Jump to content

Advertisements




KINH DỊCH có gì hay ?


96 replies to this topic

#31 JavaC

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 403 Bài viết:
  • 351 thanks

Gửi vào 25/05/2025 - 23:18

lôi ở đây nên hiểu lời nói của bậc Thánh
Tây nam là hướng quẻ khôn, khôn tượng đất bang phẳng, không ẩn khúc, là thứ mà ai cũng biết, nên tôi cho là dễ hiểu, gần gũi

trong cuộc sống đời thường hya công việc chuyên môn cũng vậy:
muốn giải quyết vấn đề gì thì cũng phải nắm thật chắc lý thuyết, và khi đã nắm chác lý thuyết thì nhất định giải quyết vấn đề rất dễ hiểu

Sửa bởi JavaC: 25/05/2025 - 23:15


Thanked by 1 Member:

#32 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 25/05/2025 - 23:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

JavaC, on 25/05/2025 - 23:15, said:

lôi ở đây nên hiểu lời nói của bậc Thánh
Tây nam là hướng quẻ khôn, khôn tượng đất bang phẳng, không ẩn khúc, là thứ mà ai cũng biết, nên tôi cho là dễ hiểu, gần gũi

Rất hay,

Thượng "lôi" - lời nói bậc Thánh, hạ "thủy" - ác tâm hung hiểm của phàm phu. Tây Nam hương Khôn tức Đất nên gần gũi. Lời bậc Thánh nhân sử dụng trên ác tâm của phàm phu nhằm giải trừ ác tâm của họ: có lợi vì gần gũi như Đất. (Lôi Thủy Giải: Giải, lợi Tây Nam).

Vậy đoạn sau: Vô sở vãng kỳ lai phục cát, túc cát thì nghĩa là sao bác nhỉ ?

Sửa bởi HieuHcmVN: 25/05/2025 - 23:28


#33 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 26/05/2025 - 02:14

Ai tỏ Địa lý nước Nam ?

Chân truyền “Thánh” ấy, danh rền Tả Ao.


Tục danh Nguyễn Đức, tên Huyên,

Tả Ao làng đó, huyện phường Nghi Xuân.

Nhà nghèo, cha mất khổ thân;

Mẹ lòa, anh cũng xơ bần xác luôn.

Thương mẹ, mắt đẫm "mưa tuôn",

Ngồi hiên tựa gió, quyết tìm thuốc thang.


Đêm ngày Trời khấn, van than:

Tìm ra Thầy thuốc, chữa lành mẫu thân.

Trời như thấu tỏ tình chân,

Phú Thạch nơi ấy, Thầy Tàu nổi danh.

Nhưng mà TIỀN chẳng bên mình,

“Hoa Đà” hiện đó, giận lòng tím gan.

Phận con, bất Hiếu rõ ràng;

Cho nên vứt hết dọc ngang thói đời.

Liều thân tự tới Thầy chơi,

Kể cho đầu cuối sự tình Mẹ, Cha.

Xin Thầy nghề thuốc “bảo gia”,

Nguyện thân khuyển mã, cho cha mẹ nhờ.


Thầy Tàu nghe tỏ trước sau,

Xem Huyên cũng hẳn Hiếu nhân có lòng.

Cho cơm, sai vặt việc trong;

Coi như ở đợ, thử lòng sắt son.

Thoăn thoắt đã bốn tháng tròn,

Xét xem đã tỏ, đức người Trí cao.

Khôn ngoan, lễ phép ra vào;

Tuy phận nghèo khó, tế - thanh có thừa.

Thế nên dặn bảo đó đây

Giao cho tán thuốc, dược viên chỉ bày.


Dù xin chỉ bảo nhiều thay,

Chỉ hẹn, chẳng bảo dạy răn thêm gì.

Như người khác, ắt bỏ đi;

Huyên đây gan sắt, lòng chì, vững yên.

Hai năm gian khó bao nhiêu,

Mà sao Thầy bỗng, đòi về cố hương.

Thầy đi, thì dắt con đi;

Thiên sơn vạn thủy, nguyện đi theo cùng.

Trí này, quả rất lạ lùng,

Khen người hiếm có, Thầy ưng trong lòng.

Tới kỳ Huyên cũng ngược dòng,

Về xin phép mẹ, nhờ anh giúp mình:

Anh ơi ! Hiếu nghĩa trọng khinh,

Ngặt vì em muốn tỏ tinh phép Thầy,

Mong anh, thương mẹ đủ đầy,

Cả phần em nữa, trong ngày em đi.


Quyết lòng, can đảm, lệ ghì;

Học cho thành nghệ, quyết vì độ nhân.

Gió lạnh thổi gáy lạnh chân,

Trời Nam khuất bóng, chim rền tiếng thương.

Quê Thầy, lạ nước, lạ nương;

Lạ người, lạ xứ, lạ đường vào ra.

Thân quyen không một bóng tà,

Ngữ ngôn chẳng tỏ, phong thanh chẳng tường.

Khó khăn đâu dễ cản đường,

Trí Huyên đã quyết, rồi sau cũng rành.


Thầy cười, chấp thuận, dạy răn;

Thuốc phương chỉ bảo, pháp đường chỉ tay.

Nức dạ Huyên tỏ lòng ngay,

Ngày đêm đem hết trí say học hành.

Chẳng lâu, chữa bệnh người đau;

“Mát tay” khỏi lẹ, có phần nhỉnh hơn.

Thầy e trò ấy “quá khôn”,

Tạm thử dấu bớt, những đường yếu chân.

Huyên hiểu, cũng phải lặng câm;

Tự mò tự mẫm, tự hành tự chiêm.

“Bí mật” tỏ sáng, dĩ nhiên;

Thầy càng kinh ngạc, tất liền chỉ ngay.


Toàn tâm toàn ý học Thầy,

Trăm thang nghìn thuốc, bài hay nắm lòng.

Quảng Đông, danh ấy nổi mau.

Thầy Tàu cũng phải gật đầu khen “tinh”.

Tự lòng xét rõ lý tình,

Xin Thầy, con muốn về gần mẫu thân.

Vì mẹ con mới dấn thân,

Học Thầy, được dạy, còn thầm khắc ơn.

Chỉ nay xin phép đền ơn,

Bệnh mẹ mà khỏi, con lại Thầy ngay.

Nguyên hầu sáng tối suốt ngày,

Tới Thầy trăm tuổi, lo yên giấc hồng.

Tuyệt nhiên, không dám kể công.

Ơn Thầy con mãi, muôn Đông con thờ.


Đồng thuận, Thầy chỉ hết cho;

Cách chi trị được, thuộc gì tất xong.

Hai viên diệu dược linh long,

Trao tay dặn hãy dùng xong, khỏi liền.

Y lời, hồi xứ trị liền;

Tài hay, thuốc diệu, mắt liền sáng ra.

Mẹ yêu, thuở ấy mù lòa;

Mà nay thấy tỏ, thấy tường con yêu.

Khóc vui hạnh phúc bao nhiêu;

Khổ công chịu đắng, có ngày được ân.


Sửa bởi HieuHcmVN: 26/05/2025 - 02:43


#34 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 26/05/2025 - 03:50

Tục ta danh trấn tứ miền,

Tên sinh ẩn khuất, tên riêng xứ bày.

Tả Ao từ ấy đổi thay,

Danh người y đức, thuốc hay bệnh phiền.

Hiếu thì cũng trả cho yên,

Ơn Thầy, nghĩa ấy, lời riêng vẫn còn.

Từ mẹ, lòng vẹn sắt son;

Dạy anh bốc thuốc, lấy đường mưu sinh.

Phổ thông, bệnh dễ cũng tinh,

Chỉ xong, thu xếp về Thầy báo ân.

Gần Thầy lễ kính dạ thưa,

Lại siêng học tập, lại rèn tinh thêm.

Rồi hôm đại phú kêu tên,

Là Thầy Địa Lý, danh rền xứ đây;

Bao nhiêu của cải bủa vậy,

Vợ xinh thiếp đẹp, nhọc trầy mắt hư.

Tiền thang, tiền thuốc có dư,

Mà lại không khỏi, hứa chừa Tài cho.

Bao nhiêu, xin nửa cũng lo;

Miễn là trị khỏi, chẳng do dự gì.

Tả Ao, đức mạnh tức thì;

Tiền tài đâu thích, xin riêng nghề Thầy.

Trong bụng nghĩ cũng lạ thay,

Nhưng mà vì bệnh, nào đâu bận lòng.

Chưa tròn một tháng đã xong,

Mắt Thầy địa lý lại liền khỏi ngay.

Vậy là bụng dạ rưng rưng,

Thế đất, thế núi, ruộng đồng, truyền trao.

Phân kim điểm huyệt thế nào,

Nhờ đâu phát kết, phát về nẻo chi.

Phép táng dạy chỉ nhớ ghi,

Bao tấc, bao thước, lễ nghi tỏ tường.

Trong khi truyền thụ luôn luôn,

Thầy Y tạ thế, lo lường cũng xong.

Dọn sang, học tiếp thỏa lòng;

Cả trăm cuộc đất, huyệt tường chẳng sai.

Tả Ao rồi cũng thành tài,

Thầy Địa than thở: nghề sang Nam rồi.

Từ dã, hồi khứ thảnh thơi;

Về Nam, gặp mẹ, cũng vơi nhớ nhà.

Tài cao, đức hạnh thuần hòa;

Người thương cũng có, vợ hiền kề bên.

Đế huyệt chợt gặp hữu duyên,

Liền táng Cha xuống, gia liền phất ngay.

Vợ mang dạ chửa, chóng thay;

Con sinh tuấn tú, thông minh lạ thường;

Gia đạo phát vượng theo luôn;

Ngàn tinh tú cũng theo hầu đêm khuya.

Quan tinh Tàu rõ thấy kỳ,

Vì sao tinh tượng hướng về nước Nam.

Truy xét, dò hỏi rõ ràng;

Rồi sai người tới dò la tìm đường.

Dựa quen thân hữu dò tin,

Biết là Đế Huyệt, yểm liền triệt ngay;

Từ ấy gia đạo đổi thay,

Con thì lạc mất, tình thời dỡ dang.

Lang thang phiêu bạt nhân gian,

Gặp người đức hạnh, thử lòng giúp cho.

Nhược bằng ác hiểm, a dua;

Liền cho gặp phải những điều dở than.

Thong dong, giữa áng chiều tàn;

Hàm Rồng há miệng, trăm năm khó tìm;

Táng vào, phát khó yểm xiên;

Liền cùng anh vác quan khiêng mẹ dời,

Một giờ là hết tới nơi,

Anh thời không chịu, dạ thời thở than.

Ngước Trời mà tỏ rõ ràng,

Vô Đức, thiếu Phước, táng vô phạm liền.

Cho nên, ngẫm lại lý riêng,

Tả vô sách ấy, lần truyền thế nhân.

Dạy rằng: Tầm thủy tầm lòng,

Trước thời Đức phải, vừa lòng Trời cao.

Khi ấy huyệt xứng táng vào,

Mới cho an định, mới thời hiển vinh.

Cưỡng cầu, trái lệnh Trời sao ?

Dương hết, thọ yểu, sống sao lâu dài.


Truyện dài, nên cũng kể dài;

Để người sẽ tỏ rằng Tài, Đức theo,

Tả Ao danh trấn bao nhiêu,

Mà khi táng huyệt, chỉ Tiên xuất trần;

Nào đâu táng huyệt Minh Quân,

Vì hiểu lẽ phước, lẽ nhân, lẽ Trời.


Than ôi ! Tiểu Đại lưỡng ngôi,

“Súc” là sự hưởng, “Đức” là nhân gieo.

Giờ đây xét tiếp cho tinh,

Tiểu súc, Đại súc đoạn trường khắc ghi.


Sửa bởi HieuHcmVN: 26/05/2025 - 03:59


#35 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 26/05/2025 - 14:58

Phong Thiên Tiểu Súc


小 畜 . 亨 . 密 雲 不 雨 . 自 我 西 郊 .

Tiểu súc: Hanh. Mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao.


Kinh nói: Tiểu súc, hanh.

“Súc” có nghĩa là súc tích, là chứa đựng, chứa đựng cái gì ? Chứa đựng Đức Hạnh. Lại có nghĩa là nuôi dưỡng, là vun bồi, nuôi dưỡng vun bồi cái gì ? Vun bồi Hạnh Đức.

