Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#241 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/09/2021 - 19:48

Hai Tấm Ảnh Một Chuyện Tình
1- Tấm hình thứ nhất chụp chung trong một buổi học về chiến thuật tại Quân trường Quang Trung cuối năm 1969. Là những thanh niên trong lứa tuổi 19,20 hừng hực tuổi thanh xuân.
2- Tấm hình thứ hai chụp ngày 08/09/2019 tại buổi đại hội VT & NTH Nha Trang tại Orlando Florida. Là ba lão già đã bước vào ngưỡng cửa 70 gần đất xa trời.
Ba người đó là những người có mặt trong tấm hình thứ nhất của 50 năm về trước.Tên của họ là Quan Dương,Trần Chơn Và Cao Điền . Đây cũng là lần đầu tiên Cao Điền và Trần Chơn gặp nhau kể từ ngày rời quân trường Thủ Đức tháng 07/70. Gọi là ba người cho oai chứ nói chính xác hơn là hai người rưỡi vì người trên xe lăn kia đã bị mất hai chân trong trận tấn công đồn của đối phương tháng 3 /71 tại Diên Khánh Khánh Hoà.
Trong tấm hình có một người phụ nữ đứng chụp chung đó là Kim Loan cô nữ sinh Trường Nữ Trung học Nha Trang của 50 năm về trước và hiện là phu nhân của Trần Chơn người ngồi trên xe lăn. Chiến tranh đã trôi qua từ lâu và định phận của lịch sử dành cho kẻ thắng người thua đã rõ ràng chẳng còn gì để phải nói. Điều muốn nói đó là người phụ nữ nhỏ bé nhưng đầy can trường trong tấm hình.
Người phụ nữ này năm 1971 khi vừa 18 tuổi thì nhận được tin từ nơi chiến trường người yêu của cô chuẩn uý Trần Chơn 21 tuổi trong một trận tấn công của đối phương bị dính luôn một trái đạn pháo rơi trúng hầm. Tuy không tử trận nhưng đã bị gãy mất hai chân. Lúc đó chúng tôi chỉ là những chuẩn uý trẻ mới ra trường kinh nghiệm trận mạc chưa có. Từ Buôn Hô khi nghe tin bạn mình sớm rời bỏ cuộc chơi tôi liền nghĩ ngay đến Kim Loan cô người yêu bé nhỏ của hắn sẽ ra sao? Chắc là chẳng dễ gì chấp nhận một phế binh với hai chân bị cụt. Đời chiến binh sự chết không sợ bằng cụt tay cụt chân. Đôi khi được chết vẫn còn may hơn được sống. Nghĩ là nghĩ vậy chứ chấp nhận lăn vô cuộc chiến rồi thì chấp nhận tất cả những đen đủi. Tôi cũng nghĩ số phần của chuẩn uý Trần Chơn như vậy chắc hắn sẽ không bao giờ oán trách nếu cô nữ sinh bé bỏng 18 tuổi đời kia buộc phải chia tay.
Năm 1972 trong một lần về Ninh Hòa đi phép thường niên tôi có gặp một thằng bạn cũng khóa 6/69 Thủ Đức. Tôi hỏi nó có còn nghe tin tức gì về cặp Chơn Loan không? Thằng bạn kể khi nó nằm Quân y viện Nha Trang cứ mỗi ngày nó thấy Loan đẩy chiếc xe lăn đưa Trần Chơn đi lòng vòng trong khuôn viên quân y viện. Nó thấy tội nghiệp con nhỏ Loan quá nên có hỏi Trần Chơn" Sao mày không bỏ chạy để chia tay với Loan đi, chứ thân thể tật nguyền thế kia vướng víu làm dang dở đời con gái người ta ?" Chơn trả lời " t*o cũng tính bỏ chạy nhưng hai cẳng t*o bị cưa tới đùi như vầy thì làm sao mà chạy". Sau khi Chơn trả lời cả hai đứa cùng cười nhưng nước mắt lại muốn rơi. Không nói ra nhưng chúng tôi những chiến bình trẻ thầm hiểu rằng làm trai thời chinh chiến có nghĩa là chấp nhận mọi hy sinh kể cả sinh mạng của mình.
Chiến trường vẫn tiếp tục khốc liệt và chúng tôi cũng không còn có tin tức gì nhau để rồi ngày 30/04/75 đã đến. Chúng tôi lần lượt vô tù. Sau khi ra tù tôi và Cao Điền được sang Mỹ tị nạn chính trị và gần như không còn thời gian để nhớ đến đám bạn trong tấm hình thứ nhất.
Mãi cho đến năm 2012 trong đại hội Võ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang tổ chức tại Houston tôi gặp Trần Chơn sau 42 năm bặt tin nhau. Gặp lại hắn tôi có ba điều kinh ngạc.
1- Cụt hai chân mà vẫn vượt biên thành công đến Mỹ.
2- Cụt hai chân mà vẫn có người chịu lấy làm chồng.
3- Người lấy hắn làm chồng không ai khác hơn là Kim Loan cô nữ sinh thuở học trò ngày nào mối tình duy nhất của hắn. Cô đã không bỏ rơi người phế bình tật nguyền khi cô còn rất trẻ. Ở lứa tuổi 20 lại xinh đẹp biết bao nhiêu chàng trai lành lặn săn đón, nhưng trái tim Loan vẫn một người dù người đó giờ không còn lành lặn như xưa. Chiến tranh đã cướp đi đôi chân của người chiến bình, cô nữ sinh bé bỏng trở thành cột trụ của gia đình. Nhất là sau năm 75 gánh nặng càng thêm nặng nhưng tình yêu đã giúp họ vượt qua.
Từng đọc nhiều truyện tiểu thuyết nhưng ít khi nào tôi đọc được một câu chuyện viết về một mối tình như thế mà vẫn còn tồn tại trên thế giới này. Khi viết truyện tác giả nào cũng pha chút hư cấu để làm gia vị. Còn đây là một câu chuyện thực giữa đời thường không cần pha thêm gia vị mà nó vẫn ngọt ngào.Trước đây cứ tưởng làm trai trong thời chiến xông pha nơi trận mạc hy sinh thân mình là ngon lành vĩ đại nhưng khi đứng trước người phụ nữ nhỏ bé kia tôi lập tức thấy mình chẳng thấm vào đâu.
Tôi càng kinh ngạc hơn khi hai vợ chồng tổ chức vượt biên vì tình thế đặc biệt ghe không đủ chỗ nên Kim Loan hy sinh nhường Trần Chơn đi trước còn mình đợi chuyến sau. Thử tưởng tượng một người phụ nữ nặng chưa đầy 45 ký lại có thể cõng được một anh chàng có trọng lượng ngang ngửa với mình lên ghe còn mình phải ôm con quay trở lại lòng đầy hồi hộp lo âu. Chuyện tưởng chừng khó tin nhưng lại là sự thật. Phải là một người có ý chí khao khát vô cùng với tự do mới đủ sức mạnh làm nên một cuộc vượt thoát như vậy. Tôi hỏi Loan“Em nhỏ con như thế kia làm sao cõng nổi anh chàng to bự như vầy“. Loan đáp sau 75 hai vợ chồng đều đói nên ảnh nhẹ hều" Cũng may là chuyến sau của Loan cách đó một tháng suôn sẻ và cả hai cuối cùng cũng gặp nhau trên đảo.
Người ta vẫn thường nói khi người đàn ông và một phụ nữ gặp nhau là do cơ duyên, nhưng đối với cặp Trần Chơn & Kim Loan này thì không hẳn là do duyên số, bởi vì định mệnh chính là trước khi cặp này đến đó chứ không phải sau khi. Giống như là họ đã từng đến với nhau từ kiếp trước và kiếp này họ chỉ đơn thuần thực hiện lời ước nguyền.
Tháng 9 năm nay 2019 tôi từ Louisiana bay qua Florida để tham dự đại hội liên trường Võ Tánh Nữ Trung Học tổ chức tại đây. Trước khi bay thẳng đến Orlando tôi có rũ thêm vợ chồng Cao Điền - Nguyễn Ngọc Hoa (NTH 69) và Đàm Quốc Xin - Nguyễn Thị Thanh ( VT 68 ) từ West Palmbeach. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại khách sạn Clarion Hotel Orlando International Airport là nơi tổ chức. Trong đêm đại hội tôi gặp lại Trần Chơn ngồi trên chiếc xe lăn cạnh sân khấu. Tôi liền ngoắc Cao Điền thử xem hai tên này có nhận ra nhau không. Vậy mà cả hai đều nhận ra mới tài. Tính từ ngày ra trường tháng 7/70 đến đêm đại hội là tháng 9/2019 gần 50 năm. Hai chàng thanh niên từ tóc đen chuyển bạc tái ngộ. 50 năm qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi mà vẫn nhận ra nhau. Hai tên đó nói trước khi nhập ngũ hai tên là hai tên học trò quậy nhất trường Đăng Khoa. Cùng chung chí hướng quậy nên hạp nhau sâu đậm đến độ nửa thế kỷ sau vẫn còn nhớ.
Tôi đứng nhìn hai đứa nó ôm nhau mừng mà nhớ lần đầu tiên tôi gặp lại Trần Chơn. Lần đó không thấy hắn cười còn lần này thì thấy hắn cười rạng rỡ.
Trong tấm hình thứ nhất ngoài ba đứa tôi gặp nhau tại hải ngoại ra còn có Vũ Văn Liệu hãy còn sống hiện kẹt lại Sa Đéc VN còn tất cả đều bặt tin tức. Trong chiến tranh không có điều gì chắc chắn. Chỉ chắc chắn một điều đó là hơn một nửa chiến binh trong tấm hình thứ nhất đã vĩnh viễn ra đi.
Trong tấm hình thứ hai, ba chiến binh xưa gặp lại với nụ cười thật tươi trên khuôn mặt khi đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Bên cạnh đó là một người phụ nữ can trường. Theo thông thường ở tuổi này khi gặp nhau thường hỏi thăm con cháu. Tôi hỏi hai người có được bao nhiêu con. Loan đáp là năm đứa. Tôi nghe mà muốn bật ngửa. Hắn cụt chân thế kia mà vẫn giỏi hơn mình.
Dù sao thì một chuyện tình của 50 năm trước trong chiến tranh khi khởi đầu tưởng rằng bi đát nhưng kết thúc có hậu y như bài bản trong phim tình cảm của Đại Hàn. Được biết năm đứa con của Chơn và Loan hiện nay tất cả đều tốt nghiệp đại học đều có công việc làm ổn định và đứa út cũng đã ngoài 30 là bác sĩ.
Trước khi cùng tưởng niệm đồng đội trong tấm hình thứ nhất đã ra đi hãy xin mừng cho ba thằng tôi trong tấm hình thứ hai gặp lại và tôi vẫn còn sống để viết lan man kể không đầu không đuôi những câu chuyện như vầy.
New Orleans tháng 9/2019
Quan Duong
*Trong tấm hình thứ nhất hàng ngồi từ trái đếm qua Trần Chơn là người thứ nhì có đánh dấu x và chữ C. Còn người kể lại câu chuyện này là tôi ngồi cuối góc bên phải của tấm hình có đánh dấu X và chữ Q.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#242 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/09/2021 - 19:59

Cà phê Bolsa, cà phê trong đời

Làm cư dân Houston 27 năm, tôi nghe nói nhiều đến các hàng quán cà phê tai khu Bolsa, nơi có phố Little Saigon và có nhiều anh em mình sinh sống, anh em mình đây là dân HO hay lính tráng ngày xưa đấy ạ. Nghe nói cứ đến đó thì ra hết ai, ở đâu, làm gì, sống chết thế nào…Nhưng công ăn việc làm thúc bách làm mình chẳng còn vương vấn gì đến chuyện cà phê Bolsa. Nơi mình ở đây, Houston cũng có chổ ngồi cà phê đó chứ, nhưng xem ra có khác với Bolsa nhiều… nhiều lắm.
Đầu tháng 9/2021, nhân dịp về Orange County để dự Đại Hội Quân Cảnh, tôi có dịp đến phố Little Saigon, nơi đây quả thật là nhộn nhịp kỳ kỳ là lạ với cái nhìn của dân Texas. Xe cộ thì tôi có nghe nói rồi hàng hiệu và mới không hè bà con ạ. Có cái lạ là rất nhiều bà con mình đi bộ, chắc có lẽ đi chợ quá. Tôi không có dịp đi vào các chợ vì không có vợ đi cùng và không có nhu cầu. Nhìn các bà đi chợ và xách túi hàng về nhà, chắc cũng gần đâu đây. Bây giờ nói nhỏ nhỏ một chút, xin quý bà quý cô xín xái cho tui vì tui còn mong có dịp trở lại Bolsa một lần nữa…sao mà quý bà ( chứ không có quý cô, sorry nhe)tự nhiên thoải mái ăn mặc như ở Sài Gòn mình dậy kìa!! Chứ không chịu nhập gia tùy tục gì hết. Nói tới đây thì cho tui ngừng kẻo lần tới xuống phố nào đó sẽ bị xin tí huyết.
Ngày đầu đi uống cà phê, anh Minh, một đàn anh HO, hỏi tôi:
“ Katy định tới cà phê nào?”
-Bây giờ thì phải dành ra vài hàng để nói về cái biệt danh Katy hay Cathy này. Tại trại tù Nam Hà, mổi chúa nhật chúng tôi thường mở tiệc văn nghệ. Anh tù nào có thăm nuôi thì thết đải các bạn tù mình 1 chầu ăn uống cho ra vẻ. Mà ăn uống thì phải có văn nghệ, các bạn tôi đảm trách nhạc Việt còn tôi thì nhạc ngoại quốc. Các bản ruột thời thập niên 60 được đem ra xào lại. Viết đến đây tôi xin có lời “cám ơn” đến anh Hà Thúc Sinh. Anh Sinh ở trại Nam Hà “A”, tôi trại “B” cách xa nhau 2 bức tường đá và con đường độc đạo khoảng chừng hơn 700 mét. Theo yêu cầu của tôi, anh viết cho tôi lời các bài như “Amor, Amor”, ”Quien sera”, ”J’attendrai”... và nhiều lắm. Không biêt tai sao anh Sinh lại tài giỏi thế kia các bài hát tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Anh… anh điều nhớ cả. Và cho tới giờ này, tôi chưa bao giờ gặp anh Hà Thúc Sinh. Tôi sẽ tìm anh nhé anh Sinh.
Nhưng ca nhạc ngoại quốc thì phải có tên cho xôm tụ chứ, thế là từ tên Huệ tôi được gắng thêm chữ Katy hay Cathy Huệ..cho êm tai. Lại phải xin lổi cô ca sĩ Cathy Huệ nhé, nghe nói hiện cô ở bên trời Úc Đại Lợi.
Rồi cái tên Cathy định mệnh theo cùng tôi, khi đi lao động tôi là thằng tù trẻ. Mà trẻ thì nhanh nhẹn khi “đi bay”(: đi chôm chỉa cái gì đó). Một hôm, theo lời anh Minh kể lại, trong lúc ngồi giải lao sau khi đi lao động, nhìn xuống mảnh đất trồng khoai mì mới mọc vài tháng. Bổng ai cũng thấy trong đám cây khoai mì non có cây bổng trồi lên, thấy thế thằng vệ binh la toáng lên: “Anh nào trong đám sắn đó, có ra hay không thì tôi bắn đấy!”. Anh Minh biết tôi đang đi bay, anh liền ra phía xa xa gọi :
“Cathy, Cathy!”
Nghe thế biết có biến, tôi dọt mất. Chiều về anh trách:
”Cathy sao không bươi lấy củ lại nhổ cây lên. Ai cũng thấy cây sắn nhô lên nhô xuống cả đấy.”
Từ đó cái tên Cathy hay Katy theo tôi mãi với các anh bạn tù thân yêu của tôi cho đến ngày nay.
Trở lại chuyện cà phê Bolsa, sau khi nghe anh Minh hỏi, tôi bèn trả lời:
“ Cà phê nào cũng được mà, chứ tôi có biết quán nào đâu!”
“Thôi mình vào cà phê Đen Đá vậy” anh Minh nói.
Các quán bên này chu vi rất nhỏ so với quán cà phê bên Houston, nên được che thêm ra ngoài parking lots hay mái hiên. Thời tiết bên Cali không nóng bức, ngồi bên ngoài còn thư thái hơn. Anh em chúng tôi chọn bàn dã chiến và cũng là lúc tôi được dịp nhìn khách khứa chung quanh. Có lẽ thời thịnh hành của dân HO và dân lính VNCH vào thập niên 90 đã qua, nên tôi thấy dân cà phê trẻ hơn chiếm đa số. Và rất nhiều phụ nữ cùng ngồi chung bàn. Rất khác, khác xa với cà phê Houston chỉ toàn là nam giới. Nếu đem so sánh thì quán cà phê bên xứ cao bồi này cũng kỳ lạ, sao mà có nhiều bàn games quá thế kia. Dường như quán nào cũng có phòng game, mà khách chơi game thì trẻ ..trẻ lắm với dáng điệu chẳng có gì khí phách như cowboys Texas của Hollywood cả. Bên Cali thì không, giới trẻ vào quán cà phê, họ gặp mặt nhau và nói cười vui vẻ. Gần 40/100 là tuổi 65 trở lên. Cũng có vài người hút thuốc lá nhưng không nhiều.
Nếu nói đến quán cà phê thì chúng ta phải bàn một chút về cà phê đi đôi với đời thanh niên, học sinh, sinh viên, đời lính tráng, đời tù tội, khi có tí tiền còm, khi chỉ còn đủ tiền cho cốc cà phê đen…
Tôi còn nhớ mang máng - nói đến đây tôi phải gọi phone đến vài người bạn để xin trợ ý, chứ làm quái gì mà nhớ hết - thì thời kỳ thanh niên chúng tôi uống cà phê cho vui với bạn bè chứ chưa phải ghiền cho lắm. Nhất là khi bạn bè rủ rê ra các quán cà phê nổi tiếng như Văn Hoa, quán cóc Năm Dưỡng..(còn một quán mà tôi quên mất tên ở đường Hai Bà Trưng). Khi túi có rủng rỉnh chút ít thì dắt đào ra Givral hay Brodard vì khi vào đó em yêu hay gọi Café Liègeois, ráng mà trả tiền nhé bạn, còn mình thì ra vẽ “đàn ông” một chút nên gọi cà phê đen cho nhẹ gánh.
Các bạn tôi một khi vào lính thì cà phê lại phải đi đôi với thuốc lá và môi trường nhâm nhi cà phê lại đa dạng hơn. Thằng đi về các tiểu khu thì lội quanh quẩn trong khu hành quân quen thuộc nên cà phê các quán cóc ở các quận làng xã quen thuộc, mà cà phê làng xã thì có khác gì cà phê “vớ” nó có phần lờ lợ làng nhàng thế nào đó, nhưng thời chiến mà uống cái gì mà gọi là cà phê thì được rồi.
(còn tiếp)
------------


Cà phê Bolsa, cà phê trong đời (tiếp theo)
Còn anh ra đơn vị bộ binh thì có tà lọt pha cà phê khi dừng quân. Có một anh bạn chuyên uống “Nestlé” instant coffee. Kể cũng hay vì theo tôi, tôi chưa thấy món cà phê dạng bột pha liền nào dở như “Nestlé” vào thời kỳ đó. Nó chua chua lợt lạt, tuy có mùi cà phê mà sao nó dở đến thế. Qua đến Mỹ, tôi đoan chắc rằng các tay ghiền thức uống này phải chạy bỏ cuộc với cách uống cà phê của Mỹ, họ dùng thay nước lã các bạn ạ. Khi thấy lối uống của anh Annamít chánh hiệu, thì họ nói mình uống “india ink”!!
Còn nếu anh nào đi thiết giáp hay hải quân thì là sướng như sứ quân. Khi đi hành quân, anh mang theo một nhà bếp, cơm nóng canh sốt, thì nói chi đến cà phê, muốn uống lúc nào thì bếp lò sẵn sàng rồi ạ.
Bây giờ đến lính thành phố chúng tôi, khi về Cần Thơ, tôi gặp lại các bạn ngày xưa giờ là đám trực thăng ở phi trường Bình Thủy. Còn bọn bay A37 hay trực thăng trên Trà Nóc thì ôi thôi xa quá. Cứ chiều chiều, sau khi đi bay về cơm nước xong, thì điểm tập hợp là các quán cà phê tại thị xã. Thú thật tôi và mấy thằng bạn đến giờ này đều quên tên các quán tên gì, khi cần hẹn hò gì đó thì nói trước với nhau: “ Tối thứ 7 tuần tới ở quán đại úy Lợi”, “Chiều chúa nhật ở quán cô Huyền”… Cứ thế mà hẹn nhau ra các quán để uống cà phê vào..buổi chiều trước khi trở về trại hay căn cứ ngủ để ngày mai còn làm việc hay bay bổng.
Viết đến đây, tôi xin một nén hương đến Lại Văn Anh (Phi Đoàn 217 thời gian 1972-1973),những buổi chiều sau khi cơm nước, chúng tôi kéo nhau ra phố. Tuy tôi là QC nhưng hay chạy lên Bình Thủy để dùng cơm với các bạn. Cơm chiều không có gì ngoài gạo xấy với thịt hộp nhưng thật là vui với tình bạn bè.Có lúc, Anh khều nhẹ tôi:” Đi ăn bánh cống với t*o”. Ăn bánh cống đây là ở bến Ninh Kiều, nơi đây nổi tiếng với món này. Có lần ăn xong, chúng tôi đến quán muộn, một thắng bạn trách: ”Sao tụi bây có mùi nước mắm thế!”. Các bạn quá biết mùi cà phê nó khắc mùi khó ngửi này thế nào rồi. Làm chúng tôi phải vào nhà vệ sinh rửa sạch mùi. Tháng 01/ 2019, tôi trở lại đây, vào một buổi chiều, tôi đứng nơi các bà buôn gánh bán bưng ngày xưa ngồi chồm hổm chung với thực khách. Nay không còn như ngày đó, hàng quán dọn đi đâu hết rồi. Hình ảnh náo nhiệt ngày trước mờ dần trong tâm trí.
Trở lại với LV Anh, tôi không có dịp nói chuyện nhiều với nó, khi hai thằng gặp lại nhau vào năm 1976 tại trại tù ( trại An Dưởng Biên Hòa, cạnh phi trường). Nó ở trại 3, tôi trại 4, hai thằng nói chuyện qua hàng rào. Tôi không kịp hỏi tại sao nó không đi, chỉ hỏi thăm chút đỉnh. Sau đó tôi cho nó biết tôi sẽ chui rào. Anh bèn gói 20 đồng vào cục đá rồi liệng qua rào. Chuyến đi thất bại, tôi nằm connex, sáng trưa chiều thấy Anh và các bạn đi lao động, mổi lần đi ngang qua Connex lúc nào Anh cũng giở nón ra chào. Tôi nghe nói nhà Anh ở đường An Dương Vương Sài Gòn và Anh đã bị hải tặc Thái Lan giết khi Anh chống lại chúng trên đường vượt biên.
“Anh ơi! lúc nào t*o cũng nhớ đến mầy. Nếu mầy có linh thiêng thì hãy cho t*o biết nhà mầy ở đâu, vì mổi lần về SG t*o đều đến đốt nhang cho TQ Dũng. t*o nhớ mầy lắm, Anh” tôi vẫn thường hay tâm niệm khi trở lại Sài Gòn mến yêu.
Ở Houston này với những quán như Ông Già, Parisien, Long… là các nơi chúng tôi có dịp ngồi lê la bên nhau sau buổi điểm tâm hay cơm chiều. Nơi được nhiều người biết đến là Lee’s Sandwicth, nhưng nơi đây thì hoàn toàn không thích hợp cho bọn già chúng tôi. Thiếu nhất là cái “air” vừa là không khí vừa là không gian quyện với nhau, chốc chốc lai nhìn ra “con ma” quen thuộc nào đó nó còn sống kìa, như ở khu cà phê Bolsa. Ôi, sao mà nó đậm chất cà phê quá vậy kìa.


Katy Huệ (09/21)

Tái bút: Trong bài này có nhiều cảm xúc từ đáy lòng, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Xin được thỉnh ý.

Thanked by 1 Member:

#243 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/09/2021 - 10:34

TẢN MẠN

45 NĂM NGÀY CƯỚI

Hôm nay , kỷ niệm 45 năm ngày cưới của chúng tôi . Nằm ở Sài Gòn trong những ngày giãn cách này , còn bình yên ở trong nhà , là điều hạnh phúc rồi . Hãy thư giãn , thả hồn vào nỗi nhớ :
--- Nhớ ngày 14 tháng 9 năm 1976 , là ngày cưới đơn giản của chúng tôi . Đám cưới không có tiếng pháo , không lễ rước dâu và cũng chẳng có một tấm ảnh được ghi lại . Đàng trai chỉ có dăm người , gồm cô ruột của tôi , mẹ tôi , chú rể và bạn Đỗ Văn Lượng làm phụ rể , mang khay trầu rượu . Sính lễ chỉ có cặp nhẫn và đôi bông tai đơn giản cùng mấy mâm trà rượu . Khách mời chỉ có vài mâm đãi bà con , lối xóm .
Chàng rể là phó thường dân , được tha về từ trại cải tạo hơn 1 tháng với hai bàn tay trắng . Cô dâu là giáo viên đang dạy tại huyện Phụng Hiệp , được răn đe cho nghỉ dạy , nếu làm lễ kết hôn . Đám cưới không tiếng nhạc và chẳng rộn rã tiếng cười .
Bộ đồ cưới của chú rể , do bạn Đỗ Văn Điểm , là bạn đồng môn học NLS cho mượn . Cô dâu với chiếc áo dài màu vàng đã cũ , cái quần trắng còn vết vá ở lai . Cả hai sánh bước trong ngày vui mà tương lai mịt mù phía trước .

___ Nhớ năm 1973 , khi tôi đang học tại trường Sĩ quan Thủ Đức , trong một lần về phép thăm nhà , cô em gái , là em của người bạn thân cùng xóm . Em đang học lớp 12 trường Đoàn Thị Điểm Cần Thơ , em biết tôi cô đơn và buồn chán trong những ngày ở quân trường . Em bảo sẽ giới thiệu một người bạn trong lớp , cho tôi làm quen . Tôi đã viết thư và em hồi âm cho tôi , như một người em gái .
Những lá thư sơ giao qua lại , cũng cho tôi vơi được nỗi buồn , trước viển cảnh chẳng biết ngày mai sẽ ra sao của người lính chiến .

Tháng 7 năm 1973 , tôi mãn khóa trường Sĩ quan Thủ Đức . Những ngày nghỉ phép , tôi đến thăm em . Lần đầu gặp em , cô em gái ngây thơ với mái tóc dài xõa vai , chưa làm tôi xao xuyến .

Năm 1973 , sau khi em thi đậu Tú tài hai , vì hoàn cảnh kinh tế của gia đình , em thi vào trường Sư phạm Cần Thơ , để có thể vừa đi học , vừa đi dạy .

Tôi may mắn được chọn về trường Quân Y Sài Gòn để học khóa Sĩ quan Trợ Y . Một năm học ở trường Quân Y Sài Gòn , tôi có dịp thường xuyên đi về , nên gần gũi em hơn . Chừng như là Duyên số , em và mẹ tôi có nhiều điểm chung : Tên em , trùng với tên của mẹ tôi . Em tuổi Nhâm Thìn , còn mẹ tôi tuổi Bính Thìn , hơn em 3 con giáp . Em là chị thứ 2 trong nhà , như trong gia đình của mẹ tôi .
Có nhiều dịp gần gũi và đi chơi cùng em . Tôi đã bị cuốn hút vì một tâm hồn đẹp . Em tận tụy , bao dung với mọi người , có tố chất đảm đang của một người làm vợ và làm mẹ . Một người phụ nữ chung thủy , có thể cùng tôi đi suốt cuộc đời .
Tôi đã yêu và ngỏ lời hẹn ước cùng em . Hai gia đình cũng gặp nhau với lời hẹn , năm 1975 , khi em tốt nghiệp Sư Phạm , thì tổ chức đám cưới .
Tháng 8 năm 1974 , tôi tốt nghiệp khóa Sĩ quan Trợ Y , thì được phân công về tỉnh Bình Định .
Cuối tháng 3 năm 1975 . Qui Nhơn di tản thì tôi bị bắt làm tù binh tại phi trường Phù Cát .
Em đã đổ biết bao nước mắt , trong những ngày không có tung tích của tôi , lại có nguồn tin là tôi bị thương khi di tản .
Khi chiến tranh kết thúc . Em đã 3 lần từ Cần Thơ đi Qui Nhơn , để tìm kiếm và thăm tôi với lời hẹn sẽ đợi ngày tôi về .
Tôi thật tự hào và hạnh phúc vì chọn đúng người vợ thủy chung cho mình . Có gian nan , mới đong đếm được tấm lòng .Trong giai đoạn này , tôi đã chứng kiến những người bạn tù bị vợ bỏ vì đi học tập cải tạo . Thật cay đắng nghĩa vợ chồng .

Chúng tôi đã có 45 năm cùng nhau vượt qua bao nghiệt ngã . Tôi không mang đến cho em sự giàu sang , danh vọng , nhưng bằng con tim và khối óc , tôi đã viết nên tình yêu tuyệt vời của em , được lưu giữ vào những trang sách báo . Đây là món quà vô giá , là của để dành cho con cháu . Tình yêu của chúng tôi , sẽ là tấm gương để các con noi theo và biết trân quý hạnh phúc của mình .

Hôm nay , chúng tôi đã bước vào tuổi thất thập rồi . Thật hạnh phúc vì các con thành đạt và biết yêu thương nhau . Cái đáng quý là chúng tôi còn mạnh khỏe và đang tận hưởng sự an lành , hạnh phúc bên nhau . Cảm ơn đời , đã cho chúng tôi nhiều thử thách nghiệt ngã , nên chúng tôi luôn biết trân quý hạnh phúc của mình . Đó chính là tình yêu chân chính.

Sài Gòn, ngày 14 tháng 9 năm 2021

ĐỖ TRÍ

Thanked by 1 Member:

#244 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/09/2021 - 19:46

BẠN THƯỞ NHỎ

Nhiều lần mình kể về người bạn thân thời thơ ấu của mình. Mình luôn đi tìm bạn. Mình đăng câu chuyện về tình bạn của tụi mình trên một số group ở nước ngoài với hy vọng mong manh là có ai đó biết bạn. Mình nhiều lần qua Sơn Chà dọ hỏi những người Bắc 54 lớn tuổi mong may ra có ai đó biết gia đình bạn. Sau ngày 29/3/1975, theo biến động của thời cuộc, bạn và mình trôi dạt theo những dòng người di tản rồi bặt tin nhau từ đó đến giờ. Mình đã nhiều lần viết về bạn trong các dòng trạng thái như vầy:

“Lớp mình hồi đó sĩ số 65 thì chỉ có mình là dân Đà Nẵng, Xuân Hương nói tiếng Sài Gòn (ba Xuân Hương là đại tá từ SG thuyên chuyển ra), một bạn nói tiếng Huế mình không nhớ rõ tên, còn lại là người Bắc 54. Trong số đó, mình thân nhất với nhỏ Lệ Thanh. Thanh là con út trong gia đình có 5 anh chị em: chị Lệ Trinh, anh Khiết, chị Lệ Thu, anh Tịnh Đông và Lệ Thanh. Chiều nào mình cũng chui ra khỏi hàng rào (chứ không đi cổng chính) cho nhanh để băng qua đường, chạy đến nhà Thanh. Hai đứa lục cơm nguội ăn rồi lang thang ra bãi biển Nam Thọ đùa giỡn với nhau đến chiều mới về. Có lần Thanh rủ mình ra bãi rau má gần nhà hái về gói thành bó để mang đi bán, về xin má, má không cho nói dang nắng rồi đau, bỏ học. Đổi lại, có hôm Thanh đến nhà mình chơi. Thanh cứ nói thích đến nhà mày, mát quá (vì nhà hồi đó có gắn cái máy lạnh của Mỹ to như cái ti vi nội địa,chạy rầm rầm). Thỉnh thoảng mình cũng hay cùng Lệ Thanh vào nhà thờ nằm ngay trong trường để cầu nguyện. Mình hay cầu nguyện thi đậu đệ thất và không bao giờ xa Lệ Thanh. Do học trường công giáo nên mình cũng thuộc khá nhiều giáo lý dù không bắt buộc (vì mình là ngoại đạo) và cũng biết được một số nghi thức bên đạo như làm dấu Thánh, ăn bánh phép … Mình và Thanh còn nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày cuối tháng 03/75, khi mà tin tức chiến sự tràn về nóng hổi mỗi ngày trên báo và trên ti vi, còn tụi mình được nhà trường cho nghỉ học. Bây giờ không biết người bạn thân nhất thủa thiếu thời của mình đang ở nơi nào”.

Hay trong bài viết về những ngày cuối cùng ở lớp 5A, trường VS:

“Tụi mình vẫn đi học bình thường. Lên trường, tụi mình cứ tụm lại một góc mà thì thầm bàn tán những chuyện “quan trọng” của người lớn. Mình còn nhớ con Thu Hương làm ra vẻ hệ trọng báo cho tụi mình biết: “V.C sắp vô đây rồi. t ao nghe ông ở gần nhà nói có ông H.C.M làm chủ tịch bên họ”. Nghe cái tên lạ hoắc đó, tụi mình cứ tưởng tượng rằng đó là 1 người trung niên, khoảng 40 tuổi, có nước da ngăm đen... Còn Cẩm Nhung thì nói:
- Ba t ao dấu đồ dưới giếng. Đợi khi nào hòa bình sẽ về lấy. (Xời ơi, đúng là con nít, tự nhiên đi khai nơi ba mình giấu đồ mà có lẽ là vàng bạc của cải).

Mình còn nhớ lúc đó tụi mình đã cười ồ lên và nhao nhao phản đối:
- Còn lâu mới có hòa bình. Ba t ao nói nói dễ gì mà hòa bình ngay. Chiến tranh đã diễn ra gần 30 năm rồi cơ mà (ây dà, toàn các bà cụ non)
Lệ Thanh lúc đó mới lên tiếng:
- Hòa bình, ba t ao đưa cả nhà về lại ngoài đó.
Vậy là xoay ra bàn chuyện hòa bình:
- Hòa bình, ngủ không phải gài cửa phòng ăn trộm.
- Mẹ t ao nói hòa bình xong sẽ có nhiều ma nổi lên lắm vì ma sợ súng đạn, nên bây giờ im rồi, ma sẽ có dịp đi chơi.
Lúc đó mình đã rùn vai, le lưỡi:
- Eo ơi, rứa thì t ao chẳng thích chút nào. Đi ra đường cứ gặp ma tùm lum chắc t ao chết quá.

Có một hôm Lệ Thanh rủ mình đến thăm cô nhi viện ở Huế chạy vào. Nó chỉ cho mình xem một con bé Mỹ lai trắng mà mẹ nó muốn xin về làm con nuôi. Nhìn con bé khoảng 3, 4 tuổi với mái tóc vàng sáng, cặp mắt xanh, nước da trắng hồng rất dễ thương, mình hối thúc con Thanh về nói mẹ nó đến xin gấp kẻo họ xin. Dọc đường về mình cũng định sẽ nói má lên xin 1 đứa về nuôi. Không phải là mình có lòng từ tâm, từ thiện gì đâu mà vì mình thích làm những việc giống Lệ Thanh...”.

Mình và Thanh học chung từ lớp 3 nhưng đến lớp 5, hai đứa mới thân nhau. Chưa đến 9 tháng gắn bó nhưng không hiểu sao mình vẫn luôn nghĩ về người bạn dễ thương này.

Có một hôm, khi mình chia sẻ lại bài Trường Xưa, có một anh nhắc đến group Cựu học sinh trường VS. Mình xin vào nhóm và đăng lại bài với hy vọng có ai đó biết Lệ Thanh. Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi bốn ngày, ngày nào mình cũng đảo qua group VS để xem có thông tin gì không. Đến ngày thứ năm, có một người cho số điện thoại nói mình liên lạc. Mình gọi, trong khi chờ bên kia nhấc máy mình hồi hộp lạ thường. Mình hỏi: Xin lỗi có phải số máy chị Lệ Thanh. Chị có các anh chị tên Trinh, Thu, Khiết, Đông?

Ôi đúng là Lệ Thanh. Thanh nói Thanh luôn nhớ mình. Thanh hay nói với chồng ngày xưa em có đứa bạn thân tên QA, không biết bây giờ ở đâu. Sao giống hệt mình, mình cũng hay nói với chồng mình như vậy. Thanh nói nhớ QA hồi xưa cắt tóc bom-bê, mắt to, tóc hoe hoe. Mình thì nhớ Thanh gầy, da ngăm ngăm và dù không đẹp nhưng rất có duyên. Qua màn hình zalo, tụi mình nhìn nhau mà mừng vui khôn xiết.

Thì ra ngày 29/3, gia đình Thanh cũng trên chuyến xà lan mà gia đình mình có mặt. Chiếc xà lan hết sạch nước ngọt sau hai ngày trôi dạt trên biển. Thanh cũng như mình kinh hoàng nhìn thấy những đứa trẻ rớt xuống biển khi người lớn chuyền từ xà lan lên tàu hải quân. Khi chiếc tàu đến Cam Ranh và dừng tại đây thì gia đình Thanh tìm được tàu đi đến Phú Quốc. Còn nhà mình thì thuê ghe cá vào Vũng Tàu.

Thanh nói cứ nghĩ mình đã ở Mỹ vì có ba là hải quân. Mình cũng nghĩ Thanh đã ở Mỹ vì có anh là không quân. Rốt cuộc hai đứa mình ở ngay trên đất nước này và phải chờ đến 46 năm sau mới có thể nhìn thấy mặt nhau qua màn hình điện thoại. Thời gian thăm thẳm và mình với Thanh cũng đã nhiều tuổi nên nếu gặp nhau ngoài đường chắc cũng không thể nhận ra nhau.

Hai đứa nhắc nhau nhiều kỷ niệm ngày xưa như chui lỗ chó hàng rào để đến nhà nhau cho nhanh. Ngày đó buổi sáng đi học thì buổi chiều tụi mình vẫn luôn phải gặp nhau, trừ những ngày mưa gió. Thanh là con út nên rất thích có em, lần nào đến nhà mình chơi Thanh cũng đòi bồng em út của mình. Mình là con đầu không có anh chị nên thích qua nhà Thanh để được gọi các anh, các chị và xưng em.

Bao nhiêu chuyện xưa nhớ lại mà thấy rưng rưng. Thanh nói cứ nhớ đôi mắt mở to của mình nhìn lên tượng Đức Chúa khi quỳ cầu nguyện trong nhà thờ cùng với Thanh. Có lẽ Chúa nghe lời cầu nguyện của một đứa trẻ ngây thơ với niềm tin trong trẻo để rồi sau 46 năm đã cho mình được gặp lại Lệ Thanh, người bạn thân thưở thiếu thời.

Đây là ngôi giáo đường nằm trong khuôn viên trường VS mà mình và Thanh Nguyễn Lệ hay vào cầu nguyện.

Lâm Nguyễn
24/9/2021

Sửa bởi tuphuongsg: 24/09/2021 - 19:56


Thanked by 2 Members:

#245 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/09/2021 - 19:31

MÁ TÔi

Đây là giấy ra trại tôi được cấp vào năm 1981 sau sáu năm ở tù vì tội là sĩ quan của quân đội VNCH. Tờ giấy như lá bùa trấn yểm lên sự đau nhục nhằn của những ngày bị quản chế tại địa phương và được tôi luôn giữ bên mình suốt hơn bốn chục năm nay để luôn ghi nhớ rằng khi kết thúc chiến tranh Việt Nam lịch sử đã sai lầm,,,

Còn tấm hình kia thì được chụp vào ngày 17/06/1993 trước khi tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để rời bỏ Việt Nam đi Mỹ tị nạn chính trị theo diện HO17. Trong tấm hình tôi đứng chụp với hai người mẹ . Một người là má của tôi và một người là mẹ của các con tôi

Thời còn trẻ trong một tai nạn má tôi bị hư con mắt bên trái. Tật nguyền như thế nhưng má vẫn cần cù mua bán nuôi chín người con (7 trai 2 gái) ăn học nên người. Bảy thằng con trai của má có năm người là quân nhân và sau 30/04/75 năm người con bị bên thắng trận bắt nhốt bỏ tù trong các trại lao động khổ sai suốt từ Nam ra Bắc. Mắt má chỉ có một con còn thấy vậy mà má cũng lặn lội đi đến từng nơi thăm từng thằng. Thằng con chưa bao giờ đổ lệ trước cảnh máu đổ xương rơi trên chiến trường nhưng nhìn má già nua gầy gò đi thăm con trong chốn lao tù đau lòng như bị ai cắt ruột

Ngày tôi bỏ nước ra đi sau sáu năm trả nợ quỉ thần cũng là ngày cuối cùng tôi còn nhìn thấy má . Tấm hình này cũng là tấm hình duy nhất má chụp chung với tôi. Lúc này má tôi đang bệnh đủ thứ của tuổi già. Mắt má nhìn không rõ nhưng vẫn ráng ngồi dậy để hai vợ chồng tôi chào từ biệt. Đâu biết rằng từ biệt chính là vĩnh biệt.

Má nuốt ngậm ngùi má hiểu vì đâu
Thằng con cam lòng làm chim xa tổ

Bây giờ tuy tôi đã già hơn má tôi hồi đó nhưng mỗi năm cứ đến ngày Mother’s Day , ngày lễ Vu Lan hay ngày giỗ má lòng tôi vẫn còn trẻ thơ đau đớn nhớ về

Mời đọc bài thơ tôi viết về hai người mẹ

MẤY ĐỘ NGHẸN NGÙI

Khi con tôi lên hai biết đứng chựng tập đi
Vợ tôi suốt ngày như con nít
Mỗi lúc con tôi vấp chân ngã
Vợ tôi ôm ngực hít hà như bị ai véo ngang hông

Khi lên 2 tôi nhèo nhẹo cả ngày
Khóc dỗ hoài ko nín
Èo uột má ôm con ráng nhịn
Giọt nước mắt chảy ròng vì tôi nay ôm mai đau

Khi con tôi lên năm vào lớp vở lòng
Vợ tôi dắt đến trường mắt nai ngơ ngác
Nhìn cái miệng méo tròn khi con tôi chực khóc
Thấy mắt vợ mình rìn rịn rưng rung

Khi tôi lên 5 vào lớp vỡ lòng
Những bước đi đầu đời chập chững
Theo má đến trường vô tư như giấy trắng
Đâu biết mắt má mình hồi đó cũng rưng rưng

Khi con tôi lên mười vào trung học
Một hôm chiếc xe bus trể giờ
Tôi thấy vợ tôi như ngồi trên đống lửa
Nhấp nhỏm ra vào dấu không hết âu lo

Vào trung học 1 mình tôi đến trường
Giờ tan học, ngoài đường theo bạn bè lêu lỏng
Khi về đến nhàm ặc má tôi lo lắng
Vùng vằng bỏ cả bữa cơm

Khi con tôi lên đại học đi học xa
Mỗi chiều vợ tôi ngồi tựa cửa
Hai con mắt chảy dài theo nỗi nhớ
Sao giống má mình hồi đó đợi con

Đất uóc chiến tranh
Tôi không vào đại học
Ngày tôi ra đi vào cơn xoáy lốc
Vẫn chưa hiểu hết của tận sự đợi của má dài lê thê

Ôi thời thanh niên sao quá đổi tỉnh bơ
Con gái hết con này chạy theo con nọ
Biết bao lá thư tình trải hồn than thở
Nhưng có lá thư nào thổn thức với má mình đâu

Khi có gìa đình mỗi lúc con tôi đau
Qua thằng con thấy má tôi trong vợ
Nhiều lúc muốn dạy con thế nào là trời bể
Chợt nhớ mình hồi đó nghe má dạy đâu

Vợ tôi thầm thì bảo cha con giống nhau
Con giống cha chưa chắc nhà có phúc
Chờ đến lúc cho con hiểu được
giống như tôi bây giờ. Hối hận cũng bằng không

Tôi bây giờ như lá úa sầu đông
Nhớ má đau lòng héo từng cuống ruột
Có những chuyện tưởng dễ gì khóc được
Giờ lớn tuổi rồi sao khóc dễ như chơi

Quan Dương
26/9/2021

Sửa bởi tuphuongsg: 26/09/2021 - 19:38


Thanked by 1 Member:

#246 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/09/2021 - 19:45

YÊU KIỂU NGA!

Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới. Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ...

Clavia và Yasaburo gặp nhau năm 1959 khi cả hai đều trải qua trại tập trung của Stalin. Bà bị kết án 7 năm tù vì tội "hoang phí tài sản XHCN", còn ông phải 10 năm "bóc lịch" vì là "gián điệp Nhật". Cả hai lại cùng có nỗi đau riêng: bà đã có chồng, sinh con trai và chờ chồng trở về từ mặt trận. Nhưng khi bà bị kết án đưa đi vùng khỉ ho cò gáy là Kolyma thì chồng bà trở về đã lập gia đình khác. Ông cũng không kém bi kịch: sau khi cưới vợ ở Nhật Bản đã cùng vợ trẻ đến sống ở Triều Tiên và ở đó họ sinh 2 con, 1 trai, 1 gái

Vào mùa thu năm 1945, hồng quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, đã bắt gần như tất cả người Nhật và đưa về Liên Xô cải tạo với tội danh "làm gián điệp chống Liên Xô". Yasaburo ngồi tù cùng Clavia ở gần thành phố Magadan. Khi ông ra tù, người ta lại quên không đưa ông vào danh sách tù binh chiến tranh để trao trả về Nhật. Thêm nữa, ông tuyệt vọng vì cứ nghĩ vợ con mình đã chết và sợ hãi không biết đi đâu về đâu, nên rốt cục quyết định nhận quốc tịch Liên Xô, đổi tên thành Yakov Ivanovich.

Họ gặp ngẫu nhiên. Nàng Clavia thấy một người đàn ông gày gò với khuôn mặt không có nét Nga, mắt thì ngập tràn nỗi buồn mênh mang nên trái tim bỗng thắt lại vì thương cảm. Sau đó, bạn gái bà rủ bà đến sống ở làng Tiến Bộ, vùng Viễn Đông. Bà tạm biệt ông rời đi.

Yasaburo viết thư cho bà, nài nỉ đến sống cùng bà ở nơi mới. Ban đầu bà từ chối vì sợ liên lụy khi quan hệ với một hàng binh Nhật, nhưng rồi tình yêu đã thắng và họ sống chung gần 40 năm. Ông làm nghề cắt tóc, chụp ảnh và châm cứu, bà thì trồng cà chua, dưa leo, nuôi dê. Cả hai sống cơ hàn, nhưng êm ấm, hạnh phúc. Ông không bao giờ to tiếng với bà, nhưng chỉ tiếc là hai ông bà không có con.

Bà thổ lộ: "cả vùng không thể kiếm ra người đàn ông thứ hai: không uống rượu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, không hút thuốc lá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

".

Yasaburo đã mua về 2 cỗ quan tài để nếu có chết cả hai sẽ cùng chết một ngày.

Khi bắt đầu Cải tổ và tấm màn sắt buông xuống, một người thân đã kể cho các bạn hàng Nhật về một người Nhật kỳ lạ sống với vợ Nga ở làng Tiến Bộ. Họ về Nhật kiếm tìm người thân của ông Yasaburo, tìm thấy em trai ông, con gái ông và sau đó là người vợ Nhật tên là Hisako. Bà Hisako đã từ Triều Tiên về nước và vẫn chung thủy chờ chồng (con trai họ đã mất ở Triều Tiên). Bà hành nghề y tá và cả đời ky cóp đồng lương ít ỏi để xây cho mình và cho người chồng thất lạc một căn nhà nhỏ. Dù không chắc chắn ông còn sống hay đã mất, bà Hisako vẫn để tên chồng là người sở hữu nhà và tài khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Khi tìm ra thì con gái họ đã ngoài 50 tuổi.

Sau đó, em trai và con gái ông sang Nga đến làng Tiến Bộ khuyên ông về nước, song ông đã từ chối nói với người vợ Nga "anh không bỏ em, em là tất cả với anh".

Bà Clavia đã quyết định đưa ông về lại Nhật vì ở đó điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn với người già và nhất là thương cảm người vợ Nhật mòn mỏi chờ chồng, mòn mỏi sống với mong ước được thấy lại mặt chồng, được ôm chồng lần cuối...

Một mình bà Clavia đã xoay sở làm cho ông hộ chiếu xuất ngoại, tự bà rút tiền tiết kiệm đổi ra đô la mua vé máy bay và chi phí ăn ở, đi lại cho ông... Và lại còn ly dị ông để ở Nhật Bản ông có lương hưu cũng như có quyền sở hữu và thừa kế tài sản.

Tháng 3 năm 1997, bà mãi mãi chia tay với người chồng Nhật. Yasaburo vẫn thường gửi đồ từ Nhật về cho bà, hàng tuần cứ vào thứ bảy ông lại gọi điện thăm bà...

Sau khi biết được mối tình xuyên biên giới qua báo chí và cả phim tài liệu, truyện ký, người Nhật đã tổ chức quyên góp tiền cho chuyến đi tới Nhật của "bà Clavia".

Bà đến Nhật lúc đã ngoài 80 tuổi và lập tức trở thành nữ anh hùng ở đất nước này. Bà gặp người vợ Nhật của ông, cả hai ôm nhau khóc, họ hiểu nhau không cần phiên dịch.

Sau đó, bà còn 2 lần đến Nhật, lần cuối là có mặt dự ra mắt vở kịch viết dựa trên câu chuyện về mối tình giữa người phụ nữ Nga và một hàng binh Nhật. Ông Yasaburo và bà Hisako đều muốn Clavia ở lại Nhật Bản, song bà đã từ chối vì muốn Yasaburo của mình "được sống đàng hoàng" và bà đã quen với cuộc sống đạm bạc ở Nga.

Hay tin bà mất, chàng Yasaburo lúc đó đã rất yếu viết thư gửi về làng bằng tiếng Nga

"Clavia! Anh biết em đã mất và nỗi buồn tràn ngập trong anh. Anh đã định gọi điện cho em ngày 30/8 nhưng anh không còn sức. 40 năm sống cùng em ở Nga, em luôn bên anh, chăm sóc cho anh. Cảm ơn em về tất cả. Anh về được Nhật là nhờ những nỗ lực của em. Anh cám ơn em vô ngần. Anh còn nhớ chúng mình đã đóng quan tài cho cả hai. Giá còn sức khỏe, anh đã lao về bên em, ôm chặt em...nhưng anh không còn sức lực. Hãy ngủ ngon, Clavia yêu dấu!

Yakov của em
Từ fb Tuan Anh Đao

Cập nhật. Cảm ơn bác Tho Nguyen đã cung cấp link gốc bài viết. Nhìn hình ảnh của ba nhân vật trong câu chuyện, rất xúc động

"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#247 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/09/2021 - 00:55

“Lên thuyền”
3 Tháng Tám, 2017
Nguyên Ngọc
Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chỉ bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.” Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong trào “thuyền nhân” chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước, ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này.” Hóa ra tôi quá lạc hậu. Một cuộc di tản mới, sâu sắc chẳng kém gì cuộc trước, mà nào tôi có biết. Hay đúng hơn, tôi không biết nó đã đến mức một phong trào “thuyền nhân” mới. Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ họ lo sợ cho con cái họ. Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí phải là thành phố lớn. Nhưng mấy hôm sau tôi lại gặp một chị bạn khác, vốn quê Thái Bình. Tôi đem kể với chị chuyện “Lên thuyền” tôi mới được nghe. Chị bảo: “Không chỉ ở thành phố đâu anh ơi, em mới về quê lên đây nè. Ngay ở quê Thái Bình, nhiều gia đình chẳng khá giả gì cũng lo chạy vạy hết nước, có khi bán cả nhà, cả ruộng, để cho con ra học nước ngoài, ngay từ phổ thông. Những bậc cha mẹ có ít nhiều hiểu biết đều rất lo sợ về nền giáo dục này cho con cái của họ. Người cắn răng ở lại chỉ là người đã cùng đường …”.
Vậy đó, Bộ Giáo dục, Nhà nước có biết điều này không? Tôi muốn hỏi. Chưa hề thấy Bộ Giáo dục, là cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ nền giáo dục và tình hình giáo dục nước nhà, nói gì về chuyện “Lên Thuyền” này cả. Bộ có biết một cuộc di tản giáo dục mới, rỉ rả, âm thầm, nhưng là đại di tản đang diễn ra, từng ngày, quyết liệt, một cuộc phản kháng âm thầm mà dữ dội bằng chân đối với nền giáo dục mà các vị đang áp buộc lên họ, con cái họ?
Cũng trên trang Văn Việt này cách đây ít lâu, tôi có đọc được bài viết của anh Đỗ Ngọc Thống trả lời những người muốn hỏi anh vì sao là người làm việc chính trong nền giáo dục này mà anh cũng lại cho con ra học nước ngoài, có phải anh cũng cho con di tản giáo dục không? Anh Thống bảo chẳng lẽ người hỏi điều đó không biết rằng anh cũng phải lo sợ cho con anh về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm và bao nhiêu thứ ô nhiễm văn hóa xã hội nữa ở trong nước bây giờ mà anh hẳn không muốn con anh phải chịu. Tôi đồng ý với anh Thống về các thứ ô nhiễm rành rành anh đã chỉ ra và vì chúng, anh phải quyết cứu con anh ra khỏi. Tuy nhiên tôi có ngạc nhiên thấy anh không hề nói gì về ô nhiễm cũng sờ sờ ra đó của chính nền giáo dục mà anh đang tham gia làm ra, nó nguy hiểm đến mức hầu như bất cứ bậc cha mẹ nào có thể thì cũng đều không muốn cho con họ phải chịu, và quyết làm mọi cách để cho con “lên thuyền” hôm nay.
Một cuộc di tản giáo dục lớn, sao không ai báo động?


Thanked by 1 Member:

#248 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/09/2021 - 19:14

KHÁI HƯNG
...nhà văn Khái Hưng, cho đến nay vẫn thường được nói đến một cách lờ mờ, cần phải xác minh rõ ràng.
- Tên khai sinh của cụ Khái Hưng là Trần Giư, nhưng tên đệm "Khánh" chắc chắn là thêm vào sau, thành Trần Khánh Giư (tên chính thức).
Chú thích. Tên của con trai trong họ Trần làng Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương, bây giờ được sát nhập vào thành phố Hải Phòng) không có chữ đệm. Trong làng gọi đùa là họ "Trần xì" (nghĩa giống như "trần trụi"). Thí dụ, một ông con của nhà văn Trần Tiêu là Trần Bảng (cũng là tiến sĩ gì đó), cụ này có anh con tên Trần Lực, là một diễn viên có tiếng sau này.

- Thân phụ các ông Khái Hưng, Trần Tiêu là tiến sĩ Trần Mỹ (không phải là cử nhân, như một số người đoán mò). Trong làng gọi thân mật là "Cụ thượng Mỹ", nhưng tôi không chắc cụ có làm thượng thư triều đình, chức lớn nhất của Cụ Thượng mà tôi tìm thấy là quan đầu tỉnh (không nhớ tỉnh nào). Có lẽ danh xưng "cụ Thượng" dùng để chỉ người quyền cao chức trọng nhất trong làng, chứ không nhất thiết là Thượng thư.

- Có thể xác định nơi nhà văn Khái Hưng bị giết, là bến đò Cựa Gà, thuộc phủ (huyện) Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bến đò Cựa Gà nằm trên bờ sông Ninh Cơ, chảy vào sông Hồng cách đó không xa. Theo lời một nhân chứng kể lại (cho bố tôi nghe, cách đây chỉ hơn chục năm thôi), tối hôm đó, Khái Hưng bị một nhóm du kích bắt đi, bắn ngay bờ sông, rồi bỏ rọ, cho trôi đi ra sông Hồng, để trôi ra biển. Nói chung, lời thuật này cũng không khác lời đồn từ trên 70 năm nay là bao nhiêu.

Chú thích
Những chi tiết trên phần lớn do ông cụ (bố) tôi kể. Gia đình tôi vốn cùng quê với Khái Hưng, theo tôi biết cũng khá thân thiết, tuy không họ hàng. Ông bố tôi lại chơi thân với cụ Khái Hưng, thời bố tôi đi học ở Hà Nội, tuy tính theo tuổi là chú cháu, vì cụ Khái Hưng hơn ông cụ tôi đến 22 tuổi. Thời gian đó, từ đầu thập niên 1930 cho đến 1946, ông bà Khái Hưng chủ yếu sống tại trụ sở của báo Phong Hoá - Ngày Nay, số 80 Quan Thánh, Hà Nội. Hai ông bà không có con, nên có nhận một người con của Nhất Linh làm con nuôi, tên là Trần Khánh Triệu, sau này trở lại thành Nguyễn Tường Triệu, nay ở Hoa Kỳ. Khái Hưng quán xuyến mọi việc của tờ Phong Hoá - Ngày Nay, nhà xuất bản Đời Nay và sau này cả tờ Hồn Nước (?) của Quốc Dân Đảng (1945-46).
-Khái Hưng là một người hiếm hoi trong giới cầm bút thời đó học "trường Tây", tức trường Albert Sarraut. Đỗ tú tài xong, ông không học tiếp tục đại học, cũng không ra làm công chức, mà chọn viết văn. Một trường hợp tương tự là nhà văn (và nhà báo) Vũ Bằng.
-Hồn Bướm Mơ Tiên' là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, cũng là cuốn đầu tiên do Tự Lực Văn Đoàn xuất bản. Cho đến nay, tôi chưa thấy ai đã đọc mà nói không thích. Theo tôi, câu chuyện không có gì lạ cho lắm, thế nhưng tác giả phân tích tâm lý nhân vật thì thật hay.
-Nhiều nhà phê bình văn học đều cho rằng Khái Hưng là tiểu thuyết gia số 1 của VN thế kỷ 20. Theo tôi, tiểu thuyết của Khái Hưng vượt trội hẳn về cả lời văn, kết cấu lẫn tư tưởng, kể cả khi so sánh với những nhà văn VN những thế hệ sau ông.
(Luong Le-Huy)
-Phu Nguyen: Bèo Dạt của Nhất Linh. Đó là sáng tác sau khi ông đang tạm ngưng hoạt động chính trị. Mình tiếc là những nhân tài bị sát hại trong lúc họ sung mãn nhất như Khái Hưng và Nhượng Tống. Đó là chưa kể đến Phạm Quỳnh và nhiều nhân tài khác như Lý Đông A. Nhất Linh viết cuốn Giòng Sông Thanh Thủy khi đang cay đắng lưu vong bên Hương Cảng để tưởng nhớ những đồng chí bị Việt Minh hãm hại trên đường từ Hoa Lục về Việt Nam để hoạt động cách mạng. Còn thời Nhất Linh về nước rồi vào Nam thì ít nhiều đã lắng đọng và vì thế để lòng hồi tưởng lại lối sống ở quê ông thủa còn thanh bình qua cuốn tiểu thuyết Xóm Cầu Mới
-Vu Hatue:Tiểu sử của Khái Hưng đây anh, bản tiểu sử này đã được ông Trần Tự (em ruột Khái Hưng) hiệu chính cẩn thận trước khi công bố.Theo như đây thì KH sinh năm 1897, tên ban đầu là Trần Giữa, sau mới đổi thành Giư.


Ông Trần Mỹ, làm Tổng đốc Thái Bình.

Luong Le-Huy: Cụ Trần Tự, theo lời bố tôi là em con bà hai, thì cá nhân tôi đã gặp thường, vì thời SG, cụ hay ghé nhà tôi chơi. Ngoài ra còn ít nhất một bà em, anh em chúng tôi thường gọi là Bà Sáu Hợp, cũng là chỗ thân thiết với gia đình tôi, nhà ở xóm Bàn Cờ.
Ông Cụ Tự, cách anh em chúng tôi gọi, có người con trai (út?) là bác sĩ quân y Trần Thái, chẳng may mất lúc mới ra trường, khoảng 1965. Chuyện xảy ra khi BS Trần Thái đi đến nhiệm sở, cùng một đoàn quân xa, bị quân CS phục kích. Anh chạy xuống trốn ở bờ ruộng, nhưng bị bắt và bị bắn vào đầu. Điểm đặc biệt lúc đó, trong cáo phó đăng báo có đề cả tên người ý trung nhân, còn đang là nữ sinh một trường trung học nữ ở SG. Tôi vẫn còn nhớ, hôm đám tang, ông cụ tôi đi dự về cáu kỉnh cả ngày hôm đó. Thật ai mà chả thương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



30/9/2021
Luong Le-Huy

Thanked by 2 Members:

#249 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/10/2021 - 15:13

Đính chính: Khái Hưng quán xuyến mọi việc tờ Phong Hoá-Ngày Nay, NXB Đời nay & sau này cả tờ Việt Nam (chứ ko phải Hồn Nước)…
(Hoàng Minh)
-------------------



TẠ LỖI CÙNG CON

Trong hình là vợ và đứa con gái đầu lòng của tôi chụp vào năm 1977 . Vợ tôi từ một cô nữ sinh khuê các xinh đẹp của Trường Trung học Quang Trung Bình Khê Bình Định nhưng chỉ hai năm sau ngày 30/04/75 đã trở thành một cô thôn nữ nhìn già hẳn đi vì mỗi ngày phải ra ruộng và chiều về ôm con để đợi chồng mà không biết ngày tháng nào chồng mình được thả về.

Đứa bé trong hình tên Lục Bình Hạ Uyên. Tháng 5/75 khi tôi bị bắt vào trại lao động khổ sai của bên thắng trận thì Lục Bình lúc đó mới chỉ là bào thai năm tháng còn đang nằm trong bụng mẹ .

Tháng 9/75 Lục Bình được sinh ra đời trong lúc tôi mặc áo tù nhân phá rừng làm đường ở trại Đồng Găng thuộc tỉnh Khánh Hoà .

Tháng 4/76 vợ tôi ẳm con chưa đầy 7 tháng tuổi lặn lội đường xa đi thăm tôi ở Đồng Găng . Đó là lần đầu hai cha con tôi được nhìn thấy nhau . Gọi là nhìn thấy nhau vì đám cán bộ cai tù không cho phép tôi được ôm con mình .

Tháng 6/76 tôi được chuyển từ Đồng Găng ra trại A.30 Tuy Hòa . Mỗi một chiếc GMC là 50 tù binh ngồi chồm hổm chen chúc nhau . Phía trên là hai khẩu AK 47 chĩa thẳng với tư thế sẳn sàng nhả đạn nếu tụi tôi có động tịnh gì . Khi đi ngang thị trấn Ninh Hòa là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nhìn qua thành xe tôi thấy lại những con đường mà mới ngày nào tôi còn cắp sách đi trên đó đến trường. Nhưng con đường gần gũi đến thế mà giờ đây chừng như xa vời vợi .

Tháng 12/77 vợ tôi ẳm Luc Bình thăm tôi lần nữa tại trại A30 . Lúc này Lục Bình đã biết đi chập chững và tôi được phép ôm con. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời tôi được ôm con trong vòng tay . Nhìn vợ tôi xơ xác , nhìn Lục Bình ốm tong teo vì thiếu dinh dưởng lòng tôi đau như cắt mặc dù hình hài tôi cũng chẳng ra gì sau hai năm cuốc đất làm ruộng bất kể nắng mưa cùng những cơn đói triền miên

Tháng 4/78 tôi được đưa ra tổ nuôi heo của trại . Khu chăn nuôi nằm ngoài vòng rào . Công việc của tôi mỗi ngày đến tổ xay giả để sàng cám gánh về nấu cháo cho heo . Tôi có người bạn thân chí cốt tên Cao Điền ở trong tổ thợ mộc . Mỗi lân đi gánh cám tôi thường mon men đến tổ thợ mộc để tán dóc với hắn . Hai đứa thân nhau từ nhỏ sống cùng quê đi lính ngày, ở tù cùng chỗ cho nên tuyệt đối tin tưởng với nhau . Hai thằng thường nghe ngóng tin tức để thắp cho nhau hy vọng là có một ngày nào đó thoát được ra ngoài . Vào một ngày như mọi lần khi đang nói chuyện thì Cao Điền buột miệng hỏi tôi
- con mày sao bị mất vậy
Tôi nghe như đất trời xung quanh sụp đổ . Tôi hỏi ngược lại hắn
- ai nói với mày
Hắn biết mình vừa hớ miệng nhưng đã lỡ nên trả lời
- bữa trước bà xã t*o thăm nuôi có nói và gia đình dặn là giấu mày vì sợ mày ngã quị
Hắn còn nói thêm
- con mày mất vào ngày mồng 10 tết

Tính ra từ ngày con tôi mất đến ngày tôi biết tin là bốn tháng . Tôi không nói tiếng nào lẳng lặng gánh hai thùng cám trở về tổ nuôi heo. Ngang đám rẫy mì thấy không có ai, tôi chui vào đó ngồi và nước mắt không biết từ đâu tuôn xối xả . Tôi khóc ngon lành

Mới ngày nào cuối tháng 4/75 trên đường di tản của một chiến binh thất trận trong lòng tôi có rất nhiều điều muốn gửi gấm đến con mình . Tôi định mai này khi con tôi ra đời và lớn lên tôi sẽ kể cho con mình nghe lịch sử của một đất nước vừa bị xoá tên trên bản đồ đầy đau thương và bi tráng . Nay điều đó đã không còn ý nghĩa nữa vì con tôi đã bỏ ra đi . Rồi tôi liên tưởng đến tiếng búa đóng đinh lên nắp hòm nhốt kín con mà không có tôi bên cạnh . Thắt lòng .

Đất nước tôi đã không chu toàn trách nhiệm để gìn giữ và con . Xin tạ lỗi

TẠ LỖI CÙNG CON

Thôi nhé con không có ba đưa tiễn
Ngày con đi về cuối trời miên viễn
Trời cũng buồn ảm đạm mưa tuôn
xám cả đất trời xám cả Qui Nhơn
Con lặng lẽ không một lời than thở

Rớt lạnh lùng một cơn bão nhỏ
Từ quê nhà theo bước con đi
Ngày xa con xiềng xích cột chân tay
Trong song sắt ba ngậm hờn vong quốc

Viết sẳn cho con một tờ di chúc
Con đi rồi ba biết gửi cho ai
Nụ hôn đầu theo gió gửi vào nôi
thành nụ cuối theo mây về nẽo vắng

Thế là hết. Nay đã thành quá vãng
Tờ di chúc buồn theo năm tháng không quên
Những yêu thương không kịp gửi về con
Những rướm máu trong lòng ba quặn thắt

Con có trách sao ba không về vuốt mắt
Không ôm con ủ lạnh dưới trời mưa
Chỉ một lần thôi cũng đủ ấm con thơ
Chỉ một lần thôi là điều con ước nguyện

Những tiếng búa thay tiếng lòng đau điếng
Gọi ba về khẩn thiết con mong
Mà ba thì đang quị ngã bên đường
Vẳng bên tai tiếng đinh trên nắp hòm tê tái

Thế là hết đâu mong gì trở lại
Những nhát búa buồn vọng mãi trong đêm
Theo thời gian ôm nỗi nhớ gọi tên
Con có trách ba cúi đầu nhận tội

Thế là hết ba đã không trở lại
Cho trọn tình con dù chỉ một lần
Ngày con đi ba quị té bên đường
Tay run run đánh rơi tờ di chúc

Trại A 30 1979
Quan Dương

Thanked by 1 Member:

#250 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/10/2021 - 12:16

Gia Đình Bách Khoa Và Một Lê Ngộ Châu Khác (trích)
Ngô Thế Vinh

(...)
Vũ Hạnh, tên thật Nguyễn Đức Dũng còn có thêm bút hiệu cô Phương Thảo, tuy được biết từ lâu là một cán bộ CS nằm vùng trong Bách Khoa, từng bị bắt vào tù nhiều lần, nhưng đều được các văn hữu “với tấm lòng” cứu ra, trong số đó phải kể tới Linh mục Thanh Lãng chủ tịch Văn bút, chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã vận động để Vũ Hạnh được thả ra để rồi sau đó Vũ Hạnh lại công khai hoạt động. Sau 30/04/1975 Vũ Hạnh chính thức lộ diện là một cán bộ c.... s.. và như một hung thần, Vũ Hạnh lập thêm công trạng bằng cả một danh sách chỉ điểm cho “cách mạng” truy lùng bỏ tù hầu hết các văn nghệ sĩ miền Nam còn kẹt ở lại, trong đó có cả những người đã từng ký tên đòi trả tự do cho Vũ Hạnh khi đang trong vòng lao lý.

Sau 1975, nhiều nhà văn nhà báo miền Nam ấy đã chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Dương Hùng Cường… hay vừa ra khỏi nhà tù thì chết như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương. Nếu còn sống sót, đều nhất loạt phải gác bút: Dương Nghiễm Mậu Nhan Sắc sống bằng nghề sơn mài, Lê Xuyên Chú Tư Cầu ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu đường, Trần Lê Nguyễn tác giả kịch Bão Thời Đại thì đứng sạp bán báo để độ nhật, Nguyễn Mộng Giác Đường Một Chiều làm công nhân sản xuất mì sợi, Trần Hoài Thư Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi ba năm ở tù ra trở thành Người Bán Cà Rem Dạo.

Vũ Hạnh, tuổi đã ngoài 80 rồi 90, như một đao phủ bao nhiêu năm sau vẫn không nương tay tiếp tục viết các bài đấu tố những người cầm bút còn ở lại. Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, là những nạn nhân điển hình khi Công ty Phương Nam cho in lại mấy cuốn sách chỉ có tính cách văn học của Dương Nghiễm Mậu.

Vũ Hạnh của Bút Máu viết: “Sách của Dương Nghiễm Mậu thì nổi bật tính ph.... đ.... tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của bọn đế quốc xâm lược, còn sách của Lê Xuyên là tính đồi trụy.” Vũ Hạnh viết tiếp: “Vì những lẽ đó, rất nhiều bức xúc, phẫn nộ của các bạn đọc khi thấy Công ty Phương Nam ấn hành sách của ông Dương Nghiễm Mậu… Đem những vũ khí độc hại ra sơn phết lại, rêu rao bày bán là một xúc phạm nặng nề đối với danh dự đất nước.” Và rồi cũng Vũ Hạnh kể lể: “các tác giả Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên sống lại ở thành phố này vẫn được đối xử bình đẳng, không hề gặp bất cứ sự quấy phiền nào.” (Sài Gòn Giải Phóng, 22/4/2007).

“Ngày Xưa Vũ Hạnh” c.... s.. nằm vùng vẫn được sống thênh thang, vẫn được đối xử như một nhà văn, được quyền tự do phát biểu (Lý Đợi, talawas 10.5.2007) “Ngày Nay Vũ Hạnh” bên thắng cuộc – tên bộ sách của Huy Đức, thì vô cảm vênh váo, là tiếng nói hung hãn nhất trong Hội đồng đánh giá Văn Học Miền Nam tại Thư Viện Quốc Gia. Vẫn một cliché, vẫn một khẩu hiệu tung hô không suy suyển: “tác giả là gốc ngụy, nội dung tác phẩm là nô dịch ph.... đ.... đồi trụy”. Vũ Hạnh xấp xỉ tuổi Võ Phiến, nay sắp bước vào cái tuổi 90 vẫn cứ nhân danh “đảng ta, chèo lái con thuyền chở đạo” vẫn không ngừng truy đuổi cả những thế hệ nhà văn trẻ nối tiếp có khuynh hướng tự do, điển hình qua bài viết phê phán Nhã Thuyên và Nhóm Mở Miệng với hai cây bút nổi trội là Lý Đợi và Bùi Chát (Thấy gì từ một luận văn sai lạc, Văn Nghệ 29/2013).

Có lẽ tấn thảm kịch của Vũ Hạnh cũng như những người c.... s.. tha hóa bước vào Thế Kỷ 21 là sự “ngụy tín / mauvaise foi” họ sống với hai bộ mặt, vẫn không ngừng hô hào cổ võ cho điều mà họ không còn chút tin tưởng. Vũ Hạnh vẫn không ngưng nặng lời chửi rủa Mỹ, nhưng rồi vẫn gửi con cái trưởng thành sang sống ở Mỹ; Vũ Hạnh vẫn được ra vào nước Mỹ như một con người tự do.

Vũ Hạnh, trong một lần qua Mỹ thăm con ở nam California, đã viết thơ cho anh Trí Đăng tha thiết ngỏ ý muốn được gặp Võ Phiến, nhưng lời yêu cầu ấy đã bị Võ Phiến và gia đình dứt khoát từ chối.

NGÔ THẾ VINH
California 26/06/2021
* Ảnh: Toà soạn Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn, những năm đầu tiên, từ phải: với chủ nhiệm Lê Ngộ Châu, Vũ Hạnh, học giả Nguyễn Hiến Lê, kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhà báo Lê Phương Chi, Võ Phiến (ảnh tư liệu của BS. Ngô Thế Vinh)

---------------------------
LẠC ĐƯỜNG (trích)
Đào Hiếu

Chương 10: Trí thức nằm vùng
(...)
Phong trào sinh viên vẫn án binh bất động. Anh Nguyễn Ngọc Lương giới thiệu tôi với nữ nghệ sĩ Hột Xoàn và nhà văn Vô Hạnh (tôi không muốn nêu tên thật của ông vì ông đã gần đất xa trời, vì thế tôi mượn tạm cái tên mà nhà văn Nguỵ Ngữ đã đặt cho ông.)

Ông là nhà văn nổi tiếng và đã từng bị vài tờ báo của chính quyền Sài Gòn nêu đích danh là “c.... s.. nằm vùng”.

Tuy nhiên chúng tôi không thường gặp nhau vì tờ Tin Văn đã bị đóng cửa, không có môi trường để sinh hoạt.

Có một nhà văn thường xuyên quan hệ với ông Vô Hạnh, đó là Lữ Phương. Hồi đó anh là giáo viên cấp 3 dạy văn. Anh nổi tiếng qua những bài chính luận sắc bén đăng trên tờ Tin Văn. Càng nổi tiếng anh càng bị chính quyền Sài Gòn để ý và tôi cũng không hiểu tình hình đun đẩy thế nào mà anh lại vào chiến khu, tham gia vào chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam với chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đến thời điểm đó tôi vẫn chưa được gặp mặt anh dù đã đọc anh khá nhiều.

Những ngày đầu giải phóng tôi có dịp làm việc chung với Lữ Phương trong Hội đồng Đánh giá Văn học miền Nam tại Thư viện Quốc gia.

Anh khá nổi bật trong số các thành viên của Hội đồng vì cách ăn mặc.

Trong khi các cán bộ miền Bắc và cán bộ ở rừng ăn mặc luộm thuộm, đi dép râu, còn những người tại chỗ như Vô Hạnh và tôi cũng xuyềnh xoàng, thì Lữ Phương ăn mặc chỉnh tề, đẹp. Có lẽ đó là những bộ quần áo của thời anh đi dạy học trước giải phóng. Quần Gabardine màu xám nhạt, sơ mi màu sậm, cài măng sét, giày da màu nâu bóng loáng.

Anh ăn nói lưu loát nhưng hoà nhã, lịch thiệp. Cái nhìn của anh về văn học ở các đô thị miền Nam trước giải phóng cũng khá thoáng.

Nhưng điều làm tôi bất ngờ nhất là anh luôn luôn bị ông Vô Hạnh ngắt lời. Ông lớn tiếng, khoa tay múa chân khi nói, và thường dùng những lời lẽ đao to búa lớn để phủ nhận những ý kiến của Lữ Phương. Thái độ đó làm mọi người khó chịu. Lữ Phương thì im lặng theo cái cách của một người cha nhìn cơn bốc đồng của đứa con mình và chờ cho nó hạ xuống. Sau đó anh lại tiếp tục nói.

Trong giờ nghỉ giải lao, Vô Hạnh nói oang oang ngoài hành lang của thư viện:

"Đầu óc tiểu tư sản của anh ta vẫn còn. Anh ta là Thứ trưởng hả? Chỉ đáng là học trò của tôi."

Lúc ấy nhiều người cho rằng ông muốn tranh cái chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa của Lữ Phương, riêng Lữ Phương có lẽ anh đang cười thầm vì từ lâu anh đã hiểu cái chức ấy chẳng qua cũng chỉ là một vai diễn trên sân khấu chính trị mà thôi.

Tôi thì ngỡ ngàng. Lúc đó tôi nghĩ chắc trước đây ông và Lữ Phương có lục đục với nhau, nhưng về sau khi ông Vô Hạnh về làm việc ở Hội Văn nghệ TPHCM thì tôi mới biết ông là một tên chỉ điểm văn nghệ.

Thực ra, nhận xét về ông Vô Hạnh như thế chỉ đúng có một phần.

Phải định nghĩa về nhà văn Vô Hạnh như thế này: Một cá thể phức tạp bị dồn nén và đầy mặc cảm.

Ông hoạt động cách mạng trong nội thành nhưng khi ở tù, ông cộng tác với địch lộ liễu đến nỗi bạn tù đặt cho ông cái tên là “Vô Hạnh chui lỗ chó”, vì thế giải phóng xong ông không được tin dùng nên ông “hận” những anh em văn nghệ sĩ ở rừng về, nỗi căm hận biến thành cao ngạo, chửi bới vung vít.

Mặt khác, đối với anh em văn nghệ tại chỗ (nhất là những người không biết lý lịch của ông) thì ông lại tỏ ra mình là một ngự sử văn đàn, một nhà văn cách mạng chánh hiệu con nai vàng, vì thế ông phê phán người này, lên lớp người kia, lúc nào cũng đưa quan điểm lập trường chuyên chính vô sản, giai cấp công nhân… ra làm thước đo, hù doạ mấy anh em nhà văn trẻ, nhà văn chế độ cũ đang được “lưu dung”. Còn đối với các nhà văn nổi tiếng tài năng khác như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, Lê Tất Điều, Dương Nghiễm Mậu… thì ông mạt sát họ bằng ngôn ngữ dao phay, mã tấu…

Sau này, khi đã ngoài bảy mươi tuổi, ông vẫn chứng nào tật nấy, vẫn giở giọng chuyên chính ra truy đuổi những nhà văn tài năng đã được đưa vào Từ điển Văn học như Dương Nghiễm Mậu.

Ông làm như vậy để làm gì?

Trước đây thì có thể động cơ của ông là tâng công với Đảng. Nhưng nịnh bợ mấy mươi năm có được gì đâu. Thế thì ở cái năm 2007 này ông còn lên giọng làm gì?

Ôi thôi, đó là chuyện có liên quan tới cái mà khoa tâm phân học gọi là refoulement, gọi là transfer du complex, gọi là loi de compensation…

Cho đến khi nằm ngáp ngáp chờ chết, có lẽ ông cũng còn bị những quy luật tâm lý phức tạp ấy dẫn dắt như một thằng khùng.

Thanked by 2 Members:

#251 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/10/2021 - 13:01

DẤU ẤN QUI NHƠN

Đây là bài viết của vợ tôi. Một người vợ chung thủy , một cô giáo có 33 năm tận tụy với nghề , cũng là cô giáo của 2 cô con gái và 3 thằng cháu ngoại. Tôi xin được chia sẻ kỷ niệm cách đây 3 năm , chúng tôi trở lại thăm Bình Định nơi chiến trường xưa mà tôi đóng quân và từng thoát chết . Tôi đã hạnh phúc và lòng thanh thản khi được trở lại đây. (Đỗ Trí)
Đây là những dòng tâm sự của vợ tôi :
Tôi tên Đinh Thị Kim Loan . Tôi học trường Đoàn Thị Điểm từ năm 1966 đến 1973 lớp 12 A2 , học khóa 4 sư phạm Cần Thơ . Là giáo viên trường Tiểu học Ngô Quyền , đã nghỉ hưu năm 2008 .
TRỞ LẠI QUI NHƠN
Trong ký ức 3 lần đến Qui Nhơn của mình hơn 40 năm về trước , là những đau thương , nghiệt ngã , sự tuyệt vọng và đầy nước mắt . Lần đầu tiên đến Qui Nhơn vào đầu tháng 5 năm 75 , khi cuộc chiến tranh vừa kết thúc , mình đi tìm tung tích của anh vì anh mất tích trong cuộc di tản tháng 3 năm 75 lịch sử , lại có nguồn tin là anh bị thương khi di tản . Trên chuyến xe hàng , mình đã chen chúc và đứng suốt từ Sài Gòn đến Qui Nhơn cùng với bao người hồi cư sau cuộc chiến . Cái cảnh tan hoang và ngổn ngang với những chiếc cầu đã gãy vì cuộc chiến cho mình cái cảm giác kinh hoàng của chiến tranh . Ở Qui Nhơn , mình đã sục sạo từng bệnh viện , tìm kiếm mọi nẽo đường , mình đưa bức ảnh của anh ra để mọi người nhận diện nhưng khổ thay , mình chỉ nhận những cái lắc đầu . Có người còn bảo : có gặp người lính giống như anh , bị thương ở chân và lết đi ăn xin ở chợ
.Ôi ! Thật kinh khủng vô cùng . Mình đã hoang mang , tuyệt vọng và đổ bao nước mắt vẫn không tìm được tung tích của anh .
---- Lần thứ 2 , vào tháng 11 năm 75 , khi biết anh cải tạo tại An Trường Bình Định , mình đã đi thăm nhưng vẫn không gặp được vì Trại có công tác đột xuất . Mình chỉ gởi quà cho anh và ra về với bao nỗi lo âu về thân phận và sức khỏe của anh .
------ Lần thứ 3 , vào ngày mùng 3 Tết năm 76 . Mình gặp anh trong sự nghẹn ngào . Ôi ! Cái nét oai phong của chàng thiếu úy Quân Y ngày nào biến mất , chỉ còn một con người lặng lẽ u buồn , cam chịu thân phận tù binh của mình . Biết nói gì hơn , chỉ còn một lời nhắn nhủ : Em sẽ đợi anh về .
Hôm nay , sau hơn 41 năm , vợ chồng mình trở lại đây để tìm về ký ức , nơi ghi dấu một chuyện tình đầy phong ba nghiệt ngã và chứng thực sức mạnh của tình yêu khi :
YÊU NHAU MẤY NÚI CŨNG TRÈO
MẤY SÔNG CŨNG LỘI , MẤY ĐÈO CŨNG QUA
Hơn 40 năm cùng nhau vượt qua bao nghịch cảnh , trải qua bao gian khổ để có hạnh phúc ngọt ngào như hôm nay . Thật hạnh phúc cùng nhau trở lại Qui Nhơn để hưởng thụ phong cảnh đổi thay , Biển Trời xanh thẳm , gặp lại bạn bè xưa , ôn lại kỷ niệm cũ , để biết mình may mắn và sẽ luôn trân quí hạnh phúc bình an của mình .
Ngày 17 tháng 7 năm 2017
Đinh Thị Kim Loan .

Thanked by 1 Member:

#252 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/10/2021 - 13:01

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ Phạm Duy (5/10/2021)

HỒI KÝ: MỘT ĐỜI NHÌN LẠI IV (trích)
Phạm Duy

Thời Hải Ngoại
Chương Một
Người đi trong đêm tối, trong đêm thâu
Trong đêm vắng, trong đêm sâu
Trong đêm dài Việt Nam...
Dạ Hành

Không còn nghi ngờ gì nữa, vào đêm 28 tháng 4, 1975, cuộc ra đi của gia đình tôi cùng với những gia đình khác trong chuyến bay về hướng mặt trời mọc là một cuộc dạ hành dài. Bất cứ ai trong chuyến ra đi này cũng có thể nói rằng đây là đêm đen nhất, dài nhất của đời mình. Những phi vụ chở người tị nạn từ Saigon qua căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân rồi lại bay ngay đi đảo Guam hay đảo Wake, đó là những chuyến bay đêm. Đúng ra, vì sự khác nhau của thời khắc ở những vùng cách nhau vài kinh tuyến, đêm phải ngắn chứ? Vậy mà phi cơ bay hoài cũng chỉ gặp toàn đêm và đêm thôi. Mặt Trời đâu rồi? Đêm hôm nay không phải là đêm 12 tiếng đồng hồ, thời gian thực tại của đêm ngắn đi vài ba tiếng nhưng thời gian tâm lý thì dường như kéo dài dằng dặc...
Về sau, trong lúc trà dư tửu hậu, tôi có bạn bè đưa ra giả thuyết: các chuyến bay đêm của chúng tôi đều được dự tính từ trước. Những phi vụ chở người tị nạn Đông Dương vào Hoa Kỳ đều được tính toán để khi mặt trời lặn mới cất cánh hay hạ cánh. Đó là những chuyến bay kín đáo, không bay ngày mà chỉ bay đêm vì nhà chức trách sợ gây náo loạn trong dân chúng Mỹ, lúc đó vẫn còn bị ám ảnh nặng nề bởi hai chữ Việt Nam. Hơn nữa, để có thể chở được nhiều người hơn, có chuyến bay 300 ghế ngồi trong phi cơ được gỡ đi, ''hành khách'' - trong đó có gia đình tôi - phải dựa vào nhau, ngồi bệt trên sàn phi cơ. Người Mỹ sợ cảnh khổ tâm này có thể bị báo chí phanh phui rồi sẽ bị phê bình là đối sử tệ với người tị nạn chăng?
Trong đêm dạ hành đầu tiên của cuộc đời mới này, ngũ giác quan trong tôi như bị tê liệt cho nên hôm nay tôi không có nhiều kỷ niệm của đêm đó để cho vào Hồi Ký. Trái với sự xao xuyến trong lòng của những chuyến xuất ngoại trước kia, tôi không có một cảm giác nào khi máy bay đáp xuống căn cứ Clark ở Phi Luật Tân. Trong đêm tối được chiếu sáng bởi những đèn mù của trại không quân, không một tiếng động nào lọt vào tai tôi, dù dân tị nạn đổ bộ ào ào từ những con khủng long bằng sắt đen ngòm và được tập trung thành đám đông, người nằm kẻ ngồi la liệt ngay trên sân bay, bên cạnh đống hành lý cao ngang đầu người.
Sau khi các chuyến bay đáp xuống đầy đủ, chúng tôi được đưa tới nơi làm thủ tục nhập cảnh ở ngay trong căn cứ này. Cùng vợ con loạng quạng bước đi trong một phi cảng đã từng là nơi xuất hành của những phi vụ B52, tôi sợ nhất là phải nhìn thấy những máy bay đã làm cho nhiều vùng Việt Nam trở thành hoang địa, gây cái chết thảm khốc cho dân chúng. Nhưng tôi chỉ thấy những nhà kho rộng lớn, tối mù và rỗng tuếch: các máy bay chiến lược đó đã được đem ra khỏi những nhà chứa phi cơ (hangar) rồi.
Những người Mỹ phụ trách cuộc di dân khổng lồ này dẫn chúng tôi tới nơi được dùng làm Sở Quan Thuế lưu động của Hoa Kỳ. Các nhân viên xét hành lý (hình như là quân nhân được xung công) ở nơi này rất vui vẻ, không như những nhân viên hách dịch (phần nhiều là người Mỹ gốc Phi) của Sở Di Trú chúng tôi gặp khi vào đất liền để làm thủ tục chuyển từ qui chế parole (tạm dung) qua resident (thường trú) hay lập hồ sơ thi vào Mỹ tịch.
Ai cũng biết nhập cảnh vào Hoa Kỳ là một điều rất khó, vậy mà trong đêm nay, người tị nạn chúng tôi đi vào đất Mỹ thật là dễ dàng. Xếp hàng dọc, vác hành lý đi vào một dẫy nhà tiền chế bằng tôn rất hẹp, vùn vụt đi qua một dẫy bàn, rồi vừa ra khỏi khu nhà tôn này là coi như đã làm xong một nửa thủ tục nhập cảnh rồi. Lúc đó, tôi chưa coi việc sẽ trở thành công dân nước Mỹ là một niềm vui vì tôi đang gặm nhấm một bất hạnh lớn là phải bỏ nước ra đi trong niềm tủi nhục.
Đã gặp bất hạnh lớn, tôi lại gặp luôn bất hạnh nhỏ: sau khi ra khỏi nơi làm quan thuế, kiểm soát lại hành lý, gia đình tôi mất một va li đựng quần áo ấm, rất cần thiết khi tới sinh sống ở xứ lạnh. Tuy vậy tôi vẫn cho rằng trong cái rủi cũng có cái may, chiếc va li thứ hai đựng nhiều kỷ vật vô giá như ảnh cũ, băng nhạc cũ v.v... nếu bị thất lạc chắc sẽ làm tôi đau khổ vô cùng.
Xong thủ tục quan thuế, gia đình tôi cùng mọi người ngồi chờ cho đủ số ''hành khách'' để leo lên những chiếc phi cơ lớn, bay tới đảo Guam, nơi địa đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Sau vài giờ bay đêm, chúng tôi tới đảo và được xe bus chở vào một trại lính mang tên Trại Anderson. Trại rất rộng, chứa được năm, sáu ngàn người là ít. Người tới trước được ở trong những chung cư bằng gỗ, người tới sau phải ở trong những lều lính. Ở trong nhà hay ở trong lều thì cũng chỉ vài ngày sau là được bốc vào lục địa Mỹ ngay, nhường chỗ cho những đợt người tị nạn sắp tới bằng những chiến hạm đang trôi trên biển cả. Ngoài trại Anderson ở Guam, Hoa Kỳ còn một trại lính nữa trên đảo Wake để đón người tị nạn. Trong đợt tị nạn vào tháng 4 năm 75 này, tổng số hơn 100.000 người đã đi qua các trại không quân tạm trú ở Guam và ở Wake.
Tới Guam ngày 29, ngày 30 là ngày đầu tiên tôi được nghỉ ngơi sau hơn 20 giờ đồng hồ không ngủ. Tại trại Anderson này, người tị nạn sống chung với nhau trên sàn gỗ của những chung cư hai tầng đã từng là phòng ngủ của lính không quân Mỹ. Giường ngủ được gỡ đi để có rộng chỗ cho chúng tôi ở tạm. Giang sơn của gia đình tôi là vài ba thước vuông trong một góc phòng. Cũng như nơi tôi nằm chơi trong bót Catinat ngày xửa ngày xưa, nơi tôi tạm trú bây giờ ở ngay cạnh phòng vệ sinh. Thế là tôi vẫn còn bị bất hạnh đuổi theo đấy nhé! May mà cầu tiêu của lính Mỹ không hôi thối như cầu tiêu của tù trong bót Catinat. Trong phòng có vài chục gia đình đông con và vài chục người độc thân, chia nhau chỗ nằm trên sàn gỗ. Lạ lùng thật! Cùng chung sống với nhau trong dăm bẩy ngày mà không xẩy ra một vụ cãi lộn nào cả! Dù cũng có một anh thanh niên tóc ngắn được cử làm trưởng ban quét rác ra vẻ lộng quyền khiến cho Thái Hiền ghét ra mặt, con gái tôi xưa nay không quen bị ai sai bảo cả...
Trước mặt gia đình tôi là gia đình người vợ goá của một người bạn thời 1944-45, Đỗ Bá Phúc, thất lộc từ lâu. Phúc là cựu sinh viên trường Mỹ Thuật, khi lấy vợ thì không làm điêu khắc gia mà trở thành chủ nhân của một tiệm mua bán kim cương ở đường Tự Do, nơi đây tôi và Tôn Thất Niệm (lúc còn là sinh viên) thường gặp nhau để ca hát. Chị Phúc và tôi chỉ gật đầu chào nhau bởi vì từ ngày bạn Phúc qua đời, tôi không còn gặp chị nữa. Tôi còn gặp trong phòng này vài ba người quen khác nhưng chúng tôi đều tránh không nhìn thẳng mặt nhau.
Ngày hôm nay cũng là ngày Saigon vừa được Bắc quân gọi là giải phóng. Giờ lịch sử đã điểm. Một ông nằm cạnh tôi đang dò đài Saigon với cái máy radio nhỏ tí. Mọi người trong phòng lặng lẽ kéo tới, khi nghe thấy có chương trình phát thanh về cuộc thắng của Bắc quân và cái thua của Cộng Hoà Việt Nam. Tôi cảm thấy buồn bã vô cùng! Chẳng nhẽ nằm đó và bịt tai lại, tôi vùng dậy, xuống thang ra khỏi chung cư.
Bây giờ tôi mới ý thức rằng Guam là một hòn đảo. Tôi lững thững bước ra bãi biển. Đứng trước cảnh trùng dương bát ngát, lòng tôi rất im lặng, dửng dưng. Tôi thấy tôi không còn một chút rung động nào nữa trước cảnh biển cả mông mênh như những ngày trước đây. Tôi không còn là tôi nữa rồi! Quay lưng lại biển, tôi lặng lẽ bước về chung cư.
Đi qua phòng thông tin của trại, bỗng nghe từ các loa lớn phóng ra tiếng nói của một nữ xướng ngôn viên:
-Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Cộng Hoà buông súng đầu hàng...
Một rừng người tị nạn đang ồn ào trên sân cỏ, bỗng dưng không ai bảo ai, tất cả ngưng hoạt động, đứng im để nghe tiếng nói của nữ xướng ngôn viên Kim Vui. Cô này là ca sĩ, bỏ nghề hát từ lâu để theo chồng qua Mỹ, nay làm việc cho ban phát thanh của trại tị nạn khi trại được thành lập từ đầu tháng Tư. Nhiều người quen biết như Lê Quỳnh, Lâm Quang... cũng xung phong làm việc trong văn phòng.
Trong suốt tháng Tư này, kẻ trước người sau bỏ nước ra đi nhưng Saigon và vùng Hậu Giang hãy còn, nay nghe tin Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào tay c.... s.., mặt ai cũng xa xầm, mắt ai cũng rớm lệ, đầu ai cũng cúi gằm. Khi cô Kim Vui đọc xong bản tin và bản thông cáo, mọi người lủi thủi bước đi trong sự lặng lẽ tột độ. Người mình xưa nay vốn rất ồn ào vì thích nói nhiều, nói to. Chưa bao giờ tôi thấy hình ảnh lạ lùng là một đám rất đông người Việt đi đi lại lại mà không có một tiếng động nào cả. Trông chẳng khác chi những bóng ma trong một khúc dạ hành...
Tôi lại càng buồn rầu hơn nữa, rảo bước về chung cư, ngồi bệt xuống sàn gỗ. Mọi người vẫn quây quanh cái radio để nghe những tin tức liên quan tới ngày Bắc Quân tiến vào Saigon. Trong radio bỗng có tiếng Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn với giọng hát thất thanh và với tiếng đệm đàn guitare (rất là sai dây). Tôi chạnh lòng nghĩ tới thân phận mình, nếu bị kẹt lại... Liệu mình có phải hành động như thế không? Chưa kịp nghe hết bài hát, chủ nhân cái radio chửi thề rồi tắt máy, mọi người giải tán trong ngao ngán.
Nghe tin Saigon đã mất, nhưng tôi vẫn hi vọng bốn con trai Quang, Minh, Hùng, Cường có thể đi thoát vào giờ phút cuối cùng. Chúng xưa nay là những thanh niên khá nhanh nhẹn. Chúng cũng đã có anh chàng CIA Ed Jones đảm trách việc ra đi rồi mà! Hơn nữa, vào ngày 28 vừa qua, khi nửa gia đình tôi và vợ Minh Phúc là Minh Xuân tới địa điểm bốc người đi Mỹ ở đường Kỳ Đồng, vợ con của Lê Quý Biên (người mua lại căn nhà của tôi rồi trở thành quen biết) cũng được tôi cho đi theo và cũng được Mỹ bốc đi dù không có tên trong giấy giới thiệu của Sứ Quán Mỹ. Trước khi đi, vì đã - coi như - giúp đường đi trốn cho người thân của Biên và Minh Phúc, tôi dặn dò họ phải gánh vác việc ra đi của các con tôi. Cho chúng biết là đừng nên quá trông cậy vào Ed Jones. Bây giờ trong số gần một chục vạn người đang lục tục kéo vào đảo Guam hay đảo Wake trên những chuyến bay cuối cùng và trên những chiến hạm, tôi hi vọng các con tôi cũng có mặt trong đám đông đó cùng với Lê Quý Biên và Minh Phúc.
Người tị nạn tới Guam càng ngày càng đông. Mỗi khi có xe bus chở người từ phi cảng tới trại, ai cũng đổ xô ra cổng tìm người thân thích. — trong trại, đi tìm thân nhân trong số năm, sáu ngàn người thật là khó. Chúng tôi gặp Mai Hương, nữ ca sĩ và là cháu ruột vợ tôi, cùng chồng con xếp hàng đi ăn cơm. Chúng tôi cũng chỉ ngán ngẫm nhìn nhau và nói với nhau vài ba câu thăm hỏi. Khi được biết văn phòng ban giám đốc trại cho phép người tị nạn gọi nhau qua hệ thống loa, tôi tìm đến cô Kim Vui, nhờ cô ta phóng thanh lời vợ chồng tôi gọi các con. Trong những lời nhắn gọi thân nhân của hàng ngàn người khác, tôi nghe tiếng Lê Quỳnh gọi tên Thái Thanh và tên các con. Như vậy là Thái Thanh chưa đi thoát. Tuy đang sốt ruột vì các con, vợ chồng tôi cũng thấy lo lắng cho số phận cô em.
Tới ngày mùng 2 tháng 5, tôi xuống văn phòng để lục coi bảng danh sách người tị nạn luôn luôn được cập nhật hoá thì thấy tên Minh Phúc.
-Trời ơi, nó đã tới được đảo Wake rồi...
Tôi vội vàng xin phép nhân viên văn phòng cho tôi gọi phone cho Minh Phúc. Khi có Phúc ở đầu giây, tôi rụng rời tay chân! Vào giờ phút cuối cùng của Saigon, sau khi bị Ed Jones bỏ rơi, bốn con tôi cùng Minh Phúc chạy tới Toà Đại Sứ Mỹ nhưng chỉ có một mình Minh Phúc lọt qua hàng rào lính Mỹ và được bốc đi.
Tôi ôm mặt chạy về chung cư. Chữ nghĩa trên thế gian này không đủ để diễn tả một phần nghìn nỗi đau của những người lâm vào hoàn cảnh như tôi, hôm nay. Tôi lao mình vào giường ngủ, gục mặt vào đống chăn, khóc rống như chưa bao giờ khóc như vậy. Không cần đối thoại, vợ tôi biết các con bị kẹt lại rồi. Dù cũng buồn khổ như tôi, nhưng vợ tôi vốn là người kín đáo, ít khi biểu lộ tình cảm một cách mạnh mẽ như tôi. Tôi vẫn cho rằng trong những năm tháng buồn rầu vì xa bốn đứa con, tôi không ngã quị xuống vì không bao giờ vợ tôi làm tăng thống khổ của tôi lên. Đúng thế, trong những năm xa con, nếu người mẹ này suốt ngày ngồi khóc thầm, oán trời, oán đất, oán chồng thì tôi phải chết từ lâu.
Như kẻ đang sắp chết đuối cố níu vào mảnh gỗ mục, khi tới phiên gia đình tôi phải vào lục địa, tôi xin với ban giám đốc trại Anderson cho tôi ở Guam thêm ít ngày nữa. Tôi vẫn nuôi hi vọng các con tôi tìm ra lối đi, khi nghe tin đồng bào vẫn tiếp tục ra khơi sau ngày mất Saigon vì c.... s.. chưa nắm hết được các cửa khẩu. Trại Anderson cần chỗ cho những đợt người đang tới, gia đình tôi được cho ra ở Hotel Tokyo nằm trong thành phố. Hơn một chục gia đình đã ở trong hotel này, trong đó có gia đình bà thông gia và vài người quen. Dù trong hotel có nhiều tiện nghi như hồ tắm, tivi, phòng bida... nhưng chỉ có các con nhỏ của tôi vô tư tung tăng chạy lui chạy tới cùng lũ trẻ khác. Hơn một tuần lễ, tôi ngồi ủ rũ hay nằm vật vã ở trong phòng, vợ con lĩnh thực phẩm về, nhưng tôi ăn không thấy ngon, rồi tôi ngủ không thấy yên. Tôi nằm im một chỗ như một kẻ đã gục ngã và không còn sức để ngóc đầu lên nữa. Thấy tôi buồn rầu, vài người quen lân la tới nói chuyện. Họ cũng đang ở trong tình trạng đi tìm hay chờ đợi người thân thích như tôi. Ai cũng đem chuyện số phận ra để an ủi nhau. Kể cho nhau nghe những chuyện may rủi:
- Một gia đình kia vào được Tân Sơn Nhất, đã ngồi trên hàng ghế đợi chuyến bay rồi nhưng vào lúc cuối cùng hai con nhỏ ngồi hàng ghế trên được bốc đi, cha mẹ ngồi hàng ghế sau bị kẹt lại...
- Một gia đình nọ biết tin có chuyến tầu đang sửa soạn nhổ neo. Các con đi chơi vắng, cha mẹ đành ôm hai bị quần áo chạy ra bến tầu. Bỗng dưng các con cũng từ đâu chạy tới, cùng xuống tầu với cha mẹ...
- Một bà đang bán bánh giò trong chiếc tầu đóng neo ở Khánh Hội, chưa kịp lên bến trở về nhà thì tầu ra sông và ra biển luôn, bà ta trở thành người di tản bất đắc dĩ...
Nhưng than ôi, những chuyện vừa kể, đi kèm với lời bàn về thuyết định mạng:
- Con người ta, giầu hay nghèo, thành công hay thất bại là có số cả đấy, ông à!
... không đủ vực tôi lên từ một chán nản vô biên, kéo tôi ra từ một thất vọng cùng cực. Kể cả vợ tôi cũng an ủi chồng (và tự an ủi mình):
- Năm nay là năm xung của em, 49 chưa qua 53 đã tới, phải có các con gánh hộ đại hạn cho mình.
Kể từ lúc bỏ nhà ra đi và biết đủ mùi đời, tới bây giờ tôi mới biết rõ mùi đắng cay, xót xa, chua chát, não nề. Quá nửa đời mình, cũng như mọi người mà thôi, tôi đã gặp ít nhiều đen đủi, mất mát. Trong chuyến ra đi bất hạnh này (mất nước là một bất hạnh có thể chia sẻ với mọi người), tôi gặp thêm hai cái sui sẻo như mất va ly và nằm cạnh cái chồ. Tôi thừa sức để chịu đựng những chuyện đó vì vào lúc Bắc Quân tấn công Saigon, tôi tưởng bị kẹt lại rồi, một là bị sát hại, hai là đi tù mọt gông, ba là trở thành kẻ hàng thần lơ láo thì, a ha, tôi đã tới đảo Guam, tôi đã chạy thoát...
Nhưng với sự kẹt lại của bốn đứa con, tôi không chống cự nổi một đại nạn đang giáng xuống đầu tôi. Bất hạnh này, tôi không thể chia sẻ với ai, ngoài vợ. Tôi chôn ngay tôi vào ý nghĩ đau đớn là sẽ không bao giờ gặp lại các con. Tôi dìm tôi vào ân hận day dứt là tại sao không dắt các con cùng đi với mình vào ngày 28? Tôi đẩy tôi vào căm giận buồn phiền Minh Phúc và Lê Quý Biên tôi cậy nhờ giúp các con tôi ra khỏi Saigon. Tôi sẽ phải mất một thời gian khá lâu rồi những thống khổ này mới nguôi ngoai dần. Sự thống khổ vào lúc này còn giầy vò tôi đến độ tôi muốn trở về Việt Nam ngay lập tức. Hay là nhẩy ngay xuống biển tự tử cho rồi...
... Cho tới lúc tôi chợt tỉnh ngộ, nhìn ra người vợ hiền lành và biết chịu đựng, suốt đời trông cậy vào tôi, nhìn ra mấy đứa con thơ dại với tương lai có thể sáng sủa của chúng, tôi nghiến răng lại, quyết định xua bỏ những ý nghĩ tiêu cực đi. Tôi sẽ vào đất liền ngay. Bàn với vợ con, rồi tôi lên văn phòng xin đi tạm cư ở trại Eglin nằm trong tiểu bang Florida.
Để có nơi tạm trú cho hơn 100,000 người tị nạn Đông Dương, Hoa Kỳ thiết lập bốn trại, tất cả đều là trại lính: Trại Pendleton ở miền cực Tây (California), trại Fort Chaffee ở miền trung bộ (Arkansas) hai trại Indiantown Gap và Eglin ở miền cực Đông (Pennsylvania, Florida).
Tôi chọn đi trại Eglin vì tôi muốn ở một nơi nào càng xa quê hương bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Gia đình bà thông gia, vợ chồng Minh Phúc, Minh Xuân, vì chưa biết mặt ngang mũi dọc của nước Hoa Kỳ này ra sao, thấy tôi chọn đi trại Eglin thì cũng đi theo tôi luôn.
Ngày 15 tháng 5, cùng với một số đông đồng bào tị nạn, gia đình tôi rời trại Anderson ở đảo Guam, leo lên phi cơ bay về hướng Đông. Chúng tôi lại như là bay đi tìm kiếm mặt trời.

Sửa bởi tuphuongsg: 08/10/2021 - 13:02


Thanked by 1 Member:

#253 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/10/2021 - 19:32

THĂM MỘ ALEXANDRE DE RHODES TẠI BA TƯ - TRI ÂN NGƯỜI KHAI SÁNG CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes

“Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ Quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.

Và may mắn thay, trong chuyến đi Ba Tư (Iran) lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.

SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG

Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.

Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih - một Hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.

Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gốc Armenia, cô Malih hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.

Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.

Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.

NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG

Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….

Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.

Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.

Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam.

Mộ ngài Alexandre de Rhodes

Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẽ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc.

Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: "ông ấy là ai mà chúng tôi có vẻ tôn kính thế?".

Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bảng chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt - Bồ - La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.

Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm.

Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.

Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.

Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thỉnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…

Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.

Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, Ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây ông không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm, chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.

Vẫn còn đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ mãi mãi không bao giờ quên ơn ông. Người đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.

Những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ ALEXANDRE DE RHODES

Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.

Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”

Tác giả: Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#254 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/10/2021 - 13:20

Về Lý Tự Trọng - anh là ai ?



#Ly_Tu_Trong_anh_la_ai



Bài 4 - Những người giao liên c.... s.. Việt Nam đầu tiên đã được đào tạo như thế nào ?



Nếu như trong các bài trước, mình có viết về việc không hiểu làm cách nào mà người c.... s.. bao lâu nay đã tuyên truyền việc Lý Tự tr.... l.c bị bắt trong tù trước khi bị đem ra tử hình, lại có thể tập thể dục dưỡng sinh mỗi ngày, rồi hát ca vang lừng bài Quốc Tế Ca khi bị đem đi xử tử hình, mặc dù theo nhơn chứng kể lại, là khi gặp Trọng trước khi bị tử hình, anh mặt mũi thì bị đánh tới bầm tím và anh có thể còn cắn cả lưỡi để khỏi khai báo (xem >>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).



Rồi mình đọc thêm, thì được biết là ở Việt Nam ngày nay còn có cả việc người ta tự xưng là anh chị em của Lý Tự Trọng, rồi bao nhiêu là kỷ niệm xưa gì đấy, ấy vậy mà chả ai trong những người này nói ra được một điều rất quan trọng, đó là Trọng hóa ra là con nuôi của Cựu Tuấn (xem >>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Do vậy, chúng ta không khỏi thắc mắc là các nhân vật "anh chị em" Lý Tự Trọng nói trên có thật là anh chị em (ruột) của Lý Tự Trọng không hay là từ trên trời rơi xuống ?



Và lạ hơn, là cả tấm hình lưu truyền là hình của Lý Tự tr.... l.c anh qua bên Trung Quốc, vậy mà mình đọc lại sách thì hóa ra chú thích hình như thế cũng sai luôn (xem >>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Và đáng ngờ nhất, là không hiểu làm thế nào mà một gia đình yêu nước và hy sinh vì nước như gia đình của cha nuôi Lý Tự Trọng, tức gia đình ông Cựu Tuấn, có đến 5 người con hiến dâng tuổi thanh xuân của họ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, mà đến thời nay, chả còn có mấy ai nói đến hay biết đến về gia đình này, cứ như là họ đã bị "phong sát" và "xóa sổ" ra khỏi lịch sử cách mạng Việt Nam vậy. Và đứa con nuôi nổi tiếng nhất của gia đình này, tức là Lý Tự Trọng, đến chết cũng không được yên, mà lại bị người ta đem ra tuyên truyền về việc nào là giữ vững tinh thần cách mạng, nào là tập dưỡng sinh trong tù, nào là hát ca vang lừng gì đó khi bị đem ra tử hình, rồi bao lâu nay anh được tung hô là có tinh thần cách mạng mà bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam cần noi theo.



Nhằm giúp bạn hiểu thêm nữa về những gì liên quan tới Lý Tự Trọng và gia đình (nuôi) của anh, và họ đã tham gia vào việc cách mạng như thế nào, mình xin tạm dịch một đoạn dài vài trang trong Chương 2 quyển H.C.M's Blueprint for Revolution. Đây là đoạn mô tả về thế hệ giao liên c.... s.. Việt Nam đầu tiên đã được thành lập và đào tạo như thế nào. Đoạn này được viết lại dựa vào hồi ký của bà Lý Phương Đức, người nữ giao liên thuộc thế hệ đầu tiên của ông Hồ [Chí Minh]. Và quan trọng hơn, bà Đức là chị nuôi của Lý Tự Trọng.



Và đọc những gì được viết từ hồi ký bà Lý Phương Đức mà các tác giả của quyển sách Anh ngữ này trích lại , mình sửng sốt quá, vì làm sao mà những gì bà Đức viết, chúng lại quá khác với những gì người c.... s.. tuyên truyền trên mạng thế nhỉ ? Ví dụ, theo hồi ký của bà Lý Phương Đức, thì cô Lý Phương Thuận (1906-1995) là chị gái nuôi của bà, thế thì làm sao mà ngày nay, trên các báo mạng Việt Nam, lại viết về một cô Lý Phương Thuận nào đó "tên thật là Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1916, tại xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Mẹ đẻ của bà mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời khi bà mới 3 tháng tuổi. Ông Nguyễn Trọng Quyến, thân sinh bà là một trong những người sớm được giác ngộ cách mạng" thế nhỉ (xem >>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) ? Chả lẽ người ta gần cả trăm năm nay đã đẻ ra một cô Lý Phương Thuận tưởng tượng nào đó à ? Hay là bà Đức nhớ sai ? Không biết hồi ký của bà Lý Phương Đức có được phổ biến ở Việt Nam không, nhưng xem ra, chắc là nếu bạn đọc thêm phần dịch thuật Việt ngữ bên dưới này, bạn cũng sẽ đặt dấu chấm hỏi như mình đó thôi. Đó là chuyện gì đã xảy ra với gia đình cha nuôi Lý Tự Trọng vậy ? Hình như người ta đã cố gắng "xóa sổ" gia đình này, photoshop họ ra khỏi lịch sử Việt Nam, và cho ra đời các nhơn vật Lý Phương Thuận có cha sớm giác ngộ cách mạng hay anh chị em Lý Tự Trọng vu vơ nào đó, nhằm viết lại sử đó bạn.



Bạn cứ đọc, rồi tham khảo các tài liệu khác nhau về Lý Tự Trọng. Mình rất thắc mắc là làm sao một người như Lý Tự Trọng ở Việt Nam, người ta tung hô là anh hùng, rồi dạy bao nhiêu thế hệ thanh niên phải học theo gương cậu này, thế mà ngay cả việc cậu chết ra sao, người ta cũng viết lại và tưởng tượng ra đủ thứ để nhồi sọ thanh niên Việt Nam thế nhỉ ? Và rồi ngày nay đến cả tiểu sử gia đình cha nuôi của cậu Trọng, một gia đình yêu nước và hy sinh vì nước, cũng hầu như là rất mù mờ. Số phận của một gia đình vì nước, không thể lại thành ra như thế nào đâu, đúng không bạn ? Mong là có ai đó sẽ nghiên cứu thật kỹ thêm, và sẽ viết về gia đình nuôi Lý Tự Trọng, về những gì gia đình này đã đóng góp cho cách mạng, cho dân tộc, và trả lại những giây phút thật cuối đời của Lý Tự Trọng lại cho Lý Tự Trọng, chứ không vẽ ra tưởng tượng về một anh Lý Tự Trọng nào đó, bị đánh tới bầm mặt, cắn cả lưỡi để khỏi khai báo, thế mà anh hay đến nỗi là anh còn có thể tập dưỡng sinh trong tù, và khi bị đưa đi tử hình, lại còn hay đến mức độ là hát ca vang lừng bài Quốc Tế Ca nữa. Cắn lưỡi rồi mà còn có thể ca vang bài Quốc Tế Ca khi ra pháp trường, thật là không thể tin được.



Mời các bạn đọc tham khảo phần tạm dịch Việt ngữ dưới đây



*************



Chương 2 - NHỮNG NỮ GIAO LIÊN ĐẦU TIÊN CỦA HỒ [CHÍ MINH]



VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ



Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Việt Nam thậm chí còn nằm dưới ách cai trị của Trung Quốc trong hơn một ngàn năm. Trong giai đoạn bị trị này, đã sớm có nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập, ví như các phong trào đấu tranh của chị em họ Trưng bắt đầu từ năm 40. Nhưng sự thành công của các phong trào này chỉ là tạm bợ cho đến khi người Việt cuối cùng đã giành được quyền độc lập từ Trung Quốc vào thế kỷ X. Và từ đó trở đi, các triều đại hoàng gia Việt Nam đã nối tiếp nhau phát triển mạnh mẽ với đất nước ngày càng được mở rộng ra, cho đến khi người Pháp đến đô hộ xứ này vào thế kỷ XIX.



Tương tự như chị em họ Trưng trước đó, Hồ cần sử dụng người giao liên để hỗ trợ cho phong trào cách mạng của ông, nhưng Hồ muốn thay đổi nền tảng kỹ năng xưa của người giao liên trong quá khứ, từ những người chỉ đơn thuần được sử dụng như các hướng dẫn viên hay các cá nhân vận chuyển tài liệu, sang có thêm các kỷ năng giao liên khác đặc biệt hơn, mặc dù cộng thêm những kỷ năng mới này, những người này trong tiếng Việt vẫn được gọi là giao liên (communications agents). Những người giao liên mới của Hồ không chỉ có các kỷ năng giao liên truyền thống xưa như vận chuyển tài liệu, mà họ sẽ có thêm các khả năng mới của chiến binh, gián điệp và tuyên giáo. Chính những người được gọi là giao liên mới này, và những ngõ ngách giao liên của họ, là điều mà Hồ nói là quan trọng nhất để có được sự chiến thắng, bởi vì những gì những người giao liên mới này phục vụ cho cách mạng, chúng cũng to tát tương tự như các mạch máu và hệ thần kinh phục vụ cho cơ thể con người ta vậy.



Hồ đã dành nhiều thời gian để quan sát các mạng lưới giao liên của ông, vốn phần lớn là được thừa hưởng từ nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu, nhằm cải tiến chúng để đáp ứng các yêu cầu phát triển do chính ông đề xuất. Quan trọng hơn, Hồ xem xét cách mở rộng các mạng lưới giao liên này. Trẻ con là một lựa chọn hiển nhiên để tăng số lượng người (giao liên) và chúng vẫn được dùng làm giao liên trước đây đó thôi. Với trẻ con, người lớn đơn giản là sẽ phớt lờ tính tò mò hiếu động của bọn chúng, và do vậy mà người lớn không nghi ngờ những cử động dường như là ngây thơ vô tội của bọn trẻ con. Hồ định sử dụng trẻ con làm giao liên như truyền thống xưa nay vẫn áp dụng, nhưng ông hiểu ra rằng trẻ con thì sẽ không phù hợp với hầu hết những đòi hỏi khắt khe trong công việc giao liên mà ông đang nghĩ đến. Trai trẻ là một khả năng khác, nhưng họ lại được cần ở chiến trường. Ngoài trẻ con và trai trẻ ra, thì trong dân chúng còn lại một nhóm người khá đông khác (mà ông có thể dùng làm giao liên): đó là phụ nữ.



Trong xã hội truyền thống Việt Nam, phụ nữ thường bị coi là thấp hơn nam giới. Quan điểm này có thể được tóm gọn lại trong 2 câu nói. Thứ nhất, người phụ nữ cần tuân theo tiêu chuẩn Tứ Đức công dung ngôn hạnh. Thứ hai, người phụ nữ cần tuân theo đạo Tam Tòng, từ lúc còn nhỏ cho đến khi kết hôn và đến lúc là góa phụ. Người phụ nữ theo đạo Tam Tòng cần phải tòng phục 3 ông chủ trong cuộc đời mình theo trình tự: Cha, Chồng, và Con trai trưởng. Có một câu tục ngữ xưa vẫn còn được phổ biến thời nay tại Việt Nam còn xem thường phụ nữ hơn nữa, đó là "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", có nghĩa là người ta cho dù có mười cô con gái mà không có được một cậu con trai thì dòng họ ấy là tuyệt tự. Chính vì địa vị gần như thánh này của người đàn ông trong xã hội Việt Nam, mà người đàn ông Việt Nam đã có được một quyền năng vô hạn bất thành văn thực hiện các hành vi vô nhơn đạo đối với phụ nữ, đơn giản là vì họ làm thế để có thể đạt được những gì họ muốn có được. Sự tàn nhẫn của đàn ông Việt Nam có thể bao gồm những hành động như bắt nạt, lạm dụng tình dục hoặc thậm chí là bán cả một người phụ nữ làm nô lệ cho kẻ khác.



Hồ đã không chấp nhận những quan điểm lỗi thời này và là một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc giải phóng phụ nữ, dựa theo dòng tư tưởng Soviet thời bấy giờ. Ông đã quan sát (và thấy rằng là) người phụ nữ sống khép kín hơn, (họ suy nghĩ và hành động) chính xác hơn, cẩn thận hơn, nhẫn nại, có sự chịu đựng tra tấn tốt hơn và trung thành hơn so với nam giới. Người phụ nữ trong truyền thống Việt Nam thì lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm và sự hy sinh này của người phụ nữ Việt Nam có thể tóm tắt trong câu tục ngữ xưa của người Việt "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Mặc dù văn hóa Việt Nam đã định hình rõ vai trò của người phụ nữ là chỉ lo việc sanh đẻ và lo việc gia đình, như là giáo lý Tam Tòng Tứ Đức đã nêu ra vậy, nhưng sự cần thiết trong việc bảo vệ gia đình từ nạn giặc ngoại xâm đã biến những người phụ nữ Việt Nam thành ra là những chiến binh.



Việc hầu hết đàn ông Pháp và Việt Nam không ủng hộ những suy nghĩ trên của Hồ về phụ nữ Việt Nam, đã cho phép Hồ khai thác nhược điểm này. Hồ nhận ra là, bất chấp phụ nữ có thể là những chiến binh trong truyền thống Việt Nam, những người Pháp theo chủ nghĩa Sô vanh và những người đàn ông Việt Nam vô học cố chấp vẫn xem thường phụ nữ, và cho phụ nữ không có khả năng điều hành, hoặc đóng vai trò chủ chốt trong một cuộc chiến tranh. Sự xem thường này có nghĩa là một nữ giao liên có thể kiếm được một công việc nội trợ trong một trại lính Pháp, và chính vì kẻ địch quá xem thường phụ nữ, mà cô có thể thu thập những tin tức tình báo qua dạng đồ họa hoặc hồ sơ, và sau đó thì cô có thể mang các tài liệu này ra ngoài, qua mặt các bảo vệ nam thờ ơ, mà cô không phải quá lo sợ là sẽ bị chặn lại kiểm soát, vì các chuẩn mực xã hội đã quy định rằng nam nữ không thể chạm vào nhau ngoài công cộng, ngay cả khi họ đã cưới nhau.



Những chi tiết cụ thể về phụ nữ mà Hồ đã quan sát, cùng với các đặc tính Sô vanh trong xã hội Việt Nam, đã đưa đến kết luận hoàn hảo về lý do tại sao phụ nữ có thể làm, và cần phải được, tuyển dụng trong công việc giao liên. Để có thể có được số lượng người giao liên cần thiết, Hồ đã nghĩ ra một quy trình hành động. Đó là ông sẽ giúp cho những phụ nữ trong giới thượng lưu, cũng như một số lượng khổng lồ những người phụ nữ nông dân mù chữ, thoát khỏi một xã hội Nho giáo và phong kiến, nếu họ đồng ý tham gia các hoạt động (cách mạng) cùng ông. Không hẳn là tất cả những người ủng hộ quanh Hồ muốn giải phóng phụ nữ, và họ cũng không hẳn muốn phụ nữ làm việc gần gũi với đàn ông tới vậy, nhưng Hồ không hề nao núng. Và sau cùng, khi mà Hồ thiết lập chương trình huấn luyện cấp tốc đầu tiên của ông tại Trung Quốc vào năm 1925, thì người được huấn luyện đầu tiên chính là một phụ nữ.



NHỮNG CHỨNG CHỈ PHÙ HỢP



Để tìm người giao liên đầu tiên cho Hồ, lúc ban đầu, những đồng chí cách mạng của ông đã tiếp cận Cựu Tuấn (?-1928), người đang sống ở Xiêm La (Thái Lan) vào lúc này. Tuấn là một người đàn ông đầy kiên quyết trong tinh thần chống Pháp. Con gái của Tuấn, cô Lý Phương Đức (1909-1986), người ngày nay đã xuất bản quyển hồi ký do tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan chấp bút, là vị nữ giao liên đầu tiên mà Hồ huấn luyện.



Vào những năm 1910s, cô Đức sống với gia đình ở thôn Hong Ho, tỉnh Nakhon Phanom, Xiêm La. Được lập ra bởi cha cô và những đồng nghiệp của ông, thôn Hong Ho hoạt động như một trung tâm chiến lược liên kết một số cộng đồng Việt Nam. Ngay cả sau bốn năm bận rộn với những hoạt động cách mạng tại đây, Tuấn nhận ra rằng ông vẫn phải dời gia đình đến một nơi khác để mà con cái ông có thể học thêm tiếng Hoa. Tuấn cần chuẩn bị con cái ông cho bất kỳ những khóa đào tạo nào trong tương lai mà chúng có thể cần tham gia, đoán chừng các khóa đào tạo này là ở Trung Quốc hơn là ở Xiêm La, do vì các mối quan hệ bền chặt trong lịch sử giữa người Việt và người Hoa.



Năm 1920, Tuấn muốn chuyển gia đình ra khỏi thôn Hong Ho và tìm một thôn nào đó mà con ông có thể học tiếng Hoa, với điều kiện là thôn này nằm ở khu vực nổi tiếng với các hoạt động chống Pháp. Một số thanh niên có năng lực nhất trong thôn đã từ chối ra đi theo ông, chỉ có những người dưới đây là đi theo ông: con trai nuôi của Tuấn là Lý Tự Trọng (1914-1931) người đã sống với gia đình ông từ năm mới lên 3 tuổi, và cô con gái nuôi là Lý Phương Thuận (1906-1995), cùng với các con ruột của ông, là cô Lý Phương Đức và em trai là Lý Trí Thông (1915-199?). Còn con trai trưởng của Tuấn, Ngô Chính Quốc, thì được cho là đã sống xa nhà và đang ở Trung Quốc vào thời điểm này. Trong hồi ký của mình, bà Lý Phương Đức nhớ lại:



Khi gia đình tôi đến thôn Ban Dong ở tỉnh Phichit, Đặng Thúc Hứa [liên lạc viên của Phan Bội Châu trong Việt Nam Quang Phục Hội] đã cho dựng một cái chòi để dạy bọn trẻ chúng tôi học. Mọi người đều thích thú với không khí cộng đồng. Trẻ em thì học cả ngày trong khi thanh niên thì làm việc và học cho đến tận khuya. Chúng tôi học cả tiếng Trung và chữ Quốc ngữ Việt Nam. Các bạn học đã dạy chúng tôi Việt ngữ, còn Đặng Thúc Hứa thì dạy chúng tôi tiếng Hoa. Hứa cực kỳ nghiêm khắc. Nhưng cha tôi nhận ra rằng sau khi chúng tôi học tại nơi đây 6 tháng, khả năng về tiếng Hoa của chúng tôi vẫn chưa đủ thành thạo, nên do đó ông bắt đầu đi tìm một trường tiểu học Anh-Hoa. Vậy là ông đi đến tỉnh Chiang Mai, nơi giáp giới với nước Miến Điện, để tìm một trường tốt. Ông cuối cùng cũng tìm ra một trường tiểu học được thành lập và điều hành bởi một cộng đồng người Hoa. Cha tôi đã có một cuộc hẹn gặp thầy hiệu trưởng và hiệu phó của trường. Họ nói với ông rằng trường là một ngôi trường được chính thức công nhận và có khoảng 600 học sinh theo học. Họ nhấn mạnh về việc giảng dạy tại nơi đây đạt tiêu chuẩn ngoại lệ hiếm có, vì khi nhơn viên (tại Trung Quốc) nộp đơn muốn xin việc làm tại trường này (ở Xiêm La), thì họ cần phải vượt qua kỳ thi đua tranh ở Trung Quốc trước khi họ có thể đến Xiêm La. Cuối cùng, cả hai thầy hiệu trưởng và hiệu phó đề nghị với cha cho chúng tôi một chỗ học miễn phí tại nhà trường, như thể chúng tôi là những đứa trẻ của một gia đình người Hoa nghèo khó tại địa phương. Thực ra, họ biết chúng tôi là con em của những người yêu nước Việt Nam nhưng họ vẫn muốn giúp đỡ chúng tôi.



Gia đình Tuấn chuyển đến tỉnh Chiang Mai vào mùa thu năm 1921. Trong khi bốn đứa trẻ đi học, thì Tuấn cùng vợ ông làm nghề bán bánh để kiếm sống qua ngày, từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Sau đó, vào đầu năm 1924, nhà yêu nước Phan Bội Châu đã gởi Lê Hồng Sơn từ Trung Quốc sang Xiêm La để sống và quan sát gia đình Tuấn trong khoảng độ 6 tháng, trước khi Sơn lại chuyển đến Việt Nam. Tuấn đã nhận làm người giao liên cho Lê Hồng Sơn trong chuyến hành trình dài gian khổ đến Xiêm La này.



Hồ lúc này biết về Tuấn khi Lê Hồng Sơn về lại Quảng Châu và vào tháng 12 năm 1924, lúc Phan Bội Châu cung cấp cho Hồ một danh sách bí mật về những nhơn vật cách mạng chính thức (established revolutionaries). Trong danh sách này, Hồ đặc biệt chú ý đến những thành viên của Phan Bội Châu tại Trung Quốc. Sau đó, Hồ lại xem xét những thành viên đang sống tại Xiêm La vì nhóm người này đã gầy dựng được một cơ sở quyền lực ở Xiêm La, kể từ khi họ bị buộc phải sống lưu vong sau phong trào Cần Vương ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hồ tin vào phong trào này, vì ông đã được nghe các câu chuyện về Cần Vương từ nhỏ, bao gồm cả câu chuyện từ một thầy giáo của ông, người mà anh em của ông ta vẫn còn đang hoạt động tích cực trong phong trào này. Tuấn là một sự lựa chọn hoàn hảo để giúp Hồ tìm những người giao liên đầu tiên, không chỉ vì Tuấn tham gia vào phong trào Cần Vương, mà còn là gia đình Tuấn đang sống ở Xiêm La, và con cái của Tuấn đang học ở một ngôi trường của người Hoa và đang theo học Anh ngữ.



Bà Lý Phương Đức đã giải thích về điều này trong hồi ký như sau:



Hành trình của tôi để trở thành nữ giao liên của Bác Hồ bắt đầu vào đầu năm 1925. Lúc bấy giờ, anh Lê Hồng Sơn trở lại Quảng Châu và nói chuyện với anh Hồ Tùng Mậu. Bác Hồ thoáng nghe họ nói rằng "Ở Chiang Mai có một số trẻ em đang tích cực hoạt động cho các công việc cách mạng dưới sự hướng dẫn của Tuấn và Đặng Thúc Hứa". Bác Hồ ngay lập tức gởi anh trai tôi là Ngô Chính Quốc, đến Xiêm La để đưa chúng tôi sang Quảng Châu.



Tôi nhớ rất rõ những sự kiện của mùa hè năm 1925. Khi đó, cô Thuận và tôi vừa học xong tiểu học. Lý Trí Thông và Lý Tự Trọng vừa chuyển lên lớp 6. Nhóm 6 người chúng tôi đến từ Xiêm La bao gồm 4 anh chị em chúng tôi (đó là Lý Phương Đức, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông và Lý Tự Trọng), cùng Lý Thúc Chắt [1911-194?] và Lý Thúc Tự [1912-194?]. Khi chúng tôi đến Quảng Châu, thì Lý Văn Minh đã gia nhập vào nhóm với tư cách là người thứ bảy.



Bà Lý Phương Đức nhớ lại về một thời gian sau, bà đã được kể lại rằng là trước khi cả nhóm rời khỏi Xiêm La để đến Quảng Châu, mẹ bà đã khóc cho đến lúc chìm vào giấc ngủ. Mẹ bà hiểu tại sao nhóm trẻ này cần phải ra đi, nhưng trái tim bà cứ đau nhói vì bọn chúng còn trẻ quá, vài đứa trong bọn họ còn chưa quá tuổi vị thành niên.



Bà Lý Phương Đức nói:



Cha tôi đã tổ chức một bữa tiệc linh đình để đưa tiễn chúng tôi. Đặng Thúc Hứa và một số người khác đã được mời tham gia bữa tiệc chia tay này. Thầy hiệu trưởng nhà trường đã có một bài phát biểu sôi nổi trước các đại diện của nhóm Hiệp Hội Hoa Kiều địa phương. Trong bài phát biểu của mình, thầy hiệu trưởng nhấn mạnh rằng chúng tôi cần đến Tổ Quốc [Trung Hoa] để học thêm 3 năm ở trường cao đẳng đào tạo giáo viên. Sau đó, khi trở về Xiêm La, chúng tôi cần phải dạy học ở trường học địa phương. Ông nói: "Đây sẽ là một thành tích đáng kinh ngạc, nhất là đối với các cô gái", bởi vì vào thời điểm đó, phụ nữ không làm những công việc giáo viên này. Chúng tôi, những người sẽ rời sang Trung Quốc, hiểu rằng bài phát biểu của ông chỉ là bức bình phong che giấu công việc cách mạng của chúng tôi. Bài phát hiểu trên hay đến nỗi mọi người đều hoan hô nó, và họ còn muốn góp tiền cho cha tôi để hỗ trợ cho việc học hành to lớn này của chúng tôi. Tuy nhiên, cha tôi đã từ chối nhận tiền, vì ông hiểu rằng việc sang Trung Quốc học hành to tát này của chúng tôi chỉ là một bức bình phong che đậy cho những công việc khác.



Để cho việc ra đi của chúng tôi được an toàn, chúng tôi đã mang theo một lá thư giới thiệu của thầy hiệu trưởng. Trong thư, thầy giải thích chúng tôi là con cái của những người Hoa kiều về lại quê hương (Trung Hoa) để học tập, chúng tôi cần được cho phép sang Trung Hoa. Lá thư này đã cho phép chúng tôi được mua vé, trước tiên là đi bằng xe lửa từ thị trấn Pacnampho đến Bangkok, rồi sau đó là đi bằng tàu thủy đến Quảng Châu. Sau 8 ngày lênh đênh trên chặng đường thủy, chúng tôi đã đến Quảng Châu. Đó là vào tháng 6 năm 1925.



Tuấn đã có một kế hoạch lâu dài về việc giáo dục đường hướng cách mạng cho con cái của ông. Hồ thì lúc nào cũng nói rằng cuộc chiến tranh giành độc lập sẽ còn kéo dài. Với việc cả hai đều hiểu nhu cầu về kế hoạch (cách mạng) dài hạn, sự lựa chọn cẩn trọng các ứng cử viên của Hồ đã đưa lại cho Hồ những nền tảng vững chắc để gầy dựng nên cuộc cách mạng (sau này) của ông.



CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỀN VỮNG



Hồ cần các thực tập sinh mới của mình đặc biệt chú trọng vào việc phục vụ các thành viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (Vietnamese RYL, 1925-1929). Theo lời của bà Lý Phương Đức, thì nhóm thực tập sinh mới này là "những đứa con c.... s.. đầu tiên của Bác Hồ".



Bà Lý Phương Đức nhớ lại:



Vì công việc trước mặt đòi hỏi những kỹ năng cao, Đồng chí Vương [Wang - H.C.M] đã tự mình đào tạo Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông, Lý Tự Trọng, và tôi (Lý Phương Đức). Tôi nhớ cách ông bắt đầu lớp huấn luyện đầu tiên là bằng cách mở ra một tấm bản đồ Quảng Châu và yêu cầu chúng tôi xác định nơi chúng tôi hiện đang sống và làm việc. Sau khi chúng tôi đã làm được điều này, Đồng chí Vương [Hồ] sau đó giải thích về việc làm sao có thể đến các địa điểm này bằng các lộ trình khác nhau, để kẻ thù không thể phát hiện ra những đặc điểm trong việc di chuyển của chúng tôi. Sau đó ông yêu cầu chúng tôi tìm những địa điểm quan trọng khác, như là các quầy báo, công viên và nhà hát. Việc rèn luyện này cho chúng tôi biết thêm về nhiều địa điểm gặp gỡ khác nhau, và làm cho kẻ địch hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn [hoặc không biết rõ chính xác về các địa điểm này].



Trong một bài tập thực hành, đồng chí Vương [Hồ] bảo chúng tôi mua báo và tạp chí từ nhiều quầy báo khác nhau, trong khi chúng tôi phải đồng thời tuân thủ nghiêm khắc lịch trình thời gian. Khi chúng tôi trở về, đồng chí Vương [Hồ] cho chúng tôi những nhận xét như "đã dừng lại quá lâu ở ngã tư này, anh/cô không thoải mái khi mua báo, và khi đối diện với người quen, anh/cô đã không thể che giấu được sự thật là đã quen biết họ ...". Ông cũng nhấn mạnh các nhận xét khác như khi đến và đi từ một địa điểm, chúng tôi cần phải sử dụng lộ trình nhanh nhất và an toàn nhất, giảm thiếu số người liên quan, và khi một tin nhắc cần được trả lời, thì nếu có thể, câu trả lời nên được gởi lại qua một lộ trình khác.



Ngay cả khi học trò của Hồ được nghỉ giải lao, hay đi chơi với bạn bè, Hồ vẫn tiếp tục kiểm tra họ. Vào năm tất niên đầu tiên, Hồ đã sắp xếp cho Lý Phương Đức và các em trai gái của bà là, Thông, Trọng, và Thuận, đi xem buổi biểu diễn múa Sư Tử và Rồng tại thị trấn. Bà Lý Phương Đức nhớ lại là lúc đó, họ có đi cùng với Lê Hồng Sơn, một đồng nghiệp đáng tin. Tuy nhiên, vào một lúc nào đó trong cuộc du ngoạn, Sơn đã cố ý bỏ rơi Đức, Thuận và Trọng trong đám đông, như Hồ đã hướng dẫn, và muốn thử xem nhóm người này sẽ xử lý như thế nào trong một môi trường ngoại quốc, và thử xem thái độ của nhóm, từ lúc đi đến một nơi vui chơi thoải mái vui vẻ, chuyển sang một trạng thái hoảng loạn (bị bỏ rơi) sẽ ra sao. Cả nhóm đều về lại an toàn, và trong cuộc thẩm vấn họ, Hồ đã chúc mừng họ. Rồi Hồ cũng hỏi mỗi người trong họ một câu "Anh/cô có thấy ai theo dõi mình không ?". Mọi người đều nói là không. Mặc dù Hồ khen ngợi nhóm học sinh này, nhưng ông đã biết họ không nhận ra rằng Hồ Tùng Mậu đã theo dõi bọn họ trên lộ trình quay về.



Bà Lý Phương Đức lại tiếp tục:



Mọi lỗi nhỏ đều bị họ chỉ ra. Một lần, Lê Hồng Sơn đưa cho chúng tôi mỗi người một cái túi có kiểu dáng bí ẩn, bao gồm nhiều túi nhỏ [để đựng tài liệu]. Với quá nhiều túi nhỏ để phân loại, chúng tôi thêu nhãn bìa trên từng túi nhỏ ấy để giúp cho việc ghi nhớ những gì được chứa trong túi. Khi đồng chí Vương [Hồ] đến gặp chúng tôi trong buổi huấn luyện tiếp theo, ông đã yêu cầu cho được xem những chiếc túi mới này. Rất ngây thơ, chúng tôi tự hào khoe với ông các ngăn túi được thêu nhãn bìa này, nhưng ông nghiêm khắc nói với chúng tôi cách thêu tên nhãn như thế này sẽ làm cho bản thân chúng tôi bị lộ dễ dàng và có thể sẽ bị nhận ra không khó nếu bị giám sát. Ông nói rằng việc thêu thùa này sẽ làm hại chúng tôi rất nghiêm trọng. Và rồi, ông chỉ cho chúng tôi bước đầu tiên về làm sao có thể sắp xếp gọn gàng trật tự các túi, và sau đó là làm sao có thể giữ an toàn các tài liệu đã được mã hóa bên trong các túi này. Bước thứ hai này có nghĩa là chúng tôi sẽ ngụy trang các tài liệu mật như là sách vở nhà trường được viết bằng tiếng Hoa, nên nếu cảnh sát Trung Quốc có khám xét chúng tôi, họ cũng không thể tìm thấy bất cứ điều gì đáng ngờ.



Hơn thế nữa, trí nhớ chúng tôi cũng phải thật hoàn hảo. Một ví dụ là tôi phải nhớ những câu thoại đã được mã hóa được một người lạ nói lại cho tôi, rồi người này hướng dẫn tôi chuyển các câu thoại đã được mã hóa này sang một người khác mặc áo khoác có màu sắc nhất định nào đó, ở trong một công viên có tên nào đó, và người này đang đọc một tờ báo nào đó, v.v...Trong một trường hợp khác, tôi được yêu cầu gặp ai đó đang bước xuống khỏi toa tàu lửa, đội một chiếc mũ cụ thể nào đó ... Một khi đã liên lạc được, tôi giúp đỡ người lạ này rời khỏi toa tàu, đồng thời vẫn phải nhớ chính xác những gì người lạ này đã nói nhỏ vào tai tôi. Đây là một quá trình rất phức tạp, bởi vì mật khẩu hoặc tin nhắn có thể được dùng với một số ngôn ngữ khác nhau, tùy thuộc vào nơi xuất xứ của người lạ; nhiều người trong họ là những nhà hoạt động Comintern được gửi đến vùng Viễn Đông.



Tất cả chúng tôi đều cảm nhận rằng khóa huấn luyện quá phức tạp và chúng tôi đã thất bại, cho đến khi chúng tôi nhận được phản hồi từ một nhiệm vụ bí mật khó khăn khác. Lúc bấy giờ, đồng chí Vương [Hồ] gọi điện để gặp gấp cô Thuận, Lý Tự Trọng và tôi từng người một. Ông thông báo riêng rẽ cho từng cá nhân chúng tôi về những tin đồn đáng tin cậy liên quan đến một người nào đó đã bị giết gần Lãnh Sự Quán Soviet. Chúng tôi cần đến đó ngay và cần thu thập tin tức tình báo về sự việc này, cũng như là cần phải lấy được một bằng chứng nào đó từ hiện trường trên. Sau đó thì nhóm người chúng tôi gặp Lê Hồng Sơn, lại là từng người một gặp Sơn, và Sơn đã đưa cho mỗi người chúng tôi một tấm băng vệ sinh (sanitary towel), nói là điều này sẽ giúp cho việc thu thập máu thực tế hơn nếu máu là bằng chứng hiện trường mà chúng tôi lựa chọn.



Mỗi người chúng tôi chọn riêng lộ trình của mình và khởi hành vào các thời điểm khác nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tôi nhớ rất rõ sau này là thời gian lúc này là vào xuân và một số lộ trình mà tôi lựa chọn thì được thắp sáng sủa và nhiều người, trong khi những nơi khác thì tối tăm và vắng vẻ. Lúc trở về, mỗi người chúng tôi đã chứng minh chúng tôi đã đến hiện trường và về lại an toàn. Chúng tôi đều đưa ra các tấm băng vệ sinh thấm máu nạn nhân. Chúng tôi đã thực hiện công việc được giao cho một cách xuất sắc.



Để kiểm tra thêm nữa về kỹ năng của học trò, Hồ yêu cầu các tuyển dụng viên giao báo Thanh Niên do Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (Vietnamese RYL) xuất bản, và họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Vào tháng 7 năm 1925, Hồ hướng dẫn nhóm người này ghi danh vào một trường học truyền thống do chính phủ Trung Quốc điều hành với khoảng 3 ngàn học sinh; nhóm người này rất mau đã lãnh đạo phong trào cách mạng bí mật trong giới học sinh tại nơi đây.



Một khi đã được huấn luyện, điều khiến cho lớp thế hệ học trò đầu tiên trở nên thật quan trọng đối với Hồ, không chỉ là họ đã học được các kỹ năng giao liên mới như là các hướng dẫn viên chuyên nghiệp, chiến binh, gián điệp, và tuyên giáo, nhưng còn là họ có thể nói được các ngôn ngữ khác nhau tựa như là nói tiếng mẹ đẻ của họ vậy. Giờ đây, những người giao liên mới này đã có thể truyền tin rõ ràng với các thành viên Quốc tế c.... s.. (Comintern apparatchiks), với những đảng viên Đảng c.... s.. Trung Quốc, và với người dân ở các quốc gia khác tại Đông Nam Á là nơi mà Quốc Tế c.... s.. đã quăng mẻ lưới vào nơi này; Cô Thuận rồi thì cũng trở nên thành thạo với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Hoa và tiếng Việt. Chính sự kết hợp các kỹ năng này của những người giao liên mới đã giúp Hồ nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (Vietnamese RYL).

Brian Wu

Thanked by 1 Member:

#255 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/10/2021 - 23:28

VIẾT CHO MỘT NGƯỜI MÌNH ĐƯỢC GẶP GẦN 50 NĂM TRƯỚC...
Dương Thuỷ

Mình có một ông anh,...
chơi cũng không thân nhưng quý nhau lắm, dù rất ít gặp…
Tuy vậy,…
Anh thường gửi nhiều thông tin về Sài gòn xưa cho mình xem.
Đôi khi cao hứng , anh còn khen mình khi đọc vài stt ngẫu hứng viết về thời gian gia đình Thỷ lùn ở Sài Gòn. Thưở ấy, mình mới chập chững đi mẫu giáo, vô lớp học còn i đùn ra quần nè..
Nhớ hoài lời bình của ổng: Ê Thỷ Lùn… .hổng ngờ mài có trí nhớ tốt đấy..ráng hồi ức và viết để dành nhé
Hôm nay, anh gửi bức hình này cho mình kèm lời nhắn:
Ê! Thỷ... Đệ nhất phu nhân Mai Anh-Vợ Cố Tổng Thống đệ nhị VNCH NVT mới qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Cầu xin linh hồn bà về cõi Thiên Đàng, tận hưởng nhan thánh Chúa. R.I.P.
Tin anh viết có bi nhiêu thôi...
vậy là… Có 1 khoảng mây ký ức nhẹ trôi trong tim về một kỷ niệm bé bé cùng vị Đệ nhất phu nhân có cuộc sống rất bình dị và thầm lặng, nhưng bà đã khắc trong trái tim non một hình ảnh không phai dù kỷ niệm ấy đã gần tròn ½ thế kỷ.
Trở lại mùa tựu trường năm 1972, lúc đó mình chỉ mới 6 tuổi và được vào lớp 1.
Ngôi trường mình học có tên là tiểu học Phước Bình, hiện nay nó thuộc quận 9, tọa lạc đâu đó trên con đường Đỗ Xuân Hợp thì phải?
Ngày xưa, ba mình vốn là thương phế binh thời đệ nhất VNCH, để ghi nhớ những công lao người lính mất một phần thân thể hay sức khỏe vì cuộc chiến..Khi ba xuất ngũ, chánh phủ có cấp cho gia đình 1 căn nhà tại Làng Phế binh Thủ Đức, hình như làng này có 2 địa danh là Phước Bình và Phước Long. Căn nhà mình cư ngụ thì nằm tại khu Phước Bình, tọa lạc tại đường 5, và nhà có số là 56. Nhà mình dọn ra đó vào tháng 8 năm 1972. Khi mẹ vừa sanh nhỏ Trâm, em gái mình chừng 3 tháng.
Vậy là mình đã có kỷ niệm vào lớp 1 ngay tại ngôi trường mới toanh mang tên tiểu học Phước Bình xinh xắn.
Ngày đầu đến trường...
Trong không khí chộn rộn, ngoài tiếng loa hướng dẫn học sinh xếp hàng chào cớ. Hôm ây, tụi mình còn được nhà trường phát cho mỗi đứa 1 cái bóng bay đủ sắc màu.
Cô giáo dặn, sau màn chào cờ, sân khấu sẽ có 2 anh chị lên đọc lời hiệu triệu tinh thần” tiên học lễ hậu học văn”, kêu gọi các học sinh hãy tham gia rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe giúp cho đất nước sau này. Sau lời hiệu triệu đó, tất cả các học sinh đều hô vang “ Xin hứa: và thả bong bóng lên trời.
Nhưng bất ngờ nhất, trường mình đã đón tiếp một vị khách đến bất ngờ và bà muốn xin vào thăm các học sinh trong vòng mươi phút... Vị khách ấy chính là Phu Nhân Tổng thống mà người miền nam quen gọi là bà Thiệu.
Lý do bà đến thăm Trường mình bởi hôm ấy bà Thiệu có chuyến công vụ đến thăm các hoạt động của làng. sau khi khảo sát trường học chợ, trạm xá, nhà thờ và Chùa cùng các khu nhà ở. Bà Thiệu đã đề nghị phải xây thêm một ký nhi viện để nuôi dưỡng các em bé có hoàn cảnh mồ côi cha hoặc mẹ trong chiến tranh. Dự án này do không nằm trong quy hoạch ban đầu nên khởi động xây dựng có muộn hơn.
Đến mùa xuân năm 1973, khu ký nhi viện mới hoàn thành, và nhỏ Trang em gái mình từng được gửi học tại viện ấy.
Hồi ấy, mình chỉ nhớ loáng thoáng Ban giám hiệu và các Soeur báo tin có Phu nhân tổng thống ghé thăm dự lễ chào cờ. Do người nhỏ bé nhất lớp nên mình ngồi ngay hàng đầu, thấy bà cùng vài người nhẹ nhàng đến cúi đầu chào các thầy cô, sau đó bà nhẹ ngồi xuống ghế chăm chú nhìn hai anh chị học sinh lớp năm đọc lời hiệu triệu..
Khi tiếng hô chấm dứt, các bong bóng được thả lên trời, Lúc bấy giờ , thầy Hiệu trưởng bước lên sân khấu nói ngắn: Thay mặt cho các thầy cô của trường tiểu học Phước Bình. Xin cảm ơn Phu nhận tổng thống đã ghé thăm và dự lễ chào cờ cùng các học sinh. Ban giám hiệu chân thành cảm ơn Phu nhân đã quan tâm sức khỏe cho các cháu qua chương trình tài trợ sữa và bánh mì vào bữa xế hàng ngày cho trường. xin cảm ơn Phu Nhân đã ghé thăm và mời quỹ Hồng Thập tự cùng tham gia tài trợ.
Lúc bấy giờ, có 2 chiếc xe màu trắng khá lớn chở bánh mì và sữa tới. Mình còn nhớ rõ xe ấy có biển quảng cáo là của hãng Con chim và foremost , nhưng bánh mì cho tụi mình ăn không phải loại dài, mà nó giống như loại bánh mì trên máy bay nhưng to hơn nhiều..
Hồi đó, uống sữa của trường phát là hổng có đường nên mình không thích. Cứ đến giờ ra chơi là các học sinh xếp hàng đi rửa tay xong thì được phát bịch sữa và cái bánh mì ngồi ăn. Do sữa lạt nhách nên mình uống rất ít, hay lén đem đổ bỏ (bây giờ nhớ lại, tiếc thí mồ tổ).
Đặc biệt, buổi phát sữa và bánh mì của ngày đầu đến trường.chính tay bà Thiệu phát cho các em bé lớp 1 vàdĩ nhiên mình cũng đã được bà trao tặng món quà ấy...
Trong ký ức, mình chỉ nhớ hình ảnh bà bận áo dài màu vàng nhạt có hoa văn nho nhỏ màu xanh. tóc bà bới và đánh bồng cao giống như bức ảnh này, trên cổ của bà là chuỗi ngọc trai màu Ngà. Mìm cười, bà nhẹ nhàng quỳ xuống bên đám học sinh nhỏ xíu rồi cẩn thận trao bánh và sữa với lời dặn.Tụi con ăn bánh uống sữa để mạnh khỏe và học giỏi nha.
Vậy thôi... Mình chỉ có bi nhiêu ký ức về Bà...
Hôm nay, hay tin bà đã rời cõi hồng trần và an nghỉ mãi mãi...
Chợt nhớ chút ký ức xưa...
Và cũng lẩn thẩn đọc lại các dòng thông tin về bà... Người được mệnh danh là vị phu nhân hiền thục của một thời kỳ lịch sử của miền nam Việt Nam xưa...
Người ta nói rằng...
Khi nhắc hay kể về bà, ai ai cũng kính trọng vì chỉ khi chạm mắt, Ở Bà toát lên một vẻ đẹp thùy mị và nghiêm trang, thuở còn trẻ, bà vốn làm về ngành dược. Hơn hết gia đình bà vốn theo Đạo gốc, luôn yêu kính và tin Chúa nên bà sống rất thánh thiện và hiền thục. Bà chỉ xuất hiện trong các dự án về giáo dục và y tế, giúp đỡ phụ nữ học và làm nghề chứ không tham gia hay hô hào gì về chánh trị chánh em gì ráo.
Có lẽ vì thế nên bà chọn cuộc sống rất thầm lặng, không so đo hay lên kể lại quá khứ huy hoàng hoặc chửi bới tiếc nuối một thời đã xa. Có lẽ bà cũng thấm hiểu đỉnh và vực, ánh sáng và bóng tối của cuộc sống, nên khi thế thời thay đổi, bà vẫn yên lành sống cho gia đình và đợi ngày trở về cùng Chúa
Dear Phu nhân Mai Anh.
Hôm nay biết tin bà đã đi xa..
Cũng như tại Sài Gòn 4 tháng qua, có nhiều người ra đi bởi Đại dịch lắm bà ạ...
Hy vọng bà sẽ gặp mọi người trong nước Chúa
Amen..
Ps: Cảm ơn 1 thoáng ngày xưa trở lại trong tim khi con hay tin và nhớ về Bà
các bức Hình tư liệu ghi lại lúc Bà Mai Anh tham dự lễ khánh thành bệnh viện Vì dân) nay là bệnh viện Thống Nhất) và Thư viện trường Quốc gia Nghĩa tử.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |