Thế này bác Lies ạ:
Từ khi sinh ra tới giờ, tôi quan sát, học hỏi nhiều ngưòi lắm, cùng với với sự nỗ lực của bản thân nên tôi mới thành người như hôm nay. Tôi kể chi tiết cho mọi người là để cho thấy rằng tôi không ngại gì chuyện quan sát, học hỏi ngừi khác.
Thú thực với bác là tôi không đồng tình với mấy chữ như
"Chính xác rằng bác đã làm một người “vô thần” khi tình cơ lên mạng vào một buổi sáng tìm được bài viết “ảo tưởng và gồng cùm” của tác giả từ đây!"
"Bác đã đọc những lời đó của tác giả, làm kim chỉ nam dẫn đến sự “vô thần” trong ý thức,"
Tôi cho rằng bác chưa hiểu cái đoạn 3. tôi viết đâu, đọc lại lần nữa đi, bình tĩnh mà đọc, đừng vội gán ghép. Để tôi trích lại cho bác dễ đọc lại:
3. Là một người vô thần, bác có thấy vui, hạnh phúc không?
Tôi không nhớ ngày tháng năm nào quan điểm của tôi là vô thần, tôi chỉ nhớ đó là vào buổi sáng, tôi "sớt" google (không nhớ là "sớt" chữ gì) tôi nhìn thấy chữ: ảo tưởng và gông cùm.
Lúc đó tôi nghĩ trong đầu: Có lẽ đây là thứ mình cần.
Tất cả những gì Nguyễn Nhân Trí (tôi đoán đây là nick, không phải tên thật) trình bày thì cũng như suy nghĩ của tôi trước đó, nhưng tôi kém Nguyễn Nhân Trí ở chỗ là tôi không nghĩ ra được 5 chữ kia để lý giải cho xuyên suốt. Nếu coi ngưỡng 100 là trở thành người vô thần thì 5 chữ kia là mốc 100, các yếu tố còn lại tổng cũng chỉ đến 99 mà thôi. Nói như vậy để thấy rằng 5 chữ đó có ý nghĩa lớn đến chừng nào. Tôi cho rằng người này đã vô thần rồi, giờ tới lượt tôi, tôi cũng ngồi suy nghĩ, lý giải, mọi thứ như sáng tỏ trước mắt, không còn nghi vấn gì nữa cả. Và lúc đó tôi biết tôi đã trở thành người vô thần. Cảm giác hân hoan, vui sướng tràn ngập trí não, và tôi biết chắc rằng trong đời tôi không có việc gì tạo cho tôi cảm giác vui như thế.
Cuộc sống thay đổi nhiều, tôi vẫn nói vui rằng khi thành người vô thần tôi như được sinh ra lần thứ hai, một cuộc sống mới.
Cả một hệ thống thần quỳên đã sụp đổ trong tôi; biết bao người, biết bao đời bị xiềng xích bởi nó, vậy mà tôi đã đạp đổ đuợc, đã thoát ra được. Cảm giác hân hoan lan tỏa khắp cơ thể đó các bác ạ.
Bác đọc kỹ chưa, đã nhận ra sai chỗ nào chưa, chưa thì để tôi chỉ ra cho nhanh:
tôi nhìn thấy chữ: ảo tưởng và gông cùm.
Lúc đó tôi nghĩ trong đầu: Có lẽ đây là thứ mình cần.
Tất cả những gì Nguyễn Nhân Trí trình bày thì cũng như suy nghĩ của tôi trước đó, nhưng tôi kém Nguyễn Nhân Trí ở chỗ là tôi không nghĩ ra được 5 chữ kia để lý giải cho xuyên suốt. Nếu coi ngưỡng 100 là trở thành người vô thần thì 5 chữ kia là mốc 100, các yếu tố còn lại tổng cũng chỉ đến 99 mà thôi. Nói như vậy để thấy rằng 5 chữ đó có ý nghĩa lớn đến chừng nào.
Gì mà đọc những bài viết đó. Tôi không coi Trí là người mở cho tôi hướng vô thần, nếu nói Trí là người mở cho tôi hướng vô thần thì tôi cũng phải liệt kê tất cả những ai tôi đã quan sát, học hỏi đã giúp tôi có 99 phần kia. Không có 99 phần kia thì 5 chữ đó không làm được gì, 5 chữ đó là viên sỏi cuối cùng nên nó có phần khác biệt mà thôi.
Giờ nói về cực đoan. Bác thích dùng chữ đó để chỉ quan điểm của tôi thì đó là nhận xét của bác, còn tôi không cho quan điểm triệt để, đi đến tận cùng, cùng cực (trong tư tưởng, còn hành động thì thực sự là tôi chưa đạt đến triệt để, vì tôi còn trách nhiệm với mọi người chưa thể bỏ ngay được) của tôi là cực đoan, mà tôi cho là nên như vậy, như vậy mới đúng. Những bác thích trung dung, thích vừa tu vừa có vợ có con như tay Thích Nhất Hạnh, hay tay nào đó sáng đi siêu thị trộm được món đồ, chiều về dạy đạo đức, dạy phải thật thà,... bác nào thích chơi như vậy cứ chơi thôi, tôi thì không chơi như vậy.
"Một ví dụ nhỏ, khi cả dòng họ bác thờ ảnh, cúng bái tổ tiên. Nhưng bác đã tiến bộ hơn theo “Vô thần” đó là cũng không cần phải thờ khấn bái gì cả, chết là hết và hiến xác cho nền y học. (Đúng vậy tôi cũng nghĩ chúng ta nên hoặc có suy nghĩ phát triển như vậy). Nhưng bác đang tự làm những điều mà cả trăm người trong dòng họ không làm, vậy thì cũng giống như việc bác đang chống lại ý thức của cả trăm người (hoặc nghĩ xa hơn là cả tỷ người)! Vậy đó có phải là một ý nghĩ tiêu cực không?"
Cái lệ thờ cúng đó trước đây đã có kẻ bày ra được thì ngày nay cũng có kẻ bỏ đi được. Ngày trước họ nghĩ là có thần linh nên họ bày ra trò đó, giờ có người nghĩ là không có thần linh thì cớ gì không bỏ đi được?
Hay là chỉ có người sinh ra trước có đặc quyền? Ngày ngày tôi vẫn thường nghe một số bọn Kinh Dị có địa vị thường kêu gọi những người dân tộc khác nên giữ lấy bản sắc dân tộc của mình, tôi lấy làm hài hước khi nghe chúng nói. Bởi bọn Kinh Dị đâu có giữ truyền thống ông cha chúng đâu. Ngày xưa tổ tiên tộc Kinh Dị ở hang ở lỗ, không mảnh vải che thân thế mà càng ngày chúng càng cải tiến, ở nhà cao, máy lạnh điều hòa, mặc đồ thiếu vải cho sướng,... Trải qua thời gian, con người dần thay đổi, thay đổi là do đâu, chính là do nhận thức, hiểu biết đã cao hơn xưa. Thế mới dần có cảnh bỏ hang bỏ hốc ra bờ suối ở cho sướng,...
Vấn đề tâm linh cũng vậy. Xưa đêm xuống thì tối thui, nhìn đâu cũng thấy ma, giờ sáng rồi ma ít đi rồi, chỉ còn nhiều trong những cái đầu ảo ảo mà thôi.
Xưa bố chỉ cho con: Đấy, đấy con ma mắt xanh trong bụi tre đấy, con đừng lại gần, nó bắt đấy.
Con: Ôi, sợ quá.
Giờ thì con bảo với bố: Bố để con vào tóm cổ con ma ra cho bố xem. Bắt ra, thì ra là con meo meo.
Bố: Ừ, bố sai rồi.
Phải mạnh mẽ lên, phải đối diện với sự thật, phải biết nhận sai, ít nhất cũng phải ở trong tư tưởng.
Thuyết bất khả tri đó là trò ru ngủ mà thôi.
Tôi không phải là Trí, tôi không đủ hơi đi lấy lý luận của Trí thảo luận với các bác. Như trước đây tôi đề nghị, tôi lấy quan điểm của tôi thảo luận với các bác cho nhanh mà cũng không qua cầu người khác nên ý cũng ít biến dạng, như vậy cho dễ hiểu nhau hơn.
Sửa bởi tauvequehuong: 27/10/2017 - 21:57