Chào Saobienden,
Thật ra, nếu không dùng Hổ (Dần) cho tháng Giêng thì cũng chẳng có
độn ngũ hổ vì điều đó không cần thiết. Tại sao? Nếu như Thử (Tí) được dùng là tháng Giêng thì ta có
độn ngũ thử và Can của chi Dần là
hệ quả của
độn ngũ thử; do đó, khi dùng Hổ (Dần) cho tháng Giêng thì mới có
độn ngũ hổ chỉ là điều tất yếu.
Độn ngũ Thử (tý) dùng để xác định can Giờ trong Ngày -- vì sao? Vì ngày bắt đầu từ giờ Tí cho đến giờ Hợi là 12 khắc và năm nếu bắt đầu tháng GIêng là Tí thì đến Hợi cũng là 12 tháng vậy thôi. Cũng như hệ thập phân, hệ
can-chi 60 hoa giáp phải bắt đầu từ Tí thì ta sẽ có
Giờ:
01. Giáp Tí
02. Ất Sửu
03. Bính Dần
04. Đinh Mão
05. Mậu Thìn
06. Kỷ Tỵ
07. Canh Ngọ
08. Tân Mùi
09. Nhâm Thân
10. Quý Dậu
11. Giáp Tuất
12. Ất Hợi
đủ 12 giờ = 1 ngày; đó là Ngày 01 gọi là
Giáp Tí và nếu ta cứ tuần tự tiếp tục thì sẽ có:
13. Bính Tí
14. Đinh Sửu
15. Mậu Dần
16. Kỷ Mão
17. Canh Thìn
18. Tân Tỵ
19. Nhâm Ngọ
20. Quý Mùi
21. Giáp Thân
22. Ất Dậu
23. Bính Tuất
24. Đinh Hợi
đủ 12 giờ = 1 ngày; đó là Ngày 02 (từ giờ 13 - 24) là ngày
Ất Sửu và nếu ta cứ tuần tự tiếp tục thì sẽ có hết 360 ngày hay 365 ngày tùy theo niên lịch nào ta dùng. Trong khoa Tử Bình, can-chi ngày cứ theo trình tự trên mà tuần tự cho đến bây giờ và cái gọi là Tiết Khí, là Nguyệt lệnh, là tháng Âm lịch v.v... chỉ là ta quy định để ngắt ra, phân chia ra mà thôi ...
Thời gian thì cứ lần trôi ... không ngắt đoạn đã trãi qua không biết bao nhiêu
tỷ .. tỷ .. tỷ .. tỷ .. tỷ ngày rồi!
Cho nên thực tế chỉ có
ngũ thử (tí) độn mà thôi.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
saobienden, on 14/05/2012 - 07:56, said:
Em thấy Cổ nhân đặt ra tên gọi có sự phân biệt rõ ràng:
Độn ngũ Hổ dùng để xác định can Tháng trong Năm
Độn ngũ Thử (tý) dùng để xác định can Giờ trong Ngày
Xác định can Giờ trong Ngày là căn cứ vào Thiên chính, Tý là Thiên chính, ghi năm bắt đầu từ Tý
Xác định can Tháng trong Năm là căn cứ vào Địa thường, Dần là Địa thường, ghi tháng bắt đầu từ Dần
Hỏa của mặt trời là tinh hoa của Dương, mặt trời xoay trong quanh trục cố định, hướng từ bên trái sang bên phải, 1 năm xoay hết 1 vòng.
Thủy của mặt Trăng là cực điểm của Âm, mặt Trăng chuyển động từ tối đến sáng, 3 tuần hết 1 vòng
Một năm một vòng
Ba Tuần một vòng
Một vòng của Dương (trời) đương đương với 36 tuần (12 x 3) thuộc Âm
Anh An Khoa xem giúp em như vậy là đúng hay sai nhé