Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
lethanhnhi, on 10/01/2021 - 00:23, said:
Chính kinh Lăng Già nói về tướng ngôn ngữ
“ có cõi đằng hắng, có cõi lấy tay ra dấu”...
Rốt cuộc : Chân nghĩa ko nằm trong ngôn ngữ
Chỉ là nhân cái hình thức ngôn ngữ của cõi Sa Bà mới này ra nói đao
Có suy nghĩ là thức, chẳng suy nghĩ là trí
Cốt lõi của kinh Lăng Nghiêm là bỏ thức dùng căn cơ
Dùng căn thế nào thì huynh nên đọc về Kishnarmurti
Và đọc về các tác phẩm của Nguyên Phong
Còn như huynh tu là dùng thức chứ chưa dùng căn
Chỉ cần huynh dùng con mắt ngó ngay nơi đầu mũi và ấn đường cả ngày đó là dùng Căn
Đó gọi là Huyền quan nhất khiếu của Thái Ất Kim Hoa kinh
Bất cứ lúc nào thì đầu mũi cũng là công án
Chúc huynh mau thành tựu
Hay lắm, gọi là căn vì ứng nơi mắt thì là thấy, nơi nghe thì là tai, nơi xúc thì là thân, nơi vị thì là lưỡi, nơi mùi thì là mũi, nơi pháp là ý căn.
Các căn ấy thông đạt lẫn nhau, không cần ngôn ngữ. Như tay chân chính mình, mình điều khiển tay giơ lên là nó giơ lên, tay hạ xuống là hạ xuống, chân bước là bước, chân dừng là dừng; lúc ấy không cần ngôn ngữ gì cả vì là 'của mình'.
Gốc ngôn ngữ là do vọng tưởng mà có. Nhưng từng thứ lớp nhìn từ bên ngoài vào, đã bị tập khí che lấp, thì người ta không thể biết dù thông đạt tướng ngôn ngữ vẫn còn là vọng tưởng, đó không phải thật nghĩa.
VÍ dụ: con kiến bò trên áo mình đang mặc, mình thì lại đi trên đoàn tàu, đoàn tàu thì lại chạy trên đường... Một lúc nào đó, con kiến nhờ tu tập hay đốn ngộ, biết được mình đang bò trên áo kẻ khác... nhưng vẫn chưa biết được kẻ đó lại đi trên đoàn tàu... thì vẫn phải tiếp tục tiến thêm để biết rõ hơn.
Ví dụ trên là để chỉ cái tiệm tiến thứ lớp dứt trừ tập khí. Mà thức khởi lên trên mỗi căn khi chưa viên thông lẫn nhau thì ví như con kiến... (chỉ tạm dùng ví dụ là vậy để goi tên nha), khi căn thông nhau thì ví như lúc con kiến biết tới đoạn kẻ khác(mà kiến đang bò ở trên áo của họ) đi trên đoàn tàu mà chưa biết đoàn tàu chạy trên đường...
Nếu đã nơi thật nghĩa thì không còn tu, không chứng, không đắc, ... tự đó đã vô sanh và tự tại. Nhưng đó là với bậc đã hoàn toàn tự tại, còn như đối với em, dù biết điều đó thì vẫn có tập khí quấn lấy, thì phải hoạch định thứ lớp tiến lên. Đó là lý do vì sao, dù đã đọc hiểu được chút Lăng Già, em vẫn nói về những thứ bậc tiếm tiến cho người bắt đầu. Còn nói cao quá sợ các bạn khác khó hiểu. Ngay cả viết ví dụ trong bài này sợ cũng làm người ta khó hiểu lắm lắm...