Jump to content

Advertisements




Tuần Triệt Tác Âm Duơng Phản Diện


334 replies to this topic

#211 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 09:45

Thôi, bác cứ nghỉ ngơi mấy ngày, vận Kình Dương để giải quyết Bạch Hổ chân dài ghé thăm của bác để thành cách cục chó dại cắn. Khi nào Kình Dương của bác gặp triệt hoặc Lưu Bạch Hổ đi chỗ khác thì bác lại lên đây vui vẻ với mọi người.
PS: Đúng là xem nguyệt hạn thì tháng này bác có Lưu Kình gặp Lưu Bạch Hổ thật.
Nhật hạn có Kình Duơng gặp Lưu Hổ. Ứng quá.

Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 10:15


Thanked by 3 Members:

#212 TOIYEUNGUOIVIETNAM

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 1152 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 12:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bach.Hung.Ton.Gia, on 12/04/2012 - 08:13, said:

Nhưng tại sao cứ phải gán tất cả cho chó cắn, tại sao không phải là vợ cắn, bạn gái cắn. Tại sao chúng ta không giải thích vì Kình Duơng quá khỏe, lại đắc thái tuế tự hào nên bạn gái quá sướng không chịu nổi nên cắn vào vai, cắn khắp nơi?
Đọc cách luận của anh về tử vi mà tôi lại thấy cười ra nước mắt. Không phải vì chê kiến thức của anh mà về cách lấy ví dụ của anh nó hình tượng và .... quá!

#213 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 13:12

@Bach.Hung.Ton.Gia : anh nghiên cứu một cách khoa học, kỹ lưỡng, thực tế vậy quả là hiếm có. Vậy sao anh không dùng chút Tâm Linh vào để cảm nhận thêm nữa ... Hy vọng sao này sẽ được đọc sách anh viết.
Kính!

#214 PhuocBao

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 247 thanks
  • LocationNgôi nhà to ngoài mặt phố

Gửi vào 12/04/2012 - 16:25

Ngày xưa,

Khoảng 2005-2006, Hải Lý có coi tử vi cho PB, lúc đó Hai_Ly còn dùng nick BachNhan, tuy BachNhan cũng dùng tử vi truyền thống nhưng xem khá hay, khá đúng ...

Đặc biệt anh BachNhan nói năng rất hòa nhã, trên dưới rõ ràng, viết lách rất có đầu đuôi, hành văn trong sáng... chứng tỏ là một người chín chắn, đức độ,... Sau có vài lần trao đổi với nhau qua e-mail, đọc e-mail của anh thấy rõ tấm lòng chân thật, có sao nói vậy,... đặc biệt có kể nhiều chuyện về đất nước và người dân bản xứ, tức xứ sở Canada ...

Thế mà... đời người thật ngắn ngủi....Xin cảm ơn anh lần cuối.

Cầu mong linh hồn anh siêu thoát.
Người xưa,...

#215 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 16:27

@banghuynh:Bác đã bao giờ đặt câu hỏi tại sao người ta phát minh ra tượng của các tinh đẩu, nguồn gốc hình thành của tượng, hay là người ta chỉ lấy từ các sách vở hoặc tự bịa ra, sau đó tự huyễn hoặc nhau "Thánh Nhân bảo thế" để bao che cho sự khiếm khuyết trong kiến thức của mình?
Tại sao vị trí đối xứng với cung tứ mộ của tam hợp thái tuế lại được gắn cho con ngựa vào? Cơ sở tại sao? Tại sao Thiên Phủ chủ cái kho?

Khi đủ kiến thức bản chất thì lập tức hiểu ngay cơ sở hình thành từ số thái huyền, và lúc bấy giờ khi đã hiểu thì không còn coi Thiên Mã là ngựa nữa, để phải cãi nhau ngựa đen ngựa trắng ngựa hoang ngựa rừng ngựa đá. Cũng chẳng cần phải cãi Bạch Hổ là chó, cọp cái hay là đàn bà dữ như cọp cái.

Tự trả lời được điều đó thì những gì tôi nói ở đây sẽ trở thành rất tự nhiên, và tự thấy sự ngớ ngẩn của tử vi hàng chợ. Tự thấy tức cười khi người đời ngớ ngẩn học thuộc lòng mà không hiểu cơ chế.

Từng có lúc tôi đọc rất nhiều sách tử vi viết về tượng của sao, nhưng sau khi đạt được một loạt các kết quả về sự hình thành nguồn gốc và cơ sở của phát minh ra tính chất tinh đẩu thì tôi tự động bỏ đi các tượng của sao để mà đi vào bản chất, xây dựng lại các thứ từ đầu.

Trong Dịch Lý, Tượng phát triển cao trở thành số, gọi là Dịch Số. Dụng nó sang tử vi, đó là cái cốt lõi. Số là sự thăng hoa của Tượng, Dịch số bắt nguồn từ Dịch tượng, hào số trong Dịch là tổ của vạn số.
Tất cả đều hàm chứa trong chuỗi bài của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tùy giác ngộ mà dụng.

Tượng là Đao Kiếm. Lúc đầu tiên thì phải dùng kiếm, sau khi ngộ ra Lục Mạch Thần Kiếm thì người ta dụng khí để hình thành kiếm khí giết người trong vô hình, không cần phụ thuộc vào Kiếm sắt thép nữa để mà cãi nhau dùng tượng gì.

Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 16:56


Thanked by 3 Members:

#216 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 18:20

Lối tư duy của người xưa là dùng tượng diễn ý. Chẳng hạn " Cứng như đá", thì bản thân từ "đá" không đủ để bộc lộ hết ngữ nghĩa của "cứng", nhưng đó là một cách hành văn.

Đồng thời, vạn sự tuy riêng mà chung. Chẳng hạn, tượng loại vạn vật trong bát quái có nói " Càn là trời, là cha, là mưa đá v.v..". Tuy chúng khác nhau nhưng cùng chung một mạch ý.

Nếu anh Bach.Hung theo lối tư duy trên, có lẽ sẽ khó mà giải thích được phương pháp dùng "ngoại ứng" trong Dịch.

Có lần, đến nhà một bác chơi, thấy một cô gái ngồi làm thịt gà. Anh bạn hỏi, "anh thử bói xem cô bạn ấy có gì đặc biệt". Nói xong thấy chiếc lông mao bay lên dính vào dao. Lông mao quẻ Tốn, dao quẻ Đoài. Ghép lại được quẻ Đại Quá, cột nhỏ chẳng chống được nhà lớn., Tốn là đùi, đoài là thương tổn. Cô gái ấy quả nhiên bị tật ở chân,
Hay có nhiều lần, bạn bè đố nhau viết 1 con số từ 1 đến 8 vào giấy, úp xuống. Thấy tàn thuốc rơi suýt cháy áo. Đầu tiên đoán số 3, ứng quẻ Ly, nhưng tàn thuốc đã hết lửa, nên đoán số 8. Người bạn viết số 3, rồi gạch đi viết số 8.

Xin hỏi anh Bach.Hung giải thích sao về ví dụ trên theo lý "Khoa học"

Sửa bởi Minh An: 12/04/2012 - 18:24


Thanked by 2 Members:

#217 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 18:33

Vậy thì người ta không sử dụng tử vi mà sử dụng tâm ứng, và do đó không cần lập lá số. Nhưng không thể sử dụng tâm ứng để bịa ra tử vi, không thể nào thích thì hôm nay an Tử Vi tại Dần, hôm sau Tâm ứng để an tử vi tại Mão, hôm sau nữa thì tâm ứng sang an tại Thìn.

Trích dẫn

Đồng thời, vạn sự tuy riêng mà chung. Chẳng hạn, tượng loại vạn vật trong bát quái có nói " Càn là trời, là cha, là mưa đá v.v..". Tuy chúng khác nhau nhưng cùng chung một mạch ý.
Cái này sai về bản chất. Càn chưa bao giờ là trời, mà phải nói chính xác trời thuộc càn nếu đặt trong phạm trù trời đất, vì định nghĩa thế nào là trời, nếu như ta đang đứng ở trên mặt trăng?Cách giải thích rất đơn giản, trước hết phải xét từ Âm Dương mà đi. Nói theo kiểu bình dân, Âm Dương là một cặp hàm tử không khả diễn, được phân thớ trên phạm trù các tập hợp. Lấy ba cái hàm tử âm dương đem tensor với nhau thì sinh ra hàm tử bát quái, và Càn là một ví dụ của tensor của các Artin stack.Ví dụ, ta lấy hàm tử đấy áp lên phạm trù gia đình, thì sẽ là cha/con....Đơn giản vô cùng.Nên phải nói Trời/Đất là một phạm trù biểu diễn của hàm tử Càn/Khôn, không được nói Càn là Trời. Thế nào là trời, khi ta ở mặt trăng?Thế nào là Cha, khi ta không tìm ra con? Không thể nói về Càn, nếu ta không nói về Khôn.
Tương tự như vậy, biểu diễn dịch lý trong phạm trù xã hội thì Càn là Dân Chủ tuyệt đối, Khôn là Độc tài tuyệt đối. Nhưng với các mô hình xã hội khác nhau thì sẽ ứng với các quẻ Dịch khác nhau.

Tương tự, người không hiểu bản chất vấn đề thì cho ngay Ly là tượng của lửa, phương Nam. Nhưng có đúng không, nếu ta đang ở trạm vũ trụ, vậy Ly có còn là Phương Nam không?

Vậy nên, Tượng là cái vỏ, để thể hiện hàm tử phân thớ, và không được dùng nó để định nghĩa hàm tử.

Chi tiết thì không tiện nói thêm, nhưng muốn hiểu bản chất của nó thì phải hiểu được thế nào là algebraic Stack và không gian moduli. Hiểu rồi, dùng ý niệm của nó thì giải thích được ngay quẻ Càn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ai thích xem video để hiểu stack thì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoặc có cậu này viết về hàm tử nhóm cơ bản rất dễ hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 18:55


#218 PhuocBao

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 247 thanks
  • LocationNgôi nhà to ngoài mặt phố

Gửi vào 12/04/2012 - 18:40

Tượng và nguồn gốc tượng thì có lẽ đã thất truyền, có bàn, có hỏi cũng khó có câu trả lời thích hợp. Nên ta chỉ quan tâm về mặt ứng dụng là chính :

Bạch hổ, cọp trắng ! Tất nhiên cái tên không làm nên con người, chỉ một phần nào đó thôi.

Bạch hổ theo tôi thấy, hiểu thì nó nặng về ý nghĩa bị tổn thương, tức bị tấn công, bị đè nén, bị mổ xẻ, mà chó hay cọp, heo, gấu, voi cắn, giày xéo thì cũng chỉ 1 nghĩa là bị tấn công...

Mà bị tấn công, ngoài yếu tố rủi ro ngẫu nhiên (họa trên trời rơi xuống) thì đa số đều tự con người gây ra, hoặc có mầm mống từ chính đương số. Vì Bạch hổ luôn được hai sao giáp cung là Long Đức và Thiên Phúc đức kèm cặp, nhắc nhở phải đàng hoàng, chín chắn, không dụng bạo lực, phải có ơn đền ơn... thì mới tránh được họa do Bạch hổ gây ra.

Bạch hổ là yếu tố gây họa, phải đi với sao/vị trí thì mới tác họa rõ ràng, ví dụ:

- Tù tội: Hổ + Hình

- Tang chế: Hổ + Điếu khách (người viếng đám ma)

- Ác thú cắn: Cọp cắn: Hổ cư dần hội Địa Kiếp (dần tượng là quẻ cấn núi cao); Tham Hổ: sói tấn công... hoặc Kiếp Hổ cư Tuất : chó cắn... Riêu Hổ: bị cắn phải đắp thuốc (Riêu)

- Bị ghét: Hổ Phục (dùng hành động mờ ám...)

- Gia súc/ gia cầm chết dịch: Hổ + Mã + Khốc...

- v.v...

Hoặc: tượng sự vật như Lưu Hổ vào Điền thì nhà có phá dỡ, đập bỏ cái gì đó , trái với lưu Tang là tu bổ nhà cửa (sơn sửa, chống đỡ để khỏi sập...). Long Phượng và Tang Hổ là hai cặp sao đối nghịch về nghĩa: thí dụ như Điền có Long Phượng thì nhà cao cửa rộng, nhà mặt tiền. Điền có Tang Hổ là nhà lụp xụp/ hẹp / nhà chung cư / nhà hẻm sâu ...

Hoặc: Hổ là thực vật ở trong rừng, Hổ + Hao là lạc trong rừng, bị đói,...

Hổ là tượng mạnh, cương, nên không tốt cho phái nữ, thí dụ như Bạch hổ cư Dậu là Hổ khiếu tây phương, chỉ áp dụng cho nam, ko dùng cho nữ. Hổ cư mệnh/Tât thì nữ đáng ngại đường sinh đẻ, nam thì vô hại chuyện này...nhưng lại ứng với mổ xẻ.

Tóm lại, Bạch hổ, cọp trắng, ko dính líu gì đến chuyện con cọp hay con chó, chỉ là hình tượng của sao. Giống như Văn xương là cái bụng; Văn khúc, Vũ khúc là hai nhũ hoa, Kình là chiến cụ đàn ông (ngộ Hỏa/ Hình là cắt bqđ !!! )... đều thấy rằng cái tên chả liên quan mấy đến tượng sao.

#219 PhuocBao

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 247 thanks
  • LocationNgôi nhà to ngoài mặt phố

Gửi vào 12/04/2012 - 18:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhuocBao, on 12/04/2012 - 16:25, said:

Ngày xưa,

Khoảng 2005-2006, Hải Lý có coi tử vi cho PB, lúc đó Hai_Ly còn dùng nick BachNhan, tuy BachNhan cũng dùng tử vi truyền thống nhưng xem khá hay, khá đúng ...

Đặc biệt anh BachNhan nói năng rất hòa nhã, trên dưới rõ ràng, viết lách rất có đầu đuôi, hành văn trong sáng... chứng tỏ là một người chín chắn, đức độ,... Sau có vài lần trao đổi với nhau qua e-mail, đọc e-mail của anh thấy rõ tấm lòng chân thật, có sao nói vậy,... đặc biệt có kể nhiều chuyện về đất nước và người dân bản xứ, tức xứ sở Canada ...

Thế mà... đời người thật ngắn ngủi....Xin cảm ơn anh lần cuối.

Cầu mong linh hồn anh siêu thoát.
Người xưa,...

Xin lỗi, phía trên có viết nhầm, anh BachNhan kể về đất nước Nauy.

Thanked by 2 Members:

#220 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 18:56

Cảm ơn anh Bach.Hung, anh là người làm khoa học, lối tư duy và ngôn ngữ có sự khác biệt, Em xin phép không tranh luận tiếp. Hi.

Thanked by 2 Members:

#221 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 19:05

Nói thật là lỗi tại tôi, vì tôi không biết cách giải thích như thế nào nếu như đương số không phải là người am hiểu về hình học đại số của Grothendieck và Categorification, tức là phải đạt trình độ rất cao về toán, ít nhất là thạc sĩ đặc biệt xuất sắc trở lên. Đại khái là một cách hiểu mới theo nghĩa rộng về vật chất.

Tuy vậy, tôi xin bật mí một sự bất ngờ. Cụ Hà Uyên lại là người có hiểu biết về những cái tôi nói, dù rằng cụ chưa từng học/được đào tạo chính quy. Ngày xưa tôi có trao đổi với cụ về "Phạm Trù Hóa", và tôi rất ngạc nhiên về việc một người ngoài ngành lại có hiểu biết như thế. Cuối cùng, khi hóa ra thì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà tại thời điểm đấy cụ Hà Uyên tiếp cận nhưng sau đó lại bỏ đi chính lại là cái để hiểu DỊch một cách cực kỳ hiệu quả. Tôi thì nhận ra ngay lập tức vì đó là kỹ thuật tôi dùng hằng ngày, nhận ngay ra nó và sau này tiếp bước cụ sử dụng nó. Nhưng với người làm ở bên triết học phương đông không có công cụ thì lại là cái rất khó.Tượng từ đấy mà ra.
Khi học Dịch Lý đến trình độ đủ cao thì tự động chạm đến ký thuật cao trong các ngành khoa học khác, đây là một ví dụ rất điển hình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy nhiên, tôi có một số câu hỏi gợi mở. Nếu như anh đang bay ở trên quỹ đạo trai đất, thì Càn là cái gì, có còn là trời không? Khôn là cái gì, có phải là Đất không? Nếu không có trời đất thì có còn Dịch không?

Mọi người vất sạch nguồn gốc ý nghĩa thật sự của Tượng đi, sau đó quay ra cãi nhau ủm tỏi cách hiểu về tượng!!!!


Khakhakhakhakha.

Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 19:35


Thanked by 1 Member:

#222 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 19:52

Một ngàn hay 100 năm trước VN và cả Trung Quốc chẳng ai biết giải tích, đại số là cái gì, thì các cụ hiểu dịch, tử vi thế nào đây ?
Cách suy luận chéo, từ một hiện tượng này, sang hiện tượng khác rất hay.
Các vật thể khác nhau đang vận hành theo một qui luật, có điều là không phải ai cũng thấy cơ chế vận hành của chúng.

#223 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 19:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 12/04/2012 - 19:52, said:

Một ngàn hay 100 năm trước VN và cả Trung Quốc chẳng ai biết giải tích, đại số là cái gì, thì các cụ hiểu dịch, tử vi thế nào đây ?Cách suy luận chéo, từ một hiện tượng này, sang hiện tượng khác rất hay.Các vật thể khác nhau đang vận hành theo một qui luật, có điều là không phải ai cũng thấy cơ chế vận hành của chúng.
Vì các ông ấy không biết, và hiểu một cách rất thô sơ không có công cụ, cho nên người ta mới bạc đầu vì Dịch, vì Tử Vi.
Trung Quốc mất 4000 năm phát triển mà Mỹ sử dụng công cụ chỉ cần có 300 năm đã vượt xa.
Cụ Hà Uyên phải mất 80 năm dùng tay không bắt giặc, Một người học huyền học, sức một người mà đạt đến tầm tư duy như thế, quá kinh khủng ấy chứ. Phải đứng trên vai người khổng lồ từ một ngành khác nhìn vào mới thấy được tầm cỡ 60 năm công lực của cụ khủng khiếp như thế nào. Grothendieck được giải Fields năm 60 vì phát minh ra nó đấy, tôi gián tiếp dùng ý niệm nó làm công cụ thì mới nhanh chứ.
Nhưng giờ mình có xe tăng thì tội gì không dùng?
Các cụ ngày xưa dùng tay không bàn phím mà tính toán, bây giờ máy tính I7 chạy roẹt một cái là xong, tại sao cứ thích dùng bàn tính để lướt web?
Ví dụ như Minh An bây giờ học Dịch liên tục 60 năm theo đúng con đường này, thành cụ Hà Uyên thứ 2. rồi lại có thằng bé ra bảo "cái của cụ nó ở trong sách rồi, nhưng viết ở dạng khác, dễ lắm. Dùng số Ramanujan tính 5 dòng là ra ngay.".
Người khác thì thích dành 60 năm như thế, còn tôi thì chả dại. MÌnh kết hợp thế mạnh của mình với cái của cụ chỉ dạy, đó là thượng sách, nhanh nhất.

Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 20:23


#224 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 20:18

Học xong, để làm gì ?

#225 Bach.Hung.Ton.Gia

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 328 thanks

Gửi vào 12/04/2012 - 20:19

Chơi cờ vây để làm gì?
___________________________

Như bàn về công cụ, hỏi tại sao Thái Huyền Kinh nó khó, ít người hiểu. Đơn giản là vì lý thuyết đằng sau nó chính là cái này, hình lấy trong blog của cụ Hà Uyên nói về cấu trúc thực sự của Thái Huyền Kinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lâu ngày không làm toán sơ cấp, tôi chứng minh phải mất một lúc lâu mới ra.

Hỏi thật, nếu như không biết Đạo Hàm Tích Phân, dùng tay bo, Càn, Khôn, Tốn, Ly ...mà ngẫm thì tính đến bao giờ xong? 50 năm có xong không, một khi về bản chất ta cũng phải đi một con đường tương đương với KH phương tây? Cũng tìm cách dùng máy tính thời năm 60s để lướt web?

Nên người ta bạc đầu vì Thái Huyền Kinh, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Sửa bởi Bach.Hung.Ton.Gia: 12/04/2012 - 20:40


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |