Jump to content

Advertisements




Tính Triết học của ngũ hành


59 replies to this topic

#16 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 03/09/2017 - 23:26

Hóa ra là tôi tự tác đa tình rồi. Đã làm phiền thầy AnKhoa, mời thầy tiếp tục Triết học Ngũ hành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#17 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 03/09/2017 - 23:32

Ok. Thực ra tôi viết đa phần trên facebook, có bài nào dài thì copy vào đây tí cho anh em tham khảo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi copy xong không hiểu sao lúc nghĩ cái tên lại ngẫu hứng lấy cái chữ Triết học. Thực ra dân lý do đa phần ghét những cái gì nghe kêu, đao to búa lớn, nhưng chính vì vậy càng phải đặt vậy cho vui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Có một bạn vào phàn nàn triết học cái gì mà lại nâng thổ lên rồi hạ thổ xuống, thì đúng rồi, triết học là không cho phép bất cứ thứ gì tạo ra ảo tưởng thái quá, nâng lên rồi phải đập xuống ngay, vì nó đúng tinh thần của Dịch.

#18 BaoChung

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 146 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 00:32

Ếch trời sắp mưa kêu to ghê

#19 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 06:35



Lại thổ thủy.

Dụng thổ thì ưa ổn định chắc chắn, dụng thủy thì ưa linh hoạt thay đổi. Dụng thổ thì kị thủy, dụng thủy thì kị thổ. Tử ra Tử, Phá ra Phá, chứ Tử Phá đồng hay đối cung luôn tạo ra sự mâu thuẫn, bất an giữa nhu cầu ổn định và một đời sống biến động, hay nhu cầu thay đổi trong khi môi trường lại quá chắc chắn. Cho nên khi Tử Phá cùng nhau thì tốt nhất là Tử phải có tả hữu để thổ trở nên vượng hẳn, có đủ khả năng chế thủy. Thổ dương chế thủy âm, ắt là con người tuy năng động (thủy) nhưng khi vào việc rất bài bản, và chắc chắn (thổ).

Thổ, bao gồm Lộc tồn và Tả hữu cũng làm cho bộ Sát Phá Tham trở nên ổn định và chắc chắn hơn, tốt cho đời sống. Nhưng nó lại có nhược điểm là làm Sát Phá Tham bị cản trở cái dục vọng, tham vọng của mình nên xét theo quan điểm tự do cá nhân, bản năng đam mê thì là bị kìm chế, nhưng đây là sự kìm chế hữu ích.

Sửa bởi AnKhoa: 04/09/2017 - 06:36


Thanked by 1 Member:

#20 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 17:40

Có bài này của chú VDTT khá hay :

Vai trò của âm dương ngũ hành trong khoa tử vi

Âm Dương và ngũ hành là hai học thuyết hết sức quan trọng của Á Đông. Một số người cho rằng âm dương ngũ hành là hai mặt của cùng một thuyết; một số khác cho rằng ngũ hành do âm dương mà ra; lại có người cho rằng âm dương và ngũ hành không dính líu gì đến nhau. Nhưng đây chỉ là ba niềm tin, dựa trên những lập luận không lấy gì làm khoa học.

Tất cả những ai mới bước vào tử vi đều cảm thấy rằng khoa này áp dụng cả hai thuyết âm dương và ngũ hành. Vấn nạn to lớn là, nếu xét trên nền tảng khoa học, vì âm dương dựa trên số 2 (số nguyên tố chẵn), ngũ hành dựa trên số 5 (số nguyên tố lẻ), hai thuyết này có vẻ như hoàn toàn độc lập; nếu tử vi áp dụng cả hai thuyết thì làm sao tránh được những trường hợp mâu thuẫn, hoặc những cảnh "râu ông nọ cắm cằm bà kia"?

Chính vì vân nạn này mà gần đây sinh ra hai phái "chỉ có âm dương" và "chỉ có ngũ hành". Thí dụ, ông Liễu Vô Cư Sĩ ở Đài Loan cho rằng tử vi chỉ có âm dương. Trong khi đó những người chủ trương phải dùng cung khí, tiết khí vân vân... hiển nhiên xem ngũ hành là nền tảng. Từ đó có thể thấy âm dương ngũ hành là một vấn nạn rất lớn của tử vi hiện đại.

Thế nhưng cả hai phái "chỉ có âm dương" và "chỉ có ngũ hành" đều không ổn thỏa:

Phái "chỉ có âm dương" không thể giải thích tại sao cách định vị trí sao Tử Vi dựa trên ngũ hành cục, hiển nhiên là một kết quả của ngũ hành (Thủy nhị cục, mộc tam cục, kim tứ cục, thổ ngũ cục, hỏa lục cục). Phái này cũng không thể giải thích tại sao sự phù hợp ngũ hành tính giữa bản mệnh và sao rất quan trọng. Thí dụ: Bản mệnh Kim, cung mệnh cư Dậu vô chính diệu có Bạch Hổ (kim) tọa thủ là thượng cách.

Phái "chỉ có ngũ hành" còn bế tắc hơn nữa. Đơn cử vài thí dụ: Phá Quân thuộc thủy, vậy tại sao lại hãm ở Thân, Dậu là hai cung kim sinh dược thủy, và ở Hợi là cung thủy? Liêm Trinh thuộc hỏa tại sao lại vượng ở Ngọ mà hãm ở Tỵ, mặc dù hai cung cùng thuộc hỏa? Thiên Cơ thuộc mộc tại sao hãm ở Hợi thuộc thủy sinh được mộc, miếu ở Thìn Tuất thuộc thổ khắc mộc, rồi lại hãm ở Sửu Mùi cũng thuộc thổ? Thái Dương thuộc hỏa sao lại phù hợp với Xương Khúc (kim bị hỏa khắc và thủy khắc hỏa) mà úy kỵ Không Kiếp (hỏa)? Vân vân và vân vân...

Dùng thuyết ngũ hành để thay thế thuyết âm dương cũng như dùng hình ngũ giác để thay thế hình tròn trong trường hợp không có compass. Nếu sai số không quá lớn thì thuyết ngũ hành tiện lợi hơn thuyết âm dương.

Vậy thì phải giải quyết vấn nạn âm dương và ngũ hành trong khoa tử vi như thế nào?

Xin thưa rất giản dị, bởi ngũ hành quả là do âm dương mà ra. Chính xác hơn, ngũ hành là một phép tính gẫn đúng của bài toán âm dương. (Rất tiếc muốn chứng minh tương quan giữa ngũ hành và âm dương một cách khoa học phải cần rất nhiều giấy mực; người viết yêu cầu độc giả tạm chấp nhận kết quả hết sức quan trọng này, và xin hứa sẽ trình bày chi tiết trong quyển "mệnh lý hoàn toàn khoa học").

Có thể ví thuyết âm dương với một hình tròn, thuyết ngũ hành với một hình ngũ giác. Giả như không có compass thì vẽ hình ngũ giác dỗ hơn vẽ hình tròn. Cho nên mặc dù nền tảng của khoa tử vi là thuyết âm dương, ta vẫn cần đến ngũ hành mỗi khi bài toán âm dương trở thành quá phức tạp.

Cũng có thể so sánh tử vi vđi một ứng dụng kỹ thuật. Mặc dù nền tảng của kỹ thuật là khoa vật lý, nhưng khi áp dụng thực tế nhiều khi các công thức kỹ thuật lại tiện dụng hơn. Thế nên việc tử vi dụng cả âm dương (ví như nguyên tắc vật lý) và ngũ hành (ví như công thức kỹ thuật) không có gì là mâu thuẫn cả.

Tử vi là một môn nghiên cứu "giá tưởng"!

Mọi kỹ sư đều biết rằng mỗi công thức kỹ thuật chỉ đúng cho một số trường hợp. Người kỹ sư giỏi phải nắm vững nền tảng chính (tức là khoa vật lý) mới biết tùy trường hợp mà áp dụng công thức cho đúng. Đây là lý do tại sao vật lý là một môn học quan trọng trong mọi chương trình kỹ sư.

Tương tự, muốn áp dụng ngũ hành trong khoa tử vi một cách đúng đắn người nghiên cứu phải nắm vững nền tảng sâu đậm của ngũ hành, tức là phải hiểu thuyết âm dương.

Tiếc là thuyết âm dương cũng đã bị thất truyền. Vì lý do này, người viết đã bỏ công đi tìm lại nền tảng của thuyết âm dương. Rất may công cuộc này đã đạt kết quả tốt đẹp và sẽ được trình bày trong hai quyển sách "kinh Dịch hoàn toàn khoa học" và "thuyết âm dương hoàn toàn khoa học". Nhưng trong khuôn khổ của loạt bài "Tử Vi hoàn toàn khoa học" người viết sợ chỉ tùy trương hợp mà trình bày các kết quả. Mong quý độc giả kiên nhẫn; khi một trong hai quyến sách kia ra đời mọi sự sẽ thành rõ ràng hơn.

Mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu "vô cực sinh thái cực", nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa, cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy.

Vậy tại sao có hiện tượng? Xin trả lời bằng thí dụ toán học. Nếu ta gọi -1 là âm, +1 là dương thì hiển nhiên 0 = (-1) + (+1), nghĩa là từ trạng thái không có thể sinh ra hai trạng thái có là âm (-1) và dương (+1). Hãy tưởng tượng một thực thể gồm thật nhiều số -1 và +1 sao cho tất cả cộng lại thành không, ta sẽ thấy ngay rằng mỗi sự sắp xếp của hai loại số này có thể ứng với một loại hiện tượng. Nghĩa là hiện tượng chí là những mặt khác nhau của "không". Quý độc giả quen thuộc với triết lý nhà Phật tất hiểu ngay dây là một mặt của cái lý "sắc sắc không không", theo đó vũ trụ của chúng ta là cõi "vô thường", và mọi hiện hữu đều là "giả tưởng".

Mỗi người chúng ta là một tiểu vũ trụ tạo bởi một số "giả tưởng" tạm thời tập hợp rồi lại phân ly! Mục đích của khoa tử vi là xác định những "giả tưởng" đó./

San Jose ngày 11 tháng 6, 2003 Đằng Sơn



#21 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 18:01

Đã là Lúa lại sinh ra gạo

Có gạo rồi lại hóa thành cơm

Cơm không ai nói làm gì

Lại còn bày đặt làm thành bánh canh

Bánh canh rồi lại bánh giò,

Bánh dày, bánh tét.. thật là đa đoan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#22 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 18:16

Quan điểm của tôi rất đơn giản: Nếu không nói được điều gì mới mẻ và hay ho, thì sự im lặng luôn là lựa chọn cần được tôn trọng.

Chúng ta là nhà nghiên cứu, chứ không phải diễn viên hay truyền thông, mà cần phải đông vui.

#23 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 18:26

Đúng rồi, kinh dịch, âm dương ngũ hành thật không có gì mới mẻ, thứ nào cũng có lịch sử cả tới ngàn năm rồi. Nếu không nói được gì hay ho tốt nhất là im lặng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



À thầy AnKhoa cho hỏi tại sao Tử vi lại là hành thổ (đừng nói là sách bảo thế, còn thầy thì bảo sao?)

#24 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 18:55

Tôi bảo nó là hành thổ, thì nó là hành thổ thôi.

Topic dừng lại ở đây, vì bắt đầu tạp nham quá. Hy vọng sau này sẽ có vài người dám "vẽ rắn thêm chân" để Âm dương ngũ hành hoá Tử Vi. Để quản được Tử vi ta cần một tầng tư duy cao hơn nó, chứ cứ lang thang trong mớ Tinh đầu cùng ngồi ngắm sao trời như Tây phương thì không bao giờ thấy được vấn đề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Note: Đừng bao giờ gọi tôi là Thầy, tôi chưa bao giờ hạ thấp mình để nhận cái danh này.

Thanked by 1 Member:

#25 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 18:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 04/09/2017 - 18:55, said:

Tôi bảo nó là hành thổ, thì nó là hành thổ thôi....

Quả nhiên có tính triết học thật!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chả phải ta bảo nó là hành thổ, thì nó là hành thổ hay sao?

Thanked by 1 Member:

#26 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 19:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi bạn muốn người ta mất thời gian trình bày với câu hỏi của mình, thì bạn phải cho người ta cái lý do để làm điều đó. Chúng ta sinh hoạt tự do, người có quyền hỏi, người có quyền trả lời, theo ý thích.

#27 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 19:12

Tôi cá chắc chắn AnhKhoa không biết tại sao Tử vi hành thổ, nếu AnhKhoa biết thì đã không lập cái topic này rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#28 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 19:23

Vậy thì ông lý giải đi. Ai biết gì thì nói đó, chúng ta đều bị giới hạn bởi sở thích và thời gian, đâu phải mất công tranh đua hơn thua vài ba cái thứ lẻ tẻ này làm gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#29 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 19:35

Em ą anh xong ròi anh giåi cho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#30 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 04/09/2017 - 19:40

Thôi, tán nhảm với ông vậy đủ rồi, mất thời gian quá.






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |