#31
Gửi vào 07/11/2016 - 00:02
thời thế thế thời chả biết đường nào mà lần
#32
Gửi vào 07/11/2016 - 11:21
Tức là mình nghĩ có số mệnh và có thể thay đổi được, nhưng để thay đổi mệnh rất khó. Như tử vi phán tính tình của mình quá cương trục nên không thành công trong cuộc sống, nếu biết mềm mỏng thì thành tựu lớn. Gì chứ để thay đỗi tính tình quá khó.
Thanked by 1 Member:
|
|
#33
Gửi vào 07/11/2016 - 12:23
Lấy hay không lấy được vợ là do mình )
Thanked by 2 Members:
|
|
#34
Gửi vào 15/11/2016 - 22:09
Khi đoàn lấy kinh đến nơi. Phật tổ mới bảo 2 người trông giữ kinh đi lấy kinh cho Tam Tạng. khi đến chổ lấy kinh 2 người đó muốn Tam Tạng cho cái gì đó rồi mới đưa kinh cho. nhưng Tam tạng không có đưa gì hết. vì vậy mà 2 người giữ kinh mới đưa cho tam tạng kinh sách không có chữ gì cả. Sau khi phát hiện kinh không có chữ đoàn lấy kinh quay lại để hỏi và đòi đưa 2 người giữ kinh đến chổ phật tổ hỏi cho ra lẽ. Hai người đó cũng như lần trước cũng đòi lễ vật thì mới đưa kinh. lần này kinh nghiệm hơn nên Tam Tạng mới đưa cái bát xin cơm bằng vàng nhà vua tặng mang theo để đưa cho người giữ kinh. Bấy giờ người giữ kinh mới trao kinh có chữ cho Tam Tạng. và hoàn thành mỹ mãn công đức.
Khi xem đến đó ai cũng nghĩ ngay dưới chân Phât Tổ cũng có vòi vĩnh. Nhưng tự nhiên mình có ý nghĩ khác.
Theo mình thấy kinh không có chữ mới là chân kinh. Hai người giữ kinh chỉ muốn thử lòng những người lấy kinh. và trước sau như một người lấy kinh không chịu đưa lễ vật. vì vậy họ đã đưa chân kinh cho Tam Tạng. là kinh không có chữ.
Tuy nhiên Vì Tam Tạng chưa đạt đến trình độ đó nên mới không biết đó là chân kinh nên quay lại và lần này có kinh nghiệm hơn. Tam Tạng đồng ý đưa cái bát bằng vàng do nhà vua tặng. nên nhận kinh có chữ. đó là kinh giả. Cho nên không thể nói người đó vòi vĩnh. ở đây chỉ là thử thách. nhưng Tam Tạng vẫn chưa vượt qua được ải cuối cùng này. và kết quả là hậu thế đã nhận lãnh hậu quả từ những kinh giả này.
Vì sao mình nói vậy?
Hầu như từ xưa đến nay trong tất cả các chùa, tu viện, v.v... những ai theo Phật đều tụng kinh niệm phật. cho đó là con đường đúng đắn giúp ta giác ngộ. Người ta cảm thấy yên tâm hoặc thậm chí là hãnh diện khi nói đến việc chuyên tâm tụng kinh.
Nhưng theo mình thấy tất cả đều đó là sai lầm. nó làm cho ta ngày càng xa rời Đức Phật. hay thậm chí làm cho ta u mê thêm. và bằng chứng là suốt ngàn năm nay có hàng triệu triệu người chuyên tâm giới hạnh tụng kinh. nhưng kết quả ngày càng tệ. không một ai có thể chứng quả hay giác ngộ được cả. và càng ngày sự việc này càng bị lợi dụng để phục vụ cho những lợi ích riêng.
Mình thử đặc câu hỏi. Trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni thành phật có tụng cái kinh gì đâu? đơn giản là đâu có kinh để mà tụng. mà ngài chứng quả giác Ngộ trở thành bật Chí Tôn Vô Thượng.
Chính vì vậy mình mới có ý nghĩa Kinh không có chữ mới là chân Kinh. Vì sao vậy?
THeo như hiểu biết của mình Đức Phật ngồi thiền tập trung suy nghĩ và đã hiểu rõ về bản thân. Ta là ai? AI là ta? Khi Ngài tập trung suy nghĩ hay ta nói Ngài tọa Thiền dưới cây bồ đề 49 ngày Ngài chứng quả Giác Ngộ. thời điểm giác ngộ chính là thời điểm Ngài đã thấu suốt về bản thân. không còn mơ hồ hay tưởng tượng về bản thân nữa. mọi việc đã sáng tỏ đối với Ngài. Chính vì vậy Ngài mới nói mọi người đều bình đẳng vì ai cũng có thể thành Phật. Và để làm được đều đó hay ta gọi là giác Ngộ là hiểu rõ Ta là ai?
Chính vì vậy mà đối với Ngài không có sự phân biệt giai cấp, Sang hèn, Nam Nữ, hay giàu Nghèo. Mỗi người hay mỗi chúng sinh có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi chúng sinh mà ta tìm hiểu chính ta. Không thể lấy người khác để hiểu ta. mà ta phải hiểu lấy ta. Ta tự tìm hiểu chính ta thì đâu còn bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi giàu nghèo, bởi sang hèn, bởi bệnh tật. Mỗi người mỗi hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Từ hoàn cảnh thực tế của mỗi chúng ta sẽ giúp ta hiểu rõ về ta nếu ta chuyên tâm tìm hiểu. Cho nên có thể nói ở mọi hoàn cảnh? ở mọi gọc độ của mỗi chúng ta đều là mấu chốt của mỗi người tự hiểu ta là ai? nếu ta chịu tìm hiểu nó? Vì vậy không có kinh sách nào giúp ta được cả. Nên mình mới nghĩ Kinh không chữ chính là chân kinh. vì không ai giống ai, mỗi người là mỗi quyển kinh. chứ không phải kinh dùng cho mọi người. Cho nên kinh không có chữ là chân kinh vậy!
Thanked by 2 Members:
|
|
#35
Gửi vào 15/11/2016 - 22:18
Thanked by 2 Members:
|
|
#36
Gửi vào 24/12/2016 - 18:19
* Thứ nhất là đạo phật: Từ bi của Phật.
Lâu nay mình cũng nghĩ rằng Đức Phật yêu thương vạn vật chúng sanh. tình yêu thương đó bao la hơn cả vũ trụ. vì vậy mà những người biết đến Đức Phật đều thành kính ngài và tin tưởng ngài. Tuy nhiên để có thể hiểu được sự Từ Bi của Ngài thì không đơn giản. Và cái đặc biệt của Đức Phật là ai cũng có thể thành Phật. có nghĩa là ai cũng có thể có sự từ bi như Ngài.
Từ những suy nghĩ đó. Mình có một nhận định như sau:
Lâu nay mình vẫn thắc mắc câu nói. "mọi chúng sinh đều bình đẳng như nhau". Nghĩ thật vô lý. vì thực tế đâu có giống nhau. có người sinh ra khỏe mạnh, có người bệnh tật. có người sinh ra trong gia đình quyền quý có người sinh ra trong hoàn cảnh thấp hèn. và để giải thích cho vấn đề bình đẳng này mà biết bao nhiêu vị và bao nhiêu kinh sách cố tìm cách giải thích cho bằng được. nào là do số mệnh mỗi người mỗi khác. nào là do kiếp trước tu hành, nào là do đủ mọi lý do. Tuy nhiên có một thực tế rằng mọi sự giải thích trong kinh sách hay các thầy cố lấy kinh sách ra mà diễn giải đều có chổ gút mắc không giải quyết được. ví dụ như là kiếp trước. vậy kiếp trước mình có thấy được không? mình có biết gì về nó không? có một mâu thuẩn rất lớn ở đây là mọi người rất tin vào cái mà ta không hề biết một chút gì về nó cả.
mình đọc nhiều sách nhưng chưa thấy sách nào tìm hiểu về sự bình đẳng của Đức Phật. cũng như nghe rất nhiều người nói nhưng chưa có cơ hội gặp được người thực sự tìm hiểu về sự bình đẳng này. và từ đó mình suy nghĩ về vấn đề này? mình có lý giải như thế này mong mọi người đóng góp ý thêm.
Theo mình hiểu. Sự bình đẳng của Đức Phật đó là mọi người đều có cơ hội trở thành Phật như nhau. Ông Vua hay người dân, nhà giàu hay nhà nghèo, khỏe mạnh hay bệnh tật... đều có cơ hội để thành phật như nhau? không có cái nào thuận lợi hơn cái nào hoặc cái nào khó khăn hơn cái nào. Vì sao vậy? vì đơn giản là hãy tự tìm hiểu chính mình. khi ta tìm tìm hiểu chính ta thì không liên quan đến vấn đề của người khác. vì không ai có thể thay thế ta mà ta cũng vậy. ta là nhà vua thì cũng có thuận lợi và khó khăn trong vấn đề tìm hiểu chính ta. Ta là người dân ta cũng có thuận lợi và khó khăn trong vấn đề tìm hiểu chính ta. không thể nói nhà vua có thuận lợi hơn hay ta khó khăn hơn trong vấn đề tìm hiểu chính ta. vì mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường khác nhau thì không thể so sánh hơn thua trong vấn đề tìm hiểu chính mình. đó là sự bình đẳng của Đức Phật. mọi chúng sanh đều có cơ hội tìm hiểu chính mình như nhau nếu chúng ta muốn tìm hiểu. hay nói mọi người ai cũng có cơ hội giác ngộ như nhau. mà ta hay gọi là Phật.
Khi mình hiểu sự bình đẳng của Đức Phật theo hướng này. thì mình nhận thấy mọi lẽ điều giải thích rõ ràng, không còn chuyện kíêp trước hay kíêp sau, hay tại sao tui nghèo? Tại sao anh đó thông minh? Tại sao cô ấy đẹp mà mình xấu? taị sao ba mẹ người ta giàu mà ba mẹ mình không giàu ... Những vấn đề đó không liên quan gì đến vấn đề tìm hiểu chính ta cả, vì mỗi người đều có một một hoàn cảnh và điều kiện duy nhất để tự tìm hiểu chính mình. Vì sao ta nghèo, vi sao ta buồn, vì sao ta hạnh phúc...? Phải tự mình giải quyết những vấn đê đã xảy ra với mình dựa vào hoàn cảnh và điệu kiện cụ thể đã , đang và sẽ xảy ra đối với mình. không thể lấy điều kiện hay hoàn cảnh người khác để tìm hiểu chính mình. mà tự mình dựa vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bản thân mình tự tìm hiểu chính mình. KHi ta tự tìm hiểu chính ta thì mọi cái khác bị tiêu diệt.
Từ lâu nay mình vẫn nghĩ rằng Đức Phật tồn tại vĩnh hằng và mình tin điều đó. Nhưng bằng chứng là Đức Phật mất cách đây hơn 2000 năm rồi. Đã mất mà sao mình còn biết Đức Phật. Có cái gì đó mâu thuẩn ở đây. nhưng mình vẫn tin Đức Phật còn tồn tại đến bây giờ. Vậy niềm tin của mình nó bị gì vậy? Nó không theo thực tế gì hết. Tại sao Đức Phật đã mất rồi mà mình vẫn tin là Đức Phật vẫn còn. Thật ra do mình hiểu sai sự tồn tại. Đức phật đã mất cách đây hơn 2000 năm rồi nhưng giá trị của Đức Phật để lại nó tồn tại mãi đến bây giờ. Cho nên cái tồn tại không phải là Ta mà là giá trị ta đã tạo ra. cũng như những phát minh của các nhà bác học. họ mất đi nhưng giá trị của họ còn tồn tại. và tồn tại lâu hay mau còn tùy thuộc vào giá trị đó như thế nào.
Từ đây mình hiểu được vì sao mình tin Đức Phật tồn tại mãi mãi vì giá trị của Ngài để lại. đó là lòng từ bi của Ngài.
Vậy chúng ta không thể lầm lẫn giữa sự tồn tại của bản thân và giá trị bản thân tạo ra.
*Thứ 2: về Thiên Chúa Giáo là sự Bác Ái hay tình yêu thương của chúa dành cho chúng ta.
*Thứ 3: là Phát minh cuối cùng của của Enstein. Phát minh này được ông viết trong bức thư gửi cho người con gái của ông và dặn rằng phải 20 năm sau mới được công bố phát minh này. Và như chúng ta đã biết Sự phát minh cuối cùng của Enstein đó là: Năng lượng lớn nhất của vũ trụ là sự yêu thương.
Vì sao mình dẫn ra 3 trường hợp này. Vì mình nhận thấy rằng. Cả ba người đều có chung nhận định đó là tình yêu thương. chứ không có gì xa lạ với chúng ta cả. Và có 1 điểm nữa ta thấy xuất thân của 3 vị này. Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân quyền quý là Thái Tử con vua Tịnh Phạn. Còn Chúa Zesu xuất thân nghèo hèn phải sinh trong máng cỏ và chịu hình phạt đóng đinh trên thập Tự Giá, còn Nhà Bác học xuất thân bình thường. 3 vị Đại diện cho 3 tầng lớp trong xã hội. Nhưng đều để lại những giá trị vô giá đó là sự yêu thương. và đây chính là nguồn năng lượng lớn nhất vũ trụ đã được nhà Bác học khẳng định xác thực với chúng ta. Qua đó ta thấy được sự bình đẳng của Đức Phật càng thể hiện rõ hơn nó không hề bị chi phối hay ảnh hưởng của sự giàu hay nghèo, bệnh tật hay không bênh tật, chết hay không chết nó không liên quan gì cả ai cũng có có thể để lại giá trị của bản thân và giá trị đó tùy thuộc vào bản thân ta tạo ra. Nhưng giá trị để lại lớn nhất là gì đó là sự yêu thương. Sự yêu thương càng trong sáng bao nhiêu thì giá trị càng lớn bấy nhiêu. Và qua đó ta thấy được rằng chúng ta bị những suy nghĩ, những nhận định, những cảm xúc, những ham muốn ... che lấp đi nguồn năng lượng lớn nhất trong con người chúng ta đó là tình yêu thương trong sáng của ta.
Thanked by 2 Members:
|
|
#37
Gửi vào 28/12/2016 - 10:33
Định mệnh là các quân bài được chia ( năm tháng ngày giờ sinh ) không thể thay đổi, phận là phải chọn cách chơi sao cho kết quả hay nhất với số bài được chia.
Thanked by 1 Member:
|
|
#38
Gửi vào 28/12/2016 - 11:54
#39
Gửi vào 29/12/2016 - 02:58
#40
Gửi vào 03/01/2017 - 21:05
phonghue, on 15/11/2016 - 22:09, said:
Khi đoàn lấy kinh đến nơi. Phật tổ mới bảo 2 người trông giữ kinh đi lấy kinh cho Tam Tạng. khi đến chổ lấy kinh 2 người đó muốn Tam Tạng cho cái gì đó rồi mới đưa kinh cho. nhưng Tam tạng không có đưa gì hết. vì vậy mà 2 người giữ kinh mới đưa cho tam tạng kinh sách không có chữ gì cả. Sau khi phát hiện kinh không có chữ đoàn lấy kinh quay lại để hỏi và đòi đưa 2 người giữ kinh đến chổ phật tổ hỏi cho ra lẽ. Hai người đó cũng như lần trước cũng đòi lễ vật thì mới đưa kinh. lần này kinh nghiệm hơn nên Tam Tạng mới đưa cái bát xin cơm bằng vàng nhà vua tặng mang theo để đưa cho người giữ kinh. Bấy giờ người giữ kinh mới trao kinh có chữ cho Tam Tạng. và hoàn thành mỹ mãn công đức.
Khi xem đến đó ai cũng nghĩ ngay dưới chân Phât Tổ cũng có vòi vĩnh. Nhưng tự nhiên mình có ý nghĩ khác.
Theo mình thấy kinh không có chữ mới là chân kinh. Hai người giữ kinh chỉ muốn thử lòng những người lấy kinh. và trước sau như một người lấy kinh không chịu đưa lễ vật. vì vậy họ đã đưa chân kinh cho Tam Tạng. là kinh không có chữ.
Tuy nhiên Vì Tam Tạng chưa đạt đến trình độ đó nên mới không biết đó là chân kinh nên quay lại và lần này có kinh nghiệm hơn. Tam Tạng đồng ý đưa cái bát bằng vàng do nhà vua tặng. nên nhận kinh có chữ. đó là kinh giả. Cho nên không thể nói người đó vòi vĩnh. ở đây chỉ là thử thách. nhưng Tam Tạng vẫn chưa vượt qua được ải cuối cùng này. và kết quả là hậu thế đã nhận lãnh hậu quả từ những kinh giả này.
Vì sao mình nói vậy?
Hầu như từ xưa đến nay trong tất cả các chùa, tu viện, v.v... những ai theo Phật đều tụng kinh niệm phật. cho đó là con đường đúng đắn giúp ta giác ngộ. Người ta cảm thấy yên tâm hoặc thậm chí là hãnh diện khi nói đến việc chuyên tâm tụng kinh.
Nhưng theo mình thấy tất cả đều đó là sai lầm. nó làm cho ta ngày càng xa rời Đức Phật. hay thậm chí làm cho ta u mê thêm. và bằng chứng là suốt ngàn năm nay có hàng triệu triệu người chuyên tâm giới hạnh tụng kinh. nhưng kết quả ngày càng tệ. không một ai có thể chứng quả hay giác ngộ được cả. và càng ngày sự việc này càng bị lợi dụng để phục vụ cho những lợi ích riêng.
Mình thử đặc câu hỏi. Trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni thành phật có tụng cái kinh gì đâu? đơn giản là đâu có kinh để mà tụng. mà ngài chứng quả giác Ngộ trở thành bật Chí Tôn Vô Thượng.
Chính vì vậy mình mới có ý nghĩa Kinh không có chữ mới là chân Kinh. Vì sao vậy?
THeo như hiểu biết của mình Đức Phật ngồi thiền tập trung suy nghĩ và đã hiểu rõ về bản thân. Ta là ai? AI là ta? Khi Ngài tập trung suy nghĩ hay ta nói Ngài tọa Thiền dưới cây bồ đề 49 ngày Ngài chứng quả Giác Ngộ. thời điểm giác ngộ chính là thời điểm Ngài đã thấu suốt về bản thân. không còn mơ hồ hay tưởng tượng về bản thân nữa. mọi việc đã sáng tỏ đối với Ngài. Chính vì vậy Ngài mới nói mọi người đều bình đẳng vì ai cũng có thể thành Phật. Và để làm được đều đó hay ta gọi là giác Ngộ là hiểu rõ Ta là ai?
Chính vì vậy mà đối với Ngài không có sự phân biệt giai cấp, Sang hèn, Nam Nữ, hay giàu Nghèo. Mỗi người hay mỗi chúng sinh có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi chúng sinh mà ta tìm hiểu chính ta. Không thể lấy người khác để hiểu ta. mà ta phải hiểu lấy ta. Ta tự tìm hiểu chính ta thì đâu còn bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi giàu nghèo, bởi sang hèn, bởi bệnh tật. Mỗi người mỗi hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Từ hoàn cảnh thực tế của mỗi chúng ta sẽ giúp ta hiểu rõ về ta nếu ta chuyên tâm tìm hiểu. Cho nên có thể nói ở mọi hoàn cảnh? ở mọi gọc độ của mỗi chúng ta đều là mấu chốt của mỗi người tự hiểu ta là ai? nếu ta chịu tìm hiểu nó? Vì vậy không có kinh sách nào giúp ta được cả. Nên mình mới nghĩ Kinh không chữ chính là chân kinh. vì không ai giống ai, mỗi người là mỗi quyển kinh. chứ không phải kinh dùng cho mọi người. Cho nên kinh không có chữ là chân kinh vấy!
Tây du ký là một tiểu thuyết, mà đã là tiểu thuyết nghĩa là xài đọc giải trí, đọc chơi chơi, đó không phải thứ để ngâm cứu rồi suy quan điểm Phật giáo thế này thế kia.
Đọc các tác phẩm chính thống (người viết viết không phải viết cho đọc chơi) mà còn thấy các quan điểm đấu đá ngược xuôi nhau kìa.
#41
Gửi vào 04/01/2017 - 14:32
Thứ nhất: Đức phật không để lại bất kỳ một bút tích nào? Đức phật chỉ đi thuyết pháp chứ không hề viết ra bất kỳ chữ nào cả. 500 năm sau ngày Đức phật tạ thế. mới có cuộc tập hợp những người theo phật để ghi lại lời thuyết pháp của đức phật. 500 năm sau mới ghi lại lời nói của đức phật mà ý đó là do sự hiểu của người theo phật lý giải được truyền từ đời này sang đời khác những điều đức phật đã nói. Vậy có còn chính xác không? tam sao là thất bản huống gì truyền miệng mỗi người truyền một kiểu. Vì vậy nên khi Ngài Anan hỏi đức Phật đã nói gì? thì Ngài mới bảo là ta không nói gì cả.
Thứ 2: Ta trở lại vấn đề lịch sử Đạo phật truyền vào nước ta. Thì ta thấy rõ ràng một điều là có 2 nguồn gốc truyền vào Đất nước ta.
Đầu tiên là từ Ấn độ truyền vào thông qua con đường giao thương các nhà truyền đạo của Ấn Độ truyền vào nước ta từ thời Đinh Lê trở về trước. Nên Trước đó ta không gọi là Phật mà gọi là Bụt. (phiên âm từ tiếng Ấn Độ BUDA). Sau đó người Trung quốc họ muốn tạo dựng một học thuyết riêng về Đạo phật gọi là Đại Thừa. Tuy nhiên họ cũng thừa hiểu rằng nếu nói đó là giáo lý do TRung Quốc vẻ ra thì không hiệu quả. nên mới bày trờ chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh tới tận Tây Trúc để đem kinh Đại THừa về truyền lại. Để lôi cuốc và hấp dẫn người theo giáo lý Đạo phật của Trung Quốc. Cũng là chiêu cáo mượn oai hùm. nên ta mới có từ Phật kể từ khi Đạo phật được du nhập từ Trung Quốc (Trung Quốc gọi là Phật Đà). và hậu quả ta cũng thấy rồi. Từ Bụt (gốc của Phật giáo) từ từ biến mất thay thế dần bằng từ Phật. và hiện nay Từ Phật được chính thức gọi.
Cho nên theo mình hiểu? Kinh phật hiện nay như món lẩu thập cẩm vậy! nó trộn các đạo lại với nhau như Khổng Giáo, Đạo Giáo và của Phật Giáo. Nó tạo ra một cái gọi là lộn xộn và đạo phật bị chìm lẫn ở trong đó. không thể phân biệt đâu là giả đâu là thật.
CHo nên mình mới nghĩ Đức Phật quả là thâm sâu. Ngài trả lời một câu là Ta không nói gì cả? Để tránh cho hậu thế biết được hậu quả của việc lợi dụng giáo lý của Đức Phật gây tổn hại cho con đường giác ngộ.
#42
Gửi vào 04/01/2017 - 19:07
Thanked by 1 Member:
|
|
#43
Gửi vào 04/01/2017 - 19:29
#44
Gửi vào 04/01/2017 - 22:50
Trước khi hiểu có số mệnh hay không, chủ topic nên tự tìm hiểu, tự học hỏi và trả lời những câu trên.
Bạn gói bánh xấu nhưng khi mẹ bạn có những ý kiến làm bạn thức tỉnh, thì miếng bánh xấu đó thành đẹp thì có gọi là số phận hay ko ? Lúc chiếc bánh đang xấu, nó gặp một người tạo ra nó tính cách thờ ơ, không quan tâm đến nó, bỏ mặc nó, thì nó có thể trở nên xấu xí, nó được lựa chọn chăng ? Nếu lúc đó mẹ bạn ko nói lý lẽ gì, mà cho bạn ăn tát và chửi thề bạn thì miếng bánh bạn sẽ thế nào? Trí tuệ, kiến thức, nhận thức, hoàn cảnh của mỗi người không ai giống ai, nên hoàn cảnh ra đời sẽ không phải ai cũng được dẫn dắt và có suy nghĩ tốt như bạn. Nếu bạn sinh ra trong gia đình và đưa đẩy bạn có 1 hoàn cảnh không tốt, bạn dám chắc bạn có thể tự tin nói rằng sự thành bại của bạn là do bạn ko?
Thất bại con người thường ngụy biện đổi cho số mệnh, thành công thì chỉ là may mắn.Ở đời, một ai đó thành công, thì cũng sẽ có người thất bại, một ai đó sinh ra, thì cũng sẽ có người mất đi, một ai đó xấu xa, thì cũng có ai đó tốt, bạn có thấy nơi nào, đất nước nào được trọn vẹn một bên hết ko ? Tại sao lại thế ? Bạn có thể trả lời cho tôi biết tại sao ko ?Dù bạn có đưa ra bất kỳ quan điểm, lập luận gì thì những "chân lý" này là vẫn đang tồn tại, và có thể sẽ tồn tại mãi mãi.
Mặc dù vậy, để đạt thành công thì cũng cần phải có tư duy suy nghĩ giống như bạn, và cần phải như vậy, nhưng không có nghĩa rằng với tư duy đó trên thực tế bạn luôn luôn thành công.Tại sao có lúc bạn vẫn thất bại? Trong khi mình lại hiểu về nó.Câu hỏi này không cổ vũ tư duy thất bại, chỉ là muốn nói những gì liên quan đến chủ đề mà thôi.
Sửa bởi PhuGia: 04/01/2017 - 22:56
#45
Gửi vào 04/01/2017 - 22:50
Từ sự việc đó mình thường hay có suy nghĩ rằng:
Mình nói là hơn phương tây. Nhưng thực tế nó khác xa.
Thứ nhất người phương tây nhân hậu hơn người phương đông.
Thứ hai người phương tây thông minh hơn phương đông
Thứ ba người phương tây văn minh hơn phương đông
và cái quan trọng là phương tây người ta mang tính nhân bản cao hơn phương đông rất nhiều.
Ta ví dụ: KHi phương tây xâm chiếm 1 quốc gia nào đó thì người dân ở quốc gia đó không bị tàn sát nhiều như người phương đông. Cụ thể là ở Việt Nam ta. khi vua minh mạng đánh chiếm được Chiêm Thành. thời điểm đó dân số Chiêm Thành và Việt Nam tương đương nhau. Nhưng khi ta chiếm được Chiêm Thành thì hiện nay dân số của Việt Nam là hơn 90 triệu còn Chiêm Thành không được 400 ngàn người. Những nước như Hồng Kong là thuộc địa của anh. Khi bàn giao cho trung quốc người dân họ không muốn và biểu tình chống đối. NGười Mỹ đã thả 2 trái bom nguyên tử xuống Nhật Bản. và cũng chính người Mỹ đã giúp cả nước nhật Bản hùng mạnh như bây giờ. có rất nhiều bằng chứng để ta thấy rằng. Dù nói gì đi nữa thì người phương tây cũng nhân đạo hơn người phương đông.
Lý do tại sao: Đơn giản là người phương tây họ không bị giáo hội đầu độc. Họ theo chúa chứ không theo giáo hội, họ chống lại giáo hội. để phát huy tinh thần của chúa.
Còn người phương đông chúng ta nhầm lẫn giáo hội là chúa. hay những tổ chức phật giáo là phật. họ bị đầu độc bởi những tổ chức như vậy, chứ không dám chống lại những sai trái của những tổ chức đó cho nên mới làm cho người ta tàn ác hơn đến vậy.
Chỉ là suy nghĩ và cảm nhận của bản thân chia sẽ đến với các bạn! có gì không phải mong các bạn bỏ qua và chỉ bảo thêm.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
||
Tử vi có dùng tiết khí (qua tiết) không? |
Tử Vi | Elohim |
|
||
Đi tu có dễ đắc chánh quả không? |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Ai có tài liệu tử vi của thầy Hoàng Quý Sơn không? |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ch8484 |
|
|
|
Sổ mũi của con bạn có kéo dài mãi không? Đây là những gì bạn cần biết |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
||
Bạn có những đường vân dọc trên móng tay không? (Nguyên nhân) |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |