Jump to content

Advertisements




KINH DỊCH có gì hay ?


109 replies to this topic

#106 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3202 Bài viết:
  • 27541 thanks

Gửi vào Hôm qua, 07:26

** Tác giả bài : Giải mã truyện họ Hồng bàng " mà bạn Babilon dẫn trưng nơi bài # 103 có đoạn đầu viết như sau :

""" Sau nhiều ngàn năm chiêm nghiệm tự thân và nhiên giới, Tổ tiên nước Việt đúc kết cái suy nghĩ của mình về câu hỏi nêu trên bằng một khái niệm, được gói gọn trong câu đầu tiên của câu chuyện. Đó là:

“炎帝神農氏三世孫帝明-Viêm Đế Thần Nông Thị tam đại tôn Đế Minh”

Câu này trước giờ nhiều người dịch là – Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế -Thần Nông”. Theo tôi câu này nên hiểu ngược lại là “Họ Viêm Đế – Thần Nông, cháu ba đời của Đế Minh”. Tại sao tôi cho là câu ấy nên hiểu như vậy?

1.1. Câu “炎帝神農氏三世孫帝明” được sử dụng như một ngữ danh từ, vì vậy người ta lược bỏ động từ.

1.2. Như vậy, nếu ta thêm động từ vào thì câu ấy như sau:

“炎帝神農氏[是]三世孫帝明.

Viêm Đế Thần NôngThị [thị] tam đại tôn Đế Minh”, Họ Viêm Đế – Thần Nông là cháu ba đời Đế Minh. """

Tôi đã đọc nhiều bài của mấy ông Triết gia hạng r . này ..
Phải nói là mấy vị này rất ư là .. hoang tưởng .
họ dắt dẫn người đọc đi từ ngõ hẻm này đến lối rẽ kia , đi gần trăm lối rẽ rồi chính họ cũng chẳng hỉu mình đang nói gì .
tôi chắc mẫm mấy vị này là đồ tôn đồ tử của cái ông triết gia Kim định khi trước .

sách viết : Viêm đế Thần nông thị tam thế tôn Đế Minh .
thì nên hỉu là Đế Minh là cháu 3 đời của thần Nông .
Tại sao vậy ?

Vì những câu tiếp theo là : ...Đắc Vụ tiên chi nữ = lấy được con gái của Vụ tiên ( ở Quân sơn , 1 đảo nhỏ nơi giữa Động đình hồ )
sinh ra Lộc tục , mặt mày sáng láng , thông minh .. Đế Minh lấy làm lạ . ( Đế Minh kỳ chi } .
như vậy , theo văn mạch thì phải hỉu Đế Minh là cha . chứ ko thể nào là thần Nông , vì lúc này đã trải qua 3 đời rồi.
Nếu thần Nông là cháu 3 đời , tức cha của Lộc tục , thì sách phải viết là thần Nông kỳ chi .

Những bài của triết gia Kim định cũng như mấy ông đồ tôn dẫn dắt thiên hạ qua nhiều
cánh cổng huyền ảo ko thực . cuối củng rơi tõm vào .. đáy vực mà ko hay .
Những bài của họ viết có rất nhiều mảng sai lệch , nếu có thì giờ tôi sẽ post tiếp ..
Hy vọng bạn chủ quán Hieu H.C.M VN ko phiền hà .

( tiếp ) .
Ô, tác giả này có thể hỉu câu văn , nhưng đã cố tình dùng Âm dương để đảo lộn thứ tự ông - cháu ,

Trích : " 1.4. Đây là câu trả lời cho câu hỏi về bản thể của vũ trụ, nơi sinh ra thế giới hiện tượng.
Trong Dịch học, nó chỉ thể hiện lại câu “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”.
Đạo ấy là âm dương nhất thể vậy. Chữ Minh 明 đã nói lên điều ấy. Chữ Minh gồm: Trái: Nhật 日 = Mặt trời = Viêm Đế = Dương, phải Nguyệt: 月= Mặt trăng = Thần Nông = Âm. Như vậy trong Minh đã có Viêm Đế – Thần Nông, hay nói khác hơn, Minh là Đạo vậy. Vì Đạo hay bản thể là như như bất động, nên họ đã gộp cả lại thành một ngữ làm chủ cho vị, tức là cả một đoạn văn về sau, bắt đầu từ “Sanh Đế Nghi……”

- Chỉ dùng Tên của 1 người ( Minh = gồm Âm - Dương ) mà dám đảo lộn thứ tự , từ cháu lên ông ,mà đảo lộn thứ tự trong Huyền sử
của 1 dân tộc mới ghê chứ .
Điều này cũng tựa như tôi hỏi 1 người cháu : bé tên gì . đáp : cháu tên Hải .
vậy ông cháu tên gì ? - Thưa tên Liễu .
Tôi liền nói , ô. Liễu này là con của bé , ko thể là ông được , vì Liễu thuộc Mộc .
Bé Hải : !!??

Đây là dụ cho thấy dùng Âm - Dương , ngũ Hành ko đúng chỗ nó sẽ dẫn ta đi đến đâu .










Thanked by 2 Members:

#107 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào Hôm qua, 08:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 09/07/2025 - 07:26, said:

** Tác giả bài : Giải mã truyện họ Hồng bàng " mà bạn Babilon dẫn trưng nơi bài # 103 có đoạn đầu viết như sau :

""" Sau nhiều ngàn năm chiêm nghiệm tự thân và nhiên giới, Tổ tiên nước Việt đúc kết cái suy nghĩ của mình về câu hỏi nêu trên bằng một khái niệm, được gói gọn trong câu đầu tiên của câu chuyện. Đó là:

“炎帝神農氏三世孫帝明-Viêm Đế Thần Nông Thị tam đại tôn Đế Minh”

Câu này trước giờ nhiều người dịch là – Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế -Thần Nông”. Theo tôi câu này nên hiểu ngược lại là “Họ Viêm Đế – Thần Nông, cháu ba đời của Đế Minh”. Tại sao tôi cho là câu ấy nên hiểu như vậy?

1.1. Câu “炎帝神農氏三世孫帝明” được sử dụng như một ngữ danh từ, vì vậy người ta lược bỏ động từ.

1.2. Như vậy, nếu ta thêm động từ vào thì câu ấy như sau:

“炎帝神農氏[是]三世孫帝明.

Viêm Đế Thần NôngThị [thị] tam đại tôn Đế Minh”, Họ Viêm Đế – Thần Nông là cháu ba đời Đế Minh. """

Tôi đã đọc nhiều bài của mấy ông Triết gia hạng r . này ..
Phải nói là mấy vị này rất ư là .. hoang tưởng .
họ dắt dẫn người đọc đi từ ngõ hẻm này đến lối rẽ kia , đi gần trăm lối rẽ rồi chính họ cũng chẳng hỉu mình đang nói gì .
tôi chắc mẫm mấy vị này là đồ tôn đồ tử của cái ông triết gia Kim định khi trước .

sách viết : Viêm đế Thần nông thị tam thế tôn Đế Minh .
thì nên hỉu là Đế Minh là cháu 3 đời của thần Nông .
Tại sao vậy ?

Vì những câu tiếp theo là : ...Đắc Vụ tiên chi nữ = lấy được con gái của Vụ tiên ( ở Quân sơn , 1 đảo nhỏ nơi giữa Động đình hồ )
sinh ra Lộc tục , mặt mày sáng láng , thông minh .. Đế Minh lấy làm lạ . ( Đế Minh kỳ chi } .
như vậy , theo văn mạch thì phải hỉu Đế Minh là cha . chứ ko thể nào là thần Nông , vì lúc này đã trải qua 3 đời rồi.
Nếu thần Nông là cháu 3 đời , tức cha của Lộc tục , thì sách phải viết là thần Nông kỳ chi .

Những bài của triết gia Kim định cũng như mấy ông đồ tôn dẫn dắt thiên hạ qua nhiều
cánh cổng huyền ảo ko thực . cuối củng rơi tõm vào .. đáy vực mà ko hay .
Những bài của họ viết có rất nhiều mảng sai lệch , nếu có thì giờ tôi sẽ post tiếp ..
Hy vọng bạn chủ quán Hieu H.C.M VN ko phiền hà .

Bác triển khai thế này em rất khoái, em được cái rất thích ý kiến nghịch chiều vì như thế thì em sẽ học được cái gì đó, tất nhiên là do đó em cũng phản biện cho tới Chân lý thì thôi, em vốn ưa chân lý ứng dụng thực tế, không ham bàn lý thuyết suông. Hí hí

Bác cứ ghé chia sẻ kiến thức, em đồng ý cả hai chân hai tay !

Thanked by 1 Member:

#108 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3868 Bài viết:
  • 24435 thanks

Gửi vào Hôm qua, 10:27

người xưa bảo ; Hải học vô nhai cần thik ngạm
nay đổi lại là Dịch hock vo nhau cần thị ngạn
cứ đock từ từ châmk chậm đọc mãi sẽ thấy điêy hay
nếu chưa ngộ thì có ngàn thày hay giảng cho cũng chẳng ngộ mà áp dụng được gì

Thanked by 1 Member:

#109 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào Hôm qua, 10:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 09/07/2025 - 10:27, said:

người xưa bảo ; Hải học vô nhai cần thik ngạm
nay đổi lại là Dịch hock vo nhau cần thị ngạn
cứ đock từ từ châmk chậm đọc mãi sẽ thấy điêy hay
nếu chưa ngộ thì có ngàn thày hay giảng cho cũng chẳng ngộ mà áp dụng được gì

Hí hí,

Ý bác có phải là: Hải học vô nhai cần thị nham/ Biển học vô biên, cần kiên trì mới thông tỏ được. (Dụ như "liếm đá" - thị nham, cho mòn vậy á, chớ ngại khó khổ, chớ sợ lâu thành !)

Nay thì Dịch cũng là một môn học, trong biển học, cho nên cứ kiên trì thì ắt có ngày thông suốt !

Do đó, chưa ngộ được đạo lý của Dịch thì cần đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui, dần dần sẽ thấy ra được chỗ hay của nó, chỗ thực tế của nó, khi ấy áp dụng vào thực tiễn sinh động sẽ gặt hái được lợi ích. Còn nếu như ỷ lại vào Thầy giảng giải, dựa vào cái hiểu của người mà chẳng có thực học, thực hiểu, thực ngộ thì cũng không thể thực hành để mang lại lợi ích cho mình, cho người.

Đúng phải như thế không bác ?

Sửa bởi HieuHcmVN: Hôm qua, 10:51


Thanked by 1 Member:

#110 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào Hôm qua, 11:32

Lôi Địa Dự

豫: 利建侯, 行師.

Dự: Lợi kiến hầu, hành sư.


“Dự” là tính vui vẻ; là sự yên vui, an lạc; là tham dự.“Kiến” là dựng lên; phong tặng.“Hầu” là tước Hầu, một trong năm tước quý Vua ban (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam).“Hành” là làm việc; là làm ra.; là tiến hành.“Sư” là quân đội; là đông đúc; cũng nghĩa là gương mẫu, noi theo.

“Dự” là trạng thái vui mừng, của người đang khao khát một con đường thực hiện lý tướng, bấy lâu bế tắc, nay gặp được con đường ấy, gặp được lời khai mở cho thấy rõ ràng được con đường ấy, sự nghi ngờ bấy lâu nay tan rã, niềm tin trọn vẹn và tự mình biết chắc chắn rằng đó là con đường đúng đắn giúp đạt được mục tiêu, thế nên trong lòng nảy sinh cảm giác vui mừng hạnh phúc. Như tàu thuyền ngoài khơi giữa biển cả mênh mông, bị mất phương hướng, bỗng đâu thấy được ánh sáng ngọn hải đăng chiếu rọi, do đó được bến được bờ nằm hướng nào, dù chưa cập bến, nhưng lòng đầy vui sướng và tự tin, ấy cũng là trạng thái của “Dự”. Lại như người đi lạc trong rừng rậm nhiều ngày, trong người đói mệt, bỗng nghe thấy tiếng suối chảy, lại gần thì thấy rõ dòng nước hướng đi, biết cứ theo hướng nước chảy thì sẽ thoát khỏi nơi ấy, trong lòng sinh tâm vui mừng, ấy cũng là một hình thái của “Dự”.

Ngày 5/6/1911, Bác Hồ khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, rời bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước cứu dân. Bôn ba qua nhiều Châu lục, trải qua nhiều gian khó, tới tháng 7/1920, Bác đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa,của Lê Nin. Sau này Bác Hồ kể lại: “Luận cương của V.I.Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao ! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !” ấy cũng tức là hình thức của “Dự” vậy.

Kinh nói: Lợi kiến Hầu.

Người ở vị trí lãnh đạo thì cần phải có “Đạo” – là con đường, là hướng đi đúng đắn. Từ đấy mới dựa vào nó mà đưa ra các quyết định, hướng dẫn hành động “lãnh”. “Hầu” là một chức vụ cao, người được phong tước “Hầu” cũng là một người lãnh đạo, chỉ dẫn con đường dắt dẫn bao người đạt tới sự yên vui hạnh phục. Người Quân từ tìm ra lối đi “hướng thiện, hướng thượng”, trừ dẹp thói hư tật xấu, rèn luyện Đức hạnh và Tài năng, ấy là con đường đúng với Đạo Trời, hợp với lòng người, lấy đó làm “kim chỉ nam” thì có thể đạt tới được những vị trí có địa vị cao trong xã hội, làm lợi ích được cho dân cho Nước, vì thế mới nói “Lợi kiến Hầu”.

Bác Hồ khi tìm ra con đường cứu nước – tức “Đường Cách Mệnh”, Người về nước quy tu những thanh niên Việt Nam ưu tú, thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tức tiền thân của Đảng Công Sản. Sau này hình thành lên Mặt Trận Việt Minh, rồi Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân – tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam, dẫn đến cuộc khởi nghĩa toàn quốc giành chính quyền năm 1945, Người trở thành Chủ tịch Nước đầu tiên của nước Việt Nam mới, sau gần 100 năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc đời của Người phản ánh rất rõ nghĩa “Dự, lợi kiến hầu” mà Thánh nhân nói tới.

Kinh nói: Hành sư.

“Sự” nghĩa rộng là quân đội, nghĩa hẹp là một nhóm người có tổ chức có kỷ luật. Việc xây dựng một tổ chức, gọi là “hành sư”. Ngày nay có thể hiểu đó là Founder, CEO của một dự án Start Up (khởi nghiệp) v..v khi tiến hành xây dựng tổ chức, cũng tức là “hành sư” đó vậy. Chủ tịch H.C.M thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn kết dân tộc bị áp bức dưới ách nô lệ, thống trị của thực dân phong kiến về cả Tư tưởng, Văn Hóa, lẫn Chính Trị, Kinh tế v..v để họ ý thức được khả năng bất tận của mình, góp phần sức mình vào phong trào chung của dân tộc và Đất nước, đó là sự “hành sư” theo nghĩa rộng của danh từ đó.

Dưới đây là câu chuyện về cuộc gặp tại Pháp giữa, Bác Hồ với người thanh niên yêu nước tài năng - Phạm Quang Lễ, sau này trở thành Cục trưởng cục quân giới, hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Giáo sư Trần Đại Nghĩa:

Trong 2 tháng làm việc, đi thăm bà con Việt kiều (từ 7/1946 – 9/1946), kỹ sư Phạm Quang Lễ đã trao đổi với Bác những am hiểu và nhận định về tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt là về quá trình làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân với mong muốn được phục vụ Tổ quốc…

Ngày 8/9/1946, Bác Hồ gọi Phạm Quang Lễ đến, cho biết là Hội nghị Phôngtenơblô đã không thành, rồi Bác đề nghị: “Bác về nước, chú về với Bác…”

Và khi Chủ tịch H.C.M từ Paris về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã theo Người trở về Tổ quốc sau hơn 11 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp.

Sau này, ông nhớ lại: Vào một buổi tối, trên con tàu trở về nước, Bác hỏi:“Bây giờ ở nhà cực khổ lắm, chú về có chịu nổi không?”. Tôi trả lời: “Thưa Bác, tôi chịu nổi”. Bác hỏi tiếp: “Bây giờ ở nhà kỹ sư, công nhân về vũ khí không có. Máy móc thiếu, liệu chú có làm được việc không?”. Tôi nói: “Thưa Bác, tôi đã chuẩn bị 11 năm rồi và tôi tin là sẽ làm được”.

7 ngày sau khi về nước (27/10/1946), kỹ sư Phạm Quang Lễ được giao trực tiếp lên Thái Nguyên, nghiên cứu chế tạo súng chống tăng dựa theo mẫu badôca của Mỹ, với hai viên đạn do GS. Tạ Quang Bửu cung cấp.

Ngày 5/12/1946 Chủ tịch H.C.M cho mời kỹ sư Phạm Quang Lễ đến Bắc Bộ Phủ. Tại đây Người đã trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa.

< Trích:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sửa bởi HieuHcmVN: Hôm qua, 11:47







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |