Jump to content

Advertisements




ĐỘ KIẾP


467 replies to this topic

#151 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 00:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 09/01/2021 - 20:03, said:




4 cuốn Lăng Già được tổ sư Đạt Ma để lại cho các vị tổ sư Trung Hoa, là để cho các vị ấy y theo đó mà có cái để ấn chứng sau khi thông đạt. Tính ra anh Nhi thuộc hàng 'thượng căn' đó. Vui cho anh!
Công phu Như Lai thanh tịnh thiền này
Thấy phải thấy luôn
Thấy xong liền bỏ
Quay trở lại dùng công phu sơ đẳng trừ Tập Khí
Còn chỉ có Thấy mà không có công phu
Cái thấy đó ko ích gì
Tuy nhiên nếu huynh Thấy rồi mới tu
Hiệu quả công phu sẽ gấp hàng ngàn lần
Huynh tham khảo thêm cho vui
Hai chữ thượng căn là nói người khác
Đệ là loại vì sợ địa ngục nên tu hành , chứ ko phải loại thượng căn nào cả
Đệ mê dục , ham ăn, óc ngu ..,
Nếu không nhờ Minh Tâm kiến tánh thì đệ bỏ cuộc lâu rồi. Thú thực nếu tu kiểu thông thường chắc đệ bỏ lâu rồi


Thanked by 3 Members:

#152 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 00:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Hoang, on 09/01/2021 - 19:51, said:



Hay lắm anh. 25 vị tu chứng trong Kinh Lăng Nghiêm, các vị ấy trình bày về pháp tu chứng của mình: Có vị thì từ nhãn căn, có vị thì từ vị căn, có vị thì từ thân căn, có vị thì từ tỷ căn, có vị thì từ ý căn ( Từ Thị Bồ Tát, hay còn gọi là Di Lặc Bồ tát), có Ngài Quán Thế Âm là trình bày thấu suốt nhất. Không phải ngẫu nhiên mà có việc đó. Chúc mừng anh Nhi.

Anh hiểu gì về tướng ngôn ngữ rồi? Lìa lời nói những vẫn có lời nói: anh có thấy con kiến nó không có lời nói như con người nhưng nó vẫn có 'lời nói', nó vẫn dùng tướng ngôn ngữ vậy.

Ví Dụ: khi 2 con kién chạm nhau: con kiến này dùng râu nói "t*o nè". Con kiến kia hiểu ' mày hả". Con kiến kia" né ra cho t*o đi'. Con kiến này " ừ" và né ra cho con kiến kia đi. (ví dụ này diễn tả vui lại cảnh giao tiếp của 2 con kiến gặp nhau trên đường).


Nơi Thân căn, ý căn, thiệt căn, nhãn căn, tỷ căn đều có tướng ngôn ngữ cả. Nhĩ căn thông đạt cả 5 căn kia... Hay lắm anh Nhi.
Chính kinh Lăng Già nói về tướng ngôn ngữ
“ có cõi đằng hắng, có cõi lấy tay ra dấu”...
Rốt cuộc : Chân nghĩa ko nằm trong ngôn ngữ
Chỉ là nhân cái hình thức ngôn ngữ của cõi Sa Bà mới này ra nói đao
Có suy nghĩ là thức, chẳng suy nghĩ là trí
Cốt lõi của kinh Lăng Nghiêm là bỏ thức dùng căn cơ
Dùng căn thế nào thì huynh nên đọc về Kishnarmurti
Và đọc về các tác phẩm của Nguyên Phong
Còn như huynh tu là dùng thức chứ chưa dùng căn
Chỉ cần huynh dùng con mắt ngó ngay nơi đầu mũi và ấn đường cả ngày đó là dùng Căn
Đó gọi là Huyền quan nhất khiếu của Thái Ất Kim Hoa kinh
Bất cứ lúc nào thì đầu mũi cũng là công án
Chúc huynh mau thành tựu

Thanked by 3 Members:

#153 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 690 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 08:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 10/01/2021 - 00:23, said:

Chính kinh Lăng Già nói về tướng ngôn ngữ
“ có cõi đằng hắng, có cõi lấy tay ra dấu”...
Rốt cuộc : Chân nghĩa ko nằm trong ngôn ngữ
Chỉ là nhân cái hình thức ngôn ngữ của cõi Sa Bà mới này ra nói đao
Có suy nghĩ là thức, chẳng suy nghĩ là trí
Cốt lõi của kinh Lăng Nghiêm là bỏ thức dùng căn cơ
Dùng căn thế nào thì huynh nên đọc về Kishnarmurti
Và đọc về các tác phẩm của Nguyên Phong
Còn như huynh tu là dùng thức chứ chưa dùng căn
Chỉ cần huynh dùng con mắt ngó ngay nơi đầu mũi và ấn đường cả ngày đó là dùng Căn
Đó gọi là Huyền quan nhất khiếu của Thái Ất Kim Hoa kinh
Bất cứ lúc nào thì đầu mũi cũng là công án
Chúc huynh mau thành tựu
Hay lắm, gọi là căn vì ứng nơi mắt thì là thấy, nơi nghe thì là tai, nơi xúc thì là thân, nơi vị thì là lưỡi, nơi mùi thì là mũi, nơi pháp là ý căn.

Các căn ấy thông đạt lẫn nhau, không cần ngôn ngữ. Như tay chân chính mình, mình điều khiển tay giơ lên là nó giơ lên, tay hạ xuống là hạ xuống, chân bước là bước, chân dừng là dừng; lúc ấy không cần ngôn ngữ gì cả vì là 'của mình'.

Gốc ngôn ngữ là do vọng tưởng mà có. Nhưng từng thứ lớp nhìn từ bên ngoài vào, đã bị tập khí che lấp, thì người ta không thể biết dù thông đạt tướng ngôn ngữ vẫn còn là vọng tưởng, đó không phải thật nghĩa.

VÍ dụ: con kiến bò trên áo mình đang mặc, mình thì lại đi trên đoàn tàu, đoàn tàu thì lại chạy trên đường... Một lúc nào đó, con kiến nhờ tu tập hay đốn ngộ, biết được mình đang bò trên áo kẻ khác... nhưng vẫn chưa biết được kẻ đó lại đi trên đoàn tàu... thì vẫn phải tiếp tục tiến thêm để biết rõ hơn.

Ví dụ trên là để chỉ cái tiệm tiến thứ lớp dứt trừ tập khí. Mà thức khởi lên trên mỗi căn khi chưa viên thông lẫn nhau thì ví như con kiến... (chỉ tạm dùng ví dụ là vậy để goi tên nha), khi căn thông nhau thì ví như lúc con kiến biết tới đoạn kẻ khác(mà kiến đang bò ở trên áo của họ) đi trên đoàn tàu mà chưa biết đoàn tàu chạy trên đường...

Nếu đã nơi thật nghĩa thì không còn tu, không chứng, không đắc, ... tự đó đã vô sanh và tự tại. Nhưng đó là với bậc đã hoàn toàn tự tại, còn như đối với em, dù biết điều đó thì vẫn có tập khí quấn lấy, thì phải hoạch định thứ lớp tiến lên. Đó là lý do vì sao, dù đã đọc hiểu được chút Lăng Già, em vẫn nói về những thứ bậc tiếm tiến cho người bắt đầu. Còn nói cao quá sợ các bạn khác khó hiểu. Ngay cả viết ví dụ trong bài này sợ cũng làm người ta khó hiểu lắm lắm...

Thanked by 4 Members:

#154 Lnd

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 126 Bài viết:
  • 109 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 08:52

@ Dear các bạn!
Lâu rồi mới nghe ai đó nhiệt huyết, nhiệt tình, nhiệt tâm đàm đạo. Cảm thấy vui vs cảm ơn vì đâu đó giới trẻ còn có cái ngộ về nhân sinh quan, về Đạo. Duyên lọt vô topic này, vui vì được nghe lời thận thâm diệu huyền. Cảm ơn các bạn nhiều.
Nghe thôi mà cảm thấy nhớ như in trong Kinh Phổ Môn có đoạn "Nghe Phật nói Phổ Môn diệu phẩm. Chúng hội đông bốn vạn tám ngàn. Nghe rồi đều thảy phát tâm. Bồ đề vô thượng, thận thâm diệu huyền".
Mong các chư bạn tiếp tục. Và Chúc mừng cho những bạn đã vs đang đi đúng con đường chân thật với lẽ phải của chánh Đạo. Cũng mong cho nhân gian có được nhiều người hướng đến vs giác ngộ. "Tu là cội phúc".
Chân thành cảm ơn! Chúc các bạn học tập "tu hành" tinh tấn, an lạc trong đời!

Sửa bởi Lnd: 10/01/2021 - 08:54


Thanked by 2 Members:

#155 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1643 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 10:21

@Anh MaiThienThu

Anh mở topic này ra lấy tên "ĐỘ KIẾP" - rất có ý nghĩa.
Bắt đầu từ năm 2019 đến nay thế giới liên tục trải qua cơn kiếp nạn.
Việt Nam là một trong số ít nước có chỉ số tăng trưởng kinh tế (+) thời covid. Tôi cũng tin là vận khí của VN đang lên.
Mạn phép mượn topic của Anh đến nay đã tới trang 11 rồi, một topic hay, trong lành và không nhiễm bụi.
Sống tốt đời đẹp đạo, giữ lấy đạo tổ tiên ông bà, làm theo những lời khuyên chân thành của cổ nhân có lẽ cũng là tu.
Tôi tin rằng cách đây 29 năm tôi đã gặp đức Thánh Tản ngay dưới chân núi Ba Vì, tôi vẫn nhớ như in lời Ngài dặn trong giấc mơ đó, chỉ là tôi tạp khí sâu dày chưa tu luyện gì được.
Mong sẽ có dịp được lên đỉnh non thiêng núi Tản, trở về với cội nguồn.

Kính ANh !

Thanked by 3 Members:

#156 Lnd

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 126 Bài viết:
  • 109 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 11:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 10/01/2021 - 10:21, said:


Tôi tin rằng cách đây 29 năm tôi đã gặp đức Thánh Tản ngay dưới chân núi Ba Vì, tôi vẫn nhớ như in lời Ngài dặn trong giấc mơ đó, chỉ là tôi tạp khí sâu dày chưa tu luyện gì được.
Mong sẽ có dịp được lên đỉnh non thiêng núi Tản, trở về với cội nguồn.

Dear chú Phapkhong,
Chú có tâm ý lại ghé đến Ba Vì ah, sang tháng 2AL cháu đi Bắc, nếu có duyên hẹn chú cùng cháu vs bạn cháu ghé Ba Vì. Vì cháu có lịch trình 1 ngày đi Ba Vì đó ah. Hì hì.
Chúc chú sức khoẻ vs chúc chú được toại nguyện!

Thanked by 2 Members:

#157 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 16:23

Huynh Mr. Hoàng
Về ý thức và sự giao tiếp của bầy kiến thì đệ có một câu hỏi cho huynh
Theo huynh ý thức có phải là của cá nhân không , hay tách một người khỏi xã hội, kẻ đó sẽ không tồn tại ý thức
Như đứa bé bị bỏ chung bầy sói thì ý thức như sói
Như vậy khi đang suy nghĩ có thực sự tồn tại ý thức của tôi ko?
Hay là ý thức chỉ là một dạng Duyên Khởi Tánh không
Tách con kiến khỏi bầy ý thức nó ra sao? Các hình thức ngôn ngữ thế nào
Nếu chân tâm đã chẳng phải ý thức thì bản chất cũng như ông Annan lầm cho rằng ý thức là Tâm
Nói theo ngôn ngữ hiện đại: trong đám đông con người vô thức
" anh lùn đi xem hát, tuy đứng sau ko thấy gì nhưng mỗi khi đám đông vỗ tay cười nói anh ta vỗ tay theo"
Như vậy cũng như Đức Phật chỉ ra:
" Tất cả những người tu học dù đã đạt chín bậc định mà vẫn không diệt hết mê lầm để thành Alahan đều do nhận lầm vọng tưởng sanh diệt ( ý thức, cảm thọ, cảm xúc..) làm tâm chân thật. Nên nay các ông tuy học rộng nghe nhiều mà chưa thành Thánh Quả"
Khi tu hành mà còn nhầm nhận về Ta, nhầm cho rằng ý thức là tâm , khi thấy nó xấu cho rằng Tâm xấu, thấy nó động cho rằng tâm động thì làm sao vào Định
Cho nên đệ trả lời huynh, toàn bộ sự nhận thức của con kiến đều là vọng tưởng, mà thực chất Không Thể Nào Phân Biệt Nổi Chân Đế
Như Soocrater cho rằng: hiểu biết tức là nhận ra mình ko biết gì
Nếu ta không phải là ý thức và thân thể, thì làm sao ta có cái sinh diệt theo thân thể tạm bợ và Tâm Vô thường ( vọng tâm suy nghĩ ) này?



Một người thông minh như Lê Nin cho rằng: suy nghĩ chẳng qua là tách một thứ ra khỏi tổng thể
Tư duy là chuyên biệt, chuyên biệt là tư duy
Vậy làm sao lại có thể dùng một thứ ý thức què cụt như thế để nhận biết cái Chân Tướng Vũ Trụ
Cùng lắm chỉ có thể Tự Nhận Thức về sự hư giả của ý thức
Phật dạy theo ngôn ngữ nhà Phật là : quán Tâm vô thường
Từ Tâm đó không phải Chân Tâm vô thường, mà là cái suy nghĩ do bộ não mà ta hiểu lầm là tâm này đây!
Đệ lại hỏi huynh thêm một câu: giá sử đệ tu cả đời, một kẻ nào cầm búa đập vào đầu đệ, đệ liền điên dại, vậy công phu cả đời của đệ thua cái búa à?
Nếu vậy rõ ràng vật chất quyết định ý thức, và sự tu hành của đệ còn ích gì?
Chỉ trừ khi Chân Tâm là thứ không bao giờ có thể lay động, thì nhát búa đó chỉ có thể huỷ đi ý thức giả hợp, chứ đâu ảnh hưởng gì chân tâm đệ
Ngược lại, cả đời đệ thường tu hành cái gì thì ý thức sẽ nghiêng về cái đó
Cây nghiêng về đâu thì nó đổ về đó!

Thanked by 4 Members:

#158 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 16:32

Vì sao chỉ có trời và người tu thành Phật dễ mà loài vật không tu hành được như loài người
Con rắn có thể ngủ hành tháng, con rùa không ăn nhập định ba tháng
Nhưng các loài đó không có Tuệ
Tuệ mới là thứ khiến con người giải thoát, còn Định chỉ là cơ sở cho Tuệ mà thôi
Tư tưởng chi phối hành động, nhận thức sai lầm thì hành vi dù có cố gắng bao nhiêu kết quả cũng rất ít
Ngày nay, khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức cao, thì nên đi từ Tuệ vào Định
Vì ko phải ai cũng có thể giữ giới tu Định
Ngày xưa ở cái thời bộ tộc, con người mới thoát thai từ vượn, họ không có đủ trình độ nhận thức về Tuệ, nhưng đầu óc họ giản đơn dễ tu Định trước.
Cho nên khi xưa là Giới Định Tuệ
Hiện nay , các Rinpoche Tây Tạng, kể cả Đạt Lai Lạt Ma đều truyền đạo xu hướng: Tuệ trước định sau
Om benza sato Ah

Thanked by 3 Members:

#159 DD92

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 18:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 10/01/2021 - 16:32, said:

Vì sao chỉ có trời và người tu thành Phật dễ mà loài vật không tu hành được như loài người
Con rắn có thể ngủ hành tháng, con rùa không ăn nhập định ba tháng
Nhưng các loài đó không có Tuệ
Tuệ mới là thứ khiến con người giải thoát, còn Định chỉ là cơ sở cho Tuệ mà thôi
Tư tưởng chi phối hành động, nhận thức sai lầm thì hành vi dù có cố gắng bao nhiêu kết quả cũng rất ít
Ngày nay, khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức cao, thì nên đi từ Tuệ vào Định
Vì ko phải ai cũng có thể giữ giới tu Định
Ngày xưa ở cái thời bộ tộc, con người mới thoát thai từ vượn, họ không có đủ trình độ nhận thức về Tuệ, nhưng đầu óc họ giản đơn dễ tu Định trước.
Cho nên khi xưa là Giới Định Tuệ
Hiện nay , các Rinpoche Tây Tạng, kể cả Đạt Lai Lạt Ma đều truyền đạo xu hướng: Tuệ trước định sau
Om benza sato Ah
Chào anh, xin hỏi anh xác đinh Tuệ là gì? Tam minh có phải là Tuệ không?

Thanked by 1 Member:

#160 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 690 thanks

Gửi vào 10/01/2021 - 21:26

Trả lời bài #157 và #158 của anh Nhi.

Cảm ơn câu hỏi của anh.

''Huynh Mr. Hoàng
Về ý thức và sự giao tiếp của bầy kiến thì đệ có một câu hỏi cho huynh
Theo huynh ý thức có phải là của cá nhân không , hay tách một người khỏi xã hội, kẻ đó sẽ không tồn tại ý thức
Như đứa bé bị bỏ chung bầy sói thì ý thức như sói
Như vậy khi đang suy nghĩ có thực sự tồn tại ý thức của tôi ko?
Hay là ý thức chỉ là một dạng Duyên Khởi Tánh không
Tách con kiến khỏi bầy ý thức nó ra sao? Các hình thức ngôn ngữ thế nào"


Chắc anh đã từng nghe 4 chữ này trong Kinh Lăng Nghiêm: 'Điên đảo chúng sanh', hay 'chúng sanh điên đảo'

Gốc của chúng sanh là vô minh, đã là điên đảo rồi chứ không phải đợi có môi trường rồi mới điên đảo. Giống như lửa, có thể hiện ra nhờ đốt bùi nhùi, nhờ bật hộp quẹt, nhờ bếp ga, hay nhờ thuốc nổ.... Dù là cái gì thì bản chất lửa vẫn không thay đổi.

'Đệ lại hỏi huynh thêm một câu: giá sử đệ tu cả đời, một kẻ nào cầm búa đập vào đầu đệ, đệ liền điên dại, vậy công phu cả đời của đệ thua cái búa à?'
Nếu vậy rõ ràng vật chất quyết định ý thức, và sự tu hành của đệ còn ích gì?'--- là câu trả lời

Trước tiên để trả lời thì lấy cái ví dụ đã: Gần nhà em, họ đang xây một chung cư... Rồi họ rao bán trước các căn hộ thuộc chung cư ấy. Rồi lại xuất hiện cò mồi các căn hộ kia. Rồi nhiều người liên tục tới xem dự án và nhà mẫu. Ở nơi đất trống, sau một thời gian không dài, con người dựng nên một chung cư (nhà), rồi những chuyện dắt dây theo chung cư ấy lần lượt phát sinh.

Nếu nhìn theo cách chỉ là nhìn thôi, thì sẽ chỉ thấy đó là tổ hợp đất, cát, sắt, thép... Nhưng ở dưới cái 'thấy' của người trong guồng quay kia thì họ lại thấy là 'nhà', giá trị ngôi nhà, và vô vàn những thứ khác phát sinh sau đó.

Vấn đề ở đây là gì: đó là tập khí, nói rõ ra là tập khí thứ lớp. Hình ảnh này dụ cho câu hỏi của anh. Nếu khu đất đó không dựng lên căn chung cư thì những tập khí về cái thấy 'nhà' của những người trong guồng quay đó không kéo về. Tập khí đó không kéo về, không phải là không có, mà là chúng ẩn đi, đợi nhân duyên để mà hiện bày ra.

Cũng vậy, nếu cả đời tu tập của anh không dứt trừ sự 'điên dại' (dùng lại từ trong câu hỏi của anh, hehe) đã ẩn đi, thì khi nhân duyên tới, chúng sẽ hiện bày thôi.

Trong 2 chữ tu tập nó vẫn có chữ tập vậy: nếu tập này là tập để tạo tập khí về một điều gì khác trước, thì nó đâu khác gì tập khí đã sẵn có. Cái ấy thật không đáng theo.

Hôm nay em bận nên tối mới online. Mai em sẽ viết về những cái khác trong bài của anh cùng anh.

Trước tiên, anh trả lời ra kết quả thử xem: Quả trứng có trước, hay con gà có trước?
Mai em sẽ thảo luận cùng anh.

Thanked by 2 Members:

#161 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2021 - 01:20

Có gà thì có trứng, có trứng thì có gà
Không gà thì không trứng , không trứng thì không gà
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt

#162 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2021 - 01:34

Hay lắm sư huynh, sư huynh cho rằng nhát búa ko phải nguyên nhân chính mà chỉ là biểu hiện của vô số các nhân duyên!
Đệ lại hỏi huynh: theo huynh chúng ta có khả năng nhận thức Thực Tướng thế giới hay ko?
Hay là do chúng ta nhận thức nên mới có thế giới?
Vậy duy tâm tạo có nghĩa như người ta vẫn nói :
Nghĩ thế nào thì ra thế đấy có phải ko?

Vì các pháp do duyên khởi nên chúng không có tự tánh, như vòng tròn tạo ra do cánh quạt quay
Vì vậy vạn vật không thật sinh, không thật diệt, không thêm, không bớt, chẳng đến chẳng đi
Tội lỗi cũng chẳng kiên cố, chúng cũng chỉ cấu trúc từ các thứ lớp mà thôi
Đạo quả cũng chẳng hề kiên cố
Từ duyên khởi thấu triệt tánh không
Đó là con đường từ nhị thừa lên đại thừa
Sắc tức là Giả, Giả tức là không
Đó là con đường Trung Quán Luận của tổ Long Thọ

Thanked by 2 Members:

#163 Nghịch Thiên Cải Mệnh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1926 Bài viết:
  • 845 thanks

Gửi vào 11/01/2021 - 09:32

Cái thuyết quả trứng con gà hình như đã lỗi thời rồi. Giờ chẳng còn ai nhắc đến nữa

Nó liên quan đến khái niệm vật chất và ý thức. Cãi nhau om sòm, người bảo ý thức có trước, người bảo vật chất có trước. Không có hồi kết.

Quả trứng + con gà giờ chỉ dành cho học sinh cấp 2 tranh luận thì hợp lý

Thanked by 1 Member:

#164 MR.Hoang

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1532 Bài viết:
  • 690 thanks

Gửi vào 11/01/2021 - 11:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khoai.To, on 11/01/2021 - 09:32, said:

Cái thuyết quả trứng con gà hình như đã lỗi thời rồi. Giờ chẳng còn ai nhắc đến nữa

Nó liên quan đến khái niệm vật chất và ý thức. Cãi nhau om sòm, người bảo ý thức có trước, người bảo vật chất có trước. Không có hồi kết.

Quả trứng + con gà giờ chỉ dành cho học sinh cấp 2 tranh luận thì hợp lý

Hahaha.

Cũ mà không cũ. Nếu dễ thế thì Khoai to trả lời xem nào.


Trước khi bạn trả lời bạn hãy nghĩ tới thực tế: quả trứng non (có trong con gà đẻ trứng) và quả trứng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 11/01/2021 - 01:34, said:

Hay lắm sư huynh, sư huynh cho rằng nhát búa ko phải nguyên nhân chính mà chỉ là biểu hiện của vô số các nhân duyên!
Đệ lại hỏi huynh: theo huynh chúng ta có khả năng nhận thức Thực Tướng thế giới hay ko?
Hay là do chúng ta nhận thức nên mới có thế giới?
Vậy duy tâm tạo có nghĩa như người ta vẫn nói :
Nghĩ thế nào thì ra thế đấy có phải ko?

Vì các pháp do duyên khởi nên chúng không có tự tánh, như vòng tròn tạo ra do cánh quạt quay
Vì vậy vạn vật không thật sinh, không thật diệt, không thêm, không bớt, chẳng đến chẳng đi
Tội lỗi cũng chẳng kiên cố, chúng cũng chỉ cấu trúc từ các thứ lớp mà thôi
Đạo quả cũng chẳng hề kiên cố
Từ duyên khởi thấu triệt tánh không
Đó là con đường từ nhị thừa lên đại thừa
Sắc tức là Giả, Giả tức là không
Đó là con đường Trung Quán Luận của tổ Long Thọ

Câu trả lời là chúng ta có thể biết được thực tướng thế giới nếu biết cứu cánh là ở đâu!

Em tạm để đây trả lời anh sau.

Thanked by 1 Member:

#165 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1643 thanks

Gửi vào 11/01/2021 - 11:34

Dear anh Khanh Hoang !
phapkhong ko hiểu rõ về Phật pháp nên ko dám bàn nhìu, phapkhong vẫn theo dõi đọc hết các bài của Anh và Anh lethanhnhi viết, phapkhong chỉ xin chia sẻ trải nghiệm bản thân 1 chút.

- Chỗ phapkhong ở hiện tại có thể nói là vùng địa linh, sơn thủy hữu tình và có chùa trong núi ngày gần nhà.
- Trước phapkhong thường tụng bài chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh mỗi ngày thấy mọi thứ bình thường.
- Thời gian này phapkhong ít tụng kinh hơn thì đêm nằm thi thoảng hay mơ thấy người âm (theo phapkhong hiểu là thế), mỗi lần mơ thấy cảm giác sợ, sau lại phải nhờ đến câu niệm A DI ĐÀ PHẬT trong lúc ngủ mê tâm thức bật ra câu niệm mới thoát ra khỏi giấc mơ và tỉnh lại đc.
Thường chỉ mơ vào lúc sau 12h đêm và vào những hôm ko để điện ngủ.

Mong anh cho phapkhong vài ý kiến về chuyện này.

Kính Anh.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |