0
TRUYỆN NGẮN
Viết bởi tuphuongsg, 11/09/16 19:01
312 replies to this topic
#271
Gửi vào 09/11/2021 - 07:12
Hoa Kỳ hợp vơi Âu châu bắt được tin tặc hack vào các máy chủ Mỹ năm 2020 và đòi tiền "chuộc" để mở khoá .
====================
The Justice Department on Monday announced arrests and charges against hackers allegedly affiliated with a major ransomware organization, and the recovery of more than $6 million extorted by the group named REvil.
The Treasury Department also announced the imposition of sanctions against the hackers, and the State Department added REvil to a bounty program offering monetary rewards for information leading to the identification or location of any its key leaders.
====================
The Justice Department on Monday announced arrests and charges against hackers allegedly affiliated with a major ransomware organization, and the recovery of more than $6 million extorted by the group named REvil.
The Treasury Department also announced the imposition of sanctions against the hackers, and the State Department added REvil to a bounty program offering monetary rewards for information leading to the identification or location of any its key leaders.
Thanked by 2 Members:
|
|
#272
Gửi vào 10/11/2021 - 13:52
Ngày 9.11 đối với dân tộc Đức là một „ngày số phận“. Lẽ ra người Đức nên lấy ngày này làm ngày quốc khánh chứ không phải ngày 3.10. Đó là ý kiến của ông Wolfgang Niess, một nhà sử học, một nhà báo có tên tuổi ở Đức.
Ngày 9.11.1918, cuộc cách mạng Đức nổ ra, lật đổ hoàng đế Wilhelm đệ nhị. Từ cửa sổ nhà quốc hội Đức, lãnh tụ đảng Dân chủ xã hội (SPD) Philipp Scheidemann tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Đức. Ông tính đi trước những người c.... s... Dù chậm chân, hai giờ đồng hồ sau, từ nhà Thị chính Berlin, Karl Liebknecht, lãnh tụ phái thiên tả trong đảng SPD, cùng những người c.... s.. trong hội Spatakus tuyên bố thành lập nước Đức Tự do XHCN . Hai cuộc cách mạng tranh chấp cùng ngày này đã đưa nước Đức đến nền Cộng hòa Weimar, một chế độ dân chủ chông chênh, tạo đất sống cho Chủ nghĩa Phát xít.
Ngày 9.11.1923, nhân kỷ niệm 5 năm ra đời nền cộng hòa, Hitler tổ chức một cuộc đảo chính ở Munich. Cuộc đảo chính thất bại. Hitler bị bắt và bị tuyên án 5 năm tù. Sau 9 tháng thì y được thả vì „hạnh kiểm tốt“. Sau khi lên nắm quyền 1933, Hitler lấy ngày 9.11 làm ngày kỷ niệm những "hy sinh" của phong trào Phát xít.
Ngày 9.11.1938 được biết đến trong sử sách là „Đêm pha-lê“, khởi đầu phong trào tiêu diệt người Do-Thái đẫm máu nhất trong lịch sử. 6 triệu người Do Thái đã bị thảm sát từ đó đến tháng 5.1945
Nhưng cũng ngày 9.11.1989, nhân dân Đông Đức đã phá bỏ bức tường Berlin, biểu tượng của chiến tranh lạnh, của quá trình chia cắt nước Đức. Lúc đầu nhân dân Đông Đức chỉ muốn phá bỏ bức tường, phá bỏ chế độ chuyên chế SED để xây dựng một nước Cộng hòa Dân chủ Đức dân chủ, tự do, bình đẳng như nước Cộng hòa Liên Bang Đức bên cạnh mình. Nhưng khi nhìn thấy những thách thức trong quá trình khôi phục đất nước bị lạc hậu và trì trệ, họ đã tiến tới quá trình thống nhất để xây dựng một nước Đức mới.
Trước sức ép của thời thế, ông Kohl và các chính khách Đông Đức không thể trù trừ được ngày nào. Hai nước Anh và Pháp không muốn Đức thống nhất. Liên Xô đang như một thùng thuốc súng. Các thế lực bảo thủ có thể bất cứ lúc nào đó lật đổ Gorbachov, người đã đồng ý cho dân tộc Đức tự quyết. Nếu không làm nhanh, có thể cơ hội tuột tay.
Theo ông Niess: ngày 3.10.1990 được coi là một lựa chọn thuần túy kỹ thuật để thành ngày thống nhất, cũng là ngày quốc khánh. Đối với nhiều người Đức, ngày 3.10 không gợi lại ký ức gì. Nhưng lịch sử đã đi con đường của nó và không có lý do gì để đổi ngày quốc khánh sang ngày khác.
Mặt khác nhiều người Đức không muốn gắn ngày quốc khánh của mình với những kỷ niệm như „Đêm-Pha-lê“. Với người Đức, ngày 9.11 vừa là ngày ôn lại quá khứ đẫm máu, đau thương của dân tộc vừa là ngày chiến thắng của khát vọng tự do, dân chủ.
Nhưng nền dân chủ đạt được sẽ không tự nhiên tồn tại, nếu không biết bảo vệ nó. Đảng cực hữu AfD (Sự lựa chọn cho nước Đức) đang muốn biến ngày 9.11 hàng năm thành một ngày lễ. Hitler đã từng làm như vậy để kỷ niệm những tay chân bị giết chết trong cuộc đảo chính ngày 9.11.1923.
Năm 1933 y đã cho in tem kỷ niệm những nhân vật này với dòng chữ: Các bạn đã chiến thắng!
Có điều Hitler nhầm to. Các chế độ độc tài có thể chiến thắng trước mắt. Về lâu về dài thì dân chủ vẫn thắng.
Lịch sử đã chứng minh như vậy.
Tho Nguyen
9/11/2021
NGÀY SỐ PHẬN
Tác giả: Tho Nguyen
9/11/2021
Ngày 9.11.1918, cuộc cách mạng Đức nổ ra, lật đổ hoàng đế Wilhelm đệ nhị. Từ cửa sổ nhà quốc hội Đức, lãnh tụ đảng Dân chủ xã hội (SPD) Philipp Scheidemann tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Đức. Ông tính đi trước những người c.... s... Dù chậm chân, hai giờ đồng hồ sau, từ nhà Thị chính Berlin, Karl Liebknecht, lãnh tụ phái thiên tả trong đảng SPD, cùng những người c.... s.. trong hội Spatakus tuyên bố thành lập nước Đức Tự do XHCN . Hai cuộc cách mạng tranh chấp cùng ngày này đã đưa nước Đức đến nền Cộng hòa Weimar, một chế độ dân chủ chông chênh, tạo đất sống cho Chủ nghĩa Phát xít.
Ngày 9.11.1923, nhân kỷ niệm 5 năm ra đời nền cộng hòa, Hitler tổ chức một cuộc đảo chính ở Munich. Cuộc đảo chính thất bại. Hitler bị bắt và bị tuyên án 5 năm tù. Sau 9 tháng thì y được thả vì „hạnh kiểm tốt“. Sau khi lên nắm quyền 1933, Hitler lấy ngày 9.11 làm ngày kỷ niệm những "hy sinh" của phong trào Phát xít.
Ngày 9.11.1938 được biết đến trong sử sách là „Đêm pha-lê“, khởi đầu phong trào tiêu diệt người Do-Thái đẫm máu nhất trong lịch sử. 6 triệu người Do Thái đã bị thảm sát từ đó đến tháng 5.1945
Nhưng cũng ngày 9.11.1989, nhân dân Đông Đức đã phá bỏ bức tường Berlin, biểu tượng của chiến tranh lạnh, của quá trình chia cắt nước Đức. Lúc đầu nhân dân Đông Đức chỉ muốn phá bỏ bức tường, phá bỏ chế độ chuyên chế SED để xây dựng một nước Cộng hòa Dân chủ Đức dân chủ, tự do, bình đẳng như nước Cộng hòa Liên Bang Đức bên cạnh mình. Nhưng khi nhìn thấy những thách thức trong quá trình khôi phục đất nước bị lạc hậu và trì trệ, họ đã tiến tới quá trình thống nhất để xây dựng một nước Đức mới.
Trước sức ép của thời thế, ông Kohl và các chính khách Đông Đức không thể trù trừ được ngày nào. Hai nước Anh và Pháp không muốn Đức thống nhất. Liên Xô đang như một thùng thuốc súng. Các thế lực bảo thủ có thể bất cứ lúc nào đó lật đổ Gorbachov, người đã đồng ý cho dân tộc Đức tự quyết. Nếu không làm nhanh, có thể cơ hội tuột tay.
Theo ông Niess: ngày 3.10.1990 được coi là một lựa chọn thuần túy kỹ thuật để thành ngày thống nhất, cũng là ngày quốc khánh. Đối với nhiều người Đức, ngày 3.10 không gợi lại ký ức gì. Nhưng lịch sử đã đi con đường của nó và không có lý do gì để đổi ngày quốc khánh sang ngày khác.
Mặt khác nhiều người Đức không muốn gắn ngày quốc khánh của mình với những kỷ niệm như „Đêm-Pha-lê“. Với người Đức, ngày 9.11 vừa là ngày ôn lại quá khứ đẫm máu, đau thương của dân tộc vừa là ngày chiến thắng của khát vọng tự do, dân chủ.
Nhưng nền dân chủ đạt được sẽ không tự nhiên tồn tại, nếu không biết bảo vệ nó. Đảng cực hữu AfD (Sự lựa chọn cho nước Đức) đang muốn biến ngày 9.11 hàng năm thành một ngày lễ. Hitler đã từng làm như vậy để kỷ niệm những tay chân bị giết chết trong cuộc đảo chính ngày 9.11.1923.
Năm 1933 y đã cho in tem kỷ niệm những nhân vật này với dòng chữ: Các bạn đã chiến thắng!
Có điều Hitler nhầm to. Các chế độ độc tài có thể chiến thắng trước mắt. Về lâu về dài thì dân chủ vẫn thắng.
Lịch sử đã chứng minh như vậy.
Tho Nguyen
9/11/2021
NGÀY SỐ PHẬN
Tác giả: Tho Nguyen
9/11/2021
Thanked by 1 Member:
|
|
#273
Gửi vào 19/11/2021 - 15:14
mấy người dưng,
người dưng đầu tiên là bà Tư Huê, bà Tư hồi trước làm mướn cho nhà kia, từ thời chế độ cũ, hồi đó hay kêu bằng Dzú, hồi đó là chị Dzú chớ chưa phải bà Dzú, là người coi sóc cho hai đứa con của một ông sĩ quan, ở hẳn trong nhà. Chị Dzú siêng năng, làm giỏi, thân thiết với gia đình lắm, nhưng sau hai đứa nhỏ lớn hơn chút, dù tụi nhỏ rất quyến luyến với chị Dzú nhưng nhà ông sĩ quan nọ lại không muốn chị ở lại đêm (mà thực ra cũng một phần do bà sĩ quan phu nhơn ghen bóng ghen gió gì đó), ông sĩ quan mới mua cho chị Dzú căn nhà này, hồi đó là bảy chỉ vàng, để ở riêng, ban ngày tới làm việc nhà thôi. Rồi chính biến năm 75 xảy ra, cả nhà ông sĩ quan nọ di tản trước ngày Sài Gòn thất thủ, nhưng ông sĩ quan khá tử tế, mới để lại cho chị Dzú ít tiền (sau đó cũng chẳng có giá trị gì), một cây vàng, và ký giấy cho chị căn nhà nhỏ mà ổng mua cho chị ở. Căn nhà, dù nhỏ và trong hẻm thôi, nhưng là cả gia tài của chị.
sau 1975, chị Tư Huê cũng từng làm đủ thứ nghề, từ mua bán chạy chợ, làm công nhân xí nghiệp, rồi làm móng dạo, rồi sau kẹt quá, mới mở gánh bún riêu canh bún bán ngay cửa nhà, quán bình dân nên bà con cũng ủng hộ, chủ yếu kiếm đồng ra đồng vô. Mấy lần, hồi còn khó khăn, bà Tư Huê cũng có quen người này người kia, bạn bè môi giới cũng nhiều người, nhiều ông cũng khá lắm, đẹp trai nữa, mà rồi chẳng hiểu sao, lần lữa mãi cuối cùng bà vẫn sống một mình, đến lúc lỡ thì. Ai hỏi sao bà hông ưa ông nào hết vậy, bà cười nói, mấy ổng mê hộ khẩu với cái nhà, chớ có yêu thương gì Tư đâu.
…
người dưng thứ hai là cô Biên, cô Biên người Phú Yên, nghe vần êm êm ha. Thời vé số dạo mới thịnh, cô Biên là một trong những người đầu tiên bỏ xứ vô Sài Gòn bán vé số. Một lần, cô Biên mới đi bán lòng vòng trong hẻm, ngang quán của Tư Huê, bữa đó mưa gió, ăn xong tô bún riêu rồi cô Biên buột miệng nói, buồn khổ mà ăn tô bún này vô thấy hết buồn hết khổ luôn. Vậy là, sẵn cũng vắng khách, hai người ngồi lại, tâm sự một hồi lâu, đến mức quên mất thời gian, quá giờ trả vé, cô Biên cầm hơn trăm tờ vé số khóc nức nở, giờ sao đây trời. Bà Tư Huê thấy vậy, lại cũng vui chuyện, nói thôi lỗi phải tự tui, tại tui cầm chưn bà nãy giờ lo nhiều chuyện quá, để tui mua hết xấp này, phải trúng thì tui bà chia. Cả hai ngồi mở ra-dô dò, dĩ nhiên là trật lất, nhưng mà cũng vui.
hoàn cảnh cô Biên thảm thương lắm, cha mẹ cô mất sớm, cô ở với bà ngoại, đến lấy chồng, rồi cứ sảy thai hoài, đẻ đứa nào cũng chết đứa đó, đến đứa thứ ba thì chồng có vợ khác, suốt ngày chửi đánh cô. Nên cô Biên buồn quá, mới bỏ nhà đi vô Sài Gòn bán vé số, kiếm được đồng nào, trừ tiền ăn uống, tiền nhà trọ, cô Biên đem cho một ngôi chùa, nơi nuôi dưỡng mấy chục đứa trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi. Cô nói, mình không có phước nuôi con, thôi thì nuôi con người khác cũng được, tui mà có nhà như Tư Huê đây, tui nuôi chục đứa luôn. Câu nói đó làm bật lên một ý nghĩ trong đầu Tư Huê. Ê, bà nói có lý nha.
vậy là, mấy bữa sau, cô Biên về ở với Tư Huê luôn, cô Biên vẫn đi bán vé số, Tư Huê vẫn bán bún riêu, hết giờ bán vé số thì cô Biên về phụ Tư Huê buôn bán, dọn dẹp, rửa nồi rửa tô… rồi hai người làm hai tô cơm, khúc cá kho tiêu, ngồi nói chuyện rôm rả rôm rả.
…
người dưng thứ ba và thứ tư là hai chị em con Mén thằng Cồ. Con Mén lớn hơn thằng Cồ hai tuổi, thực ra không phải hai chị em ruột rà gì hết, nên cũng coi như hai người dưng. Tụi nó lúc còn nhỏ thì ở trong cái chùa mà cô Biên hay ghé đến góp tiền công quả, sau mới được một cặp vợ chồng hiếm muộn nhận về nuôi ăn học, nhận cả hai đứa luôn, coi như chị em. Mới học được chừng nửa năm nhà đó có chuyện, ông chồng trốn nợ bỏ đi biệt xứ, còn bà vợ thì bị tâm thần luôn, lúc tỉnh lúc điên, lúc điên thì vác dao đòi chém chị em con Mén. Hai chị em nó mới hoảng quá, con Mén dẫn thằng Cồ, líu ríu bỏ nhà đó, kiếm đường chạy về chùa lại, chạy lòng vòng lạc đường, đói khát, may quá mới gặp cô Biên. Cô Biên nhớ mặt mới hỏi tụi bây đi đâu đây. Nghe hai đứa khóc kể một hồi, cô Biên nói thôi về ở với cô, với má Tư, chớ vô chùa cũng hổng khá hơn đâu.
…
vậy là căn nhà có 4 người dưng, hai đứa nhỏ đi học, hai người lớn mưu sinh. Láng giềng thấy vậy cũng mừng cho 4 người họ, ai có đồ gì cũng đem qua cho, hai chị em con Mén thằng Cồ được cho nhiều đồ, quần áo quá trời, đến nỗi bận không hết, phải đóng nguyên một bao tải, để cô Biên lấy xe chở vô chùa cho lại mấy đứa nhỏ khác. Chiều về, bữa cơm rôm rả hơn trước, ai nấy kể chuyện, chuyện trường lớp, chuyện ngoài đường, rỉ rả. Buổi tối tiếng trẻ nít học bài ê a ê a, tiếng bà Tư Huê chặt xương chuẩn bị nồi bún sớm mơi lốp cốp lốp cốp, vui lắm
…
có chuyện này, cũng có liên quan, ông Sĩ Quan năm xưa, chủ của Tư Huê, đã chết lâu rồi, hôm rồi bà sĩ quan phu nhơn mới dẫn cả nhà về lại Sài Gòn, dẫn hai đứa con về thăm Tư Huê, tụi nó cũng còn nói được tiếng Việt chút chút, hai đứa giờ là hai ông cao to, ngoài ngoài bốn chục rồi vẫn đứng khoanh tay thưa Dzú, rồi cả ba ôm nhau khóc, Tư Huê nói tưởng Dzú là người dưng, bây quên rồi phải không? Hai ông kia nói đâu có, Dzú là mẹ Hai, Dzú là Sài Gòn, đâu phải người dưng.
Đàm Hà Phú
người dưng đầu tiên là bà Tư Huê, bà Tư hồi trước làm mướn cho nhà kia, từ thời chế độ cũ, hồi đó hay kêu bằng Dzú, hồi đó là chị Dzú chớ chưa phải bà Dzú, là người coi sóc cho hai đứa con của một ông sĩ quan, ở hẳn trong nhà. Chị Dzú siêng năng, làm giỏi, thân thiết với gia đình lắm, nhưng sau hai đứa nhỏ lớn hơn chút, dù tụi nhỏ rất quyến luyến với chị Dzú nhưng nhà ông sĩ quan nọ lại không muốn chị ở lại đêm (mà thực ra cũng một phần do bà sĩ quan phu nhơn ghen bóng ghen gió gì đó), ông sĩ quan mới mua cho chị Dzú căn nhà này, hồi đó là bảy chỉ vàng, để ở riêng, ban ngày tới làm việc nhà thôi. Rồi chính biến năm 75 xảy ra, cả nhà ông sĩ quan nọ di tản trước ngày Sài Gòn thất thủ, nhưng ông sĩ quan khá tử tế, mới để lại cho chị Dzú ít tiền (sau đó cũng chẳng có giá trị gì), một cây vàng, và ký giấy cho chị căn nhà nhỏ mà ổng mua cho chị ở. Căn nhà, dù nhỏ và trong hẻm thôi, nhưng là cả gia tài của chị.
sau 1975, chị Tư Huê cũng từng làm đủ thứ nghề, từ mua bán chạy chợ, làm công nhân xí nghiệp, rồi làm móng dạo, rồi sau kẹt quá, mới mở gánh bún riêu canh bún bán ngay cửa nhà, quán bình dân nên bà con cũng ủng hộ, chủ yếu kiếm đồng ra đồng vô. Mấy lần, hồi còn khó khăn, bà Tư Huê cũng có quen người này người kia, bạn bè môi giới cũng nhiều người, nhiều ông cũng khá lắm, đẹp trai nữa, mà rồi chẳng hiểu sao, lần lữa mãi cuối cùng bà vẫn sống một mình, đến lúc lỡ thì. Ai hỏi sao bà hông ưa ông nào hết vậy, bà cười nói, mấy ổng mê hộ khẩu với cái nhà, chớ có yêu thương gì Tư đâu.
…
người dưng thứ hai là cô Biên, cô Biên người Phú Yên, nghe vần êm êm ha. Thời vé số dạo mới thịnh, cô Biên là một trong những người đầu tiên bỏ xứ vô Sài Gòn bán vé số. Một lần, cô Biên mới đi bán lòng vòng trong hẻm, ngang quán của Tư Huê, bữa đó mưa gió, ăn xong tô bún riêu rồi cô Biên buột miệng nói, buồn khổ mà ăn tô bún này vô thấy hết buồn hết khổ luôn. Vậy là, sẵn cũng vắng khách, hai người ngồi lại, tâm sự một hồi lâu, đến mức quên mất thời gian, quá giờ trả vé, cô Biên cầm hơn trăm tờ vé số khóc nức nở, giờ sao đây trời. Bà Tư Huê thấy vậy, lại cũng vui chuyện, nói thôi lỗi phải tự tui, tại tui cầm chưn bà nãy giờ lo nhiều chuyện quá, để tui mua hết xấp này, phải trúng thì tui bà chia. Cả hai ngồi mở ra-dô dò, dĩ nhiên là trật lất, nhưng mà cũng vui.
hoàn cảnh cô Biên thảm thương lắm, cha mẹ cô mất sớm, cô ở với bà ngoại, đến lấy chồng, rồi cứ sảy thai hoài, đẻ đứa nào cũng chết đứa đó, đến đứa thứ ba thì chồng có vợ khác, suốt ngày chửi đánh cô. Nên cô Biên buồn quá, mới bỏ nhà đi vô Sài Gòn bán vé số, kiếm được đồng nào, trừ tiền ăn uống, tiền nhà trọ, cô Biên đem cho một ngôi chùa, nơi nuôi dưỡng mấy chục đứa trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi. Cô nói, mình không có phước nuôi con, thôi thì nuôi con người khác cũng được, tui mà có nhà như Tư Huê đây, tui nuôi chục đứa luôn. Câu nói đó làm bật lên một ý nghĩ trong đầu Tư Huê. Ê, bà nói có lý nha.
vậy là, mấy bữa sau, cô Biên về ở với Tư Huê luôn, cô Biên vẫn đi bán vé số, Tư Huê vẫn bán bún riêu, hết giờ bán vé số thì cô Biên về phụ Tư Huê buôn bán, dọn dẹp, rửa nồi rửa tô… rồi hai người làm hai tô cơm, khúc cá kho tiêu, ngồi nói chuyện rôm rả rôm rả.
…
người dưng thứ ba và thứ tư là hai chị em con Mén thằng Cồ. Con Mén lớn hơn thằng Cồ hai tuổi, thực ra không phải hai chị em ruột rà gì hết, nên cũng coi như hai người dưng. Tụi nó lúc còn nhỏ thì ở trong cái chùa mà cô Biên hay ghé đến góp tiền công quả, sau mới được một cặp vợ chồng hiếm muộn nhận về nuôi ăn học, nhận cả hai đứa luôn, coi như chị em. Mới học được chừng nửa năm nhà đó có chuyện, ông chồng trốn nợ bỏ đi biệt xứ, còn bà vợ thì bị tâm thần luôn, lúc tỉnh lúc điên, lúc điên thì vác dao đòi chém chị em con Mén. Hai chị em nó mới hoảng quá, con Mén dẫn thằng Cồ, líu ríu bỏ nhà đó, kiếm đường chạy về chùa lại, chạy lòng vòng lạc đường, đói khát, may quá mới gặp cô Biên. Cô Biên nhớ mặt mới hỏi tụi bây đi đâu đây. Nghe hai đứa khóc kể một hồi, cô Biên nói thôi về ở với cô, với má Tư, chớ vô chùa cũng hổng khá hơn đâu.
…
vậy là căn nhà có 4 người dưng, hai đứa nhỏ đi học, hai người lớn mưu sinh. Láng giềng thấy vậy cũng mừng cho 4 người họ, ai có đồ gì cũng đem qua cho, hai chị em con Mén thằng Cồ được cho nhiều đồ, quần áo quá trời, đến nỗi bận không hết, phải đóng nguyên một bao tải, để cô Biên lấy xe chở vô chùa cho lại mấy đứa nhỏ khác. Chiều về, bữa cơm rôm rả hơn trước, ai nấy kể chuyện, chuyện trường lớp, chuyện ngoài đường, rỉ rả. Buổi tối tiếng trẻ nít học bài ê a ê a, tiếng bà Tư Huê chặt xương chuẩn bị nồi bún sớm mơi lốp cốp lốp cốp, vui lắm
…
có chuyện này, cũng có liên quan, ông Sĩ Quan năm xưa, chủ của Tư Huê, đã chết lâu rồi, hôm rồi bà sĩ quan phu nhơn mới dẫn cả nhà về lại Sài Gòn, dẫn hai đứa con về thăm Tư Huê, tụi nó cũng còn nói được tiếng Việt chút chút, hai đứa giờ là hai ông cao to, ngoài ngoài bốn chục rồi vẫn đứng khoanh tay thưa Dzú, rồi cả ba ôm nhau khóc, Tư Huê nói tưởng Dzú là người dưng, bây quên rồi phải không? Hai ông kia nói đâu có, Dzú là mẹ Hai, Dzú là Sài Gòn, đâu phải người dưng.
Đàm Hà Phú
Thanked by 1 Member:
|
|
#274
Gửi vào 20/11/2021 - 15:43
TỪ THẦY PHẠM LIỄU TRƯỜNG ĐỒNG KHÁNH
ĐẾN ÔNG BỬU THẬN CHỦ TIỆM SÁCH ƯNG HẠ
Sau hai năm đệ thất, đệ lục học văn với cô giáo Ngô Thị Vinh, năm đệ ngũ rồi đệ tam tôi lại may mắn là học trò của thầy Phạm Liễu tại trường Đồng Khánh.
Thầy Phạm Liễu dáng người mập mạp, thô tháp, từ giọng nói đến phong cách rất ít khế hợp với người Huế nổi tiếng nhẹ nhàng, tinh tế và kín đáo.
Thầy không giấu giếm gốc gác nông thôn và cuộc sống khó khăn của buổi thiếu thời. Ngay từ buổi học đầu tiên chúng tôi đã nghe thầy giới thiệu về mình đại loại như sau:
– “Tôi, Phạm Liễu, quê làng Trường Xuân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tôi đã chăn trâu trước khi đến với thành phố cựu đế đô này. Với hai bàn tay trắng tôi bắt đầu cuộc sống tự lập: Kiếm việc làm và tự học, vừa đi học trường tư vừa kiếm sống trong thời gian còn lại. Bây giờ tôi là giáo sư của các chị. Ngoài trường Đồng Khánh tôi còn dạy thêm ở các trường tư. Tôi cũng tiếp tục học sau đại học để nâng cao nghề nghiệp và bản thân. Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ cùng các chị tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và văn chương Việt Nam. Ngoài sách giáo khoa tôi sẽ cùng các chị tìm đọc thêm một số tác phẩm, tác giả ngoài chương trình cùng bối cảnh lịch sử, xã hội… Chúng ta cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm chút ít tinh hoa của hai nguồn văn học có tác động, ảnh hưởng đến văn học Việt Nam, đó là văn học Trung Hoa và Pháp…”.
Vào tuổi 14, 15, 16 chúng tôi hiểu chưa hết những điều thầy Phạm Liễu nói. Có đứa chẳng những không đồng tình mà còn khó chịu trước một ông thầy mới buổi sơ giao đã “phơi bày hết ruột gan”. Có đứa bày tỏ thái độ giễu cợt vì thầy hay dùng các tán thán tự như: Ôi! chao ôi! than ôi!... “có vẻ cải lương”.
Tuy nhiên đa số chúng tôi đều công nhận thầy Phạm Liễu là một giáo sư tận tụy, dạy vui và hay. Thầy bày tỏ lập trường yêu nước, chống ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột, đứng về phía người nghèo trong quá trình giảng dạy. Thỉnh thoảng thầy nhắc đến tên các nhà văn, nhà thơ lạ hoắc: Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, PT, LVH. Học trò hỏi Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, PT. LVH là ai, thầy bảo: “Về nhà tự tìm hiểu lấy. Ngoài sách giáo khoa và bài giảng của tôi, các chị nên tìm đọc thêm những sách báo khác…”
Nói gì thì nói, tất cả học sinh chúng tôi không ai bảo thầy Phạm Liễu là một giáo sư vô trách nhiệm vì khuynh hướng chính trị mà giảng dạy lệch lạc chương trình. Theo sát chương trình nhưng mở rộng và nhấn mạnh những trọng điểm, những chủ đề mà thầy cho là hợp lý và cần thiết, đặt tác phẩm và tác giả trong bối cảnh lịch sử mà từ đó nó sản sinh và tồn tại là phương pháp giảng dạy Việt văn của thầy Phạm Liễu: Học sinh nhất thiết phải nắm bắt căn bản các biến động lịch sử của đất nước thời cận và hiện đại, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp. Chẳng hạn với tác giả Nguyễn Khuyến, thầy Phạm Liễu chọn bài Cuốc kêu cảm hứng làm bài giảng chính thay cho bài Thu điếu theo sách giáo khoa.
Với Cuốc kêu cảm hứng thầy Phạm Liễu giới thiệu một Nguyễn Khuyến – nhà nho khoa bảng và quan lại trước tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn bất lực đầu hàng và bản thân ông khắc khoải, trăn trở, giằng xé bởi không thực hiện được trách nhiệm và hoài bão của kẻ sĩ.
Giảng kỹ Cuốc kêu cảm hứng để đào sâu khuynh hướng chủ đạo của tâm hồn Nguyễn Khuyến: Yêu nước, xao xuyến và cảm nhận bế tắc, nhưng thầy Phạm Liễu không hề bỏ qua khuynh hướng thứ hai của nhà thơ Yên Đỗ: Trở về với thiên nhiên, giữ mình, an bần lạc đạo, không khuất phục, xu thời chạy theo quyền lực của bọn cướp nước để thỏa mãn các nhu cầu tầm thường như một số nhà nho khác. Thầy Phạm Liếu làm rõ khuynh hướng này trong bài tổng quan về Nguyễn Khuyến. Thầy đề nghị chúng tôi đọc thêm các bài Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm và những bài khác để tiếp cận tâm hồn nhà thơ.
Trong một bài giảng khác, thầy Phạm Liễu đưa chúng tôi tham dự vào một cuộc bút chiến bằng thơ giữa hai nhà nho đại diện cho hai sự lựa chọn chính trị nghịch chiều là Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường thời kỳ Pháp xâm chiếm Nam kỳ. Với thể thơ Đường điêu luyện và những điển tích văn học, lịch sử Trung Quốc được sử dụng nhuần nhuyễn, Tôn Thọ Tường biện minh cho lập trường theo Pháp, và Phan Văn Trị trong vị trí một nho sĩ kháng chiến, cũng với tài năng văn chương và sở học uyên bác như thế, phê phán một cách nghiêm khắc sự ngụy biện và chọn lựa gian dối tội lỗi của Tôn Thọ Tường.
Những bài giảng nhỏ này cộng với nhận định sơ khởi nhưng rất nền tảng về tâm tình thể hiện qua văn chương Nguyễn Khuyến đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm một cách cụ thể và sinh động tình cảnh đất nước và sự chia rẽ của các nhà nho quan lại thời kỳ đầu của cuộc xâm lược Pháp.
Lên cấp ba và đại học tôi chọn khoa học tự nhiên, nhưng những bài giảng Việt văn của các năm trung học và những sách báo tôi tìm đọc thêm theo lời khuyên của ba me và các thầy cô, “những quà tặng văn hóa” (sách…) của những người thân lớn tuổi đã giúp tôi ngày môt tăng thêm các kiến thức phổ thông, đặc biệt hai môn Việt văn và Việt sử. Tôi có những hiểu biết ban đầu cơ bản về khuynh hướng văn chương của các nhà nho, quan lại từ những ngày đầu của cuộc xâm lược Pháp đến một phần tư đầu của thế kỷ XX. Tôi cũng từng bước nhận ra rằng giữa văn học và lịch sử đất nước có mối liên hệ khắng khít không thể tách rời. Học Việt văn tôi biết thêm Việt sử, yêu thêm tiếng nói, đất nước và con người Việt.
Đất nước bị xâm lược và cuộc chiến tranh giành độc lập đã khiến các nho – quan thi sĩ có những chọn lựa mâu thuẫn, đối kháng, thậm chí chém giết nhau.
Yêu nước và kháng chiến như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Trần Văn Dư, Thái Phiên, Trần Quí Cáp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, và rất nhiều vị khác…
Cộng tác, làm tay sai, bán nước như Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Bài, Hoàng Trọng Phu…
Khắc khoải, trăn trở, tuyệt vọng, chán đời, trùm chăn, hưởng nhàn như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà…
Những cảm thức văn học, lịch sử đất nước trong tôi không đầy đủ và sâu rộng như những người học chuyên ban và đại học văn, sử nhưng nó đã trở thành một nửa tâm trí tôi, nó giúp tôi trở nên quân bình trong những khoảnh khắc đời thường và chừng mực nào đó đã giúp tôi vượt qua những thử thách khắc nghiệt trước những nhiêu khê của “cuộc đổi đời” từ sau 1975. Có được như thế là nhờ những khúc ca, những đoạn văn, bài thơ, truyện kể, những bài học lịch sử, những bài giảng văn tôi được hấp thu từ các cô giáo ở lớp vỡ lòng, ở trường tiểu học Thế Dạ, trường trung học Đồng Khánh với cô Ngô Thị Vinh, với thầy Phạm Liễu.
Nhớ nghĩ về thầy Phạm Liễu: tất cả những giờ Việt văn với thầy Phạm Liễu đều hữu ích về phương diện kiến thức văn lẫn nhận thức về tình tự dân tộc, lòng trắc ẩn trước những khổ đau của đồng loại. Những bài giảng của thầy đã để lại trong ký ức tôi những ấn tượng không bao giờ phai mờ.
Tôi ghi lại sau đây hai trong số những ấn tượng đó. Trong chương trình giảng văn lớp đệ tứ (lớp chín) chúng tôi có học thơ Đường. Chúng tôi học niêm luật và thực tập làm thơ, học một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc. Đến tuổi này tôi còn nhớ nằm lòng Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan, các bài Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm của Nguyến Khuyến và nhiều bài của nhiều tác giả khác. Đó là những bài thơ Nôm lời đẹp, nhạc điệu phong phú, tình cảm rạt rào, ý tứ sâu sắc. Thơ Đường Trung Quốc ngoài các tác phẩm và tác giả được chọn trong sách giáo khoa: bài Trương tiến tửu của Lý Bạch, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, Phong kiều dạ bạc của Trương Kế. Thầy Phạm Liếu giảng kỹ bốn tác phẩm và bốn tác giả này. Thầy bảo chúng tôi đọc Đường thi của Ngô Tất Tố, Đường thi của Trần Trọng Kim, Tản Đà văn vần của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Theo tôi Tản Đà dịch thơ Đường hay tuyệt.
Một thi sĩ Trung Quốc không được chọn trích giảng trong sách giáo khoa là Đỗ Phủ, nhưng thầy Phạm Liễu đã khiến chúng tôi chú ý đặc biệt. Thầy bảo Đỗ Phủ là thi sĩ của nhân dân đói khổ, lầm than và là nạn nhân của chiến tranh. Thầy giảng Bình Xa Hành thật kỹ, thật xúc động. Thầy liên kết tình cảnh của người dân Trung Quốc trong Bình Xa Hành với tình cảnh của người dân Việt nam thời hiện tại (1966 – 1967). Đó là thời Mỹ đỗ quân, chiến tranh diễn ra tràn lan và khốc liệt trên cả hai miền Nam – Bắc.
Lần về Huế vừa rồi, trong lúc lục lọi cái “kho lưu trữ của tuổi học trò” tôi tìm lại được rất nhiều kỷ vật. Trong số những kỷ vật đó là một nửa quyển vở 100 trang (nửa kia giấy trắng bị cháu tôi xé lấy làm giấy nháp) ghi chép bài giảng Bình Xa Hành của thầy Phạm Liễu. Đây là một bài giảng văn “chẳng giống ai” trong số những bài giảng của các thầy cô lúc bấy giờ tại trường Đồng Khánh:
– “Chúng ta đang sống trong một bối cảnh vô cùng đau khổ, nhục nhã, căm hờn, phi lý mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam ta hơn một phần tư thế kỷ qua chẳng có bút mực nào lột tả hết được. Nói như thế nhưng chúng ta phải trở về với Đỗ Phủ. Bạn nên đọc “Tân hôn biệt”, “Thạch Hào lại”, và bây giờ mời bạn đọc “Bình xa hành”. Nói như Đặng Thai Mai: “Văn chương có lực lượng để kích động buồng tim”
“Thật vậy bài thơ chỉ vỏn vẹn 34 câu mà bạn thấy cả một cảnh đời xáo trộn, một cuốn phim vĩ đại mà biết đâu chính bạn là diễn viên. Tôi thấy nên mời bạn đọc lại ít câu thơ ở Việt Nam trong thời gian toàn dân chống Pháp để bạn vào sâu hơn tâm hồn Đỗ Phủ:
– Lửa hờn cháy nám thân cây
Lều nghiêng nửa mái đường đầy khăn tang
(Phạm Hổ)
– Người chìm đáy biển kẻ lấp ven sông
Người ngã trong núi kẻ gục trong rừng
( T. P)
– Rải rác đầu đường dòng máu thắm
Ngổn ngang gò núi đống xương tàn
Nước non thương khóc người vô tội
Cây cỏ u sầu kẻ thác oan
(L.V.H)
Tôi và các bạn cùng lớp không biết Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, T P, LV H là ai. Hỏi, thầy Phạm Liễu chỉ trả lời: “Về nhà tự tìm hiểu lấy”.
Sau 1975 qua sách báo tôi biết Đặng Thai Mai là một nhà nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học tại miền Bắc, đã tham gia kháng chiến chống Pháp, là bạn và là cha vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phạm Hổ là một nhà thơ kháng chiến sau 1945 đi tập kết và là anh của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là tác giả nhiều ca khúc phản chiến tại miền Nam. Còn TP, LVH đến thời điểm này (2012) tôi mù tịt.
Một bài trích giảng khác của thầy Phạm Liễu đã trở thành một cơ duyên giúp tôi tiếp cận với một con người mà mỗi lần nhớ nghĩ về Huế – con người ấy trở lại trong ký ức tôi với cả tất sự tôn kính và trìu mến. Đó là ông Bửu Thận, chủ nhà sách Ưng Hạ.
Một hôm thầy Phạm Liễu giảng bài “Gánh nước trưa hè” trích trong truyện Những chiếc ấm đất trong tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Gánh nước trưa hè mô tả việc làm cực nhọc của ông bõ già (đầy tớ) của cụ Sáu. Cụ Sáu thuộc người tầng lớp trên (nho sĩ và địa chủ) của nông thôn miền Bắc, một thời vang bóng. Cụ có cái thú thanh t*o, tinh tế hàng ngày thưởng thức trà (chè) pha bằng nước lấy từ một cái giếng đặc biệt tại một ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi ở cách xa nhà một quãng đường dài. Ông bõ già và người con trai của cụ Sáu đi từ sáng sớm, đến trưa mới gánh nước rời chùa giữa trời hè. Đường dốc, gập ghềnh khó đi, ông bõ già lấy lá xanh ở vườn chùa thả trên mặt hai thùng nước, lần từng bước để cho nước bớt sóng đổ ra ngoài. Vị sư già đứng trên chùa nhìn xuống thấy bóng dáng người gánh nước nhỏ dần, nước vẫn sóng ra ngoài tạo thành những ngôi sao bốc khói.
Thầy Phạm Liễu giảng giải, phân tích cái hay, cái đẹp, cái tài tình của văn chương Nguyễn Tuân trong “Gánh nước trưa hè”. Và thầy cũng tóm lược giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Thầy giảng tiếp:
“Tất cả các nhân vật trong Vang bóng một thời thường ở hai vị trí xã hội khác nhau:
Chủ – tớ, quan – binh, người no – kẻ đói, nhưng không có sự xung đột, đối kháng quyết liệt như các nhân vật trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng… Nguyễn Tuân dành sự xung đột đó cho vị sư già, cho độc giả của ông. Vị sư già nhìn vấn đề qua nhãn quan của đạo Phật. Còn độc giả là chúng ta, tùy theo sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình, chúng ta có những cảm nhận riêng – chung của chúng ta. Cá nhân tôi trong cương vị giáo sư của các chị, tôi bắt chước Nguyễn Tuân nên không áp đặt nhận thức của mình lên các chị, tôi chỉ mong các chị chia sẻ cùng tôi một cách ứng xử mà tôi cho là phù hợp với đạo lý nhất trong bối cảnh sống hiện tại của chúng ta. Tôi không thể thưởng thức “trà đạo” trên mồ hôi nước mắt của bất cứ ai. Tôi cũng không giữ được sự thanh thản trong tâm hồn để ngồi nhâm nhi một tách trà khi tôi biết chắc chắc vào thời điểm đó có một người tù bị bỏ khát mấy ngày đang nhìn qua lỗ sáng xà lim thèm thuồng những giọt nước đọng trên cành lá sau cơn mưa giông dưới sức nóng của trưa hè…”.
Cuộc giằng xé bắt đầu trong tâm thức tôi.
Giờ Việt văn của chúng tôi chấm dứt cùng với buổi học chiều. Tôi không đạp xe thẳng về nhà như thường lệ mà quẹo qua cầu Trường Tiền, đến thẳng nhà sách Ưng Hạ – nơi mấy ngày trước tôi thoáng thấy có Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời”.
Không khó lắm để tìm thấy quyển sách, bởi đó là một cuốn sách đẹp, sang trọng được chưng bày ở một vị trí thích hợp, bên cạnh tập thơ Điêu Tàn của Chế Lan Viên. Cuốn Vang bóng một thời do Cảo Thơm xuất bản năm 1962. Tôi ngắm nghía cuốn sách trong tay, nhưng khi lật bìa sau thì chưng hửng. Giá cuốn sách gấp mấy lần số tiền tôi có trong cặp.
Tôi tần ngần mở sách ra và quên khuấy đi rằng đọc cọp tại một tiệm sách là một việc làm không thích hợp. Và cái việc làm không thích hợp đó tôi lại tiếp tục lần thứ hai, thứ ba…
Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ… Một buổi chiều như thế, sau khi đọc cọp xong, để sách vào kệ, tôi ra lấy xe về nhà như những lần trước, thì một sự kiện tôi không ngờ đã xẩy ra. Trong lúc đang loay hoay cúi mở khóa xe thì nghe có tiếng ai đó ở phía trên. Tôi ngẩn đầu. Ông Ưng Hạ đang nhìn tôi mỉm cười thân thiện với cái gói giấy trong tay, ông nói:
– “Đây là quyển Vang Bóng Một Thời mà cháu rất thích phải không? Bác tặng cháu. Đọc và nhớ giữ cẩn thận nhé”.
Tôi sững sờ trước tình thế kỳ lạ chưa bao giờ nghĩ tưởng tới. Tôi lo sợ thưa:
– “Cháu làm hư sách của bác phải không? Cháu xin lỗi. Cháu sẽ xin tiền mẹ để mua cuốn sách này”.
Ông Ưng Hạ nhìn tôi với nụ cười đôn hậu, bảo:
– “Thấy cháu thích sách, bác tặng vậy thôi. Đừng nghĩ ngợi gì khác, lần sau nếu thích cháu cứ tới và đọc thoải mái”
Tôi cảm ơn ông, bẽn lẽn và trân trọng cầm gói sách. Trên đường về nhà, tôi như bay cùng chiếc xe đạp, trong cổ họng tôi còn vị ngọt chát thích thú của ngụm trà ngon.
Cái cơ duyên bắt đầu từ Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời đến thầy Phạm Liễu với “bài giảng chẳng giống ai” đưa tôi tới nhà sách Ưng Hạ để tôi khám phá ra rằng trong cái thành phố Huế thân thương và tội nghiệp đang bị chiến tranh vây bủa có thêm một con người với một tấm lòng thật đẹp. Trên giá sách “tạp bì lù” của thời thơ dại, với sự khuyến khích và tạo điều kiện của ba me tôi, tôi dành riêng một góc để chưng các bảo vật: Tờ giấy mỏng có chữ Mẹ – bài học khai tâm với cô Phùng Khánh được lồng trong một khung gương nhỏ. Cuốn Tập đọc vui, quà tặng của ba tôi khi tôi mới học vần. Cuốn thơ ngụ ngôn La Fontaine – Nguyến Văn Vĩnh (dịch) me tôi tặng năm lớp ba. Cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục của Nguyễn Hiến Lê, ông cậu Mới để lại. Cuốn Khoa học thường thức của Ưng Luận do con trai ông là anh Bửu Hàm (bạn học y khoa của anh trai tôi) tặng cuối năm lớp nhì. Cuốn Tuồng Lộ Địch của Ưng Bình Thúc Giạ Thị phóng tác theo tác phẩm Le Cid của Pierre Corrneile do anh Vĩnh Am cháu nội cụ Ưng Bình – bạn học của chị hai – cho tôi năm đệ tứ. Cuốn Hoa Ngõ Hạnh – Bùi Giáng phóng dịch theo cuốn Othello của W. Shekespear do thầy Hồ Hữu Hạnh tặng trong phần thưởng cuối năm đệ tam. Cuốn Bắt trẻ đồng xanh dịch từ The catcher in the rye của J.Salinger do cô Phùng Khánh (dịch giả) tặng. Cuốn Ánh đạo vàng của Võ Đình Cường do bác Phạm Đăng Siêu cho cuối năm cấp hai. Các cuốn Kinh cựu ước, Tout L’Art du monde, Les merveilles du Louvre, L’Italie et ses merveilles… do cha Petitjean tặng… Tất cả các kỷ vật ấy đều có dấu vết, đề từ và chữ ký của người tặng. Riêng cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân do ông Ưng Hạ tặng, không có đề từ và chứ ký của ông, nhưng đối với tôi đó là một tặng vật gây cho tôi nhiều xúc động đẹp đẽ và lâu bền nhất.
Tặng vật sao không là một cuốn sách? Tôi đã đọc đâu đó một bài báo có tựa đề như vậy. Từ thời thơ dại, qua tuổi thanh niên, trung niên và mãi đến bây giờ – ngoài tuổi sáu mươi – trong những phút bình yên, tôi vẫn muốn lặp lại: Tặng vật, sao không là cuốn sách? Một cuốn sách cho sinh nhật, nhân một kỳ nghỉ hè, một chuyến đi xa, một ngày đặc biệt nào đó của năm, kể cả một dịp cưới… Quà tặng sao không là sách?
Riêng với ông Ưng Hạ, tôi có thêm một kỷ niệm đẹp liên quan đến sách. Năm thứ ba trường Y, một hôm ghé lại nhà sách Ưng Hạ. Tôi thấy có cuốn Diagnostic différentiel (loại sách photocopy của nhà sách Mỹ Hiệp Sài Gòn) là một trong những tài liệu tôi cần. Tôi lật xem giá sách, lục tiền trong cặp, không đủ. Tôi thưa với ông Ưng Hạ:
– “Bác ơi, đừng bán cho bất cứ ai cuốn này (sách chỉ còn một cuốn). Bác dành cho cháu, hai hôm nữa cháu sẽ tới lấy.
Một cử chỉ đẹp nữa của ông Ưng Hạ:
– “Cháu cứ cầm sách về, khi nào có tiền cháu ghé trả cho bác cũng được”.
Tôi cầm sách ra về. Rất vui và cũng rất ngại. Đến đầu cầu Tràng Tiền, tôi đạp xe thẳng về phía chợ Đông Ba, ghé cửa hàng Ưng Ký đề nghị tạm ứng trước tiền đan len. Bà chủ Ưng Ký là cô tôi nên vui vẻ trao số tiền tôi cần. Tôi vội vã quay xe trở lại nhà sách Ưng Hạ. Ông Ưng Hạ hỏi:
– “Cháu mượn tiền của ai mà nhanh thế?” tôi thưa:
– “Cháu mượn của nhà buôn Ưng Ký. Đây là tiền trả trước công đan len của cháu”.
Ông Ưng Hạ cười xòa bảo:
–“Ưng Ký hay Ưng Hạ cũng là ưng thôi”.
Cuốn Diagnostic différentiel sau thời gian sử dụng tôi để vào ô những kỷ vật trong góc học tập của mình.
Hai tiếng Ưng Hạ thỉnh thoảng lại trở về trong ký ức tôi như một nốt trong giai điệu Nam – Bình.
Ghi chép thêm
– Về thầy Phạm Liễu.
Lên lớp đệ nhất (lớp 12) lo học thi tú tài và chuẩn bị vào đại học, đối diện với chiến tranh và cuộc sống quá khắc nghiệt, hầu như tôi không còn nhớ có một ông thầy tên là Phạm Liễu dạy môn Việt văn ở trường Đồng Khánh – một ông thầy có vóc dáng và ngôn ngữ cử chỉ hơi thô tháp nhưng bất cứ lúc nào có cơ hội cũng nhắc nhở học trò: “Chúng ta là con dân nước Việt. Đất nước và dân tộc ta đang chịu đựng một cuộc chiến tranh phi lý và nhục nhã…”
Cuối năm 1972, tình cờ gặp một bạn học ở Đồng Khánh, tôi được biết rằng: thầy Phạm Liễu có quan hệ gì đó với Việt Cộng nên bị chính quyền bắt giam, sau đó trục xuất khỏi Huế và đang làm việc tại Sài Gòn.
Năm 1975 chiến tranh chấm dứt, cuộc sống đổi thay làm chúng tôi ngỡ ngàng đến chóng mặt. Có lúc nhớ nghĩ đến thầy Phạm Liễu, tôi hình dung rằng thầy đã có được một môi trường sống thích hợp.
Năm 1977, tôi rời trường Y, lấy chồng, trong một dịp vào thành phố H.C.M, chúng tôi tìm đến thăm thầy Phạm Liễu. Thì ra hai người (Thầy Phạm Liễu và chồng tôi, anh Chu Sơn là bạn thân). Thầy mời chúng tôi ở lại ăn cơm và hàn huyên tâm sự. Cuộc trò chuyện dài, rất buồn và như chẳng bao giờ muốn chấm dứt. Qua câu chuyện và những thông tin về sau, tôi tóm lược khoảng đời của thầy Phạm Liễu từ sau khi rời Huế (1969) đến phút lâm chung (1981) như sau:
“Về Sài Gòn thầy Phạm Liễu được bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa bố trí làm việc tại Trung tâm Học liệu nằm trên đường Trần Bình Trọng. Vừa đi làm, vừa đi dạy thêm ở các trường tư và tiếp tục theo học sau đại học, đã hoàn tất chương trình cao học. Mua nhà, lấy vợ và có con. Hai con gái tên là: Phạm Trường Xuân Hồng Đào, Phạm Trường Xuân Hồng Châu. Trường Xuân là quê làng của thầy Phạm Liễu ở Thăng Bình, Quảng Nam. Thầy Phạm Liễu còn là tác giả một tập khảo luận về thơ Đường.
Tất cả những thứ ấy (nhà cửa, vợ con, học hành, sách vở) đặt trong một đất nước đã hết chiến tranh, độc lập và thống nhất đối với thầy Phạm Liễu như một giấc mơ.
Một giấc mơ tiền cát hậu hung.
Được làm thầy giáo, được tự do truyền đạt những kiến thức, những hoài bảo, những ước mơ cho các thế hệ học trò, góp phần xây dựng đất nước, con người trong hòa bình độc lập, thống nhất là phần “cát’ của giấc mơ.
Phần “hung” của giấc mơ là chịu sự sai khiến (chỉ đạo) của những cán bộ thiếu kiến thức và đạo đức từ miền Bắc vào, và cùng cả miền Nam, cả nước Việt Nam bị bắt buộc phải chấp nhận một chế độ Xã hội chủ nghĩa thiếu vắng con người.
Sau gần một năm long đong, chịu đựng một cách vô vọng ở Trung tâm Học liệu, rồi Trung tâm Hán – Nôm, thầy Phạm Liễu thôi việc, về nhà cùng vợ chăm sóc con, chạy chợ trời.
Cái làm thầy Phạm Liễu đau đớn và lo lắng khi nghĩ đến viễn cảnh một đất nước, một xã hội thiếu vắng con người mà các thế hệ con cháu buộc phải sống trong đó.
Năm 1981 thầy Phạm Liễu bị tai biến mạch máu não và qua đời, tuổi thọ chưa quá 45.
– Về ông Ưng Hạ.
Sau sự kiện “Vang bóng một thời,” tôi không còn là đứa đọc cọp tại tiệm sách Ưng Hạ mà trở thành một “độc giả” tại “thư quán” của người “đạo sĩ”. Cử chỉ thân thiện, hòa ái và tính cách nhẹ nhàng thanh thoát của ông Ưng Hạ đã nhanh chóng chấm dứt mặc cảm “đọc cọp” trong tâm thức tôi. Cùng trong tâm thức ấy “tiệm sách” biến thành “thư quán” và ông chủ tiệm sách biến thành “đạo sĩ”. Bởi sự xuất hiện của tôi tại nhà sách Ưng Hạ không mang lại cho ông một mối lợi nào. Sách bán cho tôi ông đều bớt 25%. Tôi chỉ thấy nơi ông một niềm vui mỗi khi tôi đến.
Trong tư cách độc giả, tôi đọc được tại nhà sách Ưng Hạ rất nhiều sách, đa phần là các loại sách mỏng, dễ đọc và đọc hết trong một buổi chiều sau khi tan trường.
Ngoài chuyện đọc sách, thỉnh thoảng giữa tôi và ông Ưng Hạ có vài cuộc trò chuyện nho nhỏ, mỗi lần như thế tôi có dịp ngắm nhìn ông kỹ hơn.
Ông Ưng Hạ người dong dỏng cao, ốm mảnh khảnh, miệng luôn nở nụ cười hiền lành, lặng lẽ, ít nói. Chưa bao giờ tôi thấy ông mặt áo quần đậm màu. Ông thường mặc quần màu xám, áo trắng tay dài hay tay ngắn tùy theo mùa và thời tiết. Trời lạnh ông mặc thêm áo len hay blouson màu nâu nhạt, màu lam hay màu mỡ gà. Cách ăn mặc và phong thái của ông khiến tôi nghĩ rằng ông là Phật tử. Một hôm tôi đánh bạo hỏi ông:
– “Bác hay đi chùa nào?, bác có ăn chay không”?
Không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, ông chỉ đưa ra một nhận xét:
– “Ăn chay làm cho cơ thể nhẹ nhàng, lòng dạ thanh thản”.
Và rồi ông hỏi ngược :
– “Tiệm buôn không thể là chùa sao”?
Một hôm khác ông hỏi tôi:
–“Cháu ham đọc sách như vậy có thời gian đâu để đi chùa?
Tôi bắt chước ông trong câu chuyện lần trước, hỏi ngược:
– “Thưa bác, Ưng Hạ không phải là chùa sao”?
Làm độc giả của Ưng Hạ hơn hai năm. Đầu năm lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) trở về sau, tôi chỉ đến Ưng Hạ mỗi khi có sách cần phải mua. Ưng Hạ hay bán các sách chuyên môn trình độ đại học, thường là sách do nhà in Mỹ Hiệp ở Sài Gòn phô tô lại. Năm thứ ba trường Y tôi có thêm một kỷ niệm đẹp do một nghĩa cử của ông Ưng Hạ như tôi đã ghi lại ở trên.
Sau năm 1975 qua anh Chu Sơn tôi biết ông Ưng Hạ là cơ sở của phong trào đô thị trong kháng chiến chống Mỹ.
Tôi rời Huế năm 1977, theo chồng và con làm kẻ lưu vong khắp nơi trên chính quê hương mình. Mỗi lần nhớ nghĩ về Huế, ký ức chúng tôi không hề thiếu vắng cái con người của “một thời vang bóng” ấy.
Tháng Tư năm nay (2012) có việc trở lại Huế gần một tuần lễ. Tôi có đủ thì giờ tìm lại dấu vết thuở học trò. Nhà sách Ưng Hạ là nơi tôi tìm kiếm trước hết khi đi bộ từ Vỹ Dạ qua cầu Tràng Tiền. Trước mắt tôi sừng sững ngôi nhà hai tầng là tiệm sách quốc doanh cải tạo từ cơ ngơi của nha Thông tin Trung việt cũ. Tôi đi tới đi lui, nhìn qua nhìn lại chẳng biết Ưng Hạ đã trở thành bãi để xe (của tiệm sách quốc doanh) hay tiệm bán đồ lót phụ nữ Triumph? Tôi đi về phía chợ Đông Ba, ghé thăm tiệm tạp hóa Ưng Ký. Ưng Ký vẫn còn bán hàng tạp hóa, nhưng bà Ưng Ký đã qua đời. Bửu Nhân, người anh em cô cậu, tiếp tôi trong men rượu ngà ngà say:
– “Ưng Ký, Ưng Hạ là anh em. Bửu Nhân, Bửu Thận cũng là anh em. Giải phóng về, Bửu Nhân say rượu còn Bửu Thận bị “chém treo ngành” ở Mặt trận tỉnh. Bán tạp hóa nhỏ không đáng sợ, Bửu Nhân thừa kế mẹ kiếm cơm qua ngày, còn Bửu Thận kinh doanh văn hóa Mỹ – Ngụy nên phải dẹp tiệm. Ưng Hạ không bị cải tạo nhưng bị giải thể. Căn nhà Bửu Thận thuê trước 1975 làm nhà sách Ưng Hạ nay bị nhà nước thu hồi. Nhà nước cách mạng thay mặt chủ nhân cũ vắng mặt ký hợp đồng cho người khác (cán bộ đảng viên hay anh em bà con gì đó) thuê. Trước giải phóng gia đình Bửu Thận ăn chay. Sau giải phóng vợ chồng Bửu Thận uống nước lã. Lương nhân sĩ trí thức ở Mặt trận không đủ cho cả gia đình sáu người ăn chay. Giấc mơ c.... s.. nơi người anh em Hoàng tộc của tôi cộng với phương pháp dưỡng sinh của người đạo sĩ đã chuyển hóa nước lã thành nước thánh. Bửu Thận đã không chết đói như hai triệu người hồi 1945, Bửu Thận đã chết khô. Những ngày cuối cùng của người đạo sĩ, Bửu Thận không sống bằng nước mà bằng hơi thở.”
Tôi rời tiệm tạp hóa Ưng Ký, trở lại nơi đã từng là nhà sách Ưng Hạ. Đoạn đường từ trước chợ Đông Ba lên phía trên chân cầu Tràng Tiền nham nhở những khối hình và màu sắc nghịch chọi. Có mấy căn phố bị cắt làm hai mảnh: mảnh lớn làm cửa hàng của thương nghiệp quốc doanh, mảnh nhỏ làm lối đi cho gia đình bị cải tạo chạy suốt ra phía sau. Chắc chắn là sự chia cắt cũng diễn ra nơi những con người mà Xã hội chủ nghĩa đã cắt xẻ họ làm đôi : bên này bức tường là cán bộ công nhân viên chức của nhà nước cách mạng, bên kia bức tường là tàn dư của nền kinh tế tư sản bóc lột và ph.... đ..... Có vài căn phố bị đập phá chỉ còn lại nền đất hoang nham nhở cỏ rác và gạch đá. Mấy căn phố nhỏ là cửa hàng bán lẻ của nền thương nghiệp tư nhân rơi rớt lại. Không có gì ăn nhập với nhau cả. Gần bốn chục năm ngừng bom đạn, nhưng dấu tích của chiến tranh chưa hàn gắn trên đoạn đường chính ở trung tâm thành phố này.
Nhà sách Ưng Hạ của ông Bửu Thận – nơi và con người đã để lại trong ký ức tôi không chỉ: một thời vang bóng, nay là cửa hàng bán “nội y” của phụ nữ. Không còn những cuốn sách của các nhà xuất bản An Tiêm, Cảo Thơm, Lá Bối… không còn ông Bửu Thận với giấc mơ đồng hóa tiệm buôn với ngôi chùa của mô thức Phật giáo và Chủ nghĩa Xã hội. Trước mắt tôi là mấy tủ kính với những ma ni canh chân dài, mắt biếc và những đồ lót xanh đỏ của phụ nữ. – “Tất cả đều là hàng ngoại nhập”, người chủ cửa hàng với đôi môi dày đỏ chót như chụp bắt lấy tôi làm một pha quảng cáo.
Trên đoạn đường trở lại Vỹ Dạ, tôi lẩm bẩm một mình: “Tất cả đều là hàng ngoại nhập”. Dường như có gì đó cay đắng, bẽ bàng trong lòng tôi.
– Về các tiệm sách ở Huế trước 1975.
Ở Huế trước 1975 có bảy tiệm sách tập trung trên hai đường phố chính là Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu (sau này là Phan Đăng Lưu). Đó là: Ưng Hạ, Ái Hoa, Tân Hoa, Bình Minh, Gia Long, Lê Thanh Tuân, Anh Minh.
– Ưng Hạ có diện tích mặt bằng và qui mô trung bình nhìn ra một góc vườn hoa Nguyễn Hoàng và chân trái cầu Tràng Tiền. Ưng Hạ bán sách giáo khoa trung tiểu học, bút chỉ văn phòng, các loại báo. Ưng Hạ là tiệm sách duy nhất ở Huế bán các loại sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (chủ yếu các loại sách photcopy do nhà Mỹ Hiệp ở Sài Gòn cung cấp) dành cho sinh viên các chuyên ngành đại học, nhiều nhất là y khoa. Ưng Hạ tập chú nhiều hơn các loại sách báo văn chương, lịch sử, triết học mỹ thuật. Các loại sách này được Ưng Hạ sắp xếp ở các vị trí dễ tìm. Sách giáo khoa Ưng Hạ để ở những dãy kệ cao và xa. Người mua sách có yêu cầu gì, người bán hàng tìm và lấy. Tới với Ưng Hạ nhiều lần trong nhiều năm, tôi có nhận xét: dường như ngoài mục đích kinh doanh, Ưng Hạ còn có mục đích quảng bá văn hóa.
– Ái Hoa là một tiệm sách lớn, có mặt bằng rộng, kiến trúc và thiết kế khang trang, sáng sủa, nằm chếch chân phải cầu Trường Tiền, phía chợ Đông Ba. Ái Hoa bán sách giáo khoa bậc trung tiểu học, bút chỉ văn phòng, văn học phổ thông. Ái Hoa tập chú nhiều hơn vào việc cung cấp các mặt hàng lưu niệm: các album, khung ảnh, đặc biệt là cartpostal.
– Tiệm sách Bình Minh là một tứ giác nằm ở góc phía trái chợ Đông Ba, bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng, sách báo phổ thông. Bình Minh ngoài việc bán lẻ, còn làm đại lý cung cấp các mặt hàng trên cho các sạp nhỏ.
– Tân Hoa là một tiệm sách nhỏ, nằm giữa xi nê Tân Tân và tiệm sách Gia Long (đối diện chợ Đông Ba). Tân Hoa bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng và đặc biệt xuất bản và bán lẻ các nhạc phẩm in theo dạng tờ kép dày. Tân Hoa là mạnh thường quân của nhiều nhạc sĩ sáng tác.
– Gia Long trực diện với chợ Đông Ba, có mặt tiền rộng, quày hàng và kệ sách nhiều, sắp xếp thành ba dãy giữa hai bên lối đi ăn sâu vào phía trong. Gia Long chủ yếu bán sách giáo khoa trung tiểu học, bút chỉ văn phòng phẩm và văn hóa phẩm phổ thông.
– Từ đường Trần Hưng Đạo quẹo vào Phan Bội Châu chừng 100m, mé trái là tiệm sách Lê Thanh Tuân. Lê Thanh Tuân là một tiệm sách nhỏ, cũ kỷ bán bút chỉ văn phòng, sách giáo khoa, mực tàu, giấy vẽ, bút lông. Hồi nhỏ đôi lần tôi theo ba vào tiệm sách này để mua các thứ về vẽ tranh tàu và viết câu đối.
– Anh Minh là một địa chỉ đặc biệt, không bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng và các loại sách báo mới xuất bản như các tiệm sách khác. Điều đặc biệt thứ hai là ông Anh Minh vừa là chủ vừa là người bán hàng. Anh Minh không phải là một tiệm sách như các tiệm sách khác của Huế xưa. Đây là một ngôi nhà nhỏ, thấp và tối, gần cửa Đông Ba, nhìn ra một vườn hoa nhỏ. Bên trong kê lèo tèo vài tủ gỗ sát tường và một quày kính cũ kỹ ở giữa.
Anh Minh bán các loại sách cũ của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, các loại sách do nhà xuất bản Tân Việt viết về các phong trào kháng chiến chống Pháp như phong trào Cần Vương, Văn Thân, Nghĩa Hội, Duy Tân.
Nghe nói ông Anh Minh, là đệ tử của cụ Phan Bội Châu, tổ chức nhà sách này chủ yếu làm địa chỉ liên lạc với bạn bè đồng chí cũ?
Anh Minh còn là nơi quảng bá phương pháp dưỡng sinh, chữa bệnh bằng gạo lức muối mè, của một bác sĩ người nhật tên là Ohsawa.
Có một điều lúc lớn tuổi tôi mới biết là đa phần chủ nhân các tiệm sách ở Huế trước 1975 đều có dính líu xa gần với “Việt cộng” từ thời đánh Tây qua thời kỳ chống Mỹ.
– Về việc làm thêm của các nữ sinh, sinh viên Vỹ Dạ.
Cô Phùng Khánh trong một hồi ức nhỏ, đã kể lại chuyện đi lạc đường từ chợ Đông Ba về nhà (thôn Vỹ) như sau:
“Để có tí tiền chi tiêu cho riêng mình, một hôm cô hái rau càng cua mọc hoang trong vườn nhà đem qua chợ Đông Ba bán. Rau bán chẳng ai mua trong chợ chiều, lên nhầm xà lan, thay vì cập bến Đập Đá để về Vỹ Dạ, cô đã lên đò về Cồn Hến. Đi lạc trong hoàng hôn trên những nẽo đường quanh co, sẫm tối, cô đâm ra hoảng sợ. Nhớ lời mẹ dặn cô niệm Quan Âm cứu nạn, may nhờ một ngư dân qua sông bằng chiếc nốt nhỏ, cô về được nhà…
Chuyến đi lạc trong hoàng hôn và chiếc nốt nhỏ của người nông dân là những yếu tố của một cơ duyên gần có vai trò như là một bước ngoặc định hướng cuộc đời cô: đi về phía Phật Pháp”.
Câu chuyện của cô Phùng Khánh có một chi tiết nhỏ làm tôi nhớ về những việc làm của chúng tôi – những nữ học sinh, sinh viên Vỹ Dạ trong cái thiếu thốn chung của tình trạng kinh tế lúc bấy giờ và tùy theo cách thế cùng khả năng riêng của từng gia đình, từng cá thể mà chúng tôi đã tận dụng để có thêm chút tiền nhằm cải thiện sinh hoạt: Mua thêm sách đọc, sắm thêm vài vật dụng cá nhân, đi xi nê, ăn hàng, vui chơi bạn bè tí chút, quà cáp cho nhau nhân sinh nhật, lễ lượt hoặc chia sẻ nhau những lúc khó khăn, bởi gia đình chỉ cung ứng cho chúng tôi nhu cầu ăn học rất hạn chế.
– Các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng sau chuyến bán rau thất bại đã tận dụng báo chí, sách vở cũ của chính mình, thu gom thêm từ các gia đình bà con bạn bè quen biết, các người bán chai bao… cắt dán bao bì theo kích cở to nhỏ khác nhau đem bán ky lô cho những sạp bán gạo, ngũ cốc và gia vị.
– Chị em tôi nhận len từ những của hàng, sạp hàng bán tạp hóa ở đường Trần Hưng Đạo, các ki ốt ở chợ Đông Ba đan thành áo, mũ, tất cho trẻ em. Đan xong đem nộp bán. Các cửa hàng, sạp hàng bán xong trả tiền công cho chúng tôi.
– Các chị Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương (con gái cụ Ưng Thông) mua vải phin nỏn cắt, rua, thêu khăn tay kết thành từng semaine, đựng trong những hộp nhỏ làm quà lưu niệm gởi bán tại các cửa hàng, ki ốt tạp hóa ở đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu và chợ Đông Ba. (mỗi semaine là một xếp gồm bảy chiếc khăn tay được sắp theo thứ tự các chữ: Lundi, Mardi… Dimanche hoặc Monday, Tuesday… Sunday được thêu vào góc mỗi chiếc).
– Các chị Phương Chi, Phương Thảo, gói bánh phục linh, nặn bánh sen tán.
Ngoài những viêc như thế, các nữ học sinh, sinh viên trong nhiều gia đình ở Vỹ Dạ còn có việc gần giống nhau mà nhà nào cũng có – Đó là việc thu gom các sản vật trong vườn đem ra chợ bán. Lá chuối sứ được cắt rọc gấp lại từng xếp dùng làm lá gói hàng, môn bẹ tím dùng làm dưa được nẹp thành từng kẹp. Vả, chanh, trái chay hái từng mớ. Những sản vật này tùy theo từng lứa tuổi mà chúng tôi tự mình đem ra chợ bán hay gởi cho những đứa nhỏ hơn. Tuổi đi chợ bán các sản vật thu hái trong vườn từ 9, 10, 11 tuổi, đến 14, 15,16 là tuổi bắt đầu biết xấu hổ nên sự nhiệt tình kiếm riêng tí chút giảm dần. Tôi “cần kiếm thêm tí chút” nhiều hơn các chị bởi tôi có nhu cầu mua sách và các ấn phẩm âm nhạc. Ngoài việc đem bán các sản phẩm của vườn nhà, tôi còn nhận bán giùm các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng, Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương, Phương Chi, Phương Thảo, các chị đã là học sinh cấp ba hay đã là sinh viên đại học, sự xấu hổ ngày một gia tăng. Các chị thường gởi “hàng” nhờ tôi mang ra chợ mỗi tuần một lần. Các bà các chị buôn bán lẻ ở hai chợ Mới (nay là chợ Vỹ Dạ) và chợ Cống (trên đường Nguyễn Công Trứ) quen mặt tôi. Mỗi khi tôi mang “hàng” đến, họ đếm và đưa tiền, không bao giờ mặc cả. Có một đạo lý phổ biến ở các chợ quê lúc bấy giờ không nói thách, mua và bán phải chăng với phụ nữ mang bầu, trẻ con, người già, đàn ông đi chợ.
Nguyễn thị Kim Thoa
ĐẾN ÔNG BỬU THẬN CHỦ TIỆM SÁCH ƯNG HẠ
Sau hai năm đệ thất, đệ lục học văn với cô giáo Ngô Thị Vinh, năm đệ ngũ rồi đệ tam tôi lại may mắn là học trò của thầy Phạm Liễu tại trường Đồng Khánh.
Thầy Phạm Liễu dáng người mập mạp, thô tháp, từ giọng nói đến phong cách rất ít khế hợp với người Huế nổi tiếng nhẹ nhàng, tinh tế và kín đáo.
Thầy không giấu giếm gốc gác nông thôn và cuộc sống khó khăn của buổi thiếu thời. Ngay từ buổi học đầu tiên chúng tôi đã nghe thầy giới thiệu về mình đại loại như sau:
– “Tôi, Phạm Liễu, quê làng Trường Xuân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tôi đã chăn trâu trước khi đến với thành phố cựu đế đô này. Với hai bàn tay trắng tôi bắt đầu cuộc sống tự lập: Kiếm việc làm và tự học, vừa đi học trường tư vừa kiếm sống trong thời gian còn lại. Bây giờ tôi là giáo sư của các chị. Ngoài trường Đồng Khánh tôi còn dạy thêm ở các trường tư. Tôi cũng tiếp tục học sau đại học để nâng cao nghề nghiệp và bản thân. Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ cùng các chị tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và văn chương Việt Nam. Ngoài sách giáo khoa tôi sẽ cùng các chị tìm đọc thêm một số tác phẩm, tác giả ngoài chương trình cùng bối cảnh lịch sử, xã hội… Chúng ta cũng sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm chút ít tinh hoa của hai nguồn văn học có tác động, ảnh hưởng đến văn học Việt Nam, đó là văn học Trung Hoa và Pháp…”.
Vào tuổi 14, 15, 16 chúng tôi hiểu chưa hết những điều thầy Phạm Liễu nói. Có đứa chẳng những không đồng tình mà còn khó chịu trước một ông thầy mới buổi sơ giao đã “phơi bày hết ruột gan”. Có đứa bày tỏ thái độ giễu cợt vì thầy hay dùng các tán thán tự như: Ôi! chao ôi! than ôi!... “có vẻ cải lương”.
Tuy nhiên đa số chúng tôi đều công nhận thầy Phạm Liễu là một giáo sư tận tụy, dạy vui và hay. Thầy bày tỏ lập trường yêu nước, chống ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột, đứng về phía người nghèo trong quá trình giảng dạy. Thỉnh thoảng thầy nhắc đến tên các nhà văn, nhà thơ lạ hoắc: Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, PT, LVH. Học trò hỏi Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, PT. LVH là ai, thầy bảo: “Về nhà tự tìm hiểu lấy. Ngoài sách giáo khoa và bài giảng của tôi, các chị nên tìm đọc thêm những sách báo khác…”
Nói gì thì nói, tất cả học sinh chúng tôi không ai bảo thầy Phạm Liễu là một giáo sư vô trách nhiệm vì khuynh hướng chính trị mà giảng dạy lệch lạc chương trình. Theo sát chương trình nhưng mở rộng và nhấn mạnh những trọng điểm, những chủ đề mà thầy cho là hợp lý và cần thiết, đặt tác phẩm và tác giả trong bối cảnh lịch sử mà từ đó nó sản sinh và tồn tại là phương pháp giảng dạy Việt văn của thầy Phạm Liễu: Học sinh nhất thiết phải nắm bắt căn bản các biến động lịch sử của đất nước thời cận và hiện đại, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp. Chẳng hạn với tác giả Nguyễn Khuyến, thầy Phạm Liễu chọn bài Cuốc kêu cảm hứng làm bài giảng chính thay cho bài Thu điếu theo sách giáo khoa.
Với Cuốc kêu cảm hứng thầy Phạm Liễu giới thiệu một Nguyễn Khuyến – nhà nho khoa bảng và quan lại trước tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn bất lực đầu hàng và bản thân ông khắc khoải, trăn trở, giằng xé bởi không thực hiện được trách nhiệm và hoài bão của kẻ sĩ.
Giảng kỹ Cuốc kêu cảm hứng để đào sâu khuynh hướng chủ đạo của tâm hồn Nguyễn Khuyến: Yêu nước, xao xuyến và cảm nhận bế tắc, nhưng thầy Phạm Liễu không hề bỏ qua khuynh hướng thứ hai của nhà thơ Yên Đỗ: Trở về với thiên nhiên, giữ mình, an bần lạc đạo, không khuất phục, xu thời chạy theo quyền lực của bọn cướp nước để thỏa mãn các nhu cầu tầm thường như một số nhà nho khác. Thầy Phạm Liếu làm rõ khuynh hướng này trong bài tổng quan về Nguyễn Khuyến. Thầy đề nghị chúng tôi đọc thêm các bài Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm và những bài khác để tiếp cận tâm hồn nhà thơ.
Trong một bài giảng khác, thầy Phạm Liễu đưa chúng tôi tham dự vào một cuộc bút chiến bằng thơ giữa hai nhà nho đại diện cho hai sự lựa chọn chính trị nghịch chiều là Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường thời kỳ Pháp xâm chiếm Nam kỳ. Với thể thơ Đường điêu luyện và những điển tích văn học, lịch sử Trung Quốc được sử dụng nhuần nhuyễn, Tôn Thọ Tường biện minh cho lập trường theo Pháp, và Phan Văn Trị trong vị trí một nho sĩ kháng chiến, cũng với tài năng văn chương và sở học uyên bác như thế, phê phán một cách nghiêm khắc sự ngụy biện và chọn lựa gian dối tội lỗi của Tôn Thọ Tường.
Những bài giảng nhỏ này cộng với nhận định sơ khởi nhưng rất nền tảng về tâm tình thể hiện qua văn chương Nguyễn Khuyến đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm một cách cụ thể và sinh động tình cảnh đất nước và sự chia rẽ của các nhà nho quan lại thời kỳ đầu của cuộc xâm lược Pháp.
Lên cấp ba và đại học tôi chọn khoa học tự nhiên, nhưng những bài giảng Việt văn của các năm trung học và những sách báo tôi tìm đọc thêm theo lời khuyên của ba me và các thầy cô, “những quà tặng văn hóa” (sách…) của những người thân lớn tuổi đã giúp tôi ngày môt tăng thêm các kiến thức phổ thông, đặc biệt hai môn Việt văn và Việt sử. Tôi có những hiểu biết ban đầu cơ bản về khuynh hướng văn chương của các nhà nho, quan lại từ những ngày đầu của cuộc xâm lược Pháp đến một phần tư đầu của thế kỷ XX. Tôi cũng từng bước nhận ra rằng giữa văn học và lịch sử đất nước có mối liên hệ khắng khít không thể tách rời. Học Việt văn tôi biết thêm Việt sử, yêu thêm tiếng nói, đất nước và con người Việt.
Đất nước bị xâm lược và cuộc chiến tranh giành độc lập đã khiến các nho – quan thi sĩ có những chọn lựa mâu thuẫn, đối kháng, thậm chí chém giết nhau.
Yêu nước và kháng chiến như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Trần Văn Dư, Thái Phiên, Trần Quí Cáp, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, và rất nhiều vị khác…
Cộng tác, làm tay sai, bán nước như Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Bài, Hoàng Trọng Phu…
Khắc khoải, trăn trở, tuyệt vọng, chán đời, trùm chăn, hưởng nhàn như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà…
Những cảm thức văn học, lịch sử đất nước trong tôi không đầy đủ và sâu rộng như những người học chuyên ban và đại học văn, sử nhưng nó đã trở thành một nửa tâm trí tôi, nó giúp tôi trở nên quân bình trong những khoảnh khắc đời thường và chừng mực nào đó đã giúp tôi vượt qua những thử thách khắc nghiệt trước những nhiêu khê của “cuộc đổi đời” từ sau 1975. Có được như thế là nhờ những khúc ca, những đoạn văn, bài thơ, truyện kể, những bài học lịch sử, những bài giảng văn tôi được hấp thu từ các cô giáo ở lớp vỡ lòng, ở trường tiểu học Thế Dạ, trường trung học Đồng Khánh với cô Ngô Thị Vinh, với thầy Phạm Liễu.
Nhớ nghĩ về thầy Phạm Liễu: tất cả những giờ Việt văn với thầy Phạm Liễu đều hữu ích về phương diện kiến thức văn lẫn nhận thức về tình tự dân tộc, lòng trắc ẩn trước những khổ đau của đồng loại. Những bài giảng của thầy đã để lại trong ký ức tôi những ấn tượng không bao giờ phai mờ.
Tôi ghi lại sau đây hai trong số những ấn tượng đó. Trong chương trình giảng văn lớp đệ tứ (lớp chín) chúng tôi có học thơ Đường. Chúng tôi học niêm luật và thực tập làm thơ, học một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc. Đến tuổi này tôi còn nhớ nằm lòng Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan, các bài Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm của Nguyến Khuyến và nhiều bài của nhiều tác giả khác. Đó là những bài thơ Nôm lời đẹp, nhạc điệu phong phú, tình cảm rạt rào, ý tứ sâu sắc. Thơ Đường Trung Quốc ngoài các tác phẩm và tác giả được chọn trong sách giáo khoa: bài Trương tiến tửu của Lý Bạch, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, Phong kiều dạ bạc của Trương Kế. Thầy Phạm Liếu giảng kỹ bốn tác phẩm và bốn tác giả này. Thầy bảo chúng tôi đọc Đường thi của Ngô Tất Tố, Đường thi của Trần Trọng Kim, Tản Đà văn vần của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Theo tôi Tản Đà dịch thơ Đường hay tuyệt.
Một thi sĩ Trung Quốc không được chọn trích giảng trong sách giáo khoa là Đỗ Phủ, nhưng thầy Phạm Liễu đã khiến chúng tôi chú ý đặc biệt. Thầy bảo Đỗ Phủ là thi sĩ của nhân dân đói khổ, lầm than và là nạn nhân của chiến tranh. Thầy giảng Bình Xa Hành thật kỹ, thật xúc động. Thầy liên kết tình cảnh của người dân Trung Quốc trong Bình Xa Hành với tình cảnh của người dân Việt nam thời hiện tại (1966 – 1967). Đó là thời Mỹ đỗ quân, chiến tranh diễn ra tràn lan và khốc liệt trên cả hai miền Nam – Bắc.
Lần về Huế vừa rồi, trong lúc lục lọi cái “kho lưu trữ của tuổi học trò” tôi tìm lại được rất nhiều kỷ vật. Trong số những kỷ vật đó là một nửa quyển vở 100 trang (nửa kia giấy trắng bị cháu tôi xé lấy làm giấy nháp) ghi chép bài giảng Bình Xa Hành của thầy Phạm Liễu. Đây là một bài giảng văn “chẳng giống ai” trong số những bài giảng của các thầy cô lúc bấy giờ tại trường Đồng Khánh:
– “Chúng ta đang sống trong một bối cảnh vô cùng đau khổ, nhục nhã, căm hờn, phi lý mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam ta hơn một phần tư thế kỷ qua chẳng có bút mực nào lột tả hết được. Nói như thế nhưng chúng ta phải trở về với Đỗ Phủ. Bạn nên đọc “Tân hôn biệt”, “Thạch Hào lại”, và bây giờ mời bạn đọc “Bình xa hành”. Nói như Đặng Thai Mai: “Văn chương có lực lượng để kích động buồng tim”
“Thật vậy bài thơ chỉ vỏn vẹn 34 câu mà bạn thấy cả một cảnh đời xáo trộn, một cuốn phim vĩ đại mà biết đâu chính bạn là diễn viên. Tôi thấy nên mời bạn đọc lại ít câu thơ ở Việt Nam trong thời gian toàn dân chống Pháp để bạn vào sâu hơn tâm hồn Đỗ Phủ:
– Lửa hờn cháy nám thân cây
Lều nghiêng nửa mái đường đầy khăn tang
(Phạm Hổ)
– Người chìm đáy biển kẻ lấp ven sông
Người ngã trong núi kẻ gục trong rừng
( T. P)
– Rải rác đầu đường dòng máu thắm
Ngổn ngang gò núi đống xương tàn
Nước non thương khóc người vô tội
Cây cỏ u sầu kẻ thác oan
(L.V.H)
Tôi và các bạn cùng lớp không biết Đặng Thai Mai, Phạm Hổ, T P, LV H là ai. Hỏi, thầy Phạm Liễu chỉ trả lời: “Về nhà tự tìm hiểu lấy”.
Sau 1975 qua sách báo tôi biết Đặng Thai Mai là một nhà nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học tại miền Bắc, đã tham gia kháng chiến chống Pháp, là bạn và là cha vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phạm Hổ là một nhà thơ kháng chiến sau 1945 đi tập kết và là anh của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là tác giả nhiều ca khúc phản chiến tại miền Nam. Còn TP, LVH đến thời điểm này (2012) tôi mù tịt.
Một bài trích giảng khác của thầy Phạm Liễu đã trở thành một cơ duyên giúp tôi tiếp cận với một con người mà mỗi lần nhớ nghĩ về Huế – con người ấy trở lại trong ký ức tôi với cả tất sự tôn kính và trìu mến. Đó là ông Bửu Thận, chủ nhà sách Ưng Hạ.
Một hôm thầy Phạm Liễu giảng bài “Gánh nước trưa hè” trích trong truyện Những chiếc ấm đất trong tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Gánh nước trưa hè mô tả việc làm cực nhọc của ông bõ già (đầy tớ) của cụ Sáu. Cụ Sáu thuộc người tầng lớp trên (nho sĩ và địa chủ) của nông thôn miền Bắc, một thời vang bóng. Cụ có cái thú thanh t*o, tinh tế hàng ngày thưởng thức trà (chè) pha bằng nước lấy từ một cái giếng đặc biệt tại một ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi ở cách xa nhà một quãng đường dài. Ông bõ già và người con trai của cụ Sáu đi từ sáng sớm, đến trưa mới gánh nước rời chùa giữa trời hè. Đường dốc, gập ghềnh khó đi, ông bõ già lấy lá xanh ở vườn chùa thả trên mặt hai thùng nước, lần từng bước để cho nước bớt sóng đổ ra ngoài. Vị sư già đứng trên chùa nhìn xuống thấy bóng dáng người gánh nước nhỏ dần, nước vẫn sóng ra ngoài tạo thành những ngôi sao bốc khói.
Thầy Phạm Liễu giảng giải, phân tích cái hay, cái đẹp, cái tài tình của văn chương Nguyễn Tuân trong “Gánh nước trưa hè”. Và thầy cũng tóm lược giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Thầy giảng tiếp:
“Tất cả các nhân vật trong Vang bóng một thời thường ở hai vị trí xã hội khác nhau:
Chủ – tớ, quan – binh, người no – kẻ đói, nhưng không có sự xung đột, đối kháng quyết liệt như các nhân vật trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng… Nguyễn Tuân dành sự xung đột đó cho vị sư già, cho độc giả của ông. Vị sư già nhìn vấn đề qua nhãn quan của đạo Phật. Còn độc giả là chúng ta, tùy theo sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình, chúng ta có những cảm nhận riêng – chung của chúng ta. Cá nhân tôi trong cương vị giáo sư của các chị, tôi bắt chước Nguyễn Tuân nên không áp đặt nhận thức của mình lên các chị, tôi chỉ mong các chị chia sẻ cùng tôi một cách ứng xử mà tôi cho là phù hợp với đạo lý nhất trong bối cảnh sống hiện tại của chúng ta. Tôi không thể thưởng thức “trà đạo” trên mồ hôi nước mắt của bất cứ ai. Tôi cũng không giữ được sự thanh thản trong tâm hồn để ngồi nhâm nhi một tách trà khi tôi biết chắc chắc vào thời điểm đó có một người tù bị bỏ khát mấy ngày đang nhìn qua lỗ sáng xà lim thèm thuồng những giọt nước đọng trên cành lá sau cơn mưa giông dưới sức nóng của trưa hè…”.
Cuộc giằng xé bắt đầu trong tâm thức tôi.
Giờ Việt văn của chúng tôi chấm dứt cùng với buổi học chiều. Tôi không đạp xe thẳng về nhà như thường lệ mà quẹo qua cầu Trường Tiền, đến thẳng nhà sách Ưng Hạ – nơi mấy ngày trước tôi thoáng thấy có Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời”.
Không khó lắm để tìm thấy quyển sách, bởi đó là một cuốn sách đẹp, sang trọng được chưng bày ở một vị trí thích hợp, bên cạnh tập thơ Điêu Tàn của Chế Lan Viên. Cuốn Vang bóng một thời do Cảo Thơm xuất bản năm 1962. Tôi ngắm nghía cuốn sách trong tay, nhưng khi lật bìa sau thì chưng hửng. Giá cuốn sách gấp mấy lần số tiền tôi có trong cặp.
Tôi tần ngần mở sách ra và quên khuấy đi rằng đọc cọp tại một tiệm sách là một việc làm không thích hợp. Và cái việc làm không thích hợp đó tôi lại tiếp tục lần thứ hai, thứ ba…
Chém treo ngành, Những chiếc ấm đất, Thả thơ… Một buổi chiều như thế, sau khi đọc cọp xong, để sách vào kệ, tôi ra lấy xe về nhà như những lần trước, thì một sự kiện tôi không ngờ đã xẩy ra. Trong lúc đang loay hoay cúi mở khóa xe thì nghe có tiếng ai đó ở phía trên. Tôi ngẩn đầu. Ông Ưng Hạ đang nhìn tôi mỉm cười thân thiện với cái gói giấy trong tay, ông nói:
– “Đây là quyển Vang Bóng Một Thời mà cháu rất thích phải không? Bác tặng cháu. Đọc và nhớ giữ cẩn thận nhé”.
Tôi sững sờ trước tình thế kỳ lạ chưa bao giờ nghĩ tưởng tới. Tôi lo sợ thưa:
– “Cháu làm hư sách của bác phải không? Cháu xin lỗi. Cháu sẽ xin tiền mẹ để mua cuốn sách này”.
Ông Ưng Hạ nhìn tôi với nụ cười đôn hậu, bảo:
– “Thấy cháu thích sách, bác tặng vậy thôi. Đừng nghĩ ngợi gì khác, lần sau nếu thích cháu cứ tới và đọc thoải mái”
Tôi cảm ơn ông, bẽn lẽn và trân trọng cầm gói sách. Trên đường về nhà, tôi như bay cùng chiếc xe đạp, trong cổ họng tôi còn vị ngọt chát thích thú của ngụm trà ngon.
Cái cơ duyên bắt đầu từ Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời đến thầy Phạm Liễu với “bài giảng chẳng giống ai” đưa tôi tới nhà sách Ưng Hạ để tôi khám phá ra rằng trong cái thành phố Huế thân thương và tội nghiệp đang bị chiến tranh vây bủa có thêm một con người với một tấm lòng thật đẹp. Trên giá sách “tạp bì lù” của thời thơ dại, với sự khuyến khích và tạo điều kiện của ba me tôi, tôi dành riêng một góc để chưng các bảo vật: Tờ giấy mỏng có chữ Mẹ – bài học khai tâm với cô Phùng Khánh được lồng trong một khung gương nhỏ. Cuốn Tập đọc vui, quà tặng của ba tôi khi tôi mới học vần. Cuốn thơ ngụ ngôn La Fontaine – Nguyến Văn Vĩnh (dịch) me tôi tặng năm lớp ba. Cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục của Nguyễn Hiến Lê, ông cậu Mới để lại. Cuốn Khoa học thường thức của Ưng Luận do con trai ông là anh Bửu Hàm (bạn học y khoa của anh trai tôi) tặng cuối năm lớp nhì. Cuốn Tuồng Lộ Địch của Ưng Bình Thúc Giạ Thị phóng tác theo tác phẩm Le Cid của Pierre Corrneile do anh Vĩnh Am cháu nội cụ Ưng Bình – bạn học của chị hai – cho tôi năm đệ tứ. Cuốn Hoa Ngõ Hạnh – Bùi Giáng phóng dịch theo cuốn Othello của W. Shekespear do thầy Hồ Hữu Hạnh tặng trong phần thưởng cuối năm đệ tam. Cuốn Bắt trẻ đồng xanh dịch từ The catcher in the rye của J.Salinger do cô Phùng Khánh (dịch giả) tặng. Cuốn Ánh đạo vàng của Võ Đình Cường do bác Phạm Đăng Siêu cho cuối năm cấp hai. Các cuốn Kinh cựu ước, Tout L’Art du monde, Les merveilles du Louvre, L’Italie et ses merveilles… do cha Petitjean tặng… Tất cả các kỷ vật ấy đều có dấu vết, đề từ và chữ ký của người tặng. Riêng cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân do ông Ưng Hạ tặng, không có đề từ và chứ ký của ông, nhưng đối với tôi đó là một tặng vật gây cho tôi nhiều xúc động đẹp đẽ và lâu bền nhất.
Tặng vật sao không là một cuốn sách? Tôi đã đọc đâu đó một bài báo có tựa đề như vậy. Từ thời thơ dại, qua tuổi thanh niên, trung niên và mãi đến bây giờ – ngoài tuổi sáu mươi – trong những phút bình yên, tôi vẫn muốn lặp lại: Tặng vật, sao không là cuốn sách? Một cuốn sách cho sinh nhật, nhân một kỳ nghỉ hè, một chuyến đi xa, một ngày đặc biệt nào đó của năm, kể cả một dịp cưới… Quà tặng sao không là sách?
Riêng với ông Ưng Hạ, tôi có thêm một kỷ niệm đẹp liên quan đến sách. Năm thứ ba trường Y, một hôm ghé lại nhà sách Ưng Hạ. Tôi thấy có cuốn Diagnostic différentiel (loại sách photocopy của nhà sách Mỹ Hiệp Sài Gòn) là một trong những tài liệu tôi cần. Tôi lật xem giá sách, lục tiền trong cặp, không đủ. Tôi thưa với ông Ưng Hạ:
– “Bác ơi, đừng bán cho bất cứ ai cuốn này (sách chỉ còn một cuốn). Bác dành cho cháu, hai hôm nữa cháu sẽ tới lấy.
Một cử chỉ đẹp nữa của ông Ưng Hạ:
– “Cháu cứ cầm sách về, khi nào có tiền cháu ghé trả cho bác cũng được”.
Tôi cầm sách ra về. Rất vui và cũng rất ngại. Đến đầu cầu Tràng Tiền, tôi đạp xe thẳng về phía chợ Đông Ba, ghé cửa hàng Ưng Ký đề nghị tạm ứng trước tiền đan len. Bà chủ Ưng Ký là cô tôi nên vui vẻ trao số tiền tôi cần. Tôi vội vã quay xe trở lại nhà sách Ưng Hạ. Ông Ưng Hạ hỏi:
– “Cháu mượn tiền của ai mà nhanh thế?” tôi thưa:
– “Cháu mượn của nhà buôn Ưng Ký. Đây là tiền trả trước công đan len của cháu”.
Ông Ưng Hạ cười xòa bảo:
–“Ưng Ký hay Ưng Hạ cũng là ưng thôi”.
Cuốn Diagnostic différentiel sau thời gian sử dụng tôi để vào ô những kỷ vật trong góc học tập của mình.
Hai tiếng Ưng Hạ thỉnh thoảng lại trở về trong ký ức tôi như một nốt trong giai điệu Nam – Bình.
Ghi chép thêm
– Về thầy Phạm Liễu.
Lên lớp đệ nhất (lớp 12) lo học thi tú tài và chuẩn bị vào đại học, đối diện với chiến tranh và cuộc sống quá khắc nghiệt, hầu như tôi không còn nhớ có một ông thầy tên là Phạm Liễu dạy môn Việt văn ở trường Đồng Khánh – một ông thầy có vóc dáng và ngôn ngữ cử chỉ hơi thô tháp nhưng bất cứ lúc nào có cơ hội cũng nhắc nhở học trò: “Chúng ta là con dân nước Việt. Đất nước và dân tộc ta đang chịu đựng một cuộc chiến tranh phi lý và nhục nhã…”
Cuối năm 1972, tình cờ gặp một bạn học ở Đồng Khánh, tôi được biết rằng: thầy Phạm Liễu có quan hệ gì đó với Việt Cộng nên bị chính quyền bắt giam, sau đó trục xuất khỏi Huế và đang làm việc tại Sài Gòn.
Năm 1975 chiến tranh chấm dứt, cuộc sống đổi thay làm chúng tôi ngỡ ngàng đến chóng mặt. Có lúc nhớ nghĩ đến thầy Phạm Liễu, tôi hình dung rằng thầy đã có được một môi trường sống thích hợp.
Năm 1977, tôi rời trường Y, lấy chồng, trong một dịp vào thành phố H.C.M, chúng tôi tìm đến thăm thầy Phạm Liễu. Thì ra hai người (Thầy Phạm Liễu và chồng tôi, anh Chu Sơn là bạn thân). Thầy mời chúng tôi ở lại ăn cơm và hàn huyên tâm sự. Cuộc trò chuyện dài, rất buồn và như chẳng bao giờ muốn chấm dứt. Qua câu chuyện và những thông tin về sau, tôi tóm lược khoảng đời của thầy Phạm Liễu từ sau khi rời Huế (1969) đến phút lâm chung (1981) như sau:
“Về Sài Gòn thầy Phạm Liễu được bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa bố trí làm việc tại Trung tâm Học liệu nằm trên đường Trần Bình Trọng. Vừa đi làm, vừa đi dạy thêm ở các trường tư và tiếp tục theo học sau đại học, đã hoàn tất chương trình cao học. Mua nhà, lấy vợ và có con. Hai con gái tên là: Phạm Trường Xuân Hồng Đào, Phạm Trường Xuân Hồng Châu. Trường Xuân là quê làng của thầy Phạm Liễu ở Thăng Bình, Quảng Nam. Thầy Phạm Liễu còn là tác giả một tập khảo luận về thơ Đường.
Tất cả những thứ ấy (nhà cửa, vợ con, học hành, sách vở) đặt trong một đất nước đã hết chiến tranh, độc lập và thống nhất đối với thầy Phạm Liễu như một giấc mơ.
Một giấc mơ tiền cát hậu hung.
Được làm thầy giáo, được tự do truyền đạt những kiến thức, những hoài bảo, những ước mơ cho các thế hệ học trò, góp phần xây dựng đất nước, con người trong hòa bình độc lập, thống nhất là phần “cát’ của giấc mơ.
Phần “hung” của giấc mơ là chịu sự sai khiến (chỉ đạo) của những cán bộ thiếu kiến thức và đạo đức từ miền Bắc vào, và cùng cả miền Nam, cả nước Việt Nam bị bắt buộc phải chấp nhận một chế độ Xã hội chủ nghĩa thiếu vắng con người.
Sau gần một năm long đong, chịu đựng một cách vô vọng ở Trung tâm Học liệu, rồi Trung tâm Hán – Nôm, thầy Phạm Liễu thôi việc, về nhà cùng vợ chăm sóc con, chạy chợ trời.
Cái làm thầy Phạm Liễu đau đớn và lo lắng khi nghĩ đến viễn cảnh một đất nước, một xã hội thiếu vắng con người mà các thế hệ con cháu buộc phải sống trong đó.
Năm 1981 thầy Phạm Liễu bị tai biến mạch máu não và qua đời, tuổi thọ chưa quá 45.
– Về ông Ưng Hạ.
Sau sự kiện “Vang bóng một thời,” tôi không còn là đứa đọc cọp tại tiệm sách Ưng Hạ mà trở thành một “độc giả” tại “thư quán” của người “đạo sĩ”. Cử chỉ thân thiện, hòa ái và tính cách nhẹ nhàng thanh thoát của ông Ưng Hạ đã nhanh chóng chấm dứt mặc cảm “đọc cọp” trong tâm thức tôi. Cùng trong tâm thức ấy “tiệm sách” biến thành “thư quán” và ông chủ tiệm sách biến thành “đạo sĩ”. Bởi sự xuất hiện của tôi tại nhà sách Ưng Hạ không mang lại cho ông một mối lợi nào. Sách bán cho tôi ông đều bớt 25%. Tôi chỉ thấy nơi ông một niềm vui mỗi khi tôi đến.
Trong tư cách độc giả, tôi đọc được tại nhà sách Ưng Hạ rất nhiều sách, đa phần là các loại sách mỏng, dễ đọc và đọc hết trong một buổi chiều sau khi tan trường.
Ngoài chuyện đọc sách, thỉnh thoảng giữa tôi và ông Ưng Hạ có vài cuộc trò chuyện nho nhỏ, mỗi lần như thế tôi có dịp ngắm nhìn ông kỹ hơn.
Ông Ưng Hạ người dong dỏng cao, ốm mảnh khảnh, miệng luôn nở nụ cười hiền lành, lặng lẽ, ít nói. Chưa bao giờ tôi thấy ông mặt áo quần đậm màu. Ông thường mặc quần màu xám, áo trắng tay dài hay tay ngắn tùy theo mùa và thời tiết. Trời lạnh ông mặc thêm áo len hay blouson màu nâu nhạt, màu lam hay màu mỡ gà. Cách ăn mặc và phong thái của ông khiến tôi nghĩ rằng ông là Phật tử. Một hôm tôi đánh bạo hỏi ông:
– “Bác hay đi chùa nào?, bác có ăn chay không”?
Không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, ông chỉ đưa ra một nhận xét:
– “Ăn chay làm cho cơ thể nhẹ nhàng, lòng dạ thanh thản”.
Và rồi ông hỏi ngược :
– “Tiệm buôn không thể là chùa sao”?
Một hôm khác ông hỏi tôi:
–“Cháu ham đọc sách như vậy có thời gian đâu để đi chùa?
Tôi bắt chước ông trong câu chuyện lần trước, hỏi ngược:
– “Thưa bác, Ưng Hạ không phải là chùa sao”?
Làm độc giả của Ưng Hạ hơn hai năm. Đầu năm lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) trở về sau, tôi chỉ đến Ưng Hạ mỗi khi có sách cần phải mua. Ưng Hạ hay bán các sách chuyên môn trình độ đại học, thường là sách do nhà in Mỹ Hiệp ở Sài Gòn phô tô lại. Năm thứ ba trường Y tôi có thêm một kỷ niệm đẹp do một nghĩa cử của ông Ưng Hạ như tôi đã ghi lại ở trên.
Sau năm 1975 qua anh Chu Sơn tôi biết ông Ưng Hạ là cơ sở của phong trào đô thị trong kháng chiến chống Mỹ.
Tôi rời Huế năm 1977, theo chồng và con làm kẻ lưu vong khắp nơi trên chính quê hương mình. Mỗi lần nhớ nghĩ về Huế, ký ức chúng tôi không hề thiếu vắng cái con người của “một thời vang bóng” ấy.
Tháng Tư năm nay (2012) có việc trở lại Huế gần một tuần lễ. Tôi có đủ thì giờ tìm lại dấu vết thuở học trò. Nhà sách Ưng Hạ là nơi tôi tìm kiếm trước hết khi đi bộ từ Vỹ Dạ qua cầu Tràng Tiền. Trước mắt tôi sừng sững ngôi nhà hai tầng là tiệm sách quốc doanh cải tạo từ cơ ngơi của nha Thông tin Trung việt cũ. Tôi đi tới đi lui, nhìn qua nhìn lại chẳng biết Ưng Hạ đã trở thành bãi để xe (của tiệm sách quốc doanh) hay tiệm bán đồ lót phụ nữ Triumph? Tôi đi về phía chợ Đông Ba, ghé thăm tiệm tạp hóa Ưng Ký. Ưng Ký vẫn còn bán hàng tạp hóa, nhưng bà Ưng Ký đã qua đời. Bửu Nhân, người anh em cô cậu, tiếp tôi trong men rượu ngà ngà say:
– “Ưng Ký, Ưng Hạ là anh em. Bửu Nhân, Bửu Thận cũng là anh em. Giải phóng về, Bửu Nhân say rượu còn Bửu Thận bị “chém treo ngành” ở Mặt trận tỉnh. Bán tạp hóa nhỏ không đáng sợ, Bửu Nhân thừa kế mẹ kiếm cơm qua ngày, còn Bửu Thận kinh doanh văn hóa Mỹ – Ngụy nên phải dẹp tiệm. Ưng Hạ không bị cải tạo nhưng bị giải thể. Căn nhà Bửu Thận thuê trước 1975 làm nhà sách Ưng Hạ nay bị nhà nước thu hồi. Nhà nước cách mạng thay mặt chủ nhân cũ vắng mặt ký hợp đồng cho người khác (cán bộ đảng viên hay anh em bà con gì đó) thuê. Trước giải phóng gia đình Bửu Thận ăn chay. Sau giải phóng vợ chồng Bửu Thận uống nước lã. Lương nhân sĩ trí thức ở Mặt trận không đủ cho cả gia đình sáu người ăn chay. Giấc mơ c.... s.. nơi người anh em Hoàng tộc của tôi cộng với phương pháp dưỡng sinh của người đạo sĩ đã chuyển hóa nước lã thành nước thánh. Bửu Thận đã không chết đói như hai triệu người hồi 1945, Bửu Thận đã chết khô. Những ngày cuối cùng của người đạo sĩ, Bửu Thận không sống bằng nước mà bằng hơi thở.”
Tôi rời tiệm tạp hóa Ưng Ký, trở lại nơi đã từng là nhà sách Ưng Hạ. Đoạn đường từ trước chợ Đông Ba lên phía trên chân cầu Tràng Tiền nham nhở những khối hình và màu sắc nghịch chọi. Có mấy căn phố bị cắt làm hai mảnh: mảnh lớn làm cửa hàng của thương nghiệp quốc doanh, mảnh nhỏ làm lối đi cho gia đình bị cải tạo chạy suốt ra phía sau. Chắc chắn là sự chia cắt cũng diễn ra nơi những con người mà Xã hội chủ nghĩa đã cắt xẻ họ làm đôi : bên này bức tường là cán bộ công nhân viên chức của nhà nước cách mạng, bên kia bức tường là tàn dư của nền kinh tế tư sản bóc lột và ph.... đ..... Có vài căn phố bị đập phá chỉ còn lại nền đất hoang nham nhở cỏ rác và gạch đá. Mấy căn phố nhỏ là cửa hàng bán lẻ của nền thương nghiệp tư nhân rơi rớt lại. Không có gì ăn nhập với nhau cả. Gần bốn chục năm ngừng bom đạn, nhưng dấu tích của chiến tranh chưa hàn gắn trên đoạn đường chính ở trung tâm thành phố này.
Nhà sách Ưng Hạ của ông Bửu Thận – nơi và con người đã để lại trong ký ức tôi không chỉ: một thời vang bóng, nay là cửa hàng bán “nội y” của phụ nữ. Không còn những cuốn sách của các nhà xuất bản An Tiêm, Cảo Thơm, Lá Bối… không còn ông Bửu Thận với giấc mơ đồng hóa tiệm buôn với ngôi chùa của mô thức Phật giáo và Chủ nghĩa Xã hội. Trước mắt tôi là mấy tủ kính với những ma ni canh chân dài, mắt biếc và những đồ lót xanh đỏ của phụ nữ. – “Tất cả đều là hàng ngoại nhập”, người chủ cửa hàng với đôi môi dày đỏ chót như chụp bắt lấy tôi làm một pha quảng cáo.
Trên đoạn đường trở lại Vỹ Dạ, tôi lẩm bẩm một mình: “Tất cả đều là hàng ngoại nhập”. Dường như có gì đó cay đắng, bẽ bàng trong lòng tôi.
– Về các tiệm sách ở Huế trước 1975.
Ở Huế trước 1975 có bảy tiệm sách tập trung trên hai đường phố chính là Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu (sau này là Phan Đăng Lưu). Đó là: Ưng Hạ, Ái Hoa, Tân Hoa, Bình Minh, Gia Long, Lê Thanh Tuân, Anh Minh.
– Ưng Hạ có diện tích mặt bằng và qui mô trung bình nhìn ra một góc vườn hoa Nguyễn Hoàng và chân trái cầu Tràng Tiền. Ưng Hạ bán sách giáo khoa trung tiểu học, bút chỉ văn phòng, các loại báo. Ưng Hạ là tiệm sách duy nhất ở Huế bán các loại sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (chủ yếu các loại sách photcopy do nhà Mỹ Hiệp ở Sài Gòn cung cấp) dành cho sinh viên các chuyên ngành đại học, nhiều nhất là y khoa. Ưng Hạ tập chú nhiều hơn các loại sách báo văn chương, lịch sử, triết học mỹ thuật. Các loại sách này được Ưng Hạ sắp xếp ở các vị trí dễ tìm. Sách giáo khoa Ưng Hạ để ở những dãy kệ cao và xa. Người mua sách có yêu cầu gì, người bán hàng tìm và lấy. Tới với Ưng Hạ nhiều lần trong nhiều năm, tôi có nhận xét: dường như ngoài mục đích kinh doanh, Ưng Hạ còn có mục đích quảng bá văn hóa.
– Ái Hoa là một tiệm sách lớn, có mặt bằng rộng, kiến trúc và thiết kế khang trang, sáng sủa, nằm chếch chân phải cầu Trường Tiền, phía chợ Đông Ba. Ái Hoa bán sách giáo khoa bậc trung tiểu học, bút chỉ văn phòng, văn học phổ thông. Ái Hoa tập chú nhiều hơn vào việc cung cấp các mặt hàng lưu niệm: các album, khung ảnh, đặc biệt là cartpostal.
– Tiệm sách Bình Minh là một tứ giác nằm ở góc phía trái chợ Đông Ba, bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng, sách báo phổ thông. Bình Minh ngoài việc bán lẻ, còn làm đại lý cung cấp các mặt hàng trên cho các sạp nhỏ.
– Tân Hoa là một tiệm sách nhỏ, nằm giữa xi nê Tân Tân và tiệm sách Gia Long (đối diện chợ Đông Ba). Tân Hoa bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng và đặc biệt xuất bản và bán lẻ các nhạc phẩm in theo dạng tờ kép dày. Tân Hoa là mạnh thường quân của nhiều nhạc sĩ sáng tác.
– Gia Long trực diện với chợ Đông Ba, có mặt tiền rộng, quày hàng và kệ sách nhiều, sắp xếp thành ba dãy giữa hai bên lối đi ăn sâu vào phía trong. Gia Long chủ yếu bán sách giáo khoa trung tiểu học, bút chỉ văn phòng phẩm và văn hóa phẩm phổ thông.
– Từ đường Trần Hưng Đạo quẹo vào Phan Bội Châu chừng 100m, mé trái là tiệm sách Lê Thanh Tuân. Lê Thanh Tuân là một tiệm sách nhỏ, cũ kỷ bán bút chỉ văn phòng, sách giáo khoa, mực tàu, giấy vẽ, bút lông. Hồi nhỏ đôi lần tôi theo ba vào tiệm sách này để mua các thứ về vẽ tranh tàu và viết câu đối.
– Anh Minh là một địa chỉ đặc biệt, không bán sách giáo khoa, bút chỉ văn phòng và các loại sách báo mới xuất bản như các tiệm sách khác. Điều đặc biệt thứ hai là ông Anh Minh vừa là chủ vừa là người bán hàng. Anh Minh không phải là một tiệm sách như các tiệm sách khác của Huế xưa. Đây là một ngôi nhà nhỏ, thấp và tối, gần cửa Đông Ba, nhìn ra một vườn hoa nhỏ. Bên trong kê lèo tèo vài tủ gỗ sát tường và một quày kính cũ kỹ ở giữa.
Anh Minh bán các loại sách cũ của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, các loại sách do nhà xuất bản Tân Việt viết về các phong trào kháng chiến chống Pháp như phong trào Cần Vương, Văn Thân, Nghĩa Hội, Duy Tân.
Nghe nói ông Anh Minh, là đệ tử của cụ Phan Bội Châu, tổ chức nhà sách này chủ yếu làm địa chỉ liên lạc với bạn bè đồng chí cũ?
Anh Minh còn là nơi quảng bá phương pháp dưỡng sinh, chữa bệnh bằng gạo lức muối mè, của một bác sĩ người nhật tên là Ohsawa.
Có một điều lúc lớn tuổi tôi mới biết là đa phần chủ nhân các tiệm sách ở Huế trước 1975 đều có dính líu xa gần với “Việt cộng” từ thời đánh Tây qua thời kỳ chống Mỹ.
– Về việc làm thêm của các nữ sinh, sinh viên Vỹ Dạ.
Cô Phùng Khánh trong một hồi ức nhỏ, đã kể lại chuyện đi lạc đường từ chợ Đông Ba về nhà (thôn Vỹ) như sau:
“Để có tí tiền chi tiêu cho riêng mình, một hôm cô hái rau càng cua mọc hoang trong vườn nhà đem qua chợ Đông Ba bán. Rau bán chẳng ai mua trong chợ chiều, lên nhầm xà lan, thay vì cập bến Đập Đá để về Vỹ Dạ, cô đã lên đò về Cồn Hến. Đi lạc trong hoàng hôn trên những nẽo đường quanh co, sẫm tối, cô đâm ra hoảng sợ. Nhớ lời mẹ dặn cô niệm Quan Âm cứu nạn, may nhờ một ngư dân qua sông bằng chiếc nốt nhỏ, cô về được nhà…
Chuyến đi lạc trong hoàng hôn và chiếc nốt nhỏ của người nông dân là những yếu tố của một cơ duyên gần có vai trò như là một bước ngoặc định hướng cuộc đời cô: đi về phía Phật Pháp”.
Câu chuyện của cô Phùng Khánh có một chi tiết nhỏ làm tôi nhớ về những việc làm của chúng tôi – những nữ học sinh, sinh viên Vỹ Dạ trong cái thiếu thốn chung của tình trạng kinh tế lúc bấy giờ và tùy theo cách thế cùng khả năng riêng của từng gia đình, từng cá thể mà chúng tôi đã tận dụng để có thêm chút tiền nhằm cải thiện sinh hoạt: Mua thêm sách đọc, sắm thêm vài vật dụng cá nhân, đi xi nê, ăn hàng, vui chơi bạn bè tí chút, quà cáp cho nhau nhân sinh nhật, lễ lượt hoặc chia sẻ nhau những lúc khó khăn, bởi gia đình chỉ cung ứng cho chúng tôi nhu cầu ăn học rất hạn chế.
– Các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng sau chuyến bán rau thất bại đã tận dụng báo chí, sách vở cũ của chính mình, thu gom thêm từ các gia đình bà con bạn bè quen biết, các người bán chai bao… cắt dán bao bì theo kích cở to nhỏ khác nhau đem bán ky lô cho những sạp bán gạo, ngũ cốc và gia vị.
– Chị em tôi nhận len từ những của hàng, sạp hàng bán tạp hóa ở đường Trần Hưng Đạo, các ki ốt ở chợ Đông Ba đan thành áo, mũ, tất cho trẻ em. Đan xong đem nộp bán. Các cửa hàng, sạp hàng bán xong trả tiền công cho chúng tôi.
– Các chị Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương (con gái cụ Ưng Thông) mua vải phin nỏn cắt, rua, thêu khăn tay kết thành từng semaine, đựng trong những hộp nhỏ làm quà lưu niệm gởi bán tại các cửa hàng, ki ốt tạp hóa ở đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu và chợ Đông Ba. (mỗi semaine là một xếp gồm bảy chiếc khăn tay được sắp theo thứ tự các chữ: Lundi, Mardi… Dimanche hoặc Monday, Tuesday… Sunday được thêu vào góc mỗi chiếc).
– Các chị Phương Chi, Phương Thảo, gói bánh phục linh, nặn bánh sen tán.
Ngoài những viêc như thế, các nữ học sinh, sinh viên trong nhiều gia đình ở Vỹ Dạ còn có việc gần giống nhau mà nhà nào cũng có – Đó là việc thu gom các sản vật trong vườn đem ra chợ bán. Lá chuối sứ được cắt rọc gấp lại từng xếp dùng làm lá gói hàng, môn bẹ tím dùng làm dưa được nẹp thành từng kẹp. Vả, chanh, trái chay hái từng mớ. Những sản vật này tùy theo từng lứa tuổi mà chúng tôi tự mình đem ra chợ bán hay gởi cho những đứa nhỏ hơn. Tuổi đi chợ bán các sản vật thu hái trong vườn từ 9, 10, 11 tuổi, đến 14, 15,16 là tuổi bắt đầu biết xấu hổ nên sự nhiệt tình kiếm riêng tí chút giảm dần. Tôi “cần kiếm thêm tí chút” nhiều hơn các chị bởi tôi có nhu cầu mua sách và các ấn phẩm âm nhạc. Ngoài việc đem bán các sản phẩm của vườn nhà, tôi còn nhận bán giùm các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng, Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương, Phương Chi, Phương Thảo, các chị đã là học sinh cấp ba hay đã là sinh viên đại học, sự xấu hổ ngày một gia tăng. Các chị thường gởi “hàng” nhờ tôi mang ra chợ mỗi tuần một lần. Các bà các chị buôn bán lẻ ở hai chợ Mới (nay là chợ Vỹ Dạ) và chợ Cống (trên đường Nguyễn Công Trứ) quen mặt tôi. Mỗi khi tôi mang “hàng” đến, họ đếm và đưa tiền, không bao giờ mặc cả. Có một đạo lý phổ biến ở các chợ quê lúc bấy giờ không nói thách, mua và bán phải chăng với phụ nữ mang bầu, trẻ con, người già, đàn ông đi chợ.
Nguyễn thị Kim Thoa
Thanked by 1 Member:
|
|
#275
Gửi vào 07/12/2021 - 14:44
HÃNG SƠN HUÊ PHÁT ...
NHÃN HIỆU CON CÁ VOI (ÔNG)...
Một mãnh đất xây cơ xương 3 lần mà không làm được dù chỉ là một lon sơn .
Hãng sơn Huê Phát hiệu con cá Voi , khởi công cất hồi nào thì dân Phú Định chắc nhiều người không biết . Vì nó được cất tại một mãnh đất trước kia là ruộng lúa phì nhiêu và cũng khá xa khu dân cư đông đúc vùng Phú Định . Và nó cũng nằm cách xa đường Lý Chiêu Hoàng vài trăm mét . Mà hồi đó đường Lý Chiêu Hoàng lộ giới chắc không hơn 8m. Và vắng như chùa Bà Đanh , vì không có ai lai vãng ngoài một số cư dân ít ỏi quanh vùng , vì dân Rạch Cát bót Kiều Công Mười muốn đi Chợ Lớn thì họ sẽ đi ngã Mũi Tàu ra đường nhựa Hậu Giang tội gì phải đi ngang đây , đường lồi lõm ổ gà , ổ trâu . Chỉ có một ít dân từ nhà ông Hai Giồi và một nhúm dân trong xóm nhà ông hai Nghề ba của thằng Nhi nay là xóm chùa Sùng Lâm , buổi sáng cũng chưa chắc gì đi chợ Ngã Ba .
Đối diện với con đường mòn bằng đất ruộng (sau này được hãng sơn nâng lên thành đường đất đỏ ) là hãng chén , chỉ nghe nói là hãng chén thôi chớ không biết hãng chén tên gì và có làm hay đã nghỉ tự hồi năm nẩm . Vì tụi tui đi ngang hàng ngày hổng có thấy nhút một bóng người lai vãng
Gần cuối năm 1967 tức là chuẩn bị ăn tết Mậu Thân , thì người ta thấy hãng sơn ăn lễ khánh thành ,đèn đuốc sáng trưng ,trong khi cả vùng Phú Định thì chưa có điện , chắc là dùng máy phát . Chỉ nghe loáng thoáng là hãng sơn thôi , chớ cũng chẳng biết hiệu gì ?
Chiến cuộc năm Mậu Thân nổ ra , đợt 1 , thì xóm tui cháy rụi . Nhưng hãng sơn thì còn nguyên vẹn không hề mẻ một miếng tường xây đó cũng là điều may mắn .
Nhưng nó không còn được thần may mắn ủng hộ khi đợt 2 đợt 3 tiếp diễn . Trong bài viết đồn Nguyễn Văn Sâm và lính sư đoàn 7 chết trên đường Thiệu Trị . Chính từ đợt phản kích đó mà Bộ đội chính quy rút vô hãng sơn , nên hãng sơn bị oanh tạc rồi dập pháo . Nên sau khi hồi cư về tụi tôi đi be bờ ruộng tát cá nhìn vô thì tan hoang đổ nát ngỗn ngang . Cũng trong đợt phản kích đó mà báo chí Saigon đưa tin và hình ảnh thiếu tướng TĐ tử trận tại mặt trận nầy . Tuy nhiên sau năm 1975 thì thấy thiếu tướng vẫn còn khỏe mạnh bình an ...
Năm 1970-1971 thì chủ nhân hãng sơn lại cho dọn dẹp phế tích và cho tiến hành xây dựng lại lần thứ 2 . Khi cơ ngơi đã hoàn thành , chuẩn bị khánh thành , thì vào năm 72 hay 73 gì đó , lúc đó khoảng gần 3-4 giờ chiều một cơn giông dữ dội đã đi ngang qua vùng Phú Định . Khiến một số nhà tại lô C cư xá Phú Lâm D , bị nứt tường và tốc mái , một số căn nhà tại mặt tiền đường Lý Chiêu Hoàng đoạn gần ngã ba đường Bình Phú ngày nay . Và cũng chính cơn giông nầy đã hốt gọn ơ một nhà xưởng bề thề với căn nhà 3 tầng lầu đúc dự định làm văn phòng .
Lần thứ 3 . Ông chủ hãng sơn Huê Phát lại tiếp tục khẩn trương cho dọn dẹp và xây lại để sản xuất . Năm 1974 , lúc đó tôi làm thư ký cho Khóm 2 Phường Bình Phú , được Khóm 3 mượn về làm khảo sát lập hồ sơ cư dân . Thì một hôm tôi đến gặp chú gác dan của hãng , qua trò chuyện vui vẻ , cởi mở , tôi có hỏi thăm về cơn giông một , hai năm về trước thì chú kể lại như sau :
-Cũng may hôm đó buổi trưa trời nóng ,tôi đang giăng võng nằm ngoài gốc xoài để nghỉ trưa thì trời giông dữ dội quá , tôi ngồi dậy bỏ chân xuống đất mà vẫn còn ngái ngủ , cũng định dẹp võng vì sợ trời chuyển mưa . Thì lúc đó nghe gió thổi ào ào . Cùng lúc đó tôi nghe một tiếng ầm chổ tôi đứng đất rung rinh , người tôi như say rượu , bụi bay mù mịt chừng mấy phút sau thì trước mặt tôi vẫn còn bụi mà trời sáng choang . Định thần thì nguyên một căn lầu 3-4 tầng với nhà xưởng mất tiêu . Nhìn lại thì nó bị sập nằm rạp xuống đất gạch đá ngổn ngang .
Rồi ông nói tiếp : Mà ngộ lắm chú ơi , thay vì sập nó cũng còn lòi sắt cột , như đợt bị dội bom kỳ trước ,đằng nầy nó bị sập giống như là bị cưa ngang gốc , không còn nhứt một cây cột nào còn vướng lại cả , chỉ còn trơ lại nguyên một cái nền xưởng tráng ciment cốt thép mà thôi ...
Sau đó chú dẫn tôi đi vòng quanh xưởng , thấy chứa quá trời nhiều thùng nhựa đường ,hay dầu hắc gì đó .Tôi mới hỏi chú , tráng đường ở đâu mà mua nhựa đường nhiều vậy chú ? Ông cười ngất rồi nói :
- Nguyên liệu làm nước sơn đó chú ơi .
- Bộ hãng nầy chỉ làm một loại sơn đen không hay sao vậy chú .
- Đâu có chú ! Lấy mấy thùng này ly tâm , rồi loại bỏ tạp chất . Nếu sơn đen thì thôi, còn bằng không thì ly tâm rồi bỏ hoá chất tẩy trắng xong mới pha màu ra sơn màu ...
Thời đó nói thì nghe chơi thôi ,chớ cũng không biết ly tâm là gì ? Mà cũng không dám hỏi vì sợ chú gác dan chê cười mình dốt . Tuổi trẻ mà ưa sĩ diện hảo .Mãi đến sau năm 80 chở đường lậu mới biết được ly tâm là gì .
Saigon sau ngày 30.04 thì tôi cũng không biết gia đình ông chủ hãng nước sơn HUÊ PHÁT đi hay là bị cải tạo tư sản Công Thương Nghiệp . Chỉ biết rằng sau năm 80 thì khuôn viên cơ ngơi hãng sơn trở thành nhà máy cơ khí MÁY CÔNG CỤ trực thuộc sở Công Nghiệp TPHCM .
Một thời gian cũng làm ăn đình đám . Nhưng đến thời mở cửa tháo rào cũng phải đành dẹp tiệm . Có thời gian tôi đi ngang qua thấy cho thuê mặt bằng làm than đá chụm bếp lò và một xưởng sản xuất gạch bông . Trước khi trở thành đường số 11 rồi Trần Văn Kiểu địa chỉ của nó là 84/45 Lý Chiêu Hoàng P10Q6 ,mà căn nhà số 1 thì nó nằm tận mãi trong ngã ba Bến Phú Định,An Dương Vương P16Q8.
Cơ ngơi này nằm cạnh trường trung học phổ thông Bình Phú ngày nay.
Đây cũng là một câu chuyện khá hoang đường nhưng lại là sự thật, một mãnh đất, xây dựng xưởng tới 3 lần mà vẫn không sản xuất ra được một lon nước sơn , rồi phủi tay mất trắng. Quả thật là khó hiểu, đất nầy chắc có lẻ thuộc cung tàn , nên các ông bà thầy bốc sư mấy bận coi hoài mà hỏng tới! Thiên nhiên cũng có nhiều điều kỳ diệu và cũng có nhiều huyền bí mà đôi khi con người không hề lý giải được.
Saigon 13-09-2019
TRẦN NGỌC HIẾU
NHÃN HIỆU CON CÁ VOI (ÔNG)...
Một mãnh đất xây cơ xương 3 lần mà không làm được dù chỉ là một lon sơn .
Hãng sơn Huê Phát hiệu con cá Voi , khởi công cất hồi nào thì dân Phú Định chắc nhiều người không biết . Vì nó được cất tại một mãnh đất trước kia là ruộng lúa phì nhiêu và cũng khá xa khu dân cư đông đúc vùng Phú Định . Và nó cũng nằm cách xa đường Lý Chiêu Hoàng vài trăm mét . Mà hồi đó đường Lý Chiêu Hoàng lộ giới chắc không hơn 8m. Và vắng như chùa Bà Đanh , vì không có ai lai vãng ngoài một số cư dân ít ỏi quanh vùng , vì dân Rạch Cát bót Kiều Công Mười muốn đi Chợ Lớn thì họ sẽ đi ngã Mũi Tàu ra đường nhựa Hậu Giang tội gì phải đi ngang đây , đường lồi lõm ổ gà , ổ trâu . Chỉ có một ít dân từ nhà ông Hai Giồi và một nhúm dân trong xóm nhà ông hai Nghề ba của thằng Nhi nay là xóm chùa Sùng Lâm , buổi sáng cũng chưa chắc gì đi chợ Ngã Ba .
Đối diện với con đường mòn bằng đất ruộng (sau này được hãng sơn nâng lên thành đường đất đỏ ) là hãng chén , chỉ nghe nói là hãng chén thôi chớ không biết hãng chén tên gì và có làm hay đã nghỉ tự hồi năm nẩm . Vì tụi tui đi ngang hàng ngày hổng có thấy nhút một bóng người lai vãng
Gần cuối năm 1967 tức là chuẩn bị ăn tết Mậu Thân , thì người ta thấy hãng sơn ăn lễ khánh thành ,đèn đuốc sáng trưng ,trong khi cả vùng Phú Định thì chưa có điện , chắc là dùng máy phát . Chỉ nghe loáng thoáng là hãng sơn thôi , chớ cũng chẳng biết hiệu gì ?
Chiến cuộc năm Mậu Thân nổ ra , đợt 1 , thì xóm tui cháy rụi . Nhưng hãng sơn thì còn nguyên vẹn không hề mẻ một miếng tường xây đó cũng là điều may mắn .
Nhưng nó không còn được thần may mắn ủng hộ khi đợt 2 đợt 3 tiếp diễn . Trong bài viết đồn Nguyễn Văn Sâm và lính sư đoàn 7 chết trên đường Thiệu Trị . Chính từ đợt phản kích đó mà Bộ đội chính quy rút vô hãng sơn , nên hãng sơn bị oanh tạc rồi dập pháo . Nên sau khi hồi cư về tụi tôi đi be bờ ruộng tát cá nhìn vô thì tan hoang đổ nát ngỗn ngang . Cũng trong đợt phản kích đó mà báo chí Saigon đưa tin và hình ảnh thiếu tướng TĐ tử trận tại mặt trận nầy . Tuy nhiên sau năm 1975 thì thấy thiếu tướng vẫn còn khỏe mạnh bình an ...
Năm 1970-1971 thì chủ nhân hãng sơn lại cho dọn dẹp phế tích và cho tiến hành xây dựng lại lần thứ 2 . Khi cơ ngơi đã hoàn thành , chuẩn bị khánh thành , thì vào năm 72 hay 73 gì đó , lúc đó khoảng gần 3-4 giờ chiều một cơn giông dữ dội đã đi ngang qua vùng Phú Định . Khiến một số nhà tại lô C cư xá Phú Lâm D , bị nứt tường và tốc mái , một số căn nhà tại mặt tiền đường Lý Chiêu Hoàng đoạn gần ngã ba đường Bình Phú ngày nay . Và cũng chính cơn giông nầy đã hốt gọn ơ một nhà xưởng bề thề với căn nhà 3 tầng lầu đúc dự định làm văn phòng .
Lần thứ 3 . Ông chủ hãng sơn Huê Phát lại tiếp tục khẩn trương cho dọn dẹp và xây lại để sản xuất . Năm 1974 , lúc đó tôi làm thư ký cho Khóm 2 Phường Bình Phú , được Khóm 3 mượn về làm khảo sát lập hồ sơ cư dân . Thì một hôm tôi đến gặp chú gác dan của hãng , qua trò chuyện vui vẻ , cởi mở , tôi có hỏi thăm về cơn giông một , hai năm về trước thì chú kể lại như sau :
-Cũng may hôm đó buổi trưa trời nóng ,tôi đang giăng võng nằm ngoài gốc xoài để nghỉ trưa thì trời giông dữ dội quá , tôi ngồi dậy bỏ chân xuống đất mà vẫn còn ngái ngủ , cũng định dẹp võng vì sợ trời chuyển mưa . Thì lúc đó nghe gió thổi ào ào . Cùng lúc đó tôi nghe một tiếng ầm chổ tôi đứng đất rung rinh , người tôi như say rượu , bụi bay mù mịt chừng mấy phút sau thì trước mặt tôi vẫn còn bụi mà trời sáng choang . Định thần thì nguyên một căn lầu 3-4 tầng với nhà xưởng mất tiêu . Nhìn lại thì nó bị sập nằm rạp xuống đất gạch đá ngổn ngang .
Rồi ông nói tiếp : Mà ngộ lắm chú ơi , thay vì sập nó cũng còn lòi sắt cột , như đợt bị dội bom kỳ trước ,đằng nầy nó bị sập giống như là bị cưa ngang gốc , không còn nhứt một cây cột nào còn vướng lại cả , chỉ còn trơ lại nguyên một cái nền xưởng tráng ciment cốt thép mà thôi ...
Sau đó chú dẫn tôi đi vòng quanh xưởng , thấy chứa quá trời nhiều thùng nhựa đường ,hay dầu hắc gì đó .Tôi mới hỏi chú , tráng đường ở đâu mà mua nhựa đường nhiều vậy chú ? Ông cười ngất rồi nói :
- Nguyên liệu làm nước sơn đó chú ơi .
- Bộ hãng nầy chỉ làm một loại sơn đen không hay sao vậy chú .
- Đâu có chú ! Lấy mấy thùng này ly tâm , rồi loại bỏ tạp chất . Nếu sơn đen thì thôi, còn bằng không thì ly tâm rồi bỏ hoá chất tẩy trắng xong mới pha màu ra sơn màu ...
Thời đó nói thì nghe chơi thôi ,chớ cũng không biết ly tâm là gì ? Mà cũng không dám hỏi vì sợ chú gác dan chê cười mình dốt . Tuổi trẻ mà ưa sĩ diện hảo .Mãi đến sau năm 80 chở đường lậu mới biết được ly tâm là gì .
Saigon sau ngày 30.04 thì tôi cũng không biết gia đình ông chủ hãng nước sơn HUÊ PHÁT đi hay là bị cải tạo tư sản Công Thương Nghiệp . Chỉ biết rằng sau năm 80 thì khuôn viên cơ ngơi hãng sơn trở thành nhà máy cơ khí MÁY CÔNG CỤ trực thuộc sở Công Nghiệp TPHCM .
Một thời gian cũng làm ăn đình đám . Nhưng đến thời mở cửa tháo rào cũng phải đành dẹp tiệm . Có thời gian tôi đi ngang qua thấy cho thuê mặt bằng làm than đá chụm bếp lò và một xưởng sản xuất gạch bông . Trước khi trở thành đường số 11 rồi Trần Văn Kiểu địa chỉ của nó là 84/45 Lý Chiêu Hoàng P10Q6 ,mà căn nhà số 1 thì nó nằm tận mãi trong ngã ba Bến Phú Định,An Dương Vương P16Q8.
Cơ ngơi này nằm cạnh trường trung học phổ thông Bình Phú ngày nay.
Đây cũng là một câu chuyện khá hoang đường nhưng lại là sự thật, một mãnh đất, xây dựng xưởng tới 3 lần mà vẫn không sản xuất ra được một lon nước sơn , rồi phủi tay mất trắng. Quả thật là khó hiểu, đất nầy chắc có lẻ thuộc cung tàn , nên các ông bà thầy bốc sư mấy bận coi hoài mà hỏng tới! Thiên nhiên cũng có nhiều điều kỳ diệu và cũng có nhiều huyền bí mà đôi khi con người không hề lý giải được.
Saigon 13-09-2019
TRẦN NGỌC HIẾU
Thanked by 3 Members:
|
|
#276
Gửi vào 08/12/2021 - 13:55
TUI ĐI BUÔN LẬU
Câu chuyện nghe khó tin nhưng có thiệt: hồi nhỏ tui từng đi buôn lậu.
Nhớ lại cái thời "ngăn sông cấm chợ" mấy chục năm về trước, mấy thứ thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, đường, đậu đều được xếp vào loại hàng quốc cấm! Đi từ huyện nầy qua huyện khác, tỉnh nầy qua tỉnh khác mà chở theo mấy thứ đó, nếu công an bắt được, ít thì bị tịch thu, còn nhiều thì vô nhà đá!
Thủ Dầu Một với Bình Mỹ chỉ cách nhau một con sông, nhưng giống như hai quốc gia vậy. Hai đầu cầu đều có trạm kiểm soát, mọi người dân qua lại đều bị khám xét rất kỹ, mọi thứ gạo muối đường đậu đều bị tịch thu.
Má tui hồi đó có gánh cơm bình dân, mấy lần má tui đi chợ Thủ mua gạo về nấu cơm, thỉnh thoảng có dắt theo tui nên tui khá rành giá cả.
Lúc đó tui đang học lớp ba. Một hôm thằng bạn học rủ tui xuống đò chợ Thủ qua Bình Mỹ chơi, bà nội của nó nhà cách bến đò Bình Mỹ chừng hai trăm thước.
Vô nhà bà nội của bạn chơi một hồi, tui phát hiện bên kia đường người ta bán gạo. Chừng hơn chục ký gạo đựng trong cái thúng để trên bàn nhỏ trong căn chòi nhỏ xíu trước nhà. Thằng bạn rủ qua đường mua ổi, sẵn dịp tui hỏi giá gạo, hoá ra giá gạo bên Bình Mỹ rẻ hơn chợ Bình Dương khá nhiều.
Về nhà, tui kể cho má nghe, xin phép má cho tui được qua Bình Mỹ mua gạo về nấu cơm bán.
Hồi đó mới tám, chín tuổi, tui chưa biết đi xe đạp, sức con nít xách đâu được bao nhiêu, cứ chiều chiều là tui xuống đò qua Bình Mỹ mua gạo. Gạo mua mỗi lần tầm 5 ký (mua nhiều hơn xách hổng nỗi), đổ vô cái giỏ đệm, phía trên được ngụy trang bằng bó rau muống. Hễ qua sông về được Bình Dương là xem như phi vụ thành công. Tui làm cũng được vài chục phi vụ thì bể mánh!
Đi đêm có ngày gặp ma, bữa đó xuống đò an vị rồi, đang đợi đầy khách để rời bến, bỗng đâu xuất hiện một tên công an, tay lăm lăm súng AK từ trên bờ bước xuống, mắt lấc láo dò xét mọi người rồi dừng lại ở cái giỏ đệm của tui. Kết quả là tui bị tịch thu cái giỏ đệm gạo, tịch thu luôn bó rau muống (vì bó rau chính là công cụ giúp phạm tội) kèm theo câu chửi: "Đù má mầy còn nhỏ mà bày đặt buôn hàng quốc cấm, có muốn t*o bắt nhốt mầy, bỏ đói mấy bữa không?". Tui sợ quá khóc hu hu trên đò.
Sau vụ đi buôn lậu bị "nhà chức trách" bắt quả tang hết đường chối cãi, tui giã từ nghề buôn gạo lậu từ dạo đó.
Nguyễn Phùng Quốc Thạnh
8/12/2021
Câu chuyện nghe khó tin nhưng có thiệt: hồi nhỏ tui từng đi buôn lậu.
Nhớ lại cái thời "ngăn sông cấm chợ" mấy chục năm về trước, mấy thứ thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, đường, đậu đều được xếp vào loại hàng quốc cấm! Đi từ huyện nầy qua huyện khác, tỉnh nầy qua tỉnh khác mà chở theo mấy thứ đó, nếu công an bắt được, ít thì bị tịch thu, còn nhiều thì vô nhà đá!
Thủ Dầu Một với Bình Mỹ chỉ cách nhau một con sông, nhưng giống như hai quốc gia vậy. Hai đầu cầu đều có trạm kiểm soát, mọi người dân qua lại đều bị khám xét rất kỹ, mọi thứ gạo muối đường đậu đều bị tịch thu.
Má tui hồi đó có gánh cơm bình dân, mấy lần má tui đi chợ Thủ mua gạo về nấu cơm, thỉnh thoảng có dắt theo tui nên tui khá rành giá cả.
Lúc đó tui đang học lớp ba. Một hôm thằng bạn học rủ tui xuống đò chợ Thủ qua Bình Mỹ chơi, bà nội của nó nhà cách bến đò Bình Mỹ chừng hai trăm thước.
Vô nhà bà nội của bạn chơi một hồi, tui phát hiện bên kia đường người ta bán gạo. Chừng hơn chục ký gạo đựng trong cái thúng để trên bàn nhỏ trong căn chòi nhỏ xíu trước nhà. Thằng bạn rủ qua đường mua ổi, sẵn dịp tui hỏi giá gạo, hoá ra giá gạo bên Bình Mỹ rẻ hơn chợ Bình Dương khá nhiều.
Về nhà, tui kể cho má nghe, xin phép má cho tui được qua Bình Mỹ mua gạo về nấu cơm bán.
Hồi đó mới tám, chín tuổi, tui chưa biết đi xe đạp, sức con nít xách đâu được bao nhiêu, cứ chiều chiều là tui xuống đò qua Bình Mỹ mua gạo. Gạo mua mỗi lần tầm 5 ký (mua nhiều hơn xách hổng nỗi), đổ vô cái giỏ đệm, phía trên được ngụy trang bằng bó rau muống. Hễ qua sông về được Bình Dương là xem như phi vụ thành công. Tui làm cũng được vài chục phi vụ thì bể mánh!
Đi đêm có ngày gặp ma, bữa đó xuống đò an vị rồi, đang đợi đầy khách để rời bến, bỗng đâu xuất hiện một tên công an, tay lăm lăm súng AK từ trên bờ bước xuống, mắt lấc láo dò xét mọi người rồi dừng lại ở cái giỏ đệm của tui. Kết quả là tui bị tịch thu cái giỏ đệm gạo, tịch thu luôn bó rau muống (vì bó rau chính là công cụ giúp phạm tội) kèm theo câu chửi: "Đù má mầy còn nhỏ mà bày đặt buôn hàng quốc cấm, có muốn t*o bắt nhốt mầy, bỏ đói mấy bữa không?". Tui sợ quá khóc hu hu trên đò.
Sau vụ đi buôn lậu bị "nhà chức trách" bắt quả tang hết đường chối cãi, tui giã từ nghề buôn gạo lậu từ dạo đó.
Nguyễn Phùng Quốc Thạnh
8/12/2021
Thanked by 1 Member:
|
|
#277
Gửi vào 09/12/2021 - 20:34
CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN & BÀ NĂM SAĐÉC
Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988:
* Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
* Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa
* (Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)
Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.
Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).
Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.
Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…
Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…
Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?
– Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
– Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
– Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…
– Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
– Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
– Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
– Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm.
Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.
– Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”
– Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
– Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng…
Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.
Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
– Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.
– Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
– Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
– Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.
Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”
– Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.
Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La cigalle bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.
Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…
Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.
Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…
Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rắc rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo ở trại cải tạo Hàm Tân.
...
Khi bà mất, Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.
Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
* Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.
Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.
Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.
Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển & Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG
Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988:
* Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
* Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa
* (Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)
Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.
Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).
Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.
Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…
Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…
Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?
– Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
– Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
– Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…
– Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
– Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
– Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
– Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm.
Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.
– Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”
– Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
– Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng…
Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.
Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
– Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.
– Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
– Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
– Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.
Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”
– Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.
Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La cigalle bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.
Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…
Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.
Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…
Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rắc rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo ở trại cải tạo Hàm Tân.
...
Khi bà mất, Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.
Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
* Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.
Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.
Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.
Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển & Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG
Sửa bởi tuphuongsg: 09/12/2021 - 20:46
Thanked by 1 Member:
|
|
#278
Gửi vào 10/12/2021 - 10:06
NGÀY RÚNG ĐỘNG THỂ THAO THẾ GIỚI CỦA MÔN BÓNG BÀN SÀI-GÒN.
Hôm ấy là ngày 27-5-1958, kim đồng hồ vừa chỉ 22g40, tay vợt đương kim vô địch bóng bàn đơn nam thế giới Tanaka (Nhật) đã quăng vợt, chạy đến quỳ xuống ôm chân mẹ khóc ròng. 10.000 khán giả chủ nhà ngồi lặng ngắt như tờ. Hoàng Thái tử Nhật Bản lẳng lặng ra về và nguyên một ngày hôm sau không tiếp khách vì đau buồn. Làng bóng bàn thế giới đã rúng động với sự kiện ngay tại Tokyo: các tay vợt Việt Nam đã hạ một đội Nhật không có đối thủ trong suốt thập niên 1950 để đoạt Huy chương Vàng đồng đội nam Asiad 1958...
Một trong hai nỗi đau nhất của thể thao Nhật Bản
Tìm lại tư liệu báo chí thời bấy giờ, đã có khá nhiều bài viết, bài dịch từ báo chí Nhật nói về sự kiện này. Với thể thao nước Nhật lúc ấy, người ta cho rằng đây là một trong hai nỗi đau lớn nhất.
Tờ Nhật báo Đông Kinh viết: “Trong lịch sử thể thao Nhật, có hai biến cố làm chúng ta đau lòng nhất là việc để đoàn Việt Nam đoạt Huy chương Vàng bóng bàn đồng đội nam ngay tại Asiad lần 3 - Tokyo 1958; và võ sĩ Hà Lan Auton Geenik đoạt chức vô địch judo thế giới”.
Còn tờ Nhật Bản Thời Luận thì có hẳn một bài ca ngợi ba tay vợt chủ lực của Việt Nam: “bức tường thành” Mai Văn Hòa, “kỳ quan” Lê Văn Tiết - tay vợt duy nhất chỉ thua một trận trong số 14 trận đấu của mình tại Asiad 1958 và Trần Cảnh Được - một tay vợt công thủ toàn diện.
Để lọt được vào đến trận chung kết gặp chủ nhà Nhật, đội Việt Nam với bốn tay vợt Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết đã lần lượt thắng như chẻ tre trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Triều Tiên 5-2.
Chính vì vậy, đội Nhật dù rất tự tin nhưng cũng thận trọng khi tung ra thành phần mạnh nhất của mình ở trận chung kết, gồm đương kim vô địch nam thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura (sau này từng làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn thế giới) và một cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Phía Việt Nam, ba tay vợt chủ lực đã được tung ra gồm Hòa, Được và Tiết.
Trước trận đấu, dư luận đánh giá các tay vợt Việt Nam chỉ có 10% hi vọng làm chuyện bất ngờ.
Nên nhớ trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ Việt Nam (Hòa, Được, Huỳnh Văn Ngọc) 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật rất tự tin mời Hoàng Thái tử Nhật đến xem và theo kế hoạch sẽ trao Huy chương Vàng cho đội thắng trận.
Thế nhưng, cái 10% hi vọng chiến thắng lại trở thành hiện thực. Thể thức thi đấu lúc ấy là đánh chín trận đơn, bên nào đến năm trước là chiến thắng. Trận đầu, Hòa thắng Tsunoda 2-1.
Kế đến, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Được. Việt Nam vượt lên ở trận thứ ba khi Tiết hạ Tanaka 2-0. Đội Nhật lại bắt kịp khi Ogimura hạ Hòa 2-1. Ở ván thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Đội Việt Nam vượt lên dẫn 4-2 khi Được hạ Tanaka 2-0.
Tay vợt lão luyện Ogimura là người “rửa mặt” cho chủ nhà khi thắng đối thủ thứ ba của Việt Nam là Tiết 2-1. Ván thứ tám, Hòa gặp Tanaka. Nhà vô địch thế giới hi vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4, và trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được với Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi vững như tường đồng, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 2-0 (21/17, 21/18).
Những người mê thể thao nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy kể lại rằng bộ phim nhựa quay những trận đấu ấy sau đó đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam.
Khi xem đến cảnh Tanaka quăng vợt chạy đến bên mẹ khóc ròng, rồi cảnh Hoàng Thái tử Nhật lặng lẽ rời nhà thi đấu, không người Việt nào không rơi lệ vì tự hào.
Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ lúc ấy viết rằng khi ký biên bản sau trận đấu, đội trưởng đội Nhật - tay vợt Ogimura ngậm ngùi nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời cầm vợt của tôi đã phải ký biên bản trước (đội thất bại phải ký trước)”!
Mặc dù chiến thắng được ghi công bởi cả bốn thành viên đội bóng bàn lúc ấy gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết và Trần Văn Liễu; nhưng nhờ trận thắng quyết định cuối cùng, Mai Văn Hòa vẫn là người được nhắc đến nhiều nhất. Cũng nhờ chiến thắng ấy, ông đã kiếm được một món tiền lớn để trang trải nợ nần...
Nguồn: Mai-Agnetha Pham
Hôm ấy là ngày 27-5-1958, kim đồng hồ vừa chỉ 22g40, tay vợt đương kim vô địch bóng bàn đơn nam thế giới Tanaka (Nhật) đã quăng vợt, chạy đến quỳ xuống ôm chân mẹ khóc ròng. 10.000 khán giả chủ nhà ngồi lặng ngắt như tờ. Hoàng Thái tử Nhật Bản lẳng lặng ra về và nguyên một ngày hôm sau không tiếp khách vì đau buồn. Làng bóng bàn thế giới đã rúng động với sự kiện ngay tại Tokyo: các tay vợt Việt Nam đã hạ một đội Nhật không có đối thủ trong suốt thập niên 1950 để đoạt Huy chương Vàng đồng đội nam Asiad 1958...
Một trong hai nỗi đau nhất của thể thao Nhật Bản
Tìm lại tư liệu báo chí thời bấy giờ, đã có khá nhiều bài viết, bài dịch từ báo chí Nhật nói về sự kiện này. Với thể thao nước Nhật lúc ấy, người ta cho rằng đây là một trong hai nỗi đau lớn nhất.
Tờ Nhật báo Đông Kinh viết: “Trong lịch sử thể thao Nhật, có hai biến cố làm chúng ta đau lòng nhất là việc để đoàn Việt Nam đoạt Huy chương Vàng bóng bàn đồng đội nam ngay tại Asiad lần 3 - Tokyo 1958; và võ sĩ Hà Lan Auton Geenik đoạt chức vô địch judo thế giới”.
Còn tờ Nhật Bản Thời Luận thì có hẳn một bài ca ngợi ba tay vợt chủ lực của Việt Nam: “bức tường thành” Mai Văn Hòa, “kỳ quan” Lê Văn Tiết - tay vợt duy nhất chỉ thua một trận trong số 14 trận đấu của mình tại Asiad 1958 và Trần Cảnh Được - một tay vợt công thủ toàn diện.
Để lọt được vào đến trận chung kết gặp chủ nhà Nhật, đội Việt Nam với bốn tay vợt Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết đã lần lượt thắng như chẻ tre trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Triều Tiên 5-2.
Chính vì vậy, đội Nhật dù rất tự tin nhưng cũng thận trọng khi tung ra thành phần mạnh nhất của mình ở trận chung kết, gồm đương kim vô địch nam thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura (sau này từng làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn thế giới) và một cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Phía Việt Nam, ba tay vợt chủ lực đã được tung ra gồm Hòa, Được và Tiết.
Trước trận đấu, dư luận đánh giá các tay vợt Việt Nam chỉ có 10% hi vọng làm chuyện bất ngờ.
Nên nhớ trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ Việt Nam (Hòa, Được, Huỳnh Văn Ngọc) 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật rất tự tin mời Hoàng Thái tử Nhật đến xem và theo kế hoạch sẽ trao Huy chương Vàng cho đội thắng trận.
Thế nhưng, cái 10% hi vọng chiến thắng lại trở thành hiện thực. Thể thức thi đấu lúc ấy là đánh chín trận đơn, bên nào đến năm trước là chiến thắng. Trận đầu, Hòa thắng Tsunoda 2-1.
Kế đến, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Được. Việt Nam vượt lên ở trận thứ ba khi Tiết hạ Tanaka 2-0. Đội Nhật lại bắt kịp khi Ogimura hạ Hòa 2-1. Ở ván thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Đội Việt Nam vượt lên dẫn 4-2 khi Được hạ Tanaka 2-0.
Tay vợt lão luyện Ogimura là người “rửa mặt” cho chủ nhà khi thắng đối thủ thứ ba của Việt Nam là Tiết 2-1. Ván thứ tám, Hòa gặp Tanaka. Nhà vô địch thế giới hi vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4, và trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được với Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi vững như tường đồng, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 2-0 (21/17, 21/18).
Những người mê thể thao nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy kể lại rằng bộ phim nhựa quay những trận đấu ấy sau đó đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam.
Khi xem đến cảnh Tanaka quăng vợt chạy đến bên mẹ khóc ròng, rồi cảnh Hoàng Thái tử Nhật lặng lẽ rời nhà thi đấu, không người Việt nào không rơi lệ vì tự hào.
Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ lúc ấy viết rằng khi ký biên bản sau trận đấu, đội trưởng đội Nhật - tay vợt Ogimura ngậm ngùi nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời cầm vợt của tôi đã phải ký biên bản trước (đội thất bại phải ký trước)”!
Mặc dù chiến thắng được ghi công bởi cả bốn thành viên đội bóng bàn lúc ấy gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết và Trần Văn Liễu; nhưng nhờ trận thắng quyết định cuối cùng, Mai Văn Hòa vẫn là người được nhắc đến nhiều nhất. Cũng nhờ chiến thắng ấy, ông đã kiếm được một món tiền lớn để trang trải nợ nần...
Nguồn: Mai-Agnetha Pham
Thanked by 4 Members:
|
|
#279
Gửi vào 10/12/2021 - 10:19
Bài viết của Quyên Di, giáo sư giảng dạy văn hóa Việt Nam tại Trường Calstate Long Beach, đảm trách bộ môn tiếng Việt và văn chương Việt Nam khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa Á châu thuộc Đại học UCLA (University of California, Los Angeles)
Bài copy có sự đồng ý của giáo sư
Người đã gây "bão mạng" khi thu hút hơn 7 triệu lượt xem và hơn 700.000 lượt thích chỉ trong ít ngày với vidéo tặng gấu bông cho học trò
LỄ NGHĨA & LƯƠNG BỔNG THẦY GIÁO TRƯỚC 75
Lương của thầy cô giáo cao và dư giả để sống, để dành được tiền mua nhà, mua xe, nuôi vợ con đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất chứng tỏ chính thể tốt, xã hội ổn định, gia đình là nền tảng cho xã hội vững mạnh, con người có đạo đức và có nhân quyền.
Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài Gòn, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: Đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại, tôi thì đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn phòng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.
Trường công lập và Trường tư thục
Tôi vốn là học sinh trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn suốt từ năm đệ Thất đến đệ Nhất. Đây là trường trung học Công giáo. Ban Giám đốc gồm toàn linh mục và hầu hết là thầy dạy của tôi. Chắc hồi đi học tôi cũng là học sinh khá và ngoan nên các vị này bàn bạc với nhau sao đó rồi cho tôi dạy hai lớp đệ Thất. Nhà trường gửi tên tôi lên Nha Trung Học. Nha cấp cho tôi Giấy phép dạy học bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ).
Tôi kể trường hợp riêng để thưa với người đọc rằng thời VNCH có hai hệ thống trường học song hành: Trường công lập và trường tư thục.
Giáo chức trường công lập phải tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, hay Đại Học Sư Phạm, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục (thông qua Nha/Ty Tiểu học và Nha Trung học) bổ nhiệm. Giáo chức trường tư thục do Ban Giám đốc nhà trường tuyển dụng, tùy theo bằng cấp và khả năng mà xếp cho dạy lớp thuộc cấp nào. Giáo chức trường công lập lấy làm hãnh diện vì đã tốt nghiệp trường Sư Phạm, có giai đoạn đi thực tập, sau đó được bổ nhiệm, trở thành công chức ngành giáo dục. Giáo viên trường tư thục cũng “vẻ vang” không kém vì có khả năng và đủ bằng cấp mới được trường mời giảng dạy.
Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định: Người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (học xong lớp đệ Tứ, học sinh được quyền thi để lấy bằng này) được phép dạy các lớp bậc Tiểu học.Người có bằng Tú Tài toàn phần được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (đệ Thất – đệ Tứ). Người có bằng Cử nhân hay Cao học được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (đệ Tam – đệ Nhất). Trong bài này, tôi không đề cập đến các vị giáo sư, giảng sư, phụ khảo Đại học.
Tình cảm thầy trò và phụ huynh
Giáo viên, giáo sư được phụ huynh và học sinh kính trọng lắm. Thời ấy người ta vẫn giữ lễ như thời Nho học còn thịnh hành. Tết nhất phụ huynh thường biếu quà thầy/cô. Quà không đắt tiền nhưng thể hiện lòng tôn kính. Thầy/cô tiếp nhận quà, đôi khi lại nhờ học sinh gửi lại quà tặng cho cha mẹ. Học trò rất kính trọng và quý mến thầy/cô.
Tôi có kinh nghiệm đi thăm cô giáo bị bệnh. Năm học lớp Nhì, tôi học với cô giáo Lan (hiện cô ở Texas). Cô đẹp và hiền. Cô bị yếu mệt phải nằm nhà thương Chợ Rẫy. Bảy đứa con trai góp tiền mua được sáu trái cam, đi thăm cô. Có bao nhiêu tiền đã mua cam hết rồi, không còn tiền đi xe buýt. Thì cứ leo đại lên xe, chui dưới chân người lớn. Nhưng các bác soát vé lanh lắm, lâu lâu bác kiếm được một đứa, xách tai ném ra khỏi xe. Bị ném khỏi xe này lại leo lên xe khác, cuối cùng cả bọn cũng gặp nhau đủ bảy đứa trước cổng nhà thương .Tìm đến phòng cô, cả bọn tranh nhau kể khổ cho cô nghe. Cô khóc rồi lấy dao xẻ cam cho cả bọn ăn sau đó cho tiền xe về.
Lớn lên, đi dạy học, tôi không có kinh nghiệm dạy trường miền xa như vùng lục tỉnh hay các tỉnh miền Trung hoặc Cao Nguyên Nam Trung Phần. Tuy nhiên có những cuối tuần đi thăm các bạn dạy trường công lập ở vùng lục tỉnh, thấy các đồng nghiệp ấy được phụ huynh thương mến mà ham. Có nải chuối, trái mít, trái sầu riêng ngon, phụ huynh cũng sai con biếu thầy/cô. Có những đồng nghiệp đang đêm nghe đập cửa, mở cửa nhìn ra thì là một phụ huynh nào đó tới mời đi nhậu cá lóc nướng trui ngoài đồng. Tôi được được mời ké. Bữa nhậu giữa đồng, trăng thanh gió mát, đương nhiên có “nước mắt quê hương”, vui và ngon hết biết!
“Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”…
Giáo chức dạy trường công lập có việc làm vững chắc, vì là công chức, trước sau cũng nhận được sự vụ lệnh bổ đi dạy trường này trường nọ. Chỉ có điều may mắn thì được dạy trường gần nhà. Thí dụ, ở Sài Gòn mà lại được dạy tại Sài Gòn thì còn gì bằng. Không may thì phải đi dạy trường xa, khi ấy phải dời nhà đến gần trường mà dạy. Gọi là “may” hay “không may” là theo quan niệm chung thôi. Thật ra về trường xa, thầy/cô thường được phụ huynh học sinh rất kính trọng, quý mến như nói ở trên.
Giáo chức dạy trường tư thục, việc làm bấp bênh hơn. Cứ gần đến hè, thầy giáo thường “hát” câu “Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”. Lý do là không biết nhà trường còn tiếp tục mời mình dạy niên học tới hay không. Vào dịp đó, ban Giám đốc nhà trường Trung học thường gửi các giáo sư một lá thư, bỏ trong phong bì rất trịnh trọng, gọi là “Thư cám ơn”. Mở thư mà thầy hồi hộp. Thư có hai phần: phần đầu là lời lẽ cám ơn rất lịch sự về sự cộng tác trong suốt một năm. Phần này thì thư nào cũng như nhau. Phần hai mới là quan trọng vì nó không giống nhau: ban Giám đốc hân hạnh mời thầy tiếp tục dạy vào niên học tới và xin thầy vui lòng chấp thuận; hoặc ban Giám đốc lấy làm tiếc không thể mời thầy tiếp tục cộng tác, chúc thầy may mắn và hy vọng có cơ hội mời thầy trở lại trong tương lai…Đó là trường hợp thầy là giáo chức bình thường, việc dạy học không lấy gì làm xuất sắc.
Đối với các giáo sư có uy tín, được học sinh mong ước theo học thì lại khác. Ban Giám đốc thường phải thưa chuyện với thầy từ rất sớm, mong thầy xếp đặt giờ giấc, đừng nhận dạy ở trường khác vào những ngày giờ mà nhà trường dự định dành cho thầy vào niên học tới. Những giáo sư này thường dạy nhiều trường; xong giờ dạy trường này là lên xe phóng sang trường khác ngay, mà thời ấy chúng tôi gọi là “chạy trường”. Cá nhân tôi vào những năm cuối nền đệ Nhị Cộng Hòa cũng dám nhận dạy một niên khoá tới 4, 5 trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn, Cứu Thế Học Đường (đường Kỳ Đồng), Phước An (Thị Nghè), Tân Khoa (Gia Định), Chân Phước Liêm và Dũng Lạc (Gò Vấp). Ấy là chưa kể buổi tối dạy luyện thi mà tôi sẽ nói sau. Nghĩ lại, lấy làm sợ hãi.
“BÀI SOẠN”
Nói chung, thời VNCH, có thể nói hơi ngoa ngữ một chút là “đã biết cầm cục phấn là biết dạy học”. Có những vị có khiếu dạy học, dạy rất hay, mặc dù có thể không tốt nghiệp trường Sư Phạm. Năm học đệ Tứ, tôi có một thầy dạy Toán tuyệt vời. Thầy có thể cầm phấn vẽ trên bảng 10 vòng tròn đồng tâm chỉ trong nháy mắt. Lại có những giáo sư dạy Quốc Văn hay Sử Địa, giảng bài hay đến độ học trò ngồi im phăng phắc cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Tôi nghe nói, bộ ba giáo sư “Tế-Khoan-Đáng” (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng) khi lên lớp giảng bài, học trò lớp khác bỏ lớp, đứng ngoài cửa lớp của các thầy để nghe ké.
Giáo chức dạy học không có “giáo án” nhưng có cuốn “bài soạn”. Việc hình thành một bài soạn để dạy trong lớp gọi là “soạn bài”. Vậy thôi. Mỗi năm, thầy/cô bổ túc cho “bài soạn” của mình thêm phong phú, đem lại kết quả tốt hơn. Bình thường thì như thế, nhưng cũng có giáo sư dạy tùy hứng và có khiếu ăn nói. Những vị này thường được nhà trường xếp dạy lớp đệ Tam là lớp cuối năm không phải đi thi, học sinh gọi đùa là “năm dưỡng lão”. Thầy giảng thao thao bất tuyệt, học trò cứ há miệng nghe mà không biết chán.
Tôi nói vụng, thầy tôi, giáo sư Vũ Khắc Khoan (dạy tôi môn Hát Bội ở Đại học Văn khoa Sài Gòn), khi dạy Sử Địa ở trường Trung học, suốt một niên khóa vẫn chưa dạy xong bài “Quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất!”. Ấy là tôi “nghe nói” như thế.
LƯƠNG BỔNG GIÁO CHỨC
Cuộc sống nhà giáo được xem là “thanh bạch” (cách nói khác của “nghèo”) nhưng thực tế thì không đến nỗi. Một thí dụ: Năm 1964 là năm giao thời giữa đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa, một giáo sư Trung học đệ Nhị cấp (dạy từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất) mới tốt nghiệp ba năm Đại học Sư Phạm bắt đầu đi dạy, lương và phụ cấp chức nghiệp cộng phụ cấp đắt đỏ, tổng cộng khoảng 7.405 đồng, phụ cấp cho vợ 1.000 đồng, phụ cấp cho ba con, mỗi con 800 đồng, sẽ là 10.805 đồng một tháng. Trong khi đó, một ký gạo giá chỉ có 5 đồng rưỡi.
Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, giáo sư dạy trường Trung học tư thục, thù lao một giờ dạy, thấp nhất khoảng 250 đồng, cao nhất khoảng 1.000 đồng. Nếu vị có lương giờ thấp nhất, dạy một ngày bốn tiếng, mỗi tuần năm ngày (ngày thứ Bảy cũng dạy bình thường), lương tháng vào khoảng 20.000 đồng. Vị có lương giờ cao nhất, cũng dạy với số ngày, giờ như thế, lương tháng sẽ vào khoảng 80.000 đồng. Trong khi đó, giá tiền một ký gạo năm 1971 là 48 đồng, năm 1974 là 171,3 đồng. Như thế thì không thể nói nhà giáo sống thiếu thốn được.
Giáo sư Trung học có uy tín, được mời dạy luyện thi Trung học đệ Nhất cấp, Tú Tài 1, Tú Tài 2 thì khó mà có con số lương bổng rõ ràng. Những môn học sinh thường học thêm để luyện thi là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật, Ngoại ngữ, Triết học, Quốc văn. Các trung tâm luyện thi có thể trả những vị giáo sư này đến 1.500-1.600 đồng một giờ. Vì tiền lương không đến nỗi chật hẹp, giáo chức không phải làm thêm nghề phụ, có thì giờ để chuyên tâm vào việc dạy học, kết quả đương nhiên là tốt đẹp.
Viết bài này, tôi hồi tưởng lại đời dạy học, từ khi là một “cậu giáo” 19 tuổi mặt mũi non choẹt, không chút kinh nghiệm cho đến khi lớn hơn, được gọi là “ông Giáo sư Trung học” với lương giờ khá cao, lại cũng vì muốn có nhiều tiền giúp mẹ nuôi các em nên còn nhận dạy luyện thi buổi tối. Mỗi tháng đem về nhà mấy trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện ấy không làm tôi nhớ bằng tình thầy trò Tôi đã vừa là trò, vừa là thầy, nên có thể làm chứng rằng đời sống tinh thần và tình cảm của người thầy/cô thời VNCH thật phong phú mà ai từng trải qua, suốt một đời không thể nào quên.
QUYÊN DI
Nhà văn Quyên Di chủ bút báo Tuổi Hoa và Ngàn Thông trước 1975
Trường NGUYỄN BÁ TÒNG
04/12/2021
Quyên Di
Bài copy có sự đồng ý của giáo sư
Người đã gây "bão mạng" khi thu hút hơn 7 triệu lượt xem và hơn 700.000 lượt thích chỉ trong ít ngày với vidéo tặng gấu bông cho học trò
LỄ NGHĨA & LƯƠNG BỔNG THẦY GIÁO TRƯỚC 75
Lương của thầy cô giáo cao và dư giả để sống, để dành được tiền mua nhà, mua xe, nuôi vợ con đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất chứng tỏ chính thể tốt, xã hội ổn định, gia đình là nền tảng cho xã hội vững mạnh, con người có đạo đức và có nhân quyền.
Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài Gòn, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: Đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại, tôi thì đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn phòng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.
Trường công lập và Trường tư thục
Tôi vốn là học sinh trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn suốt từ năm đệ Thất đến đệ Nhất. Đây là trường trung học Công giáo. Ban Giám đốc gồm toàn linh mục và hầu hết là thầy dạy của tôi. Chắc hồi đi học tôi cũng là học sinh khá và ngoan nên các vị này bàn bạc với nhau sao đó rồi cho tôi dạy hai lớp đệ Thất. Nhà trường gửi tên tôi lên Nha Trung Học. Nha cấp cho tôi Giấy phép dạy học bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ).
Tôi kể trường hợp riêng để thưa với người đọc rằng thời VNCH có hai hệ thống trường học song hành: Trường công lập và trường tư thục.
Giáo chức trường công lập phải tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, hay Đại Học Sư Phạm, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục (thông qua Nha/Ty Tiểu học và Nha Trung học) bổ nhiệm. Giáo chức trường tư thục do Ban Giám đốc nhà trường tuyển dụng, tùy theo bằng cấp và khả năng mà xếp cho dạy lớp thuộc cấp nào. Giáo chức trường công lập lấy làm hãnh diện vì đã tốt nghiệp trường Sư Phạm, có giai đoạn đi thực tập, sau đó được bổ nhiệm, trở thành công chức ngành giáo dục. Giáo viên trường tư thục cũng “vẻ vang” không kém vì có khả năng và đủ bằng cấp mới được trường mời giảng dạy.
Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định: Người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (học xong lớp đệ Tứ, học sinh được quyền thi để lấy bằng này) được phép dạy các lớp bậc Tiểu học.Người có bằng Tú Tài toàn phần được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (đệ Thất – đệ Tứ). Người có bằng Cử nhân hay Cao học được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (đệ Tam – đệ Nhất). Trong bài này, tôi không đề cập đến các vị giáo sư, giảng sư, phụ khảo Đại học.
Tình cảm thầy trò và phụ huynh
Giáo viên, giáo sư được phụ huynh và học sinh kính trọng lắm. Thời ấy người ta vẫn giữ lễ như thời Nho học còn thịnh hành. Tết nhất phụ huynh thường biếu quà thầy/cô. Quà không đắt tiền nhưng thể hiện lòng tôn kính. Thầy/cô tiếp nhận quà, đôi khi lại nhờ học sinh gửi lại quà tặng cho cha mẹ. Học trò rất kính trọng và quý mến thầy/cô.
Tôi có kinh nghiệm đi thăm cô giáo bị bệnh. Năm học lớp Nhì, tôi học với cô giáo Lan (hiện cô ở Texas). Cô đẹp và hiền. Cô bị yếu mệt phải nằm nhà thương Chợ Rẫy. Bảy đứa con trai góp tiền mua được sáu trái cam, đi thăm cô. Có bao nhiêu tiền đã mua cam hết rồi, không còn tiền đi xe buýt. Thì cứ leo đại lên xe, chui dưới chân người lớn. Nhưng các bác soát vé lanh lắm, lâu lâu bác kiếm được một đứa, xách tai ném ra khỏi xe. Bị ném khỏi xe này lại leo lên xe khác, cuối cùng cả bọn cũng gặp nhau đủ bảy đứa trước cổng nhà thương .Tìm đến phòng cô, cả bọn tranh nhau kể khổ cho cô nghe. Cô khóc rồi lấy dao xẻ cam cho cả bọn ăn sau đó cho tiền xe về.
Lớn lên, đi dạy học, tôi không có kinh nghiệm dạy trường miền xa như vùng lục tỉnh hay các tỉnh miền Trung hoặc Cao Nguyên Nam Trung Phần. Tuy nhiên có những cuối tuần đi thăm các bạn dạy trường công lập ở vùng lục tỉnh, thấy các đồng nghiệp ấy được phụ huynh thương mến mà ham. Có nải chuối, trái mít, trái sầu riêng ngon, phụ huynh cũng sai con biếu thầy/cô. Có những đồng nghiệp đang đêm nghe đập cửa, mở cửa nhìn ra thì là một phụ huynh nào đó tới mời đi nhậu cá lóc nướng trui ngoài đồng. Tôi được được mời ké. Bữa nhậu giữa đồng, trăng thanh gió mát, đương nhiên có “nước mắt quê hương”, vui và ngon hết biết!
“Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”…
Giáo chức dạy trường công lập có việc làm vững chắc, vì là công chức, trước sau cũng nhận được sự vụ lệnh bổ đi dạy trường này trường nọ. Chỉ có điều may mắn thì được dạy trường gần nhà. Thí dụ, ở Sài Gòn mà lại được dạy tại Sài Gòn thì còn gì bằng. Không may thì phải đi dạy trường xa, khi ấy phải dời nhà đến gần trường mà dạy. Gọi là “may” hay “không may” là theo quan niệm chung thôi. Thật ra về trường xa, thầy/cô thường được phụ huynh học sinh rất kính trọng, quý mến như nói ở trên.
Giáo chức dạy trường tư thục, việc làm bấp bênh hơn. Cứ gần đến hè, thầy giáo thường “hát” câu “Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”. Lý do là không biết nhà trường còn tiếp tục mời mình dạy niên học tới hay không. Vào dịp đó, ban Giám đốc nhà trường Trung học thường gửi các giáo sư một lá thư, bỏ trong phong bì rất trịnh trọng, gọi là “Thư cám ơn”. Mở thư mà thầy hồi hộp. Thư có hai phần: phần đầu là lời lẽ cám ơn rất lịch sự về sự cộng tác trong suốt một năm. Phần này thì thư nào cũng như nhau. Phần hai mới là quan trọng vì nó không giống nhau: ban Giám đốc hân hạnh mời thầy tiếp tục dạy vào niên học tới và xin thầy vui lòng chấp thuận; hoặc ban Giám đốc lấy làm tiếc không thể mời thầy tiếp tục cộng tác, chúc thầy may mắn và hy vọng có cơ hội mời thầy trở lại trong tương lai…Đó là trường hợp thầy là giáo chức bình thường, việc dạy học không lấy gì làm xuất sắc.
Đối với các giáo sư có uy tín, được học sinh mong ước theo học thì lại khác. Ban Giám đốc thường phải thưa chuyện với thầy từ rất sớm, mong thầy xếp đặt giờ giấc, đừng nhận dạy ở trường khác vào những ngày giờ mà nhà trường dự định dành cho thầy vào niên học tới. Những giáo sư này thường dạy nhiều trường; xong giờ dạy trường này là lên xe phóng sang trường khác ngay, mà thời ấy chúng tôi gọi là “chạy trường”. Cá nhân tôi vào những năm cuối nền đệ Nhị Cộng Hòa cũng dám nhận dạy một niên khoá tới 4, 5 trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn, Cứu Thế Học Đường (đường Kỳ Đồng), Phước An (Thị Nghè), Tân Khoa (Gia Định), Chân Phước Liêm và Dũng Lạc (Gò Vấp). Ấy là chưa kể buổi tối dạy luyện thi mà tôi sẽ nói sau. Nghĩ lại, lấy làm sợ hãi.
“BÀI SOẠN”
Nói chung, thời VNCH, có thể nói hơi ngoa ngữ một chút là “đã biết cầm cục phấn là biết dạy học”. Có những vị có khiếu dạy học, dạy rất hay, mặc dù có thể không tốt nghiệp trường Sư Phạm. Năm học đệ Tứ, tôi có một thầy dạy Toán tuyệt vời. Thầy có thể cầm phấn vẽ trên bảng 10 vòng tròn đồng tâm chỉ trong nháy mắt. Lại có những giáo sư dạy Quốc Văn hay Sử Địa, giảng bài hay đến độ học trò ngồi im phăng phắc cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Tôi nghe nói, bộ ba giáo sư “Tế-Khoan-Đáng” (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng) khi lên lớp giảng bài, học trò lớp khác bỏ lớp, đứng ngoài cửa lớp của các thầy để nghe ké.
Giáo chức dạy học không có “giáo án” nhưng có cuốn “bài soạn”. Việc hình thành một bài soạn để dạy trong lớp gọi là “soạn bài”. Vậy thôi. Mỗi năm, thầy/cô bổ túc cho “bài soạn” của mình thêm phong phú, đem lại kết quả tốt hơn. Bình thường thì như thế, nhưng cũng có giáo sư dạy tùy hứng và có khiếu ăn nói. Những vị này thường được nhà trường xếp dạy lớp đệ Tam là lớp cuối năm không phải đi thi, học sinh gọi đùa là “năm dưỡng lão”. Thầy giảng thao thao bất tuyệt, học trò cứ há miệng nghe mà không biết chán.
Tôi nói vụng, thầy tôi, giáo sư Vũ Khắc Khoan (dạy tôi môn Hát Bội ở Đại học Văn khoa Sài Gòn), khi dạy Sử Địa ở trường Trung học, suốt một niên khóa vẫn chưa dạy xong bài “Quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất!”. Ấy là tôi “nghe nói” như thế.
LƯƠNG BỔNG GIÁO CHỨC
Cuộc sống nhà giáo được xem là “thanh bạch” (cách nói khác của “nghèo”) nhưng thực tế thì không đến nỗi. Một thí dụ: Năm 1964 là năm giao thời giữa đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa, một giáo sư Trung học đệ Nhị cấp (dạy từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất) mới tốt nghiệp ba năm Đại học Sư Phạm bắt đầu đi dạy, lương và phụ cấp chức nghiệp cộng phụ cấp đắt đỏ, tổng cộng khoảng 7.405 đồng, phụ cấp cho vợ 1.000 đồng, phụ cấp cho ba con, mỗi con 800 đồng, sẽ là 10.805 đồng một tháng. Trong khi đó, một ký gạo giá chỉ có 5 đồng rưỡi.
Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, giáo sư dạy trường Trung học tư thục, thù lao một giờ dạy, thấp nhất khoảng 250 đồng, cao nhất khoảng 1.000 đồng. Nếu vị có lương giờ thấp nhất, dạy một ngày bốn tiếng, mỗi tuần năm ngày (ngày thứ Bảy cũng dạy bình thường), lương tháng vào khoảng 20.000 đồng. Vị có lương giờ cao nhất, cũng dạy với số ngày, giờ như thế, lương tháng sẽ vào khoảng 80.000 đồng. Trong khi đó, giá tiền một ký gạo năm 1971 là 48 đồng, năm 1974 là 171,3 đồng. Như thế thì không thể nói nhà giáo sống thiếu thốn được.
Giáo sư Trung học có uy tín, được mời dạy luyện thi Trung học đệ Nhất cấp, Tú Tài 1, Tú Tài 2 thì khó mà có con số lương bổng rõ ràng. Những môn học sinh thường học thêm để luyện thi là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật, Ngoại ngữ, Triết học, Quốc văn. Các trung tâm luyện thi có thể trả những vị giáo sư này đến 1.500-1.600 đồng một giờ. Vì tiền lương không đến nỗi chật hẹp, giáo chức không phải làm thêm nghề phụ, có thì giờ để chuyên tâm vào việc dạy học, kết quả đương nhiên là tốt đẹp.
Viết bài này, tôi hồi tưởng lại đời dạy học, từ khi là một “cậu giáo” 19 tuổi mặt mũi non choẹt, không chút kinh nghiệm cho đến khi lớn hơn, được gọi là “ông Giáo sư Trung học” với lương giờ khá cao, lại cũng vì muốn có nhiều tiền giúp mẹ nuôi các em nên còn nhận dạy luyện thi buổi tối. Mỗi tháng đem về nhà mấy trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện ấy không làm tôi nhớ bằng tình thầy trò Tôi đã vừa là trò, vừa là thầy, nên có thể làm chứng rằng đời sống tinh thần và tình cảm của người thầy/cô thời VNCH thật phong phú mà ai từng trải qua, suốt một đời không thể nào quên.
QUYÊN DI
Nhà văn Quyên Di chủ bút báo Tuổi Hoa và Ngàn Thông trước 1975
Trường NGUYỄN BÁ TÒNG
04/12/2021
Quyên Di
Thanked by 2 Members:
|
|
#280
Gửi vào 13/12/2021 - 19:55
THẦY TÔN THẤT BÌNH… một ngôi sao băng
Bố tôi – thầy Tôn Thất Bình sinh lúc 6 giờ 30 ngày 5/4/1907, tức ngày 25/2 năm Đinh Mùi (Huế ghi là Đinh Vỵ) . Tôi may mắn lần đầu tiên được biết tỷ mỉ như thế về ngày giờ sinh của bố là nhờ cuối năm 2020 chị họ Nguyễn Khoa Thị Nhuận (88 tuổi) từ Huế gửi cho tập bản sao khai sinh từ ông nội Tôn Thất Cung khai tại Phủ Tôn Nhân Huế hệ 7 phòng 8 có hai người làm chứng là Tôn Thất Bính, Tôn Thất Phố và đóng dấu đỏ chữ nho.
Tôi lại có bản sao Hồi Ký duy nhất của mẹ là cụ Phạm Thị Giá viết tại Bạc Liêu từ cuối năm 1993 đến đầu năm 1994. Bà mẹ hơn 80 tuổi ghi lại nhiều chuyện về bố giúp tôi hiểu thêm về ông.
Học sinh Trường Quốc Học Huế Tôn Thất Bình cùng một số bạn bị đuổi học vì chống đối đốc học người Pháp, tham gia các cuộc bãi khóa để tang Phan Châu Trinh (1925) và đòi ân xá Phan Bội Châu (1926). Tri huyện Tôn Thất Cung cho con ra Hà Nội tiếp tục học. Tại đây, anh Bình vừa dạy học ở trường Gia Long vừa tiếp tục học thêm cho đến thi đỗ cả hai phần tú tài Tây. Cũng ở Hà Nội, anh tiếp xúc với chủ bút báo Nam Phong Phạm Quỳnh, biết con gái đầu của ông.
Trong thời gian đó, ông quan huyện từng làm quan ở nhiều huyện Nam Trung Bộ, rồi về huyện Phong Điền Thừa Thiên Huế, chống lại lệnh viên công sứ Pháp, không chịu đi bắt c.... s.. mà ông cho là người dân lương thiện, bị buộc từ quan. Anh Bình nhận thư cha viết vắn tắt là: “Nay chú hươu rồi (Nay cha về hưu rồi) Việc nhà con lo”. Từ đấy anh Bình lo cho cả gia đình ở Huế, phụ vào lương hưu ít ỏi của người cha thất sủng, nuôi bà dì là mẹ kế và hai em trai. mấy em gái con bà. Khi anh kết hôn thì cha đã về hưu. Năm 1931 ấy, chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh cũng mới ngót 40 tuổi.
Mẹ lo việc nhà chỉ biết bố tôi dạy Pháp văn và có tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa của trường, cũng nhiều khi đại diện nhà trường đi đối thoại với chính quyền thực dân khi nhà trường bị họ gây khó dễ. Có lần bị chất vấn vì sao tại lễ kỷ niệm Jeanne d’Arc anh hùng dân tộc vĩ đại của nước Pháp mà ông lên diễn thuyết lại nói nhiều về Hai Bà Trưng hơn. Ông đáp vì học trò tôi chưa có nhiều hiểu biết về lịch sử Pháp, nói Hai Bà Trưng sau đó mới nói Jeanne D’Arc cũng là người như thế của nước Pháp, họ hiểu ngay. Lần khác bị chất vấn vì sao lệnh treo hai cờ ngày lễ mà trường lại treo cờ Việt Nam to còn cờ Pháp nhỏ. Ông nói ngay trên cờ nước Úc và cờ Canada (thời ấy), ở góc nhỏ có hình cờ nước Anh, bé nhưng đâu phải vì thế mà hai nước trên không dưới quyền nước Anh. Còn nhiều chuyện khác nữa, ông sẵn sàng đương đầu bênh vực trường, bênh vực nước nhà.
Năm 1998, ông Phạm Ngọc Tâm thư ký ban Truyền thống của ban liên lạc học sinh trường Thăng Long trước cách mạng tháng 8/1945 có thư từ với tôi, còn đến nhà tôi và về tận Bạc Liêu gặp mẹ tôi. Anh cho biết theo các ủy viên ban liên lạc, thì bố tôi không chỉ là thầy dạy Pháp văn mà còn tham gia điều hành nhà trường. Nhờ bản sao khai sinh của bố, lần đầu tiên tôi biết được ông là Phó Đốc Giáo trường Thăng Long. Có lẽ như chức phó hiệu trưởng ngày nay.
Năm 1931 bố cưới mẹ tôi, năm 1932 thì sinh con gái đầu lòng Tôn Nữ Thị An. Vẫn lo chu cấp cho đại gia đình ở Huế cho nên sau khi có con đầu lòng, ông phải nhận làm chủ bút cho một tờ báo tiếng Pháp mang tên La Patrie Annamite (Tổ Quốc An Nam) nhưng do một người Việt làm chủ nhiệm là ông Phạm Lê Bổng. Ông này ra báo chỉ cốt được phép mua giấy giá rẻ để cung cấp cho người nhà có nguyên liệu làm pháo. Mọi việc về bài vở đều một mình bố tôi lo nhưng phải bảo đảm báo không bị đóng cửa làm ông mất nguồn nguyên liệu. “Thầy Tôn Thất Bình là nhà báo được nhiều người biết tiếng do sành tiếng Pháp và có tài hùng biện”. (trích Lịch sử truyền thống trường Thăng Long (Ngõ Trạm) Hà Nội do Phạm Ngọc Tâm sưu tầm biên soạn). Ông Tôn Thất Vỹ, sau này làm cách mạng... đổi tên thành Nguyễn Minh Vỹ, từng làm Tổng cục trưởng Tổng cục Thông Tin Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa có kể là những bài báo đầu tiên ông viết là trên báo này, được sự nhuận sắc trau chuốt của bố tôi đã được người đọc khen ngợi. Hồi dựng tượng Pétrus Ký ở Sài Gòn, báo này chê là đúc tượng danh nhân người ta thường ghi lời nói thể hiện tư tưởng của người được tạc tượng, đằng này chỉ thấy toàn là huân chương với bội tinh!!?
“Các công việc đối ngoại của trường Thăng Long với nhà cầm quyền Pháp đều do thầy Tôn Thất Bình đảm nhận.” Năm 1993, thầy Vũ Đình Hòe nêu ý kiến: “Làm tốt việc đó là đảm bảo cho trường Thăng Long tồn tại mà vẫn giữ vững được bản chất yêu nước rất đặc trưng của trường”
(trích tài liệu đã dẫn)
Vốn tính biết lo xa của con nhà nghèo, có con đầu lòng ông cho đóng ngay một hộp gỗ nhỏ, đề tên con gái, có khe ở nắp hộp, mỗi tháng cho vào một số tiền nhất định để lo cho con ăn học sau này. Các con kế tiếp cũng thế, mỗi con mỗi hộp. Chỉ có con gái út ra đời khi ông không còn ở nhà mới không có.
Có điều lạ là một người có văn hóa cao như ông mà chưa hề bao giờ mua cho con cái – đến sáu đứa – lấy một món đồ chơi nào. Các con chỉ nghe tiếng mẹ lắc chùm chìa khóa mà nhìn theo lúc còn nằm nôi và khi lớn hơn thì nghe tiếng ấy mà đi theo mẹ để bố yên tĩnh làm việc.
Ngay đến anh Đại tôi là con cưng cũng không có đồ chơi. Được bố đưa đi xem đấu kiếm để bố lấy tài liệu viết báo, anh rất thích. Nhưng về nhà cũng chỉ lấy cái rổ che mặt và que đan dài để biểu diễn đấu kiếm, toàn đồ dùng của mẹ. Trong khi đồ chơi của bố có cả những thứ độc đáo. Thời ấy, người Việt mình mấy ai có xe hơi. Vậy mà giáo sư kiêm diễn giả nổi tiếng Tôn Thất Bình lại đi xe hơi đến nơi diễn thuyết. Mà là tự lái. Một lần đi xa, có tài xế ngồi bên, không may đến chỗ vào cua gắt, vì mới học lái ông trở tay không kịp, xe lăn xuống ta luy âm. May mà không chạy nhanh nên cũng chẳng ai bị thương. Khi lập biên bản, tài xế ngồi bên trái bị phạt phạm lỗi lái xe. Thật ra là chính bố tôi lái, nhưng xe hơi này là loại của Mỹ, hình như mác Studebeker tay lái nghịch. Người lập biên bản xem xét qua loa, không nhận ra hoặc cho qua vì nể nhà báo. Thành ra chuyện này không mấy người biết. Ông kể với vợ chuyện thoát chết, mới đến tai tôi như kể trên.
Nhà số 5 phố Hàng Da các cửa kính đều có rèm lụa vàng. Xe xích lô, xe tay nhà cũng sơn vàng và người đạp xe kéo xe cũng mặc áo vàng, chân quấn xà cạp vàng. Có ý nhấn mạnh chất hoàng tộc của mình
Tuy vậy, có lần mẹ tôi kể hai vợ chồng đứng trên gác hai nhà số 5 nhìn sang phía trước mặt, thấy nhà 22 Hàng Da rao bán có 4.000 đồng, mẹ tôi bàn nên mua vì họ cần tiền nên bán rẻ quá. Bố tôi bảo mua làm gì cái nhà thấp lè tè lại bẩn thỉu thế. Mẹ tôi bảo nhưng nó là nhà của mình, sửa sang là đẹp ngay. Nhà mình đang ở có cao rộng cũng là nhà của thầy. Ông ít chú ý những chuyện lâu dài. Lần khác mẹ tôi bảo mình cũng làm báo diễn thuyết sao không viết sách in sách như thầy hoặc chú Nguyễn Tiến Lãng. Bố tôi bảo: báo người ta đọc rồi quên; diễn thuyết người ta nghe rồi càng quên nhanh hơn; làm sách còn mãi, lôi thôi lắm.
Sau này, tôi đọc sách Hồi ký Vũ Đình Hòe – tập I của Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin mới biết là bố tôi ngoài việc giảng dạy và quản lý trường Thăng Long còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, nổi tiếng nhất là Hội Ánh Sáng do báo Ngày Nay khởi xướng để chống nạn nhà ổ chuột, tối tăm thiếu vệ sinh, ông là một trong ba chủ tịch cùng hai chủ tịch khác là Vũ Đình Hòe và Nguyễn Tường Tam. Hội này đã xây dựng được khu nhà Ánh sáng kiểu mẫu tại bãi Phúc Xá bên Sông Hồng. Ông cũng tham gia phong trào Truyền bá Quốc ngữ với Nguyễn Văn Tố làm chủ tịch, bố tôi và ông Vũ Đình Hòe làm phó chủ tịch (trang IV và V sách Hồi ký Vũ Đình Hòe, tập I)
Có lần ông về Hải phòng diễn thuyết quyên góp cho phong trào xây dựng Nhà Ánh Sáng. Nhà văn Nguyên Hồng chứng kiến toàn bộ buổi diễn thuyết từ khi diễn giả nổi tiếng hùng biện Tôn Thất Bình đến cho tới khi kết thúc, sau này ông bệ gần như nguyên xi cảnh tượng đó vào tác phẩm lớn Sóng Gầm được chọn in trong Tuyển tập Nguyên Hồng (tập III) từ trang 481 đến trang 484. Chỉ có một thay đổi nhỏ là cho diễn giả trong truyện có tên là Tôn Thất Bằng. Cuối trang 484 này lại thuật buổi diễn thuyết khác ở hội quán Trí Tri Nam Định về Nền quân chủ thịnh trị ở Anh và ảnh hưởng của nó đến văn học, nghệ thuật, khoa học như thế nào, nhân vật Thanh “ngạc nhiên hết sức trước sự hiểu biết của một vị giáo sư mà Thanh thấy sao mà rộng lớn đến thế”
Ngoài diễn thuyết, ông còn hay trả lời phỏng vấn của các báo đài từ Pa ri đến. Dì Phạm Thị Thức kém mẹ tôi hai tuổi, hồi ấy ở Hội Vũ gần nhà số 5 Hàng Da, một hôm hớt hải đến bảo mẹ tôi cùng đi về nhà dì ngay để nghe bố tôi trả lời phỏng vấn của đài Pa ri, mà dì bảo nghe tức lắm: cứ con đĩ (chỉ người phỏng vấn) hỏi một câu, chàng (tức bố tôi) lại đáp ngay một câu, nào là: Nghe giọng anh nói thì chắc anh đã sống ở Pa ri nhiều năm? – Tôi chưa sang Pháp bao giờ, nhưng có may mắn được học nhiều thầy người Pa ri.
Còn ở trường Thăng Long thì hầu như mọi hoạt động ngoại khóa đều do bố tôi tổ chức như lần cùng thầy Nguyễn Dương đưa nữ sinh đi thăm đền Lý Bát Đế Bắc Ninh và các hoạt động thể dục thể thao của trường có cả vợ con các thầy đến xem… Bản thân thầy Tôn Thất Bình cũng là một tay quần vợt có hạng và khiêu vũ cũng là tay sành điệu. Ông xuất hiện trước công chúng rất nhiều và thường là nổi bật.
Thế rồi tất cả những hào nhoáng lừng lấy ấy đều biến mất từ tối 7 tháng 9 năm 1945. Cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm tối quanh chiếc bàn dài. Có tiếng chuông ở cổng, ông lão bộc Nguyễn Văn Hạt ra mở cửa rồi vào báo: Có hai anh học trò trường Thăng Long đến xin gặp thầy. Bố tôi đang ăn cơm nên bảo đưa hai anh ấy vào phòng khách. Ông lão đưa khách vào. Nhưng họ không vào phòng khách mà vào thẳng phòng cả nhà đang ăn. Một anh mặc áo dài trắng, anh kia mặc Âu phục màu vàng đất như người đưa thư của bưu điện vẫn đến nhà. Có khác là anh ta cầm súng lục đã lên đạn, kéo dài súng ra. Tôi năm tuổi mở to mắt nhìn thấy rõ như thế. Anh áo dài trắng lễ độ nói: xin mời thầy đi cùng chúng tôi. Bố tôi nói: để tôi ăn hết chén cơm này đã. Anh áo trắng nói: xin mời thầy.
Mẹ tôi có vẻ lo lắng, năm chị em tôi ngơ ngác, chỉ có chị An gục mặt xuống bàn ăn khóc rấm rứt.
Trong Hồi Ký viết năm 1994, mẹ tôi kể rõ như sau:
Ăn xong, anh lên gác thay quần áo, tôi định lên theo, họ ngăn lại và chỉ một người lên theo, còn người kia đứng canh ở dưới nhà.
Lúc đó tôi lo sợ gần ngất đi. An con gái lớn 13 tuổi biết sự thể nên gục đầu xuống bàn khóc giữa các em nhỏ ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì. Một lúc sau anh (bố tôi – PT chú) xuống mặc áo blouson len nâu, tay không cầm gì, nhìn tôi và các con với đôi mắt ái ngại và theo hai người đi; anh đi giữa, lặng lẽ ra ô tô. Hàng xóm không ai hay gì hết.
Tôi xúc động nước mắt trào ra. Ngay hôm ấy vội cho người báo các em biết rồi cứ nằm vật vã khóc cả ngày mùng 8/9/1945. Đến tối thì thấy đau bụng trở dạ, cô Duy, chị Cả, dì Hỷ, chị Tường đều lại thăm và đưa đi hộ sinh. Đến 20:00 thì sinh em gái út, sinh rất dễ dàng ngay trên giường nằm, em nặng 3kg tròn trĩnh xinh xắn.
Mấy ngày nằm nhà hộ sinh, mỗi khi nghe tiếng giầy cồm cộp lại tưởng như anh được về vào thăm; khi tiếng giày qua phòng bên lại thở dài: “Họ vào thăm vợ con họ đấy (…) Cứ thế lần lữa trông chờ trong lo âu, chờ ba vào khai sinh cho con, mãi cho đến 10 ngày, tức 18/9 mới nhờ chú Duy thay mặt để khai sinh cho con. Nghĩ thương con ra đời vào lúc gia đình gặp cơn tai biến, thương số con vất vả nên đặt tên cho con là Thanh Nhàn (…) Được nửa tháng vội làm đơn lên Bộ Nội Vụ xin cho anh được tha.
Khi ấy ông Hoàng Hữu Nam là chánh văn phòng Bộ Nội vụ, tôi có trình bày: “chồng tôi bị bắt vì tội gì, nếu có tội, xin cho biết, gia đình cam chịu, còn nếu không, xin cho về với gia đình.” Ông chánh văn phòng cho biết: “Bọn Pháp ngày nay đang lùng những người thân Pháp để lợi dụng, nếu ông ở nhà, nó lại bắt dùng vào những việc có hại cho nước, ông sẽ mang tội, mà gia đình cũng không giữ được. Chúng tôi đưa ông đi an trí một nơi, cách biệt với gia đình để giữ cho ông được an toàn. Hồ sơ ông vẫn như tờ giấy trắng vậy thôi. Hành vi của gia đình là sự bảo đảm tốt cho ông”. Như vậy là không nói năng gì nữa. (…) Mấy tháng sau nghe tin con gái ông Bổng (chủ nhiệm báo La Patrie Annamite) xin được phép đi thăm ông, ông ta cũng bị bắt cùng ngày với anh B. Tôi vội vàng cho em Mỹ (11 tuổi) đi cùng, em An còn phải ở nhà coi em bé. Chiều đến, em Mỹ về nói là có được gặp ba. Ba thấy con ba mừng lắm, nhưng không được lại gần nói chuyện, sau ba ghé lại gần nói nhỏ: “Con về nói với me là ba có một lạng vàng để trong tủ sắt me lấy ra mà dùng.” (…)_
Mấy tháng sau, một hôm tôi đứng ở cửa chợt thấy một người thanh niên đi đi lại lại, nhìn trước ngó sau không thấy ai, vội đưa cho tôi một tờ giấy bản gấp kín rồi vội đi ngay, không kịp cho tôi hỏi đôi câu. Mở tờ giấy ra đúng chữ anh viết bằng bút chì: “Nhớ em và các con lắm, anh bị đi kiết lỵ mệt lắm, không biết có thuốc gì cho khỏi.” (…) Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm cùng u Bình ra xe điện đi vào Hà Đông, rồi đợi ô tô đi Hoài Đức (…) đến Hoài Đức tôi hỏi thăm đến cửa Phủ thấy có lính bồng súng gác (…) 12 giờ trưa mới thây ô tô về. Bà bán quán nói: “Ô tô ông chủ tịch về đấy”. (…) Tôi vội đến chào ba ông và hướng về ông chủ tịch nói: “Tôi là vợ ông Bình xin phép ông cho tôi được thăm nhà tôi”. Ông ta cũng không hỏi ai bảo cho biết mà vào thăm, mà chỉ cho một ông cán bộ đứng cạnh mà nói: “Bà Bình tự ý vào thăm ông ấy, đồng chí đưa bà vào văn phòng ngồi đợi”. Nói rồi ông ta đi một hướng khác. Ông cán bộ đưa tôi vào một phòng, trong phòng có một bàn giấy và mấy ghế ngồi, gần đấy có một cửa sổ trông xuống sân rộng. (…) chợt cháu bé trai mà tôi gặp lúc ở cổng cứ nhìn tôi và hỏi “Bà tìm ai.” Tôi nói: “Em nói với ông Bình là có người nhà vào thăm”. Tôi thấy cháu chạy đến cửa một gian nhà nhỏ, độ một lúc thì thấy anh Bình đứng ở cửa nhìn lên thấy tôi có vẻ mừng nhưng không dám ra sân, giả vờ làm mấy động tác thể dục, giơ hai tay lên vận động (…) anh mặc bộ quần áo bà ba trắng. (…) đến 3 giờ mới thấy anh cán bộ ngồi nơi bàn giấy và gọi một anh khác bảo: “Cho tôi ông Bình”. Một lúc thấy anh lên, anh cán bộ chỉ cho anh ngồi một ghế cạnh anh ta, còn tôi thì ngồi cách một bàn giấy trước mặt hai người. Trông anh xanh, tôi hỏi: “Anh có được khỏe không?” Anh nói “Dạo nọ anh có bị đau kiết lỵ nhưng nay đã khỏi rồi”. Anh cán bộ nói them: “Ông có bị đau kiết lỵ chúng tôi đã lấy thuốc khỏi rồi. Ông ở đây ăn cùng chúng tôi, hằng ngày lên coi báo chí” . Anh hỏi: “Các con có khỏe không anh nhớ chúng nó lắm, sao em không chụp ảnh em bé cho anh coi”. Tôi nói Bà ngoại và các em đã ra đông đủ cả, em gửi 300đ để anh mua thuốc phòng khi ốm đau”. Anh nói: “Em để tiền mà nuôi các con”. Tôi đưa mấy lá thư các con gửi qua anh cán bộ coi và đưa lại cho anh. Anh hỏi: “Em đi với ai vào đây”, tôi nói “Em đi cùng u Bính, u ngồi đợi ở quán nước”. Vì có người ngồi đấy không tiện nói gì hơn. Sau anh cán bộ nói: “Bà ở Hà Nội vào, ở đây cứ 5 giờ là hết ô tô ra Hà Đông, mà ngoài đường quân Tầu đi lại nhũng nhiễu lắm.” Anh nghe nói vậy lo sợ liền bảo: “Thôi em đi về kẻo lỡ xe phiền lắm, em cố giữ gìn sức khỏe chăm sóc các con. Em Mỹ có nói với em không? Mua cho anh một quyển Tự điển Việt – Anh anh học thêm”. Biết không thể ngồi lâu và nói gì hơn nữa, tôi vội đứng lên chào và cảm ơn: “Tôi vào đây được thấy rõ tôi cũng yên tâm. Cảm ơn các anh đã giúp đỡ nhà tôi khi đau ốm. Tôi xin phép về kẻo tối.”
Anh đứng lên lại gần tôi, tay nắm giải khăn tang tôi đội trên đầu, giật mạnh mấy cái, mắt đỏ hoe, buồn rượi! (…)
Đến tháng 10/1946, trong khi cả nhà đang ăn cơm thì có một thanh niên đến nói là người nhà ông Đặng Thai Mai báo cho gia đình biết là: Ông Bình hiện nay đã đưa về Ty Liêm phóng, vài hôm nữa sẽ được về, có ai đến làm tiền để ông được tha thì gia đình nên cảnh giác kẻo bị lừa.
Cả nhà hay tin mừng quá, sáng hôm sau tôi và cô Hoàn mua quà bánh đến Ty Liêm phóng thăm. Tôi gửi quà, họ nhận và nói: đợi đấy sẽ có trả lời. Tôi và cô Hoàn đợi một lúc thì có một người ra đưa cho mảnh giấy viết bút chì, đúng chữ anh: “Anh đã nhận được quà, anh rất sung sướng, mai sẽ được về sum họp cùng gia đình”.
Tuy chưa được gặp mặt nhưng mừng là ngày mai anh sẽ được về.
Sáng hôm sau, tôi và cô Hoàn đi đón, tới nơi thì được người ta cho biết: “Các người đưa về hôm qua nay đã chuyển đi nơi khác rồi, Pháp nó đánh mạnh ở Kiến An.”
Hai chị em chưng hửng buồn rầu ra về! Còn biết nói gì nữa! Sau tin vui là nỗi buồn muôn thủa!
***
Trong Hồi Ký mẹ có viết là hồi bị giữ ở Phủ Hoài Đức Hà Đông, bố tôi ở cùng phòng vơi ông quan châu Cầm Văn Dung. Sau Hiệp định Giơne 1954, Hà Nội giải phóng. Năm 1955, ông Cầm Văn Dung về Hà Nội họp các ủy viên Mặt trận Dân Tộc Thống Nhất đến thăm gia đình tôi tại 16 Hàng Da. Chúng tôi vừa mừng vừa lo. Lo vì biết chắc sẽ có cơ quan an ninh theo dõi. Lại mừng vì mong biết tin tức bố tôi.
Mẹ tôi tiếp ông Dung trong buồng nhìn ra đường trên gác hai. Hai cửa sổ và cửa ra ban công đều mở rộng. Tôi hé cửa phía ra sân cạnh buồng nên nghe được hết cả cuộc đối thoại. Ông Dung người nhỏ nhắn, mặc bộ đại cán vàng đất, đầu đội mũ dạ đen có che tai, đi dứng nhẹ nhàng, nói năng cũng nhẹ nhàng. Ông kể là từng ở cùng buồng với bố tôi khi bị giữ ở Hoài Đức, kể rõ tên từng chị em tôi, kể cả em út chưa biết mặt cha. Sau đó ông hỏi một câu làm chúng tôi thất vọng: Gia đình có biết ông Bình nay ở đâu không? Đó chính là điều chúng tôi mong được ông cho biết khi nhận lời tiếp ông. Mẹ tôi từng gửi thư lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi thì văn phòng hỏi lại: xin cho biết đồng chí Tôn Thất Bình nhập ngũ ngày nào, chúng tôi hiểu ngay thư đã không đến tay đại tướng. Khi biết là gia đình tôi chẳng biết gì, bấy giờ ông Cầm Văn Dung mới nói là sau khi có lệnh được tha, bố tôi được đưa về Hà Nội mấy ngày, sau đó đưa trở lại Hoài Đức, nghe nói vì Pháp gây hấn ở Kiến An Hải Phòng, kế hoạch thay đổi. Rồi một sáng sớm, khoảng 5 giờ, có người đến đưa ông Bình đi. Chúng tôi quen với những chuyến đi sớm như vậy, thường là chẳng lành. Mỗi lần đưa đi theo compagnie des six (tiếng Pháp: nhóm sáu người) thường không ai về. Sáng hôm ấy, hơi lạnh, ông Bình mặc cái áo lu dông len nâu quen thuộc. Đến trưa, thì tôi thấy một anh dẫn giải sáng đó mặc chiếc áo tôi rất quen nên nhận ra ngay. Từ đó bặt tin ông. Nay có dịp về Hà Nội họp, gặp cụ Ngô Tử Hạ là người quen cũ, tôi hỏi thăm thì biết bà vẫn ở Hà Nội lại có tham gia công tác mặt trận nên tìm đến nhà hỏi thăm cho biết cuối cùng thì ông Bình ở đâu.
Nhớ lại hồi cuối 1972 đầu 1973 tôi về lại báo Nhân Dân sau 15 năm trôi nổi, anh Thép Mới người cố công đưa tôi trở lại với nghề mình say mê nhất đã dặn: Về đây, mày nên thận trọng, công an khu vực gây khó dễ khi cơ quan muốn nhận mày, nói mày giao du với phần tử xấu. Tôi nghĩ câu đó chắc ám chỉ việc tối ấy gia đình tôi tiếp ông Cầm Văn Dung.
Bố tôi, thầy Tôn Thất Bình là một trong những người sáng lập và điều hành trường Thăng Long (Ngõ Trạm) nổi tiếng, một cái nôi đào tạo nhiều nhà cách mạng. Ông còn là nhà họat động xã hội có tài hùng biện đóng góp vào sự truyền bá quốc ngữ, cải thiện nhà ở cho dân nghèo và nhiều hoạt động văn hóa khác, đã nổi lên như một ngôi sao và tắt lịm đi như sao băng chìm vào bóng tối. Năm ấy bố tôi chưa đến 40 tuổi.
Nhưng theo tài liệu đã dẫn của Phạm Ngọc Tâm, học sinh Thăng Long khóa 1940-1944 có xác nhận của Trưởng ban liên lạc Đào Thiện Thi ngày 2.9.1994, thì: “Cách mạng Tháng Tám, Thầy cũng bị bắt giữ “vì tình nghi là thân Pháp, nguy hiểm cho cách mạng”. Chưa được xét hỏi thì kháng chiến bùng nổ. “Thầy không hề bị đưa ra tòa án, không có bản án tử hình nào đối với ông cả, và bị chết vì bom đạn khi Pháp nhảy dù Bắc Cạn” (Lời ghi xác nhận của ông Lê Giản, nguyên Tổng Giám đốc Nha Công an 1946)
Thầy Tôn Thất Bình mất cuối năm 1947 khi Pháp nhảy dù Bắc Cạn”.
Bố tôi lại lâm vào cảnh như ông ngoại tôi năm ấy chăng: Không có tội, sao lại bị bắt? Không có tội sao lại chết không rõ ràng?
Mong những ai còn thương yêu, quí trọng và biết rõ về bố tôi lên tiếng để trả lại sự trong sạch và nói rõ tấm lòng yêu nước của thầy Tôn Thất Bình như các cựu học sinh trường Chu Văn An nọ đã đứng ra minh oan cho thầy Dương Quảng Hàm để việc mất tích bí ẩn của thầy được rõ ràng và ông lại trở thành đúng như con người thật của ông là một người thầy – liệt sĩ được đời tôn vinh.
Thành phố H.C.M mùa cách ly Covid-19 ngày 19/2/2021
Phạm Tôn Tôn Thất Thành
Ảnh: Nguồn Phạm Tôn’s Blog
Bố tôi – thầy Tôn Thất Bình sinh lúc 6 giờ 30 ngày 5/4/1907, tức ngày 25/2 năm Đinh Mùi (Huế ghi là Đinh Vỵ) . Tôi may mắn lần đầu tiên được biết tỷ mỉ như thế về ngày giờ sinh của bố là nhờ cuối năm 2020 chị họ Nguyễn Khoa Thị Nhuận (88 tuổi) từ Huế gửi cho tập bản sao khai sinh từ ông nội Tôn Thất Cung khai tại Phủ Tôn Nhân Huế hệ 7 phòng 8 có hai người làm chứng là Tôn Thất Bính, Tôn Thất Phố và đóng dấu đỏ chữ nho.
Tôi lại có bản sao Hồi Ký duy nhất của mẹ là cụ Phạm Thị Giá viết tại Bạc Liêu từ cuối năm 1993 đến đầu năm 1994. Bà mẹ hơn 80 tuổi ghi lại nhiều chuyện về bố giúp tôi hiểu thêm về ông.
Học sinh Trường Quốc Học Huế Tôn Thất Bình cùng một số bạn bị đuổi học vì chống đối đốc học người Pháp, tham gia các cuộc bãi khóa để tang Phan Châu Trinh (1925) và đòi ân xá Phan Bội Châu (1926). Tri huyện Tôn Thất Cung cho con ra Hà Nội tiếp tục học. Tại đây, anh Bình vừa dạy học ở trường Gia Long vừa tiếp tục học thêm cho đến thi đỗ cả hai phần tú tài Tây. Cũng ở Hà Nội, anh tiếp xúc với chủ bút báo Nam Phong Phạm Quỳnh, biết con gái đầu của ông.
Trong thời gian đó, ông quan huyện từng làm quan ở nhiều huyện Nam Trung Bộ, rồi về huyện Phong Điền Thừa Thiên Huế, chống lại lệnh viên công sứ Pháp, không chịu đi bắt c.... s.. mà ông cho là người dân lương thiện, bị buộc từ quan. Anh Bình nhận thư cha viết vắn tắt là: “Nay chú hươu rồi (Nay cha về hưu rồi) Việc nhà con lo”. Từ đấy anh Bình lo cho cả gia đình ở Huế, phụ vào lương hưu ít ỏi của người cha thất sủng, nuôi bà dì là mẹ kế và hai em trai. mấy em gái con bà. Khi anh kết hôn thì cha đã về hưu. Năm 1931 ấy, chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh cũng mới ngót 40 tuổi.
Mẹ lo việc nhà chỉ biết bố tôi dạy Pháp văn và có tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa của trường, cũng nhiều khi đại diện nhà trường đi đối thoại với chính quyền thực dân khi nhà trường bị họ gây khó dễ. Có lần bị chất vấn vì sao tại lễ kỷ niệm Jeanne d’Arc anh hùng dân tộc vĩ đại của nước Pháp mà ông lên diễn thuyết lại nói nhiều về Hai Bà Trưng hơn. Ông đáp vì học trò tôi chưa có nhiều hiểu biết về lịch sử Pháp, nói Hai Bà Trưng sau đó mới nói Jeanne D’Arc cũng là người như thế của nước Pháp, họ hiểu ngay. Lần khác bị chất vấn vì sao lệnh treo hai cờ ngày lễ mà trường lại treo cờ Việt Nam to còn cờ Pháp nhỏ. Ông nói ngay trên cờ nước Úc và cờ Canada (thời ấy), ở góc nhỏ có hình cờ nước Anh, bé nhưng đâu phải vì thế mà hai nước trên không dưới quyền nước Anh. Còn nhiều chuyện khác nữa, ông sẵn sàng đương đầu bênh vực trường, bênh vực nước nhà.
Năm 1998, ông Phạm Ngọc Tâm thư ký ban Truyền thống của ban liên lạc học sinh trường Thăng Long trước cách mạng tháng 8/1945 có thư từ với tôi, còn đến nhà tôi và về tận Bạc Liêu gặp mẹ tôi. Anh cho biết theo các ủy viên ban liên lạc, thì bố tôi không chỉ là thầy dạy Pháp văn mà còn tham gia điều hành nhà trường. Nhờ bản sao khai sinh của bố, lần đầu tiên tôi biết được ông là Phó Đốc Giáo trường Thăng Long. Có lẽ như chức phó hiệu trưởng ngày nay.
Năm 1931 bố cưới mẹ tôi, năm 1932 thì sinh con gái đầu lòng Tôn Nữ Thị An. Vẫn lo chu cấp cho đại gia đình ở Huế cho nên sau khi có con đầu lòng, ông phải nhận làm chủ bút cho một tờ báo tiếng Pháp mang tên La Patrie Annamite (Tổ Quốc An Nam) nhưng do một người Việt làm chủ nhiệm là ông Phạm Lê Bổng. Ông này ra báo chỉ cốt được phép mua giấy giá rẻ để cung cấp cho người nhà có nguyên liệu làm pháo. Mọi việc về bài vở đều một mình bố tôi lo nhưng phải bảo đảm báo không bị đóng cửa làm ông mất nguồn nguyên liệu. “Thầy Tôn Thất Bình là nhà báo được nhiều người biết tiếng do sành tiếng Pháp và có tài hùng biện”. (trích Lịch sử truyền thống trường Thăng Long (Ngõ Trạm) Hà Nội do Phạm Ngọc Tâm sưu tầm biên soạn). Ông Tôn Thất Vỹ, sau này làm cách mạng... đổi tên thành Nguyễn Minh Vỹ, từng làm Tổng cục trưởng Tổng cục Thông Tin Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa có kể là những bài báo đầu tiên ông viết là trên báo này, được sự nhuận sắc trau chuốt của bố tôi đã được người đọc khen ngợi. Hồi dựng tượng Pétrus Ký ở Sài Gòn, báo này chê là đúc tượng danh nhân người ta thường ghi lời nói thể hiện tư tưởng của người được tạc tượng, đằng này chỉ thấy toàn là huân chương với bội tinh!!?
“Các công việc đối ngoại của trường Thăng Long với nhà cầm quyền Pháp đều do thầy Tôn Thất Bình đảm nhận.” Năm 1993, thầy Vũ Đình Hòe nêu ý kiến: “Làm tốt việc đó là đảm bảo cho trường Thăng Long tồn tại mà vẫn giữ vững được bản chất yêu nước rất đặc trưng của trường”
(trích tài liệu đã dẫn)
Vốn tính biết lo xa của con nhà nghèo, có con đầu lòng ông cho đóng ngay một hộp gỗ nhỏ, đề tên con gái, có khe ở nắp hộp, mỗi tháng cho vào một số tiền nhất định để lo cho con ăn học sau này. Các con kế tiếp cũng thế, mỗi con mỗi hộp. Chỉ có con gái út ra đời khi ông không còn ở nhà mới không có.
Có điều lạ là một người có văn hóa cao như ông mà chưa hề bao giờ mua cho con cái – đến sáu đứa – lấy một món đồ chơi nào. Các con chỉ nghe tiếng mẹ lắc chùm chìa khóa mà nhìn theo lúc còn nằm nôi và khi lớn hơn thì nghe tiếng ấy mà đi theo mẹ để bố yên tĩnh làm việc.
Ngay đến anh Đại tôi là con cưng cũng không có đồ chơi. Được bố đưa đi xem đấu kiếm để bố lấy tài liệu viết báo, anh rất thích. Nhưng về nhà cũng chỉ lấy cái rổ che mặt và que đan dài để biểu diễn đấu kiếm, toàn đồ dùng của mẹ. Trong khi đồ chơi của bố có cả những thứ độc đáo. Thời ấy, người Việt mình mấy ai có xe hơi. Vậy mà giáo sư kiêm diễn giả nổi tiếng Tôn Thất Bình lại đi xe hơi đến nơi diễn thuyết. Mà là tự lái. Một lần đi xa, có tài xế ngồi bên, không may đến chỗ vào cua gắt, vì mới học lái ông trở tay không kịp, xe lăn xuống ta luy âm. May mà không chạy nhanh nên cũng chẳng ai bị thương. Khi lập biên bản, tài xế ngồi bên trái bị phạt phạm lỗi lái xe. Thật ra là chính bố tôi lái, nhưng xe hơi này là loại của Mỹ, hình như mác Studebeker tay lái nghịch. Người lập biên bản xem xét qua loa, không nhận ra hoặc cho qua vì nể nhà báo. Thành ra chuyện này không mấy người biết. Ông kể với vợ chuyện thoát chết, mới đến tai tôi như kể trên.
Nhà số 5 phố Hàng Da các cửa kính đều có rèm lụa vàng. Xe xích lô, xe tay nhà cũng sơn vàng và người đạp xe kéo xe cũng mặc áo vàng, chân quấn xà cạp vàng. Có ý nhấn mạnh chất hoàng tộc của mình
Tuy vậy, có lần mẹ tôi kể hai vợ chồng đứng trên gác hai nhà số 5 nhìn sang phía trước mặt, thấy nhà 22 Hàng Da rao bán có 4.000 đồng, mẹ tôi bàn nên mua vì họ cần tiền nên bán rẻ quá. Bố tôi bảo mua làm gì cái nhà thấp lè tè lại bẩn thỉu thế. Mẹ tôi bảo nhưng nó là nhà của mình, sửa sang là đẹp ngay. Nhà mình đang ở có cao rộng cũng là nhà của thầy. Ông ít chú ý những chuyện lâu dài. Lần khác mẹ tôi bảo mình cũng làm báo diễn thuyết sao không viết sách in sách như thầy hoặc chú Nguyễn Tiến Lãng. Bố tôi bảo: báo người ta đọc rồi quên; diễn thuyết người ta nghe rồi càng quên nhanh hơn; làm sách còn mãi, lôi thôi lắm.
Sau này, tôi đọc sách Hồi ký Vũ Đình Hòe – tập I của Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin mới biết là bố tôi ngoài việc giảng dạy và quản lý trường Thăng Long còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, nổi tiếng nhất là Hội Ánh Sáng do báo Ngày Nay khởi xướng để chống nạn nhà ổ chuột, tối tăm thiếu vệ sinh, ông là một trong ba chủ tịch cùng hai chủ tịch khác là Vũ Đình Hòe và Nguyễn Tường Tam. Hội này đã xây dựng được khu nhà Ánh sáng kiểu mẫu tại bãi Phúc Xá bên Sông Hồng. Ông cũng tham gia phong trào Truyền bá Quốc ngữ với Nguyễn Văn Tố làm chủ tịch, bố tôi và ông Vũ Đình Hòe làm phó chủ tịch (trang IV và V sách Hồi ký Vũ Đình Hòe, tập I)
Có lần ông về Hải phòng diễn thuyết quyên góp cho phong trào xây dựng Nhà Ánh Sáng. Nhà văn Nguyên Hồng chứng kiến toàn bộ buổi diễn thuyết từ khi diễn giả nổi tiếng hùng biện Tôn Thất Bình đến cho tới khi kết thúc, sau này ông bệ gần như nguyên xi cảnh tượng đó vào tác phẩm lớn Sóng Gầm được chọn in trong Tuyển tập Nguyên Hồng (tập III) từ trang 481 đến trang 484. Chỉ có một thay đổi nhỏ là cho diễn giả trong truyện có tên là Tôn Thất Bằng. Cuối trang 484 này lại thuật buổi diễn thuyết khác ở hội quán Trí Tri Nam Định về Nền quân chủ thịnh trị ở Anh và ảnh hưởng của nó đến văn học, nghệ thuật, khoa học như thế nào, nhân vật Thanh “ngạc nhiên hết sức trước sự hiểu biết của một vị giáo sư mà Thanh thấy sao mà rộng lớn đến thế”
Ngoài diễn thuyết, ông còn hay trả lời phỏng vấn của các báo đài từ Pa ri đến. Dì Phạm Thị Thức kém mẹ tôi hai tuổi, hồi ấy ở Hội Vũ gần nhà số 5 Hàng Da, một hôm hớt hải đến bảo mẹ tôi cùng đi về nhà dì ngay để nghe bố tôi trả lời phỏng vấn của đài Pa ri, mà dì bảo nghe tức lắm: cứ con đĩ (chỉ người phỏng vấn) hỏi một câu, chàng (tức bố tôi) lại đáp ngay một câu, nào là: Nghe giọng anh nói thì chắc anh đã sống ở Pa ri nhiều năm? – Tôi chưa sang Pháp bao giờ, nhưng có may mắn được học nhiều thầy người Pa ri.
Còn ở trường Thăng Long thì hầu như mọi hoạt động ngoại khóa đều do bố tôi tổ chức như lần cùng thầy Nguyễn Dương đưa nữ sinh đi thăm đền Lý Bát Đế Bắc Ninh và các hoạt động thể dục thể thao của trường có cả vợ con các thầy đến xem… Bản thân thầy Tôn Thất Bình cũng là một tay quần vợt có hạng và khiêu vũ cũng là tay sành điệu. Ông xuất hiện trước công chúng rất nhiều và thường là nổi bật.
Thế rồi tất cả những hào nhoáng lừng lấy ấy đều biến mất từ tối 7 tháng 9 năm 1945. Cả nhà tôi đang ngồi ăn cơm tối quanh chiếc bàn dài. Có tiếng chuông ở cổng, ông lão bộc Nguyễn Văn Hạt ra mở cửa rồi vào báo: Có hai anh học trò trường Thăng Long đến xin gặp thầy. Bố tôi đang ăn cơm nên bảo đưa hai anh ấy vào phòng khách. Ông lão đưa khách vào. Nhưng họ không vào phòng khách mà vào thẳng phòng cả nhà đang ăn. Một anh mặc áo dài trắng, anh kia mặc Âu phục màu vàng đất như người đưa thư của bưu điện vẫn đến nhà. Có khác là anh ta cầm súng lục đã lên đạn, kéo dài súng ra. Tôi năm tuổi mở to mắt nhìn thấy rõ như thế. Anh áo dài trắng lễ độ nói: xin mời thầy đi cùng chúng tôi. Bố tôi nói: để tôi ăn hết chén cơm này đã. Anh áo trắng nói: xin mời thầy.
Mẹ tôi có vẻ lo lắng, năm chị em tôi ngơ ngác, chỉ có chị An gục mặt xuống bàn ăn khóc rấm rứt.
Trong Hồi Ký viết năm 1994, mẹ tôi kể rõ như sau:
Ăn xong, anh lên gác thay quần áo, tôi định lên theo, họ ngăn lại và chỉ một người lên theo, còn người kia đứng canh ở dưới nhà.
Lúc đó tôi lo sợ gần ngất đi. An con gái lớn 13 tuổi biết sự thể nên gục đầu xuống bàn khóc giữa các em nhỏ ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì. Một lúc sau anh (bố tôi – PT chú) xuống mặc áo blouson len nâu, tay không cầm gì, nhìn tôi và các con với đôi mắt ái ngại và theo hai người đi; anh đi giữa, lặng lẽ ra ô tô. Hàng xóm không ai hay gì hết.
Tôi xúc động nước mắt trào ra. Ngay hôm ấy vội cho người báo các em biết rồi cứ nằm vật vã khóc cả ngày mùng 8/9/1945. Đến tối thì thấy đau bụng trở dạ, cô Duy, chị Cả, dì Hỷ, chị Tường đều lại thăm và đưa đi hộ sinh. Đến 20:00 thì sinh em gái út, sinh rất dễ dàng ngay trên giường nằm, em nặng 3kg tròn trĩnh xinh xắn.
Mấy ngày nằm nhà hộ sinh, mỗi khi nghe tiếng giầy cồm cộp lại tưởng như anh được về vào thăm; khi tiếng giày qua phòng bên lại thở dài: “Họ vào thăm vợ con họ đấy (…) Cứ thế lần lữa trông chờ trong lo âu, chờ ba vào khai sinh cho con, mãi cho đến 10 ngày, tức 18/9 mới nhờ chú Duy thay mặt để khai sinh cho con. Nghĩ thương con ra đời vào lúc gia đình gặp cơn tai biến, thương số con vất vả nên đặt tên cho con là Thanh Nhàn (…) Được nửa tháng vội làm đơn lên Bộ Nội Vụ xin cho anh được tha.
Khi ấy ông Hoàng Hữu Nam là chánh văn phòng Bộ Nội vụ, tôi có trình bày: “chồng tôi bị bắt vì tội gì, nếu có tội, xin cho biết, gia đình cam chịu, còn nếu không, xin cho về với gia đình.” Ông chánh văn phòng cho biết: “Bọn Pháp ngày nay đang lùng những người thân Pháp để lợi dụng, nếu ông ở nhà, nó lại bắt dùng vào những việc có hại cho nước, ông sẽ mang tội, mà gia đình cũng không giữ được. Chúng tôi đưa ông đi an trí một nơi, cách biệt với gia đình để giữ cho ông được an toàn. Hồ sơ ông vẫn như tờ giấy trắng vậy thôi. Hành vi của gia đình là sự bảo đảm tốt cho ông”. Như vậy là không nói năng gì nữa. (…) Mấy tháng sau nghe tin con gái ông Bổng (chủ nhiệm báo La Patrie Annamite) xin được phép đi thăm ông, ông ta cũng bị bắt cùng ngày với anh B. Tôi vội vàng cho em Mỹ (11 tuổi) đi cùng, em An còn phải ở nhà coi em bé. Chiều đến, em Mỹ về nói là có được gặp ba. Ba thấy con ba mừng lắm, nhưng không được lại gần nói chuyện, sau ba ghé lại gần nói nhỏ: “Con về nói với me là ba có một lạng vàng để trong tủ sắt me lấy ra mà dùng.” (…)_
Mấy tháng sau, một hôm tôi đứng ở cửa chợt thấy một người thanh niên đi đi lại lại, nhìn trước ngó sau không thấy ai, vội đưa cho tôi một tờ giấy bản gấp kín rồi vội đi ngay, không kịp cho tôi hỏi đôi câu. Mở tờ giấy ra đúng chữ anh viết bằng bút chì: “Nhớ em và các con lắm, anh bị đi kiết lỵ mệt lắm, không biết có thuốc gì cho khỏi.” (…) Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm cùng u Bình ra xe điện đi vào Hà Đông, rồi đợi ô tô đi Hoài Đức (…) đến Hoài Đức tôi hỏi thăm đến cửa Phủ thấy có lính bồng súng gác (…) 12 giờ trưa mới thây ô tô về. Bà bán quán nói: “Ô tô ông chủ tịch về đấy”. (…) Tôi vội đến chào ba ông và hướng về ông chủ tịch nói: “Tôi là vợ ông Bình xin phép ông cho tôi được thăm nhà tôi”. Ông ta cũng không hỏi ai bảo cho biết mà vào thăm, mà chỉ cho một ông cán bộ đứng cạnh mà nói: “Bà Bình tự ý vào thăm ông ấy, đồng chí đưa bà vào văn phòng ngồi đợi”. Nói rồi ông ta đi một hướng khác. Ông cán bộ đưa tôi vào một phòng, trong phòng có một bàn giấy và mấy ghế ngồi, gần đấy có một cửa sổ trông xuống sân rộng. (…) chợt cháu bé trai mà tôi gặp lúc ở cổng cứ nhìn tôi và hỏi “Bà tìm ai.” Tôi nói: “Em nói với ông Bình là có người nhà vào thăm”. Tôi thấy cháu chạy đến cửa một gian nhà nhỏ, độ một lúc thì thấy anh Bình đứng ở cửa nhìn lên thấy tôi có vẻ mừng nhưng không dám ra sân, giả vờ làm mấy động tác thể dục, giơ hai tay lên vận động (…) anh mặc bộ quần áo bà ba trắng. (…) đến 3 giờ mới thấy anh cán bộ ngồi nơi bàn giấy và gọi một anh khác bảo: “Cho tôi ông Bình”. Một lúc thấy anh lên, anh cán bộ chỉ cho anh ngồi một ghế cạnh anh ta, còn tôi thì ngồi cách một bàn giấy trước mặt hai người. Trông anh xanh, tôi hỏi: “Anh có được khỏe không?” Anh nói “Dạo nọ anh có bị đau kiết lỵ nhưng nay đã khỏi rồi”. Anh cán bộ nói them: “Ông có bị đau kiết lỵ chúng tôi đã lấy thuốc khỏi rồi. Ông ở đây ăn cùng chúng tôi, hằng ngày lên coi báo chí” . Anh hỏi: “Các con có khỏe không anh nhớ chúng nó lắm, sao em không chụp ảnh em bé cho anh coi”. Tôi nói Bà ngoại và các em đã ra đông đủ cả, em gửi 300đ để anh mua thuốc phòng khi ốm đau”. Anh nói: “Em để tiền mà nuôi các con”. Tôi đưa mấy lá thư các con gửi qua anh cán bộ coi và đưa lại cho anh. Anh hỏi: “Em đi với ai vào đây”, tôi nói “Em đi cùng u Bính, u ngồi đợi ở quán nước”. Vì có người ngồi đấy không tiện nói gì hơn. Sau anh cán bộ nói: “Bà ở Hà Nội vào, ở đây cứ 5 giờ là hết ô tô ra Hà Đông, mà ngoài đường quân Tầu đi lại nhũng nhiễu lắm.” Anh nghe nói vậy lo sợ liền bảo: “Thôi em đi về kẻo lỡ xe phiền lắm, em cố giữ gìn sức khỏe chăm sóc các con. Em Mỹ có nói với em không? Mua cho anh một quyển Tự điển Việt – Anh anh học thêm”. Biết không thể ngồi lâu và nói gì hơn nữa, tôi vội đứng lên chào và cảm ơn: “Tôi vào đây được thấy rõ tôi cũng yên tâm. Cảm ơn các anh đã giúp đỡ nhà tôi khi đau ốm. Tôi xin phép về kẻo tối.”
Anh đứng lên lại gần tôi, tay nắm giải khăn tang tôi đội trên đầu, giật mạnh mấy cái, mắt đỏ hoe, buồn rượi! (…)
Đến tháng 10/1946, trong khi cả nhà đang ăn cơm thì có một thanh niên đến nói là người nhà ông Đặng Thai Mai báo cho gia đình biết là: Ông Bình hiện nay đã đưa về Ty Liêm phóng, vài hôm nữa sẽ được về, có ai đến làm tiền để ông được tha thì gia đình nên cảnh giác kẻo bị lừa.
Cả nhà hay tin mừng quá, sáng hôm sau tôi và cô Hoàn mua quà bánh đến Ty Liêm phóng thăm. Tôi gửi quà, họ nhận và nói: đợi đấy sẽ có trả lời. Tôi và cô Hoàn đợi một lúc thì có một người ra đưa cho mảnh giấy viết bút chì, đúng chữ anh: “Anh đã nhận được quà, anh rất sung sướng, mai sẽ được về sum họp cùng gia đình”.
Tuy chưa được gặp mặt nhưng mừng là ngày mai anh sẽ được về.
Sáng hôm sau, tôi và cô Hoàn đi đón, tới nơi thì được người ta cho biết: “Các người đưa về hôm qua nay đã chuyển đi nơi khác rồi, Pháp nó đánh mạnh ở Kiến An.”
Hai chị em chưng hửng buồn rầu ra về! Còn biết nói gì nữa! Sau tin vui là nỗi buồn muôn thủa!
***
Trong Hồi Ký mẹ có viết là hồi bị giữ ở Phủ Hoài Đức Hà Đông, bố tôi ở cùng phòng vơi ông quan châu Cầm Văn Dung. Sau Hiệp định Giơne 1954, Hà Nội giải phóng. Năm 1955, ông Cầm Văn Dung về Hà Nội họp các ủy viên Mặt trận Dân Tộc Thống Nhất đến thăm gia đình tôi tại 16 Hàng Da. Chúng tôi vừa mừng vừa lo. Lo vì biết chắc sẽ có cơ quan an ninh theo dõi. Lại mừng vì mong biết tin tức bố tôi.
Mẹ tôi tiếp ông Dung trong buồng nhìn ra đường trên gác hai. Hai cửa sổ và cửa ra ban công đều mở rộng. Tôi hé cửa phía ra sân cạnh buồng nên nghe được hết cả cuộc đối thoại. Ông Dung người nhỏ nhắn, mặc bộ đại cán vàng đất, đầu đội mũ dạ đen có che tai, đi dứng nhẹ nhàng, nói năng cũng nhẹ nhàng. Ông kể là từng ở cùng buồng với bố tôi khi bị giữ ở Hoài Đức, kể rõ tên từng chị em tôi, kể cả em út chưa biết mặt cha. Sau đó ông hỏi một câu làm chúng tôi thất vọng: Gia đình có biết ông Bình nay ở đâu không? Đó chính là điều chúng tôi mong được ông cho biết khi nhận lời tiếp ông. Mẹ tôi từng gửi thư lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi thì văn phòng hỏi lại: xin cho biết đồng chí Tôn Thất Bình nhập ngũ ngày nào, chúng tôi hiểu ngay thư đã không đến tay đại tướng. Khi biết là gia đình tôi chẳng biết gì, bấy giờ ông Cầm Văn Dung mới nói là sau khi có lệnh được tha, bố tôi được đưa về Hà Nội mấy ngày, sau đó đưa trở lại Hoài Đức, nghe nói vì Pháp gây hấn ở Kiến An Hải Phòng, kế hoạch thay đổi. Rồi một sáng sớm, khoảng 5 giờ, có người đến đưa ông Bình đi. Chúng tôi quen với những chuyến đi sớm như vậy, thường là chẳng lành. Mỗi lần đưa đi theo compagnie des six (tiếng Pháp: nhóm sáu người) thường không ai về. Sáng hôm ấy, hơi lạnh, ông Bình mặc cái áo lu dông len nâu quen thuộc. Đến trưa, thì tôi thấy một anh dẫn giải sáng đó mặc chiếc áo tôi rất quen nên nhận ra ngay. Từ đó bặt tin ông. Nay có dịp về Hà Nội họp, gặp cụ Ngô Tử Hạ là người quen cũ, tôi hỏi thăm thì biết bà vẫn ở Hà Nội lại có tham gia công tác mặt trận nên tìm đến nhà hỏi thăm cho biết cuối cùng thì ông Bình ở đâu.
Nhớ lại hồi cuối 1972 đầu 1973 tôi về lại báo Nhân Dân sau 15 năm trôi nổi, anh Thép Mới người cố công đưa tôi trở lại với nghề mình say mê nhất đã dặn: Về đây, mày nên thận trọng, công an khu vực gây khó dễ khi cơ quan muốn nhận mày, nói mày giao du với phần tử xấu. Tôi nghĩ câu đó chắc ám chỉ việc tối ấy gia đình tôi tiếp ông Cầm Văn Dung.
Bố tôi, thầy Tôn Thất Bình là một trong những người sáng lập và điều hành trường Thăng Long (Ngõ Trạm) nổi tiếng, một cái nôi đào tạo nhiều nhà cách mạng. Ông còn là nhà họat động xã hội có tài hùng biện đóng góp vào sự truyền bá quốc ngữ, cải thiện nhà ở cho dân nghèo và nhiều hoạt động văn hóa khác, đã nổi lên như một ngôi sao và tắt lịm đi như sao băng chìm vào bóng tối. Năm ấy bố tôi chưa đến 40 tuổi.
Nhưng theo tài liệu đã dẫn của Phạm Ngọc Tâm, học sinh Thăng Long khóa 1940-1944 có xác nhận của Trưởng ban liên lạc Đào Thiện Thi ngày 2.9.1994, thì: “Cách mạng Tháng Tám, Thầy cũng bị bắt giữ “vì tình nghi là thân Pháp, nguy hiểm cho cách mạng”. Chưa được xét hỏi thì kháng chiến bùng nổ. “Thầy không hề bị đưa ra tòa án, không có bản án tử hình nào đối với ông cả, và bị chết vì bom đạn khi Pháp nhảy dù Bắc Cạn” (Lời ghi xác nhận của ông Lê Giản, nguyên Tổng Giám đốc Nha Công an 1946)
Thầy Tôn Thất Bình mất cuối năm 1947 khi Pháp nhảy dù Bắc Cạn”.
Bố tôi lại lâm vào cảnh như ông ngoại tôi năm ấy chăng: Không có tội, sao lại bị bắt? Không có tội sao lại chết không rõ ràng?
Mong những ai còn thương yêu, quí trọng và biết rõ về bố tôi lên tiếng để trả lại sự trong sạch và nói rõ tấm lòng yêu nước của thầy Tôn Thất Bình như các cựu học sinh trường Chu Văn An nọ đã đứng ra minh oan cho thầy Dương Quảng Hàm để việc mất tích bí ẩn của thầy được rõ ràng và ông lại trở thành đúng như con người thật của ông là một người thầy – liệt sĩ được đời tôn vinh.
Thành phố H.C.M mùa cách ly Covid-19 ngày 19/2/2021
Phạm Tôn Tôn Thất Thành
Ảnh: Nguồn Phạm Tôn’s Blog
Thanked by 2 Members:
|
|
#281
Gửi vào 25/12/2021 - 14:17
Ngày này năm ngoái- mình ở tại tỉnh Hải Dương Miền Bắc Việt Nam, để trị bệnh đau nhức cổ và vai. Hôm qua mấy cô cháu chồng của mình gọi chúc Giáng Sinh hai mẹ con mình, và nhắc lại chuyện năm ngoái mình ở Hải Dương. Hôm nay mình xin đăng lại, xem như món quà tinh thần mình chia sẻ cùng các ace và các bạn.
Chiếc áo ấm đêm Noel !
Nhà của cô cháu chồng của mình ở ngay phố cổ thuộc thành phố Hải Dương. Sau khi mình đi trị bệnh buổi chiều về, mình nói người lái xe cho mình xuống ở đầu phố để mình đi bộ từ từ xem cảnh mua bán sinh hoạt ở Miền Bắc như thế nào, hơn nữa giờ này nhà của cô cháu mình biết cũng rất bận rộn vì cô cũng có cửa hàng mua bán tại nhà. Ở đây cũng không khác gì những thành phố khác trong Nước VN. Thiên hạ đi mua sắm rất đông. Có hai thành phần đợi đến phút cuối cùng mới đi mua sắm- một là bận việc, hai là họ không có nhiều tiền, họ đợi đến giờ phút chót để mua được giá rẻ (sale).
Cách vài căn phố nhà của cô cháu có cửa hàng bán toàn quần áo mặc cho mùa lạnh. Mình thấy có một cặp rất trẻ tuổi chừng dưới 30 - hai cháu một nam một nữ, thay phiên nhau móc hết trong bóp và túi quần lấy tiền ra đếm, thỉnh thoảng nhìn lên khung cửa kính có treo cái áo sốp (puffer jacket) màu mắm ruốc.
Mình đứng lại hỏi “hai cháu định mua cái áo này phải không?”
Cháu trai: “dạ đúng”
Mình: “chiếc áo này chắc mặc phải ấm lắm trong mùa lạnh như thế này, sao 2 cháu không vào bên trong xem mà lại đứng bên ngoài lạnh chết?”
Cô gái: “cô cũng thích chiếc áo này à?”
Mình đoán ra cô sợ mình mua mất đi chiếc áo mà 2 người đang rất muốn mua.
Mình: “không cháu, vì cô thấy nó rất đẹp, lại có nón đội che được 2 lổ tai mặc sẽ ấm lắm nên đứng lại xem thôi.”
2 cháu mừng ra mặt chỉ sợ mình mua mất chiếc áo.
Mình hỏi, “sao 2 cháu không vào bên trong để mặc thử xem có vừa không?”
Rồi mình đưa tay kéo cửa đứng nép qua một bên có ý muốn cho 2 cháu đi vô trước. 2 cháu đưa mắt nhìn nhau có vẽ ngập ngừng, mình hối “vô đi, vô đi, ôi lạnh qúa” và mình bước theo sau 2 cháu đi vào bên trong.
Người bán hàng tiến lại hỏi mình cần mua gì? Mình nói “tôi cần mua cái áo màu đen cổ cao (turtleneck) để mặc bên trong cho ấm, tiệm em có bán không?”
Cô bán hàng: “à, áo giữ nhiệt, dạ có ạ.”
Mình: “tiện em lấy cái áo treo trên cửa xuống cho cháu này mặc thử vì cháu muốn mua nó đó.”
Cháu gái: “dạ không không, 2 cháu định mua cho mợ (mẹ) của tụi cháu chứ không phải cho cháu. Chúng cháu mới cưới nhau được hơn 3 tháng thôi ạ. Mợ chồng của cháu muốn cùng vợ chồng cháu đi lễ nhà thờ năm nay để cầu nguyện cho bố chúng cháu trong đêm Noel.”
Rồi cô nhìn người bán hàng hỏi, “chiếc áo này cô có bớt giá cho chúng cháu được không?”
Người bán hàng: giá được ghi trên áo là bán như thế không có bớt đâu.”
Cháu trai: “cô ơi, tiệm mình có loại áo phao nào có mũ và màu giống như chiếc áo này mà giá tiền chỉ bằng nửa của chiếc áo này không cô? Vì cháu muốn mua 2 chiếc cho mợ cháu và vợ của cháu ạ.”
Mình liếc nhìn thấy giá của cái áo ghi 1.650000. Người bán hàng lấy nhiều loại áo khác nhau với giá tiền mà 2 cháu đã hỏi, nhưng đúng là tiền nào của nấy, nên 2 cháu buồn lộ ra mặt. Cuối cùng người con gái nói, “thôi anh nhé, mình mua cho mợ thôi, còn em đợi lúc hết mùa rét biết đâu mua được rẽ hơn.”
Cháu trai: “nhưng trong lúc rét như thế này, chiếc áo em đang có làm sao em chịu được lạnh hết cả mùa đông năm nay.”
Mình: “2 cháu có bao nhiêu tiền?”
Cháu gái ngượng ngùng trả lời “dạ 2 cháu chỉ có 2 triệu 400 ngàn thôi ạ.”
Mình nói người bán hàng lấy 2 cái áo mà 2 cháu thích gói lại cho 2 cháu. Người bán hàng đi vào trong thật nhanh như sợ mình đỗi ý, trong khi 2 cháu cứ từ chối e ngại.
Mình nói với 2 cháu, “cô từ Miền Nam ra đây trị bệnh, cô nghĩ là sẽ tốn kém rất nhiều, nhưng ông thầy lấy công để giúp người nên chỉ lấy tiền bệnh nhân tượng trưng thôi, cho nên cô không có hao tốn bao nhiêu cả. Coi như ông thầy giúp cô, cô giúp cho 2 cháu gọi là món qùa cưới cô mừng cho 2 cháu.” Sau này 2 cháu giàu có rồi sẽ giúp lại cho người khác kém may mắn hơn mình.”
Nếu như trong khả năng mình có, một khi mình dùng đúng chỗ đúng việc, thì nó là nguồn suối mát tưới lên thân cây khô trong mùa nắng hạn. Để những cây khô ấy được tồn tại và hữu dụng cho những ai cần đến nó. Đời sống là một vòng tròn (what goes around comes around).
Vô tình mình được hưởng sái với hai chữ Sài Gòn, vì đi tới đâu nghe giọng nói của mình ai cũng hỏi “cô từ trong Sài Gòn ra đây chơi à?” Mình cứ đính chính “cô sống ở Sài Gòn rất lâu, nhưng cô không phải là dân Sài Gòn. Dân Sài Gòn chính hiệu thật sự giọng nói của họ rất ấm và nhẹ nhàng quý phái cũng như dân Hà Nội ngày xưa vậy.”
Chúc tất cả ace và các bạn ngày lễ Giáng Sinh được nhiều niềm vui hạnh phúc, đầm ấm bên những người thân yêu, và luôn gặp nhiều may cùng sức khỏe. MERRY CHRISTMAS and Happy New Year
Phuong Vy Nguyen
24/12/2021
PV: ❤️
Chiếc áo ấm đêm Noel !
Nhà của cô cháu chồng của mình ở ngay phố cổ thuộc thành phố Hải Dương. Sau khi mình đi trị bệnh buổi chiều về, mình nói người lái xe cho mình xuống ở đầu phố để mình đi bộ từ từ xem cảnh mua bán sinh hoạt ở Miền Bắc như thế nào, hơn nữa giờ này nhà của cô cháu mình biết cũng rất bận rộn vì cô cũng có cửa hàng mua bán tại nhà. Ở đây cũng không khác gì những thành phố khác trong Nước VN. Thiên hạ đi mua sắm rất đông. Có hai thành phần đợi đến phút cuối cùng mới đi mua sắm- một là bận việc, hai là họ không có nhiều tiền, họ đợi đến giờ phút chót để mua được giá rẻ (sale).
Cách vài căn phố nhà của cô cháu có cửa hàng bán toàn quần áo mặc cho mùa lạnh. Mình thấy có một cặp rất trẻ tuổi chừng dưới 30 - hai cháu một nam một nữ, thay phiên nhau móc hết trong bóp và túi quần lấy tiền ra đếm, thỉnh thoảng nhìn lên khung cửa kính có treo cái áo sốp (puffer jacket) màu mắm ruốc.
Mình đứng lại hỏi “hai cháu định mua cái áo này phải không?”
Cháu trai: “dạ đúng”
Mình: “chiếc áo này chắc mặc phải ấm lắm trong mùa lạnh như thế này, sao 2 cháu không vào bên trong xem mà lại đứng bên ngoài lạnh chết?”
Cô gái: “cô cũng thích chiếc áo này à?”
Mình đoán ra cô sợ mình mua mất đi chiếc áo mà 2 người đang rất muốn mua.
Mình: “không cháu, vì cô thấy nó rất đẹp, lại có nón đội che được 2 lổ tai mặc sẽ ấm lắm nên đứng lại xem thôi.”
2 cháu mừng ra mặt chỉ sợ mình mua mất chiếc áo.
Mình hỏi, “sao 2 cháu không vào bên trong để mặc thử xem có vừa không?”
Rồi mình đưa tay kéo cửa đứng nép qua một bên có ý muốn cho 2 cháu đi vô trước. 2 cháu đưa mắt nhìn nhau có vẽ ngập ngừng, mình hối “vô đi, vô đi, ôi lạnh qúa” và mình bước theo sau 2 cháu đi vào bên trong.
Người bán hàng tiến lại hỏi mình cần mua gì? Mình nói “tôi cần mua cái áo màu đen cổ cao (turtleneck) để mặc bên trong cho ấm, tiệm em có bán không?”
Cô bán hàng: “à, áo giữ nhiệt, dạ có ạ.”
Mình: “tiện em lấy cái áo treo trên cửa xuống cho cháu này mặc thử vì cháu muốn mua nó đó.”
Cháu gái: “dạ không không, 2 cháu định mua cho mợ (mẹ) của tụi cháu chứ không phải cho cháu. Chúng cháu mới cưới nhau được hơn 3 tháng thôi ạ. Mợ chồng của cháu muốn cùng vợ chồng cháu đi lễ nhà thờ năm nay để cầu nguyện cho bố chúng cháu trong đêm Noel.”
Rồi cô nhìn người bán hàng hỏi, “chiếc áo này cô có bớt giá cho chúng cháu được không?”
Người bán hàng: giá được ghi trên áo là bán như thế không có bớt đâu.”
Cháu trai: “cô ơi, tiệm mình có loại áo phao nào có mũ và màu giống như chiếc áo này mà giá tiền chỉ bằng nửa của chiếc áo này không cô? Vì cháu muốn mua 2 chiếc cho mợ cháu và vợ của cháu ạ.”
Mình liếc nhìn thấy giá của cái áo ghi 1.650000. Người bán hàng lấy nhiều loại áo khác nhau với giá tiền mà 2 cháu đã hỏi, nhưng đúng là tiền nào của nấy, nên 2 cháu buồn lộ ra mặt. Cuối cùng người con gái nói, “thôi anh nhé, mình mua cho mợ thôi, còn em đợi lúc hết mùa rét biết đâu mua được rẽ hơn.”
Cháu trai: “nhưng trong lúc rét như thế này, chiếc áo em đang có làm sao em chịu được lạnh hết cả mùa đông năm nay.”
Mình: “2 cháu có bao nhiêu tiền?”
Cháu gái ngượng ngùng trả lời “dạ 2 cháu chỉ có 2 triệu 400 ngàn thôi ạ.”
Mình nói người bán hàng lấy 2 cái áo mà 2 cháu thích gói lại cho 2 cháu. Người bán hàng đi vào trong thật nhanh như sợ mình đỗi ý, trong khi 2 cháu cứ từ chối e ngại.
Mình nói với 2 cháu, “cô từ Miền Nam ra đây trị bệnh, cô nghĩ là sẽ tốn kém rất nhiều, nhưng ông thầy lấy công để giúp người nên chỉ lấy tiền bệnh nhân tượng trưng thôi, cho nên cô không có hao tốn bao nhiêu cả. Coi như ông thầy giúp cô, cô giúp cho 2 cháu gọi là món qùa cưới cô mừng cho 2 cháu.” Sau này 2 cháu giàu có rồi sẽ giúp lại cho người khác kém may mắn hơn mình.”
Nếu như trong khả năng mình có, một khi mình dùng đúng chỗ đúng việc, thì nó là nguồn suối mát tưới lên thân cây khô trong mùa nắng hạn. Để những cây khô ấy được tồn tại và hữu dụng cho những ai cần đến nó. Đời sống là một vòng tròn (what goes around comes around).
Vô tình mình được hưởng sái với hai chữ Sài Gòn, vì đi tới đâu nghe giọng nói của mình ai cũng hỏi “cô từ trong Sài Gòn ra đây chơi à?” Mình cứ đính chính “cô sống ở Sài Gòn rất lâu, nhưng cô không phải là dân Sài Gòn. Dân Sài Gòn chính hiệu thật sự giọng nói của họ rất ấm và nhẹ nhàng quý phái cũng như dân Hà Nội ngày xưa vậy.”
Chúc tất cả ace và các bạn ngày lễ Giáng Sinh được nhiều niềm vui hạnh phúc, đầm ấm bên những người thân yêu, và luôn gặp nhiều may cùng sức khỏe. MERRY CHRISTMAS and Happy New Year
Phuong Vy Nguyen
24/12/2021
PV: ❤️
Thanked by 3 Members:
|
|
#282
Gửi vào 26/12/2021 - 20:30
HỒI ỨC CỦA MỘT TRÍ THỨC CŨ TRONG XÃ HỘI MỚI SAU 1975
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ…
***
Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưỡng hồn xác ở một góc rừng nào!
Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!
Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.
Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.
Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.
Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.
Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.
I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM
VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980
Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).
Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.
Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.
Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.
Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.
Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TPHCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.
Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TPHCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá…) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.
Về nhập khẩu, TPHCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng …Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.
Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.
Lê Nguyễn
20.12.2021
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ…
***
Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưỡng hồn xác ở một góc rừng nào!
Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!
Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.
Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.
Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.
Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.
Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.
I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM
VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980
Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).
Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.
Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.
Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.
Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.
Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TPHCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.
Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TPHCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá…) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.
Về nhập khẩu, TPHCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng …Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.
Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.
Lê Nguyễn
20.12.2021
Thanked by 3 Members:
|
|
#283
Gửi vào 29/12/2021 - 14:14
HỒI ỨC CỦA MỘT TRÍ THỨC CŨ TRONG XÃ HỘI MỚI SAU 1975
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay thuộc về một quá khứ đã xa. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ có được một chút nhận biết về một thời kỳ đất nước còn trải qua nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.
Trân trọng
***
(tiếp theo)
II) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ”
VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM
1) CÔNG TY LƯƠNG THỰC TPHCM
Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc XHCN được áp dụng trên cả nước, hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng. Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới, nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.
* Bên cạnh các vấn đề chính trị thời hậu chiến, nền kinh tế cũng gặp khá nhiều bế tắc do tình trạng bao cấp trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Hiện tượng “ngăn sông cấm chợ” phổ biến khiến cho không những người dân nông thôn khốn đốn mà người thành thị cũng sống trong cảnh túng thiếu. Mặt hàng quan trọng nhất chi phối mọi mặt của đời sống là gạo đã gây ra bao tình huống cười ra nước mắt, trong đó có câu chuyện chiếc xe chở bao gạo cho một vị lãnh đạo cao cấp bậc nhất bị ách lại trên đường di chuyển.
Từ tháng 4.1975 đến những năm đầu thập niên 1980, mặt hàng gạo được nhà nước phân phối cho từng hộ dân, tính trên từng đầu người, giá rất thấp, vừa bán vừa cho. Hệ quả của tình trạng này là giá thu mua lúa gạo do người nông dân một nắng hai sương làm ra rất thấp. Họ không thể sống được với cơ chế này nên làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Cách phổ biến nhất của họ là giấu giếm, tẩu tán hay bán chui lúa gạo cho thương lái.
Suốt nửa đầu thập niên 1980, các buổi họp tổ dân phố diễn ra liên tục và một trong những chủ đề chính là phân phối gạo cho dân, mỗi người từ 13 đến 15 kg mỗi tháng, nhiều buổi họp bàn qua tán lại tốn cả buổi tối. Bản thân người viết bài này mãi đến năm 1985 mới được nhập hộ khẩu chính thức trong căn nhà mình đã thực sự làm chủ từ trước đó gần 20 năm (1966). Có được “bảo bối” trong tay, việc đầu tiên là chạy ra Cửa hàng lương thực quận Tân Bình nằm trên đường Cách mạng tháng 8 (nay là đường Trường Chinh) để khai báo và được ghi thêm tên vào sổ lương thực.
Vào thời điểm đó, đời sống người thành thị khó khăn một thì đời sống người nông dân khó gấp nhiều lần. Một trong những người lãnh đạo đầu tiên nghĩ đến giải pháp cho vấn đề là ông Võ Văn Kiệt, đó là phải làm thế nào phá vỡ thế bế tắc bị ràng buộc bởi lối suy nghĩ và hành xử giáo điều. Công ty Lương thực TPHCM ra đời trong hoàn cảnh này.
Ngày nay, không mấy người từng trải qua thời kỳ giữa thập niên 1980 tại Sài Gòn biết hay nhớ đến cái tên Nguyễn Thị Ráo, song khi nói đến cụm từ “bà Ba Thi” thì hầu hết nhận ra ngay. Đó là người Giám đốc đầu tiên của Công ty Lương thực TPHCM (CTLTTP), người đã thổi luồng gió mới vào thị trường lúa gạo trên cả nước.
Từ sự ra đời của đơn vị này, tình trạng bao cấp về lúa gạo tàn lụi dần. Mối quan hệ giữa Công ty Lương thực TPHCM với người nông dân miền Tây là quan hệ thuận mua vừa bán và giá gạo bán ra trên thị trường TPHCM được điều chỉnh sao cho nhà nước có một khoản lãi đủ để nuôi bộ máy điều hành của công ty lương thực. Đời sống nông thôn thay đổi theo hướng tích cực, kéo theo những chuyển biến của thành phố và danh tiếng bà Ba Thi nổi như cồn. Lúc bấy giờ, tuy ông Võ Văn Kiệt đã về trung ương, sonh khi nhắc đến Công ty Lương thực TPHCM, người ta thường gắn liền tên tuổi của ông với tên tuổi của bà Ba Thi.
Để thực hiện được một nhiệm vụ vừa quan trọng vừa nặng nề như thế, người lãnh đạo cơ quan không thể áp dụng chủ nghĩa lý lịch xơ cứng như những năm tiếp sau 1975, mà phải dành một khoảng không gian đủ rộng cho những người có năng lực, bất luận xuất thân từ đâu. Những năm 1986-1987, tôi có nhiều lần ghé lại Công ty Lương thực TPHCM thăm một người bạn đồng môn QGHC đang làm tại phòng Kinh doanh, bộ phận quan trọng bậc nhất của công ty. Tại đây, tôi trố mắt nhìn anh bạn của mình “tả xông hữu đột” trong vòng vây khách hàng là đại diện các công ty cung ứng lương thực đến từ nhiều tỉnh ở miền Tây. Họ thảo luận rôm rả, đôi lúc căng thẳng, về những vấn đề có liên quan, với một tinh thần trách nhiệm cao của mỗi phía.
Có hôm rảnh rổi đôi chút, người bạn đồng môn, anh Nguyễn H.P., trước 1975 từng là một Phó Thị trưởng (thời đó Phó Thị trưởng và Phó Tỉnh trưởng ngang nhau), kéo tôi ra một quán cà phê nhỏ gần công ty kể lể đôi điều. Anh kể rằng sự hiện diện của anh và một số anh em từng là viên chức chế độ cũ tại công ty lương thực TPHCM cũng kéo theo không ít lời ra tiếng vào. Một hôm, bà Ba Thi gặp riêng anh và mở đầu bằng câu hỏi : “nghe nói trước đây cậu là Tỉnh phó phải không?”. Biết bà muốn nói đến điều gì, anh Ph. trả lời rất thản nhiên, đại khái là : “lý lịch của tôi, tôi khai đầy đủ trong hồ sơ xin việc, cô Ba xem trong đó thì rõ”.
Thực tình câu hỏi của bà Ba Thi chỉ có ý cho biết bà có nghe lời qua tiếng lại về lai lịch người bạn đồng môn của tôi, song nó không phản ánh mối quan tâm của bà. Bởi vì không lâu sau câu hỏi đó, bà cử nhiệm Ph. làm Phó phòng Kinh doanh của công ty! Việc làm đó của bà Ba Thi chứng tỏ bà biết quan tâm đến hiệu quả của công việc hơn là lý lịch của bản thân viên chức thuộc quyền. Chính điều này góp phần mang lại thành công của Công ty Lương thực TPHCM trong tình trạng đời sống kinh tế của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Cũng từ sự “thăng tiến” của người bạn đồng môn, sự điều hành nhân sự khá thoáng của bà Ba Thi và sự thành công của Công ty Lương thực TPHCM, mà tôi suýt trở thành một nhân viên của công ty này, chuyện đó xin kể lại sau.
2) CÂU CHUYỆN NHÂN SỰ Ở XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐẠI DƯƠNG
Sau tháng 4.1975, đất nước đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết: kẻ thắng người thua, kẻ cũ người mới, bộ máy hành chánh mở rộng gấp đôi, khó khăn về mặt nhân sự càng tăng khi chủ nghĩa lý lịch chưa có dấu hiệu suy giảm. Nó vững mạnh nhất ở thành phần các cơ quan, đơn vị được gọi dưới cái tên “hành chánh sự nghiệp”, hoạt động với sự bao cấp toàn diện của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vào nửa đầu thập niên 1980, từ cái trớn của các công ty XNK và tinh thần cởi mở phần nào của cấp lãnh đạo TPHCM, một số đơn vị được thành lập không bám vào bầu sữa ngân sách mà tự đứng trên đôi chân của mình. Tại những nơi đó, hiệu quả hoạt động là trên hết, nên chủ nghĩa lý lịch phải nhường bước cho những tuyển chọn công tâm dựa vào năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng của người công chức đối với những nhiệm vụ đặt ra.
Một trong những đơn vị tiêu biểu cho hoạt động tự lập theo cách trên là Xí nghiệp xây lắp Đại Dương, trụ sở đặt tại quận 4 – TPHCM. Vào nửa đầu thập niên 1980, xí nghiệp nằm dưới sự điều hành của ông Charles Đức hay Ba Đức (Nguyễn Văn Đức). Ông là phu quân của nữ nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết mà trước 1975, nhiều tờ báo tại miền Nam gọi là “cải lương chi bảo”. Nghe đâu trước 1975, ông Đức là đảng viên hải ngoại của đảng c.... s.. Việt Nam, có lẽ vì thế mà cách quản lý nhân sự của ông rất thoáng chăng?
Dù muốn dù không, với chức năng của một xí nghiệp xây lắp, tự thu, tự chi, hoạt động gần như hoàn toàn có tính kỹ thuật, bộ máy nhân sự của xí nghiệp phài bao gồm những chuyên viên trong lãnh vực xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc.
Một sự tình cờ khá trớ trêu là những người làm việc gần gũi nhất với ông Giám đốc Charles Đức lúc bấy giờ lại là … bạn đồng môn của tôi, một thành phần công chức mà hầu hết đều có dịp sống trong các trại cải tạo! Phó Giám đốc xí nghiệp, anh Lữ T.L., là cựu sinh viên QGHC khóa 14; Trợ lý Giám đốc, anh Trần C.L. là cựu sinh viên QGHC khóa 11. Lạ lùng nhất, Phòng tổ chức vốn là bộ phận “trung kiên” nhất của một đơn vị, lại có Trưởng phòng là anh Trần Q.T., cựu sinh viên QGHC khóa 12! Ngoài ra, tại văn phòng xí nghiệp, tôi còn biết có anh Đèo C.M., cựu sinh viên QGHC khóa 17.
Vào những năm 1984-1985, thỉnh thoảng tôi ghé Xí nghiệp xây lắp Đại Dương thăm anh L., vừa là bạn đồng môn QGHC, vừa là bạn học suốt 3 năm trung học đệ nhị cấp (cấp 3). Tại đây, tôi chứng kiến cách làm việc gần gũi, chan hòa giữa Giám đốc và các phụ tá.
Bộ phận chuyên môn của xí nghiệp chia thành các đội công tác mà hầu hết đội trưởng, đội phó là những kỹ sư, cán sự thuộc các ngành công chánh, kiến thiết, điện lực…, làm việc trong chế độ cũ, không ít người trở về từ các trại cải tạo. Khoảng năm 1985, một trong những công tác quan trọng mà xí nghiệp được lãnh đạo thành phố giao thi công là Nhà hát quận 10, một kiến trúc khá bề thế so với qui mô xây dựng lúc bấy giờ.
Khoảng giữa năm 1986, tôi bắt đầu bận rộn với công việc mới ở một xí nghiệp XNK, ông Charles Đức được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty XNK thành phố (Imexco), tôi không có thì giờ theo dõi hoạt động của Xí nghiệp xây lắp Đại Dương nữa.
Qua những năm tháng này, điều đọng lại trong tôi là cung cách sử dụng con người mạnh dạn và có hiệu quả của bà Ba Thi, của ông Charles Đức, và nhiều người nữa, vào thời điểm mà cái mới và cái cũ đan xen nhau, chủ nghĩa lý lịch còn gieo rắc nhiều ngang trái đến đau lòng, và trường hợp cậu học trò Nguyễn Mạnh Huy, thi đậu nhiều trường đại học với số điểm cao mà vẫn không được nhập học mấy năm liền là một vì dụ tiêu biểu.
Một nước Nhật tan hoang sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), phải đầu hàng vô điều kiện, vậy mà 15 năm sau đã có mặt trên thị trường thế giới, có đủ điều kiện để tổ chức Thế vận hội Tokyo 1964 và xuất khẩu ra bốn bể năm châu những sản phẩm điện tử hàng đầu. Chúng ta đã thống nhất đất nước hơn 46 năm rồi, trong một thế giới tiến nhanh như vũ bão, chính những suy nghĩ giáo điều, rập khuôn và sự phân hóa lòng người đã kìm hãm đà đi lên của đất nước, ngăn cản nhiều cơ hội của những người thật sự muốn đóng góp cho xã hội.
Các bài viết sau sẽ xin kể lại đôi chút về một quãng đời riêng, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội. Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hi vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư đó những gì có ích chung cho mọi người.
Thân ái
Lê Nguyễn
24.12.2021
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay thuộc về một quá khứ đã xa. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ có được một chút nhận biết về một thời kỳ đất nước còn trải qua nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.
Trân trọng
***
(tiếp theo)
II) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ”
VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM
1) CÔNG TY LƯƠNG THỰC TPHCM
Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc XHCN được áp dụng trên cả nước, hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng. Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới, nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.
* Bên cạnh các vấn đề chính trị thời hậu chiến, nền kinh tế cũng gặp khá nhiều bế tắc do tình trạng bao cấp trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Hiện tượng “ngăn sông cấm chợ” phổ biến khiến cho không những người dân nông thôn khốn đốn mà người thành thị cũng sống trong cảnh túng thiếu. Mặt hàng quan trọng nhất chi phối mọi mặt của đời sống là gạo đã gây ra bao tình huống cười ra nước mắt, trong đó có câu chuyện chiếc xe chở bao gạo cho một vị lãnh đạo cao cấp bậc nhất bị ách lại trên đường di chuyển.
Từ tháng 4.1975 đến những năm đầu thập niên 1980, mặt hàng gạo được nhà nước phân phối cho từng hộ dân, tính trên từng đầu người, giá rất thấp, vừa bán vừa cho. Hệ quả của tình trạng này là giá thu mua lúa gạo do người nông dân một nắng hai sương làm ra rất thấp. Họ không thể sống được với cơ chế này nên làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Cách phổ biến nhất của họ là giấu giếm, tẩu tán hay bán chui lúa gạo cho thương lái.
Suốt nửa đầu thập niên 1980, các buổi họp tổ dân phố diễn ra liên tục và một trong những chủ đề chính là phân phối gạo cho dân, mỗi người từ 13 đến 15 kg mỗi tháng, nhiều buổi họp bàn qua tán lại tốn cả buổi tối. Bản thân người viết bài này mãi đến năm 1985 mới được nhập hộ khẩu chính thức trong căn nhà mình đã thực sự làm chủ từ trước đó gần 20 năm (1966). Có được “bảo bối” trong tay, việc đầu tiên là chạy ra Cửa hàng lương thực quận Tân Bình nằm trên đường Cách mạng tháng 8 (nay là đường Trường Chinh) để khai báo và được ghi thêm tên vào sổ lương thực.
Vào thời điểm đó, đời sống người thành thị khó khăn một thì đời sống người nông dân khó gấp nhiều lần. Một trong những người lãnh đạo đầu tiên nghĩ đến giải pháp cho vấn đề là ông Võ Văn Kiệt, đó là phải làm thế nào phá vỡ thế bế tắc bị ràng buộc bởi lối suy nghĩ và hành xử giáo điều. Công ty Lương thực TPHCM ra đời trong hoàn cảnh này.
Ngày nay, không mấy người từng trải qua thời kỳ giữa thập niên 1980 tại Sài Gòn biết hay nhớ đến cái tên Nguyễn Thị Ráo, song khi nói đến cụm từ “bà Ba Thi” thì hầu hết nhận ra ngay. Đó là người Giám đốc đầu tiên của Công ty Lương thực TPHCM (CTLTTP), người đã thổi luồng gió mới vào thị trường lúa gạo trên cả nước.
Từ sự ra đời của đơn vị này, tình trạng bao cấp về lúa gạo tàn lụi dần. Mối quan hệ giữa Công ty Lương thực TPHCM với người nông dân miền Tây là quan hệ thuận mua vừa bán và giá gạo bán ra trên thị trường TPHCM được điều chỉnh sao cho nhà nước có một khoản lãi đủ để nuôi bộ máy điều hành của công ty lương thực. Đời sống nông thôn thay đổi theo hướng tích cực, kéo theo những chuyển biến của thành phố và danh tiếng bà Ba Thi nổi như cồn. Lúc bấy giờ, tuy ông Võ Văn Kiệt đã về trung ương, sonh khi nhắc đến Công ty Lương thực TPHCM, người ta thường gắn liền tên tuổi của ông với tên tuổi của bà Ba Thi.
Để thực hiện được một nhiệm vụ vừa quan trọng vừa nặng nề như thế, người lãnh đạo cơ quan không thể áp dụng chủ nghĩa lý lịch xơ cứng như những năm tiếp sau 1975, mà phải dành một khoảng không gian đủ rộng cho những người có năng lực, bất luận xuất thân từ đâu. Những năm 1986-1987, tôi có nhiều lần ghé lại Công ty Lương thực TPHCM thăm một người bạn đồng môn QGHC đang làm tại phòng Kinh doanh, bộ phận quan trọng bậc nhất của công ty. Tại đây, tôi trố mắt nhìn anh bạn của mình “tả xông hữu đột” trong vòng vây khách hàng là đại diện các công ty cung ứng lương thực đến từ nhiều tỉnh ở miền Tây. Họ thảo luận rôm rả, đôi lúc căng thẳng, về những vấn đề có liên quan, với một tinh thần trách nhiệm cao của mỗi phía.
Có hôm rảnh rổi đôi chút, người bạn đồng môn, anh Nguyễn H.P., trước 1975 từng là một Phó Thị trưởng (thời đó Phó Thị trưởng và Phó Tỉnh trưởng ngang nhau), kéo tôi ra một quán cà phê nhỏ gần công ty kể lể đôi điều. Anh kể rằng sự hiện diện của anh và một số anh em từng là viên chức chế độ cũ tại công ty lương thực TPHCM cũng kéo theo không ít lời ra tiếng vào. Một hôm, bà Ba Thi gặp riêng anh và mở đầu bằng câu hỏi : “nghe nói trước đây cậu là Tỉnh phó phải không?”. Biết bà muốn nói đến điều gì, anh Ph. trả lời rất thản nhiên, đại khái là : “lý lịch của tôi, tôi khai đầy đủ trong hồ sơ xin việc, cô Ba xem trong đó thì rõ”.
Thực tình câu hỏi của bà Ba Thi chỉ có ý cho biết bà có nghe lời qua tiếng lại về lai lịch người bạn đồng môn của tôi, song nó không phản ánh mối quan tâm của bà. Bởi vì không lâu sau câu hỏi đó, bà cử nhiệm Ph. làm Phó phòng Kinh doanh của công ty! Việc làm đó của bà Ba Thi chứng tỏ bà biết quan tâm đến hiệu quả của công việc hơn là lý lịch của bản thân viên chức thuộc quyền. Chính điều này góp phần mang lại thành công của Công ty Lương thực TPHCM trong tình trạng đời sống kinh tế của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Cũng từ sự “thăng tiến” của người bạn đồng môn, sự điều hành nhân sự khá thoáng của bà Ba Thi và sự thành công của Công ty Lương thực TPHCM, mà tôi suýt trở thành một nhân viên của công ty này, chuyện đó xin kể lại sau.
2) CÂU CHUYỆN NHÂN SỰ Ở XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐẠI DƯƠNG
Sau tháng 4.1975, đất nước đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết: kẻ thắng người thua, kẻ cũ người mới, bộ máy hành chánh mở rộng gấp đôi, khó khăn về mặt nhân sự càng tăng khi chủ nghĩa lý lịch chưa có dấu hiệu suy giảm. Nó vững mạnh nhất ở thành phần các cơ quan, đơn vị được gọi dưới cái tên “hành chánh sự nghiệp”, hoạt động với sự bao cấp toàn diện của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, vào nửa đầu thập niên 1980, từ cái trớn của các công ty XNK và tinh thần cởi mở phần nào của cấp lãnh đạo TPHCM, một số đơn vị được thành lập không bám vào bầu sữa ngân sách mà tự đứng trên đôi chân của mình. Tại những nơi đó, hiệu quả hoạt động là trên hết, nên chủ nghĩa lý lịch phải nhường bước cho những tuyển chọn công tâm dựa vào năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng của người công chức đối với những nhiệm vụ đặt ra.
Một trong những đơn vị tiêu biểu cho hoạt động tự lập theo cách trên là Xí nghiệp xây lắp Đại Dương, trụ sở đặt tại quận 4 – TPHCM. Vào nửa đầu thập niên 1980, xí nghiệp nằm dưới sự điều hành của ông Charles Đức hay Ba Đức (Nguyễn Văn Đức). Ông là phu quân của nữ nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết mà trước 1975, nhiều tờ báo tại miền Nam gọi là “cải lương chi bảo”. Nghe đâu trước 1975, ông Đức là đảng viên hải ngoại của đảng c.... s.. Việt Nam, có lẽ vì thế mà cách quản lý nhân sự của ông rất thoáng chăng?
Dù muốn dù không, với chức năng của một xí nghiệp xây lắp, tự thu, tự chi, hoạt động gần như hoàn toàn có tính kỹ thuật, bộ máy nhân sự của xí nghiệp phài bao gồm những chuyên viên trong lãnh vực xây dựng, lắp đặt thiết bị, máy móc.
Một sự tình cờ khá trớ trêu là những người làm việc gần gũi nhất với ông Giám đốc Charles Đức lúc bấy giờ lại là … bạn đồng môn của tôi, một thành phần công chức mà hầu hết đều có dịp sống trong các trại cải tạo! Phó Giám đốc xí nghiệp, anh Lữ T.L., là cựu sinh viên QGHC khóa 14; Trợ lý Giám đốc, anh Trần C.L. là cựu sinh viên QGHC khóa 11. Lạ lùng nhất, Phòng tổ chức vốn là bộ phận “trung kiên” nhất của một đơn vị, lại có Trưởng phòng là anh Trần Q.T., cựu sinh viên QGHC khóa 12! Ngoài ra, tại văn phòng xí nghiệp, tôi còn biết có anh Đèo C.M., cựu sinh viên QGHC khóa 17.
Vào những năm 1984-1985, thỉnh thoảng tôi ghé Xí nghiệp xây lắp Đại Dương thăm anh L., vừa là bạn đồng môn QGHC, vừa là bạn học suốt 3 năm trung học đệ nhị cấp (cấp 3). Tại đây, tôi chứng kiến cách làm việc gần gũi, chan hòa giữa Giám đốc và các phụ tá.
Bộ phận chuyên môn của xí nghiệp chia thành các đội công tác mà hầu hết đội trưởng, đội phó là những kỹ sư, cán sự thuộc các ngành công chánh, kiến thiết, điện lực…, làm việc trong chế độ cũ, không ít người trở về từ các trại cải tạo. Khoảng năm 1985, một trong những công tác quan trọng mà xí nghiệp được lãnh đạo thành phố giao thi công là Nhà hát quận 10, một kiến trúc khá bề thế so với qui mô xây dựng lúc bấy giờ.
Khoảng giữa năm 1986, tôi bắt đầu bận rộn với công việc mới ở một xí nghiệp XNK, ông Charles Đức được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty XNK thành phố (Imexco), tôi không có thì giờ theo dõi hoạt động của Xí nghiệp xây lắp Đại Dương nữa.
Qua những năm tháng này, điều đọng lại trong tôi là cung cách sử dụng con người mạnh dạn và có hiệu quả của bà Ba Thi, của ông Charles Đức, và nhiều người nữa, vào thời điểm mà cái mới và cái cũ đan xen nhau, chủ nghĩa lý lịch còn gieo rắc nhiều ngang trái đến đau lòng, và trường hợp cậu học trò Nguyễn Mạnh Huy, thi đậu nhiều trường đại học với số điểm cao mà vẫn không được nhập học mấy năm liền là một vì dụ tiêu biểu.
Một nước Nhật tan hoang sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), phải đầu hàng vô điều kiện, vậy mà 15 năm sau đã có mặt trên thị trường thế giới, có đủ điều kiện để tổ chức Thế vận hội Tokyo 1964 và xuất khẩu ra bốn bể năm châu những sản phẩm điện tử hàng đầu. Chúng ta đã thống nhất đất nước hơn 46 năm rồi, trong một thế giới tiến nhanh như vũ bão, chính những suy nghĩ giáo điều, rập khuôn và sự phân hóa lòng người đã kìm hãm đà đi lên của đất nước, ngăn cản nhiều cơ hội của những người thật sự muốn đóng góp cho xã hội.
Các bài viết sau sẽ xin kể lại đôi chút về một quãng đời riêng, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội. Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hi vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư đó những gì có ích chung cho mọi người.
Thân ái
Lê Nguyễn
24.12.2021
Thanked by 1 Member:
|
|
#284
Gửi vào 29/12/2021 - 14:24
HỒI ỨC CỦA MỘT TRÍ THỨC CŨ TRONG XÃ HỘI MỚI SAU 1975
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay thuộc về một quá khứ đã xa. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ có được một chút nhận biết về một thời kỳ đất nước còn trải qua nhiều khó khăn, gian khổ…
***
III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG
Từ bài viết này trở đi, hồi ức mang dấu ấn cá nhân nhiều hơn, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Vì thế không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội. Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hi vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư này những gì có ích lợi chung cho mọi người.
1) NHỮNG “PHÓ THƯỜNG DÂN”
Tháng 4.1982, khi tôi trở về với cuộc sống xã hội, bỏ lại sau lưng những năm tháng nhục nhằn, thì cũng là lúc quãng thời gian từ 30 đến 40 tuổi mà nhiều người cho là thời kỳ sung mãn nhất của một đời người cũng sắp kết thúc. Giống như một vận động viên đã dành gần trọn tuổi thanh xuân leo lên lưng chừng một ngọn núi cao và bỗng trượt tay rơi xuống đáy vực, năm 1982 ấy, tôi lóp ngóp bò lên theo đúng cụm từ mà nhiều người gọi là “bắt đầu từ con số âm”.
Không có hộ khẩu, không có quyền công dân vốn là những điều kiện tối thiểu dành cho một con người bình thường nhất trong xã hội, những người đồng cảnh ngộ với tôi phải phấn đấu cật lực, phải đổ mồ hôi, và cả nước mắt, để bù đắp lại sự hi sinh từ nhiều năm qua của bao nhiêu người thân trong gia đình. Nguyễn Đình Quang (1940-2020), một người bạn thân của tôi sau này, là một người như thế.
Trước 1975, Quang là Thiếu tá Chánh võ phòng của Trung tướng Lữ Lan, Tổng thanh tra quân lực VNCH. Sau 6 năm tù cải tạo trở về, anh đã gom tiền mua chiếc xích lô đạp, đạp kiếm từng đồng bạc nhỏ. Song lực bất tòng tâm, sau một thời gian, đạp không nổi nữa, anh bán chiếc xích lô, mua xe ép nước mía, nhưng không còn đủ tiền để gắn thêm chiếc mô-tơ, lúc ấy giá khoảng một chỉ vàng.
Những năm 1982-1983, theo lời một người bạn chung, nhà Quang nghèo đến nỗi vợ anh vì ăn không đủ chất dinh dưỡng mà sinh bệnh lao phổi. Lúc đó, tôi đang có một việc làm kha khá, túi có chút tiền (sẽ xin kể sau), thương bạn, thỉnh thoảng buổi chiều đi làm về, tôi vào chợ mua một ký thịt heo, ghé lại anh, nói dối rằng tôi được công ty chia cho 2 ký thịt, san sẻ cho anh một ký. Anh vui vẻ nhận lấy ký thịt, thật tình, không thắc mắc, không sĩ diện. Anh biết tôi mệt mỏi sau một ngày làm việc, kêu con gái ép cho tôi ly nước mía “cây nhà lá vườn”. Tôi nhớ mãi hình ảnh cô bé hơn 10 tuổi, gầy gò, kéo không nổi tay quay, phải đu cả người lên để có thêm sức nặng cho tay quay chuyển động.
Khoảng năm 1993-1994, Quang được xuất cảnh theo diện HO, bắt đầu những năm tháng cực nhọc trên xứ người. Về sau, khi có dịp gặp lại nhau, Quang kể rằng trong những ngày mới qua Mỹ, một hôm anh được người bạn cũ ở gần đó dẫn đi ăn sò ở một quán ăn trong thị trấn. Giữa bữa ăn, anh chủ quán người Mỹ lại hỏi chuyện chơi:
- Ở Việt Nam anh làm gì?
- Tôi là sĩ quan quân đội, đi tù cải tạo về.
- Ồ, tôi là cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đây! Anh có việc làm chưa? Nếu chưa, anh đến làm với tôi cho vui
Thế là ngày hôm sau, Quang đến làm nghề công nhân cạy sò cho quán ăn đó, vớt vát chút thu nhập ban đầu cho gia đình.
Khoảng nửa năm sau, được tin người mẹ của anh ở quê nhà bị bệnh nặng, tôi đến thăm bà cụ. Từ lâu, người em gái của anh giấu những lá thư anh gửi về thăm gia đình, vì không muốn làm cho bà mẹ buồn thêm. Có mặt tôi, chị lấy một lá thư ra đọc, trong đó, Quang kể chuyện phải kiếm 2 job (việc làm) mới đủ sống, nửa khuya trên đường lái xe về nhà, lòng thật buồn vì nhớ quê nhà quay quắt. Người mẹ già nghe chưa hết lá thư đã khóc nức nở, tôi cũng không kìm được cảm xúc của mình.
Ở Mỹ, với những phấn đấu không ngừng, Quang đưa cuộc sống ngày một khá hơn, tìm được việc làm ở một hãng dầu khí, mặt khác lại được của “hoạnh tài” từ một hãng dầu khí khác. Theo lời kể của anh, hãng dầu khí này trả cho anh hàng tháng một khoản tiền 1.700 USD do một tình cờ, miếng đất trên có ngôi nhà của anh ở bang Louisiana nằm trên một túi dầu đang do hãng ấy khai thác. Đó là tính công tâm và thẳng thắn của người Mỹ, vì nếu họ không tự ý làm thế, anh cũng chẳng bao giờ biết mình có được cái may mắn đó.
Sau một thời gian khổ nhọc, gia đình Quang khá lên thấy rõ, con cái học hành nên người, bản thân anh cũng sống thanh thản hơn. Chỉ thương bà mẹ già đã không còn nữa! Khi còn sống, mỗi lần nhắc đến người con trai ly hương là bà khóc.
Một hôm Quang gọi tôi qua đường dây điện thoại, khoe rằng anh vừa sắm được một chiếc xe hơi mới. Ai cũng biết rằng anh em tù cải tạo khi xuất cảnh theo diện HO, những tháng năm đầu tiên, chỉ cần bỏ ra 2 -3 ngàn đô la là có được một chiếc xe hơi cà tàng làm chân bay nhảy. Vì thế, sắm được một chiếc xe hơi mới hơn 20 ngàn đô là điều đáng mừng, chứng tỏ bạn đã thoát qua thời kỳ gian khổ.
Nghe bạn báo tin vui, tôi đặt vấn đề:
- Chúc mừng ông, tôi muốn gửi đến ông một đề nghị, được không?
- Đề nghị gì ông cứ nói ….
- Tôi muốn ông mang chiếc xe ra garage gần nhà…
- Xe tôi mới toanh, ông bảo mang ra garage làm gì?
- Ông nhờ họ vẽ bên trong cửa xe hình ảnh một chiếc xích lô thật đẹp để đừng quên những ngày gian khó!!
Quang đáp lại đề nghị của tôi bằng một tràng cười dài bên kia đường dây viễn liên.
Với Nguyễn Đình Quang, tôi biết rằng chuyện xa quê hương đối với anh là điều bất đắc dĩ. Anh vẫn mang hoài một nỗi hoài hương sâu đậm nên vẫn thường về Việt Nam thăm nhà. Một hôm cô cháu gái gọi anh bằng cậu, nhà là nơi anh đến ở mỗi lần về thăm Việt Nam, gọi điện thoại cho tôi, hẹn tôi ra quán cà phê quen thuộc gặp cô vào sáng hôm sau.
Tôi giật mình vì cái hẹn bất ngờ này, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với cô gái mà tôi chưa từng gặp mặt, song đúng giờ hẹn, cũng thử ra quán để xem cô này định gì đây. Vừa bước vào quán, tôi đã thấy Quang ngồi lù lù ở đó, hai đứa cười vang với trò đùa đó của anh. Những lần anh về thăm nhà, buổi cà phê cuối cùng của hai người bạn xa nhau nửa bán cầu bao giờ cũng thật bùi ngùi, bao giờ nắm chặt tay tôi, Quang cũng rưng nước mắt!
Những năm 2018-2019, sức khỏe Quang đã suy yếu nhiều, song anh là người duy nhất gọi điện báo cho tôi về cái chết của người bạn chung, rất thân với Quang (Nguyễn Phú Huấn). Nhiều lần sau đó, anh chủ động gọi thăm tôi, giọng yếu ớt thấy rõ. Năm 2020, khi vừa đến Mỹ, tôi gọi cho Quang, con trai anh bắt máy trả lời, cho biết anh không còn nói được nữa. Mấy tháng sau, anh qua đời, để lại cho tôi một hình ảnh khó quên, hình ảnh gã cựu tù cải tạo gò lưng trên chiếc xích lô, mồ hôi trán chan hòa.
Cô bé gái con anh từng đu trên tay quay xe ép nước mía ngày nào, nay đã là một tiểu doanh nhân thành đạt, làm chủ một ngôi nhà trị giá hơn 700 ngàn USD trên đất Mỹ.
Mấy dòng hồi ức này là nén tâm hương gửi đến một người con đất Việt, rất yêu quê hương, khi sống chẳng thể dung thân trên xứ sở của mình, khi mất đi, phải gửi thân nơi xứ lạ quê người.
Lê Nguyễn
28.12.2021
Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay thuộc về một quá khứ đã xa. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ có được một chút nhận biết về một thời kỳ đất nước còn trải qua nhiều khó khăn, gian khổ…
***
III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG
Từ bài viết này trở đi, hồi ức mang dấu ấn cá nhân nhiều hơn, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Vì thế không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội. Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hi vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư này những gì có ích lợi chung cho mọi người.
1) NHỮNG “PHÓ THƯỜNG DÂN”
Tháng 4.1982, khi tôi trở về với cuộc sống xã hội, bỏ lại sau lưng những năm tháng nhục nhằn, thì cũng là lúc quãng thời gian từ 30 đến 40 tuổi mà nhiều người cho là thời kỳ sung mãn nhất của một đời người cũng sắp kết thúc. Giống như một vận động viên đã dành gần trọn tuổi thanh xuân leo lên lưng chừng một ngọn núi cao và bỗng trượt tay rơi xuống đáy vực, năm 1982 ấy, tôi lóp ngóp bò lên theo đúng cụm từ mà nhiều người gọi là “bắt đầu từ con số âm”.
Không có hộ khẩu, không có quyền công dân vốn là những điều kiện tối thiểu dành cho một con người bình thường nhất trong xã hội, những người đồng cảnh ngộ với tôi phải phấn đấu cật lực, phải đổ mồ hôi, và cả nước mắt, để bù đắp lại sự hi sinh từ nhiều năm qua của bao nhiêu người thân trong gia đình. Nguyễn Đình Quang (1940-2020), một người bạn thân của tôi sau này, là một người như thế.
Trước 1975, Quang là Thiếu tá Chánh võ phòng của Trung tướng Lữ Lan, Tổng thanh tra quân lực VNCH. Sau 6 năm tù cải tạo trở về, anh đã gom tiền mua chiếc xích lô đạp, đạp kiếm từng đồng bạc nhỏ. Song lực bất tòng tâm, sau một thời gian, đạp không nổi nữa, anh bán chiếc xích lô, mua xe ép nước mía, nhưng không còn đủ tiền để gắn thêm chiếc mô-tơ, lúc ấy giá khoảng một chỉ vàng.
Những năm 1982-1983, theo lời một người bạn chung, nhà Quang nghèo đến nỗi vợ anh vì ăn không đủ chất dinh dưỡng mà sinh bệnh lao phổi. Lúc đó, tôi đang có một việc làm kha khá, túi có chút tiền (sẽ xin kể sau), thương bạn, thỉnh thoảng buổi chiều đi làm về, tôi vào chợ mua một ký thịt heo, ghé lại anh, nói dối rằng tôi được công ty chia cho 2 ký thịt, san sẻ cho anh một ký. Anh vui vẻ nhận lấy ký thịt, thật tình, không thắc mắc, không sĩ diện. Anh biết tôi mệt mỏi sau một ngày làm việc, kêu con gái ép cho tôi ly nước mía “cây nhà lá vườn”. Tôi nhớ mãi hình ảnh cô bé hơn 10 tuổi, gầy gò, kéo không nổi tay quay, phải đu cả người lên để có thêm sức nặng cho tay quay chuyển động.
Khoảng năm 1993-1994, Quang được xuất cảnh theo diện HO, bắt đầu những năm tháng cực nhọc trên xứ người. Về sau, khi có dịp gặp lại nhau, Quang kể rằng trong những ngày mới qua Mỹ, một hôm anh được người bạn cũ ở gần đó dẫn đi ăn sò ở một quán ăn trong thị trấn. Giữa bữa ăn, anh chủ quán người Mỹ lại hỏi chuyện chơi:
- Ở Việt Nam anh làm gì?
- Tôi là sĩ quan quân đội, đi tù cải tạo về.
- Ồ, tôi là cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đây! Anh có việc làm chưa? Nếu chưa, anh đến làm với tôi cho vui
Thế là ngày hôm sau, Quang đến làm nghề công nhân cạy sò cho quán ăn đó, vớt vát chút thu nhập ban đầu cho gia đình.
Khoảng nửa năm sau, được tin người mẹ của anh ở quê nhà bị bệnh nặng, tôi đến thăm bà cụ. Từ lâu, người em gái của anh giấu những lá thư anh gửi về thăm gia đình, vì không muốn làm cho bà mẹ buồn thêm. Có mặt tôi, chị lấy một lá thư ra đọc, trong đó, Quang kể chuyện phải kiếm 2 job (việc làm) mới đủ sống, nửa khuya trên đường lái xe về nhà, lòng thật buồn vì nhớ quê nhà quay quắt. Người mẹ già nghe chưa hết lá thư đã khóc nức nở, tôi cũng không kìm được cảm xúc của mình.
Ở Mỹ, với những phấn đấu không ngừng, Quang đưa cuộc sống ngày một khá hơn, tìm được việc làm ở một hãng dầu khí, mặt khác lại được của “hoạnh tài” từ một hãng dầu khí khác. Theo lời kể của anh, hãng dầu khí này trả cho anh hàng tháng một khoản tiền 1.700 USD do một tình cờ, miếng đất trên có ngôi nhà của anh ở bang Louisiana nằm trên một túi dầu đang do hãng ấy khai thác. Đó là tính công tâm và thẳng thắn của người Mỹ, vì nếu họ không tự ý làm thế, anh cũng chẳng bao giờ biết mình có được cái may mắn đó.
Sau một thời gian khổ nhọc, gia đình Quang khá lên thấy rõ, con cái học hành nên người, bản thân anh cũng sống thanh thản hơn. Chỉ thương bà mẹ già đã không còn nữa! Khi còn sống, mỗi lần nhắc đến người con trai ly hương là bà khóc.
Một hôm Quang gọi tôi qua đường dây điện thoại, khoe rằng anh vừa sắm được một chiếc xe hơi mới. Ai cũng biết rằng anh em tù cải tạo khi xuất cảnh theo diện HO, những tháng năm đầu tiên, chỉ cần bỏ ra 2 -3 ngàn đô la là có được một chiếc xe hơi cà tàng làm chân bay nhảy. Vì thế, sắm được một chiếc xe hơi mới hơn 20 ngàn đô là điều đáng mừng, chứng tỏ bạn đã thoát qua thời kỳ gian khổ.
Nghe bạn báo tin vui, tôi đặt vấn đề:
- Chúc mừng ông, tôi muốn gửi đến ông một đề nghị, được không?
- Đề nghị gì ông cứ nói ….
- Tôi muốn ông mang chiếc xe ra garage gần nhà…
- Xe tôi mới toanh, ông bảo mang ra garage làm gì?
- Ông nhờ họ vẽ bên trong cửa xe hình ảnh một chiếc xích lô thật đẹp để đừng quên những ngày gian khó!!
Quang đáp lại đề nghị của tôi bằng một tràng cười dài bên kia đường dây viễn liên.
Với Nguyễn Đình Quang, tôi biết rằng chuyện xa quê hương đối với anh là điều bất đắc dĩ. Anh vẫn mang hoài một nỗi hoài hương sâu đậm nên vẫn thường về Việt Nam thăm nhà. Một hôm cô cháu gái gọi anh bằng cậu, nhà là nơi anh đến ở mỗi lần về thăm Việt Nam, gọi điện thoại cho tôi, hẹn tôi ra quán cà phê quen thuộc gặp cô vào sáng hôm sau.
Tôi giật mình vì cái hẹn bất ngờ này, không hiểu chuyện gì đang xảy ra với cô gái mà tôi chưa từng gặp mặt, song đúng giờ hẹn, cũng thử ra quán để xem cô này định gì đây. Vừa bước vào quán, tôi đã thấy Quang ngồi lù lù ở đó, hai đứa cười vang với trò đùa đó của anh. Những lần anh về thăm nhà, buổi cà phê cuối cùng của hai người bạn xa nhau nửa bán cầu bao giờ cũng thật bùi ngùi, bao giờ nắm chặt tay tôi, Quang cũng rưng nước mắt!
Những năm 2018-2019, sức khỏe Quang đã suy yếu nhiều, song anh là người duy nhất gọi điện báo cho tôi về cái chết của người bạn chung, rất thân với Quang (Nguyễn Phú Huấn). Nhiều lần sau đó, anh chủ động gọi thăm tôi, giọng yếu ớt thấy rõ. Năm 2020, khi vừa đến Mỹ, tôi gọi cho Quang, con trai anh bắt máy trả lời, cho biết anh không còn nói được nữa. Mấy tháng sau, anh qua đời, để lại cho tôi một hình ảnh khó quên, hình ảnh gã cựu tù cải tạo gò lưng trên chiếc xích lô, mồ hôi trán chan hòa.
Cô bé gái con anh từng đu trên tay quay xe ép nước mía ngày nào, nay đã là một tiểu doanh nhân thành đạt, làm chủ một ngôi nhà trị giá hơn 700 ngàn USD trên đất Mỹ.
Mấy dòng hồi ức này là nén tâm hương gửi đến một người con đất Việt, rất yêu quê hương, khi sống chẳng thể dung thân trên xứ sở của mình, khi mất đi, phải gửi thân nơi xứ lạ quê người.
Lê Nguyễn
28.12.2021
Thanked by 1 Member:
|
|
#285
Gửi vào 02/01/2022 - 21:08
“BÁC GIẢNG”, NHẠC SĨ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH GIỮA XÓM ĐẠO ÔNG TẠ
Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân Việt Nam”, “Mừng ngày Đản sanh”… tên Ngô Văn Giảng, sinh năm 1924, kém ba tôi bốn tuổi. Nhưng không chỉ nhà tôi, cả xóm đều kính trọng gọi là “bác Giảng” dù khi cả nhà dọn về ở cạnh nhà tôi từ năm 1969, bác mới 45 tuổi. Ba tôi quý mến, thỉnh thoảng nói mẹ tôi sang mời bác dùng cơm trưa. Bác cười nhẹ nhàng nhận lời và ăn uống chừng mực, rất thanh nhã, điềm đạm.
1. Chưa tới 50, tóc bác đã khá lơ thơ, nhưng da dẻ, khuôn mặt bác hồng hào đẹp lắm; cười và ăn nói luôn nhỏ nhẹ và chậm rãi, đúng một vị giáo sư khuôn mẫu. Khi ở cạnh nhà tôi, bác là giáo sư dạy nhạc ở trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện thành phố H.C.M), hoạt động ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình Sài Gòn và soạn hòa âm cho hai hãng đĩa Asia, Sóng Nhạc.
Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên Việt Nam cộng hòa bổ nhiệm nhạc sĩ Văn Giảng làm trưởng Phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, phụ trách học vấn các trường âm nhạc ở Sài Gòn, Huế và Cao đẳng Mỹ thuật.
Trước đó, ông là giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Mậu Thân 1968 nổ ra, nhiều người Huế thiệt mạng, trong đó có bạn thân của ông là Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa. Dù yêu Huế đến thắt ruột thắt gan, ông và gia đình như một số gia đình Huế khác vẫn đành phải cắn răng chia tay Huế, chia tay “Từ Đàm quê hương tôi” vô Sài Gòn.
Nói cắn răng là thật, vì trước đó, Sài Gòn từng là nơi ông tìm đến thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân. Sau khi thi đậu Anh văn ở Hội Việt Mỹ, ông tu nghiệp âm nhạc ở Hawaii và Bloomington (Mỹ). Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó, về Việt Nam, ông vẫn quay trở về với Huế của mình chứ không ở Sài Gòn. Huế vốn là nơi ông từng là giáo sư âm nhạc ở trường Hàm Nghi, Quốc học và trường sư phạm tiểu học. Khi ấy, ông mới ngoài 30 tuổi; chạy xe máy Zunndapp của Đức nổ bịch bịch, vang cả sân trường vốn yên tĩnh. Tu nghiệp về, ông được bổ nhiệm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Ở Huế, ông có núi Ngự, có sông Hương, con sông mà có lần ông chia sẻ với một học trò khi nghe hỏi nghịch ngợm trên con đò Thừa Phủ: “Thưa thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?”: “Đối với tôi, sông Tương là sông Hương”.
“Ai về sông Tương” của ông làm năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt như tà áo dài tím Huế mà có lẽ thanh niên nam nữ Việt cả nước thập niên 1950 – 1960 không ai không biết với lời nhạc ngay từ đầu đã vang lên mượt mà: “Ai có về bên bến sông Tương - Nhắn người duyên dáng tôi thương - Bao ngày ôm mối tơ vương…”.
Sáng tác xong, nhạc sĩ chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Chỉ vài hôm sau, nhạc phẩm này vang lên tha thiết trên đài Pháp Á Hà Nội qua giọng ca của nhạc sĩ – ca sĩ Mạnh Phát. Ngay lập tức, rúng động tơ lòng cả nước. "Ai về sông Tương" lập kỷ lục tái bản thời đó với sáu lần in thêm chỉ trong tháng đầu tiên; được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc Việt hay nhất năm 1949.
Nhạc sĩ Lê Dinh kể: “Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế (xin đừng lẫn lộn với nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ở Sài Gòn do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo làm giám đốc) in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó.
Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Nghe vậy hay vậy, không cần phải trả lời. Nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài "Ai Về sông Tương", không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó.
(…) Sau nhiều lần được nghe bài "Ai Về Sông Tương" quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai về sông Tương" là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai.
Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi và thấy bản thảo bài "Ai Về Sông Tương" với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà Văn Giảng và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu Blues tha thướt trong tay để mà ngân nga cho đỡ thương đỡ nhớ những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó”.
Nói cho ngay, tình khúc để đời này không vô tình xuất hiện đâu. Mười năm sau, 1959, ông kể với học trò Hàm Nghi của mình: Thời trai trẻ, ông ở Thành nội và yêu một cô gái ở Kim Long, vùng đất “có gái mỹ miều - Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”. Duyên không thành vì gia đình nho phong của nàng không thiện cảm với nghệ sĩ âm nhạc, xướng ca… Một hôm, chàng đi xem xinê ở rạp Tân Tân, gần cầu Trường Tiền, bất ngờ hàng ghế trước có một cô bé tóc dài vóc dáng, mùi hương tóc thoang thoảng mùi hoa ngâu, gợi nhớ cô bạn Kim Long xưa. Chàng bỏ suất chiếu, đạp chiếc xe đạp Dura Mercier dọc bờ sông Hương về nhà ở Thành Nội. Dòng sông Hương như dòng sông Tương trong bài thơ “Trường tương tư” chàng vốn thuộc lòng: “Quân tại Tương giang đầu - Thiếp tại Tương giang vĩ…” (Anh ở đầu sông Tương – Em ở cuối sông Tương…). Về tới nhà, nhạc phẩm “Ai về sông Tương được chàng viết xong chỉ trong mười lăm phút.
Chàng nhạc sĩ Huế ấy lãng mạn đến như vậy đó.
2. Trước khi quyết định mua nhà khu trung tâm Ông Tạ cạnh nhà tôi, gia đình bác Giảng mướn nhà trong một con hẻm ở đường Trương Minh Ký gần đó, vùng ven Ông Tạ, vừa ở vừa dạy nhạc. Về nhà mới, bác cũng mở lớp dạy nhiều loại đàn, luyện ca và sáng tác.
Gia đình bác Giảng có ba con trai tên (gọi ở nhà) là anh Thức (tên thật là Ngô Văn Cảnh), Hùng (bằng tuổi tôi - Ngô Văn Thành), Lộc (sau tôi hai, ba tuổi – Ngô Văn Tài) và bốn gái: chị Oanh, chị Hoa, chị Thư, chị Trang. Cả nhà đều mộ đạo, Phật tử rất thuần thành. Tối tối, nhà bác khép cửa. Vang nhẹ ra ngoài tiếng gõ mõ tụng kinh của hai bác ở gian phòng trong, cách gian ngoài một tấm màn. Có lần, tôi lén nhìn qua cửa sắt để tìm thằng Hùng, con bác, cùng lứa chơi đùa với tôi, thấy cả nhà bác mặc áo lam Phật tử, nghiêm cẩn tụng kinh gõ mõ thỉnh chuông, nghe như hát, hay và bình yên lắm.
Nhà bác Giảng có thể nói là nề nếp, gia phong nhất xóm Đại Lợi của tôi. Hàng xóm hiếm khi nghe ai trong nhà lớn giọng. Ai cũng ăn nói nhỏ nhẻ, chậm rãi, đi lại nhẹ nhàng. Các anh chị đều chí thú học hành. Chỉ hai thằng con trai của bác cùng lứa với trẻ con trong xóm là Hùng và Lộc hay mò ra ngoài chơi đủ trò với đám trẻ con Ông Tạ xóm tôi: đánh cù, “dích” (vít) hình, tạt lon, đá dế… Đi chơi quá giờ, bác Giảng trai vốn gương mặt hồng hào, khi giận càng hồng hơn. Nhưng cũng chỉ nghiêm mặt, nghiêm giọng gọi về. Chị Thư học Y, sắp ra trường và lấy chồng mà có lỗi vẫn bị bác Giảng trai bắt quỳ trước cửa. Tôi he hé nhìn sang thấy chị răm rắp tuân theo, đầu cúi, mắt rân rấn nước. Sau 1975, chị Thư ra trường, là bác sĩ, mở phòng mạch ở nhà. Chị Oanh xuất gia đầu Phật, làm ni. Anh Thức chả hề bi da, cà phê cà pháo, tán láo như nhiều đám trai trong xóm…
Bác Giảng gái nhỏ thó, gương mặt hiền ơi là hiền, hay cười và cười rất lành, trang nhã. Khi nào bác trai nghiêm mặt, lớn giọng xíu là lo lo cho con, nói khe khẽ với hai con trai: “Về nhanh, ba giận”. Vậy thôi. Có lần nghe bác Giảng hơi lớn tiếng một chút, mẹ tôi bảo chúng tôi nho nhỏ: “Chúng mày chơi vừa thôi. Đừng có mà rủ rê thằng Hùng, thằng Lộc hư hỏng đầu đường xó chợ như chúng mày”.
Khi ở đây, tôi thấy bác đi làm, về nhà rất đúng giờ. Về hơn một năm, một lần, thấy bác vắng nhà khá lâu, hàng xóm hơi lạ. Mãi về sau mới biết bác là chỉ huy Đoàn Văn nghệ Việt Nam cộng hòa với cả trăm nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ (ban Vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban Vũ cổ truyền Đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế EXPO 70 tại Osaka, Nhật.
Tôi chơi thân với Hùng do bằng tuổi tôi, chân chất, cũng suyễn như tôi mà nặng hơn. Có lúc uống thuốc gì đó, cả người nó phù lên; bấm vô tay chân, da thịt nó lõm vô một hồi mới trồi ra lại. Lộc kém tuổi tôi, hơi láu cá, chơi bắn bi, đánh cù... mà không cảnh giác là nó... qua mắt. Chơi với nó, đố đứa nào ăn gian được.
Bà con trong xóm ai cũng biết bác là tác giả bài “Hoa cài mái tóc” rôm rả cả miền Nam lúc ấy: “Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc – Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình...”. Và chỉ biết vậy chứ nhà bác chẳng bao giờ nói đến. Ai khen, hai bác chỉ cười nhẹ, mắt nheo nheo gật đầu cảm ơn.
Khi bác đã về ở Ông Tạ và tuy có chức có danh nhưng kinh tế gia đình có vẻ eo hẹp. Mua nhà xong, cơ bản căn nhà một trệt một gác gỗ cũ cũng không sửa sang gì mấy, nhỏ bé và lọt thỏm trong xóm. Vô nhà bác chơi, tôi thấy đồ đạc không có gì nhiều, quý giá nhất có lẽ là chiếc tủ gỗ đặt bên một cạnh tường nhà, trên là bàn thờ Phật. Ngôi nhà hơi hẹp, chủ cũ xây chung tường với nhà tôi. Bác về đây vài tháng, năm 1969 đúng lúc nhà tôi đập bỏ ngôi nhà ngói Tây, một trệt một gác gỗ cũ để xây nhà bê tông; bỏ tường chung, xây một tường riêng mới. Nhà tôi xây xong, bác sang bảo với ba tôi, rụt rè xin đập tường chung, nhờ tường mới của nhà tôi. Nhà tôi vốn chiều ngang ban đầu gần năm mét, hai nhà hai bên, trong đó có nhà bác chỉ chừng hơn hai mét rưỡi. Ba tôi vốn quý bác, gật đầu liền. Thế là nhà bác rộng thêm hai tấc (20 cm). Tờ giấy cam đoan viết tay xin nhờ tường này của bác hiện tôi vẫn còn giữ.
Cảnh nhà bác thanh bạch. Khu Ông Tạ vốn buôn bán sầm uất, nhà ai cũng mở cửa tiệm buôn bán nhưng bác chỉ chuyên tâm dạy nhạc cho nhà nước, lương ba cọc ba đồng. Sau giờ làm nhà việc, về nhà, tối bác dạy nhạc, treo tấm bảng nhỏ xíu, vài học trò, thu nhập thêm chắc cũng chẳng bao nhiêu. Cũng có người tiếc nhà bác mặt tiền, không buôn bán uổng. Bác chỉ gật gật đầu, nheo nheo mắt cười vui.
Vậy nên khi bác viết trong “Hoa cài mái tóc”: “Tình mình nghèo người đời khen chê - Ta thương nhau giữ trọn tình quê” là viết thật đó, dù trước đó, khi rời Huế vô Đô thành Sài Gòn, hẳn gia đình cũng ít nhiều hy vọng: “Về Thành đô anh mua áo cưới - Ta thương nhau xây dựng ngày mai”.
Nhưng cả nhà không bao giờ than thở, cứ thanh bần vậy mà sạch. Một hôm, nhạc sĩ nối tiếng Châu Kỳ, cũng người Huế, hơn bác một tuổi ghé chơi, cám cảnh, bày cho bác cách… kiếm tiền ở Sài Gòn: sáng tác những ca khúc đáp ứng thị hiếu đa số khán giả bình thường. Gu dân Sài Gòn vốn không phức tạp. Thế là “Hoa cài mái tóc”, “Tình em biển rộng sông dài”, “Thư người chiến binh”, “Có thế thôi”… ra mắt. Nhạc của một nhạc sĩ Huế vang khắp hang cùng ngõ hẻm, ấn hành hàng vạn bản. Tên tuổi Thông Đạt ai ai cũng biết. Hai ca sĩ Ông Tạ là Giang Tử, Duy Khánh lúc ấy cũng hát vang trên đài, trên sân khấu. Sau này, một ca sĩ Ông Tạ khác là Đàm Vĩnh Hưng cũng thể hiện nhạc phẩm này khá sôi động.
Riêng đám trẻ con trong xóm thì lén gào lên: “Mẹ Việt Nam mắt lồi mắt toét…”. Có lần nghe tôi gào lên như vậy, ba tôi trừng mắt, giơ roi. Bác nghe, chỉ cười đôn hậu, có vẻ… vui vui. Hẳn bác biết trẻ con là vậy. Chả là hồi làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường sư phạm tiểu học, bác từng sáng tác, in cả một tập nhạc thiếu nhi tên “Hát mà học” với mười ca khúc: Đến trường, Chơi ná, Chê trò xấu nết, Mèo chuột, Tham mồi, Gương sáng Lê Lai, Quang Trung hùng ca, Trăng Trung thu, Chúc xuân và Tạm biệt.
Hai bác vốn yêu trẻ con, không bao giờ gọi trẻ con là thằng này đứa nọ. Có lần cúng xong, bác đứng ở cửa nhà mình, vẫy tay gọi tôi: “Công ơi, lại đây…” và cho tôi mấy trái chuối ngự cau Huế, trái nhỏ đều, ngọt và rất thơm, vỏ vàng xanh rất đẹp. Chắc ai đó từ Huế gởi vô biếu bác.
3. Cả nhà bác Huế lắm và chắc chắn yêu Huế vô cùng, tận cùng thuần thành với Phật và vô cùng lãng mạn với nhạc. Năm 18 tuổi, chàng thanh niên Văn Giảng đã tập hòa nhạc với các bạn Huế của mình, sau này đều là các nhạc sĩ nổi tiếng: Nguyễn Văn Thương, Lê Quang Nhạc. 20 tuổi, chàng trai ấy cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba khởi xướng và phát triển nền Phật nhạc tại Huế. Lớn lao như vậy mà sau 1975, khi biết tôi có vài bài thơ thiếu nhi đăng báo, bác khuyến khích: “Công giỏi quá. Hồi bằng tuổi Công, bác không được như vậy đâu”. Bác Giảng của xóm tôi như vậy đó, nghệ sĩ lớn một cách sang trọng, rất Huế.
Bác sang trọng, nghệ sĩ từ máu thịt khi nhà bác vốn dòng dõi trung lưu, có truyền thống về âm nhạc tại Huế. Ông nội của bác là một nhạc sĩ cổ nhạc. Từ nhỏ, cậu bé Văn Giảng đã mê nhạc, tập chơi mandolin, guitar… Có lần, vô nhà bác, tôi thấy có cả khung đàn tranh của các chị…
Tuy nhiên, nhận xét của ông Tăng Duyệt: “Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi” không phải không có sự thực khi phần lớn những nhạc phẩm ban đầu của ông thuộc thể loại hùng ca như “Thúc quân” (1949), “Đêm Mê Linh” (1951), “Quân hành ca” (1951)... Riêng bài “Lục quân Việt Nam” (1950) thì lính tráng thời Quốc gia Việt Nam lẫn Việt Nam cộng hòa không ai không thuộc nhạc phẩm rộn rã này, ít nhất là lời mở đầu:
“Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…”.
Thời thanh niên ai chẳng sôi nổi nên cũng không lạ, dù tâm tính, cõi lòng của vị nhạc sĩ uyên thâm Phật học này thật sự thuộc về nhà Phật. Biệt danh của ông cũng thể hiện điều này, như Thông Đạt từ việc ghép pháp danh Nguyên Thông của bác và Tâm Đạt của bác gái. Nhạc phẩm “Mừng ngày Đản Sanh” của bác đến giờ vẫn là ca khúc chính thức cho lễ Phật đản Việt Nam.
Lãng mạn, tình cảm, đạo pháp nên gia đình bác sống hiền hòa, nhẫn nhịn. Sau 1975, bác mang bỏ trước cửa hàng chục khuôn in nhạc của bác, đúc chì gắn trên đế gỗ dày gần chục phân (cm). Có cả bản in “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”... Tôi tiếc, lén ra ôm về nhà giấu trong gầm cầu thang. Sau phường soát văn hóa phẩm đồi trụy, tàn dư chế độ cũ dữ quá, ba tôi sợ, mang ra chẻ củi. (Giờ mà còn, hẳn nhiều người chèo kéo mua lại chứ chẳng chơi).
4. Sau 1975, gia đình bác càng im lặng. Giữa những tiếng đọc kinh tối của xóm đạo Ông Tạ, tiếng tụng kinh gõ mõ nhẹ như ru của gia đình bác vẫn thoảng nhẹ, êm ả hàng đêm. Chỉ hai thằng con trai cuối của bác là Hùng với Lộc là đi sinh hoạt thiếu nhi với tôi. Bốn, năm giờ sáng, đám trẻ con khu tôi réo từng nhà “Hùng ơi, Lộc ơi, tập thể dục…”. Bác gái xịch cửa sắt cho con ra, cười vui với đám trẻ. Các anh chị vẫn học hành bình thường, có chị học Y, quen một anh cùng trường. Thỉnh thoảng anh ấy ghé nhà, xem ra cũng hiền lành, chơn chất.
Năm 1980, Hùng vào một trường cao đẳng. Học đâu chưa xong năm nhất, bỗng một hôm, cả xóm không thấy bác trai và Hùng đâu. Mẹ tôi bảo: “Khéo bác ấy đi vượt biên”. Thời buổi ấy, vượt biên không phải là chuyện lạ và từ kính trọng của hàng xóm với gia đình bác, không ai nói gì.
Vài năm sau, bác bảo lãnh bác gái và các anh chị đi Úc. Riêng một chị là ni sư một chùa nào đó ở Sài Gòn mà tôi không rõ ở lại; được nhà nước giải quyết cho ở ngôi nhà ấy với tư cách thuê của nhà nước. Thỉnh thoảng gia đình bên Úc gởi quà về cho con gái là ni sư này. Trong đó, bác nói con gái mang sang biếu mẹ tôi vài chai dầu xanh Con Ó.
Có một chị họ hàng với một quan chức trong thành phố biết chuyện, hồi năm 2000, 2001 gì đó tôi không nhớ, bảo tôi: “Anh Công xin sang lại hợp đồng thuê nhà ấy đi, rồi từ từ, tụi em sẽ đề nghị hóa giá nhà cho anh”. Mẹ tôi bảo: “Nhà bác Giảng, ai muốn sang thì sang; nhà mình với nhà bác xóm giềng với nhau, không được làm vậy”.
Khi định cư ở Úc, bác vẫn dạy nhạc và sáng tác như hồi ở cạnh nhà tôi, chủ yếu Phật nhạc. Hai vợ chồng yêu thương nhau cả đời. Bác Giảng mất ngày 9-5-2013 ở thành phố Footscray, bang Victoria, Úc. Tám ngày sau, 17-5-2013, bác Giảng gái đau tim sau khi rải cốt tro bác trai trên biển, đưa vào bệnh viện thì mất. Tro cốt bác gái cũng được rải xuống biển. Tình của hai bác hệt như lời nhạc bác viết: “Tình em biển rộng sông dài”.
Chỉ buồn một điều, có lẽ cũng là tâm nguyện của hai bác: giá mà tro cốt hai bác được hòa vô dòng sông Hương quê nhà, lững lờ chảy êm đềm bên chùa Từ Đàm quê xưa của bác…
“Ai có về bên bến sông Tương - Nhắn người duyên dáng tôi thương - Bao ngày ôm mối tơ vương…”.
Cù Mai Công
31/12/2021
Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân Việt Nam”, “Mừng ngày Đản sanh”… tên Ngô Văn Giảng, sinh năm 1924, kém ba tôi bốn tuổi. Nhưng không chỉ nhà tôi, cả xóm đều kính trọng gọi là “bác Giảng” dù khi cả nhà dọn về ở cạnh nhà tôi từ năm 1969, bác mới 45 tuổi. Ba tôi quý mến, thỉnh thoảng nói mẹ tôi sang mời bác dùng cơm trưa. Bác cười nhẹ nhàng nhận lời và ăn uống chừng mực, rất thanh nhã, điềm đạm.
1. Chưa tới 50, tóc bác đã khá lơ thơ, nhưng da dẻ, khuôn mặt bác hồng hào đẹp lắm; cười và ăn nói luôn nhỏ nhẹ và chậm rãi, đúng một vị giáo sư khuôn mẫu. Khi ở cạnh nhà tôi, bác là giáo sư dạy nhạc ở trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện thành phố H.C.M), hoạt động ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình Sài Gòn và soạn hòa âm cho hai hãng đĩa Asia, Sóng Nhạc.
Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên Việt Nam cộng hòa bổ nhiệm nhạc sĩ Văn Giảng làm trưởng Phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, phụ trách học vấn các trường âm nhạc ở Sài Gòn, Huế và Cao đẳng Mỹ thuật.
Trước đó, ông là giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế. Mậu Thân 1968 nổ ra, nhiều người Huế thiệt mạng, trong đó có bạn thân của ông là Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa. Dù yêu Huế đến thắt ruột thắt gan, ông và gia đình như một số gia đình Huế khác vẫn đành phải cắn răng chia tay Huế, chia tay “Từ Đàm quê hương tôi” vô Sài Gòn.
Nói cắn răng là thật, vì trước đó, Sài Gòn từng là nơi ông tìm đến thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân. Sau khi thi đậu Anh văn ở Hội Việt Mỹ, ông tu nghiệp âm nhạc ở Hawaii và Bloomington (Mỹ). Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó, về Việt Nam, ông vẫn quay trở về với Huế của mình chứ không ở Sài Gòn. Huế vốn là nơi ông từng là giáo sư âm nhạc ở trường Hàm Nghi, Quốc học và trường sư phạm tiểu học. Khi ấy, ông mới ngoài 30 tuổi; chạy xe máy Zunndapp của Đức nổ bịch bịch, vang cả sân trường vốn yên tĩnh. Tu nghiệp về, ông được bổ nhiệm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Ở Huế, ông có núi Ngự, có sông Hương, con sông mà có lần ông chia sẻ với một học trò khi nghe hỏi nghịch ngợm trên con đò Thừa Phủ: “Thưa thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?”: “Đối với tôi, sông Tương là sông Hương”.
“Ai về sông Tương” của ông làm năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt như tà áo dài tím Huế mà có lẽ thanh niên nam nữ Việt cả nước thập niên 1950 – 1960 không ai không biết với lời nhạc ngay từ đầu đã vang lên mượt mà: “Ai có về bên bến sông Tương - Nhắn người duyên dáng tôi thương - Bao ngày ôm mối tơ vương…”.
Sáng tác xong, nhạc sĩ chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Chỉ vài hôm sau, nhạc phẩm này vang lên tha thiết trên đài Pháp Á Hà Nội qua giọng ca của nhạc sĩ – ca sĩ Mạnh Phát. Ngay lập tức, rúng động tơ lòng cả nước. "Ai về sông Tương" lập kỷ lục tái bản thời đó với sáu lần in thêm chỉ trong tháng đầu tiên; được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc Việt hay nhất năm 1949.
Nhạc sĩ Lê Dinh kể: “Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế (xin đừng lẫn lộn với nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ở Sài Gòn do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo làm giám đốc) in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó.
Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Nghe vậy hay vậy, không cần phải trả lời. Nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài "Ai Về sông Tương", không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó.
(…) Sau nhiều lần được nghe bài "Ai Về Sông Tương" quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai về sông Tương" là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai.
Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi và thấy bản thảo bài "Ai Về Sông Tương" với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà Văn Giảng và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu Blues tha thướt trong tay để mà ngân nga cho đỡ thương đỡ nhớ những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó”.
Nói cho ngay, tình khúc để đời này không vô tình xuất hiện đâu. Mười năm sau, 1959, ông kể với học trò Hàm Nghi của mình: Thời trai trẻ, ông ở Thành nội và yêu một cô gái ở Kim Long, vùng đất “có gái mỹ miều - Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”. Duyên không thành vì gia đình nho phong của nàng không thiện cảm với nghệ sĩ âm nhạc, xướng ca… Một hôm, chàng đi xem xinê ở rạp Tân Tân, gần cầu Trường Tiền, bất ngờ hàng ghế trước có một cô bé tóc dài vóc dáng, mùi hương tóc thoang thoảng mùi hoa ngâu, gợi nhớ cô bạn Kim Long xưa. Chàng bỏ suất chiếu, đạp chiếc xe đạp Dura Mercier dọc bờ sông Hương về nhà ở Thành Nội. Dòng sông Hương như dòng sông Tương trong bài thơ “Trường tương tư” chàng vốn thuộc lòng: “Quân tại Tương giang đầu - Thiếp tại Tương giang vĩ…” (Anh ở đầu sông Tương – Em ở cuối sông Tương…). Về tới nhà, nhạc phẩm “Ai về sông Tương được chàng viết xong chỉ trong mười lăm phút.
Chàng nhạc sĩ Huế ấy lãng mạn đến như vậy đó.
2. Trước khi quyết định mua nhà khu trung tâm Ông Tạ cạnh nhà tôi, gia đình bác Giảng mướn nhà trong một con hẻm ở đường Trương Minh Ký gần đó, vùng ven Ông Tạ, vừa ở vừa dạy nhạc. Về nhà mới, bác cũng mở lớp dạy nhiều loại đàn, luyện ca và sáng tác.
Gia đình bác Giảng có ba con trai tên (gọi ở nhà) là anh Thức (tên thật là Ngô Văn Cảnh), Hùng (bằng tuổi tôi - Ngô Văn Thành), Lộc (sau tôi hai, ba tuổi – Ngô Văn Tài) và bốn gái: chị Oanh, chị Hoa, chị Thư, chị Trang. Cả nhà đều mộ đạo, Phật tử rất thuần thành. Tối tối, nhà bác khép cửa. Vang nhẹ ra ngoài tiếng gõ mõ tụng kinh của hai bác ở gian phòng trong, cách gian ngoài một tấm màn. Có lần, tôi lén nhìn qua cửa sắt để tìm thằng Hùng, con bác, cùng lứa chơi đùa với tôi, thấy cả nhà bác mặc áo lam Phật tử, nghiêm cẩn tụng kinh gõ mõ thỉnh chuông, nghe như hát, hay và bình yên lắm.
Nhà bác Giảng có thể nói là nề nếp, gia phong nhất xóm Đại Lợi của tôi. Hàng xóm hiếm khi nghe ai trong nhà lớn giọng. Ai cũng ăn nói nhỏ nhẻ, chậm rãi, đi lại nhẹ nhàng. Các anh chị đều chí thú học hành. Chỉ hai thằng con trai của bác cùng lứa với trẻ con trong xóm là Hùng và Lộc hay mò ra ngoài chơi đủ trò với đám trẻ con Ông Tạ xóm tôi: đánh cù, “dích” (vít) hình, tạt lon, đá dế… Đi chơi quá giờ, bác Giảng trai vốn gương mặt hồng hào, khi giận càng hồng hơn. Nhưng cũng chỉ nghiêm mặt, nghiêm giọng gọi về. Chị Thư học Y, sắp ra trường và lấy chồng mà có lỗi vẫn bị bác Giảng trai bắt quỳ trước cửa. Tôi he hé nhìn sang thấy chị răm rắp tuân theo, đầu cúi, mắt rân rấn nước. Sau 1975, chị Thư ra trường, là bác sĩ, mở phòng mạch ở nhà. Chị Oanh xuất gia đầu Phật, làm ni. Anh Thức chả hề bi da, cà phê cà pháo, tán láo như nhiều đám trai trong xóm…
Bác Giảng gái nhỏ thó, gương mặt hiền ơi là hiền, hay cười và cười rất lành, trang nhã. Khi nào bác trai nghiêm mặt, lớn giọng xíu là lo lo cho con, nói khe khẽ với hai con trai: “Về nhanh, ba giận”. Vậy thôi. Có lần nghe bác Giảng hơi lớn tiếng một chút, mẹ tôi bảo chúng tôi nho nhỏ: “Chúng mày chơi vừa thôi. Đừng có mà rủ rê thằng Hùng, thằng Lộc hư hỏng đầu đường xó chợ như chúng mày”.
Khi ở đây, tôi thấy bác đi làm, về nhà rất đúng giờ. Về hơn một năm, một lần, thấy bác vắng nhà khá lâu, hàng xóm hơi lạ. Mãi về sau mới biết bác là chỉ huy Đoàn Văn nghệ Việt Nam cộng hòa với cả trăm nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ (ban Vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban Vũ cổ truyền Đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế EXPO 70 tại Osaka, Nhật.
Tôi chơi thân với Hùng do bằng tuổi tôi, chân chất, cũng suyễn như tôi mà nặng hơn. Có lúc uống thuốc gì đó, cả người nó phù lên; bấm vô tay chân, da thịt nó lõm vô một hồi mới trồi ra lại. Lộc kém tuổi tôi, hơi láu cá, chơi bắn bi, đánh cù... mà không cảnh giác là nó... qua mắt. Chơi với nó, đố đứa nào ăn gian được.
Bà con trong xóm ai cũng biết bác là tác giả bài “Hoa cài mái tóc” rôm rả cả miền Nam lúc ấy: “Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc – Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình...”. Và chỉ biết vậy chứ nhà bác chẳng bao giờ nói đến. Ai khen, hai bác chỉ cười nhẹ, mắt nheo nheo gật đầu cảm ơn.
Khi bác đã về ở Ông Tạ và tuy có chức có danh nhưng kinh tế gia đình có vẻ eo hẹp. Mua nhà xong, cơ bản căn nhà một trệt một gác gỗ cũ cũng không sửa sang gì mấy, nhỏ bé và lọt thỏm trong xóm. Vô nhà bác chơi, tôi thấy đồ đạc không có gì nhiều, quý giá nhất có lẽ là chiếc tủ gỗ đặt bên một cạnh tường nhà, trên là bàn thờ Phật. Ngôi nhà hơi hẹp, chủ cũ xây chung tường với nhà tôi. Bác về đây vài tháng, năm 1969 đúng lúc nhà tôi đập bỏ ngôi nhà ngói Tây, một trệt một gác gỗ cũ để xây nhà bê tông; bỏ tường chung, xây một tường riêng mới. Nhà tôi xây xong, bác sang bảo với ba tôi, rụt rè xin đập tường chung, nhờ tường mới của nhà tôi. Nhà tôi vốn chiều ngang ban đầu gần năm mét, hai nhà hai bên, trong đó có nhà bác chỉ chừng hơn hai mét rưỡi. Ba tôi vốn quý bác, gật đầu liền. Thế là nhà bác rộng thêm hai tấc (20 cm). Tờ giấy cam đoan viết tay xin nhờ tường này của bác hiện tôi vẫn còn giữ.
Cảnh nhà bác thanh bạch. Khu Ông Tạ vốn buôn bán sầm uất, nhà ai cũng mở cửa tiệm buôn bán nhưng bác chỉ chuyên tâm dạy nhạc cho nhà nước, lương ba cọc ba đồng. Sau giờ làm nhà việc, về nhà, tối bác dạy nhạc, treo tấm bảng nhỏ xíu, vài học trò, thu nhập thêm chắc cũng chẳng bao nhiêu. Cũng có người tiếc nhà bác mặt tiền, không buôn bán uổng. Bác chỉ gật gật đầu, nheo nheo mắt cười vui.
Vậy nên khi bác viết trong “Hoa cài mái tóc”: “Tình mình nghèo người đời khen chê - Ta thương nhau giữ trọn tình quê” là viết thật đó, dù trước đó, khi rời Huế vô Đô thành Sài Gòn, hẳn gia đình cũng ít nhiều hy vọng: “Về Thành đô anh mua áo cưới - Ta thương nhau xây dựng ngày mai”.
Nhưng cả nhà không bao giờ than thở, cứ thanh bần vậy mà sạch. Một hôm, nhạc sĩ nối tiếng Châu Kỳ, cũng người Huế, hơn bác một tuổi ghé chơi, cám cảnh, bày cho bác cách… kiếm tiền ở Sài Gòn: sáng tác những ca khúc đáp ứng thị hiếu đa số khán giả bình thường. Gu dân Sài Gòn vốn không phức tạp. Thế là “Hoa cài mái tóc”, “Tình em biển rộng sông dài”, “Thư người chiến binh”, “Có thế thôi”… ra mắt. Nhạc của một nhạc sĩ Huế vang khắp hang cùng ngõ hẻm, ấn hành hàng vạn bản. Tên tuổi Thông Đạt ai ai cũng biết. Hai ca sĩ Ông Tạ là Giang Tử, Duy Khánh lúc ấy cũng hát vang trên đài, trên sân khấu. Sau này, một ca sĩ Ông Tạ khác là Đàm Vĩnh Hưng cũng thể hiện nhạc phẩm này khá sôi động.
Riêng đám trẻ con trong xóm thì lén gào lên: “Mẹ Việt Nam mắt lồi mắt toét…”. Có lần nghe tôi gào lên như vậy, ba tôi trừng mắt, giơ roi. Bác nghe, chỉ cười đôn hậu, có vẻ… vui vui. Hẳn bác biết trẻ con là vậy. Chả là hồi làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường sư phạm tiểu học, bác từng sáng tác, in cả một tập nhạc thiếu nhi tên “Hát mà học” với mười ca khúc: Đến trường, Chơi ná, Chê trò xấu nết, Mèo chuột, Tham mồi, Gương sáng Lê Lai, Quang Trung hùng ca, Trăng Trung thu, Chúc xuân và Tạm biệt.
Hai bác vốn yêu trẻ con, không bao giờ gọi trẻ con là thằng này đứa nọ. Có lần cúng xong, bác đứng ở cửa nhà mình, vẫy tay gọi tôi: “Công ơi, lại đây…” và cho tôi mấy trái chuối ngự cau Huế, trái nhỏ đều, ngọt và rất thơm, vỏ vàng xanh rất đẹp. Chắc ai đó từ Huế gởi vô biếu bác.
3. Cả nhà bác Huế lắm và chắc chắn yêu Huế vô cùng, tận cùng thuần thành với Phật và vô cùng lãng mạn với nhạc. Năm 18 tuổi, chàng thanh niên Văn Giảng đã tập hòa nhạc với các bạn Huế của mình, sau này đều là các nhạc sĩ nổi tiếng: Nguyễn Văn Thương, Lê Quang Nhạc. 20 tuổi, chàng trai ấy cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba khởi xướng và phát triển nền Phật nhạc tại Huế. Lớn lao như vậy mà sau 1975, khi biết tôi có vài bài thơ thiếu nhi đăng báo, bác khuyến khích: “Công giỏi quá. Hồi bằng tuổi Công, bác không được như vậy đâu”. Bác Giảng của xóm tôi như vậy đó, nghệ sĩ lớn một cách sang trọng, rất Huế.
Bác sang trọng, nghệ sĩ từ máu thịt khi nhà bác vốn dòng dõi trung lưu, có truyền thống về âm nhạc tại Huế. Ông nội của bác là một nhạc sĩ cổ nhạc. Từ nhỏ, cậu bé Văn Giảng đã mê nhạc, tập chơi mandolin, guitar… Có lần, vô nhà bác, tôi thấy có cả khung đàn tranh của các chị…
Tuy nhiên, nhận xét của ông Tăng Duyệt: “Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi” không phải không có sự thực khi phần lớn những nhạc phẩm ban đầu của ông thuộc thể loại hùng ca như “Thúc quân” (1949), “Đêm Mê Linh” (1951), “Quân hành ca” (1951)... Riêng bài “Lục quân Việt Nam” (1950) thì lính tráng thời Quốc gia Việt Nam lẫn Việt Nam cộng hòa không ai không thuộc nhạc phẩm rộn rã này, ít nhất là lời mở đầu:
“Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…”.
Thời thanh niên ai chẳng sôi nổi nên cũng không lạ, dù tâm tính, cõi lòng của vị nhạc sĩ uyên thâm Phật học này thật sự thuộc về nhà Phật. Biệt danh của ông cũng thể hiện điều này, như Thông Đạt từ việc ghép pháp danh Nguyên Thông của bác và Tâm Đạt của bác gái. Nhạc phẩm “Mừng ngày Đản Sanh” của bác đến giờ vẫn là ca khúc chính thức cho lễ Phật đản Việt Nam.
Lãng mạn, tình cảm, đạo pháp nên gia đình bác sống hiền hòa, nhẫn nhịn. Sau 1975, bác mang bỏ trước cửa hàng chục khuôn in nhạc của bác, đúc chì gắn trên đế gỗ dày gần chục phân (cm). Có cả bản in “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”... Tôi tiếc, lén ra ôm về nhà giấu trong gầm cầu thang. Sau phường soát văn hóa phẩm đồi trụy, tàn dư chế độ cũ dữ quá, ba tôi sợ, mang ra chẻ củi. (Giờ mà còn, hẳn nhiều người chèo kéo mua lại chứ chẳng chơi).
4. Sau 1975, gia đình bác càng im lặng. Giữa những tiếng đọc kinh tối của xóm đạo Ông Tạ, tiếng tụng kinh gõ mõ nhẹ như ru của gia đình bác vẫn thoảng nhẹ, êm ả hàng đêm. Chỉ hai thằng con trai cuối của bác là Hùng với Lộc là đi sinh hoạt thiếu nhi với tôi. Bốn, năm giờ sáng, đám trẻ con khu tôi réo từng nhà “Hùng ơi, Lộc ơi, tập thể dục…”. Bác gái xịch cửa sắt cho con ra, cười vui với đám trẻ. Các anh chị vẫn học hành bình thường, có chị học Y, quen một anh cùng trường. Thỉnh thoảng anh ấy ghé nhà, xem ra cũng hiền lành, chơn chất.
Năm 1980, Hùng vào một trường cao đẳng. Học đâu chưa xong năm nhất, bỗng một hôm, cả xóm không thấy bác trai và Hùng đâu. Mẹ tôi bảo: “Khéo bác ấy đi vượt biên”. Thời buổi ấy, vượt biên không phải là chuyện lạ và từ kính trọng của hàng xóm với gia đình bác, không ai nói gì.
Vài năm sau, bác bảo lãnh bác gái và các anh chị đi Úc. Riêng một chị là ni sư một chùa nào đó ở Sài Gòn mà tôi không rõ ở lại; được nhà nước giải quyết cho ở ngôi nhà ấy với tư cách thuê của nhà nước. Thỉnh thoảng gia đình bên Úc gởi quà về cho con gái là ni sư này. Trong đó, bác nói con gái mang sang biếu mẹ tôi vài chai dầu xanh Con Ó.
Có một chị họ hàng với một quan chức trong thành phố biết chuyện, hồi năm 2000, 2001 gì đó tôi không nhớ, bảo tôi: “Anh Công xin sang lại hợp đồng thuê nhà ấy đi, rồi từ từ, tụi em sẽ đề nghị hóa giá nhà cho anh”. Mẹ tôi bảo: “Nhà bác Giảng, ai muốn sang thì sang; nhà mình với nhà bác xóm giềng với nhau, không được làm vậy”.
Khi định cư ở Úc, bác vẫn dạy nhạc và sáng tác như hồi ở cạnh nhà tôi, chủ yếu Phật nhạc. Hai vợ chồng yêu thương nhau cả đời. Bác Giảng mất ngày 9-5-2013 ở thành phố Footscray, bang Victoria, Úc. Tám ngày sau, 17-5-2013, bác Giảng gái đau tim sau khi rải cốt tro bác trai trên biển, đưa vào bệnh viện thì mất. Tro cốt bác gái cũng được rải xuống biển. Tình của hai bác hệt như lời nhạc bác viết: “Tình em biển rộng sông dài”.
Chỉ buồn một điều, có lẽ cũng là tâm nguyện của hai bác: giá mà tro cốt hai bác được hòa vô dòng sông Hương quê nhà, lững lờ chảy êm đềm bên chùa Từ Đàm quê xưa của bác…
“Ai có về bên bến sông Tương - Nhắn người duyên dáng tôi thương - Bao ngày ôm mối tơ vương…”.
Cù Mai Công
31/12/2021
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Văn khấn cổ truyền Việt Nam |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | danhkiem |
|
||
Truyện thần tiên- Cát Hồng |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | danhkiem |
|
||
Túc Kê Linh Quái (Phương pháp coi giò gà bí truyền) - Hồ Quang |
Tủ Sách | administrator |
|
||
Michelle Obama BẢO VỆ Gus Walz sau Khoảnh khắc DNC lan truyền với Bố Tim Walz |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Tử vi Nam Phái chân truyền tiếng Trung quốc, bên trung quốc truyền, rất hiếm |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
Dòng Họ (dòng di truyền) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
16 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 16 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |