Jump to content

Advertisements




SẤM TRẠNG TRÌNH 2018


818 replies to this topic

#661 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 02/10/2020 - 15:20

Lão Tử - Đạo Đức Kinh : "Bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo",
Chẳng có kẻ cười ha ha thì chưa đáng gọi là Đạo.
"Trung Quốc" 中國 Ngày nay bao gồm "Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" và Đài Loan
"Trung Quốc" cón có những tên khác là : Trung Hoa, Trung Thổ, Thần Châu, Hoa Hạ, Trung Nguyên, Chấn Đán, Đường Sơn....

Trong tác phẩm "Tây Du Ký" Đường Tam Tạng có câu : "Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn".
Trung Quốc hàm ý là "Trung tâm chi quốc" là nơi sau này Đại Pháp sẽ truyền ra nên trong tác phẩm "Tây Du Ký" mới có câu như thế.

"Vương Nhĩ Mẫn (王爾敏),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Viện Hán Học đã tìm ra năm nghĩa của chữ 中國 trong các văn tự cổ từ thời xã hội

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trở về trước, theo đó "Trung Quốc" có ba nghĩa rõ rệt nhất là:
  • Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    định nghĩa rất minh bạch khái niệm này.

  • Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở "Trung Quốc"."

  • Khu vực ngày nay gọi là

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    .

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể dẫn được quân

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    (粵 và/hoặc 越) (thuộc khu vực phía nam

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    và bắc

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ) để đối đầu với "Trung Quốc", thì chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ." Theo nghĩa này thì nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa (華) hay Hạ (夏) (hay Hoa Hạ).
Hai nghĩa còn lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau,để chỉ các nước thời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

."


Wikipedia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nho gia quan niệm :Cứng quá thì dễ gãy, cao quá thì dễ đổ nên họ chọn con đường gọi là "Đạo Trung dung" 中庸.
Thiên "Thiên mệnh" sách "Trung Dung" viết : " Mệnh mà trời ban riêng cho từng người thì gọi là tính. Thuận theo tính mà đối nhân xử thế, làm mọi việc thì gọi là đạo. Tu dưỡng theo nguyên tắc của đạo để đối nhân xử thế, làm mọi việc thì gọi là giáo. Đạo là điều mà con người không được xa rời dù chỉ trong giây phút; nếu có thể xa rời được thì không phải là đạo. Vì vậy người quân tử phải hết sức răn mình cẩn thận về những điều không ai nhìn thấy. Không có cái gì dễ hiện ra bằng điều giấu giếm, không có cái gì dễ lộ ra bằng điều nhỏ nhặt. Cho nên người quân tử khi xử thế một mình, từ lời ăn tiếng nói đến việc làm cụ thể càng phải cẩn thận, chu đáo hơn bao giờ hết".
Ngày nay nhiều người trí tuệ không sâu xa mà lại thái kiêu, không một chút khiêm tốn không có đáng cười mà là chua xót đắng cay.

Sửa bởi catdang: 02/10/2020 - 15:29


#662 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 02/10/2020 - 22:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 02/10/2020 - 09:12, said:

Cuối cùng thì cũng dùng đến chữ "Phật" và kinh.
Cái mà vị này muốn là "hộ vệ" cho Thiền Tông chăng?
Tôi xin khẳng định tôi không liên quan gì đến Thiền Tông, đừng gán ghép.
Thứ nữa, hãy là người chân chánh, trả lời một cách chân chánh. Đừng vòng vo bằng việc trả lời một chủ đề khác.

Trong kinh Phật giáo nguyên thuỷ, thường hay nói đến những người balamon, khi được người khác hỏi thì lại đi trả lời một chủ đề khác, né tránh. Chư thánh gọi đó là lối trả lời của tà đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 02/10/2020 - 09:12, said:

Các bạn có tin Thánh Nhân này hay không thì tôi xin nói một điều này là hiện nay có hàng trăm triệu người trên thế giới này họ tin mà không cần đến "Sấm Trạng Trình" , "Sấm Trạng Trình" là để dành cho những người như các bạn mà thôi!

Trong kinh nikaya, Phật giáo nguyên thuỷ, 'Phật cũng bảo hàng ác ma kia cũng có hàng vô số đồ chúng. '
Không nên nhìn vào số đồ chúng mà nói là người đó là giác giả. Mà người đó phải có khả năng nhiếp phục hàng trí thức, bằng việc trả lời thẳng vấn đề, giúp được người tri thức chứng nhập lý vô sanh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 02/10/2020 - 11:06, said:

Cũng bởi có người nhắc đến những chữ như "cú nghĩa", "diệu nghĩa" nên tôi cũng nói lại một chút cái đã giải rồi thế nào là "cú nghĩa" thế nào là diệu nghĩa:
Xin xem hình ảnh bản "Sấm kí bí truyền" trong dấu khoanh tròn:

Chữ trong vòng khoanh vàng là : DANH MỘC HẠ LIÊN ĐINH KHẨU.

Nếu gọi là "cú nghĩa" thì xin dịch bừa ra như thế này : "Quê hương trong nước che giấu vật quí, ở tại xứ sở bốn vách núi vây quanh long hổ nằm chầu vào, nước sinh ra từ sông quí chảy vòng quanh".
Theo "cú nghĩa" này thì phải đi tìm cái vật quí là cái không biết rồi mới tìm xem sông nào chứa nó rồi mới biết quê hương Thánh Nhân.
Muốn biết Ngài trú tại xứ nào tìm xem Bảo giang ở đâu? nó chảy vòng quanh chố nào nằm giữa bốn vách núi, lại có long hổ chầu vào.
Vậy nên người ta tìm mãi chả thấy.
Nhưng mà Sấm có câu : "Dục thức Thánh Nhân nhĩ diện tu tầm chương cú kiến" nghĩa là cứ tìm ở câu chữ sẽ thấy cơ mà?

Đến đây tôi mới nói cái "diệu nghĩa" mà người ta thích, nếu không phải vậy có lẽ họ không thích.
Chúng ta đi học thế kỷ 20 cái chữ gọi là "tiếng Việt" hay Quốc Ngữ, viết thì là chữ cái La- tinh , âm thì là "tiếng" Việt và phần lớn là tiếng Hán.

"xứ sở bốn vách núi vây quanh long hổ nằm chầu vào" chẳng biết nó ở đâu nhưng có nghĩa là "ở giữa".
Thủy ở sông nào chảy vòng quanh thì nó cũng là "nước".

Vậy thì cái câu ấy "diệu nghĩa" của nó là " ở giữa, nước".

"Trung Quốc" chuyển ngữ ra "tiếng Việt" Quốc Ngữ hiện đại mà học sinh ngày nay đi học là gì : Ở GIỮA -NƯỚC.

Vậy nên xứ ấy là :TRUNG QUỐC.

Câu Sấm trên nó đúng như là lời giảng của một Thầy giáo Ngữ Văn cho học sinh của thế kỷ 20 rằng : Chữ Hán và "tiếng Việt" ngày nay nó là quan hệ như vậy!

Tôi trả lời lần nữa, cái lý diệu nghĩa là phải do lìa cú nghĩa mà kiến lập, không phải là ẩn nghĩa hay là giải nghĩa mà ra.
Cắt nghĩa, giải nghĩa, ẩn nghĩa, thanh nghĩa, trọng nghĩa... đều là cú nghĩa cả! Việc ông cắt nghĩa như trên là hoàn toàn vô ích giả tạo.

Ông hãy suy xét rõ ràng. Ví như không gian hiện tại của ông. bỗng dưng có người đào cái hố và nói trong hố đó là thánh nhân, là chánh pháp... Ông có nhảy vào hố ngay lúc đó không?
Cũng vậy, người khác nếu hiểu đúng sẽ tìm cách an trụ trong chánh niệm hiện tiền, thì cú nghĩa là cái hố ông đào ra và bảo người ta nhảy vào. Đó là ác tâm của ông.
Bát chánh đạo không phải là đi tìm ảo tưởng như ông mà là phương pháp sống và tri kiến đúng trong giây phút, trong sát na của hiện tại; không phải là cái cú nghĩa ông giải bày đâu.

Hãy nhớ bát chánh đạo, luôn có chữ 'CHÁNH' trong đó; hoàn toàn không phải là cái mà ông gọi là 'Chánh pháp gì đó của ông LHC đâu.' Những cái gì khiến cho người ta lìa xa thực tại, chạy theo ảo tưởng đều là tà pháp cả.

Tự ông phỉ báng ông LHC mà ông không biết!

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 02/10/2020 - 22:30


#663 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 05/10/2020 - 09:29

Vào triều Đường, có một hòa thượng tên là Đạo Khâm ngụ tại Kính Sơn. Nếu có người tới hỏi Đạo, ông lập tức giải đáp, ngôn ngữ giản đơn mà đạo lý cao thâm.
Khi quan Thích sử Trung Châu là Lưu Yến tới hỏi Đạo, cầm lư hương trong tay, Đạo Khâm nói: “Điều ác chớ làm, việc thiện nên theo”. Lưu Yến nói: “Điều ấy đứa trẻ ba tuổi cũng biết.” Đạo Khâm nói: “Đồng tử ba tuổi có thể biết, lão nhân trăm tuổi làm không được”.
Có người cứ đem những điều trong kinh điển Phật giáo ra để đo lường sự việc và người khác.
Về tu luyện không chỉ có Phật giáo mới là "chính Pháp", chính Đạo, Có người tu thành Thần Tiên mà không ở trong tôn giáo nào, trong Đạo gia cũng có người tu thành Chân Nhân, Ở xứ Tây Tạng họ cũng có tu thành Phật và Bồ Tát mà cũng không phải là Phật Giáo , cũng không phải là tu theo pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền, Cơ Đốc giáo phương Tây cũng có người tu thành Thần.
Pháp hay Đạo lý có huyền diệu đến mấy thì nói bao giờ cũng dễ hơn làm, cũng không phải là để cho người ta đem ra tranh cãi với nhau, đó hoàn toàn là "thường nhân tâm".
Con người chúng ta mang trên thân là "đầy bệnh, đầy nghiệp, đầy vật chất đen" cả trên thân thể và trong tư tưởng, vứt bỏ đi được từng chút một mới thăng hoa lên , mới là thực huệ.
Một người khi làm điều xấu với người khác, khi hiếp đáp người, nhục mạ chửi mắng công kích người khác thì sẽ mất đi Đức và tích thêm vật chất đen.

"Bát chánh đạo" là từ chữ Hán 八正道 ,Chữ Ấn: ariyo aṭṭhaṅgiko maggo,Chữ Phạn: āryāṣṭāṅgamārga་), còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi Thánh đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát trực hành, Bát đạo hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ.- Wikipedia .
Đọc là "chính" hay "chánh" đều được , đều hàm nghĩa là "ngay thẳng, ở giữa, không sai lệch, thuần chất...".
Có một số người hiện nay thích dùng những chữ "Phật giáo Nguyên Thủy" hàm ý của họ có lẽ là muốn thoát ly "Phật giáo Đại Thừa" được truyền từ Trung Quốc sang nước ta như vậy thì cũng không thể dịch thành "bát chánh đạo" nữa, vậy có lẽ phải đợi một cao tăng nào đó xuât hiện dịch thẳng từ chữ Phạn hay chữ Pali sang tiếng Việt thì chúng ta mới biết nghĩa là gì?
Câu chuyện ở đây là nếu như có người cứ thích đàm luận về "bát chính" nhưng "niệm" không chính thì "ngữ" cũng không thể chính sẽ nói ra những lời nóng giận, ác ý, đâm thọc khiêu khích, không phải là phê bình ai cả mà ý tôi muốn nói là "lý thuyết" chỉ là "lý thuyết" mà thôi, "lý thuyết" của gia phái tôi có hay đến mấy thì cũng không có "ý nghĩa" nào hết, chỉ có thực hành nó mới là của tôi, cũng không thể đem ra mà đánh giá gia phái khác được.
Có những điều nằm ngoài ý nghĩa của ngôn từ, nhưng đó là "cảnh giới" khác. Con người là dùng ngôn ngữ để biểu đạt, tâm thái tư tưởng của người ta như thế nào thì nói hay viêt ra người khác có thể thấy và hiểu, trong tâm anh là nóng giận, ác tâm sao có thể nói ra viết ra những lời hòa ái được? Nghĩa của từ ngữ không còn ý nghĩa nào với anh cả, đều là "sai lầm" cả thì anh nên đi ra chỗ khác không cần đọc chữ của người khác, không cần nói với ai câu nào chỉ "mỉm cười" là đã hiểu nhau hết rối, đó chắc là cái "cảnh giới" khác rồi, ai đạt đến chỗ ấy thì chắc là không ngồi "gõ bàn phím" nữa.
Xã hội nhân loại không "sạch sẽ" cũng không khác gì "cái hố" người ta nói ngày nay thập ác đủ cả. Thần Phật nào nhìn xã hội con người thấy cũng kinh sợ, cũng không ai dám xuống, không ai "nguyện ý" nhảy vào . Vậy nên người ta cũng thấy rằng lịch sử hãn hữu lắm mới có một vị Giác Giả xuống "độ nhân", Giác Giả mà xuống độ nhân thì cũng rất khổ, người đời không tôn kính Ông mà còn phỉ báng và làm hại Ông nữa!
Người phỉ báng với người khác thì phải chịu "quả báo", ai mà phỉ báng Thần Phật thì quả báo không nhẹ, có thể vĩnh viễn không đắc thân người nữa.

Sửa bởi catdang: 05/10/2020 - 09:57


#664 Hiken123

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 05/10/2020 - 11:58

Ông catdang,

Thật ra tôi không muốn tham gia vào cái chủ đề này của ông, nhưng do vì ô. đã nhận thức sai lầm về Phật giáo Tây Tạng nên buộc lòng tôi phải lên tiếng. Ông cho rằng : (trích nguyên văn) :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 05/10/2020 - 09:29, said:

Về tu luyện không chỉ có Phật giáo mới là "chính Pháp", chính Đạo, Có người tu thành Thần Tiên mà không ở trong tôn giáo nào, trong Đạo gia cũng có người tu thành Chân Nhân, Ở xứ Tây Tạng họ cũng có tu thành Phật và Bồ Tát mà cũng không phải là Phật Giáo , cũng không phải là tu theo pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền, Cơ Đốc giáo phương Tây cũng có người tu thành Thần.
Pháp hay Đạo lý có huyền diệu đến mấy thì nói bao giờ cũng dễ hơn làm, cũng không phải là để cho người ta đem ra tranh cãi với nhau, đó hoàn toàn là "thường nhân tâm".

Đó là môt nhận thức sai lầm vì vua Songtsen Gampo (chữ Tây Tạng: སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ།; 605?–649), hay Tùng Tán Cán Bố là vị vua thứ 33 của người Tây Tạng. Ông được xem là người đã đem Phật giáo vào Tây Tạng. Điều này đã ghi rõ trong sử liệu của Tây Tạng. Và từ đó cho đến hiện nay các vị Bồ Tát người Tây Tạng đã tiếp nối nhau tái sinh để truyền thừa pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền lại cho đời sau. Điển hình là Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso, hiện vẫn còn đang tại thế là một minh chứng.

Việc ông cho rằng (trích nguyên văn) : " Ở xứ Tây Tạng họ cũng có tu thành Phật và Bồ Tát mà cũng không phải là Phật Giáo , cũng không phải là tu theo pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền " là một điều sai lầm và là một sự xuyên tạc trắng trợn, do vậy tôi buộc lòng phải lên tiếng, yêu cầu ông catdang chấm dứt sự xuyên tạc, lẽo lự về Phật Giáo Tây Tạng.
Ngoài ra ông muốn truyền bá thứ gì mà ông thích và cho là đúng điều đó tôi không xen vào, nhưng khi đề cập về Phật Giáo Tây Tạng, yêu cầu ông cẩn trọng, ĐỪNG XUYÊN TẠC !

Thanked by 1 Member:

#665 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 05/10/2020 - 12:55

Tôi không có viết là Phật giáo Tây Tạng không thuộc PHẬT GIÁO, hay ở Tây Tạng không có Phật Giáo, xin hãy đọc kỹ.
Ở xứ ây có những môn đơn truyền,mật truyền họ cũng không thờ Phật Thích Ca Mâu Ni làm tổ tôn. Mật tông Tây Tạng chẳng hạn tuy người ta xếp vào một nhánh của Phật Giáo nhưng thật ra là tín phụng vào Đại Nhật Như Lai, ngày nay có người đem Mật tông ra phổ truyền, đã là mật truyền thì giáo lý của họ là bí mật người ta không thể biết chính xác là gì.

Sửa bởi catdang: 05/10/2020 - 13:03


#666 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 05/10/2020 - 13:31

Về chữ nghĩa mà xét thì "Đạo Phật" cũng có thể không có ý nghĩa là Tôn giáo Phật giáo, tôi hỏi một số người họ cũng nói thế.
Ví dụ có người tín ngưỡng thờ cúng một Vị Phật nào đó thì có nói là họ theo Đạo Phật, nhưng họ có thể không có liên hệ gì với Phật giáo, nhưng là hòa thượng thì không thể nói là không ở trong Phật giáo được.


#667 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 07/10/2020 - 15:01

Bản Sấm Kí “Phùng Thượng Thư” – Phùng Khắc Khoan còn gọi là “Sấm Trạng Bùng” lưu trữ tại thư viện Hán Nôm.

Trang cuối cùng xin xem hình ảnh :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn :

詩云
天下紛紛擾擾攘
誰知圣帝在何方
賢人欲識為臣輔
不在蛮鄕在狄鄕
一字三人同
月無水無火
此圣人之名

右詩
江東岸上但尋常
起陵作帝王
天下都來歸一統
此年出治永延長

右詩
火賢兔儿庶木楊
是圣人水宮竜徳
位山字奉火神
豬運興王室
六七旬
世傳十六葉
祚流五萬春


幻中十三口
以匕結之人

Thi vân:
Thiên hạ phân phân nhiễu nhiễu nhương,
Thùy tri thánh đế tại hà phương.
Hiền nhân dục thức vi thần phụ
Bất tại man hương tại địch hương.
Nhất tự tam nhân đồng,
Nguyệt vô thủy vô hỏa
Thử thánh nhân chi danh.


Hữu thi
Giang đông ngạn thượng đãn tầm thường
Bị trần khởi lăng tác đế vương.
Thiên hạ đô lai quy nhất thống
Thử niên xuất trị vĩnh diên trường.



Hữu thi
Hỏa hiền thố nhân thứ mộc dương
Thị thánh nhân thủy cung long đức
Ẩn vị sơn tự phụng hỏa thần,

Trư vận hưng vương thất
Niên gian lục thất tuần
Thế truyền thập lục diệp
Tộ lưu ngũ vạn xuân


Hựu:
Huyễn trung thập tam khẩu
dĩ chủy kết chi nhân.

(HẾT)



Xin giải lại mấy câu về “Thánh Nhân” :
Thi vân:
詩云
天下紛紛擾擾攘
誰知圣帝在何方
賢人欲識為臣輔
不在蛮鄕在狄鄕
一字三人同
月無水無火
此圣人之名

Thiên hạ phân phân nhiễu nhiễu nhương,
Thùy tri Thánh đế tại hà phương.
Hiền nhân dục thức vi thần phụ
Bất tại man hương tại địch hương.
Nhất tự tam nhân đồng,
Nguyệt vô thủy vô hỏa
Thử Thánh Nhân chi danh.


Tứ di (四夷) là thuật ngữ miệt thị trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sử Trung quốc hình thành từ thời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chu để chỉ các bộ lạc ngoài Trung Nguyên bao quanh Trung Quốc cổ đại
Lý thuyết địa lý Trung Quốc cổ coi "Trung Quốc" là "nước ở trung tâm" và người ở đó coi mình là người đã giáo hóa văn minh, còn xung quanh bốn phương là Tứ Di hàm ý là thấp kém mọi rợ.
Vùng đất khởi phát của người Trung Quốc là vùng Hoa Hạ(華夏) và là nguồn gốc của các thuật ngữ Trung Hoa, người Hoa.
Các bộ tộc người ở phương đông được gọi là Đông Di (東夷), phương tây gọi là Tây Nhung (西戎), phương Nam gọi là Nam Man (南蠻), và phương Bắc gọi là Bắc Địch (北狄), trong đó các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật", ví dụ họ khuyển . Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi, nên trong các chữ Hán dẫn ra ở trên chỉ còn có ở chữ Địch (狄).
Nguồn : Wikipedia
Bản đồ Trung Quốc cổ đại :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nam Man cũng là tên gọi chung chỉ các dân tộc sinh sống tại các khu vực từ dãy núi Phục Ngưu đến lưu vực sông Hán, trung và thượng du sông Hoài, lưu vực sông Trường Giang, lưu vực sông Châu Giang cho đến cao nguyên Vân Nam, Quý Châu. Các hệ tộc trong đó rất phức tạp: Vùng trung du Trường Giang có Tam Miêu, Sở, Quần Man. Vùng hạ lưu Trường Giang và Châu Giang có Bách Việt. Trung và thượng du Trường Giang có Bộc và Ba Thục. Các nhóm sắc tộc Di vùng Tây Nam cao nguyên Vân Nam - Quý Châu... cũng không chỉ có một tộc hệ.
Người Mông Cổ triều Nguyên lấy Mông Cổ làm trung tâm, gọi người Hán từ sông Hoài Hà về phía Nam là Nam Man, Man Tử.
Thời Mãn Thanh cũng gọi người Hán như thế, Vua quan trong triều đình nhà Thanh gọi các quan lại người Hán là Man tử.

Tên gọi Bắc Địch sớm nhất có khởi nguồn từ thời nhà Chu, là tên gọi chung mà người Hoa Hạ gọi các dân tộc thiểu số phương Bắc.
Từ giữa thời Xuân Thu trở đi, Địch và Nhung có sự khác biệt rõ rệt về khu vực, nhưng trong toàn bộ thời kỳ Xuân Thu cho đến giữa thời Chiến Quốc, Nhung Địch thường được gọi lẫn, có những bộ lạc có cả hai tên gọi là Nhung và Địch.
Đầu thời kỳ Xuân Thu, các nước Tần, Tấn, Trịnh, Vệ về phía bắc, tức vùng miền trung và miền bắc Hà Bắc và Thiểm Bắc và Sơn Tây ngày nay có rất nhiều bộ lạc mạnh, đều gọi chung là Nhung, về phương vị gọi là Bắc Nhung. Đến giữa thời kỳ Xuân Thu lại xuất hiện tên Địch đối với các bộ lạc ở các khu vực đó. Vì ở phía Bắc nên gọi là Bắc Địch. Sau đó khoảng 100 năm lại xuất hiện các tên gọi Xích Địch, Bạch Địch, Trường Địch…

Tham khảo từ nguồn trang :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lịch sử Trung Quốc có thể nói là quá trình giằng co, đấu tranh đan xen, giao thoa thống nhất và phân tách liên tục qua lịch sử giữa các bộ lạc, quốc gia, dân tộc, các vùng văn minh khác nhau,

Xem biểu đồ “Lịch sử Trung Quốc”
Nguồn : Wikipedia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Câu Sấm : “Thiên hạ phân phân nhiễu nhiễu nhương” là ý nghĩa thiên hạ ở trong Trung Quốc chứ không phải là thiên hạ nói chung. “Thiên hạ phân lâu tất hợp, hợp lâu rồi lại phân”- Ngô Sĩ Liên.


Đoạn sấm này có nghĩa là Quê hương Thánh Nhân là đất “Bắc địch” - 北狄 tức là phía bắc Trung Quốc ngày nay.

一字三人同
Nhất tự tam nhân đồng là chữ “Sâm” 森 xum xuê, rậm rạp, chiết tự ra là 03 chữ “Nhân thập” 人十.

月無水無火
“Nguyệt vô thủy vô hỏa” là chữ “Tử” 子- con trai.
Chữ “nguyệt” , nga 月, có cách viết khác là 囝
Chữ “Nguyệt” 囝 bỏ đi chữ “khẩu” 口 “cái miệng, cái mồm” là “vô thủy , vô hỏa” còn lại chữ “tử” 子.
“Nhất tự tam nhân đồng,
Nguyệt vô thủy vô hỏa
Thử thánh nhân chi danh.”

“DANH” này của Thánh Nhân là “Nhân thập tử” 人十子 là chữ “Lý” 李

Sửa bởi catdang: 07/10/2020 - 15:03


#668 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 07/10/2020 - 19:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 05/10/2020 - 12:55, said:

Tôi không có viết là Phật giáo Tây Tạng không thuộc PHẬT GIÁO, hay ở Tây Tạng không có Phật Giáo, xin hãy đọc kỹ.
Ở xứ ây có những môn đơn truyền,mật truyền họ cũng không thờ Phật Thích Ca Mâu Ni làm tổ tôn. Mật tông Tây Tạng chẳng hạn tuy người ta xếp vào một nhánh của Phật Giáo nhưng thật ra là tín phụng vào Đại Nhật Như Lai, ngày nay có người đem Mật tông ra phổ truyền, đã là mật truyền thì giáo lý của họ là bí mật người ta không thể biết chính xác là gì.
Ông thật sự không biết gì cả, ông đã vào tu tập trong hàng 5 mũ chưa mà bảo là Mật Tông không theo Phật Thích Ca Mâu Ni?

Ông biết trong 10 danh hiệu, THẾ TÔN là danh xưng của hàng tu sĩ và Cư sĩ để nói về bậc Như lai, cũng chính là Phật Thích Ca không?
Ngũ Phương Như Lai thật cũng đều là một, theo ứng dụng mà chia ra làm 5; giống như tay chân đầu mình cùng chung một thân.

Ông ra rả là: 'người ta sinh ra đời để đóng vai mà ông không biết Đức Liên Hoa Sanh thị hiện ra đời là vì điều gì!??''

Ông tưởng rằng xác thân Phật đã tiêu mất là thật tiêu mất hay sao? Nếu Phật thật tiêu Mất thì làm sao mà thoát luân hồi!? Đó chỉ là phương tiện Như Lai thị hiện để độ xong hàng đệ tử của mình để đừng chấp nơi tướng!

Tôi nói ông nên tìm hiểu lý 'vô sanh' đi, kẻo vào vọng ngữ mà không biết.

Thế Tôn còn đó mà có kẻ đã muốn khởi tâm muốn ngồi lên cao! Rồi nói lời đại vọng ngữ lừa gạt người mê! Công hạnh ở đâu mà dám ngồi?!

Tôi hỏi ông về cú nghĩa và diệu nghĩa ông không biết một chút gì! Ông còn không thật biết 6 con đường vào 'động thiếu thất' chính là 6 giác quan. Thật, ông như VẸT CHÉM GIÓ!

#669 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 07/10/2020 - 20:09

Lúc lừa gạt là đã không có công hạnh rồi! Do tham sân si do nơi sâu thẳm mà dám nói lời ấy!

Tôi viết ra không phải vì chỉ mỗi ông mà còn là cho những ai thật muốn tìm con đường thoát luân hồi chân chính!

VIỆC TRƯỚC TIÊN NẾU MUỐN NÓI THÌ PHẢI THẬT BIẾT, ĐÃ ĐI QUA RỒI NÓI. ÔNG PHẢI XẢ BỎ VỌNG NGỮ NƠI MÌNH ĐI ĐÃ!

Tôi hỏi ông: 'Ông có thật biết ông LHC là Chuyển Luân Thánh Vương không, mà dám phát ngôn?' Là để ông và tôi dừng lại tự suy ngẫm xem: nói lời đó là do người ta nói rồi ông nói lại hay là ông thật thấy! Thật sự những cái ông trích dẫn hầm bà lăng thì đã chứng minh ông là VẸT NÓI LẠI! MÀ NHỮNG LỜI NÓI LẠI ÔNG LẠI KHÔNG DÁM CHẮC NÓ ĐÚNG HAY KHÔNG?


Rồi tôi hỏi ông về cú nghĩa và diệu nghĩa để chỉ cho ông là ông chưa biết gì cả! Rồi tôi lại hỏi ông về 6 giác quan ông biết được gì là để ông dừng lại, tự ngẫm xem:
+ Thứ Nhất: nếu PLC của ông LHC là đúng, thì ông có tu tập chưa?
+ Thứ nhì, nếu ông đã tu tập thì ông đã thoát luân hồi chưa? THoát là thoát cái gì, và chỗ nào?
+ Thứ tam, nếu ông đã thật thoát thì ông phải biết '' VÔ SANH'' chứ.

Nếu ông thật đã thoát luân hồi, tự tôi sẽ tìm đến ông mà học, sẽ đảnh lễ, sẽ tôn trọng ông như bậc tôn trưởng!!!

#670 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 08/10/2020 - 09:25

Bài "CỬU CỬU CÀN KHÔN ĐỊNH" Trong "Phùng Thượng Thư ký"

Xem hình ảnh :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Các chữ trong dấu khoanh tròn:

大明安南朝會


九九乾坤已定

清明辰節開花

宜到牛頭過馬

胡兵八萬囘家



Đại Minh, An Nam triều hội.


cửu cửu kiền khôn dĩ định,

thanh minh thần tiết khai hoa.

nghi đáo ngưu đầu quá mã.

hồ binh bát vạn hồi gia.


Bài sấm này có thể là sử dụng các danh từ có tính đại biểu.

"nghi đáo ngưu đầu quá mã" có thể là chỉ thời gian , có thể là chữ này : 丙 午 "bính ngọ", chữ Bính có hình dáng giống đầu bò, chữ "bính" và chữ "ngọ" là có phần đầu giống nhau.
Chữ "Thần" cũng đọc là chữ "thìn".

#671 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 21/10/2020 - 10:57

Cái mà biết trước chữ Hán là "tiên tri", cái dùng lý mà suy ra trước gọi là "tiên đoán".
Ở Việt Nam môn rộng rãi nhất để tiên đoán mệnh vận là môn Tử Vì.
Tổ sư môn tử vi là Hoa Sơn Đạo sĩ Lão tổ Trần Đoàn đời Tống,
Môn Tử vi truyền sang nước ta vào thời Trần từ Tiến Sĩ Hoàng Bính của nhà Tống, ông ấy tiên đoán nhà Tống có hoạ diệt vong bởi Mông Cổ nên đem cả gia thuộc sang nương nhờ Đại Việt, con gái Ông lấy vua Trần Thái Tông là Huệ Túc phu nhân, tương truyền bà còn giỏi Tử Vi hơn cả phụ thân. Trong các học trò của Hệu Túc phu nhân có Tể Tướng Đoàn Nhữ Hài và Trần Nguyên Đán.
Ở diễn đàn này có không ít người là nghiện cứu Tử vi, vậy có phải đều là học trò của Trần Hy Di lão tổ là một người Trung Quốc.
Thế mà cứ nói đến hai chữ Trung Quốc thì họ lại giống như bị "dị ứng" vậy, có người còn viết là phản đối Phật Pháp mà lồng Trung Quốc vào, tôi là kẻ hậu sinh nhưng cũng biết rằng cách đây khoảng 100 năm thì ở trên đất Viêt Nam, người Việt đều đọc kinh Phật , đều hiểu Phật Pháp bằng chữ Nho là chữ Trung Quốc truyền sang nước ta, các kinh điển bằng chữ Pali, Phạn thì chỉ có các nhà sư Nam tông mới đọc được.
Nói đến Trung Quốc ngày nay có lẽ trong tâm thức nhiều người là những thứ như hàng giả, độc hại, xấu , ác...Xã hội con người nói chung cũng là như thế, có lẽ nơi phức tạp như thế ai mà không bị hoà tan mất, không bị nhuộm đen đi mới có thể nổi trội lên.

"NHÂN THÂN NAN ĐẮC, TRUNG THỔ NAN SINH, PHẬT PHÁP NAN VĂN"


Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) đời Bắc Tống là ông tổ của "Mai Hoa Dịch Số" trong dự ngôn "Mai hoa thi" mở đầu viết :

"Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,
Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai

Ý tứ rằng Sinh mệnh người ta là đến từ thiên thượng, thiên môn khai mở mà xuống, đến rồi liệu đã có mấy ai trở về được.
Các dự ngộn Đông Tây kim cổ xét ra là đại đồng tiểu dị "Sấm Trạng Trình" cũng là như thế thôi.

Các dự ngôn cũng đã nói trước rằng người thiện sẽ bị người ác làm hại, nếu có người muốn đi nói điều thiện ắt sẽ có người ác tâm mà xuyên tạc lời của họ.

Ngũ Công Kinh : "Thiên chi bẩm tính nhật minh chiếu diệu, địa chi bẩm tính phong điều vũ thuận, nhân chi bẩm tính âm dương hòa khí, thế nhân bất biện mạt kiếp chi ý, cố lục thử kinh, truyền dữ chúng sanh, tu thân cúng phụng, ác giả mạc ngữ tha ngôn, Ngũ Công báo thế nhân, cấp cấp tu hành hướng thiện, đính lễ phụng hành. "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hy vọng rằng các bạn ở đây sẽ không phải là những người như vậy.

#672 Mint26

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 497 thanks

Gửi vào 21/10/2020 - 12:39

Nghiên cứu tư liệu, tài liệu, sách vở,... nói chung không có nghĩa là học trò của tác giả. Ngay cả chữ đơn giản mà đọc hiểu không xong thì đòi dịch với giải sấm cái gì?

Giờ tôi bảo ông học, đọc, nghiên cứu tiếng Hán, tổ tiên ông đích thị là người Trung Quốc, ông cha ông là người Trung Quốc, bản thân ông là người Trung Quốc thì ông chịu không?

Sửa bởi Mint26: 21/10/2020 - 12:42


#673 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 21/10/2020 - 12:44

Ý Catdang có phải Sấm Trạng nói họ Lý là thánh nhân, cứu vớt người Việt, kể cả người Việt hải ngoại?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Expander: 21/10/2020 - 12:47


#674 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 21/10/2020 - 16:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander, on 21/10/2020 - 12:44, said:

Ý Catdang có phải Sấm Trạng nói họ Lý là thánh nhân, cứu vớt người Việt, kể cả người Việt hải ngoại?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sấm Trạng Trình không có nói họ nào là Thánh Nhân và cứu vớt ai.

Tôi là người giải Thánh Nhân có họ tên là gì, sinh ngày tháng năm nào, quê Ông ở đâu và Ông là người nước nào đều rất rõ ràng bằng chữ QUỐC NGỮ.

Còn "họ Lý" trong Sấm Trạng của quí vị muốn nói là ai tôi cũng xin thưa là không hiểu quí vị muốn ám chỉ cái gì

Sửa bởi catdang: 21/10/2020 - 16:02


Thanked by 1 Member:

#675 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 21/10/2020 - 16:12

Ừ, phải thế chứ. Catdang đã xác nhận không phải là tốt rồi.
Rõ ràng không phải họ Lý (người mà ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu).

P/s: Hoan nghênh tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của chủ top. Cả một topic dài, thì ra dòng comment bên trên đã nói lên tất cả.

Sửa bởi Expander: 21/10/2020 - 16:29


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |