SẤM TRẠNG TRÌNH 2018
#646
Gửi vào 07/08/2020 - 16:00
https://tuvilyso.org...-on-thoi-bi-do/
Trích dẫn:
“而时弥勒佛言:“善哉!善哉!善男子信女子,我佛之传三字三法,乃佛三宝,还有长生两玉,并三十六件佛宝,一步到位,不求口虚,只求真心真践。必得见玄妙,永续长生,必得正果,转凡成圣,永离苦海。不信吾法语言,遭十种恶业,朝病暮死。闻三宝必生诽谤者,人身不得,万劫难复人道””
Hán-Việt:
“Nhi thì Di Lặc Phật ngôn:”Thiện tai! Thiện tai! Thiện nam tử, tín nữ tử, Ngã Phật chi truyền Tam tự tam Pháp, nãi Phật tam bảo, hoàn hữu trường sinh lưỡng ngọc,tịnh Tam thập lục kiện Phật bảo, nhất bộ đáo vị, bất cầu khẩu hư, chỉ cầu chân tâm chân tiễn. Tất đắc kiến huyền diệu, vĩnh tục trường sanh,tất đắc chính quả, chuyển phàm thành thánh, vĩnh li khổ hải.Bất tín ngô pháp ngữ ngôn, t*o thập chủng ác nghiệp, triêu bệnh mộ tử. Văn tam bảo tất sanh phỉ báng giả, nhân thân bất đắc, vạn kiếp nan phục nhân đạo.”
Tạm dịch :
“Phật Di Lặc bèn nói : “Lành thay ! Lành thay! Hỡi các thiện nam tín nữ, Ta truyền Pháp ba chữ, ấy là Tam Bảo Phật, thật sự là trường sinh lưỡng ngọc, gồm 36 kiện Phật Bảo, đầy đủ một bộ, không cầu khẩu hư, chỉ cần chân tâm thực hành, ắt sẽ thấy huyền diệu, mãi mãi trường sanh, ắt đắc chính quả, chuyển phàm thành Thánh, mãi dời xa bể khổ. Không tin lời Pháp của ta, gặp mười chủng ác nghiệp, sáng bệnh chiều chết. Nghe Tam Bảo ắt sẽ có kẻ phỉ báng, những kẻ ấy thân người sẽ không đắc, qua vạn kiếp cũng khó quay lại được làm người”..
Hy vọng các vị đừng vì tâm đố kị mà mê mãi không hiểu ra!
#647
Gửi vào 18/08/2020 - 09:51
Đấng Thiên Sai “Messiah” là một thuật ngữ Cơ đốc giáo có nghĩa là Chúa Cứu Rỗi được Thiên Chúa chỉ định để cứu thế nhân.
Phật giáo tin rằng có một vị Phật Di Lặc tương lai đến để hướng dẫn chúng sinh giác ngộ. Dựa trên phân tích ngôn ngữ, các học giả hiện đại của Phật giáo tin rằng Di Lặc có thể liên quan đến lưu truyền về thần Mitra ở Trung Á và thần Mitra ở Ấn Độ. Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đương đại Ji Yalin và học giả Qian Wenzhong tuyên bố thêm rằng vị cứu tinh Kitô giáo Messiah và Phật Di Lặc trong Phật giáo là cùng một người .
Bồ tát Di Lặc (tiếng Phạn मैत रररयय) phiên âm maitreya – Từ thị(慈氏)hay Metteyya Bodhisatta là vị Phật tương lai khi Pháp của Phật bị hoại diệt trong thế nhân. (Wikipedia)
Nhà nghiên cứu nổi tiếng về Trung Quốc, học giả Phật giáo và dịch giả giáo sư đại học Ji Yanlin qua đời ở tuổi 98. Một đóng góp quan trọng của giáo sư Ji Yanlin (Qúi Ngạn Lâm) và học trò của ông là giáo sư Qian Wenzhong (Tiền Văn Trung) chính là khám phá ra mối liên hệ giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, đó là "Đức Phật Di Lặc tương lai của Phật giáo và Cứu thế Chủ của Cơ đốc giáo là cùng một người. – sách tham khảo " Thổ hỏa la văn” Ji Yanlin, Tập 11, “Di Lặc hội kiến ký diễn giải” –Diễn giải trường hợp từ Di Lặc trong tiếng Thổ hỏa la). (Thổ hỏa la – chỉ người Trung Á cổ đại còn gọi là Đại Nguyệt Chi hay Torah, Tochari hay Τοχάριοι – Tiếng Hy lạp cổ)
Di Lặc là phiên âm, không phải là dịch ý nghĩa. Di Lặc là hình ảnh của một người đã được tín ngưỡng phổ biến trong thế giới văn minh cổ đại, hàm nghĩa cơ bản sớm nhất của từ này là hai từ : bạn bè, hòa bình. Có liên quan đến truyền thuyết về mặt trời, Di Lặc là một vị thần giống như Apollo trong các truyền thuyết thần thoại châu Âu về Thần Mặt trời. Mặc dù chúng ta thường tin rằng tín ngưỡng Di Lặc bắt nguồn từ Ấn Độ, nhưng thực tế đó là một tín ngưỡng được tiếp nhận chung trong tất cả các thế giới văn minh cổ đại bao gồm Hy Lạp và La Mã cổ đại, và nó cũng là một nhánh tín ngưỡng mạnh mẽ của quốc tế đối với Phật giáo.
Di Lặc và Messiah có mối quan hệ mật thiết. Khoảng năm 1000 trước Công nguyên, trong một khu vực rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, vùng Lưỡng hà, và Ai Cập đã lưu hành một tín ngưỡng về một vị Cứu thế Chủ trong tương lai, Ông là lời hứa hẹn sẽ cấp cho người ta hạnh phúc trong tương lai. Tín ngưỡng này chính là đức tin Messia trong kinh “Cựu Ước” của Cơ đốc giáo.
Theo như nghiên cứu của Ji Yanlin và học trò Qian Wenzhong, những kinh Phật sớm nhất đại đa số là "Hồ Bản", được viết bằng ngôn ngữ của Trung Á và Tân Cương cổ đại, không phải là tiếng Phạn thông thường. Do đó từ "Di Lặc" có lẽ được dịch từ Matraya hay metrak của Torah, từ này và maitri tiếng Phạn (từ bi, tình yêu) có liên quan.
Người phương Tây đang chờ đợi vị Thần được gọi là Messiah, bản dịch tiếng Anh Messiah được chuyển từ tiếng Do Thái Masiah (đôi khi được viết là Mashiach). Hai từ Maitri và Masiah âm đọc lên đều giống nhau, vậy phải chăng phương Đông và phương Tây đều đang chờ đợi cùng một vị Thần?
Metrak trong tiếng Torah và Messiah trong tiếng Do Thái chính là cùng một từ, chẳng qua là ở phương Tây đọc Messiah và người Trung Quốc đọc Di Lặc, tình huống tương tự loại này thấy khá nhiều trong lịch sử của nền văn minh nhân loại.
Niềm tin Di Lặc bắt đầu thịnh hành vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên thực sự là sự hội tụ ý nghĩa đẹp đẽ của tâm linh trong thế giới văn minh thời bấy giờ : Ý nghĩa thứ nhất là từ bi, do đó Di Lặc còn được gọi là Từ Thị, là một vị Bồ tát Từ thị. thứ hai là quang minh, thứ ba là hy vọng. Do đó, đức tin Di Lặc là một sự kết tụ văn hóa tuyệt vời của toàn bộ thế giới văn minh nhân loại ngay từ đầu. Trong Phật giáo không thể tìm được một vị Bồ tát hay Phật thứ hai có ý nghĩa văn hóa quốc tế rộng lớn và sâu sắc như vậy.
Cũng có một sự hiểu lầm lớn rằng mọi người nghĩ rằng Bồ tát Di Lặc chỉ tồn tại trong Phật giáo Đại thừa. Họ cho rằng Phật giáo Tiểu thừa không có Bồ tát, Tiểu thừa chỉ có La Hán và Bồ tát là một tư tưởng Phật giáo đặc biệt trong Phật giáo Đại thừa. Nhưng trên thực tế, tín ngưỡng Di Lặc liên quan đến toàn bộ lịch sử văn hóa Phật giáo. Có thuyết Di Lặc trong Phật giáo Tiểu thừa, Di Lặc trong Phật giáo Đại thừa và Di Lặc trong Phật giáo Mật tông. Trong số những tác phẩm kinh điển đầu tiên của bằng tiếng Pali, đã có rất nhiều ghi chép về Di Lặc.
Từ Tiểu thừa đến Đại thừa, Phật Di Lặc dần dần trở nên đầy đủ và phát triển. Trên thực tế, sự phát triển tín ngưỡng Phật Di Lặc có lẽ giống như tín ngưỡng Quán Thế Âm trong lịch sử Phật giáo. Về cơ bản, đó là chìa khóa để chuyển đổi giai đoạn Tiểu thừa và Đại thừa. Ông trở thành hình tượng Phật qua sự tiến nhập vào giai đoạn Đại thừa của Phật giáo. Có thể nói rằng Di Lặc tiếp thu tất cả các ý nghĩa của văn minh thế giới thời bấy giờ, bao gồm cả Ấn Độ là hy vọng, tương lai, tình bạn, hòa bình và ánh sáng thông qua Trung Á mà truyền nhập vào nội địa Trung Quốc, Sau khi truyền nhập nó ngay lập tức được ủng hộ thành một nhân vật phi thường trong văn hóa Trung Quốc.
Lược dịch từ :
#648
Gửi vào 25/08/2020 - 15:59
Trạng nguyên Trình thị sấm ký
"vì điềm Trời tượng mở đời nay
tự Sâm mọc rày họ Lý tự tiên
vốn dòng Y Bát còn truyền
nay xem Tứ Bảo còn in đời đời
Thần Quy mấy Nỏ ở Trời
để làm Thần Khí thửa nơi trị trường
lại nói sự Hoàng Giang sinh Thánh
dòng Bảo Giang Thiên định ai hay
Lục Thất cho biết khóa này
Phụ Nguyên chỉn thực ở rày Tào Khê
có thày Nhân Thập đi về
tả hữu phù trì đều có binh quân"
Xem nguồn trang : viendung67.blogspot.com
Trong chữ SÂM - 森 "mọc dày" vốn đã có chữ "họ Lý" - 李 từ trước rồi , bởi vì Mộc là một phần tử (1/3) của chữ SÂM, Mộc-Tử là họ Lý, nghĩa của đoạn sấm này là như thế, "Tào Khê" là suối nguồn của Phật Giáo nên có chữ "dòng Y bát" là khái niệm truyền thừa Phật Gia, vậy nên sau này Thánh Nhân sẽ giảng Đạo (Pháp) theo hình thức Phật Gia,
Thầy Nhân Thập là NHÂN-THẬP-TỬ cũng là chữ "Lý".
Chữ Thập ở trên chữ Nhân chính là chữ ĐẠI (THÁI)- 大 viết theo lối Khải thư .
Xem hình ảnh chữ "ĐẠI" - Khải thư:
Chữ "thày" chữ Nôm là chữ "Sư" trong chữ Hán - 师
Như vậy "Thầy Nhân Thập" còn có hàm nghĩa là "Đại Sư" - Một Vị Thầy Vĩ đại.
Sửa bởi catdang: 25/08/2020 - 15:59
#649
Gửi vào 07/09/2020 - 16:19
“志公便立此符经 宝公救世命 若能抄写吾经符 内注帝王名”
“Chí Công tiện lập thử phù kinh Bảo Công cứu thế mệnh, nhược năng sao tả ngô kinh phù nội chú Đế Vương danh”
Có thể hiểu là danh của “Đế Vương” là đã được Thần “an bài” cẩn thận từ hàng nghìn năm trước.
Hôm trước chúng ta đã giải câu :
“帝姓本等连丁口,帝名三丁及二丁;
辰年辰月辰人出,悬针更向脑中生;
“Đế tính bổn đẳng liên đinh khẩu, Đế danh tam đinh cập nhị đinh
Thần niên thần nguyệt thần nhân xuất, huyền châm cánh hướng não trung sinh”
Trong “NGŨ CÔNG MẠT KIẾP KINH” quyển chung còn có câu :
“真言一个连丁口 定是寅卯后 凡人乐得早还乡 不可弄刀枪”
“Chân ngôn nhất cá liên đinh khẩu định thị dần mão hậu, phàm nhân nhạc đắc tảo hoàn hương bất khả lộng đao thương”
Trong chữ Hán : một chữ cũng gọi là “ngôn”- 言, như “Thất ngôn bát cú” là thơ 8 câu 7 chữ, “thất ngôn tứ tuyệt” là thơ 4 câu 7 chữ.
“真言一个” – “Chân ngôn nhất cá” nghĩa là một chữ – “nhất tự” -字.
Chữ “tự” – Tên, chữ - 字 gồm “tử”- 子 “đứa bé” bên dưới chữ “miên” – 宀- mái nhà,
Đem chữ “cá” – 个 xếp vào bên dưới bộ “đầu” - 亠 của chữ “miên” - 宀 trong chữ “tự” được chữ “mộc”- 木,
“Đinh khẩu” là chữ “tử” -子 trong chữ “tự”.
“Chân ngôn nhất cá liên đinh khẩu” nghĩa là : Thêm chữ “cá” - 个 vào trong chữ “tự” - 字 được chữ “Lý” -李
#650
Gửi vào 29/09/2020 - 15:49
Nét căn bản đầu tiên của chữ Hán là nét ngang cũng là một chữ độc lập âm Hán-Việt là “nhất” 一 “một” đứng đầu các số đếm, “bộ nhất”, cái gì duy nhất chỉ có một gọi là “nhất”, tính cả, tính toàn, tính suốt gọi là nhất.
Nét thứ hai là nét sổ “ bộ cổn” 丨, còn có nghĩa là thông suốt, trên dưới thông nhau..
“Nhất” là ý nghĩa của “Đạo” “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” – LãoTử - “Đạo đức kinh”.
“昔之得一者:
天得一以清;
地得一以寧;
神得一以靈;
谷得一以生;
侯得一以為天下正。
Tích chi đắc nhất giả:
thiên đắc nhất dĩ thanh;
địa đắc nhất dĩ ninh
thần đắc nhất dĩ linh;
cốc đắc nhất dĩ sanh;
hầu đắc nhất dĩ vi thiên hạ chính.”
Một nét ngang “nhất” 一 và một nét dọc “cổn”丨 tạo thành chữ “Thập” - 十“mười”, “hoàn hảo, vẹn toàn” 十全十美 “thập toàn thập mĩ”.
Chữ “Thập” 十 ghép chữ “Nhân” 人 thành chữ “Mộc” 木 – cây cối , còn có nghĩa là người tốt , mộc mạc, chất phác.
Chữ “Tử” hay “tí” 子 nghĩa là con, con nhỏ hàm ý là nhỏ, sơ khởi , mầm giống các loài, bắt đầu của 12 địa chi, mọi vật đều do vật chất các dạng hạt nhỏ hơn, nhỏ hơn…cấu tạo nên, vật chất chia nhỏ ra có dạng hạt cũng gọi là “tử” như: “lạp tử” 粒子, “phân tử” 分子, “nguyên tử” 元子…
Chữ “Tự” 字 – nghĩa là “chữ viết”, tên người, Âm Pinyin: là chữ “tử” 子– đứa trẻ nhỏ dưới chữ “miên” 宀 mái nhà, che trùm cũng là đọc âm của chữ “tử” 子 Âm Pinyin: , , , nó có hàm ý là “ở trong mê”.
Chữ “mộc” 木 ghép chữ “tử” 子 thành chữ “Lí, lý” 李 cây mận, họ Lý.
Chữ “Lí” 李 và chữ “Lí” 理 trong : Thiên lý, Pháp lý, Đạo lý, vật lý, địa lý… là đồng âm (Âm Pinyin: ) và dùng thay cho nhau.
Bởi vì “Thánh Nhân” là người giáo hóa cũng có nghĩa là người truyền Đạo, truyền Pháp nên có họ “tính” của Ngài sẽ an bài có hàm nghĩa là “Đại Sư” chiết tự là “NHÂN-THẬP-TỬ”.
Những khái niệm: “Đạo lý”, “Pháp lý” , “Đạo”, “Pháp” là cùng nghĩa với “lý” -理, 李 nên họ của Thánh Nhân an bài là chữ “Lý” mang ý nghĩa là người truyền Đạo, truyền Pháp.
Sấm Trạng Trình viết “Dục thức Thánh Nhân tính Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu”, “Danh Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu”.
Dự ngôn “Ngũ Công Kinh” viết : “Ngô tri Đế Vương tính thổ mộc liên đinh khẩu” , “Đế tính bổn đẳng liên đinh khẩu”.
Trong “Lưu Bá Ôn Thôi bi đồ” có câu : “Nhận Mộc Tử vi tính”
Bởi cõi người chính là “mê”, trong chữ “Tự” là đã có mê, đã hàm chứa nội hàm sâu xa nên có lẽ vì Thần từ bi với con người mà “an bài” Thánh Nhân có tên họ như thế, như thế ….để con người nhận ra Ngài.
Bởi vì Thánh Nhân nhận họ là “Mộc Tử” có thể vì thế cho nên cũng “an bài” quê hương của Ngài sẽ là “Trường Xuân, Cát Lâm” để cho mộc được trường sinh.
Trong chữ Hán từ 根本 – “căn bản” ,“căn bổn”, “cơ bản” có nghĩa là “gốc rễ” nguồn gốc của sự vật cũng hàm chứa thiên cơ về Thánh Nhân,
“Căn” là rễ cây, “bản” là gốc cây, căn bản là chỉ nguồn gốc của sự vật.
Chữ “bản” bổn 本 gồm chữ “mộc” 木 và nét ngang – chữ “nhất”.
Chữ “căn” 根 gồm chữ “mộc” 木 và chữ “cấn” 艮 trong quẻ cấn , “Mộc” trong ngũ hành là mùa Xuân thuộc phương Đông, “cấn” trong “bát quái” là tượng núi , hành thổ, chi Sửu, phương “Đông Bắc”. Pháp hay Đạo là căn nguyên , nguồn gốc của mọi sự vật, vậy nên Pháp sẽ được truyền bắt đầu từ “Đông bắc Trung Quốc” mà ra. Tỉnh “Cát Lâm” 吉林 ở vị trí Đông Bắc Trung Quốc, nằm dưới chân dãy núi Trường Bạch là núi cao nhất ở Cát Lâm cũng như bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc cũng còn được gọi là “Trung thổ”.
"Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn" - Ngô Thừa Ân "Tây Du ký"
Trong Dự ngôn “Ngũ Công Kinh” có câu :
“Huyền châm trực hướng lí đầu sanh thử thị Thánh Nhân danh, mão thì Quân Vương đăng long vị vĩnh viễn vô tai nguy”
Mũi tên huyền bí thẳng hướng từ trong đầu sinh ra là : Ý chí của người đó, là điều mà lòng muốn hướng tới, là cái ý muốn to lớn mạnh mẽ bất di không đổi theo thời thế, đó là chữ “CHÍ” 志.
Sấm Trạng Trình viết : “Thánh Nhân sinh ư bạch xỉ tự” hàm ý là Tên Thánh Nhân là “Bạch Sĩ” là chữ “Sĩ” ghép chữ “Tâm” thành chữ “Chí”.
“Mão thì Quân Vương đăng long vị” là câu ẩn ngữ về thời gian.
Các Hoàng Đế Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên …khi lên ngôi thì bắt đầu đặt lại “Niên hiệu” riêng của mình để thể hiện ý chí, nguyện vọng của Hoàng Đế đó.
Vua Hán Vũ Đế thường được coi là hoàng đế đầu tiên sử dụng niên hiệu, năm 140 TCN Hán Vũ Đế lên ngôi đặt niên hiệu là Kiến Nguyên, nên sau này năm 140 Tcn lịch pháp gọi là năm Kiến Nguyên thứ nhất.
Niên hiệu “Trung Hoa Dân Quốc” bắt đầu từ năm 1912 , bị bãi bỏ ở Trung Quốc Đại lục sau năm 1949 sau khi thành lập “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, nhưng niên hiệu này vẫn được công nhận ở Đài Loan nên ví dụ năm 2018 sẽ là năm 107 Trung Hoa Dân Quốc “民國107年”.
Như vậy tại Trung Quốc Đại lục từ năm 1950 trở đi sẽ gọi năm theo dương lịch .
Năm Tân Mão – 1951 đọc theo năm dương lịch tiếng Trung Quốc là : 一九五一年 NHẤT-CỬU-NGŨ-NHẤT-NIÊN.
Người ta thường gọi các bậc đế vương là “chân long thiên tử, cửu ngũ chí tôn” 真龙天子, 九五至尊.
Tại sao gọi Hoàng đế là “cửu ngũ chí tôn”?
Có thuyết cho rằng từ “cửu ngũ” bắt nguồn từ Chu Dịch 周易. Bộ sách này được người Trung Quốc xem là trứ tác triết học kinh điển. Càn 乾 tượng trưng cho trời, Khôn 坤 tượng trưng cho đất, mà quẻ Càn đứng đầu 64 quẻ. Càn là cực dương cực thịnh. Trong quẻ Càn lại có hào “cửu ngũ” 九五 tức hào thứ 5 là tốt nhất. Cho nên người ta dùng “cửu ngũ” để đại biểu cho tướng đế vương chí tôn. Ngoài ra, hào từ ở hào “cửu ngũ” của quẻ Càn là “phi long tại thiên” 飞龙在天, cho nên được đế vương dùng đến.
Còn có một thuyết khác, gọi Hoàng đế là “cửu ngũ” là do bởi ở số học thời cổ phân làm số âm và số dương, chẵn là âm, lẻ là dương. Trong số dương thì số 9 là lớn nhất, số 5 ở giữa. Chữ “cửu” 九 (số 9) hài âm với chữ “cửu” 久 (lâu dài), mang ý nghĩa trường trường cửu cửu, vạn thế vạn đại.
Năm 1951 đọc là “Nhất Cửu Ngũ nhất niên” nghĩa là : Thái Nhất Đế Vương năm thứ nhất.
Số 1 của hàng thế ký là đại biểu ngôi Một Cả – Thái Nhất.
Số 95 là “Cửu Ngũ” là Ngôi Vua, ngôi Chủ
Số 1 của năm là năm thứ nhất.
Năm 1951- Tân Mão không Có Đế Vương thật nào ngoài đời lên ngôi mà là “Thánh Nhân ra đời” năm ấy Ngài được 01 tuổi. Thánh Nhân là Vạn Vương chi Vương lâm phàm nên Ngài là “Thái Nhất Cửu Ngũ”.
Đó là thiên cơ ẩn giấu ngay trong niên lịch hiện đại: “Mão thì Quân Vương đăng long vị vĩnh viễn vô tai nguy”
Sấm Trạng Trình :
“Thánh Nhân ngọ tuế vi tướng quốc
Tị tuế vi tướng
Tuất vi tân sư”
Giải ra là Thánh Nhân sinh ngày Sửu, tháng Tị năm Mão.
Hồ "Thiên Trì" trên núi Trường Bạch phân chia giữa Trung Quốc và Triều Tiên
Sửa bởi catdang: 29/09/2020 - 15:59
#651
Gửi vào 29/09/2020 - 21:18
Đọc nhiều kinh sách nói về việc tự tánh viên dung lìa cú nghĩa (cú là câu, cú nghĩa là nghĩa của câu), . Hầu hết, các vị ấy đều khuyên kẻ tu học phải hiểu và dụng được 'diệu nghĩa' là phải "lìa cú nghĩa". Diệu này nghĩa là kỳ diệu.
Vậy để hiểu đúng thì nên thế nào?!
Lấy ví dụ: Câu nói "tôi quý bạn", được nói ra từ đối tượng bên ngoài và truyền đến tai mình. Và theo nghĩa của câu ấy, mình sẽ nạp vào trong suy nghĩ rằng: bạn ấy nói quý mình. Đây là cú nghĩa, do sự nối tiếp liên tục của 3 từ 'tôi', 'quý', 'bạn' mà dựng lập nên suy nghĩ của người nghe được.
Nhưng đây chính là chỗ mà người đọc vạn cuốn sách mà không thoát ra khỏi được nghĩa của những cuốn sách ấy, vì đã câu chấp vào cú nghĩa.
Nếu bạn thật muốn biết chân chánh diệu nghĩa thì hãy tạm dừng lại ở chỗ thọ nạp câu chữ vào tai, ở ví dụ trên. Thật ra, nếu đúng thì câu nói ' tôi quý bạn' khi đến tai bạn nó sẽ thế này:
'Khoảng trống' + 'Tôi' + 'khoảng trống' +'quý' + 'khoảng trống' + 'bạn' +'khoảng trống'.
'Khoảng trống', đúng theo cái lúc tai nghe vào, chính là nghe cái 'không'. Và câu nói 'tôi quý bạn' hiểu theo lúc đầu lại không còn thật đúng theo cái ứng vào tai nữa.
Tại sao nó là diệu nghĩa, vì khi bạn biết nghe cả cái 'có' và cái 'không', bạn sẽ biết rằng: Tánh nghe luôn đầy đủ và viên dung, là chỗ tiệm sanh bậc chân nhân, biết cái thật đúng về cú nghĩa, thường vậy sẽ không rong chơi ở cảnh trần (cú nghĩa). Thường vậy thì dù ở trong cảnh trần (cú nghĩa), sẽ luôn lìa được ảo giác của cú nghĩa.
Những cái bạn trích dẫn đều là cú nghĩa cả, dù cắt nghĩa, giải nghĩa, ẩn nghĩa đều là cú nghĩa cả. Đã là cú nghĩa thì đã đi trật rồi.
Càng đi càng lầm!
Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 29/09/2020 - 21:21
#652
Gửi vào 30/09/2020 - 09:33
MR.Khanh.Hoang, on 29/09/2020 - 21:18, said:
Lúc còn bé tôi hay chơi pháo đất cùng chúng bạn. pháo đất là dùng đất sét nặn cho dẻo cho thật mỏng thật rỗng đập xuống đất nó kêu mới to, pháo của đứa nào nổ to hơn, lỗ rộng hơn là thắng, đứa khác phải lấy đất sét đủ bịt cái lỗ đã nổ gọi là "đền đất".
"Khoảng trống" là cái lỗ pháo nổ, lúc nãy nó vừa nổ cái bụp giờ lại thành đống đất nát bét đúng là "nghe cái không"
Đọc vạn cuốn sách mà không hiểu nghĩa của nó thì biết chữ làm gì, cũng không cần đọc hãy giống như những người trong núi cao rừng rậm không biết chữ không phải tốt hay sao, không đọc cũng khỏi phải sợ hãi là "lầm lẫn" hay bị chấp vào "cú nghĩa" nữa. Hãy cứ nghe đừng đọc, sách nó tự hát cho mình nghe, chả biết hiểu như vậy có đúng với lời khuyên của vị này không?
Theo tôi hiểu thứ thật sự tốt muốn được một chút đều phải phó xuât mới được, đều phải chịu khổ mới có một chút, đến tiền cũng thế, muốn có hơn chút thì cũng phải "đổ mồ hôi sôi nước măt" mới có, không đi cày làm sao có gạo ăn, không nuôi tằm thì trần như nhộng vì không có vải mặc, vậy cứ tưởng tượng là đang mặc quần áo cũng xong sao?
"Không không có có" cứ cóp nhặt chỗ này một mớ, chố kia một nắm mà cứ tưởng thấy "chân lý". Vị này hay vị khác có dạy bao điều huyền diệu mà chẳng hành, chẳng đi thì "Không" cũng không, "có" cũng không, "không có" một chút gì, thật sự là như vậy.
"THƯỢNG SĨ VĂN ĐẠO CẦN NHI HÀNH CHI" - Lão Tử dạy như thế.
.
Sửa bởi catdang: 30/09/2020 - 09:42
#653
Gửi vào 30/09/2020 - 21:32
catdang, on 30/09/2020 - 09:33, said:
"Khoảng trống" là cái lỗ pháo nổ, lúc nãy nó vừa nổ cái bụp giờ lại thành đống đất nát bét đúng là "nghe cái không"
Đọc vạn cuốn sách mà không hiểu nghĩa của nó thì biết chữ làm gì, cũng không cần đọc hãy giống như những người trong núi cao rừng rậm không biết chữ không phải tốt hay sao, không đọc cũng khỏi phải sợ hãi là "lầm lẫn" hay bị chấp vào "cú nghĩa" nữa. Hãy cứ nghe đừng đọc, sách nó tự hát cho mình nghe, chả biết hiểu như vậy có đúng với lời khuyên của vị này không?
Theo tôi hiểu thứ thật sự tốt muốn được một chút đều phải phó xuât mới được, đều phải chịu khổ mới có một chút, đến tiền cũng thế, muốn có hơn chút thì cũng phải "đổ mồ hôi sôi nước măt" mới có, không đi cày làm sao có gạo ăn, không nuôi tằm thì trần như nhộng vì không có vải mặc, vậy cứ tưởng tượng là đang mặc quần áo cũng xong sao?
"Không không có có" cứ cóp nhặt chỗ này một mớ, chố kia một nắm mà cứ tưởng thấy "chân lý". Vị này hay vị khác có dạy bao điều huyền diệu mà chẳng hành, chẳng đi thì "Không" cũng không, "có" cũng không, "không có" một chút gì, thật sự là như vậy.
"THƯỢNG SĨ VĂN ĐẠO CẦN NHI HÀNH CHI" - Lão Tử dạy như thế.
.
Thế mới bảo bạn không biết chính bạn thì nói gì về kinh sách! Rõ ràng lúc bạn nghe mỗi câu gì, nó đều đến tai bạn và cách nhau bằng một khoảng không (tai nghe thấy không, hay còn gọi là âm thanh đến tai bạn để bạn nhận ra là mức 0 chứ không phải là không có âm thanh), bạn không biết điều này vì trước giờ bạn không thực hành chánh niệm! Thực tế một câu nói đến tai bạn nó là một chuỗi (tạm lấy lại ví dụ trên):
'Khoảng trống' + 'Tôi' + 'khoảng trống' +'quý' + 'khoảng trống' + 'bạn' +'khoảng trống'..
'Khoảng trống' này vẫn là âm thanh chứ không phải là không có âm thanh.(tai bạn vẫn nghe, nhưng âm thanh này ở mức không, bạn có hiểu không???) Khi bạn thấy rõ điều này thì câu nói 'tôi quý bạn' hiểu theo 3 từ 'tôi', 'quý', 'bạn' là không đúng thực tế! Bạn có hiểu không?
Lầy một ví dụ để chỉ điều này: Người ta đưa bạn cái hộp chứa vừa hạt đậu xanh và đậu đỏ. Rồi người khác hỏi bạn trong hộp có gì, bạn bị điên đảo nên chỉ thấy hạt đậu xanh nên trả lời người ta: trong hộp chỉ có đậu xanh. Đó là bạn nói láo! Bạn có hiểu điều này không!??
Việc bạn chọn 3 từ 'tôi', 'quý', 'bạn' để nói nghĩa 'tôi quý bạn', là bạn đang nói sai cái thực tế, (giống y chang cái ví dụ Hộp chứa đậu xanh và đậu đỏ ở trên), mà đã sai là điên đảo rồi!
#654
Gửi vào 01/10/2020 - 10:07
Người ta cũng hay nói "Người ở trong bùn đất, nghịch bùn đất mà không sợ bẩn".
Người ở trong bùn đất mà không để bị vùi lấp mất mới đáng quí.
Người mà làm sao biết mình là ai chứ?
"Vi Phật na tri vô hữu tướng
Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky"
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Có người viết :
"Lịch sử trường hà, hà khởi hà chung
Cổn cổn hồng trần vi hà nhi sinh?,"
Lịch sử là một dòng sông dài, đâu là khởi đầu đâu là kết thúc?
Hồng trần cuồn cuộn ta do đâu mà lại có mặt trên đời?
Đông Tây Thiên cổ tới nay trên thế gian hỏi ai dám nói là truyền Đại Pháp?
Không ngộ được bỏ lỡ rồi hối tiếc thiên thu!
Sửa bởi catdang: 01/10/2020 - 10:09
#655
Gửi vào 01/10/2020 - 11:38
Vậy mà bạn lại đi trích dẫn rồi lại nói huyên thuyên về cái bạn còn không biết đúng thật, hay không đúng thật.
Đó không phải là nói lời gian dối là gì?
Đừng dẫn người khác đi nếu tự mình chưa kiểm nghiệm!! Bạn hãy kiểm nghiệm đi, rồi trình bày ra cái bạn đã kiểm nghiệm. CHứ đừng trình bày cái mà mình chưa kiểm nghiệm, kẻo trở thành tà ma.
#656
Gửi vào 01/10/2020 - 15:12
MR.Khanh.Hoang, on 01/10/2020 - 11:38, said:
Có vẻ như rất giống tổ sư thiền, nhưng mà bên trên ông dạy người ta đừng đọc sách mà hãy nghe sách để thấy "diệu nghĩa", ở dưới lại nói cần tìm hiểu thông suốt 6 giác quan, túm lại thì chỉ là lộn xộn trong đống từ ngữ thể hiện cái tôi, cái hơn người mà thôi.
"Thị chi bất kiến danh viết di
Thính chi bất văn danh viết hy"
Lão Tử - ĐẠO ĐỨC KINH
Vậy thế nên Trần Đoàn Lão Tổ của môn tử vi được gọi là Hy Di Lão Tổ,
Nhìn thì bắng mắt, nghe thì bằng tai bằng giác gian mà
Làm sao lại "nhìn mà không thấy, nghe mà chẳng thấy"?.
Khi mà người ta thấy mình có bản sự thì thật ra là "quá mê" trong người thường mà thôi, mê bởi thõa mãn do giác quan mang lại, mê bởi các loại tâm truy cầu thôi.
#657
Gửi vào 01/10/2020 - 19:46
catdang, on 01/10/2020 - 15:12, said:
"Thị chi bất kiến danh viết di
Thính chi bất văn danh viết hy"
Lão Tử - ĐẠO ĐỨC KINH
Vậy thế nên Trần Đoàn Lão Tổ của môn tử vi được gọi là Hy Di Lão Tổ,
Nhìn thì bắng mắt, nghe thì bằng tai bằng giác gian mà
Làm sao lại "nhìn mà không thấy, nghe mà chẳng thấy"?.
Khi mà người ta thấy mình có bản sự thì thật ra là "quá mê" trong người thường mà thôi, mê bởi thõa mãn do giác quan mang lại, mê bởi các loại tâm truy cầu thôi.
Phật luôn khuyên phòng hộ sáu căn là vì sao?
Ông hãy trả lời thật lòng: ông có biết chắc chắn điều ông nói là sự thật không?
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai. - 'Kinh Kim Cang'
#658
Gửi vào 02/10/2020 - 09:12
MR.Khanh.Hoang, on 01/10/2020 - 19:46, said:
Ông hãy trả lời thật lòng: ông có biết chắc chắn điều ông nói là sự thật không?
Cuối cùng thì cũng dùng đến chữ "Phật" và kinh.
Cái mà vị này muốn là "hộ vệ" cho Thiền Tông chăng?
Nếu muốn hiểu cho cặn kẽ xin đọc lại từ trang đầu tiên của chủ đề này.
Thứ nhất tôi là đi giải "Sấm Trạng Trình" không phải là đi "nói sự thật" hay nói "sự không thật".
Nếu ai đó đã đọc một chút gì của Phật giáo thì cũng nên biết là ở cõi người vốn là "giả tướng" hàm ý là không có thật tướng.
Một người nếu đã thấy "thật tướng" ấy là người đã giác ngộ gọi là "Giác Giả" cũng sẽ không nói thiên cơ cho con người được, con người chúng ta có tôi nghiệp nên phải ở trong "mê" để ngộ..
Thứ hai là tôi cũng đã viết tôi không có thông minh tài giỏi gì, với chữ Hán tôi cũng dốt đặc, tôi phải mày mò tra từ điển từng chữ từng chữ một giống một ông đi cày ruộng nghe bập bõm thế thôi, khi bắt đầu giải Sấm tôi cũng không có trong tay chữ Hán nào mà toàn là tiếng Viêt là chữ Quốc Ngữ cả, quí vị có thể tra lại từ đầu, tôi cũng đã viết là hy vọng có được bản chữ Hán nào đó để có thể giải hoàn chỉnh hơn.
Lục Du thời Nam Tống có câu thơ rằng "Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, liếu ám hoa minh hựu nhất thôn" càng đi đường lại rộng, sau này tôi mới có được bản chữ Hán "Sấm kí bí truyền" lưu trữ của "Thư viện Hán Nôm.
Nghi tâm là lẽ thường của con người, tin đến đâu gọi là "tín tâm", bởi con người chúng ta là ở trong mê nên mới cần "tín tâm", nếu một người thật sự nhìn thấy Phật thì dù có là kẻ thập ác họ cũng tin.
Đạo hay Pháp hiểu đơn giản là của Vũ Trụ, không có tôn giáo, không của riêng ai cả, không ưu ái cho riêng ai cả đối với tất cả sinh mệnh là căn bản nguồn gốc của họ, là bình đẳng như nhau.
Các bạn có tin Thánh Nhân này hay không thì tôi xin nói một điều này là hiện nay có hàng trăm triệu người trên thế giới này họ tin mà không cần đến "Sấm Trạng Trình" , "Sấm Trạng Trình" là để dành cho những người như các bạn mà thôi!
Sửa bởi catdang: 02/10/2020 - 09:18
#659
Gửi vào 02/10/2020 - 11:06
Xin xem hình ảnh bản "Sấm kí bí truyền" trong dấu khoanh tròn:
Dòng thứ 3 từ phải sang trái, bắt đầu từ chữ thứ 4 từ trên xuống dưới :
鄕水中藏宝蓋駐處四壁環山
竜朝虎伏生出水宝江水遶周流”
“hương thủy trung tàng bảo cái,
trú xứ tứ bích hoàn sơn, long triều hổ phục, sinh xuất thủy bảo giang thủy nhiễu chu lưu”
Chữ trong vòng khoanh vàng là : DANH MỘC HẠ LIÊN ĐINH KHẨU.
Nếu gọi là "cú nghĩa" thì xin dịch bừa ra như thế này : "Quê hương trong nước che giấu vật quí, ở tại xứ sở bốn vách núi vây quanh long hổ nằm chầu vào, nước sinh ra từ sông quí chảy vòng quanh".
Theo "cú nghĩa" này thì phải đi tìm cái vật quí là cái không biết rồi mới tìm xem sông nào chứa nó rồi mới biết quê hương Thánh Nhân.
Muốn biết Ngài trú tại xứ nào tìm xem Bảo giang ở đâu? nó chảy vòng quanh chố nào nằm giữa bốn vách núi, lại có long hổ chầu vào.
Vậy nên người ta tìm mãi chả thấy.
Nhưng mà Sấm có câu : "Dục thức Thánh Nhân nhĩ diện tu tầm chương cú kiến" nghĩa là cứ tìm ở câu chữ sẽ thấy cơ mà?
Đến đây tôi mới nói cái "diệu nghĩa" mà người ta thích, nếu không phải vậy có lẽ họ không thích.
Chúng ta đi học thế kỷ 20 cái chữ gọi là "tiếng Việt" hay Quốc Ngữ, viết thì là chữ cái La- tinh , âm thì là "tiếng" Việt và phần lớn là tiếng Hán.
"xứ sở bốn vách núi vây quanh long hổ nằm chầu vào" chẳng biết nó ở đâu nhưng có nghĩa là "ở giữa".
Thủy ở sông nào chảy vòng quanh thì nó cũng là "nước".
Vậy thì cái câu ấy "diệu nghĩa" của nó là " ở giữa, nước".
"Trung Quốc" chuyển ngữ ra "tiếng Việt" Quốc Ngữ hiện đại mà học sinh ngày nay đi học là gì : Ở GIỮA -NƯỚC.
Vậy nên xứ ấy là :TRUNG QUỐC.
Câu Sấm trên nó đúng như là lời giảng của một Thầy giáo Ngữ Văn cho học sinh của thế kỷ 20 rằng : Chữ Hán và "tiếng Việt" ngày nay nó là quan hệ như vậy!
Sửa bởi catdang: 02/10/2020 - 11:12
#660
Gửi vào 02/10/2020 - 11:23
catdang, on 02/10/2020 - 11:06, said:
"xứ sở bốn vách núi vây quanh long hổ nằm chầu vào" chẳng biết nó ở đâu nhưng có nghĩa là "ở giữa".
Thủy ở sông nào chảy vòng quanh thì nó cũng là "nước".
Vậy thì cái câu ấy "diệu nghĩa" của nó là " ở giữa, nước".
"Trung Quốc" chuyển ngữ ra "tiếng Việt" Quốc Ngữ hiện đại mà học sinh ngày nay đi học là gì : Ở GIỮA -NƯỚC.
Vậy nên xứ ấy là :TRUNG QUỐC.
Câu Sấm trên nó đúng như là lời giảng của một Thầy giáo Ngữ Văn cho học sinh của thế kỷ 20 rằng : Chữ Hán và "tiếng Việt" ngày nay nó là quan hệ như vậy!
Đọc khúc này cười ko ngậm được mồm, các hạ đi 1 nước cờ mà tại hạ không lường trước được. Các hạ không phải là người của trái đất rồi, tầm này thì phải vượt ra ngoài thiên hà rôi. )))
"Trung Quốc" là "nước ở giữa", thế thì "Vũ Gia" đích thị là "nhà mưa" rồi. Lạ là hồi nhỏ tôi học thì là Nước Trung, Nhà họ Vũ. Giờ mới biết tất cả là 1 cú lừa ah...ahihi
Sửa bởi Mint26: 02/10/2020 - 11:24
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Sách Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt Cổ, của bác Đỗ Văn Xuyền |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | nonamekhongten |
|
||
Lá cọ Nadi hành trình tìm bản thân (tiếng Hoa) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
DỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆU TƯỚNG MINHDỊCH TRÌNH THEO TỨ TRỤ - THIỆ |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | Romanum |
|
||
Trang Manh Phái (phái người mù thật) bát tự, do 3 ông mù giảng trên youtube có phụ đê· |
Tử Bình | Elohim |
|
||
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
16 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 16 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |