Trước quẻ Cấu là quẻ Đại Quá, sau quẻ Cấu là quẻ Phục.
Khát khao quá mức, bất chấp hệ quả, từ chỗ là động lực chân chánh nó trở thành lòng tham mù quáng, mù quáng rồi thì đương chức đươc quyền, ham muốn dục lạc nó trỗi dậy nảy sinh là lẽ dĩ nhiên, trong các thứ dục thì sắc dục – nổi bật nhất là nữ sắc- sẽ khiến người Quân tử mê muội mà phá hỏng đi chính tiền đồ tương lai của mình. Do đó, nối tiếp Đại quá – thiếu tài mà tham quyền cố vị, ham hưởng Danh Lợi – thì gặp gỡ - “Cấu” - Nữ nhân tài sắc, rồi bị cuốn vào vòng xoáy thị phi tệ bạc, kết cục không biết điểm dừng khiến cho thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát, xa đọa hướng họa rồi tàn lụi, trở thành kẻ vô đức vô danh với Đời.
Kinh nói:Cấu nữ tráng.
“Cấu” nghĩa là gặp gỡ. “Nữ” là người nữ. “Tráng” nghĩa là trưởng thành, không phải thiếu nữ ngây thơ trong sáng nhưng vẫn trong độ tuổi thanh xuân, sắc nước nghiêng thành, đẹp lại đằm thắm dịu dàng, hiểu biết kinh nghiệm. Cũng nghĩa là mạnh mẽ, đã từng trải nhiều biến cố, tiếp xúc nhiều kiểu nhiều dạng người, nhiều loại đàn ông, nên có khả năng đọc vị tâm lý, biến động tình cảm thúc đẩy hành vi một cách chuẩn xác.
Cuộc gặp gỡ này rất là thuận lợi, rất là suôn sẻ, rất là tốt đẹp, cho nên mới dẫn tới sự hấp dẫn, sự gắn kết. Giả như “nữ” này vô duyên, xấu sắc thì chắc chẳng ngó ngàng tới rồi, còn đâu mà kết duyên thành nợ được nữa, thế thì “nữ tráng” là người nữ có nhan sắc, có bản lĩnh – tức là không chỉ khéo léo chiều chuộng, lại biết chủ động chiều chuộng, như biết ăn mặc sexy đúng kiểu, hở cái chỗ kích thích, che cái chỗ muốn thèm, khiến nam nhân nổi lòng dâm mà che mở trí tuệ, lại biết nói năng ứng xử, cử chỉ khéo léo, lời vừa vui vừa cuốn, như rót mật vào tai, đánh mắt đưa tình, lúc lùi lúc tiến v..v uyển chuyển tinh tế vô cùng. Chữ Cấu “姤” bên trái là bộ "Nữ" “女” bên phải là chữ “Hậu” 后- nghĩa là phía sau, ý chỉ là cuộc gặp gỡ này không chính thức, có sự lén lút, là mối quan hệ bất chính.
Kinh nói:Vật dụng thủ nữ.
Do là “bất chính” không đúng đạo lý rồi, cho nên ở đây chẳng có “hanh”, chẳng có “lợi”, chẳng có “cát”, chẳng có “hung” v…v tóm lại Thánh nhân “miễn bình luận”, vì đã rõ ràng là bất chính rồi còn hỏi là “lợi” là “cát” là “hanh” không gì nữa ? Chỉ có một lời thôi, “Vật dụng” – chớ có mà đụng tới, đừng tưởng “nữ” ấy là vợ mình hay người tình kiếp trước, hay là ân sủng Trời ban, rồi mang ra sử dụng với niềm hạnh phúc tột cùng như dùng tay không leo lên tới đỉnh Olympia, thì coi chừng chẳng còn cái “mo” để mà che mặt, chẳng còn cái khố để mà che thân đâu. Chuyện này thực tế trong xã hội có rất nhiều, khi bị bắt quả tang đánh ghen, thì có khi nam nữ đang trần như nhộng, bị bắt tang, rồi được yêu cầu ở nguyên như vậy để người ta quay phim ghi hình cho nó chân thực sống động mà, danh dự nhân phẩm lúc đấy chỉ như khói tàn hóa vàng cho “vong linh” thôi.
“Thủ nữ” vốn là dùng cho việc kết hôn, lấy vợ của người nam. Nhưng nay đạo nghĩa suy đồi, lễ tiết mất hết, nên nam nữ chung đụng dễ dàng, thành ra các cháu choai choai cặp kè đôi lứa, cũng đã rủ nhau đi nhà nghỉ để “thức” chọn đêm thâu rồi, nên “tiết hạnh” là thứ đầu môi, còn “vợ chồng” là danh xưng thời vụ. Thế thì Thánh nhân tuy ở xa ngàn năm, cũng nói về một chuyện như đang tận mắt chứng kiến thời hiện đại, chẳng phải là nam nữ gặp nhau, nếu là cô đơn lẻ bóng, thì cứ đường đường chính chính mà cặp kè, đâu cần phải “Cấu” lén lút, rõ là việc lén lút này ý chỉ cho nam nữ đã có gia đình rồi, mà còn ham mê xác thịt, để cho Tài Lợi nó che mờ lý trí, tặc lưỡi làm chuyện gian dâm. Ấy thế thì không được rồi, “vật dụng” chớ nên đụng nhau như vậy, không tốt đẹp gì đâu !
Thời gian gấp lắm ai ơi Tu mau kẻo trễ, phận người mỏng thay. Kiếp người nay đó mai đây, Giàu nghèo thọ yểu sang hèn khác chi. Một mai "mưa gió" trái kỳ, Tuổi thời trai trẻ, mả thời xanh non.
Đầu bạc, môi thắm còn son; Lụm khụm hay vẫn trăng non má hồng. Sống sao cho khỏi chạnh lòng, Tài năng Đức độ, khổ công gắng rèn. Trước nhọc, sau ắt vững nền, Bằng không mưu mẹo sớm phiền, họa tai.
Mưu cao sao thoát ngục hài, Cười người hôm trước, người cười hôm sau. Dù cho khuất mặt, oán sâu; Làm Ma, làm Qủy theo không buông rời. Ngấm ngầm hãm hại khắp nơi, Chớ cho người mất, chẳng còn phiền ta. Biển thù, oán nghiệp bao la, Trời cao dẫu tỏ, cũng đà buông tay !
Nghe sao tiếng thét đọa đầy, Ngục "Tam Thái Tử", đất ngay sát mình. Rên la nam nữ, thật kinh. Chích điện, hãm hiếp, mổ hình lấy gan. Khác nào dã thú, hổ mang Khác nào "địa ngục trần gian" kia người.
Vì sao nghèo mạt, Trời ơi ? Vì sao phải khổ, theo người xứ xa ? Vì sao oán ghét thù nhà ? Vì sao người Việt nhẫn đà giết nhau ?
Bởi Danh, bởi Lợi chứ đâu. Bởi vì hai chữ: Tiều mau đến liền ! Bợi do nhẹ dạ cả tin, Bởi do nghiệp cũ, oan khiên đắp bù.
Hiện thực nó cứ lù lù, Phải mau phản tỉnh, khéo tu sửa mình. Đạo lộ Hiền Thánh rộng thênh, Buông nhẹ là thoát trầm luân thôi à ! Nhìn cho thấu rõ sơn hà: Nhân Duyên, Nghiệp Báo khéo mà vững tin !
Sửa mình quý nhất cần chuyên, Rèn Tài luyện Đức, tinh chuyên sớm chiều. Mai này Đức sáng Tài nhiều, Của danh đâu thiếu, chẳng tiêu hết mà ! Bởi do ít muốn, thật thà. Bởi do, cần kiệm khéo là đủ thôi. Bởi do học một biết mười. Bởi do chăm gốc, quả thời xum xuê.
Thánh nhân dạy bảo quay về: Tu Tâm, dưỡng Tánh, Lễ Nghi học hành. Văn ôn Võ luyện cho tinh. Mai này dựng đắp quê mình đẹp tươi. Người người, tại xứ vui cười. Chẳng còn thấy cảnh buôn người xứ xa Chẳng còn lừa lọc gian tà, Chẳng còn khổ lụy, xót xa cõi lòng. Chẳng còn phiêu bạt mông lung. Quê mình mình ở, thái bình yên vui.
Tiếp đây "Di" ấy dưỡng nuôi. "Đoài" thời hoan hỷ, vui tươi tràn trề.
Sắp tới bùa ngải khắp nơi,
Mọi người gắng giữ một thời ăn chay.
Chính Ngọ chư Thánh sum vầy,
Phải nên chay tịnh, phước thay sự này !
Quỷ Ma xuất thế ngập đầy,
Tâm tà liền cảm, chiêu vây quanh mình.
Xui khiến làm chuyện tày đình,
Hoạ tai cũng bởi do mình gây ra.
Chánh niệm, là thuốc trị Tà.
Là Bùa chiếu phá, phải mang bên mình.
Thiện tâm thiện hạnh, định ninh.
Lòng thời trong lặng, Trí thời sáng soi.
Mau mau tu chỉnh ai ơi,
Kỳ này "thanh" "trược" hỡi ôi thảm sầu !
Mười phần chết bảy chẳng lâu,
Muốn mình dự Hội, phải mau tu trì.
Tiền tài kiếm khéo nhớ ghi:
TỰ TÂM LÀ PHẬT,cầu chi bên ngoài !
Kính Thiên kính Địa,các Ngài,
Chẳng bằng cung Kính Phật nơi tâm mình.
Giữ Tâm trong lặng quang minh,
Là Phật hiện tiền, Trời Đất lòng ta.
Trời Phật Đức rộng bao la,
Lòng không tạp niệm, khéo đà ứng Thiên.
Chúc cho trăm họ an yên,
Chúc cho quý hữu niên trường phước sanh.
Chúc cho nước Việt thái bình,
Chúc cho nhân loại sáng tình: Nghĩa - Nhân.
Kinh này, sáng tụng chiều ngân
Là Đạo Trời Đất, dạy lòng hướng Thiên.
Là biết Trời Phật linh thiêng,
Quả gieo Nhân gặt, không riêng ai mà.
Hãy mau khéo lánh đường tà,
Thẳng nơi thiện Đức, sau Ta gặp người !
Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
“Di” nghĩa là nuôi nấng, nuôi dưỡng. Trước là quẻ Phục, sau là quẻ Truân.
Trước kia lỡ phạm phải sai lầm, nay tự ý thức nhận ra sửa sai để nhằm khôi “Phục” lại Trinh đức ban đầu bị thói hư tật xấu chôn vùi, che lấp. Vì thế, sau Phục là Di, tức sự nuôi dưỡng lại Đức hạnh đã lỡ bị thói xấu làm cho “vấy bẩn”, làm cho yếu đi. Nhưng nhân đã gieo thì quả phải gặt, lỡ phạm sai lầm rồi thì trong lúc nuôi dưỡng sửa sai, ắt phải đối diện với khó khăn thử thách “Truân” – một là để trả giá cho hành động sai lệch trong lúc ngu tối mình lỡ phạm, hai là thói cũ lâu ngày nó có lực kéo khó bỏ, rất dễ cuốn dẫn mình trở lại “đường xưa”, sửa đổi thói xấu như mang nặng leo dốc, hay chèo thuyền ngược gió vậy đó, không hề dễ dàng, không hề đơn giản, nhưng trong toàn Kinh Dịch đều nói rõ ràng: việc khó không đáng sợ, sợ nhất là làm việc sai hay lòng mình yếu nản khi đứng trước “giống tốt, mưa xa” mà thôi.
Kinh nói:Di, trinh cát.
Nuôi dưỡng hạnh đức để làm sáng tỏ Trinh đức, thì tất nhiên tương lại là “Cát” hỷ vui mừng. Thế thì phải nuôi dưỡng thế nào cho để Trinh đức được hiển bày “rực rỡ” ? Trinh đức hiển bày rực rỡ, tức là đồng nghĩa với “Minh tâm kiến tánh” trong nhà Phật.
Trước đây đã nói tới 3 pháp môn căn bản để thành tựu Trí Huệ như chư Phật đó là: Samatha (Chỉ) ở quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, Tam Ma Bát Đề (Quán) ở quẻ Phong Địa Quan và Thiền na (Tham thiền) ở quẻ Sơn Thủy Mông. Cả ba pháp môn này tương ứng với ba bảo vật của Phật Pháp là Giới – Định – Huệ. “Chỉ” tương ứng với “Giới”, “Quán” tương ứng với “Định” và Tham thiền tương ứng với Huệ. Tham thiền thì tức là quay về Tiềm thức để tìm câu trả lời cho vấn đề mình chưa rõ, còn nghi hoặc, muốn sáng tỏ; thay vì hướng ra ngoài ngoại cảnh hay chạy theo suy nghĩ để tìm câu trả lời, thì xoay vào trong mà tìm kiếm, sức tìm kiếm nội tâm càng mạnh thì sức phá vỡ sự “thiếu hiểu biết” càng lớn, khi nhân duyên đầy đủ, nó pha tan đi cái “vô thủy vô minh” mà khai mở Đại Trí Huệ.
Khai mở “Vô sư trí” thì tương ứng với Huệ đúng rồi, nhưng tại sao Quán lại tương ứng với Định – tức khả năng bất động trước sự tác động ? Là vì Quán mang lại sự hiểu biết Nhân – Duyên – Quả, thấy được sự Vô thường và Vô ngã của vạn sự vạn vật, cho nên khiến con người giải thoát chính mình khỏi sự trói cột của định kiến, của kiến thức, của kinh nghiệm, của cảm giác v…v vì nó vô thường nên nó không vĩnh cửu, biết nó không vĩnh cửu nên không ôm giữ nó, thế nên trước sự tác động không bị chạy theo, nhân đó mà được Định. Lại nữa, vì Quán xét sự vật tới tận cùng nên hiểu bản chất của sự vật, hiểu rằng: cái gì xuất hiện trên đời, hay với người đều có nguyên nhân sâu xa đăng sau, đều có điều kiện nhất định khiến nó hiện hữu và vì thế thì nhân và điều kiện chẳng còn thì sự vật cũng tan biến theo, biết rõ như vậy nên được sự Định tĩnh trước ngoại cảnh tác động.
Nay muốn khiến cho Tâm ta được sáng suốt (Minh tâm), khiến cho Trinh đức được hiển bày rõ ràng (Kiến tánh) thì ắt ta phải kiên trì mà thực hiện các pháp môn trên đây, có thể tuần tự hoặc tùy ý chọn lựa một pháp có duyên, ấy là do căn cơ trình độ tu tập của mỗi người. Xong về căn bản, Giới là nền cho Định – Huệ, như Lễ Nghi Đạo đức là nền cho Tài Trí cao dày, không thể bỏ qua việc giữ gìn Giới luật – tức là sự kỷ luật bản thân mình, việc đề ra lộ trình hành động và phải tuân thủ đúng với lộ trình mình đã đề ra, cam kết kiên trì cho tới khi thành tựu mới thôi. Thành tựu rồi thì Trinh đức được sáng rõ, không còn bị thói quen chi phối sai khiến, tùy theo Trí Huệ mà điều khiên thân tâm hành xử trong mọi hoàn cảnh, như thế tức là tự do vui vẻ, là “Cát” hỷ đó vậy.
Kinh nói: Quan di, tự cầu khẩu thực.
“Quan di” nghĩa là xem xét kỹ việc nuôi dưỡng. “Khẩu thực” nói lời thật thà. “Tự cầu” nghĩa mong muốn của mình, cái mình tìm kiếm.
Việc sửa mình cốt để làm tốt cho mình trước tiên, đó là điều mình mong muốn phát xuất ra từ sự hiểu biết Nhân Quả, biết Thiên luật, muốn thành tựu bền vững chân thật. Phật dạy “Trực tâm” – tâm ngay thẳng không quanh co, là đạo tràng, là Tịnh độ - nơi yên bình thanh tịnh. “Khẩu thực” chính con đường đưa đến, hình thành “Trực tâm” vì đó là lời thành thật, không chỉ với mình mà còn với người, trong ngoài chẳng khác, trước sau như một, thành thực như vậy thì Tâm không còn quanh co, suy tư mưu lợi mà nói dối gian trá, thực hành khẩu thực tức là bước đầu tiến sâu vào con đường làm cho Tâm sáng, khiến cho Trinh đức được tỏ lộ ngày một rõ ràng hơn. Cho tới khi, chẳng còn chút gian dối nào thì Tâm tự nhiên được tịnh, Trí tự nhiên sẽ sáng và Trinh đức tự nhiên sẽ hiển hiện phơi bày.
Vì thế, trong việc sửa mình, trong việc nuôi dưỡng đức hạnh cần xem xét cho nó kỹ lưỡng – “Quan di” – để có thể nhìn nhận thân tâm hoàn cảnh đúng như nó là, đúng nhưn những gì đang diễn ra, mà chẳng suy diễn, ngụy biện, tô vẻ thêm sự vật, rồi theo cảm xúc hay hiểu biết sai lầm mà diễn giải nó ra, đôi khi chỉ riêng việc hiểu sai cái đang là cũng đủ để tâm mình rối ren rồi, chưa cần phải có vấn đề bất như ý xảy ra. Muốn sáng tỏ Trinh đức thì lòng phải trong sạch trong sáng, ý mình phải thành thật chân phương, không có gì gọi là giả dối, sai với sự thật ở đây, vì đó là bụi phủ gương tâm, che mờ Trí Huệ, dẫn đường cho thói lươn lẹo, đó là mảnh đất “phì nhiêu” cho thói xấu tật hư nảy sinh và lớn mạnh.
Ngược với “trực” tức là “tà vạy, cong vẹo, lươn lẹo, che đậy”, thế thì Trực Tâm là đất lành cho Trí Tuệ và Trinh đức hiển lộ, thì Tà Tâm là đất tốt cho Si mê và Tà đức vươn lên làm Đời người rơi vào vòng xoay của bất hạnh, khổ đau.
Tập Đoài
習兌; 亨.利貞.
Tập Đoài; Hanh. Lợi trinh.
Trước Đoài là Khuê – mâu thuẫn, sau Đoài là Lí – thẳng thắn nói lên sự thật. Khi con người ta không hài lòng về nhau, nhưng vẫn chôn dấu trong lòng, kìm nén chưa bộc lộ ra ngoài, đó chính là nhân của sự xa cách, sự thù hiềm và sự tranh cãi mai sau, do đó muốn được sự vui vẻ hòa thuận của Đoài, phải có sự dũng cảm nói ra nỗi lòng, nói lên sự thật của “Lí” thì mọi sự tương lai mới được hanh thông thuận lợi.
Kinh nói:Đoài hanh.
Mâu thuẫn lại chuyển thành vui vẻ, vì mâu thuẫn đã được giải quyết, hiềm khích đã được xóa nhà, sự thật đã được phơi bày và nỗi lòng đã được cảm thông thấu hiểu. Trước kia chưa hiểu gì về nhau, cho nên nhìn nhận sự việc bị cảm tính, đem định kiến hạn hẹp áp đặt lên đối phương, rồi nương theo sự suy diễn cá nhân mà định hình lên sự vật, cho đó là sự thật là chân lý, sử dụng nó làm cơ sở để đánh giá, để quyết định phương cách đối ứng hành xử với người. Nay nhờ hiểu rõ hơn về người, biết được chỗ hay chỗ dở, biết được chỗ khó chỗ dễ, biết được chỗ khuyết chỗ ưu v…v đã hiểu nhau rồi thì liền tự nhiên cảm thấy gần gũi, muốn thay đổi cách ứng xử, muốn thay đổi lại hành vi tiêu cự dành cho nhau trước đây, niềm vui sinh ra từ sự hiểu biết và cảm thông. Vậy Đoài là niềm vui của sự thông hiểu.
Nhờ sự mâu thuẫn mà hiểu nhau, mình hiểu người, người hiểu mình, do đó thông cảm được cho nhau rồi vui vẻ trở lại, sự thông hiểu được nhân đôi mang lại niềm vui cho cả đôi bên thì gọi là “Tập Đoài”. Vui vẻ rồi thì hợp tác dễ dàng, làm gì cũng được “hanh” thông.
Kinh nói:Lợi Trinh.
Hiểu nhau, vui vẻ hợp tác với nhau, nhưng sự lợi ích khi mà cả hai cùng hợp tác làm điều đúng đắn, làm điều thiện lành, chứ không phải như trong chốn quan trường, hòa đồng vui vẻ cùng chia sẻ lợi ích “nhóm”, chỉ có phe cách đồng chí thì được lợi còn ngoài nhóm hội mình, chẳng cần quan tâm, có bị hư hoại hay chịu cảnh oan khiên thiệt thòi thì cũng mặc kệ, chẳng ngó ngàng tới. Sự vui vẻ sinh ra do Lợi ích có được dựa trên sự bất hạnh của kẻ khác, sự đau khổ của người khác, ấy là sự “nhẫn tâm”, là trái đạo Nhân Nghĩa, thế thì ắt là chẳng được lợi ích lâu dài, sớm muộn cùng theo Nhân Quả mà trả giá đắt về sau. Do đó, thông hiểu vui vẻ hợp tác gắn bó, phải lấy Trinh đức – thành tín trong sáng thiện lành – làm nền tảng, cùng xây dựng điều tốt đẹp, như vậy thì mới là “Lợi Trinh” mà Thánh nhân muốn khuyến khích người Quân tử học tập thực hành.
Sấm vang báo trước chuyện Đời, Trời thương, Trời dặn những điều yếu chân. Mong người thoát cảnh gian truân, Giúp người phản tỉnh, góp phần đổi thay.
Học Đạo dù chóng, dù chầy; Đặt chân vững bước, ắt ngày thành công. Đời - Đạo vốn Sắc thị Không, Đạo - Đời vốn chẳng hai dòng ngược xuôi.
Tu Đạo ngay giữa cuộc Đời, Thành Đạo bởi Trí sáng nơi cõi lòng. Chẳng phải hiển lộ thần thông, Chẳng phải biến hóa thành Rồng, thành Tiên. Chẳng phải tất bật triền miên, Mà ở tâm vững, ý yên mỗi ngày.
Giờ đây nước Việt đổi thay, Phật Trời đồng hiện sáng nơi Ta Bà. Trăm năm trong cõi người ta, Duyên này quả thật, khó mà tả thay. Chỉ biết: Nước vững từ đây, Người người hạnh phúc, chuyển xoay nhọc phiền.
Tốt đẹp chịu khó mà nên. Trước khi Vận tới, Hạn liền hiện ra. Vượt qua Đại Hạn Quốc gia, Mỗi người phải gắng tu đà sửa tâm, Cộng thêm rèn Trí luyện lòng, Đức Tài sau trước khổ công cho thành. Đắp xây nước Việt quang vinh, Đời đời hưởng lộc Rồng Tiên, Lạc Hồng.
Tiếp lời "Cấn" "Chấn" giữ neo, Biết "dừng", biết "tỉnh", noi theo Thánh Hiền.