Jump to content

Advertisements




Lục tự chân ngôn, Phật pháp và Triết hoc


7 replies to this topic

#1 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 25/03/2020 - 21:09

Trong Phật pháp, Lục tự chân ngôn là 1 môn Pháp âm để tri trì chánh kiến, định tâm và khai mở huệ năng.

Đầu tiên Lục tự chân ngôn gồm 6 âm phiên dịch ra Latinh như sau:
Ohm Ma Ni Path Me Hong

Xét về Triết học đây là môn Pháp âm nghĩa là dùng âm thanh tức vật chất để khai mở huệ năng, định tâm, tức tác động lên ý thức.

Nội dung Lục tự chân ngôn với chánh nghĩa như sau:

Ohm là mở ra, âm phát tâm tình mở ra, có mở mới có thấy, mới giác ngộ, nói nôm na vui vui là Thời kỳ mở cửa.

Ma tức mênh mang, đã mở ra tiếp theo phải hội nhập, là hội nhập tâm tình của mình với Tâm Chánh kiến, giác tức sờ được, sờ được thì ắt cố gắng cảm nhận, tức hòa nhập tâm tình mình mới mở ra với Tâm Chánh kiến, gọi nôm na vui vui là thời kỳ Hội nhập.

Ni tức Định tâm, đã hội nhập thì phải tri trì, có vậy mới ở trong tâm cảnh giác ngộ, gọi nôm na vui vui là thời kỳ ổn định.

Path tức soi chiếu tâm tình của mình dưới Tâm Chánh kiến dưới mọi góc độ, là tự soi mình để giác ngộ, gọi nôm na vui vui là thời kỳ phát triển bền vững.

Mê tức vượt qua mê mang, khi tri trì ngồi lâu soi mình ắt mệt mỏi, phải tĩnh tâm theo thời gian để giác ngộ, hay phải tỉnh trí tránh mê mang vì tâm lý đạt được mà dẫn tới ngộ nhận, hay phải soi mình theo thời gian, gọi nôm na vui vui là thời kỳ định hướng.

Hong tức khai mở, sau khi đạt được cần khai mở, khai mở để giác ngộ, để tiến lên thời kỳ mới, thời kỳ Tâm Chánh kiến, gọi nôm na vui vui là sau thời kỳ định hướng là thời kỳ cực thịnh, như theo Triết học sau thời kỳ Định hướng lên XHCN là thời kỳ CSCN chân chính, là đích đến cực thịnh.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:

#2 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 25/03/2020 - 21:15

OM MANI PADME HUM- BÔNG SEN TRONG GIẾNG NGỌC - QUY MỆNH TẤT CẢ CHƯ PHẬT

#3 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 07:16

 babylon, on 25/03/2020 - 21:15, said:

OM MANI PADME HUM- BÔNG SEN TRONG GIẾNG NGỌC - QUY MỆNH TẤT CẢ CHƯ PHẬT
xin chào babylon
OM MANI PADME HUM
Bông sen trong giếng ngọc hàm nghĩa giếng ngọc là Tâm chánh kiến phản ánh toàn bộ những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mỗi người, còn người nhìn vào giếng thấy gì lại tùy tâm cảnh, tình cảm và thất tình lục dục của người ấy.

Đó là sự khác nhau giữa Tâm và Tình.

Đại thi hào Nguyễn Du có viết:
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!

Điều đó cũng nói lên vật chất tác động lên ý thức, phản ánh qua Tâm chánh kiến, hay nói cách khác Tâm chánh kiến mới phản ảnh đúng quy luật vận động vật chất - ý thức, còn Tình là Ý thức tác động ngược lại vật chất về cách nhìn theo tình cảm và hành động tác động ngược lại vật chất theo cách nhìn của tình cảm.

Hoa sen là vật chất, có khai mở ý nói thực tập Tâm chánh kiến sẽ khai hoa kết quả Tâm Hồn.

Quy mệnh tất cả chư Phật bởi lẽ chư Phật đều tu tập Tâm chánh kiến để đạt Niết Bàn giải thoát, và tri trì Tâm chánh kiến cho chúng sanh.

Bởi lẽ Tâm chánh kiến là sự thật. Sự thật mới công bằng, dân chủ, văn minh, lịch sự, bác ái, từ bi, vị tha.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

#4 Covid19

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 142 thanks
  • Location唵 阿那隸 毗舍提

Gửi vào 26/03/2020 - 13:02

Om Mani Padme Hum - Bạch Mã Trác Ca

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Namsuka: 26/03/2020 - 13:06


Thanked by 1 Member:

#5 nahtlee

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 256 Bài viết:
  • 178 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 13:49

Đừng cố giải nghĩa thần chú
Bài chú của 1 vị thần, thánh, bồ tát, phật là 1 loại mã số của vị đó mà khi chúng sinh niệm đọc thì vị đó, chức ngang vị đó hoặc người được giao sẽ tới cứu giúp hoặc hỗ trợ.
Ví như bạn nhấc máy gọi 115 thì sẽ có CSCC đến giúp vậy.

#6 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 14:23

Nhớ là Phật pháp chỉ có một vị là giải thoát, nên nếu lý giải pháp và cột trói pháp vào một ý nghĩa cố định thì đã lầm rồi. có thể lý giải bằng nhiều và thật nhiều ví dụ, mỗi ý nghĩa ẩn trong mỗi ví dụ là một bộ áo khoát lên pháp nhưng không phải là pháp, pháp vốn chính là nó không lẫn vào đâu, không nương tựa vào đâu, có thể nhờ nơi NHIỀU ý nghĩa mà "giác" nó, mà không thể trói pháp vào mỗi một ý nghĩa được.

Cũng giống như bạn, từ lúc sinh ra, bạn có nhiều hình tướng khác nhau: lúc nhỏ bạn là cô bé, cậu bé; mỗi ngày, mỗi tháng mỗi năm, bạn mang hình hài và suy nghĩ khác nhau. Bây giờ bạn mang hình tướng hiện tại, suy nghĩ hiện tại nhưng bạn không thể nói hình tướng hiện tại, suy nghĩ hiện tại là bạn được vì nếu nó là bạn thì cô bé, câu bé lúc nhỏ đó không phải là bạn à!??

Vậy đó ngay chính bạn đó, mang nhiều "ý nghĩa khác nhau" từ quá khứ đến bây giờ, bạn là tấc cả nó, nhưng nói chỉ một cái nó là bạn thì không đúng.

Thần chú, bạn cũng nên tìm hiểu theo hướng như vậy bạn mới tới chỗ "không mà có", "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm".

Thanked by 1 Member:

#7 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 148 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 16:27

"Xét về Triết học đây là môn Pháp âm nghĩa là dùng âm thanh tức vật chất để khai mở huệ năng, định tâm, tức tác động lên ý thức."
Thần chú này, nghe kể là tà đạo nghe thấy thì khiếp vía chạy mất dạng không quấy phá nữa.Nếu coi là một môn pháp âm khai mở , định tâm thì giải thích sao đây.Trừ khi là coi thần chú tự nó có oai lực, là một loại tồn tại trong thế giới.

Lịch sử Đại Minh chú:

Lúc Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, có vị Bồ Tát tên gọi Trừ Cái Chướng, một trong tám vị Đại Bồ Tát, khẩn cầu thế tôn truyền thụ sáu chữ Đại Minh chú, thế tôn nói: "Ta tại đời quá khứ, đã từng hướng Liên Hoa Tượng Vương Phật học thần chú này." Mà Liên Hoa Tượng Vương Phật lại học tập thần chú này từ nơi đâu?

Vốn dĩ Liên Hoa Tượng Vương Phật kinh lịch vô số thế giới, học tập thần chú này không có kết quả, cho đến tây phương cực thế giới, yết kiến A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là mời Quan Thế Âm Bồ Tát truyền thụ, lúc ấy đại địa chấn động, thiên vũ bảo hoa, đủ loại thần biến thụy tướng hiện ra. Liên Hoa Tượng Vương Phật lấy được thần chú, phổ độ chúng sinh, vô lượng vô số.

Thế tôn tại đời quá khứ, khi chưa thành Phật, từng được Liên Hoa Tượng Vương Phật truyền thụ thần chú này, mà sau khi thành Phật, cũng từng truyền thụ thần chú này nhiều lần. Duy khi Trừ Cái Chướng Bồ Tát thỉnh cầu truyền thụ, thế tôn lại nói: "Ấn Độ, trong một thành lớn, Quan Âm Bồ Tát hóa thân thành một cư sĩ, người kia ô uế, lại có vợ có con, nhưng không thể khinh thị, kia thật là Quan Âm Bồ Tát hóa thân" .

Trừ Cái Chướng Bồ Tát suất lĩnh một ngàn hai trăm vị La Hán, yết kiến cư sĩ. Cư sĩ truyền thụ sáu chữ Đại Minh chú về sau, liền hiện ra đủ loại thần thông biến hóa, Trừ Cái Chướng Bồ Tát lấy chuỗi ngọc cúng dường cư sĩ, cư sĩ lại nói: "Ta không cần phải cúng dường, ngươi cúng dường Thích Ca Mâu Ni Phật" .

Đại Minh chú công đức
Công đức cùng phúc đức thế tục khác nhau, phúc đức thì hữu lậu, có giới hạn; công đức thì vô lậu, không giới hạn. Lấy Lục Tổ từng giảng mà nói: Bình đẳng là công, hiện tính là đức.

Công đức kệ:
Công siêu hữu lậu chứng vô lậu.
Đức chuyển phàm tâm vi phật tâm.

Niệm trì lục tự đại minh chú, có thể thúc đẩy khôi phục tự tính liên hoa, như hoa sen trong nước mà bất nhiễm, ví như lục căn lục trần bất nhiễm thì như ý bảo châu liền xuất hiện, chính là có thể phá ngã chấp, vạn sự như ý đều có.

Đại Minh chú hộ thân phù:
Bia đá hộ thân phù là đồ vật để cất giữ phù chú của Phật Giáo Mật Tông hoặc Phật Giáo Nam Truyền.Sau khi đem phù chú cất giữ có thể mang theo bên người.Như là chuyển kinh luân, thuận tiện trong sinh hoạt, vừa lao động vừa tụng niệm kinh.

Phương pháp tạo thành Đại Minh chú hộ thân phù:
Vân hải thạch: Úm là màu trắng, biểu tượng bản tôn trí tuệ, thuộc về thiền định Ba La Mật Đa, có thể trừ ngạo mạn tâm.
Tứ diệp hạnh vận thạch: Ma là mãu xanh biếc, tượng cho bản tôn từ tâm, thuộc về nhẫn nhục Ba La Mật Đa, có thể trừ tâm tư đố kị.
Mật sáp thạch: Ni là màu vàng, biểu tượng bản tôn thân, miệng, ý, sự nghiệp, công đức, có thể trừ tham tâm.
Điện lam tinh: Pad là màu lam, biểu tượng bản tôn sự vui mừng, thuộc về bố thí Ba La Mật Đa, có thể trừ si tâm.
Hồng trúc thạch: Me là màu đỏ, biểu tượng bản tôn sự vui mừng, thuộc về bố thí Ba La Mật Đa, có thể trừ keo kiệt tâm.
Ảnh tử thạch: Hum là màu đen, biểu tượng bản tôn buồn tâm, thuộc về tinh tiến Ba La Mật Đa, có thể trừ sân tâm.
Lấy Vân hải Thạch, Tứ diệp hạnh vận thạch, Mật sáp thạch, Điện lam tinh, Hồng trúc thạch, Ảnh tử thạch, tạo thành Đại Minh chú hộ thân phù. Mà thành phần tạo thành những đá này gọi là kết ấn.
Đeo Đại Minh chú hộ thân phù có thể bảo vệ sức khoẻ, bình an, gia nhân hòa thuận vui vẻ tu phật pháp công đức

Thanked by 2 Members:

#8 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 20:52

xin chào Nahtlee
xin chào MR.KHANH.HOANG
xin chào CaiLonCoCa

đầu tiên cần xác định với bạn Nahtlee, Lục tự chân ngôn không phải là bùa chú. gọi là Chân ngôn hay Đại Minh chú bởi lẽ Ngôn là âm thanh phát ra, Chân ngôn là âm phát ra đơn giản xúc tích nhất. còn gọi là Đại Minh chú nghĩa là Đại giac1 ngộ với chú là tâm niệm trong lòng.

Cả Chân và Đại Minh đều hàm ý chỉ Đạu giác ngộ. Đã là Đại giác ngộ thì cần tâm niệm trong lòng.

Trước đây trong 1 phim điện ảnh về xứ sở Phật giáo, người tu hành vì cứu quốc gia đi tìm con đường chân niệm tới xứ Phật, tìm cho được Voi thần màu trắng, trảu bao thăng trầm cuối cùng qua lời 1 vị sư già con đường nằm trong Tâm, 1 khi lắng nghe âm thanh của cuộc sống trong Tâm tỉnh thức sẽ tìm ra. KQ chân chính là như vậy.

Vốn dĩ thuyết rằng Lục tự chân ngôn ban đầu là âm thanh của cuộc sống.

Trong bài thơ ngụ ngôn của Nhật Bản có câu:
Đường đi nằm bên dưới.
Chân mình dẫm lên những đốt tre
Là người trần...
....

Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |