Thủy Hỏa Ký Tế
既濟: 亨小, 利貞. 初吉, 終亂
Ký Tế: Hanh tiểu (hay là “tiểu hanh” - 小亨), lợi trinh. Sơ cát, chung loạn
“Ký” có nghĩa là rồi, là đã. “Tế” thì cũng như nói ở trên, tức là tế độ (cứu giúp), là xong (hoàn thành). "Ký tế" nghĩa là việc đã thành, việc đã xong.
Rất nhiều bản in, sách luận giải Kinh Dịch cả Hán lẫn Việt, từ xưa tới nay, đều ghi là “hanh tiểu”, mặc dù rõ ràng về mặt ngữ nghĩa nó “tối”, lại sai ngữ pháp phổ thông (
Thánh nhân làm Dịch để cứu đời, để cứu người có Đức, thế mà người hiểu không được thì còn tác dụng gì nữa); nhưng vì sự tôn trọng với tiền nhân, lại sợ do mình không rõ ẩn ý của câu đó chứ không phải tại lời văn và cũng như sự khiêm hạ của người học giải nên chẳng giám thay đổi, xét ở khía cạnh này thì cũng thật đáng tán thán rồi ! Nhờ tấm lòng kính ngưỡng chẳng dám “mạo phạm” này mà Kinh Dịch dù trải qua ngàn năm, tới nay văn bản ngữ nghĩa vẫn còn giữ nguyên được giá trị.
Nay nhân dịp tốt đẹp này, em đính chính lại và cũng giải thích tại sao cần sửa đổi như thế luôn để cho mọi người thông tỏ, ai thấy hợp lý và đúng với thực tế thì tiếp nhận
(vì thực tế, thực tiễn mới là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, khẳng định lý thuyết này hay kia, đâu mới là chân lý), chẳng đúng thì y như cũ, đó là quyền tự do trong học thuật. Cũng chính vì để thể hiện sự tôn trọng ấy, em chỉ chua thêm vào văn bản âm Hán, chứ không sửa đổi ở chánh văn, không phải là em sợ sai, mà là em muốn y theo tiền nhân mà giữ nguyên Lễ thức, còn ngữ nghĩa thì tất nhiên sẽ làm sáng tỏ ở phần tự luận. Kính báo để mọi người được rõ.
Kinh nói: Ký tế, tiểu hanh, lợi trinh.
Trên “Vị tế” là chưa thành thì lại “Hanh”, dưới “Ký tế” đã thành lại chỉ là “tiểu hanh”, rõ thật là vô lý ? Chắc vì đây mà các vị tiền bối do dự ! Lại sai thì chỗ này chỗ kia phải sai, đây chỉ sai có mỗi một chỗ này thì lại tăng thêm phần ngập ngừng. Nhưng lý do vì sao Thánh nhân nói “hanh” khi việc chưa thành, thì em đã làm sáng tỏ ở trên kia rồi, nên nay em lần nữa cần phải phân tích rõ tại sao việc đã thành rồi mà Thánh nhân chỉ cho là “tiểu hanh” thôi nhỉ ?
Người đã khởi sự thì mong cho việc chóng thành, việc một khi đã thành thì lòng tin vào bản thân nó có, đã thành việc này thì phải làm việc khác, tự tin trong mình sẵn đây thì việc khác phải có mục tiêu lớn hơn to hơn thì mới đúng là không ngừng phát triển, mục tiêu nhỏ được rồi thì phải theo đuổi mục tiêu lớn, có tiền mua Tiên cũng được nên việc kiếm tiền phải đặt lên trước tiên, kiếm được 1 triệu phải tìm cách kiểm sao được 1 tỷ, rồi 10 tỷ, rồi 100 tỷ v…v rồi cho tới Tỷ tỷ đô la thì càng tốt. Có vợ đẹp xinh rồi, thì phải có em út chân dài phục vụ giải khuây vì lúc vợ bầu vợ bí nhan sắc suy tàn, tiền mình có trong tay, lẽ nào lại chịu “ăn” của tàn của tệ, cứ thế được voi đòi Tiên, được một đòi hai, được ít đòi nhiều v…v đòi đến khi nào mà hết đời thì mới thôi, đôi khi còn nằm trên giường bệnh mà miệng vẫn không ngừng than trách và tâm thì không ngững nghĩ về những thứ của mình đang có lại không thể sử dụng hay mang theo được gì nơi cửu tuyền lạnh lẽo ! Than ôi, nhân sinh khổ nạn cũng vì “việc thành rồi” lại không biết thế nào là đủ để dừng lại, rồi nuôi dưỡng lòng tham lam vộ độ không đáy, mà nảy sinh ra “biết bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta”.
Lão Tử nói: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi” – người biết thế nào là đủ thì tránh khỏi bị nhục, người biết dừng lại đúng lúc thì chẳng gặp nguy nan; Trái với “biết đủ” tức là “tham lam”
(Tử Vi Đẩu Số đọc lái thành Tham Lang để đặt tên cho Sao chủ mệnh của người có tính đức này), là không biết đủ.
Đi dự đám cưới, đám tiệc, cơm canh có phần có lượng, kẻ biết đủ thì nhìn người có mặt tại bàn mà lấy phần cho phù hợp, kẻ tham lam chẳng biết đủ thì thích món nào gắp lia lịa món đó, chẳng ai nói gì, chỉ cười thầm và nhường cho, nhưng sau này thì coi rẻ, ấy chẳng phải là do tham mà chịu “nhục” hay sao.
Lại như người ham uống rượu, người ham đánh bạc, người ham thịt ngon, người ham lợi, người ham danh v..v chữ “ham” là tên khác của sự “tham”, cũng là chỉ cho không biết đủ. Thế thì ham rượu, tối ngày say sỉn, “rượu vào lời ra” ăn nói luyên thuyên, mà làm gì cũng chẳng tỉnh táo nên có việc chi mà thành công, xã hội khinh chê thì tất nhiên phải chịu nỗi “nhục”. Chẳng những bản thân chịu nhục, mà con cái cha mẹ cũng phải chịu tiếng xấu dèm pha. Thật đáng thở than.
Người ham bài bạc thì tiền tài theo mây theo gió, của núi cũng đi theo con Ma “đỏ đen”, thân bại danh liệt cũng do “ham”, do “tham”, lười làm mà muốn an nhàn giàu sang nhanh chóng, rốt sau chịu cảnh “nhục” nhã cũng đâu có khác.
Ham thịt thì dư đạm thành bệnh Gout, ham lợi thì thích “việc nhẹ lương cao” bị lừa đảo mà theo kẻ lạ qua Campuchia rồi chịu cảnh thân tàn ma dại; ham danh thì thích tiếng khen yêu sự nịnh nọt, làm được một mà người tâng bốc lên thành mười, lâu ngày nảy sinh tự tưởng mình là đệ nhất, tâm sinh kiêu ngạo mà hành sự bất cẩn, chuốc lấy thất bại, rốt sau cũng do “tham” mà ra.
Thế thì, muốn được yên thân, muốn được an nhàn phải biết tiến dừng đúng lúc, biết đủ đầy thì nên ngưng, đã lùi lại chẳng tranh với ai thì nguy nan tự khắc lìa xa chẳng tới, cho nên nói “bất đãi” là ý này đây.
Khổng Phu Tử nói: “Tham nhi vô oán nan” – người có tính tham lam mà không đem lòng oán hận thì khó mà làm được, “cầu” đã “bất đắc” thì tất nhiên là oán Trời trách Đất giận người, một ngọn lửa sân giận thiêu đốt “cả rừng công đức”, oán giận sinh rồi thì “khôn ngoan” nào đâu thấy được nữa mà lại chẳng không phạm phải sai lầm để mà hối tiếc mãi về sau.
Cho nên Kinh nói: Tiểu hanh – chỉ là chút hanh thông nho nhỏ, nhằm uốn nắn răn nhắc tâm người, sự mưu cầu đã thành thì chớ nên tự mãn, nên lấy chữ “tiểu” mang nghĩa nhỏ bé, kém cỏi để cẩn thận phòng giữ cho người Quân tử được sự lợi ích lâu dài. Đã tự thấy mình làm được việc này thành công, cũng chỉ là nhỏ bé chẳng có gì lớn lao, thế thì tâm kiêu mạn do đâu mà sinh ra được. Đã chẳng kiêu căng, thì mưu tính sự sau tất dè dặt cẩn thận, nhìn trước đón sau tự kiểm điểm mà giữ gìn đức “Trinh” cho được trọn vẹn, bởi thế mà Thánh nhân mới nói là “lợi trinh”.
Kinh nói: Sơ cát, chung loạn.
“Sơ” nghĩa là mới đầu, “chung” nghĩa là kết thúc. “Loạn” nghĩa là lẫn lộn, lộn xộn, “Cát” nghĩa là vui vẻ, tốt lành.
Việc mới thành thì ai mà lại chẳng vui vẻ cơ chứ ? Chúc tụng nhau, mở tiệc ăn mừng, một mình cười vui, vừa đi vừa huýt sáo, nhìn thấy cuộc đời thật là tươi đẹp, số phận mình thật là may mắn, chẳng khác nào mùa Xuân đang về lại ngay ngày Tết sang pháo hoa rực rỡ. Cho nên “sơ cát” là lẽ tự nhiên.
Nếu việc này đã thành mà bước tiếp theo chưa biết phải làm sao thì ắt là bị “loạn” – lộn xộn, do đó, khi việc thành rồi thì phải chớ vui mừng lâu ngày quá mức, mà quên mất việc lập định kế hoạch cho ngày tháng về sau. Lại việc thành rồi mà sa ngã xảy chân, bị cuốn theo cái dòng “tham sân” vô độ không biết đủ, thì như trên đã nói, sẽ phải trả giá đắt ở bên đó trong dòng đời bất tận mà thôi.
Do đó, Thánh nhân nói "tiểu hanh" để phòng ngừa cho người Quân tử chẳng phải gặp cái “loạn” về sau, còn “chung loạn” thốt ra cũng là vì “tiểu hanh” mà nói, cho nên trước sau thống nhất bổ nghĩa cho nhau, mà không có gì khiến cho cảm thấy chênh vênh sai khác.
Thân người khó được, Đạo pháp khó gặp !
Sửa bởi HieuHcmVN: 30/05/2025 - 15:33