Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#196 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/10/2020 - 20:00

Danh sách các rạp chiếu bóng của Saigon xưa trước những năm 1975 – Phần 3

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ Saigon trên trục đường Trần Hưng Đạo và Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Đạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về phía ChoLon sẽ bắt gặp rất nhiều rạp chiếu bóng. Vì những rạp này nằm giữa khu Cho Lon và Saigon nên chiếu cả phim Tây lẫn phim Tàu.
Kha Lạc – 200 Nguyễn Tri Phương, quận 10

Rạp Kha Lạc có thể là rạp được ít người biết đến nhất khi rạp bi đập bỏ rất sớn vào những năm thập niên 60 để chuyển sang công năng làm nhà ở. Rạp ở đây chỉ chuyên chiếu phim Tàu.
Rạp Palace – 890 Trần Hưng Đạo B, quận 5

Rạp Palace ban đầu chỉ chuyên chiếu phim các bộ phim Pháp và Mỹ. Sau này để khai thác nhiều khách người Hoa hơn thì Rạp chuyển qua chiều phim quyền cước của Hong Kong cũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1967. Rạp PALACE. Ảnh Bill Mullin
“Johnny Yuma” là một tác phẩm miền Tây nước Ý được trình chiếu bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh!
Rạp Lido – Trần Hưng Đạo B, quận 5

Rạp Lido có một lịch sử khá là ly kỳ. Nằm trong vùng ChoLon cạnh Đại Thế Giới cũ(sòng bạc) chuyên để chiếu phim Âu Mỹ trong các khi các rạp chung quanh chỉ chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho người Mỹ muốn làm khu cư trú và câu lạc bộ. Sau 1975, Rạp hoạt động chiếu phim trở lại và gần đây rạp đã bị đập phá để nhường chỗ cho một công trình cao tầng khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ảnh trái 1970, ảnh phải 1971 – Rạp Lido bên cạnh khách sạn Capitol và Đại Thế Giới Q5. Phía trên là ngã tư Ngô Quyền – Đồng Khánh
Rạp Hào Huê – Đường Nguyễn Hoàng (Nay là Trần Phú)

Rạp Hào Huê tọa lạc ngay con đường Nguyễn Hoàng – nay là đường Trần Phú. Sau 1975, Rạp chuyển thành Nhà Hát Nhân Dân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rạp Hào Huê trên đường Nguyễn Hoàng ngay vị trí mũi tên chỉ vào
Rạp Lệ Thanh A – 25 Phan Phú Tiên, quận 5

Rạp khá sang trọng. Chuyên chiếu phim tình cảm Đài Loan mới nhập vào Sài Gòn. Trong đó, phim kinh điển Mùa thu lá bay thu hút đông đảo khán giả.
Rạp Lệ Thanh A hiện nay là địa điểm tập trung của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Trung tâm năng khiếu múa Lệ Thanh, đoàn kịch TPHCM, câu lạc bộ khiêu vũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1970 – Street scene – Rạp Lệ Thanh trong Chợ Lớn – Photo by Brad
Rạp Tân Việt – 252 Trần Hưng Đạo B, quận 5

Rạp Palace ban đầu chỉ chuyên chiếu phim các bộ phim Pháp và Mỹ. Sau này để khai thác nhiều khách người Hoa hơn thì Rạp chuyển qua chiều phim quyền cước của Hong Kong cũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


SAIGON 1974 by Gerd Nielsen – Ngã ba Phan Phú Tiên-Đồng Khánh. Bên phải là Nhà hàng BÁT ĐẠT, Rạp TÂN VIỆT. Trong bức hình có chiếc xe hơi Made in VietNam La Dalat được sơn màu đỏ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Lớn 1970 – đường Đồng Khánh (nhìn từ ngã ba Phan Phú Tiên-Đồng Khánh) – Bên phải là nhà hàng Bát Đạt, rạp Tân Việt, quẹo trái là rạp Lệ Thanh.
Rạp Hoàng Cung – Triệu Quang Phục

Mang tiếng sang trọng là Rạp Hoàng Cung nhưng rạp nay chiếu phim thuộc hạng bét nhất với các bộ phim kiếm hiệp cũ mèm chả ai thèm coi.
Rạp Samtor – 153, 161 Lương Nhữ Học, quận 5

Còn rạp mạt hạng Samtor trên đường Triệu Quang Phục chuyên chiếu phim kiếm hiệp “nát nước” tệ hơn. Đã đập trước 75 và cho xây dựng cao ốc Sao Mai.
Rạp Đại Quang – 63, 65 Châu Văn Liêm

Chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới rất mắc nên được xem phim ở đây cũng phải chịu chi lắm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cholon 1967 – Đường Tổng Đốc Phương, bên phải là rạp Đại Quang
Rạp Victory Lê Ngọc – 102 Châu Văn Liêm, quận 5

Cùng với rạp Đại Quang. Rạp Lê Ngọc chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới mắc mỏ nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 1973, rạp Lê Ngọc chiếu ra mắt phim Đường Sơn đại huynh với ngôi sao Lý Tiểu Long đóng vai chính. Khán giả ùn ùn tới rạp, mua vé xem từng suất phim trình diễn võ nghệ Lý Tiểu Long. Kế tiếp, rạp Lê Ngọc công chiếu các phim Tinh võ môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu, Trò chơi sinh tử đều do Lý Tiểu Long thủ diễn vai chính. Phim nào cũng gây tiếng vang lớn. Ăn khách mạnh. Lý Tiểu Long trở thành hiện tượng điện ảnh trong lòng người hâm mộ Sài Gòn – Chợ Lớn.
Rạp Victory Lê Ngọc sau 1975 đổi tên là rạp Toàn Thắng và tiếp tục chiếu phim. Hiện nay đã bị đập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

View đối diện khách sạn Canberra Sài Gòn 1968 – Đường Tổng Đốc Phương, rạp Victory LÊ NGỌC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1966 by Jon W. Madzelan – Góc Trần Hưng Đạo-Nguyễn Cư Trinh
Bìa trái là Khách sạn Metropole. Trên đường Nguyễn Cư Trinh là Rạp Victory Lê Ngọc. Hình chụp từ Bệnh Viện Hải quân Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon, c.1969 – Rạp Victory Lê Ngọc sau buổi chiếu phim – Photo by Brad
Rạp Phi Long – 59, 61 Xóm Củi, quận 8

Khu vực Xóm Củi có rạp Phi Long thuộc loại bình dân học vụ chuyên chiếu phim đánh kiếm, ca múa, phép thuật Ấn Độ. Tuy nhiên tôi thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe gắn 2 tấm paneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ program đủ màu xanh đỏ trắng vàng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Phi Long nay là nhà sách Lý Thái Tổ thuộc công ty Fahasa.
Rạp Đô Thành – bên hông chợ Kim Biên

Khu vực cầu Ba Cẳng có rạp hát Đô Thành chuyên chiếu phim quyền cước mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Đô Thành trên đường Vạn Tượng, bên hông chợ Kim Biên – Xưa và Nay
Rạp Hồng Liên – 259 Hậu Giang, quận 6

Rạp ban đầu tên là rạp Tân Lạc, khoảng thập niên 60 đổi tên là Hồng Liên. Rạp Hồng Liên chuyên chiếu “nước ba, nước bốn” phim quyền cước Hong Kong. Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng Việt. Đặc biệt của rạp này là rất nhiều con nít được người lớn dắt theo
Rạp Tân Bình – 146 Minh Phụng, quận 6

Rạp Tân Bình chuyên chiếu phim Ấn Độ nói tiếng Việt, có nam nữ tài tử xinh đẹp. Nam tài tử đánh kiếm, hóa phép như thần, nữ tài tử vừa múa vừa hát bằng giọng của nữ nghệ sĩ sầu não Út Bạch Lan.
Mỗi khi rạp Tân Bình có phim Ấn Độ mới như “Sữa rừng thay sữa mẹ”, “Tarzan về thành” vừa có ca vũ nhạc Ấn Độ, lại có nữ tài tử Ấn Độ hát 6 câu vọng cổ bằng giọng Út Bạch Lan. Phải ghi nhận sáng kiến của công ty chuyển âm Mỹ Phương.
Rạp Tân Bình sau này đổi tên thành rạp Cây Gõ chuyên diễn cải lương. Khi thời cực thịnh của cải lương đã qua và đi vào thoái trào, rạp chuyển đổi công năng và hiện nay là nhà sách Cây Gõ thuộc công ty Fahasa.
Rạp Hương Bình – Bình Tiên

Rạp Hương Bình chỉ chiếu những bộ phim thuộc hạng bét hoặc phim cũ thể loại phim quyền cước Hồng Kông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1967-69 by Dave Teer -Rạp Hương Bình
Rạp Quốc Thái – 1557 Ba Tháng Hai, quận 11

Quận 11 có rạp hát bình dân Quốc Thái chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ cũ sau các rạp lớn. Rạp Quốc Thái hiện nay đã bị đập bỏ.

Thanked by 1 Member:

#197 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/10/2020 - 20:10

Danh sách các rạp chiếu bóng của Saigon xưa trước những năm 1975 – Phần cuối

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua 3 phần danh sách các rạp chiếu bóng của Saigon xưa được rất nhiều khán giả mến mộ ban biên tập xin được gửi đến quý độc giả phần 4 cũng như là phần cuối của Bộ sưu tập này. Ở Phần này các rạp đa số sẽ nằm ở khu vực Gia Định.
Rạp Văn Cầm – 222, 224 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận

Qua khỏi Tân Định trên đường Võ Di Nguy nay được đổi tên thành đường Phan Đình Phùng hướng về phía Gò Vấp, phía bên tay phải là Rạp Văn Cầm nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận. Là một rạp có quy mô nhỏ so với các rạp khác nên đầu năm 1970 rạp có sửa chữa nâng cấp thành rạp có máy lạnh để cạnh tranh với các rạp lớn hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Văn Cầm Phú Nhuận – nay là VietinBank Phú Nhuận. Ảnh Manh Hai Flickr
Rạp Cẩm Vân – 287 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận

Từ rạp Văn Cầm đi thêm một chút về bên tay trái gần Ngã Ba Nguyễn Minh Chiếu nay được đổi tên thành Nguyễn Trọng Tuyển có rạp tên là Văn Cẩm. Sau sự kiện 1975, rạp đã ngưng hoạt động và nay trở thành cơ sở của trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Cẩm Vân hiện nay là chi nhánh của trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại.
Rạp Cao Đồng Hưng – 475 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh

Xuôi theo hướng về Gia Định dọc đường Chi Lăng (nay là đường Phan Đăng Lưu) tới Lăng Ông gần sát bên chợ Bà Chiểu có Rạp Cao Đồng Hưng. Sau năm 1975, Rạp được đổi tên thành rạp Gia Định và nay chuyển sang nhà sách Thiếu Nhi thuộc công ty Fahasha.
Rạp Cao Đồng Hưng nằm trên đường Bạch Đằng nối liền với cuối đường Chi Lăng (đến ngã tư Bùi Hữu Nghĩa Gia Định) đoạn qua chợ Bà Chiểu hướng từ Chi Lăng về Hàng Sanh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1969 by Glenn N. Holliman – Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, Gia Định, gần chợ Bà Chiểu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1965 by Ken Kraft – Rạp cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1967 – Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu
Rạp Đại Đồng (Gia Định)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Đại Đồng (Gia Định) ngày nay. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Lạc Xuân – 220 Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp

Rạp Lạc Xuân nằm trên con đường Gia Long nay đổi tên thành Đường Nguyễn Văn Nghi. Rạp này chỉ có chiếu phim cũ và cái projecteur chắc của người Tây để lại nên phim chiếu có chất lượng rất thấp cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.
Rạp Đông Nhì – 524, 526 Lê Quang Định, quận Gò Vấp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Đông Nhì ngày nay là 1 shop thời trang. Ảnh: Hòn Ngọc Viễn Đông
Rạp Đại Lợi – 91b2 Phạm Văn Hai, quận Tân Bình

Rạp Đại Lợi nằm trên trục đường Thoại Ngọc Hầu nay được đổi tên là Đường Phạm Văn Hai ngay sát chợ Ông Tạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Đại Lợi hiện nay là trung tâm mua sắm giải trí Unique
Rạp Tân Mỹ – 2/3 Trần Xuân Soạn, quận 7

Chiếu phim một thời gian rồi chuyển qua diễn cải lương. Sau trở thành cơ sở của một xí nghiệp đông lạnh. Hiện nay đã bị đập và bỏ hoang thời gian dài.
Nam Việt – Tôn Thất Đạm, Chợ Cũ. “The Bravados” (1958).

Vì không có được những hình ảnh quý giá của Rạp, Thời Xưa xin phép mời bạn xem lại những hình ảnh về con đường Tôn Tất Đạm ngày xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tờ quảng cáo của Rạp Nam Việt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Saigon Street Scene 1969 – Đường Tôn Thất Đạm, rạp Nam Việt ở phía bên phải hình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


SAIGON 1974 – Ham Nghi Blvd – ngã tư Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm. Trong hình có chiếc La Dalat do Việt Nam sản xuất
Rạp Nguyễn Huệ – trên đường Nguyễn Huệ

Rạp này đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là cơ sở U.S.O… Hiện Thời Xưa không có hình ảnh của Rạp nên mời quý độc giả xem lại những hình ảnh trên trục đường Nguyễn Huệ trước 1975

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bức ảnh được chụp gần đến ngày Giáng Sinh và Tết “Tây”, hồi đó cận ngày lễ Giáng Sinh, đoạn đường này ,cây thông và đồ trang trí cho ngày lễ được bày bán rất nhiều và nhộn nhịp không kém chợ hoa Tết Nguyên Đán.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Nguyễn Huệ

Thanked by 3 Members:

#198 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/10/2020 - 21:12

NẠN LỤT MIỀN TRUNG NĂM THÌN 1964
Lâm Nguyễn
Bình luận của anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"lòng trắc ẩn trước các mối thương tâm người dân dành cho nhau là truyền thống ngàn năm của người Việt thể hiện qua nhiều hoạt động cứu trợ ... việc đó là tự nguyện. Nhưng với một chính phủ phải là một bổn phận và trách nhiệm hàng đầu.
Năm 1964, lụt rất lớn ở Qủang Nam, nhiều nhà chỉ còn một hai người ngồi trên nóc nhà chờ chết. Hàng trăm chuyến bay trực thăng được chính phủ miền Nam thời đó điều tới cứu dân mà đa số là trẻ em. Các em phần lớn cha mẹ ko còn do chống chọi kiệt sức và bị lũ cuốn trôi. Họ chở các em ra Huế và xây ngay một Cô nhi viện. Nhiều bạn học của anh người Quảng sống trong cô nhi viện này cho tới 1975. Các em được nuôi ăn học, sách vở cho tới trưởng thành.
Cô nhi viện này nằm trên đường Thái Phiên, Tây Lộc Huế. Nay người ta lấy làm trường học”.

Dưới đây là link phóng sự cơn lũ năm Thìn 1964:

Chính phủ VNCH cứu trợ trận lụt lịch sử miền trung năm 1964






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trận lụt năm giáp thìn 1964 từ quảng trị đến phú yên chết và mất tích hơn 6000 người. Chính phủ VNCH tổ chức cứu trợ rất nhiều, nhưng hầu hết hàng cứu trợ bị bọn mặt trận giải phóng miền nam tổ chức đánh chặn các đoàn xe và cướp hết.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Năm đó tôi được 13,14 tuổi. Dân Quảng Nam, Quảng Tín bị nặng, nhất là Quế Sơn (vùng Cà Tang) Sau trận lụt dân Gò Nổi bỏ vô Nam, khu Bảy Hiền .Đà Nẵng nguyên từ cổ viện Chàm xuống tới Thái Phiên bi ngập, từ ngã 4 Độc Lập - Hàm Nghi tới trường Sao Mai ngập tới cằm.Đi lại bằng ghe, ca nô Máy bay trực thăng của Mỹ ngoài hạm đội cứu người ta đem lại đầy sân Chi Lăng. Đã vậy VC tuyên truyền là máy bay trực thăng Mỹ làm sập nhà, làm chết người, lợi dụng thời cơ đi cứu trợ để lùng du kích, nên bi bắn lên.Tôi ngồi trên lầu (tầng trệt ngập hết) thấy trực thăng Mỹ bay rất thấp, thấy người ngồi bên hông vẫy tay. Sau này bà con ở quê đổ ra mới biết được tình hình thê thảm như thế. Nhớ đời vì mấy ngày đợi nước rút, cơm với nước mắm. Hồi đó thủ tướng Trần văn Hương đứng ra kêu gọi đồng bào giúp đỡ, hình như ông có bay thị sát vùng lụt, vậy mà trước đó dân Đà Nẵng biểu tình chống ổng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nguồn: Nguyễn Tiến bình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#199 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/11/2020 - 19:14

Chiếc đồng hồ Patek Philippe 2523, bảng giờ thế giới có ghi tên SAIGON được Thụy Sĩ sản xuất 1953...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#200 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/11/2020 - 18:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luôn luôn nhớ ơn Thầy Cô
Tuần báo Thiếu Nhi
Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng Trương (Ông Khai Trí)
Chủ biên: Nhật Tiến (nhà văn)

Thanked by 4 Members:

#201 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2415 Bài viết:
  • 4721 thanks

Gửi vào 07/12/2020 - 21:43

CẦU ÔNG LÃNH

"Người dân Sài Gòn có câu vè: “Chợ không đàn bà là chợ Cầu Ông Lãnh.

Chợ mang tên đàn ông
Chợ Cầu Ông Lãnh vốn nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.H.C.M, được xây cất năm 1929. Chợ chuyên bán những loại trái cây tươi như cam, bưởi, quýt, dừa, dưa hấu, ổi, xoài và các thứ rau sống. Hàng được các ghe thuyền từ lục tỉnh chở lên đổ cho các chủ vựa ở chợ.


Chủ vựa bán sỉ hàng lại cho dân buôn bán ở các chợ nhỏ trong phố về bán lại. Chợ họp suốt ngày đêm nhưng từ nửa đêm tới sáng là đông và nhộn nhịp nhất. Cạnh chợ Cầu Ông Lãnh còn có một ngôi chợ nhỏ gọi là chợ Cầu Muối, chuyên bán cá tươi, tôm, cua… cũng do các ghe chài mang lên. Tuy nhiên, người ta vẫn hay gọi chung khu này là chợ Cầu Ông Lãnh, vì hai ngôi chợ sát nhau, cùng gần một nơi có cây cầu mang tên Ông Lãnh. Lý do có cái tên này vì nơi đây có con rạch (nói là rạch chứ khi trước ghe thuyền đi lại ra cửa sông lớn rất rộng). Từ cuối đường Nguyễn Thái Học khi muốn qua bến Vân Đồn, khu Khánh Hội, Q.4, người ta phải dùng ghe mới sang được. Lúc đó có một ông Lãnh hảo ý đã bỏ tiền ra làm một cây cầu gỗ để dân chúng đi lại cho thuận tiện. Sau này, đến năm 1929, người Pháp cho xây dựng lại cây cầu bằng xi măng dài 120 m, do một hãng làm cầu của Pháp thiết kế. Đến nay, cây cầu đã gần một thế kỷ nên bị hư hỏng và đã được xây dựng lại.Nhiều người thắc mắc: Ông lãnh ở đây là ông lãnh binh hay lãnh sự? Vì ở gần rạch này phía Chợ Lớn cũng có dinh của một viên lãnh sự VN là ông Nguyễn Thành Ý ở. Phải chăng cây cầu được dựng lên do một nhân vật tên tuổi tại địa phương nên người ta gọi là Cầu Ông Lãnh? Hay ông lãnh sự Thành Ý lúc đó cũng có hảo tâm đã góp tiền dựng nên cầu này cho dân chúng đi?

Cuối cùng, giả thuyết thứ hai nói tiền xây dựng cây cầu này là do một lãnh binh bỏ tiền ra nên người địa phương nhớ công ơn đặt cho tên cầu là cầu “Ông Lãnh” là thuyết phục hơn cả. Nhưng tên thật của “Cầu Ông Lãnh” này là gì thì không có sách báo nào từ xưa tới nay ghi lại. Người viết bài này phải tìm tới đình Nhơn Hòa, Q.1 thăm hỏi thì vị trụ trì cao niên ở đây cho biết: “Đình Nhơn Hòa đã được xây dựng hơn 150 năm, vào khoảng thế kỷ 19 và đã được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1852). Đình được xây dựng theo lối kiến trúc xưa, có chính diện, võ ca, nhà túc mang sắc thái của một ngôi đình làng cổ đang thờ ba vị thần: Thành hoàng bổn cảnh (thần làng), thần Trần Triều hiển thánh, tức Linh vị đức Trần Hưng Đạo và thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (một vị tướng của triều Nguyễn, trấn giữ đồn Thủ Thiêm – Cây Mai, chống lại quân Pháp khi chúng tấn công thành Gia Định)… Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký có viết: “Chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh gần đó cho bắc qua, chắc là ông lãnh Binh Thăng này chứ không phải ai khác”.

Vậy, ông lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng có lẽ chính là nhân vật đã được người dân đặt tên cho cây cầu cùng ngôi chợ cũ nổi tiếng và được thờ trang trọng ở đình Nhơn Hòa để ghi ơn. Hiện nay tên ông Lãnh Binh Thăng còn được đặt cho một con đường ở Q.11, TP.H.C.M."


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cầu Ông Lãnh (ảnh năm 1955) - Photo by Raymond Cauchetier

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gian hàng bán dừa
Marchand de Coco.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường chạy dọc kênh Tàu Hủ (đường dưới)
Route Basse de Cholon (Cau Ong Lanh)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khu bán đồ đất nung (ảnh năm 1950)
Entassement d'ustensiles divers au marché de Saigon en 1950.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Krishamodini: 07/12/2020 - 21:54


Thanked by 4 Members:

#202 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3281 Bài viết:
  • 7727 thanks

Gửi vào 22/12/2020 - 17:15

“Nhất Dương Chỉ, Nhị Thiên Đường...”

10:16 | Chủ nhật, 20/12/2020 0
Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn. Ngày nay nhà thuốc Nhị Thiên Đường không còn mà tên chỉ còn được nhớ đến qua cây cầu Nhị Thiên Đường ở quận 8.

Các cuốn sách Nhị Thiên Đường - Vệ sanh chỉ nam in hàng năm từ 1920 đến 1939, do nhà in Imprimerie Nguyễn Văn Của, 13 rue Lucien Mossard, Saigon được chủ nhân nhà thuốc Nhị Thiên Đường nhờ in cho ta nhiều thông tin về chủ nhân và hoạt động của nhà thuốc này. Sách Vệ sanh chỉ nam được phát không cho mọi người từ thành thị đến nông thôn và rất được ưa chuộng ở các bến xe lục tỉnh. Bài này dựa vào một số các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam may thay còn giữ lại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông chủ nhân Vi Thiều Bá là người quen biết khá nhiều các nhà văn, nhà báo ở Sài Gòn và Chợ Lớn như các ông Nguyễn Kim Đính (chủ nhiệm Đông Pháp Thời Báo), Lê Hoằng Mưu (tác giả Hà Hương Phong nguyệt, Oan kia theo mãi), Nguyễn Chánh Sắt (chủ bút Nông Cổ Mín Đàm và tác giả nhiều tiểu thuyết như Nghĩa hiệp kỳ duyên, Tài mạng tương đố, Gái trả thù cha, Lòng người nham hiểm), Hồ Biểu Chánh (tác giả Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời...).
Ngay trong các sách Vệ sanh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng in các truyện đã xuất bản trên các nhật báo hay đã in thành sách trước đó, cho khách mua thuốc hay người vãng lai xem vì tiểu thuyết lúc bấy giờ rất thịnh hành, như truyện của nhà văn Nguyễn Chánh Sắt Nghĩa hiệp kỳ duyên đăng lần đầu trên báo Nông Cổ Mín Đàm, rồi được nhà thuốc Nhị Thiên Đường in cho khách hàng.
Tờ Đông Pháp Thời Báo (1.7.1925) cũng đăng thông tin nhà văn Hồ Biểu Chánh cho phép in tiểu thuyết Tình mộng trong sách Vệ sanh chỉ nam (1925), xen kẽ với các toa thuốc. Đây là hình thức quảng cáo thuốc rất sáng tạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong sách Nhị Thiên Đường (1931) dày 336 trang, hai trang đầu có in hai bằng khen do Hoàng đế An Nam và vua Cam Bốt tặng ông Vi Thiều Bá (tự Vi Khai) chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn và Nam Vang. Ảnh phải: lương y Vi Tế Sanh, người bào chế các thuốc và sáng lập Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông (trên đường Đại Tân), nội tổ của ông Vi Thiều Bá.

Nhà in Imprimerie de l’Union, sau này là nhà in Nguyễn Văn Của (13 rue L. Mossard, Nguyễn Du ngày nay) có in các sách truyện mà tiệm Nhị Thiên Đường ở 47 rue de Canton cho in để quảng cáo thuốc.
Ngoài ra còn có một tiệm nhánh của Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là số 38 rue de Canton, gần đối diện trụ sở số 47.
Theo cuốn Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn là tiệm nhánh của tiệm thuốc Nhị Thiên Đường ở Quảng Đông, thành lập ngót 100 năm (từ năm 1925) qua ba đời. Người đầu tiên là ông Vi Tế Sanh đã qua Nam kỳ nên biết phong thổ vùng nhiệt đới, khi về lại Quảng Đông, ông lập ra nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Đến năm 1938 thì nhà thuốc Nhị Thiên Đường đã có các tiệm ở Quảng Đông, Hương Cảng, Thượng Hải, Bangkok, Singapore, Java, Nam Vang, Hà Nội và Chợ Lớn. Dầu Nhị Thiên Đường cũng được biết tiếng ở các nơi này, hơn xa loại dầu Tiger Balm xuất xứ Miến Điện và Singapore. Ngày nay thì dầu Tiger Balm nổi tiếng ở Đông Nam Á nhưng dầu Nhị Thiên Đường đã biến mất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường 47 rue de Canton (Vệ sanh chỉ nam, 1929).

Nội dung trong sách Vệ sanh chỉ nam của Nhị Thiên Đường Đại Dược Phòng có hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, chữa các thứ bệnh và truyện vui hay tiểu thuyết giải buồn. Lời tựa Vệ sanh chỉ nam có các ông Nguyễn Kim Đính, chủ nhiệm (tổng lý) tờ Đông Pháp Thời Báo, đại biểu Hội đồng thành phố Saigon, ông Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn Tử Thức. Ông Sắt có viết như sau:
... Nhà thuốc Nhị-Thiên-Đường là một nhà thuốc rất to tác trong dược-giới bên cỏi Á-Đông nầy, thuốc chế đã tinh-anh mà giá bán lại rẻ, danh tiếng vang lừng khắp trong hoàn-võ; đối với văn minh xã hội trong thế kỷ hai mươi nầy thì cái công lao cũng chẳng nhỏ.
Nay ông chủ tiệm Nhị-Thiên -Đường chẳng nài hao tốn mà in ra quyển Vệ Sanh Chỉ Nam nầy thì tiện lợi cho xã hội là dường nào; người chưa bịnh thì biết chổ mà dự phòng, kẻ có bịnh lại biết thuốc hay mà điều trị...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường năm 2020, 47 Triệu Quang Phục, quận 5 (ảnh của tác giả).

Ông Nguyễn Kim Đính cho biết đầu năm 1925 ông đánh ăn trộm rồi bị người nhà đánh lầm vào lưng bất tỉnh nhân sự, ông đã uống thuốc Tây đủ loại nhưng không giảm được đau, đi đứng hay nằm không yên. Ông Vi Thiều Bá nghe tin đến thăm, cho người về tiệm lấy 4 viên “Vi-Tế-Sanh Trật Đã Hườn” nói với ông Đính là uống 4 viên sẽ hết. Ông Đính ngâm 4 viên thuốc với nửa chai rượu cognac, rồi lớp thoa lớp uống, đau giảm và đi đứng lần mạnh mẽ như xưa.
Phần quảng cáo trong sách, có đăng nhiều thơ cảm tạ từ khắp lục tỉnh (Gia Định, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cái Bè...) ngay cả Trung kỳ, Bắc kỳ, Cam Bốt và từ Lào gởi về nhà thuốc. Ông Trần Quan Tịnh, soạn giả gánh cải lương Sĩ Đồng Ban cũng có viết thơ năm 1923 cám ơn và khen tặng sự hiệu nghiệm của các liều thuốc mà ông đã dùng khi lưu diễn ở lục tỉnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Vi Thiều Bá.

Nhà văn Lê Hoằng Mưu cũng có viết thơ cho ông chủ tiệm thuốc Nhị Thiên Đường khen cuốn Vệ sanh chỉ nam và thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường tốt, có kết quả so với các loại thuốc của các đông y khác, không nguồn gốc, bán dạo ở nhiều tỉnh thành. Sau đây là một trong các căn bịnh và loại thuốc trong sách Vệ sanh chỉ nam trị được:
Hoàng-hậu bảo dưỡng hoàn
Thứ thuốc hườn nầy vãn là thuốc của trào nhà Minh Châu-Thái-Tổ ngự chế; Ngài dùng những tran phẩm dược liệu mà chế ra, để trong cung dùng; nên mới gọi là Hoàng-hậu bảo dưỡng huờn.
Ông Y-học-sĩ Vi-tế-Sanh của Bổn-đường tìm được phương thuốc rất quí nầy, nên người phải bổn thân chịu nhọc, đi tìm cho được các thượng hạng dược liệu, rồi cứ tuân theo phép chế luyện ra để mà cứu chúng giúp đời, cho khỏi phụ lòng của chư tôn huệ cố bấy nay...

Ít biết hơn là nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có làm xà bông. Khác với xà bông thường, “xà bông vệ sanh” trị được vi trùng, tắm rửa giặt đồ hay rửa mặt sẽ trị được mụn độc, ghẻ lở.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tranh minh họa thông báo thưởng 500 đồng cho ai bắt kẻ gian giả mạo thuốc Nhị Thiên Đường (trái) và dầu Nhị Thiên Đường (phải).

Sách Vệ sanh chỉ nam cũng cho ta biết thuốc của nhà thuốc Nhị Thiên Đường vì tiếng tăm hiệu nghiệm đã bị nhiều người làm giả mạo. Tiệm thuốc Nhị Thiên Đường kêu gọi mọi người phòng hờ thuốc giả khi mua và nên coi kỹ nhãn hiệu có hình ông Phật Mập là nhãn hiệu cầu chứng của Nhị Thiên Đường.
Tiệm Nhị Thiên Đường còn rao thưởng 500 đồng (khoảng 200 triệu ngày nay) cho ai bắt kẻ giả mạo thuốc.
Theo lời đăng của ông Nguyễn Thiện Ý trong Vệ sanh chỉ nam (1925) thì tờ Lục Tỉnh Tân Văn (7.7.1930), Opinion (3.7.1930) và tờ Dân Quốc Nhựt Báo (11.7.1930) có đăng bản án của tòa xử vụ ông Vi Khai (Vi Thiều Bá) kiện ông Trương Xuyên chủ tiệm Nhị Ngươn Đường (hay Nhị Thái Đường) vào năm 1928. Tòa xét là chữ Thái giống chữ Thiên và ve hộp cũng có ông Phật giống như dầu Nhị Thiên Đường nên tuyên ông Trương Xuyên phải bồi thường cho ông Vi Khai 10.000 đồng thiệt hại.
Bắt đầu từ thập niên 1950, thuốc bắc nói chung không còn phổ thông như trước và tiệm thuốc Nhị Thiên Đường chỉ được biết nhiều qua dầu Nhị Thiên Đường. Nay thì tòa nhà 47 Triệu Quang Phục với dáng dấp hiệu thuốc từng nổi tiếng khắp Nam Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung vẫn còn đó, nhưng hồn xưa giờ ở đâu?
Nguyễn Đức Hiệp








bài viết liên quan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 22/12/2020 - 17:18


Thanked by 4 Members:

#203 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/03/2021 - 20:59

Diễn viên Kiều Chinh nhận giải Thành tựu trọn đời của AWFF

Tiểu Vũ | 16/03/2021, 16:44


Nữ minh tinh miền Nam trước 1975 Kiều Chinh vừa được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời" do Liên hoan phim quốc tế châu Á trao tặng tại Mỹ.

Ngày 15.3 (theo giờ Mỹ), nữ diễn viên Kiều Chinh - một biểu tượng của điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975 được vinh danh với giải thưởng Thành tựu trọn đời - Báo Tuyết (Snow Leopard tại Liên hoan phim quốc tế châu Á - Asian World Film Festival (AWFF)).
Giải thưởng được tổ chức và điều hành bởi Aitysh USA - một tổ chức phi lợi nhuận từ thiện quốc tế.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên lễ trao giải đã diễn ra với hình thức trực tuyến, nhiều người dự lễ qua truyền hình. Có mặt trực tiếp tại buổi lễ, nữ diễn viên Kiều Chinh nhận giải và phát biểu rằng bà cảm thấy rất vinh dự khi được nhận giải thưởng danh giá này.
Trong phát biểu tại buổi lễ, diễn viên Kiều Chinh nói: “Tôi vinh dự và khiêm tốn khi nhận được giải thưởng danh giá này”.
Liên hoan phim thế giới châu Á (AWFF) mang đến Los Angeles một số phim thuộc những tác phẩm hay nhất của châu Á để thu hút sự công nhận về tài năng của nghệ sĩ châu Á và tăng cường mối quan hệ giữa ngành công nghiệp điện ảnh châu Á với Hollywood.
Giải thưởng Thành tựu trọn đời - Báo tuyết (Snow Leopard) của chúng tôi luôn nghiêng về nhân cách đằng sau tài năng. Kiều Chinh đại diện cho cả hai yếu tố đó. Tài năng và nhân cách của bà làm “tan nát” màn ảnh! Các phim tranh giải năm nay, như hằng năm, phản ánh sự sống động của điện ảnh châu Á, là tinh thần thực sự những gì chúng ta đang hướng tới: rộng mở cánh cửa đến với điện ảnh thế giới của châu Á.Georges N.Chamchoum - Giám đốc điều hành AWFF
Nữ diễn viên Kiều Chinh sinh năm 1937 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954, hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh và sau đó trở thành ngôi sao của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Bà cũng tham gia đóng phim cho Hollywood và một số phim của các nước châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Singapore.
Kiều Chinh nổi tiếng sau khi đóng vai chính trong bộ phim Hồi chuông Thiên Mụ (1957). Sau đó tên tuổi của bà được khẳng định trong loạt phim tiếp theo như Mưa rừng, Chuyện năm Dần, Người tình không chân dung, Bão tình, Chiếc bóng bên đường… Trong thập niên 1960, bà cũng xuất hiện trong các bộ phim của Mỹ như A Yank in Vietnam (1964) và Operation C.I.A. (1965).
Sau năm 1975 bà định cư cùng gia đình tại Mỹ và tiếp tục hoạt động điện ảnh. Kiều Chinh tham gia các bộ phim truyền hình và phim truyện như The Children of An Lac (1980), The Letter (1982), The Girl Who Spelled Freedom (1986), như Hamburger Hill (1987), Gleaming the Cube (1988), The Joy Luck Club (1993), Catfish in Black Bean Sauce (1999), What's Cooking (2000), Face (2002), Returning Lyly (2002)...
Năm 1996, Viện Khoa học và Nghệ thuật truyền hình Mỹ (Academy of Television Arts and Sciences) đã trao giải Emmy cho phim tài liệu Kieu Chinh: A Journey Home của đạo diễn Patrick Perez/KTTV. Năm 2003, tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế (Vietnamese International Film Festival), Kiều Chinh được trao giải thưởng Thành tựu suốt đời (Lifetime Achievement Award). Cũng trong năm 2003, tại Liên hoan phim phụ nữ (Women's Film Festival) ở Torino (Ý), Kiều Chinh được trao giải Diễn xuất đặc biệt (Special Acting Award).
Sau khi trở thành công dân Mỹ, Kiều Chinh từng về Việt Nam 2 lần. Năm 1995, bà về nước thăm anh trai và gặp gỡ hai nghệ sĩ đồng nghiệp là Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng. Năm 2016, bà về lần thứ 2 dự lễ cắt băng khánh thành ngôi trường thứ 50 của Quỹ từ thiện Vietnam Children's Fund - Quỹ trẻ em Việt Nam do Kiều Chinh và nhà báo Terry Anderson sáng lập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nữ diễn viên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#204 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/04/2021 - 20:41

Bài thơ của 'Nữ hoàng sân khấu' Thanh Nga và 4 giai phẩm đặc sắc

13/04/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ít ai biết, đoàn cải lương nổi tiếng Thanh Minh - Thanh Nga từng ra 4 tập giai phẩm khá đặc sắc, quy tụ nhiều cây bút Sài Gòn nổi tiếng và hiếm có vì chỉ lưu hành nội bộ cách nay hơn nửa thế kỷ.
Mỗi tập dày cả trăm trang. Chủ biên là Trần Đình Thuyên, tổ chức bài vở dưới quyền của bà bầu Thơ, trưởng đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Tập đầu tiên kỷ niệm năm thứ 14 sáng lập đoàn (29.5.1950 - 29.5.1964) và tập cuối kỷ niệm lần thứ 17 (29.5.1967).
Năm 1964, đang giữa giai đoạn có thể nói là cực thịnh nhất của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga sau 14 năm tồn tại, được coi là đoàn cải lương “sống dai nhứt” thời đó nên những người sáng lập quyết định ra tờ giai phẩm đầu tiên. Bốn cuốn giai phẩm liên tiếp ra từng năm.
Nhiều bài vở của những tên tuổi nổi tiếng

Dù hình thức không bắt mắt như tờ báo chuyên nghiệp, các giai phẩm này được nhiều cây bút gạo cội thời đó cộng tác bài vở như các nhà văn Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Ngọc Linh, Thanh Nam, Sĩ Trung, nhà báo Trần Tấn Quốc, các nhà thơ Kiên Giang, Mộng Tuyết…
Ngoài ra còn có bài viết của các soạn giả nổi tiếng như Năm Châu, Hà Triều, Hoàng Khâm, Nguyễn Phương. Các nghệ sĩ Hoàng Giang, Việt Hùng - Ngọc Nuôi, Hữu Phước cũng tham gia viết bài nói lên tâm sự, suy nghĩ về nghề nghiệp của mình. Trong số đó, bài Một ánh sao rơi của nhà văn kiêm soạn giả Ngọc Linh (tập 15) có giá trị tư liệu về nghệ sĩ Tư Út là kép chính của đoàn Phụng Hảo có tiếng một thời đã mất trên đường lưu diễn ở Nam Vang năm 1947 khi diễn cùng với nghệ sĩ Phùng Há.

Tập cuối, kỷ niệm năm thứ 17 công bố tư liệu quý là Nhựt ký của cố nghệ sĩ Năm Nghĩa, chồng của bà bầu Thơ và cha dượng của nghệ sĩ Thanh Nga do nhà báo Trần Tấn Quốc lưu giữ sau khi bầu Năm Nghĩa mất năm 1959. Đoạn trích thể hiện nỗi lo lắng của Năm Nghĩa trong hoàn cảnh lận đận của đoàn Thanh Minh lúc vừa lên hai, đang là trưởng đoàn ông thấy có trách nhiệm với gia đình và đoàn hát, khi còn cha mẹ, vợ yếu con thơ, hai con là dưỡng nữ Thanh Nga vừa mới lên mười, Bảo Quốc còn đang chập chững.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bài của tác giả Sĩ Trung

ẢNH: TƯ LIỆU CỦA PHẠM CÔNG LUẬN


Những bài viết như hồi ký Nhập cát sô (Trần Đình Thuyên, 16), Bàn về thành kiến xướng ca vô loại (Sơn Nam, 16), Nhật ký của Năm Nghĩa, Nhớ bà Bầu (Trần Tử Văn, tức Trần Tấn Quốc sao lục ở tập 16 và bài viết ở tập 17), Nghệ sĩ trong khám tối (Trần Đình Thuyên, 17), Nợ tằm (truyện ngắn Sĩ Trung, 17)… đều là những bài đặc sắc, có phát hiện mới, có thể đăng trên các giai phẩm đặc biệt của báo chí thời ấy.
Các bài viết về nghề sân khấu được chú trọng. Từ số 17 ra đời năm 1967, chủ trương của bà bầu Thơ là: “Chúng tôi muốn đưa nội dung tập giai phẩm lên một mức cao hơn mọi năm: phản ánh sinh hoạt của đoàn là phần phụ, nói lên những vấn đề liên quan đến sân khấu là phần chánh” (lời trưởng đoàn).



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bài Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga qua sự nhận xét của khán giả

ẢNH: TƯ LIỆU CỦA PHẠM CÔNG LUẬN


Do đó, có hàng loạt bài như: Đoàn hát của bà bầu Thơ tiêu biểu với sắc thái độc đáo: Tuồng xã hội của Phong Vân, Những cảm nghĩ của nghệ sĩ Út Trà Ôn của Phi Sơn, Nghệ sĩ và quần chúng (Thành Được ghi lại cuộc đối thoại giữa nghệ sĩ Năm Châu và Cẩm Thi), Tại sao Thành Được chiếm huy chương vàng giải Thanh Tâm (Cẩm Thi), Thanh Nga và vở tuồng Sân khấu về khuya (Phi Sơn)… trao đổi về các vấn đề học thuật sân khấu, như xuất phát cải lương từ đâu, cải lương khác ca kịch và thoại kịch thế nào, phân tích

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

diễn xuất của các nghệ sĩ nổi tiếng có thành tựu trong diễn xuất, về kỹ thuật thiết kế sân khấu.

Những vần thơ tâm tình về nghệ thuật của Thanh Nga

Vì sao giai phẩm này có thể thu hút nhiều cây bút lớn của Sài Gòn thời đó? Trước hết là từ tầm cỡ của đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, đứng đầu về tuồng xã hội với các vở diễn nổi tiếng như Mưa rừng, Nửa đời hương phấn, Sân khấu về khuya, Tấm lòng của biển... Quy tụ nhiều soạn giả tài danh như Tư Trang, Năm Châu, Duy Lân, Kiên Giang, Hà Triều - Hoa Phượng, Nguyễn Phương... và các nghệ sĩ hàng đầu như Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Thanh Nga, Thành Được, Út Bạch Lan, đoàn được ái mộ nhất nhì miền Nam, thường được chính phủ miền Nam đưa ra quốc tế diễn đại diện văn nghệ quốc gia. Bà bầu Thơ giỏi điều hành đoàn hát nên giới sân khấu gọi là “bầu của những ông bầu, bà bầu”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nghệ sĩ Thanh Nga

ẢNH: T.L


Điều thú vị, trong bộ này có vài bài thơ của ngôi sao sân khấu Thanh Nga. Lúc đó, cô hơn 20 tuổi, giọng thơ trong trẻo như thơ học trò. Bài thơ Bài ca 17 của cô trong giai phẩm thứ 4, kỷ niệm năm thứ 17 (1967):
Từng đêm rồi từng đêm
Điểm trang và trang điểm
Chuông reng rồi chuông reng

Diễn ca rồi ca diễn.
Ra sân khấu từ khi lên tám
Bấm đốt tay: mười bảy năm tròn
Lời khen chê nghe chừng nhiều lắm
Bao niềm vui là mấy u buồn!
Đường nghệ thuật thênh thang thăm thẳm
Bước đi hoài chưa thấy chồn chân
Mai này trên chặng đường mười tám
Tôi vẫn còn đi giữa thế nhân.
Đêm nay, rồi đêm mai
Điểm trang còn trang điểm
Không chỉ vì mình đây
Vì những người đối diện.
29.5.1967
Thanh Nga (trích Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm – Phan book xuất bản, 2021)
Phạm Công Luận



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bìa giai phẩm Thanh Minh - Thanh Nga kỷ niệm 14 năm sáng lập

ẢNH: TƯ LIỆU CỦA PHẠM CÔNG LUẬN





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ảnh chụp chủ nhân, soạn giả, nghệ sĩ, chuyên viên kỹ thuật và công nhân đoàn Thanh Minh - Thanh Nga nhân kỷ niệm 15 năm thành lập

ẢNH: TƯ LIỆU CỦA PHẠM CÔNG LUẬN


Sửa bởi tuphuongsg: 13/04/2021 - 20:40


Thanked by 4 Members:

#205 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/04/2021 - 20:13

Ký ức Saigon xưa
Tác giả: BS Trần Ngọc Quang

Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng ba năm 1983 đã sang bằng “Lăng Cha Cả”, có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai người ngọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine,...

Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên là Lê Lai tới nay, đường lấy tên của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan Thanh Giản và Frères Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : “nhờ vậy” mà sau khi tạnh mưa, dọc theo bức tường ngăn đường rầy và đường lộ những con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuya mới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.

Sau khi “chạy giặc” hồi 1945 vì máy bay đồng minh oanh tạc nhà ga và đường rầy xe lửa để chận tiếp tế cho quân Nhựt, gia đình tôi trở về sống tạm trước Nhà thờ “Huyện Sỹ” đường Frères Guillerault và năm sau rồi dọn trở về lại hẻm 176/11 đường Colonel Boudonnet.

Nhà thờ Huyện Sỹ xây cất năm 1905, ông là người giàu có vùng Gò Công, tên thật là Lê Phát Đạt và là Ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại.

Gần nhà thờ Huyện Sỹ có hai đường mang tên Frère nhưng nếu Frère Louis là để tưởng nhớ đến Thầy Louis Gaubert lập ra trường Tabert, đường Frères Guillerault (có chữ “S” sau Frères) là để tưởng nhớ đến hai anh em Roland và Léon Guillerault sinh trưởng tại Sài Gòn và tử trận trong Đệ Nhứt Thế Chiến bên Pháp.

Trong lúc “tản cư” tôi đi học lớp chót trường làng tại quận Hóc Môn và vì một sự tình cờ mà Ba tôi ghi cho tôi học tiếp miển phí lớp “Douzième” trường Chasseloup-Laubat, thay vì Petrus Ký như Ba tôi.

”Trường Chasseloup” xây cất trong ba năm nơi rạp hát bội của Tả Quân Lê Văn Duyệt, lúc đầu mang tên Collège Indigène de Saigon, nhưng khi khánh thành năm 1877 thì đổi lại là Collège Chasseloup-Laubat và từ 1928 trở thành Lycée có nghĩa là luyện thi đến lớp Tú Tài, mang tên của Hầu Tước Justin De Chasseloup Laubat, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa dưới thời Napoléon III, người quyết tâm chiếm và giữ Nam Kỳ. Hồi 1946 quân đội Pháp mới trở lại Việt Nam nên ít có gia đình và trẻ con Pháp sống tại Sài Gòn nên dư giáo viên mà thiếu học trò ! Lớp 12è niên khoá 1946-1947 trai và gái học chung tại Collège Calmette gần đó, sau đó vài năm trường nầy đổi tên là Lycée Marie Curie cho đến ngày nay. Tôi còn nhớ lúc ra về tôi chạy nhanh ra cổng, không phải để tìm Ba tôi, thường người ra sở trễ và đi xe đạp từ “Toà Tân Đáo” (Sở Ngoại Kiều) ở đường Georges Guynemer dư

Thật vậy, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn không hiểu ông Tây nào có ý kiến trồng cây cao su theo hai bên đường Jauréguiberry cho có bóng mát ? Bernard Jauréguiberry là một Đề Đốc Pháp đã đánh vào Đà Nẳng và chiếm thành Gia Định, về sau giữ chức Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Bộ Hải Quân, mà tại sao lại đặt tên cho một đường nhỏ bên hông trường Calmette Nhưng dù sao đi nữa những cây cao su đó, sau khi lấy đá đập vào vỏ thì chảy ra mủ trắng rất nhiều. Tôi trét mủ ấy trên cập táp da của tôi rồi khi mủ khô thì cuốn tròn quanh một cục sỏi và ngày qua ngày trở thành một trái banh nhỏ.

Như vậy tôi thuộc vào thành phần “Nam Kỳ chánh cống” và “dân Sài Gòn một trăm phần trăm”, lớp tuổi gần 70 và và sống tại Saigon trong 34 năm. Những bạn lớn hơn tôi vài tuổi và những bạn gốc “Bắc trước năm mươi tư” mới biết tên đường cũ như tôi, các bạn khác ráng mà tìm các tên trong trang sau cùng ! Không phải tôi bị “tây hóa” nên không chịu dùng tên Việt Nam, nhưng các tên đường cũ đả khắc sâu vào trí nhớ tuổi thơ của tôi, hơn nửa lúc trẻ tôi hay tìm tòi trong tự điển Larousse coi ông nầy là ai mà họ đặt tên đường, sau thế hệ của chúng tôi, ít còn ai nhớ đến tên những con đường Sài Gòn năm xưa…

Mẹ tôi có thuê một cyclo để đi làm và đưa tôi đi học tại trường Chasseloup, “Chú Ba Xích Lô” mỗi ngày chạy ra phía nhà ga Sài Gòn theo đường Colonel Boudonnet, sau khi qua rạp hát Aristo, nay là New World Hotel, quẹo trái qua đường Chemin des Dames và băng qua đường Lacote (chớ không phải Lacotte, Moïse Lacote là cựu Trưởng Ban Hành Chánh vùng Gia Định và Giám Đốc Thuế Vụ Nam Kỳ vào năm 1896) hoặc theo đưòng Amiral Roze (người đã từng tấn công Nam Hàn) để đi thẳng tới đường Gia Long, tên của đường La Grandière vào khoảng ấy (Đề Đốc Pierre De La Grandière thay thế Đề Đốc Bonard là một trong những Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Ông tự động đi chiếm xứ Cambodge năm 1863 mà không có lệnh của Hoàng Đế Napoléon III và cũng chính Ông đã chiếm ba tỉnh miền Tây năm 1867 làm cho Cụ Thống Tướng Phan Thanh Giản phải đầu hàng và sau đó tự vận, dưới thời Đề Đốc De La Grandière Sài Gòn phát triển mạnh mẻ).

Chú Ba Xích Lô xuyên qua vườn “Bờ Rô” để có bóng mát rồi ra đường Larégnère, sau nầy là đường Đoàn Thị Điểm. Tôi không biết tại sao người ta kêu công viên đó bằng tên ấy, có thể là phiên âm của chữ “préau (sân lót gạch) nhưng theo học giả Trần Văn Xướng thì do Ông “Moreau”, tên của người quản thủ Pháp đầu tiên chăm nom vườn nầy; thuở trước các người lớn tuổi còn gọi là “vườn Ông Thượng”, có thể là vì trước kia Tả Quân Lê Văn Duyệt là người tạo ra vườn nầy. Dưới thời Pháp thuộc vườn “Bờ Rô” nằm trong khu đất của dinh Thống Đốc nhưng vào năm 1869 Phó Đề Đốc Hector Ohier, người thay thế Đề Đốc De La Grandière, cắt chia đất và tặng thành phố vườn nầy mang tên Parc Maurice Long. Mười năm sau đường Miss Cavell được tạo ra, lúc đó mang tên rue de la Pépinière, để biệt lập với dinh Thống Đốc mà sau nầy là Palais Norodom và sau 1954 trở thành Dinh Độc Lập rồi Dinh Thống Nhứt sau 1975.

Cũng có thể tên “Ông Thượng” là Ông Ohier, có tên đường dưới chợ cũ, nhưng tới đời tôi chỉ gọi vườn đó là “vườn Bờ Rổ”, sau nầy mang tên vườn t*o Đàn. Ra vườn Bờ Rô gặp đường Chasseloup-Laubat rồi đi thẳng trên đường Larégnère, sau đó tới đường Testard : hai tên nầy ở gần nhau cũng đúng vì Trung Tá Bộ Binh Jules Testard và Thiếu Úy Hải Quân Etienne Larégnère, 31 tuổi (chớ không phải Lareynière hay Laraignère) tử vong cùng một trận đánh ác liệt tại Đồn Kỳ Hòa, ở vùng trường đua Phú Thọ, giữa lực lượng của Thống Tướng Nguyễn Tri Phương và Đô Đôc Victor Charner năm 1861. Ai cũng biết đường Chasseloup-Laubat, một đường chiến lược rất dài đi từ Chợ Lớn, từ đường 11è R.I.C (Régiment d’Infanterie Coloniale) đến Thị Nghè, sau 1955 đường nầy đổi tên là Hồng Thập Tự.

Đi thẳng đến đường Testard, chú Ba quẹo mặt và bỏ tôi xuống ở góc đường Barbé vì học sinh vào trường Chasseloup bằng cửa sau. Góc đường nầy sẽ liên hệ nhiều với tôi sau nầy khi tôi trở thành sinh viên y-khoa. Đường Barbé (chớ không phải Barbet ) có từ lâu và mang tên của Đại Úy Nicolas Barbé thuộc Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Pháp bị Ông Trương Định cho tên Nguyễn Văn Sất ám sát vào năm 1860 gần chùa Khải Tường, nơi vua Minh Mạng sanh ra năm 1791 lúc Nguyễn Ánh chạy lọan vào miền nam để tránh anh em Tây Sơn. Chùa nầy do Nguyễn Ánh sau khi trở thành vua Gia Long ra lệnh xây cất để tạ ơn Phật Trời đã che chở cho con trai là Nguyễn Phúc Đàm (vua Minh Mạng sau nầy), sau đó chùa được lập làm đồn chống Pháp nên bị lính Pháp phá dẹp hồi 1880, pho tượng Phật hiện còn lưu niệm trong Viện Bảo Tàng Sài Gòn, trong Sở Thú.

Trên nền chùa bỏ hoang nầy về sau có cất lên một biệt thự lầu lớn kiểu âu-châu tại số 28 đường Testard mà Bà Bác Sĩ Henriette Bùi (con gái thứ ba của Ông Bùi Quang Chiêu) mướn lại của người chủ là một luật sư người Pháp làm dưỡng đường sản-phụ khoa vào thập niên 1940. Ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là kỹ sư canh nông Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bên Pháp năm 1897 và bị Trần Văn Giàu (phong trào Việt Minh) ám sát cùng ba người con trai vào tháng 9 năm 1945. Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906 là người đàn bà Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác sĩ tại Paris năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại ô Paris:

Bà kể lại rằng vào năm 1943 nhà nầy được bán lại cho một người Do Thái tên là David chủ của nhiều biệt thự tại Sài Gòn; vào đầu năm 1945 chánh phủ Pháp trưng dụng nhà nầy và cho Bà thuê một biệt thự khác ở đưởng Blancsubé để dời dưỡng đường đến đấy. Tháng 3 năm 1945 Nhựt đảo chánh Pháp và tịch thu căn villa nầy, và khi Pháp trở lại thì trao cho Viện Đại Học Sài Gòn để rồi năm 1947 nơi nầy trở thành chi nhánh của Đại Học Y-Dược Khoa Hà Nội rồi năm 1954 thành Đại Học Y-Dược Khoa Saigon, nơi tôi được đào tạo trong sáu năm với GS Phạm Biểu Tâm làm Khoa Trưởng. Nơi đầy kỷ niệm nầy nay là Bảo Tàng chứng tích chiến tranh.

Lớn lên tôi đi xe đạp về một mình nhưng thích đi theo đường Testard hơn vì có bóng mát dưới hàng cây me, song song với đường Richaud (sau đổi lại đường Phan Đình Phùng) và thường ghé biệt thự số 6 đường Eyriaud des Vergnes (sau là Trương Minh Giảng) chơi với một bạn học cùng lớp, nhứt là vào mùa các cây trứng cá có trái.

Ông Etienne Richaud là một Toàn Quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX, còn Ông Alfred Eyriaud Des Vergnes người gốc Châteauroux là Kỹ Sư Trưởng Nha Công Chánh Nam kỳ (Cochinchine), Ông là một thần đồng tốt nghiệp trường Polytechnique tại Paris lúc 17 tuổi sau đó học trường Ponts et Chaussées, ra lệnh lấp kinh Charner, tạo hệ thống cống dài 7 km, cất 12 cầu theo “Kinh Tàu” (Arroyo chinois nối liền với rạch Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn).

Ông Eyriaud Des Vergnes là người đầu tiên có ý lập ra đường sắt tại Việt Nam chạy lên Cambodge nhưng kế hoạch không thành, về sau nhờ Kỹ Sư Thévenet Giám Đốc Nha Công Chánh Nam Kỳ và sự hỗ trợ của Cố Vấn chánh phủ Paul Blanchy mà Việt Nam có đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho năm 1885. Hai người nầy cũng có tên đường và sau 1955 đổi lại là Tú Xưong (Thévenet) và Hai Bà Trưng (Paul Blanchy).

Sau khi qua đường Pierre Flandin (tên của một “đứa con” của Sài Gòn tuy sanh tại vùng Vaucluse và tử trận tại Noyon, tỉnh Oise, miền bắc nước Pháp vào năm 1917), đến cuối đường gặp rạp hát Nam Quang (nay vẫn còn), tôi quẹo trái ra đường Verdun (khoảng đó tên là đường Thái Lập Thành), đến ngã sáu Sài Gòn thì tôi lại đi qua đường Frère Louis để về nhà bằng đường d’Ypres cho vắng xe. Đường nhỏ nầy ở sau “Mả Lá Gẫm”, đúng hơn là của Ông Mathieu Lê Văn Gẫm, có bức tượng trong nhà thờ Huyện Sỹ, tử đạo thời vua Thiệu Trị vì bị hành hình lối năm 1847, mả đó nay vẫn còn nguyên tuy bị che khuất, và Ypres là tên một thành phố nhỏ bên vương quốc Bỉ, như thành phố Dixmude, nơi đã xẩy ra những trận đánh lớn hồi Đệ Nhứt Thế Chiến.

Đi xích lô mỗi ngày như vậy hoài cũng chán nên tôi thường đề nghị với Chú Ba đi về bằng ngả khác, thuở ấy đường phố ít xe hơn bây giờ vì Sài Gòn và Chợ Lớn không hơn một triệu dân cư. Tôi thích nhứt đi về nhà qua chợ Sài Gòn : Chú Ba tránh đường Mac Mahon (sau 1952 đoạn nầy lấy tên De Lattre de Tassigny và sau đó là Công Lý), đi đường Barbé và một đoạn đường Chasseloup-Laubat, rồi quẹo trái qua đường Miss Cavell với hàng cây cao bên hông Cercle Sportif Saigonnais (tên không phải viết Cawell hay Cavel : Edith Cavell là một nữ y-tá người Anh bị quân Đức xử bắn tại Bỉ vào năm 1915 lúc 50 tuổi vì giúp tù binh Anh, Bỉ và Pháp trốn qua Hòa Lan) để trổ ra đường Aviateur Garros rồi xuống chợ Sài Gòn, nơi bán nhiều trái cây (Roland Garros là phi công Pháp đầu tiên bay xuyên biển Méditerranée hồi 1913 và tử trận năm 1918).

Rồi cứ đi theo mãi đường d’Espagne (sau là Lê Thánh Tôn) vì vào 1859 quân lính Tây-Ban-Nha dưới quyền chỉ huy của các Đề Đốc Pháp đóng tại đó) để về Ngã Sáu (Phù Đổng) rồi về Colonel Boudonnet bằng ngã Amiral Roze. Đặc biệt Sài Gòn có rất nhiều tên đường mang tên các trận đánh thời Đệ Nhứt Thế Chiến (Boulevard de la Somme, Chemin des Dames, đường Verdun, đường Arras, đường Champagne, đường Dixmude, đường Douaumont, Quai de la Marne….) và tên các đề đốc Pháp vì dưới thời các vua Minh Mạng và Tự Đức tất cả quân Pháp đến Việt Nam bằng tàu thủy mà hai vị có tiếng nhứt là Charner và Bonard. Đô Đốc Léopold Victor Charner người vùng Bretagne, gốc Thụy Sĩ là Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Pháp tại Đông Nam Á, ngưòi đã chiếm Nam Kỳ, còn Đề Đốc Adolphe Bonard (chớ không phải Bonnard ) là Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ do hoàng đế Napoléon III bổ nhiệm vào năm 1861 dưói thời vua Tự Đức.

Vào cuối thế kỷ XIX kinh rộng nhứt của Sài Gòn là “Kinh Lớn” hay “Kinh Charner” đi từ sông Sài Gòn đến Tòa Thị Sảnh, có hai đường dọc hai bên : đường chạy xuống bờ sông là đường Rigault de Genouilly, đường chạy lên là đường Charner. Vì mùi hôi thúi người Pháp lấp kinh lại sau nhiều năm bàn cãi và khi “đường Kinh Lấp” thành lập thì đương nhiên lấy tên Boulevard Charner vào năm 1861 nhưng Ba tôi vẫn gọi là đường Kinh Lấp vào những năm 1930. Trước đó, có một kinh dẫn nước sình lầy chảy ra Kinh Tàu từ chợ Bến Thành (người Pháp gọi là Les Halles Centrales), theo Học Giả Vương Hồng Sển vì gần rạch Bến Nghé và gần Thành Gia Định, kinh đó mang tên kinh Gallimard. Thiếu Tá công binh Léon Gallimart có dự trận đánh Kỳ Hòa, và đào kinh nầy vào năm 1861 theo lệnh của Đô Đốc Charner. Kinh nầy sau khi lấp lại theo ý kiến của kỹ sư Thiếu Tá Bovet năm 1867 lấy tên là Đại Lộ Bonard, vì thế đường nầy mới rộng lớn như ngày nay.

Lúc lấp kinh và bến đò họ thành lập một công trường lớn, đó là “Bùng Binh” trước chợ Bến Thành mà người Pháp gọi là Place Eugène Cuniac, tên của một Thị Trưởng Sài Gòn, nay vẫn còn tên Công Trường Quách Thị Trang, một nữ sinh thiệt mạng lúc biểu tình dưới thời Ngô Đình Diệm năm 1963. Trước Tòa Thị Xã Sảnh, ở góc đường Charner và Bonard cũng có một bùng binh nhỏ với nước phun lên tên là Place Francis Garnier, nay là công trường Lam Sơn, để tưởng nhớ đến một sĩ quan hải quân trẻ tuổi phiêu lưu trên đất bắc và tử thương tại Hà Nội hồi 1873. Nhiều đường khác củng do lấp kinh mà ra như Boulevard de La Somme (rạch Cầu Sấu, sau nầy là đại lộ Hàm Nghi), đường Tổng Đốc Phương (hay Đỗ Hữu Phương), đường Pellerin (tên của một Giám Mục đã bênh vực công giáo Việt Nam nhưng khuyên lầm Đề Đốc Rigault De Genouilly lúc tấn công Đà Nẳng vào 1858) sau nầy đường Pellerin lấy tên là Pasteur.

Đường mà tôi thích nhứt, sang trọng nhứt và có tiếng nhứt Sài Gòn là đường Catinat, có trước khi người Pháp đến và mang tên một thuyền lớn đã bắn đại bác vào Đà Nẳng (chớ không phải tên của một Đề Đốc như nhiều người tưởng, thuyền “Le Catinat” lấy tên của Thống Chế Nicolas de Catinat, sống hồi thế kỷ XVII dưới thời Louis XIV). Nơi đó có rất nhiều tiệm sang trọng, đường phố sạch sẽ và có nhiều “Ông Tây” ngồi uống cà phê tại khách sạn Continental, lúc đó chưa có tiệm Givral và nơi đó là Nhà Thuốc Tây Solirène, thay thế Pharmacie Centrale. Sau nầy có thêm tiệm Brodard ở gốc đường Catinat và Carabelli, tên của một Nghị Viên thành phố.

Tôi cũng có dịp vô nhà sách Albert Portail (nay vẫn còn dưới tên Xuân Thu từ 1955) và đi dạo trong Passage Eden vì trong cùng có rạp hát Eden, rạp nầy và rạp Majestic ở cuối đường Catinat là hai rạp chiếu bóng sang nhứt Sài Gòn vào thuở đó; đi chơi vậy chớ có tiền đâu mà mua đồ, nhiều lắm thì lấy vài tấm hình mà các ông phó nhòm chụp dạo lúc đi trước “Nhà Hát Tây”, cất theo kiểu Opéra bên Paris.

Đường Catinat là đường tráng nhựa đầu tiên của Sài Gòn, khi mới tráng nguời ta kêu là đường “Keo Su” dài tới Nhà Thờ Đức Bà ; qua công trường Pigneau de Béhaine trước Bưu Điện có bức tượng Ông “Cha Cả” hay Evêque d’Adran dẫn Hoàng Tử Cảnh ra trình diện Louis XVI tại Versailles. Sau khi qua khỏi đường Norodom thì đường Catinat lấy tên của Cố Vấn chánh phủ và Nghị Viên Thị Xã Sài Gòn Blancsubé và tiếp theo công trường Maréchal Joffre với tượng đài chiến si tử vong trong Đệ Nhứt Thế Chiến là đưòng Garcerie với những hàng cây cao, sau nầy mang tên Duy Tân và công trường Quốc Tế hay “Hồ Con Rùa”.

Ba tôi có nhiều bạn người Tàu và thừờng vô Chợ Lớn chơi bằng xe lửa điện (tramway) mà người ta thường gọi là “xe lửa giữa” vì chạy giửa đường Gallieni, tới trạm gare de Nancy thì bạn của Ba tôi lên xe lửa đi cùng vì ở gần thành Ô Ma (Camp des Mares, sau nầy là Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia).

Tôi còn nhớ xe lửa giữa đó, với ghế cây theo kiểu của Métro xưa bên Paris, chạy thẳng theo đường Gallieni nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn. Ba tôi nói lúc trứớc nơi đây toàn là đất hoang và sình lầy, sau khi lấp bưng thành đường đất gồ ghề rồi khi Ba tôi xuống Sài Gòn học vào năm 1928 thì đường mới được tráng nhựa và năm sau điện giăng giữa chia con đường làm hai chiều, một bên chạy lên một bên chạy xuống, đường rầy xe điện đặt trung tâm đại lộ, đến năm 1953 mãn hạn giao kèo khai thác mới dẹp. Đường nầy mang tên của Thống Chế lừng danh Joseph Gallieni chết năm 1916 nhưng phục vụ ngoài Bắc lúc còn Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và sách vở ghi công Ông về tổ chức hành chánh tại Đông Dương. Tên của Ông viết với chữ “e” chớ không phải với chữ “é” vì là người gốc Ý Đại Lợi.

Xe điện chạy thẳng vô đường rue des Marins, qua khu Đại Thế Giới nay là khu Cát Tường và đường Jaccario (vì lúc trước pháo hạm “Le Jaccario” đậu gần đó trên “Kinh Tàu” hay Arroyo chinois trong Chợ Lớn, và chắc lính thủy lên bờ nhiều nên mới gọi là rue des Marins), ở góc đường có vũ trường Arc-En-Ciel, sau 1975 đổi tên là nhà hàng và khách sạn Arc-En Ciel Thiên Hồng, đến đường Tổng Đốc Phương thì quẹo qua trái mới đến Bưu Điện Chợ Lớn, nhà ga cuối cùng là Gare Rodier, tại Kinh Tàu.

Lúc còn ở đường Colonel Boudonnet tôi có nhiều bạn ở khu nhà thờ Huyện Sỹ và thường vô phía sau nhà thờ bắn “giàn thun” trên mấy cây soài nên bị “Ông Từ” rượt nhiều lần ! Ngoài đường Frères Guillerault trước nhà thờ, còn có đường Duranton và đường Léon Combes mà sau nầy đổi tên là Sương Nguyệt “Ánh”. Trung Sĩ Léon Combes là một đứa con của Sài Gòn ở Giồng Ông Tố bên Cát Lái tử trận năm 1917 tại Craonne, thuộc tỉnh Aisne vùng Picardie phía Bắc Paris. Tôi nhớ, vì học “trường tây” nên tôi thắc mắc và tự hỏi Bà nào mà mang họ Sương mà tôi tìm hoài trong sách vở không thấy ? Sau nầy tham khảo mới biết đó là tên bút hiệu của Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuê (có sách nói là Nguyễn Xuân Khuê), con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu, người đàn bà đầu tiên làm Chủ Bút báo “Nữ Giới Chung” cho phụ nữ hồi 1918. Tuần báo nầy còn tên là Fémina Annamite và tòa soạn ở 13 đường Taberd, trong sách kể là Sương Nguyệt ANH (=Góa phụ Nguyệt Anh), nhưng tại sao hồi 1955 họ đổi tên đường Léon Combes thành Sương Nguyệt ÁNH ?

Về sau, gia đình tôi dọn về Chợ Lớn ở đường Lacaze, nay là đường Nguyễn Tri Phương, nổi tiếng vì “Mì La Cai”, đường mang tên của Đô Đốc Lucien Lacaze, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân từ 1915 đến 1917 hồi Đệ Nhứt Thế Chiến, nhưng chúng tôi ở khúc trên, gần gốc đường Pavie (nay là Lý Thái Tổ chớ không phải đường 3 tháng 2 vì dường nầy mới có vào lối 1957, lúc trước là trại lính) dẫn lên trường đua Phú Thọ. Khúc dưới đường mang tên ông Auguste Pavie (lừng danh trên đất Lào) dặc biệt rộng lớn và rất dài, có nhiều cây và bên trong có đường dành cho xích lô và xe đạp. Nếu đi từ Ngã Bảy xuống công trường Khải Định, từ giữa đường nầy đến đường Frédéric Drouhet sẻ thấy những biệt thự mà “Chú Hoả” cất cho con cháu ở (tên thường gọi của Jean-Baptiste Hui Bôn Hoả một triệu phú người Tàu tham gia với chánh quyền tặng thành phố Sài Gòn Policlinique Déjean De La Bâtie, tên của một bác sĩ tận tụy lo cho người Việt Nam, ngoài đường Bonard, sau nầy trở thành Bệnh Viện Đô-Thành), sau 1954 các nhà nầy dành cho Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến ở và khúc đường nầy gọi là đường Hui Bôn Hoả.

Lúc đó đường Pavie có xe nhà binh pháp chạy nhiều vì có thành lính gần đó và tại khu đường Cây Mai, trước khi tới Phú Lâm. Khu đất từ đường Lacaze đến đường Ducos (sau đổi là đường Triệu Đà) là đồng mả, đường hẻm tôi ở trước một mả đá lớn, mới phá hồi tháng 11 năm 2004 : đó là mả có từ thế kỷ thứ XVIII của một người đàn bà lối 50 tuổi và quan tài thứ nhì chắc là của một người đàn ông, chỉ có vài nữ trang chớ không có vàng bạc chôn theo như người ta tưởng.

Từ đường Lacaze đi ra trường Chasseloup Laubat xa hơn, tôi phải đạp xe xuống Ngã Bảy, quẹo trái qua đường Général Lizé, rồi đạp thẳng hoài, qua khỏi đường Verdun đường nấy lấy tên Legrand De La Liraye. Qua khỏi trường nữ sinh Gia Long (hồi xưa gọi là Collège des Jeunes Filles Annamites, sau là Trường Aó Tím) và đến tận trường Marie Curie mới quẹo xuống đường Barbé. Đường Général Lizé là một đường chiến lược rất dài lúc trước gọi là đường Hai Mươi, đi từ Ngã Bảy Chợ Lớn, nối dài đường Pierre Pasquier, đến đường Albert Premier trên Dakao, lấy tên của Trung Tướng Lucien Lizé, xuất thân từ trường Polytechnique, Paris, Tư Lệnh Pháo Binh chiến trường Ý tử trận hồi 1918, có phục vụ bên Việt Nam lúc còn Đại Tá, còn Legrand De La Liraye là một trong những linh mục thông ngôn cho Đề Đốc Rigaud De Genouilly và trở thành Thanh Tra phụ trách về các hồ sơ giưã người Việt và chánh quyền bảo hộ. Sau 1954 đường nầy đổi thành đường Phan Thanh Giản, một vị anh hùng sáng suốt và can đảm của Việt Nam.

Tiếc thay sau 1975 không còn đường nào trên mảnh đất Việt Nam mang tên anh hùng dân tộc nầy, cũng như không còn đường vào mang tên Lê Văn Duyệt và cũng không còn trường học nào mang tên Petrus Ký ! Cho tới nay tôi chưa thấy một học giả Việt Nam nào giỏi hơn Petrus Trương Vĩnh Ký, tuy vài “Sử Gia” buộc tội vị nầy nhiều điều vô lý, họ quên rằng công lao lớn nhứt của Ông Petrus Ký là truyền bá cho dân chúng sử dụng chữ quốc ngữ có từ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII thay thế chữ Nôm khó học và khó viết. Tôi nghe nói ở Vĩnh Long hiện nay có một trường học mang tên Phan Thanh Giản và vào tháng 11 năm 2008 rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo đường Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn đang hát tuồng “Tả Quân Lê Văn Duyệt”, đó là điều đáng mừng vì những vị anh hùng các triều nhà Nguyễn phải được hồi phục.

Hồi thời Pháp thuộc cũng có những tên đường mang tên những anh hùng hay nhân tài Việt Nam như đường Paulus Của (Đốc Phủ Sứ Hùynh Tịnh Của) trên Dakao, đường Tổng Đốc Phương (Đổ Hữu Phương) trong Chợ Lớn, đường Phủ Kiệt (Đốc Phủ Sứ Trần Văn Kiệt là Nghị Viên thành phố trên 25 năm), Hùynh Quang Tiên, Nguyễn Văn Đưởm trên Tân Định (cà hai là Nghị Viên Thuộc Địa và Nghị Viên Thành Phố), Nguyễn Tấn Nghiệm (Nghị Viên), và Trương Minh Ký, một trong những Nghị Viên đầu tiên của thành phố, ông nầy tên thật là Trương Minh Ngôn cháu bốn đời của Trương Minh Giảng, được ông Trương Vỉnh Ký đem về nuôi và đổi tên, cho đi Pháp học và là một trong những người sáng lập viên ra Trường Thông Ngôn (Ecole des Interprètes) nằm trong Tòa Án, nhờ làm thông dịch viên lúc Traité de Patenôtre năm 1884 nên được vô quốc tịch Pháp, người mất lúc 55 tuổi vì bệnh lao phổi.

Vị anh hùng Đại Úy phi công của quân đội Pháp, xuất thân từ trường Võ Bị Saint-Cyr và là cựu sĩ quan Lê Dương mang tên Đỗ Hữu Vị có tên trên một đường từ bùng binh chợ Bến Thành đến đường Charner, trước đó đường nầy mang tên Hamelin sau nầy đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng. Đại Úy Vị là con thứ năm của Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương, sau khi học trung học tại trường nổi danh Janson De Sailly tại Paris, nhập học vô trường Saint-Cyr vào năm 1904. Trung Úy bên Bắc Phi, ông gia nhập vào binh chủng Không Quân vừa thành lập ; bị thương nặng Đại Úy Vị từ chối giải ngũ và trở về đơn vị Lê Dương và tử thưong tại mặt trận tỉnh Somme năm 1916. Hài cốt được người anh cả là Đại Tá Đỗ Hữu Chấn đem về chôn cất trong nghĩa trang gia đình tại Chợ Lớn.

Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng ba năm 1983 đã sang bằng “Lăng Cha Cả”, có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai người ngọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, được dân Việt Nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evèque d’Adran, người đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật là Pigneau, sau đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnh Aisne, trong vùng Picardie ở miền bắc nước Pháp.

Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở số 180 đường Richaud cho Bá Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mất năm 1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di tích xưa nhứt của Sài Gòn “ở Gia Định” vào thời Gia Long, sau nầy ở trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de Behaine được đem về Pháp năm 1983 và chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris....

Thanked by 5 Members:

#206 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7716 Bài viết:
  • 17621 thanks

Gửi vào 17/04/2021 - 02:36

"Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906 là người đàn bà Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác sĩ tại Paris năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại ô Paris:"

Bà này là vợ Ông Vương quang Nhường một LS nổi tiếng ở Saigon . Ông yêu cầu Bà nghĩ việc và nói " tôi là một Trạng sư (đời xưa chưa có chữ LS mà dùng chữ Trạng su), đủ sức nuối vợ cần gì phải làm . Bà không chịu và xin ly dị và vẫn làm BS sản khoa.
Ông Vương quang Nhường về sau lấy một người Hoàng phái ở Huế .

Thanked by 5 Members:

#207 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2021 - 19:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·






Bạn có biết trường Đại học Sài Gòn và trường Trần Bội Cơ do ai xây không? - Tạ Mã Điền

Pháp chiếm Saigon vào ngày 17 tháng 2 năm 1859 và Saigon vẫn còn là vùng đất mới, đất rộng người thưa và người Pháp đã tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư, sinh sống và phát triển Sài Gòn-Chợ Lớn qua nhiều đợt tuyển mộ của người Pháp.

Vào năm 1885 ông Tja Ma Yeng (Tạ Mã Điền) tục danh là Má Chín Dảnh là vua lúa gạo ở Chợ Lớn. Ông sinh năm 1862 ở Batavia (Java) và mất năm 1940 ở đường Mai Sơn (trên đường này có chùa Mai Sơn tự) Chợ Lớn và được chôn ở nghĩa địa Minh Đức ở Phú Thọ. Ông là người Peranakan (Baba) gốc Phúc Kiến từ Java. Sau khi mẹ mất thì ông về Hạ Môn sinh sống và kết hôn ở Phúc Kiến trước khi đến Chợ Lớn làm ăn vào năm 1885. Sau này Ông là bang trưởng bang Phúc Kiến Chợ Lớn.

Trong giai đoạn đầu ông lập công ty buôn bán gạo “Ban Guan” (Vạn Nguyên), gia nhập quốc tịch Pháp năm 1905 và sau đó mua lại một nhà máy xay lúa chạy bằng hơi nước của một công ty Pháp (của ông Andrew Spooner trước kia) sắp sửa phải đóng cửa, Ông đặt lại tên nhà máy là Ban Aik Guan Steam Rice Mill Co. Ltd. Sau đó Tạ Mã Điền thấy nhà máy Ban Aik Guan Steam Rice Mill vẫn còn nhỏ. Để phát triển thêm, ông mua đất ở dọc bến Bình Đông và xây một nhà máy lớn hơn trang bị với máy xay lúa mới và đặt tên nhà máy mới này là “Ban Hong Guan”. Ông còn có cơ sở mua bán lúa và nhà máy xay lúa nhỏ ở 231 quai de Mytho là Bến Lê Quang Liêm.

Ðể mở rộng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á. Ông đến Hong Kong lập công ty Hock Guan Hong và công ty vận chuyển Hock Hai xuất khẩu gạo thương mại khắp Hong Kong, Thượng Hải, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippinnes, Singapore, Đông Ấn và Hà Lan. Ngoài ra ông còn sở hữu hai tàu vận tải hơi nước và rất nhiều nhà cửa ở Saigon và Chợ Lớn. Bốn người con trai của ông, theo Tây học, Tạ Thanh Thuyền, Tạ Thanh Tông, Tạ Thanh Hảo và Tạ Thanh Tri cũng đều tham gia vào lãnh vực thương mại.

Vào thời Pháp người Hoa ở Việt Nam vẫn mang quốc tịch Trung Hoa và để duy trì ngôn ngữ và văn hoá của mình vì thế vào năm 1908 ông Tạ Mã Điền đã thành lập trường tiểu học Min-Zhang (Mân Chương) (閩彰兩等小學堂 - Mân Chương lưỡng đẳng tiểu học đường) tại Hà Chương Hội Quán rue de Cay Mai là trường tiểu học cổ nhất ở Chợ Lớn. Bây giờ là trường Trần Bội Cơ.

Ông cũng là người thành lập trường trung học Pháp Hoa (Lycée Franco-Chinois), sau này gọi là trường Bác Ái Học Viện trên đường Nguyễn Trãi và Thành Thái là ngôi trường lâu đời và lớn nhất của người Hoa ở Cholon (Bây giờ là trường Ðại Học Saigon). Trường trung học Pháp Hoa (Lycée Franco-Chinois) lúc đầu chỉ dành cho người Hoa học vì người Pháp thời bấy giờ sợ người Hoa gởi con sang Nhật và Hong Kong du học do phong Trào Đông Du nên Pháp muốn người Hoa cho con học ở Vietnam. Mãi sau khi Pháp rút về nước 1954 Lycée Franco-Chinois được đổi tên là Collège Fraternité và cho người Việt học.

Là trường Pháp Hoa, vì thế những người tốt nghiệp trường Pháp Hoa vào thời đó rất có vị thế trong xã hội và nổi tiếng khắp "Nam kỳ lục tỉnh" trong lĩnh vực thương mại và thông dịch Pháp Hoa Việt. Họ thường được gọi với cái tên là "Mái Chín", một số truyện của nhà văn Hồ Biểu Chánh và Bình Nguyên Lộc có nói về các nhân vật nàỵ

Ông được Chính Phủ Pháp trao tặng hai huân chương "Officier Để L Intruction publique" và "Chevalier De La legion D'Honneur".

(Sưu tầm)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#208 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/05/2021 - 22:02

XÓM GÀ TAN GIẤC…

Năm 2016, lần về quê hương cuối cùng trước khi mất, nhà văn Nhật Tiến hỏi tôi: “Xóm Gà bây giờ ra sao? Sáu mươi năm trước gia đình tôi sống ở đó!”. Ông kể, năm 1954, vợ chồng ông còn rất trẻ di cư từ Hà Nội vào miền Nam và sống ở Đà Lạt. Một năm sau, ông về Gia Định, lần đến xóm Gà để cư ngụ. Đó là cái xóm ngoại ô, giá thuê nhà rẻ. Lúc đó vì không quen biết ai nên kiếm việc làm rất khó khăn. Trong gần hai năm liền, gia đình ông sống rất nghèo ở xóm Gà, chui rúc dưới mái nhà lá mà ông gọi là “tồi tàn”. Ngoài ông và vợ là nhà văn Đỗ Phương Khanh, ở đó còn có nhà thơ Song Hồ và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả tiểu thuyết "Áo mơ phai" và hai bài thơ phổ nhạc rất hay “Anh đến thăm em đêm Ba mươi” và “Tình khúc thứ nhất”. Dù khó khăn, mọi người sống vẫn hồn nhiên, Nguyễn Đình Toàn ôm đàn ca hát suốt ngày, khi viết văn chỉ dùng mặt sau của bản tin Việt Tấn Xã làm giấy viết, lấy bút hiệu là Tô Hà Vân. Sau, lần lượt các văn nhân thi sĩ Bắc di cư rời cái xóm tạm dung đầy tình người chân chất này để tỏa đi khắp nơi. Song Hồ phiêu du một thời gian rồi trở lại Sài Gòn đi dạy học, làm thơ. Nguyễn Đình Toàn vừa làm cho Đài Phát Thanh Sài Gòn vừa tiếp tục sáng tác. Riêng Nhật Tiến thì đi dạy học ở Mỹ Tho. Sau này, khi sống ở Mỹ nhiều năm, ông vẫn nhớ cái xóm Gà hiền lành đó.

Xóm Gà thuộc quận Bình Thạnh bây giờ. Thời xưa, người Việt ở Gia Định thích sống khu Xóm Gà vì có nước ngọt quanh năm. Đây là xóm nuôi gà độ, có từ đầu thế kỷ 19. Trước năm 1954, vùng này còn vắng vẻ. Vài người già kể lúc đó phố xá không có mấy, đèn điện chỉ có ở người khá giả và nhà quanh chợ. Đa số dùng đèn dầu thắp ban đêm, dùng nước giếng.

Một tác giả ở hải ngoại, ông Lê Bảo Trân viết về xóm Gà trong sách: “Nhà cửa cất theo lối cổ, lợp ngói âm dương. Hầu hết có vườn cây bao quanh, trồng bốn loại cây chánh là mít, mãng cầu, nhãn và mận. Ranh đất là hàng rào cây tươi cao khỏi đầu. Về đêm cảnh vật trở nên huyền bí mơ hồ” (cuốn ”Chiều chiều lại nhớ chiều chiều” in ở hải ngoại năm 1992). Ông kể khu này, có hai nhân vật cùng hành nghề liên quan đến... con heo, với hai hình ảnh tương phản. Họ đều là người Hoa cao niên trên dưới ngũ tuần. Một ông “tóc cắt ngắn, tay cầm cây sáo nhỏ màu đen, đi rảo trong xóm thổi réo rắt”, đó là ông thiến heo. Còn ông kia, chuyên cho mướn heo nọc, dễ nhận ra nhờ dẫn con heo có dính theo một thứ ngộ nghĩnh là… vòng hoa giấy dán ngang lưng. Cả hai ông đều khô đét do hút thuốc phiện. Ông gầy giống heo đi tới đâu là chó sủa tới đó. Lúc heo hành sự, con nít xúm quanh khiến các bà vừa cầm roi đuổi vừa la ỏm tỏi. Heo gầy giống xong, ông cho nó hai trứng gà tươi để bồi dưỡng. Thời Pháp thuộc, vào buổi trưa, phía xóm Gà nghe được tiếng ốc hụ từ cái cột do Pháp dựng lên ở ngã tư Bình Hòa lúc 12 giờ trưa để báo giờ tan sở. Dân quanh xóm thường nghe tiếng xe lửa từ ga Đông Nhì chạy đến ga Xóm Gà.

Đó là giai đọan mà Xóm Gà có sự hiện diện của hai nhà báo nổi tiếng: ông Cử Tùng Lâm Lê Cương Phụng và nhà thơ Tản Đà. Một đêm Giao thừa, ông Lê Cương Phụng được phân công đi mua gà, còn Tản Đà ở nhà lo rượu. Ông Phụng mua con gà luộc, lấy thêm chai Mai Quế Lộ nữa cho xôm tụ. Xui xẻo thay, khi đi đường, ông Phụng mải mê xem đám đánh nhau mà bị bắt nhốt vô bót. Ông Tản Đà ở nhà đợi miết đành uống hết chai rượu rồi lăn ra ngủ.

Thời gian ngắn ngủi ở Sài Gòn chắc hẳn Tản Đà có tâm trạng nhớ quê hương và lo lắng về chuyện nợ nần ngoài Bắc. Đến khi trở về quê Bắc, kỷ niệm sống ở thành phố phương Nam này lại dậy lên, nhất là sự đối đãi trọng thị của ông Diệp Văn Kỳ chủ báo Đông Pháp. Ông còn ngoái lại bằng bài thơ đầy cảm xúc, nhắc nhớ nơi chốn vừa rời xa:

Xóm Gà tan giấc rạng vầng ô
Tối đến Nha Trang, rượu một hồ.


Không rõ ngôi nhà ông từng cư ngụ cuối thập niên 1920 ấy nằm ở đâu trong Xóm Gà?

Anh Nguyễn Đạt, từng sống ở khu Xóm Gà trước khi đi Mỹ kể về thời gian anh sống ở đó khoảng thập niên 1960. Lúc đó, anh cũng như hầu hết con nít ở xóm Gà đều học ở trường Thiên Ca, bây giờ có tên là trường Nguyễn Văn Bé. Khu này có hàng chục ngôi chùa, nổi tiếng như chùa Dược Sư, Già Lam... Có nhiều người làm lớn hai bên Quốc gia lẫn c.... s... Có cả du đãng nổi tiếng như Dũng Mexico. Ngay ngã tư Xóm Gà, phía đầu đường Lê Quang Định trước 1975 có bót cảnh sát Nguyễn Văn Gập, bây giờ đã đập bỏ. Khi anh lớn lên, không còn dấu vết trường gà hay không còn mấy ai nhắc các ông Năm Đồ, Ba Giáp là dân võ nghệ giang hồ nữa.

Ở Xóm Gà cũng có một khu nhà nghệ sĩ sống quây quần giống như bên cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận. Bên trong cư xá Thanh Bình 2 (ở đối diện chùa Pháp Vân trên đường Ngô Tùng Châu, nay là đường Nguyễn Văn Đậu) là nhà của nghệ sĩ hài Văn Hường. Cư xá này còn là nơi tập trung nhiều gia đình nổi tiếng trước năm 1975, có nhà của ký giả Huyền Vũ, một bình luận viên thể thao nổi tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn và con trai của ông là thủ môn Quốc Bảo (bắt gôn cho đội Euquinol, Hải Quân rồi đội tuyển quốc gia), ông thẩm phán Tối cao Pháp viện Tôn Thất Hiệp, nhạc sĩ Lê Dinh, ông bà Tô Văn Lai (chủ nhân trung tâm Paris by night). Cư xá này nổi tiếng nhiều người đẹp, trong đó, con gái của bà chủ tiệm tạp hoá Hương Nam đẹp nhất, nhiều người khen.

Sâu vào trong hẻm là nhà của các nghệ sĩ khác như ông Tùng Lâm, một nghệ sĩ rất bình dân, ưa thả bộ từ trong xóm ra uống cà phê, ca sĩ Trang Thanh Lan luôn cười nói vui vẻ, cư xử với bà con lối xóm rất dễ thương, được tiếng là thương yêu gia đình. Hẻm này ăn sâu lên tận ngã ba chợ Cây Thị là khu lao động nghèo, dân lao động và dân giang hồ sống chung với nhau.

Xóm Gà có sân banh Lê Văn Duyệt ở đường Trung Dũng thuộc quận Gò Vấp, có đội Euquinol, Ngôi sao Gia Định đến tập dượt. Sau 1975, sân này đổi tên thành sân Trần Phú với nhiều tuyển thủ đến đá, như ông Nguyễn Kim Hằng đội Hải Quan. Mỗi chiều, chú bé Đạt đợi nghe tiếng bạn bè rủ rê là nhập vào đám bạn ôm banh, len lỏi theo đường mòn trong xóm để ra sân banh, chọn một phần sân rồi chia phe nhau đá. Lớn lên mới đá nổi trên cả cái sân rộng nhưng cột gôn không có lưới. Sân này còn là sân thể thao thể dục của trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (gần chợ Bà Chiểu, bây giờ là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu). Hồi đó các trận tranh giải giữa các trường trung học tổ chức ở đây. Sau năm 1986, sân bị “quy hoạch”, biến thành khu dân cư là cư xá Nguyên Hồng.

Sau 1975, anh Đạt đã thấy thi sĩ Bùi Giáng lang thang trong cư xá Thanh Bình 2 rồi đi lên chợ Cây Quéo, quần áo te tua và đã thể hiện đầu óc không bình thường, dù có người cho là ông giả bộ. Dù sao, ông còn để lại mấy câu thơ nhắc một chút đến khu xóm ông ở, trong tập thơ “Như Sương”:

Sài Gòn bất tận ngoại ô
Xóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng Bò
Ghé thăm Chuồng Ngựa quanh co
Chạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.

Cạnh ngã tư Xóm Gà có tiệm mì của chú Thông từng là huấn luyện viên đội bóng Tổng cục Hóa chất sau 1975. Mì của tiệm chú bán khá ngon, khách ăn đa số là dân sống quanh ngã tư Xóm Gà, ra ngồi ăn hoặc mua tô hoành thánh về làm canh ăn với cơm. Thỉnh thoảng Đạt được theo ba má ra ăn ở quán Trung Thành (ngay ngã ba đường Trần Quý Cáp và đường Nguyễn Văn Học, nay là đường Nơ Trang Long) ngon có tiếng trước 1975. Quán còn có canh chua, cá kho tộ, cua lột lăn bột… các món miền Nam rặt, ngon nhất là món cua rang muối, nhắc lại còn thèm.

Anh Đạt nhớ ngày xưa vào buổi tối thức học bài thường đói bụng, đạp xe ra mua ổ bánh mì patê chả lụa, hay sang hơn là chạy lên phía đường Nguyễn Văn Học (Nơ Trang Long bây giờ) làm tô mì Minh Sanh hay tô hủ tiếu bò viên, rồi một ly sâm bổ lượng. Bên Mỹ, khu anh ở không bán đồ ăn đêm. Những đêm lạnh, anh thức dậy nấu tô mì gói Đại Hàn, nhớ ngày xưa vô cùng, nhất là khi về già thì càng nhớ về kỷ niệm. Quê hương đôi khi hiện ra dễ ợt trong đầu, chỉ bằng một món ăn hay một trò chơi tuổi nhỏ ở Xóm Gà là đủ.

PHẠM CÔNG LUẬN

Thanked by 5 Members:

#209 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/05/2021 - 20:32

Trai Pétrus Ký, gái Gia Long
Ngày ấy, trên toàn miền nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Học sinh các trường trung học công lập học 7 năm (từ đệ thất lên đệ nhất- lớp 6 -12) không phải đóng học phí vì đã đậu kỳ thi tuyển vô cùng khó. Lúc ấy, chỉ có trường trung học công lập Mạc Đỉnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.
Bấy giờ, có cậu học sinh Pétrus Ký nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em Da Lợn nhỉ.

Xin nói ngay, “Da Lợn” là cái biệt danh vui dành cho nữ sinh trường Gia Long, do học sinh các trường khi ấy tự đặt cho nhau bằng cách “đọc trại tên” dí dỏm, hoàn toàn không có ác ý hay xúc phạm gì cả. Thí dụ Petrus Ký là “Bê lắc Ký”, Chu Văn An là “Chết vì ăn”, Trưng Vương là “Trứng Vữa”, Võ Trường Toản là “Vỏ trứng thúi”, Mạc Đĩnh Chi là “Má đi chợ”…
Các trường gom biệt danh lại, có thể ghép thành câu vè “Má đi chợ, mua bê lắc ký, da lợn nhưng lại toàn trứng vữa và vỏ trứng thúi…”.
Trở lại với “thiên đàng mơ mộng” Da Lợn nhé. Phía bên hông cổng trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Pétrus Ký “đang gửi hồn qua cánh cổng” thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.
Nghe kể lại, trường được thành lập do sự đề nghị của Nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt với chính quyền thực dân Pháp. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt.
Từ khi thành lập các đời hiệu trưởng toàn là người Pháp nhưng vào năm 1949 nữ sinh trường Áo Tím cùng nam sinh sinh trường Pétrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường.
Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy trường được mở cửa lại. Và đánh dấu sự kiện quan trọng nầy, sau 7 đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu.
Năm 1953 trường Áo Tím đổi tên thành trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.
Có phải “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “Trai Pétrus Ký, gái Gia Long” một cách mặc nhiên trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò? Chỉ biết rằng những chàng trai Trai Pétrus Ký luôn mơ về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình, đến bây giờ tóc gần bạc hết như tôi vẫn còn hoài nhớ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn “trắng trời áo dài” với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức… đã hốt hồn những chàng trai mặt nổi mụn trứng cá và vỡ giọng ngày xưa với những ước mơ “áo ai trắng quá, nhìn không ra”…
Những cô nữ sinh ở những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của Sài Gòn. Cám ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường “thiên đàng tuổi nhỏ” dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay, vờn bay…
——–
Nhiều thập niên trước ở Sài Gòn, mỗi năm đến gần dịp tết nguyên đán, học sinh các trường trung học đều làm một tờ báo xuân, in typo chữ chì hẳn hoi để bán cho học sinh trong trường xem như là kỷ niệm đời học sinh. Sau đó, Ban đại diện học sinh lập thành từng nhóm đi đến các trường bạn để bán báo xuân dạo.
Dưới đây là trích đoạn trong truyện Mùa Hè Năm Petrus của nhà văn Lê Văn Nghĩa viết về chuyện bán báo xuân của học trò nam trường Petrus Ký và trường nữ trung học Gia Long.
Đâu phải chỉ có mình thằng Dũng hồi hộp khi được bước vào ngôi trường nữ trung học Gia Long cổ kính đầy những tà áo dài trắng mà cả những anh lớn thuộc loại ăn nói hùng hồn, đầy tính triết học như anh Quân trưởng khối báo chí của trường.
Chị trưởng khối báo chí của trường Gia Long đón tiếp phái đoàn học sinh bán giai phẩm xuân của trường nam trung học Petrus Ký rất thân tình và trân trọng. Chị tên là Trâm, người mỏng manh, mái tóc dài bỏ lửng xuống bờ vai.
Ngồi trong phòng hiệu đoàn học sinh để chờ giờ ra chơi chị Trâm hỏi anh Quân:
– Nghe nói chủ đề báo xuân năm nay của trường Petrus rất hay… Hình như giáo sư hướng dẫn báo chí của các anh là giáo sư Vũ Ký…
Nó – người Petrus – cảm thấy tự hào. Phải tự hào chứ ngồi hội đàm cùng “địch quân” mà! Người Gia Long vẫn tiếp tục lịch sự hạ mình:
– Thật ra cái nghề viết văn làm thơ là của mấy anh thôi. Nhà thơ, nhà văn toàn là nam giới thôi chứ nhà thơ, nhà văn nữ thì đếm trên đầu ngón tay. Anh biết tại sao không?
– Chắc tại phái nam có tài hơn phái nữ.
***** – Hổng phải anh ơi. Tại phái nam toàn bị phái nữ cho leo cây không? Mấy ổng về, mấy ổng thất tình nên làm thơ hay vậy mà… *****
Tiếng chuông báo giờ ra chơi vang lên trong không khí im lặng, tĩnh mịch của ngôi trường rêu phong, mang đậm màu hoài cổ của thời gian , như cái kim nhọn chọc vỡ cái bong bóng.
Tiếng òa vỡ, rộn ràng trong ngôi trường mang tính đầm thắm dịu dàng và kỷ luật nghiêm nhặt cũng không khác gì tiếng reo vui của dân Petrus sau khi tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi.
Khác với học sinh tiểu học, giờ chơi của những học sinh trung học không có nhảy lò cò, đánh đáo, bắn đạn, tạt lon mà chỉ là những đôi bạn, những nhóm đứng nói chuyện, chạy xuống quày bán hàng trong trường để mua bánh, nước ngọt…
Quầy bán giai phẩm xuân được đặt chính giữa sân trường. Trên bàn là những chồng giai phẩm xuân được đặt ngay ngắn để giới thiệu cái bìa báo màu xanh da trời với màu cam tươi in đậm chữ giai phẩm xuân PetrusKý và một gương mặt cằn cỗi bị bao quanh bởi nhưng hàng gào giây kẽm gai, le lói từ xa là ánh mặt trời đỏ tía.
Trưởng Ban báo chí trường nữ trung học Gia Long phát biểu trước máy vi âm:
“Hôm nay học sinh trường nam trung học hiệu đoàn Petrus Ký…”
Cô mới nói tới đó thì tiếng vỗ tay vang lên rào rào, làm các cu cậu sướng tê người. Người Gia Long ái mộ người Petrus quá ! Bọn Chu Văn An đừng có tưởng bở. “Trai Petrus, gái Gia Long” vẫn là số dách.
“…đến trường ta để giới thiêu và bán giai phẩm xuân. Mong các bạn ủng hộ, trước mua vui, sau làm nghĩa. Giờ ra chơi sẽ kéo dài thêm 10 phút nữa để các bạn mua báo xuân…”.
Anh Quân hắng giọng, nói trước micro:
“Thưa các bạn, ông bà ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Báo chí xuân học sinh như là những miếng trầu thân ái, mở đầu những câu chuyện thân tình của những người bạn với nhau. Hôm nay, học sinh Petrus chúng tôi nhân mùa xuân về, đem miếng trầu cay đến để giới thiệu với những người bạn gái Gia Long những tình cảm chân thành.
Mai đây, rồi chúng ta sẽ rời bỏ ngôi trường yêu dấu của mình để tung bay vào vạn nẻo đường đời nhưng những kỷ niệm đời học sinh sẽ vẫn còn mãi vì nó được ghi đậm bằng những áng văn chương thời học sinh, lưu trên trang giấy…”
Tiếng vỗ tay, khen ngợi không ngớt. Các cô gái Gia Long bình phẩm:
“Anh này nói hay y như diễn giả vậy ta!”, “Nghe muốn rụng rún luôn”, “Coi cũng bô giai hé mấy bồ..”, “Y như “Alen đờ lá”, em của Alen-đờ-lông (Alain Delon) tụi bay ơi…”
Thằng Dũng không ngờ anh Quân nói hay như vậy. Giọng nói nhẹ nhàng, như ru ví tờ giai phẩm Xuân như miếng trầu để mở đầu câu chuyện với các em Gia Long .Tiếng chòng ghẹo vẫn vang lên sau lưng của Dũng:
“Sao dân Bê-lắc-Ký mà ốm nhom như thằng ghiền vậy”.
Thằng Dũng nghe nóng ran lỗ tai. Nó biết rằng mấy “em” Gia Long đang chọc nó. Ai nói con gái hiền như “sương khói chiều giăng” đâu.
Từng cánh tay đưa ra với tờ 10 đồng để đón nhận tờ giai phẩm. Có cả những đồng tiền keng. Phải chăng đây là những đồng tiền nhịn ăn sáng, tiết kiệm để mua những món quà dành riêng cho nữ giới, bây giờ lại được dùng để ủng hộ tinh thần mùa xuân văn nghệ.
Bỗng có tiếng gọi: “Ơ… ơ… Dũng… Dũng cũng qua đây bán báo nữa hở?”
Lồng ngực nó rộn lên. Nó nghe nóng bừng mặt. Cuối cùng điều nó chờ đợi cho buổi bán báo này cũng đến. Nhưng để tỏ ra mình thuộc loại có tầm cỡ, nó im lặng, tiếp tục bán báo, coi như pha cú nhận người quen của con bé Xuân Chi.
“Dũng… Dũng có viết bài trong giai phẩm không… cho Chi xem với”.
Mặt nó như vênh lên, giọng nói bỗng dưng rất phiêu bồng:
“Có. Trong giai phẩm có đăng của Dũng một bài thơ…”
Con bé Xuân Chi, lắc lắc hai bím tóc, lật lật mấy trang báo hỏi:
“Đâu đâu, chỉ cho Chi xem với…”
Lúc này thì thằng Dũng không còn lo bán báo, không còn bận tâm đến những cô bé Gia Long đang chờ để mua báo. Nó đang tự chiêm ngưỡng kỳ công của nó là bài thơ Khói sương đang được Xuân Chi cắm cúi đọc.
Một cô bé khác, đang đứng cạnh Xuân Chi, cũng chúi mũi vào đọc ké, rồi phát biểu oang oang:
“Đúng là thi sĩ …ròm”.
Xuân Chi móc tiền trong chiếc ví cầm tay nhỏ ra đưa cho nó:
“Dũng bán cho mình tờ báo đi, nhớ ký tên ngay bài thơ nha…”
Dũng sốt sắng:
“Ơ… ơ… Dũng tặng cho Chi tờ báo xuân… Chi không cần phải mua. Dũng ký tên ngay đây, ngay dưới bài thơ”.
Như vậy là chuyến đi vào trường Gia Long bán báo xuân, đối với Dũng là một thành công ngoài mong đợi. Trường Gia Long có Xuân Chi. Có một cô bé hàng xóm ngày ngày đi qua ngõ nhà của Dũng. Không chào nhau. Chỉ liếc nhìn.
Cả hai đang đọ sức lẫn nhau như trường Gia Long đang đọ sức với trường Petrus ký. Một cuộc đọ sức giữa những “địch quân” nhưng lại vô cùng tình thương mến thương âm thầm từ truyền thống “Trai Petrus, gái Gia Long”.
Tờ báo xuân – trong đó có bài thơ con cóc của Dũng – đã trở thành miếng trầu giao duyên giữa Dũng và cô tiểu thư trong cái xóm nghèo của nó.
Mặc dù buổi giao duyên trầu cau này có thể làm nó nhịn quà sáng. Mà như vậy vẫn còn quá rẻ. Nếu có thể tốn kém hơn, nó vẫn chấp nhận. Khi đã trở thành thi sĩ rồi thì nó chẳng màng đến chuyện ăn, nghe vô cùng phàm phu tục tử.
Lê Văn Nghĩa (Tác giả)

Thanked by 3 Members:

#210 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/05/2021 - 21:34

Điểm lại những di sản kiến trúc cổ của Saigon xưa: Đi tìm thời gian đã mất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mối liên kết với quá khứ là chất liệu tạo nên giá trị tự thân và căи tính của cá nhân hay cả cộng đồng, không có nó chúng ta không còn biết mình là ai và sẽ đi về đâu. Những di sản kiến trúc từ thuở xa xưa của Saigon cũng là một trong số đó.
Xin mời quý vị độc giả ngắm nhìn lại những kiến trúc xưa còn lại của Saigon.
Biệt thự Nguyễn Văи Hảo

Sài Gòn thường được biết đến như một vùng giao thoa của nhiều nền văи hóa, đất hứa của nhiều người. Từ những khách giang hồ tha hương, những kẻ bị ruồng bỏ, tới dân tứ xứ đến tìm nơi sinh cơ lập nghiệp, Sài Gòn vẫn luôn mở rộng vòng tay bao dung nâng đỡ. Trong số đó có không ít người đã làm nên tên tuổi và để lại nhiều dấu ấn trên sự phồn hoa của mảnh đất này. Thương gia Nguyễn Văи Hảo (1890-1971) là một trường hợp như vậy. Qua bao thăиg trầm, ký ức về người đàn ông xuất thân nghèo khó, lăи lộn ở Sài Gòn làm ăи, kinh doanh phụ tùng ô tô và có cơ nghiệp rực rỡ đã quá vãng từ lâu, nhưng di sản của ông thì vẫn còn đó. Tòa nhà bốn mặt tiền tại đường Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm, biểu tượng thời vàng son của gia đình ông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Được khởi công năm 1933 và hoàn thành năm 1937, biệt thự nằm trên khu đất rộng khoảng 800 mét vuông và được thiết kế theo phong cách Art Deco thịnh hành thời đó. Khác với sự cầu kỳ, hoa mỹ của các công trình thuộc địa xây dựng, tòa nhà ba tầng иổi bật đã phản ánh được tinh thần thời đại (zeitgeist): những năm 1930 là thời hoàng kim của lối kiến trúc hiện đại, thanh lịch, sang trọng và đề cao hiệu quả sử dụng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo một số tư liệu, vật liệu xây dựng của tòa nhà là cát trộn với mủ cây, do thời đó chưa có xi măиg, và gạch bông cao cấp lát nền cũng được nhập từ Pháp, cho tương xứng với vẻ ngoài công trình. Do không được bảo tồn và tu bổ, biệt thự Nguyễn Văи Hảo hiện trở nên xuống cấp, mang một dáng vẻ cũ kỹ, ảm đạm. Khách thập phương qua đây không mấy ai còn biết đến vị chủ nhân khi xưa, mà tên tuổi giờ chỉ được lưu trên các vách tường bằng dòng chữ “NG.V.HAO.” Nhưng đối với những người yêu mến và am hiểu Sài Gòn, biệt thự Nguyễn Văи Hảo là chứng tá quan trọng về một giai đoạn phát triển của kiến trúc Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đài nước cổ trong khuôn viên tổng công ty cấp nước Sài Gòn. (1882)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau thông báo về việc sẽ vĩnh viễn trụ lại đất Nam Kỳ (1865), người Pháp bắt đầu đặt nền móng cho dự án quy hoạch Sài Gòn theo mô hình đô thị châu Âu. Vấn đề về cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu, trong đó có việc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. Đài nước đầu tiên được xây dựng năm 1878, đài nước thứ hai xây dựng năm 1882 hiện vẫn nằm trong khuôn viên của Sawaco. Đài nước này hình oval gồm ba tầng, cao khoảng 25m, phía trên có hai bồn nước làm bằng thép không gỉ, được xây kiên cố như một pháo đài, và có lối kiến trúc hài hòa với tổng phổ quy hoạch đô thị. Điểm иổi bật của kiến trúc là các hàng cửa và lỗ thông gió được thiết kế cầu kỳ. Đài nước kết thúc vai trò lịch sử của mình (1966), khi việc cung cấp nước từ các giếng cạn được thay thế bằng hệ thống cấp nước từ sông Đồng Nai. Đài nước hơn 130 năm tuổi này đã cнíɴн thức được giữ lại để bảo tồn, và đứng đó như một tượng đài lịch sử của ngành cấp nước Sài Gòn.
Tòa nhà Catinat ( 1926 )

Tại Sài Gòn, có những công trình cổ được cải tạo cho phù hợp với nếp sống hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và giá trị kiến trúc. Tòa nhà Catinat số 26 Lý Tự Trọng là một ví dụ. Tòa nhà từng là văи phòng làm việc của nhiều công ty lớn, trong đó có cả trụ sở của Lãnh Sự Quán Mỹ (1930-1940). Năm 1941, Catinat từng bị thiệt hại nặng vì trở thành mục tiêu đánh ʙoм của người Nhật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những năm 60, người Mỹ đã dùng nơi này làm trụ sở của CIA. Sau 1975, Catinat trở thành một chung cư và tầng trệt được dùng làm nơi buôn bán. Vài năm gần đây, những người trẻ Sài Gòn mang đến cho Catinat một đời sống mới bằng cách biến nơi này thành một trung tâm thương mại thu nhỏ, với các cửa hàng, shop thời trang, quán cà phê…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những yếu tố Art Deco trong công trình được bảo tồn gần như nguyên vẹn, từ nền gạch cũ, cầu thang sắt uốn lượn, đến chiếc thang máy cũ kỹ vẫn hàng ngày lên xuống đều đều chậm rãi. Nhưng bên trong các khu vực được cho thuê là những không gian mang phong cách riêng biệt, thể hiện cá tính của chủ nhân. Có nhiều тʀᴀɴн cãi xung quanh việc bảo tồn di sản bằng cách thay đổi công năиg sử dụng, nhưng với trường hợp của tòa nhà Catinat, có thể coi đây là một giải pháp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà Nguyện Chủng Viện Thánh Joseph Saigon (1867).

Giữa lòng Sài Gòn ồn ào ngột ngạt như hiện nay, vẫn còn sót lại một vùng thanh tịnh và lặng im: Nhà nguyện Chủng Viện Thánh Joseph, có tuổi đời hơn 140 năm. Công trình được thiết kế theo phong cách Gothic với ý định ban đầu của cha Wibaux là “biểu tượng hóa lòng tôn thờ đặc biệt của Chủng Sinh”. Nguyện đường gồm một gian cнíɴн xen giữa hai gian phụ sử dụng các vòm nhọn, ngoài cùng là dãy hành lang mái bằng. Các hàng cột lớn nhỏ đan xen tạo cảm giác không gian rộng lớn hơn so với thực tế. Nội thất nhà nguyện tuy đơn sơ nhưng vẫn toát lên vẻ thanh t*o, trang nhã. Dù ít được chú ý do nằm trong khuôn viên Chủng Viện, nhưng nhà nguyện này vẫn được coi là công trình kiến trúc quan trọng trên bản đồ di sản của thành phố.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh: Bảo Zoãn, Nguồn Tạp chí Phái Đẹp ELLE



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

27 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 27 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |