Jump to content

Advertisements




SẤM TRẠNG TRÌNH 2018


818 replies to this topic

#601 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 16/05/2020 - 10:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kesayme, on 14/05/2020 - 21:24, said:

Hồi kia đọc được kinh Phật như sau:

"Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức."
"Trú sở của tâm thức ở trong hang động.

........................................................

Khi xưa Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp thì đã có chữ viết rồi, Chúa Giê-Su giảng đạo cũng có chữ viết rồi, nhưng đều là "bất lập văn tự", Kinh Phật hay kinh Thánh đều là người ta nhớ lại và ghi chép lại và đều phải bắt đầu là "Do tôi nghe rằng: ......"

"Nầy A Nan ! Sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập pháp tạng đầu tất cả kinh nên để như vầy : “ Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mỗ phương mỗ xứ, cùng hàng tứ chúng mà nói kinh nầy "
“Đại niết bàn kinh phẩm thứ 26 "Di giáo"".


Tại sao lại không lập văn tự? Có thể hiểu đều là an bài như thế, đều là có nguyên do.

Khi bạn nói kinh Phật hay Phật giảng, Phật dạy thì đều phải nói là kinh điển như thế này nguyên gốc là thế này, tôi hiểu là thế này như thế thì không sao.
Người ta nói "Các vị loạn giảng kinh Phật thì đều có tội" có tôi là vì các vị mượn lời Phật cũng coi như là "phá Phật". Phật không có giảng như thế. Các bạn chỉ có thể nói kinh nguyên gốc là như thế, cá nhân tôi hiểu là như thế, đó cũng là một cách chân chính trong học thuật.

Nhận thức như bạn thì là đảo ngược "sản phẩm" thành chủ thể, tâm hay tâm tưởng có thể hiểu là "sản phẩm tinh thần" đã sinh ra rồi, theo ngôn ngữ máy tính của bạn thì sản phẩm là cái chương trình nó chạy ra rồi hình thành rồi mới là tâm.
Nếu bạn có đọc hết kinh sách của tôn giáo, tôi nói thật rằng bạn cũng không bao giờ hiểu được "cái gì mới thật sự là bạn" hay "sinh mệnh thật sự là gì".
Áo bí của "sinh mệnh" lẽ nào các vị Phật lại không biết chứ, có lẽ là đã chưa từng giảng cho con người mà thôi, vậy nên người ta không hề động TÂM khi nghe hai chữ "Đại Pháp", hai chữ ấy chưa từng có tôn giáo nào dám nhắc đến cả.

Sửa bởi catdang: 16/05/2020 - 11:03


Thanked by 1 Member:

#602 thanhnamhp

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 13 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 16/05/2020 - 18:06

_"Cái gì mới thực sự là bạn" nếu ai theo hoặc nghiên cứu đạo Phật chắc chắn sẽ biết ở đây không có cái "Tôi" vĩnh viễn trường tồn bất biến.
Cái "Tôi" thực chất là Ngũ Uẩn gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
5 uẩn này thao túng dục vọng suy nghĩ khiến chúng ta nghĩ cái thân này là của ta, chấp rằng cái "Ta" là có thực.
_"Sinh mệnh thật sự là gì" Nếu theo Thập Nhị Nhân Duyên thì sinh mệnh được hình thành bởi Vô Minh, từ các hành động dù tốt hay xấu nếu bắt nguồn từ Vô Minh đều sẽ tạo ra Nghiệp, và nếu có Nghiệp thì sự tái sinh sẽ tiếp diễn liên tục cho đến khi bức màn Vô Minh bị phá vỡ, không còn tạo nghiệp nữa tức là đã đạt được giác ngộ,giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Sửa bởi thanhnamhp: 16/05/2020 - 18:11


#603 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 18/05/2020 - 10:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thanhnamhp, on 16/05/2020 - 18:06, said:

Nếu theo Thập Nhị Nhân Duyên thì sinh mệnh được hình thành bởi Vô Minh.

Trước hết phải cũng phải hỏi lại bạn "Thập nhị nhân duyên" là cái gì, kinh hay sách hay học thuyết hay là chủ trương phát minh của bạn.....?
và nguyên văn của nó phát biểu như thế nào?.

" Sinh mệnh được hình thành bởi Vô Minh" vậy "vô minh" là gì?
KHÔNG RÕ hay KHÔNG BIÊT đó là hàm nghĩa của chữ "KHÔNG SÁNG".
"Sinh mệnh hình thành bởi vô minh" hóa ra cũng có nghĩa là " chẳng biết chẳng rõ nó là ở đâu ra" nói theo dân gian là "tít tù lù mù tịt...".
Vậy theo lý luận này thì khi "Sáng" tức là hết "vô minh" tức là hết gọi là "SINH MỆNH" lúc ấy gọi là gì nhỉ? cũng là "tít tù lù mù tịt" không biết nữa.
Cũng theo lý luận này thì "sinh mệnh" là do nghiệp tạo ra, vậy hết nghiệp thì cũng hết "sinh mệnh", hết "sinh mệnh" thì là "giác ngộ, giải thoát", "hết nghiệp" thì hết "sinh mệnh" có còn chi chi gì gì đâu mà cần gì cảm giác "giác ngộ giải thoát" nữa?

Sửa bởi catdang: 18/05/2020 - 10:15


#604 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 18/05/2020 - 15:07

Ai có thể chỉ cho tôi biết: sinh mệnh là gì không?
Sao tôi tìm hoài mà không thấy: tay phải sinh mệnh không? chân có phải sinh mệnh không? lông tóc, tai, mũi, lưỡi có phải sinh mệnh không? Tim có phải sinh mệnh không, gan, phèo phổi có phải sinh mệnh không? Thiệt tôi không thấy sinh mệnh ở đâu trong mấy vật trên?
Tự nhiên nói sinh mệnh thi tôi cố tìm nó, mà moi móc để tìm thì không thấy sinh mệnh đâu? Đó có phải là vô minh không? Ai chỉ giúp tôi đi? Sinh mệnh nằm ở đâu?

Thanked by 1 Member:

#605 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 19/05/2020 - 05:30

Xưa nay thường nói Vô Thủy - Vô Chung ...Vô Minh thuộc về tưởng tri .Nó không thuộc cõi nào cả.Người ta nói Vô minh thì gây họa chứ Vô Minh không chứa chấp ; sở trụ cái gì cả...

Thanked by 1 Member:

#606 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 20/05/2020 - 01:21

Sinh mệnh, hay vô minh, ai cũng nói là có, mượn nơi hình tướng để hiển bày nhưng chúng lại không phải hình tướng.

Nói đến đây tôi liên tưởng đến một khái niệm trong khoa học lượng tử: orbital nguyên tử. Ai học vật lý đều biết electron bay xung quanh nhân nguyên tử luôn chuyển động, các nhà khoa học cố nắm bắt electron để nghiên cứu nó nhưng thật không hoàn toàn được. Để làm được chuyện đó, các nhà khoa học "khoán một vùng không gian" mà nơi đó cho xác suất electron xuất hiện cao nhất, mà không nắm bắt được nó. Tuỳ theo lớp vỏ nguyên tử mà "vùng không gian" này có hình dạng khác nhau, và được tính toán dưới dạng hàm số. Và việc nghiên cứu electron lại chuyển sang là nghiên cứu một "vùng không gian" cho xác suất cao nhất ghi nhận được electron.

Chính vì đặc diểm này, mà dẫn đến chuyện: bản chất sóng- hạt của vật chất. Nếu bạn cố tìm và cố gắng xác minh: thì vật chất sẽ biểu thị từ hạt sang sóng và ngược lại. Điều này có nghĩa rằng: vật chất từ chỗ có hình tướng lại không còn có hình tướng nữa (hạt --->sóng). Nếu ai nói rằng khoa học đi sai đường với đạo chân thật thì người đó nên tìm hiểu cẩn thận.

Nhưng, suy xét kỹ xem: electron luôn động, đó có là "tướng" hành không?
Thập nhị nhân duyên chân thật như vậy mà người bôi bác,

Chữ duyên trong Thập nhị nhân duyên có thể hiểu bằng ví dụ sau:

Ai cũng biết: bản thể của sóng biển là nước biển. Những con sóng biển từ lớp này đến lớp khác nối nhau hiện ra trước mắt, nhưng khi tan rồi thì nó quay về với nước biển, thì những con sóng ấy không còn nữa chỉ còn lại nước biển.
Cũng như vậy: bạn có thể suy lý tới cơ thể này đều có tướng hành của các hạt electron, nương trên tướng hành đó mà có những tướng hành khác như: nói nghe ăn uống... Giống như cái nhà được dựng trên từng viên gạch. Đây là cách hiểu chữ "duyên" trong thập nhị nhân duyên.

Đạo Phật là Đạo chân thật không có điên đảo, ảo tưởng... Ai cứ thuyết tà thuyết ảo tưởng đều ở trong mơ mà thôi. Thực hành đi!!!

"Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai" -- kinh Kim Cang

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 20/05/2020 - 01:36


Thanked by 1 Member:

#607 thanhnamhp

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 13 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 20/05/2020 - 08:42

Mỗi tông phái có 1 cách kiến giải về Vô Minh riêng nhưng chung quy lại Vô Minh tức là nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh.
Thập Nhị Nhân Duyên hay Duyên Khởi chỉ ra rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với 12 yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi.
Yếu tố đầu tiên trong 12 yếu tố đó chính là Vô Minh. Và đó cũng là lý do tại sao tôi nói Vô Minh là nguyên nhân tạo ra sinh mệnh chứ không phải bản thân nó tạo ra. Diệt được Vô Minh sẽ ko còn tái sanh nữa —-> giải thoát khỏi bể khổ.

CatDang hỏi nếu không tái sanh, ko có sinh mạng thì sao biết được cảm giác giải thoát? Xin trả lời đó là khi ko còn tái sanh thì tức là đạt được Niết Bàn. Vậy Niết Bàn là gì? Xin được trích lời Đức Phật:
Các Tỳ Kheo, có hai thứ Niết bàn (nibbânadhâtu). Những gì là hai? Niết bàn có dư y và Niết bàn không dư y. Các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn có dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Nơi vị ấy, 5 căn vẫn tồn tại; Vì bản thân không bị tiêu hoại nên vị ấy lý giải điều vừa ý và điều không vừa ý, và cảm giác vui khổ. Các Tỳ kheo, nơi vị ấy tham hết, sân hết, si hết, ấy gọi là Niết bàn có dư y.

Các Tỳ kheo, thế nào gọi là Niết bàn không dư y? Các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo là bậc A la hán, hết các lậu hoặc, hoàn thành phạm hạnh, làm xong việc nên làm, đặt xuống gánh nặng, đạt đến mục đích, hết sạch hữu kiết sử, giải thoát do chánh trí. Các Tỳ kheo, ở đây, nơi vị ấy, tất cả cảm giác không hỷ lạc (sabbavedayitâni anabhinanditâni) đều mát dịu; Các Tỳ kheo, ấy gọi là Niết bàn không dư y.

Các Tỳ kheo, đây là hai thứ Niết bàn

Sửa bởi thanhnamhp: 20/05/2020 - 09:09


Thanked by 2 Members:

#608 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 20/05/2020 - 15:55

+ Với Phật gia thì:
- Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ
- Có 1 chỗ chẳng có gì, nhưng không gì là không có trong đó
- Chân không mà Diệu hữu
- Như Lai tạng.

+ Với đạo gia thì:
- Luyện tâm không hợp đạo tự nhiên
Tam hợp cửu tinh vi nhất thể
Hễ chứng thái cực là vô cực
Tự nhiên tri túc hà thời túc.

- Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn, vạn quy nhất, 1 tức thị vạn lý, vạn lý tức thị 1.
+ Phật, Đạo có chỗ viên thông, nào cần vấn hỏi đến tổ tông (Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ). làm gì nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#609 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 149 thanks

Gửi vào 22/05/2020 - 17:05

Tôi muốn hỏi một chút, theo tôi thấy thì mọi người thường nói về thập nhị nhân duyên theo nghĩa như là một quy luật vận động của chính bản thân một người khi còn Vô minh, thế giới mà một sinh mệnh tồn tại thực ra là cộng nghiệp của sinh mệnh đó và các sinh mệnh khác tạo thành.Có khái niệm về không gian và thời gian không.Một sinh mệnh trải qua nhiều kiếp, sẽ có nhiều lần đầu thai, sẽ có nhiều lần làm con, sẽ có nhiều lần làm chồng/vợ, vậy nhân duyên nào quyết định kiếp này người A là vợ mình, còn người B sẽ là vợ mình ở một kiếp XY nào đó( mà không phải ngược lại B đổi thành A).
Thế giới mà một sinh mệnh tồn tại, chính là do công nghiệp của sinh mệnh đó với các sinh mệnh khác.Nếu ai không đồng ý, thì phải chấp nhận thế giới xung quanh tồn tại độc lập với sinh mệnh.Nếu đồng ý, cũng dễ hiểu tại sao thế giới của một vị Phật lại là thế giới cực lạc.

#610 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 23/05/2020 - 10:19

Phapkhong : "Phật, Đạo có chỗ viên thông, nào cần vấn hỏi đến tổ tông (Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ)"


#583
“Phật viết : ‘Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngọai biệt truyền, phó chúc Ma-ha Ca-Diếp”.

#589
" Rồi ngó Huệ Khả, sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bố Tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ Khả bạch: "Thỉnh sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, truyền Pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta :
吾本來玆土
傳法救迷情
一華開五葉
結果自然成
Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành. "


Bồ-Đề-Đạt-Ma ( 菩提達磨, bodhidharma, bodai daruma) là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thich Ca Mâu Ni của Thiền tông Ấn độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa. Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại nhà Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại Nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá Phật Pháp của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5.
Đại sư Huệ Năng (慧能), 638-713, là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Sư kế tiếp Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, trở thành vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc.

“Pháp nhãn tạng” là gì?
Đầu tiên ta đi tìm hiểu “tạng” là gì .
Chữ Hán (tạng,tàng) có nghĩa là kho chứa đồ .
Kinh sách Phật giáo có 3 kho là kinh tạng, luật tạng và luận tạng gọi là 3 tạng (tam tạng).
Nhãn” 眼là cái mắt, hốc lỗ, chỗ yếu điểm.
“pháp nhãn tàng” -

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là chỗ chứa cái yếu điểm của pháp, điểm chính, điểm chủ yếu nhất.- Từ điển Thiều Chửu.
Chính Pháp nhãn tàng” là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền truyền ở Ấn Độ qua 28 tổ, Trung Hoa 05 tổ, tổng số là 33 tổ.
Con số 33 này theo tôi hiểu là ứng với 33 tầng thiên là “tam giới”.
Chữ “Hoa” 華 nghĩa là “Trung Hoa”. Người Trung Quốc tự nhận mình là Hoa -華 , Hoa Bắc (華北) là từ chỉ miền Bắc Trung Quốc. Theo truyền thống, vùng đất của Trung Quốc từ sông Hoài lên phía bắc được gọi là Hoa Bắc, Hoa Nam (華南) là khu vực miền nam Trung Quốc Ngoài ra cũng có sách dùng sông Dương Tử làm ranh giới giữa Hoa Bắc và Hoa Nam và coi vùng sông Hoài tức là vùng đất giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử là Hoa Trung.

Nhất hoa khai ngũ diệp - một Hoa nở năm cánh.

Vậy nên có thể nói hòa thượng trong chùa cũng còn khó mà hiểu tại sao? Người ngoài như chúng ta bàn luận lung tung cũng giống như “ếch ngồi đáy giếng” mà tưởng thấy trời.

Sửa bởi catdang: 23/05/2020 - 10:37


#611 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 29/05/2020 - 10:26

LUẬN NGÀY THÁNG NĂM SINH CỦA THÁNH NHÂN THEO NGŨ HÀNH.

Trong chủ đề này có lần tôi viết là dành cho các bạn giỏi môn tử vi “QUÝ SỬU- QUÝ TỊ- TÂN MÃO” không thấy một ai luận bàn cả.
Nay xin mạo muội lạm bàn theo ngũ hành.
Theo môn “tử bình” thì trụ ngày chính là bản thân.
Trụ ngày ở đây là QUÝ SỬU.
Hai can Nhâm Qúy, hai chi Tý Sửu đều là tượng manh nha mới bắt đầu của sự vật.
Hai vị Tý và Sửu là sự kết hợp âm dương vừa mới thụ thai, với con người thì coi như giai đoạn phát triển đầu tiên còn ở trong bào thai mẹ. Với vạn vật nói chung là giai đoạn tàng ẩn trong hạt, quả, gốc rễ mà mắt thường khó nhận ra được.
Nhâm là dương thủy, Qúy là âm thủy là tượng của mẹ (mẫu) của mộc. Qúy (thủy) là mẹ sinh ra Mộc, Sửu (thổ) là mẹ của Kim, kim phạt được mộc nên QUÝ SỬU nạp âm theo hoa giáp là “tang đố mộc” – gốc cây dâu, hàm nghĩa là gỗ mềm dễ chặt, cây non mới mọc.
“Tang đố mộc” nếu gặp nước sông dài (Nhâm Thìn, Qúy Ti), nước dưới khe ( Bính Tý, Đinh Sửu), nước trong suối (Giáp Thân, Ất Dậu) sẽ được tưới tắm xanh tốt. Nếu gặp Canh Dần, Tân Mão, gỗ cây tùng thì càng tốt, vì thân cây yếu dựa vào cây khỏe mà tồn tại. Nếu gặp gỗ cây liễu (Nhâm Ngọ, Quý Mùi) thì “dâu liễu thành rừng” cùng loại thân yểu kết lại với nhau mà an cư lập nghiệp.

QUÝ TỴ - Tỵ ngũ hành hỏa là Trường sinh của kim cục, Qúy là thủy lại gặp kim sinh thủy nên nguồn thủy dồi dào và liên tục nên gọi là nước sông dài (Trường lưu thủy). Trong mệnh này trường lưu thủy là để nuôi dưỡng cho “tang đố mộc”- Qúy Sửu.


TÂN MÃO- Mộc cục, theo vòng trường sinh Lâm quan ở Dần và Đế vượng ở Mão, mộc ở Dần Mão là thế thịnh vượng không phải là loại yếu đuối cho nên người xưa gọi là gỗ cây thông, cây tùng. Mộc đế vượng ở Mão gặp kim của Tân là gỗ cứng có kim trở thành vật hữu dụng. Trong mệnh này “Tùng bách mộc” của Tân Mão còn để che chở cho “cây non” là Qúy Sửu.

Trong mệnh theo ngũ hành thì sợ nhất là khuyết thiếu, trong mệnh này ta có Qúy (thủy), Tân (Kim), Sửu (thổ), Mão (mộc), Tị (Hỏa) không khuyết hành nào nhưng Mộc là vượng nhất, chỉ là xoay quanh Mộc và bổ khuyết cho Mộc.
Thật ra tất cả mọi sự từ cổ chí kim cũng chỉ là “sắp đặt” cho Thánh Nhân là Mộc Tử, quê hương của Ngài nơi mộc trường sinh, theo Hán tự sẽ là Trường Xuân Cát Lâm.

Sửa bởi catdang: 29/05/2020 - 10:30


#612 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 29/05/2020 - 14:59

Ý NGHĨA CỦA “TÙNG BÁCH MỘC”

Chữ Hán :
“Tùng” - 松 Cây thông, họ Thông
“Tùng” - 枩 Cây thông, họ Thông, có nhiều loài như Xích tùng, hắc tùng, bạch tùng……
“Bách” (bá) -栢 : Cây bách (bá) , cây tuyết tùng, cây hương bách thuộc họ thông.
“枩栢常青” - “Tùng bách thường thanh” – Tùng bách mãi xanh tươi - Cổ ngữ.

Người mạng “Tùng bách mộc “ sinh các năm Canh Dần và Tân Mão (1950, 1951, 2010,2011)
Về mặt ý nghĩa thì “Tùng bách mộc” thời xưa là để ví cho khí chất của quân tử đại hiền.
Tùng bách mộc là hàm nghĩa gỗ lớn, cây to nên đại biểu cho khí chất kiên cường, hướng thượng và đạo đức. Hành Mộc là đại biểu cho lòng thương yêu những người xung quanh, nên người mạng “tùng bách mộc” thường mang sứ mạng lớn lao như cứu độ, y tế v.v. Người mạng “tùng bách mộc” dễ kiếm tiền nhưng lại hướng về đời sống thanh đạm.
Người mạng “Tùng bách mộc” là người gánh vác trọng trách và có chí hướng lớn lao mà không phải ai cũng hiểu nên cũng phải hứng chịu nhiều sóng gió, thị phi.
Tùng bách mộc” rất mạnh mẽ kiên cường, có thể làm tổn hại được “Tùng bách mộc” chỉ có thể là “Lô trung hỏa” (Bính Dần, Đinh Mão) và “ Đại hải thủy” (Nhâm Tuất, Qúy Hợi).

Sửa bởi catdang: 29/05/2020 - 15:06


#613 lantran27101989

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 31/05/2020 - 04:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 29/05/2020 - 10:26, said:

Thật ra tất cả mọi sự từ cổ chí kim cũng chỉ là “sắp đặt” cho Thánh Nhân là Mộc Tử, quê hương của Ngài nơi mộc trường sinh, theo Hán tự sẽ là Trường Xuân Cát Lâm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#614 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 31/05/2020 - 10:55

Tuệ tinh là sao chổi _vĩ tinh.
"Tiền trình vĩ đại quân tu ký,
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam."
Hai câu trên trong "Thư gửi Tô Khê Hầu Giáp Hải!"
Hai câu dưới trong thư gửi Thư quốc công Nguyễn Thiển.

Sửa bởi catdang: 31/05/2020 - 11:02


#615 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 31/05/2020 - 16:30

"Vi Phật na tri vô hữu tướng,
đáo thiền phương ngộ bản lai cơ"
Thơ "Tân quán ngụ hứng"_ Bạch Vân thi tập.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |