Expander0410, on 06/01/2019 - 23:03, said:


Phong cách xem của các thầy Tử Vi xưa - qua các tác phẩm văn học kinh điển
#166
Gửi vào 06/01/2019 - 23:24
#167
Gửi vào 06/01/2019 - 23:25
Ai bảo chăn trâu là khổ,
Chăn trâu sướng lắm chứ ai ơi
Rồi có ngày sẽ về đến nhà.
#168
Gửi vào 07/01/2019 - 00:49
Nhìn có khác Thấy ? (đọc mà không hiểu, biết mà không thông).
Tôi "nhìn" người kia có khác với Tôi "thấy" người kia ?
Bên Tây Phương viết như vầy "You watch but you don't see", còn 1 cách viết khác
"You listen but you do not hear".
"You listen to me but you do not hear me say" ---> đàn gảy tai trâu
Ngôn ngữ quả là thâm thúy !
HC
Sửa bởi Hoa Cái: 07/01/2019 - 09:45
Thanked by 2 Members:
|
|
#169
Gửi vào 07/01/2019 - 10:29
V.E.DAY, on 06/01/2019 - 23:25, said:
Ai bảo chăn trâu là khổ,
Chăn trâu sướng lắm chứ ai ơi
Rồi có ngày sẽ về đến nhà.
Hihi Lão vừa làm đạo diển, vừa làm tài tử đóng phim và làm luôn khán giả nửa rồi còn xây luôn rạp xinê tại gia.
Tui đọc bài thơ chăn trâu này hồì xửa, lâu quá không nhớ xuất xứ và toàn bài thơ , hình như của thi sĩ họ Phạm ?
"Một chiều lão Đam cởi trâu về Nam,
Có gã mục đồng đón hỏi thăm:
Ông chăn trâu hay trâu chăn ông?
Trâu rong chơi đồng cỏ,
Ta dạo chơi đất này …"
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 07/01/2019 - 10:44
Thanked by 1 Member:
|
|
#171
Gửi vào 07/01/2019 - 11:32
Lâu mới thấy được câu hay vậy.
#173
Gửi vào 07/01/2019 - 11:40
P/S: Note, mọi loại sách, gồm cả kinh, kinh điển. Không ngoại lệ.
#174
Gửi vào 07/01/2019 - 11:57
#175
Gửi vào 07/01/2019 - 13:36
"Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông"
Mang cái tiếng đó, thành ra phải làm cái gì đó để cho bõ công gán ghép.
Vốn dĩ muốn bàn về Nguyên Hồng, cơ mà tự dưng hứng nên, kì 3 này tôi xin bàn về Vương Hồng Sển
V.E.DAY, on 06/01/2019 - 08:01, said:
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu"
---------------------------------------------
Đêm đông - Sáng tác: Nguyễn Văn Thương
" Đêm nay gió bấc mưa dầm,
Đèn khua một bóng, bóng lầm với đêm "
Tác giả của 2 câu thơ này là ai ? Nếu ai đoán trúng, tôi sẽ viết một bài về sao Thiên Hư.
Thanked by 2 Members:
|
|
#176
Gửi vào 07/01/2019 - 13:52
V.E.DAY, on 06/01/2019 - 23:06, said:
Khi nào Thức uẩn hoạt động, khi nào Tưởng uẩn hoạt động .... thì buộc nó dừng lại. Giống như đi chăn trâu, khi con trâu định gặm lúa mạ thì tui dựt cái mũi nó lại không cho ăn lúa mạ ngoài đồng, vui đáo để,
Oan thấu ông Địa. Bị gạo thì để dành ăn chứ đâm bị nó lủng đổ hết gạo lấy gì ăn. Nói có sách chưa bị đốt, mách có thầy chưa bị đánh chứng nhe Lão : "Khi nào Thức uẩn hoạt động, khi nào Tưởng uẩn hoạt động .... thì buộc nó dừng lại. Giống như đi chăn trâu, khi con trâu định gặm lúa mạ thì tui dựt cái mũi nó lại không cho ăn lúa mạ ngoài đồng, vui đáo để,..."
Lão chẳng phải là tam tài khiêm đạo diển, tài tử , khán giả và sắp sửa về nhà thì tứ hoá thành chủ xị rạp xinê nếu không thì là gì. Hihi
#177
Gửi vào 07/01/2019 - 13:53
Expander0410, on 07/01/2019 - 13:36, said:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông"
Mang cái tiếng đó, thành ra phải làm cái gì đó để cho bõ công gán ghép.
Vốn dĩ muốn bàn về Nguyên Hồng, cơ mà tự dưng hứng nên, kì 3 này tôi xin bàn về Vương Hồng Sển
Tui mà thả con trâu đầu đàn ra là có nhiều chiện lắm đó
Thanked by 1 Member:
|
|
#178
Gửi vào 07/01/2019 - 13:54
KÌ 3 - VƯƠNG HỒNG SỂN
- CUỘC ĐỜI MỘT CON NGƯỜI TÀI NĂNG QUA HỒI KÍ "HƠN NỬA ĐỜI HƯ"
+ Lời mở đầu: Lá số ông Sển đã được ông Tân bàn trong topic này: http://tuvilyso.org/...vuong-hong-sen/
Với:
"Mấy nét chính :
Tiếng tăm lừng lẫy.
-Bản thân, gia đình không giàu nhưng tự nhiên giàu (có thể nói là hang tram tỷ bây giờ) .
-Ba đời vợ .
-Đời con không được hưởng gì hết ."
Tuy vậy, tôi xin cung cấp tới quý vị thông tin chi tiết, đính chính rằng gia đình ông này giàu. Tuy từ thời cụ kỵ của ổng có gốc Tàu, theo Thiên Địa Hội, cuộc đời bôn ba, khai hoang lập ấp, nhưng ba ông Sển quả thực giàu có:
I - Vài nét về đương số:
Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố H.C.M ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh).
- Thời ấu thơ như đã nói rồi trong bài tựa, tôi sanh năm Nhâm Dần (1902), ngày 27 tháng 9 ta, nhưng trong khai sanh chánh thức cũng như trên giấy tờ nạp quan lại đề sanh ngày 4-1-1904, tức năm Giáp Thìn (1904). Nay đã về hưu, giã biệt kiếp trâu cày công chức, xin trở lại tuổi thiệt năm Dần, để dễ dò thăm lá số Tử vi, và giỗ quải theo ngày nầy mới phải.
- Tôi đến tám tuổi mới ôm cặp vào trường, cũng vì Ba tôi sợ nhỏ tuổi đi học bị bạn lớn húng hiếp, té ra vì học trễ cho nên sau nầy phải sửa khai sanh sụt buổi để được thâu vào trường Chasseloup- Laubat
- Lý do có tên Vương Hồng Sển:
Ban đầu, dượng tôi là ông Trầm Chức, bang trưởng Phước Kiến ở Nhu Gia đề nghị: Wòng Xí Dện (Vương Tứ Thành) ngụ ý đứa trẻ về sau sẽ giàu sang, có bốn thành trì che chở. Nhưng Dì út tôi nghe đến chữ “xí” thấy đồng âm với chữ “tứ” là chữ cũng đọc “xí”, nên vội xin lựa chữ khác.
Dượng tôi vốn thâm Nho nhưng không nói được tiếng Việt, bèn đổi tên tôi thành “Thạnh” (Sển) và cho chữ lót là “Hồng” để đối chiếu với chữ lót của Ba tôi là “Kim” (Vương Kim Hưng) (Hưng đối với Thạnh). Dượng tôi nói phải dùng chữ Hồng (viết bộ thuỷ) vì bấm số, mạng tôi thiếu nước, nên phải tiếp tế bằng cách nầy.
II - Phụ Mẫu:
- Mẹ: Hà Thị Hùa - Sanh năm Mậu Dần (1878) ngày 19 tháng 8 giờ dần. (Tự Đức năm thứ 31 - Quang Tự năm thứ 4). Thích chơi bài nhưng đánh chỉ đủ vui thôi.
Tử năm Quý Sửu (1913) ngày 17 tháng 2 giờ Dần. (Duy Tân năm thứ 7. Trung Hoa dân quốc năm thứ 2).
- Ba: Vương Kim Hưng - Sanh năm Ất Hợi (1875), ngày 21-11, giờ Sửu (Tự Đức năm thứ 28 - Quang Tự nguyên niên). Làm thợ bạc giỏi của Nam Kì, nên nhà rất có điều kiện. Đã xây nhà và mua đất rất nhiều, sau này ông Sển cũng được hưởng di sản. Ông Hưng từng có 4 đời vợ.
Tử: năm Canh Tý (1961), mồng hai tháng chạp (18-1-1961).
III - Huynh Đệ:
Mẹ tôi nằm bếp cả thảy bảy lần, có một lần song thai, nếu còn sống đủ là tám mặt con, đều là trai, nhưng chỉ tôi còn sống sót, nên được cưng nhiều.
1 - Vương Cẩm, sanh năm Canh Tý (1900);
2 - Một trai sanh năm Tân Sửu (1901);
3 - Vương Hồng Sển, sanh năm Nhâm Dần, 27 tháng 9 ta, giờ Dần (bốn giờ rưỡi sáng).
4 - Một trai sanh ngày mồng 6 tháng 8 năm Mậu Thân (1908).
5 - Vương Tuyền, sanh ngày mồng 7 tháng 11 giờ Thân năm Kỷ Dậu (1909). Không dám nuôi ở nhà nên gởi cho một người Thổ ở Xà Lôn nuôi, người vú đó tên Thock, nên gọi Tuyền là “côn nặc Thock” (con ông Thock). Nuôi mạnh sân sẩn, tôi từng thấy chú nầy, rất sổ sữa. Được ba tuổi bỗng đau rồi chết, theo tôi vì lúc đó không biết cách nuôi hài nhi như ngày nay.
6 - Một kỳ tiểu sản. Tôi còn nhớ năm ấy, đương vây quanh mâm cơm buổi sáng, lối chín giờ ban mai, mẹ tôi mệt, bỏ đũa vô giường nằm. Chưa kịp kiếm bà mụ hay mụ đến chưa kịp thì sảo, làm mệt, trong nhà lăng xăng. Không biết làm cách nào cho người mệt dễ thở, chỉ có cách hơ lửa xoa bóp tay chân. Có người bàn kiếm mai rùa đốt xông cho có khói thì mau thấy khỏe. Bởi không có sẵn mai rùa nên trong lúc bối rối Ba tôi lấy cái xe cát của tôi chơi hằng bữa, đập nát cho vào lò, mà cái xe ấy vốn là mai con cần đước là giống rùa thật lớn; nhờ đó mẹ tôi thoát cơn nguy. Tôi không tiếc cái xe do tay Ba tôi chế, có tra bốn bánh cây và chở cát được nhiều, chơi rất thú, duy nhớ mãi tích nầy, cho đến nay tôi chưa thấy món đồ chơi trẻ con nào ngộ bằng cái xe mai cần đước nầy.
7. Lần sau rốt, năm 1913, nhơn sanh rồi mẹ tôi đau kiết. Thuở đó thuốc men lôi thôi, người sanh mà đau bịnh nầy là rất khó trị.
IV - Điền Trạch
Ông thân sinh Vương Hồng Sển xây nhà, tậu đất rất nhiều, xin trích một đoạn:
"Ba căn nhà trệt kiểu Tàu nầy rất kiên cố và rất đẹp, theo ý tưởng của tôi. Mỗi lòng căn có ba thước ba tấc bề ngang, bề sâu gần hai chục thước. Mặt tiền nhà, gần mười thước Tây, có một, hàng song cây bằng gỗ dầu vừa đưa ánh sáng vào nhà vừa tôn vẻ đẹp"
Sau này, tiền bạc, của cải, đất đai ông Sển cũng được thừa kế khá nhiều.
V - Lá số tử vi:
- Ông Tân propose lá số giờ Thìn này:
- Trong khi đó một hội viên khác thì lại cho rằng giờ Dần:
P/s:Tôi sẽ có luận giải sau đây. Trong thời điểm này, quý vị có suy nghĩ gì về 2 lá số trên, xin mời cứ tự nhiên tham luận. Xin cám ơn!
- Anh V.E.DAY:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
''Ai bảo chăn trâu là khổ? ''
Tôi mơ màng nghe chim hát trên cao
...
Ai bảo chăn Trâu là khổ
Tôi chăn nàng còn khổ hơn chăn trâu
Sửa bởi Expander0410: 07/01/2019 - 14:15
Thanked by 2 Members:
|
|
#179
Gửi vào 07/01/2019 - 13:58
Vô Danh Thiên Địa, on 07/01/2019 - 13:52, said:
Lão chẳng phải là tam tài khiêm đạo diển, tài tử , khán giả và sắp sửa về nhà thì tứ hoá thành chủ xị rạp xinê nếu không thì là gì. Hihi
Thanked by 1 Member:
|
|
#180
Gửi vào 07/01/2019 - 14:03
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() CẬP NHẬT BÃO MẶT TRỜI 30/6-1/7/2025 - CẢNH BÁO ĐẠT G5 THÁNG 7, CÁCH PHÒNG TRÁNH |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Chấn động: Tòa ra lệnh, Trump không được áp thuế cả thế giới để 'giải phóng Mỹ' |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Trường hợp phong thủy khó lý giải |
Địa Lý Phong Thủy | cautre |
|
![]() |
|
![]() Những phong tục tập quán ở Việt nam![]() |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Fanmen |
|
![]()
|
|
![]() Các bài viết về Phong Thủy của Chu Thần Bân đăng trên báo |
Địa Lý Phong Thủy | htran |
|
![]()
|
|
![]() Chữ Ký Phong Thuỷ |
Linh Tinh | Tre |
|
![]()
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