Như cuộc đời Thầy Tả Ao, tuy xuất thân bần hàn nghèo khó, hoàn cảnh thiếu khuyết éo le, song nhờ tích Đức hành Thiện, giữ gìn Hiếu Nghĩa, vì Hiếu Nghĩa mà hi sinh lợi ích bản thân mình, nhờ Hiếu Nghĩa mà vượt qua thử thách trên con đường rèn luyện Đức Hạnh của bản thân mình, mà được Danh cao, Lợi nhiều, tiếng thơm còn mãi. Mặc dù, còn có lúc ghét thương, đối với kẻ bất lương thì còn muốn trừng phạt, cho nên giai vị “thăng Thiên” vẫn còn có phần “đạm bạc”, chưa vươn sánh được với Trinh Đức của Đất Trời, song so với người đời, xét ra còn cao thăng vượt lên mấy bậc. Có thể kiếp sau vẫn còn phải rèn sâu để vươn lên ở cõi giới khác, song kiếp này đã có thể nói là viên toại thành công, chẳng uổng công sinh ra một kiếp làm người.

“Tiểu súc” là Đức tích còn mỏng Phước tích chưa dày, tuy đạt được sự “hanh” - tượng như mây dày che bớt cái gắt gao của ánh nắng, song chưa toại thành sự “lợi” - tượng như nắng hạn được gặp mưa, tưới mát dịu khắp cả nhân gian. Nên có khi được Thầy nhận cho theo, mà chưa hết lòng dạy bảo, có khi đã được dạy bảo, mà chưa được giáo nghĩa thâm sâu, có khi đạt tới chỗ sâu, mà mãn viên tốt thành chưa đến; hết thảy như thế đều chỉ là sự “Tiểu súc” mà thôi.

Kinh nói: Mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao.

“Mật vân bất vũ” là nghĩa mây tụ dày mà chưa mưa, mưa tức là được như ý nguyện, chưa mưa thì ý nguyện chưa toại, chưa toại là vì có cố gắng tới mức sắp thành, như trái đã sinh đang già, sắp chuyển màu tỏa hương báo hiệu sự chín ngon sắp tới. Ấy là lời khuyên cho nên gắng nữa, sắp được rồi, chớ có bỏ cuộc mà uổng phí quãng đường đã dày công vun đắp trước đây.

“Giao” nghĩa là giao tế, tế lễ dâng lên; dâng lên ai vậy ? Dâng lên Trời cao. Khi không sao phải dâng lên Trời chi vậy ? Ấy là nhờ Trời triển chuyển duyên lành, mà gặp may cảnh tốt gặp người quý nhân, giúp cho những lúc gian truân, mờ đường lạc lối sắp phần hiểm nguy. Tự mình không tỏ mà đi, sa hầm sụt hố biết kỳ khi nao ? Do vậy mà cảm ơn Trời thầm gia ân giúp đỡ, mà tế lễ thể hiện lòng thành. “Giao” cũng có nghĩa là gần kề, Tây giao cũng tức là gần kề Tây phương.

Phương thì tứ chính Đông Tây Nam Bắc, hà cớ gì lại hướng về Tây mà chẳng nói tới hướng về ba hướng kia ? thực ra nói một hướng thì đã gồm đủ bốn hướng, lấy “tự ngã” để định vị rồi thì tự khắc mà vạch rõ tứ phương; nhưng bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, ứng với màu xanh, đỏ, trắng, đen; thế thì năm Hành làm sao phân giải ? Theo tiết khí có thêm mùa “trường hạ”, là lúc khí nóng từ đất bay nhẹ lên, không thể vượt lên cao, bị lơ lửng lưng chừng ngang gối, do đó dễ sinh ra bệnh “phong thấp”, thế thì 4 mùa mà nối giữa Hạ với Thu, sinh thêm mùa thứ năm ứng Thổ Hành, tên gọi “trường hạ”, nó màu vàng như cây thơm chín mọng; ứng cho thời người Quân tử đạo đức sắp hiển vinh, có thể gặt thu và trao truyền những điều tinh diệu cũng được rồi, nhưng gắng đợi thêm chút nữa mới “hoàn mỹ, toàn chân”.

Người Thầy dạy Y đức cho Thầy Tả Ao rất cẩn trọng trăm phần, chính vì thế mà Đạo Y Thầy ấy mới cao minh tới vậy, vì nghiệp cứu người đâu dễ dàng dễ dãi, như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: Thiện nhân chí mưu, y giả phụ mẫu tâm (Người tốt thì vẫn có thể còn lòng mưu tính, nhưng người Thầy thuốc nhất định phải có tấm lòng hi sinh vô tư lợi như của mẹ cha – tức là quan tâm và cho đi, không bao giờ đòi nhận lại thứ gì.) Bởi thế mà đức tài đã tới độ, mà trọn vẹn phải đúng chín mùi mới truyền đạt Tâm tông.

Thật là “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, cái sự tinh tường cẩn trọng, cái sự vun đắp dày công của người Thầy đứng trong Tứ trọng ân mà khi làm người phải cần ghi nhớ, sánh ngang với ân Cha mẹ, quốc vương và ân nhân cứu mạng. "Tự ngã" tức là nói về bản thân mình, nhấn mạnh phải tự chính trực xét rõ chính mình, chớ không phải là làm thay cho người khác !

Sửa bởi HieuHcmVN: 26/05/2025 - 15:24


#36 JavaC

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 403 Bài viết:
  • 351 thanks

Gửi vào 26/05/2025 - 22:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HieuHcmVN, on 25/05/2025 - 23:23, said:

Rất hay,

Thượng "lôi" - lời nói bậc Thánh, hạ "thủy" - ác tâm hung hiểm của phàm phu. Tây Nam hương Khôn tức Đất nên gần gũi. Lời bậc Thánh nhân sử dụng trên ác tâm của phàm phu nhằm giải trừ ác tâm của họ: có lợi vì gần gũi như Đất. (Lôi Thủy Giải: Giải, lợi Tây Nam).

Vậy đoạn sau: Vô sở vãng kỳ lai phục cát, túc cát thì nghĩa là sao bác nhỉ ?
đoạn này toàn hán ngữ, tói hiểu lơ mơ, dùng chat GPT thì nên thông cảm tha thứ cho những lỗi lầm cảu người sau khi họ đã từ bỏ ác tâm.

Thanked by 1 Member:

#37 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 27/05/2025 - 07:51

Sơn Thiên Đại Súc


大 畜: 利貞, 不家食, 吉; 利涉大川.

Đại súc: Lợi trinh, bất gia thực, cát; lợi thiệp đại xuyên.


Trái đã chín, đức hạnh đã thành, thời của “Đại súc” đã tới.

Kinh nói: Đại súc, lợi trinh, bất gia thực.

Trên nói “súc” là tích chứa, là nuôi dưỡng; Từ “tiểu súc” tới “đại súc” như tích tiểu thành đại, nuôi dần lớn khôn, nên “Đại súc” là thời Đức đã đủ dày Trí đã đủ sáng, gần với Đức Trinh của Trời Đất, do đó tự nhiên được cái “lợi” thu về, chẳng cần cưỡng cầu chẳng cần mưu tính. Phật Thích Ca nói: “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh”, ấy là tính duyên sinh – thể hiện mối liên quan khăng khít, không tách rời như một chỉnh thể của vạn vật - ở đây thể hiện rõ ràng: Đức có thì Tài năng sẽ có, Tài năng có thì Lợi ích, lợi dưỡng tất nhiên là sẽ có theo thôi.

“Thực” nghĩa là đồ ăn, thứ dùng ăn được mang lại năng lượng, mang lại sức mạnh đều gọi là “thực” cả; ở đây thì nó chỉ cho “lợi dưỡng” mà người có Đức Tài xứng đáng được thọ hưởng. “Gia” tức là thuộc về một nhà, một gia đình; đi dọc đường hay thấy biển hiệu “nước sâm nhà làm”, “cơm chuẩn mẹ nấu” v..v đều quy về “Gia thực”; Tiền của mình bỏ công bỏ sức làm ra, rồi đem đổi lấy đồ ăn (thực), rồi tự mình chế biến để thọ dụng, nay nói “bất gia thực” – thì tức là chẳng ăn đồ mình bỏ sức ra làm; chẳng thọ hưởng thứ thuộc về gia đình mình. Không ăn cơm nhà, cơm mình thì chỉ có thể là ăn cơm người, cơm tiệm thôi; bởi có ai không ăn mà sống hoài được đâu, thậm chí đôi khi phàm nhân còn coi sự ăn này nó cao ngang, cao hơn cả Trời nữa vậy, “Dân dĩ thực vi Thiên” – dân lấy ăn làm Trời.

“Bất gia thực, cát” – ăn cơm người, cơm tiệm lại là Cát (đại lợi) hay sao ? Kỳ lạ thế, người xưa còn nói “miếng ăn là miếng tồi tàn”, cụ An Tiêm còn cho nó là “của nợ” luôn mà, hà cớ chi Thánh nhân coi việc ấy lại là “Cát” được ? Đấy là vì xứng đáng, do sự biết ơn của người nhờ việc lợi ích mà mình làm ra bởi Đức Tài khổ công rèn luyện, khiến người được chuyển hóa, vượt qua được khó khăn, giải quyết được tốt đẹp, được thông lợi v..v cho nên trong cái niềm vui ấy họ muốn làm gì đó để báo đáp ơn tình, chia sẻ niềm vui, hỷ sự từ tâm sinh nên hiện tượng “Cát” vậy, đây là "Đức cao" thì "vọng trọng".

Kinh nói: Lợi thiệp đại xuyên.

Trên đã nói “đại xuyên” ý chỉ sự khó khăn trùng điệp mà con người sống trong cuộc đời cần phải vượt qua, thường phải đối mặt; ở đây vì có Đức Tài đủ đầy, người Quân tử đứng trước khó khăn giông bão nghịch cảnh, vẫn “bình chân như vại”, tự tại an nhiên mà giải quyết khó khăn, vượt qua khó khăn. Càng giải quyết thêm những vấn đề khó , những vấn đề người khác không làm được thì cái “lợi” lại theo đó càng tăng lên, cả về chất lẫn lượng. Chất là tài năng mình gia tăng, Lượng là lợi dưỡng mình thêm lớn, của cải thêm nhiều. Đây mới là cái gốc của sự giàu sang, chân chánh lại bền vững, mà Thánh nhân muốn chỉ cho con người đang trong vòng mưu cầu Danh Lợi, tỏ rõ mà bước theo.

Ôi thôi ! Thánh nhân tại thượng, vị nhân tại hạ, bái kính !

Sửa bởi HieuHcmVN: 27/05/2025 - 08:19


#38 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 27/05/2025 - 08:53

Năm 2021, Elon Musk - người giàu nhất hành tinh, khi làm diễn giả cho một Hội nghị về Đầu tư tài chính tại Hoa kỳ, có người hỏi ông rằng:

" Thưa ông, là người giàu nhất thế giới, ông có thể chấp nhận việc con gái mình kết hôn với một người đàn ông nghèo và bình thường không ?"

Elon Musk trả lời rằng:

" Trước hết, hãy hiểu rằng "Giàu có" không có nghĩa là có một tài khoản ngân hàng nhiều con số. Giàu có trước hết là khả năng tạo ra của cải. Ví dụ: Một người nào đó trúng xổ số hoặc thắng bạc cả 100 triệu cũng không trở thành người giàu: Anh ta chỉ là người nghèo với rất nhiều tiền. Đó là lý do tại sao 90% triệu phú xổ số trở lại nghèo khổ sau 5 năm.

Ta có thể gặp những người giàu có nhưng không có tiền. Ví dụ: Hầu hết các doanh nhân đã và đang trên con đường trở nên giàu có ngay cả khi họ chưa có tiền, bởi vì họ đang phát triển trí thông minh tài chính của mình và với tôi đó chính là sự giàu có.

Người giàu có thể chết để trở nên giàu có, trong khi người nghèo có thể giết người để có tiền. Nếu bạn thấy một người trẻ quyết định rèn luyện, học hỏi những điều mới, luôn cố gắng cải thiện bản thân không ngừng, hãy tin rằng anh ta là một người giàu có. Nếu bạn thấy một người trẻ tuổi nghĩ rằng anh ta nghèo là do nhà nước, rằng người giàu toàn là người xấu, kẻ trộm và luôn chỉ trích người khác, hãy tin rằng anh ta là một người nghèo. Người giàu tin rằng họ chỉ cần thông tin và học hỏi để thành công, người nghèo nghĩ rằng người khác phải cho họ tiền để họ cất cánh.

Tóm lại, khi tôi nói rằng con gái tôi sẽ không lấy một người đàn ông nghèo, tôi không nói về tiền bạc. Tôi đang nói về khả năng tạo ra của cải ở người đàn ông đó. Xin lỗi vì đã nói điều này, nhưng hầu hết tội phạm đều là những người nghèo. Khi đứng trước đồng tiền, họ mất lý trí, đó là lý do họ cướp giật, trộm cắp… Đối với họ đó là lối thoát vì họ không học hỏi được kỹ năng tự mình kiếm tiền. "


Rất hay ! Người giàu, có thể chết trong và sẵn sàng chết vì sự phát triển "trí thông minh tài chính" của mình - nguồn gốc của khả năng tạo ra của cải - chứ không liều mạng để có trong tay thật nhiều Tiền, mà không cần quan tâm bản chất của Tiền là gì ? Và nó từ đâu mà ra cả !

Đây là lời chia sẻ chân thật, đi vào bản chất, phát ra từ một người đã ứng dụng thành công tư tưởng tương tự lời dạy của bậc Thánh nhân về "giàu có" của phàm nhân, sự thực hiện tại ông ấy chẳng những đã và đang là người giàu có mà còn là người giàu nhất nữa. Thế thi tư tưởng của Thánh nhân đã vượt xa cả ngàn năm rồi, mà nó vẫn hiển hiện sờ sờ ngay trước mắt nhân sinh. Kinh Dịch thế thì đâu có kém tính thời sự và giá trị, nào có phai nhạt theo thời gian !

Sửa bởi HieuHcmVN: 27/05/2025 - 09:21


#39 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 28/05/2025 - 11:25

Địa Hỏa Minh Di


明夷: 利艱貞.

Minh di: Lợi gian trinh.


Chữ “Di” nghĩa là suy vi, là thương tổn. “Minh” nghĩa là sáng, là hiểu biết đúng đắn. Khi sự hiểu biết không còn đúng với sự thật nữa, khi ánh sáng đã bị “thương tổn” bởi mây mù, khiến cho cảnh quan mờ mịt ấy chính là thời kỳ của “Minh di”.

Kinh nói: Minh di, lợi gian trinh.

Vì sao lúc sự hiểu biết suy giảm sai lệch thì lại có “lợi” ? Vì hiểu sai rồi thì suy nghĩ sẽ sai, suy nghĩ sai rồi thì hành động tất tà vạy, tà nghĩa là trái với quy luật, vạy nghĩa là lệch lạc không đúng đường. Con người sống trong Trời Đất, lại làm trái với lý lẽ của Trời Đất thì sao tránh khỏi thất bại cho được. Thất bại rồi thì bớt kiêu căng, ngạo mạn; mới thấy mình còn kém cỏi tầm thường; nhờ vậy mà tự rút kinh nghiệm, tự sửa chữa sai lầm, tự rèn lại tâm tánh, ấy là một cái “lợi”.

“Trinh” là sự trong sáng, sự ngay thẳng, là tiết hạnh cao quý; nay do bị “minh di” nên thành ra khó thể biểu hiện, khó thể giữ gìn, trở ngại như vậy gian nan như thế nên gọi là “gian trinh”. Như người đi dưới mưa giữ đồ quý khỏi ướt, như Huyền Trang qua sông lớn giữ Kinh thư cho được khô lành; thứ quý giá bên mình, bình thường xem nhẹ, nay do nghịch cảnh xuất hiện khiến cho tâm ý quay lại giữ gìn trân trọng, ấy là cái “lợi” thứ hai.

Người xưa nói: “Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng” – Trời muốn diệt ai, ắt khiến họ kiêu ngạo; ấy thế thì sự dẹp bỏ kiêu ngạo, tạo cơ hội để sự kiêu ngạo bị làm suy yếu, khiến cho tàn lụi; thế là chỗ “thương” của Trời với thế nhân rồi, cho nên Thánh nhân tỏ rõ, nói là “lợi” vậy. Thương trường như chiến trường, binh thư nói "kiêu binh tất bại", cũng là thuận theo ý Trời mà răn dạy cho người lãnh xứ mệnh làm "Tướng" phải nên tự giác mà cẩn trọng !

#40 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 28/05/2025 - 13:45

Thiên Thủy Tụng


訟 . 有 孚 , 窒, 惕 .

Tụng: Hữu phu, trất, dịch.

中 吉 . 終 凶

Trung cát, chung hung

利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.

Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.


Trên nói “Minh di” – là sự thật, chân lý đã bị che mờ ẩn khuất, thế thì cùng một vấn đề ắt có nhiều cách hiểu khác nhau, năm người mười ý, ai cũng cho mình là chân chánh. Trang Tử nói : “Thiên hạ chi đạo, bất quá thị phi nhị tự” – Mọi nẻo đi trong thiên hạ, cuối cùng lại xoay quanh hai chữ Phải – Trái. Ai cũng cho mình là đúng, thì những kẻ trái với ý mình sẽ bị mặc định là sai, sai đúng bất hòa tất nhiên phải xảy ra cái sự tranh cãi.

Kinh nói: Tụng, hữu phu, trất, dịch.

“Tụng” nghĩa là tranh cãi, là kiện cáo, là sự trách móc lẫn nhau. Khi thời “Tụng” xảy ra, nếu cả hai bên chỉ biết cố chấp giữ vững cái mình cho là đúng, mà không nhìn vào cái cơ sở mà nhân đó mình bảo lưu cái quan điểm của mình thì ắt là sự tranh cãi này sẽ diễn tới “dụng binh”, “ẩu đả” bằng binh khí “miệng, lưỡi” trước tiên, sau đó vẫn không thể khuất phục lẫn nhau thì một là chia năm xẻ bảy mà tan rã rời xa nhau, hai là “lưỡng bại câu thương” – sự thật bị trôn vùi và hai bên đều cùng chịu tổn thương, tổn thất. Do đó, Thánh nhân khuyên răn: “hữu phu” – cần có sự thành tín, nói lên sự thật và tin tưởng lẫn nhau, cùng hướng về sự thật để mà phát lộ ra Chân lý – cũng tức là “Minh” bất “di” đó vậy.

“Trất” là tắc nghẽn không thông, như người bị bịt mồm bịt mũi; “Dịch” nghĩa là cảnh giác, thận trọng, phải thấy cái việc tắc nghẽn không thông này rất đáng sợ, có thể “chết người” đấy ! Vì thế khi có sự “tụng” xảy ra, cần bình tĩnh tháo gỡ, để cho “dễ thở”, mới mong có ngày vạn sự được hanh thông.

Kinh nói: Trung cát, chung hung.

“Cát”, “Hung” là hai lãnh vực mô tả kết quả như ý và bất như ý, sự “cát” thì khiến cho vui vẻ, sự “hung” thì khiến cho sợ hãi lo âu. Bên “vui” bên “buồn”, cũng nằm trong tứ trạng “hỷ”, “nộ”, “ái”, “ố” (mừng, giận, buồn, vui) mà tâm con người thường hay gặp phải. Thật ra thì nó cũng rất bình thường như bốn mùa luân qua chuyển lại, song phàm nhân có ai chấp nhận được sự thật ấy đâu, cho nên hết thảy mong cầu đều chỉ muốn được “như ý” và khi đạt được cái đó rồi lại muốn nó mãi mãi không đổi thay, giả như có đổi thay thì “bắt” nó lại phải thay đổi theo ý mình mới chịu. Chả khác nào bắt cảnh mùa Xuân phải như mùa Thu, cảnh mùa Đông phải như mùa Hạ, cứ thích mùa nào thì ép ba mùa kia phải giống y hệt với nó, nhưng mà quên mất, măng cụt Bến Tre thì mùa Đông mới có, sầu riêng Khánh Hòa thì mùa Hạ mới sinh, cam ngọt Hòa Bình Xuân kia mới tới, hồng ngâm Lạng Sơn Thu tới mới tìm. Thế giờ mà lỡ ghét khí hậu, lại thích trái cây thì phải làm sao đây ? Ô hay ! “Thiên bất tòng nhân nguyện” – Trời sao chiều hết được ý người, bởi người cũng chỉ là một giống loài thuộc thiên loài vạn loại trong Vũ trụ bao la, Địa cầu bé nhỏ mà thôi, có cũng được, mà không có thì chim thú có khi lại còn “hoan nghênh”. Cho nên Đức Thánh Chúa Jesus ra đời sẵn sàng chịu cảnh đóng đinh lên thập tự giá, lời Ngài nói giây phút chia tay ấy, sau này được truyền lại gọi là “Thất ngôn thập tự”, trong đó có câu rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.” Hẳn là con người chẳng phải có nhiều sai lầm lắm hay sao, vì thế “xưng tội” ở ngôi Chúa và “sám hối” ở nhà Phật mới trở thành việc thường nhật.

“Trung” là khoảng giữa, “Chung” là kết thúc. Từ khi bắt đầu sự tranh “Tụng”, cho tới lúc kết thúc thì chỉ có khoảng giữa là Cát hỷ, tại sao vậy ? Vì cố gắng tranh cãi tới cùng thì chỉ là sự thật chưa sáng tỏ, chứ sự thật mà sáng tỏ rồi thì sự tranh cãi cũng mất luôn, đâu còn chữ “chung” để mà nói nữa. Vậy thì “Trung” sở dĩ cát hỷ là vì đã hành theo cái “hữu phu” mà Thánh nhân dạy răn, do đó ôn hòa nhã nhẵn, thuận lẽ trung dung, mỗi người đều tự mình “cách vật trí tri”, cho nên sự thật nó phơi bày sáng tỏ. Nay nói khoảng giữa, tức là một bên là Phải, một bên là Trái, khoảng giữa tức là sự thật vậy. Như mặt trời lên thì sáng, cái sự ấy có ai nói là phải hay là trái nữa đâu ? cho nên chữ “Trung” này mới Cát Hỷ là ý chỉ cho sự thật đã được làm rõ ràng cho ra lẽ rồi đó thôi.

Kinh nói: Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.

Sự thật sáng tỏ thì được “lợi” ích cả đôi bên, sự thật mà che mờ thì đôi bên đều “bất lợi”. Bất lợi rồi thì làm sao mà “thiệp xuyên” – vượt qua dòng đời cho nổi, vấn đề vướng mắc nó che mờ nhân trí thì khó khăn chướng ngại nó cứ lởn vởn bao quanh, như con chuột chạy trên cái vòng tròn trong lồng kín, cứ chạy mãi chạy mãi, cho tới khi kiệt sức mà ngã xuống, ấy tức là hết đời. Ôi thôi ! Vậy thì chỉ có cách kiếm cho ra cái người “cao minh đại trí”, dụng cái lời định hướng như ngón tay chỉ trăng, cả hai tin nhau rồi cũng theo hướng tay kia mà chỉ, thì mặt trăng sự thật nó tỏ rõ trên cao, đêm đen “vô minh” huyền ảo sẽ không còn trói giữ đôi chân của bậc chánh nhân Quân tử trên con đường tự lợi, lợi tha. Vì thế, “kiến” tức gặp được bậc xuất cách cao minh - “đại nhân” - khi tranh cãi xảy ra, chẳng khác nào dân đen thấp cổ bé họng bị cường hào ác bá hãm hại lại được diện kiến Bao Chửng phủ doãn phủ Khai Phong (Bao Hắc Tử) – thiết diện vô tư rõ ngay gian, xiết bao oan khuất nó tan đi, nhật nguyệt tinh tú liền lấp lánh.

Sửa bởi HieuHcmVN: 28/05/2025 - 13:54


#41 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 28/05/2025 - 16:03

Một, hai, ba, bốn, năm huynh đệ;


Chục, trăm, nghìn, vạn người anh em.



Huynh đệ gặp nhau, uống ba bát rượu;


Huynh đệ luận đạo, cạn hai chén trà.


Huynh đệ trên chiến trường như bầy sói,


Huynh đệ kéo xe, sức sánh ngang tám ngựa.



Huynh đệ gặp nhau, uống ba bát rượu;


Huynh đệ luận đạo, cạn hai chén trà.


Huynh đệ có duyên gặp mặt, bốn biển đều là nhà.


Huynh đệ kết giao bằng cả tấm lòng.


Huynh đệ nghĩ đến nhau, như qua ba giấc mộng.


Huynh đệ cùng nhớ về ngày xưa.



Huynh đệ đời này hai thứ họ,


Huynh đệ kiếp sau cùng mẹ sinh ra.


Huynh đệ hộ quốc, ba quân hùng mạnh.


Huynh đệ an dân, vạn đời đều khen.


Huynh đệ trên chiến trường như bầy sói.


Huynh đệ kéo xe, sức sánh ngang tám ngựa.


Huynh đệ thủy chiến, vạn chiếc thuyền.


Huynh đệ thi đua, trăm kèn cổ vũ.


Huynh đệ sinh ly, ai nấy hai hàng lệ;


Huynh đệ tử biệt, vẫn như hoa cùng một cành.



Tình nghĩa huynh đệ, như ngàn vạn ánh sao lấp lánh giữa Trời đêm;


Tình nghĩa huynh đệ, như vô hạn quầng sáng nơi hồng trần.


Tình nghĩa huynh đệ, không có màu rượu nào sánh được;


Tình nghĩa huynh đệ là không ngăn được bởi bốn bức tường nhà.




Thánh nhân đã có dạy răn,


Hết thảy nhân loại là con một nhà.


Huynh, đệ, tỷ, muội gần xa;


Vâng theo lời dạy, để mà thương nhau.


Tiếp sau sẽ nói đôi câu:


"Đồng Nhân", "Sư" ấy là lâu, vững bền !



#42 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 29/05/2025 - 02:26

Thiên Hỏa Đồng Nhân


同人于野, 亨.利涉大川.利君子貞.

Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.


Người với người tụ tập lại, hội họp lại với nhau, hòa thuận vui vẻ, tương trợ giúp đỡ gọi là “đồng nhân”.

Kinh nói: Đồng nhân vu dã, hanh.

“Đồng” nghĩa là đoàn kết, chung lòng, là hòa hợp. “Nhân” nghĩa là con người. “Vu dã” nghĩa là đi ra cánh đồng. Cánh đồng (dã) là nơi cấy cày sản xuất, là bãi lúa nương dâu, vừa bằng phẳng dễ đi, còn mang đến nguồn sống cho nhân loại. Con người nhờ ăn mà sống, cánh đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mùa màng bội thu thì con người no ấm yên vui hạnh phúc. Nhưng làm đồng làm nương rẫy, một nắng hai sương, tới thời tới vụ gieo trồng gặt hái nếu chỉ đơn độc thì khó bề thành tựu như ý, còn được bà con láng giềng mỗi người một tay một chân thì lại nhanh chóng vẹn toàn, nên “đồng nhân vu dã” là tượng cho sự đoàn kết nhất chí, cùng nhau tương trợ để thành tựu cho nhau. Người xưa nói: “nhất gia hữu nạn, bát phương chi viện” – một nhà gặp khó khăn thì khắp nơi tới giúp đỡ, “điền phu hạ sừ chí, tương kiến ngữ y y” – nông dân vác cuốc ra ngoài, gặp nhau nói chuyện thân tình liên liên; đều nhằm nhắc nhở thế nhân phải nên tương trợ và hòa thuận với nhau thì sẽ được sự lợi ích lớn lao.

Cánh đồng là nguồn sống của con người, Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh của một tập thể, là "chất keo" gắn kết duy trì sự tồn tại của một tập thể. Chủ tịch H.C.M từng nói: Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công; nay đồng tâm nhất chí thì vạn sự “hanh” thông, ấy là thuận theo lẽ tự nhiên đó thôi.

Kinh nói: Lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh.

Khi nhân loại đoàn kết chung lòng thì sự “lợi” ích là vô cùng lớn lao, nó giúp vượt qua bất kể gian nguy khó khăn thử thách nào trong kiếp nhân sinh. Người Quân tử gặp thời loạn thế, cũng phải hội tụ nhân tâm mới thành nên đại nghiệp, gặp thời thịnh thế cũng phải chinh phục nhân tâm mới thành tưu sự nghiệp, do đó, hễ nhân tâm đồng hướng về điều thiện lành thì rất là “lợi” ích cho sự thành tựu đức Trinh của người Quân tử và ngược lại.

Sửa bởi HieuHcmVN: 29/05/2025 - 02:50


#43 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 29/05/2025 - 10:42

Địa Thủy Sư


師: 貞 , 丈 人 吉 , 无 咎 .

Sư: Trinh, trượng nhân cát, vô cữu.


Trên nói “Đồng nhân” là người cùng người hội họp lại với tinh thần đoàn kết tương trợ để chung tay thực hiện một việc gì. Ở đây thì mô tả những người tụ họp ấy như là một khối thống nhất mạnh mẽ, có sự kỷ luật và gắn kết chắc chắn, giống như một đội quân tức “Sư”.

Kinh nói: Sư, trinh.

Đoàn kết lại mà làm việc trái: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì sự đoàn kết ấy lại trở thành tai họa, chẳng những hủy hoại loài người, còn hủy hoại vạn vật và thế giới; ấy là lý do có những Triều đại sụp đổ rất nhanh chóng chỉ vì mất đi tính Chánh nghĩa, mất đi lòng dân – tức là mất đi đức hiếu sinh của Trời Đất; thế nên Trời mới khiến cho tồn tại chẳng lâu dài mà bị diệt vong. Thánh nhân tỏ rõ ý này, đặc biệt lưu ý khi tụ hợp lại thành một khối phải lấy đức Trinh làm kim chỉ Nam dẫn đường trong suy nghĩ và hành động; lấy sự trong sáng của tâm hồn bác ái vị tha và sự thành tín chân thật của người chánh nhân Quân tử để mà mưu sự và hành sự. Lấy đức Trinh làm gốc, làm cương lãnh, làm kỷ luật chung để mà gắn kết nhau khi hội họp, để mà dẫn lối nhau khi tranh biện, để mà giúp nhau cùng hoàn thiện bản thân mỗi người, như thế thì sự tụ họp ấy mới được gọi là “Sư, trinh”.

Kinh nói: Trượng nhân cát, vô cữu.

Đã lấy đức Trinh làm gốc để lập thân, lập gia, lập quốc và cai trị thiên hạ thì thiên hạ, quốc gia, dân tộc và bản thân tất được sự lợi ích, ắt tránh khỏi lỗi lầm, cho nên nói “vô cữu”. Nhưng thuyền không thể thiếu lái, nước một ngày không thể không có Vua, tập thể có tổ chức thì không thể thiếu người đứng đầu lãnh đạo để thống nhất ý nguyện của một tập thể và đưa ra quyết định cuối cùng trong mọi hoạt động chung. Chính vì vậy mà Thánh nhân đặc biệt lưu ý khi lựa chọn người thủ lãnh của một tập thể, muốn được “Cát” hỷ đại lợi, thỏa mãn được ý nguyện của đa số mọi người (vì thường rất khó có thể chiều lòng được tất cả, bởi luôn luôn trong một nhóm hội, một tổ chức sẽ có ít nhất vài cá thể có ý nguyện riêng đi ngược với số đông, khi ấy vai trò phủ quyết, xoa dịu, điều hòa những cá nhân ấy được trao cho người Thủ lĩnh, dựa trên Trinh đức làm cương lãnh) thì người đó phải là bậc “Trượng nhân”.

Vậy một người như thế nào được coi là “trượng nhân” ? Người xưa nói: “Trượng nhân như tùng, lịch sương tuyết nhi bất điêu; trượng nhân như kính, chiếu thị phi nhi bất thiên” – Trượng nhân như cây tùng, trải qua sương tuyết chẳng khô héo; trượng nhân như tấm gương, soi rõ phải trái trắng đen công bình không thiên lệch.
Người gọi là “trượng nhân” phải có sự khảng khái hiên ngang ngay thẳng, lại có khả năng chịu đựng sương tuyết, trải qua khó khăn mà lòng không siêu vẹo, ý chí không lung lay, kiên cường bền bỉ như cây tùng vậy. Tùng là giống cây gỗ có tuổi thọ lâu năm, có thể sống tới vài trăm năm, thân thẳng đẹp dáng vững trãi hiên ngang sừng sững, tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt, cho nên lấy đó làm tượng biểu đạt phẩm chất của “trượng nhân”. Người thủ lĩnh trước đây trong các buôn làng thường gọi là già làng – ý chỉ người sống lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm, biết nhiều kiến thức để dẫn dắt được mọi người trong tộc duy trì và phát triển đúng hướng.

Khi xảy ra mâu thuẫn tranh chấp giữa các cá nhân trong tổ chức, người “trượng nhân” phải làm gương được cho các cá nhân đó, có khả năng phân định đúng sai dựa trên những cơ sở vững chắc khách quan, không thiên lệch theo cảm tính, giúp các cá nhân đó nhìn nhận ra thiếu khuyết để mà tự mình uốn nắn sửa chữa, để ngày càng tiệm cận với Trinh đức của Thánh hiền. Bác Hồ là một người có phẩm chất của một “trượng nhân” như thế:


Ngày 20/01/1948, Bác Hồ ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội.

Trong số các đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng, Nguyễn Sơn là người văn võ song toàn, cùng với Lê Thiết Hùng là hai người đã từng làm việc với Bác Hồ trong thời kỳ Người hoạt động ở Trung Quốc. Với tài năng và bản lĩnh của mình, Nguyễn Sơn là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 Hồng quân Trung Quốc. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân. Sau này, năm 1955, ông được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng, và từ đó được mệnh danh là “Lưỡng quốc tướng quân”

Chủ tịch H.C.M ký Sắc lệnh 111/SL phong hàm thiếu tướng từ ngày 1-1-1948 cho Nguyễn Sơn, khi ấy là Tư lệnh Liên khu IV, nhưng ông trì hoãn không nhận vì cho rằng Bác Hồ chưa đánh giá hết năng lực của mình. Có giai thoại còn kể rằng, ông không nhận thụ phong vì cho rằng mình đã là “thừa tướng” rồi, không cần đến cấp “thiếu tướng”.

Nghe báo cáo về việc này, Bác Hồ lấy một tấm thiệp, viết mấy dòng chữ Hán gửi tướng Nguyễn Sơn: “Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”. Đại ý: Ý chí cần quả quyết; lòng dạ cần tinh tế; kiến thức cần trọn vẹn; đạo đức cần đầy đủ. Ngoài phong bì thư, Bác ghi: “Thân gửi Sơn đệ - Ký tên: Người anh họ Nguyễn”.

Khi nhận được thư Bác, Nguyễn Sơn đã phải giật mình thốt lên: “Ông cụ khiếp thật!” và vui vẻ nhận lễ thụ phong. < Câu chuyện về Bác, trích dẫn từ báo điện tử: baothanhhoa.vn, xuất bản ngày 29/03/2023>

Sửa bởi HieuHcmVN: 29/05/2025 - 11:10


Thanked by 1 Member:

#44 HieuHcmVN

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 320 Bài viết:
  • 153 thanks

Gửi vào 29/05/2025 - 14:00

Quy tụ lại với nhau để cùng làm việc gì hay làm sáng tỏ vấn đề gì thì sự quy tụ ấy mới hữu ích, mới không uống phí thời giờ vô ích. Người ta nói, thời gian là vàng bạc vì nó hữu hạn, cho nên khi được làm người rồi, chúng ta phải sử dụng cái nguồn lực hữu hạn này sao cho hữu ích nhất có thể mới nên. Đời người thì không thể biết hết mọi chuyện, không thể làm hết mọi việc và tất nhiên:

- Có những sự việc, những sự nghiệp, những hoài bão dành cả đời người cũng chưa hoàn thành, chưa toại nguyện, ví như mong ước giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức cảnh nô lệ và thống nhất nước nhà của Bác Hồ chẳng hạn.

- Cũng có những việc, dễ dàng hoàn thành nhưng đôi khi lại trở thành hiếm hoi, như khi bố mẹ và con cái trưởng thành làm ăn xa quê, được ăn với nhau một bữa cơm ngon lành vui vẻ thấm đẫm tình thân thương.

- Lại có những việc, tưởng như dễ dàng là lớn lên và sống lâu năm nhất có thể thì lại trở thành bất định vì ngó ra ngoài nghĩa trang kia, có bao nấm mồ tuổi đời mới chớm nở.

Ôi nhân thế ! Trăm năm lạc bước rồi thôi, chi bằng tỏ rõ Đạo rồi hẵng đi, ít ra xuống cõi âm ty, còn mang ra để thầm thì Diêm Vương. Nay xét tiếp hai quẻ "Vị tế" và "Ký tế" để luận rõ chỗ dang dở và chỗ thành tựu của nhân sự thế gian.


Sửa bởi HieuHcmVN: 29/05/2025 - 14:22


#45 JavaC

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 403 Bài viết:
  • 351 thanks

Gửi vào 29/05/2025 - 21:32

Thiên Hỏa Đồng Nhân

同人于野, 亨.利涉大川.利君子貞.

Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.


Đồng Nhân:
Thượng Càn(trời), hạ Ly(mặt trời), hàm ý nếu muốn làm việc, cộng tác với người thì mọi chuyện cần bàn luận với nhau mình bạch rõ ràng tự như mặt trời tảo ánh sáng dưới trời[không bị che khuất, dấm diếm gì cả], tất cả suy nghĩ, ý kiến của mình cần được nói ra

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |