Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#256 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/10/2021 - 21:23

KIẾN TRÚC SƯ TRẦN ĐÌNH QUYỀN VÀ BỆNH VIỆN VÌ DÂN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

“ MỘT “ MẪU NGHI THIÊN HẠ “ VỪA RỜI THẾ GIỚI CHÚNG TA VỀ CHỐN BÌNH YÊN.
Bà NGUYỄN THỊ MAI ANH (1931-2020)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phu nhân tổng thống NVT, nhũ danh Nguyễn Thị Mai Anh vừa qua đời ngày 17 tháng 10 năm 2021. Nhắc đến bà, chúng ta sẽ nhớ ngay đến BỆNH VIỆN VÌ DÂN mà bà là người khởi xướng dựng xây một nơi chữa bệnh cho dân nghèo. Khi nhắc đến bệnh viện này, chúng ta cũng không thể quên Kiến Trúc Sư Trần Đình Quyền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, người đã biến giấc mơ xây dựng bệnh viện của bà trở thành hiện thực
Tọa lạc trên một khu đất rộng 3 hecta ngã tư Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8) và Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt), tức ngã tư Bảy Hiền. Bệnh viện Vì Dân được xây dựng hoàn toàn bằng tiền quyên góp từ thiện. Là một bệnh viện tư nhân nhưng được điều hành như một bệnh viện công
Ngày 17 tháng 8 năm 1970 là ngày đặt viên đá đầu tiên. Nhờ vào uy tín của bà Mai Anh nên bệnh viện đã được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước,nên việc xây cất bệnh viện đã tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng không ngờ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AI ĐÃ THIẾT KẾ BỆNH VIỆN VÌ DÂN
Trần Đình Quyền là một người con xứ Huế, ông sinh năm 1932, thi đậu Đại Học Y Khoa Saigon nhưng khi học năm thứ nhất , ông cảm thấy không thích hợp với ngành này vì không kềm chế được bình tĩnh và cảm xúc khi mổ thực tập nhưng sinh vật nhỏ bé. Nhận ra điều này , ông thuyết phục gia đình để thi lại vào Đại Học Kiến Trúc Saigon . Ông trở thành sinh viên Kiến Trúc ngay năm sau đấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sau khi ra trường hai năm, ông biết UNICEF và Bộ Y tế Saigon có học bổng sáu tháng về nâng cao kỹ năng thiết kế bệnh viện, ông chợt nghĩ biết đâu cũng là cơ duyên để phục vụ bệnh nhân như mục đích học tập ban đầu của mình nên mạnh dạn nộp đơn và thật bất ngờ , ông được chọn.
Sau khi được chọn, một trong những điều kiện bắt buộc là phải phục vụ cho Bộ Y Tế trong vòng 10 năm, và ông đã chấp thuận yêu cầu này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CHUYỆN XUI RỦI ĐÃ TRỞ THÀNH MAY MẮN
Khi đang thực tập tại bệnh viện ,chẳng may ông bị té gẫy chân. Đang là thực tập sinh trở thành bệnh nhân dài ngày trong bệnh viện, lo lắng nhưng không bi quan, ông biến những ngày nằm bệnh viện là những ngày quan sát.
Ông xem thử bệnh nhân cần gì khi phải nằm bệnh viện, bác sĩ, y tá cần gì để đáp ứng công việc nhanh lẹ phục vụ bệnh nhân tốt hơn dưới con mắt của bệnh nhân kiến trúc sư

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sau thời gian nằm bệnh viện, một tin vui đến với ông khi UNICEF cấp cho ông học bổng hai năm tại đại học Columbia (Newyork) để lấy Master ngành Kiến Trúc Bệnh Viện với chi phí 40,000USD cho hai năm học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi thành tài về nước, ông ôm ấp hoài bão sẽ xây dựng những bệnh viện sao cho phù hợp với khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của Việt Nam, một đất nước còn rất nghèo và lạc hậu so với thế giới bên ngoài.
Ông suy nghĩ , phân tích hệ thống đặc trưng bệnh viện của Pháp đã xây dựng tại Việt Nam để thấy những chi tiết không còn phù hợp như kết cấu phân tán gây mệt mỏi , mất thì giờ cho bệnh nhân khi khám tổng quát vì các khu chữa bệnh rải rác từng nơi. Tốn rất nhiều thời gian cho việc vận chuyển thức ăn, thuốc men đến bệnh nhân. Khu bác sĩ và y tá tách biệt với bệnh nhân nên thật nguy hiểm khi bệnh nhân lúc cần đến bác sĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hệ thống bệnh viện Mỹ lại khác hẳn , đặc trưng của bệnh viện Mỹ lại là tập trung. Khiến bác sĩ và y tá cũng như khi bệnh nhân cần đến nhiều chuyên khoa,sẽ được đáp ứng cấp thời. Bệnh nhân không phải di chuyển nhiều để đến những nơi cần đến. Thức ăn cũng như , thuốc men, vật phẩm y tế cũng dễ dàng đến được với bệnh nhân mà không phải tốn nhiều thì giờ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đúng vào khoảng thời gian ấy, ông được bà Nguyễn Thị Mai Anh mời thiết kế bệnh viện Vì Dân, ông rất vui mừng và để hết tâm trí vào công việc thiết kế này
Cũng trong lúc ấy, một nhóm kiến trúc sư Mỹ chê bai thiết kế của kiến trúc sư Trần Đình Quyền, kèm theo đề nghị xin thiết kế , xây dựng bệnh viện này và lời hứa tài trợ của một Hội Thánh Tin Lành là 1.200.000 USD cho việc xây dựng bệnh viện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QUYẾT ĐỊNH TUYỆT VỜI & ĐÚNG LÚC
Khi biết chuyện, kiến trúc sư Trấn Đình Quyền xin rút lui với lý do:
“Thưa bà, tôi xin rút. Không phải vì tôi e ngại gì họ, mà bởi vì nếu họ làm thì ngân quỹ có thêm hơn 1 triệu USD trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay”.
…Và bà Mai Anh cuối cùng đã có một quyết định thật sáng suốt:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

“ BV của Hội Phụ nữ một quốc gia mà lại để cho người ngoại quốc làm thì không ra sao”.
Chính vì quyết định này, chúng ta đã có một bệnh viện Vì Dân thật tuyệt vời, mặc dù được xây từ tiền từ thiện với đủ thứ nguyên vật liệu ai cho cũng nhận… đơn cử một công ty triển lãm vật liệu xây dựng Nhật Bản, khi hết triển lãm tại Việt Nam, cho toàn bộ hàng mẫu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bệnh viện được thiết kế không cần phải sử dụng nhiều ánh sáng đèn điện và máy lạnh nhưng vẫn sáng trưng và mát lạnh vì sử dụng toàn bộ ánh sáng trời. Dùng nhiều bông gió để hứng gió thiên nhiên nhưng vẫn cản được nắng cũng như tránh hướng tây cho khỏi nắng nóng. Nhà vệ sinh được đặt phía bên ngoài để tránh mùi và lây nhiễm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chính tổng thống NVT và phu nhân là người đã cắt băng khánh thành bệnh viện vào ngày 20 tháng 3 năm 1973. Hôm đó có mặt tổng trưởng Y tế Saigon Trần Lữ Y.
(Tôi có một vinh hạnh khi còn là thiếu niên vào thăm cha ở bệnh viện Chợ Rẫy năm 71, có diện kiến ông Trần Lữ Y, khi ông đang hướng dẫn sinh viên thực tập. Ông cao, to, miền Nam, giọng nói sang sảng. Sở dĩ tôi nhớ vì cha tôi nói tên ông là LOUIS)
Bệnh viện Vì Dân được xem là bệnh viện hiện đại và tân tiến nhất lúc bấy giờ, gồm 400 giường bệnh và sau này là cả ngàn giường bệnh nhưng vẫn hoạt động rất tốt với nhiều phân khoa :
Khoa Ngoại và Nội trú, khoa giải phẫu, xét nghiệm, tai mũi họng, quang tuyến, nhãn khoa, khoa nhi đồng, nhà thuốc tây…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ thành công xây dựng bệnh viện này của ông, UNICEF đã có cái nhìn xác đáng về kiến trúc và xây dựng tại miền Nam Việt Nam và cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều khi giao cho người Việt Nam đảm nhận những công trình lớn tại miền Nam Việt Nam...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 19/10/2021 - 21:31


Thanked by 2 Members:

#257 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7331 Bài viết:
  • 16909 thanks

Gửi vào 19/10/2021 - 22:33

Cùng thời nhưng tôi thú thực chua biết Ông Quyền nấy là BS mà lại đi học thêm KTS hồi đó . Y khoa 6 năm sau mới đ học KT khoảng 1955 .

#258 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 19/10/2021 - 23:47

ông Tân con giới thiệu ông lon nước uống rất tốt cho sức khỏe
star kombucha , 16$ 6 lon mua ở amazon
còn ở vn thì 25k 1 lon

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


con thích vị ổi hồng , tuy nhiên con mua tất cả các vị uống thử siêu ngon

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#259 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7331 Bài viết:
  • 16909 thanks

Gửi vào 20/10/2021 - 01:49

Tôi chỉ ăn cơm, cá, thịt, nước đun sôi, nước trà sáng . Không bia, không rượu . Không uống một loại nước nào khác có hơi như coca-cola . Hồi xưa tôi đi học mẹ tôi bới cơm trong mo cau chỉ có cơm vá 1 con cá bống trứng kho mặn (mo cau là cái gì ? mo cau là bẹ của cây cau, lột bỏ phần cứng ở ngoài, còn phần ruột ở trong mềm, dẽo dùng bới com bới) . Lớn lên tôi chỉ ăn những gì mẹ tôi nấu, không ăn những thứ khác cho đến bây giờ . Con lươn, con ốc không biết ăn .

Thanked by 6 Members:

#260 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 20/10/2021 - 20:14

mẹ ko thể sống mãi với mình , ông Tân phải trưởng thành thôi , ko thể 81 tuổi vẫn xem baby shark đc
mẹ ko nấu mình sẽ phải tự nấu thôi
con cũng ko thích ăn đồ biển cả với sông ngòi trai hến cua ốc cá lươn trạch tôm tép , con ko ăn bao h hết

nc này ko phải có gas như coke mà nó là lên men tự nhiên qua con sinh vật scoby

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 20/10/2021 - 20:21


#261 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 20/10/2021 - 20:25

ông Tân biết ăn cá
con ko biết ăn cá
nhiều ng bảo sao ko ăn cá mà con vẫn thông minh , chắc là do gene

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#262 Alone13

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 502 Bài viết:
  • 266 thanks

Gửi vào 20/10/2021 - 20:42

=))))))))))))))

Hài hahahaaa

Con quý cụ Tân lắm á

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Con không cười cụ đâu -___-

Con cười cái khác, con nói không cụ hiểu lầm con

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cười như con điên =)))

X biết thế nào nữa, chết dở !

Sửa bởi Alone13: 20/10/2021 - 20:53


#263 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/10/2021 - 15:22

Về vua Đồng Khánh rất đáng được khen cho việc làm sau đây

Đó là theo Đại Nam Thực Lục Tập 9, Đệ Lục Kỷ Quyển I, Năm ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên [1885], mùa thu, tháng 8, lúc lên ngôi vua, ngài Cảnh Tông đã cho ban ra bài Chiếu với 12 điều, mà trong đó có 3 điều sau đấy rất đáng để ý:

****

1. Từ ngày 17 tháng 6, năm Tự Đức thứ 36 trở về sau, đến mờ sáng ngày 11 tháng 8 năm Hàm Nghi nguyên niên trở về trước, không cứ bị can khoản gì, phạm tội gì (trừ tội làm giặc ăn cướp, không phải kê khai) ở Kinh thì do bộ Hình ; ở ngoài các tỉnh do quan địa phương, đều khai danh sách tâu lên, đợi chuẩn cho khoan xá và cho truy phục chức hàm.

2. Các người Man, Lạp, trước chia đi an trí làm dân, làm nô ở các tỉnh từ Hữu kỳ trở vào Nam, trừ người nào hễ đã thành sản nghiệp tình nguyện lưu ở đấy ra, còn thì đều tha cho về quê cũ yên nghiệp.

3. Từ mờ sáng ngày 11 tháng 8 năm Hàm Nghi nguyên niên trở về trước, phàm những người thân thuộc bị tội lây, khi nào người chính phạm đã bị xử trị và đã chết rồi, thì thân thuộc kẻ ấy, không cứ đã bắt được và đã ra thú hay chưa, đều tha cho tội lây ấy.

****

Như thế xem ra, với điều 1, với việc vua mới sẽ tỏ ra lượng ân hồng, xem ra là điều thường thấy trong sử.

Và với điều 2, nó cho chúng ta biết, là đến luôn thời ngài Đồng Khánh, người Việt vẫn còn giữ tình trạng nô lệ và vua đã xuống lệnh tha cho những người nô lệ đấy chứ.

Và với điều 3, thì với những thân nhân của những người đã phạm tội, thì nếu tội phạm mất rồi, thì họ không còn bị truy xét gì nữa. Đây là một việc trọng đại, vì xem ra những trường hợp như gia đình ngài Phạm Thận Duật, được sống sót để mà còn con cháu sau này, là do lệnh này đấy chứ.

Nên không hiểu vua Đồng Khánh ngài đã "bù nhìn" ra sao, nhưng xem ra, ngài cho ngay 3 lệnh này ra, là đã giúp cho bao nhiêu gia đình được thoát nạn, bạn đồng ý không ?

Sao không ai khen ngài nhỉ ? Mà chỉ toàn chê ngài Đồng Khánh là "bù nhìn" ?

Mà vua "bù nhìn" nhưng cứu dân như thế, có hơn là vua "anh hùng" mà đi tới đâu cũng bắt lính và đánh nhau cả bao nhiêu chục năm không ?

Và đáng ngờ nhất, là chắc là dòng họ ngài Phạm Thận Duật này, nhờ có chiếu trên của vua Đồng Khánh, mà họ mới có thể lập bài vị, mới có thể còn con cháu để mà thờ cúng đời đời đấy chứ ? Ấy thế mà làm thế nào, mà theo bài viết của thầy Trần Việt Ngạc >>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, "Một năm sau(1886), tin dữ mới về đến quê nhà.Thân nhân cụ Vọng Sơn làm lễ chiêu hồn nhập liệm rồi an tang tại Yên Mô, Ninh Bình(3).Văn bia do thông gia là tú tài Vũ Kế Xuân soạn, được khắc trên hai tấm đá.Bia khắc xong nhưng chẳng được dựng vì "động thời văn".Nội dung bia có lời lẽ chống thực dân và không chịu đề niên hiệu Đồng Khánh(2).Hai mặt bia đã khắc được dán úp mặt vào nhau và đặt dưới gốc thông trên đầu mộ.Bí mật " bia gốc thông" chỉ vài người trong gia tộc biết mà thôi.".

Ơ hay, với một ông vua cứu mạng cho cả dòng họ mình, và một chính quyền Pháp họ OK với những điều trong tờ Chiếu của vị vua "bù nhìn" này (mà có khi là chính người Pháp đề nghị cũng nên), làm thế nào mà dòng họ Phạm lẫn cụ thông gia tú tài Vũ Kế Xuân lại đâm ra thù ghét người Pháp và vua Đồng Khánh như thế nhỉ ?

Có ai bao giờ mà một vị vua cứu mạng cho bao nhiêu người, mà lại đâm ra oán vua như thế không ?

Có một dân tộc nào, mà vua lên ngôi ban lệnh như thế, nhưng chưa ai bao giờ viết ra những điều này, mà toàn hùa nhau chê vua Đồng Khánh là "bù nhìn" hoài không ?

Mà vua "bù nhìn" nhưng lại ra được bài Chiếu cứu dân như thế, xem ra các cụ "yêu nước" nhà ta, mà đến nay tư tưởng Quốc Cộng thù hằn còn đầy ra đó, xem ra còn phải học hỏi từ vị vua "bù nhìn" này lắm nhỉ ?

Và chắc là sự đối xử như thế này của dòng họ Phạm dành cho vua Đồng Khánh, đáng bị / được xét lại lắm nhỉ ? Vì có khi thời ấy vua Đồng Khánh mà biết thế, ngài cứ cho tru di tam tộc là xong, vì đó là quyền của ngài mà đúng không ?

Hay chính vì ngài như thế nên mới có chân đế mạng làm vua, dù chỉ là "bù nhìn" ?

Còn cụ Phạm Thân Duật thì tới thế kỷ 21, lại có mình (Brian Wu) hỏi là làm sao mà cụ có thể là một sĩ phu yêu nước như người Việt ca tụng cụ được nhỉ ?

Thanks

Brian Wu

Thanked by 1 Member:

#264 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/10/2021 - 13:49

NHỮNG GIÒNG CUỐI CHO “Người muôn năm cũ”
October 22, 2021: Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống NVT. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.
Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai.
Buổi chiều hôm ấy ông nói nên đi ngủ sớm cho đỡ mệt sau chuyến bay dài từ Washington, DC và nói là sáng hôm sau thì cứ thủng thẳng lúc nào dậy cũng được.
Sáng hôm sau, từ trên tầng thứ hai xuống nhà, chúng tôi thấy ông đang đọc báo. Còn bà thì loay hoay trong bếp. Chỉ mấy phút sau đã thấy hai tô hủ tiếu đúng hương vị miền Nam và cà phê thơm phức bày trên bàn. Bà Thiệu là người Mỹ Tho mà hủ tiếu Mỹ Tho thì ngon có tiếng.
Bà mời chúng tôi tới ăn cho nóng. Khi hỏi sao bà không cùng ăn thì bà nói: “Tôi ăn rồi, để cho hai ông dễ nói chuyện.” Câu nói giản dị nhưng phản ảnh thật rõ cái lối sống của bà trong suốt thời gian 10 năm ông là người lãnh đạo của VNCH. Chúng tôi không biết nhiều nhưng có cảm tưởng là bà luôn luôn xa cách, không xen vào chính trị, vào những công việc của ông, chỉ đứng sau để lo cho gia đình và tham gia vào công việc xã hội. Trong thời gian chúng tôi làm việc ở Dinh Độc Lập thì ít khi thấy bà xuất hiện, kể cả khi Tổng Thống Thiệu tiếp khách xã giao ngoại quốc.
Ngồi xuống bàn ăn buổi sáng hôm ấy, thấy ông hết còn căng thẳng như những buổi ăn sáng hồi Tháng Ba, Tháng Tư năm trước. Chỉ hơn một năm không gặp mà thấy ông cũng có phần già đi, tuy phong độ vẫn còn chững chạc như ngày còn tại chức. Còn bà thì hầu như không thay đổi. Vẫn trẻ trung, vẫn dịu dàng, nồng ấm.
Lưu lại nhà ông bà cả tuần lễ, chúng tôi bắt đầu bằng những câu chuyện vui vui về các món ăn bên Anh, bên Mỹ, nhiều khi không hợp khẩu vị. “Tổng thống còn nhớ cái món ‘pín voi hầm thuốc bắc’ không,” tôi hỏi. Ông hỏi lại là tôi ăn món ấy bao giờ? Khi tôi nhắc là ăn trong bữa tiệc mừng sinh nhật của ông cuối năm 1974 gần ven sông Sài Gòn, ông nhớ ngay và phá ra cười: “Ừ thì họ nói là pín voi chứ tôi cũng chẳng biết là pín gì.”
Trong bữa cơm chiều, bà Thiệu cho ăn canh chua, cá kho tộ. Năm 1976 thì ở London cũng chưa có chợ búa Việt Nam nên bà phải cố gắng thì mới có được gia vị để nấu ăn. Hình như là phải nhờ người từ bên Pháp gửi sang. Bà nói ông thích ăn canh chua nấu với lá me non như mẹ ông thường nấu ở Phan Rang, nhưng “làm sao tôi tìm được lá me non ở bên Anh.” Để làm cho ông vui, tôi gợi ý nói đến một đề tài mà ông rất ưa thích: hải sản, làng chài và ngư nghiệp ở Việt Nam. Ông kể lại những kỷ niệm đi câu cá ở sông Sài Gòn và đôi khi câu được cả cá thu ở ngoài Côn Sơn.
Bệnh viện Vì Dân
Còn bà thì hay nói đến bệnh viện Vì Dân. Đối với bà thì đây là một niềm vui lớn và nó còn ghi dấu ấn trong tâm trí. Đây cũng là một di sản quý hóa mà bà để lại cho người dân, nhất là những người nghèo. Chúng tôi đã có dịp tới thăm nhà thương này và thấy nó được xây cất theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị rất hiện đại, với 400 giường bệnh. Người khám bệnh và chữa bệnh luôn được miễn phí. Các bác sĩ, y sĩ, y tá được chọn lọc cẩn thận. Ngoài ra, lại còn những sinh viên y, dược, xung phong làm việc từ thiện.
Bà kể là sở dĩ nảy ra ý muốn xây một bệnh viện là vì bà hay vào nhà thương Chợ Rẫy thăm bệnh nhân. Nhiều khi thấy hai người phải chen chúc nhau nằm trên một cái giường nhỏ, làm bà hết sức mủi lòng. Vì vậy, bà bỏ ra nhiều công sức đi vận động để xây nhà thương như là một bước đầu để cải thiện nền y tế Việt Nam.
Tài trợ cho bệnh viện này hoàn toàn không dính dáng gì đến ngân sách quốc gia mà do sự đóng góp của những cơ quan từ thiện, những người có lòng hảo tâm trong nước cũng như ngoại giao đoàn. Bà nói tới sự đóng góp đặc biệt của bốn tòa tòa đại sứ Đài Loan, Nam Hàn, Nhật, và Hòa Lan. Bà đi vận động xây nhà thương là do sự đam mê công tác xã hội, hoàn toàn không có mục đích chính trị như một số người đồn thổi.
Ném bom Dinh Độc Lập
Nói tới chính trị, có một biến cố làm bà rúng động và còn nhớ mãi. Đó là vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 8 Tháng Tư, 1975 do một phi công VNCH nổi loạn thực hiện. Một trong hai quả bom thật to chọc thủng bãi trực thăng trên nóc dinh, lọt xuống rồi nổ tung. Ông Thiệu vừa ngồi xuống ăn sáng ở một bàn nhỏ ở ngoài hành lang, lấy đôi đũa gắp sợi bánh đầu tiên trong bát phở nóng thì cận vệ vội tới đưa ông vào ngay thang máy để xuống lầu hầm. Bà Thiệu kể lại là ngay chỗ gần thang máy, một quả bom “dài thòng” rơi sát bên nhưng không nổ. Đầu Tháng Tư là thời gian có nhiều chống đối từ mọi phía đòi ông Thiệu phải từ chức. Ông vẫn bình tĩnh, chỉ hơi cáu kỉnh khi nghe báo cáo về một số quý vị thuộc đảng Dân Chủ “thân chính” tại Quốc Hội quay lại chống ông.
Về biến cố ngày hôm ấy, bà kể là trái bom rơi trúng ngay chỗ mỏng nhất của bãi trực thăng. Mùi khét tỏa ra khắp nơi khi những tấm thảm dầy bốc cháy dữ dội. Lúc ấy bà bị kẹt cứng trong cái phòng của gia đình “vì cháu bé người làm đang lo sắp xếp quần áo đã sợ quýnh lên, tay run lẩy bẩy, không tìm và mở được cái khóa vào cầu thang.” Một lúc sau mới có sĩ quan đến giúp bà xuống hầm trú ẩn. Khói bay lên nghi ngút làm bà như ngạt thở.
“Ông già định ở lại”
Chưa tới hai tuần sau vụ ném bom, ngày 20 Tháng Tư, 1975, Đại Sứ Graham Martin của Mỹ, theo chỉ thị của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, tới Dinh Độc Lập thuyết phục ông Thiệu từ chức (với kế hoạch là để Đại Tướng Dương Văn Minh lên thay) và nói: “Nếu ông không chịu từ chức thì các tướng lãnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông làm điều này.”
Ông Thiệu hỏi ông Martin: “Nếu tôi từ chức thì liệu viện trợ có đến hay không?”
Ông Martin trả lời: “Tôi không dám hứa nhưng cũng có thể.”
Ông Thiệu kể lại rằng ngày hôm sau, ông mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập. Trong buổi họp, ông cho họ biết về những chuyện Đại Sứ Martin đề cập tới. Ông Thiệu nói nếu các tướng lãnh coi ông như một chướng ngại vật cho hoà bình của đất nước thì ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì hết. “Thế là đã rõ họ không muốn tôi ngồi lại ghế tổng thống nữa, cho nên tôi tuyên bố từ chức để Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay, theo đúng Hiến Pháp.”
Chiều ngày 22 Tháng Tư, 1975, ôngThiệu lên TV tuyên bố từ chức. Với tâm tư thật cay đắng, ông tố cáo Hoa Kỳ đã thất ước, đã phản bội VNCH, và nói các ông đã cắt hết quân viện, “để chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó là một hành động vô nhân đạo.”
Trong bài diễn văn từ chức, ông nói sẽ cùng với nhân dân và quân đội chiến đấu, và “tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ.” Vậy tại sao ông lại ra đi?
Nhiều anh em chiến sĩ và đồng hương vẫn còn đặt vấn đề “ông Thiệu đào ngũ” cho nên chúng tôi đã viết chi tiết về bối cảnh lịch sử của việc Tổng Thống Thiệu ra đi (sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 18). Ông ra đi ngày 25 Tháng Tư là vì chính tân Tổng Thống Trần Văn Hương đã làm áp lực, yêu cầu ông phải ra đi. Ông Thomas Polgar (giám đốc CIA ở Sài Gòn) cũng thuật lại là Tổng Thống Hương gọi cho ông Thiệu khuyên ông sớm rời khỏi Việt Nam, vì “nếu không, c.... s.. sẽ nói tôi đang điều khiển một chính phủ Thiệu không Thiệu.” Về phía Đại Tướng Dương Văn Minh thì lúc ấy chưa lên tổng thống, cũng muốn ông Thiệu phải ra đi. Trong cuốn “Decent Interval,” tác giả Frank Snepp (nhân viên cao cấp của CIA ở Sài Gòn) viết lại (trang 435): “Ông Minh yêu cầu tướng Charles Timmes là người của CIA phải làm cách nào để ông Thiệu đi lưu đầy (He asked the CIA’s Timmes to see to it that Thiêu was sent into exile).”
Nhân tiện có một cơ hội: Tổng thống Đài Loan là ông Tưởng Giới Thạch vừa qua đời. Tổng Thống Hương liền viết sắc lệnh: “Nay đề cử cựu Tổng Thống NVT và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đại diện tổng thống VNCH đến Đài Bắc để phân ưu cùng chánh phủ và nhân dân Trung Hoa Dân Quốc nhân dịp Tổng Thống Tưởng Giới Thạch tạ thế…” Bản văn do Đại Tá Cầm viết tay. May mắn là Thiếu Tá Nguyễn Tấn Phận (một người trong đoàn tùy tùng đi theo cựu Tổng Thống Thiệu) còn giữ được một bản sao của sắc lệnh này.
***
Chỉ ba tuần trước đây, ngày 26 Tháng Chín, khi viết một đôi lời về cố Tổng Thống NVT, nhân dịp lễ giỗ lần thứ 20 của ông, chúng tôi có nói: “Rất tiếc rằng vì lý do sức khỏe, ngày hôm nay phu nhân Tổng Thống Thiệu không thể tới đây để dự buổi lễ tưởng niệm này. Trong cảnh về hưu cô đơn ở gần San Clemente, California, thỉnh thoảng chúng tôi có tới thăm bà.
Bà sống rất thanh đạm và một mình với một con chó, trong căn nhà nhỏ bé. Trong bếp chúng tôi thấy mì ăn liền Mama chất đầy từng đống. Bà nói cũng không buồn vì quen rồi. Quen từ lúc “ông già’ còn làm tổng thống.
Bà hay dùng hai chữ “ông già” để nói về người chồng. Có lần chúng tôi hỏi bà về ngày bà ra đi khỏi Sài Gòn, bà kể: “Ông già định ở lại.” Hỏi thêm thì bà nói: “Sau khi từ chức, ông già mặc cái quần xà lỏn và nói: ‘Mẹ con mày đi đi, tôi ở lại.’”
Chúng tôi chưa hề biết chuyên này nên hỏi thêm thì bà mới kể: “Ông già ngậm một cái cục gì ở trong hàm răng.” Chúng tôi giật mình, vì ý bà muốn nói là ông ngậm một loại thuốc độc mà điệp viên thường dùng để phòng hờ trường hợp phải đối đầu với tình huống bi cực nhất.
Dọn sang Mỹ sau khi ông Ronald Reagan lên ngôi
Ông bà Thiệu chọn nước Anh để lưu vong trong giai đoạn đầu. Chính phủ Anh cũng rất kính trọng đời sống riêng tư của ông và gia đình. Bà Thiệu kể lại là ngay từ khi tới London, chính phủ đối xử với gia đình ông bà rất chu đáo, lại còn cử một đại úy coi về an ninh để tiếp cận và yểm trợ, hướng dẫn ông cùng gia đình về đời sống xã hội trong thời gian tới trên một năm.
Gia đình chỉ dọn sang Mỹ dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan. Bối cảnh là như thế này: Sau Hiệp Định Paris, Tổng Thống Richard Nixon mời ông Thiệu sang thăm Hoa Kỳ. Nhưng ông Nixon lại mời ông về tư dinh là Casa Pacifica ở San Clemente chứ không đón tiếp ông với tư cách là một vị quốc trưởng ở Washington, DC. Tiệc khoản đãi ông Thiệu ở Casa Pacifica chỉ vỏn vẹn có 12 người, kể cả chủ lẫn khách. Lý do đưa ra là “không đủ chỗ ngồi.” Điều yên ủi đối với ông Thiệu là thái độ và tình cảm của Thống Đốc Ronald Reagan lúc đó. Trước đó, ông Thiệu đã đón tiếp ông Reagan nồng hậu khi ông thăm viếng Sài Gòn. Nhân dịp này, ông có tặng ông Reagan một cặp ngà voi và nói đùa với ông: “Một ngày nào đó, ngài sẽ lên voi.”
Năm 1976, ông Reagan ra vận động làm ứng cử viên của đảng Cộng Hòa để tranh chức tổng thống, nhưng ông không được đảng chọn, và thua ông Gerald Ford dù rất ít phiếu. Vì uy tín của đảng Cộng Hòa xuống quá thấp trong thời Nixon và thời Ford, cho nên ông Jimmy Carter trúng cử. Dưới triều đại Carter, uy tín của Hoa Kỳ lại tiếp tục suy giảm hơn nữa, phần lớn vì thù địch đã coi thường nước Mỹ sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam.
Sau cùng thì ông Reagan thắng trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một, 1980. Ngày 20 Tháng Giêng, 1981, ông Reagan lên ngồi chắc trên lưng voi và lời tiên đoán của ông Thiệu đã đúng.
Ra đi sau biến cố 9/11
Ở Boston khi chớm Thu thì cũng đã bắt đầu lạnh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ông bà Thiệu thành hôn, cháu Nguyễn Quang Lộc mời bố mẹ sang du lịch bên Hawaii. Vừa tới nơi vài hôm là biến cố 9/11 xảy ra. Bà Thiệu kể lại là ông rất “lo ra” khi thấy chiếc máy bay cất cánh ngay từ phi trường ở Boston (là nơi ông đang cư ngụ) rồi đâm vào Trung Tâm Thương Mại Quốc tế tại New York và một chiếc khác lại nhào vào Ngũ Giác Đài. Xúc động này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của ông.
Trong mấy năm ông bị bệnh tim, bà Thiệu phải lái xe chở ông vào nhà thương. “Tiếc rằng không còn bệnh viện Vì Dân để chị săn sóc cho ông già,” bà tâm sự. Bây giờ tuổi đã cao, bà phải lái xe ban đêm một mình trên xứ người, đi vòng vèo khá lâu mới tới bệnh viện. Bà kể có hôm mãi tới 1 giờ sáng mới về tới nhà. Lúc về lại phải đi tìm xe ở dưới cái hầm nhà thương tối lù mù nên bà còn sợ ma, có lúc phải đi giật lùi. “Thôi thì cũng còn tôi để lái xe cho ông tổng thống,” bà nói cho ông vui hôm sau trở lại nhà thương thăm ông. “Cám ơn bà,” ông Thiệu nhoẻn nụ cười đáp lại.
Sau vụ 9/11, ông rất muốn rời Hawaii để trở về Boston ngay, nhưng tất cả các máy bay đều án binh bất động, cả tuần sau mới về được. Về tới nhà thì bệnh ông thêm nặng. Thứ Năm, ngày 27 Tháng Chín, 2001, ông bị té xỉu, rồi hôn mê. Tại Trung Tâm Y Tế Beth Israel Deaconess, ông đi vào giấc ngủ ngàn thu chiều Thứ Bảy, 29 Tháng Chín, 2001.
Tổng Thống Thiệu ra đi chưa tới ba tuần sau biến cố 9/11. Trong một bài bình luận thật dài đăng trên mạng với tựa đề “NVT và Cuộc Khủng Bố 11 Tháng Chín,” tác giả David Bennett bình luận: “Cái chết của ông Thiệu trong Tháng Chín vừa qua nêu lên một câu hỏi: Liệu Hoa Kỳ có quyết tâm để chiến thắng cuộc chiến chống khủng bố này (tại Afghanistan) hay không… và liệu Hoa Kỳ có nhất định giúp xây dựng lâu dài một quốc gia Afghanistan hay không?” Lúc ấy thì ở thế giới bên kia, ông Martinô NVT đã có câu trả lời.
Sau khi ông mất, trong cảnh cô đơn giá lạnh ở Boston vào mùa Đông, chúng tôi cùng người bạn là Tiến Sĩ Tạ Văn Tài ở đại học Harvard University đến thăm bà. Bà sống đạm bạc, vẫn giữ nguyên bộ xa lông cũ kỹ nay đã sờn. Trên một cái bục cao bà để hình ông và một chai rượu sâm banh. Hỏi về chai rượu thì bà kể là cứ mỗi năm khi đến ngày kỷ niệm thành hôn của hai vợ chồng, ông mua một chai sâm banh, tự tay mở ra và mời bà uống với ông một ly, dù bà không biết uống rượu. Như vậy là bà muốn cùng ông giữ lại suốt đời cái kỷ niệm không bao giờ nhạt nhòa. Bà nói là người ta dèm pha là ông già với bà này cô kia, nhưng bà cũng chẳng để ý vì “tía đi rồi tía lại về.” Nghe vậy, anh bạn Tài phá ra cười, còn tôi thì lúc ấy cũng không hiểu tía là gì nên không cười. Thì ra con người bình dị, hiền hậu vùng đồng bằng Cửu Long còn khoan dung cả với người chồng.
***
Có lần ông Thiệu hỏi người Mỹ nghĩ thế nào về ông, chúng tôi nói về một hai khía cạnh: Khen có, chê có, rồi thêm: “Tôi nghe một tướng Mỹ nói là tổng thống nhu nhược.” Ông Thiệu hỏi tại sao? Tôi trả lời là ông ấy nói “Tổng thống không cương quyết đủ để ra lệnh tử hình khi cần thiết để làm gương.” Ông nhìn tôi giây lát rồi chậm rãi nói: “Suốt đời, tôi đã tránh không có cái nợ máu.”
Xét ra thì trong suốt thời gian 10 năm ông lãnh đạo, thực sự đã không có tội nhân nào phải ra pháp trường. Trên bàn thờ nhà bà Thiệu ở Newton, Massachusetts, vẫn còn treo một cái bảng với phương châm do chính ông viết rồi cho người thêu chữ thật to “Đức Lưu Quang” (Ánh sáng của đạo đức tồn tại mãi). Bà luôn chỉ vào đó mà dạy con cái phải ăn ở cho có đức.
Nếu chúng ta tin rằng mọi việc trên cõi đời này đều do Trời an bài xếp đặt, thì Trời cũng phù hộ ông Thiệu trải qua nhiều nguy hiểm trong gần 10 năm chèo lái con thuyền miền Nam Việt Nam qua bao nhiêu sóng gió. Theo như những chuyện ông kể lại thì đếm ra cũng có tới sáu lần ông bị đe dọa làm ông cảnh giác về đảo chính. Như vậy thì Trời cũng đã giúp cho bà Thiệu không phải trở thành quả phụ của một tổng thống khi còn đương nhiệm.
Ngày 15 Tháng Mười, 2021, bà đã theo ông về thế giới bên kia. Ở đó thì “Cô Bảy Mỹ Tho” Nguyễn Thị Mai Anh sẽ mãi mãi được gần “Cậu Tám Phan Rang” NVT. [đ.d.]


Thanked by 1 Member:

#265 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/11/2021 - 20:11

Ký ức về Ngô Đình Lệ Thủy – Hồng nhan yểu mệnh

1.

Niên khόa 1962-63, tôi học nᾰm cuối cὐa chưσng trὶnh Cử Nhân Giάo khoa Vᾰn Chưσng Phάp tᾳi trường Đᾳi Học Vᾰn Khoa Sài Gὸn. Cὸn nhớ cὺng lớp tôi lύc ấy cό nhᾳc sῖ Hὺng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoἀng nổi hứng bất tử ngồi lе́n ghi nốt nhᾳc ngay tᾳi chỗ, trong lύc thầy giἀng bài. Cό bà sσ Phᾳm Thị Nhâm, mà tôi thường hὀi mượn cua mỗi lần trốn học đi chσi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thάnh Tâm Nha Trang, và đᾶ nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lὸ dὸ đến trường xin dᾳy.

Cό Đặng Tiến, da vàng ὐng như người bị sốt rе́t kinh niên, tόc bờm xờm không chἀi, nόi tiếng Phάp đặc giọng Quἀng Nam, trước 75 ở phὸng tὺy viên Tὸa đᾳi sứ VNCH tᾳi Thụy Sῖ, đào ngῦ qua Phάp sống cho đến bây giờ, chuyên viết bάo nịnh hόt Cộng sἀn và phê bὶnh gia vᾰn chưσng cό hᾳng. Cό Đᾳi ύy Bộ Binh Ngô Vᾰn Minh, sau lên chức Đᾳi tά Tham mưu trưὀng Quân Đoàn III, Biên Hὸa. Cό Wang Seng, cô bᾳn Tàu, Bὺi Thế Cần, Lưσng Thị Nga, Thάi Thị Nhân, Lê Thị Bίch, Thάi Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irѐne Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên – đồng hưσng Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin cὐa M. Le Menn – tất cἀ đang ở Phάp. Cό Nguyễn Nưσng Minh Châu, sau thành vợ Bάc sῖ Đinh Hà, cἀ hai là cựu JECU (viết tắt cὐa Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đᾳi Học), đang sống rất thầm lặng tᾳi một nσi nào trên đất Mў.

Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bὺi Thế Cần (học giὀi nhất lớp, con cὐa dân biểu Bὺi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giἀng đường Dự Bị, để tὶm người quen giữa đάm nai vàng ngσ ngάc, hay đύng hσn tuyển mộ tân binh cho JECU. Lύc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư kу́, cὸn tôi, trưởng Nhόm Vᾰn Khoa Phάp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giἀng đường một sῖ quan mang ba hoa mai bᾳc, đầu đội bе́ret đὀ, tay cầm một xấp cua. Ông dάng cao gầy, vẻ tưσi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lᾳi. Cό người cho biết, đό là Đᾳi tά Cao Vᾰn Viên. Mấy nᾰm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quά lớn cὐa tôi, và lấy bằng Cử Nhân Phάp. Cό kẻ xấu mồm nόi, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vὶ ở Vᾰn khoa Phάp, thầy cô không phάt cua, phἀi vào lớp ghi chе́p hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lύc bấy giờ khά gắt gao, ίt sinh viên, lᾳi phἀi thi oral, thầy trὸ biết mặt nhau hết, rất khό gian lận.

Vào trong giἀng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đάm tân sinh viên, nghe cha Cras giἀng về Socrate và Hе́gel hay thầy Kiết dịch tiếng Phάp ra tiếng Việt mà phάt mệt trở lᾳi. Một hôm, chύng tôi thấy Yvonne Lan Hưσng, cô bᾳn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trὸ chuyện với một cô. Bѐn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thὐy, Ngô Đὶnh Lệ Thὐy. Lần đầu gặp cô, chύng tôi không nόi gὶ hσn ngoài vài câu xᾶ giao thông lệ.

Về sau, khi Lệ Thὐy gia nhập JECU Vᾰn khoa Phάp, tôi tiếp xύc với cô thường hσn, nhưng thường chỉ để thông bάo ngày và chưσng trὶnh họp cὐa Hội. Cô cό dάng thanh thanh, vẻ thὺy mị, thông minh, ίt nόi, ίt cười, đôi mắt linh hoᾳt, khuôn mặt hσi vuông, cằm hσi nhọn, tόc dày, cài bandeau trắng hoặc đὀ. Chύng tôi nόi tiếng Phάp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nόi tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đό là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghῖ lᾳi, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dὺ do thόi quen, giống như cάc em Việt Nam hiện tᾳi ở Mў nόi chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vὶ “snobisme”, thời thượng, lὸe thiên hᾳ. Lệ Thὐy thường mặc vάy đὀ, άo sσ mi trắng đi học, đôi khi cἀ đồng phục Thanh Nữ Cộng Hὸa. Nόi chung, cô khά đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irѐne, không tưσi lộng lẫy như Lưσng Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhᾶ, đài cάc. Tôi để у́, cô ở đâu là luôn luôn cό hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giἀ dᾳng sinh viên, ngồi phίa dưới, cάch cô một dᾶy bàn, nhὶn chὸng chọc vào mọi người.

JECU Vᾰn Khoa Phάp lâu lâu ra một tờ Bἀn Tin (Bulletin), bằng tiếng Phάp, do Bὺi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vὶ không ai gửi bài. Trong đό, thỉnh thoἀng cό đᾰng một vài bài thσ tὶnh lẩm cẩm cὐa tôi, không đối tượng, chỉ là gửi giό cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi cὸn nhớ lōm bōm vài câu:

Je veux tremper mes lѐvres
Dans l’ eau pure de ton coeur
Et е́merger frissonnant
D’ une aube de lumiѐre…

(Anh muốn nhύng môi anh
Vào nước tinh tuyền tim em
Và bừng lên run rẩy
Dưới άnh sάng bὶnh minh…)

hay những câu dịch cὐa John Keats, hoặc Tennyson, đᾳi khάi :

Ce n’ est pas toi que je regrette
C’ est le rêve par toi brisе́

(Không phἀi em mà anh tiếc nuối
Mà giấc mσ vὶ em vỡ tan)

Lệ Thὐy đọc xong, mày hσi nhίu, bἀo tôi, nghiêm trang như một cô giάo la rầy học trὸ : “Je n’ savais pas que tu es si romantique. Les poѐmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils dе́sespѐrent aussi” (tôi không biết anh lᾶng mᾳn dữ thế. Những bài thσ tὶnh hay thật, nhưng cῦng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoάt tay, ấp ύng chối tội như ᾰn vụng bị bắt quἀ tang : “Un peu, oui, j’ n’ les ai faits que pour m’amuser. Rien de sе́rieux !” (Chύt chύt, đύng, tôi chỉ làm để chσi vui thôi mà. Không cό gὶ quan trọng !).

Lệ Thὐy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoᾳi trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thάnh lễ đầu thάng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chύng tôi chỉ gặp nhau tᾳi giἀng đường Propе́deutique, trong giờ nghỉ giἀi lao, nᾰm sάu đứa ngồi cuối phὸng, cό khi tᾳi bàn cὐa Lệ Thὐy, thἀo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đᾶ được bάo trước, đứng xa xa hύt thuốc, để chύng tôi yên.

Một ngày thứ bἀy, JECU Liên Hội tổ chức đi thᾰm trᾳi cὺi và nhà thưσng điên Chợ Quάn. Mỗi người gόp mười đồng, làm chi phί lặt vặt, và ᾰn trưa. Số tiền không nhὀ, hσn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quў khiêm tốn cὐa sinh viên cὸn lᾶnh lưσng cha mẹ. Lệ Thὐy đưa cho tôi một trᾰm đồng, trước mặt Cần, nόi là tiền cὐa “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là Thὐy bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hὸa, không đi với tụi toa được”. Tôi nhận tiền, cάm σn, rồi nόi nhὀ vào tai Cần : “Như thế cῦng hay. Cό Thὐy tham gia, hai gorilles phἀi theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm !”

Hôm ấy, tất cἀ chύng tôi, khoἀng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buу́t, tuyến đường Chợ Bến Thành – Trần Hưng Đᾳo. Hoặc tự tύc, cό xe hσi riêng, như hai chị em Anh Thư, Hᾳp Thư, hay “đᾳi ca” Dược sῖ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm cάc sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và tύi cứu thưσng, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tάc khάm bệnh, phάt thuốc. Tổ ᾰn uống do Rosa điều động. Tổ vᾰn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sῖ mầm non, do cάc cô bên Dược phụ trάch, trong số cό Yvette Trưσng Tấn Trung, đang ở Phάp. Bὺi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Nguyễn Ánh Tuyết phụ tά.

Đầu tiên chύng tôi thᾰm nhà thưσng điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tόc dài rῦ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xе́ άo xе́ quần, rύ lên những tràng cười kinh dị, khiến cάc cô sợ quά, mặt mày tάi mе́t. Nhưng đa số hiền lành đứng nhὶn chύng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dᾳi. Tôi cười, chào, hὀi thᾰm, họ vẫn vô cἀm. Rồi cἀ toάn chuyển sang thᾰm trᾳi cὺi. Thόi quen nghề nghiệp, Đinh Hà phάt sẵn mấy chai alcool, để tὺy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cἀ con nίt, trông rất tội nghiệp. Tôi không lᾳ với cἀnh này, vὶ gần xόm tôi ở Nha Trang, khu Lᾳc Thiện, cῦng cό một trᾳi cὺi do cάc tu sῖ dὸng Franciscains sάng lập và đἀm nhiệm, nhưng lύc ấy tôi cὸn nhὀ, chỉ là một khάn giἀ bàng quan, đi ngang tὸ mὸ đứng nhὶn vào qua những vὸng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên cό dịp thấy tận mắt những thân hὶnh gầy cὸm, lở lόi, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngόn, những cặp mắt mờ đục, mὺ lὸa. Và lὸng dâng tràn một niềm cἀm thưσng vô hᾳn. Tổ y tế bắt đầu khάm, phάt thuốc cho những bệnh nhân cὺi bị cἀm cύm, đau đầu, sổ mῦi, do trưởng trᾳi giới thiệu, yêu cầu. Cάc cô tập họp những chάu bе́ lᾳi, phάt kẹo, tập chύng hάt theo nhịp đàn guitare cὐa Nguyễn Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài chάu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sάng sὐa, thông minh, phἀi theo sống chung với cha mẹ.

Thάng sάu 1963, mᾶn trường. Bὺi Thế Cần, Nguyễn Nưσng Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Vᾰn chưσng Quốc âm, bắt buộc cho sinh viên Vᾰn khoa Phάp – Anh, vὶ trong buổi thi vấn đάp với giάo sư Vưσng Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Vᾰn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thσ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giάo sư Bửu Cầm, kết quἀ cὸn tệ hσn, tôi không biết chiết tự bốn câu thσ chữ Nôm cὐa thi sῖ Tuy Lу́ Vưσng, đứng chịu chết như Từ Hἀi, nhὶn thầy cười cầu tài. Phἀi thi lᾳi hai môn vấn đάp này. Cὸn những nàng tiên nga “trong đάm xuân xanh ấy”, mà tôi đᾶ kể tên ở trên, chưa cό ai “theo chồng bὀ cuộc chσi”, như trong thσ Hàn Mặc Tử, nhưng đᾶ lần lượt đi du học Phάp một cάch lặng lẽ từ nᾰm thứ hai, thứ ba. Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dᾳy tᾳi Collѐge français môn Việt vᾰn cῦng nhờ cάi chứng chỉ Vᾰn chưσng Quốc âm khό άc ôn ấy.

Không bao giờ tôi gặp lᾳi Lệ Thὐy, đᾶ biến mất, từ ngày cô tặng JECU chύng tôi một trᾰm đồng. Tôi biết cô cῦng đᾶ đậu Propе́deutique, qua bἀn niêm yết dάn trước cὐa trường, với tên chίnh thức, đầy đὐ: Anne-Vе́ronique Ngô Đὶnh Lệ Thὐy, sinh nᾰm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khὐng hoἀng chίnh trị gia tᾰng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cἀnh sάt dàn chào với dὺi cui, lựu đᾳn cay. Những tờ bάo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vὶ, qua Lệ Thὐy, cἀm tὶnh cὐa tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bᾳn JECU khάc. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lά cὐa người Mў cῦng đᾶ nhύng vào nội bộ Việt Nam.

Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đἀo chάnh hụt 1960. Thời gian sau đό, nhiều biến cố xἀy ra, dồn dập. Lựu đᾳn nổ tᾳi đài phάt thanh Huế. Thượng tọa Thίch Quἀng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quάch Thị Trang biểu tὶnh bị cἀnh sάt bắn chết tᾳi chợ Bὺng Binh Sài Gὸn. Rồi đἀo chάnh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chἀy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cἀ nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Cὸn tôi tự nhiên thấy buồn vô hᾳn, suốt mấy bữa, mặc dὺ chưa hề lᾶnh được một tί σn mưa mόc nào từ chế độ.

Lύc ấy Lệ Thὐy đang ở ngoᾳi quốc với mẹ trong chuyến công du giἀi độc. Liền sau đἀo chάnh, cάc phἀn tướng chia nhau tiền thưởng cὐa CIA, nhἀy đầm thἀ giàn, phά bὀ cάc ấp chiến lược. Bάo chί, sάch vở (cὐa anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đό chẳng hᾳn) mở chiến dịch bôi nhọ gia đὶnh họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thὐy cῦng bị dίnh miểng. Nào là bà Nhu cό một chiếc ghế khίch dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đό chỉ là chiếc ghế làm rᾰng thường thấy trong phὸng nha sῖ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tὶnh với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thὐy cό nhiều bồ, kể cἀ một anh người Nhật, Lệ Thὐy thất tὶnh, học Vᾰn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cῦng cό bằng, v.v…

Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lу́ quά, vậy mà dân chύng ίt học hoặc quά khίch vẫn tin, thế mới kỳ lᾳ. Công việc và đời quân ngῦ làm tôi quên Ngô Đὶnh Lệ Thὐy. Kỷ niệm với JECU những ngày cό cô cῦng dần phai theo thời gian.

2.

Cho đến đầu nᾰm 1967. Bốn nᾰm sau. Tôi được tᾰng phάi cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bὶnh Định Nông Thôn tᾳi quận Thiện Giάo (Ma Lâm cῦ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tὶm địch, qua cάc thôn xόm, đêm đόng quân ven rừng, mắc vōng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đᾳi bάc ầm ὶ xa xa, nhὶn hὀa châu từng hồi loе́ sάng trên ngọn Tà Dôm, mà thưσng cho kiếp lίnh trάng nay đây mai đό, trực diện cάi chết cận kề.

Một buổi trưa, tôi đang nόi chuyện với ông Đᾳi ύy Tiểu đoàn trưởng, một viên đᾳn rίt ngang nόn sắt, cάch đầu tôi một đường tσ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang mάy truyền tin PRC 25 đứng gần đό, làm anh gục chết tᾳi chỗ. Tên du kίch bắn sẻ vụt bὀ chᾳy, bị lίnh Tiểu đoàn rượt theo và lᾶnh trọn một tràng carbine, phσi thây. Một người lίnh, bà con cὐa H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trἀ thὺ, tôi phἀi khuyên ngᾰn mᾶi, mới thôi.

Trở lᾳi với Ngô Đὶnh Lệ Thὐy. Một ngày cuối tuần và cuối thάng 4/1967, tôi cὺng với vài sῖ quan bᾳn được phе́p lên Phan Thiết, cάch Thiện Giάo khoἀng mười lᾰm cây số, để nghỉ xἀ hσi qua đêm, và nhậu bia. Tᾳi quάn bάnh cᾰng “cὸn ướt sền sệt”, chύng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mưσi lᾰm cάi, đổ đầy nước mắm, ᾰn cho bō những bữa cσm sấy, đồ hộp ngάn đến tận όc. Tôi mua một tờ nhật bάo, và giật mὶnh đọc tin Lệ Thὐy đᾶ chết trong một tai nᾳn xe hσi tᾳi Phάp, chίnh xάc tᾳi Longjumeau, vὺng Essonne, ngoᾳi ô Paris. Chết tᾳi chỗ. Lύc ấy cô vừa hai mưσi hai tuổi. Bài bάo kể, ban đêm, cô lάi xe nhὀ và bị một camion ngược chiều hύc thẳng, đầu xe cὐa cô nάt bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21/1967, thấy cῦng đᾰng đύng tin ấy.

Mặc dầu tὶnh cἀm cὐa tôi đối với cô, và ngược lᾳi, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bό, đong đầy, đὐ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kў nữ Tầm Dưσng làm đẫm vᾳt άo xanh cὐa người Giang Châu Tư Mᾶ thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bὀ dở bữa nhậu đᾶ bao lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghῖ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thσ tὶnh lẩm cẩm và lời phê bὶnh nặng kу́ cὐa cô, một trᾰm đồng “maman cho”.

Đêm về, qua cửa sổ khάch sᾳn, tôi nhὶn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mἀnh trᾰng mới mọc vàng ύa trên ngọn nύi Tà Dôm mà nhớ câu thσ cὐa Mᾳc Đῖnh Chi khόc nàng công chύa Tàu :

Y! Vân tάn, tuyết tiêu / Hoa tàn, nguyệt khuyết
(Ôi! Mây tἀn, tuyết tan / Hoa tàn, trᾰng khuyết).

3.

Hai thάng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhσn. Tôi đάp chuyến bay Air VN đến Sài Gὸn trước, dự trὺ ở chσi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phе́p một tuần, trước khi ra Qui Nhσn đάo nhậm đσn vị mới. Hành trang là tύi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay cό một số sῖ quan trẻ từ cάc đσn vị tάc chiến về, cῦng trang bị tận rᾰng như tôi, bάo hᾳi cάc cô tiếp viên phἀi gom hết sύng lᾳi, đem cất đi một nσi phίa sau phi cσ. Tᾳi phi trường Tân Sσn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thάi Tuyết Lê cῦng từ chuyến Air France xuống. Tôi hὀi dồn :

– Tuyết Lê phἀi không ? Toa về từ Phάp ? Không ai đόn sao ?

– Không, moa không bάo trước ngày giờ, muốn dành ngᾳc nhiên cho gia đὶnh.

Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giάo, là em bà chὐ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành – Trần Hưng Đᾳo, du học Phάp từ nᾰm thứ ba Vᾰn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi về thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhὶn tôi đᾰm đᾰm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng cό vẻ nam nhi, hὺng dῦng, khάc với hồi cὸn là thư sinh.” “Dῖ nhiên, tôi vênh mặt đάp, bắt chước nghệ sῖ Hὺng Cường, lίnh mà em !” Cἀ hai cὺng cười vui.

Câu chuyện xoay quanh bᾳn cῦ bên đό, bên này, và tôi được biết Irѐne Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hưσng cὐa Stendhal, tάc giἀ mà tôi yêu mến từ thời cὸn học tᾳi Jean-Jacques Rousseau. Rồi cάi chết cὐa Ngô Đὶnh Lệ Thὐy. Đổi sang tiếng Phάp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể :

– Tᾳi Paris, tụi moa cό đi viếng xάc Lệ Thὐy và dự lễ cầu hồn và đưa nό ra nghῖa trang. Đầu Lệ Thὐy bị kίnh trước cắt gần lὶa cổ. Khi liệm, được khâu lᾳi và quàng bằng chiếc khᾰn lụa màu thiên thanh, trông mặt nό đẹp quά, thanh thἀn như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xάc con mà khόc ngất, khiến tụi moa cῦng khόc theo. Chiếc xe bị nᾳn là chiếc Peugeot cὸn mới do Tổng giάm mục Ngô Đὶnh Thục mua cho Lệ Thὐy. Tài xế xe poids lourd không việc gὶ cἀ, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.

Tôi hὀi:

– Lệ Thὐy học môn gὶ ở Paris ?

– Trường Luật.

– Tụi toa cό gặp Thὐy lần nào trước đό ?

– Thỉnh thoἀng. Thὐy vẫn gentille (dễ thưσng) như trước kia.

Tôi bỗng thở dài :

– Tội nghiệp nό quά! Đύng là hồng nhan bᾳc phận !

Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trἀ tiền, mời tôi vào chσi, ᾰn kem.

Nhưng tôi thoάi thάc, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đὶnh, để dịp khάc”, rồi vάc tύi ba lô và cây sύng lững thững bước đi, gọi xίch lô chở về nhà ông bάc họ ở đường Nguyễn Trᾶi.

4.

Quά khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lὸng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thσ tὶnh làm tuyệt vọng.Và hôm nay tôi sửa lᾳi câu thσ ngày đό :

C’est bien toi que je regrette
Ce n’est pas le rêve par toi brisе́

(Chίnh em mà anh tiếc nuối
Không phἀi giấc mσ vὶ em vỡ tan)

Nhưng trong một nghῖa nào, vὶ mang bệnh kinh niên lᾶng mᾳn, tôi nghῖ rằng mў nhân Ngô Đὶnh Lệ Thὐy mất sớm như vậy cῦng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tόc mὶnh bᾳc màu.

Kim Thanh

Thanked by 2 Members:

#266 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/11/2021 - 20:47

Nguyễn Tuân kiểm thảo phủ nhận những tác phẩm đặc sắc nhất của mình:

NHÌN RÕ SAI LẦM
Nguyễn Tuân

Tôi là con một ông tú tài chữ Hán khoa thi cuối cùng. Tôi chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng phong kiến suy tàn do cha tôi truyền cho. Cuộc sống không nguyên vẹn cái trật tự của phong kiến ngày xưa nữa, tôi tự cho tôi là một người xấu số đến chậm, bất đắc chí. Trong người thấy có nhiều khát vọng mà tự biết trước là thực tế cuộc sống không giải quyết cho. Tôi tìm đến nghệ thuật, trông cậy vào văn chương làm con đường độc nhất để gửi vào đấy những cái mà trước đây tôi thường gọi là cái tâm sự của những người lạc phách muốn xuất chúng. Lúc còn nhỏ sống nhiều với đại gia đình, cha tôi kể lại cho nghe mọi cách ăn trên ngồi trốc, mọi cách ngồi mát ăn bát vàng, mọi chuyện "tiêu dao tuế nguyệt" phù phiếm ngắm vịnh danh sơn thắng cảnh. Lớn lên tôi đọc kỹ thơ ca tản văn của Tản Đà. Tư tưởng giang hồ chơi ngông của Tản Đà, cách sống cầu kỳ của Tản Đà càng khơi sâu trong tôi những tư tưởng hưởng lạc hấp thụ được của cha. Trên cái cơ sở hủ bại ấy của phong kiến tiêu dao, văn nghệ tư sản đồi bại của thời kỳ giữa hai chiến tranh đế quốc đã làm mọc thêm lên nhiều cây nấm độc. Tất cả những cái thèm khát cá nhân của tôi về ăn chơi giang hồ, tôi đưa hết cả vào truyện và tùy bút của tôi. Lại còn muốn đặt nó thành một vấn đề băn khoăn với thời đại. Và riêng bản thân, tự cho mình là một người khôn ngoan đã tìm được một biện pháp để giải quyết những thắc mắc trong đời sống. Tôi hoài nghi tất cả, và sợ tất cả mọi thực tế, duy chỉ tin vào chủ nghĩa hành lạc, cho cuộc sống là một gánh nặng càng tránh được càng đắc sách. Chỉ có hành lạc là đáng kể, hành lạc được bao nhiêu rồi ghi lại tất cả những cảm xúc cảm giác ấy tức là có lãi trong đời sống, tức là không chịu lỗ vốn với định mệnh. Ngoài bấy nhiêu điều ra, mọi cái đều là hư ảo cả. Người nghệ sĩ của phái nghệ thuật hoàn toàn vì nghệ thuật ở trong tôi càng tin tưởng con đường hành lạc vô trách nhiệm đó là một con đường đúng nhất cho mình thoát ly khỏi những ràng buộc hệ lụy của cuộc sống mà muốn thế nào đi nữa mình ở trong đó chỉ là một nạn nhân vĩnh viễn. Trong sáng tác tôi khoe khoang những điều tôi đã tìm hưởng được, tôi thắc mắc về những điều chưa tìm hưởng được. Khi viết những cái đó ra, trong thâm tâm tôi không cần biết đến ai, viết cho ai, viết để làm gì. Tôi viết ra để giải quyết cho tôi để tự trả lời cho tôi. Tôi muốn hưởng lạc đến cùng độ, mỗi ngày càng đi sâu vào những truy lạc xa hoa dục vọng. Đi sâu mãi vào mà vẫn thấy mênh mông? Tôi cần luôn luôn có những cảm giác mới lạ. Thực tế khách quan không cung cấp cho tôi được những cảm giác mới lạ, thì tôi bịa đặt ra, tự gây cho mình những cảm giác mới lạ, mặc dầu tự biết đấy chỉ là những ảo tưởng. Thời kỳ viết những truyện "Yêu ngôn" loại thần kỳ quái ảo là lúc sa sút cùng đường nhất của việc đi tìm cảm giác và hưởng lạc.
Tôi vào văn chương không gặp khó khăn. Trái lại tôi còn được ngay một số lớn những tâm hồn sa đọa khác ở các thành thị hưởng ứng theo, Những cái hư hỏng của tôi, tôi thêm nhiều xanh đỏ vàng bạc vào, họ cũng tưởng ngay tin ngay đó là cái đẹp cái tốt. Họ bèn liệt tôi vào hạng nghệ sĩ có tài. Tôi cũng nghênh ngang tự cho mình là đã có được một sự nghiệp trong văn chương. Và tự kiêu với cái hư danh xây dựng trên đống thối nát ấy. Nay tôi đứng trên lập trường nghệ thuật vị nhân sinh, đứng trên lập trường nghệ thuật cách mạng sáng tác vì lợi ích công nông mà tự xác định về cái "sự nghiệp" trước Kháng Chiến đó.
*
Cuốn sách đầu tiên tôi in ra năm 40 là tập truyện ngắn "Vang bóng một thời", xuất bản đến ba lần ở ba nhà xuất bản khác nhau. Cuốn sách đầu tiên đánh dấu ngay tên tôi vào làng văn. Cuốn sách ấy cũng là những tang chứng đầu tiên về tội lỗi của tôi đối với dân tộc, với cách mạng. Trong "Vang bóng một thời" tôi đã đứng về phía bọn phong kiến ăn bám bóc lột thống trị nông dân lao động mà đưa ra một cái nhân sinh quan phản tiến bộ của bạn quan lại địa chủ tiêu dao hưởng lạc bất lực trước nhiệm vụ lịch sử. Tôi đưa những con người hủ bại đó lên thành những con người mẫu mực cho một nghệ thuật sống. Nhân vật "Vang bóng một thời" của tôi tiêu biểu đầy đủ cho tư tưởng phong kiến địa chủ quan liêu. Tôi không có ruộng đất tôi không trực tiếp bóc lột nông dân lao động, nhưng sáng tác của tôi đã đề cao lề lối sống đề cao uy thế chính trị của địa chủ quan lại. Tôi đã đem tất cả những cái gì là đẹp nhất trong ngôn ngữ, chắt gạn những cái gì là vàng son nhất để tô điểm cho bọn bóc lột áp bức. Thậm chí mở đầu tập truyện tôi đã ca ngợi ngay tên đao phủ đầy tớ của chúng đang múa đao chém vào đầu (truyện "Chém treo ngành" ) những người trong giai cấp dân cày nổi dậy chống sự áp bức của phong kiến cấu kết với đế quốc. Quan lại và địa chủ phong kiến là những nhân vật lẫm liệt uy thế chính trị. cả đến bọn cường hào gian ác cũng được đề cao (truyện "Ném bút chì”). Năm 44, đế quốc Pháp đưa "Vang bóng một thời" vào giải thưởng Alexandre de Rhodes vì tập truyện ấy đã có tác dụng đề cao bọn phong kiến tay sai của chúng, trong một hoàn cảnh chính trị chúng đang cần gây thêm uy tín cho phong kiến tay sai để phá những phong trào cách mạng đang ngầm cháy trong nhân dân. Đế quốc tặng giải và tái bản sách. Vậy mà thời kỳ ấy tôi vẫn còn u mê tự dối mình là một văn sĩ làm nghề tự do, độc lập đứng trên mọi thứ chính trị để làm nghệ thuật vị nghệ thuật. Giải thưởng Alexandre de Rhodes vạch rõ cho tôi thấy là tôi đã có làm chính trị, một thứ chính trị hoàn toàn có lợi cho kẻ thù của Cách mạng. Đau xót hơn nữa là hồi đó và cả gần đây nữa tôi vẫn cho "Vang bóng một thời" là một sáng tác có dân tộc tính. Thực ra những nhân vật địa chủ quan lại trong truyện không tiêu biểu gì cho dân tộc tính Việt Nam cả, mà trái lại chúng còn phản bội lại cái thực chất dân tộc Việt Nam. Dân tộc tính Việt Nam là ở phía những nông dân bị đàn áp và luôn luôn trỗi dậy trong lịch sử dân tộc để chống lại mọi sự áp bức.
Truyện dài "Thiếu quê hương" in năm 43 là một tội lỗi nữa về sáng tác cũ. Cái mà tôi định ca ngợi ở đây vẫn không ngoài cái tư tưởng tiêu dao của phong kiến. Căn bản của nó vẫn là cái tư tưởng hưởng lạc nhưng ở một khía cạnh khác, trong một khung cảnh khác. Nhân vật "Vang bóng một thời" uống trà đánh cờ đánh đàn đánh bạc bằng thơ Đường, tĩnh tại nhàn nhã. Nhân vật "Thiếu quê hương" đổi chỗ nhiều hơn, tính chất đã pha trộn trước sự xâm nhập của đế quốc thương mại. Ở đây tàu thủy, tàu hỏa đã thay thế cho cái võng cái kiệu, chiếc valy đã thay thế cho cái khăn gói phong kiến. Nhưng về căn bản tư tưởng thì nó vẫn là hưởng lạc phong kiến. Hình thức đã đá sang tư sản đã pha mùi tây phương nhưng cơ sở vẫn là phong kiến tiêu dao vô trách nhiệm, thoát ly thực tế. Kiểm duyệt Pháp cắt một chương cuối cùng của truyện và cắt đi một chữ đầu của tên truyện (“Thiếu quê hương" thành ra "Quê hương") để cho hợp với ba khẩu hiệu “Cần lao - Gia đình - Tổ quốc" lừa bịp của Pétain. Vì hiếu danh và hám lợi có sách in tôi đã làm theo ý của kiểm duyệt đế quốc. Ngoài cái hư hỏng của nội dung tư tưởng đọa lạc làm cho một số thanh niên và học sinh sao lãng trách nhiệm đối với dân tộc và tổ quốc, cái sai hỏng của "Thiếu quê hương” còn ở mặt thái độ của người văn nghệ chân chính đối với kiểm duyệt đế quốc.
Tôi sang một tập truyện khác tiêu biểu cho cái cá nhân chủ nghĩa đến cao độ của tôi. Tập "Nguyễn" in sau ngày Tổng khởi nghĩa. Nguyễn là nhân vật duy nhất của tập truyện. Tôi tự suy tôn qua mọi hành vi ích kỷ tàn nhẫn kiêu bạc của Nguyễn. Nguyễn cho sống là để thể nghiệm cái cá nhân mình, là đưa cái cốt cách phong kiến suy tàn mình vào con đường phiêu lưu của chủ nghĩa siêu nhân Nietzsche, vào con đường cá nhân phiến loạn và hành động không lý do của Gide, Nguyễn cho cuộc đời nghệ sĩ là đứng trên cái thiện cái ác của sự sống hàng ngày. Tôi tự truyền thần cái tôi thối nát và phá hoại đó vào tập "Nguyễn", tự cho mình là một người hùng dám phủ nhận và đập phá cái trật tự xã hội bấy giờ, tự dối mình cho là tâm hồn mình vẫn thanh cao mặc dầu thân thể tẩm vào bùn nhơ của rượu, thuốc phiện, dâm ô. Thực ra, qua những cái hỗn loạn ấy của cá nhân tôi không dám chống lại cái xã hội do đế quốc và phong kiến tay sai mà chính tôi đã đầu hàng cái sống đồi bại đó, hèn nhát cam tâm chịu cái sống giả tạo đó. Cách mạng tháng Tám bùng nổ có thức tỉnh Nguyễn. Tự biết mình lầm đường, Nguyễn muốn đi theo Cách mạng. Đoạn cuối tập truyện, Nguyễn đã nói lên cái thiện ý muốn "lột xác" đi theo con đường mới chói lòa ánh sáng của Cách mạng vĩ đại. Cuốn "Nguyễn" phát hành ngay sau Cách mạng tháng Tám, tôi cho đấy là một cử chỉ chân thành của tôi chào mừng Cách mạng. Nhưng khách quan mà nhận định về cử chỉ ấy lúc ấy thì ngày nay tôi thấy nó chỉ là một thái độ cơ hội đối với phong trào. Thái độ cơ hội ấy là của một người tự kiêu và chưa tự giác Cách mạng.
Tự kiêu và chưa tự giác Cách mạng của tôi còn biểu hiện cụ thể trong việc in truyện "Chùa Đàn" giữa năm 46. "Chùa Đàn" nguyên là một truyện thần bí quái dị rút ở tập "Yêu ngôn" phản khoa học phản tiến bộ. Truyện ấy là chuyện một địa chủ điên loạn trong hưởng lạc, muốn sống một cách dâm bạo như cái kiểu của Musset: "Máu, khoái cảm, và chết". Tôi thêm vào truyện đấy một đoạn đầu và một đoạn cuối, đưa tên địa chủ đó vào hoạt động Cách mạng, sau khi nó đã đi tìm phiêu lưu trong mọi hưởng lạc. In "Chùa Đàn" năm 46, tôi cũng tự cho là mình cũng hiểu Cách mạng, nói được Cách mạng và dựng được truyện về những người làm Cách mạng. Thực ra tôi ng* d*t không hiểu Cách mạng là gì, nên "Chùa Đàn" đã nói sai về thực chất của Cách mạng đã nói sai về chiến sĩ Cách mạng vô sản. "Chùa Đàn" đã xuyên tạc cách mạng Việt Nam giữa lúc Cách mạng tháng Tám đang có những khó khăn buổi đầu trong việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, giữa lúc một số địa chủ ph.... đ.... đang chui vào các tổ chức đảng phái ph.... đ.... để âm mưu phá hoại Cách mạng tháng Tám. Sáng tác vô chính trị "Chùa Đàn" là một tội lớn đối với cách mạng tháng Tám, đối với quyền lợi của nhân dân. Gần đây nghe nói lũ bù nhìn bán nước cho một nhà xuất bản trong vùng tạm chiếm tái bản "Chùa Đàn", tôi càng nhận thấy rõ cái trách nhiệm của sáng tác của tôi và càng nhận thấy rõ cái nghiêm trọng của sai lầm đó.
Nói tóm lại, vừa truyện vừa tuỳ bút, không kể dày mỏng, tôi đã in tất cả là mười cuốn, "Chùa Đàn" là cuốn cuối cùng trong những sáng tác từ Kháng chiến trở về nước.
Nay nhìn lại toàn tập thì nội dung mười cuốn đều là sai lầm, không nhiều thì ít cuốn nào cũng đều phạm đến quyền lợi của nhân dân của Cách mạng. Qua từng tác phẩm, hoặc lẫn vào kẽ giòng hoặc lộ liễu hiện lên trên từng chữ từng câu văn, chỗ nào cũng lòi ra cái khía cạnh của tư tưởng hưởng lạc, trang nào cũng toát ra cái nhân sinh quan thối nát của một người bạc nhược trốn thực tế, sợ sống sợ trách nhiệm, của một người lấy nghệ thuật dối mình và trí trá với người đọc. Nguy hiểm hơn nữa là những cái viết ra đó phần lớn đã làm lợi được cho bọn thù địch của dân tộc, cụ thể là thực dân Pháp và phong kiến địa chủ tay sai của nó. Nhờ ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lê của Đảng mở mắt cho thấy rõ ý nghĩa và phương hướng của nghệ thuật chân chính, sau mười ba năm in cuốn sách đầu tiên, nay tôi nhận rõ giá trị của sự nghiệp văn chương cũ của tôi chỉ là một mớ sai lầm và tội lỗi. Cái mà tôi vẫn tự phụ là sự nghiệp đó thì chỉ là những tội lỗi mà nhân dân khoan hồng đã tha thứ cho để tôi chuộc mình từ nay bằng những sáng tác phục vụ được cho lợi ích cách mạng.
*
Nói cho thật đúng, không phải là đến hôm nay tôi mới tự phê bình lần đầu về toàn bộ sáng tác trước Kháng chiến. Việc này tôi đã có làm năm 48 ở Đại hội Văn nghệ toàn quốc và năm 49 ở Hội nghị Tranh luận Văn Nghệ, tự nhận về những sai lầm, tuyên bố muốn từ bỏ những sáng tác cũ, coi nó như những “đứa con hoang". Nhưng thời kỳ ấy việc làm này có tính cách sơ sài quá, cũng mới xác định một cách chung chung vậy thôi. Hồi ấy tôi chưa hiểu "cách mạng hóa tư tưởng" phải tiến hành như thế nào, sáng tác đứng trên lập trường giai cấp tôi cũng chưa hiểu cụ thể là phải như thế nào. Hồi ấy tôi cũng chỉ mới cảm thấy một cách lờ mờ rằng những sáng tác cũ nay không hợp với thời đại nữa, đều coi như là những đồ cổ vô dụng thì cất nó đi. Tôi muốn từ bỏ chúng nó, để nhẹ nhàng chuyển sang những sáng tác mới, chủ quan cho việc đó cũng là một việc dễ dàng đơn giản, mình muốn dứt khoát với cái cũ thì chỉ có việc tuyên bố ra là xong xuôi cả. Lúc đó tôi chưa thấy rằng cải tạo mình là cả một vấn đề khó khăn, một cuộc đấu tranh gay gắt trong bản thân, không thấy rằng đó là cả một quá trình chiến đấu lâu dài gian khổ với chính mình.
Được học tập kỳ chỉnh Đảng vừa rồi tôi mới hiểu được tôi, tôi mới nhìn rõ tôi cho có hệ thống. Nhờ có Đảng dìu dắt cho đứng sang cái chỗ đứng có một không hai của chân lý, tôi mới nhìn rõ được cái bản chất của tôi qua những sáng tác của tôi. Và mới thấy được cái tầm quan trọng của tư tưởng sai lệch từ trước đến nay. Tôi mới thấy được cái xấu cái hại của tư tưởng tự do hưởng lạc bao trùm lấy đời tôi và nó đã tác hại trong sáng tác trước Kháng chiến của tôi như thế nào. Ngay cả trong những sáng tác sau Kháng chiến nữa, tư tưởng hưởng lạc phi vô sản ấy vẫn còn đầy rẫy trong tôi.
Bản thân tôi trước kia là một người yếu hèn muốn yên thân mà lại tự cho là mình có một cái cá tính của người mạnh bạo, bừa bãi trong cảm nghĩ mà lại cho là phóng khoáng độc lập. Tôi thích một cuộc sống phất phơ (dilettantisme) không phải gắn bó vào một trách nhiệm gì không phải cam kết gì với ai. Tôi làm “nghệ thuật thuần túy" đuổi theo một cái đẹp hão huyền không có cơ sở trong thực tế (vì tôi rất sợ thực tế). Tôi chỉ nghĩ đến đẹp, tôi không cần nghĩ đến cái đẹp ấy có cần đúng không, thật không, có tốt không. Tôi tìm sự yên thân trong một cái vỏ giả tạo và muốn sống cách biệt với cuộc đời bên ngoài, tự an ủi mình bằng những cái viết nghêu ngao phóng phiếm.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, tôi cũng thích, nhưng cái thích đó có tính chất bản năng của một người vừa bị ngợp chói trước ánh sáng vĩ đại. Cái thích đó chưa nâng được lên mức lý luận sâu sắc, nên tôi vẫn chưa dứt khoát đứng về phía nào. Cho đến toàn quốc kháng chiến, tôi mới thấy có sự chuyển hướng trong nhân sinh quan. Trong người cái tốt cái xấu còn lẫn lộn lộn xộn, nhưng tôi muốn làm việc có ích. Sau Kháng chiến tôi in được hai tập tùy bút "Đường vui", "Tình chiến dịch" vào năm 49 và 50. Nội dung của những tuỳ bút viết sau Kháng chiến phần lớn vẫn còn mang nặng những cái tư tưởng cũ những cái hình ảnh cũ. Tôi vẫn còn luyến tiếc những cái cũ đó đem nó vào văn chương kháng chiến, tuy miệng thì vẫn tuyên bố là đã dứt khoát rồi với những nếp cảm nghĩ ngày trước. Tôi muốn thay đổi nhiều, nhưng tư tưởng hưởng lạc phong kiến của tôi vẫn còn bao vây tôi dầy đặc. Chỉ có một điều một chút khác trước là ngày nay sự hưởng lạc lẫn giấu kín đáo, chứ không lồ lộ nghênh ngang thường xuyên như trong sáng tác cũ.
Trong tập "Đường vui", tôi ví trái tim người dân quân hy sinh với cái hình ảnh một củ thủy tiên nẫu. Mới bước vào năm đầu của Kháng chiến, tôi đã nghĩ ngay tới những "khải hoàn môn kết bằng hoa đào" của một năm xuân chiến thắng dễ dãi sắp tới. Thấy chiến sĩ hy sinh trong một cuộc thử đạn Ba-dô-ka, tôi đã nói lên cái thắc mắc cá nhân sợ khổ sợ chết. Sống với rừng căn cứ địa Việt Bắc, tôi cho là "thiếu chân giời", "thiếu sinh lý" thiếu người, thiếu hưởng lạc. Việt Bắc quân dân vừa chiến thắng thu đông 47, đã biến thành ra một nơi cô quạnh chỉ có cây rừng và sốt rét. Bài "Gió Lào", bài “Thiếu chân giời" tôi vẫn chỉ thấy có thiên nhiên chứ không nhìn thấy người, và tôi đã nhìn thiên nhiên với cái nhìn của phong kiến thần bí.
Trong tập "Tình chiến dịch”, tôi nói là viết ra để phục vụ nhân dân phục vụ kháng chiến, nhưng thực ra tôi đã in ra để thỏa mãn nhiều cho những cái thích thú riêng tây của cá nhân tôi. Ở đấy tôi vẫn chơi chữ, ghép hình ảnh, ba hoa huênh hoang khoe mình thế này thế nọ. Cái cá nhân hưởng lạc của tôi vẫn sừng sững trong "Tình chiến dịch". Trước kia vì thèm hưởng lạc, tôi đã tô son điểm phấn cho tất cả những cái thối nát của đế quốc và phong kiến. Ngày nay, cũng vẫn vì muốn tự do hưởng lạc tôi lại làm cho tầm thường đi thô bỉ đi và sai lạc đi nhiều cảnh tình đẹp mạnh nhất của nhân dân của công nông trong cuộc chiến đấu anh dũng. Đó thật là một điều đau xót thấm thía. Tư tưởng hưởng lạc của cá nhân tôi vẫn cứ lấn lên thực chất của sự việc khách quan. Tôi đi vào thực tế một cách hời hợt để phản ánh thực tế một cách sai lầm. Từ 46 Đảng đã tạo điều kiện cho tôi được gần gũi thực tế cách mạng trước Kháng chiến, và trong kháng chiến Đảng cũng tạo điều kiện cho tôi được gần gũi nhân dân ở những nơi nhân dân chiến đấu cao nhất. Nhưng con người hưởng lạc cũ ở tôi còn nặng nghiệp, nên tuy có gần thực tế mà tôi vẫn không thấy được thực tế. Thấy được thực tế là một quá trình lâu dài gian khổ bền chí. Con người sợ khó sợ khổ sợ chết ở tôi chỉ mới phất phơ với thực tế Kháng chiến nên phản ảnh thực tế, tôi đã phản bội thực tế.
Hưởng lạc quen thân, tôi không thấy được Trường kỳ Kháng chiến, tôi sốt ruột muốn được chóng tổng phản công chóng được về Hà Nội, rồi huênh hoang vỗ ngực hách dịch với người bị vướng trong Hà Nội (bài "Ngoài này trong ấy) đến nỗi phạm vào chính sách căn bản của Đảng Chính phủ đối với các tầng lớp nhân dân trong vùng tạm bị chiếm.
Giữa cái sống gian khổ xương máu mồ hôi của quân đội nhân dân chuẩn bị đánh đồn Pháp, tôi nhìn thế nào mà những mô hình (maquette) của sa bàn nghiên cứu trận đánh biến thành ra một quang cảnh vui vẻ của ăn uống có "nem Huế, bánh khảo, gai bưởi nhể ốc" (bài "Bàn đạp Tây Bắc").
Qua một thành phố biên giới Trung Quốc tôi nhìn thế nào mà biến nước Trung Hoa mới đang bắt tay kiến thiết thành một nơi thịt cá bừa bãi bên cạnh những đám đông lộn xộn vô tổ chức (bài "Ải khẩu Nam Quan”). Tư tưởng hưởng lạc ở tôi đã tạo cho tôi một cái nhỡn quan (vision) ẩm thực và lúc sáng tác nào sẵn có dịp đưa vào là tôi không ngần ngại đưa vào để thỏa mãn những cái thích thú cá nhân đã ăn sâu vào tiềm thức.
Bài "Đuốc dân công" (báo Lúa Mới Chi hội khu 3 năm 51) nói về bần cố nông gánh thóc ra tiền tuyến, tôi cũng tìm sự hưởng lạc trong sáng tác, tập trung cảm xúc vào cảnh đốt đuốc đưa thóc lên kho. Diễn tả lên cái cảnh chói sáng bạt ngàn ấy tôi đã "chơi" lửa "chơi" đuốc và xúc động đúng như một bạo chúa phong kiến ngày xưa. Cái phần hưởng lạc ấy trong bài viết, tôi coi nặng hơn là phần cảm thông với những khó khăn của vấn đề tổ chức và sử dụng dân công đang ở buổi đầu của phong trào.
Tôi đã dựa vào công sức của nhân dân, dựa vào mồ hôi và xương máu của công nông sản xuất và chiến đấu, mà tìm sự hưởng lạc, khi sáng tác cố đưa vào sáng tác những cái thích thú cá nhân. Tư tưởng hưởng lạc ấy làm tôi tách lìa thực tế, xa rời quần chúng nhân dân và dân dân tự mình làm mình nghèo đi trong sáng tác, rồi bế tắc. Sáng tác nhớn tôi không làm nổi, sáng tác nhỏ kịp thời phục vụ tôi không muốn làm; tôi chỉ muốn làm chỉ muốn viết những cái gì trong đó tôi có thể gửi gắm được vào một ít thích thú riêng của tôi. Cái thói xấu ấy đã làm cho tôi thiếu nhiệt tình giai cấp. Tự do hưởng lạc phong kiến làm cho tôi không nhìn thấy được cái lạc quan cách mạng trong cuộc sống mới, trong những con người mới trong tất cả anh hùng chiến sĩ thi đua ái quốc. Bản chất hưởng lạc ở tôi ghép với nhiều tính xấu khác như vô tổ chức vô kỷ luật, muốn yên thân muốn hưởng thụ, bấy nhiêu tàn tích của phong kiến đế quốc đang bao vây tôi làm cho tôi khó khăn trong sự cảm thông với những con người mới sống có tập đoàn có tổ chức, luôn luôn tìm cái vui trong nhiệm vụ trong công tác cách mạng, không ngại khó sợ khổ sợ chết, luôn luôn tin tưởng, chỉ biết có lạc quan cách mạng mà không nghĩ đến hưởng lạc cá nhân. Tư tưởng hưởng lạc cá nhân ở tôi ngăn cách tôi với cái phẩm chất mới của những con người lạc quan cách mạng với những cuộc sống lạc quan cách mạng. Tư tưởng tôi còn vẩn đục vì hưởng lạc cá nhân, nhân sinh quan tôi chưa được thanh sạch nên tôi chưa thấm được vào cái thực chất phong phú tinh tế của đời sống chung quanh của giai cấp đang tiến lên.
Bấy lâu nay tư tưởng hưởng lạc phi vô sản bưng bít tôi không cho tôi nhận chân được căn nguyên của sai lầm và khó khăn sáng tác. Lý luận và lập trường Đảng gần đây đã mở mắt cho tôi. Tuy chưa phải là một cuộc phân tích kỹ từng tác phẩm, tuy chưa kiểm thảo kỹ về văn phong, tuy mới làm được về bề mặt các sáng tác, nhưng cũng đủ để thấy toàn bộ sáng tác của tôi trước Kháng chiến là tội lỗi, và đa số sáng tác sau Kháng chiến là sai lầm về căn bản tư tưởng. Tôi liền bâng khuâng mất một buổi, cảm thấy như có người vừa rút hết đất ở dưới chỗ mình vẫn đứng vững mọi ngày. Nhưng tỉnh táo dần lại, tôi thấy tôi không còn là một người cố bám níu lấy cái chỗ đứng suy sụp của tư tưởng hưởng lạc nữa. Chân lý của Đảng đang đưa tôi sang một chỗ đứng mới. Từ chỗ đó, tuy còn là non yếu, tôi sẽ cố gắng bước dần lên. Đảng và nhân dân dìu dắt tôi dần lên. Cái vấn đề ở tôi hiện nay là xác định lại con người mình cho đúng, là không luyến tiếc cái hư danh của sáng tác cũ, là tin tưởng vào sự nghiệp đấu tranh của công nông có Đảng lãnh đạo, là thấy rõ quyền lợi sáng tác của bản thân mình là nằm trong cái sự nghiệp lớn lao đó của dân tộc. Thực tế của đấu tranh giai cấp ở nông thôn trong các đợt phát động quần chúng nhất định sẽ bồi dưỡng thêm cho tôi về trách nhiệm và vinh dự của người sáng tác. Tôi quyết tâm từ nay sáng tác vì lợi ích của dân cày. Tôi phấn khởi đứng về phía bần cố nông mà thận trọng và cố gắng thể hiện cái tâm hồn sáng lên của dân cày có Đảng lãnh đạo. Tôi tin tưởng những biến chuyển mới ở nông thôn từ đây sẽ thổi vào tâm hồn và sáng tác của tôi những luồng sinh khí mới.
Tháng bảy 1953
NGUYỄN TUÂN
(Văn Nghệ số 41, tháng 7/1953)

Thanked by 1 Member:

#267 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/11/2021 - 21:34

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG: NGUYỄN TUÂN
Nhật Tuấn

Ngày 26 tháng 12 là cái ngày gì?
Hỏi 10 người chắc cả 10 không biết nó là cái ngày quỷ gì?
Vậy xin hãy nghe nhà văn Nguyễn Tuân trả lời:
“Toàn thể văn nghệ sĩ Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân chúng tôi rất hân hoan, sung sướng đón mừng ngày sinh nhật của Chủ tịch vĩ đại. Trong dịp này chúng tôi đã nhận được từ khắp nơi gửi tới những sáng tác văn nghệ của quần chúng gửi tới mừng thọ Chủ tịch…”
Chủ tịch nào vậy?
Chắc không phải Hồ chủ tịch, sinh ngày 19 tháng Năm.
“ …công tác văn nghệ của chúng tôi cũng theo phương hướng văn nghệ công nông binh do Chủ tịch vạch ra."
“Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin-Stalin, của Chủ tịch và Chủ tịch H.C.M. Chúng tôi nguyện vĩnh viễn đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc chúng tôi, cho tình hữu nghị vĩ đại giữa các dân tộc…”
Chủ tịch được tung hô, xếp trên cả Chủ tịch H.C.M, chỉ có thể là Chủ tịch… Mao Trạch Đông.

Những đoạn trên trích trong “Thư Hội văn nghệ Việt Nam kính gửi Mao Chủ tịch“ do nhà văn Nguyễn Tuân, Tổng thư ký hội Văn nghệ Việt Nam ký vào ngày 26-12 năm 1952-53 gì đó.
Nhưng chuyện đó xưa lắm rồi, từ thời cải cách ruộng đất lận, nhắc lại cho vui vậy thôi. Còn thời chiến tranh chống Mỹ…
Vào một chiều tại khu sơ tán bom Mỹ của Hội nhà văn VN, nữ văn sĩ Nguyễn thị Ngọc Tú đang lúi húi… rán cá – thứ của hiếm thời bao cấp, trước cửa phòng, ngẩng lên chợt thấy bác Nguyễn Tuân đứng lù lù với chiếc mũ “phớt” và hàng râu muôn thủa.
Bác cầm can chỉ chỉ:
”Con này chín non… Chị lật con kia lên kẻo cháy…”.
Giá là người khác hẳn đã xơi một chiếc guốc, xéo đi cho… "nước nó trong”, nhưng với bác Nguyễn, nổi tiếng “ngông” chị Ngọc Tú chỉ cười cười.
Đã có rất nhiều bài viết về cái “ngông” của bác Nguyễn. Sau Cách mạng năm 45, cái “ngông”, cái văn chương “nhâm nhi, tỉ mẩn” thời trước trong những “Hương cuội”,"Thả thơ”,"Đánh thơ”, ”Những chiếc ấm đất”… mang vào sáng tác cho quần chúng công nông binh, chẳng hiểu bác Nguyễn sẽ phải uốn éo sao đây? Thật đáng lo thay!
Sau này, Nguyễn Tuân tâm sự:
“Giả sử bây giờ tôi còn trẻ, có lẽ tôi xin đi học ngành y làm thày thuốc, vì làm cái nghề văn này sợ lắm…”.
Sợ thật đấy chứ, đường đường một đấng “phù thuỷ chữ nghĩa”, “ma thuật ngôn từ”, theo cách mạng được Đảng tín nhiệm đưa lên ghế Chủ tịch Hội Văn nghệ VN, vậy phải “công nông hoá ngòi bút” sao đây để “lãnh đạo tin cậy”, cho dù trong lớp chỉnh huấn đã bày tỏ lập trường “rũ bỏ con người cũ” bằng cách… treo cổ mớ bản thảo ngày xưa, từ bỏ “những đứa con tinh thần” vốn làm bác nên danh.
Thế là Nguyễn Tuân xắn tay áo lên “nhả chữ”, mở đầu sáng tác cách mạng bằng tập “Tuỳ bút kháng chiến” trong đó tiêu biểu là “Đuốc dân công tiếp vận”. Để tăng khí thế cho bài ký, bác viết:
“Hôm nay tôi kể chuyện một con đường thóc đêm đêm rầm rập bước chân người… bao nhiêu người bần cố nông gánh gạo về ngàn. Thật là vĩ đại. Không biết bao nhiêu là con số… Trên vai mỗi người còn đèo thêm một bó đuốc… Tôi cảm thấy đây là lần đầu tiên, nước Việt nam chúng ta đốt đuốc đi đêm một cách vĩ đại, huy hoàng…”.
Thật là vĩ đại, thật là huy hoàng, chỉ tiếc nó mới được hô lên từ… cổ họng, đại ngôn để xuê xoa cái nghèo cảm xúc. Cũng theo cách đó, ông mạt sát dân “vùng tề”:
”Tôi nghĩ đến một cơn lốc khổng lồ lật ngửa những mái gianh đang úp vào mặt bùn kia, hút ngược bao nhiêu nhố nhăng kia lên giời và quét sạch cái không khí dịch tễ của nơi này đi…”
và chửi Pháp:
”Chiều tà Việt bắc Đông bắc rừng rực lên những đồn Pháp, chiếu ống nhòm như những mâm cà độc dược, như những kim tự tháp loét ngọn…”
Không còn “ngông”, cũng chẳng còn “nhâm nhi”, “Tuỳ bút kháng chiến” của Nguyễn Tuân, “quả mùa đầu” cho cách mạng, sau này được hai Giáo sư “mao nhiều hơn cả dân mao-ít” là Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức reo mừng:
”Sau Tuỳ bút kháng chiến, ta đã có một công dân Nguyễn Tuân bên cạnh một Nguyễn Tuân nghệ sĩ, một cán bộ Nguyễn Tuân hoà hợp với một nhà văn Nguyễn Tuân”.
Thế là khỏi lo “con bò trắng răng”, Nguyễn Tuân – chàng lãng tử ngông nghênh đã bỏ thói “nhâm nhi tỉ mẩn”, mài nhẵn xù xì gai góc, dọn giọng hót cho bần cố nông nghe, trở thành “nhà văn cán bộ”, vượt quá yêu cầu của Đảng.
Vậy nhưng khổ nỗi "cái nết đánh chết không chừa”, trở về Hà Nội sau năm 1954 có rượu tây, có ánh đèn xanh đỏ, có dáng “kiều thơm”…; bệnh “ngông“ trong Nguyễn Tuân tái phát.
Vậy ông đã “ngông” như thế nào?
Trong khi cả thiên hạ đang phải gân cổ ca bài “chống chủ nghĩa cá nhân”, làm việc quên mình vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1957, Nguyễn Tuân lại chơi ngông, nhâm nhi, tỉ mẩn luôn một bài… “Phở”.
“Thật ra ăn phở cho đúng, đúng cái “gu” của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở…”
Than ôi, cái “ngông của Nguyễn Tuân" cũng mới ở mức độ vuốt ve con tì con vị, chứ chưa dám “ngông” thở than oán trách gì chế độ, ấy thế mà cũng đã bị ông trùm phê bình mác xít Như Phong choang cho một chuỳ trên báo Nhân Dân:
”Ở Nguyễn Tuân, ưa phân tích cầu kỳ các cảm giác như vậy không phải chỉ là một phong cách văn chương mà còn là một lối sống ưu du, hưởng thụ mà anh muốn truyền bá. Có đặt cả quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân, mới thấy bài “Phở” hãy còn mang nhiều dấu vết của khuynh hướng nhảm đó…”.
Khổ nỗi, nhâm nhi con tì con vị là… nghề của chàng. Thôi thì không cho “nhâm nhi” miếng ăn , miếng uống thì ta “xơi” cảnh vật vậy, so với thiên hạ đang phải nhai “con người mới xã hội chủ nghĩa” thì chàng vẫn còn… ngông chán.
Thế là cũng năm 1957, Nguyễn Tuân viết “Cây Hà Nội”:
“Hà Nội của ta rất nhiều me, nhiều sấu với những trẻ em trèo me, trèo sấu ngày xưa. Nhưng bên cạnh những phố trồng toàn me toàn sấu, còn những cây đứng lẻ tẻ khắp Hà Nội. Hoàng lan, ngọc lan, sữa, long não, gạo, lim, đại, đỗ quyên Nhật…”.
Huyên thuyên về “cây”, nhưng chàng Nguyễn vẫn không quên gài một câu xỏ xiên về “người”:
“Lắm lúc tôi muốn rộng lượng tặng huân chương cho một vài cái cây thủ đô vì một số công lao của chúng đối với cuộc sống hàng ngày của người Hà Nội. Anh tưởng chỉ có một số người nào mới có công lao thôi sao… Anh họp nhiều quá, lâu quá, cây đẹp không đợi được anh mãi…”.
Cái mẹo đó sau này được đúc kết lại thành “thủ pháp nghệ thuật" có tên là “gài mìn” nhiều năm sau được một số cây bút trẻ học lỏm. Hết “cây” lại đến “hồ”, mượn lời một chị Ba Lan, Nguyễn Tuân mệnh danh “Con hồ Thủ đô” là một… viên ngọc êmơrôt “nằm giữa một cái nền hộp nữ trang bọc nhung xanh hồng, kẻ đường con cờ…”.
“Êmơrôt” là cái quỷ gì quần chúng công nông làm sao biết? Thôi thì bỏ qua cái tội quên lời Bác dặn “viết sao cho dễ hiểu”, nhưng cái “lỗi” “lan man, lẩn mẩn” thì vẫn còn đó.
“Một hôm tôi đang nhìn hai cô cân táo đen táo đỏ bán lẻ, tôi đang nhìn bà quay kẹo bông cho trẻ em, tôi đang nghe cái ông đội mũ rạ rách thuyết minh cho cái ống dòm thời sự chiến tranh của ông đỗ ở xế ga tàu điện cũ bờ hồ, bỗng thấy nhớ mấy cây lộc vừng năm nào vẫn soi bóng xuống hồ…”.
Rõ chuyện tầm phào, “mậu dịch viên nhà nước” đâu hết toàn “tả” tư thương để mà nhớ về "quá khứ”? Có lẽ chợt nhận ra “lỗi” này, Nguyễn Tuân vội vàng bày tỏ lập trường:
“tổ chức tết trung thu Độc lập cho các em thiếu nhi quanh hồ phá cỗ”
và rồi hăng lên bốc phét:
“trong những ngày vui ấy, một anh bạn tôi đã hồi sinh lại với thời đại đã vứt tõm xuống hồ Hoàn Kiếm một khẩu súng lục, nhất định từ bỏ ý định tự sát vẫn ám ảnh mình, một chị bạn tôi cũng vứt xuống lòng hồ một cái hộp sắt hàn thiếc trong ấy có cả một cuốn nhật ký một người đẹp sắp phát điên…”.
Cách mạng cảm hoá người ta ghê gớm chưa, một anh sắp tự tử vứt cả súng, một chị chán đời quăng cả nhật ký xuống hồ. Bác Nguyễn “hư cấu" thế này đến con nít cũng chẳng tin. Ấy thế rồi để tăng thêm "tính cách mạng” cho bài viết, xuê xoa đi những chỗ “tầm phào”, bác Nguyễn lên giọng “chính trị”.
Nào:
“Đối với con người Hà Nội, đối với thủ đô năng suất gấp trăm gấp ngàn thành phố khác trên đất Việt Nam, hồ Gươm như là một người bạn thân thiết…”,
nào:
“hồ là lá phổi làm thắm tươi dòng máu đập nhanh của gần nửa triệu con người thủ đô Hà Nội đang hàn gắn, chắt chiu và vững tâm xây dựng…”,
nào:
”Với anh chị em tập kết Trị Thiên, Khu năm, Nam bộ, có lẽ hồ Hoàn Kiếm còn thân mật hơn với tất cả chàng trai và cô gái sinh trưởng ở Hà Nội…”.
Than ôi, giọng văn khinh bạc của bác Nguyễn đâu rồi? Còn lại một thứ văn “tả cảnh” của học sinh phổ thông làm luận “Em hãy tả hồ Hoàn Kiếm“.
Mạt sát “phong kiến đế quốc” và “tung hô cách mạng” từ nay đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt văn chương chữ nghĩa của chàng. Trong “Từ Tân thế giới mà về”, ông tả bà con khi rời Việt Nam:
”…ở đâu phe phẩy ngọn cờ vàng ấy thì nơi đó ngày đêm nổi dậy tiếng than khóc mếu ly tán, vợ tiễn chồng, con tiễn cha. Tiếng khóc sinh ly dưới cờ vàng mà thảm hơn cả những tiếng tử biệt…”,
ăn uống ở Tân Thế giới thì:
”cá khô mủn ra như mạt cưa, một quả trứng luộc cho cả chục người ăn (sic) thịt trâu đánh đàn và rau muống thắt lưng được (hi hi)…”, khi bà con trở về quê hương đã vào ”cái thế kỷ lớn lên của chủ nghĩa c.... s.., cái thế kỷ của Liên xô đưa người hoà bình lên tinh cầu vũ trụ”
và bởi thế bà con cực kỳ xúc động:
“Thật là sống lại. Lúc đi cũng chả nghĩ được ai là tốt ai là xấu. Nay về, thấy mọi người đều thân hơn cả ruột thịt. Giờ được về thấy nước như non tiên…”.
Và rồi nhà văn Nguyễn Tuân “tưởng tượng“:
“Tôi không theo đoàn đại biểu kiều bào lên Hà Nội gặp bác Hồ nhưng tôi không khỏi hình dung, tưởng tượng nhiều tới buổi gặp gỡ này. Chủ tịch nước chúng ta 70 tuổi thọ. Cụ già phu mộ Tân thế giới 80 tuổi chẵn. Cụ Hồ thì chủ động xuất dương mà bôn ba khắp châu này biển nọ mưu hạnh phúc cho tất thảy những người đau khổ thế gian, trong ấy có người đau khổ đi phu Tân Thế giới…”
Khi viết những dòng hào sảng, đầy cảm hứng này, không hiểu bác Nguyễn có biết số phận những Việt kiều Tân đảo này rồi đây sẽ mất hút trong những vùng kinh tế mới trên núi rừng Tây Bắc xa xôi? Trí tuệ sắc sảo như nhà văn Nguyễn Tuân ắt phải biết nhưng viết thế thì vẫn cứ … phải viết. Chứ còn biết làm sao?
*
Tháng 3 năm 1953 sau đợt học tập chỉnh huấn, Nguyễn Tuân viết bản thu hoạch “Nhìn rõ sai lầm” đạt kết quả… vượt cả mức Đảng yêu cầu. Không những rũ bỏ con người cũ, ông còn lên án nặng nề những “đứa con tinh thần":
“Cuốn sách ấy – Vang bóng một thời – là những tang chứng đầu tiên về tội lỗi của tôi với dân tộc “Trong “Vang bóng một thời“ tôi đã đứng về phía bọn phong kiến, bóc lột thống trị nhân dân lao động mà đưa ra một cái nhân sinh quan phản tiến bộ cuả bọn quan lại địa chủ tiêu dao hưởng lạc bất lực trước nhiệm vụ lịch sử… Truyện dài “Thiếu quê hương“ in năm 43 là một tội lỗi nữa về sáng tác cũ… Tập “Nguyễn” in sau ngày Tổng khởi nghĩa… tôi tự truyền thần cái tôi thối nát và phá hoại đó… tự dối mình cho là tâm hồn mình vẫn thanh cao mặc dầu thân thể tắm vào bùn nhơ của rượu, thuốc phiện, dâm ô…”
Kết tội, vùi dập tác phẩm của mình quyết liệt, tàn nhẫn vậy, phải chăng Nguyễn Tuân chịu sức ép của cán bộ Đảng? Không hẳn thế, nếu không xác tín, không tự nguyện, không viết từ con tim thì không thể có những lời lẽ cháy bỏng vậy. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Tuân viết về Đảng với giọng hào xảng:
“Chân lý của Đảng đang đưa tôi sang một chỗ đứng mới. Từ chỗ đó, tuy còn là non yếu, tôi sẽ cố gắng bước dần lên, Đảng và nhân dân dìu dắt tôi dần lên …”
Để nắm chặt văn nghệ sĩ, Đảng luôn luôn nhắc nhở:
“Văn học nghệ thuật là vũ khí của Đảng, mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá… văn học phải phục vụ chính trị…”
Ta có thể thông cảm hoàn cảnh khắc nghiệt của các nhà văn Việt Nam phải đội trên đầu “cái vòng kim cô” đó mà bất kỳ ai cũng có thể đọc “niệm chú” cho kẻ đang đội phải thân tàn ma dại. Vậy nhưng khác với Tôn Ngộ Không bị Phật tổ buộc phải đội, trong cái chợ văn chương xã hội chủ nghĩa, ai muốn vào thì vào, ai muốn ra cũng chẳng cấm, bất kỳ nhà văn nào muốn từ chối danh hiệu “người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá văn nghệ” đều có thể xếp bút nghiên theo việc cày bừa, đều có thể tháo cái “vòng kim cô” trả lại Đảng kiểu như nhà thơ Hữu Loan từ bỏ Hội Nhà văn về làm ruộng, Đảng còn mừng nữa là khác.
Nhưng với Nguyễn Tuân thì khác, ông “ngông” ở đâu không biết chứ trên “mặt trận văn hoá văn nghệ” ông “phục vụ chính trị” vào loại xông xáo nhất, hăng hái nhất trong các nhà văn “tiền chiến”.
Thử coi Nguyễn Tuân tả đồng chí Lê Duẩn giảng bài:
“Hình ảnh “thày học“ ( Lê Duẩn) hửng dưới rặng hoa mơ hoa bưởi trắng, nở bên những mái gồi, trên những con đường thấp thoáng quần áo xanh lam dặm. Càng ngày càng hiểu thêm ra thấy rõ chủ nghĩa Mác là mùa Xuân của loài người. Càng thấy mình trẻ lại trong sự giáo dục ân cần của Đảng..”.
Thật khó ngờ rằng mãi đến những năm thập kỷ 60, ông nhà văn Nguyễn Tuân vẫn tràn đầy cảm xúc “mùa xuân của chủ nghĩa c.... s..” trong khi trước đó rất lâu, André Gide đã viết “Retour de l’URSS”, Koetsler đã viết “Le zero et l’infini”, nhà văn Nga Bulgakov đã viết “Trái tim chó”, Pasternak đã có “Bác sĩ Dzivago”, nhà báo Proust đã lật tẩy: ”chủ nghĩa c.... s.. là sự đánh đồng cái cao thượng và cái ti tiện” , “Câu lạc bộ Petophi” ở Hungary đã sôi nổi đòi thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa đó. Không lẽ những tiếng vọng lịch sử đó không tới được tai Nguyễn Tuân? Không lẽ trí óc lỗi lạc của ông nhà văn không mảy may tiếp nhận những tia hồi quang của những người tiên phong cùng thời đó?
Vậy mà không, cũng năm đó, ông tả hai cái xác Lê Nin và Staline:
“Tôi cảm thấy như những cặp lông mày, lông mi sắp sửa chớp chớp và tất cả ở đây sắp được nghe thêm một lời nói rất mới rất nhẹ. Một vừng sáng hồng toả lên từ hai khuôn mặt trong lặng. Đấy là thần thái của những người sống, người còn sống. Đấy là thần thái của những vĩ nhân thế giới đã thức chọn một đời và trong lúc nhân loại ngày nay đã đi mạnh được trên cái đà của chủ nghĩa c.... s.. thì Người đã yên tâm chợp mắt trong giây lát... Người nghỉ đây nhưng người đã hoá thân vào trong tâm não của cả nhân loại… Người đã thành tên tuổi của một kỷ nguyên mới, của một nền cảm xúc mới và một nếp lạc quan mới…”
Nếu không xuất phát từ đáy lòng, sao có thể viết được những câu văn bay bổng đến thế? Tuy nhiên, người ta có thể tin chắc nếu được dịch sang tiếng Nga, hai đồng chí lãnh tụ tối cao đang nằm trong quan tài pha lê cũng phải nhổm dậy cười hô hố: "Thằng nào hót hay thế?”.
Khổ nỗi không hót “hay” như vậy, lần sau “nó” cắt xuất không cho đi tham quan các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa nữa thì… khổ. Bởi vậy ở một chỗ khác, Nguyễn Tuân lại “bốc phét”:
“Tuyết sẽ trùm lên hết Cung điện Mùa Đông Pêtrôgrat. Nhưng lửa nghị lực và sức làm việc nóng sôi của Lênin ở lều đây sẽ làm tan khối băng tuyết…”.
Í trời ơi, lửa của lãnh tụ nóng như vầy không khéo đốt cháy cả nhân dân Nga. Thế rồi được uống rượu Vodka nhắm với trứng cá hồi, ông nhà văn lại ba hoa về tượng Staline:
”Người nhìn ra xa, nhìn chủ nghĩa c.... s.. đang hình thành giữa trời nước Liên xô bát ngát. Sta-lin to cao bình tĩnh như một ngọn đèn bể. Gió bể Cát-piên cuốn bụi dưới chân Người. Người đuổi theo những ý nghĩ lớn. Sta-lin không nói. Sta-lin lặng im như một pho tượng sống… Vây quanh lấy Sta-lin, cuộc sống tưng bừng xây dựng của Stalingrát và của cả Liên bang xô viết đang nói to lên những điều Sta-lin lặng nghĩ trên ngã ba sông…”.
Tượng đá mà còn biết nghĩ, và những ý nghĩ đó còn được cả bàn dân thiên hạ nói to lên, thì quả thực “nghề này phải lấy ông này tiên sư”.
Chỉ nội trong chuyến được Đảng cho đi tham quan Liên xô, Nguyễn Tuân đã “hót” lia lịa cả loạt bài: ”Lăng và hồ Lênin” "Về Stalingrát” “Thăm nhà máy cày”. Nhân “Liên xô kỷ niệm Cách mạng tháng Mười được chẵn năm mươi năm”, Nguyễn Tuân ao ước:
”Tôi muốn tôi được hoá thân làm một ngòi pháo cây bông lửa màu soi mình suốt đêm thâu trên pha lê tuyết ngần của Mạc Tư Khoa tôi hằng quý mến, của Lêningrát tôi hằng nhớ thương…”.
Ôi chao, tình thương mến thương quê hương cách mạng Tháng Mười của Nguyễn Tuân rào rạt đến như vậy thì còn có nhà văn nhà thơ thế giới nào hót hay hơn được nữa? Chỉ tiếc chưa đầy hai chục năm sau, “kiểu đấu hót” này đã bị Ngài Putin vứt vào thùng rác của lịch sử.
Được đi thăm Trung Quốc , Nguyễn Tuân ca ngay một tập “Bút ký Trung Hoa” trong đó có cả loạt bài, nào “Cung thiếu nhi”, nào “Ngày Quốc tế thiếu nhi tại Bắc Kinh” "Xưởng máy dệt gai ở Cáp Nhĩ Tân” "Gang thép khu Đông Bắc và người công nhân Trung Hoa” "Xưởng máy mẫu cơ ở Thẩm Dương” "Làng ngoại thành Bắc Kinh” “Sân khấu Trung Quốc”… ở đâu cũng thấy Nguyễn Tuân đề cao công ơn của Đảng c.... s.. Trung Quốc mang tới cho nhân dân Trung Hoa. Chẳng chịu kém thi sĩ Chế Lan Viên trong hai câu thơ để đời:
“Bác Mao nào ở nơi xa…
Bác Hồ ta đó cũng là bác Mao…”
Nguyễn Tuân cũng phóng bút:
“Trong cuộc sống tưng bừng ngày nay của Trung Quốc có Mao Chủ tịch và Đảng c.... s.. Trung Hoa luôn đem vui tươi ấm no đến cho nhân dân, tôi cảm thấy cây liễu đã trổ hoa thật và bóng liễu ngày nay xanh rờn bắt nắng hơn bao giờ hết…”
Ôi chao ôi, công ơn Mao Chủ tịch và Đảng c.... s.. Trung Quốc cao đẹp đến nỗi cây liễu cũng ra hoa thì thật là bốc phét đến… tàu cũng phải cười. “Nhà tiên tri giả” Nguyễn Tuân liệu có biết chỉ không đầy chục năm sau, Mao Chủ tịch và Đảng c.... s.. Trung Quốc đã dìm chết cả chục triệu người vô tội trong biển máu của “Cách mạng văn hoá”.
Nguyễn Tuân là tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất “Tuần chay nào cũng có nước mắt” của các nhà văn Việt Nam. Hồi đầu Cách mạng tháng Tám, ông đã có “Lột xác”,"Ngày đầu tuổi tôi cách mệnh”,"Trên đường đến với Đảng”… Thật chẳng ai ngờ, mới ti toe làm cách mạng, Nguyễn Tuân đã mượn lời “Thần cách mệnh” thở ra giọng sắt máu:
”Ta là kết tinh của Bạo Phá. Ta là cái chổi quét mạnh vào những thứ nhân nghĩa không khoa học. Ta khai chiến với hiện tại. Ta là Hồng Hài Nhi của cuộc đời rơm cỏ bây giờ. Đối với cái khối của cải bất nghĩa, ta là cốt mìn, ta là bom nguyên tử. Ta đốt, ta quật ta phá, ta tạo ra tan rã, ta ngự trị lên cuộc đời mâu thuẫn. Ta là lịch sử. kẻ nào nghịch với ta, ta giết…” (nhạc kịch “Cỏ Độc lập”).
Ghê gớm chưa, rõ ra là giọng “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” từ thời xô viết Nghệ Tĩnh đã nhiễm sâu vào máu chàng lãng tử họ Nguyễn.
Rồi để ca ngợi Đảng trong kháng chiến chống Pháp ông có “Đuốc dân công tiếp viện”, “Thắng càn“, “Đường vui” ,”Tình chiến dịch", "Tuỳ bút kháng chiến”… Vào thời kỳ cải cách ruộng đất, bao nhiêu máu và nước mắt của hàng chục ngàn người chết oan chẳng mảy may làm Nguyễn Tuân buông một tiếng thở dài, ông cứ ngó lơ cái bi kịch có tầm vóc dân tộc ấy để mà đấu hót ca ngợi công ơn Đảng và Chính phủ đã cho “người cày có ruộng” trong những “Làng hoa”, “Tổ đổi công Chị Nhì ở Phú Yên”… , hoặc chửi rủa địa chủ phong kiến trong “Tây Bắc căm thù”,"Bóng nó còn đè lên xóm làng…”?
Vậy nhưng bổng lộc Hội nhà văn Việt Nam đâu có nhiều cho Nguyễn Tuân “xê dịch” khắp thế giới dẫu đã tình nguyện làm con hoạ mi ca ngợi chủ nghĩa c.... s... Và dường như Đảng đã nhận ra chàng Nguyễn “đấu hót” về tình quốc tế vô sản vĩ đại như thế đủ rồi nên “mời” chàng lên rừng để làm nhiệm vụ “tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc” và chẳng ai ngờ, dẫu phải rời đất thánh Hà Nội, chàng cũng đã hoàn thành công tác một cách xuất sắc….
*
Đó là vào dịp đi thực tế sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Thực ra trong vụ này, Nguyễn Tuân cũng có “tham gia“ vài bài như “Quanh việc phê bình tờ báo Văn”, “Phê bình nhất định là khó”,"Tìm hiểu Sê-khốp","Cây HàNội" v.v. nhưng cũng chỉ ở mức độ “em xin thưa lại với Đảng” kiểu như “tình trạng lệch lạc trên mặt sáng tác của báo Văn là do trình độ yếu” hoặc “đến với nghệ phẩm, anh đến với nó mà anh tham lam quá đáng hoặc hung hăng một cách không cần thiết thì nó biến mất”… thượng số chỉ thế, chứ chẳng phải đòi tự do sáng tác, đòi dân chủ gì ghê gớm như bà Thuỵ Khuê đã viết trong “Thi pháp Nguyễn Tuân”:
“Thời kỳ Nhân văn giai phẩm, Nguyễn Tuân trở lại với tính nghệ sĩ cứng đầu, viết những bài tiểu luận khá ngang tàng, phê bình chế độ và một số lãnh đạo văn nghệ “.
Ôi chao là ngộ nhận, bởi lẽ ngay sau khi được đồng chí Như Phong (GĐ NXB Văn Học) uốn nắn trên báo Nhân Dân, đầu chẳng cứng mà khí phách cũng chẳng ngang tàng (từ sau cách mạng chưa bao giờ chàng có được cả hai phẩm chất này để mà “trở lại”), Nguyễn Tuân sám hối ngay một bài “Nguyễn Tuân tự phê bình” in trên Văn Nghệ, tự nhận “hồi Nhân văn Giai Phẩm tôi đã có sai lầm hữu khuynh…”, "trong lòng mình thẩm lậu một con đê chưa hàn khẩu” (riêng câu này, bà Thuỵ Khuê có thể dùng để minh chứng thêm cho cái bà gọi là “thi pháp Nguyễn Tuân”, nhưng “thi pháp” nào cũng còn có ý nghĩa gì khi nó gói ghém một điều giả dối?), thành khẩn không thua gì trong “Lột xác”, báo cáo thu hoạch sau đợt học tập chính trị hồi còn ở Việt Bắc.
Tuy nhiên lần này có khác, kiểm điểm xong, Đảng mời Nguyễn Tuân “đi thực tế mãi trên Điện Biên” và lại còn dặn:
”Các đồng chí mắc sai lầm lần này phải cố gắng đi thực tế…”.
Những tưởng cái “ngang tàng, cứng đầu” trong con người Nguyễn Tuân vùng dậy mà quăng đi cái mũ cối bị chụp lên đầu, hoặc chí ít cũng có một lần thở dài trong trang viết của mình, nào ai có ngờ, những bài viết của Nguyễn Tuân trong đợt đi thực tế này lập tức được các nhà lý luận của Đảng vỗ tay reo mừng. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ sốt sắng:
”Chưa bao giờ câu văn Nguyễn Tuân có được cái âm điệu hùng tráng vui tin và lạc quan đến thế. Đáng quý ở đây là sự hòa hợp với cuộc sống mới xung quanh, ý thức đóng góp phần mình vào cái công trường khổng lồ của chủ nghĩa xã hội”.
Nhà nghiên cứu Trương Chính khẳng định:
”Chính trong chế độ mới, ông đã tìm ra con người chân thực của ông”.
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng reo mừng:
” …tôi muốn chào mừng ở anh Nguyễn Tuân một cách đứng mới, một vị trí mới, không những chỉ là một vị trí mới của anh trong tác phẩm mà trước hết là một vị trí mới của anh trong cuộc sống mới. Anh đã đi rất nhiều, rất say sưa về những con người mới mà lòng hy sinh cao cả của họ đã hiến dâng hết cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội..”
Tập “Tuỳ bút Sông Đà” của Nguyễn Tuân viết sau đợt đi Tây Bắc đã được dán rất nhiều tem đỏ kiểu thế. Bởi lẽ, vượt cả yêu cầu của đồng chí Tố Hữu, ông đã coi những người bị đầy đi làm kinh tế mới, những công nhân lầm lũi đập đá vá đường trên những vùng rừng núi xa xôi, heo hút là “những thỏi vàng của một khối vàng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đem đầu tư vào Tây Bắc”.
Niềm tin yêu Đảng lúc này chẳng biết thực hay vờ làm Nguyễn Tuân cất lên những trang viết đầy hào sảng:
”tâm hồn tôi đã in sâu và vang động tất cả cái ý thức xã hội chủ nghĩa của người đi mở đường miền Tây”,
”Tiếng máy nổ của kế hoạch kinh tế sẽ trùm lên tiếng cối nước. Ba năm chưa được thì lại năm năm và cuối cừng là rừng ở đây sẽ quấn quanh lấy người, lấy hơi người, mười đầu ngón tay con người sẽ giao hoà với cuống hoa đầu quả, hoa không còn là ngàn hoa vô định, cỏ cũng không còn cỏ dại dặm dài. Hoa chẩu, hoa các cây công nghiệp, cây ép dầu, cây bóng mát, cây ăn quả sẽ đua tươi với mọi thứ hoa hương và hoa sắc. Hẳn vì đã thấy trước cái triển vọng thơm ngọt tươi thắm ấy của lũ chúng ta ngày nay trên con đường lớn này, mà trên đồi ngục Sơn La, từ những ngày hoa cỏ bị dập vùi, các đồng chí tiên liệt Đảng ta đã tượng trưng giồng lên mấy gốc đào…”
Ôi chao ôi là chàng Nguyễn, lên cơn “thi pháp” mà vẫn không quên cây đào của đồng chí Tô Hiệu, tiền bối c.... s.., trồng ở nhà ngục Sơn La mà ngày nay đã có người đặt nghi vấn liệu hình tượng này có thuộc loại “cây đuốc sống” Lê Văn Tám?
Chỉ tiếc không đầy 20 năm sau giá như ông lại ngược sông Đà chuyến nữa để thấy các đồng chí cán bộ Đảng tại nơi ông đã đi qua cùng với đám lâm tặc phá rừng như thế nào – hơn 10 triệu ha rừng nguyên sinh, rừng gỗ quý, rừng phòng hộ đã bị chặt nát biến thành những “phủ” lộng lẫy, những tiện nghi sa hoa, những xe hơi đắt tiền.
Ngày nay đọc lại những “Sông Đà”,"Tờ hoa”, “Tình rừng“ của Nguyễn Tuân, người ta chỉ còn thấy đôi chút giá trị ở những tư liệu dư địa chí mà ông đã thừa nhận lấy của “một ông tây”:
“Tôi đọc ở Thư viện khoa học một bộ bảy quyển dầy và to “La mission Pavie” của một học giả thực dân Pháp viết rất kỹ về Lai Châu. Những kiến thức ấy cho tôi những trang viết sinh động trong tập Sông Đà…”,
còn phần lớn là những trang tán nhăng tán cuội về những “con người giả” như anh bộ đội Điện Biên trở về quê “vận động cả gia đình lên Tây Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy núi rừng miền Tây làm quê hương thứ hai…” hoặc như anh cán bộ Phương, người kinh lên vùng cao công tác, được Nguyễn Tuân ca ngợi:
”Cán bộ Đảng ta, nhất là ở Tây bắc, nhất là đối với một số đồng chí gây cơ sở ở vùng địch hậu cũ, cán bộ Đảng nó cứ như là một con dao pha ấy. Vứt đâu cũng được, cái gì rồi cũng làm. Loay hoay ngày đầu, nhưng có ý thức trách nhiệm, rồi cũng tìm ra, vừa làm vừa học…”.
Gíá như Nguyễn Tuân sống thêm chục năm nữa, hẳn ông sẽ thấy tầng lớp cường hào ở nông thôn ngày nay đều là “cán bộ Đảng ta” như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị cướp đầm tôm..
Tuy nhiên, dẫu đã hát hay thế mà Nguyễn Tuân vẫn bị “bắt bẻ” trong “Tờ hoa”, “Tình rừng” vì dám lên án kẻ đốt rừng. Ô hay, bác Hồ đã dậy: "Dẫu có phải đốt sạch cả dẫy Trường Sơn để thống nhất đất nước thì vẫn cứ phải đốt ”. Nhà văn Nguyễn Tuân có “quán triệt” lời bác dậy không mà bóng gió lên án “kẻ đốt rừng”?
Sau hai “tai nạn nghề nghiệp” này, Nguyễn Tuân thôi không chơi “cảnh”, chơi “rừng” nữa, ông dứt khoát trở thành một chiến sĩ dùng ngòi bút làm vũ khí xung phong trên mặt trận “chống Mỹ cứu nước":
“Cho giặc Mỹ ăn một cái Tết ta" "Hà Nội ta diệt B52” "Hà Nội giải tù Mỹ đi qua phố Hà Nội”…
Chửi Mỹ như một bà nhà quê mất gà. Nào là “những tên phát xít Hoa kỳ hợm hĩnh về súng đạn và du côn du kề lộng hiểm”. Nào là: "từ lòng đường xông lên mùi của Thần Chết, một cái thứ khắm thối Hoa Kỳ mà không thứ nước huê đế quốc nào tẩy tan được…”. Nào là: “Thằng Tổng thống kẻ cướp Mỹ ấy càng leo thang xâm lược càng nện dùi mạnh vào cái mặt trống hòa bình…” "Nước Hoa Kỳ đã đi một lèo từ man rợ thẳng tới đoạ lạc mà không có thông qua giai đoạn văn minh, văn hiến nào…”.
Cứ như thế “cơn bão ngôn từ” của Nguyễn Tuân lên tới đỉnh điểm ở bài ký nổi tiếng “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”. Trong bài này ngoài giọng chửi Mỹ xoe xoé, Nguyễn Tuân còn phủ lên cái chết tang thương của bao người Hà Nội một thứ “lạc quan cách mạng” phi nhân:
”Chợ Ngọc Hà không phải là vỡ chợ mà là xác thù đã vỡ tan trên buổi chợ chiều”.
Ô hay, bom rơi xuống chợ, người chết, nhà cháy, toàn là dân ta cả, có “xác thù” nào đâu mà nhà văn khéo tưởng tượng.
Rồi thì “cô gái trại hàng hoa vứt đó cái ô-doà sắp tưới vườn chiều, cầm vội tay súng…”, hi hi, chắc cô này không chồng, không con, không nhà, không cửa nên bom ném vào xóm là cầm ngay lấy… cây súng.
Rồi thì “Tôi đi giữa Hà Nội hôm nay đã chói thắm Huân chương Độc Lập hạng Nhất. Hà Nội phấn khởi đón mừng Huân Chương thi đua lập thành tích mới… Hoa sấu vẫn nở **** vương khắp thủ đô tưng bừng chiến thắng…”.
Lậy đức Chuá nhân từ, máu đổ, người chết, nhà sập… bao nhiêu bi thương đó ông không thấy, chỉ thấy có “thành tích với huân chương”? Phải chăng tâm hồn nghệ sĩ của “thiên tài Nguyễn Tuân” (nói theo bà Thuỵ Khuê) đã trơ như đá, rắn như sắt, cứng như thép mất rồi.
Người ta có thể tôn vinh Nguyễn Tuân như một “phù thuỷ ngôn từ”, một “Thần bút và một thi pháp đặc biệt“ (bà Thuỵ Khuê), người ta có thể ví ông như “một nhà làm xiếc chữ ở trên dây”, tiếc thay, từ sau năm 1945, cái dây đó đã đặt xuống đất rồi mà ông cứ vờ như nó vẫn dăng cao để ông cứ còn uốn éo mãi trên cả ngàn trang chữ.
Phải chăng đó là “thi pháp Nguyễn Tuân” theo nghiên cứu của bà Thụy Khuê?
Tuy không có di cảo “tái nhận thức” như Nguyễn Khải, Chế Lan Viên… nhưng những năm cuối đời, ông không còn viết những trang “hùng tráng” như “Hànội ta đánh Mỹ giỏi” nữa. Khoảng giữa năm 1978 Hội nuôi ong Việt Nam mời một số nhà văn trong đó có tôi và Dương Thu Hương lên Tam Đảo nghe báo cáo về nghề. Sau đó tôi có viết bút ký “Thành phố con ong” về “tổ chức xã hội loài ong” mà nếu ta đi sâu sẽ phải nghĩ tới sự có mặt của… Thượng Đế, về vai trò của ong chúa sau một đời tận tụy, cuối đời thu hết tàn lực bay ra khỏi tổ chết cô đơn trên mặt đất để khỏi làm ô nhiễm tổ ong. Bài ký đăng trang nhất báo Văn Nghệ, Nguyễn Tuân có đọc bởi lẽ gặp tôi ở giữa cầu thang NXB Văn Học, ông nhìn thẳng vào mặt tôi rồi vừa đi ông vừa nói như người ngủ mê: "Thành phố con ong… thành phố con ong…”. Lúc đó tôi thầm đoán tuy không nói ra nhưng chắc Nguyễn Tuân cũng mong muốn “một con ong chúa" hy sinh cao thượng vì cộng đồng, một xã hội loài ong ưu việt gấp mấy lần “xã hội bầy cừu”. Hẳn là chuyến đi Sàigòn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm ông suy nghĩ nhiều.
Nhìn rõ những bước lận đận của Nguyễn Tuân, nhà thơ Xuân Sách đã làm thơ chân dung ông:
“Vang bóng một thời đâu dễ quên,
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu Tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền”
Tháng 3/2012
Nhật Tuấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#268 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/11/2021 - 21:48

NGUỒN GỐC CHIẾC BÀN LÀM VIỆC của TỔNG THỐNG MỸ

Được đóng từ những phiến gỗ của con tàu thám hiểm huyền thoại Resolute thuộc Hoàng gia Anh, chiếc bàn làm việc của Tổng thống Mỹ đến nay đã có lịch sử 139 năm.

Ngược dòng thời gian, tháng 4/1852, Hoàng gia Anh phái 5 tàu (trong đó có Resolute), dưới sự chỉ huy của ông Edward Belcher tham gia sứ mệnh tìm con đường tắt để rút ngắn hải hành mậu dịch với phương Đông. Sau 2 năm lang thang, tàu Resolute và 3 tàu khác bị mắc kẹt bởi băng nổi. Ông Belcher ra lệnh thủy thủ trên 4 con tàu bị kẹt rời sang con tàu duy nhất không mắc nạn là North Star. Trước khi rời đi, Kellett (thuyền trưởng tàu Resolute) ra lệnh lau chùi sạch boong, khóa chặt cabin và kéo cao cờ rồi mới cùng thủy thủ trở về Anh trên chiếc North Star chật chội.

Tháng 9/1855, trong một chuyến săn cá voi, thuyền trưởng James Buddington của con tàu săn cá voi George Henry (Mỹ) phát hiện Resolute và mang nó về New London (bang Connecticut).

Với ý định trả lại con tàu cho nước Anh, chính phủ Mỹ bỏ ra 40.000 USD để mua lại và tu sửa gần như tình trạng ban đầu. Tháng 11/1856, con tàu khởi hành từ New York để trở về nơi nó đã ra đi.

Hoạt động tại Anh gần 20 nữa thì Resolute bị tháo rời (chắc do hết hạn sử dụng?). Nữ hoàng Victoria ra lệnh gỗ từ Resolute sẽ được dùng cho mục đích đặc biệt...

Ngày 23/11/1880, một thùng to được gửi đến Nhà Trắng, đề tên người nhận là Tổng thống Rutherford Hayes, bên trong là chiếc bàn gần 160 kg, cùng lời bày tỏ: “... Cái bàn này được làm từ gỗ con tàu Resolute và được nữ hoàng Vương quốc Anh dâng tặng tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ như là kỷ vật về tấm lòng chân thật và sự lịch lãm...”.

Bàn Resolute được dùng trong văn phòng tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng từ năm 1902 dưới thời Theodore Roosevelt. Theo yêu cầu của nhà lãnh đạo này, mặt trước của bàn được chạm thêm huy hiệu President. Đến thời Tổng thống Harry Truman, chiếc bàn được đặt trong phòng phát thanh, nơi sau này Tổng thống Dwight Eisenhower dùng để đọc diễn văn radio và truyền hình.
Vào tháng 2/1961, phu nhân Tổng thống John F.Kennedy - bà Jacqueline - phát hiện chiếc bàn ở phòng phát thanh và ra lệnh đưa nó trở về Phòng Bầu dục. Sau khi Kennedy chết, bàn Resolute được chuyển đến Viện Smithsonian trước khi được Tổng thống Jimmy Carter đưa trở lại Phòng Bầu dục năm 1977. Đến thời Tổng thống George H.Bush, chiếc bàn được chuyển về nhà riêng gia đình Bush. Cuối cùng, sau khi nhậm chức năm 1993, Tổng thống Bill Clinton cho mang chiếc bàn trở về Phòng Bầu dục, nơi nó tại vị cho đến ngày nay.

Chỉ là câu chuyện về một chiếc bàn nhưng thật thú vị và thẫm đẫm tinh thần nhân văn. Nước Mỹ "quyến rũ" từ thứ nhỏ nhặt như thế...

(Sưu tầm)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#269 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/11/2021 - 20:56

Về cái chết của Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân
Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa và là quan đại thần triều Nguyễn.
Ngô Đình Khôi (1885-1945) là anh cả của anh em nhà Ngô Đình, tổng đốc Quảng Nam, đã về hưu năm 1943.
Khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, hai ông đã bị Việt Minh hạ sát tại một cánh rừng khi đang trên đường chuyển lao ở Huế .
Báo Quyết Thắng, cơ quan Tuyên truyền và đấu tranh của Việt Minh Trung Bộ số 11 ra ngày 9/ 12 /1945 cho biết: "cả ba tên Việt gian đại bợm (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Huân) bị bắt ngay trong giờ cướp chính quyền, 2 giờ chiều ngày 23 tháng 8 và đã bị Ủy ban khởi nghĩa kết án tử hình và thi hành ngay trong thời kỳ thiết Quân luật".
Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế hồi đó là Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu ) , Hoàng Anh phụ trách chính trị đại diện Đảng, Phan tử Lăng nhận lệnh đi bắt Phạm Quỳnh.
Xin được trích dẫn tài liệu của ông Phạm Tuân (Con của Phạm Quỳnh) 2005:
"...Chi tiết cho biết Thầy tôi cùng Ngô Đình Khôi và con trai ông là Ngô đình Huân bị giam nhốt trong một lò ép nấu dầu tràm, một loại dầu khuynh diệp của bác sĩ Viên Đệ ở Cổ Bi, địa điểm cách làng Văn Xá 5 cây số về phía Bắc trên đường Huế đi Quảng Trị...
Dân làng được lệnh mỗi ngày phải bới cơm nước cho các nạn nhân ăn, nhưng sau 3, 4 ngày thì được lệnh ngưng... họ to nhỏ bàn tán rằng các người bị giam đã bị đem đi giết vào một đêm trăng lưỡi liềm Lời khai của người có phận sự canh gác tại nhà ép dầu nói rằng , đêm hôm ấy đầu tháng tám ta trăng lưỡi liềm vào khoảng 11 giờ, có người đến gõ cửa , đương sự hỏi: "Ai đấy" thì có tiếng trả lời "Tôi Hoàng Anh, chủ tịch ủy ban cách mạng thừa Thiên mở cửa ngay" Hoàng Anh vào ra lệnh đưa ba người bị giam ra , bảo cho ăn cơm ...( cơm nguội và ít mắm cá khô)... 3 người không nuốt được được, xin ít nước mưa để chan làm canh... Nói chuyện dăm ba câu thì Hoàng Anh quát, bắt phải im, sau đó ra lệnh trói tay ba người lại rồi đưa xuống đò.
Nhân chứng người chèo đò kể thêm: đò đi quanh đi quất trên con sông Bồ , đến gần một giờ sáng thì được lệnh tấp vào bờ...
Hoàng Anh ra lệnh lên bờ, đến gần 2 bụi tre, cùng với toán du kích ra tay hạ sát 3 nạn nhân... Nhân chứng người chèo đò, không được lên bờ nên không mục kích vụ thảm sát, chỉ nghe được tiếng thét giọng Bắc: "Quân sát nhân!" và sau đó nghe mấy phát súng chát chúa trong đêm khuya.
Một nhân chứng khác, khai rằng vì nấp trong bụi cây gần đấy nên thấy được thảm cảnh Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn... Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát... ông Huân hoảng sợ vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu, cả ba thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất. Chi tiết cho biết thi thể của Thầy tôi ở dưới cùng, đầu hướng về phía núi, cụ Khôi và ông Huân nằm đè lên trên, đầu hướng về phía sông. Thật "nghịch đời" vì lúc sinh thời, Thầy tôi và cụ Khôi vì khác chính kiến nên đã trở thành thù nghịch, thề "không đợi trời chung" thế mà khi thác lại nằm chung một hố".
(Phạm Tuân: sống lại với Ký ức thuở ngày xưa (báo Ngày Nay số 385 ngày 30/6/2005, tiểu bang Minnesota và tạp chí Việt học Tạp chí Phổ Thông số 2 tháng 6/2005 , Nam California)
Theo các con ông Phạm Quỳnh thì Việt Minh giết các ông vào ngày 6/9/1945.
Hài cốt các ông được tìm thấy năm 1956 trong rừng Hắc Thú, riêng hộp sọ của Phạm Quỳnh thì có những đường nứt dài .
Theo bài báo trên thì sau khi xử bắn kết án tử hình xong mấy ngày rồi mới ra thông báo, ai chịu trách nhiệm kết án tử hình?
Vấn đề ở đây là Huế! Huế 1945 có Tố Hữu, Hoàng Anh. 23 năm sau, năm 1968, Huế có Hoàng Phủ Ngọc Tường, LKP... cứ "cách mạng" đến là có bắt bớ, thủ tiêu, cũng chơi cuốc xẻng đập đầu xong rồi vùi chôn mà chẳng có ai chịu trách nhiệm trước hàng ngàn oan hồn! Đó chính là bản chất...!
Đến đây tự nhiên sao ta thấy sợ mấy Ông nhà thơ Huế quá! Ông nào cũng nổi tiếng là...!!!
VNV 7/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#270 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7331 Bài viết:
  • 16909 thanks

Gửi vào 09/11/2021 - 04:09

Tôi kể thêm, mắt thấy tai nghe, hậu cái chết của 3 Ông ấy .
Sau khi Ngô đình Diệm lên nắm chính quyền rồi thi biết bao nhiêu người muốn lập đi tìm xác 3 Ông ấy .
Có lẽ la 1956, Ông Hoàng ngọc Trợ một Giáo viên trường Làng ở Phủ Cam, biết là ở Cổ Bi/Hiền sĩ nhưng không biết nơi nào . Ông ta tham dò và sau tìm ra được nơi chôn xác và loan báo cho gia đình Ông Cẩn ở Phủ Cam biết .
Gia đình Ông Cẩn làm đám lớn, Ông Võ Như Nguyên nguyên làm Giám đốc CA cũ thời Pháp đứng ra làm trưởng Nam.
Ông Hoàng ngọc Trợ được cho làm Huyện trưởng Huyện Phong điền (khi đó Huyện Phong điền đã dời , từ làng Ưu Điềm, về Phú ốc, rồi làng Phò trạch thương tức là Quận Phong điền ở Phò trạch thượng ngày nay.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |