này sẽ được mở cửa tham quan vào mùa xuân năm sau.
Chi Mai
Khuôn mặt với đôi mắt đen, chiếc miệng mở rộng như đang gào thét trong nỗi sợ hãi vì đã trải qua tai nạn đau thương cách đây hơn mười năm.
Sự kiện ngày 11.9 diễn ra cách đây đã hơn mười năm nhưng dường như nỗi đau thương và ám ảnh vẫn còn đó với những người dân Mỹ. Để tưởng nhớ tới 2,977 nạn nhân của vụ đánh bom, chính phủ Mỹ đã cho xây dựng Bảo tàng tưởng niệm Quốc gia 11.9 tại thành phố New York. Tuần vừa qua, các công nhân của dự án xây dựng bảo tàng cho biết đã nhìn thấy một hồn ma, hay chính xác hơn là một khuôn mặt giống như đang gào thét xuất hiện trong thanh dầm thép hiện đang được trưng bày.
Được biết, thanh dầm thép Impact Steel, là thanh dầm còn sót lại sau vụ đâm sầm máy bay lần đầu tiên ở tòa tháp phía Bắc vào hồi 8h46' sáng ngày 11.9.2001. Do va đập mạnh, thanh dầm dài chín mét này đã bị xoắn và ăn mòn. Tuy nhiên, hiện nó vẫn đang được cất giữ và trưng bày tại chính giữa sảnh bảo tàng.
Các nhân chứng cho biết, khuôn mặt xuất hiện trong thanh dầm thép như đang nhìn thẳng về phía trước mặt, với đôi mắt tối màu và chiếc miệng mở rộng như thể một nhân chứng trải qua nỗi sợ hãi tột độ.
Kể từ khi phát hiện ra khuôn mặt ám ảnh, các công nhân rất sợ khi phải tiến gần tới thanh dầm thép. Một công nhân còn cho biết thanh dầm thép thường xuyên tự phát ra ánh sáng, mặc dù không ai được lại gần. Đây là điều vô cùng kỳ lạ mà họ được chứng kiến từ trước tới giờ.
Dự kiến, bảo tàng này sẽ được mở cửa tham quan vào mùa xuân năm sau.
Chi Mai
Thanked by 1 Member:
|
|
#964
Gửi vào 08/05/2014 - 05:59
1. LẠNH GÁY CẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ MA TẤN CÔNG.
Đoạn phim từ camera an ninh đã ghi lại được cảnh tượng vô cùng hãi hùng, khi một người đàn ông bất ngờ bị bóng ma tấn công.
Trong đoạn phim được đăng tải lên YouTube, người đàn ông mặc áo mũ đang đi trên hành lang thì bị một bóng ma xô ngã, rồi lôi đi xềnh xệch. Cảnh tượng này trông không khác gì những bộ phim kinh dị.
Sau khi lôi người đàn ông được vài mét, bóng ma bỗng thả “con mồi” của mình ra và dần biến mất. Nạn nhân quay đầu bỏ chạy "bán sống bán chết".
2. HỒN MA BÉ GÁI BÁM THEO GIA ĐÌNH TRẺ.
Sau hai năm xem lại những bức ảnh đã chụp trước đó, cặp đôi người Anh này mới nhìn thấy bóng trắng, được cho là một hồn ma bé gái liên tục xuất hiện trong bức hình của gia đình họ.
Sau chuyến ghé thăm Viện bảo tàng Lâu đài tại hạt Yorkshire, Anh Quốc, cặp đôi John Burnside và Shona Backhouse không mấy để tâm đến những tấm hình lưu niệm, mà họ chụp được trong chuyến đi cho tới khi phát hiện ra một bóng trắng, được cho là hồn ma của một bé gái cứ luẩn quẩn quanh họ.
Cặp đôi sống tại thành phố Wakefield, hạt Tây Yorkshire cho biết, cách đây hai năm, họ đã cùng với cậu con trai mười tám tháng tuổi, bé Johnthomas, ghé thăm Viện bảo tàng Lâu đài. Khi đó, họ chỉ có một cảm giác rất thích thú và vui vẻ, vì đã có được một chuyến đi bổ ích. Nhưng cho tới gần đây, khi nhìn lại những bức hình, họ mới phát hiện ra một bóng trắng có hình dáng của một bé gái trong trang phục thời cổ xưa, luôn hiện quanh quẩn bên gia đình họ.
Anh John, hai mươi bảy tuổi, vẫn không khỏi sợ hãi mỗi khi nhắc tới. Anh cho biết, sau khi tìm được chiếc thẻ nhớ điện thoại cũ nằm trong túi áo, anh đã thử mở ra xem lại những bức ảnh cũ. Không chỉ riêng anh mà chị Shona, hai mươi lăm tuổi, cũng nhìn rõ đấy là một bé gái.
Ban đầu, anh John còn nghĩ đó là vong linh đứa con đã mất của chị gái anh. Nhưng nhìn kỹ thì bé gái đó lại mặc trang phục từ thời Victoria. Chị Shona còn cho rằng, hồn ma bé gái này đã bám theo họ trong suốt chuyến tham quan, vì trong bức ảnh cuối cùng, nó cũng xuất hiện.
Được biết, trước kia, viện bảo tàng này đã từng được dính tới một số tin đồn bị ma ám. Nhóm quay phim của show truyền hình "Thị trấn ma ám" năm 2006, cũng khẳng định nghe thấy những âm thanh the thé và tận mắt nhìn thấy bóng ma trẻ con chạy nhảy xung quanh. Tuy nhiên, hiện tại Viện bảo tàng Lâu đài cũng không thể đưa ra xác minh về bóng trắng, xuất hiện trong những bức ảnh của cặp đôi John-Shona.
Chi Mai
Đoạn phim từ camera an ninh đã ghi lại được cảnh tượng vô cùng hãi hùng, khi một người đàn ông bất ngờ bị bóng ma tấn công.
Trong đoạn phim được đăng tải lên YouTube, người đàn ông mặc áo mũ đang đi trên hành lang thì bị một bóng ma xô ngã, rồi lôi đi xềnh xệch. Cảnh tượng này trông không khác gì những bộ phim kinh dị.
Sau khi lôi người đàn ông được vài mét, bóng ma bỗng thả “con mồi” của mình ra và dần biến mất. Nạn nhân quay đầu bỏ chạy "bán sống bán chết".
2. HỒN MA BÉ GÁI BÁM THEO GIA ĐÌNH TRẺ.
Sau hai năm xem lại những bức ảnh đã chụp trước đó, cặp đôi người Anh này mới nhìn thấy bóng trắng, được cho là một hồn ma bé gái liên tục xuất hiện trong bức hình của gia đình họ.
Sau chuyến ghé thăm Viện bảo tàng Lâu đài tại hạt Yorkshire, Anh Quốc, cặp đôi John Burnside và Shona Backhouse không mấy để tâm đến những tấm hình lưu niệm, mà họ chụp được trong chuyến đi cho tới khi phát hiện ra một bóng trắng, được cho là hồn ma của một bé gái cứ luẩn quẩn quanh họ.
Cặp đôi sống tại thành phố Wakefield, hạt Tây Yorkshire cho biết, cách đây hai năm, họ đã cùng với cậu con trai mười tám tháng tuổi, bé Johnthomas, ghé thăm Viện bảo tàng Lâu đài. Khi đó, họ chỉ có một cảm giác rất thích thú và vui vẻ, vì đã có được một chuyến đi bổ ích. Nhưng cho tới gần đây, khi nhìn lại những bức hình, họ mới phát hiện ra một bóng trắng có hình dáng của một bé gái trong trang phục thời cổ xưa, luôn hiện quanh quẩn bên gia đình họ.
Anh John, hai mươi bảy tuổi, vẫn không khỏi sợ hãi mỗi khi nhắc tới. Anh cho biết, sau khi tìm được chiếc thẻ nhớ điện thoại cũ nằm trong túi áo, anh đã thử mở ra xem lại những bức ảnh cũ. Không chỉ riêng anh mà chị Shona, hai mươi lăm tuổi, cũng nhìn rõ đấy là một bé gái.
Ban đầu, anh John còn nghĩ đó là vong linh đứa con đã mất của chị gái anh. Nhưng nhìn kỹ thì bé gái đó lại mặc trang phục từ thời Victoria. Chị Shona còn cho rằng, hồn ma bé gái này đã bám theo họ trong suốt chuyến tham quan, vì trong bức ảnh cuối cùng, nó cũng xuất hiện.
Được biết, trước kia, viện bảo tàng này đã từng được dính tới một số tin đồn bị ma ám. Nhóm quay phim của show truyền hình "Thị trấn ma ám" năm 2006, cũng khẳng định nghe thấy những âm thanh the thé và tận mắt nhìn thấy bóng ma trẻ con chạy nhảy xung quanh. Tuy nhiên, hiện tại Viện bảo tàng Lâu đài cũng không thể đưa ra xác minh về bóng trắng, xuất hiện trong những bức ảnh của cặp đôi John-Shona.
Chi Mai
Sửa bởi hiendde: 08/05/2014 - 06:07
Thanked by 1 Member:
|
|
#965
Gửi vào 10/05/2014 - 09:41
NHỮNG CÂU CHUYỆN MA ÁM ĐÁNG SỢ.
Từ xa xưa, nhiều người đã mang trong mình ý niệm sợ hãi về những lời nguyền dù không hề có lý giải khoa học hay minh chứng rõ ràng. Nó được định nghĩa là một thế lực vô hình nhưng vô cùng đáng sợ và bí ẩn.
Những "thế lực vô hình" mà nhiều người cho rằng là lời nguyền ma ám đó, được tin rằng có khả năng quẩn quanh và sẵn sàng giáng tai họa tới tất cả những người liên quan đến nó, bất kể họ là ai...
1. Chiếc ghế chết chóc.
Năm 1702, Thomas Busby bị kết án treo cổ vì đã bóp cổ cha. Trước khi thi hành án, y có nguyện vọng là được thưởng thức bữa ăn cuối cùng tại quán rượu yêu thích ở Thirsk, Anh.
Khi hoàn thành bữa ăn, Thomas Busby đứng dậy và nói rằng:
- Bất cứ ai dám ngồi vào chiếc ghế này cũng sẽ nhận về mình một cái chết bất ngờ.
Nhiều người không tin vào câu nói đó và coi đó chỉ là câu nói đùa. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, người dân địa phương bắt đầu nhận thấy rằng, những ai đã từng ngồi lên chiếc ghế đó đều gặp phải cái chết bất ngờ. Điển hình vào năm 1967, hai phi công của không quân hoàng gia, đã vô tình ngồi lên chiếc ghế và ngay sau đó, chiếc xe của họ đã gặp tai nạn.
Khi làm vệ sinh quán, một người phụ nữ đã bị trượt chân và không may ngã nhào xuống chiếc ghế đó. Thật đáng buồn thì không lâu sau, bà cũng qua đời vì một khối u não...Danh sách những người chết liên quan tới chiếc ghế đó ngày càng nhiều, lên tới sáu mươi ba người.
Bởi vậy, chủ quán đã quyết định bỏ chiếc ghế vào tầng hầm. Không may khi ở đó, chiếc ghế vẫn đủ sức làm hại nhiều nạn nhân khác. Một người đàn ông giao hàng khi xếp đồ vào tầng hầm, vô tình ngồi vào chiếc ghế để nghỉ và cũng bị tai nạn ngay hôm đó. Chính vì vậy vào năm 1972, chủ quán rượu đã tặng chiếc ghế cho bảo tàng địa phương. Bảo tàng này đã giữ và trưng bày chiếc ghế nhưng treo nó lên cao để không ai có thể ngồi vào đó.
Từ xa xưa, nhiều người đã mang trong mình ý niệm sợ hãi về những lời nguyền dù không hề có lý giải khoa học hay minh chứng rõ ràng. Nó được định nghĩa là một thế lực vô hình nhưng vô cùng đáng sợ và bí ẩn.
Những "thế lực vô hình" mà nhiều người cho rằng là lời nguyền ma ám đó, được tin rằng có khả năng quẩn quanh và sẵn sàng giáng tai họa tới tất cả những người liên quan đến nó, bất kể họ là ai...
1. Chiếc ghế chết chóc.
Năm 1702, Thomas Busby bị kết án treo cổ vì đã bóp cổ cha. Trước khi thi hành án, y có nguyện vọng là được thưởng thức bữa ăn cuối cùng tại quán rượu yêu thích ở Thirsk, Anh.
Khi hoàn thành bữa ăn, Thomas Busby đứng dậy và nói rằng:
- Bất cứ ai dám ngồi vào chiếc ghế này cũng sẽ nhận về mình một cái chết bất ngờ.
Nhiều người không tin vào câu nói đó và coi đó chỉ là câu nói đùa. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, người dân địa phương bắt đầu nhận thấy rằng, những ai đã từng ngồi lên chiếc ghế đó đều gặp phải cái chết bất ngờ. Điển hình vào năm 1967, hai phi công của không quân hoàng gia, đã vô tình ngồi lên chiếc ghế và ngay sau đó, chiếc xe của họ đã gặp tai nạn.
Khi làm vệ sinh quán, một người phụ nữ đã bị trượt chân và không may ngã nhào xuống chiếc ghế đó. Thật đáng buồn thì không lâu sau, bà cũng qua đời vì một khối u não...Danh sách những người chết liên quan tới chiếc ghế đó ngày càng nhiều, lên tới sáu mươi ba người.
Bởi vậy, chủ quán đã quyết định bỏ chiếc ghế vào tầng hầm. Không may khi ở đó, chiếc ghế vẫn đủ sức làm hại nhiều nạn nhân khác. Một người đàn ông giao hàng khi xếp đồ vào tầng hầm, vô tình ngồi vào chiếc ghế để nghỉ và cũng bị tai nạn ngay hôm đó. Chính vì vậy vào năm 1972, chủ quán rượu đã tặng chiếc ghế cho bảo tàng địa phương. Bảo tàng này đã giữ và trưng bày chiếc ghế nhưng treo nó lên cao để không ai có thể ngồi vào đó.
#966
Gửi vào 11/05/2014 - 03:34
2. BỨC TƯỢNG NỮ THẦN CÁI CHẾT.
Vào năm 1878, bức tượng Nữ thần sinh sản được chạm khác từ đá vôi nguyên chất này đã được tìm thấy ở Lemb, Cypruss. Theo nghiên cứu, bức tượng này có niên đại từ khoảng 3.500 năm trước công nguyên và được mệnh danh là Nữ thần của cái chết.
Sở dĩ, bức tượng này được đặt tên như vậy là bởi nó đã giết hại khá nhiều chủ nhân của nó. Chủ nhân đầu tiên của bức tượng là Lord Elphont, nhưng không hiểu vì lý do gì mà bảy thành viên trong gia đình Elphont đều mất trong sáu năm liên tiếp. Hai người chủ tiếp theo của bức tượng là Ivor Manucci và Lord Thompson Noel và toàn bộ gia đình họ cũng mất sau khi sở hữu bức tượng.
Người chủ thứ tư của Nữ thần của cái chết là Alan Biverbrook, nhưng không khác gì những người chủ trước đó, vợ và hai con gái ông cũng đã mất. Hai người con trai của Alan Biverbrook may mắn sống sót nhưng cũng vô cùng sợ hãi. Họ quyết định tặng bức tượng cho Bảo tàng Hoàng gia Scotland. Mặc dù nhiều người cho rằng, bức tượng không có gì đáng sợ, nhưng nó vẫn được bảo quản trong tủ kính cho an toàn.
ST
Vào năm 1878, bức tượng Nữ thần sinh sản được chạm khác từ đá vôi nguyên chất này đã được tìm thấy ở Lemb, Cypruss. Theo nghiên cứu, bức tượng này có niên đại từ khoảng 3.500 năm trước công nguyên và được mệnh danh là Nữ thần của cái chết.
Sở dĩ, bức tượng này được đặt tên như vậy là bởi nó đã giết hại khá nhiều chủ nhân của nó. Chủ nhân đầu tiên của bức tượng là Lord Elphont, nhưng không hiểu vì lý do gì mà bảy thành viên trong gia đình Elphont đều mất trong sáu năm liên tiếp. Hai người chủ tiếp theo của bức tượng là Ivor Manucci và Lord Thompson Noel và toàn bộ gia đình họ cũng mất sau khi sở hữu bức tượng.
Người chủ thứ tư của Nữ thần của cái chết là Alan Biverbrook, nhưng không khác gì những người chủ trước đó, vợ và hai con gái ông cũng đã mất. Hai người con trai của Alan Biverbrook may mắn sống sót nhưng cũng vô cùng sợ hãi. Họ quyết định tặng bức tượng cho Bảo tàng Hoàng gia Scotland. Mặc dù nhiều người cho rằng, bức tượng không có gì đáng sợ, nhưng nó vẫn được bảo quản trong tủ kính cho an toàn.
ST
#967
Gửi vào 11/05/2014 - 04:09
CHUYỆN CÓ THẬT VỀ CHIẾC HỘP QUỶ ÁM DIBBUK.
Lionsgate với siêu phẩm The Possession đã liên tục làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng các phim kinh dị, ăn khách nhất kể từ ngày ra mắt 31 tháng 8 ở thị trường Bắc Mỹ. Bộ phim được dựa trên một câu chuyện có thật, và hãy cùng xem câu chuyện thật tế đã diễn ra như thế nào.
Bài viết mở đầu như sau: Một cái tủ gỗ nhỏ được đấu giá trên Ebay. Bên trong là hai lóng tóc, một miến đá granite, một nụ hồng đã héo khô, một tượng nhỏ, hai đồng xu cổ loại một cent, một đế đèn cày và cuối cùng là một “dibbuk”, một linh hồn quỷ dữ khét tiếng trong các câu chuyện dân gian Do Thái xưa.
Người bán là một sinh viên cao đẳng Missouri tên là Losif Nietzke. Anh mô tả đây là một tủ đựng rượu nhỏ của người Do Thái và bị quỷ ám. Cái tủ này đã đem lại xui rủi và đủ thứ hiện tượng ma quái, kỳ dị cho những chủ nhân trước đó của nó.
Cái tủ quỷ ám này có hẳn một website được lập bởi người chủ hiện tại của nó. Câu chuyện rùng rợn liên quan tới người mua đầu tiên của chiếc tủ, được kể lại như sau:
- Vào lúc tôi mua cái tủ, tôi sở hữu một cửa hàng sửa chữa, đánh bóng đồ gỗ. Tôi đem cái tủ về cửa hàng và để nó vào kho dưới tầng hầm. Tôi định sẽ làm mới nó để làm quà tặng cho mẹ tôi.
Sau đó, tôi mở cửa hàng và để cho cô phụ trách bán hàng của tôi trông, còn tôi thì đi công chuyện. Chừng nửa tiếng sau, tôi có điện thoại từ cô bán hàng. Cô ấy thật sự hoảng hốt và hét toáng lên, là có ai đó đang ở trong cửa hàng đập vỡ kính và chửi thề. Không chỉ vậy, kẻ đột nhập còn khóa cửa trước và luôn cửa thoát hiểm nên cô không ra được.
Tôi bảo cô ấy gọi cảnh sát nhưng bỗng hết pin điện thoại. Tôi chạy hết tốc lực về cửa hàng. Khi về tới nơi, tôi thấy mọi cửa đều bị khóa hết. Tôi mở khóa vào trong thì phát hiện cô bán hàng đang ôm mặt khóc nức nở đầy vẻ sợ hãi ở góc phòng. Tôi chạy xuống tầng hầm. Ngay khi tôi bước xuống, một mùi khai nồng nặc của nước tiểu mèo xộc vào mũi, một điều chắc chắn là chưa từng có con mèo nào trong tiệm của tôi cả.
Tôi bật đèn nhưng không sáng. Tôi nhanh chóng phát hiện ra tại sao đèn không sáng và tiếng thủy tinh vỡ từ đâu ra. Tất cả bóng đèn dưới tầng hầm đều đã bị vỡ. Chín bóng tròn bị vỡ vụng, và một bóng đèn dài neon nằm vỡ nát trên đất. Tuy nhiên, tôi không thấy kẻ đột nhập nào. Chỉ có một lối duy nhất vào tầng hầm. Chắc chắn là nếu có ai đó đột nhập thì tôi đã phải thấy hắn.
Tôi trở lên định nói chuyện với cô bán hàng nhưng cô ấy đã đi mất rồi. Cô bán hàng nghỉ việc luôn từ ngày đó, sau khi đã làm việc với tôi hơn hai năm. Cho đến giờ, cô luôn từ chối nhắc lại sự kiện ngày đó. Tôi thật sự đã không nghĩ rằng những sự kiện đó có liên quan gì đến cái tủ.
Sau đây là câu chuyện đã xảy ra với một người chủ khác của cái hộp:
- Từ ngày tôi đem cái tủ về nhà, tôi liên tục gặp phải ác mộng. Và những cơn ác mộng diễn đi diễn lại như sau: Tôi thấy mình đang đi bộ cùng một người bạn, luôn là ai đó tôi biết rõ và tin tưởng. Tôi thấy mình đang nhìn vào mắt của người bạn đó. Và tôi nhận ra có gì đó rất lạ, một cái gì đó ma quỷ đang nhìn lại tôi.
Và ngay lúc đó, người bạn tôi bỗng biến dạng thành một mụ đàn bà rất khủng khiếp, trông như quỷ dữ vậy. Mụ đàn bà đó tiến tới và đánh tôi tới tấp. Tôi bừng tỉnh vào buổi sáng và trên người vẫn còn những vết tích của trận đòn đêm vừa qua. Dù vậy, tôi cũng chẳng nghĩ là do cái tủ mà tôi bị như vậy. Những câu chuyện rùng rợn liên quan đến cái tủ dường như không có hồi kết.
The Los Angeles Times
Lionsgate với siêu phẩm The Possession đã liên tục làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng các phim kinh dị, ăn khách nhất kể từ ngày ra mắt 31 tháng 8 ở thị trường Bắc Mỹ. Bộ phim được dựa trên một câu chuyện có thật, và hãy cùng xem câu chuyện thật tế đã diễn ra như thế nào.
Bài viết mở đầu như sau: Một cái tủ gỗ nhỏ được đấu giá trên Ebay. Bên trong là hai lóng tóc, một miến đá granite, một nụ hồng đã héo khô, một tượng nhỏ, hai đồng xu cổ loại một cent, một đế đèn cày và cuối cùng là một “dibbuk”, một linh hồn quỷ dữ khét tiếng trong các câu chuyện dân gian Do Thái xưa.
Người bán là một sinh viên cao đẳng Missouri tên là Losif Nietzke. Anh mô tả đây là một tủ đựng rượu nhỏ của người Do Thái và bị quỷ ám. Cái tủ này đã đem lại xui rủi và đủ thứ hiện tượng ma quái, kỳ dị cho những chủ nhân trước đó của nó.
Cái tủ quỷ ám này có hẳn một website được lập bởi người chủ hiện tại của nó. Câu chuyện rùng rợn liên quan tới người mua đầu tiên của chiếc tủ, được kể lại như sau:
- Vào lúc tôi mua cái tủ, tôi sở hữu một cửa hàng sửa chữa, đánh bóng đồ gỗ. Tôi đem cái tủ về cửa hàng và để nó vào kho dưới tầng hầm. Tôi định sẽ làm mới nó để làm quà tặng cho mẹ tôi.
Sau đó, tôi mở cửa hàng và để cho cô phụ trách bán hàng của tôi trông, còn tôi thì đi công chuyện. Chừng nửa tiếng sau, tôi có điện thoại từ cô bán hàng. Cô ấy thật sự hoảng hốt và hét toáng lên, là có ai đó đang ở trong cửa hàng đập vỡ kính và chửi thề. Không chỉ vậy, kẻ đột nhập còn khóa cửa trước và luôn cửa thoát hiểm nên cô không ra được.
Tôi bảo cô ấy gọi cảnh sát nhưng bỗng hết pin điện thoại. Tôi chạy hết tốc lực về cửa hàng. Khi về tới nơi, tôi thấy mọi cửa đều bị khóa hết. Tôi mở khóa vào trong thì phát hiện cô bán hàng đang ôm mặt khóc nức nở đầy vẻ sợ hãi ở góc phòng. Tôi chạy xuống tầng hầm. Ngay khi tôi bước xuống, một mùi khai nồng nặc của nước tiểu mèo xộc vào mũi, một điều chắc chắn là chưa từng có con mèo nào trong tiệm của tôi cả.
Tôi bật đèn nhưng không sáng. Tôi nhanh chóng phát hiện ra tại sao đèn không sáng và tiếng thủy tinh vỡ từ đâu ra. Tất cả bóng đèn dưới tầng hầm đều đã bị vỡ. Chín bóng tròn bị vỡ vụng, và một bóng đèn dài neon nằm vỡ nát trên đất. Tuy nhiên, tôi không thấy kẻ đột nhập nào. Chỉ có một lối duy nhất vào tầng hầm. Chắc chắn là nếu có ai đó đột nhập thì tôi đã phải thấy hắn.
Tôi trở lên định nói chuyện với cô bán hàng nhưng cô ấy đã đi mất rồi. Cô bán hàng nghỉ việc luôn từ ngày đó, sau khi đã làm việc với tôi hơn hai năm. Cho đến giờ, cô luôn từ chối nhắc lại sự kiện ngày đó. Tôi thật sự đã không nghĩ rằng những sự kiện đó có liên quan gì đến cái tủ.
Sau đây là câu chuyện đã xảy ra với một người chủ khác của cái hộp:
- Từ ngày tôi đem cái tủ về nhà, tôi liên tục gặp phải ác mộng. Và những cơn ác mộng diễn đi diễn lại như sau: Tôi thấy mình đang đi bộ cùng một người bạn, luôn là ai đó tôi biết rõ và tin tưởng. Tôi thấy mình đang nhìn vào mắt của người bạn đó. Và tôi nhận ra có gì đó rất lạ, một cái gì đó ma quỷ đang nhìn lại tôi.
Và ngay lúc đó, người bạn tôi bỗng biến dạng thành một mụ đàn bà rất khủng khiếp, trông như quỷ dữ vậy. Mụ đàn bà đó tiến tới và đánh tôi tới tấp. Tôi bừng tỉnh vào buổi sáng và trên người vẫn còn những vết tích của trận đòn đêm vừa qua. Dù vậy, tôi cũng chẳng nghĩ là do cái tủ mà tôi bị như vậy. Những câu chuyện rùng rợn liên quan đến cái tủ dường như không có hồi kết.
The Los Angeles Times
#968
Gửi vào 12/05/2014 - 03:22
THỰC HƯ CÂU CHUYỆN QUỶ NHẬP TRÀNG QUA LĂNG KÍNH KHOA HỌC.
Anh nhân viên nhà xác vừa chạm tay vào tấm vải trùm tử thi thì bất ngờ hai cánh tay tử thi đưa lên quàng vào người anh.
Trong cuốn Thế giới kỳ bí của nhà xuất bản Thanh Hóa, một câu chuyện về hiện tượng quỷ nhập tràng đã diễn ra ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, đã khiến người đọc ấn tượng mạnh. Tóm tắt câu chuyện như sau: vào năm 1952, hai nhân viên nhà xác lên phòng cấp cứu chuyển một tử thi xuống. Đến mười g tối, người nhân viên cao tuổi coi nhà quản muốn ra phố ăn bát cháo. Ông ta bèn nhờ người đồng nghiệp trẻ ở lại trông nom rồi đi ra cổng bệnh viện.
Người đồng nghiệp này là một thanh niên còn trẻ tuổi mới vào nghề được vài ngày. Anh tha thẩn ở ngoài nhà quản một lát thì trời đổ cơn mưa nhỏ nên anh đành một mình bước vào căn phòng để các tử thi.
Đột nhiên anh nhìn thấy tấm khăn phủ tử thi vừa đưa vào động đậy. Nghĩ rằng căn phòng này có chuột, anh đến gần và tò mò đưa tay vén tấm vải trùm tử thi lên xem xét. Đột ngột cơ thể tử thi nằm trên bàn run lên bần bật. Trong khi anh nhân viên còn chưa hoàn hồn thì hai cánh tay xác chết đưa lên quàng vào người anh. Ba hồn bảy vía tá hỏa, anh co chân chạy thục mạng ra cửa và hình như thây ma vẫn đuổi theo sau.
Điều kỳ lạ nhất là tuy đôi chân thây ma không cử động được nhưng cả thân xác vẫn bay theo người nhân viên này. Trong lúc chân tay bủn rủn, trí óc tê liệt tưởng không chạy được nữa thì anh nghe thấy một tiếng thét bên tai:
- Hãy chạy vòng quanh gốc cây nếu chú muốn sống.
Không kịp xem ai nói câu đó nhưng anh tự nhủ hãy gắng làm theo lần cuối. Quả nhiên sau khi chạy vòng quanh một gốc cây bên thảm cỏ, anh nghe có tiếng đổ vật xuống đất sau lưng. Vừa thở dốc anh vừa ngoái cổ nhìn lại. Đó chính là thây ma đang nằm dài trên mặt đất, cách nơi anh đứng vài mét.
Một bóng đen tiến đến đưa tay vỗ vào vai anh thều thào:
- Rồi chú sẽ quen với hiện tượng này thôi, đừng sợ.
Dù nhận ra đó chính là giọng nói quen thuộc của ông nhân viên già tuổi, nhưng anh vẫn ngất đi bất tỉnh.
Một câu chuyện rùng rợn khác vẫn được truyền tụng như một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng quỷ nhập tràng là câu chuyện những người lái buôn ngủ trọ. Chuyện xưa kể rằng, có bảy người đàn ông làm lái buôn đi lên mạn ngược lấy hàng. Một buổi tối họ lỡ độ đường nên phải xin ngủ nhờ trong nhà một người Kinh lên lập nghiệp ở trong vùng.
Người chủ nhà nói rằng nhà chỉ có hai vợ chồng, vợ ông bị cảm nặng nằm trong buồng còn ông bây giờ phải đi tìm thuốc cho vợ sáng mai mới về. Ông cho các lái buôn mượn nhà ngủ trọ và trông nhà cho ông.
Sau khi chủ nhà đi rồi, trời cũng sập tối. Bảy người lái buôn cơm nước xong bèn quây quần vào một góc nhà để ngủ. Lúc gần sáng, người lái buôn nằm ngoài rìa bỗng cựa mình thức dậy vì một luồng gió lạnh luồn vào nhà. Ông lơ láo nhìn vào phía trong, thấy cửa buồng của vợ chủ nhà mở trống, ngọn đèn dầu trong buồng đang nhỏ như hột đậu xanh bỗng phụt lên sáng rõ rồi mới nhỏ lại dần.
Ngay lúc đó có tiếng người hút thuốc lào. Tiếng điếu cày dứt thì có tiếng dép lẹp xẹp rồi bà chủ nhà vụt bước ra ngoài. Thật bất ngờ, người đàn bà này đến bên người lái buôn thứ nhất luồn hai tay xuống nhấc bổng ông lên như nhấc một miếng gỗ thường, đoạn bà ghé miệng vào mũi người lái buôn hít một hơi dài. Hít xong lại đặt người đàn ông nằm xuống y như cũ rồi bước trở vào trong buồng.
Bên trong ngọn đèn dầu lại phụt lên sáng rõ như hồi nãy rồi cũng lụi dần. Tiếng điếu cày lại vẳng lên từng chập. Độ năm phút sau người đàn bà lại hiện ra một lần nữa, bước ngay đến chỗ người lái buôn thứ hai, nâng đầu ông ta dậy, kề miệng vào mũi hít một hơi dài như lần trước, rồi lại đứng lên quay trở vào buồng.
Người lái buôn nằm ngoài bìa hết sức ngạc nhiên nhưng cố im lặng để xem hiện tượng kỳ quái này ra sao. Rồi cứ như lúc đầu, mỗi lượt đèn phụt sáng lên, tiếng điếu cày ròn rã, người đàn bà lại hiện ra, tái diễn cảnh tượng cũ, lần lượt đến người lái buôn thứ sáu.
Lúc này người thứ bảy đang thức, trống ngực đánh thình thình nhưng vẫn nằm im không dám cựa quậy. Khi người đàn bà vừa quay đi, anh ta khẽ sờ vào mình bạn nằm bên cạnh thì thấy da thịt lạnh ngắt như xác chết. Anh ta hoảng hồn vùng phắt dậy. Người đàn bà nghe thấy tiếng động quay lại nhìn, anh ta khiếp đảm quá thét lên một tiếng rồi cắm đầu chạy.
Càng kinh khủng hơn, người đàn bà tức tốc đuổi theo. Anh ta càng chạy, bà ta càng cố đuổi cho kịp. Điều lạ lùng nhất là anh ta càng chạy nhanh người đàn bà càng đuổi nhanh, anh ta chạy chập, bà ta cũng chạy chậm.
Trời dần hửng sáng, người đàn bà kỳ quái vẫn đuổi theo anh lái buôn thứ bảy mà không chịu buông tha. Anh ta kinh hoàng quá không biết làm cách nào thoát chết. Bỗng bên đường trước mặt xuất hiện một cây gạo, trong đầu anh lóe lên ý nghĩ sẽ trèo lên đó trốn. Bỗng anh ta nghe đằng sâu có tiếng phập thật lớn rồi thân cây rung chuyển, anh ta hốt hoảng vấp phải cái rễ cây ngã vật xuống ngất đi.
Mãi lúc trời sáng hẳn, người qua đường bắt gặp cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: ở gốc cây có người đàn ông nằm còn thoi thóp thở, bên cạnh có xác một người đàn bà ngã sang một bên, cánh tay phải xỉa ngập vào thân cây gần đến khuỷu.
Họ cứu chữa cho người đàn ông tỉnh lại. Anh ta thuật rõ những điều nghe thấy trong đêm với mọi người. Họ mới cho anh ta hay đám người lái buôn đã bị quỷ nhập tràng. Căn nhà họ vào xin ngủ trọ có người đàn bà chết còn quàn xác lại, nên mới hiện hình hớp hồn sáu người kia, còn anh nhờ chạy trốn kịp nên thoát chết.
Hiện tượng quỷ nhập tràng là khái niệm để chỉ việc xác chết tự nhiên bật dậy. Thời xưa khi khoa học còn chưa phát triển, dân gian không giải thích được nên gán cho ma quỷ nhập vào xác chết. Sự thực không phải vậy, không có ma quỷ nào cả.
Trong cuốn trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, tác giả Tân Việt đã có bài nói rõ về hiện tượng này. Theo ông, đây là do hiện tượng điện tích âm tích tụ trong thi thể chưa thoát hết ra ngoài, khi gặp nguồn điện dương thì thi thể sẽ bị hút.
Có khi giọt nước mắt nóng hoặc giọt rượu bắn vào cũng là một nguồn điện tích dương. Đặc biệt nếu con mèo nhảy qua thi thể sẽ dễ làm cho thi thể bật dậy nhưng sẽ lại đổ ngay xuống.
Để tránh hiện tượng đó, dân gian có kinh nghiệm là khi nhà có người chết thì dỡ ngói trên mái để ánh mặt trời chiếu vào. Ngày nay dưới con mắt khoa học, tập quán đó được giải thích là ánh sáng mặt trời sẽ giúp triệt tiêu nhanh chóng các điện tích âm trong tử thi để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
Với việc xác chết đuổi theo người sống, ở phần lý giải của khoa học của cuốn Thế giới kỳ bí cũng thừa nhận rằng có những trường hợp xác chết đuổi theo người sống là do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống.
Mặc dù vậy, có lẽ hai câu chuyện nói trên đã phóng đại lên để dọa dẫm người khác. Bởi lẽ lực hút có thể đứt đoạn bất kỳ lúc nào chứ sao có thể chắc chắn đến mức khi người lái buôn chạy nhanh thì cái xác chạy nhanh, khi anh ta chạy chậm nó cũng chạy chậm.
billgate
Anh nhân viên nhà xác vừa chạm tay vào tấm vải trùm tử thi thì bất ngờ hai cánh tay tử thi đưa lên quàng vào người anh.
Trong cuốn Thế giới kỳ bí của nhà xuất bản Thanh Hóa, một câu chuyện về hiện tượng quỷ nhập tràng đã diễn ra ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, đã khiến người đọc ấn tượng mạnh. Tóm tắt câu chuyện như sau: vào năm 1952, hai nhân viên nhà xác lên phòng cấp cứu chuyển một tử thi xuống. Đến mười g tối, người nhân viên cao tuổi coi nhà quản muốn ra phố ăn bát cháo. Ông ta bèn nhờ người đồng nghiệp trẻ ở lại trông nom rồi đi ra cổng bệnh viện.
Người đồng nghiệp này là một thanh niên còn trẻ tuổi mới vào nghề được vài ngày. Anh tha thẩn ở ngoài nhà quản một lát thì trời đổ cơn mưa nhỏ nên anh đành một mình bước vào căn phòng để các tử thi.
Đột nhiên anh nhìn thấy tấm khăn phủ tử thi vừa đưa vào động đậy. Nghĩ rằng căn phòng này có chuột, anh đến gần và tò mò đưa tay vén tấm vải trùm tử thi lên xem xét. Đột ngột cơ thể tử thi nằm trên bàn run lên bần bật. Trong khi anh nhân viên còn chưa hoàn hồn thì hai cánh tay xác chết đưa lên quàng vào người anh. Ba hồn bảy vía tá hỏa, anh co chân chạy thục mạng ra cửa và hình như thây ma vẫn đuổi theo sau.
Điều kỳ lạ nhất là tuy đôi chân thây ma không cử động được nhưng cả thân xác vẫn bay theo người nhân viên này. Trong lúc chân tay bủn rủn, trí óc tê liệt tưởng không chạy được nữa thì anh nghe thấy một tiếng thét bên tai:
- Hãy chạy vòng quanh gốc cây nếu chú muốn sống.
Không kịp xem ai nói câu đó nhưng anh tự nhủ hãy gắng làm theo lần cuối. Quả nhiên sau khi chạy vòng quanh một gốc cây bên thảm cỏ, anh nghe có tiếng đổ vật xuống đất sau lưng. Vừa thở dốc anh vừa ngoái cổ nhìn lại. Đó chính là thây ma đang nằm dài trên mặt đất, cách nơi anh đứng vài mét.
Một bóng đen tiến đến đưa tay vỗ vào vai anh thều thào:
- Rồi chú sẽ quen với hiện tượng này thôi, đừng sợ.
Dù nhận ra đó chính là giọng nói quen thuộc của ông nhân viên già tuổi, nhưng anh vẫn ngất đi bất tỉnh.
Một câu chuyện rùng rợn khác vẫn được truyền tụng như một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng quỷ nhập tràng là câu chuyện những người lái buôn ngủ trọ. Chuyện xưa kể rằng, có bảy người đàn ông làm lái buôn đi lên mạn ngược lấy hàng. Một buổi tối họ lỡ độ đường nên phải xin ngủ nhờ trong nhà một người Kinh lên lập nghiệp ở trong vùng.
Người chủ nhà nói rằng nhà chỉ có hai vợ chồng, vợ ông bị cảm nặng nằm trong buồng còn ông bây giờ phải đi tìm thuốc cho vợ sáng mai mới về. Ông cho các lái buôn mượn nhà ngủ trọ và trông nhà cho ông.
Sau khi chủ nhà đi rồi, trời cũng sập tối. Bảy người lái buôn cơm nước xong bèn quây quần vào một góc nhà để ngủ. Lúc gần sáng, người lái buôn nằm ngoài rìa bỗng cựa mình thức dậy vì một luồng gió lạnh luồn vào nhà. Ông lơ láo nhìn vào phía trong, thấy cửa buồng của vợ chủ nhà mở trống, ngọn đèn dầu trong buồng đang nhỏ như hột đậu xanh bỗng phụt lên sáng rõ rồi mới nhỏ lại dần.
Ngay lúc đó có tiếng người hút thuốc lào. Tiếng điếu cày dứt thì có tiếng dép lẹp xẹp rồi bà chủ nhà vụt bước ra ngoài. Thật bất ngờ, người đàn bà này đến bên người lái buôn thứ nhất luồn hai tay xuống nhấc bổng ông lên như nhấc một miếng gỗ thường, đoạn bà ghé miệng vào mũi người lái buôn hít một hơi dài. Hít xong lại đặt người đàn ông nằm xuống y như cũ rồi bước trở vào trong buồng.
Bên trong ngọn đèn dầu lại phụt lên sáng rõ như hồi nãy rồi cũng lụi dần. Tiếng điếu cày lại vẳng lên từng chập. Độ năm phút sau người đàn bà lại hiện ra một lần nữa, bước ngay đến chỗ người lái buôn thứ hai, nâng đầu ông ta dậy, kề miệng vào mũi hít một hơi dài như lần trước, rồi lại đứng lên quay trở vào buồng.
Người lái buôn nằm ngoài bìa hết sức ngạc nhiên nhưng cố im lặng để xem hiện tượng kỳ quái này ra sao. Rồi cứ như lúc đầu, mỗi lượt đèn phụt sáng lên, tiếng điếu cày ròn rã, người đàn bà lại hiện ra, tái diễn cảnh tượng cũ, lần lượt đến người lái buôn thứ sáu.
Lúc này người thứ bảy đang thức, trống ngực đánh thình thình nhưng vẫn nằm im không dám cựa quậy. Khi người đàn bà vừa quay đi, anh ta khẽ sờ vào mình bạn nằm bên cạnh thì thấy da thịt lạnh ngắt như xác chết. Anh ta hoảng hồn vùng phắt dậy. Người đàn bà nghe thấy tiếng động quay lại nhìn, anh ta khiếp đảm quá thét lên một tiếng rồi cắm đầu chạy.
Càng kinh khủng hơn, người đàn bà tức tốc đuổi theo. Anh ta càng chạy, bà ta càng cố đuổi cho kịp. Điều lạ lùng nhất là anh ta càng chạy nhanh người đàn bà càng đuổi nhanh, anh ta chạy chập, bà ta cũng chạy chậm.
Trời dần hửng sáng, người đàn bà kỳ quái vẫn đuổi theo anh lái buôn thứ bảy mà không chịu buông tha. Anh ta kinh hoàng quá không biết làm cách nào thoát chết. Bỗng bên đường trước mặt xuất hiện một cây gạo, trong đầu anh lóe lên ý nghĩ sẽ trèo lên đó trốn. Bỗng anh ta nghe đằng sâu có tiếng phập thật lớn rồi thân cây rung chuyển, anh ta hốt hoảng vấp phải cái rễ cây ngã vật xuống ngất đi.
Mãi lúc trời sáng hẳn, người qua đường bắt gặp cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: ở gốc cây có người đàn ông nằm còn thoi thóp thở, bên cạnh có xác một người đàn bà ngã sang một bên, cánh tay phải xỉa ngập vào thân cây gần đến khuỷu.
Họ cứu chữa cho người đàn ông tỉnh lại. Anh ta thuật rõ những điều nghe thấy trong đêm với mọi người. Họ mới cho anh ta hay đám người lái buôn đã bị quỷ nhập tràng. Căn nhà họ vào xin ngủ trọ có người đàn bà chết còn quàn xác lại, nên mới hiện hình hớp hồn sáu người kia, còn anh nhờ chạy trốn kịp nên thoát chết.
Hiện tượng quỷ nhập tràng là khái niệm để chỉ việc xác chết tự nhiên bật dậy. Thời xưa khi khoa học còn chưa phát triển, dân gian không giải thích được nên gán cho ma quỷ nhập vào xác chết. Sự thực không phải vậy, không có ma quỷ nào cả.
Trong cuốn trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, tác giả Tân Việt đã có bài nói rõ về hiện tượng này. Theo ông, đây là do hiện tượng điện tích âm tích tụ trong thi thể chưa thoát hết ra ngoài, khi gặp nguồn điện dương thì thi thể sẽ bị hút.
Có khi giọt nước mắt nóng hoặc giọt rượu bắn vào cũng là một nguồn điện tích dương. Đặc biệt nếu con mèo nhảy qua thi thể sẽ dễ làm cho thi thể bật dậy nhưng sẽ lại đổ ngay xuống.
Để tránh hiện tượng đó, dân gian có kinh nghiệm là khi nhà có người chết thì dỡ ngói trên mái để ánh mặt trời chiếu vào. Ngày nay dưới con mắt khoa học, tập quán đó được giải thích là ánh sáng mặt trời sẽ giúp triệt tiêu nhanh chóng các điện tích âm trong tử thi để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
Với việc xác chết đuổi theo người sống, ở phần lý giải của khoa học của cuốn Thế giới kỳ bí cũng thừa nhận rằng có những trường hợp xác chết đuổi theo người sống là do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống.
Mặc dù vậy, có lẽ hai câu chuyện nói trên đã phóng đại lên để dọa dẫm người khác. Bởi lẽ lực hút có thể đứt đoạn bất kỳ lúc nào chứ sao có thể chắc chắn đến mức khi người lái buôn chạy nhanh thì cái xác chạy nhanh, khi anh ta chạy chậm nó cũng chạy chậm.
billgate
Thanked by 1 Member:
|
|
#969
Gửi vào 13/05/2014 - 02:59
CHUYỆN KHÓ TIN VỀ LỜI NGUYỀN YỂM BUÀ CHỢ BÀ CÔ.
Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn một mét, nước trong vắt và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Người dân thôn Tranh kể ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trong trắng về để yểm bùa.
Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng ba tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm. Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.
Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60-70cm, nặng khoảng hai, ba trăm kg, được tạc trong tư thế có hai cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng.
Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn tám mươi tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng. Cụ Bao nói rằng ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.
Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.
Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định có không ít người nơi khác đến do không biết những “quy định miệng” kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm ba tháng sau mới khỏi.
Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng:
- Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi.
Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn một mét, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.
Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động bảy thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm bảy, tám thước khiến ai nấy đều hốt hoảng. Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh.
Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm. Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...
Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, ba năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về. Cách đây hơn mười năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng mười người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng.
Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được.
Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.
Ong Thị Lý
Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn một mét, nước trong vắt và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Người dân thôn Tranh kể ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trong trắng về để yểm bùa.
Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng ba tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm. Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.
Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60-70cm, nặng khoảng hai, ba trăm kg, được tạc trong tư thế có hai cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng.
Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn tám mươi tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng. Cụ Bao nói rằng ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.
Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.
Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định có không ít người nơi khác đến do không biết những “quy định miệng” kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm ba tháng sau mới khỏi.
Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng:
- Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi.
Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn một mét, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.
Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động bảy thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm bảy, tám thước khiến ai nấy đều hốt hoảng. Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh.
Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm. Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...
Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, ba năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về. Cách đây hơn mười năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng mười người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng.
Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được.
Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.
Ong Thị Lý
#970
Gửi vào 17/05/2014 - 05:23
BUÀ NGẢI BỨC MÀN HUYỀN HOẶC - LÝ GIẢI NHỮNG ĐIỀU THẦN BÍ.
Tháng mười âm lịch theo nông vụ, khí trời thuận lợi, cũng là lúc nhiều thầy bùa ngải đi tìm nguyên liệu phục vụ cho mùa xuân cúng bái cầu tài, cầu lộc. Theo chân thầy cúng người Thượng họ Phìn, tôi vấp ngã liên tục khi vướng phải rễ cây chằng chịt trong khu rừng nguyên sinh thuộc huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng.
- Phải đi sớm thế này, cây còn nguyên sương, dễ đào, tinh khí trời đất tụ trong củ rất nhiều.
- Trông như củ cây Tóc tiên ấy, bác nhỉ?
Ông Phìn Thong bảo:
- Không phải, nó trông vậy nhưng thuộc họ lan rừng. Phải đi tìm nhiều, về chăm và nuôi ngải, mới biết đâu là giống quý, loài nào mới dễ thành ngải. Ngải nuôi ra hoa nhiều sinh khí chừng năm, sáu tháng, t*o mới bán cho những các doanh nhân đặt phong thủy trừ tà, xin phúc lộc, tuyệt nhiên không chế ngải độc. Đó là lời thề của những người làm ngải.
Ông kể, dòng họ nhà ông từ Vân Nam, Trung Quốc chạy loạn và sống ở đây đã hai trăm năm, có nghề làm thuốc và ngải hương liệu. Ngải thực chất là cỏ cây, rễ lá, thứ nào cũng được tùy theo tính năng của dược liệu dùng để trị bệnh cứu người. Tuy nhiên thời trước giải phóng, từng có người chế ngải độc.
Rồi ông Phìn Thong bảo:
- m*y không tin, t*o sẽ cho xem mấy loại ngải.
Thế rồi bốn sáng ông bắt tôi dậy sớm. Sau lễ cúng, ông trịnh trọng ra vườn, dùng găng tay nilon đào một củ gừng, lau sạch rồi dâng lên ban thờ. Khoảng một tiếng sau, ông ra sân gọi con gà già nhất, tung củ gừng về phía nó. Miếng gừng rơi vào lưng con gà bất hạnh, một mùi khét lẹt tỏa ra. Hơn mười phút sau, con gà gục xuống rồi từ từ bốc khói… Tôi rùng mình.
Vẫn củ gừng ấy, sau khi ướp với một vài thứ nước sẫm màu, ông Thong đem nướng. “
- Lát nữa khói bay lên, t*o sẽ biết đích xác trong bán kính một km có người ốm nặng, có người sắp chết.
Ông Thong nhắm mắt và định hướng:
- Góc Tây Nam có người phụ nữ gầy nhăng nhẳng, giọng the thé bị đau bụng dữ dội. Có đứa hại định cướp chồng...Phía Bắc gần bìa ruộng có ông lão bị cục gì to lắm ở ngực, thở không nổi...
Kinh ngạc thay, tầm bảy tám sáng, những người như ông Thong tả được người nhà đưa tới. Tôi hỏi giọng hồ nghi, ông Thong cười không trả lời. Đêm, sau bữa cơm đạm bạc với món rau rừng, cơm nếp lạ và ngon, ông Thong kể:
- t*o chẳng biết tại sao ngải độc như vậy, song khi chế thêm hương liệu, nó giúp t*o cảm nhận được mùi uế khí từ rất xa, t*o còn thấy được hình dáng của người bệnh. Cứ như Trời chỉ cho t*o phải chữa cho họ. Nếu họ không biết, t*o cũng phải đến tận nơi để nói và chữa cho họ. Từ thời cố nội t*o đã hướng dẫn phải làm phép giúp người, đến giờ nhiều thứ t*o cũng chẳng giải thích được.
Tôi kể câu chuyện về một người Mường làm bùa ngải độc, khiến nhiều người nguy kịch mà không máy móc hiện đại nào, có thể phát hiện ra bệnh gì. Ông Thong bảo, có chuyện bùa chú, nhưng người làm bùa đã tẩm ướp một số chất gây ức chế thần kinh, khiến người ta mệt mỏi, thèm một mùi hương, nếu thiếu mùi đó sẽ khó ở, căng thẳng dẫn đến co thắt vùng bụng, bệnh phát ra mà không biết bệnh gì.
Tôi thì cho rằng, ở một số vùng, có thể người ta chuốc cho nhau rượu say, ăn cả những thứ yểm bùa vào nên gây ra bệnh?
Ông Thong cười:
- Nếu bùa chú mà tẩm chất lạ, dù nó không độc, khi ngấm vào cơ thể sẽ ủ thành bệnh, chết ngoẻo ra, làm gì còn cơ hội để khỏe mạnh như cũ.
Lý giải cho câu chuyện thực hư về bùa ngải được truyền nhau từ nơi rừng sâu núi cao đến đồng bằng, thành phố, tôi tham vấn nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư.
Ông Tư cho biết:
Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu. Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ người.
Với các pháp sư, luyện ngải, chế bùa để có thể nhúng tay vào vạc dầu sôi, đinh đâm xuyên qua người; biết sử dụng ngải hay độc trùng để khống chế kẻ thù, đe dọa đối phương, thực chất chỉ là xảo thuật để khẳng định sức mạnh huyền bí của họ, giúp họ trở nên cao siêu hơn, thần thánh hơn.
Cũng theo ông Tư, muốn biết rõ một người bị bỏ bùa ngải, hãy nhìn vào dáng điệu của họ. Trông họ thất thần, nét mặt luôn vẻ suy tư, môi miệng có khí sắc màu đen. Người bị trúng bùa ngải, nhẹ thì sáu tháng đến một năm sẽ tự nhiên khỏi, nặng thì 1-2 năm, nếu không biết giải bùa có thể điên loạn chẳng bao giờ tỉnh.
Nhân chuyện ngải độc, Thạc sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hải Đăng, Viện Quân y 175 TP. Sài Gòn cũng tiết lộ một nghiên cứu. Thực chất nhiều ngải gừng, lan rừng vô cùng độc thường được các thầy bùa yểm ở vườn.
Dưới ban thờ thần linh, chỉ cần bới nhẹ lớp đất xốp là thấy một con sâu khá to, không bao giờ hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật. Có con sâu này trong vườn, thú dữ không bao giờ vào cướp phá hoa màu. Tuy nhiên phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn với nhau, hỗn hợp chất độc đó tẩm vào khăn, áo, mũ....
Và ai ngấm phải chất độc này sẽ ốm yếu mà không thuốc nào có thể trị, bệnh lâu dần sẽ chết. Theo nhiều người kể lại, con sâu đó được sinh ra từ râu con hổ, nên mỗi khi đi săn được hổ, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu kẻo lại rơi vào tay thầy bùa ngải.
Tâm Linh
Tháng mười âm lịch theo nông vụ, khí trời thuận lợi, cũng là lúc nhiều thầy bùa ngải đi tìm nguyên liệu phục vụ cho mùa xuân cúng bái cầu tài, cầu lộc. Theo chân thầy cúng người Thượng họ Phìn, tôi vấp ngã liên tục khi vướng phải rễ cây chằng chịt trong khu rừng nguyên sinh thuộc huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng.
- Phải đi sớm thế này, cây còn nguyên sương, dễ đào, tinh khí trời đất tụ trong củ rất nhiều.
- Trông như củ cây Tóc tiên ấy, bác nhỉ?
Ông Phìn Thong bảo:
- Không phải, nó trông vậy nhưng thuộc họ lan rừng. Phải đi tìm nhiều, về chăm và nuôi ngải, mới biết đâu là giống quý, loài nào mới dễ thành ngải. Ngải nuôi ra hoa nhiều sinh khí chừng năm, sáu tháng, t*o mới bán cho những các doanh nhân đặt phong thủy trừ tà, xin phúc lộc, tuyệt nhiên không chế ngải độc. Đó là lời thề của những người làm ngải.
Ông kể, dòng họ nhà ông từ Vân Nam, Trung Quốc chạy loạn và sống ở đây đã hai trăm năm, có nghề làm thuốc và ngải hương liệu. Ngải thực chất là cỏ cây, rễ lá, thứ nào cũng được tùy theo tính năng của dược liệu dùng để trị bệnh cứu người. Tuy nhiên thời trước giải phóng, từng có người chế ngải độc.
Rồi ông Phìn Thong bảo:
- m*y không tin, t*o sẽ cho xem mấy loại ngải.
Thế rồi bốn sáng ông bắt tôi dậy sớm. Sau lễ cúng, ông trịnh trọng ra vườn, dùng găng tay nilon đào một củ gừng, lau sạch rồi dâng lên ban thờ. Khoảng một tiếng sau, ông ra sân gọi con gà già nhất, tung củ gừng về phía nó. Miếng gừng rơi vào lưng con gà bất hạnh, một mùi khét lẹt tỏa ra. Hơn mười phút sau, con gà gục xuống rồi từ từ bốc khói… Tôi rùng mình.
Vẫn củ gừng ấy, sau khi ướp với một vài thứ nước sẫm màu, ông Thong đem nướng. “
- Lát nữa khói bay lên, t*o sẽ biết đích xác trong bán kính một km có người ốm nặng, có người sắp chết.
Ông Thong nhắm mắt và định hướng:
- Góc Tây Nam có người phụ nữ gầy nhăng nhẳng, giọng the thé bị đau bụng dữ dội. Có đứa hại định cướp chồng...Phía Bắc gần bìa ruộng có ông lão bị cục gì to lắm ở ngực, thở không nổi...
Kinh ngạc thay, tầm bảy tám sáng, những người như ông Thong tả được người nhà đưa tới. Tôi hỏi giọng hồ nghi, ông Thong cười không trả lời. Đêm, sau bữa cơm đạm bạc với món rau rừng, cơm nếp lạ và ngon, ông Thong kể:
- t*o chẳng biết tại sao ngải độc như vậy, song khi chế thêm hương liệu, nó giúp t*o cảm nhận được mùi uế khí từ rất xa, t*o còn thấy được hình dáng của người bệnh. Cứ như Trời chỉ cho t*o phải chữa cho họ. Nếu họ không biết, t*o cũng phải đến tận nơi để nói và chữa cho họ. Từ thời cố nội t*o đã hướng dẫn phải làm phép giúp người, đến giờ nhiều thứ t*o cũng chẳng giải thích được.
Tôi kể câu chuyện về một người Mường làm bùa ngải độc, khiến nhiều người nguy kịch mà không máy móc hiện đại nào, có thể phát hiện ra bệnh gì. Ông Thong bảo, có chuyện bùa chú, nhưng người làm bùa đã tẩm ướp một số chất gây ức chế thần kinh, khiến người ta mệt mỏi, thèm một mùi hương, nếu thiếu mùi đó sẽ khó ở, căng thẳng dẫn đến co thắt vùng bụng, bệnh phát ra mà không biết bệnh gì.
Tôi thì cho rằng, ở một số vùng, có thể người ta chuốc cho nhau rượu say, ăn cả những thứ yểm bùa vào nên gây ra bệnh?
Ông Thong cười:
- Nếu bùa chú mà tẩm chất lạ, dù nó không độc, khi ngấm vào cơ thể sẽ ủ thành bệnh, chết ngoẻo ra, làm gì còn cơ hội để khỏe mạnh như cũ.
Lý giải cho câu chuyện thực hư về bùa ngải được truyền nhau từ nơi rừng sâu núi cao đến đồng bằng, thành phố, tôi tham vấn nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư.
Ông Tư cho biết:
Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu. Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ người.
Với các pháp sư, luyện ngải, chế bùa để có thể nhúng tay vào vạc dầu sôi, đinh đâm xuyên qua người; biết sử dụng ngải hay độc trùng để khống chế kẻ thù, đe dọa đối phương, thực chất chỉ là xảo thuật để khẳng định sức mạnh huyền bí của họ, giúp họ trở nên cao siêu hơn, thần thánh hơn.
Cũng theo ông Tư, muốn biết rõ một người bị bỏ bùa ngải, hãy nhìn vào dáng điệu của họ. Trông họ thất thần, nét mặt luôn vẻ suy tư, môi miệng có khí sắc màu đen. Người bị trúng bùa ngải, nhẹ thì sáu tháng đến một năm sẽ tự nhiên khỏi, nặng thì 1-2 năm, nếu không biết giải bùa có thể điên loạn chẳng bao giờ tỉnh.
Nhân chuyện ngải độc, Thạc sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hải Đăng, Viện Quân y 175 TP. Sài Gòn cũng tiết lộ một nghiên cứu. Thực chất nhiều ngải gừng, lan rừng vô cùng độc thường được các thầy bùa yểm ở vườn.
Dưới ban thờ thần linh, chỉ cần bới nhẹ lớp đất xốp là thấy một con sâu khá to, không bao giờ hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật. Có con sâu này trong vườn, thú dữ không bao giờ vào cướp phá hoa màu. Tuy nhiên phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn với nhau, hỗn hợp chất độc đó tẩm vào khăn, áo, mũ....
Và ai ngấm phải chất độc này sẽ ốm yếu mà không thuốc nào có thể trị, bệnh lâu dần sẽ chết. Theo nhiều người kể lại, con sâu đó được sinh ra từ râu con hổ, nên mỗi khi đi săn được hổ, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu kẻo lại rơi vào tay thầy bùa ngải.
Tâm Linh
#971
Gửi vào 17/05/2014 - 07:13
NHÀ NGOẠI CẢM NHÌN THẤY MA NHƯ THẾ NÀO.
Người bình thường chúng ta rất sợ hãi khi gặp ma, thậm chí ngã lăn ra sùi bọt mép, lâm bệnh nặng giống như trường hợp thằng Rạch con ông Ba Thớm gặp ma trong câu chuyện Một Cõi Âm Dương. Những người khác can đảm, bình tĩnh, mong nhìn thấy ma một lần trong đời để biết ma như thế nào nhưng cũng không bao giờ được gặp.
Chính vì lý do gặp ma khó khăn như vậy cho đến hôm nay cuộc tranh cãi giữa hai phe tin có ma và phe không tin có ma vẫn giữ tỷ số không đều. Chuyện ma chỉ bắt đầu khơi dậy mạnh mẽ trở lại từ khi các nhà ngoại cảm lên tiếng.
Huynh TAMANDIEUNGO sau khi khai đàn tác pháp, mười lăm phút sau đã gặp hồn ma cô Châu hiện về, vật vờ như một cái bóng, biết khóc lóc, biết đưa tay ra dấu phía tủ thờ, biết cúi đầu suy nghĩ khi nghe huynh TAMANDIEUNGO luận tội.
Trong chuyện Trục Xuất Vong, nghi lễ hành pháp xin triệu thỉnh uy lực để trục vong quấy rối ra khỏi gia trang vừa kết thì cô LANFRANCE đã nghe được tiếng em bé khóc thét khi bị trục xuất khỏi nơi đang ẩn náu.
Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng trong chuyện Nhịp Cầu Nối Hai Cõi đã nhìn thấy hồn ma anh Nguyễn Hoài Nhơn đứng bên cạnh, đặt tay lên vai chị Cúc, mặc bộ đồ lính rằn ri. Hồn ma anh Nhơn kể lại câu chuyện mình đã chết trận tại một khu vườn dừa. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng có thể nhìn thấy và nói chuyện với hồn ma anh Nhơn, trong khi đó chị Cúc có mặt nhưng không cảm nhận sự có mặt của em trai mình.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đã chữa bệnh tâm thần, bệnh điên cho nhiều người sau khi các bệnh nhân này không thể chữa hết bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tâm thần lớn nhất Miền Bắc, bằng y học hiện đại, khi đến gặp cô Nghi, bằng con mắt ngoại cảm cô Nghi nhìn thấy rõ chân tướng hồn ma nhập vào bệnh nhân, khi là vong trẻ con, khi là vong phụ nữ đã xâm nhập cơ thể bệnh nhân.
Bằng phương pháp tương tự, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Thái, Quận Phú Nhuận, TPHCM kể rằng, có người nhà dắt một sinh viên tâm thần đến gặp ông, phản ứng đầu tiên khi ông xuất hiện là bệnh nhân lên cơn la hét, đập phá muốn chạy trốn. Ônh nhìn thấy trong thân xác anh sinh viên tâm thần có một hồn ma ngoại lai xâm nhập, hình dáng của một thanh niên bặm trợn, hung hăng đang điều khiển thân xác anh sinh viên tâm thần.
Sau khi trói bệnh nhân lại và cho uống nước có niệm phép, hồn ma thay đổi ngay thái độ hung hãn ban đầu, nét mặt khiếp sợ và tỏ ra khép nép, sau đó thoát ra khỏi thân xác bệnh nhân đi mất, anh sinh viên bây giờ không la hét nữa mà ngồi gục trên ghế như một người vừa qua cơn say.
Các nhà ngoại cảm khác như cô Nguyệt, cô Phương Hàm Rồng, cô Thiêm, người có con mắt thứ ba, có khả năng gặp được vong hồn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Các nhà ngoại cảm này đã gặp được hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn vong hồn một cách rất tự nhiên, không một chút sợ hãi gì cả.
Đặc biệt nhất vẫn là trường hợp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Trong đoạn băng ghi âm Bích Hằng trả lời câu hỏi tại Hội thảo năm 2006 có những chi tiết như: khi đi tìm mộ ông Kim, cô nhìn thấy một hồn ma trẻ con nhảy xổ ra chặn đường, đòi phải trình báo, đòi quà, sau đó dắt Bích Hằng chạy hết con đường bờ ruộng tới đúng mộ ông Kim.
Hoặc một lần khác, có một hồn ma thanh niên xuất hiện, lừa gạt Bích Hằng và tự nhận ngôi mộ là của mình, nói đúng tên người nhà đang đi theo tìm mộ, và biết đầy đủ tên những người thân có trong nhà. Cuối cùng thì hồn ma thanh niên cho biết chỉ đùa thôi, giới thiệu mình là hàng xóm của ngôi mộ đang kiếm và nhờ Bích Hằng nhắn giùm người thân đến thắp nhang cho mình.
Trong các chuyện tìm mộ khác như tìm mộ Nam Cao, tìm mộ liệt sĩ em gái Giáo sư Trần Phương, đều có những chi tiết tương tự, các hồn ma hiện lên rõ ràng, thậm chí tranh luận với nhau để cùng giải đáp vị trí ngôi mộ mà Bích Hằng cần tìm.
Hiện nay các nhà ngoại cảm trên khắp đất nước Việt Nam đang làm việc âm thầm, lặng lẽ, ngày đêm giao tiếp với vong hồn người đã chết để xác định mộ thất lạc hoặc mộ chưa biết danh tính. Tính đến hôm nay, các nhà ngoại cảm phía Nam đã xác định được khoảng 20.000 ngôi mộ trả về đúng địa chỉ cho thân nhân, các nhà ngoại cảm phía Bắc đã tìm được hơn 30.000 mộ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu tổng kết thêm các nhà ngoại cảm có khả năng gọi vong linh trở về, thì có khoảng 50.000 vong linh đã gặp được người thân và gia đình.
Như vậy chắc chắn hiện nay có ít nhất 100.000 người là nhân chứng xác nhận rằng có thế giới của người Âm, thế giới sau cái chết, thế giới ma theo cách gọi dân gian.
Họ là ai? Đa số họ là những tướng lãnh, sĩ quan quân đội, gia đình liệt sĩ, gia đình cách mạng có truyền thống và họ đã vượt khó khăn, vất vả để tìm lại hài cốt liệt sĩ thân nhân của mình, đồng đội cũ của mình.
Họ là những cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà Nước và Chính phủ hiện nay, vì thân nhân của họ là những anh hùng thời kỳ chống Pháp hơn năm mươi năm, thân nhân của họ là những tử tù chính trị nằm lại tại Côn Đảo.
Họ là những nhà khoa học, những giáo sư, tiến sĩ các ngành nghề, có người mang huy hiệu sáu chục năm tuổi Đảng, như Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ông đã có phát biểu rất hay mang nặng tính chất Mac Lê:
- Linh hồn là tồn tại khách quan, đó là duy vật biện chứng. Kẻ nào bác bỏ linh hồn, kẻ đó là duy tâm.
Và dưới đây là Thư Cảm ơn của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình:
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997
Phó Chủ Tịch Nước
THƯ CẢM ƠN
... Trước đây tôi có nhờ ông Liên (Nhà Ngoại Cảm Nguyễn Văn Liên) tìm giúp mộ liệt sĩ Lê Duy Nhuận, là chồng của người bạn tôi, chị Duy Liên, nguyên Phó Chú tịch UBND TPHCM.
Nhờ có sự giúp đỡ của ông Liên chúng tôi đã khỏi phải chờ đợi lâu dài bởi vì thực tế có rất đông người đăng ký tìm mộ. Điều đặc biệt quan trọng là lời chỉ dẫn của ông Liên rất chính xác. Theo sơ đồ vẽ từ Hà Nội chúng tôi đã đến đúng nghĩa trang Bến Cát nơi quy tập hài cốt của liệt sĩ Lê Duy Nhuận. Đặc điểm của hài cốt được ông Liên báo trước rất chính xác, xương sọ, xương chân...
Chị Duy Liên vì sức yếu không ra Hà Nội được, thay mặt chị ấy và cá nhân, tôi xin cảm ơn ông Liên và các vị lãnh đạo chương trình tìm mộ. Tôi tìm hiểu thêm, được biết ông Liên đã tìm mộ cho một số liệt sĩ là thân nhân các gia đình bạn bè tôi, cũng rất chính xác. Tiêu biểu là trường hợp chị Nguyễn Thị Tú, nguyên là người lãnh đạo phong trào Phụ nữ Sài Gòn trong thời kỳ chống Mỹ. Các gia đình và đoàn thể cơ quan liên quan đến liệt sĩ rất cảm ơn ông Liên.
Như vậy chỉ qua những truờng hợp mà tôi biết, khả năng tìm mộ của ông Liên không phải là cá biệt mà đó là một năng lực hiếm có. Tôi nghĩ cần có biện pháp và điều kiện để giữ gìn lâu dài năng lực này nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân ta, đồng thời góp phần thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ của Đảng và Nhà nước.
Kính thư
Nguyễn Thị Bình (đã ký)
MA HAY LINH HỒN
Chúng tôi đã thử nghiệm theo cách anh Tạ Minh Tâm thường làm tối Thứ Ba trong trò chơi Chung Sức. Khi khảo sát một trăm người, hỏi Bạn tin có ma không? Thì câu trả lời nhận được có sáu mươi người tin có ma. Cũng khảo sát một trăm người với câu hỏi Bạn tin có linh hồn không? Thì câu trả lời bây giờ có tám mươi người tin có linh hồn.
Linh Hồn và Ma khác nhau hay không?
Ma là cách gọi của dân gian, phổ biến trong nhân dân. Ma theo cách hiểu đơn giản như phần trước đã nói là một hình ảnh xấu xa đáng sợ gắn liền với người chết. Ma được dân gian sử dụng như một cách để răn đe, hù dọa trẻ em và những người yếu bóng vía.
Nhưng phải thừa nhận khái niệm ma có từ lâu đời trong dân gian, cho phép chúng ta khẳng định rằng linh hồn người chết đã được biết đến và được quan tâm từ xa xưa, đã đi vào tục ngữ ca dao, và thấm sâu vào đời sống của tất cả mọi người chúng ta. Ma quá quen thuộc đến nỗi một cậu bé tám tuổi như tôi đã biết dùng để trêu chọc người khác.
Thực sự ma không đơn giản theo cách hiểu của dân gian. Chúng ta cần thay đổi cách gọi ma bằng khái niệm linh hồn. Kể từ bây giờ, trong loạt bài tìm hiểu về ma này, tôi sẽ không gọi là ma nữa mà sẽ thay thế bằng tên gọi chính xác hơn, đó là LINH HỒN.
Linh hồn là một khái niệm thiêng liêng, trân trọng, và cao quý.
Love_Tamlinh
Người bình thường chúng ta rất sợ hãi khi gặp ma, thậm chí ngã lăn ra sùi bọt mép, lâm bệnh nặng giống như trường hợp thằng Rạch con ông Ba Thớm gặp ma trong câu chuyện Một Cõi Âm Dương. Những người khác can đảm, bình tĩnh, mong nhìn thấy ma một lần trong đời để biết ma như thế nào nhưng cũng không bao giờ được gặp.
Chính vì lý do gặp ma khó khăn như vậy cho đến hôm nay cuộc tranh cãi giữa hai phe tin có ma và phe không tin có ma vẫn giữ tỷ số không đều. Chuyện ma chỉ bắt đầu khơi dậy mạnh mẽ trở lại từ khi các nhà ngoại cảm lên tiếng.
Huynh TAMANDIEUNGO sau khi khai đàn tác pháp, mười lăm phút sau đã gặp hồn ma cô Châu hiện về, vật vờ như một cái bóng, biết khóc lóc, biết đưa tay ra dấu phía tủ thờ, biết cúi đầu suy nghĩ khi nghe huynh TAMANDIEUNGO luận tội.
Trong chuyện Trục Xuất Vong, nghi lễ hành pháp xin triệu thỉnh uy lực để trục vong quấy rối ra khỏi gia trang vừa kết thì cô LANFRANCE đã nghe được tiếng em bé khóc thét khi bị trục xuất khỏi nơi đang ẩn náu.
Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng trong chuyện Nhịp Cầu Nối Hai Cõi đã nhìn thấy hồn ma anh Nguyễn Hoài Nhơn đứng bên cạnh, đặt tay lên vai chị Cúc, mặc bộ đồ lính rằn ri. Hồn ma anh Nhơn kể lại câu chuyện mình đã chết trận tại một khu vườn dừa. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng có thể nhìn thấy và nói chuyện với hồn ma anh Nhơn, trong khi đó chị Cúc có mặt nhưng không cảm nhận sự có mặt của em trai mình.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đã chữa bệnh tâm thần, bệnh điên cho nhiều người sau khi các bệnh nhân này không thể chữa hết bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tâm thần lớn nhất Miền Bắc, bằng y học hiện đại, khi đến gặp cô Nghi, bằng con mắt ngoại cảm cô Nghi nhìn thấy rõ chân tướng hồn ma nhập vào bệnh nhân, khi là vong trẻ con, khi là vong phụ nữ đã xâm nhập cơ thể bệnh nhân.
Bằng phương pháp tương tự, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Thái, Quận Phú Nhuận, TPHCM kể rằng, có người nhà dắt một sinh viên tâm thần đến gặp ông, phản ứng đầu tiên khi ông xuất hiện là bệnh nhân lên cơn la hét, đập phá muốn chạy trốn. Ônh nhìn thấy trong thân xác anh sinh viên tâm thần có một hồn ma ngoại lai xâm nhập, hình dáng của một thanh niên bặm trợn, hung hăng đang điều khiển thân xác anh sinh viên tâm thần.
Sau khi trói bệnh nhân lại và cho uống nước có niệm phép, hồn ma thay đổi ngay thái độ hung hãn ban đầu, nét mặt khiếp sợ và tỏ ra khép nép, sau đó thoát ra khỏi thân xác bệnh nhân đi mất, anh sinh viên bây giờ không la hét nữa mà ngồi gục trên ghế như một người vừa qua cơn say.
Các nhà ngoại cảm khác như cô Nguyệt, cô Phương Hàm Rồng, cô Thiêm, người có con mắt thứ ba, có khả năng gặp được vong hồn bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Các nhà ngoại cảm này đã gặp được hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn vong hồn một cách rất tự nhiên, không một chút sợ hãi gì cả.
Đặc biệt nhất vẫn là trường hợp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Trong đoạn băng ghi âm Bích Hằng trả lời câu hỏi tại Hội thảo năm 2006 có những chi tiết như: khi đi tìm mộ ông Kim, cô nhìn thấy một hồn ma trẻ con nhảy xổ ra chặn đường, đòi phải trình báo, đòi quà, sau đó dắt Bích Hằng chạy hết con đường bờ ruộng tới đúng mộ ông Kim.
Hoặc một lần khác, có một hồn ma thanh niên xuất hiện, lừa gạt Bích Hằng và tự nhận ngôi mộ là của mình, nói đúng tên người nhà đang đi theo tìm mộ, và biết đầy đủ tên những người thân có trong nhà. Cuối cùng thì hồn ma thanh niên cho biết chỉ đùa thôi, giới thiệu mình là hàng xóm của ngôi mộ đang kiếm và nhờ Bích Hằng nhắn giùm người thân đến thắp nhang cho mình.
Trong các chuyện tìm mộ khác như tìm mộ Nam Cao, tìm mộ liệt sĩ em gái Giáo sư Trần Phương, đều có những chi tiết tương tự, các hồn ma hiện lên rõ ràng, thậm chí tranh luận với nhau để cùng giải đáp vị trí ngôi mộ mà Bích Hằng cần tìm.
Hiện nay các nhà ngoại cảm trên khắp đất nước Việt Nam đang làm việc âm thầm, lặng lẽ, ngày đêm giao tiếp với vong hồn người đã chết để xác định mộ thất lạc hoặc mộ chưa biết danh tính. Tính đến hôm nay, các nhà ngoại cảm phía Nam đã xác định được khoảng 20.000 ngôi mộ trả về đúng địa chỉ cho thân nhân, các nhà ngoại cảm phía Bắc đã tìm được hơn 30.000 mộ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu tổng kết thêm các nhà ngoại cảm có khả năng gọi vong linh trở về, thì có khoảng 50.000 vong linh đã gặp được người thân và gia đình.
Như vậy chắc chắn hiện nay có ít nhất 100.000 người là nhân chứng xác nhận rằng có thế giới của người Âm, thế giới sau cái chết, thế giới ma theo cách gọi dân gian.
Họ là ai? Đa số họ là những tướng lãnh, sĩ quan quân đội, gia đình liệt sĩ, gia đình cách mạng có truyền thống và họ đã vượt khó khăn, vất vả để tìm lại hài cốt liệt sĩ thân nhân của mình, đồng đội cũ của mình.
Họ là những cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà Nước và Chính phủ hiện nay, vì thân nhân của họ là những anh hùng thời kỳ chống Pháp hơn năm mươi năm, thân nhân của họ là những tử tù chính trị nằm lại tại Côn Đảo.
Họ là những nhà khoa học, những giáo sư, tiến sĩ các ngành nghề, có người mang huy hiệu sáu chục năm tuổi Đảng, như Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ông đã có phát biểu rất hay mang nặng tính chất Mac Lê:
- Linh hồn là tồn tại khách quan, đó là duy vật biện chứng. Kẻ nào bác bỏ linh hồn, kẻ đó là duy tâm.
Và dưới đây là Thư Cảm ơn của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình:
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997
Phó Chủ Tịch Nước
THƯ CẢM ƠN
... Trước đây tôi có nhờ ông Liên (Nhà Ngoại Cảm Nguyễn Văn Liên) tìm giúp mộ liệt sĩ Lê Duy Nhuận, là chồng của người bạn tôi, chị Duy Liên, nguyên Phó Chú tịch UBND TPHCM.
Nhờ có sự giúp đỡ của ông Liên chúng tôi đã khỏi phải chờ đợi lâu dài bởi vì thực tế có rất đông người đăng ký tìm mộ. Điều đặc biệt quan trọng là lời chỉ dẫn của ông Liên rất chính xác. Theo sơ đồ vẽ từ Hà Nội chúng tôi đã đến đúng nghĩa trang Bến Cát nơi quy tập hài cốt của liệt sĩ Lê Duy Nhuận. Đặc điểm của hài cốt được ông Liên báo trước rất chính xác, xương sọ, xương chân...
Chị Duy Liên vì sức yếu không ra Hà Nội được, thay mặt chị ấy và cá nhân, tôi xin cảm ơn ông Liên và các vị lãnh đạo chương trình tìm mộ. Tôi tìm hiểu thêm, được biết ông Liên đã tìm mộ cho một số liệt sĩ là thân nhân các gia đình bạn bè tôi, cũng rất chính xác. Tiêu biểu là trường hợp chị Nguyễn Thị Tú, nguyên là người lãnh đạo phong trào Phụ nữ Sài Gòn trong thời kỳ chống Mỹ. Các gia đình và đoàn thể cơ quan liên quan đến liệt sĩ rất cảm ơn ông Liên.
Như vậy chỉ qua những truờng hợp mà tôi biết, khả năng tìm mộ của ông Liên không phải là cá biệt mà đó là một năng lực hiếm có. Tôi nghĩ cần có biện pháp và điều kiện để giữ gìn lâu dài năng lực này nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân ta, đồng thời góp phần thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ của Đảng và Nhà nước.
Kính thư
Nguyễn Thị Bình (đã ký)
MA HAY LINH HỒN
Chúng tôi đã thử nghiệm theo cách anh Tạ Minh Tâm thường làm tối Thứ Ba trong trò chơi Chung Sức. Khi khảo sát một trăm người, hỏi Bạn tin có ma không? Thì câu trả lời nhận được có sáu mươi người tin có ma. Cũng khảo sát một trăm người với câu hỏi Bạn tin có linh hồn không? Thì câu trả lời bây giờ có tám mươi người tin có linh hồn.
Linh Hồn và Ma khác nhau hay không?
Ma là cách gọi của dân gian, phổ biến trong nhân dân. Ma theo cách hiểu đơn giản như phần trước đã nói là một hình ảnh xấu xa đáng sợ gắn liền với người chết. Ma được dân gian sử dụng như một cách để răn đe, hù dọa trẻ em và những người yếu bóng vía.
Nhưng phải thừa nhận khái niệm ma có từ lâu đời trong dân gian, cho phép chúng ta khẳng định rằng linh hồn người chết đã được biết đến và được quan tâm từ xa xưa, đã đi vào tục ngữ ca dao, và thấm sâu vào đời sống của tất cả mọi người chúng ta. Ma quá quen thuộc đến nỗi một cậu bé tám tuổi như tôi đã biết dùng để trêu chọc người khác.
Thực sự ma không đơn giản theo cách hiểu của dân gian. Chúng ta cần thay đổi cách gọi ma bằng khái niệm linh hồn. Kể từ bây giờ, trong loạt bài tìm hiểu về ma này, tôi sẽ không gọi là ma nữa mà sẽ thay thế bằng tên gọi chính xác hơn, đó là LINH HỒN.
Linh hồn là một khái niệm thiêng liêng, trân trọng, và cao quý.
Love_Tamlinh
#972
Gửi vào 20/05/2014 - 06:10
CÀN SÁT QUÁI.
Câu chuyện sau đây do cụ Trần Tính, pháp danh Đồng Thiện, sinh năm 1922, người làng Mỹ Thuận và ông Ngô Cao Bá người làng Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa kể lại.
Tại làng Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòa có gia đình ông Hồ Thụ sinh ngày 26 tháng 6 năm 1896 Bính Thân, và vợ là bà Võ Thị Trước sinh năm Đinh Dậu 1897. Hai vợ chồng ông bà Thụ khi sinh người con đầu lòng, hình thù quái lạ, gương mặt trông rất đần độn. Sau khi sinh, bé cất tiếng khóc chào đời thì chết ngay.
Lần thứ hai vợ ông cũng sinh một bé hình thù và khuôn mặt giống y hệt như đứa đầu lòng, vừa cất tiếng khóc chào đời thì bé cũng tắt thở. Lần thứ ba cũng hình dạng và gương mặt đần độn ấy, khi vừa được sinh ra, cất tiếng khóc đầu đời thì chết ngay lập tức. Cả ba đứa con cùng chung một gương mặt và đều chết non.
Lúc bấy giờ người cậu nuôi của Thụ là ông Ngô Đài sinh năm Canh Ngọ 1870, là một người giàu có thuộc vào hàng bậc nhất nhì trong làng Mỹ Trạch, ông lại là một Phật tử thuần thành, điều đáng nói nhất ở đây là ông Ngô Đài hay làm từ thiện, tu hạnh bố thí, cúng dường, nên ông được người dân trong làng và các vùng lân cận yêu thương và kính trọng.
Biết đứa cháu nuôi của mình sinh con bất bình thường, ông Ngô Đài liền chỉ bảo với Hồ Thụ rằng:
- Vợ chồng m*y sinh nhầm phải con ranh con lộn rồi, cho dù vợ m*y có sinh thêm bao nhiêu đứa con đi nữa, thì cũng chỉ một khuôn mặt đó và cũng kiểu chết non y hệt như vậy thôi.
Nghe thế ông Thụ buồn bã hỏi:
- Cậu ơi, trên đời này sao lại có chuyện quái lạ xảy ra với vợ chồng cháu như thế?
Ông Ngô Đài đáp:
- Tại vợ chồng m*y chưa biết đó thôi, nó đâu phải là con của tụi m*y, nhìn khuôn mặt của nó thì biết ngay, nó là loài quái càn la sát con ranh con lộn đầu thai đó, m*y có biết không?
Nghe cậu nói đến đây trong lòng Hồ Thụ bất an, liền hỏi:
- Thưa Cậu, vậy có cách gì chữa trị để vợ cháu khỏi phải sinh con ranh con lộn không?
Ông Ngô Đài ôn tồn:
- Để chữa lành bệnh này thì vợ chồng m*y, nên sớm tìm thầy cao tay ấn để trừ tà ma, nếu trấn yểm được loài quái càn la sát này, thì vợ chồng m*y mới sinh con và nuôi con khôn lớn được.
Vì xót thương cho đứa cháu nuôi của mình, nên ông Ngô Đài giải thích thêm:
- Con ranh con lộn tức là khi vừa sanh ra, thì đứa bé ấy chết ngay, liên tiếp nhiều lần như vậy. Đây là một giống tà quái la sát thường hay phá phách thai nhi. Chỉ cần một con yêu quái ấy thôi mà nó thác sanh vô ra nhiều lần. Có người không tin thử, làm dấu bằng cách, đứa đầu sanh ra chết thì chặt một lóng tay, lần thứ hai sanh ra thai nhi cũng bị mất lóng tay, họ bấm tiếp lỗ tai rách làm hai, thì lần thứ ba sanh ra thai nhi cũng bị dấu vết y như vậy.
Bởi thế nên ở xứ Ninh Hòa, người ta nguyền rủa những đứa nhỏ bợm bãi du côn là loài con ranh con lộn. Nếu vợ chồng m*y đi thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp, thì họ trị nạn này bằng cách dùng dao phay chặt thai nhi làm ba khúc, rồi họa bùa ếm trừ sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Kinh khủng lắm, việc này tàn nhẫn rất không nên làm…
Nghe kể đến đây ông Thụ thở dài buông lời buồn chán:
- Con ranh con lộn là do vợ cháu sinh chứ không phải cháu. Giá như cháu có vợ hai, vợ ba thì chắc sẽ không có chuyện đau buồn, đáng tiếc như thế này…
Ông Ngô Đài là một Phật tử quy y Tam Bảo pháp danh Đồng Bửu, thâm tín Tam Bảo và am hiểu giáo lý Phật pháp, khi nghe đứa cháu của mình nói thế, thì biết ngay là nó có ý định bỏ vợ.
Ông liền khuyên ngăn quở trách:
- Vợ m*y là đứa đàng hoàng, không hư hỏng, nó sống thủy chung với m*y, cớ sao m*y lại có ý định thay lòng đổi dạ với nó, nếu m*y làm như thế là không đúng với đạo nghĩa vợ chồng. m*y nên dẹp ngay cái ý định lấy vợ bé ấy đi.
Ông Thụ than thở:
- Đi thầy Pháp trừ tà thì quá tàn nhẫn, còn lấy vợ bé thì trái đạo nghĩa vợ chồng. Cả hai điều ấy cháu đều không làm được, vậy cậu bảo cháu phải làm gì bây giờ?
Im lặng một hồi lâu, ông Ngô Đài chợt nhớ tới Thầy Quảng Đức (*), là bậc chân tu đạo cao đức trọng, ông vui mừng nói:
- Thầy Quảng Đức đang ẩn tu ở hang cọp tại Núi Chùa hòn Đất, đạo hạnh rất cao thâm, có thể hàng yêu, phục ma. Để cậu lên đó thỉnh Ngài xuống núi trị bệnh cho vợ m*y!
Nói xong ông Ngô Đài cùng ông Hồ Thụ vội vã lên đỉnh Núi Chùa hòn Đất. Khi đến nơi, thì hoàng hôn cũng vừa buông xuống, cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, áng mây hồng bồng bềnh giăng kín chân trời Tây, khói lam chiều từ những mái tranh quê, hương mạ non từ ruộng đồng Mỹ Trạch. Trước cảnh đẹp thiên nhiên của buổi chiều tà, Thầy Quảng Đức đang thiền hành quanh ngôi thảo am trên đỉnh Núi. Như được bảo hộ bởi một sức mạnh vô hình, hai cậu cháu ông Ngô Đài đều cảm nhận trong lòng rất bình an
Khi trông thấy Thầy từ xa, ông Ngô Đài cất tiếng:
- A Di Đà Phật, Kính bạch Thầy, con là Đồng Bửu và đứa cháu Hồ Thụ lên tìm Thầy đây… Mô Phật… Nam Mô Phật.
Tiếng gọi to của ông Ngô Đài, xé tan bầu không gian tĩnh mịch. Đang thiền hành, Thầy từ từ dừng lại, đợi cho hai cậu cháu lại gần, với chất giọng trầm từ, ôn tồn Thầy hỏi:
- Duyên sự gì mà hai cậu cháu lên núi tìm Thầy vào giờ này?
Ông Ngô Đài và đứa cháu cung kính chắp tay xá Thầy thật sâu, rồi đứng cạnh Thầy bẩm bạch một mạch:
- Bạch Thầy, con có đứa cháu dâu là vợ của thằng Thụ này đang lâm bệnh thiên thời, sinh nhầm phải con ranh con lộn, kính nhờ Thầy chữa trị, xin Thầy từ bi cứu khổ cứu nạn cho...
Nghe qua, Thầy trầm ngâm không nói một lời nào, chỉ nắm chặt lấy tay của 2 cậu cháu dắt đi đến bộ Thạch bàn, rồi cả ba thầy trò cùng ngồi xuống, đó là bộ bàn ghế được tạo nên từ những phiến đá cuội tại ngọn núi này.
Giữa cảnh u tịch của chốn núi rừng, màn đêm đen tối cũng từ từ buông xuống, khói hương trầm lan tỏa từ chiếc lư đồng trên bàn Phật, bên trong ngôi thảo am, khiến hai cậu cháu có cảm giác lâng lâng, lòng nhẹ nhàng thanh thản. Vẫn với chất giọng trầm từ Thầy giảng giải:
- Đạo Phật lấy từ bi làm nguồn cội, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và lấy hùng dũng làm quyền môn giáo hóa.
Ngừng lại vài giây rồi Thầy giảng tiếp.
- Đem tâm từ để cảm hóa yêu đạo, lấy gươm tuệ để đoạn rễ vô minh, dùng hùng tâm dũng trí để đưa người về nẻo giác. Nhưng theo các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp thì các vị ấy dùng uy lực của bùa chú, phép thuật để chế ngự yêu tinh con ranh con lộn, Thầy rất xót xa và thương cảm về việc này…
Ông Hồ Thụ thưa vào:
- Bạch Thầy, con cũng đã từng chứng kiến các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp dùng phép thuật ếm trừ con ranh con lộn, Họ lấy dao phay chặt thai nhi làm ba khúc, rồi ếm bùa sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Con thấy có một cái gì đó quá dã man và rất là tàn nhẫn, bạch Thầy…
Thầy tiếp lời:
- Theo tinh thần của đạo Từ Bi thì việc ấy rất không nên làm, nếu đã tạo nghiệp sát nhất định phải bị tổn mạng, tuy các thầy pháp, thầy phù thủy, tạm thời chế ngự được yêu quái, nhưng lại càng làm tăng thêm lòng thù hận, vì loài phi nhơn kia không được siêu thoát, chúng sẽ quay trở lại báo oán.
Nghe Thầy giảng dạy đến đây, hai cậu cháu đã ngộ ra một phần nào về chữ Từ Bi trong đạo Phật.
- Oán thù nên hóa giải, chứ không nên buộc chặt.
Thầy lại dạy tiếp:
- Tâm từ bi rộng mở với tất cả mọi loài, được hiển bày dưới nhiều hình thức, có khi là mưa phùn gió nhẹ, nhưng cũng có lúc là phong ba bão táp. Khi thì mềm mại nhu nhuyến uyển chuyển, nhưng có khi cũng cương quyết, dứt khoát và đầy uy lực. Do đó, mà Đạo Phật không chỉ có Từ Bi và Trí Tuệ mà còn có cả Hùng tâm và Dũng trí. Từ sự quán chiếu sâu xa về cội nguồn nhân quả, rõ biết căn cơ của từng chúng sinh để tùy duyên phân biệt thiện, ác mà chuyển hóa… Phá mê đạo chuyển người về chính đạo, tùy duyên hóa độ dấu tích không lưu…
Ông Hồ Thụ thưa:
- Kính bạch Thầy, chúng con có một niềm tin vững chắc về Tam bảo, tin về lòng từ bi và trí tuệ. Chỉ có đạo hạnh tu hành của các bậc cao Tăng mới có thể làm quỷ thần phải khiếp sợ… Kính bạch Thầy xin Thầy từ bi cứu giúp cho đứa cháu dâu của con…
Thầy nhẹ nhàng gật đầu và hứa khả:
- Vợ chồng cháu Thụ khi về đến nhà, phải chuẩn bị hương, đăng, trà, quả và trang trí bàn thờ Phật trong nhà cho thật là trang nghiêm, giữ lòng trong sạch, trai tịnh trong suốt thời gian này. Ba ngày nữa Thầy sẽ đến nhà trị bệnh.
Hai cậu cháu rất đỗi vui mừng đứng dậy chắp tay cung kính xá chào Thầy:
- Mô Phật, kính bạch Thầy chúng con về.
Khi hai cậu cháu xá chào Thầy rồi lui gót xuống núi, khi đến sườn đồi, thì vầng trăng thượng tuần cũng đã lên cao, dưới ánh trăng ngà, tiếng chuông gia trì từ ngôi thảo am khoan thai chuyển động trong nhịp mõ đều đều, lời kinh nhiệm màu lại vang lên, thoảng đưa trong gió là thanh âm trầm hùng của chú Phổ Am và chú Đại Bi, một sức mạnh vô biên vang rền cả thinh không, rung động cả núi rừng. Thầy đã bế quan, thiền tọa và hành trì bí mật thần chú trong suốt thời gian đó.
Ba ngày đã trôi qua, đúng như lời hứa Thầy xuống núi và đi thẳng đến nhà ông Hồ Thụ để trị bệnh. Cả nhà ra cung nghinh đón tiếp và mời Thầy vào trong nhà. Những người chứng kiến lúc bấy giờ trong đó có ông Ngô Đài. Họ chỉ trông thấy và nghe Thầy bảo rằng:
- Hai vợ chồng cháu Hồ Thụ ngồi thẳng, chấp tay trước bàn thờ Phật giữa nhà. Giữ lòng thanh tịnh và nhất tâm niệm Phật !
Còn Thầy thì đứng trì tụng mật chú khoảng mười lăm phút. Thế là xong cách chữa trị.
Trông rất nhanh và thật đơn giản, gia đình tạ lễ, tịnh tài và phẩm vật, Thầy không nhận bất cứ một lễ nào, chỉ uống một chung trà nóng cùng gia đình, rồi Thầy hồi quy bổn tự. Cả nhà cùng tiễn đưa Thầy trên một quãng đường làng. Hình ảnh thánh thiện vô trước của bậc chân tu, với chiếc áo nâu sồng cũ kỹ, từng bước chân nhẹ nhàng trôi giữa dòng đời. Người đã đi vào lòng Hồ Thụ từ đây.
Khi trở về nhà mọi người đều nghe bà Thụ kể lại rằng:
- Khi Thầy niệm thần chú, tôi thấy trong người mình khỏe ra rất nhiều và niềm tin về đức Phật hết sức mãnh liệt...
Sống với chồng được một thời gian, bà Thụ thai nghén và tuần tự sinh ra các người con như sau:
- Ông Hồ Liễn sinh năm Tân Dậu 1921.
- Bà Hồ Thị Ra sinh năm Bính Dần 26-04-1926.
- Ông Hồ Thi sinh năm Canh Ngọ 10-01-1930.
- Bà Hồ Thị Quán sinh năm Quý Dậu 1933.
Thế là ông Hồ Thụ sống thủy chung với vợ đến suốt cả cuộc đời và ý định lấy vợ hai, vợ ba cũng không còn.
Khoảng một thời gian sau, hai ông bà Thụ cùng các con trong gia đình tìm đến Thầy và xin làm đệ tử. Thầy quán chiếu cơ duyên rồi bảo với ông bà Hồ Thụ rằng:
- Ông bà có duyên gặp Thầy trị bệnh chứ không phải duyên làm đệ tử của Thầy. Sau này ông bà cùng các con của ông bà sẽ quy y làm đệ tử của một vị Sư khác. Vì gia đình ông bà nhiều đời có duyên với vị Sư sau này, vị Sư ấy sẽ truyền Tam quy Ngũ giới để gia đình ông bà đắc giới mà tu hành.
(*) Hoà Thượng Thích Quảng Đức, ngài tự thiêu vì Pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 1963.
Tư liệu cụ Trần Tính và ông Ngô Cao Bá
Câu chuyện sau đây do cụ Trần Tính, pháp danh Đồng Thiện, sinh năm 1922, người làng Mỹ Thuận và ông Ngô Cao Bá người làng Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa kể lại.
Tại làng Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh Hòa có gia đình ông Hồ Thụ sinh ngày 26 tháng 6 năm 1896 Bính Thân, và vợ là bà Võ Thị Trước sinh năm Đinh Dậu 1897. Hai vợ chồng ông bà Thụ khi sinh người con đầu lòng, hình thù quái lạ, gương mặt trông rất đần độn. Sau khi sinh, bé cất tiếng khóc chào đời thì chết ngay.
Lần thứ hai vợ ông cũng sinh một bé hình thù và khuôn mặt giống y hệt như đứa đầu lòng, vừa cất tiếng khóc chào đời thì bé cũng tắt thở. Lần thứ ba cũng hình dạng và gương mặt đần độn ấy, khi vừa được sinh ra, cất tiếng khóc đầu đời thì chết ngay lập tức. Cả ba đứa con cùng chung một gương mặt và đều chết non.
Lúc bấy giờ người cậu nuôi của Thụ là ông Ngô Đài sinh năm Canh Ngọ 1870, là một người giàu có thuộc vào hàng bậc nhất nhì trong làng Mỹ Trạch, ông lại là một Phật tử thuần thành, điều đáng nói nhất ở đây là ông Ngô Đài hay làm từ thiện, tu hạnh bố thí, cúng dường, nên ông được người dân trong làng và các vùng lân cận yêu thương và kính trọng.
Biết đứa cháu nuôi của mình sinh con bất bình thường, ông Ngô Đài liền chỉ bảo với Hồ Thụ rằng:
- Vợ chồng m*y sinh nhầm phải con ranh con lộn rồi, cho dù vợ m*y có sinh thêm bao nhiêu đứa con đi nữa, thì cũng chỉ một khuôn mặt đó và cũng kiểu chết non y hệt như vậy thôi.
Nghe thế ông Thụ buồn bã hỏi:
- Cậu ơi, trên đời này sao lại có chuyện quái lạ xảy ra với vợ chồng cháu như thế?
Ông Ngô Đài đáp:
- Tại vợ chồng m*y chưa biết đó thôi, nó đâu phải là con của tụi m*y, nhìn khuôn mặt của nó thì biết ngay, nó là loài quái càn la sát con ranh con lộn đầu thai đó, m*y có biết không?
Nghe cậu nói đến đây trong lòng Hồ Thụ bất an, liền hỏi:
- Thưa Cậu, vậy có cách gì chữa trị để vợ cháu khỏi phải sinh con ranh con lộn không?
Ông Ngô Đài ôn tồn:
- Để chữa lành bệnh này thì vợ chồng m*y, nên sớm tìm thầy cao tay ấn để trừ tà ma, nếu trấn yểm được loài quái càn la sát này, thì vợ chồng m*y mới sinh con và nuôi con khôn lớn được.
Vì xót thương cho đứa cháu nuôi của mình, nên ông Ngô Đài giải thích thêm:
- Con ranh con lộn tức là khi vừa sanh ra, thì đứa bé ấy chết ngay, liên tiếp nhiều lần như vậy. Đây là một giống tà quái la sát thường hay phá phách thai nhi. Chỉ cần một con yêu quái ấy thôi mà nó thác sanh vô ra nhiều lần. Có người không tin thử, làm dấu bằng cách, đứa đầu sanh ra chết thì chặt một lóng tay, lần thứ hai sanh ra thai nhi cũng bị mất lóng tay, họ bấm tiếp lỗ tai rách làm hai, thì lần thứ ba sanh ra thai nhi cũng bị dấu vết y như vậy.
Bởi thế nên ở xứ Ninh Hòa, người ta nguyền rủa những đứa nhỏ bợm bãi du côn là loài con ranh con lộn. Nếu vợ chồng m*y đi thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp, thì họ trị nạn này bằng cách dùng dao phay chặt thai nhi làm ba khúc, rồi họa bùa ếm trừ sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Kinh khủng lắm, việc này tàn nhẫn rất không nên làm…
Nghe kể đến đây ông Thụ thở dài buông lời buồn chán:
- Con ranh con lộn là do vợ cháu sinh chứ không phải cháu. Giá như cháu có vợ hai, vợ ba thì chắc sẽ không có chuyện đau buồn, đáng tiếc như thế này…
Ông Ngô Đài là một Phật tử quy y Tam Bảo pháp danh Đồng Bửu, thâm tín Tam Bảo và am hiểu giáo lý Phật pháp, khi nghe đứa cháu của mình nói thế, thì biết ngay là nó có ý định bỏ vợ.
Ông liền khuyên ngăn quở trách:
- Vợ m*y là đứa đàng hoàng, không hư hỏng, nó sống thủy chung với m*y, cớ sao m*y lại có ý định thay lòng đổi dạ với nó, nếu m*y làm như thế là không đúng với đạo nghĩa vợ chồng. m*y nên dẹp ngay cái ý định lấy vợ bé ấy đi.
Ông Thụ than thở:
- Đi thầy Pháp trừ tà thì quá tàn nhẫn, còn lấy vợ bé thì trái đạo nghĩa vợ chồng. Cả hai điều ấy cháu đều không làm được, vậy cậu bảo cháu phải làm gì bây giờ?
Im lặng một hồi lâu, ông Ngô Đài chợt nhớ tới Thầy Quảng Đức (*), là bậc chân tu đạo cao đức trọng, ông vui mừng nói:
- Thầy Quảng Đức đang ẩn tu ở hang cọp tại Núi Chùa hòn Đất, đạo hạnh rất cao thâm, có thể hàng yêu, phục ma. Để cậu lên đó thỉnh Ngài xuống núi trị bệnh cho vợ m*y!
Nói xong ông Ngô Đài cùng ông Hồ Thụ vội vã lên đỉnh Núi Chùa hòn Đất. Khi đến nơi, thì hoàng hôn cũng vừa buông xuống, cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, áng mây hồng bồng bềnh giăng kín chân trời Tây, khói lam chiều từ những mái tranh quê, hương mạ non từ ruộng đồng Mỹ Trạch. Trước cảnh đẹp thiên nhiên của buổi chiều tà, Thầy Quảng Đức đang thiền hành quanh ngôi thảo am trên đỉnh Núi. Như được bảo hộ bởi một sức mạnh vô hình, hai cậu cháu ông Ngô Đài đều cảm nhận trong lòng rất bình an
Khi trông thấy Thầy từ xa, ông Ngô Đài cất tiếng:
- A Di Đà Phật, Kính bạch Thầy, con là Đồng Bửu và đứa cháu Hồ Thụ lên tìm Thầy đây… Mô Phật… Nam Mô Phật.
Tiếng gọi to của ông Ngô Đài, xé tan bầu không gian tĩnh mịch. Đang thiền hành, Thầy từ từ dừng lại, đợi cho hai cậu cháu lại gần, với chất giọng trầm từ, ôn tồn Thầy hỏi:
- Duyên sự gì mà hai cậu cháu lên núi tìm Thầy vào giờ này?
Ông Ngô Đài và đứa cháu cung kính chắp tay xá Thầy thật sâu, rồi đứng cạnh Thầy bẩm bạch một mạch:
- Bạch Thầy, con có đứa cháu dâu là vợ của thằng Thụ này đang lâm bệnh thiên thời, sinh nhầm phải con ranh con lộn, kính nhờ Thầy chữa trị, xin Thầy từ bi cứu khổ cứu nạn cho...
Nghe qua, Thầy trầm ngâm không nói một lời nào, chỉ nắm chặt lấy tay của 2 cậu cháu dắt đi đến bộ Thạch bàn, rồi cả ba thầy trò cùng ngồi xuống, đó là bộ bàn ghế được tạo nên từ những phiến đá cuội tại ngọn núi này.
Giữa cảnh u tịch của chốn núi rừng, màn đêm đen tối cũng từ từ buông xuống, khói hương trầm lan tỏa từ chiếc lư đồng trên bàn Phật, bên trong ngôi thảo am, khiến hai cậu cháu có cảm giác lâng lâng, lòng nhẹ nhàng thanh thản. Vẫn với chất giọng trầm từ Thầy giảng giải:
- Đạo Phật lấy từ bi làm nguồn cội, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và lấy hùng dũng làm quyền môn giáo hóa.
Ngừng lại vài giây rồi Thầy giảng tiếp.
- Đem tâm từ để cảm hóa yêu đạo, lấy gươm tuệ để đoạn rễ vô minh, dùng hùng tâm dũng trí để đưa người về nẻo giác. Nhưng theo các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp thì các vị ấy dùng uy lực của bùa chú, phép thuật để chế ngự yêu tinh con ranh con lộn, Thầy rất xót xa và thương cảm về việc này…
Ông Hồ Thụ thưa vào:
- Bạch Thầy, con cũng đã từng chứng kiến các thầy bùa, thầy phù thủy, thầy pháp dùng phép thuật ếm trừ con ranh con lộn, Họ lấy dao phay chặt thai nhi làm ba khúc, rồi ếm bùa sau đó mới đem đi chôn, mỗi nơi mỗi khúc. Con thấy có một cái gì đó quá dã man và rất là tàn nhẫn, bạch Thầy…
Thầy tiếp lời:
- Theo tinh thần của đạo Từ Bi thì việc ấy rất không nên làm, nếu đã tạo nghiệp sát nhất định phải bị tổn mạng, tuy các thầy pháp, thầy phù thủy, tạm thời chế ngự được yêu quái, nhưng lại càng làm tăng thêm lòng thù hận, vì loài phi nhơn kia không được siêu thoát, chúng sẽ quay trở lại báo oán.
Nghe Thầy giảng dạy đến đây, hai cậu cháu đã ngộ ra một phần nào về chữ Từ Bi trong đạo Phật.
- Oán thù nên hóa giải, chứ không nên buộc chặt.
Thầy lại dạy tiếp:
- Tâm từ bi rộng mở với tất cả mọi loài, được hiển bày dưới nhiều hình thức, có khi là mưa phùn gió nhẹ, nhưng cũng có lúc là phong ba bão táp. Khi thì mềm mại nhu nhuyến uyển chuyển, nhưng có khi cũng cương quyết, dứt khoát và đầy uy lực. Do đó, mà Đạo Phật không chỉ có Từ Bi và Trí Tuệ mà còn có cả Hùng tâm và Dũng trí. Từ sự quán chiếu sâu xa về cội nguồn nhân quả, rõ biết căn cơ của từng chúng sinh để tùy duyên phân biệt thiện, ác mà chuyển hóa… Phá mê đạo chuyển người về chính đạo, tùy duyên hóa độ dấu tích không lưu…
Ông Hồ Thụ thưa:
- Kính bạch Thầy, chúng con có một niềm tin vững chắc về Tam bảo, tin về lòng từ bi và trí tuệ. Chỉ có đạo hạnh tu hành của các bậc cao Tăng mới có thể làm quỷ thần phải khiếp sợ… Kính bạch Thầy xin Thầy từ bi cứu giúp cho đứa cháu dâu của con…
Thầy nhẹ nhàng gật đầu và hứa khả:
- Vợ chồng cháu Thụ khi về đến nhà, phải chuẩn bị hương, đăng, trà, quả và trang trí bàn thờ Phật trong nhà cho thật là trang nghiêm, giữ lòng trong sạch, trai tịnh trong suốt thời gian này. Ba ngày nữa Thầy sẽ đến nhà trị bệnh.
Hai cậu cháu rất đỗi vui mừng đứng dậy chắp tay cung kính xá chào Thầy:
- Mô Phật, kính bạch Thầy chúng con về.
Khi hai cậu cháu xá chào Thầy rồi lui gót xuống núi, khi đến sườn đồi, thì vầng trăng thượng tuần cũng đã lên cao, dưới ánh trăng ngà, tiếng chuông gia trì từ ngôi thảo am khoan thai chuyển động trong nhịp mõ đều đều, lời kinh nhiệm màu lại vang lên, thoảng đưa trong gió là thanh âm trầm hùng của chú Phổ Am và chú Đại Bi, một sức mạnh vô biên vang rền cả thinh không, rung động cả núi rừng. Thầy đã bế quan, thiền tọa và hành trì bí mật thần chú trong suốt thời gian đó.
Ba ngày đã trôi qua, đúng như lời hứa Thầy xuống núi và đi thẳng đến nhà ông Hồ Thụ để trị bệnh. Cả nhà ra cung nghinh đón tiếp và mời Thầy vào trong nhà. Những người chứng kiến lúc bấy giờ trong đó có ông Ngô Đài. Họ chỉ trông thấy và nghe Thầy bảo rằng:
- Hai vợ chồng cháu Hồ Thụ ngồi thẳng, chấp tay trước bàn thờ Phật giữa nhà. Giữ lòng thanh tịnh và nhất tâm niệm Phật !
Còn Thầy thì đứng trì tụng mật chú khoảng mười lăm phút. Thế là xong cách chữa trị.
Trông rất nhanh và thật đơn giản, gia đình tạ lễ, tịnh tài và phẩm vật, Thầy không nhận bất cứ một lễ nào, chỉ uống một chung trà nóng cùng gia đình, rồi Thầy hồi quy bổn tự. Cả nhà cùng tiễn đưa Thầy trên một quãng đường làng. Hình ảnh thánh thiện vô trước của bậc chân tu, với chiếc áo nâu sồng cũ kỹ, từng bước chân nhẹ nhàng trôi giữa dòng đời. Người đã đi vào lòng Hồ Thụ từ đây.
Khi trở về nhà mọi người đều nghe bà Thụ kể lại rằng:
- Khi Thầy niệm thần chú, tôi thấy trong người mình khỏe ra rất nhiều và niềm tin về đức Phật hết sức mãnh liệt...
Sống với chồng được một thời gian, bà Thụ thai nghén và tuần tự sinh ra các người con như sau:
- Ông Hồ Liễn sinh năm Tân Dậu 1921.
- Bà Hồ Thị Ra sinh năm Bính Dần 26-04-1926.
- Ông Hồ Thi sinh năm Canh Ngọ 10-01-1930.
- Bà Hồ Thị Quán sinh năm Quý Dậu 1933.
Thế là ông Hồ Thụ sống thủy chung với vợ đến suốt cả cuộc đời và ý định lấy vợ hai, vợ ba cũng không còn.
Khoảng một thời gian sau, hai ông bà Thụ cùng các con trong gia đình tìm đến Thầy và xin làm đệ tử. Thầy quán chiếu cơ duyên rồi bảo với ông bà Hồ Thụ rằng:
- Ông bà có duyên gặp Thầy trị bệnh chứ không phải duyên làm đệ tử của Thầy. Sau này ông bà cùng các con của ông bà sẽ quy y làm đệ tử của một vị Sư khác. Vì gia đình ông bà nhiều đời có duyên với vị Sư sau này, vị Sư ấy sẽ truyền Tam quy Ngũ giới để gia đình ông bà đắc giới mà tu hành.
(*) Hoà Thượng Thích Quảng Đức, ngài tự thiêu vì Pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 1963.
Tư liệu cụ Trần Tính và ông Ngô Cao Bá
Thanked by 1 Member:
|
|
#973
Gửi vào 28/05/2014 - 21:56
BÉ BA TUỔI NHỚ LẠI TIỀN KIẾP, NHẬN DẠNG KẺ SÁT NHÂN
Một đứa trẻ ba tuổi ở khu vực Golan Heights, gần biên giới Syria và Israel, nói rằng cậu đã bị sát hại bởi một cây rìu trong kiếp trước.
Cậu chỉ cho các bậc lão niên trong làng nơi kẻ sát hại chôn cậu, và quả thật họ đã tìm thấy bộ xương của một người đàn ông ở đó. Cậu cũng cho các bậc lão niên xem nơi chôn giấu hung khí, và khi đào lên, họ thật sự đã tìm được một cái rìu ở đó.
Trong quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ Đã Từng Sống Trước Đây: Đầu Thai Thời Hiện Đại” (Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today) Nhà trị liệu người Đức Trutz Hardo, kể lại câu chuyện của một cậu bé, cùng với nhiều câu chuyện của những đứa trẻ khác, dường như nhớ lại được các kiếp sống trước của mình với độ chính xác đã được kiểm chứng.
Tiến sỹ Eli Lasch đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé này, Lasch rất nổi tiếng vì đã phát triển hệ thống y học ở Gaza, thành một phần trong hoạt động của chính phủ Israel, vào những năm sáu mươi. Tiến sỹ Lasch mất vào năm 2009, và đã kể lại những trường hợp đáng kinh ngạc này cho Hardo.
Cậu bé thuộc nhóm dân tộc Druze, và nền văn hóa của cậu tin tưởng vào luân hồi. Dù vậy câu chuyện của cậu vẫn làm chấn kinh cộng đồng nơi đây.
Cậu chào đời với một vết chàm dài màu đỏ trên đầu. Giống như trong một số nền văn hóa khác, người Druze tin rằng vết chàm có liên quan đến cái chết trong kiếp trước. Khi đã đủ lớn để có thể nói chuyện, cậu kể với gia đình rằng cậu đã bị sát hại bởi một nhát rìu vào đỉnh đầu.
Theo phong tục ở đây, các bậc lão niên sẽ dẫn trẻ con lúc ba tuổi về nhà cũ, trong kiếp trước nếu đứa bé có thể nhớ lại. Cậu bé biết được ngôi làng nơi cậu từng sinh sống, vì vậy họ đi tới đó. Khi họ tới nơi, cậu đột nhiên nhớ lại được tên của mình trong kiếp trước.
Một người dân làng nói rằng người đàn ông mà cậu bé cho rằng là kiếp trước của mình, đã mất tích bốn năm trước đây. Gia đình và bạn bè nghĩ rằng có thể anh ta đã đi lạc vào một khu vực nguy hiểm gần đó, như một vài vụ việc tương tự thi thoảng vẫn xảy ra trước đó.
Cậu bé cũng nhớ lại được tên đầy đủ của kẻ đã sát hại cậu. Khi cậu đối mặt với người này, mặt hắn tái mét, Lasch kể với Hardo, nhưng hắn ta không nhận tội. Sau đó cậu bé nói cậu có thể dẫn các bậc lão niên đến nơi thi thể cậu được chôn cất. Ở
Chính nơi đó, họ tìm thấy một bộ xương của người đàn ông với một vết thương ở trên đầu, trùng khớp với vết chàm của cậu bé. Họ cũng tìm thấy chiếc rìu, hung khí dùng để sát hại cậu.
Đối diện với bằng chứng này, kẻ sát nhân thừa nhận tội lỗi của mình. Tiến sỹ Lasch, người duy nhất không thuộc dân tộc Druze, đã có mặt ở đó trong suốt diễn biến sự việc.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Việt Nguyên
Một đứa trẻ ba tuổi ở khu vực Golan Heights, gần biên giới Syria và Israel, nói rằng cậu đã bị sát hại bởi một cây rìu trong kiếp trước.
Cậu chỉ cho các bậc lão niên trong làng nơi kẻ sát hại chôn cậu, và quả thật họ đã tìm thấy bộ xương của một người đàn ông ở đó. Cậu cũng cho các bậc lão niên xem nơi chôn giấu hung khí, và khi đào lên, họ thật sự đã tìm được một cái rìu ở đó.
Trong quyển sách của ông, “Những Đứa Trẻ Đã Từng Sống Trước Đây: Đầu Thai Thời Hiện Đại” (Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today) Nhà trị liệu người Đức Trutz Hardo, kể lại câu chuyện của một cậu bé, cùng với nhiều câu chuyện của những đứa trẻ khác, dường như nhớ lại được các kiếp sống trước của mình với độ chính xác đã được kiểm chứng.
Tiến sỹ Eli Lasch đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé này, Lasch rất nổi tiếng vì đã phát triển hệ thống y học ở Gaza, thành một phần trong hoạt động của chính phủ Israel, vào những năm sáu mươi. Tiến sỹ Lasch mất vào năm 2009, và đã kể lại những trường hợp đáng kinh ngạc này cho Hardo.
Cậu bé thuộc nhóm dân tộc Druze, và nền văn hóa của cậu tin tưởng vào luân hồi. Dù vậy câu chuyện của cậu vẫn làm chấn kinh cộng đồng nơi đây.
Cậu chào đời với một vết chàm dài màu đỏ trên đầu. Giống như trong một số nền văn hóa khác, người Druze tin rằng vết chàm có liên quan đến cái chết trong kiếp trước. Khi đã đủ lớn để có thể nói chuyện, cậu kể với gia đình rằng cậu đã bị sát hại bởi một nhát rìu vào đỉnh đầu.
Theo phong tục ở đây, các bậc lão niên sẽ dẫn trẻ con lúc ba tuổi về nhà cũ, trong kiếp trước nếu đứa bé có thể nhớ lại. Cậu bé biết được ngôi làng nơi cậu từng sinh sống, vì vậy họ đi tới đó. Khi họ tới nơi, cậu đột nhiên nhớ lại được tên của mình trong kiếp trước.
Một người dân làng nói rằng người đàn ông mà cậu bé cho rằng là kiếp trước của mình, đã mất tích bốn năm trước đây. Gia đình và bạn bè nghĩ rằng có thể anh ta đã đi lạc vào một khu vực nguy hiểm gần đó, như một vài vụ việc tương tự thi thoảng vẫn xảy ra trước đó.
Cậu bé cũng nhớ lại được tên đầy đủ của kẻ đã sát hại cậu. Khi cậu đối mặt với người này, mặt hắn tái mét, Lasch kể với Hardo, nhưng hắn ta không nhận tội. Sau đó cậu bé nói cậu có thể dẫn các bậc lão niên đến nơi thi thể cậu được chôn cất. Ở
Chính nơi đó, họ tìm thấy một bộ xương của người đàn ông với một vết thương ở trên đầu, trùng khớp với vết chàm của cậu bé. Họ cũng tìm thấy chiếc rìu, hung khí dùng để sát hại cậu.
Đối diện với bằng chứng này, kẻ sát nhân thừa nhận tội lỗi của mình. Tiến sỹ Lasch, người duy nhất không thuộc dân tộc Druze, đã có mặt ở đó trong suốt diễn biến sự việc.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Việt Nguyên
#974
Gửi vào 01/06/2014 - 23:52
CHUYỆN BÍ ẨN Ở TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM TRÀNG GIANG
(Kỳ một)
Mới đây, tác giả của khu du lịch Tràng An, Ninh Bình, đã công phố phát hiện trận đồ trấn yểm trên sông Sào Khê, từ thời nhà Đinh, nhà Lê.
Tại địa điểm này, ông đã phát hiện cả trăm bộ xương người, cùng xương hổ, voi, gấu, mà theo ông là nạn nhân của các cuộc tế sống nhằm trấn yểm long mạch.
Điều lạ lùng là, một số nhà phong thủy, tâm linh bí ẩn, cũng bị thôi thúc bởi một thế lực bí ẩn để tìm đến trận đồ trấn yểm này, nhằm làm đàn lễ giải oan cho các oan hồn bị tế sống.
Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (cơ quan trực thuộc UIA), đã mời tôi về Ninh Bình, để tìm đến một địa danh mà theo chị rất đặc biệt, đó là long mạch của quốc gia.
Ở Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An cổ. Tràng An là khu vực mới được xây dựng, đẹp tráng lệ, thực là thiên đường dưới hạ giới. Khu vực khe núi này được đắp đập, trữ nước, các quả núi được đào thủng, tạo thành những dòng sông ngầm, du khách đi thuyền thưởng ngoạn cả ngày mới hết.
Tràng An cổ nằm cạnh đó, khá khiêm tốn, vắng khách hơn, nhưng đây mới thực sự là Tràng An.
Người khai sinh ra cả hai khu du lịch nổi tiếng này chính là ông Nguyễn Văn Son, người con đất Tràng An. Ông khảo sát, thiết kế, rồi người em họ là đại gia Nguyễn Xuân Trường xây dựng khu Tràng An mới, còn ông lui về làm ông chủ khu Tràng An cổ. Tràng An cổ đầy bí hiểm, đau thương, nơi ông xác định gắn bó cả đời.
Lần về Tràng An cổ này, ngoài chị Nguyễn Thị Thu Hương, còn có anh Lê Thái Bình, chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt ở Hà Nội. Anh Bình là thầy giáo dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não.
Anh Bình tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học, có trình độ hẳn hoi, không phải người u u mê mê tin vào những chuyện dị đoan, nhưng những thứ tôi trải qua, chứng kiến thì không thể nào dùng lý luận khoa học để bác bỏ được”.
Câu chuyện anh Bình kể trên hành trình tìm về Tràng An cổ quả thực khiến tôi có cảm giác như lạc vào cõi u mê, như thể mình đang lạc vào không gian đầy sự mộng mị của thời Đinh, thời Lê xa xăm, tít tắp ngàn năm trước.
Cách đây 2 năm, Lê Thái Bình bỗng nhiên bị rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Mỗi khi vào trạng thái thiền, anh lại cảm nhận thấy hình cái giếng rất sâu, trong giếng có quyển sách, cái kiếm và ánh trăng lồng bên trong.
Mới đây, anh Bình cùng đệ tử về chùa Bái Đính cổ để bái Phật, rồi vòng về khu du lịch Tràng An. Khi xe chạy qua đường hầm xuyên núi, đến khu vực Tràng An cổ, anh có cảm giác rất lạ, nên anh bảo lái xe rẽ vào cái cổng có dòng chữ “Tràng An cổ” dưới chân núi.
Vừa bước chân qua cổng, thì gặp ông Nguyễn Văn Son, người đàn ông tưởng như khắc khổ, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ của một thi sĩ. Vừa gặp anh Bình, ông Son đã niềm nở bắt tay bảo: “Đúng là anh rồi. Đêm qua tôi nằm trằn trọc không ngủ được, cứ nhắm mắt là mơ thấy một người nào đó về tâm linh sẽ về gặp tôi. Chắc đúng là anh rồi”.
Ông Son vừa nói xong, thì anh Bình bảo: “Ông ơi, ở đây có cái giếng nào sâu lắm, sâu không có đáy không ông?”. Ông Son gật đầu bảo có cái giếng rất sâu trên núi, gọi là giếng Trời.
Nghe ông Son nói vậy, anh Bình phăm phăm leo lên núi xem chiếc giếng sâu hun hút vào lòng núi. Nhìn thấy giếng, anh Bình khóc rất to. Quay xuống núi, anh Bình bảo ông Son phải làm đàn tế thật to, để giúp các oan hồn nơi đây siêu thoát.
Câu chuyện của anh chàng Lê Thái Bình quả thực quá kỳ dị, nửa thực nửa hư, như thể câu chuyện ở một thế giới xa xăm nào đó. Tuy nhiên, khi gặp ông Son, ông bảo rằng, lần đầu tiên gặp Bình, ông đã có cảm giác rất lạ, như thể là người sẽ giải đáp cho ông nhiều điều khó hiểu ở Tràng An Cổ, nơi ông đã gắn bó, xây dựng nhiều năm nay, và gặp vô số điều lạ lùng, kỳ bí, mà bản thân ông không thể giải thích được.
Vô số điều kỳ lạ tập trung ở cửa hang Luồn, là điểm nhấn của khu du lịch Tràng An cổ, là điểm nhấn của toàn bộ vùng đất Tràng An, mà ông chỉ có thể bó tay, không sao giải thích.
Ông đã moi lên hàng đống xương người, ông đã lập cả một nghĩa địa để thờ cúng chu đáo. Nhưng, tại sao lại có nhiều xương đến vậy. Rồi còn hàng đống tiền cổ, hàng tạ cổ vật kỳ lạ. Còn xương hổ, xương voi nữa chứ. Những thứ đó, vì sao tập trung ở một địa điểm dưới dòng Sào Khê?
Những câu hỏi bao năm nay không có lời giải, đã thêm một lần nữa, được chàng trai Lê Thái Bình gợi mở, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin tưởng hơn vào một huyệt mạch kỳ lạ, một trận pháp trấn yểm có thể nói là cực kỳ quan trọng từ cả ngàn năm trước.
Những ngày đầu năm lạnh giá, Tràng An cổ chìm trong màn sương bàng bạc, buồn tẻ.
Nhìn trên vách núi, tôi thấy con chim kỳ lạ, thân màu đen, có chút sọc đỏ, sọc trắng, cái mỏ to tướng như mỏ bồ nông đậu trên một chạc cây soi bóng xuống dòng Sào Khê.
Tôi hỏi chị lái đò, rằng con chim gì mà lạ lùng thế. Chị lái đò nhìn theo hướng tay tôi chỉ, rồi rú lên ra vẻ kinh ngạc lắm. Hóa ra, đó là chim phượng hoàng đất, loài chim cực kỳ quý hiếm, tưởng như tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thi thoảng loài chim này vẫn xuất hiện ở khu vực Tràng An. Rất hiếm người ghi lại được hình ảnh loài chim này.
Đồn rằng, phượng hoàng đất thường xuất hiện vào những dịp trọng đại, và chỉ có những người may mắn lắm mới được chiêm ngưỡng loài chim này. Khi chúng tôi đang bàn tán, thì con phượng hoàng đất nhào ra phía dòng Sào Khê, rồi vỗ cánh phành phạch bay mất hút vào trong núi.
Từ phía vách núi, nơi ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và ba quân tướng sĩ, phát ra tiếng đàn bầu não nuột. Cảnh mùa đông lạnh giá, vắng vẻ, thi thoảng chỉ có tiếng chim kêu, rừng núi âm u, nghe tiếng đàn bầu mà buồn.
Chúng tôi hỏi về ông Nguyễn Văn Son, thì chị lái đò bảo: “Trưa nay, ăn xong, bác Son gọi em đến bảo chiều nay sẽ có khách tâm linh đến. Bác dặn em ngồi đây đợi, rồi có gì chèo đò đưa khách đi. Chắc đúng là đoàn mình rồi”.
Chúng tôi leo đến lưng chừng núi, thì tiếng đàn bầu im bặt. Ông Nguyễn Văn Son, dáng cao, gầy, mái tóc vuốt ngược, vầng trán cao, dáng vẻ thi sĩ ra bắt tay. Trà nóng ông đã pha sẵn.
Gặp lại anh Lê Văn Bình, ông Son rất vui. Có thêm tôi và chị Thu Hương, ông Son hào hứng kể nhiều chuyện. Ông dẫn chúng tôi thăm quan một vòng khu Tràng An cổ. Đích thân ông chèo thuyền dọc sông Sào Khê, rồi kể tỉ mỉ, cặn kẽ từng thứ.
Biết bao câu chuyện mà ông xới lên từ những trang sách, từ lời kể dân gian, từ những lớp sâu bùn đất mà ông đào bới, khai quật lên. Tôi có cảm giác, ông Son là nhà văn hóa, nhà sử học, nhà tâm linh, là một thi sĩ, với bộ óc dường như được khai sáng, chứ không phải là một ông nông dân, một ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm hợp tác xã đóng gạch, ngói ở vùng đất này.
(Kỳ một)
Mới đây, tác giả của khu du lịch Tràng An, Ninh Bình, đã công phố phát hiện trận đồ trấn yểm trên sông Sào Khê, từ thời nhà Đinh, nhà Lê.
Tại địa điểm này, ông đã phát hiện cả trăm bộ xương người, cùng xương hổ, voi, gấu, mà theo ông là nạn nhân của các cuộc tế sống nhằm trấn yểm long mạch.
Điều lạ lùng là, một số nhà phong thủy, tâm linh bí ẩn, cũng bị thôi thúc bởi một thế lực bí ẩn để tìm đến trận đồ trấn yểm này, nhằm làm đàn lễ giải oan cho các oan hồn bị tế sống.
Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (cơ quan trực thuộc UIA), đã mời tôi về Ninh Bình, để tìm đến một địa danh mà theo chị rất đặc biệt, đó là long mạch của quốc gia.
Ở Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An cổ. Tràng An là khu vực mới được xây dựng, đẹp tráng lệ, thực là thiên đường dưới hạ giới. Khu vực khe núi này được đắp đập, trữ nước, các quả núi được đào thủng, tạo thành những dòng sông ngầm, du khách đi thuyền thưởng ngoạn cả ngày mới hết.
Tràng An cổ nằm cạnh đó, khá khiêm tốn, vắng khách hơn, nhưng đây mới thực sự là Tràng An.
Người khai sinh ra cả hai khu du lịch nổi tiếng này chính là ông Nguyễn Văn Son, người con đất Tràng An. Ông khảo sát, thiết kế, rồi người em họ là đại gia Nguyễn Xuân Trường xây dựng khu Tràng An mới, còn ông lui về làm ông chủ khu Tràng An cổ. Tràng An cổ đầy bí hiểm, đau thương, nơi ông xác định gắn bó cả đời.
Lần về Tràng An cổ này, ngoài chị Nguyễn Thị Thu Hương, còn có anh Lê Thái Bình, chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt ở Hà Nội. Anh Bình là thầy giáo dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não.
Anh Bình tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học, có trình độ hẳn hoi, không phải người u u mê mê tin vào những chuyện dị đoan, nhưng những thứ tôi trải qua, chứng kiến thì không thể nào dùng lý luận khoa học để bác bỏ được”.
Câu chuyện anh Bình kể trên hành trình tìm về Tràng An cổ quả thực khiến tôi có cảm giác như lạc vào cõi u mê, như thể mình đang lạc vào không gian đầy sự mộng mị của thời Đinh, thời Lê xa xăm, tít tắp ngàn năm trước.
Cách đây 2 năm, Lê Thái Bình bỗng nhiên bị rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Mỗi khi vào trạng thái thiền, anh lại cảm nhận thấy hình cái giếng rất sâu, trong giếng có quyển sách, cái kiếm và ánh trăng lồng bên trong.
Mới đây, anh Bình cùng đệ tử về chùa Bái Đính cổ để bái Phật, rồi vòng về khu du lịch Tràng An. Khi xe chạy qua đường hầm xuyên núi, đến khu vực Tràng An cổ, anh có cảm giác rất lạ, nên anh bảo lái xe rẽ vào cái cổng có dòng chữ “Tràng An cổ” dưới chân núi.
Vừa bước chân qua cổng, thì gặp ông Nguyễn Văn Son, người đàn ông tưởng như khắc khổ, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ của một thi sĩ. Vừa gặp anh Bình, ông Son đã niềm nở bắt tay bảo: “Đúng là anh rồi. Đêm qua tôi nằm trằn trọc không ngủ được, cứ nhắm mắt là mơ thấy một người nào đó về tâm linh sẽ về gặp tôi. Chắc đúng là anh rồi”.
Ông Son vừa nói xong, thì anh Bình bảo: “Ông ơi, ở đây có cái giếng nào sâu lắm, sâu không có đáy không ông?”. Ông Son gật đầu bảo có cái giếng rất sâu trên núi, gọi là giếng Trời.
Nghe ông Son nói vậy, anh Bình phăm phăm leo lên núi xem chiếc giếng sâu hun hút vào lòng núi. Nhìn thấy giếng, anh Bình khóc rất to. Quay xuống núi, anh Bình bảo ông Son phải làm đàn tế thật to, để giúp các oan hồn nơi đây siêu thoát.
Câu chuyện của anh chàng Lê Thái Bình quả thực quá kỳ dị, nửa thực nửa hư, như thể câu chuyện ở một thế giới xa xăm nào đó. Tuy nhiên, khi gặp ông Son, ông bảo rằng, lần đầu tiên gặp Bình, ông đã có cảm giác rất lạ, như thể là người sẽ giải đáp cho ông nhiều điều khó hiểu ở Tràng An Cổ, nơi ông đã gắn bó, xây dựng nhiều năm nay, và gặp vô số điều lạ lùng, kỳ bí, mà bản thân ông không thể giải thích được.
Vô số điều kỳ lạ tập trung ở cửa hang Luồn, là điểm nhấn của khu du lịch Tràng An cổ, là điểm nhấn của toàn bộ vùng đất Tràng An, mà ông chỉ có thể bó tay, không sao giải thích.
Ông đã moi lên hàng đống xương người, ông đã lập cả một nghĩa địa để thờ cúng chu đáo. Nhưng, tại sao lại có nhiều xương đến vậy. Rồi còn hàng đống tiền cổ, hàng tạ cổ vật kỳ lạ. Còn xương hổ, xương voi nữa chứ. Những thứ đó, vì sao tập trung ở một địa điểm dưới dòng Sào Khê?
Những câu hỏi bao năm nay không có lời giải, đã thêm một lần nữa, được chàng trai Lê Thái Bình gợi mở, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin tưởng hơn vào một huyệt mạch kỳ lạ, một trận pháp trấn yểm có thể nói là cực kỳ quan trọng từ cả ngàn năm trước.
Những ngày đầu năm lạnh giá, Tràng An cổ chìm trong màn sương bàng bạc, buồn tẻ.
Nhìn trên vách núi, tôi thấy con chim kỳ lạ, thân màu đen, có chút sọc đỏ, sọc trắng, cái mỏ to tướng như mỏ bồ nông đậu trên một chạc cây soi bóng xuống dòng Sào Khê.
Tôi hỏi chị lái đò, rằng con chim gì mà lạ lùng thế. Chị lái đò nhìn theo hướng tay tôi chỉ, rồi rú lên ra vẻ kinh ngạc lắm. Hóa ra, đó là chim phượng hoàng đất, loài chim cực kỳ quý hiếm, tưởng như tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thi thoảng loài chim này vẫn xuất hiện ở khu vực Tràng An. Rất hiếm người ghi lại được hình ảnh loài chim này.
Đồn rằng, phượng hoàng đất thường xuất hiện vào những dịp trọng đại, và chỉ có những người may mắn lắm mới được chiêm ngưỡng loài chim này. Khi chúng tôi đang bàn tán, thì con phượng hoàng đất nhào ra phía dòng Sào Khê, rồi vỗ cánh phành phạch bay mất hút vào trong núi.
Từ phía vách núi, nơi ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và ba quân tướng sĩ, phát ra tiếng đàn bầu não nuột. Cảnh mùa đông lạnh giá, vắng vẻ, thi thoảng chỉ có tiếng chim kêu, rừng núi âm u, nghe tiếng đàn bầu mà buồn.
Chúng tôi hỏi về ông Nguyễn Văn Son, thì chị lái đò bảo: “Trưa nay, ăn xong, bác Son gọi em đến bảo chiều nay sẽ có khách tâm linh đến. Bác dặn em ngồi đây đợi, rồi có gì chèo đò đưa khách đi. Chắc đúng là đoàn mình rồi”.
Chúng tôi leo đến lưng chừng núi, thì tiếng đàn bầu im bặt. Ông Nguyễn Văn Son, dáng cao, gầy, mái tóc vuốt ngược, vầng trán cao, dáng vẻ thi sĩ ra bắt tay. Trà nóng ông đã pha sẵn.
Gặp lại anh Lê Văn Bình, ông Son rất vui. Có thêm tôi và chị Thu Hương, ông Son hào hứng kể nhiều chuyện. Ông dẫn chúng tôi thăm quan một vòng khu Tràng An cổ. Đích thân ông chèo thuyền dọc sông Sào Khê, rồi kể tỉ mỉ, cặn kẽ từng thứ.
Biết bao câu chuyện mà ông xới lên từ những trang sách, từ lời kể dân gian, từ những lớp sâu bùn đất mà ông đào bới, khai quật lên. Tôi có cảm giác, ông Son là nhà văn hóa, nhà sử học, nhà tâm linh, là một thi sĩ, với bộ óc dường như được khai sáng, chứ không phải là một ông nông dân, một ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm hợp tác xã đóng gạch, ngói ở vùng đất này.
#975
Gửi vào 02/06/2014 - 04:47
VÙNG ĐẤT OAN KHIÊN
(Kỳ hai)
Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.
Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết.
Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An.
Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, ông chuyên tâm tìm hiểu lịch sử, phong tục truyền thống, các nhân vật lịch sử. Ông nhận thấy, ngoài Đinh Tiên Hoàng, còn vô số vị tướng, khai quốc công thần liên quan đến vùng đất nhỏ bé này.
Trong các văn bia khai quật sau này còn khẳng định tướng Nguyễn Bặc đã chiến đấu, rồi chết ở đây. Danh nhân Nguyễn Trãi cũng từng sống ở Tràng An.
Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp sản xuất ngói nung, đào bới đất nhiều, ông Son khám phá ra thêm khá nhiều chuyện lạ. Ngôi đền đổ nát bên con sông Sào Khê, thờ Đinh Tiên Hoàng đã được tìm thấy. Ngôi đền còn thờ 4 vị tướng nữa, gồm Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Đinh Điền, Trịnh Tú. 4 vị tướng đầu triều thân cận với vua Đinh đều chết thảm dưới triều vua Lê.
Ngoài ra, theo tục truyền địa phương, thì còn 8 ông tướng nhà Đinh nữa, được Lê Hoàn mời về phục vụ triều đình, nhưng biết rằng nếu ra hàng, sẽ bị giết, nên đã uống thuốc độc tuẫn tiết bên dòng Sào Khê. Mãi về sau, các nhà khảo cổ mới phát hiện ra ở thành phố Ninh Bình có chùa Bát, đã đổ nát hoàn toàn. Ngôi chùa này vốn là đền thờ 8 vị tướng trung nghĩa với triều Đinh, nhưng sợ Lê Hoàn, nên người dân không gọi là đền, mà gọi là chùa.
Để khẳng định xưa kia, nơi đây có nhiều quân tướng tự sát, gây cảnh tang tóc oan khiên vô cùng lớn, ông Nguyễn Văn Son dẫn tôi lên vách núi, bên phải ngôi đền. Trong vách núi ấy, ông làm một chiếc tủ kính, chứa hàng trăm chiếc bát cổ, cả lành lẫn vỡ.
Theo ông Son, từ năm 2001, Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, ông đã nảy sinh phát triển du lịch Tràng An.
Năm 2002, ông Son thành lập công ty TNHH Thiên Trường, mở các cuộc khảo sát khắp vùng Tràng An. Ông cùng người em họ, là ông Nguyễn Xuân Trường vào cuộc.
Để xây dựng hai khu Tràng An và Tràng An cổ, hàng loạt cuộc khảo sát, khai quật tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng lớn. Nhiều nền móng đình chùa, nhiều di vật đặc biệt đã được khai quật lên.
Các cuộc khải quật khảo cổ đã làm sáng tỏ thêm nhiều câu chuyện trong sử sách, truyền miệng. Những chiếc bát mà tướng sĩ dùng để uống thuốc độc tự sát là bằng chứng ông Son giữ trong đền để thờ ba quân.
Để chứng minh rằng, vùng đất này chứa chất oan khiên, ông Son đã lấy thuyền chở tôi xuyên qua đền Trần vào thung lũng, nơi mà theo ông, có cả ngàn tướng sĩ chết thảm.
Vượt qua vách đá, tôi và ông Son đi sâu vào thung Thắm. Thung rộng mênh mông, có lẽ đi cả buổi cũng không hết thung lũng này. Thung Thắm thật kỳ lạ, như một vùng đất ngập nước ven biển, với hệ thống si chằng chịt mọc như kiểu sú vẹt. Si không chỉ mọc kín thung lũng, mà tràn lên mấy quả núi, chạy lắt léo qua các thung khác trong một vùng rộng lớn, tạo thành một rừng si nguyên sinh khổng lồ.
Tôi ngạc nhiên không hiểu đây là giống si gì, thì ông Son bảo: “Đây không phải rừng si đâu, mà là một cây si đấy. Nói không ngoa, thì đây là cây si ngàn tuổi, lớn nhất thế giới. Diện tích bao phủ của nó phải tính bằng cả chục héc-ta, kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi”.
Tôi tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu, tưởng có ẩn ý gì, thì ông Son thách đố: “Tôi đố cậu tìm thấy cây si nào mọc riêng biệt ở thung Thắm này đấy? Mặc dù có nhiều rễ, nhiều gốc, nhiều nhánh, nhưng tất cả chúng đều dính liền với nhau. Gốc nọ dính liền với gốc kia, mọc nhánh, lan ra như mạng nhện khổng lồ, dài hàng km, nên vẫn chỉ là một cây mà thôi”.
Chuyện si, sanh buông những chiếc rễ nhỏ như chiếc tăm, rồi cái rễ đó lớn lên thành gốc cây khổng lồ, đâm nhánh, nảy thân không có gì lạ. Nhưng một thân mà lan ra trùm kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi thì thực là một chuyện kỳ lạ chưa từng thấy trên thế giới, chứ không nói gì ở Việt Nam.
Để lý giải chuyện này, ông Son dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiển, em song sinh của Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Tinh.
Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay.
Ông Son đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.
Tướng Phạm Bạch Hổ, người trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê, khi Lê Hoàn tiếm ngôi nhà Đinh. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã, chờ thời cơ giành lại quyền bính cho nhà Đinh.
Lê Hoàn đã đem quân bao vây thung lũng này. Tại đây đã xảy ra hàng loạt cuộc xung đột đẫm máu. Rừng sâu, lương mỏng, quân yếu nên tướng Phạm Bạch Hổ cùng 1.000 quân sĩ đã thiệt mạng. Nhiều quân tướng đã cùng uống thuốc độc tuẫn tiết thể hiện sự trung thành với nhà Đinh. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là Vũng Thắm (vũng máu). Sau thì gọi là thung Thắm. Ngôi đền Hiềm được đổi tên thành đền Thắm. Trần Cảnh ngang qua, mới đổi tên thành đền Trần.
Truyền thuyết cũng kể rằng, sau khi chôn cất 1.000 binh sĩ, nhân dân đã trồng trên mỗi nấm mồ một cây si. Lạ lùng thay, những cây si do nhân dân trồng trên 1.000 nấm mồ đã mọc lan rộng, đan quyện, dính chặt vào nhau, thành một khối liền như mạng nhện. Cứ theo truyền thuyết, thì hệ thống gốc si này đã có tuổi một thiên niên kỷ.
Đã có 60 năm sống ở Tràng An, và mấy chục năm đơm cá, bắt lươn ở trong thung này, đặc biệt là loài cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua, hai loài cá vốn dâng triều đình, ông Son đã đi khắp thung Thắm. Điều ông nhận ra, ấy là cả ngàn cây si gắn kết với nhau thành một thể thống nhất.
Nhiều lần, ông đã bỏ công đi cả ngày mà không tìm được một gốc si tách biệt. Ông Son đặt câu hỏi: “Phải chăng những cây si này gắn chặt với nhau biểu thị cho sự đoàn kết, nhất trí của các tướng sĩ?”.
Quá trình thu thập chuyện truyền miệng, tìm trong sách sử, rồi quá trình nạo vét, khai quật, ông Son đã phát hiện ra câu chuyện đau thương này.
(Kỳ hai)
Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.
Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết.
Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An.
Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, ông chuyên tâm tìm hiểu lịch sử, phong tục truyền thống, các nhân vật lịch sử. Ông nhận thấy, ngoài Đinh Tiên Hoàng, còn vô số vị tướng, khai quốc công thần liên quan đến vùng đất nhỏ bé này.
Trong các văn bia khai quật sau này còn khẳng định tướng Nguyễn Bặc đã chiến đấu, rồi chết ở đây. Danh nhân Nguyễn Trãi cũng từng sống ở Tràng An.
Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp sản xuất ngói nung, đào bới đất nhiều, ông Son khám phá ra thêm khá nhiều chuyện lạ. Ngôi đền đổ nát bên con sông Sào Khê, thờ Đinh Tiên Hoàng đã được tìm thấy. Ngôi đền còn thờ 4 vị tướng nữa, gồm Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Đinh Điền, Trịnh Tú. 4 vị tướng đầu triều thân cận với vua Đinh đều chết thảm dưới triều vua Lê.
Ngoài ra, theo tục truyền địa phương, thì còn 8 ông tướng nhà Đinh nữa, được Lê Hoàn mời về phục vụ triều đình, nhưng biết rằng nếu ra hàng, sẽ bị giết, nên đã uống thuốc độc tuẫn tiết bên dòng Sào Khê. Mãi về sau, các nhà khảo cổ mới phát hiện ra ở thành phố Ninh Bình có chùa Bát, đã đổ nát hoàn toàn. Ngôi chùa này vốn là đền thờ 8 vị tướng trung nghĩa với triều Đinh, nhưng sợ Lê Hoàn, nên người dân không gọi là đền, mà gọi là chùa.
Để khẳng định xưa kia, nơi đây có nhiều quân tướng tự sát, gây cảnh tang tóc oan khiên vô cùng lớn, ông Nguyễn Văn Son dẫn tôi lên vách núi, bên phải ngôi đền. Trong vách núi ấy, ông làm một chiếc tủ kính, chứa hàng trăm chiếc bát cổ, cả lành lẫn vỡ.
Theo ông Son, từ năm 2001, Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, ông đã nảy sinh phát triển du lịch Tràng An.
Năm 2002, ông Son thành lập công ty TNHH Thiên Trường, mở các cuộc khảo sát khắp vùng Tràng An. Ông cùng người em họ, là ông Nguyễn Xuân Trường vào cuộc.
Để xây dựng hai khu Tràng An và Tràng An cổ, hàng loạt cuộc khảo sát, khai quật tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng lớn. Nhiều nền móng đình chùa, nhiều di vật đặc biệt đã được khai quật lên.
Các cuộc khải quật khảo cổ đã làm sáng tỏ thêm nhiều câu chuyện trong sử sách, truyền miệng. Những chiếc bát mà tướng sĩ dùng để uống thuốc độc tự sát là bằng chứng ông Son giữ trong đền để thờ ba quân.
Để chứng minh rằng, vùng đất này chứa chất oan khiên, ông Son đã lấy thuyền chở tôi xuyên qua đền Trần vào thung lũng, nơi mà theo ông, có cả ngàn tướng sĩ chết thảm.
Vượt qua vách đá, tôi và ông Son đi sâu vào thung Thắm. Thung rộng mênh mông, có lẽ đi cả buổi cũng không hết thung lũng này. Thung Thắm thật kỳ lạ, như một vùng đất ngập nước ven biển, với hệ thống si chằng chịt mọc như kiểu sú vẹt. Si không chỉ mọc kín thung lũng, mà tràn lên mấy quả núi, chạy lắt léo qua các thung khác trong một vùng rộng lớn, tạo thành một rừng si nguyên sinh khổng lồ.
Tôi ngạc nhiên không hiểu đây là giống si gì, thì ông Son bảo: “Đây không phải rừng si đâu, mà là một cây si đấy. Nói không ngoa, thì đây là cây si ngàn tuổi, lớn nhất thế giới. Diện tích bao phủ của nó phải tính bằng cả chục héc-ta, kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi”.
Tôi tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu, tưởng có ẩn ý gì, thì ông Son thách đố: “Tôi đố cậu tìm thấy cây si nào mọc riêng biệt ở thung Thắm này đấy? Mặc dù có nhiều rễ, nhiều gốc, nhiều nhánh, nhưng tất cả chúng đều dính liền với nhau. Gốc nọ dính liền với gốc kia, mọc nhánh, lan ra như mạng nhện khổng lồ, dài hàng km, nên vẫn chỉ là một cây mà thôi”.
Chuyện si, sanh buông những chiếc rễ nhỏ như chiếc tăm, rồi cái rễ đó lớn lên thành gốc cây khổng lồ, đâm nhánh, nảy thân không có gì lạ. Nhưng một thân mà lan ra trùm kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi thì thực là một chuyện kỳ lạ chưa từng thấy trên thế giới, chứ không nói gì ở Việt Nam.
Để lý giải chuyện này, ông Son dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiển, em song sinh của Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Tinh.
Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay.
Ông Son đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.
Tướng Phạm Bạch Hổ, người trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê, khi Lê Hoàn tiếm ngôi nhà Đinh. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã, chờ thời cơ giành lại quyền bính cho nhà Đinh.
Lê Hoàn đã đem quân bao vây thung lũng này. Tại đây đã xảy ra hàng loạt cuộc xung đột đẫm máu. Rừng sâu, lương mỏng, quân yếu nên tướng Phạm Bạch Hổ cùng 1.000 quân sĩ đã thiệt mạng. Nhiều quân tướng đã cùng uống thuốc độc tuẫn tiết thể hiện sự trung thành với nhà Đinh. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là Vũng Thắm (vũng máu). Sau thì gọi là thung Thắm. Ngôi đền Hiềm được đổi tên thành đền Thắm. Trần Cảnh ngang qua, mới đổi tên thành đền Trần.
Truyền thuyết cũng kể rằng, sau khi chôn cất 1.000 binh sĩ, nhân dân đã trồng trên mỗi nấm mồ một cây si. Lạ lùng thay, những cây si do nhân dân trồng trên 1.000 nấm mồ đã mọc lan rộng, đan quyện, dính chặt vào nhau, thành một khối liền như mạng nhện. Cứ theo truyền thuyết, thì hệ thống gốc si này đã có tuổi một thiên niên kỷ.
Đã có 60 năm sống ở Tràng An, và mấy chục năm đơm cá, bắt lươn ở trong thung này, đặc biệt là loài cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua, hai loài cá vốn dâng triều đình, ông Son đã đi khắp thung Thắm. Điều ông nhận ra, ấy là cả ngàn cây si gắn kết với nhau thành một thể thống nhất.
Nhiều lần, ông đã bỏ công đi cả ngày mà không tìm được một gốc si tách biệt. Ông Son đặt câu hỏi: “Phải chăng những cây si này gắn chặt với nhau biểu thị cho sự đoàn kết, nhất trí của các tướng sĩ?”.
Quá trình thu thập chuyện truyền miệng, tìm trong sách sử, rồi quá trình nạo vét, khai quật, ông Son đã phát hiện ra câu chuyện đau thương này.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]()
|
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() ![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Câu chuyện hy hữu mà có trên đời nầy |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
![]()
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












