Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
phonghue, on 04/01/2017 - 14:32, said:
Theo mình hiểu kinh Phật như thế nào? Thì trước tiên ta tìm hiểu qua lịch sử Phật Giáo được truyền vào Việt Nam như thế nào?
Thứ nhất: Đức phật không để lại bất kỳ một bút tích nào? Đức phật chỉ đi thuyết pháp chứ không hề viết ra bất kỳ chữ nào cả. 500 năm sau ngày Đức phật tạ thế. mới có cuộc tập hợp những người theo phật để ghi lại lời thuyết pháp của đức phật. 500 năm sau mới ghi lại lời nói của đức phật mà ý đó là do sự hiểu của người theo phật lý giải được truyền từ đời này sang đời khác những điều đức phật đã nói. Vậy có còn chính xác không? tam sao là thất bản huống gì truyền miệng mỗi người truyền một kiểu. Vì vậy nên khi Ngài Anan hỏi đức Phật đã nói gì? thì Ngài mới bảo là ta không nói gì cả.
Thứ 2: Ta trở lại vấn đề lịch sử Đạo phật truyền vào nước ta. Thì ta thấy rõ ràng một điều là có 2 nguồn gốc truyền vào Đất nước ta.
Đầu tiên là từ Ấn độ truyền vào thông qua con đường giao thương các nhà truyền đạo của Ấn Độ truyền vào nước ta từ thời Đinh Lê trở về trước. Nên Trước đó ta không gọi là Phật mà gọi là Bụt. (phiên âm từ tiếng Ấn Độ BUDA). Sau đó người Trung quốc họ muốn tạo dựng một học thuyết riêng về Đạo phật gọi là Đại Thừa. Tuy nhiên họ cũng thừa hiểu rằng nếu nói đó là giáo lý do TRung Quốc vẻ ra thì không hiệu quả. nên mới bày trờ chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh tới tận Tây Trúc để đem kinh Đại THừa về truyền lại. Để lôi cuốc và hấp dẫn người theo giáo lý Đạo phật của Trung Quốc. Cũng là chiêu cáo mượn oai hùm. nên ta mới có từ Phật kể từ khi Đạo phật được du nhập từ Trung Quốc (Trung Quốc gọi là Phật Đà). và hậu quả ta cũng thấy rồi. Từ Bụt (gốc của Phật giáo) từ từ biến mất thay thế dần bằng từ Phật. và hiện nay Từ Phật được chính thức gọi.
Cho nên theo mình hiểu? Kinh phật hiện nay như món lẩu thập cẩm vậy! nó trộn các đạo lại với nhau như Khổng Giáo, Đạo Giáo và của Phật Giáo. Nó tạo ra một cái gọi là lộn xộn và đạo phật bị chìm lẫn ở trong đó. không thể phân biệt đâu là giả đâu là thật.
CHo nên mình mới nghĩ Đức Phật quả là thâm sâu. Ngài trả lời một câu là Ta không nói gì cả? Để tránh cho hậu thế biết được hậu quả của việc lợi dụng giáo lý của Đức Phật gây tổn hại cho con đường giác ngộ.
Bậy rồi. Thích Ca Mâu Ni mà lại nói đại ý: Ta không nói gì cả. Vậy ra Người đang nói láo (dối) sao? Có thì bảo có, không bảo không, vậy mà mấy chục năm thuyết cho người nghe về những gì mình đã ngộ mà lại chém câu: Ta không nói gì. Thật là dối tra.
Cái tài liệu hoặc ai bảo Thích Ca Mâu Ni không nói gì thì thật là ấu trĩ quá, vậy mà cũng có người tin vào thuyết âm mưu đó.
Nếu trước khi mất mà Thích Ca Mâu Ni lại nói ta không có nói gì từ trước tới nay đâu nhé, tài liệu hoặc ai nói rằng ông ấy nói này nói kia thì kẻ đó đang nói dối đấy, bay đừng tin.
Như vậy thì buồn cười lắm nhỉ, vậy là ông ấy sinh ra rồi chết đi chẳng để lại gì, ngay cả những gì đã thuyết cũng biến mất, vậy thì người đời còn cần chi ngâm cứu, học hỏi ổng. Ổng như vậy mà lại là thâm sâu sao. Nhất quýêt không phải vậy.
Kinh Phật diễn nghĩa đơn giản ra là những lời Phật (Thích Ca Mâu Ni) nói.
Thời Phật tại thế không có ghi chép, văn tự mà mọi thứ đều là nhớ. Mà nhớ thời đó không tệ như ngày nay đâu (ngày nay vì chúng ta lệ thuộc nhiều vào các công cụ nên kém đi nhiều rồi). Cách nay mấy chục năm, VN có người đọc truyện kiều ngược từ dưới lên được đó và nhiều vụ nhớ khác nữa.
Đã là nhớ rồi sau ghi chép sau nữa tái bản... không gì có thể nguyên vẹn sau mấy nghìn năm. Rồi biết bao kẻ hiểu thế này thế kia, chế ra cái này cái lọ nên càng về sau càng khó ngâm cứu đâu là lời Phật. Nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là: kinh Phật có chữ. : ) ) )