Jump to content

Advertisements




ĐỐI THỦ THỰC SỰ TRONG TỬ VI LÀ CUNG TẬT ÁCH


579 replies to this topic

#481 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lycuaso, on 26/10/2012 - 12:11, said:

hoặc như bác Hà Uyên có nói có xem phong thủy cho nhà bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đấy có phải là xem bói ?Và nếu bộ trưởng có cảm ơn bằng tiền ( giả sử vậy).Vậy anh dùng từ "thằng" hay từ "chuyên gia" ? Tương tự những thành viên khác như bác (ông): dinhvantan, vothienkhong, minhminh ( có xem bói lấy tiền),vv... gloria gọi họ là gì ?
Vấn đề ở chỗ, họ chỉ sử dụng một phần rất nhỏ kiến thức của họ vào việc đấy, chứ không phải là coi đó là tiêu chuẩn tối cao và duy nhất cho việc Hành Nghề bói của KHPĐ.

Cũng tương tự như là Nhà triết học Khổng Tử phát minh ra Kinh Dịch, và dùng nó vào việc an dân trị quốc, sinh ra học thuyết Khổng Tử mà ngàn năm sau người ta còn nhắc đến. Nguyễn Hiến Lê viết sách Dịch không có tới một nửa chữ bói, và coi nó là triết học.

Thiếu tiền thì đành phải kiếm để sử dụng khi bĩ cực, chứ chẳng ai trong số họ coi đó là tiêu chuẩn tối cao của Triết học phương đông. Tiền thì ai cũng phải cần cả, nhưng họ không bao giờ coi đó là cái vĩ đại như thế.

Dịch là để hiểu lẽ biến đổi của giới tự nhiên và xã hội, nhưng kẻ thiểu trí thì lại chỉ biết đến Kinh Dịch là cái để bói dạo vậy, và ngu xuẩn cho rằng Khổng Tử là thầy bói đại tài, và thi nhau ra bến xe gieo quẻ.

Ấy chính là tầm thường hóa Dịch vậy.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Gloria: 26/10/2012 - 12:40


#482 lycuaso

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 101 Bài viết:
  • 165 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria, on 26/10/2012 - 12:26, said:

Vấn đề ở chỗ, họ chỉ sử dụng một phần rất nhỏ kiến thức của họ vào việc đấy, chứ không phải là coi đó là tiêu chuẩn tối cao và duy nhất cho việc Hành Nghề bói của KHPĐ.

Cũng tương tự như là Nhà triết học Khổng Tử phát minh ra Kinh Dịch, và dùng nó vào việc an dân trị quốc, sinh ra học thuyết Khổng Tử mà ngàn năm sau người ta còn nhắc đến. Nguyễn Hiến Lê viết sách Dịch không có tới một nửa chữ bói, và coi nó là triết học.

Nhưng kẻ thiểu trí thì lại chỉ biết đến Kinh Dịch là cái để bói dạo vậy, và ngu xuẩn cho rằng Khổng Tử là thầy bói đại tài, và thi nhau ra bến xe gieo quẻ. Ấy chính là tầm thường hóa Dịch vậy.

Xin lỗi, bạn chửi không đúng địa chỉ rồi, tôi chưa đủ trình độ xem bói nhận tiền đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bây giờ bạn thử hỏi các vị cao nhân bên trên, xem cuộc đời họ đã xem bao nhiêu quẻ, giải bao nhiêu lá số tử vi, giúp bao nhiêu người xem phong thủy ? Từ đó bạn hẵng kết luận là họ "chỉ sử dụng một phần rất nhỏ kiến thức của họ vào việc đấy"

Và dòng này:
Xem bói, đúng thì tiết lộ thiên cơ, sai thì gây khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp thì bị người ghét, tiết lộ thiên cơ thì bại con liệt cháu.

Có vị nào dám đảm bảo mình ko xem sai bao giờ chưa.

Có vị nào dám đảm bảo xem đúng mà không gây khẩu nghiệp không.

đọc câu sologan này, vừa buồn cười, vừa muốn khóc, người không biết về nghiệp cứ thích đem đem nó ra dọa về nghiệp.

Trong khi 14 chính tinh, Cự môn mà ánh sáng lệch lạc thuộc loại dễ gây khẩu nghiệp nhất.
Nhìn miệng, răng người cự môn, nhìn thái độ của quá nhiều người với anh cự môn này, đi từ diễn đàn này sang diễn đàn khác, từ nick này qua nick khác là biết khả năng tích khẩu nghiệp của cự môn thế nào.

Thôi nhiều khi trời sinh tính cũng khó đổi, hôm nay nhìn thấy cự môn ở tật của mình nên thử tí thôi, cũng chẳng muốn giúp anh tích nghiệp làm gì.

Stop tại đây.

Thanked by 2 Members:

#483 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17607 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria, on 26/10/2012 - 11:25, said:

Khổng Tử là người phát minh ra Kinh Dịch, vậy mà có bao giờ dụng đến một quẻ bói nào đâu? Người ta biết đến ông là một nhà triết học, không phải là một thằng thầy bói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria, on 26/10/2012 - 12:26, said:

Cũng tương tự như là Nhà triết học Khổng Tử phát minh ra Kinh Dịch, và dùng nó vào việc an dân trị quốc, sinh ra học thuyết Khổng Tử mà ngàn năm sau người ta còn nhắc đến. Nguyễn Hiến Lê viết sách Dịch không có tới một nửa chữ bói, và coi nó là triết học.
Cụ Khổng đâu có phát minh ra Kinh Dịch?! Chỉ san định lại 6 kinh trong đó có Kinh Dịch thôi. Tất nhiên không phủ nhận là KT cũng làu thông KD.

Sửa bởi Durobi: 26/10/2012 - 12:47


Thanked by 4 Members:

#484 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:47

Khổng tử là người phát minh ra Thập Dực để người đời hiểu, nhưng ông ấy có cần ra chợ mở tiệm bói đâu.

Bác lượn rồi hử. Tặng bác một câu mà các cụ truyền dạy cho những người thích hành mà không cần nghĩ nha:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúc bác thực hành nhiều rồi hiểu được câu nói trong cái link trên này nha.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chào bác nha!

Trích dẫn

Nghiệp làm thầy, phải chịu ba cái nghiệt là: không nghèo thì chết non, không chết non, không nghèo thì không có con kế tự.
>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


> "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngày xưa cả huyện hay vài huyện chỉ có một ông thầy bói. Ông này để chỉ dạy được thiên hạ là đã phải trải qua cuộc “sôi kinh nấu sử” hàng chục năm và phải có “duyên“ với nghề mới trụ được.
Gần đây, khi thực hiện loạt bài này, tôi tìm lại được một vị, tuổi 82 nhưng còn tráng kiện ở trên núi Tam Đảo. Cụ này thuộc bậc cao lão khả kính ở ngoài đời và là một thầy tử vi mạnh vào thập niên sáu mươi-tám mươi. Với tôi, trước đây cụ là “thần tượng” của riêng mình vì tôi tận tai nghe cụ tiên đoán đúng vài vấn đề vĩ mô, trong đó có vụ cụ nói trước năm mất của một lãnh tụ.
Dù vẫn giữ nguyên tìm cảm kính mến của tình bạn vong niên trước đây nhưng lần này, tôi ngầm đặt cụ vào đối tượng để trắc nghiệm. Tôi hỏi cụ: Thưa cụ, cháu có đứa cháu sinh 7 giờ 02 phút ngày 15 tháng 2 dương lịch, giờ đó là giờ gì?. Cụ đáp rất nhanh: Giờ Thìn!.
Tôi lại vờ hỏi: Mẹ bạn cháu mất, định ngày kia (ngày 26 tháng 4 năm 2010) chôn cất, xin cụ tính giùm.
Cụ nhẩm tính rồi phán “Không được” Ngày này có “cô thần” giống như “quả tú” với người ở dương thế. Chôn cất xong, không ai đến thăm viếng gì nữa. Cùng với cái “cô thần” kia là vài nét khác, bất lợi cho con cháu.
Đến đây, tôi giở bài ngửa ra trong một trình bày thận trọng và nghiêm chỉnh. Tôi trưng ra hai quyển sách, giở sẵn ra các trang cấn chứng minh, bản dịch tốt của những trang này, bản coppy để cụ giữ lại đối chứng sau này, sách của Trung Quốc và một bản của Nhật. Tôi đọc rõ một nguyên tắc chọn giờ khởi trong thuật tử vi. Tại đây nếu theo quy định như một cái “chuẩn” thì cụ đúng. 7 giờ 02 phút là giờ “Thìn” bởi vì từ 7 giờ đúng đến 9 giờ đúng là giờ Thìn (hiện còn có học giả đề nghị xem xét lại “chuẩn này” và đặt ra nghi vấn: có thể giờ tý khởi từ đúng 12 giờ. Vấn đề này ta bàn sau).
Nhưng, ngay bậc thầy khả kính kia chưa thấu tới một quy định khác là cung giờ có xê dịch theo vận động của Thái dương hệ. Nghĩa là nó cũng sớm lên, muộn đi chút ít theo mùa. Vào thời đểm giả định tôi đặt ra để hỏi thầy, giờ tý khởi chậm mươi phút cho nên, 7 giờ 2 phút thực ra vẫn ở cung giờ “Mão”.
Đến chuyện xem ngày chôn cất. Thầy đã đúng tất cả. Ngày này là ngày “độc” hầu như không thể làm được bất cứ việc gì, nhưng dùng chôn cất rất tốt. Tôi trình thầy văn bản ghi rõ nội dung này.
Sau trao đổi này, tôi nghĩ thày sẽ buồn nhưng không, thầy vẫn điềm tĩnh,
“Cháu biết không, ngày xưa khi quen biết mấy lần cháu bày tỏ ý muốn theo tôi học nghề nhưng tôi gạt đi mặc dù tôi rất quý cháu, quý cái sở học của cháu. Nếu cháu muốn học thì chắc không khó khăn lắm.
Điều tôi chưa nói hết hồi đó là: Nghiệp làm thầy, phải chịu ba cái nghiệt là:Nhất bần Nhị tử Tam vô tự. Nếu không nghèo thì chết non, nếu không chết non, không nghèo thì không có con kế tự. Ác thế đấy.
Tại sao một nghề đem tri thức thượng thặng như vậy để làm vui cho đời, để tránh hậu họa cho người mà phải trả giá như vậy cháu biết không?
Hai nét cháu vừa đưa ra để “thử” tôi có thể đúng. Tôi có thể sai. Chuyện đó là bình thường. Tiền nhân dạy “Thiên kinh vạn bản” để nói lên rằng, tri thức nhân loại được đúc kết theo vô vàn trào lưu, vô vàn phương pháp và được ghi ở vô vàn văn bản hay truyền khẩu khác nhau. Thày có thể tiếp thu được nhiều vấn đề nhưng không thể tiếp thu hết mọi vấn đề.
Nếu cái sai của thầy ở dạng như trường hợp bốc ngày cho người ta chôn cất trên đây chỉ tước đi một ngày tốt, một cơ may thì ở quẻ tử vi, nếu nay mai thực hiện các “nghiệp vụ” khác sẽ sai hết. Vợ chồng có thể li tán, các tín hiệu gia sự bị phỏng đoán sai hướng v.v…
Chính lúc này, thầy mắc tội rất lớn, tạo nên tình cảnh “Gà lành biến thành gà què” là chuyện thường. Chuyện nhầm lẫn này, nhiều khi là một mạng người.
Trong một cuộc đời làm thầy, không hiếm những nhầm lẫn như vậy.
Bởi thế, mươi năm nay tôi nghỉ xem bói, chuyển qua nghề chăm cây cảnh và đọc sách. Mười năm qua, tôi đọc cỡ 50 đầu sách lớn của nhân loại mà vẫn chưa “đọc” được điều cháu đề cập hôm nay!.

Tôi chia tay thầy, lòng trĩu nặng một nỗi âu lo không tên tuổi: Ngày nay, ở xứ ta, thày bà mọc lên như nấm sau mưa, nấm độc, nấm lành chen vai thích cánh….
Có nhiều điều để nói về các “thầy” này nhưng tựu chung, tôi nghĩ hiếm thầy nào đọc được cái quy ước, cái lời nguyền ba điểm dành cho giới làm thầy mà thầy tôi nói trên đây: nhất bần, nhị tử, tam vô tự.
Họ đang hành nghề theo yếu tố thứ tư “…. nhưng mau giàu, nhưng dễ được người đời “kính nể”.

Sửa bởi Gloria: 26/10/2012 - 12:58


#485 xungdang

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 450 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lycuaso, on 26/10/2012 - 12:39, said:

... hôm nay nhìn thấy cự môn ở tật của mình nên thử tí thôi, ....


Cự Môn ( H ) ở tật thì ( thường ) ntn vậy bác?

Sửa bởi xungdang: 26/10/2012 - 12:55


#486 lycuaso

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 101 Bài viết:
  • 165 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 12:57

xét đắc hãm của cự môn, dễ thì thật dễ, khó thật khó.

Có người cự môn hãm, mà xoay 1 cái lấy cả ngàn tỷ về cho tổ chức, cơ quan, đấy là tầm nhìn của cự nhật.

Có người cự môn đắc, mà suốt ngày tranh biện hơn thua, lời lẽ thì như chọc vào tai người khác, bất kể già trẻ trai gái, lại cứ tưởng mình uyên bác mới lạ.

Nên muốn biết đắc hãm của cự môn, đôi khi nhìn thái độ, tình cảm, thị phi, đúng sai của người khác với bạn là đã quyết được nhiều phần.

Đóng ở tật, xung phụ mẫu. Nhìn bố mẹ mình lời ăn tiếng nói với người thân, họ hàng, làng xóm, bè bạn,vv...

Nên người cha là người mở hay đóng cánh cửa cho đứa con là vậy. Nhìn cha là ắt biết con.

Thanked by 4 Members:

#487 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:04

Thế bác Lycuaso thực hành nhiều, đã hiểu cái câu Nhất Bần Nhị Yểu tam vô tự chưa? Đến khi nào, bác hiểu được cái đấy thì chúng ta nói chuyện tiếp nha.

Trường hợp của bác, đúng là phải thực hành thật nhiều thì mới hiểu được. Giờ, bác mới tập bói thôi. Sau này, thì bác thấm nếu cứ thích đè cổ thiên hạ ra bói để mình thí nghiệm.

Sửa bởi Gloria: 26/10/2012 - 13:06


#488 xungdang

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 450 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lycuaso, on 26/10/2012 - 12:57, said:


Nhìn cha là ắt biết con.


Mong bác nói rõ hơn.

Tôi hay nghe nói: Phúc đức tại Mẫu. Mẫu là mẹ. Vậy nhìn mẹ là ắt biết con chứ nhỉ!?

#489 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1388 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 26/10/2012 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xungdang, on 26/10/2012 - 13:08, said:

Mong bác nói rõ hơn.

Tôi hay nghe nói: Phúc đức tại Mẫu. Mẫu là mẹ. Vậy nhìn mẹ là ắt biết con chứ nhỉ!?

Phải nói là nhìn cả hai, theo VĐC thì cung phụ mẫu cũng được gọi là cung hình tướng thì phải, có thể nhìn vào cung phụ mẫu để xác định hình tướng của đương số (khi xét giờ), hoặc xét bệnh tật (di truyền)....

Thanked by 1 Member:

#490 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:16

Tuổi trẻ, lo mà giúp dân giúp nước, đóng góp cho quốc gia, đấy mới là hành, chứ hành nghề xem bói làm cái gì?

Cứ hành nghề thoải mái đê, để rồi đừng có vài chục năm nữa khóc nức nở "Phải chi hồi đấy tôi nghe lời khuyên của gấu, dụng tâm suy ngẫm cho sâu chứ không có luyện hành nghề để tiết lộ thiên cơ cho nhanh cho nhiều cho khỏe nữa, người đời đã tổng kết, nghiệm lý hàng vạn trường hợp từ ngàn năm rồi sao mà tôi u mê không nghe".


Người ta đã không muốn nói thẳng họa của xem bói bạc phúc ở forum tử vi, nói khéo để anh lo dùng dịch để mà giúp dân giúp nước như Khổng Tử đi chứ không phải xem cho đúng để tự xưng cao nhân , vậy mà lắm anh cứ thích u mê tưởng đấy là giỏi giang.

Nói mé mé không hiểu, nói khéo mãi không xong, cứ thích mang Khổng Tử Mạnh Tử ra bàn, thì giờ nói thẳng toẹt ra vậy.


Nhớ lúc đó lên đây mở topic feedback nhe. Còn nếu mà hồi tâm chuyển ý bớt ra bến xe bói toán thì chúc mừng.

Bái bai bai.

Sửa bởi Gloria: 26/10/2012 - 13:43


#491 xungdang

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 450 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mr.Anh, on 26/10/2012 - 13:13, said:

Phải nói là nhìn cả hai,...

Vậy tại sao người xưa lại hay nói: Phúc đức tại mẫu nhỉ? Có còn đúng/ứng dụng được vào ngày nay? Xin lỗi nếu câu hỏi nằm ngoài topic.

Sửa bởi xungdang: 26/10/2012 - 13:46


#492 lycuaso

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 101 Bài viết:
  • 165 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 13:55

hii cụ Khổng chắc giờ sướng lắm, có triết gia bảo cụ "phát minh" ra Kinh Dịch. Giờ lại đang thích bàn về dịch @@

@ xungdang: theo tôi từ "phúc đức tại mẫu" nên hiểu ở nghĩa rộng, có thể cả ba mẹ, ông bà, tổ tiên, quê hương.

Thanked by 3 Members:

#493 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1388 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 26/10/2012 - 14:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xungdang, on 26/10/2012 - 13:30, said:

Vậy tại sao người xưa lại hay nói: Phúc đức tại mẫu nhỉ? Có còn đúng/ứng dụng được vào ngày nay? Xin lỗi nếu câu hỏi nằm ngoài topic.

Phúc đức tại mẫu - Ý chỉ nói về nhân quả, đời trước sang đời sau, nhất là từ người mẹ, đối nhân xử thế của người mẹ có ảnh hưởng đến con cái sau này, cũng chỉ mang ý nghĩa khuyên răn con người sống tốt hơn lên mà thôi...

Thanked by 1 Member:

#494 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 26/10/2012 - 14:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lycuaso, on 26/10/2012 - 13:55, said:

hii cụ Khổng chắc giờ sướng lắm, có triết gia bảo cụ "phát minh" ra Kinh Dịch. Giờ lại đang thích bàn về dịch @@

Lúc nãy tôi mơ thấy cụ Khổng, hỏi cụ là "cụ có vui không khi có triết gia bảo cụ phát minh ra kinh Dịch.
Cụ Khổng:
- Cái mồm... cái mồm... ông lại vả cho rụng răng giờ. Triết "da" nào thế??? đến cái khái niệm về "phát minh" còn không phân biệt được thì từ giờ trở đi đừng có bô bô mở mồm ra mà nói về Dịch Lý này, Dịch Lý kia. Sai từ khái niệm lý thuyết cơ bản rồi đấy. Trọng Ni này, trước khi chết còn lấy hết hơi tàn mà than rằng "Trời chẳng cho ta sống thêm mà HỌC Dịch", chứ nào dám vô lễ tranh công phát minh ra kinh Dịch với tiền nhân.
- Ớ, sao cụ mắng con, con chỉ phỏng vấn cụ thôi mà. Thôi, con dậy, tưởng mơ được gặp cụ là mộng đẹp, hic hic
Đúng là mơ cũng không như là mơ, thảo nào "đời không như là mơ" cứ đúng mãi.

Thanked by 1 Member:

#495 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 14:26

Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.
Khổng Tử Phát Minh ra Thoán từ và Hào từ.

Tất cả các sách Kinh Dịch được sử dụng đến giờ, đều có vai trò rất lớn phát minh của Khổng Tử trong đó.

Nhưng bọn bói dạo lại biến cụ trở thành thầy bói Đại Tài.

Sửa bởi Gloria: 26/10/2012 - 14:31







Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |